Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

La Nhiên - Người nhạc sĩ tài hoa một thời

La Nhiên - Người nhạc sĩ tài hoa một thời
Nhạc sĩ  La Nhiên tên  thật là Nguyễn Liên-sinh năm 1928 (Mậu Thìn-theo giấy tò) –năm sinh chính là 1927 (Đinh Mẹo) tại căn phố số 92Rue du Cửa Đông-Citadelle de Bình Định –nay là đường Lê Hồng Phong/ thị trấn Bình Định-  ( thuộc thôn Hưng Định, xã Nhơn Hưng, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định.trước đây)
Ông tham gia sáng tác từ những năm 42-nhưng đến năm 44 mới có tác phẫm phổ biến rộng rãi..Ông đã tốt nghiệp chuyên khoa Nhạc cấp cao do Nhạc viên Paris  chứng cấp (Cours par correspondance). Nhạc sĩ đã nhiều năm dạy nhạc tại các Trường Trung học…Ông hiện sống và làm việc tại Thành Phố Hồ Chí Minh…Tác Phẫm gồm: Thiếu Nhi Ca “ Khúc Xuân Êm Đềm “ (1944)/ Nhớ Thu I (gồm 12 ca khúc-1952)/ Nhớ Thu 2 ( gồm 16 ca khúc-1969)/ Nhịp Thở Quê Hương ( hồm 5 ca khúc-1974)/ La Fleur  effeuillee (cùng với nhạc sĩ Quang Hiển-2004)… 
Năm nay nhạc sĩ La Nhiên đã tròn 83 tuổi, nhưng trông ông vẫn tươi trẻ, nhất là ở giọng nói khỏe khoắn, và tiếng cười rất hồn nhiên chân tình. Lần gặp Anh  đầu tiên ở Chung cư Trương Đạt/ Saigon năm ngoái-2009, tôi cũng có cái ngạc nhiên thú vị khi ngồi trò chuyện cùng Anh- người nhạc sĩ tài hoa một thời mà tôi từng ngưỡng mộ- nhưng luôn luôn sống giàn dị, cởi mở - và rất “ dễ thương’ tuy Anh lớn tuổi hơn tôi khá nhiều!
Càng có dịp liên hệ trò chuyện cùng Anh (qua thư, hay phone)-tôi càng nhận ra, ở Anh-một sự khiêm tốn, gần như là nhún nhường-đôi lúc ” tự hạ mình” trước mọi điều khen ngợi! Ảnh hưởng từ cuộc sống  trong một gia đình nho phong-nề nếp, và lớn lên trong nhiều thử thách gian truân, đã hun đúc nên một con người lịch lãm, cẩn trọng, và khiêm tốn La Nhiên hôm nay chăng?
Lúc nhạc sĩ La Nhiên đã  nỗi tiếng với những bản nhạc thiếu nhi đầy ắp tình yêu thương ( như Khúc Xuân Êm Đềm – Tập nhạc đầu tiên của LN gồm 12 ca khúc, được nhà XB Tinh Hoa-Huế ấn hành năm 1944/ cũng có tựa cùng tên); với những bài tình ca nhẹ nhàng-thơ mộng ( như Núi Nhạn Sông Đà, Đón Xuân, Xuân Reo, Hương Thơ, Đường Trăng Thương Thương) ; với bài sử ca  ngợp tràn hùng khí Tây Sơn  ( Nhạc Ngựa Đêm Xuân)  ; với ngón đàn Mandoline điêu luyện tuyệt vời lẫy lừng khắp cả khu 5- tôi còn là một cậu bé. Tôi  chỉ biết được chút ít về “ tên La Nhiên” từ người anh cả mê đàn vốn là “ đàn em” của La Nhiên mà thôi. Sau này, lớn lên một chút-tôi làm quen với những ca khúc dạt dào cảm xúc của Anh như : “ Khúc Thương Tâm” ( The Loving Heart-Nhạc ngoại quốc/ lời Việt- La Nhiên), “ Chuyện Ca Hoa Thủy Tiên”, “ Chuyện Sắc Hoa Rừng” ( Doradji-Nhạc dân gian Triều Tiên/ Lời ca gốc Lee Bong Chool/ Chuyễn ngữ La Nhiên) v v v.
Có một điều đã “ gây khó dễ” cho tôi  trong lúc muốn tìm hiểu thêm về Anh là La Nhiên rất e ngại nói về mình ( càng không muốn viết về mình)-nên dù đã qua hằng chục bức thư, hơn chục lần điện đàm-tôi cũng chỉ dám “ Tản Mạn Đôi Điều” về Anh thôi!
Trong một thư riêng, nhắc lại chuyện cũ-Anh đã vui vẻ tâm sự: “ (.. .) Thế rồi LN tình cờ nghe rất nhiều đàn anh” khen”,thậm chí họ còn có vẻ “ nể”ngón đàn Mandoline của cậu bé này! Thật bất ngờ cho cậu bé-cậu bé thường xuyên nhận được quà là các loại sách về âm nhạc từ Pháp, Hà Nội, và Huế gởi về tặng. Có một thời gian cậu bé được “ mời” về Quảng Ngãi-quê hương bác Đồng, dự Đại Hội Âm Nhạc khu 5, rồi Liên Khu 5-nơi tập trung nhiều danh cầm-kể cả các danh cầm khu 4 vào “ thi tài”. QK 4 đúng là “cái nôi “ của âm nhạc lúc bấy giờ.. Trong đó, có danh cầm Đỗ Luận-gốc Hà Nội, từng là Giáo sư âm nhạc tại Ba Lan.. Có lẽ cậu bé LN nhận dược lời khen của Gs Đỗ Luận, nên kể từ đó mọi người đều chú ý đến cậu bé ngốc nghếch này? (..) “.
La Nhiên đã chơi đàn, viết nhạc rất sớm- từ năm 1942. Nhưng đến năm 1944, nhạc phẫm “đầu tay” là “Khúc Xuân Êm Đềm” của LN mới được phổ biến, giới thiệu sâu rộng-lập tức nhận được sự tán thưởng của những ngưởi yêu nhạc. Tiếp theo  những ca khúc viết cho Thiếu Nhi, là những bản tình ca dạt dào xúc cảm của thời thanh xuân cũng đã được giới thiệu. ấn hành…
Sau hiệp định Gêneve, La Nhiên là Giáo sư âm nhạc của các trường trung học tại An Nhơn, Qui Nhơn cho đến cuối năm 62 được chuyễn về dạy âm nhạc tại trường trung học Nguyễn Huệ, thị xã Tuy Hòa ( Phú Yên). Thời gian sống tại Tuy Hòa, La Nhiên dã tham gia các hoạt động âm nhạc, biểu diễn-và viết được nhiều ca khúc rát được yêu chuộng-trong đó có bản “ Núi Nhạn Sông Đà” cho mãi đến hôm nay vẫn còn đang được yêu thích…
Đầu năm 74, LN cho ấn hành tập nhạc “ Nhịp Thở Quê Hương” với bài giới thiệu rất chí tình “ Thay Lời Tác Giả” của nhạc sĩ Dương Minh Ninh; và lời bạt của thi sĩ Lam Giang. Nhưng rất tiếc, vì lý do  “ kiểm duyệt” nên bị hạn chế phổ biến lúc bấy giờ. Trong  bài giới thiệu tập ca khúc “ Nhịp Thở Quê Hương”-nhạc sĩ Dương Minh Ninh đã viết: “ (…) Mời quý bạn hãy thả hồn phiêu du qua  NTQH ..Tôi hy vọng nhiều ở tiết điệu sinh động đan dệt trong âm hưởng phong phú; tác giả sẽ tạo được ánh sáng lẫn màu sắc rực rỡ của xứ Thần Châu Vijaya cổ kính,  và dựng được những xao động trong reo hò thánh thót-những vó ngựa chập chờn; những bàn ta nắm lấy bàn tay; những chuỗi tình thơ mộng vẫn đẹp mái qua không gian và thời gian-để hòa với nhịp thở hân hoan đang lặng lẽ chuyễn mình giữa lòng Quê Hương trìu mến(..) “ . Nhân đề cập đến tập nhạc bị “ cấm phổ biến” này-Anh cười: “ Đối với tôi, tôi rất sợ kiểu sáng tác theo “ đơn đặt hàng” hay chạy theo thị hiếu nhất thời để được lợi nhuận hay nổi tiếng vì sự “ bốc thơm” trước mắt “. .
Có lẽ, chính vì quan điểm hơi khe khắt với chính mình khi sáng tác nên LN không chú ý đến “ số lượng” chăng? Và cũng chính nhờ điều ấy-những tác phẫm của LN luôn hoàn thiện về kỹ thuật và sâu sắc về ca từ?.
Trong một bức thư khác-Anh viết: “ (..) Vì mưu sinh. Tôi buột phải sống tha hương từ hơn nửa thế kỷ qua, chỉ thỉnh thoảng mới về thăm quê một vài hôm thôi! Tôi cứ nghĩ là chẳng còn ai nhớ mặt mũi mình nữa! Không ngờ, nghĩ vậy là không đúng, tới khi tôi đột ngột xuất hiện thì liền nhận được sự niềm nỡ đón mời rất chân tình (…) “.
Bước chân phiêu lãng của người nhạc sĩ tài hoa dừng lại nhiều nơi, dạy nhạc-biểu diễn-và sáng tác. Sau cùng, Anh  trở về Saigon-sống và làm việc cho đến hôm nay. Thời gian hoạt động âm nhạc của Anh ở quê nhà không nhiều-tù những năm 40 còn thơ trẻ, đến vài năm sau 54-nên ít người trong giới trẻ sau thập niên 60 ở quê hương Anh biết rõ về NL.
Thừa hưởng sự lỗi lạc về âm nhạc của thân phụ ( nhạc sĩ Đàn Tranh- Nguyễn Xuân Thiều/Bảy Thiều-giải nhất đàn tranh Đông Dương / Giải nhì về Đàn Bản ( Đàn Nguyệt)- tại Festival Huế năm 1935)/ lại dược tiếp cận học hỏi với nhiều thế hệ đàn aanh tài năng,và với  vốn ngoại ngữ khá chuẩn- LN đã từng bước hòan thiện tay đàn Mandolie, và Tây Ban Cầm; và tiến sâu vào lãnh vực sáng tác- đã cống hiến cho nền âm nhạc Việt Nam  nhiều tác phẫm giá trị nghệ thuật cao, góp phần làm phong phú cho nền âm nhạc nước nhà trong suốt chiều dài hơn nửa thế kỷ.
Ngày nay tuy đã  ngoài 8 -nhưng người nhạc sĩ tài hoa LN vẫn còn tiếp tục trăn trở với những tác phẫm tâm đắc để thực hiện một tuyển tập ca khúc “ghi dấu ấn một đời”….
Mang Viên Long


1 nhận xét:

Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch

Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, trên báo chí và mạng xã hội thường phản ánh chuyệ...