Cao Bá Quát với chiều say
Căn cứ vào nội dung và nhất là một vài thi liệu
quen thuộc, có thể đoán định Cao Bá Quát viết bài Bạc vãn tuý quy (Chiều say trở
về) ở Hà Nội, khi ông có khoảng bốn năm bị thải hồi, nằm khàn như con hạc ốm ở
ngôi nhà của mình bên hồ Trúc Bạch bây giờ, cụ thể hơn là quãng đối diện với Cửa
Bắc của kinh thành Thăng Long xưa.
BẠC VÃN TUÝ QUY
Phiên âm:
Minh đính quy lai bất dụng phù,
Nhất giang yên trúc chính mô hồ.
Nam nam tự dữ liên hoa thuyết,
Khả đắc hồng như tửu diện vô?
Nhất giang yên trúc chính mô hồ.
Nam nam tự dữ liên hoa thuyết,
Khả đắc hồng như tửu diện vô?
Dịch nghĩa:
CHIỀU TÀ, SAY TRỞ VỀ
Say mềm, đi về không cần người đỡ,
Cả một dải sông mịt mờ những khói cùng tre.
Lầm rầm khẽ hỏi bông hoa sen:
“Có đỏ được bằng mặt rượu của ta không?”.
Cả một dải sông mịt mờ những khói cùng tre.
Lầm rầm khẽ hỏi bông hoa sen:
“Có đỏ được bằng mặt rượu của ta không?”.
Bản dịch thơ của Vũ Bình Lục:
Say mềm, người đỡ chả cần,
Dải sông tre khói như gần như xa…
Rì rầm khẽ hỏi bông hoa
Mặt sen với so với mặt ta… ai hồng?
Dải sông tre khói như gần như xa…
Rì rầm khẽ hỏi bông hoa
Mặt sen với so với mặt ta… ai hồng?
Căn cứ vào nội dung và nhất là một vài thi liệu
quen thuộc, có thể đoán định Cao Bá Quát viết bài Bạc vãn tuý quy (Chiều say trở
về) ở Hà Nội, khi ông có khoảng bốn năm bị thải hồi, nằm khàn như con hạc ốm ở
ngôi nhà của mình bên hồ Trúc Bạch bây giờ, cụ thể hơn là quãng đối diện với Cửa
Bắc của kinh thành Thăng Long xưa. Thời gian này, nhà thơ nhàn rỗi sáng tác nhiều,
thi thoảng giao lưu gặp gỡ một số bạn bè thân, như tiến sĩ Vũ Tông Phan, tiến
sĩ Nguyễn Văn Lý, Phương Đình Phó Bảng Nguyễn Văn Siêu…Đương nhiên, thi thoảng
lại cũng có những cuộc rượu, hiếu hỉ với bà con, và cả với quan hệ quê hương,
gia đình nội ngoại, thậm chí là cả những học trò cũ của Thầy Cao. Ấy cũng là lẽ
thường, huống hồ, Cao Chu Thần vẫn là một “Cụ Cử”, một thầy giáo, được nhân dân
và học trò kính trọng.
Chắc là đi dự tiệc về, cưới cheo hoặc tân
gia, giỗ chạp… Thi nhân uống say, gọi là say mềm, nhưng thực ra cũng chỉ mới là
say “chếnh choáng” thôi. Chếnh choáng thôi, nên mới Không cần người đỡ, (bất
dụng phù) mà liêu xiêu tự đi về. Đường về, cũng không biết bao xa, nhưng chắc
chắn là thi nhân đi bộ.
Có lẽ nơi có tiệc tùng do người ta mời, cũng quanh quất đâu đó đoạn Yên Phụ, bên bờ sông Hồng, ngày ấy còn bát ngát tre pheo, chính là cái luỹ tre bảo vệ thành Đại La xưa, bên bờ sông Lô (Một tên khác của sông Hồng) trong thơ Đoàn Nguyễn Tuấn (Luỹ tre thành Đại La)? Hoặc giả đó có thể là làng Phú Thị, nơi nhà thơ cất tiếng khóc chào đời chăng?. Chếnh choáng hơi men, cũng còn có thể ngẩng đầu quan sát xung quanh, chỉ thấy “Mịt mùng những khói cùng tre”. Đang là mùa hạ, hoặc là cuối hạ đầu thu, nên Hồ Tây hoặc là một con sông nhỏ nào đó bên Gia Lâm, vẫn còn hoa sen nở. Khách say “Lầm rầm hỏi khẽ bông hoa sen”: rằng hoa sen kia “Có đỏ được bằng mặt rượu của ta không?”…
Có lẽ nơi có tiệc tùng do người ta mời, cũng quanh quất đâu đó đoạn Yên Phụ, bên bờ sông Hồng, ngày ấy còn bát ngát tre pheo, chính là cái luỹ tre bảo vệ thành Đại La xưa, bên bờ sông Lô (Một tên khác của sông Hồng) trong thơ Đoàn Nguyễn Tuấn (Luỹ tre thành Đại La)? Hoặc giả đó có thể là làng Phú Thị, nơi nhà thơ cất tiếng khóc chào đời chăng?. Chếnh choáng hơi men, cũng còn có thể ngẩng đầu quan sát xung quanh, chỉ thấy “Mịt mùng những khói cùng tre”. Đang là mùa hạ, hoặc là cuối hạ đầu thu, nên Hồ Tây hoặc là một con sông nhỏ nào đó bên Gia Lâm, vẫn còn hoa sen nở. Khách say “Lầm rầm hỏi khẽ bông hoa sen”: rằng hoa sen kia “Có đỏ được bằng mặt rượu của ta không?”…
Vậy là hai câu sau, kết thúc bài thơ, mới tỏ
cái chếnh choáng thật sự của thi nhân, nửa say nửa tỉnh. Hỏi cái bông hoa sen
đang nở hồng rực rỡ kia, hỏi khẽ thôi, lầm rầm thôi, như thể là ta với hoa sen
vốn đã là tri âm tri kỷ của nhau từ lâu rồi, biết nhau từ lâu rồi. Rằng hoa sen
đỏ đẹp đẽ nhường kia, liệu có đỏ bằng mặt ta đang đỏ hồng lên vì hơi rượu
không? Như thế là mặt hoa mặt rượu tương phùng, tương giao xuân sắc, cũng đều
là rực rỡ sáng láng một vùng trời! Quả là một ý thơ lạ, sâu sắc và gợi nhiều
thi vị. Một hồn thơ trong trẻo, nặng trĩu tình đời, tài hoa hiếm thấy, khiến
người đời tâm phục khẩu phục, tôn vinh ông vào bậc Thánh Thơ, cũng không lấy
gì làm lạ!.
Vũ Bình Lục
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét