Cảnh sát Ý đã đảo ngược quá trình lão hóa từ những đường nét
mờ nhạt trên tấm vải liệm thành Turin nổi tiếng, từ đó tạo ra hình ảnh được cho
là của Jesus Christ thời niên thiếu.
Cảnh sát Ý tạo ra ảnh Chúa Jesus thời niên thiếu
Sau 5 năm gián đoạn, vải liệm Turin, chiều dài 4,4 m, lại xuất
hiện trước công chúng trong triển lãm tổ chức tại nhà thờ Turin từ tháng 4 đến
ngày 24.6. Dự kiến hàng triệu người sẽ đến sự kiện này, trong đó có Giáo hoàng
Francis.
Nhân dịp này, Sở Cảnh sát Rome đã bất ngờ đóng góp một “tác
phẩm” độc nhất vô nhị: đó là bức ảnh được cho là của Jesus Christ khi còn
nhỏ. Đầu tiên, họ tạo ra một bức hình dựa trên hình ảnh khuôn mặt trên vải
liệm Turin, mà theo nhiều người là của Chúa Jesus. Kế đến, họ sử dụng phần mềm
máy tính đảo ngược quá trình lão hóa của đối tượng, bằng cách giảm kích thước
khung xương hàm, gọt nhỏ khuôn mặt và làm dịu đi những đường nét quanh mắt. Sản
phẩm cuối cùng là bức ảnh của một thiếu niên mang nét đẹp vô cùng thánh
thiện, theo tờ The Independent.
Hình ảnh Chúa Jesus thời niên thiếuẢnh Chúa Jesus tuổi thiếu niên được tạo ra dựa
trên hình ảnh trên vải liệm Turin
(Ảnh: Rome Police)
Lâu nay, giới học giả liên tục tranh cãi về tính xác thực
của vải liệm Turin, với nền vải in hằn những đường nét hiển thị hình ảnh một
người đàn ông sau khi bị đóng đinh trên thập tự giá. Vào năm 1998, kỹ thuật xác
định niên đại bằng đồng vị carbon cho thấy tấm vải này có nguồn gốc từ cuối thế
kỷ 13, cung cấp thêm chứng cứ cho phe luôn cam đoan rằng nó là một trò lừa đảo
từ thời Trung cổ. Tuy nhiên, bí ẩn của vải liệm Turin không vì thế mà biến mất
vì chưa ai có thể giải thích sự xuất hiện của hình ảnh trên tấm vải. Tòa Thánh
không chính thức xác nhận rằng thi hài của Đức Chúa được bọc trong tấm vải liệm
này, hoặc cho rằng có bất cứ phép màu nào liên quan đến sự xuất hiện của hình ảnh
đó. Tuy nhiên, chính giáo hoàng đã yêu cầu tổ chức cuộc triển lãm trên nhằm tưởng
niệm 200 năm ngày sinh của thánh John Bosco, một giáo sĩ vào thế kỷ 19 đã dành
trọn cuộc đời cho công cuộc giáo dục trẻ em nghèo tại Turin.
Trước thế kỷ 13, không có thông tin nào về sự tồn tại của
vải liệm Turin từng được ghi nhận trong lịch sử. Người ta chỉ biết rằng tấm vải
liệm gây tranh cãi, từng thuộc về các hoàng đế của đế chế Byzantine, nhưng sau
đó biến mất trong Cuộc vây hãm Constantinople, hay còn gọi là Cuộc thập tự
chinh thứ 4 vào năm 1204. Sử liệu cũng từng đề cập đến một tấm vải liệm in hình
ảnh người bị đóng đinh tại thị trấn Lirey (Pháp) vào năm 1353 - 1357. Nó thuộc
quyền sở hữu của một vị hiệp sĩ Pháp Geoffroi de Charny, người đã tử trận trong
cuộc chiến Poitiers vào năm 1356. Tuy nhiên, sự liên quan giữa tấm vải liệm ở
Pháp với cái ở Turin vẫn là đề tài tranh luận nảy lửa trong giới các học giả. Một
số người cho rằng tấm vải liệm ở Lirey là tác phẩm của một kẻ chuyên làm đồ giả
và đã thú nhận tội trạng của mình. Kể từ thế kỷ 15 trở đi, vải liệm Turin được
theo dõi và ghi nhận hết sức chặt chẽ. Chẳng hạn, vào năm 1532, tấm vải đã bị tổn
hại trong một vụ cháy tu viện ở Chambéry, thủ phủ vùng Savoy của Pháp. Một giọt
bạc nóng chảy đã rơi lên tấm vải trong lúc nó được xếp lại, để lại dấu vết
xuyên suốt các lớp vải. Và các bà sơ đã cố gắng mạng lại những lỗ thủng. Đến
năm 1578, Công tước xứ Savoy Emmanuel Philibert ra lệnh chuyển vải liệm từ
Chambéry đến Turin và nó được bảo quản kỹ lưỡng cho đến ngày nay.
Vải liệm Turin từng thu hút sự chú ý của một số người ngưỡng
mộ khét tiếng. Nó thậm chí là nỗi ám ảnh đối với nhà độc tài phát xít Đức Adolf
Hitler, kẻ muốn trộm nó để sử dụng trong một nghi thức ma thuật. Kể từ đó, vải
liệm Turin họa hoằn lắm mới xuất hiện trước công chúng, và nó quá quý giá để có
thể cho phép kiểm nghiệm kỹ lưỡng hơn.
Các nhà nghiên cứu vẫn đang mải miết đi tìm hình ảnh "thật"
về Chúa Jesus.
Hình ảnh Chúa Jesus không còn xa lạ với nhiều người, tuy
nhiên, trong thực tế vẫn tồn tại nhiều tranh cãi xoay quanh chân dung thực sự,
màu da của Ngài. Mới đây, Megyn Kelly - người phụ trách Fox News đã gây xôn xao
khi công bố rằng, có cơ sở xác nhận Ngài là người da trắng. Liệu đó có phải là
hình ảnh "thật" nhất về Chúa Jesus?
Tuy vậy, con người vẫn không ngừng nghiên cứu để tìm ra được
những tài liệu, chứng cứ khoa học nhằm hiểu hơn về Ngài. Hãy cùng Discovery
News điểm lại những khắc họa nổi bật nhất về Chúa Jesus mà con người đã tìm được
trong nhiều thế kỷ qua.
Vào năm 235, con người tìm thấy tranh vẽ khắc trên tường Nhà
thờ Dura Europos và nhận định đây là một trong những khắc họa sớm nhất về Chúa
Jesus. Bức họa có tên "Healing of the Paralytic", mô tả Chúa
Jesus khi còn trẻ với khuôn mặt không có râu, sở hữu mái tóc ngắn và xoăn, mặc
áo dài ngang thắt lưng còn chân đi dép quai hậu. Trong hình, Ngài đang giúp một
người đàn ông tàn tật hàn gắn những đau đớn về cả thể xác và tâm hồn.
Vào thế kỷ thứ IV, nhiều người biết đến bức chân dung khắc họa
Chúa Jesus với bộ tóc dài và khuôn mặt để râu. Lấy cảm hứng từ các vị thần Hy Lạp
và La Mã cổ đại, tác phẩm của Marcellinus và Peter là một trong những phiên bản
Chúa Jesus khi trưởng thành được nhiều người biết tới nhất.
Tới thế kỷ thứ V, bức khảm “The Good Shepherd” được
tìm thấy trong lăng mộ Galla Placidia tái hiện hình ảnh Chúa Jesus mang đậm sắc
thái của người La Mã cổ đại. Một lần nữa Ngài xuất hiện với khuôn mặt không để
râu nhưng đặc biệt hơn với vầng hào quang sau lưng còn phục trang mang màu sắc
vương giả.
Tuy nhiên, bức khảm tìm thấy tại nhà thờ Hagia Sophia vào thế
kỷ thứ VI lại cho thấy hình ảnh Chúa Jesus khi mới lọt lòng được Đức Mẹ Đồng
Trinh ẵm. Vây quanh là các hoàng đế La Mã cổ đại đang dâng lên Ngài thành phố
Instanbul.
Hình ảnh Chúa Jesus bị đóng đinh cùng hai tên cướp đã được
tìm thấy trong những bức hình minh họa ở cuốn Rabbula Gospels vào thế kỷ thứ
VI.
Trong khi đó, nhiều người theo đạo Cơ đốc tin rằng, Shroud
of Turin chính là tấm vải phủ lên mặt của Ngài khi được chôn cất sau khi bị
đóng đinh. Phương thức thử nghiệm phóng xạ tiến hành vào năm 1988 đã cho kết luận,
tấm vải liệm được dệt vào thời Trung cổ. Tuy nhiên, có nhiều nghi vấn dấy lên rằng
đây không phải là tấm vải gốc.
Có rất nhiều chuyên gia tranh cãi về diện mạo thực sự của
Chúa Jesus. Có người cho rằng, Ngài trông rất giản dị, giống như những mô tả của
Kinh thánh; không ít người khác tin, Ngài mang vẻ đẹp rực rỡ.
Phải tới thời kỳ Phục Hưng, những tranh cãi trên mới chấm dứt
khi hình ảnh Chúa Jesus cao lớn hơn, vạm vỡ, có tính “thẩm mỹ” hơn được
đưa ra và nhiều người đón nhận.
Cùng với sự phổ biến của đạo Cơ đốc, người theo Đạo đã tự tạo
ra các công trình phản ánh hình ảnh của Chúa Jesus theo tín ngưỡng riêng của họ.
Một trong số đó là bức tượng Christ the Redeemer.
Cao 40m, được xây từ bê-tông và đá soapstone, bức tượng
Christ the Redeemer (bức tượng Chúa Cứu Thế) nằm trên đỉnh núi Corcovado tại
Rio de Janeiro (Brazil) được coi là biểu tượng đạo Cơ đốc của thế giới mới.
Vào năm 2001, chương trình có tên gọi "Son of
God" của đài BBC đã tái hiện lại khuôn mặt của Chúa Jesus bằng cách sử
dụng công nghệ khoa học hiện đại, Cuối cùng, họ tìm ra hình ảnh của Ngài với nước
da sẫm màu, mặt để râu và mái tóc cắt ngắn.
Đúng vào dịp Giáng sinh, các nhà khảo cổ ở Israel tuyên bố đã
phát hiện thấy dấu tích của ngôi nhà ở đầu tiên tại Nazareth, tức từ thời kỳ
Chúa Jesus sinh sống.
Một khoảnh đất rộng 85m vuông đã được đào, nhưng ngôi nhà
có
thể lớn hơn.Ảnh: Getty
Theo cơ quan quản lý di tích Israel, phát hiện trên đã rọi
sáng về cuộc sống của con người 2.000 năm trước, khi người Cơ đốc giáo tin rằng
chúa Jesus lớn lên tại Nazareth.
Một người phát ngôn cho hay Chúa Jesus và bạn bè thời nhỏ của Chúa có thể đã biết về ngôi nhà.
Các dấu tích được phát hiện gần nơi thiên thần Gabriel được cho là đã nói với mẹ Mary rằng bà sẽ sinh ra Jesus.
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu tích của một bức tường, một nơi trú ngụ và một bể để chứa nước mưa.
“Ngôi nhà mà chúng tôi tìm thấy nhỏ, đơn sơ và rất giống với kiểu nhà của người ở Nazareth vào thời kỳ đó”, Yardenna Alexandre, thuộc cơ quan quản lý di tích, và là người đã chỉ đạo việc khảo cổ trên cho biết.
Bà cho biết, ngôi nhà đầu tiên của Thế kỷ thứ nhất, gần Nhà thờ Truyền tin ngày nay, được cho là nhà của một “gia đình Do Thái đơn sơ”, với hai phòng và một sân nhỏ.
Bà miêu tả Nazareth là một “ngôi làng nhỏ” trong thời kỳ của Chúa Jesus. Ngày nay, Nazareth đã phát triển thành thành phố Ả rập lớn nhất của Israel, với dân số 65.000 người.
Ngôi nhà được phát hiện khi các thợ xây đang đào một cái sân nhỏ ở nơi trước kia là tu viện, để cho xây dựng một trung tâm Cơ đốc giáo mới.
Một người phát ngôn cho hay Chúa Jesus và bạn bè thời nhỏ của Chúa có thể đã biết về ngôi nhà.
Các dấu tích được phát hiện gần nơi thiên thần Gabriel được cho là đã nói với mẹ Mary rằng bà sẽ sinh ra Jesus.
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu tích của một bức tường, một nơi trú ngụ và một bể để chứa nước mưa.
“Ngôi nhà mà chúng tôi tìm thấy nhỏ, đơn sơ và rất giống với kiểu nhà của người ở Nazareth vào thời kỳ đó”, Yardenna Alexandre, thuộc cơ quan quản lý di tích, và là người đã chỉ đạo việc khảo cổ trên cho biết.
Bà cho biết, ngôi nhà đầu tiên của Thế kỷ thứ nhất, gần Nhà thờ Truyền tin ngày nay, được cho là nhà của một “gia đình Do Thái đơn sơ”, với hai phòng và một sân nhỏ.
Bà miêu tả Nazareth là một “ngôi làng nhỏ” trong thời kỳ của Chúa Jesus. Ngày nay, Nazareth đã phát triển thành thành phố Ả rập lớn nhất của Israel, với dân số 65.000 người.
Ngôi nhà được phát hiện khi các thợ xây đang đào một cái sân nhỏ ở nơi trước kia là tu viện, để cho xây dựng một trung tâm Cơ đốc giáo mới.
Tấm vải lanh được cho là liệm xác chúa Jesus và lưu
giữ hình ảnh ngài khi còn sống, lần đầu tiên được trưng bày sau 5 năm
gián đoạn ở nhà thờ Turin, miền bắc Italy.
Tấm vải liệm thành Turin
Theo AP, tấm vải liệm được trưng bày từ 19/4 đến
24/6. Thị trưởng Turin cho biết, hơn một triệu người đã đặt vé
trực tuyến để vào xem tấm vải. Lần gần nhất tấm vải được trưng bày
là năm 2010, thu hút hơn 2,5 triệu người tham quan.
Người dân đến xem tấm vải liệm ở nhà thờ Turin. (Ảnh: AP)
Cesare Nosiglia, tổng giám mục thành phố Turin, cho
rằng người dân thuộc mọi tôn giáo sẽ đến xem tấm vải lần này.
"Thậm chí cả người không tôn giáo cũng sẽ
đến," ông nói. "Đây là dịp đưa mọi người sát lại gần nhau,
phản đối tình trạng bạo lực đang diễn ra khắp thế giới. Đây là dịp
chỉ chúng ta biết cách xây dựng một thế giới không bạo lực, mà tràn
ngập tình thương."
Tấm vải được bảo quản trong lớp kính chống ẩm. Mặt
vải dệt hoa văn xương cá, họa tiết trang trí phổ biến thời đại Chúa
Jesus. Tấm vải được cho là bọc thân xác ngài sau khi bị đóng đinh.
Tuy nhiên, cho đến nay, niên đại chính xác của tấm
vải vẫn đang gây tranh cãi trong giới khoa học và tôn giáo.
Năm 1988, các nhà nghiên cứu từ ba trường đại học đã
công bố kết quả xét nghiệm bằng phương pháp đồng vị phóng xạ C14, cho thấy tấm
vải được làm ra trong khoảng thời gian 1260-1390, hơn 1.000 năm sau khi Chúa
Jesus bị đóng đinh.
Một thập kỷ sau, Anastasio Alberto Ballestro, tổng giám
mục Turin, cho rằng kết quả trên là một âm mưu làm mất uy tín của
Giáo hội Công giáo La Mã. Năm 1998, Giáo hoàng John Paul II kêu gọi
thực hiện nhiều nghiên cứu và phân tích hơn nữa về tấm vải.
Bất chấp những tranh cãi về tấm vải, nhiều người
vẫn tin rằng, tấm vải đóng vai trò tâm linh quan trọng.
"Tôi tin điều đó là thật. Tôi tin tưởng từ tận
đáy lòng," Marco Mazzoni, một người Italy đang lên kế hoạch đến xem
tấm vải vào tháng 5 tới cho biết. "Nó thể hiện sự đau đớn của
Chúa Jesus, và sự hy sinh của ngài vì tất cả mọi người."
Năm 2015, những
người muốn tận mắt chứng kiến "tấm vải liệm thành Turin" sẽ
lại có cơ hội được chiêm ngưỡng vật được cho là tấm khăn liệm Chúa Jesus khi
ngài được đem xuống từ cây thập giá và mai táng trong mộ đá.
Ngày 27/2,
nhà thờ Duomo ở Turin, miền bắc Italy, nơi đang lưu giữ tấm vải này, đã tuyên bố,
tấm vải được nhiều người tin là đã liệm xác Chúa và lưu lại hình ảnh của ngài
khi chết sẽ được trưng bày cho công chúng vào thăm từ ngày 19/4 đến ngày
24/6/2015.
Đây là một sự
kiện hy hữu bởi trước đó, trong vòng hơn một thế kỷ qua, người ta mới chỉ mở cửa
đón người đến xem đúng 5 lần và lần gần nhất là năm 2010, thu hút hơn 2 triệu
người viếng thăm trong một lần trưng bày kéo dài bảy tuần.
Giáo hoàng
lúc đó là Benedict XVI cũng đến thăm tấm vải liệm trong lần đầu tiên nó được
trưng bày sau khi được phục chế vào năm 2002.
Sở dĩ lần
này nhà thờ Duomo mở cửa đến 67 ngày để đón công chúng là để kỷniệm 200 năm
ngày sinh của linh mục Bosco, người đã được phong thánh vì những hoạt động từ
thiện của ngài trong thế kỉ 19 ở Turin, và kỷ niệm chuyến viếng thăm của Giáo
hoàng tiền nhiệm Benedict XVI.
Tấm liệm thành Turin được coi là liệm xác chúa Jesus và lưu giữ hình ảnh Ngài
khi chết. (Nguồn: mywordswritten.org)
Ngày 24/6 là
ngày Thánh Gioan Tẩy Giả (John the Baptist), thánh bảo trợ của thành phố Turin,
và cũng là ngày của thánh Bosco.
Ngày viếng
thăm tấm vải liệm thành Turin của Giáo hoàng hiện vẫn chưa được công bố.
Tuy nhiên, hồi
tháng 3/2013, sau khi lên ngôi, trong một thông điệp được truyền hình trên kênh
RAI của Italy, Giáo hoàng Francis I xuất hiện cùng với một số hình ảnh của tấm
vải liệm. Đấy mới là lần thứ hai trong lịch sử, thánh tích này được đưa lên
truyền hình sau lần đầu vào năm 1973, sau khi được Giáo hoàng Paul VI cho phép.
Được bảo vệ
nghiêm ngặt trong một tủ kính chống đạn và lắp điều hòa không khí để duy trì
tình trạng nhiệt độ tốt nhất cho việc bảo quản, tấm vải này được không ít người
tin là đã được dùng để bọc xác Chúa sau khi ngài được đưa xuống từ cây thập
giá.
Tuy nhiên, từ
nhiều thế kỷ nay, nguồn gốc của tấm vải, niên đại của nó và thực sự liệu hình ảnh
của người đàn ông được in trên tấm vải có phải là Chúa Jesus không đã là đề tài
của những cuộc tranh luận và nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới.
Năm 1988, ba
phòng thí nghiệm thuộc các trường đại học Oxford, Tucson và Zurich đã công bố kết
quả thí nghiệm bằng phương pháp đồng vị phóng xạ C14 và đưa ra kết luận là tấm
vải này được làm ra trong khoảng thời gian 1260-1390, nghĩa là tấm vải được làm
giả vào thời Trung cổ.
Nhưng sau
đó, các nhà khoa học khác lại cho rằng, kết quả này có thể bị sai lệch thời
gian trong khoảng 1.100 năm bởi nhiều lý do, vì có sự hiện diện của nấm và vi
khuẩn trên mặt vải sau nhiều thế kỷ được lưu giữ trong các điều kiện khác nhau.
Những tranh
cãi đã dẫn đến lời kêu gọi của các nhà khoa học, yêu cầu cho phép tiến hành
thêm các thí nghiệm mới, nhưng Vatican đã từ chối. Hiện tại, chưa có kết luận
cuối cùng về tấm vải liệm và mọi câu hỏi về nó vẫn còn để ngỏ.
Cho đến nay,
Giáo Hội Công Giáo không chính thức xác nhận cũng không tuyên bố bác bỏ tấm vải
liệm. Tuy nhiên, vào năm 1958, Giáo hoàng Pius XII đã phê chuẩn hình ảnh người
đàn ông trên tấm vải là "Thánh nhân Chúa Jesus".
Hình ảnh trên vải liệm Turin, mà nhiều người cho rằng chính
là của Chúa Jesus, có thể được tạo thành do bức xạ phát ra từ một trận động đất
cực mạnh.
Các nhà khoa học thuộc Viện Politecnico di Torino (Ý) cho rằng,
sóng bức xạ neutron phát sinh từ một cơn địa chấn đã khắc họa rõ hơn hình ảnh của
một người trên thập tự giá, đồng thời làm nhiễu loạn kết quả phân tích đồng vị
carbon 14 vào năm 1988.
Nghiên cứu mới ủng hộ giả thuyết huyền bí về Vải liệm Turin
(Ảnh: Creative
Commons)
Kể từ khi tấm vải linh thiêng được chụp ảnh vào năm 1898, thế
giới bị đẩy vào cuộc tranh luận để xác định liệu đây có phải là tấm vải liệm
Chúa Jesus hay không, cũng như niên đại của nó và tại sao lại xuất hiện hình ảnh
trên tấm vải.
Kết quả phân tích đồng vị carbon được thực hiện vào năm 1988
cho rằng tấm vải trên đã xuất hiện 728 năm, có nghĩa là không phù hợp với các
suy đoán liên quan đến nhà sáng lập đạo Thiên chúa.
Tuy nhiên, những nhà nghiên cứu khác không bị thuyết phục bởi
kết luận trên, cho rằng kết quả bị sai lệch do tác động của bức xạ tia neutron,
nhưng không xác định được nguồn gốc của những bức xạ này.
Mới đây, chuyên gia Alberto Carpineri và đồng sự đã tiến hành
một cuộc thí nghiệm hóa học, theo đó cho rằng những sóng áp suất có tần số cao
phát ra từ vỏ Trái đất trong những trận động đất có thể là nguồn tống xuất các
hạt neutron.
Theo báo cáo trên chuyên san Meccanica, một trận động đất mạnh
8,2 độ Richter giáng xuống Jerusalem vào năm 33 có thể đủ sức phóng hạt
neutron, từ đó “khắc” hình ảnh lên tấm vải liệm nổi tiếng.
eva airlines
giá vé máy bay đi mỹ giá rẻ
vé máy bay korean air
tìm vé máy bay đi mỹ
mua vé máy bay đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngau Hung Du Lich
Kien Thuc Du Lich