Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2015

Số báo bằng tiếng Việt đầu tiên trên nước ta

Số báo bằng tiếng Việt đầu tiên trên nước ta
1. Tờ báo đầu tiên ở nước ta viết bằng tiếng Việt là tờ Gia Định báo được xuất bản ngày 15-4-1865 tại Gia Định, bấy giờ là tỉnh Gia Định. Tờ báo do một người Pháp tên là Smest Potteaux chủ trương làm chủ nhiệm và kiêm luôn chủ bút. Sự ra đời của tờ báo trong bối cảnh lịch sử còn nhiều rối ren. Tuy người Pháp đã chiếm được ba kỳ và đã thiết lập guồng máy cai trị lên cả ba miền đất nước và mỗi một miền một chế độ chính trị khác nhau. Triều đình nhà Nguyễn thì nhu nhược, các quyền thần thì chia rẽ. Lòng dân thì không phục chính quyền đô hộ. Nên chỗ này chỗ khác luôn có sự chống đối nổi dậy nhưng không có tổ chức vững chắc. Một mặt chính quyền thực dân ra sức đàn áp. Một mặt tung ra những Chỉ thị, những chính sách mua chuộc mỵ dân. Đứng trước tình thế muôn vàn khó khăn này buộc chính quyền đô hộ phải xuất bản một tờ báo bằng tiếng Việt. Song lúc đầu chính quyền Pháp cũng không tin tưởng ở những người Việt thân chúng nên đã trao quyền chủ nhiệm tờ báo cho một người Pháp.
Tờ báo ra đời vội vã với hai mục đích:
1. Để tuyên truyền những chủ trương, chính sách của bộ máy chính quyền thực dân xuống tới nhân dân. Và muốn được như vậy thì phải phổ cập chữ quốc ngữ xuống với nhân dân.
2. Phải tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân theo học chữ quốc ngữ gốc La Tinh dễ học thay cho chữ Hán và chữ Nôm khó học mà dễ quên.
Trong hàng ngũ Ban Biên tập của báo có số người Việt và người Pháp, người Việt như các ông Trương Vĩnh Ký, ông Huỳnh Minh Của, ông Tôn Thọ Tường.
Người Pháp như các ông Teau Bonet, Emest, Potteaux.
Ông Trương Vĩnh Ký là chủ bút chuyên viết mục xã luận đăng đầu trang trang nhất, ông Vĩnh Ký là một học giả thông minh biết nhiều thứ tiếng. Nhất là chữ Pháp và chữ Hán nên ông cũng nhiều khi dịch thuật những sách báo nước ngoài trong những lĩnh vực có tính triết học, xã hội, những luận thuyết nhằm cải tiến cuộc sống của đất nước, những triết lý về tư tưởng, đạo đức của con người.
Đến năm 1869 ông Vĩnh Ký được thống sứ Nam Kỳ là G.ohier cử làm chánh tổng tài của báo. Báo vẫn ra đều đặn một tháng 4 kỳ. Số lượng chắc không nhiều, vì dân vẫn ghét quân Lãng-Sa, quân mũi lõ, tóc đỏ, mắt lờ và thực chất chữ quốc ngữ cũng chưa được phổ cập rộng rãi. Cho nên báo cũng chỉ lưu hành trong các thành phố lớn thôi. Lúc đầu báo ra 4 trang sau mở thành 8 trang truyền tải thêm các mục như: quảng cáo, dạy nghề, nhắn tin và cả mục bói toán, chiêm tinh. Sau đó báo lại phát triển thành 12 trang và vẫn giữ nguyên khuôn khổ tờ báo 25 - 32 (cm) như cũ. Báo mỗi ngày có đẹp hơn giấy trắng Canada mực Pháp và trên tờ báo đã có một số hình về người, về cảnh.
Đến năm 1874 ông Trương Vĩnh Ký chuyển sang nghiên cứu về khoa học xã hội nhân văn và ngôn ngữ. Ông Bonet được thay giữ chức chủ nhiệm tờ báo. Thời gian này không biết vì lẽ gì báo lại rút xuống một tháng hai kỳ. Song vẫn có trách nhiệm là cơ quan thông tin tuyên truyền của chính quyền bảo hộ.
Sau Gia Định báo còn có báo Phan Yên do Diệp Văn Cương làm chủ nhiệm. Báo Phan Yên ra đời thời gian không được lâu sau vì báo ra nhiều bài có tính chất chính trị chỉ chích chính sách cai trị hà khắc của người Pháp nên báo đã bị đình chỉ.
Sau nữa có báo nhật trình Nam Kỳ năm 1903. Báo Nam Kỳ địa phận (báo của người công giáo). Báo Lục Tỉnh Tân Văn năm 1970 có tờ nhật báo sớm nhất là tờ công luận.
Những tờ báo tiếp sau tờ Gia Định báo là của tư nhân không mang trách nhiệm tuyên truyền của chính quyền đô hộ. Nó có mở rộng phạm vi lý luận, nhận định và nắm bắt, đăng tải những tin tức về tình hình Đông Dương cũng như tin tức quốc tế. Và cũng nẩy sinh một số bài làm cho nhà cầm quyền đau đầu không hài lòng với các nhà báo đương thời.
Nguyễn Kim Bảng


1 nhận xét:

  Dưới bóng quê hương chợt lòng mưa nắng – Bút ký của Lệ Hằng 24 Tháng Năm, 2023 “Thấu Huế rồi.” Tôi háo hức suốt cả quãng đèo xanh bạt ...