Là một nghệ sĩ sáng tác với một triết lý đơn giản: "Tôi
chỉ là tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về
những giấc mơ đời hư ảo”. Nhạc Trịnh Công Sơn hấp dẫn người đọc không chỉ bởi
giai điệu của âm nhạc mà còn làm mê đắm lòng người bởi ca từ đặc biệt. Những ca
từ mà ai đó nhận định: nó “siêu thực và thanh thoát”.
Phạm Duy nhận định: "Toàn bộ âm nhạc của anh đẹp như một bức họa trừu tượng hơn là tả thực. Cả nhạc lẫn lời, cả xác lẫn hồn thơ, nghe lãng đãng, mơ hồ, khó phân định cho đúng nghĩa." Phải chăng điều này được tạo nên bởi dấu ấn của chủ nghĩa tượng trưng và siêu thực trong ca từ nhạc Trịnh? Là một nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn, ca từ trong bài “góp lá mùa xuân” hẳn cũng chịu ít nhiều ảnh hưởng của hai trào lưu nghệ thuật này.
Chủ nghĩa tượng trưng là một trào lưu nghệ thuật đồng thời là một quan điểm triết-mỹ học ra đời ở phương Tây vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, có ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trào lưu nghệ thuật này nhằm chống lại chủ nghĩa duy lý, chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa tự nhiên. Nó chủ trương nghệ thuật không phản ánh thế giới thực tại mà phản ánh một thế giới siêu thực tại, một thế giới tưởng tượng mơ hồ. Các nhà thơ tượng trưng đề cao việc cảm nhận sự vật thông qua nhiều kênh giác quan (thị giác, thính giác, vị giác, “linh giác”…) hay nói một cách khác đó là sự tương giao giữa các kênh giác quan. Họ cho rằng cần phải nhận thức thế giới bằng trực giác bởi chỉ có trực giác mới giúp con người cảm nhận được cái thế giới mà ta không nhìn thấy, thế giới siêu hiện thực. Chủ nghĩa tượng trưng đề nghị thơ không phải miêu tả, kể chuyện mà phải chạm tới bản chất sự vật. Muốn vậy thơ phải sử dụng tượng trưng, phải dồn nén, phải mang tính khơi gợi, tính nhạc, tính phù chú. Mallarme từng nói rằng: “Câu thơ không phải chỉ là một số chữ, mà phải là những ý niệm và chữ phải tự xoá mờ đi, nhường chỗ cho cảm giác”.
Ca từ của nhạc phẩm “góp lá mùa xuân” rõ ràng không phải là một dòng tự sự, không miêu tả, không kể chuyện. Toàn bộ nhạc phẩm là lát cắt các sự việc và hình ảnh trong khoảnh khắc, trong những ấn tượng đôi lúc tưởng như không liên quan, không có mối liên hệ với nhau nhưng lại gợi cho ta cảm giác về kiếp người, về chiến tranh, về sự chảy trôi của thời gian…
Xuyên suốt nhạc phẩm, xuất hiện hai nhân vật: “người phu quét lá” và “em”. Hình ảnh “người phu quét lá bên đường” đã từng xuất hiện trong bài “đại bác ru em”:
“Đại bác đêm đêm dội về thành phố.
Người phu quét đường dừng chổi đứng nghe”
Ở đây hình ảnh “người phu quét lá” hiện lên thật thơ mộng, mùa thu quét “nắng vàng”, mùa hạ quét “nắng hồng”… Cái thơ mộng ấy nhường chỗ cho một ấn tượng khác khi cuối bài xuất hiện hình ảnh “hố hầm”, “đạn bom”. Nó gợi cho ta ấn tượng về chiến tranh, về sự chết chóc.
Một điểm riêng biệt của chủ nghĩa tượng trưng, đó là tượng trưng rất chú ý đến: tiết điệu và âm nhạc. Âm nhạc được chú trọng đến mức nhiều khi câu thơ chỉ cần vang mà không cần nghĩa. Thể hiện qua sự phối xen các thanh âm, các vần điệu. Ở đây có lẽ chúng ta không cần phải bàn nhiều đến tiết điệu và âm nhạc nữa bởi bản thân nhạc phẩm này đã là một minh chứng chứng minh luận điểm này.
Ca từ của Trịnh Công Sơn không chỉ mang phảng phất dấu ấn của chủ nghĩa tượng trưng mà còn chứa đựng trong đó những yếu tố siêu thực. Chủ nghĩa tượng trưng được coi là tiền thân của chủ nghĩa siêu thực chính vì thế dù là hai trào lưu nghệ thuật nhưng giữa chúng vẫn có một vài nét tương đồng: phá vỡ cấu trúc ngữ pháp, xây dựng những hình ảnh mới lạ...Đây cũng là một trào lưu nghệ thuật ra đời ở phương Tây. Nó bắt đầu từ văn học rồi lan sang hội họa, điện ảnh…
Các nhà siêu thực chủ trương sáng tác phải trao quyền năng hoàn toàn cho kinh nghiệm của vô thức, “kinh nghiệm của giấc mơ, của sự điên loạn” (Broton). Nếu như chủ nghĩa tượng trưng còn đôi chút có sự can thiệp của lí trí thì đến chủ nghĩa siêu thực, lí trí bị phủ nhận hoàn toàn. Điều này được thể qua phương pháp sáng tác mà các nhà siêu thực gọi là “lối viết tự động”, tức là ghi lại những ảo giác tự phát theo “trạng thái của những người bị thôi miên”. Phương pháp sáng tác này, giúp các nhà siêu thực giải phóng thơ khỏi những quy tắc gò bó, khuôn khổ để tìm đến những từ ngữ kiểu cách, những lối diễn đạt mới lạ. Thơ ca với họ là sự liên kết từng mảnh sự vật, hình ảnh đặt kề nhau mà giữa chúng không có mối liên hệ hoặc rất ít liên hệ. Quan điểm này đã khiến các nhà thơ siêu thực đôi khi tạo nên những câu thơ vô nghĩa lý, những câu thơ “bất khả giải” nhưng nó không đồng nghĩa với việc đó không phải là những câu thơ hay và đặc sắc.
Chủ nghĩa siêu thực vì luôn hướng đến những cách diễn đạt mới mẻ, những từ ngữ kì lạ nên nhiều lúc nó phá vỡ cấu trúc câu. Trong “góp lá mùa xuân”, ta bắt gặp những cấu trúc như “ xanh yếu làn da”, “xanh mướt hồng nhan”.
Như trên đã nói, toàn bộ nhạc phẩm “góp lá mùa xuân” là sự liên kết các hình ảnh trong một khoảnh khắc đầy ấn tượng của tác giả. Có rất nhiều hình ảnh được lặp lại: hình ảnh “người phu quét lá bên đường’’, hình ảnh “em”-mỗi mùa lại hiện lên với một ấn tượng riêng biệt. Không chỉ vậy, cấu trúc câu cũng được lặp lại: “quét cả…quét cả…” hoặc sự lặp lại của mô hình của từng đoạn tạo nên một sự ám ảnh về cuộc đời, về kiếp người mòn mỏi cũng thể hiện dấu ấn của chủ nghĩa siêu thực.
Dấu ấn của chủ nghĩa siêu thực đậm nét hơn cả trong ca từ Trịnh Công Sơn ở chỗ nhạc sĩ đã liên kết những thực thể hoàn toàn không có mối liên hệ với nhau đặt cạnh nhau khiến chúng tạo ra những hình ảnh đầy mê hoặc. Đây chính là nguyên tắc tạo hình của chủ nghĩa siêu thực. Nó đã đưa thơ siêu thực vượt thoát khỏi những ràng buộc về quy tắc duy lý. Trong bài viết “hình ảnh trong thơ siêu thực” (Đào Huy Hiệp) có viết: “Thơ siêu thực được sinh ra từ hai phát hiện lớn: cái viết tự động và hình ảnh. Khi thơ thiếu vắng vần luật thì hình ảnh quyết định cho bài thơ”. Hình ảnh trong thơ siêu thực là "những va đập chói loà của từ ngữ". Trịnh Công Sơn không sử dụng “lối viết tự động” nhưng trong ca từ của ông có những hình ảnh rất đặc sắc và mới lạ. Trong “góp lá mùa xuân” có những cách diễn đạt rất đặc biệt: “ngọn tình ca”, “lời đạn bom”. Ở đây, nhạc sĩ đã có sự chuyển đổi cảm giác trong cảm nhận. Nó khiến cho “tình ca” trở nên hữu hình, có thể nắm bắt được nhờ việc tác giả đặt trước đó từ “ngọn”. “Tình ca” của Trịnh Công Sơn vì thế bỗng trở nên có hình ảnh-một hình ảnh đầy bất ngờ. Bất ngờ hơn là tác giả viết “em về đứng chờ/ dưới ngọn tình ca”. “ Ngọn tình ca” trở thành một địa điểm để “em về đứng chờ”-một địa điểm rất khó hình dung, một địa điểm “siêu thực”.
Ở một mức độ khác, ta thấy nội dung “góp lá mùa xuân” không có sự logic, thậm chí gián đoạn, đang từ hình ảnh này, nhạc sĩ đột ngột chuyển sang hình ảnh khác:
“Người phu quét lá bên đường
Quét cả nắng vàng
Quét cả mùa Thu
Rừng Thu phơi những cành khô
Trăng về sau hè
Ngày Thu xanh yếu làn da
Em nằm ốm chờ”
Từ hình ảnh “người phu quét lá” đến “rừng Thu”, “trăng”, “ngày Thu”, “em”.
Các chủ thể này rõ ràng được đặt trong một tuần tự phi logic
Hay như đoạn:
“Người phu quét lá bên đường
Quét cả nắng hồng
Quét Hạ buồn tênh
Mầu da em đã nâu hồng
Chân nhuộm phố phường
Em về biển xa
Bàn chân thoát chốn ao tù
Em về đứng chờ
Dưới ngọn tình ca”
Cũng từ hình ảnh “người phu quét lá”, đột ngột nói về “màu da em”, “em về biển xa”, “em về đứng chờ dưới ngọn tình ca”. Nếu phải khắc họa thơ Trịnh Công Sơn thì có lẽ bức tranh mà ta có được là những hình ảnh chồng chéo, những hình ảnh đặt cạnh nhau mà ta không thấy có mối liên hệ. Nó khiến ta ít nhiều liên tưởng đến hội họa siêu thực. Giữa thơ ca siêu thực và hội họa siêu thực có mối liên hệ khăng khít, có lẽ vì thế mà đê truyền tải ý tưởng của mình các nhà thơ siêu thực cũng thích vẽ tranh; còn các họa sĩ siêu thực, có người thích làm thơ.
“Góp lá mùa xuân” có sự hiện diện của cả bốn mùa và dường như sự sắp xếp các
mùa cũng có sự gián đoạn. Sự gián đoạn bắt đầu khi nhạc sĩ đang viết về mùa
Đông đột ngột chuyển sang viết về mùa Hạ rồi mới chuyển về mùa Xuân. Mùa Xuân,
“người phu thôi quét bên đường” để “quét lá em nằm/quét cả mùa Xuân”.
Đặt các hình ảnh, thực thể tưởng như không có mối liên hệ lại với nhau, điều đó không có nghĩa là các nhà siêu thực hoàn toàn vô lý. Giữa các thực thể ấy dù ít hay nhiều vẫn có một sự liên hệ, sự liên hệ ấy khiến cho người nghệ sĩ đang từ hình ảnh này bất chợt gợi nhớ đến hình ảnh kia. Đó chính là logic trong mạch ngầm văn bản.
Cuốn “chủ nghĩa siêu thực” thì hình ảnh trong thơ siêu thơ được tạo ra thông qua 3 cấp độ so sánh: sử dụng liên từ “như”, đặt hai sự vật so sánh cạnh nhau, ẩn dụ cụt. Ở “góp lá mùa xuân” ta thấy có đôi chỗ nhạc sĩ đã tạo hình ảnh thông qua thủ pháp này:
“Đầu sân hoa tím sầu đông
Bèo mang hoa tím về sông
Còn em xanh mướt hồng nhan
Chiều em ra bến cầu kinh”
Giữa “hoa tím”và “em” như có một sự so sánh: “hoa tìm sầu đông”- “em xanh mướt hồng nhan”; “hoa tím về sông”-“em ra bến cầu kinh”
Chủ nghĩa siêu thực với việc phá vỡ mọi khuôn mẫu logic, mọi khuôn mẫu sắp đặt để thám hiểm những vùng bí ẩn nhất của con người, những vùng mờ mịt của vô thức tạo nên một thế giới đầy những điều kì ảo và mới lạ….Lời ca nhạc Trịnh phảng phất mùi siêu thực chính vì thế ta có cảm nhận “mơ mơ, tỉnh tỉnh, muội muội, mê mê” trong ca từ của ông. Nhiều lúc ta không hiểu ý nghĩa của những từ ngữ ấy nhưng ta vẫn yêu thích, vẫn say mê. Đây phải chăng chính là sự riêng biệt trong nhạc phẩm Trịnh Công Sơn?.
Phạm Duy nhận định: "Toàn bộ âm nhạc của anh đẹp như một bức họa trừu tượng hơn là tả thực. Cả nhạc lẫn lời, cả xác lẫn hồn thơ, nghe lãng đãng, mơ hồ, khó phân định cho đúng nghĩa." Phải chăng điều này được tạo nên bởi dấu ấn của chủ nghĩa tượng trưng và siêu thực trong ca từ nhạc Trịnh? Là một nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn, ca từ trong bài “góp lá mùa xuân” hẳn cũng chịu ít nhiều ảnh hưởng của hai trào lưu nghệ thuật này.
Chủ nghĩa tượng trưng là một trào lưu nghệ thuật đồng thời là một quan điểm triết-mỹ học ra đời ở phương Tây vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, có ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trào lưu nghệ thuật này nhằm chống lại chủ nghĩa duy lý, chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa tự nhiên. Nó chủ trương nghệ thuật không phản ánh thế giới thực tại mà phản ánh một thế giới siêu thực tại, một thế giới tưởng tượng mơ hồ. Các nhà thơ tượng trưng đề cao việc cảm nhận sự vật thông qua nhiều kênh giác quan (thị giác, thính giác, vị giác, “linh giác”…) hay nói một cách khác đó là sự tương giao giữa các kênh giác quan. Họ cho rằng cần phải nhận thức thế giới bằng trực giác bởi chỉ có trực giác mới giúp con người cảm nhận được cái thế giới mà ta không nhìn thấy, thế giới siêu hiện thực. Chủ nghĩa tượng trưng đề nghị thơ không phải miêu tả, kể chuyện mà phải chạm tới bản chất sự vật. Muốn vậy thơ phải sử dụng tượng trưng, phải dồn nén, phải mang tính khơi gợi, tính nhạc, tính phù chú. Mallarme từng nói rằng: “Câu thơ không phải chỉ là một số chữ, mà phải là những ý niệm và chữ phải tự xoá mờ đi, nhường chỗ cho cảm giác”.
Ca từ của nhạc phẩm “góp lá mùa xuân” rõ ràng không phải là một dòng tự sự, không miêu tả, không kể chuyện. Toàn bộ nhạc phẩm là lát cắt các sự việc và hình ảnh trong khoảnh khắc, trong những ấn tượng đôi lúc tưởng như không liên quan, không có mối liên hệ với nhau nhưng lại gợi cho ta cảm giác về kiếp người, về chiến tranh, về sự chảy trôi của thời gian…
Xuyên suốt nhạc phẩm, xuất hiện hai nhân vật: “người phu quét lá” và “em”. Hình ảnh “người phu quét lá bên đường” đã từng xuất hiện trong bài “đại bác ru em”:
“Đại bác đêm đêm dội về thành phố.
Người phu quét đường dừng chổi đứng nghe”
Ở đây hình ảnh “người phu quét lá” hiện lên thật thơ mộng, mùa thu quét “nắng vàng”, mùa hạ quét “nắng hồng”… Cái thơ mộng ấy nhường chỗ cho một ấn tượng khác khi cuối bài xuất hiện hình ảnh “hố hầm”, “đạn bom”. Nó gợi cho ta ấn tượng về chiến tranh, về sự chết chóc.
Một điểm riêng biệt của chủ nghĩa tượng trưng, đó là tượng trưng rất chú ý đến: tiết điệu và âm nhạc. Âm nhạc được chú trọng đến mức nhiều khi câu thơ chỉ cần vang mà không cần nghĩa. Thể hiện qua sự phối xen các thanh âm, các vần điệu. Ở đây có lẽ chúng ta không cần phải bàn nhiều đến tiết điệu và âm nhạc nữa bởi bản thân nhạc phẩm này đã là một minh chứng chứng minh luận điểm này.
Ca từ của Trịnh Công Sơn không chỉ mang phảng phất dấu ấn của chủ nghĩa tượng trưng mà còn chứa đựng trong đó những yếu tố siêu thực. Chủ nghĩa tượng trưng được coi là tiền thân của chủ nghĩa siêu thực chính vì thế dù là hai trào lưu nghệ thuật nhưng giữa chúng vẫn có một vài nét tương đồng: phá vỡ cấu trúc ngữ pháp, xây dựng những hình ảnh mới lạ...Đây cũng là một trào lưu nghệ thuật ra đời ở phương Tây. Nó bắt đầu từ văn học rồi lan sang hội họa, điện ảnh…
Các nhà siêu thực chủ trương sáng tác phải trao quyền năng hoàn toàn cho kinh nghiệm của vô thức, “kinh nghiệm của giấc mơ, của sự điên loạn” (Broton). Nếu như chủ nghĩa tượng trưng còn đôi chút có sự can thiệp của lí trí thì đến chủ nghĩa siêu thực, lí trí bị phủ nhận hoàn toàn. Điều này được thể qua phương pháp sáng tác mà các nhà siêu thực gọi là “lối viết tự động”, tức là ghi lại những ảo giác tự phát theo “trạng thái của những người bị thôi miên”. Phương pháp sáng tác này, giúp các nhà siêu thực giải phóng thơ khỏi những quy tắc gò bó, khuôn khổ để tìm đến những từ ngữ kiểu cách, những lối diễn đạt mới lạ. Thơ ca với họ là sự liên kết từng mảnh sự vật, hình ảnh đặt kề nhau mà giữa chúng không có mối liên hệ hoặc rất ít liên hệ. Quan điểm này đã khiến các nhà thơ siêu thực đôi khi tạo nên những câu thơ vô nghĩa lý, những câu thơ “bất khả giải” nhưng nó không đồng nghĩa với việc đó không phải là những câu thơ hay và đặc sắc.
Chủ nghĩa siêu thực vì luôn hướng đến những cách diễn đạt mới mẻ, những từ ngữ kì lạ nên nhiều lúc nó phá vỡ cấu trúc câu. Trong “góp lá mùa xuân”, ta bắt gặp những cấu trúc như “ xanh yếu làn da”, “xanh mướt hồng nhan”.
Như trên đã nói, toàn bộ nhạc phẩm “góp lá mùa xuân” là sự liên kết các hình ảnh trong một khoảnh khắc đầy ấn tượng của tác giả. Có rất nhiều hình ảnh được lặp lại: hình ảnh “người phu quét lá bên đường’’, hình ảnh “em”-mỗi mùa lại hiện lên với một ấn tượng riêng biệt. Không chỉ vậy, cấu trúc câu cũng được lặp lại: “quét cả…quét cả…” hoặc sự lặp lại của mô hình của từng đoạn tạo nên một sự ám ảnh về cuộc đời, về kiếp người mòn mỏi cũng thể hiện dấu ấn của chủ nghĩa siêu thực.
Dấu ấn của chủ nghĩa siêu thực đậm nét hơn cả trong ca từ Trịnh Công Sơn ở chỗ nhạc sĩ đã liên kết những thực thể hoàn toàn không có mối liên hệ với nhau đặt cạnh nhau khiến chúng tạo ra những hình ảnh đầy mê hoặc. Đây chính là nguyên tắc tạo hình của chủ nghĩa siêu thực. Nó đã đưa thơ siêu thực vượt thoát khỏi những ràng buộc về quy tắc duy lý. Trong bài viết “hình ảnh trong thơ siêu thực” (Đào Huy Hiệp) có viết: “Thơ siêu thực được sinh ra từ hai phát hiện lớn: cái viết tự động và hình ảnh. Khi thơ thiếu vắng vần luật thì hình ảnh quyết định cho bài thơ”. Hình ảnh trong thơ siêu thực là "những va đập chói loà của từ ngữ". Trịnh Công Sơn không sử dụng “lối viết tự động” nhưng trong ca từ của ông có những hình ảnh rất đặc sắc và mới lạ. Trong “góp lá mùa xuân” có những cách diễn đạt rất đặc biệt: “ngọn tình ca”, “lời đạn bom”. Ở đây, nhạc sĩ đã có sự chuyển đổi cảm giác trong cảm nhận. Nó khiến cho “tình ca” trở nên hữu hình, có thể nắm bắt được nhờ việc tác giả đặt trước đó từ “ngọn”. “Tình ca” của Trịnh Công Sơn vì thế bỗng trở nên có hình ảnh-một hình ảnh đầy bất ngờ. Bất ngờ hơn là tác giả viết “em về đứng chờ/ dưới ngọn tình ca”. “ Ngọn tình ca” trở thành một địa điểm để “em về đứng chờ”-một địa điểm rất khó hình dung, một địa điểm “siêu thực”.
Ở một mức độ khác, ta thấy nội dung “góp lá mùa xuân” không có sự logic, thậm chí gián đoạn, đang từ hình ảnh này, nhạc sĩ đột ngột chuyển sang hình ảnh khác:
“Người phu quét lá bên đường
Quét cả nắng vàng
Quét cả mùa Thu
Rừng Thu phơi những cành khô
Trăng về sau hè
Ngày Thu xanh yếu làn da
Em nằm ốm chờ”
Từ hình ảnh “người phu quét lá” đến “rừng Thu”, “trăng”, “ngày Thu”, “em”.
Các chủ thể này rõ ràng được đặt trong một tuần tự phi logic
Hay như đoạn:
“Người phu quét lá bên đường
Quét cả nắng hồng
Quét Hạ buồn tênh
Mầu da em đã nâu hồng
Chân nhuộm phố phường
Em về biển xa
Bàn chân thoát chốn ao tù
Em về đứng chờ
Dưới ngọn tình ca”
Cũng từ hình ảnh “người phu quét lá”, đột ngột nói về “màu da em”, “em về biển xa”, “em về đứng chờ dưới ngọn tình ca”. Nếu phải khắc họa thơ Trịnh Công Sơn thì có lẽ bức tranh mà ta có được là những hình ảnh chồng chéo, những hình ảnh đặt cạnh nhau mà ta không thấy có mối liên hệ. Nó khiến ta ít nhiều liên tưởng đến hội họa siêu thực. Giữa thơ ca siêu thực và hội họa siêu thực có mối liên hệ khăng khít, có lẽ vì thế mà đê truyền tải ý tưởng của mình các nhà thơ siêu thực cũng thích vẽ tranh; còn các họa sĩ siêu thực, có người thích làm thơ.
Đặt các hình ảnh, thực thể tưởng như không có mối liên hệ lại với nhau, điều đó không có nghĩa là các nhà siêu thực hoàn toàn vô lý. Giữa các thực thể ấy dù ít hay nhiều vẫn có một sự liên hệ, sự liên hệ ấy khiến cho người nghệ sĩ đang từ hình ảnh này bất chợt gợi nhớ đến hình ảnh kia. Đó chính là logic trong mạch ngầm văn bản.
Cuốn “chủ nghĩa siêu thực” thì hình ảnh trong thơ siêu thơ được tạo ra thông qua 3 cấp độ so sánh: sử dụng liên từ “như”, đặt hai sự vật so sánh cạnh nhau, ẩn dụ cụt. Ở “góp lá mùa xuân” ta thấy có đôi chỗ nhạc sĩ đã tạo hình ảnh thông qua thủ pháp này:
“Đầu sân hoa tím sầu đông
Bèo mang hoa tím về sông
Còn em xanh mướt hồng nhan
Chiều em ra bến cầu kinh”
Giữa “hoa tím”và “em” như có một sự so sánh: “hoa tìm sầu đông”- “em xanh mướt hồng nhan”; “hoa tím về sông”-“em ra bến cầu kinh”
Chủ nghĩa siêu thực với việc phá vỡ mọi khuôn mẫu logic, mọi khuôn mẫu sắp đặt để thám hiểm những vùng bí ẩn nhất của con người, những vùng mờ mịt của vô thức tạo nên một thế giới đầy những điều kì ảo và mới lạ….Lời ca nhạc Trịnh phảng phất mùi siêu thực chính vì thế ta có cảm nhận “mơ mơ, tỉnh tỉnh, muội muội, mê mê” trong ca từ của ông. Nhiều lúc ta không hiểu ý nghĩa của những từ ngữ ấy nhưng ta vẫn yêu thích, vẫn say mê. Đây phải chăng chính là sự riêng biệt trong nhạc phẩm Trịnh Công Sơn?.
Góp lá mùa xuân - Quang Dũng
“Góp lá mùa xuân” là mảng thế giới đồng hiện về bốn mùa với những hình ảnh
không liên tục mà gián đoạn đầy hư ảo và siêu thực. Nó như chạm vào bản chất của
những sự việc mà ta không thể nào diễn đạt mà chỉ có thể tự cảm nhận-cảm nhận bằng
trực giác. Với "Góp lá mùa xuân" - Trịnh Công Sơn đã thực sự đặt dấu ấn
của chủ nghĩa tượng trưng và chủ nghĩa siêu thực trong từng ca từ của bài hát.
Trả lờiXóahãng vé máy bay eva
đặt vé máy bay đi mỹ
văn phòng korean air tại việt nam
tìm vé máy bay đi mỹ
mua vé máy bay đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Du Lich Tu Tuc
Tri Thuc Du Lich