Màu thời gian của Đoàn Phú Tứ
1. Lời người đi trước
Trong cuốn Thi nhân Việt Nam
1932-1941, trước bài thơ Màu thời gian, Hoài Thanh- Hoài Chân phải dành đến hơn
một trang in cho 10 lời chú, cộng thêm một trang riêng viết lời
bình (ngoài phần đầu viết về tác giả). Ấy thế mà khi kết bài bình, các ông cũng
phải hạ một câu: "Trong thơ ta, có lẽ không có bài nào khác tinh tế và kín
đáo như thế". Những công trình nghệ thuật đỉnh cao bao giờ cũng là những
bí mật như thách đố người thưỏng thức. Màu thời gian, ngoài Hoài Thanh- Hoài
Chân ra, cho đến nay cũng chưa có ai dám viết lời bình về nó.
Lại trong Đoàn Phú Tứ con
người và tác phẩm (NXB Văn học 1995), công trình của nhà nghiên cứu Văn Tâm-
chuyên gia số một về tác giả Đoàn Phú Tứ - cũng chỉ cung cấp tư liệu chung
quanh bài thơ này. Xin dẫn ra đây để bạn đọc rộng đường ngẫm ngợi mỗi khi thưởng
lãm bài thơ: "Ngày ấy, tôi có đi học ký xướng âm ở nhạc viện (cũng ở nhạc
viện bây giờ). Tôi cùng học với một thiếu nữ con nhà sang, người mềm mại,
mặt đẹp, đặc biệt nàng có đôi mắt mở tròn, toàn lòng đen, đôi mắt bồ câu. Tôi
đã nói chuyện với anh Tứ về sự hội ngộ này. Và chúng tôi thường đạp xe lên Hồ
Tây nghe nàng dạo đàn. Được ít lâu sau, chúng tôi nghe tin nàng ốm nặng. Anh Tứ
bạo dạn xin được vào thăm. Không biết ý tứ ra sao mà nàng khước từ. Anh Tứ thường
nghĩ đến điển xưa, có một nàng cung phi đã từ chối không tiếp "quân
vương", có lẽ không muốn để lại trong con mắt của quân vương hình ảnh tàn
tạ của mình. Điển cố này đã làm thành tứ thơ…" (Nhớ bạn- Hồi ký của Nguyễn
Lương Ngọc, tr. 161-162). Nhà NCVH Văn Tâm còn dẫn ra hai đoạn hồi ký của ông
Nguyễn Văn Thiện và ông Vũ Đình Hoè nữa cùng có nội dung tương tự với đoạn hồi
ký trên.
2. Với riêng tôi…
Cho đến lúc này giới sành thơ cũng không ai dám tự cho rằng mình đã hiểu bài Màu thời gian này. Nhưng thơ có khi không hẳn để hiểu. Thậm chí có nhiều áng thơ nếu cố tình "hiểu" lại không bao giờ đạt được, không bao giờ tới được cái thần của nó. Có những bài thơ chỉ để cảm thôi. Bài Màu thời gian là một bài thơ như vậy. Trong đó có những câu thơ thật hay, vừa có hương, vừa có màu (không phải là hương và màu của một vật thể hữu hình mà là của thời gian-một khái niệm dùng để đo đếm về nhịp điệu vũ trụ), lại trong một âm điệu thanh nhẹ, kín đáo, quyến luyến. "Màu thời gian không xanh/ Màu thời gian tím ngát/ Hương thời gian không nồng/ Hương thời gian thanh thanh". Rồi hai câu trong số bốn câu đó được điệp lại làm thành hai câu kết bài. Một nỗi yêu, nỗi nhớ tuy không cồn cào, không mãnh liệt, nhưng lặng lẽ, lan toả, len nhẹ mà thấm sâu vào tâm cảm người đọc.
Thêm nữa, do liên quan đến cái điển tích "Tần Phi", lại biết thêm câu chuyện giai thoại kể trên, bài thơ gợi lên trong ta một nỗi ngậm ngùi. Và sâu hơn, khiến ta không khỏi chạnh nghĩ đến cái quy luật tàn khốc của thời gian khiến mỗi đời người đều có một chung cục thật thương tâm…Bài thơ cứ thế xâm chiếm tâm hồn bạn đọc theo cái cách chỉ riêng nó có. Nó cho tôi tin rằng thơ ca có cái phẩm cách sang trọng thật sự mà không phải thể loại nào cũng có được. Xuân Thu nhã tập quan niệm: "Thơ không cần lúc nào cũng rõ nghĩa, vì nó không chủ động trong địa hạt ý nghĩa; không phải lúc nào cũng sáng sủa vì nó không vụ phát biểu cái phần sáng sủa của tâm linh, nó giữ phần sâu kín, nó giữ phần sâu sắc…" (Thơ).
Thi phái Xuân thu nhã tập định làm một cuộc cách tân lớn về thơ, nhưng tiếc thay họ không quyết liệt con đường vừa được khởi dựng. Họ vẫn nghiêng về lý thuyết. Mà lý thuyết vẫn nặng về tổng quát mà thiếu những thao tác cụ thể. Tuy nhiên, so với những cố gắng của hai bạn thơ trong cùng thi phái như Nguyễn Xuân Sanh, Phạm Văn Hạnh, thì Đoàn Phú Tứ vẫn là người thành công nhất, và cũng chỉ với một bài này.
2. Với riêng tôi…
Cho đến lúc này giới sành thơ cũng không ai dám tự cho rằng mình đã hiểu bài Màu thời gian này. Nhưng thơ có khi không hẳn để hiểu. Thậm chí có nhiều áng thơ nếu cố tình "hiểu" lại không bao giờ đạt được, không bao giờ tới được cái thần của nó. Có những bài thơ chỉ để cảm thôi. Bài Màu thời gian là một bài thơ như vậy. Trong đó có những câu thơ thật hay, vừa có hương, vừa có màu (không phải là hương và màu của một vật thể hữu hình mà là của thời gian-một khái niệm dùng để đo đếm về nhịp điệu vũ trụ), lại trong một âm điệu thanh nhẹ, kín đáo, quyến luyến. "Màu thời gian không xanh/ Màu thời gian tím ngát/ Hương thời gian không nồng/ Hương thời gian thanh thanh". Rồi hai câu trong số bốn câu đó được điệp lại làm thành hai câu kết bài. Một nỗi yêu, nỗi nhớ tuy không cồn cào, không mãnh liệt, nhưng lặng lẽ, lan toả, len nhẹ mà thấm sâu vào tâm cảm người đọc.
Thêm nữa, do liên quan đến cái điển tích "Tần Phi", lại biết thêm câu chuyện giai thoại kể trên, bài thơ gợi lên trong ta một nỗi ngậm ngùi. Và sâu hơn, khiến ta không khỏi chạnh nghĩ đến cái quy luật tàn khốc của thời gian khiến mỗi đời người đều có một chung cục thật thương tâm…Bài thơ cứ thế xâm chiếm tâm hồn bạn đọc theo cái cách chỉ riêng nó có. Nó cho tôi tin rằng thơ ca có cái phẩm cách sang trọng thật sự mà không phải thể loại nào cũng có được. Xuân Thu nhã tập quan niệm: "Thơ không cần lúc nào cũng rõ nghĩa, vì nó không chủ động trong địa hạt ý nghĩa; không phải lúc nào cũng sáng sủa vì nó không vụ phát biểu cái phần sáng sủa của tâm linh, nó giữ phần sâu kín, nó giữ phần sâu sắc…" (Thơ).
Thi phái Xuân thu nhã tập định làm một cuộc cách tân lớn về thơ, nhưng tiếc thay họ không quyết liệt con đường vừa được khởi dựng. Họ vẫn nghiêng về lý thuyết. Mà lý thuyết vẫn nặng về tổng quát mà thiếu những thao tác cụ thể. Tuy nhiên, so với những cố gắng của hai bạn thơ trong cùng thi phái như Nguyễn Xuân Sanh, Phạm Văn Hạnh, thì Đoàn Phú Tứ vẫn là người thành công nhất, và cũng chỉ với một bài này.
Văn Giá
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét