(Một
cách tiếp cận tập thơ Chân trời của Nguyễn Minh Hùng)
1.
Nguyễn Minh Hùng sinh năm 1957- Đinh Dậu, cầm tinh con Gà, thuộc cung Chấn, mạng
Sơn hạ hỏa, ứng với phận bươn chải. Mà theo tôi, đã là người, thì ai cũng bươn
chải cả thôi, không kiểu này thì kiểu khác. Kiểu của Nguyễn Minh Hùng thuộc phận
bươn chải bới chữ, tìm nghĩa để tạo Luyện tập Tiếng Việt (NXB Đà Nẵng- 1996),
Chân trời (thơ- NXB Đà Nẵng- 2002), Cảm nhận văn chương (Tiểu luận, phê bình-
in chung- NXB Hội Nhà văn - 2002), Văn chương nhìn từ góc sân trường (Phê bình
văn học- NXB Văn học- 2003), Ngôi thứ tư số ít (Phê bình văn học- NXB Văn nghệ
- 2006); chưa kể nhiều bài đăng tải trên các báo, tạp chí trung ương và địa
phương trong những năm gần đây.
2.
Chân trời là tập thơ không dày nhưng ấn tượng. Cái nhan đề tập sách, cái khái
niệm tưởng như không thể có thật ấy, ngay từ trang thơ đầu tiên đã được “định
nghĩa” một cách…trừu tượng (mà đôi khi, dùng cái trừu tượng này để giải thích
cho một khái niệm trừu tượng khác lại dễ hình dung hơn là đi vào giải thích cụ
thể):
Đó
là nơi có thật trong tưởng tượng
những
cơn mơ thường đến đấy để dừng chân
bốn
mùa gặp nhau cùng nhau mưa nắng
thời
gian chảy hết đường, ngày tháng đứng phân vân…
(Chân
trời)
Được
khơi mở bởi cái ý niệm như vậy nên Chân trời là nơi bung tỏa, và cũng là nơi hẹn
về của những-suối-mơ. Mơ ngày, mơ đêm, mơ trong ngủ và mơ cả trong mơ…Những cơn
mơ, những mộng tưởng, những ước muốn hằng thường để dẫn ta vào với cõi đẹp, cõi
sống, cõi lặng yên... Lớp từ ngữ mơ, chiêm bao, lặng yên, lặng lẽ, im lặng,
sông yên, chiều im, thinh không...xuất hiện với tần số cao.
Mơ
được coi trước hết như là một phần của thức, của tỉnh. Mơ đã như một điểm tựa
cho người: Có cơn mơ vỗ về anh không biết mệt (Chân trời), Cơn mơ lại kéo đến
chối từ an lành giấc ngủ, Cơn mơ lại ra đi nhường chỗ cho giấc ngủ an lành/ anh
bật dậy giữa dịu dàng sương sớm/ lo sợ chúng mình dẫm vào ngày/ với tay trắng
cơn mơ…(Cơn mơ) Giấc mơ này nối vào giấc mơ kia nối cả vào sự thật (Thức dậy),
Và điềm nhiên một ngày, thinh không lay gọi/ hai người bay trong thập thững tiếng
chuông chùa…
Rồi
mơ “nối cả vào sự thật”, nằm giữa sự thật: Mưa tạnh rồi/ đặc sánh một trời sao/
sông Ngân chảy qua ô cửa sổ/ anh thấy mình cháy xẹt lên như sao…(Cháy), Anh thấy
mình như cây như sao/ hồn nhiên đâm chồi/ rồi băng đi mất tiêu (Lặng yên)…để thấy
được tính thật ảo, được mất ở đời: Cứ mê mải đi tìm miền nắng ấm/ Để cơn mưa đẫm
ướt cả cơn mơ (Chị ơi, hạt nắng…), Mơ thì thật đời hóa thành hư ảo (Chiều thứ…),
Anh vẽ những điều anh tưởng/ Anh mơ những chuyện giấc mơ…, Anh suốt một đời
phong cảnh/ Vỗ về giấc mơ chưa thành (Phong cảnh)…
Đọc
nhiều sách lý giải về giấc mơ, sách của các chiêm tinh gia, sách của các nhà
tâm lý, nhưng tôi vẫn tâm đắc ý niệm của S. Freud: “Lý giải các giấc mơ là con
đường lớn của sự hiểu biết về cái vô thức, là cơ sở vững chắc nhất cho những
nghiên cứu của chúng ta, và hơn bất cứ cách nào khác, chính việc nghiên cứu các
giấc mơ sẽ làm cho các bạn thấy rõ giá trị của phân tâm học và sẽ giúp các bạn
thực hành nó…”. Giấc mơ là nơi dồn chứa, thể hiện của những giải tỏa, những mặc
cảm, cảm xúc và ham muốn tính dục của con người (Xin xem thêm- Freud đã thực sự
nói gì, NXB Thế Giới, H.1998). Tôi không đem những điều trên để luận giải cho
thơ của Nguyễn Minh Hùng, vì với anh, mơ được xem như là một thể thức của thi
pháp để nói đến, bàn đến những vấn đề khác.
Phiêu
bồng trong cõi mơ nên những câu hỏi xuất hiện nhiều trong thơ Nguyễn Minh Hùng
cũng là một lẽ. Hỏi không phải để trả lời mà để đối diện với nghi vấn, đúng
hơn, chung sống với những hoài nghi một cách xác tín nhất: Có chăng ráng chiều,
còn đâu phù vân, vương chi tơ trời?, Mây ngàn năm mây lang thang/ tôi tìm bến
nào mây đỗ? (Mây), Con đường dẫn đến đâu tìm gì ở đâu?/ phía chân trời mấy cánh
thiên di lả đi trong chiều tắt/ phía em gió lùa khăn rơi không buồn nhặt/ phía
mùa thu màu nắng chót vội vàng đi…(Thức dậy), Ai thắp lên ngọn lửa cuối đông
này? (Trái tim chim yến), Còn biết ngoài cây lá nói gì hát gì? Kìa ai nhấp nháy
ngoài song nhắc về lời thề hứa? (Mệt rồi)…
Tác
giả, và nhiều người khác nữa, có lẽ đều ý thức về phận người mong manh nhưng ý
thức để sống-với-phận-người-mong-manh lại là câu chuyện khác. Cái ý thức nhập
thể mà vẫn nhận chân cái bản lai diện mục của mình, ý thức ấy đôi khi buốt rát
nhưng dễ tỉnh táo trước những cơn lốc đại ngàn. Chân dung con người tỉnh thức,
vì thế dẫu đứng sau lớp ngôn ngữ mờ sương nhưng vẫn in dấu: Anh chạy giữa
tháng-năm-con-người nôn nao cơn khát/ mưa thủng thỉnh rơi sông suối nhọc lòng
(Thức dậy), Anh trong mưa trong rộng/ đứng ngồi chông chênh (Cháy), Ai đang dắt
anh đi? Rất nhiều tay người nắm nhầm nhau, nắm chặt (Lửa rừng)…
Con
người biết bước qua cái ồn ã để sống với lặng yên, để đối diện mắt nhìn mắt,
bóng in bóng, lời vọng lời…Nên mới xuất hiện hình ảnh của đứa bé từ người lớn
chạy ùa ra để Nhặt ký ức nở lấm tấm giêng hai trên cỏ/ nhặt tháng năm đánh rơi
tuổi gương trăng vỡ/ nhặt giọt sương làm kính vọng trời xa…(Bên khung cửa), Đến
bây giờ, tàu bay thật, tôi đã đi/ nhưng vẫn không mê bằng tàu-bay-giấy/ mỗi lần
cậu bé phóng con tàu không tưởng ấy/ tôi với ước mơ mình/ theo cánh giấy/ bay
lên (Tàu bay giấy), Áo quần ướt ẩm tôi đi từ nước lên/ những đứa trẻ vô tư nô
đùa trên ký ức mai này/ những cô gái vô tình gánh lên từng gánh kỷ niệm/ tiếng
cười vang vang…(Chia tay dòng sông)
Trong
Chân trời, xuất hiện một số “chân dung văn học - lịch sử” theo cách tái hiện ẩn
dụ. Đó là những bài thơ viết về những nét mong manh, những thân phận buồn trong
cái nhìn tỉnh thức: Mỵ Nương, Nguyễn Du, Văn Cao, Desdemona.
Điều
đặc biệt đáng nói là trong tất cả “ảo mộng” đó, có những ách tắc cuộc đời nhưng
không phải là những bế tắc. Tiếng nói với đêm và cũng là tiếng nói tự tình:
-
Rồi xin những đêm về, đêm ơi, đừng ngủ hết
Trăng
sẽ lặn ngay
Trước
mỗi giấc vô tình
(Ánh
trăng)
Tiếng
nói trong niềm tuyệt vọng vẫn nhen nhóm một niềm tin:
-
Và…
Khi
anh không còn thức dậy được nữa
Hãy
lay động những ôm ấp trong anh còn biết trở mình...
(Thức
dậy)
Tiếng
nói khát vọng cho một sự ý thức của riêng mình và tiếng nói mãi đi kiếm tìm những
quy luật chung của con người, của cuộc đời:
-
Cả đời khổ vì đi tìm hồn nhiên ánh lửa
Đế
cháy sém trái tim treo một thuở phía thông ngàn
(Lửa
rừng)
-
Ngửa mặt cao xanh cùng khát
Thâm
nghiêm rừng sao phai nhạt
Nhớ-quên
mưa sẽ an bài
(Mưa
rừng)
-
Khi ta tìm sưởi ấm nơi băng giá
Để
tự cháy lên nỗi cô đơn sáng suốt riêng mình
(Lửa)
Với
khát vọng được giữ lại, trả lại vẹn nguyên, đi tìm hồn nhiên…, Chân trời tạo ra
những điểm tựa mơ hồ mà vĩnh viễn là bờ cỏ, suối sông, cố hương, cơn mưa, trời
quê cao rộng, heo may, phù vân...với một thái độ thành thật: xin, mong, quay về,
hối tiếc, tạ lỗi...
Chân
trời còn gợi ám ảnh bởi những hình ảnh thơ, câu thơ tạo cảm giác nhanh, tuy
không nhiều, đôi khi nhanh như là để nhận ra nét bình yên của thời-gian-sống chứ
không phải thời-gian-trôi: cháy xẹt, băng đi mất hút, lao trong rét, băng đi mất
tiêu, chạy giữa tháng năm con người, lụt thời gian lên nhanh, hoàng hôn sắp tro
than và đêm cười đen nhánh, rồi một ngày không anh em ơi đừng đến/ cơn mơ không
thể nào dỗ được em đâu/ cầu vồng gãy rơi mỗi phương mỗi sắc,...
Ở
đây, như bao nhiêu kẻ viễn du khác, đã xuất hiện kiểu thời gian tâm lý nhưng lại
được “đo bằng kích cỡ khác”:
-
Ngày và thế kỷ dài bằng nhau
duy
một ban chiều được đo bằng kích thước khác
kích-cỡ-một-em
bé vô cùng lớn vô cùng
thế
giới vô tình vô cùng
(Cơn
mưa)
-
Đêm bằng mười năm
Năm
bằng một ngày
Ngày
tựa một đời…
(Những
gốc rạ)
-
Ở đây có một chiều là tất cả
tất
cả cùng về
tất
cả vội đi ngay…
Không
phải là hối tiếc thời gian vụt trôi mà là ý thức giây phút tồn tại, đúng hơn, ý
thức sự tồn tại.
Thơ
Nguyễn Minh Hùng có một số bài viết về lửa: Lửa, Lửa rừng, Cháy… ; ngay cả thứ
không phải lửa, chỉ là ánh sáng, cũng biến thành một loại lửa có khả năng nhen
nhóm: hạt nắng, lửa của bếp, lửa của ánh sao băng, sao xa, lửa của đom đóm, lửa
từ một đám cháy, lửa của hơi ấm đâu đâu trên vách núi,…. Nhưng gam màu chủ đạo,
mang tính biểu tượng vẫn là Mây-Mưa-Nước-Dòng sông. Mây bay, mây trôi, mây lang
thang, mây đùn….Mưa tự mười phương, mưa trơn, mưa tranh, mưa rừng, mưa nôn nao.
Giọt nước mắt, giọt sương, khóc, nước lũ, lũ lụt, ngụp lặn, lặn xuống. Sông yên
lặng, sông trong veo, sông mây…những biểu tượng vốn mềm mại, nhẹ nhàng nhưng bền
bỉ.
Hệ
thống ngắt dòng, dấu câu với không dấu, dấu hỏi, dấu hỏi đi với dấu than, dấu
chấm lửng…tạo sự phân vân. Khổ thơ, câu thơ có nhiều từ láy, phép điệp, sử dụng
ngôn ngữ chủ đạo ở hệ thanh bằng và đặc biệt là cách đảo ngữ nhiều ấn tượng: ngổn
ngang hoa/ ngổn ngang hương/ ngổn ngang những lời chia buồn/hình như ông đang
cười…(Văn Cao), Mùa đi mùa đi bằng nhịp thở/ Chíp chiu lời chim mây chiều vỡ/
Chắt chiu sợi cỏ mang về lót ổ một tình yêu (Trái tim chim yến), Mưa rừng đi
trong không ai/ Mưa rừng không ai đi trong/ Đi trong mưa rừng không ai (Mưa rừng);
giàu tính nhạc dù không cố ý lắm về nhạc tính: Gì ấm bằng lửa mùa đông/ gì khô
như rạ trên đồng, Thu vàng phương bắc giờ chắc lạnh/ Hồng Hạc heo may cổ có
quàng khăn?/ Buổi chiều đợi là buổi chiều rét nhất/ Cánh di trú dạt phía nào
phía ấy đắp dùm chăn…
Trong
hệ thống từ ngữ của Chân trời chợt bắt gặp cái khí chất Quảng Nam hiện
qua lớp ngôn ngữ: chừ mới về, thì cứ để, thiệt là, rát rạt…:
-
Để mây và tôi cùng vấp té nẻo thông ngàn (Mây)
-
Nơi giấc mơ đầu tiên có thiệt (Ánh trăng)
-
Nằm trên chỗ mẹ anh chôn vội nhúm nhau (Cơn mơ)
-
mưa thủng thỉnh rơi sông suối nhọc lòng (Thức dậy)
-
mưa bay rát rạt một phương chiều (Chị ơi, hạt nắng…)
-
anh ấy đi xa miết (Chân dung)
-
chiếc lá cuối ngày thong thả rớt (Chiều cuối đông)
Chân
trời không có bài thơ, câu thơ dễ dãi; ở đó có nhiều câu thơ đẹp, gợi cảm, cấu
trúc lạ, một số bài thơ có kiểu sắp xếp “khó hiểu” nhưng không thể không cảm được:
-
kìa em thanh xuân cùng anh lao ra cánh đồng đang mùa gặt hái
tay
em liềm trăng vai anh gánh trĩu những sao trời…(Cơn mơ)
-
Cánh hồng chân mây đi miết không về
Kỉ
niệm lông vũ ngời đáy nước
Dáng
mây đùn thiếu phụ sơn khê (Hồng Hạc)
-
Khi bóng tối và nỗi buồn hóa đất
Thảng
thốt quê nhà gieo hạt nắng xuyên qua (Chị ơi, hạt nắng…)
-
Chưa bao giờ là nụ cười
(nếu
cười còn vui tiếng người)
tóc
xanh tiếc rụng chết trắng
nguyên
trạng hiện trường bể dâu (Hương)
Ở
vùng biển miền Trung có loài chim yến huyết- loài chim quý cho loại yến màu đỏ
như máu. Cái cách người làm thơ cơ hồ như loài chim yến xây tổ của mình. Bài
thơ Trái tim chim yến, theo tôi là một kiểu tuyên ngôn kín đáo về thơ: Không nằm
yên ở yên/ trái tim treo trên sóng/ buổi sinh nở gọi về xây tổ trùng dương/…khi
chiếc trứng tròn vo quặn lòng cất tiếng/ Trái xuân chào đời, chỉ nghe lời ca
hát trái tim thôi!…Nơi Chân trời ấy, đọc xong, tôi thoảng nghe bên mình lời ca
hát trái tim, hát trên hành trình mải miết đi tìm hồn nhiên ánh lửa!...
đặt vé máy bay eva air
vé máy bay đi mỹ rẻ
mua ve may bay hang korean air
book vé máy bay đi mỹ
giá vé máy bay đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thuc Du Lich