Tác giả Nguyễn Đình Tùng đã viết một bài tiểu luận với tựa đề:
“Đọc một bài thơ như thế nào?”. Bài này gồm bốn phần là: Ẩn dụ; Sự hấp dẫn của
chữ; Bài thơ và tác giả; Điểm nhìn và nhân vật.
Trong bài “Sự hấp dẫn của chữ”, có đoạn như sau:
Trong bài “Sự hấp dẫn của chữ”, có đoạn như sau:
“Khi phỏng vấn loạt bài thơ đến từ đâu tôi phải đọc nhiều thơ
và trường ca của các nhà thơ đi từ miền Bắc, vốn xa lạ với tôi. Ngoài Bắc gọi
đó là các nhà thơ thế hệ “chống Mỹ”. Tôi nhận ra rằng các nhà thơ này (Thu Bồn, Phạm Tiến
Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo, Nguyễn Duy, Nguyễn Trọng Tạo, Trần Mạnh Hảo,
Nguyễn Thụy Kha…) có thể so sánh với các nhà thơ miền Nam cùng thời hay trước họ một thế hệ thơ (Tô Thùy
Yên, Trần Dạ Từ, Quách Thoại, Nguyễn Đức Sơn, Phạm Thiên Thư, Nguyễn Bắc Sơn,
Du Tử Lê, Viên Linh, Nguyễn Tất Nhiên…) nếu xét riêng về nghệ thuật sử dụng
ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, và chỉ riêng về mặt này mà thôi, trong những thời điểm
chiếu sáng nhất của họ, và chỉ trong những thời điểm đó mà thôi, đã đạt đến mức
tài hoa điêu luyện, mà các nhà thơ trẻ hiện nay, muốn chạy đuổi theo họ cũng
còn… hơi bị lâu!”
Và trong phần dẫn thơ cuối cùng, ông đưa ra hai câu thơ của
thi sỹ Trần Dạ Từ: “Trăng mười sáu tuổi, em mười sáu. Áo lụa phơi buồn sân gió
xưa” để kết luận: “Tôi không cần phải bình nữa. Đọc lên thơm cả không gian.”
Trong bài Ẩn dụ ông có viết:
“Ẩn dụ gắn với các hình ảnh. Hình ảnh trong thơ là một chữ có
tác dụng mang lại các yếu tố cảm giác như nhìn, sờ, nếm, ngửi, nghe. Nghĩa của
chữ do đó được tăng lên nhờ các xúc động mang tính chất vật thể. Khác với văn
xuôi và ngôn ngữ báo chí, người đọc cần để ý rằng trong thơ, ý nghĩa của một
câu là rất quan trọng, nhưng chính hình ảnh của câu thơ đó mới quyết định sự
thành công của nó. Hay không thành công…Ngôn ngữ thơ có hiệu lực mô tả những
kinh nghiệm phức tạp mà ai cũng từng trải qua. Nghĩa của chữ do đó được tăng
lên nhờ các xúc động mang tính chất vật thể: Gặp lại người bạn thân thuở thiếu
thời, phẫn nộ trước cảnh bất công, sự mất mát đau đớn, v.v… Hay là tình yêu
lâng lâng đầu đời.”
“Đọc lên thơm cả không gian - Nghĩa của chữ do đó được tăng
lên nhờ các xúc động mang tính chất vật thể - Ngôn ngữ thơ có hiệu lực mô tả những
kinh nghiệm phức tạp mà ai cũng từng trải qua như: Tình yêu lâng lâng đầu đời”
– Các yếu tố đó hội đủ trong bài thơ “Mộng đời “của thi sỹ Trần Dạ Từ được nhạc
sỹ Hoàng Thanh Tâm phổ thành nhạc phẩm “Đêm hoàng lan”. Trong đoạn thứ tư của
bài thơ, thi sỹ đã chọn chữ “nức nở” một cách tài hoa điêu luyện trong câu: “Hoàng
lan xưa còn nức nở hồn anh”, để mỗi khi đọc lên hay nghe hát đến, ta cảm thấy
bàng bạc cả không gian mùi thơm ngọt ngào của hoa hoàng lan.
Anh sẽ nhắc trong những tàn phai ấy,
Đêm hoàng lan thơm đến ngọt vai mình,
Ai sẽ biểu trong một lần trở lại,
Hoàng lan xưa còn nức nở hồn anh.
Đêm hoàng lan thơm đến ngọt vai mình,
Ai sẽ biểu trong một lần trở lại,
Hoàng lan xưa còn nức nở hồn anh.
Dựa theo chi, theo họ, hoàng lan là tên gọi của ba loại hoa
thuộc ba họ thực vật khác nhau:
1- Một loài địa lan, thuộc họ Orchidaceae (Lan), có tên khoa học là Cymbidium lowianum.
2- Một loài nằm trong chi Michelia (Ngọc lan), thuộc họ Magnoliaceae (Mộc lan), cùng gia đình với hoa Mangolia (dạ hợp, thiết mộc lan), tên khoa học là Michelia champaca.
3-Một loài thuộc chi Cananga ( Công chúa), họ Annonaceae (Na / Mãng cầu), có tên khoa học là Cananga odorata.
1- Một loài địa lan, thuộc họ Orchidaceae (Lan), có tên khoa học là Cymbidium lowianum.
2- Một loài nằm trong chi Michelia (Ngọc lan), thuộc họ Magnoliaceae (Mộc lan), cùng gia đình với hoa Mangolia (dạ hợp, thiết mộc lan), tên khoa học là Michelia champaca.
3-Một loài thuộc chi Cananga ( Công chúa), họ Annonaceae (Na / Mãng cầu), có tên khoa học là Cananga odorata.
*Thứ nhất, loài hoàng lan thuộc chi Ngọc lan = chi giổi
(Michelia), họ Mộc lan (Magnoliaceae), tên khoa học là Michelia champaca hay
Magnolia champaca.
Cây có tên là hoàng lan, hoàng ngọc lan, ngọc lan vàng, ngọc
lan ngà, sứ vàng, tiếng Hán là đại hoàng quế, hoàng miễn quế, tiếng Anh là
Fragant champaca hay Orange champak, tiếng Pháp là Champaca. Cây có nguồn gốc từ
Ấn Độ, Phi Luật Tân và Java.
Cây thân gỗ, cao đến 35m, có tán lá rộng 3- 4m. Lá hình bầu dục
thuôn, dài 13-25 cm, rộng từ 5-9 cm. Mặt trên lá bóng láng màu xanh đậm, mặt dưới
màu xanh lợt và có lông. Hoa nở mùa xuân, có màu từ trắng ngà đến vàng cam cam,
rất thơm, mọc thành cụm giữa các nách lá. Dùng ướp trà hoặc chiết xuất tinh dầu.
Cây rất mạnh, là loài cây xanh được trồng ở đường phố để làm
cảnh, cho bóng mát, cũng như để lấy hoa chiết xuất tinh dầu trong công nghiệp sản
xuất nước hoa.
Ở Saigon trước năm 1975, một số cây hoàng ngọc lan này được
trồng trong vài biệt thự nằm trên một con hẻm hình chữ L, thông từ đường Bà
Huyện Thanh Quan qua Kỳ Đồng, gần trường Anh Ngữ Diên Hồng của ông Lê Bá Kông .
Đây đóa hoàng lan, đóa ngọc lan
Rưng rưng hoa thắm nở trên bàn
Hoa vào giấc ngủ, vào trang viết
Như tấm tình em, yêu chứa chan- Nguyễn Văn Chương
Rưng rưng hoa thắm nở trên bàn
Hoa vào giấc ngủ, vào trang viết
Như tấm tình em, yêu chứa chan- Nguyễn Văn Chương
* Thứ hai loài hoàng lan thuộc chi công chúa (Cananga),
họ Na / Mãng cầu (Annonaceae), tên khoa học là Cananga ordonata, tên cũ là
Uvaria odorata.
Cây có các tên: Hoàng lan, hoàng ngọc lan, ngọc lan tây, lan
tua, sứ tây, sứ xơ mít, sứ công chúa, ylang công chúa, y lăng … tiếng Ang gọi
là Ylang- ylang (nguồn gốc từ tiếng Talagog: có nghĩa là hoa của các loài hoa),
tiếng Pháp gọi là Cananga, tiếng Thái lan gọi là Kradangnga-songkhla, tiếng Mã
lai gọi là Chenanga, tiếng Nam dương (Javanese) gọi là Kenanga.
Cây có nguồn gốc từ Phi Luật Tân, Nam Dương và Mã Lai, nhưng
cũng phân bố tự nhiên rộng khắp ở các đảo Thái Bình Dương, vùng bắc Úc Đại Lợi,
Polynesia, Melanesia, Micronesia, Ai Lao, Thái Lan và Việt Nam.
Cây thân gỗ, cao từ 10-15m, vỏ cây màu xám trắng, không có
lông. Cành thường mọc nhánh ngang hay thòng, mang lá song đính, tức là lá đơn mọc cách, xếp
thành hai hàng trên cành nhỏ, dễ rụng. Phiến lá mềm, mỏng.Lá cây hình xoan dài,
hơi lệch, mép hơi gợn sóng, đỉnh thuôn, hai mặt lá nhẵn và bóng láng, dài
15-20cm, rộng 5-8cm.
Cây cho hoa nhiều tháng trong năm. Hoa có mùi thơm rất nồng,
mọc từ nách lá, thành từng cụm trên những càng ngắn không lá. Hoa có hình dáng
rất đặc biệt, hoa lớn nhưng cuống lại nhỏ nên luôn luôn rủ xuống phía mặt đất,
với sáu cánh dài hình dải thuôn, lượn sóng, xếp thành hai vòng, hoa mới nở màu
xanh lục, sau chuyển qua màu vàng ánh xanh, đầu hoa xoè rộng và xoắn lại, có
người nói hoa giống như một cô gái tóc vàng đội vương miện, nên gọi văn vẻ hoa
là sứ công chúa, hoặc tượng hình bình dân là sứ xơ mít.
Mỗi hoa cho ra một chùm trái, chứa khoảng 10 - 12 hột giống như hột mãng cầu.
Mỗi hoa cho ra một chùm trái, chứa khoảng 10 - 12 hột giống như hột mãng cầu.
Em là ylang công chúa
Hoa của các loài hoa
Em đã từ đâu tới!
Rung động trái tim ta - Hoàng Thái Sơn
Hoa của các loài hoa
Em đã từ đâu tới!
Rung động trái tim ta - Hoàng Thái Sơn
Tinh dầu hoa hoàng lan được chưng cất, dùng trong công nghiệp
sản xuất nước hoa (Hiệu Amarige của Givenchy – Pháp và hiệu Ylang Ylang của
Decléor – Pháp)
Loài cây tương cận, gần với cây hoàng lan = sứ công chúa =
ylang công chúa này là cây công chúa = hoa giẻ (giẻ đây là giẻ rách), tên khoa
học là Cananga latifolia, lá rộng, chỉ có 1- 3 hoa mọc đối diện lá, trái có eo
chỉ chứa một hột, hoa cũng màu vàng xanh rất thơm, tìm thấy nhiều ở vùng Tây
Ninh, Thủ Đức, Biên Hòa. Ngoài ra, còn có một loại dây leo gọi là dây công
chúa, tên khoa học là Antabotrys hezapetalus.
Cây hoàng lan thích hợp với nơi có nhiều nắng, nhiều mưa, nên
hiện diện ở cả ba miền Việt Nam, nhưng chỉ trồng rải rác, lác đác một vài cây ở
sân đình, chùa, am, miếu, công viên, công sở… hay nhà dân để lấy bóng mát hay
làm cảnh, chứ không được trồng phổ biến ở các đường phố vì cành cây giòn, dễ gẫy
khi có gió lớn. Hoàng lan ở VN cũng chưa được quan tâm nghiên cứu trồng tập
trung để sản xuất tinh dầu.
Tháng tư nắng ngọt hoa công chúa
Riêng đóa hoàng lan trong mắt tôi
Làm sao anh biết khi xa bạn
Tôi cũng như chiều: tôi mồ côi – Du Tử Lê
Riêng đóa hoàng lan trong mắt tôi
Làm sao anh biết khi xa bạn
Tôi cũng như chiều: tôi mồ côi – Du Tử Lê
Cây hoàng lan phải trồng được ít nhất sáu, bảy năm rồi mới ra
hoa. Phần nhiều những cây hoàng lan ở Hà Nội ngày nay là đại thụ (do người Pháp
đưa tới cả trăm năm trước), nên cây rất cao, cành lá duỗi dài trong không gian.
Hoa nở thành chùm trên cành, khi còn xanh non thì lẫn trong màu xanh của đám
lá, giống như các tàn lá tìm cách cất giấu hoa của chúng vậy! Khi hoa chín chuyển
sang màu vàng, đứng dưới gốc ngước mặt trông lên, chùm hoa bò lan trên cành
cây, giống như một loài hoa tầm gửi. Cành cây nhìn thì to lớn, nhưng dễ gẫy,
nên ít ai trèo cây để hái hoa, hoặc dùng cây sào để khoèo hoa tươi như những
người hàng hoa, hoặc đợi hoa rụng nhặt mang về. Hoa rụng rồi còn rất thơm, để
trong nhà cũng được vài ba ngày rồi mới héo, nếu bỏ hoa vào túi nylon cất trong
tủ lạnh, thì giữ được lâu hơn, dùng để ướp thạch rau câu chẳng hạn.
Những chùm hoa hoàng lan vàng đong đưa mềm mại trên cây, người
ta bảo giống như bàn tay Phật, nên hoa được dùng làm hoa cúng của người Hà
thành.
“Rằm mồng một, bao giờ bà tôi thắp hương cũng có hoa đĩa, còn
gọi là hoa gói. Mỗi gói có năm loại hoa: cúc vạn thọ, thiên lý, hoàng lan, hồng
bạch và ngâu, được gói trong lá dong riềng (buộc lai nhờ chiếc lạt giang mỏng
manh). Những thứ hoa này không cắm vào lọ mà đặt trên đĩa “– Phạm Kim Anh
Anh đừng ngắt hoàng lan khi hoa còn xanh
Mầu áo ấy, là thời hoa trinh nữ !
Em nhặt nàng tiên chết trẻ
Hồn hoa run ngón tay thon – ĐV Hoàng Nguyên
Mầu áo ấy, là thời hoa trinh nữ !
Em nhặt nàng tiên chết trẻ
Hồn hoa run ngón tay thon – ĐV Hoàng Nguyên
Hoa ngọc lan được nhiều người biết đến, nên người ta thường
dùng ngọc lan để mô tả hoàng lan. Về màu sắc, hoa ngọc lan cánh thon trắng muốt,
hoa hoàng lan cánh cong vàng hây. Về hình thức, hoàng lan tương đối giống ngọc
lan, đều có cánh thuôn dài, nhưng cánh hoa hoàng lan to hơn, dày dặn hơn. Hơn nữa,
hoa hoàng lan tươi lâu hơn hoa ngọc lan. Về hương thơm, mùi hoa ngọc lan man
mát, dịu dàng, còn mùi hoa hoàng lan thì mạnh mẽ và ngọt ngào hơn (Nhất là sau
mỗi cơn mưa, mùi hoa hoàng lan ngọt ngào như mùi kẹo). Cả hai loài hoa
này cùng có hương thơm thoang thoảng để cảm nhận, chứ không cần đưa lên mũi ngửi,
lại rất sâu và bền (sâu làm ta khó quên, bền thì thơm lâu dài), nhưng hoa ngọc
lan cho ta cảm giác mát lạnh, còn hoa hoàng lan thì nồng ấm hơn .
Ngọc lan xưa em trồng
Cánh nõn nà như tuyết
Hoàng lan xưa anh trồng
Cánh vàng chen lá biếc – Minh Nguyệt
Cánh nõn nà như tuyết
Hoàng lan xưa anh trồng
Cánh vàng chen lá biếc – Minh Nguyệt
Ngọc lan và hoàng lan không ra hoa cùng một thời điểm, hoàng
lan với hoa sữa lại là hai loại hoa đặc biệt riêng của Hà Nội tháng mười, tháng
một (mười một). Vào lúc này, Hà Nội tràn ngập trong hương thơm của những cây
hoàng lan và hoa sữa trên đường. Hoa hoàng lan ngọt ngào, hoa sữa nồng nàn thi
nhau tỏa hương trong không gian: phảng phất nơi góc phố, xôn xao trong vườn,
ngào ngạt thấm sâu vào từng mái ngói…
“Hẳn có người khó ngủ nếu bên cửa sổ có xòa một cành sữa mùa
thu. Có người như bị dị ứng, không chịu được mùi hương ấy nên ghét cay, ghét đắng,
mỗi mùa hoa nở chỉ mong cho thu chóng tàn để rời xa nó. Nhưng phần lớn người Hà
Nội lại say nó như mối tình đầy chờ đợi, đợi cứ sang thu được đắm mình vào một
thứ hương tình không nơi nào có được.
Nếu hoàng lan cứ ngan ngát suốt đêm thu như thứ nước hoa Chanel quí phái, thì hoa sữa phàm trần hoan, thế tục hơn, đậm đặc hơn, thức gọi hơn. Hoàng lan là cô gái cấm cung hơi ẻo lả vóc mai gầy. Còn hoa sữa lại là thiếu phụ "trông mòn con mắt", mập mạp, má au lên sức sống tràn căng bừng bừng, đòi hỏi một điều gì dữ dội hơn, mê đắm hơn. Ai hay đi ngủ sớm chắc nhẹ tình cùng hoa sữa. Còn mái đầu nào thích chung đèn thi với đêm thâu, hẳn khi thành phố lên đèn còn gõ bước chân những ngã ba, ngã tư cho vai áo mình lổ đổ bóng thêu, cho tóc mình ngạt ngào loài hương tình ái ấy “. – Băng Sơn
Nếu hoàng lan cứ ngan ngát suốt đêm thu như thứ nước hoa Chanel quí phái, thì hoa sữa phàm trần hoan, thế tục hơn, đậm đặc hơn, thức gọi hơn. Hoàng lan là cô gái cấm cung hơi ẻo lả vóc mai gầy. Còn hoa sữa lại là thiếu phụ "trông mòn con mắt", mập mạp, má au lên sức sống tràn căng bừng bừng, đòi hỏi một điều gì dữ dội hơn, mê đắm hơn. Ai hay đi ngủ sớm chắc nhẹ tình cùng hoa sữa. Còn mái đầu nào thích chung đèn thi với đêm thâu, hẳn khi thành phố lên đèn còn gõ bước chân những ngã ba, ngã tư cho vai áo mình lổ đổ bóng thêu, cho tóc mình ngạt ngào loài hương tình ái ấy “. – Băng Sơn
Em ơi! Hà Nội phố
Ta còn em mùi hoàng lan
Còn em hoa sữa.
Tiếng giày gọi đường khuya
Thang gác cọt kẹt thời gian
Thân gỗ …- Phan Vũ
Ta còn em mùi hoàng lan
Còn em hoa sữa.
Tiếng giày gọi đường khuya
Thang gác cọt kẹt thời gian
Thân gỗ …- Phan Vũ
Đoạn văn trên của nhà văn Băng Sơn, chuyên viết về Hà Nội (Hà
Nội là nơi sinh sống, là tình yêu, là máu thịt, là nguồn cảm hứng vô tận của
tác giả). Khi đề cập đến mùi hương giữa hoa hoàng lan và hoa sữa thì có người
nói:” Đôi lúc nhắc đến Hà Nội, tôi lại nghĩ đến một mùi hoa thơm thoang thoảng
cả vẻ đẹp của Hà Nội hòa vào trong gió ? Đó là mùi hoa sữa của những cặp tình
nhân, mùi hoàng lan của những hồn thi sĩ, dạ lan hương của những lời thủ thỉ,
đóa quỳnh hương như khúc hát tự tình.”- Khán giả TLMN
Có người lại viết:” Ai đó nói rằng Hà Nội là thành phố
của hoa đào, hoa huệ tây, hoa sữa.. nhưng có lẽ sâu xa nhất, lật giở những áng
văn thơ cũ, phải chăng loài hoa đặc trưng của Hà Nội mới chính là hoàng lan, hoa
nhài, hoa thủy tiên ? “
Tháng mười một gió ngạt ngào
Hoàng lan nở muộn đêm sao nồng nàn
Heo may tháng chạp khẽ khàng
Thủy tiên trinh tiết dịu dàng thiết tha – Tiểu Vũ Vi
Hoàng lan nở muộn đêm sao nồng nàn
Heo may tháng chạp khẽ khàng
Thủy tiên trinh tiết dịu dàng thiết tha – Tiểu Vũ Vi
Có một đoạn văn trong bài viết “Về Hà Nội “của tác giả Vũ Tuất
Việt như sau:” Còn cây hoa sữa ? Loài cây yêu quý này sống với Hà Nội lâu rồi,
nhưng hương hoa sữa thực sự lên ngôi từ khi thủ đô ta vĩnh viễn về với chúng
ta. Khó có thể nói khác rằng hương hoa sữa là một khám phá Hà Nội. Người cả nước
cùng khám phá. Văn, thơ, nhạc, họa đều có công “.
Đêm nghe gió rít qua thềm
Nhớ về Hà Nội của em vô chừng
Cuối thu trăng vẫn sáng trưng
Hoàng lan hoa sữa thơm lừng không gian – Tế Hanh
Nhớ về Hà Nội của em vô chừng
Cuối thu trăng vẫn sáng trưng
Hoàng lan hoa sữa thơm lừng không gian – Tế Hanh
Trong bút ký “Thương Nhớ Mười Hai “của nhà văn Vũ Bằng (tác
phẩm tiêu biểu cho tâm tư và phong cách viết của ông. Nội dung sách viết về người
vợ tên Quỳ bên kia vỹ tuyến. Ông khởi sự viết từ tháng Giêng 1960, ròng rã mười
một năm mới hoàn thành tác phẩm dày khoảng 250 trang vào năm 1971), phần “Tháng
Chín gạo mới chim ngói “có đoạn:
“Trời tháng chín ở Bắc Kỳ lạ lắm. Có nhiều lúc trời đang nắng
hanh vàng bỗng tím về một hướng rồi mưa rào rào một lúc rồi tạnh, rồi bất thần
lại mưa. Đó là mưa bóng mây, đó là mưa rươi.
Cái mưa này, tuy vậy không có gì độc hết. Thường thường, người ta chỉ se mình, khó ở một chút thôi. Nhưng trời khéo đa tình, cứ vào lúc màn đêm rủ xuống, gió bấc nổi lên thì máu phát ra từ con tim dường như chảy mạnh hơn và cả vợ cả chồng đều thấy diễm tình bát ngát trên làn môi thương thương, trong đuôi mắt yêu yêu… Đến khuya, cả hai vợ chồng vẫn nằm mở mắt trong bóng tối để nghe tiếng gió lay động những cành hoàng lan… “
Cái mưa này, tuy vậy không có gì độc hết. Thường thường, người ta chỉ se mình, khó ở một chút thôi. Nhưng trời khéo đa tình, cứ vào lúc màn đêm rủ xuống, gió bấc nổi lên thì máu phát ra từ con tim dường như chảy mạnh hơn và cả vợ cả chồng đều thấy diễm tình bát ngát trên làn môi thương thương, trong đuôi mắt yêu yêu… Đến khuya, cả hai vợ chồng vẫn nằm mở mắt trong bóng tối để nghe tiếng gió lay động những cành hoàng lan… “
Viết một bài thơ để tặng em
Đêm khuya cho mượn gió bên thềm
Trăng khuya cho mượn gương treo cửa
Tình tứ hoàng lan hương chín thêm.
Ngày sống bên nhau vẫn nhớ nhau
Tương tư đâu chỉ buổi ban đầu
Tương tư nào chỉ khi xa cách
Nỗi nhớ nằm trong nỗi ước ao- Huy Cận
Đêm khuya cho mượn gió bên thềm
Trăng khuya cho mượn gương treo cửa
Tình tứ hoàng lan hương chín thêm.
Ngày sống bên nhau vẫn nhớ nhau
Tương tư đâu chỉ buổi ban đầu
Tương tư nào chỉ khi xa cách
Nỗi nhớ nằm trong nỗi ước ao- Huy Cận
Những đoạn văn trích trong truyện ngắn rất nhẹ nhàng “Dưới
Bóng Hoàng Lan “của nhà văn Thạch Lam, đọc xong tưởng như tác giả chưa viết hết,
kết thúc để người đọc tự suy nghĩ. (Bóng hoàng lan đây là bóng mát cuối cùng của
một thời quá khứ. Một chốn bình yên không bao giờ còn có lại cho riêng cuộc đời
tác giả):
“Bà cụ đi ra. Thanh bỗng thấy mệt mỏi. Chàng lặng nằm xuống
giường, ruổi chân tay, khoan khoái. Ngoài khung cửa sổ, trời xanh ngắt ánh
sáng; lá cây rung động dưới làn gió nhẹ. Một thân cây vút cao lên trước mặt.
Cùng một lúc, chàng lẩm bẩm: "cây hoàng lan!", mùi hương thơm thoang
thoảng đưa vào. Thanh nhắm mắt ngửi hương thơm và nhớ đến cái cây ấy chàng thường
hay chơi dưới gốc nhặt hoa. Ðã từ lâu lắm, ngày mới có căn nhà này, ngày cha mẹ
chàng hãy còn. Rồi đến ngày một bà một cháu quấn quít nhau. Thanh ra tỉnh làm rồi
đi về hàng năm, các ngày nghỉ. Bây giờ cây đã lớn.
…Bữa ăn xong. Thanh với Nga đã trở lại thân mật như khi còn nhỏ. Thanh dắt nàng đi thăm vườn; cây hoàng lan cao vút, cành lá rủ xuống như chào đón hai người. Có lúc gần nhau, Thanh thấy mái tóc Nga thoang thoảng thơm như có giắt hoàng lan. Nhưng hoa lan chưa rụng, vẫn còn tươi xanh ở trên cành, Nga bảo Thanh:
- Những ngày em đến đây hái hoa, em nhớ anh quá.
Thanh chẳng biết nói gì; chàng vít một cành lan xuống giữ ở trong tay để Nga tìm hoa, rồi nhẹ nhàng buông ra cho cành lại cong lên. Nắng soi vào vai hai người, nhưng dưới chân đất vẫn mát như xưa.
…Ðêm ấy, một bà, một cháu với một cô láng giềng chuyện trò dưới bóng đèn mãi tới khuya, khi trăng lên. Qua vườn, Thanh tiễn Nga ra đến cổng, đi qua hai bên bờ lá đã ướt sương. Mùi hoàng lan thoang thoảng bay trong gió ngát “.
…Bữa ăn xong. Thanh với Nga đã trở lại thân mật như khi còn nhỏ. Thanh dắt nàng đi thăm vườn; cây hoàng lan cao vút, cành lá rủ xuống như chào đón hai người. Có lúc gần nhau, Thanh thấy mái tóc Nga thoang thoảng thơm như có giắt hoàng lan. Nhưng hoa lan chưa rụng, vẫn còn tươi xanh ở trên cành, Nga bảo Thanh:
- Những ngày em đến đây hái hoa, em nhớ anh quá.
Thanh chẳng biết nói gì; chàng vít một cành lan xuống giữ ở trong tay để Nga tìm hoa, rồi nhẹ nhàng buông ra cho cành lại cong lên. Nắng soi vào vai hai người, nhưng dưới chân đất vẫn mát như xưa.
…Ðêm ấy, một bà, một cháu với một cô láng giềng chuyện trò dưới bóng đèn mãi tới khuya, khi trăng lên. Qua vườn, Thanh tiễn Nga ra đến cổng, đi qua hai bên bờ lá đã ướt sương. Mùi hoàng lan thoang thoảng bay trong gió ngát “.
Trăm đường phố chọc trời cao thẳm mây
dễ quên sao cô hàng xén to tần
Hoàng lan một thoáng, trăng còn ngát
Sợi tóc nào nào neo giữ tháng năm ?
Văn nhân, tài tử đời sương khói
hồn lạc nơi nào giữa bán mua ?
Ba mươi sáu phố phường tìm hỏi mãi
bỗng gặp anh trong gió đầu mùa !- Nguyễn Vũ Tiềm
dễ quên sao cô hàng xén to tần
Hoàng lan một thoáng, trăng còn ngát
Sợi tóc nào nào neo giữ tháng năm ?
Văn nhân, tài tử đời sương khói
hồn lạc nơi nào giữa bán mua ?
Ba mươi sáu phố phường tìm hỏi mãi
bỗng gặp anh trong gió đầu mùa !- Nguyễn Vũ Tiềm
Hà Nội tuy có nhiều cây hoàng lan thâm niên, nhưng rải rác mỗi
nơi một đôi cây như bên Hồ Tây, trên phố Phan Đình Phùng, Chu Văn An, Đội Cấn,
Đại Cồ Việt, Tô Ngọc Vân, Điện Biên Phủ…
Ngõ Tức Mạc, ở phố Trần Hưng Đạo trước kia có danh hiệu là
ngõ hoàng lan, ngày nay hai cây hoàng lan cổ thụ nơi đây đã bị chặt đi rồi.
Đoạn phố ngắn trên đường Điện Biên Phủ, gần cổng Bộ Ngoại
Giao, được những người yêu Hà nội đặt tên là phố hoàng lan, vì nơi đây có nhiều
cây hoàng lan nhất, hơn mười cây từ trên phố, trong tư gia, trong khuôn viên Bộ
Ngoại giao, kể cả trong vườn Kính Thiên. Mùa thu về, đi ngang qua nơi đây, người
ta cảm thấy như cả không gian được ướp trong hương hoa hoàng lan mênh mang.
Cũng phải nói thêm về đoạn phố Điện Biên Phủ này (thời Pháp
thuộc là đại lộ Puginier, người dân Hà Nội vẫn quen gọi là đường Cột Cờ, vì cột
cờ Hà Nội, do vua Minh Mạng cho xây năm 1812, nằm bên đường trong khu vực đó.
Sau 1945, đường có tên là đường Cộng Hòa, rồi đổi là đại lộ Nguyễn Tri Phương.
Sau 1964, trở thành đường Điện Biên Phủ); phố Phan Đình Phùng (đại lộ Carnot)
và phố Hoàng Diệu (trước là đại lộ Victor Hugo, sau là đại lộ Pierre Pasquier)
là ba con phố mà giới trẻ ngày nay cho là đẹp nhất Hà Nội.
Đi suốt con phố hoàng lan
Lòng kẻ lữ hành rộn rã
Hành khất hương thơm vòm lá
Ngập ngừng hơi thở
Đêm
Bất chợt gặp trong hồn một ai đó rất quen
Nụ cười thả vào lòng của phố - hoacucxanh22
Lòng kẻ lữ hành rộn rã
Hành khất hương thơm vòm lá
Ngập ngừng hơi thở
Đêm
Bất chợt gặp trong hồn một ai đó rất quen
Nụ cười thả vào lòng của phố - hoacucxanh22
Mùa thu Hà Nội và hoa hoàng lan đã có một gắn bó lạ kỳ. Mỗi
năm đến mùa, như không hề thay đổi, các cây hoàng lan ở Hà Nội chỉ bắt đầu tỏa
hương khi những cơn gió heo may nhè nhẹ, dìu dịu, gây gây, đủ chớm lạnh để gọi
thu về. Gió mang theo mùi thơm nồng nàn của hoàng lan bay dài trên phố.
“Những đêm chuyển mùa gió heo may, từ cửa sổ của căn gác nhỏ,
chẳng cần chuyên tâm chú ý cũng có thể nghe thấy một bản giao hưởng hương hoa
đang thánh thót ngân nga dưới đôi tay tài tình của người nghệ sĩ thiên nhiên vô
cùng điêu luyện. Thanh âm trong trẻo, thánh thót của những chùm hoàng lan tinh
khôi, giai điệu du dương đài các này là tiếng rung nhè nhẹ được gió đưa đẩy mộc
mạc, chân thành...Dường như có bao nhiêu hoa là có bấy nhiêu cung bậc thanh trầm.
Chúng cứ ngân lên, hòa quyện vào nhau rồi lại tan loãng ra, rồi lại vút lên như
bất tận.
Đêm càng về khuya, mùi thơm càng đậm, bản nhạc hương hoa càng da diết, bồi hồi vì chỉ trong đêm khuya, mùi oi nồng của nắng, mùi khói xe qua lại của nhịp sống gấp gáp đã tạm lắng đi, nhường chỗ cho một không gian thanh tịnh chỉ có hương hoa xao xuyến.
Có lẽ, cũng chỉ ở Hà Nội mới cảm nhất được hết mùi hương thanh tao đó của hoa hoàng lan, không thắc thỏm, da diết đưa hương quyện đan trong gió thành một thứ ngôn từ rất riêng báo hiệu sự quay trở lại rất đỗi bâng khuâng của hoa sữa mùa thu. Hoàng lan là cả một sự tinh tế đến nhu mì rất đỗi duyên dáng như thể con gái Hà thành sắp bước sang tuổi cặp kê. Có chăng vì lẽ đó mà phải những người có tâm, có tình mới cảm nhận được sự có mặt của hoa thoang thoảng đâu đó, xa xăm mà như gần gũi thân thương vô cùng.“- Tuyết Minh
Đêm càng về khuya, mùi thơm càng đậm, bản nhạc hương hoa càng da diết, bồi hồi vì chỉ trong đêm khuya, mùi oi nồng của nắng, mùi khói xe qua lại của nhịp sống gấp gáp đã tạm lắng đi, nhường chỗ cho một không gian thanh tịnh chỉ có hương hoa xao xuyến.
Có lẽ, cũng chỉ ở Hà Nội mới cảm nhất được hết mùi hương thanh tao đó của hoa hoàng lan, không thắc thỏm, da diết đưa hương quyện đan trong gió thành một thứ ngôn từ rất riêng báo hiệu sự quay trở lại rất đỗi bâng khuâng của hoa sữa mùa thu. Hoàng lan là cả một sự tinh tế đến nhu mì rất đỗi duyên dáng như thể con gái Hà thành sắp bước sang tuổi cặp kê. Có chăng vì lẽ đó mà phải những người có tâm, có tình mới cảm nhận được sự có mặt của hoa thoang thoảng đâu đó, xa xăm mà như gần gũi thân thương vô cùng.“- Tuyết Minh
Heo may trong trẻo về qua phố
Hoa hoàng lan thơm mãi mà say – hanoicoxua
Hoa hoàng lan thơm mãi mà say – hanoicoxua
Hoàng lan thuộc về không gian của một Hà thành cổ kính, của một
thời quá khứ đầy ắp kỷ niệm- Những căn nhà cũ xưa, thâm trầm, với những lớp
ngói rêu phong hàng trăm năm, đã san sát, nương tựa vào nhau ở các khu phố Ta,
mà đầu ngõ nhỏ hay mảnh sân gạch chung của ba, bốn gia đình có trồng hoàng lan,
ngọc lan, cây bàng, cây sấu…
Mùi hương hoàng lan như gắn bó cùng những ngôi biệt thự xây từ thời Pháp thuộc, tường quét vôi vàng, với ống khói lò sưởi, với các ô cửa sổ cuốn vòm... mang vẻ kiến trúc đầu thế kỷ, ở các khu phố Tây. Hàng rào trồng cây găng, cây ô rô được tỉa xén cẩn thận bao quanh nhà. Vườn thường ở trước nhà, trồng hoa. Và bao giờ ở trước cửa sổ cũng có hoặc cây hoàng lan, hoặc cây ngọc lan, cây hoa đại (sứ cùi)…Vườn trong phố và hương hoa của các cây này đã tạo cho Hà Nội một nét đặc biệt riêng.
Mùi hương hoàng lan như gắn bó cùng những ngôi biệt thự xây từ thời Pháp thuộc, tường quét vôi vàng, với ống khói lò sưởi, với các ô cửa sổ cuốn vòm... mang vẻ kiến trúc đầu thế kỷ, ở các khu phố Tây. Hàng rào trồng cây găng, cây ô rô được tỉa xén cẩn thận bao quanh nhà. Vườn thường ở trước nhà, trồng hoa. Và bao giờ ở trước cửa sổ cũng có hoặc cây hoàng lan, hoặc cây ngọc lan, cây hoa đại (sứ cùi)…Vườn trong phố và hương hoa của các cây này đã tạo cho Hà Nội một nét đặc biệt riêng.
Phố bình yên là phố của ngày xưa
Phố ngái ngủ dưới bóng hoàng lan đêm trầm vào hơi thở
Tôi tưởng mình phiêu linh vô cớ
Tìm về nhà trên con đường xa
Tìm về nhà trên con đường qua- PĐ Thiên Thư
Phố ngái ngủ dưới bóng hoàng lan đêm trầm vào hơi thở
Tôi tưởng mình phiêu linh vô cớ
Tìm về nhà trên con đường xa
Tìm về nhà trên con đường qua- PĐ Thiên Thư
“… Nó không thuộc về những cái thất thường, ngắn ngủi. Hơi cổ
một chút, hơi cũ một chút, hoài niệm một chút - đó là khoảng không gian mà
hoàng lan thuộc về. Ba gốc hoàng lan trong sân Bảo Tàng Mỹ Thuật, hàng cây đầu
Điện Biên Phủ, cuối Tràng Tiền, ngã ba Hàng Lược... đều tỏa bóng trước những
tòa biệt thự cổ. Tưởng như chỉ cần dừng chân lại đó lâu lâu một chút, sẽ thấy một
thiếu nữ Hà Nội xưa áo dài tóc mai cặp cao, tay cầm chiếc xắc nhỏ, khẽ khàng mở
cánh cửa gỗ xanh đầy bụi và nhịp guốc đi qua lạo xạo lá và hương hoàng lan, ra
phố...”- PN
Anh tìm
Gốc hoàng lan dưới mùa thơm ngát
Người ơi
Đôi mắt về nẻo khác
Vời vợi rồi
Người cũ
Ở đâu? – Thái Thăng Long
Gốc hoàng lan dưới mùa thơm ngát
Người ơi
Đôi mắt về nẻo khác
Vời vợi rồi
Người cũ
Ở đâu? – Thái Thăng Long
Qua hai đoạn văn trích dẫn phía trên, những đóa hoa hoàng lan
được hai tác giả Tuyết Minh và PN ví như những thiếu nữ Hà thành ngày xưa đến
tuổi cập kê (cập kê = cài trâm. Theo Kinh Lễ Trung Hoa thì con gái đến tuổi 15
thì được cài trâm, đủ trưởng thành dể lây chồng).
Những căn biệt thự cổ ẩn dưới những gốc cây hoàng lan- trên
trăm năm trở thành cổ thụ- được tàn lá che chở, làm cho ta một cảm nhận được một
cái gì đó thật êm đềm, bình yên.
Hai yếu tố này gợi cho ta trở về một hình ảnh đầy nét trữ
tình, thơ mộng; Với bối cảnh là tiết thu nhẹ nhàng của Hà Nội, với thời gian là
những thập niên 30, 40 của thế kỷ XX, với không gian là những khuôn viên êm đềm
vây quanh nhà, đến mùa hoa hoàng lan rụng đầy trên sân. ấp ủ hương thơm cho những
ngôi biệt thự cổ thâm u, cánh cổng thường khép chặt, để nhìn qua cánh cửa mở,
thấp thoáng bên song, là bóng dáng những thiếu nữ Hà Nội ngày xưa yêu kiều, e ấp.
Các cô gái mới lớn thường chưa búi tóc, niềm tự hào của họ vẫn
là mái tóc dài, dầy, đen nhánh và mượt mà. Phía trước tóc mai kẹp cao, chải tóc
vuốt ra phía sau buông xõa quá bờ vai hay kẹp hững hờ bằng chiếc kẹp ba lá. Hồi
xưa, các nữ sinh Hà Nội mang guốc mộc đi ra đường, chứ không đi dép.
Năng thu xinh xinh màu nắng mai
Vàng nhẹ nhàng như em mười sáu
Cái chớm nở của tuổi vừa mới lớn
Ngát hương trong như cánh hoàng lan - yuri
Vàng nhẹ nhàng như em mười sáu
Cái chớm nở của tuổi vừa mới lớn
Ngát hương trong như cánh hoàng lan - yuri
Khoảng những năm 30, các cô gái Hà Nội không chít khăn tơ nhiễu,
hay khăn hoa nhiều màu nữa mà vấn đầu trần, nghĩa là quấn lọn tóc quanh đầu, rồi
giữ chặt lại bằng cái trâm hay chiếc lược. Rồi họ chuyển sang bới tóc, nhưng
búi tóc bấy giờ buông thõng thấp che kín gáy, tạo nên vẻ duyên dáng. Có lẽ thay
đổi lớn nhất là lối chải tóc bồng phía trước trán đơn giản đến quấn sâu kèn,
khiến cho cái trán trở nên cao hơn, dáng người trở nên thanh thoát hơn. Họ thường
có chiếc khăn san mỏng quấn hờ quanh cổ, để làm đẹp nhiều hơn là để cho ấm. Áo
dài tân thời được các thiếu nữ Hà thành ưa chuộng, vì nó phô diễn cái đẹp trong
sáng, cái dịu dàng của họ một cách tinh tế, lịch duyệt.
Theo một nhà nghiên cứu về Hà Nội nhận xét thì: “Thiếu nữ Hà
Nội xưa được tiếng là kín đáo, nết na, đảm đang, khéo léo. Giọng nói luôn nhẹ
nhàng, ý nhị, lịch sự, phát âm chuẩn. Họ không nói trống không, không hói tục
hay cười hô hố, hoặc gọi nhau í ới ngoài đường. Bước đi lúc nào cũng khoan
thai, uyển chuyển, nhấc cao chân để không phát ra tiếng động nơi công cộng,
không gõ guốc cồm cộp hay kéo lê đôi dép quèn quẹt … “
Làn thu sớm buông ngang thời thiếu nữ
Hương hoàng lan gối thao thức mùa trăng
… Biết heo may ăm ắp mùa đang gió
Trời hanh hao nắng hạ bớt bên thềm – Quốc Bảo
Hương hoàng lan gối thao thức mùa trăng
… Biết heo may ăm ắp mùa đang gió
Trời hanh hao nắng hạ bớt bên thềm – Quốc Bảo
Khi đề cập đến cái đẹp của phụ nữ Hà Nội, người ta thường
“hoài cổ “, nhớ lại vẻ đẹp của cô gái Hà thành thời xưa kia, hay là thời cận đại,
những thập niên 30, 40 của thế kỷ XX. Người con gái Hà Nội như danh tiếng truyền
tụng, là mẫu người thanh tao, đoan trang, nhã nhặn, thể hiện trong cách đi đứng
nhẹ nhàng, khoan thai; cách ăn nói nhỏ nhẹ, ý tứ, đó là phong cách thanh lịch.
Phong cách thanh lịch không chỉ có ở nữ giới, mà còn có ở cả nam giới – trai
thanh, gái lịch – phong cách chung của người dân mảnh đất kinh kỳ, ngàn năm văn
vật.
Theo giáo sư Nguyễn Huệ Chi muốn hiểu hai chữ thanh lịch của
người Tràng An thực sự thì phải hiểu từ bản chất:
“Thanh lịch nên được hiểu nôm na là "nền nã" thì
đúng hơn. Tràng An là nơi hội tụ của bốn phương đất nước sớm nhất, và đã trải
qua gần mười thế kỷ. Chính chiều dày lịch sử đó đã tạo nên con người với một sự
ứng xử thế nào cho đẹp và quan trọng là có được cái ý thức về sự tự do. Xã hội
Tràng An nổi bật lên vì trong cả một cái biển mênh mông là nông thôn và làng mạc
với tư tưởng tiểu nông và nền dân chủ công xã "cá đối bằng đầu", bên
trên thì rất sợ mấy ông chánh phó lý, không làm gì có sự tự do. Khi anh ra đến
môi trường Hà Nội với các nghề thủ công và buôn bán, với các phường hội, anh bắt
đầu cảm nhận được vòng dây trói bấy lâu thít chặt nay đã nới lỏng ra ít nhiều.
Anh bắt đầu có chút tự do, được cải tiến nghề nghiệp và cạnh tranh với người
khác để tăng tiến trong nghề, nên trong ứng xử anh phải cố giữ cho được cái đó.
Thế giới của những người thợ thủ công và những người dân buôn bán còn có thêm ảo
vọng về việc thoát khỏi cái xiềng tập tục tư tưởng nào đấy mà nông thôn không
thoát được. Thế nên càng phải tôn trọng cái đó để xử sự cho đẹp, tôn trọng tự do
của nhau. Những cái đó cứ được cố kết lại, đúc lại dần dần. Đồng thời thêm vào
đó là học vấn, là văn hóa; sự cư xử phù hợp với học vấn và văn hóa càng góp phần
tạo ra nét thanh lịch của Hà Nội “.
Trăng non thấp thoáng sau mái cổ
Tóc dài như liễu giữa Tràng An
Hoàng lan ai thả theo tiếng hát
Heo may lướt khẽ mặt hồ vơi – Lương Hữu Quang
Tóc dài như liễu giữa Tràng An
Hoàng lan ai thả theo tiếng hát
Heo may lướt khẽ mặt hồ vơi – Lương Hữu Quang
Tôi chỉ biết Hà Nội ngày trước qua các câu chuyện kể lại của
ông bà cố ngoại, qua các tấm ảnh đen trắng đã úa màu của gia đình bên ngoại,
trong sách vở, trong các bài thơ, bài nhạc, nói chung là kiến thức từ chương mà
thôi.
Thăng Long – Hà Nội được phác họa đầu tiên trong trí óc tôi bằng
các cuốn sách giáo khoa ở trường. Học lịch sử với những triều đại Lý, Trần, Lê
, Mạc…, những “địa linh nhân kiệt “của ngàn năm, tên của những vị anh hùng gợi
bao niềm cảm xúc khôn nguôi! Học địa lý để biết Hà Nội, miền Bắc chốn ấy, nơi
nào, nghe sao quen thuộc, dù chưa một lần đặt chân đến. Sách quốc văn, nhất là
sách của nhóm Tự Lực Văn Đoàn (Trước 1975, có học sinh trung học nào mà chưa từng
đọc qua sách của Tự Lực Văn Đoàn không vậy?), qua họ tôi biết đại cương về cách
ăn, cách mặc, cách ở của người Hà Nội thời cận đại, chẳng hạn vấn tóc trần là
kiểu tóc của các nữ nhân vật chính trong các tiểu thuyết như: Đoạn Tuyệt, Lạnh
Lùng, Gánh Hàng hoa, Nửa Chừng Xuân…
Rồi dần dần tôi đọc những ký sự của đầu thế kỷ XX, những
phóng sự, những tự truyện, những tùy bút của giai đoạn văn học hiện thực 30-
45, những tiểu thuyết của các nhà văn trong giai đoạn 20 năm văn học miền Nam,
mượn ở thư viện trường hay thành phố. Đặc biệt chuyện ẩm thực của người Hà Nội,
nổi tiếng qua câu “Ăn Bắc- Mặc Kinh “với ba nhà văn Nguyễn Tuân, Thạch Lam và
Vũ Bằng. Nguyễn Tuân trong “Vang Bóng Một Thời “tìm lại bóng dáng Hà Nội qua những
thú chơi của các bậc tao nhân, mặc khách. Thạch Lam nhìn cảnh trí, con người với
con mắt của một nhà thơ trong “Hà Nội 36 Phố Phường “. Vũ Bằng ca ngợi sự tinh
tế của các món ăn, với sự khoái khẩu của người thưởng thức trong “Miếng Ngon Hà
Nội “.
Dưới con mắt của các thi nhân, Hà Nội được thi vị hóa, được
diễn tả bằng những cái đẹp khôn tả: cổ kính, mơ màng, ẩm ướt rêu phong,
lung linh cổ tích... Đôi khi trong những vần thơ, Hà Nội
hiện ra như một cô gái đẹp đến nỗi không thể có thật trong cuộc đời tầm thường này !
hiện ra như một cô gái đẹp đến nỗi không thể có thật trong cuộc đời tầm thường này !
Hà Nội trong các bài hát giữa thập niên 50, sau ngày đất nước
chia đôi, của các nhạc sỹ phải lìa xa Hà Nội, nơi họ đã sống, đã yêu, đã hạnh
phúc, đã đau khổ… như: Giấc Mơ Hồi Hương – Vũ Thành; Thương Về Năm Cửa Ô Xưa –
Tạ Tỵ&Y Vân; Nỗi Lòng Người Đi – Anh Bằng; Hướng Về Hà Nội – Hoàng Dương;
Mưa SàiGòn Mưa Hà Nội- Hoàng Anh Tuấn & Phạm Đình Chương
Hình chụp lại của các bức tranh vẽ về những thiếu nữ Hà
Nội trước năm 1945, của các họa sỹ Tô Ngọc Vân (Thiếu nữ bên hoa huệ, Hai thiếu
nữ và em bé); Dương Bích Liên (Thiếu nữ và hoa cúc trắng, Cô Mai); Trần Văn Cẩn
(Hai thiếu nữ trước bình phong, Em Thúy); Nguyễn Sáng (Thiếu nữ bên hoa sen) …
Hà Nội yêu, vẫn y nguyên tưởng nhớ
Nên nghìn năm vẫn ngỡ mới hôm qua
Bóng hoàng lan, sân gạch mát sau nhà
Còn vương vấn trong những bài thơ cũ – Hoàng Anh Tuấn
Nên nghìn năm vẫn ngỡ mới hôm qua
Bóng hoàng lan, sân gạch mát sau nhà
Còn vương vấn trong những bài thơ cũ – Hoàng Anh Tuấn
Hà Nội ngày nay- Nhiều người, nhất là lớp trẻ mới lớn
lên đã hoài nghi rằng: Có hay Có còn không một Hà Nội thanh lịch như hằng lưu
truyền? Giáo sư Nguyễn Huệ Chi đã trả lời câu hỏi” Hình như cái thanh lịch của
người Hà Nội giờ đã khác xưa lắm? “như sau:
“Hà Nội bây giờ mất thanh lịch đi nhiều. Sự tăng dân số một
cách cơ học quá nhanh và quá lớn đã làm văn hóa truyền thống của Hà Nội phai nhạt
đi. Cấu trúc gia đình cũ của Hà Nội bị phá vỡ cũng là một nguyên nhân quan trọng.
Vào khoảng sau 1954, một ngôi nhà từ đời ông đời cha để lại bị chia sẻ thành
năm bảy cái nhà con, cho rất nhiều hộ từ đâu đâu về ở, khiến cho ứng xử của họ
không còn giống như khi ngôi nhà ấy còn là một biệt thự êm đềm, trong đó có tôn
ti, có nhường nhịn, có đi nhẹ nói khẽ nữa. Trật tự văn hóa đã thay đổi. Để trở
lại thanh lịch như mong muốn thì phải chờ thời gian xác lập lại trật tự hợp với
quy luật. Không phải bằng giáo dục một cách "nhân vi" mà được “.
Cái gì đã là "nhân vi" thì không phải là kết quả của
diễn tiến tự nhiên, tức là theo quy luật. Nó sẽ mất đi rất nhanh thôi. Tôi chỉ
mong rằng có một cơ chế biết thuận theo quy luật tự nhiên để dân Hà Nội, dân Việt
Nam được hưởng cái gọi là sự phát triển một cách bình thường, hồn nhiên, hồn
toàn để mà đi tới. Cái đó sẽ đẹp hơn là nhân vi. Với nhân vi, anh cứ ép cho người
ta một cái tốt đẹp nào đó theo ý anh mà người ta không tiếp nhận được thì rốt
cuộc cũng chẳng được lâu bền “.
Em vẫn nói Hà Nội của riêng em
Với con đường hoàng lan trong kí ức – Bùi Sim Sim
Với con đường hoàng lan trong kí ức – Bùi Sim Sim
Theo quan sát của sử gia Dương Trung Quốc phần hồn cốt thanh
lịch của một Hà Nội xưa cũ bị phá vỡ, bị phai nhạt là vào hai thời điểm:
“ Thứ nhất, những năm cuối của thập niên 50 của thế kỷ trước.
Và, một giai đoạn khác nữa là thời điểm khoảng những năm đầu thập kỷ 90 cũng của
thế kỷ trước khi chúng ta chuyển đổi hình thái kinh tế từ bao cấp sang thị trường.
Trong những thời điểm có tính lịch sử đó, chúng ta đã thay máu, gần như thay đổi tất cả cư dân ở nơi đây đi nơi khác, và người mới từ những nơi khác đổ vào. Với việc quản lý hoàn toàn buông lỏng đã phá vỡ kết cấu không gian văn hóa một thời của Hà Nội.
Đến gần đây khi chúng ta có được cái rất cơ bản là phát triển kinh tế thì lại thêm vấn đề khác, một là người ta thực dụng hóa, quyền sở hữu trong tay nên vì tư lợi cá nhân, người ra lại càng phá vỡ, cộng với bộ máy quản lý vẫn buông lỏng nên văn hóa Hà Nội đã phai nhạt nay lại càng nhạt phai đến độ không còn tìm thấy nữa “.
Trong những thời điểm có tính lịch sử đó, chúng ta đã thay máu, gần như thay đổi tất cả cư dân ở nơi đây đi nơi khác, và người mới từ những nơi khác đổ vào. Với việc quản lý hoàn toàn buông lỏng đã phá vỡ kết cấu không gian văn hóa một thời của Hà Nội.
Đến gần đây khi chúng ta có được cái rất cơ bản là phát triển kinh tế thì lại thêm vấn đề khác, một là người ta thực dụng hóa, quyền sở hữu trong tay nên vì tư lợi cá nhân, người ra lại càng phá vỡ, cộng với bộ máy quản lý vẫn buông lỏng nên văn hóa Hà Nội đã phai nhạt nay lại càng nhạt phai đến độ không còn tìm thấy nữa “.
Phố xưa em đi rồi
Mùi hoàng lan còn đọng
Căn nhà xưa vắng rồi
Hoa hoàng lan hắt bóng
Bao nhiêu năm thoáng chốc
Sợi tóc bạc trên đầu
Hoàng lan ơi đã mất
Anh tìm đâu tìm đâu – HĐ Huy Quan
Mùi hoàng lan còn đọng
Căn nhà xưa vắng rồi
Hoa hoàng lan hắt bóng
Bao nhiêu năm thoáng chốc
Sợi tóc bạc trên đầu
Hoàng lan ơi đã mất
Anh tìm đâu tìm đâu – HĐ Huy Quan
Trong bài “ Nét đan thanh người Hà Nội “của nhà văn Băng Sơn,
một người rất mực yêu Hà nội, đã viết rằng:
“Năm 1954 ước tính Hà Nội có khoảng 25 vạn, trừ người di cư
"Theo Chúa vào Nam" thì Hà Nội còn chừng 15 vạn. Nửa thế kỷ, Hà Nội
có số dân 3 triệu, so nội thành nay và trước, khoảng triệu rưỡi thì số dân gấp
mười. Dân đông gấp mười nhưng đất đai, nhà cửa, đường sá... lại không nở ra
theo tỷ lệ thuận, cho nên Hà Nội vẫn đang là bài toán cho bao nhiêu lo toan,
tính toán, suy nghĩ, trăn trở....
Cây quanh Hồ Gươm xanh hơn. Tóc liễu buông rèm tha thướt đẹp như con gái thế kỷ hăm mốt quanh ta trên đường Hà Nội, dù rằng lẫn vào các đường thiếu nữ thanh tân ấy, không thiếu gì lố lăng kệch cỡm như con gái mà để tóc con trai, mà nhuộm đỏ, nhuộm vàng… Nói năng của Hà Nội xưa là thanh tao, lịch lãm, nói đúng giọng, dùng đúng chữ, mềm mỏng, dễ nghe thì nay bao nhiêu chiếc tai đau khổ phải nghe từ các ca từ đến ngôn ngữ chợ búa tục tằn, nhí nhố, lai Tây lai Tầu, tục tĩu, ngọng líu, ngọng lìu....Công bằng mà nói Hà Nội vẫn rất Hà Nội qua những con đường rợp bóng xanh xuân, xanh hạ, xanh thu.... vẫn dịu dàng yểu điệu những tà áo thướt tha mềm mại cho lòng ta bay lên niềm mơ mộng lung linh của cuộc đời tươi đẹp, vẫn còn những em học sinh, sinh viên, những trai thanh gái lịch đầy kiêu sa, thơm thảo, hiền dịu nết na, để có thể đủ sức đánh bật đi bao nhiêu rác rưởi không đẹp, không Hà Nội lẫn vào....
… Những đêm thu Hà Nội, mùa đẹp nhất trong năm và cũng là mùa Hà Nội đẹp nhất cho lòng ta ngây ngất đắm say, mà ân tình với Hà Nội trầm tư trong sôi động, thanh tao đài các trong xô bồ, thanh thản trong bận rộn... Hà Nội tự mình đan cài các trạng thái để tự mình không đơn điệu như một nhà thơ đầy tài năng không hề đơn điệu.
Đôi khi ta bắt gặp một hương hoa hoàng lan trên đường Phan Đình Phùng. Lại cũng không quên một cây nơi cung Thiếu Nhi, một cây giữa phố Lý Thường Kiệt, một cây giữa phố Triệu Quốc Đạt, một cây gần Văn Miếu.... Hoa hào phóng thế, cứ cho người Hà Nội toàn bộ hương mình, hình như có thế hoa mới tự hài lòng, và có thế người Hà Nội mới thanh tao lịch lãm, diễm lệ đến thế....”
Cây quanh Hồ Gươm xanh hơn. Tóc liễu buông rèm tha thướt đẹp như con gái thế kỷ hăm mốt quanh ta trên đường Hà Nội, dù rằng lẫn vào các đường thiếu nữ thanh tân ấy, không thiếu gì lố lăng kệch cỡm như con gái mà để tóc con trai, mà nhuộm đỏ, nhuộm vàng… Nói năng của Hà Nội xưa là thanh tao, lịch lãm, nói đúng giọng, dùng đúng chữ, mềm mỏng, dễ nghe thì nay bao nhiêu chiếc tai đau khổ phải nghe từ các ca từ đến ngôn ngữ chợ búa tục tằn, nhí nhố, lai Tây lai Tầu, tục tĩu, ngọng líu, ngọng lìu....Công bằng mà nói Hà Nội vẫn rất Hà Nội qua những con đường rợp bóng xanh xuân, xanh hạ, xanh thu.... vẫn dịu dàng yểu điệu những tà áo thướt tha mềm mại cho lòng ta bay lên niềm mơ mộng lung linh của cuộc đời tươi đẹp, vẫn còn những em học sinh, sinh viên, những trai thanh gái lịch đầy kiêu sa, thơm thảo, hiền dịu nết na, để có thể đủ sức đánh bật đi bao nhiêu rác rưởi không đẹp, không Hà Nội lẫn vào....
… Những đêm thu Hà Nội, mùa đẹp nhất trong năm và cũng là mùa Hà Nội đẹp nhất cho lòng ta ngây ngất đắm say, mà ân tình với Hà Nội trầm tư trong sôi động, thanh tao đài các trong xô bồ, thanh thản trong bận rộn... Hà Nội tự mình đan cài các trạng thái để tự mình không đơn điệu như một nhà thơ đầy tài năng không hề đơn điệu.
Đôi khi ta bắt gặp một hương hoa hoàng lan trên đường Phan Đình Phùng. Lại cũng không quên một cây nơi cung Thiếu Nhi, một cây giữa phố Lý Thường Kiệt, một cây giữa phố Triệu Quốc Đạt, một cây gần Văn Miếu.... Hoa hào phóng thế, cứ cho người Hà Nội toàn bộ hương mình, hình như có thế hoa mới tự hài lòng, và có thế người Hà Nội mới thanh tao lịch lãm, diễm lệ đến thế....”
Khi hoàng lan thương ngọt nhớ đêm huyền
Và bước chân ai khe khẽ hiền từ
Cho anh biết thu đang về qua ngõ
Phố dịu dàng như một bàn tay – T1380
Và bước chân ai khe khẽ hiền từ
Cho anh biết thu đang về qua ngõ
Phố dịu dàng như một bàn tay – T1380
Mùa thu Hà Nội, mùa của những nỗi buồn man mác, mùa của những
cảm xúc nôn nao … Mùa thu Hà Nội chỉ tồn tại trong một thời gian rất ngắn ngủi,
nên nó thật mong manh, thật là mơ hồ và hư ảo như những mối tình đầu. mùa thu
ưu ái mang về cho Hà Nội một không gian như thực như hư, như hoài niệm về quá
khứ, như xôn xao với hiện tại. Giữa khoảnh khắc chuyển mùa, giữa cái cũ và cái
mới còn đang xen lẫn vào nhau, thời tiết lúc này khiến cho con người lại càng cảm
thấy xao xuyến khôn nguôi, lại càng xúc động mạnh hơn nữa trước biết bao hình ảnh
khó tả: một chút nắng vàng mùa hạ còn nhè nhẹ sót lại, một chút gió heo may
man mác lành lạnh, một vài chiếc lá bắt đầu rơi rụng và một thoáng huơng thơm của
những cây hoàng lan nhà ai đâu đó, phả mênh mang trong lòng phố …
Mùi hoàng lan lãng đãng, nhẹ thấm vào người, khiến ta giật
minh nhận ra một mùi hương quen thuộc. Mùi hương như tâm sự thầm kín của hoa,
lay gọi bao nỗi niềm, như một chiếc chìa khóa mở tung cánh cửa của những muôn
vàn kỷ niệm ngày xưa, đánh thức những buồn vui đang chực chờ quay về.
Xin trả cho anh mùi hoàng lan
Đêm nao nồng nàn con phố
Se sắt mùa thu
Trả cho anh
Hà Nội phồn hoa
Lung linh
Hà Nội buồn tênh
Một mình …- HoaTiNa
Đêm nao nồng nàn con phố
Se sắt mùa thu
Trả cho anh
Hà Nội phồn hoa
Lung linh
Hà Nội buồn tênh
Một mình …- HoaTiNa
Mùi hương hoàng lan thuộc về miền ký ức, nó gắn liền với một
hình bóng nào đó đã khắc sâu trong tâm khảm, một tình cảm nào đó đà đi qua theo
thời gian trôi chảy dửng dưng, mà ta không thể cầm giữ được, dù hoàng lan vẫn lặng
lẽ tỏa hương dai dẳng khi những mùa thu Hà Nội đi qua. Có người nhớ về mùi
hoàng lan như nhớ về tuổi hoa niên, thời đi học, những tháng năm mơ mộng yêu
đương của mình.
Mùi hương hoàng lan như mang cả hương sắc của những mùa thu
Hà Nội một thời xa xưa trao lại cho ta. Đó là nỗi niềm chênh vênh, day dứt
với mùa thu: Cảm thu! Đó là nỗi niềm luyến tiếc, nhớ thương Hà Nội: Hoài niệm
Hà Nội! Đó là nỗi niềm chung của những người còn yêu Hà Nội, còn muốn đi
tìm lại Hà Nội như tìm lại một phần đời của mình đã gởi lại nơi chốn ấy. Đó
cũng là nỗi niềm riêng của sự chia ly, cảnh xa lìa với tình yêu một thuở của mỗi
thanh niên Hà Nội ngày đó - Ngày đất nước chia đôi, ngày di cư vào Nam,
ngày giã từ khoảng trời hoa mộng, dệt bao ước mơ trong cuộc sống…-
Chàng trai mang theo trong hồn mình Hà Nội qua hình ảnh những thiếu nữ Hà Nội
thướt tha, đằm thắm, e ấp, thẹn thùng … “dáng yêu kiều của ngày tháng qua “. Những
hình ảnh mà giờ đây đã trở thành quá vãng, không mong gì gặp lại, dù xa xôi
nhưng biết mấy tươi đẹp, dù rất mong manh nhưng lại rất bền chặt, như “tình yêu
lâng lâng đầu đời “vẫn còn tồn tại trong tâm cảnh của người con trai Hà Nội qua
những bài thơ tình của thi sỹ Trần Dạ Từ:
“Hư ảo vì mất mát. Mất mát vì xa cách …Nhưng hư ảo cũng còn
là vì nhà thơ không đành tâm với sự mất mát. Ông cố níu giữ cái mà ông vĩnh viễn
không còn … tất cả đều bị nhà thơ ảo hóa trong cái thế giới kỷ niệm của riêng
ông …
Mất mát, nhớ tiếc và ảo hóa hiện thực thành kỷ niệm: đó là ba nét nổi bật trong dòng thơ về tình yêu và tuổi trẻ của Trần Dạ Từ. Những bài thơ khác nhau về đối tượng, về giọng điệu, vẫn gặp gỡ nhau ở một điểm chung. Là mất mát trong cuộc sống. Là nhớ tiếc trong tâm hồn. Và ảo hóa thành kỷ niệm trong động tác thơ “.
Mất mát, nhớ tiếc và ảo hóa hiện thực thành kỷ niệm: đó là ba nét nổi bật trong dòng thơ về tình yêu và tuổi trẻ của Trần Dạ Từ. Những bài thơ khác nhau về đối tượng, về giọng điệu, vẫn gặp gỡ nhau ở một điểm chung. Là mất mát trong cuộc sống. Là nhớ tiếc trong tâm hồn. Và ảo hóa thành kỷ niệm trong động tác thơ “.
Anh sẽ nhắc trong những tàn phai ấy,
Đêm hoàng lan thơm đến ngọt vai mình,
Ai sẽ biểu trong một lần trở lại,
Hoàng lan xưa còn nức nở hồn anh - Trần Dạ Từ
Đêm hoàng lan thơm đến ngọt vai mình,
Ai sẽ biểu trong một lần trở lại,
Hoàng lan xưa còn nức nở hồn anh - Trần Dạ Từ
vé máy bay eva giá rẻ
vé máy bay đi mỹ khoảng bao nhiêu
korean airlines
giá vé máy bay đi mỹ khứ hồi
đặt vé máy bay đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thức Du Lịch