Phạm
Duy nói về nhạc sĩ Hùng Lân
Khi Tân Nhạc Việt Nam đang thành hình và phát triển, có một
người hoạt động rất mạnh mẽ trong cả hai lĩnh vực nhạc đạo và nhạc đời, đó là
Hùng Lân. Là người Công Giáo, xuất thân từ nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh, ông là một
trong những người tạo dựng nên Thánh Nhạc Việt Nam. Trước khi có Tân Nhạc,
trong cộng đồng Công Giáo Việt Nam, người ta đã chuyển ngữ những thánh ca tiếng
La Tinh thành những thánh ca tiếng Việt. Rồi khi Tân Nhạc thành hình thì
trong nhạc đoàn kể trên đã có những bài thánh ca Việt Nam được sáng tác và in
ra trong những nhạc tập mang tên CUNG THÁNH. Hùng Lân là người đóng góp rất mạnh
mẽ vào việc sáng tác và phổ biến thánh ca, từ CUNG THÁNH I (1944) cho tới
CUNG THÁNH XI (1952)... Tôi sẽ có dịp nói tới Hùng Lân, người nhạc sĩ lớn
trong loại nhạc tôn giáo này.
Khoẻ vì nước kiến thiết quốc giaTrong lĩnh vực nhạc đời, Hùng Lân là người có công lớn trong việc tạo dựng một nền nhạc vui khoẻ. Nhạc vui tươi đã có người khởi đầu là Nguyễn Xuân Khoát, nay Hùng Lân là người tiếp tục, cùng với Hoàng Quý, Lưu Hữu Phước v.v... Nhạc phẩm của Hùng Lân có thể tạm chia ra ba loại : * loại tình cảm cá nhân như Sầu Lữ Thứ, Hận Trương Chi... Bài thứ hai không đặc sắc lắm vì đáng lẽ phải tả tình (anh Trương Chi hay cô Mỵ Nương) thì Hùng Lân chỉ tả cảnh... * loại tình cảm thiên nhiên như Vườn Xuân, Trăng Lên, Một Mùa Xuân Huyền Ảo... Tác giả là nhà mô phạm nên ca khúc không đủ lãng mạn tính của thời đại nên không quyến rũ người nghe... * loại kêu gọi thanh niên như Rạng Ðông, Tiếng Gọi Lên Ðường, Hè Về, Khoẻ Vì Nước, Mùa Hợp Tấu, Việt Nam Minh Châu Trời Ðông... Về sau, những bài này được in ra trong hai nhạc tập mang tên ÐỜI TRAI và HỌC SINH, dành riêng cho thanh, thiếu niên và nhi đồng, khi ông làm việc cho Trung Tâm Học Liệu của Bộ Quốc Gia Giáo Dục. Ðây là loại ca thành công nhất của Hùng Lân. Kêu gọi thanh niên bằng tiếng kèn đồng là bài Rạng Ðông : Anh nghe chăng cung kèn rạng đông Ðang uy linh lừng vang trên không Ðang thiết tha hùng hồn khơi chí gan Lạc Hồng Cháy lên nhuộm bao ánh hồng... Bài Tiếng Gọi Lên Ðường của ông chắc cũng giống như bài Rạng Ðông, kêu gọi thanh niên Việt Nam đi đi đi đi thôi, tiến cho đến nơi sáng ngời... Bài Mùa Hợp Tấu cũng gọi bạn đường ơi, nắng lên rồi, gieo sáng ngời, nhạc ngày xanh như chim lành tung đôi cánh... Một bài khác, rất nổi danh vì là theo đúng phong trào kêu gọi thanh niên Khoẻ Vì Nước: Ðoàn thanh niên ta góp tài ba...
Nhưng bài Hè Về mới thật là vui, không một học sinh Việt Nam nào là
không hát bài này:
Trời hồng hồng, sáng trong trong
Ngàn phượng rung nắng ngoài song
Cành mềm mềm, gió ru êm
Lọc mầu mây bích ngọc qua mầu duyênÐàn nhịp nhàng hát vang vang Nhạc hoà thơ đón hè sang Hè về trong khóm trúc mềm đầu hè Hè về trong tiếng sáo diều dật dờ Hè về gieo ánh tơ Bâng khuâng nghe nắng đùa mây trắng đàn chim cánh đo trời Phân vân đôi mái chèo lữ thứ thuyền ai biếng đưa Xa xa lớp lúa dồn cao sóng vàng leo giốc trên đồi Thanh thanh hương sen nồng ướp gió mát khi chiều rơi...
(Tới đây Hùng Lân bắt chúng ta phải hát bè, khởi sự làm cho Tân Nhạc Việt Nam
thêm phong phú):
Hè về, hè về - Nắng tung nguồn sống khắp nơiHè về, hè về - Tiếng ca nhịp phách lên khơi Ðầu gềnh suối mát - Reo vui dào dạt Ngợp trời gió ngát - Ven mây phiêu dạt Hồn say ý chơi vơi - Ngày xanh thắm nét cười Lòng tha thiết yêu đời Ðây suối trăng rừng thơ - Ðây gió nhung thuyền mơ Ðây phím ngọc đường tơ - Ðây tứ nhạc ngàn xưa Hè về non nước mến yêu Hè về nắng thông reo...
Còn bài Việt Nam Minh Châu Trời Ðông của Hùng Lân, thì theo tôi, đó
là một bài âu ca oai linh, nghiêm trang nhất... xứng đáng nhất để làm bài quốc
ca như đã có lần được đề xướng:
Việt Nam minh châu trời Ðông
Việt Nam nước thiêng Tiên Rồng...
Vào lúc khởi đầu của Tân Nhạc, Hùng Lân cũng như các bạn đồng lứa tuổi, chưa
tìm ra một nhạc ngữ mới cho dân tộc, bài bản ông soạn ra trong giai đoạn này
như số bài kể trên còn bị ảnh hưởng nhạc Âu Tây dù là nhạc đạo hay nhạc đời.
Về sau, ông sẽ có dịp học thêm về nhạc Việt rồi tới dạy nhạc tại trường Quốc
Gia Âm Nhạc và đào tạo ra các môn sinh trong đó có những người thiên về nhạc
dân ca như Viết Chung chẳng hạn...
Phạm Duy
|
|
Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015
Phạm Duy nói về nhạc sĩ Hùng Lân
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch
Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, trên báo chí và mạng xã hội thường phản ánh chuyệ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
eva airlines
săn vé máy bay đi mỹ giá rẻ
korean air booking
mua vé máy bay đi mỹ hãng nào rẻ
mua vé máy bay đi canada
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Du Lich Tu Tuc
Kien Thuc Du Lich