Như rất nhiều nữ sĩ khác,
Nguyễn Thị Thúy Ngoan chủ yếu làm thơ lục bát. Thơ lục bát của Nguyễn Thị Thúy
Ngoan có nhiều bài khá, lại cũng có một số bài hay. Theo chỗ tôi nghĩ, thơ lục
bát của Nguyễn Thị Thúy Ngoan còn có cả đôi bài vào loại tuyệt phẩm nữa kia.
Nhưng ở thể thơ tự do, Thúy Ngoan cũng để lại ấn tượng trong lòng ban đọc với một
bài thơ vào loại hay, ví như bài VÒ RƯỢU RỖNG này chẳng hạn!...
VÒ RƯỢU RỖNG
Nguyễn Thị Thúy Ngoan
Như
là sóng xô bờ đá
Ngôi nhà nghiêng ngả tiếng cười
Cốc rượu đầy rồi vơi
Em cũng cạn cả một thời nông nổi
Ngôi nhà nghiêng ngả tiếng cười
Cốc rượu đầy rồi vơi
Em cũng cạn cả một thời nông nổi
Các anh về
Còn lại em thôi
Trăng hạ tuần ngoài thềm thao thức
Đôi thạch sùng đuổi nhau kêu
Tiếc...tiếc...
Chiếc đồng hồ day dứt
Lai rai tiếng nhạc gặm buồn
Rượu đầy vò
Mà
Không đàn ông
Ngôi nhà thành vò rượu rỗng...
Còn lại em thôi
Trăng hạ tuần ngoài thềm thao thức
Đôi thạch sùng đuổi nhau kêu
Tiếc...tiếc...
Chiếc đồng hồ day dứt
Lai rai tiếng nhạc gặm buồn
Rượu đầy vò
Mà
Không đàn ông
Ngôi nhà thành vò rượu rỗng...
Cấu trúc bài thơ như thế này
là chặt chẽ. Ngôn ngữ thơ như thế này là đã được chọn lọc kỹ càng, gọn và sắc.
Một tứ thơ rất hay và độc đáo. Bài thơ giản dị, chủ yếu chỉ là kể và tả. Kể về
một cuộc vui trong nhà mình, bạn hữu là khách văn chương hình như chủ yếu là
nam giới, được chủ nhà tiếp đón chân thành nồng hậu bằng một cuộc rượu vui vẻ
và thoải mái. Họ uống hết lòng. Họ vui hết cỡ, cười cười nói nói ngả nghiêng
như “sóng xô bờ đá”, đến nỗi ngôi nhà thường ngày lặng lẽ bình yên giờ đây cũng
“nghiêng ngả tiếng cười”...Còn chủ nhà thì sao? Thúy Ngoan là một nữ sĩ, sống
âm thầm cùi cũi nuôi mấy đứa con thơ dại, cô đơn đã mấy chục năm nay, bây giờ
đã đến cái tuổi bóng ngả sang chiều, nhưng hồn thơ vẫn đang thao thức, vẫn đang
khát khao được chia sẻ, khát khao được hưởng niềm vui hạnh phúc lứa đôi, như ở
đời ai mà chẳng muốn vậy. Thế nên, có các anh là bạn bè văn chương khác giới đến
đây, để đọc thơ, để uống với nhau chén rượu nghĩa tình tri kỷ tri âm, để sẻ
chia nỗi đầy vơi thế sự, cũng là chả có mấy khi. Còn tiếc gì mà chả uống trong
cuộc vui ít có này, cho nên: “Em cũng cạn cả một thời nông nổi”, để được thả
cái bồng bềnh cô đơn của mình vào một cuộc vui chung...
Nhưng cuộc vui nào rồi cũng sẽ phải tàn. Cuộc hội ngộ văn chương bè bạn đầy ắp tiếng cười, rượu nói rồi người cũng tranh nhau nói, say sưa ngả nghiêng cả trời đất, cuối cùng rồi cũng đến lúc tàn canh. Tả, là tả cái chênh vênh của tâm trạng mình, thông qua mấy chi tiết tiêu biểu gần gũi, để kí thác tâm tư, để lấp đầy cái khoảng trông lặng im mà xáo động không sao nói ra được bằng lời.
Nhưng cuộc vui nào rồi cũng sẽ phải tàn. Cuộc hội ngộ văn chương bè bạn đầy ắp tiếng cười, rượu nói rồi người cũng tranh nhau nói, say sưa ngả nghiêng cả trời đất, cuối cùng rồi cũng đến lúc tàn canh. Tả, là tả cái chênh vênh của tâm trạng mình, thông qua mấy chi tiết tiêu biểu gần gũi, để kí thác tâm tư, để lấp đầy cái khoảng trông lặng im mà xáo động không sao nói ra được bằng lời.
Các anh về
Còn lại em thôi
Trăng hạ tuần ngoài thềm thao thức
Đôi thạch sung đuổi nhau kêu
Tiếc...tiếc...
Chiếc đồng hồ day dứt
Lai rai tiếng nhạc gặm buồn...
Còn lại em thôi
Trăng hạ tuần ngoài thềm thao thức
Đôi thạch sung đuổi nhau kêu
Tiếc...tiếc...
Chiếc đồng hồ day dứt
Lai rai tiếng nhạc gặm buồn...
Rõ là hai khổ thơ hoàn toàn
đối lập. Đối lập giữa âm thanh ồn ã tiếng cười tiếng nói đông vui “như sóng xô
bờ”, với cô đơn vò võ lặng im hoang hoải sau cuộc rượu đã tàn. Một sự lặng im
buồn bã mà đang dào lên muôn lớp sóng ngầm dường như tâm can không thể nào chịu
nổi. Hình ảnh ánh trăng hạ tuần trên thềm “thao thức”, cùng với âm thanh nhí
nhách của đôi thạch sùng chép miệng trên tường như thể “tiếc...tiếc”, như thể vừa
để mất đi một cái gì ghê gớm lắm, cùng với tiếng đồng hồ “lai rai day dứt” gặm
nhấm nỗi buồn thăm thẳm. Không phải là một con thạch sùng, mà lại là một đôi thạch
sùng chồng vợ, nó như đang trêu ngươi, như đang diễu cợt ta, rí rách bên tai
ta, khiến nhân vật trữ tình tự rơi vào thế cô đơn, tự rơi vào chỗ sâu thẳm của
nỗi buồn. Tả sự cô đơn trống vắng như thế, cũng đã là vừa đủ để khép lại cái
tình thơ xao xuyến mênh mông vời vợi, không thể thốt lên, không thể kêu lên tiếng
kêu khát vọng vỡ toang cả đất trời!...
Rượu đầy vò
Mà
Không đàn ông
Ngôi nhà thành vò rượu rỗng...
Mà
Không đàn ông
Ngôi nhà thành vò rượu rỗng...
Đấy là suy tư, đấy là tự vấn,
đấy cũng là cảm thức chiêm nghiệm. Và đấy cũng có thể nói là tiếng kêu da diết
của con thạch sùng cô lẻ, đau đớn đến tận cùng nỗi đau về sự trống rỗng của người
đàn bà góa bụa trong người đàn bà rưng rức hồi xuân...
Ngôn ngữ thơ giản dị, tình
thơ chân thành, thể hiện được một cách sâu sắc nỗi đau nhân bản của người đàn
bà trong hoàn cảnh éo le, vẫn cố gồng mình lên để sống, để khao khát được là
mình. Thơ như thế, đã đạt đến sự tinh tế của cõi thơ linh diệu, có thể xếp vào
thư viện những bài thơ tình hay nhất của thơ Việt hiện đại được chăng?...
Vũ Bình Lục
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét