Vào thập niên 30 và đầu thập niên 40 của thế kỷ trước, tác phẩm
của các nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn đã đánh dấu một kỷ nguyên mới cho nền văn
học Việt Nam, biến chuyển từ văn chương cổ điển sang tình cảm lãng mạn, lý tưởng
và xã hội. Thạch Lam là một trong những nhà văn viết truyện ngắn hay trong thời
kỳ này. Tình cờ được đọc lại “Đêm sáng trăng” của Thạch Lam, người viết xin được
chia sẻ cùng độc giả vài cảm nghĩ về truyện ngắn này.
Trước hết, phải ca ngợi rằng nghệ thuật tả cảnh trong “Đêm
sáng trăng” của Thạch Lam quả là độc đáo. Tác giả mở đầu bằng một đoạn tả cảnh
trăng lên với những chữ dùng óng chuốt, mượt mà để tả ánh trăng từ khi trời vừa
chập choạng tối cho đến lúc “ánh trăng trong chảy khắp cả trên ngành cây, kẽ
lá, tràn ngập trên con đường trắng xóa.” Ánh trăng của Thạch Lam như một giòng
sữa ngọt, “chảy” từ lưng chừng trời xuống tràn ngập thế gian. Ánh trăng mênh
mông mà dịu dàng thân mật quá! Chỉ trong hai đoạn văn ngắn mở đầu, tác giả đã
cho thấy một nghệ thuật tả cảnh bậc thầy trong văn chương Việt Nam thời
tiền chiến. Hơn nữa, đêm trăng của Thạch Lam là một đêm trăng thật cổ điển, có
tiếng chuông chùa, có cành lá tre “sắc và đen như mực vắt qua mặt trăng, như một
bức tranh Tàu”, có “rêu ở tấm đá bờ ao gần đó bốc lên hơi lạnh”… mà lại rất Việt
Nam với những rặng tre đen của làng xa, với chiếc chõng tre kê trong bóng tối
bên bờ ao, trong khu vườn nhỏ.
Tất cả những đoạn tả cảnh và tả tình nhẹ nhàng ở phần đầu
trong “Đêm sáng trăng” đều thật hay và sống động, như đoạn tả Mai đi đến chỗ hẹn
với Tuân sau đây:
“Bóng cây râm mát quá, thân mật và kín đáo. Tim chàng đập mạnh
lên. Tuân với tay, và lắng tai nghe: như có tiếng lá động, tiếng chân đi nhẹ
nhàng và nhỏ nhắn. Một cành cây cong xuống rồi vụt lên, lá rung động lấp lánh
ánh trăng như ánh nước.
Khóm hoa đơn rẽ ra, một bóng trắng mơ hồ tiến lại. Tuân giơ
tay ôm lấy, cảm động thì thầm:
- Em...
Nàng không trả lời, yên lặng ngả vào lòng chàng.”
Thạch Lam được biết đến nhiều qua các truyện ngắn thiên về
tâm lý xã hội của ông, đặc biệt là truyện ngắn “Đói”. “Đêm sáng
trăng” không hẳn là một truyện về tâm lý xã hội, mà có thể coi là một truyện
tình cảm lãng mạn nhưng lại bày tỏ một khuynh hướng táo bạo của tình yêu nam nữ,
như một sự đả phá những khuôn phép cổ điển của xã hội thời đó. Tuy nhiên, cách
tả tình mới mẻ, mãnh liệt và táo bạo của ông ở phần giữa cũng như phần cuối
truyện đã rất tương phản với cách tả tình và tả cảnh cổ điển, êm đềm dịu ngọt ở
phần mở đầu. Sự tương phản đó đáng cho người đọc suy nghĩ.
Chúng ta hãy thử nhìn qua bố cục và cốt truyện của tác phẩm
này. Nhân vật chính là đôi thanh niên nam nữ, hàng xóm của nhau từ thủa nhỏ.
Năm 13 tuổi, Tuân lên tỉnh học và không còn nhớ gì nhiều đến Mai, cô bạn hàng
xóm nhỏ hơn mình 2 tuổi ở quê nhà. Bỗng một hôm, tình cờ nghe mẹ nói Mai sắp lấy
chồng, Tuân liền theo mẹ về quê, hẹn hò gặp Mai trong khu vườn năm xưa. Đôi
thanh thiếu niên lần đầu tiên gần gũi đã có những bộc lộ ái tình táo bạo và cuồng
nhiệt. Họ gặp nhau như thế mỗi đêm, liền trong một tuần trăng sáng. Rồi khi
Tuân bỏ đi lên tỉnh, Mai đau buồn nửa đêm lẻn vào khu vườn kỷ niệm, nằm chết
bên bờ ao hò hẹn… Không gian là những đêm sáng trăng trong khu vuờn của một nhà
khá giả ở thôn quê, có cây xanh phủ kín, có tường hoa, cây lựu, có bờ ao, bụi
tre, tấm đá và con đường ngập ánh trăng. Tưởng không còn nơi nào lý tưởng hơn
cho những kẻ yêu nhau và những mối tình thơ mộng. Về thời gian, tác giả đã bắt
đầu bằng một quá khứ rất gần, ba ngày trước khi Mai chết (xem phân đoạn thứ
năm, bắt đầu bằng “Tối hôm nay là tối cuối cùng” và phân đoạn cuối khi Mai chết
“Tuân đi đã ba ngày rồi.”) Sau đó, tác giả đã đi lùi lại quá khứ rất xa, từ khi
Tuân và Mai còn là những đứa trẻ nhỏ, cho đến khi Tuân lên tỉnh học năm 13 tuổi
và không nhớ gì nhiều về Mai nữa (“Người con gái nghiêng nón che cái miệng cười
chỉ còn để trong tâm trí Tuân một hình ảnh mờ mờ, xa xôi như làng mạc thôn quê ở
chân trời sau sương chiều”.)
Thế mà, đùng một cái, vừa nghe mẹ chàng vô tình kể rằng cô
Mai hàng xóm sắp đi lấy chồng là Tuân bỏ cả đi chơi Sầm Sơn với bạn gái để về
quê! Rõ ràng là Tuân không yêu gì Mai khi đó. Có chăng là chỉ một chút kỷ niệm
mơ hồ thời thơ ấu còn sót lại. Thế mà ngay đêm ấy khi về quê, ngồi dưới ánh
sáng trăng trong khu vườn cũ, “Tuân thấy bóng Mai mặc áo trắng thấp thoáng
ngoài sân. Lòng chàng tự nhiên cảm động và hồi hộp, như đợi chờ một sự sung sướng
không bờ bến”.
Thế là thế nào? Bao nhiêu năm Tuân chẳng nhớ gì đến cô hàng xóm năm xưa, tự nhiên nghe cô ấy sắp đi lấy chồng lại mò về kiếm cách tán tỉnh và “cảm động và hồi hộp” đến thế! Anh chàng học trò này, mới 18 tuổi mà đã có cái tâm lý trai lơ của một người đàn ông già giặn, chỉ muốn hái hoa khi thấy hoa sắp vào tay người khác! Không những thế, Tuân lại còn dám cả quyết “Không biết từ đâu, chàng chắc rằng đêm nay, chỉ đêm nay, Mai sẽ yêu chàng”. Đó là cái tâm lý háo thắng muốn chinh phục ái tình, chứ không phải là tình yêu chân thật. Hơn nữa, ngay khi đó, tác giả đã cho Mai, một thiếu nữ 16 tuổi chứ không còn là đứa trẻ ngày xưa chui qua hàng rào hàng xóm nữa, đột nhiên đêm nay, khi sắp đi lấy chồng lại dám “trong bóng tối, Mai đã chờ sẵn đấy rồi. Chàng giơ tay đón nàng vào lòng” và ngay khi trông thấy Tuân, “Lời nói đầu của đôi trẻ là một cái hôn đằm thắm và yên lặng.” Cái cách bày tỏ tình cảm của một đôi trẻ Việt Nam lần đầu tiên gần gũi nhau vào cuối thập niên 1930 như trên của Thạch Lam thật đã đi quá xa trong tưởng tượng, nếu không muốn nói là quá đáng. Ông đã biến Tuân và Mai thành những Romeo và Juliet của Shakespeare và khu vườn nhỏ bên bờ ao với chiếc chõng kê trong bóng tối thành những lâu đài của hai giòng họ Montague và Capulet có mối thù truyền kiếp, nơi Romeo và Juliet gặp nhau đã lao vào nhau như rơm với lửa! Bóng trăng êm đềm của cảnh đồng quê Việt Nam được tả thật tuyệt vời trong phần mở đầu đã bị biến đổi đột ngột và sỗ sàng. Thay vào đó là một cái gì gượng gạo không thật, một sự tỏ lộ tình yêu không thể xảy ra và không phù hợp với tâm lý nhân vật cũng như không gian và thời gian. Mới vài năm trước, khi Tuân về thăm nhà gặp Mai ngoài đồng, Tuân còn “dừng lại, không biết nói gì” và tình cảm Tuân vẫn còn vô cùng nguyên tiêu, thơ mộng, nhẹ nhàng, nhút nhát, dễ thương và cổ điển, như khi “Tuân nhìn theo nàng bước trong ánh nắng, trong lòng xúc động bao nhiêu kỷ niệm ngày xưa. Chiều ấy Tuân ra vườn ngồi trên bực đá bên bờ ao, nhìn cái lối đi cũ của Mai qua hàng rào, bây giờ cây đã lấp cao rồi.” Tuy rằng trước đó tác giả đã cố gắng trong một câu ngắn muốn biến Tuân thành một chàng thanh niên đợt sống mới của tỉnh thành theo tây học (“Gần qua kỳ nghỉ hè, Tuân sửa soạn vào Sầm Sơn tắm bể với vài người bạn, cả mấy cô bạn gái xinh đẹp và táo bạo cùng học một trường với chàng”), nhưng sự chuyển tiếp đột ngột ấy đã không được tác giả diễn tả một cách khéo léo đủ để cho người đọc tha thứ được cái anh chàng Tuân học đòi hư hỏng ái tình này, và nhất là không tả đúng tâm lý của nhân vật chính. Hơn nữa, để tăng thêm phần táo bạo cho câu chuyện và cho cá tính của nhân vật, ngay từ đầu tác giả đã cố ý dùng những chữ bạo và thô như “đống tóc”, “một cái hôn say mê và đau đớn”, hay “ưỡn xuống” (“Tuân cúi mặt vào đống tóc thơm, ngạt ngào một mùi hương quen mến”, hay “hai hàm răng chạm vào nhau trong một cái hôn say mê và đau đớn.”, và “Chàng lại đỡ lấy nàng, ưỡn xuống để ánh trăng soi tỏ mắt.”). Đọc những câu này ta có cảm tưởng là hai người, hay ít ra là Tuân là một kẻ không có tâm lý thăng bằng, thích “thú đau thương”, đến độ gần như là một kẻ bạo dục (sadomasochist)! Trong khi đó, Mai, một thiếu nữ 16, cũng sung sướng chịu đau đớn ngay từ nụ hôn đầu trong một cảm giác “sadomaso” không kém! (“Đôi môi nàng chảy máu và đau đớn; Mai sung sướng chịu đau, gửi thác trong cánh tay Tuân tất cả thân thể và tâm hồn trong sạch của nàng.”) Tất cả những cái dịu dàng thơ mộng của cảnh trăng lên xuyên qua cành lá cạnh bờ ao mà tác giả đã tả một cách thật tuyệt vời trong đoạn đầu đã hoàn toàn biến mất.
Thế là thế nào? Bao nhiêu năm Tuân chẳng nhớ gì đến cô hàng xóm năm xưa, tự nhiên nghe cô ấy sắp đi lấy chồng lại mò về kiếm cách tán tỉnh và “cảm động và hồi hộp” đến thế! Anh chàng học trò này, mới 18 tuổi mà đã có cái tâm lý trai lơ của một người đàn ông già giặn, chỉ muốn hái hoa khi thấy hoa sắp vào tay người khác! Không những thế, Tuân lại còn dám cả quyết “Không biết từ đâu, chàng chắc rằng đêm nay, chỉ đêm nay, Mai sẽ yêu chàng”. Đó là cái tâm lý háo thắng muốn chinh phục ái tình, chứ không phải là tình yêu chân thật. Hơn nữa, ngay khi đó, tác giả đã cho Mai, một thiếu nữ 16 tuổi chứ không còn là đứa trẻ ngày xưa chui qua hàng rào hàng xóm nữa, đột nhiên đêm nay, khi sắp đi lấy chồng lại dám “trong bóng tối, Mai đã chờ sẵn đấy rồi. Chàng giơ tay đón nàng vào lòng” và ngay khi trông thấy Tuân, “Lời nói đầu của đôi trẻ là một cái hôn đằm thắm và yên lặng.” Cái cách bày tỏ tình cảm của một đôi trẻ Việt Nam lần đầu tiên gần gũi nhau vào cuối thập niên 1930 như trên của Thạch Lam thật đã đi quá xa trong tưởng tượng, nếu không muốn nói là quá đáng. Ông đã biến Tuân và Mai thành những Romeo và Juliet của Shakespeare và khu vườn nhỏ bên bờ ao với chiếc chõng kê trong bóng tối thành những lâu đài của hai giòng họ Montague và Capulet có mối thù truyền kiếp, nơi Romeo và Juliet gặp nhau đã lao vào nhau như rơm với lửa! Bóng trăng êm đềm của cảnh đồng quê Việt Nam được tả thật tuyệt vời trong phần mở đầu đã bị biến đổi đột ngột và sỗ sàng. Thay vào đó là một cái gì gượng gạo không thật, một sự tỏ lộ tình yêu không thể xảy ra và không phù hợp với tâm lý nhân vật cũng như không gian và thời gian. Mới vài năm trước, khi Tuân về thăm nhà gặp Mai ngoài đồng, Tuân còn “dừng lại, không biết nói gì” và tình cảm Tuân vẫn còn vô cùng nguyên tiêu, thơ mộng, nhẹ nhàng, nhút nhát, dễ thương và cổ điển, như khi “Tuân nhìn theo nàng bước trong ánh nắng, trong lòng xúc động bao nhiêu kỷ niệm ngày xưa. Chiều ấy Tuân ra vườn ngồi trên bực đá bên bờ ao, nhìn cái lối đi cũ của Mai qua hàng rào, bây giờ cây đã lấp cao rồi.” Tuy rằng trước đó tác giả đã cố gắng trong một câu ngắn muốn biến Tuân thành một chàng thanh niên đợt sống mới của tỉnh thành theo tây học (“Gần qua kỳ nghỉ hè, Tuân sửa soạn vào Sầm Sơn tắm bể với vài người bạn, cả mấy cô bạn gái xinh đẹp và táo bạo cùng học một trường với chàng”), nhưng sự chuyển tiếp đột ngột ấy đã không được tác giả diễn tả một cách khéo léo đủ để cho người đọc tha thứ được cái anh chàng Tuân học đòi hư hỏng ái tình này, và nhất là không tả đúng tâm lý của nhân vật chính. Hơn nữa, để tăng thêm phần táo bạo cho câu chuyện và cho cá tính của nhân vật, ngay từ đầu tác giả đã cố ý dùng những chữ bạo và thô như “đống tóc”, “một cái hôn say mê và đau đớn”, hay “ưỡn xuống” (“Tuân cúi mặt vào đống tóc thơm, ngạt ngào một mùi hương quen mến”, hay “hai hàm răng chạm vào nhau trong một cái hôn say mê và đau đớn.”, và “Chàng lại đỡ lấy nàng, ưỡn xuống để ánh trăng soi tỏ mắt.”). Đọc những câu này ta có cảm tưởng là hai người, hay ít ra là Tuân là một kẻ không có tâm lý thăng bằng, thích “thú đau thương”, đến độ gần như là một kẻ bạo dục (sadomasochist)! Trong khi đó, Mai, một thiếu nữ 16, cũng sung sướng chịu đau đớn ngay từ nụ hôn đầu trong một cảm giác “sadomaso” không kém! (“Đôi môi nàng chảy máu và đau đớn; Mai sung sướng chịu đau, gửi thác trong cánh tay Tuân tất cả thân thể và tâm hồn trong sạch của nàng.”) Tất cả những cái dịu dàng thơ mộng của cảnh trăng lên xuyên qua cành lá cạnh bờ ao mà tác giả đã tả một cách thật tuyệt vời trong đoạn đầu đã hoàn toàn biến mất.
Cuối cùng, để tăng thêm phần bi thảm và kịch tính cho câu
chuyện, sau khi Tuân bỏ đi, tác giả đã cho Mai nằm chết bên bờ ao sau một đêm
trăng mờ, “mái tóc xổ ra vương lẫn với cánh bèo”. Không thấy nói Mai tự vẫn bằng
thuốc độc, cũng không chết chìm bởi vì “nàng nằm chết dưới vệ ao” (nếu nàng nhảy
xuống ao tự tử thì phải nổi lềnh bềnh, chứ không nằm chết bên bờ ao được). Làm
thế nào mà một thiếu nữ khỏe mạnh có thể chết dễ dàng chỉ sau một đêm không ngủ
ngồi dưới bóng trăng thương nhớ người yêu? Đây lại là một sự không tưởng mà tác
giả đã thêm thắt quá đáng trong ý muốn biến câu chuyện thành một vở bi kịch, nếu
không là Shakespeare thì cũng là Liêu trai chí dị.
Không ai có thể phủ nhận văn tài của các nhà văn tiên phong
trong việc đưa văn chương Việt Nam từ cổ điển bước qua xã hội, lý tưởng
và lãng mạn như những nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn. Tuy nhiên, nhiều nhà phê
bình đã cho rằng nhiều tác phẩm của các nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn không có
bố cục chặt chẽ và cốt truyện thường quá lý tuởng không phù hợp thích đáng với
cách hành văn trong sáng và nhất là thiếu tính cách thuyết phục. Như trong truyện
này, Thạch Lam đã đi quá xa như một “bước nhảy vọt” không khéo léo khi diễn tả
sự bộc lộ ái tình ồn ào dữ dội của đôi thanh thiếu niên Việt Nam vào cuối thập
niên ba mươi của thế kỷ trước: Mai, một cô gái nông thôn mới 16 tuổi, và Tuân,
một anh học trò mới vừa chập chững bước vào tuổi trưởng thành.
Điều đó đã khiến cho người đọc ngày nay dễ dàng nhận ra cái gượng ép trong sự cố gắng của tác giả là phải làm sao cho tác phẩm biểu lộ được một cái gì mới mẻ, tây phương, lý tưởng để đả phá cái cổ hủ, xưa cũ, ước lệ cho đúng với chủ trương của Tự Lực Văn Đoàn thời ấy. Tiếc rằng ở đây Thạch Lam đã không có cái khéo léo tế nhị và hợp tình hợp lý, lãng mạn một cách vừa phải của một Khái Hưng trong “Hồn bướm mơ tiên, một Nhất Linh trong “Lạnh lùng” hay ngay cả trong “Đoạn tuyệt”. Thạch Lam đã cố tả cảnh đôi trai gái mới lớn yêu cuồng sống vội trong một thứ tình yêu không có ngày mai (nếu còn có thể gọi đó là tình yêu chứ không phải là xác dục!) Hơn nữa, trong khuôn khổ một truyện ngắn, tác giả đã khá tham lam khi muốn độc giả mặc nhiên chấp nhận những điều mà tác giả không nhắc đến, thí dụ như việc Mai bị đi lấy chồng trái với ý muốn của nàng. Người chồng chỉ được nhắc đến một cách vô thưởng vô phạt trong vài chữ, không đủ để làm cho độc giả “ghét” như ghét nhân vật Thân trong Đoạn Tuyệt để có cảm tình hơn với nhân vật nữ trong truyện mà thương cảm cho mối tình ngang trái cùng những hành động bột phát của nàng. Nếu Tuân không đột nhiên về quê hôm ấy, thì có lẽ Mai đã đi lấy chồng và rất có thể đã sống một cuộc đời, nếu không hạnh phúc thì cũng bình thường như mọi người đàn bà thôn quê Việt Nam vào thời đại ấy. Đàng này, sự cuồng nhiệt của Mai khi đến với Tuân khiến độc giả tự hỏi một thiếu nữ dám làm những chuyện táo bạo như Mai, sao không dám phản đối việc gả chồng ngoài ý muốn, mà đến nỗi phải chết một cách hoang đường không nguyên cớ như vậy? Còn Tuân, có vẻ như một thanh niên con nhà khá giả và không mấy phụ thuộc vào cha mẹ (muốn đi Đồ Sơn chơi với những cô bạn gái táo bạo thì đi, muốn về quê “tán tỉnh” cô hàng xóm thì về), nếu yêu Mai đến thế, sao Tuân không rủ Mai theo chàng đi trốn lên tỉnh? Rốt cuộc, Tuân chỉ như một gã trai lơ, háo thắng, muốn chinh phục và chiếm đoạt cái mà người khác sắp thụ hưởng mà thôi. Đọc đến cuối truyện, ta thấy Tuân không còn phù hợp với một Tuân ở đoạn mở đầu, nằm trên chiếc chõng tre kê vào bóng tối của ánh trăng “sáng vằng vặc, du như sáo diều; ánh trăng trong chảy khắp cả trên ngành cây, kẽ lá, tràn ngập trên con đường trắng xóa”. Lại càng không phù hợp với một Tuân của “Một hôm, Tuân ra cánh đồng trở về gặp Mai trước cổng nhà. Thấy Tuân, Mai e lệ, má đỏ bừng, nghiêng chiếc nón che ngang mặt. Tuân dừng lại, không biết nói gì“, mà là Tuân một gã thanh niên học đòi sự táo bạo của tỉnh thành, đột nhiên cao hứng đem cái táo bạo đó về giết chết cô hàng xóm ngây thơ ngày nào rồi bỏ đi không một chút ngại ngần thương tiếc. Đến nhân vật Mai thì tâm lý lại càng mâu thuẫn. Từ một cô bé thôn quê “Thấy Tuân, Mai e lệ, má đỏ bừng, nghiêng chiếc nón che ngang mặt” đến một thiếu nữ táo bạo tỏ lộ tình yêu một cách cuồng nhiệt tây phương như khi“Nàng vòng tay qua cổ Tuân kéo chàng cúi xuống nàng hòa hợp trong một cái hôn lặng lẽ. Đôi môi nàng chảy máu và đau đớn; Mai sung sướng chịu đau, gửi thác trong cánh tay Tuân tất cả thân thể và tâm hồn trong sạch của nàng.” Tâm lý nhân vật của đôi trai gái ở đây đã không được tác giả diễn tả một cách đồng nhất và khéo léo qua sự yêu cuồng sống vội (và chết cũng vội vàng!), lãng mạn một cách quá đáng khiến cho câu chuyện trở nên huyễn hoặc, không mang tính cách thuyết phục của một luồng gió mới đánh vào cái phong kiến, thủ cựu về quan niệm ái tình của xã hội thời đó như nhiều tác phẩm khác của các nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn.
Điều đó đã khiến cho người đọc ngày nay dễ dàng nhận ra cái gượng ép trong sự cố gắng của tác giả là phải làm sao cho tác phẩm biểu lộ được một cái gì mới mẻ, tây phương, lý tưởng để đả phá cái cổ hủ, xưa cũ, ước lệ cho đúng với chủ trương của Tự Lực Văn Đoàn thời ấy. Tiếc rằng ở đây Thạch Lam đã không có cái khéo léo tế nhị và hợp tình hợp lý, lãng mạn một cách vừa phải của một Khái Hưng trong “Hồn bướm mơ tiên, một Nhất Linh trong “Lạnh lùng” hay ngay cả trong “Đoạn tuyệt”. Thạch Lam đã cố tả cảnh đôi trai gái mới lớn yêu cuồng sống vội trong một thứ tình yêu không có ngày mai (nếu còn có thể gọi đó là tình yêu chứ không phải là xác dục!) Hơn nữa, trong khuôn khổ một truyện ngắn, tác giả đã khá tham lam khi muốn độc giả mặc nhiên chấp nhận những điều mà tác giả không nhắc đến, thí dụ như việc Mai bị đi lấy chồng trái với ý muốn của nàng. Người chồng chỉ được nhắc đến một cách vô thưởng vô phạt trong vài chữ, không đủ để làm cho độc giả “ghét” như ghét nhân vật Thân trong Đoạn Tuyệt để có cảm tình hơn với nhân vật nữ trong truyện mà thương cảm cho mối tình ngang trái cùng những hành động bột phát của nàng. Nếu Tuân không đột nhiên về quê hôm ấy, thì có lẽ Mai đã đi lấy chồng và rất có thể đã sống một cuộc đời, nếu không hạnh phúc thì cũng bình thường như mọi người đàn bà thôn quê Việt Nam vào thời đại ấy. Đàng này, sự cuồng nhiệt của Mai khi đến với Tuân khiến độc giả tự hỏi một thiếu nữ dám làm những chuyện táo bạo như Mai, sao không dám phản đối việc gả chồng ngoài ý muốn, mà đến nỗi phải chết một cách hoang đường không nguyên cớ như vậy? Còn Tuân, có vẻ như một thanh niên con nhà khá giả và không mấy phụ thuộc vào cha mẹ (muốn đi Đồ Sơn chơi với những cô bạn gái táo bạo thì đi, muốn về quê “tán tỉnh” cô hàng xóm thì về), nếu yêu Mai đến thế, sao Tuân không rủ Mai theo chàng đi trốn lên tỉnh? Rốt cuộc, Tuân chỉ như một gã trai lơ, háo thắng, muốn chinh phục và chiếm đoạt cái mà người khác sắp thụ hưởng mà thôi. Đọc đến cuối truyện, ta thấy Tuân không còn phù hợp với một Tuân ở đoạn mở đầu, nằm trên chiếc chõng tre kê vào bóng tối của ánh trăng “sáng vằng vặc, du như sáo diều; ánh trăng trong chảy khắp cả trên ngành cây, kẽ lá, tràn ngập trên con đường trắng xóa”. Lại càng không phù hợp với một Tuân của “Một hôm, Tuân ra cánh đồng trở về gặp Mai trước cổng nhà. Thấy Tuân, Mai e lệ, má đỏ bừng, nghiêng chiếc nón che ngang mặt. Tuân dừng lại, không biết nói gì“, mà là Tuân một gã thanh niên học đòi sự táo bạo của tỉnh thành, đột nhiên cao hứng đem cái táo bạo đó về giết chết cô hàng xóm ngây thơ ngày nào rồi bỏ đi không một chút ngại ngần thương tiếc. Đến nhân vật Mai thì tâm lý lại càng mâu thuẫn. Từ một cô bé thôn quê “Thấy Tuân, Mai e lệ, má đỏ bừng, nghiêng chiếc nón che ngang mặt” đến một thiếu nữ táo bạo tỏ lộ tình yêu một cách cuồng nhiệt tây phương như khi“Nàng vòng tay qua cổ Tuân kéo chàng cúi xuống nàng hòa hợp trong một cái hôn lặng lẽ. Đôi môi nàng chảy máu và đau đớn; Mai sung sướng chịu đau, gửi thác trong cánh tay Tuân tất cả thân thể và tâm hồn trong sạch của nàng.” Tâm lý nhân vật của đôi trai gái ở đây đã không được tác giả diễn tả một cách đồng nhất và khéo léo qua sự yêu cuồng sống vội (và chết cũng vội vàng!), lãng mạn một cách quá đáng khiến cho câu chuyện trở nên huyễn hoặc, không mang tính cách thuyết phục của một luồng gió mới đánh vào cái phong kiến, thủ cựu về quan niệm ái tình của xã hội thời đó như nhiều tác phẩm khác của các nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn.
Cách tả tình làm ra vẻ táo bạo tây phương của tác giả như nói
ở trên có vẻ chịu ảnh hưởng quá nhiều của tiểu thuyết lãng mạn tây phương. Có
nhà phê bình cho rằng Thạch Lam chịu ảnh hưởng của Dostoievsky trong những tác
phẩm nặng về tâm lý nhân vật. Nếu nói rằng Dostoievsky đã phải cần đến mấy trăm
trang sách để giông dài về tâm lý nhân vật Rodion Romanovich Raskolnikov trong
“Crime and Punishment” (Tội ác và hình phạt), trong khi Thạch Lam chỉ có vài
trang không đủ để diễn tả tâm lý nhân vật Tuân và Mai, thì tại sao cũng chỉ có
vài trang mà Thạch Lam lại diễn tả được tâm lý nhân vật Sinh trong truyện ngắn
“Đói” một cách tài tình và chính xác đến thế?
Tiếc rằng Thạch Lam đã không đạt được điều đó trong “Đêm sáng trăng”, dù cho đó có là một truyện tình cảm lãng mạn chứ không đặt trọng tâm vào tâm lý nhân vật. Hơn nữa, bố cục không chặt chẽ, tình tiết hoang đường không làm cho độc giả xúc động, nhất là kết cuộc tưởng như bi thảm mà lại khiến cho người đọc gần như bật cười tưởng mình đang đọc nhầm Liêu trai chí dị! Cái gượng gạo và hoang đường trong cốt truyện cũng như tâm lý nhân vật của “Đêm sáng trăng” thật tương phản với cái chính xác và sâu sắc trong “Đói”. Có thể so sánh cái không thực của “Đêm sáng trăng” với cái giả tạo quá lý tuởng trong “Thế rồi một buổi chiều” của Nhất Linh (chuyện một anh chàng làm cách mạng bị săn đuổi, lánh vào một ngôi chùa sư nữ, để rồi hôm sau rủ sư cô bỏ chùa theo chàng đi trốn!) Khác hẳn với cái lâng lâng nhẹ nhàng, hư hư thực thực trong “Hồn bướm mơ tiên” của Khái Hưng, hay cái lý tưởng cao đẹp nhưng rất gần sự thật khiến người đọc xúc động trong “Nửa chừng xuân” cũng của Khái Hưng hoặc trong “Đôi bạn” hay “Giòng sông Thanh thủy” của Nhất Linh.
Tiếc rằng Thạch Lam đã không đạt được điều đó trong “Đêm sáng trăng”, dù cho đó có là một truyện tình cảm lãng mạn chứ không đặt trọng tâm vào tâm lý nhân vật. Hơn nữa, bố cục không chặt chẽ, tình tiết hoang đường không làm cho độc giả xúc động, nhất là kết cuộc tưởng như bi thảm mà lại khiến cho người đọc gần như bật cười tưởng mình đang đọc nhầm Liêu trai chí dị! Cái gượng gạo và hoang đường trong cốt truyện cũng như tâm lý nhân vật của “Đêm sáng trăng” thật tương phản với cái chính xác và sâu sắc trong “Đói”. Có thể so sánh cái không thực của “Đêm sáng trăng” với cái giả tạo quá lý tuởng trong “Thế rồi một buổi chiều” của Nhất Linh (chuyện một anh chàng làm cách mạng bị săn đuổi, lánh vào một ngôi chùa sư nữ, để rồi hôm sau rủ sư cô bỏ chùa theo chàng đi trốn!) Khác hẳn với cái lâng lâng nhẹ nhàng, hư hư thực thực trong “Hồn bướm mơ tiên” của Khái Hưng, hay cái lý tưởng cao đẹp nhưng rất gần sự thật khiến người đọc xúc động trong “Nửa chừng xuân” cũng của Khái Hưng hoặc trong “Đôi bạn” hay “Giòng sông Thanh thủy” của Nhất Linh.
Khi còn ngồi ở ghế nhà trường, chúng ta đã được nghe giảng về
những tác phẩm văn chương của các nhà văn lớn. Vì đó là bài học nên cả thầy lẫn
trò đều có “bổn phận” phải tìm ra những cái hay trong những tác phẩm đó để học
hỏi và để ca ngợi tác giả. Bây giờ, khi chúng ta đã đi khá xa trên bước đường đời,
nếu có dịp đọc lại những bài học năm xưa và suy ngẫm, chắc hẳn chúng ta sẽ có một
cái nhìn khác biệt trên nhiều khía cạnh. Nếu biết rằng những bài viết
đầu tiên của Victor Hugo gửi đi đã không có báo nào thèm đăng, thì cũng không
có gì đáng ngạc nhiên nếu Thạch Lam hay các nhà văn khác trong Tự Lực Văn Đoàn
cũng có những tác phẩm “nhẹ kí” hơn so với những tác phẩm khác của chính họ, vì
ngay cả những đại văn hào của thế giới cũng không phải là không có tác phẩm kém
giá trị bên cạnh những tác phẩm khác nổi trội. Đó là vì văn chương là một trong
những bộ môn nghệ thuật mà cái đẹp chỉ được nhận ra khi có cái xấu đi kèm.
Dù sao đi nữa, Thạch Lam và những truyện ngắn của ông cũng đã
góp phần không nhỏ trong việc đưa nền văn chương Việt Nam bước vào một khúc
quanh mới trong buổi giao thời, mở đường cho một thời kỳ phong độ của nền văn học
miền Nam với những tác phẩm có giá trị sau này.
eva air ticket
Trả lờiXóavé máy bay đi mỹ bao nhiêu
ve may bay korean air
book vé máy bay đi mỹ
mua vé máy bay đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thuc Du Lich