Trong âm nhạc, các ca khúc “Nhạc phổ thơ” rất phổ biến và
đóng một vai trò quan trọng trong nền âm nhạc Việt Nam. Thông thường các nhạc
sĩ đồng cảm với những vần thơ, từ đó phổ nhạc viết ra những ca khúc “Nhạc phổ
thơ”, ở chiều ngược lại “thơ phổ nhạc” hay là đặt lời cho một bản nhạc ít xuất
hiện hơn, bởi có lẽ sẽ khó để cảm nhận được những gì tác giả gửi gắm qua một bản
nhạc không lời, chính vì vậy không có nhiều bài “thơ phổ nhạc”, Lệ đá là một
trong số ít các ca khúc đó.
Lệ đá vốn là một bản nhạc không tên được nhạc sĩ Trần Trịnh
sáng tác vào giữa thập niên 60 của thế kỷ trước, khi đó Trần Trịnh còn là một
nhạc sĩ mới, chưa có nhiều tiếng tăm trong làn tân nhạc thời bấy giờ.
Cơ duyên đã đưa nhạc sĩ Trần Trịnh đến với nhà thơ Hà Huyền
Chi, để rồi “Lệ đá” ra đời khi nhà thơ Hà Huyền Chi đã hòa được cảm xúc thơ của
mình vào giai điệu thiết tha, dịu nhẹ của nhạc sĩ Trần Trịnh.
Một điều thú vị là, nhà thơ Hà Huyền Chi không chỉ đặt một lời
cho nhạc phẩm mà viết tận 5 lời. Lời nào cũng rất thơ và đầy cảm xúc, nhưng có
lẽ nổi tiếng hơn cả là chính là lời đầu tiên mà bây giờ chúng ta thường nghe.
Theo lời nhà thơ Hà Huyền Chi kể lại về những lơì nhạc của
mình:
Lời bài hát Lệ Đá (1)
Hỏi đá xanh rêu…bao nhiêu tuổi đời / Hỏi gió phiêu du…qua bao
đỉnh trời / Hỏi những đêm sâu… đèn vàng héo hắt/ Ái ân… bây giờ là nước mắt /
Cuối hồn một… thoáng nhớ mong manh
Thuở ấy tôi như… con chim lạc đàn / Xoải cánh cô đơn…bay
trong chiều vàng / Và ước mơ sao…trời đừng bão tố / Để yêu thương… càng nhiều gắn
bó / Tháng ngày là… men say nguồn thơ
ĐK: Tình yêu… đã vỗ… cánh rồi / Là hoa.. rót mật… cho đời /
Chắt chiu… kỷ niệm… dĩ vãng / Em nhớ gì… không em ơi
Mầu áo thiên thanh… thơ ngây ngày nào / Chìm khuất trong mưa…
mưa bay rạt rào / Đọc lá thư xưa…một trời luyến tiếc / Nhớ môi em…và mầu mắt biếc
/ Suối hẹn hò… trăng xanh đầu non
Lời bài hát Lệ Đá (2) được Hà Huyền Chi viết ngay
sau khi viết lời 1
Tượng đá kiên trinh… ru con đời đời / Là nét đan thanh… nêu
cao tình người / Là ánh chiêu dương… đẩy lùi bóng tối / Tháng năm xa… trùng
trùng sóng gối / Ngóng nhìn từ… bát ngát chân mây
Bài hát ca dao… theo tôi vào đời / Và giữ cho tim… tôi xanh nụ
cười / Nào biết trong em… còn nhiều trống vắng / Trái yêu đương… chỉ là trái đắng
/ Gã tật nguyền… buông trôi niềm tin
ĐK: Tình yêu… đã vỗ… cánh rồi / Là hoa… rót mật… cho đời / Chắt
chiu… kỷ niệm… dĩ vãng / Em nhớ gì… không em ơi
Tương đá kiên trinh… ôm con đợi chồng / Nhạc lá thu mưa… hay
chân ngựa hồng / Lệ đá tuôn rơi… dòng dòng nối tiếp / Ngóng chinh phu… đời đời
kiếp kiếp / Suối vọng tìm… trăng xanh đầu non
Cái ma kiếp của một bài ca được yêu chuộng thường yểu tử, và
xuống cấp. Nhưng Lệ Đá thì không. Nó may mắn thoát khỏi định số ước lệ ấý. Vào
những năm 67, 68 nhạc phẩm “Lệ Đá” được cất tiếng thường xuyên hầu như ở khắp mọi
sinh hoạt văn nghệ mà thời kỳ này nhạc Trịnh Công Sơn đang được mọi người hâm mộ.
Lệ Đá góp mặt hàng đêm ở các phòng trà, tiệm nhảy. Lệ Đá vào khuê phòng, ra máy
nước. Rồi quán cà phê cũng Lệ Đá, phim ảnh cũng Lệ Đá với tiếng hát Khánh Ly,
phim do Thanh Nga, Đoàn Châu Mậu diễn xuất, và Bùi Sơn Duân đạo diễn.
May sao, Lệ Đá vẫn chưa trở thành nhạc sến, nhạc đứng đường.
May sao, tôi vẫn được yên thân, bởi vẫn giữ kín cơ duyên “nhảy dù” vào nghề viết
lời nhạc. Để mọi người đều hiểu lầm rằng Trần Trịnh phổ thơ tôi.
Khi ấy tôi viết thêm lời 3 cho Lệ Đá khi đi công tác ở Sóc
Trăng, Cà Mau. Nơi Rừng Mắm của Bình Nguyên Lộc với muỗi mòng dễ nể. Nhà văn
Bình Nguyên Lộc dọa, chỉ cần quơ tay một cái là đã túm được cả chục con muỗí. Bạn
bè hăm, trâu bò còn phải ngủ trong mùng. Khách sạn tỉnh lẻ không khá gì hơn mấy
quán trọ trong phim Anh Hùng Xạ Điêu, Cô Gái Đồ Long. Thực khách vừa nhâm nhi,
vừa quơ chưởng, đuổi muỗí. Mới chập tối, tôi đã chui vô chiếc mùng thố. Và buồn
tình tôi viết lời Lệ Đá 3:
Lệ Đá lời 3 (Tháng 9, 1968)
Từ những đam mê… xa trong cuộc đời / Từ những cơn vui… tan
theo nụ cười / Từ phút trao đi… cuộc tình thứ nhất / Giá băng khi… tuổi hồng đã
mất / Dấu bèo chìm… khuất sóng xa khơi
Dòng tóc mây thơ… trên vai rủ mềm / Mười ngón tay em… đan
trong tủi phiền / Lời hứa cao bay… cuộc tình cút bắt / Giấc mơ hoa… đầu đời đã
tắt / Có gì vừa… trôi qua tầm tay
ĐK: Người đi… đi mãi… không về/ Thời gian… xoá vội… câu thề /
Bóng anh… nhạt nhoà… bóng núi / Em với tình… yêu trăng soi
Lạy chúa ngôi… ba nghe con nguyện cầu / Và giúp cho con… quên
đi tình sầu / Lời thánh ru êm… giọt đàn thống hối / Chúa trên cao… mỉm cười thứ
lỗi / Những giọt đàn… vang trong trời tin
Sáng hôm sau, chỉ có Chúa ngôi ba mới biết được cơn sợ hãi của
tôi đến cỡ nào khi thức giấc. Trong mùng tôi, cả trăm con muỗi đen đủi no căng
đu mình say ngủ an bình !!!
Lệ Đá lời 4 (Riêng cho Khánh Liên, tháng 4, 1975)
Chiều 27/4/1975 tôi còn cái hẹn với người tình Khánh Liên ở
Thị Nghè. Tình hình thời cuộc lúc đó biến chuyển cực nhanh, nên tôi không đến
được với Khánh Liên, tôi đã không thể thu xếp để tới chỗ hẹn, nói lời từ giã cuối
cùng với nàng. Nỗi buồn đeo cứng lấy tôi. Khi ngồi nín thở dưới hầm, khi ráng
ngoi nhìn mặt sông Lòng Tảo lần cuốí. Nhìn mặt sông cuồn cuộn đau, khi thấp
thoáng nghĩ ngàn dặm sẽ chia lìa cùng Sài Gòn, quê hương và người tình Khánh
Liên…
Nên bài lời 4 này khởi viết từ tháng 4 và được hoàn chỉnh vào
tháng 7/1975.
Từ nỗi xa đau… như đêm và ngày / Mỏi cánh thư bay… bay trong
mùa đầy / Hòn đá đeo trên… cuộc đời héo hắt / Mãi bơi trong… vực sầu nước mắt /
Chút tình buồn… lãng đãng men say
Người lỡ chia xa… đôi bên địa cầu / Tình lỡ chia xa… hai bên
đỉnh sầu / Người đã xa khơi… cuộc tình tách bến / Chút hương xưa… làm thành vốn
liếng / Cũng cùn mòn… theo chân thời gian
ĐK: Muà xanh… đã khép… mắt đời / Hè khô… nức nở… ma cười /
Gió thu… liệm vàng… nỗi nhớ / Đông xám… màu tang… nơi nơi
Một nét sao bay… trên khung trời buồn / Ngọn lá me khô… lăn
trên mặt đường / Tưởng tiếng chân quen… tìm về lối ngõ / Tiếng chân xưa… chỉ là
tiếng gió / Gió thở dài… lung lay
hồn trăng
Không rõ điều gì đã khiến tôi không xa rời được cái giao hưởng
của Lệ Đá 1, 2, khiến đôi khi, khúc này hầu như là một phó bản, mô phỏng của
khúc trước. Nó dẫn tôi quanh quẩn trong trình tự ấy không rời.
Lệ Đá lời 5 (Riêng cho Nguyệt Lãng)
Có lẽ tôi là một kẻ chung tình mang trái tim phản trắc. Năm
1992, tôi đắm hồn vào một tình yêu mới. Nguyễn Tà Cúc – Nguyệt Lãng – Ác Bà Bà,
là Ba đại ác nhân và mỹ nhân, đã cho tôi hạnh phúc và hành tôi điêu đứng không
cùng.
Nguyễn Tà Cúc thì không thể nào không… tà cho được. Nàng đến
với tôi như một tiểu muội thứ thiệt. Rồi tôi đổ đốn đâm ra yêu tiểu muội, qua một
phân thân của nàng là Nguyệt Lãng (sóng trăng).
“Tháng Một Buồn” in năm 1993, là thi tập ghi dấu tình tôi với
nàng. Rồi Nguyệt Lãng lại phân thân, lần nữa. Từ cây bút hoa bướm hiệu đoàn, Ác
Bà Bà soi kính chiếu yêu vào đời sống, văn chương. Và chứng tỏ năng khiếu trong
lãnh vực phê bình văn học, và đàn hạch tư cách bất chính của nhà văn. Trong và
ngoài văn chương.
Tôi xa nàng từ 1993. Dù cái tình của chúng tôi vẫn là ngàn đời
chẳng thể chia xa. Và từ tháng Mười 1992 đến tháng Chạp 2002, đã là hơn 10 năm
vèo qua trong thân tình, chúng tôi vẫn chưa hề giáp mặt nhau, dù chỉ một lần.
Dù tôi đến Cali nhiều bận. Rất nhiều bận. Không gặp, phải chăng là cố gắng phi
thường của chúng tôí. Để giữ cho tình mãi đẹp. Cho dù, những năm sau này, tiểu
muội của tôi đã trong tình trạng không còn ràng buộc bởi hôn nhân.
Từ lúc yêu trăng… tiêu hoang cuộc đời / Từ phút say hoa…
tương tư biển trời / Muội rót cho huynh… ngọt ngào suối biếc / Đắm say trên…từng
hàng chữ viết / Cũng muộn phiền… suốt kiếp chưa vơi
Sợi tóc biên cương… xa hơn ngàn trùng / Nguyệt lãng sông chiạ..
tang thương chẳng cùng / Là nhánh phong lan… vì người vẫy gió / Lúc trăng vơi…
người còn mãi nhớ / Vẫn nồng nàn… thơm hương tịnh yên
ĐK: Tình đau… lấp lánh… cuối trời / Ngàn khuya… gió thở… vai
người / Tóc đêm… mượt mà… suối nhớ / Trăng đắm… hồn sị.. trăng trôi
Tình lỡ đăng quang… sông vui, dặm phiền / Còn chút dư hương…
vương trên cỏ hiền / Để mãi thương nhau… đời này kiếp khác / Những đêm sâu… thảng
lời gió hát / Khúc tình hoài… trăm năm, ngàn năm
Với giai điệu buồn, tha thiết nhiều hoài niệm nhưng không hề
bi lụy, “Lệ đá ” vẫn luôn giữ một vị trí đặc biệt trong lòng người yêu nhạc. Dù
đã ra đời hơn 40 năm, nhưng “Lệ Đá” vẫn được nhiều ca sĩ trẻ chọn để biểu diễn
rất thành công.
Một đêm thật buồn, buồn như đêm nay, tôi vô tình đọc trên
status yahoo của ai đó:
“ Hỏi đá xanh rêu bao nhiêu tuổi đời”
Tôi thầm ngêu ngao hát dù răng mình hát chẳng hay …
Lời tự tình của biển bắt nguồn từ những cánh chim chiều giấu
mỏi, đôi mắt đỏ đợi chờ của mặt trời và những cánh sóng bạc đầu thương nhớ. Còn
lời tự tình của những tâm hồn sầu buồn bắt nguồn từ những thoáng mong khi đã
xa, lời yêu đã thưa mà cứ nhớ, đau đáu nỗi niềm sâu kín mà không tỏ bày.. Có
quá nhiều điều khiến người ta vui sướng khi tình lên ngôi và chẳng mấy ai lại
không thấy người thất tình. Vậy là người hân hoan được yêu cũng nhiều như người
xót xa đau vì tình. Tình yêu khi đến cứ ngất ngây như men rượu nồng nàn. Và khi
rời xa thì đã làm người ta choáng váng mất rồi ..
Cuộc sống nhiều điều người ta không thể giấu ai quá lâu. Ví
như khi vừa yêu làm sao giấu nổi nụ cười thầm, khi buồn thì lệ cũng lên cả khóe
mắt. Rồi khi mang nặng trong lòng điều gì đó cũng sẽ đôi khi bật ra những câu hỏi
lạ lùng, đại loại như : “Hỏi đá xanh rêu bao nhiêu tuổi đời? Hỏi gió phiêu du
qua bao đỉnh trời?…” Để thấy mình bơ vơ giữa đời sao có lúc cô độc và tê tái đến
thế khi chút tình chỉ còn là những giây phút hồi nhớ lại hạnh phúc. Tình cảm lắng
dịu mà vẫn chan chứa nỗi niềm ấy thể hiện bằng những lời ca tự sự man mác trong
ca khúc “Lệ đá” của nhạc sĩ Trần Trịnh – thơ Hà Huyền Chi.
Tình yêu trong ca khúc ấy dường như được bắt đầu từ những
giây phút đầu đời đã biết yêu. Khi người ta càng trẻ thì những ước muốn hết thảy
đều mạnh mẽ và mong muốn kiếm tìm bằng được con đường khám phá. Để rồi theo những
mộng mơ ban đầu ấy dấn thân vào cuộc đời không mấy lãng mạn. Và rồi từ đó mới dần
ngộ ra sóng gió còn hiện hữu cả trong tình trường. Mãi cho đến khi giật mình nhận
ra thì “tình yêu đã vỗ cánh rồi..”. Và bởi chẳng mấy ai muốn tin vào sự thật
đau lòng ấy nên người trong mộng ấy vẫn mải góp nhặt những kỉ niệm xưa cũ. Và
người đem thứ tình chắp vá ấy làm tấm áo đường trường, cứ mong, cứ nhớ và có
khi, vẫn yêu nhiều lắm…
Tình yêu… đã vỗ… cánh rồi
Là hoa… rót mật… cho đời
Chắt chiu… kỷ niệm… dĩ vãng
Em nhớ gì… không em ơi
Là hoa… rót mật… cho đời
Chắt chiu… kỷ niệm… dĩ vãng
Em nhớ gì… không em ơi
Đâu đó trong tâm khảm của người ước tình vẫn có chút hờn
trách với kẻ ra đi. Rằng sao mới chớm nở thì tình yêu lại cũng chóng tàn. Giống
như thứ hương hoa phù phiếm đam mê hay chỉ mới là tình yêu cút bắt trẻ con. Phải
đâu tình đầu khó tránh khỏi xót xa mà lòng người trót nặng thương nhớ. Dẫu rằng
trần đời có tiếng đồn lòng trai thường thay đổi thì với ai đó tình đầu cũng khó
phôi phai. Một người cõi lòng băng giá, người kia lại mãi như cánh bèo lênh
đênh.. “ Giá băng khị.. tuổi hồng đã mất ; Dấu bèo chìm… khuất sóng xa khơi” ..
Nghe “Lệ đá” dù có mang nặng tính tự sự và lời than thở nhưng
cũng có thể thấy trong đó chút màu sắc tôn giáo được đan cài rất nhẹ nhàng và ý
tứ. Bởi đôi khi con người thấy tội lỗi hoặc muốn giải thoát thì thường tìm đến
với Chúa trời để hằng mong ban phát ân huệ cứu rỗi. “Lạy chúa ngôị ba nghe con
nguyện cầu. Và giúp cho con quên đi tình sầu” Là lời nguyện sau cuối khi tâm hồn
đã thực sự mê muội vì tình rốt cuộc đã chịu an bài số phận. Những khắc khoải rồi
sẽ dần qua và chữ tình cũng sẽ dần phai, cuộc sống có thể bắt đầu lại bằng những
niềm tin nơi Người ..
Không một lời kết, “Lệ đá” xuyên suốt là nỗi tình buồn không
nguôi và thấm vào lòng người nghe bằng giai điệu cùng ca từ chan chứa nỗi niềm.
Ở trong thế giới này, tình vui thì mấy ai nghĩ nhưng tình buồn thì phải chăng
núi đá cũng hiểu, như không có lời giải thích nào cho tựa đề bài hát đã nhắc tới:
“Lệ đá… xanh rêu “
Nguồn Bài hát Vàng
hãng bay eva
vé máy bay đi mỹ khoảng bao nhiêu
đặt vé máy bay korean air
giá vé máy bay đi mỹ khứ hồi
giá vé máy bay đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thức Du Lịch