Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2015

Hành trình đến Las Vegas

Hành trình đến Las Vegas
10/05/2015:
+ 8h30:  Ra phi trường Chicago để đi đến Las Vegas lúc 12 h đêm giờ California. Thời gian bay 3h30. Ở khách sạn 4 sao Treasure Island phòng 11062 từ 11/5 đến 12/5/2015.
Vài nét về thành phố Las Vegas – tiểu bang Nevada:
Las Vegas là một thành phố nổi tiếng thế giới về đánh bạc. Một số người Mỹ nói vui rằng phải gọi Las Vegas là "Lost Wages" (có nghĩa là "mất hết tiền lương"). Các sòng bài và khách sạn có nhiều đèn nê ông đến nỗi nhiều người gọi thành phố trên sa mạc này là "Thành phố Ánh sáng". Las Vegas còn nổi tiếng về nhà thờ tiệc cưới. Nhiều ngôi sao điện ảnh nổi tiếng đã tổ chức tiệc cưới tại đây.
Mỗi khách sạn lớn ở Las Vegas đều rất đặc biệt. Vào trong đó như bước vào một thế giới khác. Có khách sạn thì giống như Ai Cập cổ xưa. Khách sạn khác thì giống như hòn đảo nhiệt đới. Có cái thì giống như thành phố New York. Ở những khách sạn này luôn có những nhà giải trí nổi tiếng biểu diễn. Mọi thứ Las Vegas có vẻ đắt đỏ nhưng riêng phòng ngủ thì chỉ tốn nửa giá so với những nơi khác. Các nhà hàng thì bán đủ các món bạn có thể ăn được chỉ kiếm một ít tiền lãi. Sở dĩ có như vậy bởi vì các khách sạn chủ yếu kiếm tiền từ các sòng bạc.
Las Vegas bắt đầu năm 1905 như là ga xe lửa nhỏ. Lúc đó chỉ có một vài toà nhà ở trung tâm sa mạc. Năm 1946, một tay lưu manh nổi tiếng có tên là Bugsy Siegel dựng nên sòng bài đầu tiên tại Las Vegas. Vì nhiều lý do khác nhau, hắn bị giết năm 1947. Điều này làm cho cả hắn lẫn Las Vegas càng nổi tiếng hơn. Đầu những năm 1950, du khách đến Las Vegas không chỉ để đánh bạc mà họ đến để xem các cuộc thí nghiệm bom nguyên tử ở sa mạc nằm ngoài thành phố. Hồi đó, người ta không biết nó nguy hiểm, thậm chí họ nghĩ nó rất thú vị khi xem.
Las Vegas rất nổi tiếng về nhà thờ tiệc cưới. Cũng giống như tất cả những nơi khác ở Las Vegas, nhà thờ tiệc cưới ở đây mở cửa 24/24. Cách thức tổ chức tiệc cưới đơn giản. Đôi vợ chồng chỉ trả vài đô la cho một giấy đăng ký và họ có thể cưới ngay lập tức mà không cần phải chờ đợi thêm bất cứ điều gì. Trong nhiều năm, Las Vegas đã trở thành sự lựa chọn cho ngày vui trong cuộc đời của những ngôi sao điện ảnh nổi tiếng. Một điều thú vị khác là du khách có nhiều cơ hội để thưởng thức những cảm giác mạnh tại Las Vegas hơn bất kỳ một thành phố nào khác ở Mỹ.
Cũng như Monte Carlo, thành phố đánh bạc này còn được đặt tên cho một loại thuật toán ngẫu nhiên mang tên Thuật toán Las Vegas.
Las Vegas về đêm
Las Vegas (phát âm /lɒs ˈveɪɡəs/); là thành phố đông dân nhất ở tiểu bang Nevada, là thủ phủ của quận Clark, và là một thành phổ nghỉ dưỡng, đánh bạc và ẩm thực nổi tiếng thế giới. Las Vegas, tự mệnh danh là Thủ đô giải trí của thế giới, nổi tiếng với các khu nghỉ dưỡng sòng bạc và các loại hình giải trí liên quan. Đây là thành phố đông dân thứ 28 ở Hoa Kỳ với dân số ước tính bởi Cục điều tra dân số Hoa Kỳ là 558.383 người vào năm 2008. Dân số ước tính của vùng đô thị vào năm 2008 là 1.865.746. Được thành lập năm 1905, Las Vegas chính thức trở thành thành phố vào năm 1911. Với sự phát triển trong giai đoạn tiếp theo, Las Vegas đã là thành phố Mỹ đông dân nhất được thành lập trong thế kỷ 20 (danh hiệu tương tụ do Chicago giữ trong thế kỷ 19). Thành phố đã được chọn làm bối cảnh cho nhiều bộ phim, chương trình truyền hình. Thành phố này cũng có số lượng nhà thờ trên đầu dân cao nhất trong các thành phố lớn ở Hoa Kỳ.

Tên gọi Las Vegas thường được dùng để chỉ các khu chưa hợp nhất bao quanh thành phố, đặc biệt là các khu nghỉ dưỡng vui chơi nằm trên Dải Las Vegas. Diện tích thành phố là 340 km2.
Vài nét về tiểu bang Nevada:
Nevada là một tiểu bang nằm ở miền tây Hoa Kỳ, là tiểu bang thứ 36 gia nhập liên bang vào năm 1864. Thủ phủ của Nevada là thành phố Carson còn thành phố lớn nhất là Las Vegas. Nevada có biệt hiệu là Battle Born State ("Bang ra đời trong chiến tranh") để kỷ niệm việc Nevada gia nhập liên bang đứng về phía miền bắc trong cuộc Nội chiến Mỹ giữa thế kỉ 19.
Nevada là tiểu bang có diện tích rộng hàng thứ 7 tại Hoa Kỳ, bao gồm vùng Bồn Địa Lớn ("Great Basin") về phía bắc và sa mạc Mojave về phía nam. Năm 2006, ước tính dân số Nevada đạt 2,6 triệu người, với 85% dân cư sinh sống trong các khu vực đại đô thị Las Vegas và Reno. Từ một tiểu bang mà phần lớn đất đai khô cằn, ít người sinh sống, ngày nay Nevada đã vươn lên trở thành một trong những bang giàu mạnh nhất nước Mỹ với những ngành kinh tế chủ lực là khai mỏ, chăn nuôi, sòng bạc và du lịch.
Tiểu bang Nevada giáp với Utah về phía đông, giáp với Arizona về phía nam, giáp với California về phía tây và tây nam, giáp với Oregon về phía tây bắc và giáp với Idaho về phía đông bắc.
Phần lớn diện tích Nevada nằm trong một vùng bồn địa thấp và bị chia cắt bởi rất nhiều các dãy núi chạy theo chiều bắc nam. Nhiều dãy núi ở Nevada có đỉnh núi cao trên 4000 m trong khi các thung lũng cũng không thấp dưới 900 m. Những dãy núi này có các con sông nhỏ đổ vào một bồn địa trũng trong đất liền chứ không đổ ra biển. Ví dụ như sông Humboldt chảy từ đông sang tây và đổ vào vùng bồn địa Humboldt. Một số con sông khác lại chảy từ tây sang đông bắt nguồn từ dãy Sierra Nevada như sông Walker, sông Truckee và sông Carson.
Miền bắc tiểu bang Nevada nằm trong sa mạc Great Basin, một sa mạc thuộc vùng ôn đới với mùa hè nóng và mùa đông nhiệt độ hạ xuống gần điểm đóng băng. Thình thoảng, hơi ẩm từ gió mùa Arizona mang đến cho vùng sa mạc này những trận mưa bão, hay các cơn bão từ Thái Bình Dương đổ vào cũng có thể gây ra bão tuyết về mùa đông. Nhiệt độ cao nhất tại Nevada là 51,7 °C ghi được tại Laughlin vào ngày 29 tháng 6 năm 1994.
Phía đông của tiểu bang chịu ảnh hưởng của gió mùa Arizona nhiều hơn nên cây cối khá xanh tốt. Cây ngải đắng là loài cây mọc chủ yếu tại đây. Vùng này có nhiều sông suối chảy qua và làm biến đổi hẳn cảnh quan hoang mạc.
Phần phía nam của tiểu bang, trong đó có thành phố Las Vegas nằm trong sa mạc Mojave. Địa hình vùng này thấp hơn phía bắc với độ cao trung bình khoảng 1200 m. Mùa hè thường nóng còn mùa đông có thể thay đổi từ mát mẻ sang vô cùng lạnh lẽo.
Nhìn chung khí hậu của Nevada tương đối khắc nghiệt với mùa hè ngắn, nhiệt độ cao hơn 40 °C với một mùa đông dài và lạnh. Do nằm trong khu vực bồn địa và bị các dãy núi cao chắn hơi ẩm từ biển vào, lượng mưa ở Nevada khá thấp và khiến hoang mạc trở thành dạng địa hình chính tại đây.
Do đất đai cằn cỗi, không thích hợp cho nông nghiệp nên Nevada là một trong những nơi cuối cùng có người đến định cư tại Mỹ. Ban đầu, Nevada thuộc chủ quyền của Mexico nhưng sau khi Mexico thất bại trong cuộc chiến tranh Hoa Kỳ-Mexico năm 1848, nước này đã phải nhường lại 1/3 diện tích lãnh thổ cho Mỹ, trong đó bao gồm vùng đất Nevada.
Năm 1850, Vùng lãnh thổ Utah ("Utah Territory") trong đó bao gồm cả Nevada được chính phủ Mỹ thành lập và người Mormon đã đến đây định cư sinh sống. Tuy nhiên khi những xung đột giữa cộng đồng người Mormon, thời gian đó còn chấp nhận chế độ đa thê với chính phủ Mỹ nổ ra thì người dân Nevada đòi tách khỏi Utah để thành lập một tiểu bang riêng biệt. Ngày 2 tháng 3 năm 1861, Vùng lãnh thổ Nevada ("Nevada Territory") chính thức tách khỏi Vùng lãnh thổ Utah.
Ngày 31 tháng 10 năm 1864, Nevada chính thức được công nhận là tiểu bang thứ 36 của Hoa Kỳ. Mặc dù dân số Nevada lúc đó chỉ bằng 1/6 quy định để được quyền đại diện tại quốc hội liên bang nhưng tổng thống Lincoln đã ủng hộ cho Nevada gia nhập liên bang. Việc này đã giúp tổng thống Lincoln vượt qua cuộc bầu cử tổng thống giữa nhiệm kỳ năm 1864, đưa Đảng Cộng hòa chiếm đa số tại quốc hội cùng như tận dụng được nguồn mỏ bạc to lớn của Nevada cho chiến tranh.
Sau khi cuộc Nội chiến Mỹ kết thúc, khai mỏ đóng vai trò chủ lực trong nền kinh tế của Nevada. Nhưng đến cuối thế kỉ 19, các mỏ bắt đầu cạn kiệt dần đã dẫn tới việc dân cư bỏ đi nơi khác. Tuy nhiên đến đầu thế kỉ 20, các mỏ vàng và bạc mới lại được phát hiện ở Nevada đã giúp khôi phục nền kinh tế của tiểu bang. Sau cuộc Đại khủng hoảng năm 1929, chính phủ liên bang đã khởi công xây dựng Đập Hoover để cung cấp nước tưới cho đồng ruộng và mang lại nguồn điện năng to lớn cho những thành phố lớn của Nevada như Las Vegas. Trong những thập niên 1950, 1960, Nevada là một bãi thử các loại vũ khí hạt nhân của quân đội Mỹ.
Ngày nay, Nevada là một trong những tiểu bang có tốc độ phát triển cao nhất nước Mỹ với ngành công nghiệp sòng bạc khổng lồ bên cạnh các ngành kinh tế khác như khai mỏ, chăn nuôi, du lịch, thương mại...
Theo ước tính của Cục thống kê dân số năm 2007, dân số của Nevada là 2.565.382 người. So với năm trước, dân số của Nevada đã tăng thêm 92.909 người, tức tốc độ tăng dân số đạt tới 3,5%. Dân số tăng nhanh bao gồm một phần là gia tăng dân số tự nhiên và bên cạnh đó, trong những năm gần đây, kinh tế Nevada phát triển mạnh đã thu hút một lượng lớn người nhập cư từ nước ngoài cũng như các vùng khác nhau của nước Mỹ. Năm 2006, Nevada đứng thứ nhì nước Mỹ về tốc độ gia tăng dân số, chỉ sau Arizona.
Nếu tính từ thập niên 1940 đến năm 2003, Nevada dẫn đầu nước Mỹ về tốc độ tăng dân số. Từ năm 1990 đến năm 2000, dân số Nevada tăng thêm 66,3%, trong khi mức trung bình của nước Mỹ chỉ là 13,1%. Hơn hai phần ba dân số của Nevada sống tại khu vực đại đô thị quanh Las Vegas.
Phân bố chủng tộc tại Nevada năm 2005 như sau:
Người da trắng: 84,25% - Người da đen: 8,58% - Người da đỏ: 2,15% - Người gốc Á: 6,87% - Người các đảo Thái Bình Dương: 0,92% - Người hispanic (latinh) thuộc mọi sắc tộc trên: 23,93%.
Trong các cuộc bầu cử, Nevada thường giữ vai trò "swing state", tức không thiên về Đảng Cộng hòa hay Đảng Dân chủ. Do vậy, kết quả bầu cử tại Nevada rất khó dự đoán. Các tổng thống gần đây nhất của Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ đều giành chiến thắng tại Nevada. Bang này đã bầu cho cả vị tổng thống Dân chủ Bill Clinton vào các năm 1992, 1996 cũng như bầu cho tổng thống Cộng hòa George W. Bush vào các năm 2000 và 2004.
Thành phố Las Vegas, Nevada
Năm 2006, tổng sản phẩm quốc dân của Nevada đạt 117 tỉ USD. Thu nhập bình quân của người dân Nevada là 46.108 USD, đứng hàng thứ 11 toàn liên bang.
Về nông nghiệp, chăn nuôi đóng vai trò chủ yếu. Cỏ khô, chủ yếu là cỏ linh lăng được trồng nhiều để cung cấp thức ăn cho các loại gia súc và cừu. Bên cạnh đó Nevada cũng trồng nhiều tỏi và khoai tây. Theo số liệu ngày 1 tháng 1 năm 2006, tại Nevada có khoảng 500.000 gia súc và 70.000 con cừu.
Khai mỏ là ngành công nghiệp đầu tiên được phát triển tại Nevada. Năm 2004, 6,8 triệu ounce vàng đã được khai thác, mang lại 2,84 tỉ USD cho tiểu bang. Nevada sở hữu tới 8,7% tổng lượng vàng sản xuất của thế giới. Sau vàng, bạc là kim loại được khai thác nhiều thứ hai tại Nevada với 10,3 ounce bạc được khai thác năm 2004, đạt giá trị 69 triệu USD. Tuy nhiên chi phí cho ngành công nghiệp khai thác ở Nevada khá cao và sản lượng khai thác dễ hứng chịu những biến động của thị trường thế giới.
Sau cuộc Đại Khủng hoảng năm 1929, để có thêm tiền thuế cho liên bang Nevada đã chấp nhận hợp pháp hóa ngành công nghiệp sòng bạc. Lúc đầu đây chỉ là một chính sách tạm thời đợi đến khi các ngành kinh tế khác hồi phục sẽ bãi bỏ ngành công nghiệp sòng bạc. Nhưng điều này đã không bao giờ được thực hiện và các sòng bạc đã mang lại cho Nevada hàng tỉ USD mỗi năm và mang lại sự giàu có cho nhiều khu đô thị lớn như Las Vegas, Reno. Ngày nay, bên cạnh ngành công nghệ sòng bạc, Nevada đã phát triển mạnh các ngành kinh tế khác như du lịch, xuất bản, thương mại, sản xuất máy móc, chế biến thực phẩm...
12/05/2015:
10h30: Đi California, thời gian đi 4h đến 14h30 thì đến  Coarsegold, California. Ở khách sạn Marriott Suites phòng 906 tầng 9. Khách sạn này có 14 tầng, đặc biệt không có tầng 13.
Vài nét về tiểu bang California:
California (phát âm như "Ca-li-pho-ni-a" hay "Ca-li-phoóc-ni-a", nếu nhanh: "Ca-li-phoóc-nha"), còn được người Việt gọi vắn tắt là Ca Li, là một tiểu bang ven biển phía tây của Hoa Kỳ. Với dân số là 38 triệu người và diện tích 410,000 km2 (158,402 mi2), California là tiểu bang đông dân nhất Hoa Kỳ và lớn thứ ba theo diện tích.
Địa lý California
Một đoạn đường số 5 ở thung lũng Trung tâm, Quận Kern. California kề cận với Thái Bình Dương, Oregon, Nevada, Arizona và tiểu bang Baja California của Mexico. Tiểu bang này có nhiều cảnh tự nhiên rất đẹp, bao gồm Central Valley rộng rãi, núi cao, sa mạc nóng nực, và hàng trăm dặm bờ biển đẹp. Với diện tích 411,000 km2 (160,000 mi2), nó là tiểu bang lớn thứ ba của Hoa Kỳ và lớn hơn cả nước Đức và cũng như Việt Nam. Hầu hết các thành phố lớn của tiểu bang nằm sát hay gần bờ biển Thái Bình Dương, đáng chú ý là Los Angeles, San Francisco, San Jose, Long Beach, Oakland, Santa Ana/Quận Cam, và San Diego. Tuy nhiên, thủ phủ của tiểu bang, Sacramento, là một thành phố lớn nằm trong thung lũng Trung tâm. Trung tâm địa lý của tiểu bang thuộc về Bắc Fork, California.
Triền núi phía đông của Whitney, nhìn từ đường lên cổng Whitney. Đây là ngọn núi cao nhất của tiểu bang California.
Địa lý California phong phú, phức tạp và đa dạng. Giữa tiểu bang có thung lũng Trung tâm, một thung lũng lớn, màu mỡ được bao quanh bởi những dãy núi bờ biển ở phía tây, dãy núi đá granit Sierra Nevada ở phía đông, dãy núi Cascade có đá lửa ở miền bắc, và dãy núi Tehachapi ở miền nam. Các sông, đập nước, và kênh chảy từ các núi để tưới thung lũng Trung tâm. Nguồn nước của phần lớn tiểu bang do Dự án Nước Tiểu bang cung cấp. Dự án Thung lũng Trung tâm hỗ trợ hệ thống nước của một số thành phố, nhưng chủ yếu cung cấp cho việc tưới tiêu nông nghiệp. Nhờ nạo vét, vài con sông đã đủ rộng và sâu để cho vài thành phố nội địa (nhất là Stockton) được trở thành hải cảng. Trung lũng Trung tâm nóng nực và màu mỡ là trung tâm nông nghiệp của California và trồng một phần lớn cây lương thực của Mỹ. Tuy nhiên, việc trồng trọt bị tàn phá bởi nhiệt độ thấp gần điểm đông trong mùa đông. Phía nam của thung lũng, một phần là sa mạc, được gọi là thung lũng San Joaquin, do nước chảy xuống sông San Joaquin, còn phía bắc được gọi là thung lũng Sacramento, do nước chảy xuống sông Sacramento. Châu thổ vịnh Sacramento - San Joaquin vừa là cửa sông quan trọng hỗ trợ hệ sinh thái nước mặn và vừa là nguồn nước chủ yếu của phần lớn dân cư tiểu bang.
"Cây California" ở lùm Mariposa. Công viên Quốc gia Yosemite nổi tiếng về các cây củ tùng khổng lồ, loài cây lớn nhất trên thế giới.
Dãy núi Sierra Nevada (tức "dãy núi tuyết" trong tiếng Tây Ban Nha) ở phía đông và trung tâm tiểu bang, có núi Whitney là đỉnh núi cao nhất trong 48 tiểu bang (4,421 mét (14,505 feet)). Trong dãy Sierra còn có Công viên Quốc gia Yosemite nổi tiếng và hồ Tahoe (một hồ nước ngọt sâu và là hồ lớn nhất của tiểu bang theo thể tích). Bên phía đông của dãy Sierra là thung lũng Owens và hồ Mono – nơi sinh sống chủ yếu của chim biển. Còn bên phía tây là hồ Clear, hồ nước ngọt lớn nhất của California theo diện tích. Vào mùa đông, nhiệt độ ở dãy Sierra Nevada xuống tới nhiệt độ đóng băng và ở đây có hàng chục dòng sông băng nhỏ, trong đó có sông băng cực nam của Hoa Kỳ, sông băng Palisade.
Rừng che phủ khoảng 35% tổng diện tích tiểu bang và California có nhiều loại thông hơn bất cứ tiểu bang nào khác. Về diện tích rừng, California chỉ đứng sau Alaska mặc dù tỉ lệ rừng theo diện tích nhỏ hơn một số tiểu bang khác. Phần lớn của rừng ở đây ở phía tây bắc tiểu bang và triền phía tây dãy Sierra Nevada. Những cánh rừng nhỏ hơn với chủ yếu là cây sồi dọc theo những dãy núi California gần bờ biển hơn, và cả những đồi thấp dưới chân dãy Sierra Nevada. Những rừng thông nhỏ hơn có ở các dãy núi San Gabriel và San Bernardino ở miền Nam California cũng như trên những vùng núi ở miền trung Quận San Diego.
Các sa mạc ở California chiếm 25% tổng diện tích. Ở miền nam có dãy núi Transverse và một hồ nước mặn lớn – biển Salton. Sa mạc phía trung nam được gọi là Mojave. Phía đông nam của sa mạc này là thung lũng Chết, là nơi có Badwater Flat – điểm thấp nhất và nóng nhất của Bắc Mỹ. Điểm thấp nhất của thung lũng Chết cách đỉnh của núi Whitney ít hơn 322 km (200 dặm). Con người đã vài lần cố gắng đi bộ từ điểm này tới điểm kia và người nổi tiếng nhất là Lee Bergthold. Thực sự hầu như cả miền đông nam California là sa mạc khô cằn và nóng bức, và các thung lũng Coachella và Imperial thường có nhiệt độ rất cao vào mùa hè.
Nằm theo bờ biển dài và đông đúc dân cư của California là vài khu vực đô thị lớn, bao gồm San Jose–San Francisco–Oakland, Los Angeles–Long Beach, Santa Ana–Irvine–Anaheim, và San Diego. Thời tiết gần Thái Bình Dương rất ôn hòa so với những khí hậu trong đất liền. Nhiệt độ không bao giờ xuống tới điểm đông vào mùa đông (hầu như không có tuyết) và nhiệt độ hiếm khi lên trên 30°C (gần 80°F).
California nổi tiếng về động đất vì có nhiều vết đứt gãy, nhất là vết đứt gãy San Andreas. Tuy ở nhiều tiểu bang khác như Alaska, Washington, Oregon, và Missouri đã xảy ra các trận động đất rất mạnh (gây ra bởi vết đứt gãy New Madrid), nhưng nhiều người biết đến những động đất ở California hơn vì chúng xảy ra thường xuyên và hay xảy ra ở những vùng đông dân cư.
California cũng có vài núi lửa, một số còn hoạt động như núi lửa Mammoth. Những núi lửa khác bao gồm đỉnh Lassen, nó phun nham thạch từ 1914 đến 1921, và núi lửa Shasta.
Các thành phố quan trọng
Tiểu bang California có 478 thành phố, trong đó phần lớn nằm trong những khu vực đô thị lớn. 68% của dân cư California sống trong hai khu vực đô thị lớn nhất gồm vùng Đại Los Angeles và vùng vịnh San Francisco.
Dân số vài thành phố lớn (2000):
Los Angeles: 3.694.820 - San Jose: 894.943 - San Francisco: 776.733 - San Diego: 1.223.400.
Các công viên quốc gia Dịch vụ Vườn Quốc gia (NPS) quản lý nhiều công viên quốc gia ở California:
Đảo Alcatraz – "Núi Đá" – nhìn từ San Francisco. Đảo này ngày xưa là nhà tù chắc chắn nổi tiếng của Hoa Kỳ, nhưng ngày nay là nơi du lịch.
Đảo Alcatraz gần San Francisco - Đài kỷ niệm Quốc gia Cabrillo tại San Diego - Đường mòn California - Công viên Quốc gia Quần đảo Eo biển gần Ventura - Công viên Quốc gia Thung lũng Chết - Đài kỷ niệm Quốc gia Devils Postpile gần Mammoth Lakes - Khu tưởng niệm Eugene O'Neill tại Danville - Pháo đài Point (Fort Point) tại Presidio - Khu giải trí Quốc gia Cổng Vàng (Golden Gate National Recreation Area) trong San Francisco
Khu tưởng niệm John Muir tại Martinez - Công viên Quốc gia Joshua Tree, trụ sở tại Twentynine Palms - Đường mòn Juan Bautista de Anza - Công viên Quốc gia Kings Canyon - Công viên Quốc gia Núi lửa Lassen gần Mineral - Đài kỷ niệm Quốc gia Lớp dung nham (Lava Beds National Monument) gần Tulelake - Trại giam Manzanar tại Independence - Khu bảo tồn Quốc gia Mojave, trụ sở tại Barstow - Đài kỷ niệm Quốc gia Muir Woods tại Thung lũng Mill - Đường mòn Tây Ban Nha Cũ - Đài kỷ niệm Quốc gia Pinnacles gần Paicines - Bờ biển Quốc gia Mũi Reyes gần Mũi Reyes - Đường mòn Pony Express - Đài kỷ niệm Quốc gia Kho đạn Hải quân Cảng Chicago tại Trạm Vũ khí Hải quân Concord - Công viên Quốc gia Redwood - Công viên lịch sử Quốc gia Hậu phương Đệ nhị thế chiến Rosie the Riveter tại Richmond - Công viên lịch sử Quốc gia Hàng hải San Francisco - Khu giải trí Quốc gia Dãy núi Santa Monica - Công viên Quốc gia Củ tùng (Sequoia National Park) - Khu giải trí Quốc gia Whiskeytown gần Whiskeytown - Công viên Quốc gia Yosemite.
Lịch sử California
Trước khi người châu Âu đến California thì đây là một trong những vùng đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ nhất ở Bắc Mỹ thời thổ dân. Nhiều người ở bờ biển phía tây Hoa Kỳ săn những con thú biển, câu cá hồi và thu nhặt tôm cua, trong khi những dân tộc cơ động hơn ở bên trong California đi săn thú rừng và hái lượm những quả hạch, quả đầu, và quả mọng. Các dân tộc ở California có nhiều hình thức tổ chức khác nhau như nhóm, bộ lạc, tiểu bộ lạc, và các cộng đồng lớn hơn trên bờ biền dồi dào tài nguyên như dân tộc Chumash, Pomo, và Salinas. Việc buôn bán, hôn nhân khác dân tộc, và liên minh quân sự làm cho những dân tộc khác nhau có nhiều mối liên hệ xã hội và kinh tế.
João Rodrigues Cabrilho người Bồ Đào Nha là người châu Âu đầu tiên thám hiểm một phần bờ biển California năm 1542. Còn Francis Drake là người đầu tiên thám hiểm cả bờ biển và tuyên bố chủ quyền đối với vùng đất này năm 1579. Từ cuối thế kỷ 18, các hội truyền giáo Tây Ban Nha đã xây dựng các ngôi làng rất nhỏ trên những vùng đất trợ cấp lớn khổng lồ thuộc miền rộng rãi về phía bắc của Baja California.
Ban đầu, vùng đất có tên California bao gồm vùng tây bắc của Đế quốc Tây Ban Nha, tức là bán đảo Baja California (Hạ California), và phần lớn những vùng đất hiện nay của các tiểu bang California, Nevada, Utah, Arizona, và Wyoming, được gọi là Alta California (Thượng California). Trong thời kỳ đầu, những ranh giới của biển Cortez và bờ biển Thái Bình Dương chưa được thám hiểm đầy đủ, cho nên California được vẽ như một hòn đảo trên những bản đồ thời đó. Tên California được đặt ra cho vùng này theo hòn đảo lạc viên California trong Las sergas de Esplandián (Các truyện phiêu lưu của Splandian), một tiểu thuyết tiếng Tây Ban Nha do Garci Rodríguez de Montalvo viết vào thế kỷ 16.
Vùng đất này có người thổ dân trước khi có các cuộc thám hiểm lác đác của người châu Âu vào thế kỷ 16. Đến cuối thế kỷ 18, Tây Ban Nha chiếm vùng này thành thuộc địa của mình. Và khi Mexico giành được độc lập trong cuộc Chiến tranh Độc lập Mexico (1810–1821), California thành một phần của nước này. Hơn 200 năm sau khi Mexico giành được độc lập, California là tỉnh xa thuộc miền bắc của quốc gia. Các trại rất lớn nuôi bò, được gọi rancho, trở thành chế độ chính của California thuộc Mexico. Các thương gia và thực dân bắt đầu đến từ Hoa Kỳ, báo hiệu những thay đổi quyết liệt sẽ xảy ra khắp miền California.
Vào thời kỳ này, một số quý tộc Nga cũng thử thám hiểm và tuyên bố chủ quyền một phần California, nhưng các lần thám hiểm này không thành công do Sa hoàng không quan tâm và do chính phủ Mexico xây dựng một số pháo đài (presidio) để chặn những cuộc xâm nhập vào miền này. California không có nhiều người sinh sống cho đến khi y học hiện đại loại trừ được sự bùng nổ các bệnh sốt vàng, sốt rét, và dịch hạch gây ra bởi muỗi và bọ chét, những loài sẽ bị giết chết khi bị đông cứng, mà ở California lại thiếu điều này.
Cuộc đổ xô tìm vàng ở California bắt đầu sau khi vàng được phát hiện ở  xưởng Sutter gần Coloma.
Khi Mexico giành được độc lập từ Tây Ban Nha thì các hội truyền giáo Tây Ban Nha tại California thuộc về chính phủ Mexico, và họ vội vàng giải tán và bãi bỏ những hội này. Tuy nhiên, nhiều thành phố lớn của California đã phát triển xung quanh những hội truyền giáo này, bởi vậy những thành phố đó có tên thánh, thí dụ như Los Angeles được đặt tên theo Đức Bà Maria, San Francisco theo Thánh Phanxicô thành Assisi, San Jose theo Thánh Giuse, và San Diego theo Thánh Điđacô.
Vào Chiến tranh Mỹ-Mexico (1846–1848), người dân Mỹ nổi lên chống lại chính phủ Mexico. Năm đầu tiên của cuộc chiến, 1846, Cộng hòa California được thành lập và Cờ Gấu tung bay. Trên lá cờ này có hình một con gấu vàng và một ngôi sao. Tuy nhiên, nền cộng hòa bị chấm dứt đột ngột khi Thiếu tướng John D. Sloat của Hải quân Hoa Kỳ tiến vào vịnh San Francisco và tuyên bố chủ quyền của Hoa Kỳ đối với California. Sau chiến tranh, California bị chia thành 2 phần thuộc Mexico (phía nam) và Hoa Kỳ (phía bắc). Phần phía bắc, đầu tiên được gọi Alta California, rồi trở thành tiểu bang California thuộc Hoa Kỳ; còn phần phía nam được Mexico chia thành hai tiểu bang Baja California và Baja California Sur.
Vào năm 1848, có khoảng 4.000 người nói tiếng Tây Ban Nha ở vùng thượng California tới vào người, nhưng vàng đã được phát hiệm gần Sacramento, làm cho nhiều người đến đây từ Mỹ, Âu Châu, và những nơi khác với hy vọng tìm vàng trong cuộc đổ xô tìm vàng ở California năm 1849. Do đó, rất nhiều người nhập cư vào miền này, và California được trở thành tiểu bang thứ 31 của Hoa Kỳ năm 1850. Khi tiểu bang này gia nhập Liên bang, nó được coi là một trong những tiểu bang tự do, tức là nó cấm chế độ nô lệ.
Bảng chỉ đường của Xa lộ 66 ngày xưa. Tuy chính phủ rút đường này khỏi hệ thống quốc lộ năm 1985, nhưng California vẫn giữ một phần là Bang lộ 66 để kỷ niệm con đường nổi tiếng này.
Đầu tiên, việc đi lại lại giữa miền Tây và các trung tâm ở miền Đông tốn thì giờ và nguy hiểm. Hành khách phải đi theo các chuyến đường biển dài hoặc đi bằng xe ngựa hay đi bộ rất khó khăn trên những con đường đất. Năm 1869, đường xe lửa xuyên lục địa đầu tiên được hoàn thành, tạo ra một lối đi thẳng hơn. Sau đó, hàng trăm ngàn người Mỹ tới California, nơi những người mới đến khám phá ra rằng nếu tưới đất vào những tháng hè khô cạn, đất đó rất hợp để trồng cây an quả và làm nông nghiệp nói chung. Các loại cây giống cam quýt được trồng phổ biến (nhất là cây cam), và từ đó ngành sản xuất nông nghiệp California bắt đầu rất thành công đến ngày nay.
Đầu thế kỷ 20, sự di trú đến California tăng nhanh sau khi hoàn thành những con đường xuyên lục địa lớn như Đường Lincoln và Xa lộ 66. Từ 1900 đến 1965, dân số California tăng tới gần một triệu và California trở thành tiểu bang đông dân nhất Liên bang. Từ năm 1965 đến nay, nhân khẩu của tiểu bang thay đổi hoàn toàn làm California trở thành một trong những địa điểm có nhiều loại người nhất trên thế giới. Nói chung, tiểu bang có khuynh hướng tự do, hiểu biết về kỹ thuật và văn hóa, và là trung tâm quốc tế về công ty kỹ thuật, ngành công nghiệp điện ảnh và truyền hình, công nghiệp âm nhạc, và ngành sản xuất nông nghiệp đã nói ở trên.
Năm 2006, California có khoảng 36.132.147 người, tăng 290.109 người hay 0,8% so với năm 2005 và tăng 2.260.494 người hay 6,7% so với năm 2000. Với tỷ lệ tăng này, California đứng hàng thứ 13 trong số các tiểu bang tăng dân số nhanh nhất. Số người tăng lên gồm 1.557.112 tăng trưởng tự nhiên (2.781.539 người sinh trừ 1.224.427 người chết) và 751.419 người nhập cư. California là tiểu bang đông dân nhất với trên 12% người Mỹ sống tại đây. Nếu là một quốc gia riêng, California sẽ là nước đông dân thứ 34 trên thế giới. California nhiều hơn Canada 4 triệu dân.
Không sắc tộc nào chiếm đa số tại California. Đây là một trong các đảoThái Bình Dương ba tiểu bang (California, Hawaii và New Mexico) mà người thiểu số nhiều hơn người da trắng. Người da trắng không có gốc từ châu Mỹ Latinh vẫn là nhóm đông nhất, nhưng họ không chiếm đại đa số. Người gốc từ châu Mỹ Latinh chiếm trên một phần ba số dân; các nhóm khác, theo thứ tự là: Người Mỹ gốc Á, Người Mỹ gốc Phi và Người thổ dân da đỏ.
Vì có nhiều người nhập cư từ châu Mỹ Latinh, nhất là từ Mexico, và tỉ lệ sinh sản của người gốc châu Mỹ Latinh cao hơn, các nhà nghiên cứu phỏng đoán rằng họ sẽ chiếm đa số vào năm 2040. California có tỉ lệ người gốc châu Á cao thứ nhì toàn quốc, chỉ sau Hawaii.
Ngôn ngữ
Tính đến năm 2000, số người California từ 5 tuổi trở lên sử dụng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha tại nhà lần lượt là 60,5% và 25,8%. Tiếng Trung Quốc đứng thứ ba với 2,6%, sau đó là tiếng Tagalog (2,0%) và tiếng Việt (1,3%).
Có trên 100 ngôn ngữ thổ dân tại đây, nhưng hầu hết đang ở tình trạng mai một. Từ năm 1986, Hiến pháp California đã chỉ định tiếng Anh làm ngôn ngữ phổ thông và chính thức trong tiểu bang.
Tôn giáo
Người dân California theo các tôn giáo sau:
Kitô giáo – 75% - Tin Lành – 38% - Baptist – 8% - Trưởng Lão – 3% - Giám Lý – 2% - Giáo hội Luther – 2% - Các giáo hội Kháng - Cách khác – 23% - Giáo hội Công giáo Rôma – 34% - Các giáo phái Kitô khác – 3% - Do Thái giáo – 2% - Hồi giáo – 2% - Các tôn giáo khác – 3% - Không tôn giáo – 20%
Như các tiểu bang miền tây khác, số người tự nhận là "không tôn giáo" cao hơn các nơi khác tại Hoa Kỳ.
Kinh tế California
Bảng Hollywood là vật tượng trưng nổi tiếng nhất cho ngành giải trí khổng lồ của California.
Thung lũng Silicon, ở chung quanh thành phố San Jose, là trung tâm của ngành máy tính ở California.
Tuy tiểu bang vốn nổi tiếng về thái độ thoải mái khi so sánh với các tiểu bang ở bờ biển đông Hoa Kỳ, nền kinh tế California lớn thứ sáu trên thế giới và đóng góp 13% vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Hoa Kỳ. Các ngành công nghiệp lớn nhất của tiểu bang bao gồm nông nghiệp, hàng không vũ trụ, giải trí, công nghiệp nhẹ, và du lịch. California cũng có vài trung tâm kinh tế quan trọng như Hollywood (nổi tiếng về điện ảnh), thung lũng Trung tâm California (về nông nghiệp), thung lũng Silicon (về máy tính và công nghệ cao), và vùng Rượu vang (nổi tiếng về rượu vang).
Chính phủ California
Giống chính phủ liên bang Hoa Kỳ, California có chính phủ kiểu cộng hòa, với ba nhánh chính phủ: hành pháp gồm Thống đốc California và các quan chức được bầu riêng rẽ; lập pháp gồm Hạ viện và Thượng viện; và tư pháp có Tòa án Tối cao California và các tòa cấp dưới. Tiểu bang cũng để cử tri tham gia vào quá trình chính phủ qua kiến nghị, trưng cầu dân ý, bãi miễn, và phê chuẩn.
Giáo dục California
Memorial Glade ở trung tâm trường Đại học California tại Berkeley (Cal [Berkeley])
Do một tu chính án của hiến pháp tiểu bang, California phải chi phí 40% của thu nhập tiểu bang cho hệ thống trường công. California là tiểu bang duy nhất có điều khoản như vậy.
Các trường tiểu học công lập có chất lượng khác nhau tùy theo trường. Chất lượng của các trường địa phương phần lớn tùy theo tiền thuế ở vùng đấy và cỡ của ban phụ trách các trường. Ở một số vùng, chi phí quản lý tốn một phần lớn của tiền đã dùng cho giáo dục. Ở những vùng nghèo, tỷ lệ người biết đọc viết có thể ít hơn 70% dân cư.
Hệ thống trường trung học công lập dạy những lớp tùy chọn về nghề nghiệp, ngôn ngữ, và khoa học nhân văn có cấp riêng cho những học sinh giỏi, sinh viên tương lai, và học sinh công nghiệp. Họ nhận học sinh bắt đầu từ khoảng 14–18 tuổi, và chính phủ ngừng đòi hỏi người phải đi học khi đến 16 tuổi. Ở nhiều khu vực trường học, những trường trung học cơ sở có lớp tùy chọn với chương trình tập trung vào cách học, người 11–13 tuổi đi những trường học này. Những trường tiểu học chỉ dạy về cách học, lịch sử, và xã hội, và có trường mẫu giáo tùy chọn nửa ngày bắt đầu từ 5 tuổi. Chính phủ đòi hỏi trẻ em phải đến trường từ 6 tuổi.
Hệ thống các viện đại học nghiên cứu chính của tiểu bang là hệ thống Viện Đại học California (UC), có nhiều nhà nghiên cứu đã đoạt giải Nobel hơn bất cứ cơ sở nào trên thế giới và được coi như một trong những hệ thống viện đại học công lập hàng đầu của Hoa Kỳ. UC có 10 viện đại học thành viên: UC-Berkeley, UC-San Francisco, UC-Los Angeles, UC-San Diego, UC-Davis, UC-Santa Cruz, UC-Santa Barbara, UC-Irvine, UC-Riverside, và UC-Merced. UC-San Franscico chỉ dạy những sinh viên sau đại học ngành y, và Trường Đại học Luật Hastings (Hastings College of Law; một trong những cơ sở trực thuộc hệ thống UC, ngoài 10 thành viên chính, cũng ở San Francisco) là một trong bốn trường luật của UC. Hệ thống UC có mục đích nhận 12,5% của những học sinh cao điểm nhất và thực hiện nghiên cứu sau đại học. UC cũng quản lý một số phòng thí nghiệm liên bang cho Bộ Năng lượng Hoa Kỳ: Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence tại Livermore, Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence tại Berkeley, và Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos.
UC-Los Angeles (UCLA)
Hệ thống Viện Đại học California State (CSU) cũng được coi như một trong những hệ thống trường học ưu việt trên thế giới. Hệ thống CSU bao gồm 23 viện đại học:
Đại học Tiểu bang Humboldt - Đại học Tiểu bang Chico - Đại học Tiểu bang Sonoma - Đại học Tiểu bang Sacramento - Đại học Tiểu bang San Francisco - Đại học Tiểu bang California tại Vịnh Đông - Đại học Tiểu bang California tại Bakersfield - Đại học Tiểu bang California tại Quần đảo Eo biển - Đại học Tiểu bang California tại Dominguez Hills - Đại học Tiểu bang California tại Fresno - Đại học Tiểu bang California tại Fullerton - Đại học Tiểu bang California tại Long Beach - Đại học Tiểu bang California tại Los Angeles - Học viện Hàng hải California - Đại học Tiểu bang California tại Vịnh Monterey - Đại học Tiểu bang California tại Northridge - Đại học Bách khoa Tiểu bang California tại Pomona - Đại học Tiểu bang California tại San Bernardino - Đại học Tiểu bang San Diego - Đại học Tiểu bang San Jose - Đại học Bách khoa Tiểu bang California tại San Luis Obispo - Đại học Tiểu bang California tại San Marcos - Đại học Tiểu bang California tại Stanislaus - Sân chính (Main Quad) của Viện Đại học Stanford và vùng chung quanh.
Với hơn 400.000 sinh viên, hệ thống CSU là hệ thống viện đại học lớn nhất của Hoa Kỳ. Nó có mục đích nhận phần ba học sinh trung học phổ thông cao điểm nhất. Các viện đại học thuộc hệ thống CSU phần nhiều dành cho sinh viên đại học, nhưng nhiều trường lớn trong hệ thống, như là CSU-Long Beach, CSU-Fresno, San Diego State University, và San Jose State University, đang quan tâm thêm về nghiên cứu, nhất là về những ngành khoa học ứng dụng. SCU sắp làm trái với một phần của Sơ đồ Kerr năm 1960 vào năm 2007 khi họ bắt đầu phong học vị tiến sĩ (Ph.D.) về giáo dục. Cán bộ Thư viện Tiểu bang Kevin Star và các người khác đã nói rằng thay đổi nhỏ này là bước đầu tiên để cải tổ hệ thống đại học ở California.
Hệ thống Trường Đại học Cộng đồng California (California Community Colleges) cung cấp những lớp "giáo dục tổng quát", có thể chuyển đơn vị lớp học qua những hệ thống CSU và UC, và cũng cung cấp chương trình dạy nghề, dạy lớp thấp, và học tiếp. Các trường này cấp giấy chứng nhận và bằng cao đẳng (associate's degree). Nó bao gồm 109 trường đại học được tổ chức thành 72 khu vực, dạy hơn 2,9 triệu sinh viên.
Viện Đại học Nam California (USC)
Những viện đại học tư thục nổi tiếng bao gồm Viện Đại học Stanford, Viện Đại học Nam California (USC), Viện Đại học Santa Clara (SCU), Viện Đại học Claremont, và Viện Công nghệ California (Caltech). Caltech cũng quản lý Phòng thí nghiệm Chuyển động Phản lực cho NASA.
California có thêm hàng trăm trường và viện đại học tư thục, bao gồm nhiều học viện tôn giáo và học viện chuyên biệt. Bởi vậy California có nhiều cơ hội đặc biệt về giải trí và giáo dục cho dân cư. Cho thí dụ, miền nam California, một trong những vùng đông đại học nhất trên thế giới, có rất nhiều người hát giỏi mà thi trong đại hội ca đoàn lớn. Gần Los Angeles có nhiều học viện nghệ thuật và điện ảnh, bao gồm Học viện Nghệ thuật California (CalArts).
Theo Thống kê Dân số Hoa Kỳ 2000, tiểu bang này có dân số 33.871.648 người.
13/5/2015:
10h30 đi: 1/ Hollywood  2/ Los Angeles 3/ Long beach 4/ Huntington beach 5/ Newport beach 6/ Mall Phước Lộc Thọ.
1/Hollywood:
Hollywood (Hán-Việt: 荷里活 / Hà Lý Hoạt, 好莱 / Hảo Lai Ổ; phiên âm Việt: Hoa-lệ-ước, Hồ-lý-vọng) là một khu của thành phố Los Angeles, California, Hoa Kỳ, nằm về phía tây bắc của thành phố này. Được biết đến như một trung tâm lịch sử điện ảnh, Hollywood đại diện cho ngành giải trí và điện ảnh của Hoa Kỳ. Ngày nay, những ngành phục vụ cho công nghiệp điện ảnh của nước này cũng được mở rộng ra những vùng lân cận như Burbank và Westside, nhưng những ngành quan trọng như biên tập, kỹ xảo, hậu sản xuất và ánh sáng trong phim ảnh vẫn được duy trì tại Hollywood.
Trong thập niên 1880, Henderson Wilcox, một người Mỹ ở Kansas bị liệt hai chân do một cơn sốt thương hàn, đã cùng với vợ mình là bà Daeida quyết định chuyển nhà từ Topeka đến Los Angeles. Vào năm 1886, Wilcox mua 0,6 km² đất ở vùng nông thôn phía tây thành phố trên dãy núi Passe de Cahuenga. Chính Daeida Wilcox là người đã chọn tên cho vùng đất mà họ sở hữu, Hollywood. Cái tên mà bà tham khảo từ một vùng đất của những người di dân Đức mà bà từng có dịp đến thăm ở Ohio trong chuyến đi xuyên miền Đông. Cách phát âm của cái tên làm bà hài lòng và bà còn gọi đó là the ranch.
Một thời gian sau, Harvey Wilcox bắt tay vào vẽ bản đồ của thành phố và hoàn thành với sự phê chuẩn của chính quyền vào ngày 1 tháng 2 năm 1887. Đây cũng là lần đầu tiên cái tên Hollywood xuất hiện một cách chính thức. Cùng với vợ mình cũng là người cố vấn, Harvey Wilcox đã vẽ nên Prospect Avenue (ngày nay là Hollywood Boulevard) như con đường chính của thành phố. Và cũng bắt đầu tiến hành bán đất theo lô. Cũng trong thời gian này Daeida đã cho lấp các vực nước sâu trong thành phố để xây dựng hai nhà thờ, một trường học và một thư viện. Những người nhà Wilcox cũng đã mang đến một số cây nhựa ruồi Anh (English holly) để trồng nhằm tạo sự hợp lý cho tên của thành phố nhưng do khác biệt khí hậu mà giống cây này đã không thể nào sống được và dự án này đành bở dở.
Vào năm 1900, Hollywood đã có thêm một bưu điện, tờ báo của riêng mình, một khách sạn và hai chợ nhằm phục vụ cho một cộng đồng gần 500 người. Los Angeles, trong thời gian này có dân số khoảng 100.000 người nằm cách Hollywood 11 km về phía Đông. Và hai thành phố này bị chia cắt bởi những cultures d'agrumes. Chỉ có một đường tàu điện duy nhất đi từ Prospect Avenue đến Los Angeles nhưng sự phục vụ lại không ổn định và kéo dài đến 2 tiếng đồng hồ. Chính tình hình này dẫn đến nhiều sự chuyển đổi theo hướng tốt đẹp hơn về sau.
Năm 1902, chứng kiến sự ra đời của khách sạn nổi tiếng Hollywood Hotel ở cạnh phía Tây Highland Avenue và đối diện Prospect Avenue. Con đường này vào lúc này rất dơ bẩn và không có cả gạch lát nhưng về sau đã cải thiện để xe cộ có thể di chuyển được. Vào những năm tiếp theo dân số thành phố ngày càng đông hơn. Vào năm 1904, cùng với sự xuất hiện của đường tàu điện mới đã cải thiện đáng kể thời gian di chuyển từ Los Angeles đến Hollywood. Và cũng chính trong lúc này cái tênthe Hollywood Boulevard đã xuất hiện và nhanh chóng trở thành phổ biến để chỉ Prospect Avenue và đoạn nối liền ở Los Angeles. Và vào năm 1910, các uỷ viên của hội đồng thành phố đã bỏ phiếu cho việc sát nhập Hollywood vào Los Angeles với mục đích chính là có thể tận dụng sự tiếp tế nước sạch cho thành phố. Chính việc này dẫn đến việc hình thành hệ thống dẫn nước Los Angeles. Và một trong những nguyên nhân khác của việc bỏ phiếu là để tiến tới tiếp xúc với hệ thống cống ngầm của Los Angeles. Chính việc sát nhập này đã làm Prospect Avenue được đổi tên thành Hollywood Boulevard và hàng loạt nhà cũng phải thay đổi số theo.
2/ Los Angeles
Los Angeles nổi tiếng từ lâu vì chiều hướng vươn ra mở rộng diện tích; tuy nhiên sự nổi tiếng này không xứng đáng. Theo điều tra dân số năm 2000, đô thị "Los Angeles-Long Beach-Santa Ana" có một mật độ dân số là 7.068 người trên một dặm vuông Anh (2.730/km²) bao phủ 1.668 dặm vuông Anh (4.320 km2) vùng đất và làm cho nó trở thành đô thị có mật độ dân số đông nhất (như được Cục điều tra dân số Hoa Kỳ định nghĩa) tại Hoa Kỳ. Để so sánh, toàn bộ Đô thị "New York-Newark" có mật độ dân số là 5.309 người trên một dặm vuông Anh bao phủ 3.353 dặm vuông Anh (8.684 km2) vùng đất.
Từ trên cao, một vùng phẳng hoàn toàn bị chiếm chỗ bởi nhà cửa, dinh thự, đường phố và xa lộ cao tốc
Khái niệm sai thông thường về Los Angeles như một thành phố vươn ra mở rộng có thể có nguồn cội trong cơ cấu phân quyền của vùng. Hơn là tập trung trong một vùng phố chính đơn độc, tiềm năng học vấn, công nghiệp, chính trị, dân cư, thương mãi, và văn hóa chính yếu của vùng được trải rộng trên một hệ thống liên kết và tinh xảo. Trong khi tổng mật độ dân số của thành phố (khu đô thị tự quản) Los Angeles tương đối thấp so với các thành phố lớn khác của Mỹ (thí dụ nó ít hơn một phần ba mật độ dân số của Thành phố New York), con số đang che giấu một phần vì vùng này bao gồm những vùng đất phần lớn ít người ở như các phần đất thuộc Dãy núi Santa Monica và vì nhiều thành phố vệ tinh ngoại ô của thành phố có mật độ dân số nằm trong số các mật độ dân số cao nhất tại Hoa Kỳ. Mật độ dân số của vùng trung tâm là trên 13.500 người trên một dặm vuông Anh vào năm 2000.Bên trong các đô thị, Los Angeles được ghi nhận là có khổ đậu xe nhỏ, tỉ lệ nhà cửa, khách sạn, văn phòng không có người ở hay thuê mướn ở mức thấp, và tổng thể thiếu địa bàn mở rộng các khu ngoại ô. Trong vùng nội thị, việc chia sẻ tiền phòng hay cho người lạ thuê phòng khách thì phổ biến. Tuy nhiên, thậm chí trong vùng nội thị, các tòa nhà có chiều hướng xây rất thấp nếu so với các thành phố cực kỳ lớn khác một phần là vì tuân theo luật phòng ngừa động đất khiến gia tăng chi phí xây cất và cũng vì có rất nhiều tòa nhà nhỏ trải rộng khắp Vùng Đại Los Angeles. Los Angeles trở thành một thành phố chính ngay sau khi Đường sắt Pacific Electric giúp di chuyển dân số đến các thành phố nhỏ hơn. Trong những thập niên đầu của thế kỷ 20, vùng này nổi bật với một hệ thống thành phố khá dày đặc nhưng tách biệt được nối lại với nhau bằng đường sắt. Việc sử dụng xe hơi ngày gia tăng đã giúp lấp đầy những khoảng cách giữa các thị trấn phụ cận bằng những khu định cư có mật độ dân số thấp hơn.
Các vùng ngoại ô bao quanh thành phố Los Angeles từ mọi phía. Bắt đầu vào đầu thế kỷ 20, có một sự phát triển dân số lớn bên các rìa phía tây của thành phố di chuyển đến Thung thũng San Fernando và vào trong Thung lũng Conejo ở phía đông Quận Ventura. Phần đông giai cấp lao động da trắng di cư đến khu vực này trong thập niên 1960 và thập niên 1970 khỏi khu Đông và Trung Los Angeles. Kết quả là có một sự phát triển dân số lớn trong Thung lũng Conejo và Quận Ventura xuyên hành lang Quốc lộ Hoa Kỳ 101. Điều này khiến cho Quốc lộ Hoa Kỳ 101 trở thành một xa lộ cao tốc hoàn toàn vào thập niên 1960 và việc mở rộng theo sau đã giúp cho việc đáp xe hàng ngày ra vào Los Angeles dễ dàng hơn và cũng giúp cho việc mở đường cho việc phát triển về phía tây.
Sự phát triển trong Quận Ventura và dọc theo hành lang Quốc lộ Hoa Kỳ 101 vẫn gây tranh cãi giữa những người tranh đấu cho không gian mở rộng và những người cảm thấy rằng phát triển thương mại là cần thiết để phát triển kinh tế. Mặc dù vùng này vẫn còn nhiều khu đất và không gian trống nhưng gần như tất cả đã được dành riêng và ủy nhiệm không được phát triển như một phần kế hoạch lớn của bất cứ thành phố nào. Vì lý do này, vùng đất này có thời là một vùng địa ốc tương đối rẻ rồi bỗng dưng giá đất tăng vọt trong thập niên 2000. Giá nhà trung bình trong Thung lũng Conejo, thí dụ, có giá từ 700.000 đến 2,2 triệu.
Vùng Los Angeles tiếp tục phát triển, chủ yếu trên khu ngoại biên nơi những vùng chưa phát triển, rẻ hơn và mới đang được tìm kiếm.
Định dạng
Cụm từ "Đại Los Angeles" có thể được dùng để chỉ vùng đô thị hay vùng kết hợp. Thuật từ "Southland" thì mơ hồ hơn và có thể dùng để chỉ cả hai. Ngoài ra, Southland được giới truyền thông địa phương dùng nhiều hơn là bởi cư dân. Cũng giống như trường hợp tại hầu hết tất cả các vùng đô thị chính, đa số công ăn việc làm hiện nay đều nằm ngoài cái lỏi phố chính và nhiều người phải di chuyển hàng ngày và thực hiện các hoạt động thường ngày của họ tại các vùng ngoại ô như các quận lớn và các khu đô thị tự quản mà nằm bên ngoài thành phố Los Angeles.
Ranh giới
Một số vùng có ranh giới tự nhiên như núi hoặc đại dương; những vùng khác được phân theo ranh giới thành phố, xa lộ cao tốc, hoặc địa điểm xây dựng nổi bật. Thí dụ, Phố chính Los Angeles là vùng Los Angeles bị bao quanh bởi ba xa lộ cao tốc và một con sông: Xa lộ cao tốc Harbor  phía tây, Quốc lộ Hoa Kỳ 101 phía bắc, Sông Los Angeles phía đông và Xa lộ cao tốc Santa Monica phía nam. Hay Thung lũng San Fernando: nằm ở bắc-tây bắc của phố chính ("The Valley") là một lòng chảo rộng 15 dặm Anh (24 km) bao quanh bởi đồi núi.
Những vùng khác của Los Angeles bao gồm Westside; Nam L.A. (trước đây còn được biết là Đông Trung L.A.); và vùng San Pedro/Thành phố Harbor. Các vùng phụ cận nằm bên ngoài ranh giới thành phố thật sự của thành phố hợp nhất Los Angeles gồm có South Bay, Gateway Cities,Thung lũng San Gabriel và Foothills. Vùng San Pedro/Thành phố Harbor bị sát nhập vào thành phố Los Angeles vì vậy thành phố có lối đến và có thể quản lý Cảng Los Angeles. Nó được nối liền với phần còn lại của L.A. chỉ quan một hành lang hẹp theo Xa lộ cao tốc Harbor. Nhiều dân cư ngụ L.A. xem Eastside là phần phía đông của Sông Los Angeles, phía trên Quận Cam.
Ranh giới thành phố thì khá phức tạp. Thí dụ, Beverly Hills và Tây Hollywood bị thành phố Los Angeles vây quanh hoàn toàn trừ một ranh giới nhỏ mà hai thành phố có cùng ranh giới. Thành phố Culver bị L.A. vây quanh trừ nơi nó cùng có ranh giới chung với các cộng đồng chưa được tổ chức Ladera Heights và Baldwin Hills. Cả Santa Monica và vùng chưa được tổ chức Marina del Rey bị vây xung quanh trừ phía đại dương. San Fernando trong gốc phía bắc của Thung lũng San Fernando cũng là một thành phố riêng biệt bị lãnh thổ của L.A. bao quanh. Phần lớn vùng đất của Quận Los Angeles là chưa được tổ chức và vẫn còn nằm trong quyền pháp lý chính yếu của Quận Los Angeles.
Nhân khẩu
Theo điều tra dân số năm 2000, có 16.373.645 người sống trong Vùng Đại Los Angeles. Tỉ lệ sắc tộc của vùng là 55,14% người da trắng (39,01% người da trắng không phải là người nói tiếng Tây Ban Nha), 10,39% người gốc châu Á, 0,29% người gốc Đảo Thái Bình Dương, 7,60% người gốc châu Phi, 0,87% người bản thổ Mỹ, 21,00% thuộc các sắc tộc khác và 4,70% có từ hai sắc tộc trở lên. 40,30% dân số là người nói tiếng Tây Ban Nha thuộc mọi sắc tộc. 30,95% dân số (5.068 triệu) được sinh ra ở ngoại quốc; trong đó có 62,07% đến từ châu Mỹ Latinh, 28,93% từ châu Á, 6,00% từ châu Âu và 3,00% từ các nơi khác trên thế giới. 20,22% dân số (3,310 triệu) được sinh tại các tiểu bang khác.
Sự phát triển bùng nổ của vùng này trong thế kỷ 20 có thể nói là nhờ vào khí hậu Địa trung hải thuận lợi của nó, đất đai sẵn có và nhiều ngành công nghiệp nở rộ như dầu hỏa, xe hơi và vỏ xe, phim ảnh và hàng không mà đã hấp dẫn hàng triệu người đến từ khắp nơi tại Hoa Kỳ và thế giới.
Du lịch
Vì thế đứng của L.A. như "Thủ đô Giải trí Thế giới", có rất nhiều những điểm hấp dẫn ở đây và đó chính là lý do tại sao nó là một trong các điểm đến du lịch đông nhất thế giới. Đây là bản phân loại các điểm hấp dẫn chính khắp vùng Đại Los Angeles:
Lâu đài mỹ nhân đang ngũ tại Disneyland - Công viên vui chơi Disneyland - Disney's California Adventure - Knott's Berry Farm - Pacific Park - Six Flags Magic Mountain - Universal Studios Hollywood - Duyên hải Laguna Beach là nơi tấm nắng ưa chuộng
Bãi biển
Malibu - Venice Beach - Huntington Beach - Laguna Beach - Newport Beach - Manhattan Beach - Hermosa Beach - Redondo Beach - San Clemente - Santa Monica - Đường Rodeo tại Beverly Hills.
Mua sắm
Rodeo Drive - The Grove at Farmer's Market - Beverly Center - Glendale Galleria - Old Pasadena - Inland Center (San Bernardino) - Irvine Spectrum Center - Paseo Colorado - Westfield Century City - Westfield MainPlace - Westside Pavilion - Valencia Town Center - Antelope Valley Mall - Third Street Promenade - South Coast Plaza - Downtown Disney - Universal CityWalk - Westfield Topanga - The Block at Orange - Ontario Mills - Victoria Gardens - Hollywood và Highland - Phim trường Warner Brothers tại Thung lũng San Fernando
Các phim trường
Phim trường Warner Brothers - Thành phố Truyền hình CBS - Phim trường Paramount - Phim trường NBC - Phim trường Walt Disney - Phim trường Universal - Phim trường Santa Clarita 20th Century Fox - Sony Pictures Entertainment
Công viên nước
Raging Waters - Knott's Soak City USA - Six Flags Hurricane Harbor - Wild Rivers - Vương quốc Pharaoh bị lãng quên
Vườn thú và công viên hải dương
Vườn thú Los Angeles - Vườn thú Santa Ana - Công viên hải dương Thái Bình Dương
Vui chơi về đêm
Hollywood - Sunset Strip - Santa Monica - Huntington Beach
Bảo tàng
Bảo tàng Bowers - Bảo tàng Heritage Square - Trung tâm Khoa học California - Trung tâm Khoa học Khám phá - Trung tâm Getty - Biệt thự Getty - Đài quan sát Griffith - Thư viện Huntington - La Brea Tar Pits - Bảo tàng Nghệ thuật Quận Los Angeles - Bảo tàng Lịch sử Thiên nhiên Quận Los Angeles - Bảo tàng Norton Simon - Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại, Los Angeles - Bảo tàng Nghệ thuật Mỹ Latinh - Bảo tàng Tolerance - Bảo tàng Xe hơi Peterson - Bảo tàng Xe hơi Toyota USA - Bảo tàng Tổng thống - Thư viện và Bảo tàng Tổng thống Richard Nixon - Thư viện Tổng thống Ronald Reagan
Queen Mary (phía trước) tại Long Beach, California, hiện giờ là một khách sạn và điểm hấp dẫn du khách.
Những nơi khác
Queen Mary - Mission Inn - Các quận trong Southland
Thánh đường Our Lady of the Angels, Los Angeles, của kiến trúc sư Rafael Moneo -Vùng đô thị Los Angeles-Long Beach-Santa Ana
Quận Los Angeles - Quận Cam- Vùng đô thị Riverside-San Bernardino-Ontario - Quận Riverside - Quận San Bernardino - Vùng đô thị Oxnard-Thousand Oaks-Ventura - Quận Ventura - Các vùng của Southland
Hoa poppy California trong Khu bảo tồn Hoa poppy California Thung Lũng Antelope - Thung Lũng Antelope - Thung lũng Los Angeles - Thung Lũng Conejo - Thung Lũng Crescenta
Đông Los Angeles (cũng còn được biết là 'Đông L.A.')
Gateway Cities - Inland Empire - Quận Cam - Đồng bằng Oxnard
Thung Lũng San Fernando - Thung Lũng San Gabriel - Thung Lũng Santa Clarita - South Bay - Nam Los Angeles
Tây Los Angeles (cũng còn được biết là 'Westside')
Các thành phố
Các quận lị của Vùng đại L.A
Tòa nhà hội "Angel Flight" ở góc Đường số 3 & đường Hill, Los Angeles, 1960
Đại sảnh Thành phố Ventura trong Phố cổ Ventura
Los Angeles (Phi trường hành khách: Phi trường Quốc tế Los Angeles) là quận lị của Quận Los Angeles
Riverside là quận lị của Quận Riverside
Santa Ana (Phi trường hành khách: Phi trường Quận Cam-John Wayne) là quận lị của Quận Cam
San Bernardino (Phi trường hành khách: Phi trường Quốc tế San Bernardino) là uận lị của Quận San Bernardino
Ventura là Quận lị của Quận Ventura
Các thành phố quan trọng khác của Đại Los Angeles
Anaheim - Burbank (Phi trường hành khách: Phi trường Bob Hope)
Glendale - Irvine (Phi trường hành khách: Phi trường John Wayne)
Long Beach (Phi trường hành khách: Phi trường đô thị Long Beach) - Ontario (Phi trường hành khách: Phi trường Quốc tế L.A. / Ontario) - Oxnard (Phi trường hành khách: Phi trường Oxnard)
Palmdale (Phi trường hành khách: Phi trường Vùng L.A. / Palmdale) - Pasadena - Santa Clarita - Tòa nhà Miguel Leonis Adobe, số 23537 Đường Calabasas, Calabasas - Bồn phun nước hình con khỉ, Bảo tàng Getty, Pacific Palisades, Los Angeles, California - Burbank - Corona - Costa Mesa - Downey - El Monte - Fontana - Fullerton - Garden Grove - Huntington Beach - Inglewood - Lancaster - Moreno Valley - Norwalk - Ontario - Orange - Oxnard - Palmdale - Pasadena - Pomona - Rancho Cucamonga - Rialto - Santa Clarita
Simi Valley - South Gate - Thousand Oaks - Torrance - Ventura - Victorville- West Covina
3/Long beach
Vùng Đại Los Angeles
Nhà biểu diễn nhạc Walt Disney, tác phẩm của kiến trúc sư Frank Gehry. Vùng đại Los Angeles, hay Southland là một vùng đại đô thị gom tụ quanh quận Los Angeles, California, Hoa Kỳ. Đại Los Angeles bao gồm Vùng đô thị Los Angeles cũng như Vùng đô thị Riverside San Bernardino Ontario và Vùng Oxnard Thousand Oaks Ventura, California. Tuy các quận San Diego và Imperial là một phần của Nam California nhưng không được tính nằm trong vùng đại đô thị này.
Nó là cụm từ thông dụng nhất để chỉ Vùng thống kê kết hợp (một nhóm gồm các vùng đô thị tương tác nhau) vươn mình trải ra khắp 5 quận tại miền nam California, chính yếu là Quận Los Angeles, Quận Cam, Quận San Bernardino, Quận Riverside và Quận Ventura. Một định nghĩa không chính thức nhưng thường dùng bao gồm miền đất từ Quận Ventura đến vùng tây nam Quận San Bernardino. Nó luôn có nghĩa là để chỉ Los Angeles như một thành phố riêng biệt, và mọi người sống bên ngoài Nam California thường ám chỉ toàn bộ vùng này là L.A. cho dù nó bao gồm cả 5 quận với hơn 100 khu đô thị tự quản riêng biệt (thành phố) và có đông dân số hơn bất cứ một tiểu bang riêng biệt nào trừ các tiểu bang Texas, New York, Florida, và chính California.
Vùng này bao gồm một số khu vực có tầm ảnh hưởng nhất của quốc gia. Nó là một trong các vùng phát triển nhanh nhất tại Hoa Kỳ trong nhiều thập niên, đầu tiên là tại Quận Los Angeles, sau đó là Quận Cam, và bây giờ là Inland Empire. Cho đến năm 2005, dân số ước tính chính thức của vùng đô thị Los Angeles là trên 12,9 triệu người trong lúc đó vùng gồm 5 quận rộng hơn có một dân số trên 17,6 triệu. Cả hai định nghĩa đều có kết quả như nhau: vùng này là vùng thống kê cốt lõi lớn hạng 2 tại Hoa Kỳ sau Vùng đô thị New York.
Cục điều tra dân số Hoa Kỳ đã ấn định vùng năm quận này như là vùng thống kê kết hợp Los Angeles-Long Beach-Riverside với dân số ước tính vào ngày1 tháng 7 năm 2006 là 17.776.000. Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, vùng đô thị Los Angeles có tổng diện tích 4.850 dặm vuông Anh (12.562 km²) trong khi vùng thống kê kết hợp rộng hơn bao phủ 33.954 dặm vuông (87.941 km²) nhưng hơn nữa diện tích là những vùng phía đông có dân cự thưa thớt của hai quận Riverside và San Bernardino.
Vùng thống kê đô thị
Các quận và nhóm quận hình thành Vùng đô thị Los Angeles được liệt kê dưới đây cùng với ước tính dân số của nó năm 2005 theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ.
Vùng Thống kê Đô thị Los Angeles-Long Beach-Santa Ana, CA (12.950.129)
Phân vùng đô thị Los Angeles-Long Beach-Glendale, CA (9.948.081) - Quận Los Angeles (9.948.081)
Phân vùng đô thị Santa Ana-Anaheim-Irvine, CA (3.002.048)
Quận Cam (3.002.048)
Vùng thống kê kết hợp
Phố chính Los Angeles, nhìn từ Đại học Nam California
Hình ảnh Lòng chảo Los Angeles từ không gian. Bán đảo Palos Verdes ở tiền cảnh; Cảng Los Angeles ở bên phải.
Ngoài Vùng thống kê đô thị Los Angeles-Long Beach-Santa Ana, CA, các Vùng thống kê đô thị sau đây cũng được nhập vào Vùng thống kê kết hợp Los Angeles-Long Beach-Riverside, CA (tổng dân số 17.775.984):
Vùng thống kê đô thị Oxnard-Thousand Oaks-Ventura, CA (799.720) - Quận Ventura County (799.720) - Vùng thống kê đô thị Riverside-San Bernardino-Ontario, CA (4.026.135) - Quận Riverside, California (2.026.803) - Quận San Bernardino, California (1.999.332)
Vùng thống kê kết hợp là một vùng đô thị đa trung tâm gồm có một số đô thị.
Các thành phố chính
Sau đây là danh sách các thành phố chính tại Vùng Đại Los Angeles với dân số ước tính năm 2005 theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ:
El Molino Viejo, Pasadena, được xây năm 1812 - Tòa nhà William Wrigley, Đảo Santa Catalina, hình chụp năm 1974 - Los Angeles—Long Beach—Santa Ana MSA - Los Angeles, California (3.849.378) - Long Beach, California (472.494) - Santa Ana, California (340.024) - Anaheim, California (334.425) - Glendale, California (199.463) - Huntington Beach, California (194.436) - Irvine, California (193.956) - Pomona, California (154.271) - Pasadena, California (144.133) - Torrance, California (142.350) - Orange, California (135.070) - Fullerton, California (132.918) - Costa Mesa, California (109.809) - Burbank, California (104.317) - Compton, California (95.701) - Carson, California (93.805) - Westminster, California (88.207) - Santa Monica, California (88.050) - Newport Beach, California (80.006)
Tustin, California (69.665) - Montebello, California (62.968) - Monterey Park, California (62.183) - Gardena, California (59.733) - Arcadia, California (56.486) - Paramount, California (56.369) - Fountain Valley, California (55.857) - Cerritos, California (52.353) - Riverside—San Bernardino—Ontario MSA - Riverside, California (293.761) - San Bernardino, California (198.985) - Moreno Valley, California (180.466) - Ontario, California (173.351) - Victorville, California (98.662)
Temecula, California (89.392) - Chino, California (79.289) - Redlands, California (70.382) - Hemet, California (70.136) - Colton, California (51.427) - Oxnard—Thousand Oaks—Ventura MSA - Oxnard, California (184.463) - Thousand Oaks, California (124.207) - Simi Valley, California (112.345) - Ventura, California (104.092) - Camarillo, California (62.489)
Địa lý
Lòng chảo Los Angeles, nhìn về phía nam từ Đường Mulholland. Từ trái sang phải có thể nhìn thấy Dãy núi San Gabriel (đường chân trời), Phố chính Los Angeles, Tây Hollywood, Hollywood Bowl (tiền cảnh), Tây Los Angeles, Palos Verdes (hậu cảnh), Đảo Catalina (chân trời), Santa Monica, và Thái Bình Dương.
4/ Huntington beach:
Huntington Beach là một thành phố tại quận Cam, phía nam tiểu bang California, Hoa Kỳ. Thành phố nằm trong Vùng Đại Los Angeles. Dân số theo điều tra năm 2005 của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ là 194.436 người, theo điều tra năm 2011 thành phố có 189.992 dân, diện tích là  82,576 km². Thành phố Huntington Beach có 13,7 km bãi biển, khí hậu ôn hòa và là địa điểm lướt sóng phổ biến. Thành phố này giáp với Thái Bình Dương về phía tây nam, Seal Beach ở phía tây bắc, giáp Costa Mesa ở phía đông, Newport Beach về phía đông nam, giáp Westminster ở phía bắc, và Fountain Valley phía đông bắc.
Khu vực này ban đầu bị là nơi sinh sống của những người Tongva. Khu định cư châu Âu có từ khi một người lính Tây Ban Nha, Manuel Nieto, năm 1784 đã nhận được một khoản trợ cấp đất Tây Ban Nha là 300.000 mẫu Anh (1.200 km²), Rancho Los Nietos, như một phần thưởng cho quá trình trong quân ngũ của anh và khuyến khích định cư tại Alta California.
5/ Newport beach:
Newport Beach là một thành phố tại quận Cam, 10 dặm (16 km) về phía nam trung tâm Santa Ana, tiểu bang California, Hoa Kỳ. Thành phố nằm trong Vùng Đại Los Angeles. Dân số theo điều tra năm 2005 của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ là 80.006 người, dân số theo điều tra năm 2010 là 85.186 người, diện tích là 137,211 km².
6/ Mall Phước Lộc Thọ:
14/5/2015:
10h30 Đi về lại Las Vegas. Thời gian ô tô chạy 4 tiếng đồng hồ đến 14h30 thì tới Las Vegas ở khách sạn 4 sao Paris phòng 3175. Khách sạn 4 sao này có 33 tầng.
Tối đi Downtown
15/5/2015:
11h30 Đi thăm đập thủy điện Hoover Dam (1931-1935). Từ Las Vegas đi đập 1h xe chạy đến 12h30 thì tới nơi. Ở đây cảnh sát kiểm tra nghiêm ngặt trước khi mọi người đi xe ô tô vào đập.
Vài nét về Đập Hoover:
Con sông "dữ dội"
Đập Hoover, đã từng có tên gọi là đập Boulder, là một đập vòm bê tông trọng lực trong Black Canyon của sông Colorado, trên biên giới giữa các tiểu bang Arizona và Nevada của Hoa Kỳ. Nó được xây dựng giữa năm 1931 và 1936 trong cuộc Đại suy thoái. Việc xây dựng dập là kết quả của một nỗ lực to lớn liên quan đến hàng ngàn công nhân, và lấy đi hơn 100 sinh mạng. Đập được tranh cãi có tên trong danh dự của Tổng thống Herbert Hoover.
Sông Colorado rộng lớn với chiều dài 2.333 km, cung cấp nước tưới cho 1/12 ruộng đất nước Mỹ. Sông bắt đầu từ đầu nguồn thượng lưu dãy núi Rocheuses hướng về Tây Nam xuyên vượt sông Colorado, Utah và chảy qua khe sâu lớn, chảy vào bang New Mexico trước khi rót vào vịnh California, thành sông ranh giới giữa bang Arizona và bang Nevada, bang Arizona và bang Califonia. Sông Colorado là một con sông "dữ dội". Năm 1905, nó đột nhiên hoàn toàn thay đổi đường đi, hình thành nên hồ Sorton dài 77 km2, đe dọa đánh chìm lòng sông Inpiril bang California. Để khống chế và cải thiện điều kiện tưới nước, đồng thời dùng nó với mục đích phát điện, nhà chức trách quyết định xây dựng một đập nước lớn ở đoạn sông giáp giới bang Arizona và Nevada. Năm 1928, quốc hội xuất tiền, và công trình được khởi công vào năm 1931. Tổng thống lúc bấy giờ là Herbert Hoover hết sức quan tâm đến dự án này, quyết định lấy tên mình đặt là đập nước Hoover. Năm 1936, công trình xây xong, nhưng tổng thống Roosevelt gọi nó là đập nước Borde. Tên này được dùng mãi đến năm 1947, về sau quốc hội mới khôi phục lại tên cũ.
Đập nước Hoover khổng lồ
Để xây dựng đập nước này, người ta phải đào 8,2 triệu tấn nham thạch, với số lượng thép tương đương dùng để xây dựng Empire State Building. Nền đập dày 201 m, cao 221 m, suýt soát với độ cao của tòa nhà 70 tầng. Chỗ dựa sát vào phía Bắc đập nước đã thành hồ Mead, một trong những kho nước nhân tạo lớn nhất thế giới, với hình răng cưa không có quy tắc, dài 177 km, tuyến bờ hồ dài 1.323 km. Chi phí xây dựng 49 triệu USD. Công suất lắp đặt 2.080 MW, dung lượng 2.480.000 m3, dung tích đập tràn 11.000m3/s.
Ở phía Bắc hồ Mead là công viên quốc gia sa thạch đỏ rộng 14.165 ha. Sa thạch ở đây đang từ màu đỏ như lửa dần biến thành màu tím nhạt. Mưa gió xâm thực, sa thạch bị đẽo gọt thành dạng lọng tròn, tổ ong và các hình trạng lạ lùng độc đáo, giống như đầu và vòi của con voi lớn.
Khoảng 4.000 người đã tham gia xây dựng đập nước Hoover. Hoover nằm tại thị trấn Borde, một khu làng xinh xắn dễ chịu, với đủ nét đặc sắc của cả thành thị và thôn quê.
15/5/2015:
23h: Ra phi trường Las Vegas để về lại Chicago.
16/5/2015:
   Sau 3h30 bay thì đến Chicago lúc 4h30 giờ California; tức 6h30 giờ Chicago, chỉ cách nhau 2h đồng hồ.
   Thế là đã đến hồi kết thúc một chuyến đi đến Las Vegas sau một tuần lễ: Las Vegas nơi thiên đường hay địa ngục trần gian?. Las Vegas  nơi cờ bạc, rượu; ăn chơi trác táng thâu đêm; nơi có đập thủy điện Hoover khổng lồ nhất hành tinh. Một California có ¼ diện tích là sa mạc - nơi khô cằn sỏi đá, nóng bức. Một sa mạc bỗng mọc lên một Las Vegas tráng lệ; một kinh đô của ánh sáng; của những sòng bạc lớn nhất thế giới. Một trung tâm điện ảnh thế giới Hollywood lớn nhất ở California. Một Los Angeles nhà cửa nguy nga cao vút. Một bãi biển dài cả chục cây số Long bech, huntington beach, Newport beach. Những khu tiệm ăn Tàu, Tây, Á, Âu đủ cả. Những Hotel đồ sộ cao chọc trời với đầy đủ tiện nghi phục vụ cho con người ở Las Vegas, California. Những đường sá dài thẳng tắp tới chân trời vô tận thênh thang trên những đại lộ chằng chịt khắp nơi. Thôi thì đủ mọi thứ trên đời ở nơi đây đều sẵn có. 
   Một chuyến đi đã để lại trong lòng bao niềm vui với bao điều mới lạ không ngờ; nhưng cũng lắm nỗi băn khoăn khôn xiết thân thận con người, của mỗi hoàn cảnh sống khác nhau lắm vậy.
                               Illinois - Chicago tháng 5/2015                                                                            Triều Châu                             
     
Theo http://vi.wikipedia.org/
Ảnh Internet
                                                                                                   








































Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch

Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, trên báo chí và mạng xã hội thường phản ánh chuyệ...