Tôi xin đọc bài “Thơ từng ôm và mặt trời từng hạt”
Nắng trên không gian và thơ trên nắng
Thơ làm ra nắng nắng ra thơ
Mặt trời cất chứa trong lòng trái khổ qua
Thơ bốc thành hơi trên bát canh mùa Đông,
trong khi bên ngoài gió hú
Thơ theo gió đi về cồn xưa bãi cũ
Mái tranh nghèo còn đứng đợi ven sông
Thơ nơi từng giọt mưa Xuân
Thơ trong từng đốm lửa hồng
Nắng cất chứa trong lòng gỗ thơm
Khói ấm đưa thơ về trên trang ngoại sử
Nắng vắng trong hư không, nhưng nắng chất đầy một lò sưởi đỏ
Nắng lên thành mầu Khói, thơ đọng thành mầu Sương
Nắng cất giữ trong từng hạt mưa Xuân
Giọt nước cúi xuống hôn Đất, cho hạt cây nẩy Mầm
Thơ đi theo mưa, về trên từng đọt Lá
Nắng thành mầu Xanh, thơ mầu Hồng
Nắng chở trên cánh Ong tới trút Ấm lên đài hoa
Thơ theo nắng về rừng xa uống Mật
Tưng bừng, xôn xao, bướm ong về chật đất
Nắng làm nên khúc Múa, thơ làm nên lời Ca
Mồ hôi giọt xuống đất khô, thơ bay trên luống cày
Cán cuốc trên vai, thơ vào ra theo nhịp thở
Nắng rụng bên Sông, bóng Chiều ngập ngừng bỡ ngỡ
Thơ đi về chân trời, nơi vầng Sáng đang đắp chân mây
Mặt trời xanh rờn một rổ rau tươi
Mặt trời dẻo thơm trong bát cơm gạo Tám
Thơ trong ánh mắt em thơ, thơ trong mầu da nắng sạm
Thơ nơi từng cái Nhìn chăm chú
Thơ nơi từng bàn tay vun xới miền đồng chua nước mặn xa xăm
Mặt trời cười tươi trên bông hướng dương
Mặt trời trĩu nặng nơi trái đào Tiên tháng tám
Thơ nơi từng bước chân thiền quán
Thơ nơi từng dòng chữ
Thơ đối với tôi là một cái gì rất đẹp, không phải chỉ để tiêu
khiển mà còn là chất liệu nuôi dưỡng. Thơ là không khí cho mình thở, thơ là nắng
cho hoa nở, thơ là trái đào tiên tháng tám, thơ là những bước chân mình đang
đi. Thơ rất cụ thể và liên đới tương quan với mọi sự, mọi vật.
Trong bài Thơ từng ôm và mặt trời từng hạt có hình ảnh
của một mái tranh nghèo đang đứng đợi ở ven sông. Đất nước Việt Nam ngày xưa
nghèo lắm, những hình ảnh như là: quê hương tôi nước mặn đồng chua, những mái
tranh nghèo đang đứng đợi bên sông. Những hình ảnh đó có thể mai này không còn
nữa, nhưng trong thế hệ của tôi nó là một hình ảnh rất bền bỉ. Hình ảnh của một
người nông dân cầm liềm, hay vác cuốc trên vai, cày cuốc mồ hôi nhỏ xuống mảnh
đất khô cằn, v.v… Những hình ảnh đó còn mãi trong thế hệ chúng tôi. Bây giờ
chúng ta có hình ảnh những chiếc máy cày, những nông trại rộng lớn. Nông dân
bây giờ có nhiều người sử dụng máy vi tính, làm ra rất nhiều tiền. Những hình ảnh
trong bài thơ này là những hình ảnh thi ca, thi vị nhưng có thể không còn thích
hợp nữa.
Nắng trên không gian và thơ trên nắng
Thơ làm ra nắng, nắng ra thơ
Thơ làm ra nắng, nắng ra thơ
Ở Làng Mai vào tháng tư, mình thấy nắng ấm, trời xanh. Nếu
mình đi tìm thơ, thì thơ đó nằm trong nắng và trong trời xanh. Thơ đó, nắng đó
và trời xanh đó nuôi mình sau những tháng Đông lạnh lẽo buốt giá. Mình đi thiền
hành ở Xóm Thượng, Xóm Mới, hoặc Xóm Hạ, mình tiếp xúc với nắng, với trời xanh,
và mình được nuôi dưỡng bởi những thứ ấy. Đó chính là thơ.
Thơ đây tức là sự sống, thơ đây tức là chánh niệm. Nếu có nắng
mà không có thơ, nghĩa là: ta không biết rằng nắng có đó, thì nắng có cũng như
không. Vì vậy cho nên thơ ở đây tức là ý thức sáng tỏ, là những chất liệu nuôi
dưỡng thân tâm. Và nếu không có chánh niệm thì cũng không có gì hết: không có nắng,
không có thơ mà cũng không có không gian. Cho nên tuy trong bài này không có
danh từ chánh niệm, nhưng kỳ thực chánh niệm là gốc của tất cả mọi hạt nắng
trên không gian. Nhờ cái gì mà mình biết rằng có nắng trên không gian? Nhờ cái
tâm của mình, nhờ chánh niệm của mình cho nên mình biết rằng có không gian. Và
nắng đang bay ở trên không gian – “nắng trên không gian”. Tại sao anh
biết là có nắng trong không gian? Tại vì anh có cái biết.
“Thơ trên nắng”. Tôi không phải chỉ có ở đây, tôi ở cả
trên kia. Ở bên Mỹ có một trường phái triết học phát sinh ra từ Princeton, họ
nói “There is thinking in the blue sky” -có tâm của mình ở trong trời
xanh. Không gian ở trên cao có ý thức của tôi ở đó. Nắng ở trên không gian, tâm
tôi cũng ở đó. Tâm tôi không phải chỉ có trong ngực, trong cái thân này mà
thôi. “Nắng trên không gian và thơ trên nắng”, ba cái chuyên chở nhau. “Thơ
làm ra nắng, nắng ra thơ”. Nếu không có nắng thì làm sao có thơ? Nếu không có
thơ thì làm sao có nắng? Đó là tương tức.
Mặt trời chất chứa trong lòng trái khổ qua.
Trái khổ qua là một gói quà tết; và nếu mở ra, anh sẽ thấy
gì? Thấy có mặt trời trong đó. Ngộ không? Nếu không có mặt trời chiếu hồi tháng
sáu, tháng bảy, tháng tám, thì làm sao mình có trái khổ qua cất ở trong tủ đá của
mình! Ở tại Làng Mai có khi trồng khổ qua ăn không hết, những trái khổ qua được
bỏ vào tủ đá. Đến tháng mười hai, khi lạnh buốt, mình có thể đem ra một trái
làm khổ qua hầm. Đây là chuyện đời sống hàng ngày chứ không phải là chuyện thơ
thẩn gì hết. Mùa Đông ở bên này mặt trời không biết đi đâu? Nhìn lên là không
thấy mặt trời, nhìn ngang nhìn ngửa cũng không thấy mặt trời, ta chỉ thấy một
màu xám xịt từ ngày này tới ngày khác. Vậy mà xẻ trái khổ qua ra thấy mặt trời
nằm trong đó!
Mặt trời chất chứa trong lòng trái khổ qua
Thơ bốc thành hơi trên bát canh mùa Đông,
Trong khi bên ngoài gió hú.
Thơ bốc thành hơi trên bát canh mùa Đông,
Trong khi bên ngoài gió hú.
Mùa Đông có canh khổ qua do mình nấu lấy. Khi nấu canh, khổ
qua bốc mùi thơm lên, và trái khổ qua đó biến thành thơ, rồi hơi nóng của bát
canh bốc lên cũng là thơ.
“Thơ bốc thành hơi trên bát canh mùa đông, trong khi bên
ngoài gió hú”. Mùa đông ở Pháp là như vậy. Gió hú từng cơn. Hồi tôi làm
bài thơ này, Làng Mai chưa có hệ thống sưởi trung ương, phòng nào may mắn thì
có một cái lò sưởi củi.
Thơ theo gió đi về cồn xưa bãi cũ Mái tranh nghèo còn đứng
đợi ven sông.
Quê hương không phải nằm ở phía bên kia, quê hương nằm ngay
trong trái khổ qua. Khi ăn trái khổ qua thì nhớ ngay những hình ảnh quê hương ấy:
Quê hương có chiến tranh, quê hương có nghèo đói, quê hương không có chủ quyền,
quê hương bị áp bức. Trong bát canh, không phải chỉ có mặt trời, chỉ có không
gian, chỉ có thơ… mà có luôn những điều như vậy. Mình chưa bao giờ lìa bỏ quê
hương, dù là một năm, dù là bốn mươi năm.
Thơ nơi từng giọt mưa xuân
Thơ trong từng đốm lửa hồng
Thơ trong từng đốm lửa hồng
Nếu sống có chánh niệm, mình sẽ thấy tất cả đều mầu nhiệm. Một
giọt mưa rơi xuống, chứa đựng cả thế giới tam thiên đại thiên, chứa đựng được tất
cả quê hương.
Nắng cất chứa trong lòng gỗ thơm
Khói ấm đưa thơ về trên trang ngoại sử
Khói ấm đưa thơ về trên trang ngoại sử
Khúc gỗ thơm mà mình bỏ vào lò sưởi là nắng; nó chứa nắng
trong lòng nó. Mặt trời mình nhìn lên không thấy, mặt trời không cho mình đủ sức
ấm nhưng khúc củi bây giờ đây đại diện cho mặt trời, bỏ củi vào trong lò thì nó
cho mình đủ sức ấm trong căn phòng nhỏ của mình. Tôi nhớ hồi viết quyển Đường
Xưa Mây Trắng, trong phòng tôi chỉ có một cái lò sưởi củi và tôi hơ tay trái ở
trên lò sưởi cho ấm còn tay phải thì tôi viết. Hạnh phúc chán. Ngồi viết được
chừng ba bốn trang thì ngưng lại, đi nấu một bình trà. Ấm nước đặt trên lò sưởi
đã sẵn ấm rồi, thành ra nấu trà rất mau. Mình phải thấy mặt trời ở trong khúc gỗ.
Nếu không thấy thì làm sao mà có thơ được, làm sao mà có Đường Xưa Mây Trắng được! Một cái mình tưởng là không có mặt lại đang có mặt: Mặt trời mùa hè đang có mặt trong khúc gỗ thơm mà mình bỏ vào lò sưởi.
Nếu không thấy thì làm sao mà có thơ được, làm sao mà có Đường Xưa Mây Trắng được! Một cái mình tưởng là không có mặt lại đang có mặt: Mặt trời mùa hè đang có mặt trong khúc gỗ thơm mà mình bỏ vào lò sưởi.
“Nắng cất chứa trong lòng gỗ thơm. Khói ấm đưa thơ về trên
trang ngoại sử”. Khi đọc câu này tôi nhớ rằng bài thơ này được làm trong
thời gian tôi viết cuốn Am mây ngủ. Am mây ngủ là một tác phẩm
ngoại sử viết về đời của Trúc Lâm Thượng Sĩ và Công Chúa Huyền Trân. Vì là ngoại
sử cho nên những chi tiết trong truyện được nghiên cứu rất kỹ, không phải do tưởng
tượng mà viết ra. Nếu bây giờ chúng ta có cơ hội lấy Am mây ngủ ra đọc
thì chúng ta sẽ thấy bát canh khổ qua, chúng ta sẽ thấy mặt trời cất
chứa trong lòng gỗ thơm. Hồi đó, tôi xin nhắc lại, ở tại Làng Mai chưa có lò sưởi
trung ương, chỉ có những cái lò sưởi củi mà thôi.
Nắng vắng trong hư không, nhưng nắng chứa đầy một lò sưởi đỏ
Gọi nó là hơi ấm, hay là nắng cũng được. Không những Khói phải
viết hoa, Sương phải viết hoa mà cái gì cũng phải viết hoa hết mới được. Sự thực
là như vậy. Tại vì tất cả đều là những cái hết sức mầu nhiệm, mầu nhiệm là như
Bụt, như đức Quan Âm. Bụt cũng có trong đó, đức Quan Âm cũng có trong đó. Cái
gì đánh động, làm cho người ta phải quán chiếu: “Khói là cái gì? Sương là gì?” thì
cái ấy là chánh niệm, là Bụt, là Tổ, là hạnh phúc, là sự nuôi dưỡng. Đã biết
bao nhiêu lần quý vị nấu cơm bằng củi, đã biết bao nhiêu lần quý vị chất củi
vào trong lò sưởi, quý vị có ý thức không? Có thấy rằng những khúc củi đó chứa
đựng mặt trời tháng tám không? Có khi nào quý vị vo gạo xong, đổ gạo, đổ nước
vào trong nồi nấu cơm mà thấy được những gáo nước mình đổ vào nồi là do những
đám mây ở trên trời cống hiến hay không? Sự khác nhau của người tu với người
không tu ở chỗ đó. Khi mình đổ nước vào trong nồi nấu cơm mình phải biết rằng
nước này là những đám mây. Mình dồn đám mây đó vào trong nồi cơm và khi cơm
chín thì mình được nuôi nấng bởi những đám mây trên trời, bởi sức nóng của mặt
trời nung nấu trên các cánh đồng đầy những bông lúa vàng rực. Và khi nấu cơm
như vậy là mình tu. Khi mình nấu cơm như vậy thì mình là thi sĩ. Khi mình nấu
cơm như vậy, là mình đang thiền. Quý vị đâu có cần tới chùa mới làm được chuyện
đó. Ở nhà mình cũng có nấu cơm phải không? Sống cho thảnh thơi, sống cho vững
chãi, sống dừng lại trong từng giây phút để nhìn cho kỹ. Có tâm của mình trong
đó, có chánh niệm trong đó thì giây phút nào cũng mầu nhiệm. Sương cũng mầu nhiệm,
khói cũng mầu nhiệm, trái khổ qua cũng mầu nhiệm, những hạt gạo bỏ vào nồi cũng
mầu nhiệm, mà nước chế vào trong nồi để nấu cơm cũng mầu nhiệm. Hạnh phúc là ở
chỗ đó, quý vị còn đi tìm hạnh phúc ở đâu nữa? Cứ đợi đến khi làm giám đốc hoặc
làm pháp chủ rồi mới có hạnh phúc hay sao?
Nắng cất giữ trong từng hạt mưa xuân
Giọt mưa cúi xuống hôn Đất, cho hạt cây nẩy Mầm
Giọt mưa cúi xuống hôn Đất, cho hạt cây nẩy Mầm
Nếu không có nắng thì sức mấy mà có mưa. Nếu không có mưa thì
sức mấy mà hạt cây nẩy mầm.
Chữ Đất cũng viết hoa, chữ Mầm cũng viết
hoa. Mình phải vinh danh Đất, mình phải vinh danh cái Mầm hạt
cây. Cái gì cũng quý giá vô cùng. Đây là tình yêu.
Thơ đi theo mưa về trên từng đọt lá
Mưa. Mưa xuân. Mỗi hạt mưa xuân là một bài thơ. Bài thơ này
không phải là chuyện tình cảm vẩn vơ, đây là sự nuôi dưỡng. Không có những trận
mưa xuân đó thì làm sao mình có hoa có trái, có cơm có gạo!
Thơ đi theo mưa về trên từng đọt lá
Nắng thành màu xanh, thơ màu hồng
Nắng thành màu xanh, thơ màu hồng
Một nắm rau mồng tơi màu xanh hay một nắm rau tía tô màu tím,
tất cả những cái đó đều là thơ. Khỏi phải ra nhà sách mua một tập thơ, cứ ra vườn
đi: nhìn vào cái nào cũng thấy đó là thơ hết. “Lá tía tô gọi hạt mồng tơi”[2]. Hạt
mồng tơi là thơ, lá tía tô cũng là thơ. Và bây giờ quý vị có thể hình dung thấy
Thầy Nhất Hạnh đang đi thiền hành một mình từ Xóm Thượng xuống Sơn Hạ.
Nắng chở trên cánh ong tới trút ấm lên đài hoa
Thơ theo nắng về rừng xa uống mật
Tưng bừng xôn xao, bướm ong về chật đất
Nắng làm nên khúc múa, thơ làm nên lời ca
Thơ theo nắng về rừng xa uống mật
Tưng bừng xôn xao, bướm ong về chật đất
Nắng làm nên khúc múa, thơ làm nên lời ca
Một con ong có thể chở đầy nắng trên cánh. Phải để ý mới được.
Trong khi mình đi, mình đừng để cái tâm của mình đưa mình bay bổng lên hư
không. Mình phải tiếp xúc với tất cả những mầu nhiệm của sự sống. “Nắng chở
trên cánh Ong (chữ Ong viết hoa)tới trút ấm lên đài hoa” (Nó chở, nó
giao hàng mà!). Ong chở nắng trên cánh nó và khi tới bông hoa thì nó giao hàng,
nó trút nắng vào đài hoa.
Chữ Múa viết hoa, lời Ca cũng viết hoa.
Đâu phải lát nữa mình mới làm văn nghệ hay là mồng Một Tết mình mới làm văn nghệ.
Mình đi thiền hành, mình thấy ong, bướm, hoa làm văn nghệ. Xin đọc lại mấy câu
này, mấy câu văn nghệ:
Nắng chở trên cánh ong tới trút ấm lên đài hoa
Thơ theo nắng về rừng xa uống mật
Tưng bừng xôn xao, bướm ong về chật đất
Nắng làm nên khúc múa, thơ làm nên lời ca.
Mồ hôi giọt xuống đất khô, thơ bay trên luống cày
Thơ theo nắng về rừng xa uống mật
Tưng bừng xôn xao, bướm ong về chật đất
Nắng làm nên khúc múa, thơ làm nên lời ca.
Mồ hôi giọt xuống đất khô, thơ bay trên luống cày
Nghèo thì nghèo thật đó, nhưng khi mình có thơ, có sự sống
thì mình còn phong lưu, nhàn nhã, không bận rộn quá. Đi cũng đi thong thả thôi,
đi cuốc ruộng mà. Ngày xưa ở chùa Từ Hiếu, tôi cũng có đi cuốc đất trồng khoai,
trồng sắn, gánh nước, chặt củi. Tôi làm việc như vậy nhưng thanh thản lắm, đâu
có bận rộn như các thầy bây giờ.
Cán cuốc trên vai, thơ vào ra theo nhịp thở.
Đi từng bước có chánh niệm và thực tập hơi thở. Ngày xưa Tổ
Bách Trượng cũng chấp tác ở ngoài vườn. Cố nhiên, trong khi vác cuốc Ngài cũng
thở cũng mỉm cười và cũng đi từng bước chân thảnh thơi như vậy.
Cán cuốc trên vai, thơ vào ra theo nhịp thở. Nắng rụng bên
sông, bóng chiều ngập ngừng bỡ ngỡ Thơ đi về chân trời, nơi vầng sáng đang đắp
chăn mây
Chữ chăn này có nghĩa là mền. “Vầng sáng đang
đắp chăn mây” tức là mặt trời đắp mền ngủ rồi. Trong tập thơ Thơ Từng Ôm
và Mặt Trời Từng Hạt, nhà in đã in sai chữ “chăn mây” (cái mền mây) thành
chữ “chân mây”. “Đắp chân mây” là đắp cái gì mình không hiểu được. “Thơ đi
về chân trời, nơi vầng sáng đang đắp chăn mây”. Mặt trời mà còn biết
đi ngủ, còn mình thì cứ làm việc “non stop”, không chịu đi ngủ. Có sẵn cái máy
tính đó, mình cứ làm việc hoài.
Mặt trời xanh rờn một rổ rau tươi
Mặt trời dẻo thơm, trong bát cơm gạo tám
Mặt trời dẻo thơm, trong bát cơm gạo tám
Sư cô mới vừa đi hái rau về, sư chú vừa mới đi hái rau về. Đặt
rổ rau xuống, cho tôi được nhìn coi! Đây là rau cải nè, đây là rau mồng tơi nè,
đây là rau tía tô. Rau xanh rờn như vậy đó, nhưng rau cũng chính là mặt trời. Mặt
trời không phải chỉ là màu đỏ mà thôi. Nếu anh nghĩ rằng mặt trời là màu đỏ thì
anh lầm. Cái rổ rau này là mặt trời, và mình thấy một mặt trời rất xanh. Người
nào thấy được mặt trời màu xanh thì người đó mới là người tu, còn thấy mặt trời
chỉ là màu đỏ thôi thì chưa phải là người tu. “Mặt trời xanh rờn một rổ
rau tươi. Mặt trời dẻo thơm trong bát cơm gạo Tám”. Có ai nói mặt trời
“dẻo” và “thơm” không? Khi mình nhai cho có chánh niệm bát cơm gạo tám thì mình
thấy cơm dẻo và thơm giống như mặt trời dẻo, mặt trời thơm vậy đó. Nếu như
không có mặt trời thì sức mấy mà có cái bát cơm này cho mình ăn. Đây là cái
tương tức, đây là cái duyên sinh. Và mặt trời là cái mình đang tiêu thụ.
Thơ trong ánh mắt em thơ, thơ trong màu da nắng sạm
Thơ nơi từng cái nhìn chăm chú
Thơ nơi từng bàn tay vun xới miền đồng chua nước mặn xa xăm.
Thơ nơi từng cái nhìn chăm chú
Thơ nơi từng bàn tay vun xới miền đồng chua nước mặn xa xăm.
Nhìn mà thấy được thì mới gọi là nhìn, còn nhìn mà không thấy
được thì đó chưa phải là nhìn. Danh từ thiền gọi là khán đáo, tức là nhìn
cho kỹ, nhìn cho rõ. Nếu là công án, nếu là thoại đầu thì mình phải nhìn bằng tất
cả niệm và định của mình mới thấy được. Nhưng mình đâu cần công án, đâu cần thoại
đầu, mình chỉ cần nhìn cái nắm rau mồng tơi thôi, mình chỉ cần nhìn vào gáo nước
mình đang đổ vào nồi nấu cơm thôi, thì đã là khán công án rồi. Quý vị nên nhớ
cái nhìn đó đem lại rất nhiều hạnh phúc. Mình nhìn con thấy cha, mình nhìn đệ tử
thấy thầy, mình nhìn thầy thấy Bụt. Nhìn như vậy đáng để cho mình nhớ. Thương
nhau là ở chỗ mình có nhìn được bằng cái tâm của mình hay không.
Tất cả đều nằm trong giây phút hiện tại
Mặt trời cười tươi trên bông hướng dương.
Bông hướng dương ở bên này còn gọi là bông mặt trời, sun
flower.
Mặt trời trĩu nặng nơi trái đào tiên tháng tám
Hồi nãy mình nói mặt trời màu xanh, rồi mình nói mặt trời dẻo,
rồi mình nói mặt trời thơm, bây giờ mình nói mặt trời trĩu nặng. Tại vì mặt trời
đang có mặt ở trong trái đào tiên tháng tám, mặt trời trĩu nặng trong trái đào
tiên tháng tám.
Thơ nơi từng bước chân thiền quán
Nếu trong bước chân của sư chú có thơ, thì sư chú hạnh phúc
quá đi. Nếu không có thơ trong bước chân, thì sư cô đâu có hạnh phúc. Vì vậy
cho nên phải để thơ vào sang Làng Mai. Tôi cũng đã có cơ hội ngồi đọc bài thơ
trong chân mà đi. này cho quý vị.
Thơ nơi từng dòng chữ
Thơ nơi từng nắp hộp kín đáo nuôi tình Thương.
Thơ nơi từng nắp hộp kín đáo nuôi tình Thương.
Hồi đó, có biết bao nhiêu người bị kẹt lại, trong đó có văn
nghệ sĩ, những người đi học tập cải tạo. Bên này có một chương trình gởi quà về
cho gia đình những người đó. Những hộp quà toàn là thuốc Tây. Và khi gia đình
những người đi học tập cải tạo nhận được gói quà và đem ra bán thì họ có đủ tiền
để đi thăm nuôi, để sống trong vòng ba tháng. Lúc đó có rất nhiều những người
trẻ xuất gia cũng như tại gia ở đây tham dự vào công việc gói quà để cứu trợ
cho những người ở bên nhà. Công việc phải làm trong bí mật, nếu không thì sẽ
liên lụy tới những người nhận quà ở Việt Nam. Công việc đầy tràn tình thương.
Mình nuôi ai bằng công tác đó? Trước hết là nuôi tình thương trong mình. Trong khi
bao nhiêu người chịu bó tay không làm được một chút xíu gì cho dân cho nước cả,
mà mình tìm ra được những phương pháp để có thể giúp cho một số người ở trong
nước đang lâm vào tình trạng khó khăn, thì đó trước hết là một hạnh phúc cho
chính mình. Mình nuôi dưỡng được tình thương cho chính mình. Cho nên mới có
câu:
“Thơ nơi từng dòng chữ. Thơ nơi từng nắp hộp kín đáo nuôi
tình Thương”. Dòng chữ trên nắp hộp nói là thuốc này nếu đem bán thì có thể có
được số tiền nào đó để mà chữa bệnh, để mà nuôi dưỡng. Nuôi tình thương, nhưng
nuôi kín đáo, không ồn ào, không khoe khoang, không kể công.
Ngày xưa có cơ hội, một số anh em cựu tác viên của trường
Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội đã được bảo lãnh Bây giờ bên nhà đã sắp tới giờ Giao
Thừa chưa? Tôi xin thỉnh một tiếng chuông để chấm dứt buổi Pháp thoại hôm nay,
để các vị ở bên Pháp Vân, Bát Nhã và Từ Hiếu chuẩn bị, vì các vị còn đúng một
giờ đồng hồ nữa để chuẩn bị đón Giao Thừa. Bên này thì còn tới bảy giờ đồng hồ
nữa mới tới Giao Thừa. Bên này sẽ đi thiền hành trước, và lúc năm giờ rưỡi thì
đại chúng ở bên này sẽ đắp y ngồi thiền và lúc sáu giờ tức mười hai giờ khuya
bên nhà thì sẽ khai chuông trống Bát Nhã và lạy tổ tiên tâm linh và huyết thống.
Quý vị bên nhà có tưởng tượng được không: Bảy giờ chiều nay - tức là khoảng một
giờ khuya bên đó - thì bên này ăn chiều. Vào hai giờ khuya bên kia thì bên này
bắt đầu trình diễn văn nghệ. Bên này còn thức dài dài.
[1] Nhất Hạnh, “Thơ Từng Ôm và Mặt Trời Từng Hạt” trong
Thơ Từng Ôm và Mặt Trời Từng Hạt, Tuyển Tập Thơ, Walnut Creek, California, Lá Bối,
1996, trang 7-8.
[2] Một câu thơ trong bài Cúc Cu Đúng Hẹn của Thầy Nhất
Hạnh.
vé máy bay eva giá rẻ
giá vé máy bay eva đi mỹ
korean airlines
vé máy bay đi mỹ khoảng bao nhiêu
vé máy bay đi canada tháng nào rẻ nhất
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngau Hung Du Lich
Tri Thuc Du Lich