Những bài thơ hay được phổ nhạc
"Hai bờ sông cách biệt rồi
Tần Yên đã nổi bốn trời đao binh"
Tần Yên đã nổi bốn trời đao binh"
Cố nhạc sĩ Phạm Duy là người mà tôi kính ngưỡng nhất, hay thậm chí là duy nhất
trong nền âm nhạc Việt Nam, không chỉ bởi gia tài âm nhạc đồ sộ của ông mà bởi
tôi vô cùng khâm phục những rung động tinh tế của ông đối với thơ ca. Tôi cảm
giác như, khi đọc một câu thơ nào, ông cũng có thể đồng điệu, ngân nga những
thi tứ ấy thành giai điệu. Lại còn là những giai điệu đẹp đến nao lòng.
Dường như ông luôn có thể nắm bắt, cảm nhận và giữ lại được nguyên vẹn cái hồn thơ của tác giả. Mà những giai điệu, không hề lặp lại. Sự tinh tế ấy khiến tôi luôn cảm thấy run rẩy theo từng câu hát của ông.
Tất nhiên,
do sự lệch âm giữa thơ và nhạc, mà có những câu, những đoạn thơ mà ngay cả cố nhạc sĩ tài hoa Phạm Duy cũng không thể đưa vào bài hát được. Nhiều lúc, tôi nghĩ điều này có nhiều nét tương đồng với cách dịch của Bùi Giáng. Nhiều khi đọc tác phẩm dịch của cụ Bùi, tôi thật muốn điên lên, túm lấy cụ mà khóc hỏi, đoạn này có nghĩa gì vậy cụ ơi. Vì đang đọc ngon ơ, cụ tương luôn một đoạn dài bằng nguyên văn tiếng pháp. Cụ không dịch, bởi đoạn đó xuất sắc đến nỗi, khó chuyển tải đến nỗi không có được sự tương đồng giữa hai ngôn ngữ và nền văn hóa khác biệt. Ai muốn hiểu thì hãy tự tìm hiểu. Cũng như Phạm Duy, không đưa những câu thơ đó vào bài hát bởi âm hưởng giữa thơ và nhạc khác nhau, đưa vào sẽ làm lạc điệu, thế là ông quyết định bỏ luôn, ai muốn biết thì phải tự tìm đọc nguyên văn bài thơ.
Ví dụ như đoạn cuối cùng của bài Màu tím hoa sim của Hữu Loan:
"Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành
Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn
Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím..."
Đọc đến đây lần nào tôi cũng day tim mình vì hình ảnh hành binh biền biệt, bóng quân đoàn chìm trong rừng núi buổi chiều tà... cũng như Hữu Loan chìm dần vào màu tím hoa sim cùng với nỗi đau mất vợ khôn nguôi... Phạm Duy đã không phổ nhạc đoạn thơ này, tôi nghĩ có lẽ bởi có phổ cũng không thể nào phổ được hình ảnh ấy.
Cũng như Phạm Duy đã không phổ hai câu thơ:
"Hai bờ sông cách biệt rồi
Tần Yên đã nổi bốn trời đao binh" trong bài thơ Thuyền viễn xứ của Huyền Chi vậy. Huyền Chi viết Thuyền viễn xứ năm lên mười tám, lúc biết những câu thơ này là của một cô gái mười tám tuổi, tôi đã kinh ngạc không thốt nổi lời.
Thuyền viễn xứ trong nhạc Phạm Duy cũng như bao nhiêu bài thơ phổ nhạc khác của ông, tinh tế, lay động lòng người. Nhưng, sẽ thật có lỗi với một Huyền Chi-mười-tám-tuổi nếu bạn không đọc được nguyên văn bài thơ của cô:
THUYỀN VIỄN XỨ
Thơ Huyền Chi, cố nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc
Ra khơi sương khói một chiều
Thùy dương rũ bến tiêu điều ven sông
Lơ thơ rớt nhẹ men lòng
Mây trời pha ráng lụa hồng giăng ngang
Có thuyền viễn xứ Đà Giang
Một lần dạt bến qua ngàn lau thưa
Hò ơi! Câu hát ngàn xưa
Ngân lên trong một chiều mưa xứ người
Đường về cố lý xa xôi
Nhịp sầu lỡ bước, tiếng đời hoang mang
Sau mùa mưa gió phũ phàng
Bến sông quay lại, hướng làng nẻo xa
Lệ nhòa như nước sông Đà
Mái đầu sương tuyết lòng già mong con
Chiều nay trời nhẹ xuống hồn
Bao nhiêu sương khói chập chờn lên khơi
Hai bờ sông cách biệt rồi
Tần Yên đã nổi bốn trời đao binh
Ngàn câu hát buổi quân hành
Dặm trường vó ngựa đăng trình nẻo xưa
Biết bao thương nhớ cho vừa
Gửi về phương ấy mịt mờ quê hương
Chiều nay trên bến muôn phương
Có thuyền viễn xứ lên đường... lại đi...
Dường như ông luôn có thể nắm bắt, cảm nhận và giữ lại được nguyên vẹn cái hồn thơ của tác giả. Mà những giai điệu, không hề lặp lại. Sự tinh tế ấy khiến tôi luôn cảm thấy run rẩy theo từng câu hát của ông.
Tất nhiên,
do sự lệch âm giữa thơ và nhạc, mà có những câu, những đoạn thơ mà ngay cả cố nhạc sĩ tài hoa Phạm Duy cũng không thể đưa vào bài hát được. Nhiều lúc, tôi nghĩ điều này có nhiều nét tương đồng với cách dịch của Bùi Giáng. Nhiều khi đọc tác phẩm dịch của cụ Bùi, tôi thật muốn điên lên, túm lấy cụ mà khóc hỏi, đoạn này có nghĩa gì vậy cụ ơi. Vì đang đọc ngon ơ, cụ tương luôn một đoạn dài bằng nguyên văn tiếng pháp. Cụ không dịch, bởi đoạn đó xuất sắc đến nỗi, khó chuyển tải đến nỗi không có được sự tương đồng giữa hai ngôn ngữ và nền văn hóa khác biệt. Ai muốn hiểu thì hãy tự tìm hiểu. Cũng như Phạm Duy, không đưa những câu thơ đó vào bài hát bởi âm hưởng giữa thơ và nhạc khác nhau, đưa vào sẽ làm lạc điệu, thế là ông quyết định bỏ luôn, ai muốn biết thì phải tự tìm đọc nguyên văn bài thơ.
Ví dụ như đoạn cuối cùng của bài Màu tím hoa sim của Hữu Loan:
"Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành
Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn
Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím..."
Đọc đến đây lần nào tôi cũng day tim mình vì hình ảnh hành binh biền biệt, bóng quân đoàn chìm trong rừng núi buổi chiều tà... cũng như Hữu Loan chìm dần vào màu tím hoa sim cùng với nỗi đau mất vợ khôn nguôi... Phạm Duy đã không phổ nhạc đoạn thơ này, tôi nghĩ có lẽ bởi có phổ cũng không thể nào phổ được hình ảnh ấy.
Cũng như Phạm Duy đã không phổ hai câu thơ:
"Hai bờ sông cách biệt rồi
Tần Yên đã nổi bốn trời đao binh" trong bài thơ Thuyền viễn xứ của Huyền Chi vậy. Huyền Chi viết Thuyền viễn xứ năm lên mười tám, lúc biết những câu thơ này là của một cô gái mười tám tuổi, tôi đã kinh ngạc không thốt nổi lời.
Thuyền viễn xứ trong nhạc Phạm Duy cũng như bao nhiêu bài thơ phổ nhạc khác của ông, tinh tế, lay động lòng người. Nhưng, sẽ thật có lỗi với một Huyền Chi-mười-tám-tuổi nếu bạn không đọc được nguyên văn bài thơ của cô:
THUYỀN VIỄN XỨ
Thơ Huyền Chi, cố nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc
Ra khơi sương khói một chiều
Thùy dương rũ bến tiêu điều ven sông
Lơ thơ rớt nhẹ men lòng
Mây trời pha ráng lụa hồng giăng ngang
Có thuyền viễn xứ Đà Giang
Một lần dạt bến qua ngàn lau thưa
Hò ơi! Câu hát ngàn xưa
Ngân lên trong một chiều mưa xứ người
Đường về cố lý xa xôi
Nhịp sầu lỡ bước, tiếng đời hoang mang
Sau mùa mưa gió phũ phàng
Bến sông quay lại, hướng làng nẻo xa
Lệ nhòa như nước sông Đà
Mái đầu sương tuyết lòng già mong con
Chiều nay trời nhẹ xuống hồn
Bao nhiêu sương khói chập chờn lên khơi
Hai bờ sông cách biệt rồi
Tần Yên đã nổi bốn trời đao binh
Ngàn câu hát buổi quân hành
Dặm trường vó ngựa đăng trình nẻo xưa
Biết bao thương nhớ cho vừa
Gửi về phương ấy mịt mờ quê hương
Chiều nay trên bến muôn phương
Có thuyền viễn xứ lên đường... lại đi...
Qua tiếng hát của ca sĩ Lệ Thu:
Sao thiên thu không là thiên thu
Nên những người yêu là những ngôi mồ...
Nên những người yêu là những ngôi mồ...
Tôi thích thơ Nguyễn Tất Nhiên từ khá sớm. Có lẽ, là từ câu: "Nắng bờ sông
như màu trang vở cũ". Hình ảnh ấy gợi lên quá nhiều thứ, mà những thứ ấy,
chỉ có thể cảm chứ không thể nào diễn tả. Tôi đã từng thơ thẩn ven sông, nhìn nắng
trút nhòe chiều, màu nắng ấy không chỉ đẹp mà còn buồn, một nỗi buồn của ngày
tàn và nắng nhạt. Từ lúc ấy, tôi đã biết, mình sẽ thích nhà thơ này, hơn tất thảy!
Cuộc đời của Nguyễn Tất Nhiên, theo những gì tôi được biết, cũng như cuộc đời của nhiều nhà thơ khác, thì khá buồn. Có lẽ đúng, bởi đến thơ ông cũng chẳng được mấy câu vui. Thơ Nguyễn Tất Nhiên, cũng như màu nắng bờ sông ấy, đẹp và buồn. Nhưng vẫn còn là những nỗi buồn ngây thơ, thơ tình học trò, dù nhiều "lận đận" hay "hư hao" thì vẫn còn đẹp lắm, trước những cơm áo gạo tiền và bão tố cuộc đời. Của chiến tranh, vượt biên hay tù ngục. Của tha hương và ly tán!
Tôi thích thơ Nguyễn Tất Nhiên, tự nhiên đến ngỡ ngàng. Đôi lần, tôi thấy mình cứ chìm đắm hoài trong thơ ông dường như thiết tha muốn được sống lại khoảng thời không đó...
Bởi cố nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ rất nhiều ca khúc của ông, mà rất nhiều người lầm tưởng rằng chính PD là người đã "phát hiện" ra Nguyễn Tất Nhiên. Nhưng, căn cứ theo thời gian phổ nhạc, thì có một người đã "thấy" Nguyễn Tất Nhiên sớm hơn Phạm Duy nhiều, trước những hai năm. Đó chính là nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, người đã phổ nhạc hai ca khúc: Thiên Thu và Vì tôi là linh mục.
Thiên Thu, là bài thơ nằm ở cuối tập thơ Thiên Tai của Nguyễn Tất Nhiên. Một bài thơ dường như mang theo rất nhiều dự cảm về số phận của ông.
Thiên thu
Thơ Nguyễn Tất Nhiên, Nguyễn Đức Quang phổ nhạc
Sao thiên thu không là xa nhau?
Nên mưa xưa còn giăng ngang hồn sầu
Tôi đứng như cây cột đèn gẫy gập
Và một con đường cúp điện rất lâu
Sao thiên thu không là chôn sâu?
Nên nắng xưa còn hanh mái tóc nhầu
Tôi đứng như xe tang ngừng ngập
Và một họ hàng khăn trắng buồn đau
Sao thiên thu không là đường chim?
Nên mây năm xưa còn trên tay phiền
Tôi đứng như tường vôi luống tuổi
Và những tàng xanh chùm gởi quê hèn!
Sao thiên thu không là lãng quên?
Nên tình xưa còn cháy âm thầm
Tôi đứng như căn nhà nám lửa
Và những người thân trốn chạy vội vàng!
Sao thiên thu không là sương tan?
Nên mặt trời xưa còn gượng huy hoàng
Tôi đứng như dòng sông im lặng
Và những cánh buồm kiệt sức lang thang!
Sao thiên thu không là thiên thu
Nên những người yêu là những ngôi mồ
Tôi đứng một mình trong nghĩa địa
Và chắc không đành quên khổ đau!
Cuộc đời của Nguyễn Tất Nhiên, theo những gì tôi được biết, cũng như cuộc đời của nhiều nhà thơ khác, thì khá buồn. Có lẽ đúng, bởi đến thơ ông cũng chẳng được mấy câu vui. Thơ Nguyễn Tất Nhiên, cũng như màu nắng bờ sông ấy, đẹp và buồn. Nhưng vẫn còn là những nỗi buồn ngây thơ, thơ tình học trò, dù nhiều "lận đận" hay "hư hao" thì vẫn còn đẹp lắm, trước những cơm áo gạo tiền và bão tố cuộc đời. Của chiến tranh, vượt biên hay tù ngục. Của tha hương và ly tán!
Tôi thích thơ Nguyễn Tất Nhiên, tự nhiên đến ngỡ ngàng. Đôi lần, tôi thấy mình cứ chìm đắm hoài trong thơ ông dường như thiết tha muốn được sống lại khoảng thời không đó...
Bởi cố nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ rất nhiều ca khúc của ông, mà rất nhiều người lầm tưởng rằng chính PD là người đã "phát hiện" ra Nguyễn Tất Nhiên. Nhưng, căn cứ theo thời gian phổ nhạc, thì có một người đã "thấy" Nguyễn Tất Nhiên sớm hơn Phạm Duy nhiều, trước những hai năm. Đó chính là nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, người đã phổ nhạc hai ca khúc: Thiên Thu và Vì tôi là linh mục.
Thiên Thu, là bài thơ nằm ở cuối tập thơ Thiên Tai của Nguyễn Tất Nhiên. Một bài thơ dường như mang theo rất nhiều dự cảm về số phận của ông.
Thiên thu
Thơ Nguyễn Tất Nhiên, Nguyễn Đức Quang phổ nhạc
Sao thiên thu không là xa nhau?
Nên mưa xưa còn giăng ngang hồn sầu
Tôi đứng như cây cột đèn gẫy gập
Và một con đường cúp điện rất lâu
Sao thiên thu không là chôn sâu?
Nên nắng xưa còn hanh mái tóc nhầu
Tôi đứng như xe tang ngừng ngập
Và một họ hàng khăn trắng buồn đau
Sao thiên thu không là đường chim?
Nên mây năm xưa còn trên tay phiền
Tôi đứng như tường vôi luống tuổi
Và những tàng xanh chùm gởi quê hèn!
Sao thiên thu không là lãng quên?
Nên tình xưa còn cháy âm thầm
Tôi đứng như căn nhà nám lửa
Và những người thân trốn chạy vội vàng!
Sao thiên thu không là sương tan?
Nên mặt trời xưa còn gượng huy hoàng
Tôi đứng như dòng sông im lặng
Và những cánh buồm kiệt sức lang thang!
Sao thiên thu không là thiên thu
Nên những người yêu là những ngôi mồ
Tôi đứng một mình trong nghĩa địa
Và chắc không đành quên khổ đau!
Mời các bạn nghe ca khúc này qua tiếng hát của Lệ Mai
"Em là gái trong khung cửa,
Anh là mây bốn phương trời;
Anh theo cánh gió chơi vơi,
Em vẫn nằm trong nhung lụa..."
Anh là mây bốn phương trời;
Anh theo cánh gió chơi vơi,
Em vẫn nằm trong nhung lụa..."
Em và anh vốn thuộc về hai thế giới khác nhau, em là tiểu thư quen sống trong
nhung lụa, anh là gã lang thang với
những bước chân vô định. Chúng mình như hai đường kẻ song song, nhưng dưới phép
lạ lại gặp nhau tại một điểm - qua khung cửa sổ. Gần đó mà xa xôi, thoáng gặp để
rồi vấn vương cả một đời...
Hiếm có một bài thơ nào được nhiều nhạc sĩ phổ thơ cùng một lúc như bài thơ "Một mùa đông" của Lưu Trọng Lư.
Hiếm có một bài thơ nào được nhiều nhạc sĩ phổ thơ cùng một lúc như bài thơ "Một mùa đông" của Lưu Trọng Lư.
Một mùa đông
Lưu Trọng Lư
I
Đôi mắt em lặng buồn
Nhìn thôi mà chẳng nói,
Tình đôi ta vời vợi
Có nói cũng không cùng.
Yêu hết một mùa đông
Không một lần đã nói,
Nhìn nhau buồn vời vợi
Có nói cũng không cùng.
Trời hết một mùa đông
Gió bên thềm thổi mãi,
Qua rồi mùa ân ái:
Đàn sếu đã sang sông.
Em ngồi trong song cửa
Anh đứng dựa tường hoa,
Nhìn nhau mà lệ ứa,
Một ngày một cách xa.
Đây là dải Ngân Hà,
Anh là chim Ô thước
Sẽ bắc cầu nguyện ước
Một đêm một lần qua.
Để mặc anh đau khổ,
Ái ân giờ tận số,
Khép chặt đôi cánh song!
Khép cả một tấm lòng!
II
Tặng D.C.
Em là gái trong khung cửa,
Anh là mây bốn phương trời;
Anh theo cánh gió chơi vơi,
Em vẫn nằm trong nhung lụa.
Em chỉ là người em gái thôi,
Người em sầu mộng của muôn đời,
Tình em như tuyết giăng đầu núi,
Vằng vặc muôn thu nét tuyệt vời.
Ai bảo em là giai nhân
Cho đời anh đau khổ?
Ai bảo em ngồi bên cửa sổ
Cho vướng víu nợ thi nhân?
Ai bảo em là giai nhân
Cho lệ tràn đêm xuân?
Cho tình tràn trước ngõ?
Cho mộng tràn gối chăn?
III
Ngày một ngày hai cách biệt nhau
Chẳng được cùng em kê gối sầu,
Khóc chuyện thế gian cười ngặt nghẽo,
Cùng cười những chuyện thế gian đau.
Ngày hôm tiễn biệt buồn say đắm
Em vẫn đùa nô uống rượu say.
Em có biết đâu đời vắng lạnh,
Lạnh buồn như ngọn gió heo may.
Môi em đượm sặc mùi nho tươi,
Đôi má em hồng chúm nụ cười,
Đôi mắt em say màu sáng lạn,
Trán em để lỏng làn tóc rơi.
Tuy môi em uống, lòng anh say,
Lời em càng nói càng chua cay
Anh muốn van em đừng nói nữa,
Lệ buồn sẽ nhỏ trong đêm nay.
IV
Hãy xếp lại muôn vàn ân ái
Đừng trách nhau, đừng ái ngại nhau,
Thuyền yêu không ghé bến sầu
Như đêm thiếu phụ bên lầu không trăng.
Hãy như chiếc sao băng băng mãi
Để lòng buồn, buồn mãi không thôi.
Lưu Trọng Lư
I
Đôi mắt em lặng buồn
Nhìn thôi mà chẳng nói,
Tình đôi ta vời vợi
Có nói cũng không cùng.
Yêu hết một mùa đông
Không một lần đã nói,
Nhìn nhau buồn vời vợi
Có nói cũng không cùng.
Trời hết một mùa đông
Gió bên thềm thổi mãi,
Qua rồi mùa ân ái:
Đàn sếu đã sang sông.
Em ngồi trong song cửa
Anh đứng dựa tường hoa,
Nhìn nhau mà lệ ứa,
Một ngày một cách xa.
Đây là dải Ngân Hà,
Anh là chim Ô thước
Sẽ bắc cầu nguyện ước
Một đêm một lần qua.
Để mặc anh đau khổ,
Ái ân giờ tận số,
Khép chặt đôi cánh song!
Khép cả một tấm lòng!
II
Tặng D.C.
Em là gái trong khung cửa,
Anh là mây bốn phương trời;
Anh theo cánh gió chơi vơi,
Em vẫn nằm trong nhung lụa.
Em chỉ là người em gái thôi,
Người em sầu mộng của muôn đời,
Tình em như tuyết giăng đầu núi,
Vằng vặc muôn thu nét tuyệt vời.
Ai bảo em là giai nhân
Cho đời anh đau khổ?
Ai bảo em ngồi bên cửa sổ
Cho vướng víu nợ thi nhân?
Ai bảo em là giai nhân
Cho lệ tràn đêm xuân?
Cho tình tràn trước ngõ?
Cho mộng tràn gối chăn?
III
Ngày một ngày hai cách biệt nhau
Chẳng được cùng em kê gối sầu,
Khóc chuyện thế gian cười ngặt nghẽo,
Cùng cười những chuyện thế gian đau.
Ngày hôm tiễn biệt buồn say đắm
Em vẫn đùa nô uống rượu say.
Em có biết đâu đời vắng lạnh,
Lạnh buồn như ngọn gió heo may.
Môi em đượm sặc mùi nho tươi,
Đôi má em hồng chúm nụ cười,
Đôi mắt em say màu sáng lạn,
Trán em để lỏng làn tóc rơi.
Tuy môi em uống, lòng anh say,
Lời em càng nói càng chua cay
Anh muốn van em đừng nói nữa,
Lệ buồn sẽ nhỏ trong đêm nay.
IV
Hãy xếp lại muôn vàn ân ái
Đừng trách nhau, đừng ái ngại nhau,
Thuyền yêu không ghé bến sầu
Như đêm thiếu phụ bên lầu không trăng.
Hãy như chiếc sao băng băng mãi
Để lòng buồn, buồn mãi không thôi.
Các nhạc sĩ Phạm Đình Chương và Hoàng Thanh Tâm đã dùng đoạn 1 của bài thơ này
để soạn lời các bài hát Mắt buồn và Một mùa đông. Các nhạc sĩ Y Vân và Anh Bằng
dùng đoạn 2 để soạn các bài hát Người em sầu mộng và Ai bảo em là giai nhân.
Nguồn:
1. Tiếng thu, Librairie Centrale ấn hành, 1939
2. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam (1932-1941), NXB Văn học, 2007
3. Thi Viện
Ai bảo em là giai nhân
Nhạc: Anh Bằng
CS: Nhật Trường
Nguồn:
1. Tiếng thu, Librairie Centrale ấn hành, 1939
2. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam (1932-1941), NXB Văn học, 2007
3. Thi Viện
Ai bảo em là giai nhân
Nhạc: Anh Bằng
CS: Nhật Trường
Lắm khi, tôi ngồi giữa cái nắng SG, mà mơ về một chiều rét mướt.
Mười ngón tay nhăn tím, xanh xao. Cũng như một buổi chiều nào của quá khứ, tôi
đã run rẩy trong cái nắng miền trung rợn người khi nghe Tuấn Ngọc hát: Trên ngọn
tình sầu.
"Con dế buồn tự tử giữa đêm sương
Bầy sẻ cũ cũng qua đời lặng lẽ..."
Thơ Du Tử Lê, luôn có những hình ảnh rất riêng, đọc lên là biết thơ của ông liền. Chúng vừa đau đớn, vừa đẹp đẽ, vừa cổ kính mà vẫn thân thuộc. Đến đau hồn người...
Từ Công Phụng phổ nhạc thơ ông, gần như là giữ lại vẹn nguyên câu chữ, đầy đủ ý tình. Mà thơ vẫn thơ, mà nhạc vẫn nhạc! Khi tôi đọc thơ, tôi chỉ nghĩ đến Du Tử Lê, còn khi Tuấn Ngọc cất giọng, tôi chỉ còn nghĩ về Từ Công Phụng. Nhạc của Từ Công Phụng, cũng toàn bài buồn, đến hiu hắt, đến điếng lòng...
Tựa "Trên ngọn tình sầu" là tựa DTL đặt lại cho bài hát sau khi TCT phổ nhạc, tên gốc của bài thơ là: 67, KHÚC THÊM CHO HUYỀN CHÂU. Huyền Châu là mối tình đầu của DTL, và cũng là một mối duyên thơ đầy gập ghềnh trắc trở, không cập được bến bờ hạnh phúc. Phải thế chăng mà nhà thơ đã sửa tên thành: Trên ngọn tình sầu?
67, KHÚC THÊM CHO HUYỀN CHÂU
Hạnh phúc tôi từ những ngày nước lớn
Trời mưa mau tay vuốt mặt khôn cùng
Bầy sẻ cũ hom hem chiều ngói xám
Trời xanh xao chân nhỏ cũng không về
Cây mộng nở từng ngón tay lá nõn
Nôi tương tư cỏ ấm thịt da người
Tôi hiu hắt từ mắt em ngắt tạnh
Môi thâm khô từ thuở định xin hôn
Ngày tháng hạ khi không mà trở rét
Em khi không mà trở mặt điêu ngoa
Tay trông ngóng hương đưa mùi tóc mạ
Ngọn me xa theo ký ức rì rào
Chiều qua đó chân ai còn ríu rít
Lời ai say cho trời đất lại gần
Kỷ niệm tôi từ những ngày vỡ tiếng
Nhẩn nha gom từng cọng thiết tha rơi
Con dế nhỏ lớn lên đằm tiếng hát
Khi đêm về ru giọng đớn đau hơn
Cây niên thiếu cũng thui mầm trong sáng
Lá oan khiên lả tả mái hiên người
Tôi èo uột từ những người cả gió
Con dế buồn tự tử giữa đêm sương
Bầy sẻ cũ cũng qua đời lặng lẽ
Ngọn me xưa già khọm tiếc thương hờ
Em ở đó bờ sông còn ẩm cát
Con sóng tình vỗ mãi một âm quên
1967
"Con dế buồn tự tử giữa đêm sương
Bầy sẻ cũ cũng qua đời lặng lẽ..."
Thơ Du Tử Lê, luôn có những hình ảnh rất riêng, đọc lên là biết thơ của ông liền. Chúng vừa đau đớn, vừa đẹp đẽ, vừa cổ kính mà vẫn thân thuộc. Đến đau hồn người...
Từ Công Phụng phổ nhạc thơ ông, gần như là giữ lại vẹn nguyên câu chữ, đầy đủ ý tình. Mà thơ vẫn thơ, mà nhạc vẫn nhạc! Khi tôi đọc thơ, tôi chỉ nghĩ đến Du Tử Lê, còn khi Tuấn Ngọc cất giọng, tôi chỉ còn nghĩ về Từ Công Phụng. Nhạc của Từ Công Phụng, cũng toàn bài buồn, đến hiu hắt, đến điếng lòng...
Tựa "Trên ngọn tình sầu" là tựa DTL đặt lại cho bài hát sau khi TCT phổ nhạc, tên gốc của bài thơ là: 67, KHÚC THÊM CHO HUYỀN CHÂU. Huyền Châu là mối tình đầu của DTL, và cũng là một mối duyên thơ đầy gập ghềnh trắc trở, không cập được bến bờ hạnh phúc. Phải thế chăng mà nhà thơ đã sửa tên thành: Trên ngọn tình sầu?
67, KHÚC THÊM CHO HUYỀN CHÂU
Hạnh phúc tôi từ những ngày nước lớn
Trời mưa mau tay vuốt mặt khôn cùng
Bầy sẻ cũ hom hem chiều ngói xám
Trời xanh xao chân nhỏ cũng không về
Cây mộng nở từng ngón tay lá nõn
Nôi tương tư cỏ ấm thịt da người
Tôi hiu hắt từ mắt em ngắt tạnh
Môi thâm khô từ thuở định xin hôn
Ngày tháng hạ khi không mà trở rét
Em khi không mà trở mặt điêu ngoa
Tay trông ngóng hương đưa mùi tóc mạ
Ngọn me xa theo ký ức rì rào
Chiều qua đó chân ai còn ríu rít
Lời ai say cho trời đất lại gần
Kỷ niệm tôi từ những ngày vỡ tiếng
Nhẩn nha gom từng cọng thiết tha rơi
Con dế nhỏ lớn lên đằm tiếng hát
Khi đêm về ru giọng đớn đau hơn
Cây niên thiếu cũng thui mầm trong sáng
Lá oan khiên lả tả mái hiên người
Tôi èo uột từ những người cả gió
Con dế buồn tự tử giữa đêm sương
Bầy sẻ cũ cũng qua đời lặng lẽ
Ngọn me xưa già khọm tiếc thương hờ
Em ở đó bờ sông còn ẩm cát
Con sóng tình vỗ mãi một âm quên
1967
Trả lờiXóaeva flight
bán vé máy bay đi mỹ giá rẻ
korean airline vietnam
vé máy bay đi mỹ hãng nào rẻ nhất
vé máy bay đi canada giá rẻ
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thức Du Lịch