Tản mạn về hoa
“Quỳnh”, họa sĩ Nguyễn Chính
Nhẹ bàn chân, hương đêm ơi!
Nhẹ bàn tay, hương yêu ơi!
“Dạ lai hương”, Phạm Duy
Nhẹ bàn tay, hương yêu ơi!
“Dạ lai hương”, Phạm Duy
Đêm thơm như một dòng sữa…
Tôi yêu hai chữ “đêm thơm” trong câu hát ấy,
câu hát của Phạm Duy.
Nói đúng hơn, tôi yêu kỷ niệm về câu hát ấy. Bài hát nghe được vào một đêm xuân nào trong một quán café ở Saigon, trước năm 1975. Tôi không nghe một mình, mà với người bạn gái. Trong vuông sân nhỏ ở ngoài vườn và trong bóng tối mờ mờ tỏa ra từ những ngọn đèn màu vàng đục, chúng tôi ngồi bên nhau thật im lặng, nghe đêm trôi đi chầm chậm, nghe nhạc trôi đi chầm chậm lẫn trong hương ngọc lan mơ hồ thoảng trong đêm.
Tôi không gặp hai chữ “đêm thơm” ấy trong bài hát nào khác, cho đến một buổi tối, bất chợt tôi nghe tiếng nhạc dạo êm dịu và giọng hát cũng thật êm dịu.
Nói đúng hơn, tôi yêu kỷ niệm về câu hát ấy. Bài hát nghe được vào một đêm xuân nào trong một quán café ở Saigon, trước năm 1975. Tôi không nghe một mình, mà với người bạn gái. Trong vuông sân nhỏ ở ngoài vườn và trong bóng tối mờ mờ tỏa ra từ những ngọn đèn màu vàng đục, chúng tôi ngồi bên nhau thật im lặng, nghe đêm trôi đi chầm chậm, nghe nhạc trôi đi chầm chậm lẫn trong hương ngọc lan mơ hồ thoảng trong đêm.
Tôi không gặp hai chữ “đêm thơm” ấy trong bài hát nào khác, cho đến một buổi tối, bất chợt tôi nghe tiếng nhạc dạo êm dịu và giọng hát cũng thật êm dịu.
Tôi ngồi lặng yên một lúc, nghe hết bài nhạc.
Nghe kỹ, và nhận ra một điều. Đã lâu, thật lâu, tôi mới lại có được cảm giác ấy,
cảm giác lâng lâng nghe nhạc trôi đi, trôi đi chầm chậm, như những cánh hoa mầu
trắng nở chầm chậm trong đêm.
Hai câu hát có hai chữ “đêm thơm” ấy đều là câu nhạc đầu trong hai bài hát nói về những bông “hoa nở về đêm”. Bài hát của Phạm Duy tên là “Dạ lai hương”, bài hát của Phạm Anh Dũng tên là “Dạ quỳnh hương”. Nếu đấy là một sự ngẫu nhiên thì quả là một ngẫu nhiên khá thú vị.
Hai câu hát có hai chữ “đêm thơm” ấy đều là câu nhạc đầu trong hai bài hát nói về những bông “hoa nở về đêm”. Bài hát của Phạm Duy tên là “Dạ lai hương”, bài hát của Phạm Anh Dũng tên là “Dạ quỳnh hương”. Nếu đấy là một sự ngẫu nhiên thì quả là một ngẫu nhiên khá thú vị.
Dạ Quỳnh Hương: Thơ Hoàng Ngọc Quỳnh Giao
Nhạc
Phạm Anh Dũng- Tiếng hát Bảo Yến.
“Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên”
Đêm thơm, hay là hương thơm dìu dịu của đóa
quỳnh nào thoảng trong đêm.
Đã có nhiều bài hát nói về hoa quỳnh. Những bài hát quen thuộc và được nhiều người yêu thích vẫn là những bài của Phạm Duy, Trịnh Công Sơn và Phạm Anh Dũng.
“Cành hoa trắng” của Phạm Duy có một vẻ gì buồn bã, “Người về trong đêm tối/ ôm cành hoa tả tơi…”
“Quỳnh hương” của Trịnh Công Sơn lại có nét gì tươi vui, “Quỳnh thơm hay môi em thơm…”
Nghe “Dạ quỳnh hương”, người ta không chỉ nghe được, thấy được vẻ đẹp quyến rũ của hoa thôi mà còn cảm được cái “tình” thầm lặng và vấn vương giữa hoa và người nữa.
Đã có nhiều bài hát nói về hoa quỳnh. Những bài hát quen thuộc và được nhiều người yêu thích vẫn là những bài của Phạm Duy, Trịnh Công Sơn và Phạm Anh Dũng.
“Cành hoa trắng” của Phạm Duy có một vẻ gì buồn bã, “Người về trong đêm tối/ ôm cành hoa tả tơi…”
“Quỳnh hương” của Trịnh Công Sơn lại có nét gì tươi vui, “Quỳnh thơm hay môi em thơm…”
Nghe “Dạ quỳnh hương”, người ta không chỉ nghe được, thấy được vẻ đẹp quyến rũ của hoa thôi mà còn cảm được cái “tình” thầm lặng và vấn vương giữa hoa và người nữa.
Nồng nàn quỳnh hương thơm giữa cánh môi xinh
Lòng ta nghe xôn xao cây lá xanh tình…
Lòng ta nghe xôn xao cây lá xanh tình…
Nghe những lời ấy mà “nghe” lòng ngất ngây
trong phút giao hòa giữa nhạc và thơ, giữa người và hoa, giữa mộng và thực.
Rồi tình ta như trăng sáng ngát trên cao
Bầy chim uyên lao xao theo gió đêm về…
Bầy chim uyên lao xao theo gió đêm về…
Nghe những lời ấy mà “nghe” tim rạo rực trong
đêm lắng sâu, đêm bát ngát trăng sao.
Ngàn vì sao đua nhau thắp nến lung linh…
Hai chữ “lung linh” trong câu hát ấy thật là
đẹp. Trong “Dạ lai hương” của Phạm Duy cũng “ngẫu nhiên” có hai chữ “lung linh”
thật là đẹp.
Lung linh, trăng lại về nữa…
Những chữ “lung linh” ấy như mang đến cho ánh
sao đêm và bóng trăng khuya một vẻ mơ màng, huyền ảo. Có vẻ như “quỳnh” và
“trăng” luôn sánh đôi với nhau. “Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên” (1), người
ta muốn được thưởng hoa và thưởng trăng cùng lúc.
Hoa trăng với lại hồn tôi
phút giây hư thực đất trời trôi qua
Đến khi thức dậy nhìn ra
ánh trăng vừa tắt, sắc hoa vừa tàn
(“Hoa nở theo trăng”, Tế Hanh)
phút giây hư thực đất trời trôi qua
Đến khi thức dậy nhìn ra
ánh trăng vừa tắt, sắc hoa vừa tàn
(“Hoa nở theo trăng”, Tế Hanh)
“Nguyệt quỳnh”, họa sĩ Thanh Luân
“Dạ quỳnh hương” là thoáng hương thơm dìu dịu,
là màu trắng tinh khiết của những cánh hoa nở lặng lẽ trong đêm.
Vẻ đẹp của hoa là vẻ thanh cao mà đài các, là vẻ e ấp mà nồng nàn, dịu dàng mà tình tứ, thầm lặng mà quyến rũ.
Khác với hai bài nhạc quỳnh kia, “Dạ quỳnh hương” được phổ từ bài thơ cùng tên của một người làm thơ… cùng tên với loài hoa sắc hương trinh bạch ấy. Hoàng Ngọc Quỳnh, hay Hoàng Ngọc Quỳnh Giao. Như cái tên định mệnh, nhạc phổ vừa xong thì hoa cũng vừa khép cánh. Tác giả bài thơ ấy, người nữ sĩ tài hoa bạc mệnh ấy đã từ biệt thế gian này để đi về một thế giới khác. Hoa đã lìa trần, hoa đã lìa xa người. Mối đồng cảm ấy, mối duyên văn nghệ ấy giữa người thơ và người phổ nhạc bài thơ chỉ như cơn gió thoảng, chỉ như giấc mơ qua, vì cho đến lúc “hoa lìa cành biếc, hồn theo gió vương” (2) hai con người nghệ sĩ ấy vẫn chưa hề có một lần tương kiến.
Vẻ đẹp của hoa là vẻ thanh cao mà đài các, là vẻ e ấp mà nồng nàn, dịu dàng mà tình tứ, thầm lặng mà quyến rũ.
Khác với hai bài nhạc quỳnh kia, “Dạ quỳnh hương” được phổ từ bài thơ cùng tên của một người làm thơ… cùng tên với loài hoa sắc hương trinh bạch ấy. Hoàng Ngọc Quỳnh, hay Hoàng Ngọc Quỳnh Giao. Như cái tên định mệnh, nhạc phổ vừa xong thì hoa cũng vừa khép cánh. Tác giả bài thơ ấy, người nữ sĩ tài hoa bạc mệnh ấy đã từ biệt thế gian này để đi về một thế giới khác. Hoa đã lìa trần, hoa đã lìa xa người. Mối đồng cảm ấy, mối duyên văn nghệ ấy giữa người thơ và người phổ nhạc bài thơ chỉ như cơn gió thoảng, chỉ như giấc mơ qua, vì cho đến lúc “hoa lìa cành biếc, hồn theo gió vương” (2) hai con người nghệ sĩ ấy vẫn chưa hề có một lần tương kiến.
“… Sau một đêm thức trắng tôi viết xong ‘Dạ
quỳnh hương’ và gửi cho Quỳnh,” tác giả bài nhạc kể lại. “Quỳnh rất thích, cho
biết vẫn đem ra đàn, hát, và có hứa sẽ gửi tôi nghe bài ấy với tiếng đàn dương
cầm sau khi sức khỏe hồi phục (nàng có theo học bốn năm về dương cầm tại trường
Quốc Gia Âm Nhạc Huế). Chỉ ít lâu sau, tháng Giêng năm 2001, bất ngờ tôi được
tin Quỳnh qua đời tại Bỉ. Tôi chưa hề được nghe tiếng đàn của Quỳnh. Tôi cũng
chưa gặp Quỳnh bao giờ cả.”
Từng cánh khép lại rồi
hoa lả mềm giấc ngủ
Ôi, phút hoa hiến dâng
hồn tôi không kịp hái
(“Hoa quỳnh”, Lâm thị Mỹ Dạ)
hoa lả mềm giấc ngủ
Ôi, phút hoa hiến dâng
hồn tôi không kịp hái
(“Hoa quỳnh”, Lâm thị Mỹ Dạ)
Đóa quỳnh hương khép cánh ấy, Hoàng Ngọc Quỳnh
Giao, cô đã tạt ngang qua cuộc đời này, rồi lặng lẽ biến mất khỏi cuộc đời này.
Cô đã yêu biết mấy cuộc đời này. Cô yêu thi ca, yêu âm nhạc, yêu hội họa, yêu
trăng sao, yêu cỏ hoa “cây lá xanh tình”. Cô đã có những hạnh phúc ngắn ngủi giữa
cuộc sống cũng thật ngắn ngủi.
Ôi cuộc sống thật ý nghĩa nhưng cũng thật vô nghĩa. Và chút duyên tri ngộ, và chút tình mong manh tựa những cánh hoa quỳnh mong manh ấy… “cũng theo hư không mà đi”. (3)
Ôi cuộc sống thật ý nghĩa nhưng cũng thật vô nghĩa. Và chút duyên tri ngộ, và chút tình mong manh tựa những cánh hoa quỳnh mong manh ấy… “cũng theo hư không mà đi”. (3)
“Dạ quỳnh hương”, một trong số ít những bài
nhạc Việt hay nhất viết về hoa.
Chàng nhạc sĩ của hoa quỳnh
Chàng nhạc sĩ của hoa quỳnh
Trước năm 1975, chúng ta vẫn có những y sĩ viết
văn, làm thơ và có cả những giọng hát thật truyền cảm nữa. Sau năm 1975, chúng
ta lại có thêm những người viết nhạc trong giới y sĩ, trong số ấy có Phạm Anh
Dũng, vẫn được nhiều người yêu nhạc biết đến như là chàng nhạc sĩ có sức sáng
tác thật sung mãn và đa dạng như là “cây đàn muôn điệu”.
Những người y sĩ viết nhạc, làm thơ, hay “lấy thơ ghép nhạc”. Tại sao không? Như Phạm Anh Dũng. Như cô bạn đồng nghiệp của anh, Hoàng Ngọc Quỳnh Giao. Phía sau cánh áo blouse trắng như màu trắng thanh khiết của những cánh hoa quỳnh là trái tim nhân ái, là tâm hồn rộng mở, là lòng yêu cái đẹp. Cùng với “cây đàn muôn điệu” ấy, anh đã dạo lên khúc nhạc êm đềm, đã cất cao tiếng hát ca ngợi thương yêu và cuộc sống kỳ diệu. Cùng với lời ca tiếng nhạc ấy, anh đã vỗ về, đã xoa dịu những nỗi đau và chữa lành những vết thương trong tâm hồn người giữa cuộc sống nhiều hạnh phúc và cũng lắm khổ đau.
Yêu nhạc, yêu thơ và yêu hoa, Phạm Anh Dũng có đến ba mối tình rất thủy chung (nếu không kể mối tình với người bạn đời và cái nghề tay phải gắn liền với chiếc ống nghe mỗi ngày của anh).
– Yêu nhạc: Gần bốn trăm ca khúc được sáng tác, hơn mười lăm CD nhạc được phát hành, nguồn nhạc hứng trong tim chàng nghệ sĩ ấy vẫn chưa có lúc nào vơi cạn. Nghe nhạc Phạm Anh Dũng, qua các giọng ca tên tuổi của hai thế hệ cũ, mới và qua mọi thể loại, mọi thể điệu, mọi đề tài, tưởng như anh muốn ôm hết cuộc sống vào lòng vậy.
– Yêu thơ: Phần lớn những bài nhạc của Phạm Anh Dũng là những bài thơ của các nhà thơ quen tên được phổ thành ca khúc, cho thấy ở nơi anh tâm hồn yêu thi ca, yêu nghệ thuật. Những sáng tác của Phạm Anh Dũng, cho dù là lấy nhạc ghép thơ hay lấy thơ ghép nhạc vẫn luôn luôn là những bài nhạc rất thơ, luôn luôn là những lời nhạc đẹp tựa lời thơ.
– Yêu hoa: loài hoa chàng “yêu” nhất chắc phải là hoa quỳnh. Không chỉ “Dạ quỳnh hương”, Phạm Anh Dũng còn cho ra đời một series nhạc quỳnh khá độc đáo gồm trên mười bài quỳnh ca.
“Đây là một ‘kỳ tích võ lâm’,” tôi nói với anh như vậy, “chưa từng có trong giới sáng tác âm nhạc.” Phải yêu hoa lắm lắm, phải nặng tình với quỳnh lắm lắm mới dày công thực hiện một chuỗi những bài tình ca về “nữ hoàng của bóng đêm” ấy.
Một CD “nhạc chủ đề” có tên là Quỳnh Ca, là một tập hợp những bài nhạc quỳnh của Phạm Anh Dũng và những bài “thơ quỳnh” của Hoàng Ngọc Quỳnh Giao, Vương Ngọc Long, Phạm Ngọc, Hoa Cỏ, Trường Đinh… được nhạc sĩ phổ thành ca khúc. Bên cạnh những bài “Quỳnh”, “Với quỳnh”, “Đêm nguyệt quỳnh”, “Dạ quỳnh hương”, “Đóa quỳnh như”, “Như đóa dạ quỳnh” là những bài có cái tựa bắt đầu bằng chữ “quỳnh”, như “Quỳnh giao”, “Quỳnh hoa”, “Quỳnh lan”, “Quỳnh lệ”, “Quỳnh mơ”, “Quỳnh như”, “Quỳnh thi”, nghe như cách đặt tên của một bộ “tranh sưu tập” về hoa quỳnh.
Thật khó mà nói được tôi chấm bức “tranh quỳnh” nào đẹp hơn cả. Mỗi bức một vẻ, bức nào cũng đẹp, cũng được vẽ bằng những nét cọ mềm mại là những lời thơ ý nhạc. Tôi thích nghe “Dạ quỳnh hương” với giọng hát ấm áp và êm dịu của Trần Thái Hòa. Tôi cũng thích nghe “Quỳnh”, nghe nhạc điệu êm êm, buồn buồn để cảm thương cho số kiếp phù du của loài hoa nở và tàn trong đêm.
Những người y sĩ viết nhạc, làm thơ, hay “lấy thơ ghép nhạc”. Tại sao không? Như Phạm Anh Dũng. Như cô bạn đồng nghiệp của anh, Hoàng Ngọc Quỳnh Giao. Phía sau cánh áo blouse trắng như màu trắng thanh khiết của những cánh hoa quỳnh là trái tim nhân ái, là tâm hồn rộng mở, là lòng yêu cái đẹp. Cùng với “cây đàn muôn điệu” ấy, anh đã dạo lên khúc nhạc êm đềm, đã cất cao tiếng hát ca ngợi thương yêu và cuộc sống kỳ diệu. Cùng với lời ca tiếng nhạc ấy, anh đã vỗ về, đã xoa dịu những nỗi đau và chữa lành những vết thương trong tâm hồn người giữa cuộc sống nhiều hạnh phúc và cũng lắm khổ đau.
Yêu nhạc, yêu thơ và yêu hoa, Phạm Anh Dũng có đến ba mối tình rất thủy chung (nếu không kể mối tình với người bạn đời và cái nghề tay phải gắn liền với chiếc ống nghe mỗi ngày của anh).
– Yêu nhạc: Gần bốn trăm ca khúc được sáng tác, hơn mười lăm CD nhạc được phát hành, nguồn nhạc hứng trong tim chàng nghệ sĩ ấy vẫn chưa có lúc nào vơi cạn. Nghe nhạc Phạm Anh Dũng, qua các giọng ca tên tuổi của hai thế hệ cũ, mới và qua mọi thể loại, mọi thể điệu, mọi đề tài, tưởng như anh muốn ôm hết cuộc sống vào lòng vậy.
– Yêu thơ: Phần lớn những bài nhạc của Phạm Anh Dũng là những bài thơ của các nhà thơ quen tên được phổ thành ca khúc, cho thấy ở nơi anh tâm hồn yêu thi ca, yêu nghệ thuật. Những sáng tác của Phạm Anh Dũng, cho dù là lấy nhạc ghép thơ hay lấy thơ ghép nhạc vẫn luôn luôn là những bài nhạc rất thơ, luôn luôn là những lời nhạc đẹp tựa lời thơ.
– Yêu hoa: loài hoa chàng “yêu” nhất chắc phải là hoa quỳnh. Không chỉ “Dạ quỳnh hương”, Phạm Anh Dũng còn cho ra đời một series nhạc quỳnh khá độc đáo gồm trên mười bài quỳnh ca.
“Đây là một ‘kỳ tích võ lâm’,” tôi nói với anh như vậy, “chưa từng có trong giới sáng tác âm nhạc.” Phải yêu hoa lắm lắm, phải nặng tình với quỳnh lắm lắm mới dày công thực hiện một chuỗi những bài tình ca về “nữ hoàng của bóng đêm” ấy.
Một CD “nhạc chủ đề” có tên là Quỳnh Ca, là một tập hợp những bài nhạc quỳnh của Phạm Anh Dũng và những bài “thơ quỳnh” của Hoàng Ngọc Quỳnh Giao, Vương Ngọc Long, Phạm Ngọc, Hoa Cỏ, Trường Đinh… được nhạc sĩ phổ thành ca khúc. Bên cạnh những bài “Quỳnh”, “Với quỳnh”, “Đêm nguyệt quỳnh”, “Dạ quỳnh hương”, “Đóa quỳnh như”, “Như đóa dạ quỳnh” là những bài có cái tựa bắt đầu bằng chữ “quỳnh”, như “Quỳnh giao”, “Quỳnh hoa”, “Quỳnh lan”, “Quỳnh lệ”, “Quỳnh mơ”, “Quỳnh như”, “Quỳnh thi”, nghe như cách đặt tên của một bộ “tranh sưu tập” về hoa quỳnh.
Thật khó mà nói được tôi chấm bức “tranh quỳnh” nào đẹp hơn cả. Mỗi bức một vẻ, bức nào cũng đẹp, cũng được vẽ bằng những nét cọ mềm mại là những lời thơ ý nhạc. Tôi thích nghe “Dạ quỳnh hương” với giọng hát ấm áp và êm dịu của Trần Thái Hòa. Tôi cũng thích nghe “Quỳnh”, nghe nhạc điệu êm êm, buồn buồn để cảm thương cho số kiếp phù du của loài hoa nở và tàn trong đêm.
Quỳnh hoa rũ tàn
mầu trăng úa mờ…
Còn chi nữa quỳnh!
Lệ ta đã cạn
rồi quỳnh tan theo khói sương mờ trong đêm
(“Quỳnh”, Phạm Anh Dũng)
mầu trăng úa mờ…
Còn chi nữa quỳnh!
Lệ ta đã cạn
rồi quỳnh tan theo khói sương mờ trong đêm
(“Quỳnh”, Phạm Anh Dũng)
Mỗi người đều có thể tìm thấy một bài nào
mình yêu thích trong số những bài “quỳnh ca” ấy. Một bài “tự tình khúc” rất thơ,
chẳng hạn.
Em cứ trắng cho hồn luôn trinh bạch
cho tơ vàng nhỏ nhẹ nốt thanh âm
(“Quỳnh giao”, Phạm Anh Dũng & Vương Ngọc Long)
cho tơ vàng nhỏ nhẹ nốt thanh âm
(“Quỳnh giao”, Phạm Anh Dũng & Vương Ngọc Long)
Hay một bài tango dìu dặt, lâng lâng, như
khúc nhạc dưới trăng.
Vườn trăng rộ nở
trắng muốt đóa Quỳnh thi…
Đi đâu mà nở vội
Đời thoáng chiêm bao
Tình người như cõi mộng…
(“Quỳnh thi”, Phạm Anh Dũng & Vương Ngọc Long)
trắng muốt đóa Quỳnh thi…
Đi đâu mà nở vội
Đời thoáng chiêm bao
Tình người như cõi mộng…
(“Quỳnh thi”, Phạm Anh Dũng & Vương Ngọc Long)
“Tình người như cõi mộng”, Phạm Anh Dũng, chắc
hẳn anh từng có những giấc mộng êm đềm, như từng có những phút thả trôi, đắm
chìm trong thế giới kỳ diệu của âm thanh.
Đêm xuân, thắp một ngọn nến thơm, nhắp một ngụm
trà nóng, nghe một bản nhạc quỳnh, thấy “xuân thắm tình nồng” hơn, và thấy yêu
mùa xuân hơn.
Cám ơn Phạm Anh Dũng, cám ơn “chàng nhạc sĩ của
hoa quỳnh”.
(1) Kiều,
thơ Nguyễn Du
(2) Kiếp hoa, nhạc Dương Thiệu Tước
(3) Ảo ảnh, nhạc Y Vân.
(2) Kiếp hoa, nhạc Dương Thiệu Tước
(3) Ảo ảnh, nhạc Y Vân.
Lê Hữu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét