Truyện ngắn của Khái Hưng – Một đóng góp vào dòng truyện ngắn lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945
Cùng với Nhất Linh và Hoàng Đạo, Khái Hưng là một trong ba
cây bút trụ cột của Tự lực văn đoàn – một văn đoàn quan trọng giai đoạn 1932 –
1945 có nhiều đóng góp cho quá trình hiện đại hóa của văn học dân tộc.
Cùng với Nhất Linh và Hoàng Đạo, Khái Hưng là một trong ba
cây bút trụ cột của Tự lực văn đoàn – một văn đoàn quan trọng giai đoạn 1932 –
1945 có nhiều đóng góp cho quá trình hiện đại hóa của văn học dân tộc.
Là một cây bút dồi dào về năng lực sáng tác “viết nhiều hơn cả”
trong Tự lực văn đoàn, Khái Hưng thử sức mình ở đủ thể loại: từ tiểu thuyết
truyện ngắn đến cả kịch. Trước đây văn học Tự lực văn đoàn nói chung và cả Khái Hưng nói riêng đều
chưa được đánh giá đúng mức trên phương diện văn học. Nhiều năm qua, dưới ánh
sáng của tư duy đổi mới, văn học Tự lực văn đoàn trong đó có Khái Hưng đã ra đời.
Tuy vậy các công trình chỉ chủ yếu tập trung vào khu vực tiểu thuyết. Trong khi
đó truyện ngắn cũng là mảng sáng tác quan trọng góp phần làm nên sự nghiệp văn
học của Khái Hưng thì chưa được đề cập một cách thỏa đáng. Trong bài viết này
chúng tôi đi sâu tìm hiểu những đóng góp của Khái Hưng trong lĩnh vực truyện ngắn.
Qua đó, bạn đọc sẽ phần nào hình dung được chân dung văn học, những đóng góp và
cả những hạn chế của một trong những nhà văn trụ cột của nhóm Tự lực văn đoàn.
Có thể nói truyện ngắn là thể loại đầu tiên Khái Hưng trình
làng trước công chúng. Trên báo Phong Hóa và Ngày Nay những năm đầu, hầu như tuần
nào Khái Hưng cũng đăng một truyện ngắn. Trong vòng mười năm ông đã đăng đến
hàng trăm truyện ngắn. Một số truyện ngắn đầu tay của Khái Hưng khi ra đời đã
được coi là “món ăn ngon và lạ” cải thiện cho khẩu vị đọc của người dân thị
thành. Truyện ngắn Bên dòng Hương giang được in lần đầu tiên trên báo
Phong Hóa ngày 31/3/1932 và tập truyện ngắn Dọc đường gió bụi ra đời năm
1936 đã nhận được sự cổ vũ nồng nhiệt của công chúng. Trong công trình Nhà văn
hiện đại (1942) Vũ Ngọc Phan đã đánh giá khá cao truyện ngắn Khái Hưng: Ông nhận
định “Về truyện ngắn Khái Hưng viết tuyệt hay. Người ta thấy phần nhiều truyện
ngắn của Khái Hưng có vẻ linh hoạt và cảm người đọc hơn truyện dài”. So sánh với
truyện ngắn của Thạch Lam và Đỗ Đức Thu, Vũ Ngọc Phan cho rằng nếu truyện ngắn
của hai nhà văn trên “ngả về mặt sầu cảm và kín đáo bao nhiêu thì truyện ngắn của
Khái Hưng vui tươi rộng mở thế ấy” hay “Đọc những truyện ngắn của Khái Hưng,
tôi nhận thấy nghệ thuật của ông là tìm cho ra những ý nghĩa đau đớn hay khoái
lạc mọi việc ở đời rồi ghi lại bằng những lời văn gọn gàng sáng sủa … Khái Hưng
là một nhà quan sát lão luyện và dùng ngòi bút tài tình. Đọc truyện ngắn của Khải
Hưng tôi nhận thấy sự quan sát của ông rất chu đáo … Văn Khái Hưng rất bình dị,
đó là một nét hay trong truyện ngắn”. Năm 1999, trong lời giới thiệu tuyển tập
truyện ngắn Khái Hưng của NXB Hải Phòng, nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ cũng đánh
giá khá cao truyện ngắn Khái Hưng. Ông cho rằng truyện ngắn Khái Hưng ngoài các
phẩm chất nghệ thuật: “giàu chất thơ, một thiên nhiên đầy màu sắc, thanh âm và
cảm xúc” còn có những giá trị nội dung: “toát lên tinh thần dân tộc và đem lại
cho người đọc tinh thần lạc quan yêu đời”. Hai nhận xét của hai nhà nghiên cứu
văn học có tên tuổi với độ lùi của quãng thời gian hơn nửa thế kỉ cũng đủ cho
ta thấy những giá trị đích thực của truyện ngắn Khái Hưng trong dòng truyện ngắn
lãng mạn nói riêng và truyện ngắn Việt Nam nói chung. Đi sâu tìm hiểu truyện ngắn
Khái Hưng chúng tôi thấy truyện của ông có những đặc điểm nổi bật sau:
Trước hết, là cây bút trụ cột của Tự lực văn đoàn, truyện ngắn
Khái Hưng cũng như tiểu thuyết của ông sáng tác theo tinh thần tôn chỉ của Tự lực
văn đoàn. Trong 10 tôn chỉ của Tự Lực văn đoàn có các tôn chỉ: Điều 3: Theo chủ
nghĩa bình dân, soạn những sách theo chủ nghĩa bình dân và cổ động cho người
khác yêu chủ nghĩa bình dân. Điều 5: Lúc nào cũng mới, trẻ, yêu đời, có chí phấn
đấu và tin ở sự tiến bộ. Điều 6: Ca ngợi những nét hay, vẻ đẹp của nước ta mà
có tính cách bình dân, khiến cho người khác cũng yêu nước một cách bình dân. Có
thể nói những tôn chỉ này là kim chỉ nam chính cho những sáng tác của Khái
Hưng. Bởi vậy ta thấy nội dung truyện ngắn của Khái Hưng tập trung vào các mảng
đề tài chủ yếu: tình yêu, người bình dân, đề cao truyền thống văn hóa dân tộc.
Ngoài ra còn một số các tác phẩm khác đề cập đến những vấn đề triết lý nhân
sinh của cuộc sống.
1. Ở mảng đề tài về tình yêu, Khái Hưng thường miêu tả các mối
tình lãng mạn trẻ trung với rất nhiều màu sắc đa dạng. Đó có thể là một mối
tình đơn phương của một ông chủ trang trại (Linh) với một cô gái thành phố xinh
đẹp (Phụng). Phụng cùng mẹ đi du lịch về thôn quê, vô tình đi ngang qua trang
trại của Linh. Đúng lúc đó xe của Phụng hết xăng. Linh không những hăng hái đi
mua xăng cho Phụng mà còn mời hai mẹ con Phụng đi thăm vườn cam sắp trẩy của
Chàng. Rồi cũng đến lúc Phụng phải ra về. Nàng hẹn có dịp sẽ trở lại thăm Linh.
Từ đấy Linh cứ ngày đêm ôm ấp bóng hình của Phụng và chờ đợi nàng hết ngày này
qua tháng khác “như vạn vật trầm ngâm mong ngóng xuân về” (Đợi chờ).
Ở một truyện khác, Bên dòng Hương giang lại là một câu chuyện tình lãng mạn bất chấp rào cản gia đình. Vinh Sơn là một chàng trai du học ở Pháp về nhưng chàng không ra làm quan để tiến thân như bao người khác. Chàng chạy theo tiếng gọi đắm say của tình yêu. Vinh Sơn yêu Diễm Lan “một cô gái lãng mạn, tân tiến nhất Hà Thành” dù gia đình không cho cưới. Và hai người đã vượt qua mọi rào cản, đưa nhau đến một biệt thự “Bên dòng Hương giang” để tận hưởng thú vui của tình yêu.
Ở một truyện khác, Bên dòng Hương giang lại là một câu chuyện tình lãng mạn bất chấp rào cản gia đình. Vinh Sơn là một chàng trai du học ở Pháp về nhưng chàng không ra làm quan để tiến thân như bao người khác. Chàng chạy theo tiếng gọi đắm say của tình yêu. Vinh Sơn yêu Diễm Lan “một cô gái lãng mạn, tân tiến nhất Hà Thành” dù gia đình không cho cưới. Và hai người đã vượt qua mọi rào cản, đưa nhau đến một biệt thự “Bên dòng Hương giang” để tận hưởng thú vui của tình yêu.
Còn câu chuyện tình yêu trong Sóng gió Đồ Sơn lại có những trớ
trêu khác. Văn Hải, một chàng trai trẻ, yêu vợ của bạn ngay trong lễ cưới của
nàng. Rồi chàng âm thầm theo đuổi mối tình vô vọng của mình trong bao nhiêu năm
để đến một ngày buộc phải thổ lộ. Khác với các mối tình trên, mối tình của Hoàn
và Phát trong Thời chưa cưới lại là một mối tình “đôi lứa xứng đôi” của
trai tài gái sắc. Họ yêu nhau vì tài, cảm nhau vì sắc. Họ đã sống những giây
phút thần tiên mộng ảo của tình yêu thời chưa cưới. Những rồi họ đã làm tổn
thương nhau và mối tình của họ có nguy cơ tan vỡ… Miêu tả những câu chuyện tình
yêu, Khái Hưng không chỉ đơn giản là miêu tả những sắc màu lãng mạn của tình
yêu với bao hoa thơm mộng đẹp, nhớ nhung. Với truyện ngắn Sư Tuệ, Khái Hưng đã
cho ta thấy sức mạnh vô địch của tình yêu. Nó mạnh hơn cả tín ngưỡng, tôn giáo.
Nhà sư đã bao nhiêu năm đắc đạo, tưởng bụi trần đã hết mà chỉ một lần ngắm bức
tượng Ngọc Nữ trong chùa, hình ảnh người tình xưa đã sống dậy. Và sáng sớm hôm
sau, người ta thấy nhà sư đã cởi bỏ bộ áo tu hành rời chùa ra đi. Tình yêu vốn
là một thứ tình cảm thiêng liêng không thể thiếu giữa con người với con người. Song cách xử sự của con người sẽ
quyết định tính chất của nó: làm cho tình yêu trở thành một thứ tình cảm cao
thượng đúng như bản chất của nó hay sẽ biến tình yêu thành một thứ dục vọng thấp
hèn, đầy tính toán vị kỷ. Thưa chị, Tình điên, Nghĩa cái cười là những
câu chuyện tình mà Khái Hưng muốn gửi đến cho người đọc những thông điệp đó. Và
chiều sâu mang ý nghĩa nhân văn của những truyện viết về đề tài tình yêu trong
truyện ngắn Khái Hưng cũng chính là ở chỗ đó.
2. Bên cạnh tình yêu, đề tài về người bình dân cũng là một mảng
đề tài chính trong truyện ngắn Khái Hưng. Phần lớn các truyện ngắn viết về đề
tài này ra đời trong khoảng thời gian từ 1939 – 1940, là thời kì cao trào đấu
tranh Mặt trận Dân chủ diễn ra sôi nổi. Quần chúng lao động dưới sự lãnh đạo của
Đảng đã đứng lên đòi quyền tự do dân chủ, đòi cơm áo. Người lao động đã bước
lên vũ đài chính trị một cách công khai. Vai trò, vị trí của người lao động trở
nên quan trọng trong xã hội. Vì thế vấn đề người lao động, người bình dân, được
nhiều nhà văn chú ý. Chân dung “người lao động, người nhà quê” xuất hiện nhiều
trong các tác phẩm văn học và báo chí thời kỳ này. Văn học hiện thực phê phán
đã xây dựng được chân dung người nhà quê điển hình như chị Dậu (Tắt đèn), anh
Pha (Bước đường cùng)… Chịu sự tác động (trực tiếp hoặc gián tiếp) của phong
trào, Tự lực văn đoàn phân hóa theo hướng tiến bộ. Báo Ngày Nay của Tự lực văn
đoàn mở mục Bùn lầy nước đọng đăng một số phóng sự điểu tra về nông thôn, sau
đó đăng một số truyện ngắn về nông thôn và người nông dân như Con trâu,
Sau lũy tre, Những ngày thơ ấu. Các cây bút chủ lực của Tự lực văn đoàn
chuyển từ lãng mạn sang hiện thực. Khái Hưng viết một loạt truyện mang đậm chất
hiện thực: Cái Ve, Anh phải sống, Người vợ mù, Dưới ánh trăng, Đào mơ, Hòn Gay,
Biến đổi, Cô hàng nước… đều đề cập đến số phận của những người dân nghèo. Hình ảnh
những người dân nghèo quanh năm đầu tắt mặt tối “bán mặt cho đất, bán lưng cho
trời” hiện lên khá chân thực trong các tác phẩm trên. Đó là gia đình anh Thức,
chị Lạc (Anh phải sống) trong gian nhà “lụp sụp, ẩm thấp, tối tăm” trên đê Yên
Phụ, trên chiếc phản gỗ không chiếu là ba đứa con nhỏ đương cùng khóc lóc gọi mẹ
vì đói. Thằng Bò khát sữa kêu gào đòi bú. Nguồn sống chính của gia đình là ngày
ngày ra giữa dòng sông vớt củi đem bán nên hai vợ chồng anh chị Thức vẫn mong
ngày có nước to, củi tràn về nhiều. Cái nghèo cái đói khiến họ phải liều thân
phó mặc số phận mình cho dòng nước. Trong lúc giông to gió lớn, nước chảy dữ,
trời đất mịt mùng hai vợ chồng vẫn phải lao ra giữa dòng nước xiết để vớt củi.
Con thuyền nhỏ “như chiếc lá tre khô nổi trong vũng máu”. Rồi thuyền lật. Chị Lạc
đã buông tay, chịu chết chìm trong dòng nước để anh Thức được sống vì còn ba đứa
con côi cút trông vào sức lao động của người cha. Đoạn kết của câu chuyện “Đèn
điện sáng rực suốt bờ sông. Gió đã im. Cây đã lặng. Một người đàn ông bế một đứa
con trai ngồi khóc. Hai đứa con gái nhỡ đứng bên cạnh. Đó là gia đình bác phó
Thức ra bờ sông từ biệt lần cuối cùng linh hồn kẻ đã hi sinh vì lòng thương
con. Trong cảnh bao la, nước sông vẫn lãnh đạm xuôi dòng”, khiến người đọc nghẹn
ngào đến rơi nước mắt. Nó ám ảnh và day dứt chúng ta không khác gì cái kết thúc
truyện với hình ảnh những đứa con thơ bơ vơ vì mất mẹ trong Nhà mẹ Lê của
Thạch Lam. Và có thể nói Anh phải sống xứng đáng là một tác phẩm hiện
thực xuất sắc.
Khái Hưng đã vượt khỏi thiên kiến của giai cấp mình để đồng cảm và sẻ chia với sự cùng quẫn của những kiếp người nghèo khổ. Hình ảnh những người dân nghèo còn xuất hiện trong một loạt các truyện ngắn khác như: Xanh cà bung, Lòng tốt, Cái Ve. Đó là những con người “gầy gò, rách rưới với gương mặt hốc hác, nước da xanh tái, cặp mắt sâu hoắm”. Sống trong những “căn nhà lá tồi tàn màu nâu xám” ngập ngụa “những mùi hôi thối và vật dơ dáy” với những bữa ăn “chỉ có món cá nấu lại bày trên lá cót đặt trên bốn hòn gạch nhỏ”. Sự thiếu thốn của những con người nghèo khó đã thức tỉnh anh chàng nhà giàu Văn (Xanh cà bung) – người vẫn hay chê bai đỏng đảnh những bữa ăn sang trọng ở nhà. Từ đấy trên bàn của Văn thường có món cà bung. Và mỗi lần ăn cà, Văn thường nhớ đến những người nghèo khổ. Sự thức tỉnh của Văn phải chăng cũng là tình cảm của Khái Hưng dành cho người nghèo?
Khái Hưng đã vượt khỏi thiên kiến của giai cấp mình để đồng cảm và sẻ chia với sự cùng quẫn của những kiếp người nghèo khổ. Hình ảnh những người dân nghèo còn xuất hiện trong một loạt các truyện ngắn khác như: Xanh cà bung, Lòng tốt, Cái Ve. Đó là những con người “gầy gò, rách rưới với gương mặt hốc hác, nước da xanh tái, cặp mắt sâu hoắm”. Sống trong những “căn nhà lá tồi tàn màu nâu xám” ngập ngụa “những mùi hôi thối và vật dơ dáy” với những bữa ăn “chỉ có món cá nấu lại bày trên lá cót đặt trên bốn hòn gạch nhỏ”. Sự thiếu thốn của những con người nghèo khó đã thức tỉnh anh chàng nhà giàu Văn (Xanh cà bung) – người vẫn hay chê bai đỏng đảnh những bữa ăn sang trọng ở nhà. Từ đấy trên bàn của Văn thường có món cà bung. Và mỗi lần ăn cà, Văn thường nhớ đến những người nghèo khổ. Sự thức tỉnh của Văn phải chăng cũng là tình cảm của Khái Hưng dành cho người nghèo?
Viết về những con người khốn khó, Khái Hưng đặc biệt quan tâm
và dành nhiều tình cảm cho những người phụ nữ. Người phụ nữ trong các truyện của
Khái Hưng phần lớn đều là những người phụ nữ nghèo mà cuộc đời họ luôn gặp phải
những bất hạnh, những éo le, trắc trở và luôn phải đối mặt với một cuộc sống
thiếu thốn về cả vật chất cũng như về tinh thần. Một cô Ve (Cái Ve) nghèo, xấu
xí luôn bị mọi người xa lánh, hắt hủi. Một cô Tẹo (Dưới ánh trăng) ngây thơ
trong trắng bị lừa gạt rồi mang thai phải tự tử chết. Một chị Đông (Bến Hòn
Gay) xinh đẹp hay một cô Mơ (Đào Mơ – Dọc đường gió bụi) có tài hát hay với những
long đong lận đận trong cuộc đời hay một chị Lạc (Anh phải sống) với cái nghèo,
cái đói quanh năm rồi phải chết một cách tức tưởi. Viết về những kiếp người bất
hạnh, nét tiến bộ của Khái Hưng là ông đã có một cái nhìn thấm đẫm nhân đạo.
Ông không chỉ cảm thông mà còn trân trọng những phẩm chất tốt đẹp ở họ. Cô Ve xấu
xí về hình thức song luôn biết ý thức về bản thân mình với tấm lòng nhân hậu,
tràn đầy khát vọng về tình yêu con người. Chị Lạc – một người mẹ trẻ đã chọn
cái chết giữa dòng nước xiết để cứu chồng, con. Cô Hiên (Biến đổi) vì người cha
đã hi sinh hạnh phúc cả đời con gái. Cô Mơ xinh đẹp hát hay, tiền bạc cũng
không khuất phục được lòng đam mê nghề nghiệp của cô. Chú bé Tuất (Biển) nghèo
khổ được làm con nuôi một nhà giàu, được sống trong nhung lụa nhưng vẫn luôn nhớ
về quê hương cội nguồn, nhớ đến người mẹ và người cậu nghèo khó của mình. Với
truyện ngắn Hai người tàn tật Khái Hưng đã thực sự trân trọng những
con người không may mắn. Dù bị tật nguyền nhưng những gì họ đã làm thì xứng
đáng cho chúng ta cảm phục. Không chỉ trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của những
con người nghèo khổ bất hạnh, Khái Hưng còn là người bênh vực họ. Qua câu chuyện
về cuộc đời bất hạnh của cô gái thôn quê (Tẹo) trong truyện Dưới ánh trăng,
Khái Hưng đã lên án nghiêm khắc kẻ đã gây ra cái chết của cô bằng một lời tự
thú của nhân vật Văn: “Người ta đương sống với cái đời giản dị, bình thường của
người ta, tự nhiên mình về quyến rũ người ta. Rồi khi mãn nguyện lại bỏ mặc người
ta. Như thế không gọi là khốn nạn thì gọi là gì?”. Rõ ràng ở đây ta thấy Khái
Hưng cũng đã phần nào giống các nhà văn hiện thực – những người luôn bênh vực
chở, che cho những số phận nghèo bất hạnh.
3. Cùng với đề tài người bình dân, một số truyện ngắn của
Khái Hưng: Biển, Trăng thu, Dọc đường gió bụi, Tương Tri là những
truyện ngắn đề cao những giá trị văn hóa trường tồn của dân tộc. Đó là những
tình cảm thiêng liêng mà ta phải luôn trân trọng, gìn giữ. Lòng tôn vinh truyền
thống văn hóa dân tộc được Khái Hưng đề cập rõ nét trong truyện ngắn Trăng
thu. Trăng thu dẫn người đọc đến một đêm hát trống quân lãng mạn trên thuyền
ở trên dòng sông Tô với “những lời tình tứ, những câu văn hoa của đôi trai gái,
trăng thu trong vắt, trên dòng nước thu êm lặng bao phủ một làn ánh sáng dịu
dàng huyền diệu. Hai con thuyền đi song song và cách chỉ chừng mười thước êm đềm
thong thả tiến trong khói sương. Đến Sa la, nàng hát một câu từ biệt chàng.
Chàng còn cố khẩn khoản giữ lại nhưng nàng xin chàng thứ cho. Rồi chàng ra về,
nàng phải gạt lệ và lòng nàng bị tan nát héo khô vì tình…”. Điệu hát trống quân
mượt mà êm ái không chỉ khiến con người xích lại gần nhau, trao gửi cho nhau những
tình cảm đẹp đẽ mà còn làm cho con người như được cảm thấy “mình đang được sống
trong một thế giới lạ lùng, một thế giới khác hẳn với thế giới bùn lầy nước đọng,
làm ăn vất vả mọi ngày thường”. Nếu tiếng hát trống quân khiến anh Nhiễu trở
thành một người chồng độ lượng, biết tôn trọng niềm say mê của vợ thì những làn
điệu chèo duyên dáng thiết tha lại níu giữ cô gái Mơ xinh đẹp hát hay. Mơ là một
giọng hát chèo đẹp trong phường hát của bác hai Truyền. Một lần trong lúc đi diễn,
gánh hát dừng chân ở ấp Đông Hà. Chủ ấp là một thanh niên ưa cầm, kì, thi, họa.
Ngay hôm gánh hát tới, ông chủ ấp và Mơ đã phải lòng nhau. Gánh hát mất Mơ như
mất tâm hồn. Ông chủ gánh hát như điên dại nhưng đành chấp nhận. Nửa đêm bên
tình nhân, Mơ như nghe có tiếng kèn, tiếng trống và tiếng hát thúc giục nàng.
Mơ từ bỏ tất cả để đi theo gánh hát như một nỗi đam mê mà cả hạnh phúc của ái tình, lẫn mãnh lực của kim tiền đều không thắng nổi. Ở truyện ngắn Tương Tri sự trân trọng những giá trị văn hóa tốt đẹp lại được thể hiện ở tấm lòng ngưỡng mộ tài năng, nhân cách của một ông lão đánh cờ như “một ông tưởng can đảm, sáng suốt, có mưu trí, lúc lâm nguy, lúc khởi thế công” hoặc như một ông tiên “với cái mũ ni nhiễu tam giang, với cây gậy trúc màu vàng ngà” giống một nhà đạo sĩ đi tìm thuốc trường thọ. Với Chùa Hương, tình yêu quê hương, đất nước lại gắn liền với sự gìn giữ cảnh vật thiên nhiên, với những truyền thuyết đầy màu sắc huyền thoại Liêu Trai “Đêm khuya, trăng ngả về tây, lượn chung quanh thuyền trên con sông khúc khuỷu, khi ở đằng mui khi ở đằng lái, khi sang bên tả, khi sang bên hữu, như múa khúc nghê thường theo điệu trống trúc véo von, giải lụa vàng thướt tha bay trong sương, dịu dàng lướt trên mặt nước” gắn liền với những tình cảm đẹp đẽ thuở hoa niên.
Mơ từ bỏ tất cả để đi theo gánh hát như một nỗi đam mê mà cả hạnh phúc của ái tình, lẫn mãnh lực của kim tiền đều không thắng nổi. Ở truyện ngắn Tương Tri sự trân trọng những giá trị văn hóa tốt đẹp lại được thể hiện ở tấm lòng ngưỡng mộ tài năng, nhân cách của một ông lão đánh cờ như “một ông tưởng can đảm, sáng suốt, có mưu trí, lúc lâm nguy, lúc khởi thế công” hoặc như một ông tiên “với cái mũ ni nhiễu tam giang, với cây gậy trúc màu vàng ngà” giống một nhà đạo sĩ đi tìm thuốc trường thọ. Với Chùa Hương, tình yêu quê hương, đất nước lại gắn liền với sự gìn giữ cảnh vật thiên nhiên, với những truyền thuyết đầy màu sắc huyền thoại Liêu Trai “Đêm khuya, trăng ngả về tây, lượn chung quanh thuyền trên con sông khúc khuỷu, khi ở đằng mui khi ở đằng lái, khi sang bên tả, khi sang bên hữu, như múa khúc nghê thường theo điệu trống trúc véo von, giải lụa vàng thướt tha bay trong sương, dịu dàng lướt trên mặt nước” gắn liền với những tình cảm đẹp đẽ thuở hoa niên.
Bên cạnh những đóng góp về mặt nội dung truyện ngắn Khái Hưng
còn có những cách tân đáng chú ý về mặt nghệ thuật.
1. Trước hết về mặt kết cấu truyện, truyện ngắn của Khái Hưng
có kết cấu khá đa dạng. Truyện của ông lúc thì được viết theo kiểu kết cấu kép,
lúc thì được viết theo kiểu kết cấu tâm trạng và lúc khác lại có lối kết cấu mở.
Bởi vậy đọc truyện của Khái Hưng ta không có cảm giác nhàm chán đơn điệu.
Kết cấu kép (Đây là kiểu kết cấu truyện lồng trong truyện) một
câu chuyện phụ làm tiền đề dẫn dắt câu chuyện chính. Câu chuyện chính này thường
là để nói lên một vấn đề về thế sự nhân sinh. Nếu ở kiểu kết cấu luận đề các sự
kiện được sắp xếp một cách chủ định nhằm làm sáng tỏ một nhận định mang một tư
tưởng nào đó của nhà văn thì ở kiểu kết cấu kép này các sự kiện được đan xen
vào nhau một cách hiệu quả và bất ngờ, những vấn đề về thế sự nhân sinh được thể
hiện một cách thâm trầm kín đáo nhưng vẫn gợi trí tưởng tượng, khích lệ sự tìm
tòi ở độc giả. Trong kiểu kết cấu này thường có những đoạn trữ tình ngoại đề
làm cho câu chuyện bớt căng thẳng và đem đến cho người đọc cảm giác nhẹ nhàng
thoải mái. Một số truyện ngắn của Khái Hưng có lối kết cấu này là Bến Hòn
Gai, Biến đổi, Tống tiền, Bắt trộm, Linh hồn. Ở truyện ngắn Biến đổi, lúc
đầu tác giả kể về cuộc dạo chơi của hai thanh niên là Lực và Đoàn đi chơi làng
Keo. Họ phải ngủ đêm tại làng và được một cô gái tên là Hiên tiêm thuốc. Rồi
câu chuyện chính về cuộc đời Hiên được tái hiện qua lời kể của cô gái: Hiên nhà
nghèo, mẹ mất sớm, cha nàng dạy học nhưng rồi ông bị mắc bệnh nặng. Hiên phải
đi làm nghề tiêm thuốc để đỡ đần cho cha. Bẵng đi một thời gian, Lực và Đoàn
không gặp lại Hiên. Đoạn kết của câu chuyện được dừng lại ở cảnh Lực và Đoàn bỗng
bất ngờ gặp lại Hiên trên đê Yên Phụ. Hiên bây giờ không còn là cô gái quê
trong trắng ngày xưa. Nàng “nhởn nhơ trong bộ y phục tân thời. Cả một quãng đời
phóng đãng như in dấu vết lên bộ mặt dạn dày mưa gió”. Cô gái quê mùa đã đổi
thay bởi hoàn cảnh sống. Với lối kết cấu này, câu chuyện chính được dẫn dắt từ
một câu chuyện phụ nhưng truyện không bị tách rời ra hoặc ngắt quãng mà vẫn liền
mạch. Khái Hưng đã dẫn dắt câu chuyện từ hiện tại trở về quá khứ hoặc từ quá khứ
sang hiện tại một cách nhuần nhuyễn, tự nhiên.
Ngoài kiểu kết cấu kép, một số truyện của Khái Hưng còn kết cấu
theo kiểu tâm trạng. Đây là kiểu kết cấu mà câu chuyện được tái hiện theo tâm
trạng nhân vật. Đây là kiểu kết cấu mới, được khá nhiều cây bút truyện ngắn sử
dụng mà đặc biệt là Thạch Lam - một cây bút truyện ngắn xuất sắc của Tự lực văn
đoàn đã sử dụng khá thành công. Kết cấu theo tâm trạng thường được sử dụng để
thể hiện ý đồ nghệ thuật của nhà văn: đi sâu khai thác và thể hiện thế giới nội
tâm của nhân vật. Một số truyện của Khái Hưng viết theo kiểu kết cấu này là Đợi
chờ, Tập ảnh, Bến đò năm xưa, Dưới ánh trăng. Ở những truyện ngắn này, truyện của
Khái Hưng lôi cuốn người đọc ở khả năng am hiểu và phân tích tâm lý sâu sắc,
tinh tế. Trong truyện Tập ảnh, câu chuyện về cuộc đời, về tình duyên của cô gái
xinh đẹp nhưng lỡ thì hiện lên theo mạch hồi ức của Lý. Những trạng thái vui buồn,
những kỷ niệm thơ mộng xen lẫn những dư vị xót xa khi mối tơ duyên đầu không
thành của Lý đã được Khái Hưng thể hiện khá sinh động: “Năm 1926 là năm Lý có
nhiều ảnh nhất. Thời ấy Lý đang theo học năm thứ tư trường nữ học và tuổi nàng
vừa mười tám. Trên sáu trang nàng hiện ra tươi sáng, hồng hào mạnh mẽ như cái mầm
hồng mập mạp buổi đầu xuân… Bỗng nàng lim dim mắt thở dài… Nàng vừa nhìn thấy ảnh
một trang thiếu niên xen lẫn vào giữa những ảnh nàng trong những khuôn giấy nhỏ
và chụp hơi vụng… Mối tình âm thầm đau đớn ấy nay nàng nhớ lại vẫn còn làm cho
lòng nàng xao xuyến”. Tâm trạng của Lý cũng đổi thay theo thời gian: “Nhưng Lý
buồn rầu nhận thấy rằng thời gian đã bắt đầu – tuy chưa rõ rệt – vạch dấu vết
trên vừng trán rộng, trên đôi má hồng tươi. Tình xưa của nàng đã mất, nhường chỗ
cho một tính tình mãnh liệt hơn nhiều: sợ già”. Truyện Dưới ánh trăng, các
câu chuyện hiện ra liên kết với nhau: nào chuyện Văn về quê, cuộc sống ở làng
quê với những đêm trăng gặt lúa, chuyện tình của Văn với Tẹo, chuyện Tẹo có
thai bị làng phạt và phải tự vẫn, rồi Văn về quê giải quyết chuyện của Tẹo… Tất
cả hiện ra qua dòng hồi tưởng liên tục của nhân vật Văn.
Ngoài kiểu kết cấu kép, kết cấu tâm trạng, một số truyện ngắn
của Khái Hưng còn sử dụng lối kết cấu mở. Đây cũng là lối kết cấu của truyện ngắn
hiện đại. Với những truyện có kết cấu kiểu này ở đoạn kết của truyện, tác giả
thường không đưa ra lời kết cho số phận nhân vật. Lời kết ấy tác giả dành cho
người đọc đoán định. Trong truyện Đợi chờ, tác giả miêu tả tâm trạng của
chàng trai Linh với cô gái tên Phụng. Chàng trai cứ đợi chờ từ ngày này qua
tháng khác như “vạn vật trầm ngâm mong ngóng xuân về” nhưng không biết cô gái
có trở lại hay không. Lời đoán định ấy thuộc về người đọc. Ở truyện Tương
Tri, cuộc đời và thân phận của một ông tiên cao cờ như thế nào, ông còn tiếp tục
trở lại đánh cờ hay không? Câu trả lời ấy dành cho độc giả. Trong Sự bí mật của
anh Chế, người đọc cũng phải tự khám phá những bí mật của anh Chế: hành tung của
anh và cái chết bất ngờ của anh sau cánh cửa gỗ. Trong truyện Sư Tuệ với một
cái kết “Rồi một hôm sư Tuệ bỏ chùa đi”. Nhà sư đi đâu? Rũ bỏ bộ áo tu hành để
đi tìm người yêu cũ hay đi sang ngôi chùa khác? Số phận nhà sư sẽ thế nào? Tùy
người đọc phán đoán và kết luận.
Ngoài nghệ thuật kết cấu, truyện ngắn Khái Hưng còn lôi cuốn
độc giả ở nghệ thuật xây dựng nhân vật và nghệ thuật miêu tả.
2. Ở nghệ thuật xây dựng nhân vật, có thể nói Khái Hưng đã khắc
họa chân dung nhân vật bằng nhiều thủ pháp. Chân dung tính cách nhân vật khi
thì được miêu tả một cách trực tiếp “Cụ Tú là một ông già bảy mươi tuổi, y phục
rất cổ, đầu đội mũ ni nhiễu, mình mặc áo thâm rộng, tay chống cây gậy trúc. Có
lẽ cụ thích y phục ấy chứ thực sự cụ tuy râu tóc bạc phơ mà còn khỏe mạnh, chưa
điếc, chưa lòa, chưa gù, cái gậy cụ cầm là một vật trang sức hơn là vật cần
dùng” (Tương Tri) hoặc “Nhà tu hành ấy là một chàng trai thiếu niên ngoài ba
mươi tuổi, thân hình vạm vỡ, vẻ mặt khôi ngô, hai vai ngang và rộng, bộ ngực nở
nang dưới làn áo nâu mỏng, đôi má phinh phính, nước da hồng hào, cặp má đỏ như
thoa son, hai con mắt sáng long lanh, nhanh nhẹn” (Sư Tuệ). Có khi chân dung
nhân vật lại được hiện lên qua điểm nhìn của nhiều nhân vật. Trong truyện Cái
Ve, chân dung ông giáo Thanh qua con mắt của những người lao động chân tay ở
cùng nhà trọ là “một người kiêu ngạo, ít nói, vui buồn không để lộ ra ngoài mặt,
một người đã nhiều phen phê bình lời bông đùa, cợt nhả của họ bằng sự yên lặng trang
nghiêm”. Nhưng dưới con mắt của Ve thì ông giáo Thanh là người “nói với nàng những
câu dịu dàng, đứng đắn, khác với những lời cục cằn của mấy bác thợ ăn cơm trọ
nhà nàng” (Cái Ve). Trong khi khắc họa chân dung nhân vật, Khái Hưng rất chú ý
đến việc cá tính hóa ngôn ngữ nhân vật. Ngôn ngữ của tầng lớp thanh niên quý tộc
thường là thứ ngôn ngữ phòng trà bóng bẩy, hoa mỹ. Ngôn ngữ yêu đương của cô tiểu
thư nhà giàu: “ – Mình ơi! Em sung sướng quá. Em ước ao trọn đời được ở bên
mình trong cái cảnh thần tiên mộng ảo này” (Bên dòng Hương giang), càng xa lạ với
thứ ngôn ngữ của cô gái thôn quê thật thà chất phác: “Ông Văn! Thưa ông, em khổ
lắm, em chỉ muốn chết thôi. Nhưng em chả biết làm thế nào để chết được bây giờ…
Em chả biết ông có còn thương em nữa không mà em viết nhưng bu em bảo em cứ viết
chứ em chả biết làm thế nào cả… Ông có còn thương em tí nào nữa thì ông định liệu
cho em phận nào, em được nhờ phận nấy”. Tẹo kí (Dưới ánh trăng)
Ngôn ngữ của bọn nhà giàu là ngôn ngữ hách dịch, trịch thượng
của tầng lớp ông chủ: “Văn liền dẫm mạnh lên sàn xe và thét: - Đỗ lại! Đỗ lại
đây. Bước xuống xe, chàng còn chưa hả cơn tức, còn mắng thêm một câu: Điếc à!
Chỉ cắm đầu chạy tràn” (Xanh cà bung). Còn ngôn ngữ của những người nghèo, phận
“con sâu cái kiến” thì hễ cất lên là van xin, khúm núm: “ – Lạy cậu, cậu
thương” (Lòng tốt), hoặc “ – Thưa các quan, không phải em dám làm cao nhưng thầy
em ốm” (Biến đổi).
3. Ở nghệ thuật miêu tả, truyện ngắn Khái Hưng hấp dẫn bạn đọc
ở cách sử dụng ngôn ngữ miêu tả. Ngôn ngữ miêu tả trong truyện ngắn của ông vừa
mượt mà chất thơ, vừa giàu chất tạo hình lại giàu khả năng biểu cảm. Đây là một
cảnh biển trong một không khí lao động dưới ngòi bút Khái Hưng: “Ven làn nước
có phần êm lặng so với những buổi chiều huyên náo mấy hôm trước, từng hàng người
lực lưỡng kéo lưới. Những tấm thân cường tráng, nổi từng bắp thịt răn chắc và
cùng ưỡn ra, ngả về phía sau. Những bộ đùi mập mạp cứng như thép cùng duỗi thẳng
để nhịp nhàng giẫm chân xuống cát và từ từ lùi lại, từ từ quá đỗi đến nỗi ta sẽ
tưởng vẫn đứng y nguyên một chỗ…” (Biển). Cảnh vật một vùng thôn quê trong ánh
hoàng hôn vừa thơ mộng bởi vẻ đẹp của thiên nhiên, vừa sống động bởi hoạt động
của con người: “ánh sáng vàng úa của vừng thái dương đỏ chói như còn do dự ở
chân dãy tre già cao vót rì rào kẽo kẹt. Luồng gió mát về chiều vừa đánh thức
xóm Hồng Thủy miên man ngây ngất trong bầu không khí nồng nực của một buổi trưa
mùa hạ.
Nào tiếng cười đùa của các cô gánh nước xúm xít nhau bên bờ giếng, nào tiếng ca hát của bọn mục đồng cưỡi trâu bò về chuồng, nào tiếng cãi cọ của trẻ con đuổi nhau chạy quanh mấy gốc đa già trên tòa miếu cổ” (Tình điên). Để tăng chất chữ tình trong tác phẩm, Khái Hưng rất chú ý đan xen những đoạn miêu tả thiên nhiên. Khi thì một cảnh vật sau cơn mưa: “Ngang mái tranh, nước mưa đọng giọt một hàng lấp lánh như những ngôi sao. Và đều đều sao theo nhau mọc. Thong thả, rời rạc, lười biếng như tiếng đời” (Hạnh). Khi thì một tia nắng bất ngờ “ánh nắng vàng đục, trong mát, mịn màng như lọc qua mấy đợt mây xanh, vẽ đều những hình rung động trên cát ướt” (Biển). Thiên nhiên không chỉ tạo ra chất thơ bàng bạc trong tác phẩm, thiên nhiên còn góp phần thể hiện nội tâm con người: “Song từ hôm ra Đồ Sơn, Bạch Tuyết thấy tình hình đổi khác hẳn. Khi mặt trời mọc, khi mặt trời lặn, khi ánh trăng chơi vơi trên làn sóng, khi tiếng gió vù vù thổi rạp lá thông, Bạch Tuyết đều thấy trong lòng nảy ra một mối tình vô hạn. Có buổi chiều ngồi một mình trên mỏm đá thấy trái tim đập mạnh như hồi hộp vì ai” (Sóng gió Đồ Sơn). Vũ Ngọc Phan đã từng nhận xét rằng Khái Hưng là “một nhà quan sát lão luyện” quả không sai. Chúng ta hãy xem nhà văn tả một bữa cơm của những người lao động bình dân để thấy tài quan sát và miêu tả của ông: “Trên mâm, đĩa đậu phụ om tương, đĩa rau muống xào tóp mỡ, đĩa đu đủ xanh om mắm tôm sạch sẽ như lai. Ai nấy ăn ngốn ngấu vội vàng không trò chuyện, không ngừng gắp, không ngừng nhai. Người ta chỉ nghe thấy tiếng hai hàm răng chạm nhau côm cốp, tiếng thìa đĩa đụng nhau lách cách và tiếng canh húp sụp soạp. Ăn no ai nấy trở nên vui vẻ và những câu chuyện khôi hài nghịch ngợm, chen đua nhau không ngớt” (Cái Ve). Chỉ qua việc tả một bữa cơm, Khái Hưng đã cho người đọc thấy đủ hết “dư vị” cuộc sống của tầng lớp lao động nghèo từ đời sống vật chất đến thế giới tinh thần. Và chúng ta có cảm tưởng như nhà văn là người trong cuộc.
Nào tiếng cười đùa của các cô gánh nước xúm xít nhau bên bờ giếng, nào tiếng ca hát của bọn mục đồng cưỡi trâu bò về chuồng, nào tiếng cãi cọ của trẻ con đuổi nhau chạy quanh mấy gốc đa già trên tòa miếu cổ” (Tình điên). Để tăng chất chữ tình trong tác phẩm, Khái Hưng rất chú ý đan xen những đoạn miêu tả thiên nhiên. Khi thì một cảnh vật sau cơn mưa: “Ngang mái tranh, nước mưa đọng giọt một hàng lấp lánh như những ngôi sao. Và đều đều sao theo nhau mọc. Thong thả, rời rạc, lười biếng như tiếng đời” (Hạnh). Khi thì một tia nắng bất ngờ “ánh nắng vàng đục, trong mát, mịn màng như lọc qua mấy đợt mây xanh, vẽ đều những hình rung động trên cát ướt” (Biển). Thiên nhiên không chỉ tạo ra chất thơ bàng bạc trong tác phẩm, thiên nhiên còn góp phần thể hiện nội tâm con người: “Song từ hôm ra Đồ Sơn, Bạch Tuyết thấy tình hình đổi khác hẳn. Khi mặt trời mọc, khi mặt trời lặn, khi ánh trăng chơi vơi trên làn sóng, khi tiếng gió vù vù thổi rạp lá thông, Bạch Tuyết đều thấy trong lòng nảy ra một mối tình vô hạn. Có buổi chiều ngồi một mình trên mỏm đá thấy trái tim đập mạnh như hồi hộp vì ai” (Sóng gió Đồ Sơn). Vũ Ngọc Phan đã từng nhận xét rằng Khái Hưng là “một nhà quan sát lão luyện” quả không sai. Chúng ta hãy xem nhà văn tả một bữa cơm của những người lao động bình dân để thấy tài quan sát và miêu tả của ông: “Trên mâm, đĩa đậu phụ om tương, đĩa rau muống xào tóp mỡ, đĩa đu đủ xanh om mắm tôm sạch sẽ như lai. Ai nấy ăn ngốn ngấu vội vàng không trò chuyện, không ngừng gắp, không ngừng nhai. Người ta chỉ nghe thấy tiếng hai hàm răng chạm nhau côm cốp, tiếng thìa đĩa đụng nhau lách cách và tiếng canh húp sụp soạp. Ăn no ai nấy trở nên vui vẻ và những câu chuyện khôi hài nghịch ngợm, chen đua nhau không ngớt” (Cái Ve). Chỉ qua việc tả một bữa cơm, Khái Hưng đã cho người đọc thấy đủ hết “dư vị” cuộc sống của tầng lớp lao động nghèo từ đời sống vật chất đến thế giới tinh thần. Và chúng ta có cảm tưởng như nhà văn là người trong cuộc.
Tất nhiên cũng phải thấy rằng những truyện ngắn của Khái Hưng
được viết ra từ những năm 30 – 40 của thế kỉ XX, khi mà nền văn xuôi Quốc ngữ
còn đang trên con đường hiện đại hóa, nên nó cũng chưa thực sự toàn bích. Bên cạnh
những truyện được Vũ Ngọc Phan đánh giá là xuất sắc “thường ngụ một ý thật cao”
như các truyện trong tập Dọc đường gió bụi, Đợi chờ, Hạnh vẫn
không phải không có những truyện nhạt nhẽo vô vị. Văn trong truyện của ông, bên
cạnh những câu văn mượt mà , hiện đại vẫn còn dấu vết của những câu văn cổ. Ta
hãy xem một bức thư tình của chàng Văn Hải viết cho người mình tơ tưởng nhớ. Đã
nhiều phen mượn giọt mực đen tờ giấy tím để bày tỏ ngày đêm tôi âu sầu tưởng nhớ.
Đã nhiều phen mượn giọt mực đen tờ giấy tím để bày tỏ tấm gan vàng với người mắt
xanh…”. Các cụm từ cổ như “khối tình”, “ly biệt”, “mỹ lệ”, “nhỏ lụy”, “ái
tình”. “sầu thảm” ta còn thấy rơi rớt trong truyện Khái Hưng. Tuy vậy, với những
nét đặc sắc trên, Khái Hưng vẫn là một cây bút truyện ngắn nổi bật có những
đóng góp không thể phủ nhận vào dòng truyện ngắn lãng mạn nói riêng, dòng truyện
ngắn Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945 nói chung, góp phần hoàn thiện diện mạo của
thể loại truyện ngắn Việt Nam thế kỉ XX.
đại lý vé eva air
Trả lờiXóavé máy bay đi mỹ giá rẻ nhất
hang ve may bay korean
giá vé máy bay đi mỹ khứ hồi
đặt vé máy bay đi canada
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Du Lich Tu Tuc
Tri Thức Du Lịch