Nghệ sĩ mù đoạt giải "Vì tình yêu Hà Nội"
- Ánh sáng đã bỏ nghệ sĩ guitar Văn Vượng
nhưng đôi tay lại mang về cho ông hạnh phúc, giải thưởng... để rồi lướt những
ngón tay trên những dây đàn, mang đến một điều kỳ diệu mới cho cuộc sống này...
Hơn nửa thế kỷ chơi đàn tự do, vào độ tuổi 70, NSƯT Văn Vượng
đã có một gia tài âm nhạc kha khá gồm hàng trăm bản nhạc chuyển cho đàn guitar,
hơn 8.000 buổi biểu diễn và 7 CD đã thu. Mỗi CD đánh dấu một bước đi của người
nghệ sĩ khiếm thị đã luống tuổi này.
Vào những ngày đẹp của mùa thu Hà Nội năm nay, nghệ sĩ Văn Vượng
lại nhận được tin vui khi đoạt giải thưởng lớn "Bùi Xuân Phái - vì tình
yêu Hà Nội 2012" do báo Thể thao văn hoá tổ chức và trao giải. "Khi
được người của BTC báo tin tôi mừng và ngạc nhiên. Không ngờ mọi người vẫn quan
tâm đến tôi" - nghệ sĩ Văn Vượng hồ hởi.
Ông cũng không ngại ngần tiết lộ số tiền 20 triệu sẽ nhận được
từ giải thưởng này. "Với tôi 20 triệu không quá lớn nhưng đó là món quà bất
ngờ đáng trân trọng mà tôi nhận được từ cuộc sống. Có những khi tôi tưởng mọi
người lãng quên mình rồi" - nghệ sĩ rưng rưng nói.
Nghệ sĩ khiếm thị chia sẻ đang thực hiện 2 album với các ca
khúc do chính ông sáng tác nội dung viết về chính những câu chuyện tình yêu của
chính ông. Văn Vượng bảo ban đầu định nhờ một ca sĩ có chút tên tuổi hát nhưng
bị "hét" giá 10 triệu/1 bài nên đành nhờ ca sĩ trẻ Minh Quang của
Đoàn quân đội.
"Tôi làm 18 bài cho 2 album, nếu theo đề nghị 10 triệu/
1 bài thì vị chi cũng hết gần 200 triệu rồi, tiền ở đâu ra. Nên tôi phải chắt
bóp tính toán cẩn thận. Hơn nữa, còn những dự án khác cũng đang chờ tôi như thực
hiện bộ DVD tự học đàn guitar không cần thầy dạy, cuốn hồi ký đời mình..."
- nghệ sĩ Văn Vượng chia sẻ.
Nghệ sĩ Văn Vượng
|
Nghệ sĩ khiếm thị hồ hởi khoe con trai duy
nhất của ông sau 10
năm học đàn piano vừa thi trúng tuyển chính thức vào Học viện âm nhạc và đỗ cả
ĐH Quốc gia. Thoả theo nguyện vọng của con, ông ủng hộ để "quý tử" học
cả hai trường cùng lúc. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc ở tuổi 70 ông vẫn sẽ
phải giữ sức khoẻ và tiếp tục làm việc kiếm tiền nuôi cho những ước mơ thành sự
thực.
44 năm ở Hà Nội, đã từng sống trên phố cổ, từ phố Hàng Bồ,
Hàng Chuối đến Hàng Giấy, đối với gia đình nghệ sĩ Văn Vượng tất cả đều
"gói" chặt trong hai chữ: chật chội. Cái chật chội của người phố
Hàng. Văn Vượng bảo từ năm 1995 đến nay, ông cùng vợ con chuyển về sống ở khu tập
thể Tô Hiệu, tuy nhiên nơi đây vẫn hơi chật và ồn ã.
"Tôi đang cố gắng tìm mua một căn hộ khác rộng hơn, yên
tĩnh hơn. Ông Trời không cho tôi đôi mắt sáng để nhìn và có thể làm thật nhiều
việc mình muốn nhưng đổi lại tôi lại được ban cho một người vợ tốt, biết chia sẻ
và một đứa con ngoan. Tiếng đàn cũng nuôi sống tôi. Cuộc sống như thế với tôi
cũng đã hạnh phúc rồi..." - Văn Vượng thổ lộ.
"Giải thưởng Lớn - Vì Tình yêu Hà Nội năm 2012"
được trao cho Nghệ sĩ guitar Văn Vượng vì:đã gắn bó cả cuộc đời và sự nghiệp
của mình với Hà Nội; đã chuyển soạn cho guitar và trình diễn những tác phẩm
xuất sắc về Hà Nội với tình yêu và khát khao vô bờ của một nghệ sĩ khiếm thị.
Giải Tác phẩm - Vì Tình yêu Hà Nội được trao cho hai cuốn:
"Đi ngang Hà Nội" và "Đi dọc Hà Nội" của tác giả Nguyễn
Ngọc Tiến vì các tác phẩm này đã mở ra một hướng ghi chép, khảo cứu độc đáo về
cuộc sống thường ngày của Hà Nội.
Giải Việc làm- Vì Tình yêu Hà Nội được trao cho TS Olivier Tessier
(Viện Viễn Đông Bác Cổ) vì đã có công sưu tập các ảnh tư liệu quý giá về
Thành cổ Hà Nội và tham gia các hoạt động triển lãm, tọa đàm tôn vinh Hà Nội
cổ.
Giải Ý tưởng- Vì Tình yêu Hà Nội được trao cho Ý tưởng Phục
dựng Lễ hội đèn Quảng Chiếu ở Hoàng Thành Thăng Long - Thành cổ Hà Nội, vì
thông qua việc tái hiện một nghi thức văn hóa, tâm linh tiêu biểu từng diễn
ra tại khu vực Hoàng thành Thăng Long từ gần 1000 năm trước, ý tưởng này sẽ
đã đánh thức một "phần hồn" của di sản thế giới này.
|
Theo http://vietnamnet.vn/
Nghệ sĩ ghita Văn Vượng: Hà Nội luôn giữ
vị trí đặc biệt
trong tôi
(VOV5) - Hơn 70 và cũng gần chừng ấy thời gian, nhạc sỹ, nghệ
sỹ Văn Vượng sống trong bóng tối bởi tật nguyền ngay lúc tuổi thơ nhưng với cây
đàn ghita, ông rong ruổi khắp các miền đất nước, mang âm nhạc đến với công
chúng. Năm 2012, nghệ sỹ Văn Vương vinh dự
được nhận Giải thưởng Lớn - Vì tình yêu Hà Nội, ghi nhận thành quả lao động nghệ
thuật của ông qua hàng trăm bản độc tấu, hòa tấu các ca khúc viết về Hà Nội.
Văn Vượng sinh tại Thành phố Hải Dương nhưng gần cả cuộc đời ông gắn bó và dành
hết tình cảm cho Hà Nội. Văn Vượng mê âm nhạc và tự tập đánh đàn ghita từ nhỏ.
Xuất phát từ niềm đam mê đó, ông tự học chữ nổi, học nhạc nổi để chép toàn bộ
các bản nhạc. Năm 15 tuổi, Văn Vượng tự mày mò sáng tác bài Hoàng hôn trên
sông. Đến năm 16 tuổi, Văn Vượng lên Hà Nội, tìm đến nhiều nhạc sĩ để học thêm.
May mắn hồi đó, ông được gặp nhạc sĩ Tạ Tấn, Văn Cao, và được các nhạc sỹ này tận
tình hướng dẫn về lý thuyết âm nhạc. Vì vậy tiếng đàn ghi ta của Văn Vương là sự
đúc kết, chắt lọc tinh túy từ nhiều nghệ sĩ lớn mà ông may mắn được gặp trong đời.
18 tuổi, lần đầu tiên, Văn Vượng lên sân khấu biểu diễn bài Trống Cơm của danh cầm
Tạ Tấn, được mọi người hưởng ứng nồng nhiệt. Sau đó, Đài Tiếng nói Việt Nam về
tỉnh Hải Dương thu một số bản nhạc của Văn Vượng. Tiếng đàn của ông cứ thế vang
xa. Năm 1968, nghệ sĩ Văn Vượng chuyển hẳn lên Hà Nội để theo đuổi con đường
nghệ thuật.
Đến thăm ông một ngày đầu thu trong căn phòng nhỏ ở nhà B9,
Phố Tô Hiệu, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, khi ông ngồi nghe lại bản
độc tấu ghita “Hà Nội trong mắt ai”. Bản độc tấu ghita “Hà Nội trong mắt ai” được
sử dụng trong bộ phim tài liệu cùng tên của Đạo diễn Trần Văn Thủy sản xuất năm
1982. Ông chia sẻ: Hằng ngày ông vẫn thường nghe các bài hát và tác phẩm độc tấu
của mình để nhớ và trở lại những ngày đầu tiên ông ở Hà Nội với những năm tháng
chiến tranh, tuy khó khăn, gian khổ nhưng Hà Nội vẫn có những khoảnh khắc thanh
bình: Tôi nhớ nhất hồi những năm 1973 - 1974, tôi hay đi dạo đêm trên phố
và tràn đầy cảm xúc về Hà Nội. Những buổi tối gió nhẹ, thổi mơn man rất là
thích. Đi qua những tuyến phố như Nguyễn Gia Thiều, Khúc Hạo, Đỗ Hạnh, Tuệ
Tĩnh, Bà Triệu… Đây là những con phố vắng người qua lại thời bấy giờ nên cảm
xúc về Hà Nội nhiều lắm.
Trường ca: “Người Hà Nội” nổi tiếng của Nguyễn Đình Thi đã được
nghệ sĩ Văn Vượng chuyển soạn thành công cho ghita vào chính năm đầu tiên ông
trở thành công dân Thủ đô : Tôi nhớ hôm đó là ngày 11/1/1968, tôi đi qua
đường Đinh Tiên Hoàng, thì trên loa phát thanh có phát bài hát Người Hà Nội của
nhạc sỹ Nguyễn Đình Thi do chị Mỹ Bình hát, lúc đó tôi xúc động quá. Lúc đó tôi
ước gì đôi mắt tôi sáng để ngắm nhìn Hà Nội xinh đẹp. Tôi quyết định về nhà
chuyển thể bài hát Người Hà Nội sang cho đàn ghita.
Cảm nhận từ cuộc sống ở ngõ nhỏ, phố nhỏ tiếp thêm mạch nguồn
để những ca khúc nối tiếp những bản nhạc không lời về Hà Nội chảy tràn trên những
dây đàn từ đôi tay nghệ sỹ Văn Vượng: Tôi hay ra Hồ Gươm, Hồ Tây ngồi lắm,
thấy gió mơn man, lá rơi xào xạc, rơi trên mặt hồ và cảm giác của không gian rộng
lớn cũng mang đến cho tôi nhiều cảm xúc nhất. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng có những
cái náo nhiệt khi tôi đi trên đường Phố Huế, xe cộ và dòng người cười nói rất
vui. Hay tôi đi trên phố Hàng Đào, Hàng Ngang… tất cả nhịp sống Hà Nội đối với
tôi hiện lên. Như tôi sáng tác bài “Hà Nội tôi yêu” có câu: Này Hàng Giấy, kìa
Hàng Đào và Hàng Ngang. Ôi Hồ Gươm lung linh
dưới ánh mặt trời. Thực sự tôi có những say mê với cảm giác về không gian Hà Nội.
Với 8000 buổi biểu diễn cùng hơn 100 tác phẩm gồm nhạc không lời và ca khúc viết
về Hà Nội đã đem đến vinh dự cho nghệ sĩ Văn Vượng khi ông được trao tặng Giải
thưởng Lớn - Vì tình yêu Hà Nội. Giải thưởng đến như một niềm vui bất ngờ bởi
đó là sự ghi nhận của cộng đồng, còn bản thân Văn Vượng lại không thể cắt nghĩa
được tình yêu ấy: Một hôm tôi nhận được điện thoại bên Thông tấn xã Việt
Nam thông báo đúng ngày ấy đến nhận giải thưởng Bùi Xuân Phái về tình yêu Hà Nội.
Lúc đó tôi ngạc nhiên lắm, mà bất ngờ nữa vì tôi nghĩ mình làm những điều nhỏ
bé, chưa có gì lớn lao. Những gì dành cho Hà Nội là do tình cảm của tôi. Những
gì ở Hà Nội tác động đến mình thì làm mình yêu Hà Nội. Nhiều lần đi công tác
xa, đi lâu quá, tôi nhớ Hà Nội da diết.
Nhắc tới người nghệ sĩ mù đã gắn bó cả cuộc đời và sự nghiệp
của mình với Hà Nội, Giáo sư Phan Huy Lê, thành viên Hội đồng bình chọn “Giải
thưởng Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội” cho rằng: Ông đã chuyển soạn cho
guitar và trình diễn những tác phẩm xuất sắc về Hà Nội với tình yêu và khát
khao vô bờ của một nghệ sỹ khiếm thị:Giải thưởng Bùi Xuân Phái được trao cho
Nghệ sỹ ghita Văn Vượng là một phát hiện rất ngẫu nhiên. Khi đưa ra cái tên Văn
Vượng thi Hội đồng giám khảo đều đồng tình, ủng hộ. Đây là một nghệ sỹ khiếm thị
nhưng 40 năm qua, cuộc sống của ông gắn bó với Hà Nội, sáng tác về Hà Nội, biểu
diễn phục vụ người dân Hà Nội. Đây là một con người, một tấm lòng rất đáng được
tôn vinh, rất đang ngợi
ca.
Năm nay, nghệ sỹ Văn Vượng bước sang tuổi 73, ông sinh năm
1942. Tình yêu Hà Nội luôn dạt dào trong trái tim ông cùng lời tâm sự: “Hà Nội
luôn giữ vị trí đặc biệt trong tôi”, cũng như một sự tình cờ hữu duyên, sinh nhật
ông đúng vào ngày 10/10.
vé máy bay eva air khuyến mãi
ve may bay hang eva di my
hãng hàng không korean air vietnam
vé máy bay đi mỹ giá rẻ nhất
săn vé máy bay giá rẻ đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngau Hung Du Lich
Tri Thuc Du Lich