Nét văn hóa trong một câu thơ
Đọc “Tây Tiến” của Quang
Dũng, mấy ai không bâng khuâng theo xúc cảm tâm tình của người lính gởi gắm
trong những câu thơ :
Nhớ ơi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Hai câu thơ, đúng hơn là một câu thơ : “Mai
Châu mùa em thơm nếp xôi”, đọc lên nghe thanh tao và êm đằm đến lạ. Câu thơ
ấy đã có bao nhiêu bút mực giải mã cái ma lực kì diệu của nó. Có trang viết say
sưa so sánh địa danh “Mai Châu” với những địa danh khác mà binh đoàn Tây Tiến
đã đi qua. Nếu những địa danh như Mường Hịch, Mường Lát, Sài Khao, Sầm Nưa gợi
ra vẻ xa ngái, hoang sơ của núi rừng miền Tây thì Mai Châu gợi ra vẻ đẹp của bản
làng bình yên và thơ mộng. Và nếu những địa danh trên trì níu khiến những câu
thơ mang chở chúng như “nặng đá đeo”, thì danh từ riêng Mai Châu nâng câu thơ
của nó bay lên nhẹ nhàng như cánh diều no gió. Có trang viết thở than một cách
sung sướng, hai chữ “mùa em” như “bỏ bùa” người đọc, khiến người đọc phải
“mê man” trong luyến ái phong tình. Lại có trang viết cảm nhận sự lan tỏa của
tình quê, tình người từ chữ nghĩa, đúng hơn là từ nội hàm của câu thơ…
Có lẽ, cũng chẳng có gì đáng bàn về vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của câu thơ mà những trang viết trên ca ngợi. Điều đáng nói ở đây là trong sâu thẳm nghĩa hàm ẩn của câu thơ, hình như đang lung linh một nét đẹp văn hóa của dân tộc Thái ở Mai Châu, Hòa Bình. Nói cụ thể hơn, câu thơ : “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” như lưu giữ hồn vía văn hóa, lễ tục “Lễ Cơm mới”, tức là lễKhau mờ của người Thái vùng Tây Bắc.
Có lẽ, cũng chẳng có gì đáng bàn về vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của câu thơ mà những trang viết trên ca ngợi. Điều đáng nói ở đây là trong sâu thẳm nghĩa hàm ẩn của câu thơ, hình như đang lung linh một nét đẹp văn hóa của dân tộc Thái ở Mai Châu, Hòa Bình. Nói cụ thể hơn, câu thơ : “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” như lưu giữ hồn vía văn hóa, lễ tục “Lễ Cơm mới”, tức là lễKhau mờ của người Thái vùng Tây Bắc.
*
Người Thái không ăn Tết Nguyên Đán, cũng không giỗ kị người thân đã khuất núi. Họ chỉ làm lễ Cơm mới, nên đây là một lễ hội rất quan trong, có ý nghĩa thiêng liêng, đậm đà bản sắc văn hóa của dân tộc Thái. Mỗi gia đình tùy hoàn cảnh mà chọn thời gian làm lễ thích hợp trong khoảng từ tháng Chạp năm trước đến hết tháng Ba năm sau. Ở lễ này, người con dâu trong gia đình chịu trách nhiệm chính. Có thể nói rằng, cô gái là linh hồn của ngày lễ Cơm mới.
Sau khi họ hàng nhận lời mời của chủ nhà đã đến đông đủ, người con dâu mang bộ áo quần màu đỏ vàng đến trước bàn thờ tổ tiên mặc vào, có ý nghĩa xin phép được tham dự lễ. Sở dĩ có nghi thức này, vì theo tục của người Thái, suốt năm, người con dâu không được phép đến nơi thờ tự tổ tiên. Mặc áo quần xong, người con dâu đeo thêm vòng tay, túi thổ cẩm đựng trang sức có hai răng nanh lợn rừng. Cô bắc thang leo lên gác lấy những bó lúa nếp mảy hạt, đặt trên chõng tre, rồi mời mọi người khiêng xuống đất. Khi khiêng, mọi người ngỡ như nhà có đầy thóc gạo, nên rất nặng, phải nghỉ lấy sức đến 5 lần. Tiếp theo, thầy mo cúng lễ. Cùng lúc đó, cô dâu mang lúa đi xay, giã thành gạo, đem gạo đi vo và nhuộm màu trước khi đồ xôi. Xôi chín dỡ ra cho nguội. Cô con dâu tiếp tục lấy cá muối trong chum, áo cá bằng bột gạo rồi gói bằng lá chuối và buộc lạt. Lạt buộc phải theo số kẻ là 1 - 3 - 5 - 7 - 9 theo quy định của từng dòng họ. Dòng họ nào sang giàu thì buộc 9 sợi lạt. Gói xong, đem cá đồ chín và bày lên mâm xôi. Cá gói là một lễ vật bắt buộc với mọi nhà trong lễ Cơm mới. Do đó, các gia đình luôn phải chuẩn bị sẵn cá muối, tuyệt đối không được cúng vật nuôi trong nhà.
Lễ vật chuẩn bị đâu vào đấy, cô dâu đặt mâm cúng lên bàn thờ tổ tiên. Ông mo làm lễ gọi hồn vía người đi xa về vui với con cháu. Sau đó, ông mo kể chuyện xưa tích cũ cho con cháu nghe. Điều đáng nói, trong lễ này, trẻ em có vai trò đặc biệt quan trọng. Chúng được chơi nhiều trò chơi cổ truyền và là những người ưu tiên phá cỗ trước, sau khi mo Khau mờ cúng tổ tiên xong. Nhà nào được đông đảo trẻ em đến dự lễ, nhà đó sẽ gặp nhiều may mắn, nhiều điều tốt đẹp trong năm mới. Đồng thời, lúc ấy, ở chái nhà sàn, các cô gái cầm chày diễn lại động tác giã gạo theo nhịp của người cầm chịch. Họ vừa giã chày vào cối, vừa nhún nhảy với nhịp điệu náo nức.
Tối đến, thanh niên ngồi vào mâm, sau khi cô dâu gói ít cá và cơm nếp đưa ra cho trâu ăn. Mọi người ăn uống thỏa thuê đến tận khuya. Ăn uống xong, nam nữ hát đối đáp tới sáng. Cô dâu trong bộ áo quần lễ hội đi lại tiếp khách cho đến khi lễ tan. Lễ Cơm mới kéo dài một ngày một đêm trong một dòng họ hay trong một chi họ.
*
Qua các nghi thức và tiến trình cúng lễ Cơm mới của người Thái được tái hiện ở trên, ta như cảm nhận nét văn hóa độc đáo ấy đã được Quang Dũng nén vào trong câu thơ : “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.
Ta cảm nhận được điều đó trong sự đồng dạng giữa không gian thơ và không gian địa lí. Mai Châu là một địa danh thực, một vùng đất thuộc tỉnh Hòa Bình, Tây Bắc được tái hiện bằng bút pháp tả thực của nhà thơ. Nhưng Mai Châu còn là một không gian văn hóa với bao nhiêu lễ tục, bao nhiêu sắc màu tín ngưỡng tâm linh, bao nhiêu tập tục, phong tục làm nên bản sắc văn hóa độc đáo của người Thái. Trong sự đa dạng những nét văn hóa ấy, Quang Dũng đã cảm xúc và chưng cất trong thơ vẻ đẹp lễ hội Cơm mới, khiến Mai Châu từ một không gian văn hóa thực đã chuyển hóa thành một hình ảnh thơ mang ý nghĩa biểu tượng cho văn hóa của dân tộc Thái. Cho nên, nếu như có người bình “Hai chữ Mai Châu đọc lên nghe như ủ sẵn một mùi hương” thì cũng có thể hiểu đó là một hương sắc văn hóa, một hương vị lễ hội Cơm mới.
Không những thế đọc câu thơ, ta còn như được sống trong dòng chảy của thời gian lễ hội. Lễ hội Cơm mới của dân tộc Thái ở Tây Bắc, Việt Nam bắt đầu từ tháng chạp năm trước kéo dài đến hết tháng ba năm sau. Tùy theo từng gia đình, người ta chọn ngày khác nhau, miễn sao vẫn ở trong khoảng thời gian ấy. Lễ hội như vậy là kéo dài suốt mùa xuân – mùa của sự sinh sắc, sinh sôi và mùa của tình yêu. Trong dòng thời gian lễ hội ấy, ta cảm giác hình như đó cũng là thời gian mà Quang Dũng cùng đồng đội đang trên dặm dài trường chinh. Những người lính Tây Tiến năm xưa đang hành quân lên miền Tây, dọc theo biên giới Việt Lào và đến Tây Bắc. Thời gian lịch sử của một đơn vị đã trở thành thời gian nghệ thuật trong thơ:
Người Thái không ăn Tết Nguyên Đán, cũng không giỗ kị người thân đã khuất núi. Họ chỉ làm lễ Cơm mới, nên đây là một lễ hội rất quan trong, có ý nghĩa thiêng liêng, đậm đà bản sắc văn hóa của dân tộc Thái. Mỗi gia đình tùy hoàn cảnh mà chọn thời gian làm lễ thích hợp trong khoảng từ tháng Chạp năm trước đến hết tháng Ba năm sau. Ở lễ này, người con dâu trong gia đình chịu trách nhiệm chính. Có thể nói rằng, cô gái là linh hồn của ngày lễ Cơm mới.
Sau khi họ hàng nhận lời mời của chủ nhà đã đến đông đủ, người con dâu mang bộ áo quần màu đỏ vàng đến trước bàn thờ tổ tiên mặc vào, có ý nghĩa xin phép được tham dự lễ. Sở dĩ có nghi thức này, vì theo tục của người Thái, suốt năm, người con dâu không được phép đến nơi thờ tự tổ tiên. Mặc áo quần xong, người con dâu đeo thêm vòng tay, túi thổ cẩm đựng trang sức có hai răng nanh lợn rừng. Cô bắc thang leo lên gác lấy những bó lúa nếp mảy hạt, đặt trên chõng tre, rồi mời mọi người khiêng xuống đất. Khi khiêng, mọi người ngỡ như nhà có đầy thóc gạo, nên rất nặng, phải nghỉ lấy sức đến 5 lần. Tiếp theo, thầy mo cúng lễ. Cùng lúc đó, cô dâu mang lúa đi xay, giã thành gạo, đem gạo đi vo và nhuộm màu trước khi đồ xôi. Xôi chín dỡ ra cho nguội. Cô con dâu tiếp tục lấy cá muối trong chum, áo cá bằng bột gạo rồi gói bằng lá chuối và buộc lạt. Lạt buộc phải theo số kẻ là 1 - 3 - 5 - 7 - 9 theo quy định của từng dòng họ. Dòng họ nào sang giàu thì buộc 9 sợi lạt. Gói xong, đem cá đồ chín và bày lên mâm xôi. Cá gói là một lễ vật bắt buộc với mọi nhà trong lễ Cơm mới. Do đó, các gia đình luôn phải chuẩn bị sẵn cá muối, tuyệt đối không được cúng vật nuôi trong nhà.
Lễ vật chuẩn bị đâu vào đấy, cô dâu đặt mâm cúng lên bàn thờ tổ tiên. Ông mo làm lễ gọi hồn vía người đi xa về vui với con cháu. Sau đó, ông mo kể chuyện xưa tích cũ cho con cháu nghe. Điều đáng nói, trong lễ này, trẻ em có vai trò đặc biệt quan trọng. Chúng được chơi nhiều trò chơi cổ truyền và là những người ưu tiên phá cỗ trước, sau khi mo Khau mờ cúng tổ tiên xong. Nhà nào được đông đảo trẻ em đến dự lễ, nhà đó sẽ gặp nhiều may mắn, nhiều điều tốt đẹp trong năm mới. Đồng thời, lúc ấy, ở chái nhà sàn, các cô gái cầm chày diễn lại động tác giã gạo theo nhịp của người cầm chịch. Họ vừa giã chày vào cối, vừa nhún nhảy với nhịp điệu náo nức.
Tối đến, thanh niên ngồi vào mâm, sau khi cô dâu gói ít cá và cơm nếp đưa ra cho trâu ăn. Mọi người ăn uống thỏa thuê đến tận khuya. Ăn uống xong, nam nữ hát đối đáp tới sáng. Cô dâu trong bộ áo quần lễ hội đi lại tiếp khách cho đến khi lễ tan. Lễ Cơm mới kéo dài một ngày một đêm trong một dòng họ hay trong một chi họ.
*
Qua các nghi thức và tiến trình cúng lễ Cơm mới của người Thái được tái hiện ở trên, ta như cảm nhận nét văn hóa độc đáo ấy đã được Quang Dũng nén vào trong câu thơ : “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.
Ta cảm nhận được điều đó trong sự đồng dạng giữa không gian thơ và không gian địa lí. Mai Châu là một địa danh thực, một vùng đất thuộc tỉnh Hòa Bình, Tây Bắc được tái hiện bằng bút pháp tả thực của nhà thơ. Nhưng Mai Châu còn là một không gian văn hóa với bao nhiêu lễ tục, bao nhiêu sắc màu tín ngưỡng tâm linh, bao nhiêu tập tục, phong tục làm nên bản sắc văn hóa độc đáo của người Thái. Trong sự đa dạng những nét văn hóa ấy, Quang Dũng đã cảm xúc và chưng cất trong thơ vẻ đẹp lễ hội Cơm mới, khiến Mai Châu từ một không gian văn hóa thực đã chuyển hóa thành một hình ảnh thơ mang ý nghĩa biểu tượng cho văn hóa của dân tộc Thái. Cho nên, nếu như có người bình “Hai chữ Mai Châu đọc lên nghe như ủ sẵn một mùi hương” thì cũng có thể hiểu đó là một hương sắc văn hóa, một hương vị lễ hội Cơm mới.
Không những thế đọc câu thơ, ta còn như được sống trong dòng chảy của thời gian lễ hội. Lễ hội Cơm mới của dân tộc Thái ở Tây Bắc, Việt Nam bắt đầu từ tháng chạp năm trước kéo dài đến hết tháng ba năm sau. Tùy theo từng gia đình, người ta chọn ngày khác nhau, miễn sao vẫn ở trong khoảng thời gian ấy. Lễ hội như vậy là kéo dài suốt mùa xuân – mùa của sự sinh sắc, sinh sôi và mùa của tình yêu. Trong dòng thời gian lễ hội ấy, ta cảm giác hình như đó cũng là thời gian mà Quang Dũng cùng đồng đội đang trên dặm dài trường chinh. Những người lính Tây Tiến năm xưa đang hành quân lên miền Tây, dọc theo biên giới Việt Lào và đến Tây Bắc. Thời gian lịch sử của một đơn vị đã trở thành thời gian nghệ thuật trong thơ:
Hơn nữa, hai chữ “mùa em” trong sự kết hợp ngôn từ
độc đáo của Quang Dũng được ken vào giữa câu thơ hình như cũng tái hiện thời
gian lễ hội Cơm mới một cách hàm súc. Có người cho rằng “mùa em” là ngày
mùa, cách hiểu ấy cũng không có gì sai, nhưng có lẽ cách hiểu chạm được cái tận
cùng ý nghĩa của ngôn từ trong văn cảnh của thơ “Nhớ ơi Tây Tiến cơm lên
khói - Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” là mùa vui, mùa lễ hội, mùa
hi vọng của người Thái trên vùng cao Tây Bắc trước thêm năm mới, mùa màng mới
chăng ?
Qua không gian đến thời gian nghệ thuật, ta cảm nhận câu thơ của Quang Dũng như gói ghém cả một nét đẹp văn hóa lễ hội của người Thái vùng Tây Bắc. Từ đó, ta càng tin hơn nhân vật trữ tình “em” trong câu thơ là những cô dâu, những người con gái với tư cách là nhân vật chính của lễ Cơm mới. Thử đọc lại những dòng văn viết về lễ Cơm mới, để rồi tự hỏi, phải chăng “em” ở đây là những cô con dâu ấy hay là những cô gái “ở chái nhà sàn, (…) cầm chày diễn lại động tác giã gạo theo nhịp của người cầm chịch. Họ vừa giã chày vào cối, vừa nhún nhảy với nhịp điệu náo nức” trong lễ hội. Phải chăng đây cũng là hình ảnh cô gái Thái trong “Kìa em xiêm áo tự bao giờ” hay:
Qua không gian đến thời gian nghệ thuật, ta cảm nhận câu thơ của Quang Dũng như gói ghém cả một nét đẹp văn hóa lễ hội của người Thái vùng Tây Bắc. Từ đó, ta càng tin hơn nhân vật trữ tình “em” trong câu thơ là những cô dâu, những người con gái với tư cách là nhân vật chính của lễ Cơm mới. Thử đọc lại những dòng văn viết về lễ Cơm mới, để rồi tự hỏi, phải chăng “em” ở đây là những cô con dâu ấy hay là những cô gái “ở chái nhà sàn, (…) cầm chày diễn lại động tác giã gạo theo nhịp của người cầm chịch. Họ vừa giã chày vào cối, vừa nhún nhảy với nhịp điệu náo nức” trong lễ hội. Phải chăng đây cũng là hình ảnh cô gái Thái trong “Kìa em xiêm áo tự bao giờ” hay:
Có nhớ dáng
người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
Tất nhiên, hiểu thơ phải cảm thức được sức khái quát hóa
nghệ thuật của từ ngữ, của hình ảnh; nhưng khái quát phải dựa trên cụ thể. Có
như vậy ý nghĩa thơ mới không lung lay. Ai cũng hiểu “mùa em” là một thủ
pháp trữ tình hóa, lãng mạn hóa cái nhìn của người nghệ sĩ Quang Dũng. Qua đó,
câu thơ biểu hiện vẻ đẹp lãng mạn của người lính Tây Tiến. Hoặc “mùa em”
như là bổ ngữ của “Mai Châu” khiến Mai Châu như là từ hô gọi thân mật, gọi
tên người con gái yêu thương. Cho nên, hai tiếng Mai Châu đọc lên nghe
như là tên của cô gái, một cái tên đẹp, đẹp một cách trang nhã. Và do đó, câu
thơ có giọng điệu dịu dàng và tình tứ. Thế nhưng, ta cũng không thể phủ nhận
“em” là những cô gái vùng cao Tây Bắc, từ đời thực đi vào thơ ca trong con mắt
đa tình của Quang Dũng.
Thơ hay là thơ có nhiều vĩa tầng ý nghĩa khuất lấp dưới lớp ngôn từ gọn nhẹ. Đọc câu thơ “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” ta càng nhận thức rõ điều đó. Câu thơ đẹp một vẻ đẹp lãng mạn giúp ta hiểu chất nhân văn thấm đượm trong tâm hồn người lính năm xưa, nhưng cũng đẹp một vẻ đẹp văn hóa của người Thái Tây Bắc – nét văn hóa phong tục lễ hội Cơm mới. Đằng sau câu thơ, ta như thấy được tính cách đảm đang của cô dâu khi giã nếp, đồ xôi, khi gói cá,.. và ta cũng như nghe vang vọng âm thanh tiếng chày giã vào cối – một trò diễn có ý nghĩa phồn thực – giữ nhịp cho điệu “nhún nhảy” của các cô gái Thái dưới mái nhà sàn kia. Và ta tự hỏi : Nét đẹp văn hóa đọng chứa trong một câu thơ là thế chăng?.
Thơ hay là thơ có nhiều vĩa tầng ý nghĩa khuất lấp dưới lớp ngôn từ gọn nhẹ. Đọc câu thơ “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” ta càng nhận thức rõ điều đó. Câu thơ đẹp một vẻ đẹp lãng mạn giúp ta hiểu chất nhân văn thấm đượm trong tâm hồn người lính năm xưa, nhưng cũng đẹp một vẻ đẹp văn hóa của người Thái Tây Bắc – nét văn hóa phong tục lễ hội Cơm mới. Đằng sau câu thơ, ta như thấy được tính cách đảm đang của cô dâu khi giã nếp, đồ xôi, khi gói cá,.. và ta cũng như nghe vang vọng âm thanh tiếng chày giã vào cối – một trò diễn có ý nghĩa phồn thực – giữ nhịp cho điệu “nhún nhảy” của các cô gái Thái dưới mái nhà sàn kia. Và ta tự hỏi : Nét đẹp văn hóa đọng chứa trong một câu thơ là thế chăng?.
Hoàng Dục
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét