Một miền, ba dấu
Ba khuôn mặt "Trường
Sơn"
Chế Lan Viên: Ta là ai?
Huy Cận: Ngất ngây vũ trụ!
Võ Phiến: Đến rồi sao...
Những sợi chỉ màu
Chế Lan Viên: Ta là ai?
Huy Cận: Ngất ngây vũ trụ!
Võ Phiến: Đến rồi sao...
Những sợi chỉ màu
BA KHUÔN MẶT "TRƯỜNG
SƠN"
Bài trước đã đưa ra nhận xét
xu hướng siêu hình là một đặc trưng của văn chương Trung bộ.(1) Bài ấy không tiện
đi vào chi tiết, nên có bài này để nói kỹ hơn về một nét độc đáo trong văn hóa
dân tộc.
Văn nghệ sĩ miền Trung biểu
lộ ít nhiều xu hướng trên tuy không đông đảo nhưng cũng khó nói cho đủ hết
trong một lần viết. Đành cố chọn ra vài người mà nghệ phẩm liên hệ có số lượng
đáng kể, có nội dung triết lý tương đối mới mẻ, nhất quán và phần nào khả dĩ
"xuyên thấu".
Đây, ba khuôn mặt "Trường
Sơn", phác họa dưới ánh sáng siêu hình: Chế Lan Viên, Huy Cận, Võ Phiến.
CHẾ LAN VIÊN: TA LÀ AI?
Chế Lan Viên có đôi câu thơ:
"Khi ta ở chỉ là nơi đất
ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn."
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn."
Nội dung bài Tiếng Hát Con
Tàu nổi tiếng dĩ nhiên chỉ liên hệ với cuộc sống trần gian hiện tại. Đất là
"bản sương giăng" là "đèo mây phủ", đi là rời bản rời đèo
mà về Hà Nội, về xuôi.
Thử mở rộng nghĩa cho đất
thành tất cả đất, đi thành đi thật xa, xa như lìa bỏ hẳn... cõi đời. Mở như thế
thì mới nhốt vào hết được bao nhiêu tứ trong toàn bộ sự nghiệp thơ của Chế Lan
Viên. Dĩ nhiên trong trăm nghìn tứ ấy, chỉ một số ít cần đến thứ không gian -
thời gian vô tận vô cùng.
Điêu tàn (1937) vừa xuất
hiện đã gây chấn động. Hoài Thanh trầm trồ: "... kinh dị".(2) Vũ Ngọc
Phan lấy làm kinh dị quá, nên để hẳn ra ngoài... thơ.(3) Giọng bộc lộ mạnh mẽ của
Chế Lan Viên thủa ấy có lẽ đã làm không ít người đọc bấy giờ đặt nhầm ông vào một
chỗ với những Chiêm dân chính hiệu lạc loài, ngồi ray rứt nhớ nước xưa. Thực
ra, sau Điêu tàn, Chế Lan Viên quên hẳn người Chàm. Cái tưởng như là tâm sự
chất chứa hóa ra chỉ đóng vai... chất nổ. Quả tạc đạn ném xuống, nổ tung, gây
xôn xao, hoảng loạn. Khói tan, ma Hời cũng biến, nhưng mùi hương lạ trong thơ
Chế Lan Viên buổi đầu không tiêu mất hẳn, mà chỉ ẩn khuất để rồi sẽ trở lại nồng
nàn vào những năm cuối đời của thi sĩ.
Về những giấc mơ Chiêm quốc,
trong lời giới thiệu Tuyển tập Chế Lan Viên (1985) Nguyễn Xuân Nam
cho biết: "Hàng ngày từ nhà nhìn ra anh đã bắt gặp ngay Tháp Cánh
Tiên."(4) Và những tháp khác, và những bãi tha ma, những di tích Chàm rải
rác khắp một vùng Đồ Bàn cũ, tất cả hợp lại kích thích dữ dội đầu óc vốn sẵn chứa
xu hướng siêu hình của chàng trai Bình Định. Ít người biết, ngay vào thời viết Điêu
tàn, Chế Lan Viên đã có say mê tôn giáo: "Mở đầu tôi yêu Chúa. Rồi tôi yêu
Phật."(5) Nhà thơ trẻ không yêu Chúa như một con chiên ngoan đạo hay yêu
Phật như một Phật tử thuần thành. Ông ưa chất vấn:
"Đã triệu đời qua, Chúa
còn soi bóng
Narcisse muôn năm, trên lòng giếng rộng
Đáy Hư Vô, Người ngửa mặt trông trời
Ta là ai? Người thấy đó là ai?" (1937)
Narcisse muôn năm, trên lòng giếng rộng
Đáy Hư Vô, Người ngửa mặt trông trời
Ta là ai? Người thấy đó là ai?" (1937)
hay đòi "cho xem":
"Rất nhiệm màu, ôi Đấng
Cả Mâu Ni!
Xin từng thác từng nguồn mau rộng mở
Lòng thương cao xuống lòng con đau khổ
Dầu chỉ trong một phút, hãy cho xem
Trời Tây phương thất bảo chói trang nghiêm." (1938)
Xin từng thác từng nguồn mau rộng mở
Lòng thương cao xuống lòng con đau khổ
Dầu chỉ trong một phút, hãy cho xem
Trời Tây phương thất bảo chói trang nghiêm." (1938)
Yêu Chúa, yêu Phật, nhưng đồng
thời ông cũng bộc lộ thắc mắc... vô thần:
"Lòng hỏi lòng: Ta rơi
xuống cõi đời
Từ cầu nào? Từ thời nào trong vũ trụ?" (1937)
Từ cầu nào? Từ thời nào trong vũ trụ?" (1937)
Thơ bay mùi khoa học...
Dù sao, chẳng đấng nào chịu
hồi âm:
"Trời thăm thẳm! Lời
van không tiếng đáp!" (1937)
Trong cô đơn, hoang mang, Chế
Lan Viên pha trộn cũ, mới cách độc đáo:
"Nếp áo tiền thân vừa
hút mắt
Tiếng gà lai kiếp cách ngàn sao." (1937-46)
Tiếng gà lai kiếp cách ngàn sao." (1937-46)
Nhà thơ đang vật vã với đủ
thứ "thân" thì Kháng chiến bùng nổ làm tan biến mọi trăn trở hư vô,
đưa ông trở xuống ngay cõi Ở Đây - Bây Giờ. Suốt hơn bốn mươi năm kế tiếp, tác
giả Điêu tàn tả xông hữu đột giữa đời, say sưa chiến đấu cho những lý
tưởng rất cụ thể, rất hữu hình. Thi thoảng, ông mới có dịp ôn cố:
"Ta là ai? như ngọn
gió siêu hình
Câu hỏi hư vô thổi nghìn nến tắt." (1955-60)
Câu hỏi hư vô thổi nghìn nến tắt." (1955-60)
Thắc mắc tâm linh bây giờ yếu
ớt, bị dùng làm bàn đạp để thi sĩ bước qua loại thắc mắc khác, thuộc hẳn vào
nhân thế. Từ 1945, Chế Lan Viên bắt thơ tham gia vô số "công tác", lắm
khi ép thơ đóng vai dữ dằn như gươm, giáo, đạn pháo, tên lửa v.v. Tên, đạn vẫn
vô tình...
Sau khi đất nước tái thống
nhất, sáng tác của Chế Lan Viên cũng phục viên, lần hồi trở lại với những bận
tâm "hòa bình", tuy vẫn đa dạng hơn thi phẩm của bất cứ thi sĩ Việt
Nam nào khác xưa nay. Thơ hậu chiến của ông hay chiêm nghiệm lui tới về đời,
hay băn khoăn ngẫm nghĩ về thơ, và cũng bắt đầu kín đáo tái lập liên hệ với cõi
không thể thấy:
"Chùa nghèo tượng Phật
đất (...)
Mặt Phật chỉ mơ hồ
Cũng lần chuỗi, bắt quyết
Cũng vàng son sơn thếp
Nở nụ cười hư vô (...)
Hương chùa chưa ai thắp
Hương lúa đã lan tràn
Phật ngồi trong vô thức
Động trong từng thớ đất
Nhớ ngoài kia cỏ non
Nhớ ngoài kia trái chín (...)
Ngồi trong phi-thời-gian
Hoa sen cười nửa miệng
Nhớ xuân đi hè đến
Đời có tiếng ve ran." (1977-84)
Mặt Phật chỉ mơ hồ
Cũng lần chuỗi, bắt quyết
Cũng vàng son sơn thếp
Nở nụ cười hư vô (...)
Hương chùa chưa ai thắp
Hương lúa đã lan tràn
Phật ngồi trong vô thức
Động trong từng thớ đất
Nhớ ngoài kia cỏ non
Nhớ ngoài kia trái chín (...)
Ngồi trong phi-thời-gian
Hoa sen cười nửa miệng
Nhớ xuân đi hè đến
Đời có tiếng ve ran." (1977-84)
Dường như chỉ đến vài năm cuối,
Chế Lan Viên mới hoàn toàn thoải mái trở lại với ám ảnh đầu đời. Nhưng cái nghĩ
siêu hình của ông bấy giờ không còn bóng dáng ma quỷ, Phật, Chúa rõ ràng gì nữa,
mà hoặc phảng phất "mùi cổ điển" Á Đông:
"Tôi thu dọn đời mình như
người sắp về quê cũ
(...) từ đêm đặc đêm đen (...)
Giờ về đêm đen." (1988)
(...) từ đêm đặc đêm đen (...)
Giờ về đêm đen." (1988)
"Anh hồi sinh với buồng
trứng mới và
chòm nhau mới,
Em giã gạo, anh bay theo hình chim Lạc,
Mặt trời đến hát bên dòng sông Phù Sa
không mấy khác,
Cũng lại cái trống đồng ấy thôi,
chỉ khác có Thiên hà." (1987)
chòm nhau mới,
Em giã gạo, anh bay theo hình chim Lạc,
Mặt trời đến hát bên dòng sông Phù Sa
không mấy khác,
Cũng lại cái trống đồng ấy thôi,
chỉ khác có Thiên hà." (1987)
Khác Thiên hà, vì
"Trái đất, ăn một miếng
trái ấy rồi,
không ăn nữa, nghìn năm." (1987)
không ăn nữa, nghìn năm." (1987)
Có lúc ông "hư tưởng":
"Nhớ lá sen hồ xa
Anh cùng em đến hái
Mùi lá sen non dại
Đưa hai đứa lại nhà...
Nhưng cái hồ sen ấy
Ta đã đến đâu mà
Chưa trưa nào thế cả
Trong cuộc đời hai ta
Sao mùi sen non dại...?" (kỷ 1980?)
Anh cùng em đến hái
Mùi lá sen non dại
Đưa hai đứa lại nhà...
Nhưng cái hồ sen ấy
Ta đã đến đâu mà
Chưa trưa nào thế cả
Trong cuộc đời hai ta
Sao mùi sen non dại...?" (kỷ 1980?)
Rồi bí ẩn:
"Gió thổi lá sen hồ lật
lại phía bên kia
Phía ấy gọi anh về
Về đâu chưa biết nữa
Chỉ biết hồn anh lật lại cùng với gió
Ở trong hồn ai đó ném thia lia." (1988)
Phía ấy gọi anh về
Về đâu chưa biết nữa
Chỉ biết hồn anh lật lại cùng với gió
Ở trong hồn ai đó ném thia lia." (1988)
Cùng một ý "trở về",
khi thì ông dõng dạc:
"Và khi nhìn trời xanh,
con yêu,
ấy chính cha rồi!" (1988)
ấy chính cha rồi!" (1988)
khi khác ông trở giọng ngậm
ngùi:
"Cái không đáng khóc
bây giờ,
ta sẽ khóc mai sau
Mai sau... mai sau khi chẳng còn ta nữa
Một chút nắng xao ở đầu ngọn gió
Là ta đấy mà, ai có biết đâu?
Họ chỉ ngỡ là mùa xuân trong vườn của họ
Có biết đâu đấy là người xưa về trong gió
còn đau." (1987)
ta sẽ khóc mai sau
Mai sau... mai sau khi chẳng còn ta nữa
Một chút nắng xao ở đầu ngọn gió
Là ta đấy mà, ai có biết đâu?
Họ chỉ ngỡ là mùa xuân trong vườn của họ
Có biết đâu đấy là người xưa về trong gió
còn đau." (1987)
Chút nắng không vô tư ấy, gặp
hoàn cảnh thích hợp, như khi gặp "một người (...) trong thế kỷ mai
sau", một người biết "thương người xưa, rưng giọt lệ", thì
"Nghe tình thương bỗng
lại sinh thành
Trong khoảnh khắc - lại là tôi - khoảnh khắc
Nhớ lại câu thơ mình của mình quên tắp
Nhớ lại cuộc đời đã ở trần gian
Một cuộc đời thôi mà biết mấy đa đoan
Liền sợ hãi, lại biến mình ra hạt bụi
Và lần này là không còn gì cứu nổi
Tan thành hư không. Và mong nó
cũng quên mình." (1987-1988)
Trong khoảnh khắc - lại là tôi - khoảnh khắc
Nhớ lại câu thơ mình của mình quên tắp
Nhớ lại cuộc đời đã ở trần gian
Một cuộc đời thôi mà biết mấy đa đoan
Liền sợ hãi, lại biến mình ra hạt bụi
Và lần này là không còn gì cứu nổi
Tan thành hư không. Và mong nó
cũng quên mình." (1987-1988)
Bùi Giáng có lần nhận định về
Chế Lan Viên: "Một tinh thần quân bình sáng suốt..."(6)
Nguyễn Xuân Nam để ý phương
diện tình cảm: "Chế Lan Viên làm thơ tình (...) có hơi ít (...) thơ tình của
người đứng tuổi, không có cái cuồng nhiệt si mê, mà ý nhị đằm thắm, trang
nhã."(7)
Trần Mạnh Hảo, bình luận về
cả hai phương diện: "vừa rưng rưng sương khói cảm xúc, lại vừa chói lòa
ánh sáng của trí tuệ."(8)
"Rưng rưng"...
Sương thành màn mới rưng rưng. Mà đã có mặt trời chói lòa, còn màn sương sao được?
Xem lại những thi phẩm xuất
sắc của Chế Lan Viên, thấy chẳng riêng tình cảm mới luôn được "bày"
không quá mức "ý nhị", mọi cảm xúc khác cũng thế, cũng không bao giờ
được "tỏ" cách bồng bột, dù nhà thơ đang viết về mình, người thân của
mình, hay đang hóa thân làm chiến sĩ, vợ chiến sĩ...
Cảm xúc trong thơ Chế Lan
Viên, nó bất quá như "vài ba sương mỏng thắm"!(9)
Ngay những khi mặt trời
"ngủ yên", sương cũng không hề giăng mù mịt. Thử đọc bài sau đây, làm
từ thời tiền chiến:
"Trưa quanh vườn. Và
võng gió an lành
Ngang phòng trưa, ru hồn nhẹ cây xanh.
Trưa quanh gốc. Và mộng hiền của bóng
Bỗng run theo... Lá run theo nhịp võng...
Trưa lên trời. Và xanh thẳm bầu trời
Bỗng mê ly, nằm thấy trắng mây trôi
(...)
Tiếng ca vương buồn thương song cửa sổ:
- Nâng không gian trưa đặt giữa lòng người." (1938-40)
Ngang phòng trưa, ru hồn nhẹ cây xanh.
Trưa quanh gốc. Và mộng hiền của bóng
Bỗng run theo... Lá run theo nhịp võng...
Trưa lên trời. Và xanh thẳm bầu trời
Bỗng mê ly, nằm thấy trắng mây trôi
(...)
Tiếng ca vương buồn thương song cửa sổ:
- Nâng không gian trưa đặt giữa lòng người." (1938-40)
Hoài Thanh bảo Trưa Đơn Giản
có giọng "nhẹ nhàng và kín đáo".(10) Lời kín đáo là để che cảm xúc.
Vì bài thơ trên đâu chứa gì khác ngoài trạng thái tâm hồn của tác giả. Tứ thơ
thuần cảm, vậy mà giọng thơ vẫn không trĩu... sương.
Về phong cách biểu lộ tâm
tình, Chế Lan Viên ngược hẳn với Xuân Diệu, người đòi cắn vào xuân hồng, đòi
"em" "Phải nói yêu, trăm bận đến ngàn lần", đòi tốc độ:
"Mau với chứ, vội vàng lên với chứ!".
Về nội dung, Chế và Xuân
cũng lắm khi là đối cực. Thơ Chế Lan Viên rất phong phú trong tỉ lệ cảm / nghĩ.
Ông đi từ loại thuần cảm đến loại nhiều cảm ít nghĩ đến loại ít cảm nhiều nghĩ
đến loại thuần trí tuệ như một số bài thơ về thơ, về đời, về ngoài đời v.v.
Xuân Diệu chỉ làm thơ với trạng thái tâm hồn của mình.
HUY CẬN: NGẤT NGÂY VŨ TRỤ!
Nguyễn Du bảo: "Có tài
mà cậy chi tài". Huy Cận là một ngoại lệ của thuyết tài mệnh tương đố.
Trên hoạn lộ, ông được
"thênh thênh cử bộ" sớm hơn Nguyễn Công Trứ, lại không hề nếm mùi
"hoạn hải ba đào", có bận bị xử "trảm giam hậu", suýt bay đầu,
như Uy Viễn tướng công.
Trên "thi lộ", ông
cũng được gần đồng thanh mời ngay vào chiếu nhất để cứ thế nghiễm nhiên an tọa
như một hào mục trong làng thơ Việt Nam suốt nửa thế kỷ nay (Vũ Ngọc Phan đánh
giá "Huy Cận chỉ mới là một nhà thơ có những vần thơ đẹp."(11) Chao
ơi nhầm, cụ Vũ!)
Nét siêu hình trong thơ Huy
Cận lồ lộ ngay từ Lửa thiêng (1940).
Thi sĩ biết đề tài mình chọn
khác thường và ông mạnh dạn bênh vực nó, không ngần ngại chỉ trích những kẻ bất
đồng. Ðâu đó thời Lửa thiêng xuất bản, ông có đăng câu thơ sau đây mà
Xuân Diệu còn nhớ:
"Cõi đời cúi mặt quên
xa biếc".
Sau khi Lửa thiêng ra
đời, được đón nhận nồng nhiệt, nhà thơ trẻ cho in tiếp tập văn xuôi Kinh cầu
tự (1942) để minh định lập trường thơ. Trong Kinh cầu tự, cái ý ngửng
lên "xa biếc" lại được nhấn mạnh: "trong cuộc sống chỉ thấy có cảnh
đời (...) Khổng Tử nhát gan hẳn chứ! không dám ngước mắt lên trời, sợ ngợp. ... Hãy
hiểu cho xong cái lẽ người. Đấy, vì vậy mà mất hẳn cái ý niệm về số kiếp của mỗi
người; và tâm hồn đã héo hắt võ vàng."(12)
Thế, kẻ nhìn vượt quá cảnh đời,
bạo gan hơn Khổng Tử, dám ngước mắt lên trời, không sợ ngợp, không thèm hiểu
cho xong cái lẽ người, kẻ ấy thấy gì?
Thoạt tiên là không thấy gì
cả. Chỉ mênh mông xanh, mênh mông trắng, mênh mông đen. Càng nhìn, càng lồng lộng
càng hun hút càng thăm thẳm.
Kẻ "chỉ ở trong không
gian"(13) dần thấy... lạnh:
"Mưa giong buồn sợi xuống
lơi lơi,
Lạnh của không gian thấm xuống người."
Lạnh của không gian thấm xuống người."
Mưa, nhất là mưa đêm, chúa
chở rét:
"Đêm mưa làm nhớ không
gian,
Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la..."
Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la..."
Cái rét bao la, lơi lơi vậy
mà thấm thía. "Chiếc linh hồn nhỏ" kêu lên:
"Đời lạnh thế, mình em
sao chịu nổi."
Run cầm cập, nên tình cờ chứng
kiến cảnh buông xuôi bèn miên man tưởng tượng:
"Ai chết đó? Trục xoay
và bánh đẩy,
Xe tang đi về tận thế giới nào? (...)
Đường sá lạ thôi lạnh lùng biết mấy!"
Xe tang đi về tận thế giới nào? (...)
Đường sá lạ thôi lạnh lùng biết mấy!"
rồi lên tiếng van nài:
"Không gian ôi, xin hẹp
bớt mông mênh."
Nhưng vô ích. Kết cuộc bao
giờ cũng thế và "nỗi rét" luôn còn nguyên vẹn:
"Lạnh lùng biết mấy tấm
thân xương! (...)
Xương cọ vào xương bớt nỗi hàn?"
Xương cọ vào xương bớt nỗi hàn?"
Cái lạnh dường như là đầu của
gần mọi mối trong Lửa thiêng, là nguyên do cần "lửa thiêng".
Những thứ trái kỳ dị như
"trái sầu", và có lẽ cả những loại bình lạ lùng như "bình tội lỗi",
e cũng đều tự cái lạnh tỏa xuống từ "xa biếc" mà ra cả.
Theo Xuân Diệu, "mênh
mông bao giờ cũng buồn" mà "Huy Cận thì quá cảm nghe cái mênh mông".(14)
Đọc vậy biết vậy. Lần dở Hồi
ký..., ta mới bắt đầu mang máng hiểu thêm, rằng sự tình như thế không phải chỉ
đơn giản do thi sĩ có tâm hồn đa cảm đặc biệt, mà còn có phần đóng góp của bóng
núi Mồng Ga sớm phủ xuống xóm làng, của tiếng trống đất cổ sơ và nhất là của bầy
ong "trại"(bỏ tổ):
"Ong trại! trời ơi, một
mảnh hồn
Của nhà bay vút bỏ sơn thôn."
Của nhà bay vút bỏ sơn thôn."
Xem tiếp, chỗ ngờ vực được
nhà thơ xác nhận: "... ý thơ vũ trụ, cái xa xôi vắng vẻ sau này ám ảnh
tôi, ngày thơ bé tôi đã nghe rồi, mỗi lần ong trại. Linh hồn của đất đá, có phải
là một điều bịa đặt của bọn thi nhân đâu."(15)
Vậy lối nhìn ngước mặt không
phải là nhìn bâng quơ hay làm dáng vào cái to rộng bất biến, giả vờ quên cái bé
nhỏ phù du đâu. Nó thực là ngắm trời lại nghĩ đến mình. Càng ngắm, càng nghĩ,
chàng thiếu niên càng thấm lạnh.
Trong cuốn tiểu luận về sự
nghiệp thơ của người bạn tâm giao, Xuân Diệu phát biểu dứt khoát: "mạch
rung cảm lớn trong 50 năm thơ Huy Cận: những rung cảm vũ trụ", "Vũ trụ
(...) giăng trong suốt cả thơ Huy Cận."(16)
Kể, chuyện tâm hồn nghệ sĩ bị
cái gì đấy ám ảnh suốt đời vẫn là chuyện bình thường. Tuy nhiên, trong 50 năm
Huy Cận làm thơ có đến hơn 40 năm trùng hợp với thời kỳ đất nước trải qua những
xáo trộn lịch sử ác liệt hơn bao giờ hết. Giữa cảnh máu sông xương núi mà còn
giữ được bình thản để ngắm "xa biếc", nhà thơ thực may mắn quá.
Sau 1945, cảm xúc vũ trụ của
Huy Cận vẫn dồi dào, nhưng đổi khác. Ông thôi kêu lạnh, không rõ vì đời bỗng ấm
hay vì nay có "kẻ dưới trông lên người trên trông xuống", bất tiện.
Dường như lịch sinh hoạt mới khiến ông phải tìm thi hứng chủ yếu về đêm:
"Ta ngồi mảnh sáng giữa
đêm khuya
Vở hết trang rồi, viết đến bìa
Nhìn thẳm ra đêm trang vũ trụ
Chữ vàng sao rụng ném thia lia."
Vở hết trang rồi, viết đến bìa
Nhìn thẳm ra đêm trang vũ trụ
Chữ vàng sao rụng ném thia lia."
Thơ bây giờ sao nhiều chi
chít. Nào
"Mở cửa trông; sao sáng
từng bầy
Như xúm xít uống những hồ leo lẻo
Trong những đáy trời xa vạn nẻo.
Có những đêm gió dậy thình lình
Như sự sống bỗng dài thêm kích thước
Như cuộn thước tròn bỗng mở đo xa..."
Như xúm xít uống những hồ leo lẻo
Trong những đáy trời xa vạn nẻo.
Có những đêm gió dậy thình lình
Như sự sống bỗng dài thêm kích thước
Như cuộn thước tròn bỗng mở đo xa..."
Nào
"Đậu cành vũ trụ hoa
đêm
Chùm sao vũ trụ có thêm bồi hồi?
Giữa mùa tình tự sao ơi,
Gió đi gió đến tuyệt vời cánh mây
Có chi náo nức trải bày
Mà sinh ra gió đêm ngày trở trăn?"
Chùm sao vũ trụ có thêm bồi hồi?
Giữa mùa tình tự sao ơi,
Gió đi gió đến tuyệt vời cánh mây
Có chi náo nức trải bày
Mà sinh ra gió đêm ngày trở trăn?"
Nào
"Đêm lạnh tầng xanh đón
gió cao
Gió là mối lái giữa trăng sao
Ai trong thăm thẳm treo cầu gió
Cho nỗi niềm xa đến với nhau."
Gió là mối lái giữa trăng sao
Ai trong thăm thẳm treo cầu gió
Cho nỗi niềm xa đến với nhau."
Đọc kỹ những đoạn thơ trên,
ta chợt nhận ra, ngoài sao, còn có gió, thật nhiều gió. Gió gọi bên ngoài:
"Ai gọi ngoài kia, gió
hay đêm,
Ai khua bên cửa, đến bên thềm?
Lòng ôi hãy dậy cùng trời đất,
Không thể nằm yên, hết ngủ êm."
Ai khua bên cửa, đến bên thềm?
Lòng ôi hãy dậy cùng trời đất,
Không thể nằm yên, hết ngủ êm."
Gió thức bên trong:
"Có những đêm gió dậy
thình lình
Như chợt thức một niềm chi xao xuyến (...)
... Có phải thân ta có một bề hoa lá
Và một bề gió thổi không ngưng..."
Như chợt thức một niềm chi xao xuyến (...)
... Có phải thân ta có một bề hoa lá
Và một bề gió thổi không ngưng..."
Dĩ nhiên đây không phải gió
Lào gió Miên chi cả, mà gió ngoài vũ trụ, gió giữa trăng sao!
Xuân Diệu có để ý và tìm
cách giải mã tín hiệu lạ lùng trong thơ bạn: "phải chăng vũ trụ có (...) nỗi
niềm (...) mượn gió (...) để hé ra chút ít bí mật? Gió (...) như nêu vấn đề,
như nhắc vấn đề (...) gió khiến (...) không gian rộng xa hơn nữa (...) Gió chỉ
có trong khí quyển của Trái đất (...) nhưng trong cảm xúc (...) của chúng ta
gió là liên lạc giữa (...) ta và (...) vũ trụ."(17)
Thực khó hiểu. Chỉ biết thứ
gió "giao liên" như thế khi thì
"Có những ban mai ta với
ta
Thoáng từ vũ trụ gió vô nhà"
Thoáng từ vũ trụ gió vô nhà"
khi lại
"Thật lạ lùng ngọn gió
Như bay tự hồn ta"!
Như bay tự hồn ta"!
Vẫn Xuân Diệu kiên nhẫn giải
thích: "gió là động tác, tức là thời gian".(18)
Có phải gió thay mưa, vốn từng
giữ nhịp cho Lửa thiêng?
Tìm hiểu thơ Huy Cận, sao bằng
lắng chính lời Huy Cận nói về thơ: "Bắt đầu yêu là một nỗi niềm xao động;
bắt đầu của một tứ thơ cũng là một nỗi niềm, mà tôi muốn gọi là nỗi-niềm-tinh-vân
(...) Bắt đầu chưa có (...) lời, thậm chí chưa có ý cụ thể (...) trước hết là một
nỗi niềm ùn ùn giữa ngực, rạo rực tâm hồn (...) lời cũng như những hành tinh, mặt
trời, mặt trăng đọng lại từ tinh vân (...) nỗi niềm tinh vân ấy (...) là do quá
trình tích lũy lâu dài" và về nhịp: "sự nhạy cảm với nhịp tuần hoàn
trong vũ trụ là một chỉ số về sự khỏe khoắn (...) của tâm hồn (...) cần thiết
(...) để giữ thế cân bằng giữa cơ thể nhỏ của bản thân ta và cơ thể lớn là toàn
bộ thiên nhiên, trời đất..."(19)
So sánh đẹp đẽ, giảng giải
thuyết phục. Nhưng dường như những "lý thuyết" trên rồi vẫn xa cách
trí tuệ mà chỉ mật thiết với tâm hồn.
Huy Cận có tâm hồn đặc biệt
nhạy cảm với tự nhiên: "Mỗi lần đi dọc bờ biển, ta lại có một xao động kỳ
lạ trong người: nửa thấy đời đang tiếp tục nảy sinh, dạt dào, vô tận; nửa lại
thấy như sự sống đã cổ, đã vững chãi, yên đằm. Ta đi trên biên giới của cái biến
đổi và cái định hình (...) Cảm giác Biển và cảm giác Đất hòa lẫn trong nhịp thở,
trong nhịp máu của ta".(20)
Vẫn đi dọc bờ biển, người
khác chỉ thấy sóng vỗ, ông lại nghe ra chính vũ trụ đang dạt dào:
"Sóng trắng bờm phi hí
gió mai
Mây bay tới tấp ngộp chân trời
Phải chăng vũ trụ thừa dư sức
Thỉnh thoảng chồm lên như trẻ chơi."
Mây bay tới tấp ngộp chân trời
Phải chăng vũ trụ thừa dư sức
Thỉnh thoảng chồm lên như trẻ chơi."
Ông cũng có thể không đi đâu
cả, chỉ "trở nghiêng gối mộng, hững hờ nằm..."
"Nghe mưa, nghe cả xa
ngoài trời mưa."
hoặc chỉ buông bút
"nhìn thẳm ra đêm trang vũ trụ":
"Rượu nào bát ngát sủi
tăm
Ngất ngây vũ trụ, ru trầm thời gian."
Ngất ngây vũ trụ, ru trầm thời gian."
Mưa, sao, riêng với một người,
là tất cả!
Trong Thế giới thơ Huy
Cận, Xuân Diệu kể: "Huy Cận đã báo tin một tập thơ muốn xuất bản: Vũ
trụ ca, nhà thơ đã từng viết, trước tháng Tám 1945:
"Muôn thu ta đứng ngọn
triều
Đau cùng nhật nguyệt lòng treo giữa trời..."(21)
Đau cùng nhật nguyệt lòng treo giữa trời..."(21)
Bài ca vũ trụ, hẳn xúc cảm
mênh mông, có bao giờ xuất bản?
VÕ PHIẾN: ĐẾN RỒI SAO...
Năm 1945, thế giới thôi đại
chiến. Năm 1945, dân tộc Việt Nam chuẩn bị bước vào cuộc đấu tranh giành lại độc
lập. Trước 1945, rồi ta sẽ xem là "tiền chiến". Đối với các văn nghệ
sĩ, thuộc hay không thuộc vào tiền chiến rồi sẽ có ảnh hưởng lớn đến chiều hướng
phát triển sự nghiệp. Nếu xuất hiện trước 1945, nhà văn nhà thơ tha hồ khóc ma
cũ than mưa mới; nếu xuất hiện sau, do tâm tình dân tộc đã biến chuyển trọng đại,
nghệ sĩ dù có xu hướng siêu hình nói chung đều "ém" nó đi mà nhập cuộc
với bao nhiêu người khác. Gần như không ngoại lệ, văn học Việt Nam suốt 20 năm
kế tiếp xoay hoàn toàn về phía nhân sinh. Phải đến sau 1965, sau khi tình hình
chính trị Miền Nam suy sụp nặng nề, sau khi quân Mỹ kéo vào ồ ạt, thì văn học mới
lại bắt đầu có khuynh hướng nhìn ra.
Sự nghiệp văn chương của Võ
Phiến theo sát "vận nước nổi trôi".
Võ Phiến khởi viết quãng
1944-45. Một đoạn văn xuôi thời "chập chững" không chứa gì khác ngoài
trời, đất và "ta":
"Có nhiều buổi chiều, ở
đây đó, gió im cây lặng. Có cảm giác Vũ Trụ chợt chăm chú cúi xuống nhìn mình
như những ngày nhàn rỗi ta cúi nhìn sợi lông trên cánh tay ta óng ánh. Lòng ta
rũ hết những bận rộn tủn mủn của cuộc sống hàng ngày (...) Có nhiều buổi chiều,
rũ sạch hết lòng ta, để cảnh vật hóa nên trơ trẽn. Và tất cả cùng như ngừng lại
sau một cuộc chạy đua dài; đối diện nhau, cùng đánh những cái dấu hỏi trước mặt
nhau: ta trước đất trời, đất trời trước mặt ta..." (1946)
Rõ ràng, địa hình núi non, vắng
vẻ tại vùng quê hẻo lánh ở Bình Định đã gây ấn tượng mạnh nơi một tâm hồn nhạy
cảm, đã khiến những dòng chữ đầu tiên viết ra chứa ngay ý đất ý trời.
Ngay sau đó, gió hết im cây
hết lặng, cuộc "chạy đua" bắt đầu hết sức khẩn trương. Võ Phiến tham
gia kháng chiến nhưng không theo cộng sản, bị bên kia cầm tù đến 1954. Đất nước
chia hai được khoảng năm sáu năm, Võ Phiến vào Sài Gòn, lần lần thay đổi văn
phong và mỗi lúc mỗi phong phú hơn về nội dung. Nhưng thời gian này xu hướng
siêu hình của nhà văn thấp thoáng, lẩn khuất đằng sau truyện người, truyện đời,
chứ không xuất đầu lộ diện.
Đâu đó về cuối thập kỷ 1960,
nó mới hiện trở lại nguyên hình. Võ Phiến chán thế sự, lẳng lặng quay về với
"đối diện" cũ:
"Đêm nay, trong khoảnh
khắc, chàng giũ hết hiện tại (...) giũ hết tình người như cởi bỏ chiếc áo,
chàng cũng đối diện với vầng trăng, thản nhiên, trang nghiêm, hững hờ. Đối diện
như trời rộng với sông dài, như cảnh trí thiên nhiên với một cảnh trí thiên
nhiên (...) Đêm nay, trong khoảnh khắc gặp gỡ, chàng cùng với vầng trăng cùng
sáng lên với nhau..." (tùy bút Lúc Dừng Nghỉ).
Nhưng thế sự liền không chịu
để ông lơ là. Năm 1968, tình hình chiến tranh nóng bỏng, Miền Nam nguy ngập, Võ
Phiến lại bừng lên, tích cực tham gia chiến đấu bằng ngòi bút. Đồng thời, do
hoàn cảnh, ông đi thăm được nhiều nơi mà viết thành một loạt tùy bút mới (in
thành tập Đất nước quê hương).
Năm 1975, Miền Nam sụp đổ,
Võ Phiến "ra đi":
"... tuổi chẵn năm mươi
Năm mươi tuổi nữa nào nơi ta về
Ngàn năm mây trắng lê thê." (1975)
Năm mươi tuổi nữa nào nơi ta về
Ngàn năm mây trắng lê thê." (1975)
Ra đi, thoạt đầu là nhớ, nên
tâm sự với bạn... bốn phương (qua Thư gửi bạn v.v.), nên kể (bằng
truyện dài Nguyên vẹn), nên góp sức tái tạo sinh hoạt văn nghệ (làm báo Văn
Học Nghệ Thuật).
Chiếm nhiều "thời gian
hải ngoại" của Võ Phiến nhất là công trình Văn học Miền Nam: cuốn Tổng
Quan xuất bản lần đầu năm 1986, mà đến 1999 cuốn chót của bộ sách gần ba nghìn
rưởi trang mới bắt đầu phát hành.
Xen kẽ vào nỗ lực biên khảo
dài hơi, Võ Phiến viết Truyện thật ngắn, viết tiểu luận, tạp luận, tùy
bút, đàm thoại, và làm thơ.
Chính trong những năm cuối của
cuộc đời, Võ Phiến mới có dịp phát huy cái xu hướng phát lộ từ thời thanh niên
nhưng do hoàn cảnh đã chìm nhiều nổi ít trên những trang sách của ông. Đọc một
số tùy bút sau này của Võ Phiến, như Mười Giờ, ta dễ dàng thấy xu hướng ấy. Tuy
nhiên, thơ mới là nơi những ám ảnh siêu hình xuất hiện thường xuyên hơn cả.
Khác Chế Lan Viên, Võ Phiến
không bao giờ thắc mắc "Ta là ai?".
Khác Huy Cận, ông cũng không
mấy khi ngước mặt lên "xa biếc".
Huy Cận xem cơ thể là
"bình tội lỗi". Võ Phiến đối xử với thân xác như một tình nhân, hơn nữa
một người bạn đời. Ông gọi thân xác là Mình và viết sẵn mấy lời tạ từ tha thiết
cho phút chia tay (vẫn chưa đến):
"Ta đến từ đâu, đâu biết
được
Đến đây được biết có Mình thôi
Gặp nhau từ thuở ban sơ ấy
Quấn quít nhau không một phút rời."
Đến đây được biết có Mình thôi
Gặp nhau từ thuở ban sơ ấy
Quấn quít nhau không một phút rời."
Nhờ Mình, ta được thưởng thức
trà thơm, bướm đẹp, nước biếc, non xanh, tức được cận kề "xác thân vũ trụ":
"Có Mình, ta có luôn trời
đất
Đã tuyệt vời chưa Thân Xác ơi."
Đã tuyệt vời chưa Thân Xác ơi."
Quấn quít tuyệt vời, tất
nhiên xa nhau là nhớ:
"Nhớ trời đầy bướm đất
đầy hoa
Nhớ con suối lượn con chim hót
Nhớ giọt sương mai ánh nắng tà.
- Lang thang đâu đó ngoài vô tận
Một mảnh linh hồn nhớ thịt da." (1986)
Nhớ con suối lượn con chim hót
Nhớ giọt sương mai ánh nắng tà.
- Lang thang đâu đó ngoài vô tận
Một mảnh linh hồn nhớ thịt da." (1986)
Ta, đến từ đâu chẳng biết. Ðến
rồi, quên về:
"Mải miết ra đi, đâu
tính đến
Đến nơi nào?
Bảy tám mươi năm, rồi cũng đến
Đến rồi sao!" (1998)
Đến nơi nào?
Bảy tám mươi năm, rồi cũng đến
Đến rồi sao!" (1998)
"Thân phù thế",
"đi đâu loanh quanh" mà chưa "mỏi mệt"(22), mà chưa tính đến
chuyện về!
Thơ Huy Cận về sau đầy
"gió" lạ. Võ Phiến không quen thuộc với thứ gió "hây hẩy thổi tự
chùm sao" hay "bay tự hồn ta" như thế. Ông chỉ biết gió nam:
"Nơi vườn xưa những bồn
chồn dữ dội,
Những mùa nam gió thổi suốt đêm ngày
Gió thổi ì ầm đất lở đá bay
Thổi rỗng huếch những đêm trăng lồng lộng.
Trời đất say sưa, điên cuồng sự sống."
Những mùa nam gió thổi suốt đêm ngày
Gió thổi ì ầm đất lở đá bay
Thổi rỗng huếch những đêm trăng lồng lộng.
Trời đất say sưa, điên cuồng sự sống."
Gió dữ "hút" người
ra khỏi nhà. Trông lên:
"May biết mấy, trăng vẫn
còn nguyên đó.
Trăng vời vợi giữa càn khôn lộng gió
Trăng nhìn tôi: Trăng đó có tôi đây." (1992)
Trăng vời vợi giữa càn khôn lộng gió
Trăng nhìn tôi: Trăng đó có tôi đây." (1992)
Trăng đó, tôi đây: lại chính
là tình huống đối diện trang nghiêm mà trống rỗng, vô cảm, hư tâm.
Thơ Võ Phiến không có sao,
thực ra gần như không có đêm. Đêm Võ Phiến điển hình là đêm trăng ("Đêm
xuân trăng sáng"). Trăng sáng đêm xuân không rùng rợn như trăng Điêu
tàn hay u huyền như phần nhiều các ánh trăng Bình Định...
Võ Phiến không siêu hình bí ẩn
như Chế Lan Viên, nhưng dường như ông có chia xẻ với nhà thơ đồng hương chút tò
mò, thích thú về diễn tiến khoa học. Trong thơ ông có phi thuyền:
"Sao khỏi nghĩ đến lúc
đám người lưu lạc
Đứng thơ thẩn ngõ sau, chợt nhớ về quả đất
Đáp phi thuyền thăm lại cố hương
Thăm cái nghĩa địa lang thang
Mang đầy hài cốt của một loài sinh vật
hai chân mà bay mải miết
Trong cõi vô thủy vô chung mịt mù biền biệt
Ôi nghìn sau, biết mấy bùi ngùi." (1992)
Đứng thơ thẩn ngõ sau, chợt nhớ về quả đất
Đáp phi thuyền thăm lại cố hương
Thăm cái nghĩa địa lang thang
Mang đầy hài cốt của một loài sinh vật
hai chân mà bay mải miết
Trong cõi vô thủy vô chung mịt mù biền biệt
Ôi nghìn sau, biết mấy bùi ngùi." (1992)
có tuổi của nhân loại:
"Hai triệu năm rồi đứng
mỏi lưng
Nhìn quanh lạc lõng giữa mông lung
Nghĩa đời tám hướng tìm đâu thấy
Cuối mắt đen ngòm lỗ huyệt không." (1994)
Nhìn quanh lạc lõng giữa mông lung
Nghĩa đời tám hướng tìm đâu thấy
Cuối mắt đen ngòm lỗ huyệt không." (1994)
Võ Phiến cũng tưởng tượng những
cách "trở về". Có khi ông làm "con ó lượn từng không", làm
"con nhện nước trật trờ mặt ao", làm "gió lao xao đùa giỡn với
hàng rào tre", làm "con tu hú tưng bừng vui cây vui nắng" v.v.
Có khi ông là trời:
"Có khi vào buổi nắng
hanh
Ta là một mảnh trời xanh năm nào..." (1993)
Ta là một mảnh trời xanh năm nào..." (1993)
Lại trời xanh.(23) "...
năm nào..." Năm nào... Cảm xúc thời gian đấy.
Nếu Huy Cận "chỉ ở
trong không gian" thì Võ Phiến dường như lại chuyên trú ẩn trong chiều thứ
tư.
Nằm trên giường bệnh, ông chợt
"nghe":
"Tưởng chừng như nắng vừa
cất tiếng cười.
Một tia nắng xinh, ngập tràn hạnh phúc,
Giữa thinh không bỗng chốc reo vui?
Tôi ngẩng nhìn quanh
Trên lá cành thao thiết trời xanh." (1992)
Một tia nắng xinh, ngập tràn hạnh phúc,
Giữa thinh không bỗng chốc reo vui?
Tôi ngẩng nhìn quanh
Trên lá cành thao thiết trời xanh." (1992)
Nhớ Hồ Dzếnh: "Sông
xuân thao thiết màu xanh". Sông xanh thao thiết vì nước chảy. Trời xanh
thao thiết hẳn do thời gian trôi?(24)
Vẫn tia nắng, lúc khác:
"Như tia nắng lọt qua
khe vách
Qua khe hở một thập niên xa
Có đôi ánh mắt còn thiết tha
Gửi đến ngày nay tia nhấp nháy." (1993)
Qua khe hở một thập niên xa
Có đôi ánh mắt còn thiết tha
Gửi đến ngày nay tia nhấp nháy." (1993)
Thời gian cũng có khe hở! Cố
nhìn, ta có thể thấy... chính ta:
"Chợt nhớ về cặp Anh-Em
buổi ấy
Em hỏi, bâng khuâng: Họ ở đâu rồi?
Tôi giật mình, bối rối, bồi hồi...
Cái nắng trưa bỗng thơm mùi gần gũi
Bao nồng nàn xưa bỗng chờn vờn theo
câu em hỏi
Loáng thoáng đâu đây hơi hướng thịt da." (1993)
Em hỏi, bâng khuâng: Họ ở đâu rồi?
Tôi giật mình, bối rối, bồi hồi...
Cái nắng trưa bỗng thơm mùi gần gũi
Bao nồng nàn xưa bỗng chờn vờn theo
câu em hỏi
Loáng thoáng đâu đây hơi hướng thịt da." (1993)
Võ Phiến thường lui tới
trong cái khung một đời người. Ðời người với Thời Gian, khác nào "cơ thể
nhỏ" với "cơ thể lớn".
Ta có thể ngửng lên "xa
biếc" để thấm cái lạnh của Bao La. Ta cũng có thể sờ ngay vào một xác đời
ngắn ngủi để cảm nhận cái hững hờ của Dằng Dặc:
"Ngẩng mặt, mây bay trời
bát ngát
Ta vỗ lên cái thi thể sắp lạnh của
một đời người mà hát:
Thời gian ơi thời gian." (1993)
Ta vỗ lên cái thi thể sắp lạnh của
một đời người mà hát:
Thời gian ơi thời gian." (1993)
Võ Phiến có những cách hình
dung thời gian thật kỳ lạ, chẳng hạn khi ông nhân cách hóa một buổi chiều:
"Vào những ngày đông,
hoặc có hôm, tách cà-phê mới khuấy đường xong, tôi cầm trọn vào lòng bàn tay để
hưởng hơi ấm, một lát, sắp sửa đưa lên môi, tình cờ ngẩng đầu, bắt gặp nó ngay
ngoài khung cửa. Nó là buổi chiều.
Bên ngoài cửa, cành cây, lá
cây, cây cao, cây thấp, bờ rào, vách tường v.v. tất cả phăng phắc. Trời thì xám
ngoét một khung. Xám như tro.
Buổi chiều chợt dừng lại trước
cửa, trong một chờ đợi lặng lẽ. Tôi giữ tách cà-phê trong tay, ngần ngại (...)
Hoặc có hôm, một mình, ngồi
nhai mấy hột lạc rang, tay vói về phía ly bia, chợt trông thấy... (...) Khung
trời xám tro bất động, vô cảm, đăm đăm hướng vào tôi (...)
Mùa đông, nhiều hôm, buổi
chiều dừng lại trước cửa, im lặng đợi chờ." (1999)
hoặc khi ông mô tả một lên
đường nào đó:
"Bấy giờ vào cuối mùa
đông. Đã hơn bốn giờ chiều. Đang cắm cúi xuống trang giấy, đột nhiên cảm thấy
xung quanh có gì đổi khác. Như thể sịch một cái con tàu vừa ngừng lại trước sân
ga. Như thể vụt cái một đàn sáo vùng bay tung lên trời. Như thể cả buổi chiều vừa
đột ngột đổi hướng. Có gì xảy ra mà tôi không được thông báo.
Tôi bỏ bút, mở cửa bước ra
hiên sau, ngơ ngác. Quả nhiên. Lệnh đã ban hành (...) Không một chiếc lá nào còn
tiếp tục rơi (...) Trên con đường đèo cuối tầm mắt (...) một chiếc xe màu đen lẩn
lút trốn nhanh, không một tiếng động. Trên sợi dây điện bên nhà, con sóc cuối
cùng vội vã phóng chạy bay biến, thoắt cái mất tiêu.
Chậm trễ hơn cả là lũ quạ,
chúng cũng đang hối hả rút lui. Quạ vừa kêu vừa xô nhau bay hoảng loạn tít tận
cuối xóm. Quạ kêu gấp gấp, đi ngay đi ngay. Tiếng quạ đã xa: "À. Thế à? Thế
à? À, à, à..." Quạ kêu xa nữa "À, à... Á, á, á..." Quạ xa thêm nữa
"Á, á, á...".
Thôi, hết. Cả xóm trống rỗng
hoàn toàn. Tất cả đã lên đường. Giữa sân cỏ, vạt nắng cuối cùng nhợt nhạt, mỏng
dính, teo tóp dần, vô phương cứu vãn.
Sự còn lại mình tôi hoặc là
một sơ sót, một lầm lẫn chăng? Tôi sợ hãi, nhẹ bước lén lút rút lui vào nhà,
rón rén khép cánh cửa. Nén thở, trông ra cái trống rỗng bao la sau cuộc lên đường.
Tôi run rẩy cài cửa, ngăn chận Mênh Mông." (1994)
Thời gian mênh mông?
Thực ra, có cần gì phân biệt
"xa biếc" với "xa xưa". Không Gian và Thời Gian sao không
quấn quít được? Cái quen gọi là Thời Gian chẳng qua một thứ nhịp điệu:
"Vũ trụ thiền hành tiết
điều hơi thở
Vũ trụ mỉm cười tiến lên thong thả
Vũ trụ vận hành êm ả thảnh thơi
Chuyện gì rồi cũng bỏ qua thôi." (1993)
Vũ trụ mỉm cười tiến lên thong thả
Vũ trụ vận hành êm ả thảnh thơi
Chuyện gì rồi cũng bỏ qua thôi." (1993)
Kẻ du hành vũ trụ, ngày kia
trở lại căn phòng cũ, nằm nghe tiếng thở... cũ, nhớ:
"Bồn chồn da nhớ thịt
da
Không dưng ta lại gặp ta thuở nào." (2000)
Không dưng ta lại gặp ta thuở nào." (2000)
Đặng Tiến có lần bảo:
"Trong Thơ thẩn phảng phất nỗi buồn, nhưng không bi lụy."(25)
Linh hồn nhớ thân xác, Ta nhớ
Mình, là nhớ chứ đâu phải buồn, nói chi bi lụy.
Chế Lan Viên trở về trần
gian như vì còn điều thắc mắc, như để đợi gặp một người tri kỷ. Còn Võ Phiến,
ông về chẳng qua chỉ để gặp... Mình.
NHỮNG SỢI CHỈ MÀU
Nhìn, rồi hỏi, rồi than, rồi
nhớ
Cùng một miền, mà ba khuôn mặt
"siêu hình".
Cùng đối diện cái Vô Cùng Vô
Tận Vô Thủy Vô Chung, mà thơ Chế Lan Viên như thể một dấu chấm hỏi, thơ Huy Cận
một dấu chấm than, còn thơ Võ Phiến lại mường tượng một dấu chấm lửng. (26)
Thoạt đầu, hẳn cả ba đều nghĩ.
Chế Lan Viên rồi tiếp tục tập
trung chủ yếu vào cái nghĩ.
Huy Cận thôi nghĩ ngay để lạnh,
để buồn, để rạo rực cảm xúc "sự sáng tạo vô hồi vô hạn của vũ trụ".
Còn Võ Phiến vừa tiếp tục
nghĩ về chỗ sẽ "đến" vừa bắt đầu miên man nhớ chỗ đang ở,
nên luyến tiếc: "Đến rồi sao!".
Huy Cận gần thuần cảm, Chế
Lan Viên gần thuần lý, Võ Phiến có lẽ gần cảm hơn lý.
Nhìn, rồi... sợ
Nguyễn Tuân thi thoảng cũng
gặp Mênh Mông, nhưng có thái độ khác hẳn ba người nói trên.
Một lần, ông suýt rơi tõm
vào Nó: "Một đêm không muốn nghĩ về mình nữa, nằm trên bãi cá bể Cửa
Đại (...) Tôi nằm như thế nhìn cái lồng lộng của trời thẳm và lắng cái dồn dập
của bể cả (...) nằm ngửa, nhìn thấu vào lòng đại dương tinh tú, tôi đắm đuối
trong cái ý niệm là mình đang rơi tõm vào cái bể sao; rồi lòng tôi thấy sợ."(27)
May quá, sau đó Nguyễn nằm sấp và trở lại đắm đuối nghĩ về... Nguyễn.
Lần khác, "Sao bủa
đầy trời như mặt bể nổi lân tinh (...) Sóng núi rập rờn trong sương buốt và nhấp
nhô trên cánh đồng đá (...) gió buốt đã làm đông cứng lại những ngọn sóng biển,
sóng thành ra đá (...) Đêm Tây Trang, trời sao nhấp nhánh, thấy nó ngờm ngợp,
thấy như mình đứng tì tay lên mép cái thành vách biên cương mà nhìn xuống lòng
giếng khơi, lòng giếng khổng lồ dội lên cái va đụng của các vì sao đang sải bơi
trong gió Lào một đêm giá buốt."(28) Cảnh lạ, mà cái tả cảnh cũng lạ.
Nhưng đối thứ cảnh như thế, Nguyễn Tuân lại sinh... sợ, sinh ngờm ngợp. Ông chỉ
muốn chấm hết gọn gàng!
Tất nhiên Nguyễn Tuân phản ứng
không giống ba người kia không phải vì nhát. Chỉ vì ông thuộc về một miền đất
khác của quê hương, nơi con người từ lâu không còn thường xuyên gần gũi với thứ
tự nhiên uy hiếp.
Ánh nghê thường
Buổi đầu đời, Huy Cận có bài
thơ ngộ nghĩnh:
"Sáng hôm nay hồn em
như tủ áo,
YÙ trong veo là lượt xếp từng đôi.
Áo đẹp chưa anh! Hoa thắm thêu đời,
Áo mơ ước anh bận giùm chiếc nhé.
Vàng rạng cùng xanh, hồng cười với tía,
Xin mời anh chọn hình sắc yêu đương.
Hồn em đây đủ muôn ánh nghê thường,
Anh hãy bận hồn em màu sáng chói. (...)
Đây cửa mộng lòng em, anh hãy mở;
Màu thanh thiên rời rợi gió long lanh:
Hồn nhớ thương em dệt áo dâng anh."
YÙ trong veo là lượt xếp từng đôi.
Áo đẹp chưa anh! Hoa thắm thêu đời,
Áo mơ ước anh bận giùm chiếc nhé.
Vàng rạng cùng xanh, hồng cười với tía,
Xin mời anh chọn hình sắc yêu đương.
Hồn em đây đủ muôn ánh nghê thường,
Anh hãy bận hồn em màu sáng chói. (...)
Đây cửa mộng lòng em, anh hãy mở;
Màu thanh thiên rời rợi gió long lanh:
Hồn nhớ thương em dệt áo dâng anh."
Lời thơ không dễ hiểu. Xem
như gợi hứng cho chút miên man.
Tâm hồn, nhất là tâm hồn nghệ
sĩ, vẫn có nhiều khuynh hướng. Ví mỗi khuynh hướng như một sợi chỉ màu. Đặt những
sợi ấy cạnh nhau. Trong một sự nghiệp sáng tác, sợi xanh có lúc đè lên sợi đỏ,
sợi tím có lúc lẩn xuống bên dưới sợi vàng... Nhưng xuất lộ nhiều hay ít, tất cả
các sợi đều dài như nhau, dài như sự nghiệp của tác gia, như chính cuộc đời của
tác gia...
Không màu chỉ nào đẹp hơn
màu chỉ nào. Chẳng qua do văn chương Việt Nam xưa nay hiếm loại chỉ màu siêu thực
mà ở đây dám liều đưa ra nhận xét dông dài.
(1) Tức bài Đất Nào Văn Nấy.
(2) Hoài Thanh, Thi
nhân Việt Nam, Hoa Tiên, Sài Gòn, 1968.
(3) Trong Nhà văn hiện
đại không có Chế Lan Viên.
(4) Chế Lan Viên, Tuyển
tập I, nxb. Văn Học, VN, 1985, tr. 43.
(5) CLV, sđd., tr. 44.
(6) Bùi Giáng, Đi vào
cõi thơ, tập 1, An Tiêm, Pháp, 1998, tr. 63.
(7) CLV, sđd., tr. 68.
(8) Trần Mạnh Hảo, Thơ
- phản thơ, nxb. Văn Học, VN, 1997, tr. 36.
(9) Thơ Xuân Diệu.
(10) HT, sđd.
(11) Vũ Ngọc Phan, Nhà
văn hiện đại, quyển ba, tr. 791.
(12) VNP, sđd., quyển ba,
tr. 789.
(13) Trong lời tựa cho Lửa
thiêng, do Xuân Diệu viết.
(14) Xuân Diệu, Thế giới
thơ Huy Cận, nxb. Trẻ, VN, 1987.
(15) Huy Cận, Hồi ký
song đôi - Tuổi nhỏ Huy Cận, Xuân Diệu, nxb. Hội Nhà Văn, VN, 2002, tr. 32.
(16) XD, sđd., tr. 21.
(17) XD, sđd., tr. 113-114.
(18) XD, sđd., tr. 115.
(19) Huy Cận, dẫn theo XD,
sđd., tr. 109-110.
(20) HC, dẫn theo XD, sđd.,
tr. 93.
(21) XD, sđd., tr. 65.
(22) "Nghĩ thân phù thế
mà đau" (Cung oán). "Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt" (Trịnh
Công Sơn).
(23) Yến Lan "nằm nghe
xanh biếc của trời buồn", còn Tế Hanh "quên sao được sắc trời xanh biếc".
Cái màu trời ám ảnh!
(24) Nguyễn Huy Thiệp cũng
viết: "Thời gian (...) thao thiết trôi" (trong truyện ngắn Con Gái Thủy
Thần, gần cuối truyện).
(25) Đặng Tiến, "Thẩn
thơ Võ Phiến", tạp chí Diễn Đàn, Pháp, số 73, 4-1998 & số 74,
5-1998.
(26) Tức dấu
"...".
(27) Nguyễn Tuân, "Võng
ngô đồng", trong Tuyển tập I, nxb. Văn Học, VN, 1981, tr. 247-248.
(28) Nguyễn Tuân, Sông
Đà, nxb. Tác Phẩm Mới, VN, 1978, tr. 41.
Thu Tứ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét