Đôi dòng về
cố nữ thi sĩ Hoàng Ngọc Quỳnh Giao
Thi tập VÀNG HƯƠNG
MỘNG NGỌC của nữ sĩ Hoàng Ngọc
Quỳnh Giao. Sách xuất bản năm 1998, tại Bỉ gồm có cả thơ và
nhạc.
Tác giả
Hoàng Ngọc Quỳnh Giao tên thật là Hoàng Ngọc
Quỳnh, sinh năm 1953, tốt nghiệp Trung Học Đồng Khánh tại Huế và Đại Học Y
Khoa tại Bruxelles. Sau đó, Hoàng Ngọc
Quỳnh hành nghề y khoa tại nước Bỉ.
Cô từ giã cõi đời tại Bỉ 1/2001 khi vừa được 48 tuổi.
Ngoài bút hiệu thường dùng nhất, Hoàng Ngọc Quỳnh Giao, nữ thi nhạc sĩ còn dùng những tên khác như Hoàng Ngọc Quỳnh, Quỳnh Ngọc Hoàng, Tiểu Quỳnh, Vương Tử Quỳnh… cho những bài thơ và nhạc đăng rải rác trên các báo Việt Ngữ trên thế giới……(Phạm Anh Dũng)
Cô từ giã cõi đời tại Bỉ 1/2001 khi vừa được 48 tuổi.
Ngoài bút hiệu thường dùng nhất, Hoàng Ngọc Quỳnh Giao, nữ thi nhạc sĩ còn dùng những tên khác như Hoàng Ngọc Quỳnh, Quỳnh Ngọc Hoàng, Tiểu Quỳnh, Vương Tử Quỳnh… cho những bài thơ và nhạc đăng rải rác trên các báo Việt Ngữ trên thế giới……(Phạm Anh Dũng)
Dạ Quỳnh Hương
Em ơi, đêm thơm một đóa quỳnh
Cùng em hương vương không gian
Cho ta mơ say mộng ngát tình
Quyện màu sắc thắm môi em
Em ơi, đêm thơm một đóa quỳnh
Cùng em hương vương không gian
Cho ta mơ say mộng ngát tình
Quyện màu sắc thắm môi em
Rồi
tình ta như trăng sáng ngát trên cao
Bầy chim uyên lao xao theo gió đêm về
Ngàn vì sao đua nhau thắp nến lung linh
Dòng sông đêm dâng lên tiếng hát long lanh
Bầy chim uyên lao xao theo gió đêm về
Ngàn vì sao đua nhau thắp nến lung linh
Dòng sông đêm dâng lên tiếng hát long lanh
Đêm khuya
trăng sao vàng dáng quỳnh
Hồn ta ngây say tơ duyên
Môi em dâng thơm một chút tình
Ngạt ngào sắc đóa trinh nguyên
Hồn ta ngây say tơ duyên
Môi em dâng thơm một chút tình
Ngạt ngào sắc đóa trinh nguyên
Nồng
nàn quỳnh hương thơm giữa cánh môi xinh
Lòng ta nghe xôn xao cây lá xanh tình
Màu thời gian như ngưng khép thoáng mong manh
Trần gian đêm hân hoan tiếng hát reo vang
Lòng ta nghe xôn xao cây lá xanh tình
Màu thời gian như ngưng khép thoáng mong manh
Trần gian đêm hân hoan tiếng hát reo vang
Dạ
Quỳnh Hương, hoa ơi!
Dạ Quỳnh Hương, em ơi!
Dạ Quỳnh Hương, em ơi!
Lối Về
Người về đâu trong chiều xuân hoa nắng ?
Tiếng nhạc lòng hò hẹn những thanh âm
Sao bước chân vẫn lặng lẽ âm thầm
Và đôi mắt chao ơí! buồn xa vắng
Người về đâu trong chiều xuân hoa nắng ?
Tiếng nhạc lòng hò hẹn những thanh âm
Sao bước chân vẫn lặng lẽ âm thầm
Và đôi mắt chao ơí! buồn xa vắng
Người về đâu
trong thoáng chiều gió ha. ?
Mà cung đàn trầm lặng nét phôi pha
Những bước chân tìm đâu bóng quê nhà
Ôi đôi mắt! u uẩn buồn xa lạ
Mà cung đàn trầm lặng nét phôi pha
Những bước chân tìm đâu bóng quê nhà
Ôi đôi mắt! u uẩn buồn xa lạ
Người về đâu
trong chiều thu vàng võ ?
Cung khúc buồn dìu cánh lá vàng khô
Này người ơi còn đây nỗi mong chờ
Xin mắt biếc thôi vương sầu lệ nhỏ
Cung khúc buồn dìu cánh lá vàng khô
Này người ơi còn đây nỗi mong chờ
Xin mắt biếc thôi vương sầu lệ nhỏ
Người về đâu
trong chiều đông tuyết phủ ?
Nhạc lưng trời thoảng ước hẹn nghìn thu
Kìa dáng ai trong sương tuyết mịt mù
Bước ngập ngừng mắt tìm về chốn cũ
Nhạc lưng trời thoảng ước hẹn nghìn thu
Kìa dáng ai trong sương tuyết mịt mù
Bước ngập ngừng mắt tìm về chốn cũ
Nước Chảy Qua Cầu
Mai kia nước chảy qua cầu
Nước đau nước khóc ai sầu nhớ thương ?
Em đi gió quyện mùi hương
Nắng lên suối tóc còn vương nỗi buồn
Nước đau nước khóc ai sầu nhớ thương ?
Em đi gió quyện mùi hương
Nắng lên suối tóc còn vương nỗi buồn
Lá rơi từng bước
trên đường
Vàng phai màu áo đoạn trường cung thương
Nhớ em mấy độ tà dương
Vấn vương đỉnh Ngự dòng Hương ngập ngừng
Vàng phai màu áo đoạn trường cung thương
Nhớ em mấy độ tà dương
Vấn vương đỉnh Ngự dòng Hương ngập ngừng
Nhớ em nước mắt lưng
tròng
Tay đan năm ngón gọi mong em về
Mai kia chạnh nhớ câu thề
Qua cầu nước chảy bốn bề vọng âm
Tay đan năm ngón gọi mong em về
Mai kia chạnh nhớ câu thề
Qua cầu nước chảy bốn bề vọng âm
Nước
chảy qua cầu: Thơ
Hoàng Ngọc Quỳnh Giao- Nhạc Phạm Anh Dũng- Tiếng hát Bảo Yến
Hình Ảnh Một Buổi Chiều
Một chiều nhìn lá rụng
rơi trên đường
Bồi hồi tưởng nhớ người cuối chân trời
Lá vẫn rơi lìa cành lá úa
Lá hững hờ vàng bay trong chiều
Chợt buồn dâng trong hương điêu tàn
Bồi hồi tưởng nhớ người cuối chân trời
Lá vẫn rơi lìa cành lá úa
Lá hững hờ vàng bay trong chiều
Chợt buồn dâng trong hương điêu tàn
Một
mình lặng lẽ ngồi hát trong chiều
Nhạc chiều trầm lắng hòa khúc u hoài
Những phím tơ nhẹ nhàng réo rắt
Nhớ mong thầm người chốn xa vời
Nhịp buồn rơi mênh mông vàng rơi
Nhạc chiều trầm lắng hòa khúc u hoài
Những phím tơ nhẹ nhàng réo rắt
Nhớ mong thầm người chốn xa vời
Nhịp buồn rơi mênh mông vàng rơi
Bâng
khuâng mỗi thu về
Nhìn hàng cây trút lá
Nhớ những chiều mình bên nhau
Chiều nay mây giăng hàng
Ngập ngừng cánh chim bay
Ngóng tìm hình bóng thân yêu
Nhìn hàng cây trút lá
Nhớ những chiều mình bên nhau
Chiều nay mây giăng hàng
Ngập ngừng cánh chim bay
Ngóng tìm hình bóng thân yêu
Chiều dần nhạt nắng
lòng tái tê sầu
Đường chiều ngập lá vàng dấu chân trời
Ngắm lá rơi lòng thầm ước muốn
Đến trong chiều nồng hương môi cười
Gọi chiều rơi, rơi trong hồn tôi
Đường chiều ngập lá vàng dấu chân trời
Ngắm lá rơi lòng thầm ước muốn
Đến trong chiều nồng hương môi cười
Gọi chiều rơi, rơi trong hồn tôi
(Cảm tác theo Buồn Tàn Thu của
Văn Cao )
Em vẫn biết
thời gian đi rồi không trở
lại
Không gian biến hình cho mơ ước một thoáng tàn phai
Nhưng ngày đi đêm tới… dẫu ngày tháng mãi hững hờ
Niềm thương nhớ vẫn triền miên… dâng ngập tràn mi mắt
Em vẫn biết tình yêu kia chợt say rồi chợt mất
Một thoáng ngỡ ngàng những nụ hôn đời vội trói chặt mắt môi…
Rồi mãi quanh em những dấu chân của kỷ niệm vẫn không rời
Và xuân đi… thu đến, gió hôn nhẹ chợt lá vàng rơi!
Không gian biến hình cho mơ ước một thoáng tàn phai
Nhưng ngày đi đêm tới… dẫu ngày tháng mãi hững hờ
Niềm thương nhớ vẫn triền miên… dâng ngập tràn mi mắt
Em vẫn biết tình yêu kia chợt say rồi chợt mất
Một thoáng ngỡ ngàng những nụ hôn đời vội trói chặt mắt môi…
Rồi mãi quanh em những dấu chân của kỷ niệm vẫn không rời
Và xuân đi… thu đến, gió hôn nhẹ chợt lá vàng rơi!
Em lặng lẽ âm
thầm nghe thời gian buồn trở bước
Trời chớm thu sao nghe lòng nay đã sang thu
Trăng mãi cao vời vợi buồn không tỏ nên lời
Và muôn triệu nghìn sao phút chốc… là muôn trùng xa cách!
Em biết anh sẽ đi nên lòng vẫn không lời oán trách
Và thời gian là tháng năm của ngày đêm trông ngóng…
Nhưng sao anh ơi!
Thu vội đến nay rồi thu cũng đã vội đi
Như yêu thương kia trong ánh mắt đã vội phai tàn
Và… thôi tình em đó
Rồi cũng như những chiếc lá chợt úa vàng
Rồi chết lịm dần… tan tác với mỗi một dáng thu phai…
Trời chớm thu sao nghe lòng nay đã sang thu
Trăng mãi cao vời vợi buồn không tỏ nên lời
Và muôn triệu nghìn sao phút chốc… là muôn trùng xa cách!
Em biết anh sẽ đi nên lòng vẫn không lời oán trách
Và thời gian là tháng năm của ngày đêm trông ngóng…
Nhưng sao anh ơi!
Thu vội đến nay rồi thu cũng đã vội đi
Như yêu thương kia trong ánh mắt đã vội phai tàn
Và… thôi tình em đó
Rồi cũng như những chiếc lá chợt úa vàng
Rồi chết lịm dần… tan tác với mỗi một dáng thu phai…
NGHE CD DẠ
QUỲNH HƯƠNG CỦA
PHẠM ANH DŨNG
Một buổi chiều
tháng năm đi làm về tôi được tin nhắn trong máy của một ông bạn
già: “Cậu
đến ngay nhà tôi xem hoa quỳnh nở
nhá.” Ông bạn tôi có căn nhà thuê ở ven một thị trấn nhỏ. Trọn cả ngày
nghỉ hưu, nếu ông không ngồi sau khung cửa kiếng,
nhìn ra bãi cỏ trước nhà có lũ trẻ con chơi đùa
không biết mệt thì chỉ dồn vào việc chăm sóc những chậu kiểng xếp hai hàng dọc
ban-công, và những chậu phong lan treo lủng lẳng trên khung cửa.
Thêm vào đó là ba chậu mà ông gọi là quỳnh. ‘Gọi là’
bởi vì thật tình tôi chưa thấy hoa quỳnh ngoài đời bao
giờ. Ông bảo quỳnh thì tôi tin là quỳnh, nhưng
khi cây không có hoa chỉ thấy nó giống một loại xương rồng nào đó, có những lá mập
dài, ẻo lả. Mà cây quỳnh trổ hoa, theo ông thì rất hiếm, hơn nữa hoa
chỉ nở được đúng ba ngày. Thành thử lúc nào đến chơi nhà
ông tôi cũng thấy ba chậu đầy lá. Xin những bạn ở những xứ nóng đừng chế nhạo
tôi, một người ở xứ rét triền miên, trong một căn nhà lúc nào cũng mờ ảo thiếu ánh
mặt trời. Tôi chỉ quen vài cô gái tên Quỳnh và được xem
ít tấm hình chụp hoa quỳnh của ông
bạn già. Cho nên mới có chuyện.
Tôi một lần đã bảo ông bạn: “Chừng
nào quỳnh nở anh nhớ gọi
em đến xem nhé.” Thế là
chiều nay tôi đã đến kịp lúc. Để đón
tôi, ông bạn đã bầy sẵn một mâm ‘cỗ’ đơn giản: một bát miến gà và một đĩa đậu phộng
rang. Chỉ có thế. Một chai rượu Mai Quế Lộ lúc nào cũng dành sẵn cho tôi, một
bình trà cho ông. Còn tôi, trước khi lên đường tôi cũng còn kịp nhớ ra
đĩa CD Dạ Quỳnh Hương Phạm Anh Dũng mới gởi tặng, vội vàng cắp
theo.
Quả là kịp
lúc. Trên chiếc bàn nhỏ dưới khung cửa sổ thông gió, chậu
quỳnh màu đỏ gạch terracotta được ông để trên
một tấm lót trắng kết bằng những ngôi sao. Trang trọng. Từ một
cánh lá trổ ra, đóa hoa đang mở. Những cánh hoa màu trắng phơn phớt
vàng bắt đầu hiện rõ dần, lớn dần… cùng lúc buổi chiều âm u trong cơn mưa dầm,
nay đang dần tối. Hoa nở nhanh, tưởng chừng nghe mơ hồ tiếng cựa
mình của hoa, của lá. Cùng với mùi hương ngọt nhẹ thoảng
trong không gian tĩnh lặng một buổi chiều ngoại ô thành phố. Tôi chúi mũi vào, hít. “Ấy ai lại
ngửi thô tục như
thế!”, ông trách nhẹ và ấn tôi vào chiếc ghế mây,
bắt ngồi im. Thì ngồi im vậy.
Khoảng không gian trong phòng như lắng xuống.
Cho tới khi ông bạn nghiêng bình trà sen rót xuống
hai chiếc ly sứ cổ, là lúc tôi đang ngây người mở to mắt nhìn bông hoa giờ đang
vặn mình đón những giao thoa giữa đất với trời, như cô
trinh nữ lần đầu tiên ưỡn người đón nhận ân sủng đời ban. Phải làm một cái
gì chứ. Tôi để chiếc đĩa vào máy, giọng Bảo Yến chợt vút cao cùng với tiếng nhạc đệm mở rộng:
“…Rồi tình ta như trăng sáng ngát trên cao
Bầy chim uyên lao xao theo gió đêm về
Ngàn vì sao đua nhau thắp nến lung linh
Dòng sông đêm dâng lên tiếng hát long lanh…”
(Dạ Quỳnh Hương – Thơ Hoàng Ngọc Quỳnh Giao)
Bầy chim uyên lao xao theo gió đêm về
Ngàn vì sao đua nhau thắp nến lung linh
Dòng sông đêm dâng lên tiếng hát long lanh…”
(Dạ Quỳnh Hương – Thơ Hoàng Ngọc Quỳnh Giao)
Thật tuyệt. Bảo Yến chắc có
duyên với Phạm Anh Dũng nên đĩa nào Dũng cũng cho cô hát nhiều
bài. Hoặc giả Bảo Yến thể hiện tinh thần ‘Thơ
anh làm em hát, tơ anh dệt em may…’ (Thoi
Tơ – Thơ Nguyễn Bính) bằng cách: nhạc phu
quân (Quốc Dũng) hòa âm thì dành ưu tiên đuợc
hát. Tôi thích giọng Bảo Yến ở chỗ đã lột tả được những đoạn nhạc đang trầm lắng, bỗng đổi thể chợt vút lên cao, một dấu ấn đặc biệt mà
ít người nhạc sĩ đã tạo được cho mình. Dấu ấn này
người nghe có thể bắt gặp đâu đó trong rất nhiều nhạc phẩm của Phạm Anh
Dũng. Như Tình Bỗng Khói Sương, Rực Vầng Trăng Khuyết,
Chia Nửa Vầng Trăng…. Trong CD Dạ Quỳnh Hương có
hai bài: Từ Anh Và Nhớ, Cánh Chiều,
hay trong một nhạc phẩm Phạm Anh Dũng mới viết và giới thiệu
trong một e-mail gửi đến đến bạn bè:
“…Quê hương ta!
Mùa xuân chim hót
Có mai vàng nở rộ bên sông…”
(Xuân Mong Anh Về – Thơ Trần Ngọc)
Mùa xuân chim hót
Có mai vàng nở rộ bên sông…”
(Xuân Mong Anh Về – Thơ Trần Ngọc)
Trong Dạ
Quỳnh Hương, con chim én quý đã cất giọng sáu lần. Thực sự, tôi
thích nghe Nhã Phương hát hơn. Cả hai chị em khi hát nhạc Phạm Anh Dũng đều có
lối diễn tả giống nhau, nhất là cách phát những âm
‘ơ’ và ‘iê’, nhưng cô chị Bảo Yến thường
đem đến cho tôi có cảm giác như xem
một đóa hoa nở ‘tòe loe’, phô cả cánh
lẫn nhị, trong khi ở cô em Nhã Phương
tôi cảm được một e ấp nào đó, nhưng rất mời gọi, rất gợi tình. Trong CD Dạ
Quỳnh Hương, Nhã Phương chỉ xuất hiện một lần (phải chăng đây là một ước hẹn ngầm của Phạm Anh
Dũng như trong những CD trước,
hay vì bị cô chị giành hát hết?) qua một bài
nhạc rất dễ thương
trong thể điệu valse:
“…Suối tóc mây buông thả
Trên bờ vai thon gầy
Nắng hồng lên đôi má
Làm lòng ai ngất ngây…”
(Cô Bé Dễ Thương – Thơ Trần Ngọc)
Trên bờ vai thon gầy
Nắng hồng lên đôi má
Làm lòng ai ngất ngây…”
(Cô Bé Dễ Thương – Thơ Trần Ngọc)
Phạm Anh
Dũng sở trường về valse. Nhất là khi giọng
hát được hòa chung tiếng nhạc đệm rất vui của Quốc
Dũng, có những tiếng sáo réo rắt đong đưa
trong những chuyển đoạn, bài hát như mọc cánh. Bài Trẩy
Nhánh Sương Mù (phổ thơ Phạm Ngọc) trong đĩa Tình Bỗng
Khói Sương tôi nghe đã hơn 30 lần, hết Mỹ Tâm
trong sáng, lại tới Xuân Thanh chải chuốt, và chắc chắn tôi
sẽ còn nghe nhiều lần nữa. Cô Bé Dễ Thương
không được may mắn như vậy, nếu ví với một bản nhạc khác trong CD Dạ Quỳnh Hương có
lời cũng rất ‘dễ thương’ như cô bé:
“…Em đóa Quỳnh Thi
Sương thấm ướt hàng mi
Lung linh diệu ảo
Lệ đẫm sầu chia ly.”
(Quỳnh Thi – Thơ Vương Ngọc Long)
“…Em đóa Quỳnh Thi
Sương thấm ướt hàng mi
Lung linh diệu ảo
Lệ đẫm sầu chia ly.”
(Quỳnh Thi – Thơ Vương Ngọc Long)
Tôi hỏi ông
bạn già: “Anh
có thấy gì lạ trong bản
nhạc này không? Nhạc Việt
ít có bản nào kết câu bằng
vần ‘i’ như bản
này.” Ông bạn ngẩn người ra, như tôi vừa ngẩn người ngắm hoa quỳnh lần đầu trong đời, nhưng
sau khi ngẫm nghĩ lại cũng phải gật gù đồng ý
với nhận xét này của tôi. Nghe nhạc Phạm Anh
Dũng, tôi có thói quen thả cho đầu óc đi chơi vẩn vơ như vậy. Như có lần tôi chợt nhận ra
là những người hát nhạc Phạm Anh Dũng thường hát mỗi bài
hai lần từ đầu tới cuối, đây là điểm lạ, rất hay. Có thể vì mỗi bài
thơ khi đã được phổ nhạc là một tác
phẩm nghệ thuật không thể ngắt ra từng
khúc. Mà hiện nay theo tôi Phạm Anh Dũng có lẽ là
người đem tấm áo nhạc khoác lên nhiều bài thơ nhất.
Nhưng có
phải vì vậy mà Phạm Anh Dũng sở trường về nhịp 3/4 qua những thể điệu
Valse lả lướt hay Boston dịu dàng? Vì nhịp 3/4
thích hợp với những thể thơ vần điệu Việt Nam, từ thơ 4 chữ, 5 chữ, lục bát, thất ngôn cho đến thơ mới 8 chữ? Nhiều bản nhạc
luân vũ của Phạm Anh Dũng với hòa âm vui tươi của Quốc
Dũng có tiếng organ, sáo hay accordeon dẫn dắt đã
giúp tôi những phút thư giãn sau những giờ căng
thẳng do công việc. Như bản Từ Xa Em (trong CD Tình Bỗng
Khói Sương) cũng là một bản luân vũ của Phạm Anh
Dũng tôi rất thích vì hơi nhạc đi lạ hơn những bản
valse thường nghe. Cũng có vài nhạc sĩ Việt sử dụng nhịp điệu
valse cho sáng tác của mình (Ly Rượu Mừng chẳng hạn, là một bài
valse nổi tiếng, ai cũng biết, của Phạm Đình Chương),
nhưng số lượng nhạc trong thể điệu valse chắc
không ai qua mặt được Phạm Anh Dũng. Còn nếu xét về thơ phổ nhạc điệu
valse thì ta bắt buộc phải công nhận một điều là Phạm Anh
Dũng đang ngự trên đỉnh cao chót vót. Có người đã gọi đùa
Phạm Anh Dũng là Nhạc sĩ Luân Vũ Quỳnh Hoa, xét kỹ quả
không ngoa. Phạm Anh Dũng cho tới giờ đã có được
trong gia sản nhạc không dưới mười bài về hoa
quỳnh, gấp đôi gấp ba Trịnh Công Sơn. Còn tôi, tôi sẽ gọi Phạm Anh
Dũng là Vua Luân Vũ, không phải vua trên sàn nhảy mà là Vua Luân Vũ Trên Năm Dòng Kẻ.
Có người cho
rằng thơ lục bát, một thể thơ dễ phổ nhạc, lại ẩn tàng một cái bẫy nguy hiểm, là dễ mang
tới sự trùng lặp. Nhưng năm bài lục bát trong CD Dạ
Quỳnh Hương đã được phổ với các thể loại nhạc khác nhau, từ cổ điển (Nước Chảy Qua Cầu) đến vui
tươi và rất mới (Từ Anh Và Nhớ). Trong bài Huế Buồn
Chi, phần nhạc đệm đã được Quốc Dũng mang nhạc khí dân gian Việt Nam
trải trên nền ngũ cung, tạo cho bài hát một vẻ cách
riêng.
Để
thoát khỏi cái khuôn thước nhạc phổ thơ lục bát ngày xưa, nhiều nhạc sĩ
đã chọn phương thức thêm bớt chữ. Phạm Anh Dũng cũng không thể tạo ra một biệt lệ cho
mình… Bài 15 Năm, vốn là thơ lục bát, nhưng có những đoạn đã
biến thể, khi nghe tưởng như thơ mới:
“…Linh hồn nhỏ nỗi hoang liêu
Chân hoang mang bước phiêu diêu
Thời gian đếm bằng những giọt say
Tiếc nuối đan từng ngày hồi sinh…”
(Thơ Phạm Ngọc)
“…Linh hồn nhỏ nỗi hoang liêu
Chân hoang mang bước phiêu diêu
Thời gian đếm bằng những giọt say
Tiếc nuối đan từng ngày hồi sinh…”
(Thơ Phạm Ngọc)
Trong một bài
lục bát khác, ‘Em Đi Bỏ Lại Đời Nhau’, viết
theo điệu Blues, ở chuyển đoạn giữa, Phạm Anh Dũng đã khéo léo chêm vào mỗi câu một chữ rất hay:
“…Em đi (sao) đời bỗng lặng thinh
Tường vôi một bóng (chỉ) riêng mình gọi nhau
Thôi thì (hãy) dỗ giấc chiêm bao
Nửa đêm tỉnh giấc (nghe) lá xào xạc rơi…”
(Thơ Phạm Ngọc)
“…Em đi (sao) đời bỗng lặng thinh
Tường vôi một bóng (chỉ) riêng mình gọi nhau
Thôi thì (hãy) dỗ giấc chiêm bao
Nửa đêm tỉnh giấc (nghe) lá xào xạc rơi…”
(Thơ Phạm Ngọc)
Cũng như
trong bài Nước Chảy Qua Cầu tôi rất ‘chịu’ khi thấy Phạm Anh
Dũng đã vuốt thêm 4 chữ cuối vào mỗi đoạn,
nghe như lời vọng về của một quá khứ đã đóng rêu:
“…Mai kia chạnh nhớ câu thề
Qua cầu nước chảy bốn bề vọng âm
… bốn bề vọng âm.”
(Thơ Hoàng Ngọc Quỳnh Giao)
“…Mai kia chạnh nhớ câu thề
Qua cầu nước chảy bốn bề vọng âm
… bốn bề vọng âm.”
(Thơ Hoàng Ngọc Quỳnh Giao)
CD Dạ
Quỳnh Hương, theo như Phạm Anh Dũng cho biết, được thực hiện như một món
quà tri âm dành cho Hoàng Ngọc Quỳnh Giao, một nữ sĩ tài hoa, văn thi nhạc họa có
đủ, nhưng cuộc đời vắn số. Tuy vậy trong CD này chúng ta chỉ được nghe 2 bài nhạc phổ từ tập thơ Vàng
Hương Mộng Ngọc của bà, là bài Nước Chảy Qua Cầu trên đây, và bài được lấy làm tên cho CD: Dạ
Quỳnh Hương. Cả hai bài đều là những vần thơ rất đẹp, nhưng lại để cho
người nghe niềm luyến tiếc, phải chi được
nghe nhiều bài thơ phổ nhạc của Hoàng Ngọc Quỳnh Giao cho xứng với tên
đĩa nhạc.
Trong CD
này cũng có nhiều khúc thơ khác rất
hay, viết cho tuổi trẻ mộng mơ:
“…Mưa Hà Nội, mưa giăng giăng lạnh vắng
Nhìn mưa rơi bé dệt mộng thần tiên
Bên xứ lạ anh vẫn còn vương vấn
Má đồng tiền và mưa mãi triền miên.’
(Hà Nội Mưa Bay – Thơ Trần Ngọc)
“…Mưa Hà Nội, mưa giăng giăng lạnh vắng
Nhìn mưa rơi bé dệt mộng thần tiên
Bên xứ lạ anh vẫn còn vương vấn
Má đồng tiền và mưa mãi triền miên.’
(Hà Nội Mưa Bay – Thơ Trần Ngọc)
hay mang một thi
phong cổ kính:
“…Này cô em gái
Tuổi vừa chín tới
Tóc mây bờ vai
Bên song cô thả
Sợi nhớ sợi thương
Mơ chuyện đá vàng…”
(Dậy Thì – Thơ Hồng Khắc Kim Mai)
“…Này cô em gái
Tuổi vừa chín tới
Tóc mây bờ vai
Bên song cô thả
Sợi nhớ sợi thương
Mơ chuyện đá vàng…”
(Dậy Thì – Thơ Hồng Khắc Kim Mai)
cho tới rất mạnh và
huyền hoặc:
“…Cười lên em!
Khóc lên em!
Đâu trăng tình sử
Nếp áo trần duyên?
Cười lên em!
Khóc lên em!
Gót sen tố nữ
Xôn xao đêm huyền…”
(Gửi Người Dưới Mộ – Thơ Đinh Hùng)
“…Cười lên em!
Khóc lên em!
Đâu trăng tình sử
Nếp áo trần duyên?
Cười lên em!
Khóc lên em!
Gót sen tố nữ
Xôn xao đêm huyền…”
(Gửi Người Dưới Mộ – Thơ Đinh Hùng)
hay những vần thơ bàng
bạc buồn như trong bài Mai Anh Về:
“…Mai anh về mang giùm tôi nỗi nhớ
Gởi bâng khuâng theo sóng nước bềnh bồng
Chuyện ngày xưa theo gió cuốn trôi mau
Để ngậm ngùi thương buồn nhớ tình xa!”
(Thơ Huỳnh Nguyễn Thanh Tâm)
“…Mai anh về mang giùm tôi nỗi nhớ
Gởi bâng khuâng theo sóng nước bềnh bồng
Chuyện ngày xưa theo gió cuốn trôi mau
Để ngậm ngùi thương buồn nhớ tình xa!”
(Thơ Huỳnh Nguyễn Thanh Tâm)
Bài thơ này
và bài Nước Chảy Qua Cầu đã làm tôi đắn đo rất lâu
trong một chọn lựa xem bài thơ nào tôi ‘cảm’ nhất
trong CD Dạ Quỳnh Hương. Cuối cùng tôi đã chọn Mai Anh Về. Tại
sao? Chỉ có thể trả lời bằng sự cảm nhận, thế thôi.
Nhưng bản nhạc tôi
chấm hay nhất trong CD Dạ Quỳnh Hương là
bản cuối cùng: Gửi Người Dưới Mộ. Tôi đoán Phạm Anh
Dũng đã chịu (tôi dùng chữ ‘chịu’ thay vì ‘phải’) bỏ rất nhiều thời
gian để phổ nhạc bài này. Bài thơ nguyên thủy đã khó với nhiều đoạn
trúc trắc, câu thơ chỗ ngắn chỗ dài, thế nhưng mỗi đoạn thơ đã được Phạm Anh
Dũng chọn cho một thể loại nhạc thích hợp, và dùng nhịp 4/4
xen kẽ nhịp 3/4 để có thể diễn tả tất cả mọi tâm trạng của một người nhớ đến người yêu đã nằm dưới lòng đất:
khi thì buồn, khi thì bí ẩn; khi man rợ (xin
mạn phép mượn từ này của cố thi sĩ Đinh Hùng), lúc êm ái. Mỗi khi
nghe bài này tự dưng tôi nhớ đến Đóa Hoa Vô Thường của Trịnh
Công Sơn, một bản nhạc tôi rất thích cũng chính vì cấu
trúc nhạc như đã nói ở trên. Gửi Người Dưới Mộ, một tiểu trường ca dài 6 phút, theo tôi thật xứng
đáng để kết cho một CD có độ dài kỷ lục gần 80
phút, với 17 bản nhạc phổ từ những bài thơ hay của 10
thi sĩ trong đó có 5 người mang chữ ‘Ngọc’ trong tên.
Nếu có
người hỏi tôi còn điều gì không ưng ý
sau khi nghe CD này, tôi sẵn lòng trả lời: đó là tiếng mưa rơi để chấm dứt bài
Hà Nội Mưa Bay nghe rất giống nhiễu âm,
làm giảm một phần giá trị của bài thơ đẹp từ câu đầu tới câu cuối, với tiếng Hobo dẫn lời hát; và Hạnh
Nguyên hát bài Quỳnh Thi vấp ngay câu thứ tư, như người vừa ăn miếng cơm chợt cắn
trúng hạt sạn. Dù nhỏ, nhưng cũng là hạt sạn.
Còn ông bạn
tôi. Trước khi ra về, tôi xin ông một nhận xét
chung khi nghe CD này, ông chỉ nói ngắn gọn:“Hay lắm,
nhưng tiếc là chỉ
có hai bài về hoa quỳnh.” Biết ông
có những sở thích không chung với mình, tôi cũng chỉ đáp
lại một cách đùa giỡn: “Để
em sẽ tìm thâu cho anh đủ 12 bản
Quỳnh Ca của Phạm Anh Dũng cho anh nghe mỗi
khi hoa nở.” Tưởng nói đùa, ai ngờ tối hôm sau ông lại gọi vào
máy: “Mấy
bài hát cậu hứa đâu rồi,
thâu xong chưa, để hoa quỳnh tàn hết
lại phải chờ
không biết tới chừng
nào.”.
Nguyễn Hiền
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét