“Mắt sóng” là tập thơ thứ năm của Phạm Thị Phương Thảo, NXB Văn học năm 2013. Sức
sáng tạo dồi dào cùng sự tươi mới của cảm xúc, tìm tòi trong phong cách thể hiện
làm cho thơ của chị luôn mới. Trong tập “Mắt sóng” có 55 bài nhưng đã có tới 13
bài lục bát, một thể thơ dễ làm nhưng khó hay, khó làm “mới” nhưng khi đọc người
đọc không khỏi bất ngờ bởi cái mới, cái lạ, mỗi ý thơ, mỗi bài thơ của chị căng
đầy một sự dồn nén, ấp ủ rồi đến một lúc chín muồi con chữ tự tuôn trào thành
những vần thơ trong trẻo, tươi non như những “búp xuân” trên cánh đồng thơ mơn
mởn. ...
Vườn em hoa trái bốn mùa thắm xanh
“Mắt sóng” là tập thơ thứ năm của Phạm Thị Phương Thảo, NXB
Văn học năm 2013. Sức sáng tạo dồi dào cùng sự tươi mới của cảm xúc, tìm tòi
trong phong cách thể hiện làm cho thơ của chị luôn mới. Trong tập “Mắt
sóng” có 55 bài nhưng đã có tới 13 bài lục bát, một thể thơ dễ làm nhưng khó
hay, khó làm “mới” nhưng khi đọc người đọc không khỏi bất ngờ bởi cái mới,
cái lạ, mỗi ý thơ, mỗi bài thơ của chị căng đầy một sự dồn nén, ấp ủ rồi đến một
lúc chín muồi con chữ tự tuôn trào thành những vần thơ trong trẻo, tươi non như
những “búp xuân” trên cánh đồng thơ mơn mởn.
Đây là những vần thơ miêu tả hay nỗi lòng của người thơ:“Dịu dàng ơi búp thanh tân
Bốn mùa ăm ắp lá mầm tươi non ...
Vui buồn đan kín ước mơ
Vườn em hoa trái bốn mùa thầm xanh”
(Ngón xuân)
“Búp thanh tân” cùng sự căng đầy và bao hương sắc của hoa
trái bốn mùa trong sự dâng hiến thầm lặng ấy đem lại cho người đọc một cảm giác
yêu đời và yêu người đến say lòng. Chữ “thầm xanh” thật là nữ tính và cũng
thật là ấn tượng. Cũng trong mạch cảm xúc ấy, Phạm Thị Phương Thảo trải lòng
trong chiêm nghiệm về con người, về cuộc đời:
“Phù sa anh, bến sông đờiLênh đênh chở cả một thời bão giông
Quanh co khúc đục khúc trong
Tình sông mải miết ngậm đòng phù sa”
(Tình sông)
“Phù sa anh, bến sông đời” là câu thơ với hai vế đăng đối
chở bao tâm tình nhân thế, sâu xa trong ý tứ, độc đáo trong ẩn dụ, “ngậm đòng
phù sa” làm cho người đọc liên tưởng tới những cánh đồng mầu mỡ có được từ bao
năm tháng phù sa bồi đắp và những “cánh đồng người” có được qua bao gian lao
khó nhọc của bao thế hệ mà từ đó ươm trồng mà nẩy nở những “cánh đồng thơ”, chị
như người đãi chữ tìm những ngọc ngà châu báu mà kết nên thơ ca cho mình
và cho đời. Trong thơ của Phạm Thị Phương Thảo thiên nhiên hiện lên như một bức
tranh lụa mịn màng đầy màu sắc âm thanh trong trẻo vô ngần, đáng yêu làm
sao:
“Giêng Hai hây hẩy tơ
non
Bao tinh khôi vẫn như
còn phôi thai”
(Giêng Hai)
Thấy được cái “tinh khôi” “phôi thai” của mùa xuân trong mùa
đông giá rét ấy thật là tinh tế. Ta thấy nhà thơ như đang nâng niu những “tinh
khôi” ấy để rồi reo vui đón xuân sang:
“Mùa xanh lảnh lót xuân
sang
Cỏ mềm ướt lối địa đàng
lãng quên”
Mà không “lãng quên” sao được trước giây phút đất trời cùng
lòng người như giao hòa ngất ngây trong một mùa mơn mởn của sự hoàn sinh kỳ diệu.
Cũng trong cái tứ về mùa xuân, bài “Lắng xuân” không chỉ miêu tả những “lộc non”,
“lá biếc”, “hương vườn”... mà hơn thế chị còn “thấy” cả những: “Nõn nà lá biếc
bập dầm thân khô”, câu thơ như lắng lại trong một cái nhìn rất phụ nữ và đầy
tình người, để rồi trân quí hơn những gì tạo hóa ban tặng:
“Tiếng xuân khe khẽ
đâu đây
Gọi vòng tay nắng ôm đầy...
mầm xanh”.
Hình tượng “vòng tay nắng” thật là lung linh và cũng rất
sáng tạo, không chỉ giới hạn trong hơi ấm của con người mà của cả đất trời. Câu
thơ nhẹ nhàng, cô đọng nhưng sao mà sâu lắng, lay động hồn người. Trong bài: “Rụng”,
từng cặp lục bát lại đem đến cho người đọc những bất ngờ, lý thú, suy ngẫm:
“Vỡ ngày chiều rụng vào
đêm
Cây vừa khép mắt rụng
thêm lá vàng
Hạt buồn rụng xuống nhân
gian
Ngang trời nắng rụng bàng
hoàng cỏ cây
Cánh diều rụng bởi chạm
mây
Triều lên sóng rụng đẫm
đầy ngực em
Nhớ ai rụng buốt tim mềm
Mắt người rụng tím cả miền
mộng mơ
Đa tình bỗng rụng vào
thơ
Ánh trăng rụng chín cả bờ
vai đêm...”.
Bài thơ có tới 10 từ “rụng” nhưng mỗi từ trong một ý thơ lại
mang một sắc thái biểu cảm khác nhau, qua những hiện thực của tự nhiên chuyển tải
những rung động sâu sắc về cuộc đời, về phận người, về giới hạn của đời người,
và nhân tình thế thái. Bài thơ được đẩy dần lên cao trào rồi nhẹ nhàng đưa người
đọc trở lại mạch cảm xúc rất thơ, chan chứa tình người.
Trong những bài lục bát của Phạm Thị Phương Thảo, có những
bài người đọc ấn tượng ngay từ tên bài như: “Câu thơ vớt hôm rằm”, song không
chỉ “lạ” từ cái tên mà còn “lạ” trong lập tứ, lập ngôn:
“Dùng dằng người vớt câu
thơ
Vắt lưng chừng gió một bờ
trăng ngoan”
Biết là “trăng ngoan” mà vẫn ngại ngần, dùng dằng khi “vỡ
câu thơ”, có mâu thuẫn không? Không khi ta hiểu nỗi lòng của tác giả:
“Thơ như đang tuổi trăng
cài
Thì ra người thơ yêu thơ, say thơ nhưng câu thơ còn đang “tuổi
trăng cài” nên cứ dùng dằng, bồn chồn trên “lối thiên thai”.
Thơ lục bát của Phạm Thị Phương Thảo có nhiều phát hiện mới
trong cách dùng từ, tinh tế trong những biện pháp tu từ, đôi lúc phá cách làm
tăng hiệu quả thẩm mỹ như:
“Nhốt duyên vào lúm đồng
tiền...
Tháng năm gồng gánh ưu
phiền
Gói tình giấu kín chữ
duyên trong mình
Đồng tiền má lúm tròn
xinh
Mang về gói kỹ chút tình
riêng tôi”
Hoặc trong cái tứ “Khát” Phương Thảo đã rất có duyên khi diễn
tả những điều tưởng như không thể nắm bắt được trở nên hữu hình và giầu sức gợi:
“Cánh đồng khô khát cơn
mưa
Cánh hoa khát nắng câu
thơ khát tình
Giọt sương khát ánh bình
minh
Rừng cây khát gió
rung rinh gọi mời/
Nỗi buồn khát giọt lệ
rơi
Nỗi nhớ khát uống môi
người mình thương
Tuổi già khát nhớ quê
hương
Tuổi thơ khát được yêu
thương ngọt ngào...”
Bài thơ đầy sự thâm trầm triết lý nhưng nhẹ nhàng, thấm thía
với câu kết thật bất ngờ:
“Lời yêu khát cánh bay
cao
Nồng nàn khát được tan
vào trong nhau”
Cuộc sống vốn như thế đấy, con người mà không khát khao thì
sẽ tẻ nhạt, vô vị.
Viết về vùng cao, các nhà thơ thường dùng thể thơ tự do để
có thể miêu tả cái gập ghềnh, cheo leo của núi, của đèo, của thác... cùng sự bảng
lảng của mây, sương... Phạm Thị Phương Thảo vẫn chung thủy với thể thơ lục bát
nhưng với nhứng sáng tạo nghệ thuật đã đem lại cho những nơi này một diện mạo mới
như trong bài “Sa Pa”:
“Giang tay vít đám mây
ngàn
Câu thơ pha chút ngang tàng, hóm hỉnh nhưng rồi cái ảo pha lẫn
cái thực của vùng đất ngang trời như “cõi tiên” này làm cho nhà thơ say lòng tự
lúc nào:
“Sa Pa yêu tự
thuở nào
Sáo khèn réo rắt, trăng
sao rụng đầy
Say từ hoa lá cỏ cây
Say từ phiên chợ người
say đêm nào”
Cách thể hiện không dẫm vào nốt chân những người đi trước mà
vẫn quen thuộc, ăm ắp hơi thở Sa Pa. Còn đây là “Thảo nguyên”: Trong bao mướt
xanh của “nương sắn”, “bãi lau”, “xa xa dãy núi bản làng nhấp nhô”, nhà thơ nhà
thơ còn thấy “sữa bò thơm giữa môi người ngẩn ngơ” và tự hỏi:
“Cỏ còn xanh đến bao giờ
Mốt mai ai có đợi chờ
bóng ai?”
Trong sự vận động của xã hội chúng ta đâu chỉ trông chờ vào
thiên nhiên ban tặng, quan trọng hơn phải biết giữ gìn và làm phong phú thêm
cho chính mình và cho mai sau. Câu hỏi tu từ ở cuối bài đầy sự trăn trở, thức tỉnh
nhân tâm và trách nhiệm của mỗi người. “Tháng ba Đà Lạt” lại mang một hơi thở mới:
“Tháng ba xuân nhả ngọc
ngà
Trời cao nguyên cũng như
òa giọt thương
Bất chợt mưa xéo ngang
đường
Phượng tím thảng thốt ngậm
hương bùi ngùi...”.
“Giọt thương” ẩn chứa cái tính sâu nặng của đất trời và lòng
người kia sao mà day dứt và với hai câu phá cách về niêm luật ở cuối bài làm
cho bài thơ đầy sức nặng, ám ảnh, dư ba...
Thơ lục bát của nhà thơ Phạm Thị Phương Thảo vừa kế thừa được những
nét đẹp của thể thơ truyền thống nhưng với sự dầy công trong tìm tòi thể hiện,trong
sự lao động nghệ thuật nghiêm túc, cẩn trọng trong từng câu chữ, không gò ép
trong khuôn sáo, chị đã thành công ở thể thơ khó tính này. Trong thơ lục bát của
chị không chỉ có vần điệu, không chỉ có mầu sắc, âm thanh mà còn đầy nhạc điệu,
kế thừà mạch nguồn dân gian . Thơ lục bát của chị như con thuyền chở đầy tâm trạng,
mỗi câu, mỗi chữ cứ ngân lên trong lòng người đọc nhạc khúc của tình yêu và cuộc
sống!.
Hà
Nội 8.2013
Dương Hiền Nga
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét