Các thể loại thơ Đường
I. Thơ cổ phong hay cổ thể:Cổ phong là lối thơ có từ những triều đại trước. Trong thơ cổ phong, người ta chia ra hai loại cho dễ nhớ: thơ cổ phong năm lời (ngũ ngôn) và bảy lời (thất ngôn).
Thơ cổ phong khác với thơ luật ở chỗ thơ chỉ cần vần chứ không cần phải theo luật bằng, trắc. Khác với thơ luật, thơ cổ phong có thể dài ngắn khác nhau, có loại bài ngắn (đoản thiên), và bài dài (trường thiên).
Số câu trong cổ phong cũng không quy định cụ thể. Đoản thiên có thể bốn câu,
sáu câu, tám câu hoặc trên mười câu…Trường thiên là những bài thơ dài, nghiêng
về trần thuật, hoặc biểu cảm liên tục trước một đề tài không dứt, do đó cũng cần
phải có từng phần, mạch lạc, có cấu trúc hợp lý…
Vần trong thơ cổ phong cũng tự do hơn. Có thể là bài thơ chỉ dùng một vần (độc vận) trong cả bài. Cũng có thể thay nhiều vần (hoán vận) trong lúc viết (Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị). Vần bằng và vần trắc cũng có thể dùng riêng từng loại hay cả hai.
Về lời trong câu thì được phép dài, ngắn khác nhau không phải nhất thiết năm hay bảy chữ (Tương Tiến Tửu của Lý Bạch)…
Trong ngũ ngôn trường thiên có bốn điều cốt yếu được các nhà thơ hay vận dụng, gọi là thủ pháp chung cũng được. Đó là:
Phân mạch: chia đoạn, chia tiết, chia câu trong bài.
Quá mạch: chuyển tiếp các ý của phần đầu.
Hồi chiếu: biểu hiện những tứ lạ, ý hay đã róng lên ở các phần trên, phát triển cho sâu sắc.
Tán thán: những ý nghĩ, suy tưởng, cảm nhận xen cài vào các đoạn trên.
Thất ngôn cổ phong thì các mạch đoạn cho rõ ràng, ý nghĩa càng thâm trầm, cao thoát. Nhiều ý vị ngoài bài thơ thì càng hay. So với thơ luật, thơ cổ phong phóng túng hơn, ít bị trói buộc trong niêm luật, câu chữ. Chính vì vậy mà tính hàm súc, cô đọng, những khe khắt đòi hỏi về đối ngẫu, luật thơ, âm nhạc không tập trung như thơ luật. Vả lại, thể cổ phong vốn cũng đã có từ các thời Hán, Tùy, trước, nên về sau lối thơ luật thịnh hành hơn cả…
II. Thơ Luật:
Thơ luật có từ thời nhà Đường nên cũng gọi là Đường Luật. Luật dựa trên những thanh bằng và thanh trắc trong một câu và niêm giữa các câu với nhau, tạo thành cấu trúc bắt buộc của bài thơ.Thơ luật gồm tám câu, cấu trúc quy định như sau:
Phá: Câu mở đầu (cũng gọi là Phá đề)
Thừa: Nhân ý câu phá mà chuyển tiếp
Thực: Gồm hai câu 3, 4 phải đối nhau từng lời và ý, nói rõ chủ đề của bài thơ.
Luận: Gồm hai câu 5, 6 cũng theo luật đối lời đối ý của các câu thực, nhằm tăng ý chính của bài.
Kết: hai câu cuối cùng, chuyến ý và thâu tóm ý tưởng của bài thơ hoặc có một tứ lạ gây thêm cảm xúc cho người đọc.
Thơ luật có thể năm lời (ngũ ngôn) và thể bảy lời (thất ngôn)
* Ví dụ thơ thể ngũ ngôn:
TỐNG HỮU NHÂN
Thanh sơn hoành Bắc quách,
Bạch thuỷ nhiễu Đông thành.
Thử địa nhất vi biệt,
Cô bồng vạn lý chinh.
Phù vân du tử ý,
Lạc nhật cố nhân tình.
Huy thủ tự tư khứ,
Tiêu tiêu ban mã minh.
Lý Bạch
TIỄN BẠN
Chạy dài cõi Bắc non xanh,
Thành Đông nước chảy quanh thành trắng phau.
Nước non này chỗ đưa nhau,
Một xa, muôn dặm biết đâu cánh bồng!
Chia phôi khác cả mối long,
Người như mây nổi, kẻ trông bóng tà.
Vẫy tay thôi đã rời xa,
Nhớ nhau tiếng ngựa nghe mà buồn teo.
TẢN ĐÀ dịch
* Ví dụ thể thất ngôn:
THU HỨNG
Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,
Vu Sơn, Vu Giáp khí tiêu sâm.
Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,
Tái thượng phong vân tiếp địa âm.
Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,
Cô chu nhất hệ cố viên tâm.
Hàn y xứ xứ thôi đao xích,
Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.
Đỗ Phủ
HỨNG THU
Lác đác rừng phong hạt móc sa,
Ngàn non hiu hắt, khí thu loà.
Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm,
Mặt đất mây đùn cửa ải xa.
Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ,
Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.
Lạnh lùng giục kẻ tay đao thước,
Thành Bạch, chầy vang bóng ác tà.
NGUYỄN CÔNG TRỨ dịch
III. Thơ tuyệt cú:
Tuyệt cú theo nghĩa đen là ngắt câu. Là một thể thơ bốn câu, có thể là cổ phong hoặc thơ luật, nhưng ý tứ, ý nghĩa phải trọn vẹn, sâu sắc. Cũng phải có mở có kết, có thể hiện nội dung chủ đề mình định nói. Chẳng hạn như bài Tự Quân Chi Xuất Hỹ của Trương Cửu Linh:
TỰ QUÂN CHI XUẤT HỸ
Tự quân chi xuất hĩ
Bất phục lý tàn ky.
Tư quân như nguyệt mãn,
Dạ dạ giảm thanh huy.
TỪ THUỞ CHÀNG ÐI
Từ ngày chàng bước chân đi,
Cái khung dệt cửi chưa hề dúng (nhúng) tay.
Nhớ chàng như mảnh trăng đầy,
Ðêm đêm vầng sáng hao gầy đêm đêm.
NGÔ TẤT TỐ dịch
Bài thơ nói được cái tình của người vợ mà lối ví von, hình ảnh vừa đẹp, vừa sâu sắc. Lời, kết cấu, ý tứ thật trọn vẹn, súc tích.
Thơ tuyệt cú làm hay, thật khó. Nhưng trong thơ Đường, nhiều bài thơ tuyệt cú đã vượt được thử thách, lưu truyền hang ngìn năm, tính tư tưởng cao, hình ảnh đẹp và mãi mãi là những viên ngọc sáng giá.
Lối làm thơ tuyệt cú có thể tuân theo luật bốn câu đầu hoặc bốn câu cuối của ngũ ngôn hoặc thất ngôn.Ở thể cổ phong, thơ tuyệt cú càng rộng rãi hơn, các câu thơ không cần đối, không phụ thuộc luật bằng trắc, miễn là ý tứ sâu sắc, lời đẹp, giầu âm điệu ...
Thơ tuyệt cú có bốn câu, do đó cũng gọi là tứ tuyệt. Thơ tuyệt cú đẹp như hoa một bông trên cành thắm, có thể nói trực diện, hoặc nói xa xôi mà ý tứ lại thâm trầm, đều được cả .
Phong Kiều Dạ Bạc
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
Trương Kế
Vần trong thơ cổ phong cũng tự do hơn. Có thể là bài thơ chỉ dùng một vần (độc vận) trong cả bài. Cũng có thể thay nhiều vần (hoán vận) trong lúc viết (Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị). Vần bằng và vần trắc cũng có thể dùng riêng từng loại hay cả hai.
Về lời trong câu thì được phép dài, ngắn khác nhau không phải nhất thiết năm hay bảy chữ (Tương Tiến Tửu của Lý Bạch)…
Trong ngũ ngôn trường thiên có bốn điều cốt yếu được các nhà thơ hay vận dụng, gọi là thủ pháp chung cũng được. Đó là:
Phân mạch: chia đoạn, chia tiết, chia câu trong bài.
Quá mạch: chuyển tiếp các ý của phần đầu.
Hồi chiếu: biểu hiện những tứ lạ, ý hay đã róng lên ở các phần trên, phát triển cho sâu sắc.
Tán thán: những ý nghĩ, suy tưởng, cảm nhận xen cài vào các đoạn trên.
Thất ngôn cổ phong thì các mạch đoạn cho rõ ràng, ý nghĩa càng thâm trầm, cao thoát. Nhiều ý vị ngoài bài thơ thì càng hay. So với thơ luật, thơ cổ phong phóng túng hơn, ít bị trói buộc trong niêm luật, câu chữ. Chính vì vậy mà tính hàm súc, cô đọng, những khe khắt đòi hỏi về đối ngẫu, luật thơ, âm nhạc không tập trung như thơ luật. Vả lại, thể cổ phong vốn cũng đã có từ các thời Hán, Tùy, trước, nên về sau lối thơ luật thịnh hành hơn cả…
II. Thơ Luật:
Thơ luật có từ thời nhà Đường nên cũng gọi là Đường Luật. Luật dựa trên những thanh bằng và thanh trắc trong một câu và niêm giữa các câu với nhau, tạo thành cấu trúc bắt buộc của bài thơ.Thơ luật gồm tám câu, cấu trúc quy định như sau:
Phá: Câu mở đầu (cũng gọi là Phá đề)
Thừa: Nhân ý câu phá mà chuyển tiếp
Thực: Gồm hai câu 3, 4 phải đối nhau từng lời và ý, nói rõ chủ đề của bài thơ.
Luận: Gồm hai câu 5, 6 cũng theo luật đối lời đối ý của các câu thực, nhằm tăng ý chính của bài.
Kết: hai câu cuối cùng, chuyến ý và thâu tóm ý tưởng của bài thơ hoặc có một tứ lạ gây thêm cảm xúc cho người đọc.
Thơ luật có thể năm lời (ngũ ngôn) và thể bảy lời (thất ngôn)
* Ví dụ thơ thể ngũ ngôn:
TỐNG HỮU NHÂN
Thanh sơn hoành Bắc quách,
Bạch thuỷ nhiễu Đông thành.
Thử địa nhất vi biệt,
Cô bồng vạn lý chinh.
Phù vân du tử ý,
Lạc nhật cố nhân tình.
Huy thủ tự tư khứ,
Tiêu tiêu ban mã minh.
Lý Bạch
TIỄN BẠN
Chạy dài cõi Bắc non xanh,
Thành Đông nước chảy quanh thành trắng phau.
Nước non này chỗ đưa nhau,
Một xa, muôn dặm biết đâu cánh bồng!
Chia phôi khác cả mối long,
Người như mây nổi, kẻ trông bóng tà.
Vẫy tay thôi đã rời xa,
Nhớ nhau tiếng ngựa nghe mà buồn teo.
TẢN ĐÀ dịch
* Ví dụ thể thất ngôn:
THU HỨNG
Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,
Vu Sơn, Vu Giáp khí tiêu sâm.
Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,
Tái thượng phong vân tiếp địa âm.
Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,
Cô chu nhất hệ cố viên tâm.
Hàn y xứ xứ thôi đao xích,
Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.
Đỗ Phủ
HỨNG THU
Lác đác rừng phong hạt móc sa,
Ngàn non hiu hắt, khí thu loà.
Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm,
Mặt đất mây đùn cửa ải xa.
Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ,
Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.
Lạnh lùng giục kẻ tay đao thước,
Thành Bạch, chầy vang bóng ác tà.
NGUYỄN CÔNG TRỨ dịch
III. Thơ tuyệt cú:
Tuyệt cú theo nghĩa đen là ngắt câu. Là một thể thơ bốn câu, có thể là cổ phong hoặc thơ luật, nhưng ý tứ, ý nghĩa phải trọn vẹn, sâu sắc. Cũng phải có mở có kết, có thể hiện nội dung chủ đề mình định nói. Chẳng hạn như bài Tự Quân Chi Xuất Hỹ của Trương Cửu Linh:
TỰ QUÂN CHI XUẤT HỸ
Tự quân chi xuất hĩ
Bất phục lý tàn ky.
Tư quân như nguyệt mãn,
Dạ dạ giảm thanh huy.
TỪ THUỞ CHÀNG ÐI
Từ ngày chàng bước chân đi,
Cái khung dệt cửi chưa hề dúng (nhúng) tay.
Nhớ chàng như mảnh trăng đầy,
Ðêm đêm vầng sáng hao gầy đêm đêm.
NGÔ TẤT TỐ dịch
Bài thơ nói được cái tình của người vợ mà lối ví von, hình ảnh vừa đẹp, vừa sâu sắc. Lời, kết cấu, ý tứ thật trọn vẹn, súc tích.
Thơ tuyệt cú làm hay, thật khó. Nhưng trong thơ Đường, nhiều bài thơ tuyệt cú đã vượt được thử thách, lưu truyền hang ngìn năm, tính tư tưởng cao, hình ảnh đẹp và mãi mãi là những viên ngọc sáng giá.
Lối làm thơ tuyệt cú có thể tuân theo luật bốn câu đầu hoặc bốn câu cuối của ngũ ngôn hoặc thất ngôn.Ở thể cổ phong, thơ tuyệt cú càng rộng rãi hơn, các câu thơ không cần đối, không phụ thuộc luật bằng trắc, miễn là ý tứ sâu sắc, lời đẹp, giầu âm điệu ...
Thơ tuyệt cú có bốn câu, do đó cũng gọi là tứ tuyệt. Thơ tuyệt cú đẹp như hoa một bông trên cành thắm, có thể nói trực diện, hoặc nói xa xôi mà ý tứ lại thâm trầm, đều được cả .
Phong Kiều Dạ Bạc
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
Trương Kế
vé máy bay eva
vé máy bay đi mỹ tháng nào rẻ nhất
lịch bay của korean airlines
book vé máy bay đi mỹ
Vé máy bay đi canada
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Du Lich Tu Tuc
Tri Thức Du Lịch