Nguyễn Ánh 9 (1940 – ) là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng.
Từng là một nhạc công chơi dương cầm, Nguyễn Ánh 9 sáng tác và có được nhiều ca
khúc giá trị
Tiểu sử:
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9
Ông tên thật là Nguyễn Đình Ánh, sinh ngày 1 tháng 1/1940 ở Phan Rang,
tỉnh Ninh Thuận, cũng có nguồn viết ông sinh 1939. Ông là út trong một gia đình
khá giả có ba người con. Gia đình Nguyễn Đình Ánh chuyển đến Nha Trang và năm ông
11 tuổi thì vào Sài Gòn.
Người ta nói nghệ danh Nguyễn Ánh 9 của ông là do người yêu đầu
tiên đặt nhưng ông lại cho biết, đó là sự nhầm lẫn. Ông thêm số 9 vào tên mình
trước hết vì đó là ngày cưới của ông. Bản thân ông thích số học, con số 9 lại
trùng với số chữ cái trong tên ông. “Cũng không ai có tên bằng số, nên khi tôi
đi ‘tiếp thị’ – người ta bị ấn tượng liền” – Nguyễn Ánh cười đầy hóm hỉnh.
Nguyễn Đình Ánh theo học trường Taberd đến năm 1954 rồi lên
Đà Lạt, ở nội trú trường Yersin cho đến năm 1958. Ông tập chơi dương cầm từ nhỏ
và trong thời gian học ở Đà Lạt, Nguyễn Đình Ánh có quen biết với nhạc sĩ Hoàng
Nguyên và được Hoàng Nguyên dìu dắt vào con đường âm nhạc.
Sau khi tốt nghiệp Tú tài 2, qua sự giới thiệu của nhạc sĩ
Hoàng Nguyên, Nguyễn Ánh 9 được vào tham gia chương trình
Tuổi Xanh của Đài Phát thanh Sài Gòn và Đài Phát thanh Đà Lạt. Ông cũng cộng
tác với chương trình Tiếng Hát Sinh Viên do Duy Trác thực hiện. Từ đó, Nguyễn
Ánh 9 đi khắp nơi biểu diễn dương cầm ở các bar, các nhà hàng nổi tiếng và những
ban nhạc thanh niên.
Nguyễn Ánh 9 bắt đầu sự nghiệp viết nhạc một cách rất tình cờ,
trong một chuyến đi Nhật biểu diễn cùng Khánh Ly. Sau buổi diễn tại hội chợ
Osaka, khi cùng với Khánh Ly đứng chờ thang máy lên phòng
khách sạn, thấy người bạn mình mang vẻ mặt buồn buồn, Khánh Ly lên tiếng hỏi: “Còn
thương nó không bạn?”, ý muốn hỏi về một người bạn gái quen biết Nguyễn Ánh 9
vào thời đó. Sẵn cây đàn guitar trên tay, Nguyễn Ánh 9 gẩy ngay rồi cất tiếng
hát: “Không! Không! Tôi không còn, tôi không còn yêu em nữa…”. Đến
khi trở về Việt Nam được Khánh Ly đề nghị ông soạn nhạc phẩm này. Trước đề nghị
đó, ông đã hoàn tất nhạc phẩm đầu tiên của mình trong một thời gian ngắn.
Ca khúc Không được Khánh Ly thu lần đầu trên đĩa nhựa Tình
ca quê hương.Không trở thành một trong những nhạc phẩm gắn liền với cuộc đời
ca hát của Elvis Phương, cũng như một số ca khúc khác của Nguyễn Ánh 9 như Ai
đưa em về, Chia phôi, Lời cuối cho em… được Elvis Phương trình bày
thường xuyên trên sân khấu của vũ trường Queen Bee vào đầu thập
niên 1970.
Những năm đầu thập niên 1970, Nguyễn Ánh 9 cộng tác với nhiều
vũ trường lớn ở Sài Gòn. Ông đã từng đệm dương cầm cho những ca sĩ nổi tiếng
như Khánh Ly, Thái Thanh. Trong một cuộc phỏng vấn, Nguyễn Ánh 9 đã nói ông mê
nhất được đệm đàn cho hai danh ca này. Cũng thời gian đó, ông viết thêm một vài
nhạc phẩm nổi tiếng khác như Mùa thu cánh nâu, Đêm tình yêu.
Sau 1975, thời gian đầu ông có đi diễn ở các tỉnh với đoàn
văn nghệ của Duy Khánh cùng với nhạc sĩ Quốc Dũng. Sau đó ông trở thành công
nhân tại Xa Cảng Miền Tây cho đến năm 1978. Một thời gian Nguyễn Ánh 9 có mở một
lớp dạy dương cầm.
Năm 1982, Nguyễn Ánh 9 trở lại với âm nhạc, ông tiếp tục tham
gia các chương trình hòa tấu và biểu diễn dương cầm ở nhiều nơi. Nguyễn Ánh 9
còn được mời viết nhạc nền cho một số phim như Mảnh tình nghiệt ngã, Mênh
mông tình buồn. Những năm cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990 Nguyễn Ánh 9
có viết thêm một số ca khúc nữa như Tình yêu đến trong giã từ, Mênh
mông tình buồn, Cho người tình xavà Cô đơn.
Tác phẩm
Ai đưa em về
Biệt khúc
Bơ vơ
Buồn ơi chào mi
Chia phôi
Cho người tình xa
Cô đơn
Đêm nay ai đưa em về
Đêm tình yêu
Không
Không 2
Kỷ niệm
|
Lối về
Mẹ Việt Nam ơi
Mênh mông tình buồn
Một lời cuối cho em
Mùa thu cánh nâu
Tiếng hát lạc loài (Cô đơn 3)
Tình khúc chiều mưa
Tình yêu đến trong giã từ
Trọn kiếp đơn côi
Xin đừng nói yêu tôi
Xin như làn mây trắng
|
đại lý vé máy bay eva air
ve may bay eva di houston
korean air vietnam office
đại lý bán vé máy bay đi mỹ
giá vé máy bay từ tphcm đi canada
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thuc Du Lich