Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2020

Tìm hiểu các nhân tố giao tiếp trong ca dao tình yêu

Tìm hiểu các nhân tố giao tiếp 
trong ca dao tình yêu

Ca dao Việt Nam về 
tình yêu đôi lứa. Nguồn: izon.vn
Mục đích của những cuộc giao tiếp trong ca dao tình yêu là nhằm bộc lộ những tình cảm, thái độ của con người, xác lập và củng cố những mối quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp. Những mục đích này có thể được thể hiện một cách trực tiếp nhưng cũng có thể được thể hiện một cách gián tiếp thông qua mối quan hệ với các nhân tố giao tiếp khác như: không gian giao tiếp, nội dung giao tiếp và nhân vật giao tiếp.
PHẦN MỞ ĐẦU
I- Lý do chọn đề tài
1- Giao tiếp bằng ngôn ngữ là một hoạt động quan trọng, là nhu cầu thiết yếu của con người. Hoạt động này diễn ra trong xã hội loài người nhằm trao đổi thông tin, bộc lộ tình cảm giữa người với người. Đồng thời hoạt động giao tiếp còn là động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Vì vậy có thể nói giao tiếp là một hoạt động không thể thiếu trong xã hội loài người cũng như trong cuộc sống con người. Trong đó “giao tiếp bằng ngôn ngữ là một lẽ sống còn của xã hội”.[23;10].
Tuy nhiên, khi giao tiếp bằng ngôn ngữ với một người nào đó thì những câu hỏi như: Người giao tiếp với mình nói cái gì? Họ nói như thế nào? Tại sao lại nói như vậy mà không nói khác đi?…luôn đặt ra trong những suy nghĩ của ta. Đây là những vấn đề thuộc về nhân tố giao tiếp mà ngữ dụng học quan tâm và tìm cách giải quyết. Nó được xem là một trong ba khái niệm nền tảng của ngữ dụng học- một ngành khoa học rất mới mẻ nghiên cứu “quan hệ giữa tín hiệu với người lí giải chúng” (Charles William Morris). Chúng luôn có mặt trong các cuộc giao tiếp và chi phối cuộc giao tiếp đó về nội dung và hình thức. Vì vậy mà cuộc giao tiếp thành công hay thất bại là tùy thuộc người giao tiếp có ứng xử phù hợp với các nhân tố có mặt trong cuộc giao tiếp ấy không?
Nghiên cứu nhân tố giao tiếp sẽ giúp cho ta hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn về giao tiếp, các nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp và chi phối cuộc giao tiếp đó để biết cách điều chỉnh hoạt động giao tiếp của mình nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp cao. Cũng như khi xem xét một phát ngôn nào đó ta cũng cần phải biết được phát ngôn đó do ai nói, nói trong hoàn cảnh nào, nói cái gì và nói để làm gì? Nếu trả lời được những câu hỏi trên là ta đã có thể hiểu được điều mà người phát ngôn muốn nói. Vì vậy khi xem xét bất cứ một phát ngôn nào ta cũng cần phải chú ý tới các nhân tố chi phối phát ngôn đó.
Hơn nữa trong một xã hội văn minh tiến bộ thì giao tiếp bằng ngôn ngữ không chỉ là hoạt động sống mà còn là văn hóa của con người. Xác định được tầm quan trọng đó, Bộ giáo dục đã đưa vào sách giáo khoa (lớp 10 tập 1 chương trình mới) để giảng dạy cho học sinh phổ thông với tựa bài viết “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” để giúp cho các em có những hiểu biết cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ của con người. Vì vậy chúng tôi nhận thấy tìm hiểu nhân tố giao tiếp không chỉ thiết thực về mặt cuộc sống mà còn cần thiết cho việc giảng dạy sau này.
2- Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, ca dao dân ca là một trong những sáng tác được phổ biến rộng rải và có sức sống lâu bền vào bậc nhất. Nó là tiếng nói của cảm xúc, của tình cảm, là nơi bộc lộ rõ nhất tâm hồn dân tộc. Ý nghĩa cơ bản của thơ ca trữ tình dân gian là biểu đạt những tư tưởng, tình cảm của người bình dân. Đó là tiếng nói của tâm hồn, tình cảm là “tiếng tơ đàn muôn điệu của tâm hồn quần chúng”. [29;5]
“Giá trị về nhiều mặt đã đưa những câu hát dân gian này vượt qua thử thách thời gian hàng ngàn năm… Sự trường tồn của những bông hoa hương sắc này trong vườn hoa văn nghệ dân tộc sẽ mãi mãi là niềm tự hào của mọi người dân việt” [6;32]. Từ tình cảm đẹp đó, việc tìm hiểu nghiên cứu ca dao- dân ca dưới nhiều góc độ khác nhau càng trở nên cần thiết vì nó sẽ giúp cho chúng ta hiểu đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về dân tộc mình cha ông mình. Điều đó đã được khẳng định bằng biết bao công trình nghiên cứu say mê về ca dao từ việc sưu tầm biên soạn đến việc tìm hiểu, nghiên cứu ở nhiều phương diện khác nhau từ nội dung cho đến nghệ thuật.
Trong ca dao dân ca trữ tình thì phong phú nhất, sâu sắc nhất là mảng ca dao về tình yêu nam - nữ. Trai gái gặp gỡ, tìm hiểu nhau, thổ lộ tình cảm với nhau trong khi lao động, hội hè đình đám, vui xuân. Họ có thể thổ lộ với nhau bằng câu “ví”, bằng hình thức giao duyên trong những cuộc hát đối đáp nam - nữ. Mặc dù là sản phẩm của văn hóa dân gian nhưng nếu nhìn dưới góc độ của ngữ dụng học thì rõ ràng bài viết ca dao là một cuộc giao tiếp bởi nó có cả lời trao và lời đáp. Hơn nữa, qua phát ngôn ta còn thấy có đầy đủ các nhân tố cơ bản của một cuộc giao tiếp như nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp và mục đích giao tiếp. Các nhân tố này luôn có mặt trong một cuộc giao tiếp và chi phối cuộc giao tiếp đó. Vì vậy ngoài được nghiên cứu dưới góc độ thi pháp thì những bài viết ca dao này còn có thể được nghiên cứu dưới góc độ của ngữ dụng. Nay chúng tôi muốn góp phần tìm hiểu ca dao dưới góc độ mới - giao tiếp.
Trên đây là tất cả những lý do để chúng tôi chọn đề tài “Tìm hiểu các nhân tố giao tiếp trong ca dao tình yêu”.
II- Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1- Ngữ dụng học là một ngành khoa học mới mẻ nghiên cứu quan hệ giữa ngôn ngữ và các sản phẩm của ngôn ngữ với ngữ cảnh. Trong đó nhân tố giao tiếp là một trong những khái niệm nền tảng. Nó không chỉ được những chuyên gia về ngữ dụng học quan tâm mà còn thu hút các nhà ngôn ngữ học tìm hiểu nghiên cứu.
Đỗ Hữu Châu có công trình nghiên cứu chuyên sâu về nhân tố giao tiếp trong “Đại cương ngôn ngữ học”. Đây là một công trình nghiên cứu khá đầy đủ, sâu sắc và toàn diện về nhân tố giao tiếp. Theo ông nhân tố giao tiếp gồm ngữ cảnh, ngôn ngữ và diễn ngôn. Các nhân tố này luôn có mặt trong cuộc giao tiếp, chi phối cuộc giao tiếp đó và chi phối diễn ngôn về hình thức cũng như nội dung.
Nhân tố ngữ cảnh là một tổng thể gồm hai hợp phần: một là nhân vật giao tiếp với vai giao tiếp và quan hệ liên cá nhân, hai là hiện thực ngoài diễn ngôn với hiện thực - đề tài của diễn ngôn, thế giới khả hữu và hệ qui chiếu; hoàn cảnh giao tiếp, thoại trường và ngữ huống giao tiếp.
Nhân tố ngôn ngữ gồm các phương diện: đường kênh thính giác và thị giác, các biến thể của ngôn ngữ và loại thể.
Nhân tố diễn ngôn gồm: câu, phát ngôn, diễn ngôn; chức năng của giao tiếp và các thành tố nội dung của diễn ngôn.
Ngoài ra, Bùi Minh Toán còn có công trình nghiên cứu về nhân tố giao tiếp dưới dạng ứng dụng là “Giản yếu về hoạt động tiếng Việt và từ” trong  “Từ trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt”. Trước khi tìm hiểu về sự chi phối của các nhân tố giao tiếp đối với việc dùng từ, Bùi Minh Toán đã trình bày sơ lược về giao tiếp và vai trò của nó trong xã hội cũng như hai quá trình trong hoạt động giao tiếp vì đó là cơ sở để tìm hiểu về sự chi phối của nhân tố giao tiếp đối với từ trong hoạt động.
Trong công trình này, Bùi Minh Toán đã chọn khảo sát bốn nhân tố giao tiếp thường xuyên có mặt trong một cuộc giao tiếp là: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp và mục đích giao tiếp. Trước tiên, trong mỗi phần ông trình bày những hiểu biết về các nhân tố giao tiếp một cách khái quát, ngắn gọn sau đó tác giả đưa ra một số ví dụ minh họa rồi phân tích và chỉ rõ sự chi phối của từng nhân tố đối với từ trong từng ví dụ cụ thể.
Bên cạnh đó, Đinh Trọng Lạc có công trình nghiên cứu về phong cách học tiếng Việt cũng có đề cập đến “Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp và các nhân tố ngoài ngôn ngữ qui định sự lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ”. Đầu tiên tác giả tóm lược một số nhân tố giao tiếp: người nói, người nghe, đối tượng được đề cập hay phản ảnh, ngôn ngữ, đường kênh giao tiếp và văn bản sau đó ông cũng chọn tìm hiểu một số nhân tố: hoàn cảnh giao tiếp, đề tài và mục đích của diễn ngôn: đối tượng tham dự giao tiếp. Theo nhà nghiên cứu đây là căn cứ để sử dụng phương tiện ngôn ngữ này hay phương tiện ngôn ngữ khác, hoặc để lựa chọn sử dụng các phương tiện ngôn ngữ thuộc các phong cách chức năng khác nhau.
Trong đó, Đinh Trọng Lạc đặc biệt coi trọng vai và quan hệ vai của những người tham gia giao tiếp ông xem nó là nhân tố quan trọng nhất có tác dụng quyết định đến việc lựa chọn các yếu tố ngôn ngữ trong giao tiếp. Ngoài ra Đinh Trọng Lạc còn xem xét hoàn cảnh theo nghi thức và hoàn cảnh không theo nghi thức trong mối quan hệ với nhân tố vừa nêu trên (vai và quan hệ vai). Tác giả này cho rằng quan hệ cùng vai có cả hoàn cảnh theo nghi thức và hoàn cảnh không theo nghi thức và đây là nhân tố thứ hai có ảnh hưởng nhiều đến việc lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp. sau cùng là mục đích thực tiễn trong giao tiếp. Đây là những nhân tố quyết định có tác dụng tốt trong việc rèn luyện sử dụng ngôn ngữ theo phong cách. Mỗi người trong những trường hợp giao tiếp khác nhau phải luôn luôn tự hỏi mình: Nói, viết đây là với tư cách gì, trong quan hệ thế nào với ai, giao tiếp theo nghi thức hay không theo nghi thức, nhằm mục đích gì.
2- Ca dao dân ca được sưu tầm, biên soạn và nghiên cứu từ rất sớm với biết bao những công trình nghiên cứu lớn, nhỏ về thể loại này. Người ta nghiên cứu về ca dao với tất cả các góc độ có thể tìm hiểu, khám phá được như: kết cấu, ngôn ngữ, thể thơ, không gian, thời gian nghệ thuật… Song tùy vào từng lỉnh vực nghiên cứu, mục đích của từng bài viết viết mà các tác giả đi vào khai thác những vấn đề ấy theo những cách thức và mức độ khác nhau.
Trong những năm gần đây các nhà nghiên cứu có xu hướng đi vào tìm hiểu ca dao dưới góc độ thi pháp còn dưới góc độ của ngữ dụng thì chưa được quan tâm và chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào, đặc biệt là ở ca dao tình yêu theo lối đối đáp.
Tuy nhiên qua tìm hiểu, nghiên cứu chúng tôi cũng tập hợp được một số bài viết viết về ca dao tình yêu. Tuy không được nhìn nhận dưới góc độ của ngữ dụng nhưng nó cũng ít nhiều có liên quan đến vấn đề mà chúng tôi sẽ tìm hiểu trong đề tài như: không gian, thời gian và các phương tiện xưng hô.
Trần Thị Kim Liên có công trình nghiên cứu về “Cách sử dụng từ xưng hô trong ca dao tình yêu”. Trong bài viết này tác giả đã chỉ ra các cung bậc tình cảm thể hiện qua một số cặp từ xưng hô: anh - cô; anh - nàng; anh - em và một số phương tiện xưng hô khác. Trong đó tác giả đặc biệt chú ý đến sự khác nhau ở cách dùng các đại từ xưng hô trong ca dao tình yêu ba vùng Bắc, Trung, Nam. Tác giả cho rằng trong xưng hô các chàng trai, cô gái Bắc bộ “thường chọn cách diễn đạt bóng gió, xa xôi” còn “trai gái Trung bộ, Nam bộ ưa cách nói bộc trực, thẳng thắn, mạnh mẻ”. Qua đó giúp cho người đọc thấy được cái chung và nét riêng của thơ ca dân gian từng vùng đất nước.
Về thời gian nghệ thuật, Trần Thị An trong bài viết “Về một phương diện nghệ thuật của ca dao tình yêu” cho rằng “thời gian là một vấn đề được tác giả dân gian quan tâm trong mảng ca dao tình yêu” và “đặc điểm bao trùm của dòng thời gian trong ca dao tình yêu là tính ước lệ”, ước lệ ở “những công thức thời gian”, ở “cách tính thời gian”. Tác giả chỉ ra nhờ tính ước lệ mà thời gian trong ca dao tình yêu phục vụ được hai mục đích: Một là “ước lệ hóa để thời gian trở thành khái quát, phổ biến cho mọi đối tượng, hoàn cảnh, thời điểm”. Hai là “hiện tại hóa mọi biểu hiện thời gian để nó trở thành hiện tại cụ thể của mọi người vào thời điểm diễn xướng”. Còn Bùi Mạnh Nhị trong công trình “Thời gian nghệ thuật trong ca dao dân ca trữ tình” cho rằng: “thời gian nghệ thuật trong thể loại này (ca dao trữ tình) là thời gian tâm lý” nhằm “để thể hiện những suy nghĩ, những rung động của tình yêu, những nhớ thương hạnh phúc và đau khổ của con người”.
Bên cạnh đó Phạm Thu Yến cũng có công trình nghiên cứu về “Thời gian và không gian nghệ thuật trong ca dao”. Trong công trình này tác giả phân chia thời gian ra làm hai mảng: là thời gian sự kiện và thời gian tâm lý. Tuy nhiên tác giả cho rằng thời gian sự kiện chiếm số lượng tương đối ít và không điển hình. Trong công trình này tác giả đã chú ý khảo sát các công thức chỉ thời điểm và chỉ ra ý nghĩa của một số công thức như: “chiều chiều”, “đêm qua”, “đêm trăng thanh”. Ngoài ra Phạm Thu Yến còn chỉ ra một số công thức miêu tả thời gian như: “Thời gian để chỉ các trạng thái tình cảm thay đổi thường được miêu tả đối lập quá khứ và hiện tại”; “thời gian là phương tiện biểu hiện lời thề nguyền ước hẹn hoặc ước mơ cháy bỏng của tình yêu hoặc lời đùa vui đố hỏi”.
Nhìn chung hầu hết các công trình nghiên cứu đều thống nhất ý kiến cho rằng thời gian trong ca dao tình yêu thời gian ước lệ, tượng trưng, thời gian tâm lý.
Về không gian nghệ thuật thì trong công trình nghiên cứu của mình Phạm Thu Yến chia không gian ra làm hai mảng: là không gian vật lý và không gian tâm lý. Trong đó tác giả chủ yếu khảo sát không gian tâm lý. Ở phần này nhà nghiên cứu đã chỉ ra đặc điểm và ý nghĩa của một số không gian nghệ thuật  trong ca dao mà chủ yếu là ca dao trữ tình. Tác giả cho rằng “không gian là cái cớ để nhân vật giả bày tâm trạng, không gian trong ca dao được miêu tả thường là không gian gần gũi, bình dị mang đặc điểm của làng quê Việt Nam”. Ngoài ra, “không gian còn là phương tiện để nhân vật thề nguyền, ước hẹn”
Như vậy các công trình nghiên cứu về ca tình yêu cũng khá nhiều nhưng các nhà nghiên cứu chủ yếu tìm hiểu dưới góc độ của thi pháp còn dưới góc độ của ngữ dụng thì chưa được sự quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt là hướng ứng dụng lý thuyết về nhân tố giao tiếp vào khảo sát ca dao tình yêu theo lối đối đáp thì chưa có công trình nghiên cứu nào. Chúng tôi nhận thấy đây là một mảnh đất mới đầy tiềm năng chưa được khai phá. Cho nên trên cơ sở những lý thuyết đã có và tiếp thu thành tựu của các công trình nghiên cứu về ca dao, chúng tôi mong muốn được góp phần nghiên cứu ca dao dưới góc độ mới- ngữ dụng học.       
III- Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài “Tìm hiểu các nhân tố giao tiếp trong ca dao tình yêu” phạm vi nghiên cứu của đề tài là mảng ca dao tình yêu. Ở đề tài này chúng tôi chỉ khảo sát những bài viết có kết cấu theo lối đối đáp nam - nữ, vì những bài viết ca dao này mang đầy đủ đặc điểm của một cuộc giao tiếp. Từ đó thấy được sự chi phối của các nhân tố giao tiếp đối với những bài viết ca dao này.
Qua khảo sát 6.255 câu ca dao tình yêu trong kho tàng ca dao người Việt (do Nguyễn Xuân Kính chủ biên), chúng tôi đã thống kê được 481 bài viết ca dao theo lối đối đáp nam - nữ và chúng tôi sẽ chọn khoảng 100 trong 481 bài viết đã thống kê được làm cứ liệu khảo sát. Đó là những bài viết mà chúng tôi cho là tiêu biểu và hay cả về hình thức nghệ thuật cũng như về nội dung và tình cảm.
IV– Mục đích nghiên cứu
Đề tài hướng vào việc tìm hiểu sự thể hiện của một số nhân tố giao tiếp trong ca dao tình yêu theo lối đối đáp. Qua đó nhằm phát hiện một số đặc điểm về nội dung và hình thức của mảng ca dao này.
Đồng thời, qua việc tìm hiểu đó đề tài cũng góp phần làm sáng tỏ sự tác động lẫn nhau, điều chỉnh lẫn nhau và cùng tác động lên diễn ngôn cả về hình thức và nội dung của các nhân tố giao tiếp.
V– Phương pháp nghiên cứu
Trong khóa luận này, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
1- Phương pháp thống kê
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để thống kê số lượng những bài viết ca dao tình yêu có kết cấu theo lối đối đáp hai vế và thống kê tầng số xuất hiện của các yếu tố không gian, thời gian và các phương tiện xưng hô trong những bài viết ca dao chọn làm tư liệu. Đây là phương pháp giúp chúng tôi tập hợp được nguồn tư liệu một cách hệ thống, khoa học phục vụ cho công việc nghiên cứu dễ dàng và thuận lợi.
2- Phương pháp phân tích
Chủ yếu là phân tích tu từ học. Chúng tôi sử dụng phương pháp này khi phân tích các bài viết ca dao để làm rõ từng nhân tố giao tiếp. Đây cũng là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong nội dung của khóa luận..
VI- Đóng góp mới của đề tài
Với đề tài “Tìm hiểu các nhân tố giao tiếp trong ca dao tình yêu”, chúng tôi mong muốn có những đóng góp sau:
– Đề tài góp phần ứng dụng lý thuyết về nhân tố giao tiếp vào việc khảo sát một đối tượng cụ thể là ca dao, từ đó giúp cho ta hiểu hơn về sự chi phối của các nhân tố giao tiếp đối với giao tiếp – một hoạt động thiết yếu của con người.
– Góp phần nghiên cứu, tìm hiểu ca dao dưới góc độ mới- Ngữ dụng học.
– Qua đây, chúng tôi hy vọng góp thêm tư liệu tham khảo cho bạn đọc, những người quan tâm, yêu mến ca dao – kho tàng vô giá của dân tộc.
VII- Cấu trúc khóa luận
Khóa luận có ba phần chính: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. trong đó, trọng tâm là phần nội dung. Phần này gồm hai chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài. Đây là phần lý thuyết làm cơ sở cho đề tài. Ở chương này, chúng tôi tập trung khai thác, tìm hiểu về các nhân tố giao tiếp và giới thiệu chung về ca dao tình yêu. Để từ đó chúng tôi sẽ lựa chọn và đi sâu tìm hiểu một số nhân tố giao tiếp trong ca dao tình yêu theo lối đối đáp nam nữ.
Chương 2: Tìm hiểu các nhân tố giao tiếp trong ca dao tình yêu. Ở chương này, chúng tôi sẽ tìm hiểu sự thể hiện của các nhân tố nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp và mục đích giao tiếp trong ca dao tình yêu có kết cấu theo lối đối đáp.
Ngoài ra, khóa luận còn có phần mục lục ở phía trước, phần phụ lục và thư mục tham khảo ở phía sau.
PHẦN NỘI DUNG
Chương I:                 
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
A– Những khái niệm về ngữ dụng học xung quanh vấn đề giao tiếp
A.I– Một số khái niệm về ngữ dụng học
Ngữ dụng học là một ngành khoa học còn khá mới mẻ nghiên cứu về ngôn ngữ và các nhân tố có liên quan. Charles Willian Morris đã nêu một cách khái quát nhất về dụng học: “Dụng học nghiên cứu quan hệ giữa tín hiệu với người lý giải chúng”. Còn Nguyễn Đức Dân và Đỗ Hữu Châu trong công trình nghiên cứu của mình thì dẫn lại lời của F.Armengaud: “chúng ta làm gì khi chúng ta nói? Chúng ta thực sự nói điều gì khi chúng ta nói? Tại sao chúng ta lại hỏi người bạn cùng tác giản ăn với chúng ta rằng anh có thể chuyển cho chúng ta lọ muối hay không trong khi rõ ràng và hiển nhiên là anh ta hoàn toàn có thể? Ai nói với ai? Ai nói và nói cho ai? Anh nghĩ tôi là ai để có thể nói với tôi như vậy? cần biết những gì để một câu không còn mơ hồ nữa? Người ta có thể tin vào những điều trong hiển ngôn không? …[5;13] [1;12]
Đó là những vấn đề chủ yếu mà ngữ dụng học cần nghiên cứu và tìm cách trả lời. Rõ ràng F.Armengaud đã đề cập đến những phương diện của ngữ dụng học mà một trong ba khái niệm nền tảng của nó là “nhân tố giao tiếp”. Bởi các nhân tố này luôn có mặt trong một cuộc giao tiếp và chi phối cuộc giao tiếp đó về nội dung và hình thức. Giao tiếp bằng ngôn ngữ là một hoạt động thiết yếu và phổ biến của con người “không thể thực sự có được các quan hệ xã hội, nếu không có hoạt động ngôn ngữ”. [27;133]
Như vậy có thể thấy, vấn đề trung tâm mà ngữ dụng học quan tâm là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ của con người xét trong tương quan với ngữ cảnh. Hoạt động giao tiếp đó chịu sự chi phối, tác động của những nhân tố nhất định mà Đỗ Hữu Châu gọi là nhân tố giao tiếp. Chính vì vậy mà khi xem xét một phát ngôn ta cần trả lời những câu hỏi như: ai nói, nói với ai, nói trong hoàn cảnh nào, nói về cái gì và nhằm mục đích gì. Giải quyết được những câu hỏi đó là ta đã hiểu được ý nghĩa của phát ngôn. Hay khi giao tiếp với một người nào đó thì những câu hỏi tương tự như vậy cũng luôn chi phối chúng ta buộc chúng ta phải lựa chọn cách ứng xử và có hành vi ngôn ngữ cho phù hợp với ngữ cảnh. Đây cũng là một trong những vấn đề chủ yếu mà các nhà ngữ dụng học quan tâm. Có thể thấy điều này trong các công trình nghiên cứu về ngữ dụng học của Đỗ Hữu Châu và Nguyễn Đức Dân. Các ông đều xem ngữ cảnh là một trong những khái niệm nền tảng không thể thiếu trong một công trình nghiên cứu về ngữ dụng học.
Trên đây là cái nhìn tổng quát hết sức cơ bản về ngữ dụng học. Như vậy, ngữ dụng học nghiên cứu hoạt động ngôn ngữ ở bình diện mới - hoạt động ngôn ngữ trong mối quan hệ với ngữ cảnh. Đó cũng là vấn đề mà chúng tôi quan tâm và sẽ được giải quyết trong đề tài này.
A.II– Một số vấn về đề giao tiếp và các nhân tố giao tiếp
A.II.1– Giao tiếp và vai trò của nó trong xã hội
Giao tiếp là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống con người. Nó diễn ra thường xuyên ở mọi nơi, mọi lúc bởi vì “không ai có thể sống cô độc, lẻ loi mà không cần giao tiếp với người khác” [23;7].
Có thể nói một hoạt động giao tiếp được diễn ra “khi có ít nhất hai người gặp nhau và bày tỏ với nhau về một điều gì đấy như niềm vui, nỗi buồn, ý muốn hành động hay một nhận xét nào đấy về sự vật xung quanh”. [19;1]
Hoạt động giao tiếp có thể được tiến hành bằng nhiều phương tiện khác nhau như: ngôn ngữ, nét mặt, dáng điệu, cử chỉ… trong đó, giao tiếp bằng ngôn ngữ là phổ biến và tiện lợi hơn cả. Không chỉ thế, ngôn ngữ còn là phương tiện giao tiếp có hiệu quả nó giúp cho con người bộc lộ và truyền đạt được mọi điều trong khi các phương tiện giao tiếp khác có sự hạn chế hơn. Vậy giao tiếp là gì? Vấn đề này đã được các nhà ngôn ngữ học định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Ở đây chúng tôi xin chọn định nghĩa sau: “Giao tiếp là một hoạt động diễn ra khi ít nhất có hai nhân vật cùng luân phiên sử dụng cùng một hệ thống tín hiệu ngôn ngữ để trao đổi với nhau những nhận thức, những tình cảm và những ý muốn của mình nhằm đạt đến một mục đích nào đó”. [19;1]
Do đó, giao tiếp nói chung, giao tiếp bằng ngôn ngữ nói riêng không những là một nhu cầu tất yếu của con người mà còn là một điều kiện không thể thiếu cho sự hình thành, tồn tại và phát triển của con người và của xã hội loài người, của cộng đồng ngôn ngữ.
Trước hết, ngôn ngữ và giao tiếp bằng ngôn ngữ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự trưởng thành và phát triển của con người. Khi mới sinh ra một đứa bé không có năng lực bẩm sinh hay di truyền về ngôn ngữ, chỉ có qua sự tiếp xúc với những người xung quanh, với cộng đồng xã hội mà học hỏi, tích lũy dần dần vốn ngôn ngữ cho bản thân cũng như qua giao tiếp mà mỗi cá nhân tiếp thu và tích lũy dần những kinh nghiệm sống, những kiến thức về tự nhiên và về xã hội loài người. Có thể nói “chính ngôn ngữ và qua giao tiếp bằng ngôn ngữ đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình xã hội hóa, hóa một sinh thể tự nhiên thành một thành viên của xã hội loài người - một con người”. [23-9]
Ngoài ra ngôn ngữ và giao tiếp bằng ngôn ngữ còn đóng vai trò không thể thiếu trong sự hình thành, tồn tại và phát triển của cộng đồng ngôn ngữ và toàn thể xã hội loài người. Chính ngôn ngữ và giao tiếp là một trong các tiền đề quan trọng làm hình thành con người và xã hội. Có thể nói “ngôn ngữ chính là phương tiện quan trọng nhất trong sự tổ chức nên xã hội loài người và giao tiếp xã hội bằng ngôn ngữ chính là một điều kiện để tổ chức, duy trì và phát triển xã hội loài người”. [23;9]
Một điều quan trọng nữa là nhờ ngôn ngữ và giao tiếp bằng ngôn ngữ mà toàn bộ những giao tiếp vật chất và tinh thần của con người được cất giữ lưu truyền và phát triển. Giao tiếp bằng ngôn giúp con người trao đổi những nhận thức, tâm tư và tình cảm được tiện lợi và dễ dàng hơn. Nhờ đó mà con người hiểu nhau hơn, xích lại gần nhau hơn. Cuối cùng có thể nói “Giao tiếp ngôn ngữ là một lẽ sống còn của xã hội”.[23;10]
Bất kỳ cuộc giao tiếp nào cũng thực hiện những chức năng nhất định, vậy những chức năng đó là gì?
A.II.2– Chức năng của giao tiếp
Giao tiếp là một hoạt động quan trọng và là nhu cầu thiết yếu của con người. Do đó mọi cuộc giao tiếp đều nhằm mục đích thực hiện những chức năng nhất định. Theo ông Đỗ Hữu Châu giao tiếp có những chức năng sau:
a– Chức năng thông tin
Chức năng thông tin, còn gọi là chức năng thông báo. Nhờ chức năng này mà các nhân vật giao tiếp thông qua giao tiếp sẽ thu nhận được những hiểu biết, những tri thức mới về thế giới.
b–  Chức năng tạo lập quan hệ
Qua giao tiếp quan hệ liên cá nhân thay đổi với quan hệ thân hữu giữa người với người được nảy sinh hay mất đi. Chẳng hạn qua bài viết ca dao sau:
“ - Em thương anh ruột thắt gan tác giảo
Biết anh có thương em lại chút nào hay không
– Trăng lên lấp ló đầu cành
Đến nay tôi mới biết bụng mình thương tôi”.
Sau khi cô gái bày tỏ tình cảm của mình và có ý thăm dò đối phương thì chàng trai cũng nhân đó mà bày tỏ tình cảm lại. Cũng từ đây mà mối quan hệ giữa cô gái và chàng trai thêm gắn bó. Ngược lại trong bài ca dao sau:
“ - Cô kia xách giỏ đi đâu
Cho tôi gửi trầu cô xách giùm tôi
– Trầu anh trầu xấu trầu nồng
Em không dám nhận sợ chồng em ghen”.
Sau khi chàng trai đã gián tiếp tỏ tình một cách kín đáo cùng cô gái thì chắc chắn rằng mối quan hệ thân hữu giữa họ xấu đi ngay sau lời chối từ rất khéo mà cũng rất chua chát của cô gái.
c. Chức năng biểu hiện
Giao tiếp giúp cho con người bày tỏ được đặc điểm, sở thích, ưu điểm, khuyết điểm, nguồn gốc địa phương của mình…nhờ giao tiếp mà con người bộc lộ trạng thái nội tâm, thể hiện tình cảm, thái độ, cách đánh giá của mình đối với hiện thực được nói tới, đối với người đang giao tiếp với mình hoặc đối với chính cuộc giao tiếp mà mình đang thực hiện. Chẳng hạn trong cuộc đối đáp sau:
“ - Trai tơ lại lấy gái tơ
Đi đâu mà vội mà vơ ông già
– Ông già tóc bạc phơ phơ
Lắm tiền nhiều của gái tơ liều mình”.
Qua cách đối đáp với chàng trai, ta thấy cô gái đã thể hiện mình là một người thật đáo để.
d– Chức năng giải trí
Giải trí là một trong những nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Trong đó giải trí bằng lời là hết sức cần thiết cho con người trong xã hội, miễn là đừng lạm dụng. Ngôn ngữ là phương tiện giải trí không tốn kém, tiện lợi “mang theo người” và lành mạnh nhất của con người. Các nhân vật giao tiếp có thể dùng ngôn ngữ để giao tiếp với nhau, trò chuyện với nhau nhằm giải trí, giải tỏa những bức xúc, căng thẳng, những nỗi buồn trong cuộc sống. Hát đối đáp nam nữ trong ca dao dân ca cũng là một hình thức giải trí, giải tỏa những căng thẳng trong khi lao động hay thư giãn sau một ngày làm việc mệt nhọc, vất vả của người bình dân xưa.
e– Chức năng hành động
Hành động là một chức năng thông qua giao tiếp mà chúng ta thúc đẩy nhau hành động. Không phải chỉ người nghe mới hành động mà người nói cũng phải hành động dưới sự thúc đẩy của lời nói trong giao tiếp. Chẳng hạn lời nhắn nhủ trong bài ca dao sau:
“ - Rủ nhau xuống bể mò cua
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng
– Ai ơi chua ngọt đã từng
Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau”.
Thì chẳng những người nghe phải hành động mà người nói cũng phải hành động nữa.
Các chức năng trên thực hiện không theo lối riêng lẻ. Chúng thường được thực hiện đồng thời trong một cuộc giao tiếp, mặc dù vai trò của các chức năng trong từng cuộc giao tiếp đậm nhạt khác nhau.
Bất kỳ cuộc giao tiếp nào, dù muốn hay không muốn thì nó vẫn chịu sự chi phối của các nhân tố giao tiếp. Vì vậy, để đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp, cũng như khi xem xét các cuộc giao tiếp thì ta cần chú ý tới sự có mặt của các nhân tố giao tiếp.
A.II.3– Các nhân tố giao tiếp
Nhân tố giao tiếp là nhân tố có mặt trong một cuộc giao tiếp và chi phối cuộc giao tiếp đó.
Theo các nhà ngôn ngữ học thì có nhiều nhân tố giao tiếp khác nhau tham gia vào hoạt động giao tiếp nhưng ở đây chúng tôi chỉ chọn phân tích bốn nhân tố được nhắc đến phổ biến, có mặt thường xuyên và chi phối trực tiếp hoạt động giao tiếp của con người đó là: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp và mục đích giao tiếp.
A.II.3.1– Nhân vật giao tiếp
Nhân vật giao tiếp Là nhân tố đóng vai trò chủ động, tích cực trong hoạt động giao tiếp. Đỗ Hữu Châu đã định nghĩa về nhân vật giao tiếp như sau: “Nhân vật giao tiếp là người tham gia vào một cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ để tạo ra các lời nói, các diễn ngôn qua đó mà tác động vào nhau. Đó là tương tác bằng ngôn ngữ” [1;15]
Ở nhân tố nhân vật giao tiếp thì quan hệ vai giao tiếp và quan hệ liên cá nhân là những nhân tố quan trọng góp phần quyết định sự thành công hay thất bại của một cuộc giao tiếp.
a– Quan hệ vai giao tiếp
Đó là quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp đối với chính sự phát hay nhận tin. Trong giao tiếp hội thoại các nhân vật cùng có mặt và thường xuyên chuyển đổi vai cho nhau: mỗi người lúc đóng vai người nói (viết), lúc đóng vai người nghe (đọc).
– Vai phát tin: là vai mà nhiệm vụ các nhân vật phải làm là sử dụng ngôn ngữ (ở hai dạng nói và viết) để truyền tin gọi là người nói hay chúng tôi tùy theo hình thức ngôn ngữ sử dụng.
– Vai nhận tin: Có nhiệm vụ sử dụng ngôn ngữ để tiếp nhận các thông tin được truyền đến qua ngôn bản.
Có thể hiểu “ngôn bản là chuỗi các yếu tố ngôn ngữ có tính mạch lạc mà người giao tiếp tạo nên để truyền đạt các nội dung giao tiếp nhằm đạt tới mục đích nhất định nào đó” (dẫn theo Đỗ Hữu Châu).
Như vậy trong một cuộc giao tiếp hội thoại, hai vai phát tin và nhận tin sẽ có sự chuyển đổi vai qua lại. Và sự chuyển đổi vai sẽ được thực hiện theo một quy tắc nhất định để duy trì cuộc hội thoại và đạt được đích giao tiếp.
Để hiểu rõ những vấn đề trên chúng tôi xin chỉ ra vai giao tiếp và ngôn bản trong một bài viết ca dao đối đáp quen thuộc, được nhiều người yêu mến. Đó là bài viết ca dao “Trèo lên cây bưởi hái hoa”. Khi biết tin cô gái đã lấy chồng, chàng trai đau khổ nhưng bất lực, chỉ biết gặp người thương để thổ lộ, giải bày tâm sự luyến tiếc cao độ của mình.
Ở đây vai phát tin mở đầu là chàng trai. Trước tiên chàng nhắc lại những kỉ niệm gắn bó với tình yêu của hai người cùng với những lời trần tình, nuối tiếc khôn nguôi của mình. Lúc này sau khi thực hiện xong vai nhận tin thì cô gái lại đóng vai phát tin nói lên tình cảnh của mình. Cô gái đồng cảm với tình yêu và sự nuối tiếc muộn màng của chàng trai nhưng chẳng những cô không có lời an ủi, khuyên giải mà còn tỏ ý phàn nàn, trách móc về sự thiếu chủ động và chậm trễ của chàng trai đồng thời nàng cũng bày tỏ cảnh ngộ của mình hiện giờ bằng những lời than thở thống thiết, xót xa.
Như vậy trong cuộc giao tiếp này các nhân vật giao tiếp có sự chuyển đổi vai giao tiếp cho nhau. Mỗi nhân vật có một lượt lời để bày tỏ nỗi lòng, suy tư, ý nghĩ của mình. Khi chàng trai đóng vai người phát tin thì cô gái đóng vai người nhận tin và ngược lại khi cô gái đóng vai người phát tin thì chàng trai đóng vai người nhận tin. Nhờ đó mà cuộc thoại được diễn ra theo một trình tự logic và cả hai nhân vật đều đạt được đích giao tiếp thông qua ngôn bản. Đó là mục đích tác động về mặt tình cảm (sẽ được trình bày riêng ở phần sau), qua giao tiếp cả chàng trai và cô gái đều thấu hiểu được tâm tư, tình cảm của nhau cũng như hiểu được cảnh ngộ trái ngang hiện giờ để cả hai cùng có được cái nhìn cảm thông, chia sẻ cho nhau trước sự đổ vỡ không mong muốn.
Trong cuộc giao tiếp, các nhân vật giao tiếp ngoài quan hệ vai giao tiếp ra còn có một quan hệ khác cũng không kém phần quan trọng là quan hệ liên cá nhân. Quan hệ này sẽ giúp cho cuộc giao tiếp được tiến hành thuận lợi theo chiều hướng tốt hay xấu, thậm chí thất bại.
b– Quan hệ liên cá nhân
“Quan hệ liên cá nhân là quan hệ so sánh xét trong tương quan xã hội, hiểu biết, tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp với nhau” [1;17]
Quan hệ liên cá nhân bao gồm quan hệ theo chiều ngang và quan hệ theo chiều dọc giữa các nhân vật giao tiếp. Đỗ Hữu Châu gọi mối quan hệ theo chiều ngang là trục khoảng cách hay trục thân cận và mối quan hệ theo chiều dọc là trục quyền uy hay trục vị thế xã hội.
– Trục quyền uy: khi giao tiếp các nhân vật giao tiếp sẽ xác lập vị thế giao tiếp cao thấp khác nhau tùy vào địa vị xã hội. Mà địa vị xã hội có thể do: tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ hiểu biết, kinh nghiệm sống… mà có. Người ở vị thế giao tiếp cao có quyền quyết định nội dung giao tiếp.
Chẳng hạn, một cô giáo trẻ khi giảng dạy cho một lớp bồi dưỡng, mặc dù học trò là những người lớn tuổi hơn nhưng cô vẫn có vị thế giao tiếp cao hơn, vị thế đó do trình độ hiểu biết mà có được.
– Trục khoảng cách: trục này có hai cực là thân tình và xa lạ với những mức độ khác nhau. Khi giao tiếp các nhân vật giao tiếp có thể gần gũi mà cũng có thể xa cách nhau. Và khoảng cách đó có thể được rút ngắn hay kéo xa ra trong quá trình giao tiếp. Vì hai cực trên trục thân cận đối xứng nhau nên thông thường trong quá trình giao tiếp nếu người nói dịch gần lại người nghe thì người nghe cũng dịch lại gần người nói (trừ trường hợp có người không cộng tác) và ngược lại.
Có thể thể hiện mối quan hệ liên cá nhân bằng sơ đồ sau:
Quan hệ liên cá nhân chi phối về nhiều mặt như: tiến trình giao tiếp, nội dung và hình thức của diễn ngôn. Nên xưng hô chịu sự chi phối rất lớn của quan hệ liên cá nhân, đặc biệt là trong tiếng Việt. Qua xưng hô mà người nghe nhận biết được người nói đã xác định quan hệ vị thế và quan hệ thân cận giữa hai người như thế nào.
Chính bởi quan hệ liên cá nhân chi phối mạnh cách xưng hô cho nên các nhân vật giao tiếp cũng thường thay đổi cách xưng hô để thử nghiệm hoặc bày tỏ ý muốn thay đổi quan hệ liên cá nhân.
Chẳng hạn để “được việc” khi đi phỏng vấn, một cô gái tuổi đôi mươi vẫn có thể gọi một Giám đốc đáng tuổi cha mình bằng anh và xưng em nếu giám đốc yêu cầu.
Các cuộc giao tiếp bao giờ cũng diễn ra trong một không gian, thời gian nhất định mà ta gọi là hoàn cảnh giao tiếp.
A.II.3.2– Hoàn cảnh giao tiếp
Hoàn cảnh giao tiếp chính là môi trường diễn ra hoạt động giao tiếp. Đó là nơi chốn, thời gian và những đặc điểm của hoạt động giao tiếp.
Thí dụ: ta có hội thoại sau:
– Cô ơi! Cho lớp về sớm chút đi, chiều tụi em còn học nữa.
– Chưa hết tiết năm mà.
Qua đoạn giao tiếp trên cho ta hiểu được hoàn cảnh giao tiếp diễn ra ở lớp học, vào buổi sáng, khoảng 11 giờ.
Hoàn cảnh giao tiếp được chia làm hai loại:
a– hoàn cảnh giao tiếp rộng
Hoàn cảnh giao tiếp rộng bao gồm toàn bộ những hiểu biết về hoàn cảnh địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hóa, chính trị, tôn giáo…chung của dân tộc của đất nước thậm chí của cả thế giới vào thời điểm và ở không gian đang diễn ra cuộc giao tiếp. Tất cả những hiểu biết trên tạo thành tiền giả định bách khoa và nó được huy động một cách khác nhau tùy theo các nhân vật giao tiếp và tùy theo từng cuộc giao tiếp cụ thể. Cuộc giao tiếp chỉ có thể được tiến hành khi các nhân vật giao tiếp có chung một lượng tiền giả định nào đó.
Chẳng hạn cuộc giao tiếp trong bài viết ca dao sau:
“ - Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
– Đan sàng thiếp cũng xin vâng
Tre vừa đủ lá non chăng hỡi chàng”?
Để có thể tiến hành cuộc giao tiếp thì cô gái và chàng trai đã phải có chung một lượng tiền giả định bách khoa nào đó. Trước hết để có thể đáp lời chàng trai thì cô gái phải có hiểu biết về công việc đan lát giần sàng. Nhưng chàng trai đâu có ý định hỏi công việc đan sàng vào một đêm trăng thanh như thế, và cũng đâu cần xưng hô thân mật, trang nhã như vậy: anh - nàng. Chắc hẳn cô gái phải hiểu ẩn ý của chàng trai cũng như hiểu cách sử dụng ngôn ngữ của người bình dân vốn kín đáo, tế nhị nhất là trong cách bày tỏ tình cảm nên cô nhanh nhạy đáp lại một cách hết sức khôn khéo, ý nhị mà không kém phần thông minh. Và người đọc để hiểu tình ý trong bài viết ca dao trên thì cũng cần phải có một lượng tiền giả định bách khoa tương tự mà các nhân vật giao tiếp đó đã sử dụng để tạo ra chúng.
Bên cạnh hoàn cảnh giao tiếp rộng, ta còn có hoàn cảnh giao tiếp hẹp mà Đỗ Hữu Châu gọi là ngữ huống, thoại trường.
b- Hoàn cảnh giao tiếp hẹp
Hoàn cảnh giao tiếp hẹp là nơi chốn cụ thể, thời gian cụ thể trực tiếp trong đó cuộc giao tiếp đang xảy ra. Không gian, thời gian thoại trường có những đặc trưng chung đòi hỏi các nhân vật giao tiếp phải có những ứng xử phù hợp với nó.
Ngôn ngữ vốn phong phú, đa dạng, cũng như người sử dụng ngôn ngữ cũng đa dạng, phong phú vì vậy, để có thể hiểu được dụng ý của người nói thì ngoài có chung tiền giả định bách khoa ra, người nghe còn cần phải hiểu câu nói đó được phát ra trong hoàn cảnh nào tức là ở đâu và vào lúc nào?
Chẳng hạn câu “mấy giờ rồi?” là câu dùng để hỏi ai đó khi muốn biết về thời gian nhưng nếu câu hỏi đó được phát ra từ một ông bố hay tác giả mẹ khi đêm đã khuya mà con gái còn ngồi nói chuyện say sưa với bạn trai thì đó không chỉ là câu hỏi về thời gian mà còn là lời nhắc nhở với con gái là đêm đã khuya rồi và đó cũng là lời đuổi khéo chàng trai. Nhưng đêm khuya ấy còn tùy vào thói quen sinh hoạt của từng gia đình, từng nơi cụ thể (có gia đình ngủ sớm, có gia đình ngủ trễ, nông thôn thì ngủ sớm hơn thành thị). Người giao tiếp cũng cần phải biết thói quen sinh hoạt của gia đình cô gái để rút lui kịp thời, đúng lúc.
Đồng thời cũng hoàn cảnh đó, nhưng người mẹ không hỏi mấy giờ rồi mà lại nhắc “mai còn đi học nữa nghen” hay “mai còn ra đồng nữa nghen” thì đó cũng không phải là lời nhắc nhở về công việc của ngày mai mà còn phải hiểu đó là lời nhắc nhở về thời gian: đêm đã khuya rồi, đi ngủ thôi. Vì vậy có thể nói cùng một câu nói nhưng đặt trong những hoàn cảnh khác nhau thì ý nghĩa khác nhau. Người giao tiếp nhanh nhạy là phải biết tùy từng hoàn cảnh cụ thể mà ứng xử cho phù hợp để đạt được hiệu quả giao tiếp cao.
Các cuộc giao tiếp dù diễn ra ở đâu, vào lúc nào thì các nhân vật giao tiếp đều phải nói về một điều gì đó và cái được các nhân vật giao tiếp nói  tới gọi là nội dung giao tiếp
II.3.3– Nội dung giao tiếp
Nội dung giao tiếp chính là điều được đề cập đến trong giao tiếp. Nó bao gồm một phạm vi khái quát, bao trùm và những nội dung cụ thể. Nội dung giao tiếp có thể là hiện thực của thế giới khách quan ngoài ngôn ngữ, có thể là những sản phẩm tinh thần của tư duy con người, có thể là cả những tình cảm, cảm xúc và thái độ của con người đối với điều được nói đến, hoặc đối với người tham gia hoạt động giao tiếp hay đối với chính hoạt động giao tiếp. Nếu như nhân tố nhân vật giao tiếp trả lời cho câu hỏi “nói (viết) trong hoàn cảnh nào”? thì nhân tố nội dung giao tiếp trả lời cho câu hỏi “nói (viết) cái gì?” hoặc “nói (viết) về cái gì?” [23; 25]
Theo Đỗ Hữu Châu thì “về nội dung, diễn ngôn có hai thành tố: nội dung thông tin, bị quyết định bởi tính đúng - sai logic, cũng là nội dung trí tuệ, hình thành do quan hệ giữa diễn ngôn và hiện thực được nói tới. Thứ hai là nội dung liên cá nhân bao gồm tất cả các nội dung của diễn ngôn không bị quy định bởi tính đúng - sai logic. Hai thành tố nội dung này có thể hiện diện một cách tường minh trong diễn ngôn, qua câu chữ của diễn ngôn, nó cũng có thể tồn tại một cách hàm ẩn, những người giao tiếp phải suy từ nội dung tường minh của diễn ngôn mới nắm bắt được nó” [1;37]
Chẳng hạn ta có phát ngôn: “Nam tặng Lan đóa hồng”
Phát ngôn này có nội dung thông tin, miêu tả là: có một người nào đó tên Nam đưa cho một người nào đó tên là Lan một vật gọi là đóa hồng, người này sẽ là chủ sở hữu của đóa hoa đó.
Ngoài nội dung thông tin, miêu tả ra phát ngôn này còn có nội dung liên cá nhân. Tùy tính chất quan hệ giữa người nói với nhau và với nam và Lan mà có những nội dung khác nhau.
Chẳng hạn phát ngôn này do Nam nói với Lan thì đây là lời tỏ tình. Vì theo hiểu biết thông thường thì nam là tên của người đàn ông còn Lan là tên của người đàn bà, cả hai đều ở lứa tuổi thanh niên - ông tác giả già ít khi tặng hoa hồng cho nhau và cũng ít khi xưng tên nhau - hoa hồng được xem là biểu tượng của tình yêu nên khi yêu ai người con trai thường dùng hoa hồng để tặng cho người con gái để bày tỏ tình yêu của mình. Nhưng nếu phát ngôn này do cha hoặc mẹ của Nam hay cha hoặc mẹ của Lan nói với nhau thì đó là lời thông báo.
Giả sử ta có cô Nga nào đó yêu Nam, chàng Phúc nào đó yêu Lan và Ngọc là bạn của hai người. Thì tùy từng trường hợp mà ta có một số nội dung khác như:
– Phát ngôn do Lan nói với Nga hay Nam nói với Phúc thì phát ngôn là lời khoe khoang, đắc thắng nhưng cũng là hàm ý can ngăn, cảnh cáo.
– Phát ngôn do Phúc (hoặc Nga) nói với Ngọc thì phát ngôn này là một lời than thở
– Phát ngôn do Ngọc nói với Phúc hoặc Nga thì đó là lời can ngăn, cảnh cáo, hay giễu cợt.
– Hay trường hợp phát ngôn do những người không có quan hệ với Nam và Nga nói với nhau thì phát ngôn là lời nhiều chuyện.
Ngoài ra phát ngôn “Nam tặng Lan đóa hồng” còn có ý nghĩa:
– Khẳng định Nam đã làm một việc gì đó nếu nó được dùng để trả lời cho câu hỏi “Nam đã làm gì?”
– Khẳng định Lan là người hưởng thụ kết quả hành động “tặng” của Nam nếu nó được dùng để trả lời cho câu hỏi “Nam tặng ai đóa hồng?”
– Khẳng định đóa hồng là vật được tặng nếu nó trả lời cho câu hỏi “Nam tặng Lan cái gì?”
Từ sự phân tích trên cho thấy một phát ngôn có thể có nhiều nội dung khác nhau thì theo từng ngữ cảnh cụ thể.
Hoạt động giao tiếp cũng như các hoạt động khác của con người là luôn luôn nhằm vào một mục đích xác định. Đó là mục đích giao tiếp. .
A.II.4- Mục đích giao tiếp
Mục đích giao tiếp là cái mà người nói hướng tới trong quá trình giao tiếp. Mục đích của các hoạt động giao tiếp có thể khác nhau trong từng hoàn cảnh khác nhau và “ý định hay mục đích giao tiếp sẽ cụ thể hóa thành đích của diễn ngôn thông qua các thành tố nội dung của diễn ngôn. Nói một cách tổng quát, diễn ngôn có đích tác động. Người nói nói ra một diễn ngôn là nhằm tác động đến người nghe của mình qua các thành tố nội dung của diễn ngôn” [1;37]
Giao tiếp bao giờ cũng có mục đích. Đích trong giao tiếp người ta còn gọi là đích tác động. Tác động có nghĩa là tạo ra một sự biến đổi về mặt nhận thức, về tình cản, về hành động ở người tiếp nhận so với trước khi giao tiếp diễn ra. Đích tác động có thể chia làm ba loại:
– Đích tác động về mặt nhận thức: giao tiếp nhằm mục đích thể hiện những hiểu biết, những nhận thức của người nói (viết) và truyền đạt nó đến người nghe (đọc), làm thay đổi trạng thái nhận thức của nhau.
– Đích tác động về mặt tình cảm: giao tiếp nhằm mục đích bộc lộ những cảm xúc, thái độ, tình cảm của con người xác lập hay củng cố những mối quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp. Qua đó các nhân vật giao tiếp có thể hiểu về tình cảm, quan hệ đối với nhau hay đối với điều được nói đến.
– Đích tác động về mặt hành động: giao tiếp nhằm tác động đến người nghe (đọc) làm cho người đó phải thực hiện những hành động cần thiết.
Các hoạt động giao tiếp có thể thực hiện cùng lúc nhiều mục đích nhưng không đều nhau có những cuộc giao tiếp chủ yếu hướng tới mục đích nhận thức nhưng cũng có những cuộc giao tiếp lấy mục đích bộc lộ tình cảm là chủ yếu.
Chẳng hạn khi ta gặp một người bạn mặc dù biết người ấy đang đi chợ mà vẫn hỏi “đi chợ hả” thì hoạt động giao tiếp này chủ yếu nhằm mục đích bộc lộ tình cảm và quan hệ với nhau.
Tác động về mặt nhận thức do thành tố nội dung thông tin đảm nhiệm, còn hai đích tác động về mặt tình cảm và tác động về mặt hành động thì do thành tố nội dung liên cá nhân đảm nhiệm. Vì sự thân tình, xa lạ, vị thế giao tiếp cao hay thấp có ảnh hưởng lớn đến đích truyền cảm hay hành động của diễn ngôn.
B– Giới thiệu chung về ca dao tình yêu
B.I– Khái niệm ca dao tình yêu
Những bài viết ca dao về tình yêu đôi lứa là bộ phận có số lượng tác phẩm rất lớn, nội dung phong phú, nghệ thuật đặc sắc, có thể là đại diện tiêu biểu cho nhóm ca dao dân ca về sự phát triển của chất và lượng.
“Ca dao dân ca về  tình yêu đôi lứa, trước hết là những sáng tác của người lao động, nên sự gắn bó giữa tình yêu và lao động trong những bài viết ca dao này cũng là điều dễ hiểu. Đó là mối quan hệ hai chiều, biểu hiện trong quá trình sáng tác, diễn xướng và cả trong nội dung bài viết ca. Lao động làm tình yêu thêm bền chặt, sâu sắc. tình yêu làm lao động thêm có ý nghĩa và năng suất. Nhờ môi trường lao động con người dễ cảm thông, hiểu biết nhau hơn”. [6;18]
Những bài viết ca dao về đề tài này sinh thành, tồn tại và phát triển chủ yếu do nhu cầu bộc lộ tâm tư, tình cảm, khát vọng của nhân dân. Đó là “tiếng hát đi từ trái tim lên miệng”(dẫn theo Phạm Thu Yến), tiếng hát được cất lên từ nhu cầu được giãi bày tình cảm giữa những người lao động.
Là tiếng nói trực tiếp của chủ thể trữ tình nên nguồn cảm xúc trong ca dao tình yêu luôn dào dạt, tươi mới. Người lao động cảm nhận trực tiếp cuộc sống của họ. Những niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc, khổ đau mà họ hát lên đều gắn bó máu thịt với con người của họ. Mỗi câu hát là một bức tranh tâm trạng với những đường nét, màu sắc tinh tế.
“ - Em chạy theo anh, em vấp, em té sấp bụi bờ.
Miệng em kêu, tay em ngoắt, em biểu anh chờ, sao anh lại đi luôn”.
Hay:
“ - Ăn cơm cũng nghẹn, uống nước cũng nghẹn.
Nghe lời bạn hẹn, ra bãi đứng trông.
Bãi thời thấy bãi, người không thấy người”
Đằng sau lớp ngôn từ còn xù xì, thô nhám nhưng ngồn ngộn chất sống ấy, ta có thể cảm nhận được những tâm hồn đầy cảm xúc, những nỗi niềm rất thực. Chính những tình cảm thực ấy, đã giúp ca dao dân ca trữ tình không đi vào lối diễn đạt cũ kỹ, sáo mòn mà luôn luôn mới mẻ, sáng tạo.
B.II- Các hình thức diễn xướng của ca dao tình yêu
Ca dao tình yêu có hình thức diễn xướng rất phong phú, vì nó thâm nhập vào mọi sinh hoạt của đời sống xã hội, thu hút nhiều người tham gia. Bất cứ trong khoảng thời gian nào, bất cứ lúc nào có tâm sự, cảm xúc muốn nói ra những điều thầm kín của mình thì họ đều có thể mượn lời hát để thể hiện những điều thầm kín ấy. Tùy theo số lượng người tham gia vào cuộc hát cũng như tính chất của cuộc hát là tự do hay theo những qui định chặt chẽ mà Nguyễn Thị Ngọc Điệp trong “Ca dao dân ca đẹp và hay” đã chia hát đối đáp theo các hình thức sau đây:
B.II.1- Hát đối đáp lẻ
Thời điểm, địa điểm hát không cố định. Có thể diễn ra khi các chàng trai, cô gái gặp nhau trên đồng ruộng, dòng sông, bến đò…Hình thức hát tự do, không bị ràng buộc bởi những qui định chặt chẽ về lề lối. Lời ca, tiếng hát đã giúp các nam nữ thanh niên kết bạn, giao duyên, giúp họ vơi đi những mệt nhọc trong công việc lao động thường ngày. Đó còn là dịp để thử trí thông minh, tài ứng khẩu của đôi bên.
Một chàng trai tình cờ gặp cô gái  đã cất tiếng hát vơ vào rất táo bạo:
“ - Gánh nặng mà đi đường vòng
Tuy rằng không gánh mà lòng cũng thương
Gánh nặng mà đi đường dài
Để anh gánh đỡ một vai nên chồng”.
Người bị trêu chọc, nào ngờ, lại là một cô gá đáo để. Sau vài giây lúng túng, đỏ mặt, cô gái cao giọng:
“ - Gánh thì chị lại trả công
Mặt em không đáng là chồng chị đâu”.
Thật đúng là “vỏ quýt dày, móng tay nhọn”. Nhiều trường hợp, chàng trai và cô gái đã sẵn có tình ý với nhau, khéo léo mượn lời hò để giải bày tâm trạng. Sau đây là trích đoạn từ một cuộc hò say sưa gần như suốt đêm của một lứa đôi như thế, trong không khí lao động giã gạo đêm trăng:
“ – Tình cờ sao khéo tình cờ
Khi không lại gặp o Bờ chằm tơi!
– Thường ngày em vuốt lá chằm tơi
Nghe sòng giã gạo, tới nơi gặp chàng.
– Thôi, việc ăn làm nói lại dọi sau
Sự tình tính liệu mau mau cho kịp thời?
– Anh có nôn thì tìm thầy coi tuổi
Xem trong căn mạng đặng chữ ngũ hành
 Một mai phân lại, em đành phận thương
– Ông thầy nói hai đứa mình không kết đường phu phụ, chứ kết đường phu phụ thì miêu duệ tử tôn
Giàu sang phú quí, của tiền nghênh ngang!
 – Răng anh không về thưa cho thầy biết, thưa mẹ cho mẹ hay;
Hai đứa mình tốt tên, tốt tuổi, tốt tay ngũ hành?
– Anh đã thưa thầy cho thầy biết, thưa mẹ cho mẹ hay,
Thầy mẹ mới khiến anh đi mượn lịch, để coi ngày đến thăm.
– Thân phụ đến thăm thì em nói thiệt với chàng
Chớ bày vật quí, lễ sang
Phụ thân em một lời gắn chặt, chứ không phải như thế sự ngàn vàng đơn sai.
B.II.2- Hát đối đáp trong cuộc
Thời gian, địa điển, trình tự, nội dung của cuộc hát được qui địh khá chặt chẽ. Tham dự vào cuộc hát là những nhóm thanh niên nam nữ ở các làng khác nhau, hoặc thuộc những phường khác nhau: phường cay, phường cấy, phường gặt, phường vải, phường nón… Mà hát được chia thành các giai đoạn khác nhau. Nguyễn Thị Ngọc Điệp trong “Ca dao dân ca đẹp và hay” đã chia cuộc hát đối đáp ra làm ba giai đoạn:
* Giai đoạn 1: Hát chào, hát thăm. Hai bên chào hỏi nhau về gia đình, tên tuổi, quê quán…
“ - Hỏi chàng quê quán nơi đâu,
Mà chàng thả lưới, buông câu chốn này?
– Hỏi anh tên họ là chi,
Nói cho em biết mai đi em chào».
* Giai đoạn 2: Hát đố, hát họa, hát xe kết. Đôi bên đã làm quen với nhau rồi thì bước sang hát đố, hát họa và hát xe kết (tỏ bày tình cảm, ước mong được sống bên nhau thành chồng vợ…)
« – Đố anh chi sắc hơn dao,
Chi sâu hơn biển, chi cao hơn trời?
– Em ơi! Mắt sắc hơn dao,
Bụng sâu hơn biển, trán cao hơn trời.(hát đố)
– Hoa mơ, hoa mận, hoa đào
Kìa bông hoa cúc biết vào tay ai?
Xin chàng nên thắm chớ phai
Thoang thoảng hoa lài mà lại thơm lâu
Xin chàng đừng phụ hoa ngâu,
Tham nơi phú quí đi cầu mẫu đơn… (hát họa về hoa)
– Gặp nhau ta đưa nhau về
Làm mướn là vợ, làm thuê là chồng.
– Đêm qua nằm cạnh nhà ngang
Mành thưa, gió lọt, thương chàng xót xa… (hát xe kết)
* Giai đoạn 3: Hát thề, hát dặn, hát tiễn. Tàn cuộc vui, mọi người phải chia tay, sắp sửa xa nhau thì thề thốt, dặn dò, là cho tình yêu thêm bền chặt:
« – Tình ơi tính dặn lời này,
Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ đi.
Tình ơi, tính dặn hoan hì
Đường xa quãng vắng chớ đi một mình
Tình ơi, tính dặn tình rằng,
Đâu hơn thì lấy, đâu bằng đợi anh»…
B.IV- Nghệ thuật của ca dao tình yêu
B.IV.1- Hình tượng nhân vật trữ tình
Hình tượng nhân vật trữ tình trong các bài viết ca dao nói chung và ca dao tình yêu nói riêng là hình tượng không cá thể hóa. Tâm trạng nhân vật bao giờ cũng tiêu biểu cho tâm trạng của tập thể, cho những chàng trai, cô gái. Nhân vật không có tính xác định về đặc điểm, diện mạo, tính cách. Khi ca dao miêu tả cô gái “mười thương” thì không phải đang miêu tả một cô gái nào mà chính là đang thể hiện quan niệm chung của dân gian về cái đẹp của người phụ nữ lao động. Có thể nói, ở đây, tình cảm tập thể đã thấm vào cá nhân, cái tôi riêng kết hợp hài hòa với cái ta chung, tiếng nói tâm tình của nhân vật trong một bài viết ca dao trở thành tiếng lòng chung của tất cả nhiều con người, hình tượng nhân vật vì thế có tính ứng dụng chung rất cao. Ca dao - dân ca từ bao đời nay đã trở thành tài sản chung mà ai cũng có thể sử dụng khi cần bộc lộ tâm trạng, nỗi niềm và đến lượt mình, mỗi con người lại góp phần làm giàu có thêm cho tài sản vô giá đó bằng những sáng tác có sự hòa phối giữa tính truyền thống và tính sáng tạo.
B.III.2- Kết cấu
Về kết cấu có nhiều cách phân chia khác nhau. Ở đây chúng tôi chọn cách phân chia của Nguyễn Thị Ngọc Điếp. Trong  «Ca dao dân ca đẹp và hay» tác giả này đã chia ca dao ra làm ba dạng kết cấu:
a. Kết cấu đối thoại: Loại này xuất hiện rất nhiều trong những bài viết ca dao tình yêu, gồm đối thoại một vế và đối thoại hai vế. Kiểu kết cấu này nảy sinh do môi trường, hoàn cảnh diễn xướng, ứng tác ca dao - dân ca. dù ở dạng lời nói một người hay hai người, một vế hai hai vế, bài viết ca vẫn in đậm dấu ấn của lối trò chuyện, giãi bày của nhân vật trữ tình với đối tượng trữ tình.
Đối thoại một vế:
“ - Cô kia cắt cỏ một mình
Cho tôi cắt với chung tình làm đôi
Cô còn cắt nữa hay thôi
Cho tôi cắt với làm đôi bạn tình”.
Đối thoại hai vế:
“ - Bấy lâu còn lạ chưa quen
Hỏi hồ đã có hoa sen chưa hồ
– Hồ còn leo lẻo nước trong
Bấy lâu chỉ dốc một lòng đợi sen”.
Ta có thể hình dung những bài viết ca dao này như là một cuộc giao tiếp, trong đó có cả lời trao, lời đáp của các nhân vật giao tiếp, có nội dung giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp và mục đích giao tiếp. Nó mang đầy đủ các đặc điểm của một cuộc giao tiếp. Vì vậy nghiên cứu những bài viết ca dao này dưới góc độ giao tiếp có thể phát hiện ra những điều thú vị, mới mẻ về nội dung cũng như nghệ thuật của chúng. Đây cũng là kiểu kết cấu mà chúng tôi sẽ chọn khảo sát trong luận văn này.
b- Kết cấu trần thuật: hay còn gọi là kể chuyện. Cảnh ngộ được chú trọng nhiều hơn sự việc. Qua việc kể về cảnh ngộ, chủ thể trữ tình bày những nỗi niềm, tâm trạng:
“ - Cha mẹ nàng nói gả nàng cho anh
Anh cầu duyên bất cầu lợi
Anh núp bóng trăng anh đợi,
Anh núp bóng mây anh chờ
Bây giờ nàng lớn khôn, Cha mẹ nói gả nàng nơi mô?
Anh thà thác xuống ao hồ cho rạng danh”.
c. Kết cấu miêu tả: Miêu tả theo cảm hứng trữ tình, khác với sự miêu tả khách quan trong các thể loại tự sự:
“ - Cổ tay em trắng như ngà,
Con mắt em liếc như là dao cau.
Miệng cười như thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen”.
Sự phân chia thành ba kiểu kết cấu trên đây chỉ mang tính tương đối. Nhiều trường hợp, người sáng tác vận dụng kết hợp cả ba kiểu một cách khéo léo trong bài viết ca, hoặc có những bài viết thuộc kết cấu đối thoại nhưng lại có xen một phần miêu tả, kể chuyện, có bài viết thuộc kết cấu kể chuyện, tuy không có đối và đáp nhưng cũng thấp thoáng bóng dáng hai nhân vật đang trò chuyện. Đó là sự thống nhất giữa các kết cấu.
B.III.3- Ngôn ngữ
Ngôn ngữ chính là thành phần tạo nên sự tồn tại độc lập của ca dao ngoài ca hát. Tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ trong ca dao truyền thống, Hoàng Tiến Tựu nhấn mạnh đến bốn mối quan hệ. Đó là ngôn ngữ ca dao với tiếng nói của dân tộc, ngôn ngữ ca dao với tiếng nói địa phương, ngôn ngữ ca dao với chức năng và phương thức nghệ thuật của ca dao và ngôn ngữ ca dao với ngôn ngữ thơ trong văn học viết.
Nhờ biết dựa vào ngôn ngữ dân tộc, khai thác và sử dụng ngôn ngữ dân tộc mà ca dao dân gian việt nam rất giàu bản sắc. Không những thế mà ca dao còn tác động ngược trở lại ngôn ngữ dân tộc để củng cố và phát triển ngôn ngữ dân tộc. Ngôn ngữ ca dao vừa đậm đà bản sắc dân tộc vừa mang sắc thái địa phương. Đọc ca dao, đứng ở góc độ ngôn ngữ các nhà nghiên cứu có thể giải mã vùng, miền với độ chính xác khá cao nhờ đặc trưng ngôn ngữ địa phương toát ra từ bài viết ca dao ấy.
Ca dao Bắc bộ hát giã bạn bằng những câu nhẹ nhàng, tình tứ:
“ - Người về em chẳng cho về
Em nâng vạt áo em đề câu thơ”.
Ca dao Nam Bộ lại diễn tả nội dung này bằng một cách nói rõ ràng, bộc trực hơn, dứt khoát và rạch ròi hơn:
“ - Anh về em nắm vạt áo em la làng
Anh bỏ chữ thương chữ nhớ lại giữa đàng cho em”…
Khi sáng tạo ca dao, nhân dân lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ theo yêu cầu của nghệ thuật thơ ca để bộc lộ tâm tình và những cảm xúc thẩm mỹ mà ngôn ngữ giao tiếp thông thường không thể nào diễn đạt được. Ngôn ngữ ca dao là một thứ ngôn ngữ giàu sắc thái biểu cảm, tính chất biểu tượng, ước lệ, tương trưng, ẩn dụ… rất đậm nét:
“ - Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ là đan sàng nên chăng?
– Đan sàng thiếp cũng xin vâng
Tre vừa đủ lá non chăng hỡi chàng”?
“Tre non đủ là” còn được hiểu là trai gái đã đến tuổi thành niên. “Đan sàng” còn có ý là kết hôn, tác thành đôi lứa. Và nếu chỉ hiểu ngôn ngữ ấy theo kiểu giao tiếp lời nói thông thường thì câu ca dao tỏ tình nêu trên không còn độc đáo và ý nghĩa nữa.
Kế đến là các hình thức chuyển nghĩa như: so sánh, ẩn du, tượng trưng…
“ - Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”.
Và cuối cùng là hệ thống động từ, tính từ chỉ tình thái của tiếng Việt
Do ca dao được sáng tác và lưu truyền bằng miệng, dân gian thường sử dụng những khuôn dạng, công thức có sẵn như: “đôi ta như”, “hai đứa mình như…”,  “thân em như…”, “mẹ già như…”, “chiều chiều…”, “còn duyên…hết duyên…”, hay những biểu tượng thuyền , bến, cây đa, con đò…Tuy nhiên, dân gian luôn sử dụng một cách sáng tạo các công thức này. Chính việc thực, cảnh thực, tình thực kết hợp với trí tuệ dân gian đã mang lại sự hồn nhiên, tươi tắn cho các bài viết ca ra đời từ cùng một công thức. Ví dụ: Biểu tượng trúc - mai luôn đem lại ấn tượng mới mẻ nơi người tiếp nhận vì được đề cập tới với nhiều hình thức biểu đạt khác nhau: trúc nhớ mai, trúc mai một nhà, trúc mai trồng lộn một bồn… Đặc điểm này đã dẫn đến sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và sáng tạo trong ca dao dân ca.
Tiểu kết: Trong phần này, chúng tôi chủ yếu tìm hiểu hai vấn đề:
Về ngữ dụng học, chúng tôi chủ yếu tìm hiểu các vấn đề về giao tiếp và một số nhân tố giao tiếp như nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp và mục đích giao tiếp.
Về ca dao tình yêu, chúng tôi đã tìm hiểu về khái niệm và một số đặc điểm của chúng như hình thức diễn xướng, hình tượng nhân vật trữ tình, kết cấu và ngôn ngữ.
Đây là những vấn đề đã được các công trình trước nghiên cứu và giá trị khoa học của những vấn đề này là đã được kiểm nghiệm và thẩm định. Vì vậy để luận văn có tính hệ thống và khoa học, chúng tôi đã sử dụng những thành tựu này để làm cơ sở lí luận cho đề tài.
Có thể hình dung những bài viết ca dao tình yêu theo lối đối đáp nha là một cuộc giao tiếp. Vì vậy việc vận dụng các khái niệm nền tảng của ngữ dụng học để khảo sát chúng dưới góc độ giao tiếp chắc chắn sẽ có những phát hiện mới mẻ và lí thú về nội dung và nghệ thuật của mảng ca dao này. 
CHƯƠNG II: TÌM HIỂU CÁC NHÂN TỐ GIAO TIẾP
TRONG CA DAO TÌNH YÊU
I- Tìm hiểu nhân tố nhân vật giao tiếp trong ca dao tình yêu
Nhân vật giao tiếp là nhân tố đóng vai trò chủ động, tích cực trong hoạt động giao tiếp. Nó là một trong “hai yếu tố quan trọng nhất trong đối thoại là người đối thoại và tình huống” [24;33]. Ở hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp bao giờ cũng xuất hiện trong một vai nhất định khác biệt với vai mà họ đóng trong các hoàn cảnh giao tiếp khác. Mỗi vai như thế được xác định theo vị thế, theo quan hệ tương ứng với nhân vật cùng tham gia hoạt động giao tiếp. Vai giao tiếp và vị thế giao tiếp của cả người phát ngôn và người tiếp ngôn đều chi phối và để lại dấu ấn trong ngôn ngữ giao tiếp. Vì vậy mà trong phần này chúng tôi sẽ chọn khảo sát hai vấn đề đó là việc sử dụng các phương tiện xưng hô và vị thế giao tiếp của các nhân vật giao tiếp qua quan hệ xã hội.
I. 1- Khảo sát các phương tiện xưng hô trong ca dao tình yêu
Phương tiện xưng hô là những đơn vị từ, ngữ dùng để chỉ vai người nói và vai người nghe trong hoạt động giao tiếp. Trong đó xưng là người nói dùng phương tiện ngôn ngữ để chỉ mình trong giao tiếp. Còn hô là người nói dùng ngôn ngữ để gọi người thứ hai trong hoạt động giao tiếp. Trong giao tiếp phải tùy theo tuổi tác, địa vị, mức độ tình cảm, hoàn cảnh giao tiếp mà người nói chọn lựa phương tiện để xưng và phương tiện để gọi người đối thoại cho thích hợp. Đó chính là sự tương ứng ưng hô: xưng thế nào thì hô thế ấy. Xưng hô là vấn đề rất quan trọng trong giao tiếp bằng ngôn ngữ. Trong suốt cuộc giao tiếp, xưng hô có tác dụng định hướng, duy trì cuộc giao tiếp.
Như trên đã nói vai giao tiếp của người phát ngôn luôn chi phối và để lại dấu ấn trong ngôn ngữ giao tiếp. Mà một trong những dấu ấn đó là việc sử dụng các phương tiện xưng hô. Nhưng “cách sử dụng từ xưng hô không đơn thuần chỉ dùng để người nói hoặc người nghe với tư cách là hai chủ thể của hoạt động giao tiếp ngôn ngữ mà còn được dùng để biểu thị mối tương quan vị thế giữa họ và thái độ của họ đối với nhau” [24;34]
Trong giao tiếp người Việt bao giờ cũng chú trọng đến cách xưng hô. Bởi lẽ xưng hô có thể được coi là một yếu tố để đánh giá khả năng ứng xử và trình độ văn hóa của một người. Từ xuất phát điểm đó, xưng hô phải làm sao đảm bảo được tính tự nhiên, chân thành, lịch sự và có văn hóa. Vả lại thông qua cách xưng hô mà tình cảm và mối quan hệ của những người tham gia giao tiếp được thể hiện khá rõ nét. Vì vậy khảo sát vấn đề này ở mảng ca dao tình yêu sẽ giúp cho ta hiểu rõ hơn văn hóa ứng xử và tình cảm của người bình dân xưa nói chung và các chàng trai cô gái thời xưa nói riêng. Đặc biệt là trong lãnh vực tinh tế, nhạy cảm của con người đó là tình yêu.
I.1.1- Các phương tiện xưng hô được dùng trong ca dao tình yêu
Qua khảo sát những bài viết ca dao đối đáp nam nữ có kết cấu hai vế, chúng tôi thấy việc sử dụng các phương tiện xưng hô rất phong phú, đa dạng. Phần nhiều những bài viết ca dao đều có sử dụng các phương tiện xưng hô. Trong số những bài viết ca dao này thì số lượng những bài viết ca dao có từ xưng hô “anh - em” là nhiều nhất. Số còn lại là sử dụng các phương tiện xưng hô khác như: «chàng - nàng/ thiếp”, “cô kia - tôi”, “thân anh - thân em” hay “ai”, “đây”, “người” hoặc xưng hô bằng các phương tiện ẩn dụ, hoán dụ. Bên cạnh những bài viết ca dao có sử dụng các phương tiện ưng hô thì còn có những bài viết không sử dụng các phương tiện xưng hô. Tuy nhiên số lượng này không nhiều. Vì sao lại có sự khác nhau như vậy và sự khác nhau trong cách xưng hô đó nói lên điều gì về mối quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp thì chúng ta sẽ đi vào khảo sát một số trường hợp cụ thể.
* Cặp từ xưng hô “chàng - thiếp/ nàng”
Trong 100 bài viết ca dao tình yêu có kết cấu đối đáp hai vế mà chúng tôi chọn làm tư liệu thì có khoảng 6 bài viết sử dụng từ xưng hô “chàng - thiếp/ nàng”, chiếm khoảng 6%.
Theo nghĩa thông thường thì “chàng” có từ loại danh từ, là tiếng gọi người trai trẻ, hay tiếng vợ gọi chồng hoặc gọi tình nhân. Còn “thiếp” cũng có từ loại danh từ, là tiếng người đàn bà tự xưng với chồng hoặc tình nhân (dẫn theo từ điển Tiếng Việt nxb Thanh Niên) và nàng cũng là tiếng chỉ người đàn bà, thường được sử dụng để hô gọi người vợ hoặc tình nhân của người con trai. Vì vậy mà trong những bài viết ca dao có sử dụng từ xưng hô là “chàng - thiếp/ nàng” ta thấy các nhân vật giao tiếp ở đây không chỉ là người trẻ tuổi mà giữa họ còn có sự gắn bó thân thiết, gần gũi với nhau hay ít nhất cũng là có quen biết với nhau bởi ông bà già ít khi gọi chàng xưng thiếp hoặc những người xa lạ mới gặp nhau cũng rất ít khi xưng hô là “chàng - thiếp/ nàng”, chẳng hạn:
“- Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
– Đan sàng thiếp cũng xin vâng
Tre vừa đủ lá, non chăng hỡi chàng?”
“Anh” ở phát ngôn thứ nhất là lời tự xưng của người nói, “nàng” là lời hô gọi của người nói đối với người nghe. Như vậy người nói trong phát ngôn này là người con trai còn người nghe là người con gái. Chàng trai đã xưng hô một cách rất thân mật, trang nhã “anh - nàng” để kín đáo bày tỏ tình cảm cùng cô gái.
Ở phát ngôn thứ hai, “thiếp” là lời tự xưng của người con gái, “chàng” là lời người con gái hô gọi người con trai. Cặp từ xưng hô “chàng - thiếp” chỉ thường dùng khi người vợ xưng hô với chồng hoặc người con gái xưng hô với người yêu. Trong hoàn cảnh này, qua cách xưng hô “thiếp - chàng” cô gái tế nhị chấp nhận lời cầu hôn, tự xem mình như người vợ tương lai của chàng trai.
Hay:
“- Đồng tâm son sắt với nhau
Thiếp chưa phụ bạc chàng sao vội vàng.
– Lòng son sắt, đá vững vàng           
Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương”.
Tương tự, ở phát ngôn thứ nhất “thiếp” là lời tự xưng của người nói, “chàng” là lời hô gọi người của người nói đối với người nghe. Như vậy đây là phát ngôn của người con gái. Qua cách xưng hô “thiếp- chàng” của cô gái , ta thấy mối quan hệ tình cảm giữa họ là thân thiết khắng khít. Nàng đã xem mình như một người yêu, người vợ của chàng trai. Hơn nữa qua phát ngôn hồi đáp của chàng trai ta có thể hiểu được tình cảm giữa họ là tình yêu bởi khi đã yêu nhau người ta mới có thể trách nhau phụ bạc, mới mong muốn gắn bó với nhau và mới thề nguyền son sắt, thủy chung.
Ngoài ra, khi nhân vật trữ tình xưng “thiếp” gọi “chàng” thì trong một số trường hợp người con gái chủ động mong muốn gắn bó lâu dài.
– Trầu vàng, cau trắng, chay vàng
Cơi trầu bịt bạc thiếp mời chàng ăn.
– Trầu này trầu mẹ trầu cha
Hay là trầu bạn đưa ta hỡi nàng.
“Thiếp” ở phát ngôn thứ nhất là lời tự xưng của người con gái, “chàng” là lời người con gái hô gọi người con trai. Còn “nàng” ở phát ngôn thứ hai là lời hô gọi cô gái của chàng trai.
Mặc dù “thiếp” và “nàng” đều chỉ người con gái nhưng khi được sử dụng làm phương tiện xưng hô thì có sự khác nhau. “Nàng” là lời người con trai hô gọi người con gái, nghĩa là chỉ vai nghe còn “thiếp” là lời người con gái tự xưng với người con trai, nghĩa là chỉ vai nói. Còn “chàng” là lời người con gái hô gọi người con trai. Cho nên những bài viết ca dao có “chàng” và “thiếp” đều là lời của người con gái còn những bài viết ca dao có “nàng” đều là lời người con trai.
Như vậy những bài viết ca dao có sử dụng cặp từ xưng hô “chàng - nàng/ thiếp” đều là những bài ca dao bày tỏ tình yêu hoặc khẳng định tình yêu đã có. Cho nên cặp từ xưng hô này biểu thị mối quan hệ khắng khít, gần gũi giữa các nhân vật giao tiếp. Hơn nữa với cặp từ xưng hô này ta còn xác định được đâu là lời của người con trai và đâu là lời của người con gái mà đôi khi để phân biệt được thì ta phải dựa vào hoàn cảnh diễn xướng của nó.
* Cặp từ xưng hô “anh - em”
Trong thực tế cặp từ xưng hô “anh - em” được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến. Đó có thể là lời xưng hô của một cặp vợ chồng, của anh em ruột hay của hai người bạn hoặc một cặp tình nhân. Hơn nữa cặp từ xưng hô “anh - em” có thể sử dụng khi hai người xa lạ mới gặp nhau hay hai người đã thân quen nhau. Chính vì vậy mà cặp từ xưng hô này cũng được sử dụng rất phổ biến trong ca dao, đặc biệt là trong ca dao tình yêu. Kết quả khảo sát 100 bài viết ca dao chọn làm cứ liệu thì có khoảng 60 bài viết ca dao xuất hiện cặp từ xưng hô “anh - em”, chiếm khoảng 60%. Trong những bài viết ca dao tình yêu, cặp từ xưng hô anh em được sử dụng một cách rất phong phú, đa dạng, biểu hiện tình yêu ở nhiều cung bậc khác nhau: khi chàng trai và cô gái mới gặp gỡ làm quen, khi tình yêu đã nồng nàng, tha thiết hay khi tình yêu tan vỡ oán trách nhau ta đều bắt gặp cách xưng hô này. Nhưng điều đặc biệt trong cặp từ xưng hô này là “anh” có thể dùng để xưng, nghĩa là chỉ vai nói và cũng có thể dùng để hô, nghĩa là chỉ vai nghe. Tương tự “em” cũng vậy cho nên trong một số lời ca dao chúng ta không phân định được đâu là lời người nữ và đâu là lời người nam tức là với cặp từ xưng hô “anh - em” đôi khi không xác định được hoàn cảnh diễn xướng cụ thể thì phương tiện xưng hô không được quy chiếu người nói và người nghe một cách rõ ràng làm cho phát ngôn không rõ hoặc đa nghĩa:
“ - Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc tím
  Em đã có chồng trả yếm lại anh
– Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc xanh
Yếm em, em mặc yếm gì anh, anh đòi”.
Không có hoàn cảnh giao tiếp cụ thể (trong ca dao gọi là hoàn cảnh diễn xướng) thì bài viết ca dao trên có thể hiểu bằng nhiều cách với những ý nghĩa khác nhau.
Cách hiểu thứ nhất: trong lời một “em” là lời người nói tự xưng còn “anh” là lời người nói hô gọi người nghe, nghĩa là lời của cô gái nói ra.
Trong lời hai: “anh” là lời người nói tự xưng “em” là lời người nói hô gọi người nghe, vậy đây là lời của chàng trai.
Với sự qui chiếu này, ta thấy cả chàng trai và cô gái đều là những người xử sự đẹp. Họ đã yêu nhau, trao tặng kỷ vật cho nhau nhưng khi tình yêu không thành, họ chia tay nhau. Cô gái chủ động trả lại kỷ vật tình yêu cho chàng trai. Nhưng chàng trai cao thượng cho rằng kỷ vật ấy đã thuộc về cô gái, anh không có quyền nhận lại “yếm em, em mặc yếm gì anh, anh đòi” phải là người có tình yêu chân thành, say đắm, biết tôn trọng tình cảm, tình yêu của mình mới có thể nói với người yêu cũ những lời như vậy. Làm sao có được cách xử sự như thế ở những kẻ “không ăn thì đạp đổ” và những kẻ tính toán trong tình yêu.
Cách hiểu thứ hai: trong lời một, “em” là lời hô gọi của người nói, “anh” là lời tự xưng của người nói. Như vậy lời một là lời của chàng trai. Vì tình yêu không thành chàng trai đòi lại kỷ vật mà mình đã tặng cô gái. Khi thấy rõ mục đích của mình không đạt được chàng trai trở nên tầm thường, nhỏ nhen và thẳng thắn tuyên bố: “em đã có chồng trả yếm lại anh”.
Lời hai: “em” là lời tự xưng của người nói, “anh” là lời hô gọi của người nói. Cô gái cũng đáo để trả miếng lại hành động thiếu cao thượng và không mấy đẹp đẽ của chàng trai “áo em, em mặc áo gì anh, anh đòi”. Lúc này sự chia tay trở nên căng thẳng, gay gắt, đoạn tình đoạn nghĩa theo kiểu “anh đi đường anh, tôi đường tôi”.
Bài viết ca dao còn một cách hiểu nữa tùy vào cách quy chiếu “anh”, “em” với ngôi nhân xưng nào (xem Nguyễn Xuân Kính [11;12]) Ở đây chỉ xét góc độ các phương tiện xưng hô.
Như vậy giá trị nội dung của một bài viết ca dao không chỉ bị chi phối bởi hoàn cảnh diễn xướng mà còn bị chi phối bởi các vai nghe nói. Trong kho tàng ca dao có một số lời rất khó xác định đó là lời của nam hay nữ. Một số lời nếu do những người con trai thanh lịch, nhã nhặn hát sẽ được hiểu khác hẳn ý nghĩa với trường hợp do những người không đứng đắn phát ngôn. Tuy nhiên số lời ca dao như vậy không nhiều trong 100 bài viết mà chúng tôi chọn làm cứ liệu thì có ba bài viết có nhiều cách hiểu khác nhau, chẳng hạn:
“ - Chờ anh nên tuổi em cao
Nên duyên em lợt má đào em phai
– Má đào em ra nắng nó phai
Ra mưa nó lợt chớ nào ai biểu chờ”.
Như vậy trong ca dao tình yêu theo lối đối đáp, cặp từ xưng hô “anh - em” được sử dụng rất rộng rãi, phong phú. Nó có thể được dùng để biểu thị mọi sắc thái cung bậc tình cảm của con người. Các nhân vật giao tiếp trong những bài viết ca dao này xưng cũng bằng “anh”, “em” mà hô cũng bằng “anh”, “em”. Vì vậy để xác định được vai nghe nói thì phải dựa vào một số yếu tố khác như: hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp và mục đích giao tiếp.
* Xưng hô bằng các phương tiện ẩn dụ, hoán dụ
Ẩn dụ, hoán dụ là cách định danh thứ hai của sự vật và tên gọi thứ hai này luôn mang giá trị biểu cảm .
Khi xưng bằng các phương tiện ẩn dụ, hoán dụ, người xưng đã không dùng cái danh chính thức của mình mà dùng một cái danh khác, người xưng ẩn sau các phương tiện xưng hô này một cách kín đáo, tế nhị đầy tính thẩm mỹ.
Trong ca dao cách xưng hô này rất phổ biến, đặc biệt là trong ca dao tình yêu theo lối đối đáp. Chúng ta đều biết mỗi bài viết ca dao là một bộc bạch của chủ thể trữ tình. Nó được hô lên, hát lên ngay khi tạo ra để tự biểu lộ hay hướng tới một đối tượng nào đấy.
“ - Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa
– Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”.
Lối xưng hô bằng ẩn dụ “mận”, “đào” vừa kín đáo lại vừa tế nhị, duyên dáng. “Mận” ở lời thứ nhất là lời tự xưng của người nói, nhưng ở lời thứ hai là lời hô gọi của người nói. Tương tự như thế, “đào” ở lời một là chỉ người nghe còn ở lời hai lại là người nói. Các chàng trai, cô gái ở đây xưng cũng bằng “mận”, “đào” hô cũng bằng “mận” “đào”. Để xác định vai nhân xưng của hai phương tiện xưng hô này phải dựa vào ngữ cảnh “hỏi”, “thưa” của toàn bài viết. “Hỏi” là hoạt động của người nói hướng tới người nghe. “Thưa” là hoạt động trả lời của người được hỏi hướng tới người hỏi. Hỏi và đáp đều là hoạt động ngôn từ của hai nhân xưng thứ nhất. Đặc trưng của ca dao cho ta thấy “bây giờ mận mới hỏi đào” và “mận hỏi thì đào xin thưa không phải là lời dẫn mà chính là một phần phát ngôn của hai nhân vật đang tham gia giao tiếp. Trong ca dao không có người dẫn, kể mà chỉ có hai người đối đáp với nhau
Mặc dù mỗi bài viết ca dao là một câu chuyện tâm tình nhưng phải công khai tập thể, giữa đám đông tất nhiên bao giờ cung bắt buộc phải kín đáo, tế nhị, duyên dáng không thể lộ liễu, vụng về, sỗ sàng trâng tráo được. Vì vậy cách xưng hô này còn được các chàng trai, cô gái dùng để thố lộ tình cảm của mình và cũng để thăm dò đối phương khi họ muốn tìm hiểu về nhau. Khi vừa gặp nhau, mới quen nhau các chàng trai, cô gái chưa biết tên nhau cũng chưa tiện gọi em xưng anh nên đây là phương tiện xưng hô vừa kín đáo tế nhị lại vừa duyên dáng.
“ - Bấy lâu còn lạ chưa quen
Hỏi hồ đã có hoa sen chưa hồ
– Hồ còn leo lẻo nước trong
Đến nay chỉ dốc một lòng đợi sen”.
Ở phát ngôn thứ nhất “hồ” là lời người nói hô gọi người nghe, “sen” là chỉ một đối tượng của hồ. Còn ở phát ngôn thứ hai còn “hồ” là lời tự xưng của người nói “sen” lúc này có thể hiểu là người nghe. Các nhân vật giao tiếp ở đây sử dụng những hình ảnh hết sức thanh cao, trang trọng và đầy ý nghĩa. Nếu như “mận”, “đào” là những hình ảnh cùng loại, mặc dù sống cùng môi trường nhưng ít chi phối lẫn nhau nên vẫn có thể tồn tai khi thiếu nhau. Còn “sen”, “hồ” tuy không đồng loại nhưng chi phối lẫn nhau, cần thiết cho nhau. “Sen” không thể sống được nếu không có “hồ”, “hồ” sẽ không đẹp, không có ý nghĩa nếu không có “sen”. Hơn nữa, phẩm chất trong của “hồ” và thơm của “sen” làm cho người đọc nghĩ đến các chàng trai, cô gái ở đây là những người rất thanh lịch, nho nhã. Mặc dù “còn lạ chưa quen” nhưng qua cách xưng hô ta thấy các nhân vật giao tiếp ở đây mong muốn hướng tới một tình cảm chân thực, lâu dài.
Nhìn chung, những hình ảnh ẩn dụ được sử dụng làm phương tiện xưng hô trong ca dao tình yêu không nhiều nhưng mang giá trị thẩm mỹ rất lớn. Chúng thường được dùng khi các nhân vật giao tiếp bày tỏ tình cảm với nhau. Cách xưng hô này vừa kín đáo, tế nhị lại vừa duyên dáng. Nó thể hiện các nhân vật giao tiếp là người lịch sự, phong nhã có tình cảm tinh tế chân thành và nghiêm túc.
I.1.2- Không dùng các phương tiện xưng hô
Trong ca dao tình yêu, bên cạnh những bài viết có sử dụng các phương tiện xưng hô thì còn một bộ phận những bài viết ca dao không sử dụng các phương tiện xưng hô, tuy nhiên số lượng này không nhiều chiếm khoảng 3%  bài viết như vậy. Dưới góc độ của ngữ nghĩa thì việc không sử dụng các phương tiện xưng hô cũng có ý nghĩa của nó.
Trong ca dao tình yêu, các phương tiện xưng hô thường không được sử dụng trong những trường hợp các nhân vật giao tiếp là mới quen, mới gặp gỡ, tình cảm giữa họ là sơ giao, chưa biết xưng hô thế nào cho phải.
“ - Sa chân bước xuống ruộng vừng
Dù tươi dù tốt xin đừng hái hoa
– Sa chân bước xuống ruộng lầy
Non gan chẳng tới chốn này làm chi”.
Ngoài ra cách xưng hô này còn thể hiện sự tinh nghịch, lém lỉnh của những chàng trai, cô gái đang tranh tài đối đáp hay trêu chọc lẫn nhau.
“ - Bấy lâu đông liễu tây đào
Gió mưa có ướt chút nào hay không
–  Bấy lâu gió dập mưa vùi    
Liễu xanh con mắt, đào tươi má hồng”.
Như vậy ta có thể thấy các phương tiện xưng hô thường không được dùng khi các nhân vật giao tiếp là những người xa lạ, mối quan hệ giữa họ là sơ giao, chưa tiện gọi “em” xưng “anh”. Đôi khi cách xưng hô rỗng cũng xuất hiện trong những cuộc giao tiếp mang tính vui đùa chọc ghẹo nhau thể hiện sự tinh nghịch giữa các nhân vật giao tiếp.
Tuy nhiên, giá trị của những bông hoa hương sắc này đâu chỉ có bấy nhiêu. Tìm hiểu ca dao tình yêu dưới góc nhìn của nhân vật giao tiếp chắc hẳn sẽ còn hứa hẹn nhiều khám phá bất ngờ, thú vị. Để thấy được quan niệm của người xưa về vấn đề tình yêu, hôn nhân thì bên cạnh việc tìm hiểu các phương tiện xưng hô chúng tôi thấy không thể bỏ qua một yếu tố cũng không kém phần quan trọng đó là vị thế giao tiếp qua các quan hệ xã hội của những người tham gia giao tiếp.
I.1.3- Các phương tiện xưng hô không được dùng
Qua khảo sát các phương tiện xưng hô trong ca dao tình yêu, chúng tôi thấy bên cạnh các phương tiện xưng hô được dùng nhiều như: “anh - em”, “chàng - thiếp/ nàng”, “mình - ta” hay các phương tiện ẩn dụ, hoán dụ thì còn một số phương tiện xưng hô không được dùng như: danh từ riêng chỉ người hay danh từ chỉ tước hiệu chức vụ nghề nghiệp đặc biệt là các phương tiện xưng hô có màu sắc biểu cảm sỗ sàng, thô lỗ như: mày, tao hay các phương tiện xưng hô chỉ sự vượt cấp nhiều bậc như: ông, bà, bà nội, bà ngoại…không được dùng. Đây là một đặc điểm khác biệt của ca dao tình yêu theo lối đối đáp so với ca dao ở các đề tài khác.
Theo chúng tôi sở dĩ có sự khác biệt trong cách sử dụng các phương tiện xưng hô của ca dao tình yêu so với các mảng ca dao ở đề tài khác là do các nhân tố trong hoạt động giao tiếp như: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp và mục đích giao tiếp tác động và điều chỉnh. Trong đó đặc biệt là nhân tố nội dung giao tiếp.
Trước hết, có thể thấy tình yêu là một tình cảm đẹp của con người. Vì vậy mà khi yêu nhau người ta thường dành cho nhau những lời ngọt ngào, tha thiết. Cho dù khi tình yêu tan vỡ, có thể có những lời giận hờn, oán trách nhau nhưng không đến nỗi sử dụng những từ ngữ xưng hô tục tằn, thô lỗ để mạt sát, trả đũa nhau. Chẳng hạn chàng trai và cô gái trong bài ca dao sau yêu nhau không lấy được nhau mặc dù họ có ý muốn “trả thù” nhau  nhưng sự căm tức đó không được thể hiện ở cách sử dụng các phương tiện xưng hô:
“ - Anh đã lấy vợ cách sông
Em đi lấy chồng giữa ngõ anh ra
– Có lấy thời lấy xa xa
Chớ lấy trước ngõ anh ra anh buồn”…
Hơn nữa, các nhân vật giao tiếp ở đây là những chàng trai, cô gái trẻ, đang yêu. Họ không thể xưng hô một cách thô lỗ, suồng sã với “đối tượng” của mình. Đồng thời, quan hệ liên cá nhân giữa các nhân vật giao tiếp cũng chi phối mạnh cách sử dụng các phương tiện xưng hô. Có thể thấy các nhân vật giao tiếp ở đây là những người có cùng vị thế giao tiếp nên không cho phép họ sử dụng các phương tiện xưng hô như: mày, tao, ông, bà… Hơn nữa các phương phương tiện xưng hô này mang màu sắc kém lịch sự, phạm vi sử dụng của chúng là hạn hẹp, chỉ dùng trong những trường hợp người nói quá bực tức hay bị dồn ép vào thế tận cùng. Còn các cuộc giao tiếp trong những bài ca dao tình yêu thì các chàng trai, cô gái thường muốn rút ngắn khoảng cách giữa họ trên trục thân tình nên việc lựa chọn các phương tiện xưng hô để thể hiện tình cảm cũng là một chiến lược trong giao tiếp của các chàng trai, cô gái khi yêu. Mặt khác, do đặc điểm của ca dao là sản phẩm của tập thể và không được cá thể hóa nên các phương tiện xưng hô mang ấu ấn cá nhân như các danh từ riêng chỉ người sẽ không được sử dụng.
Như vậy bên cạnh những phương tiện xưng hô được dùng nhiều như: “anh - em”, “chàng - thiếp/ nàng”, “mình - ta” hay các phương tiện ẩn dụ, hoán dụ thì còn có một bộ phận các phương tiện xưng hô không được dùng như: các phương tiện xưng hô có màu sắc biểu cảm sỗ sàng, không lịch sự như: tao, mày hay các  phương tiện xưng hô chỉ sự vượt cấp nhiều bậc như: ông, bà…Điều này rõ ràng là do sự chi phối, tác động và điều chỉnh lẫn nhau giữa các nhân tố giao tiếp. Đặc biệt là do nội dung giao tiếp và quan hệ liên cá nhân giữa các nhân vật giao tiếp qui định qui định. Đến đây ta có thể kết luận rằng, trong ca dao tình yêu các nhân vật giao tiếp tuân thủ khá nghiêm ngặt quy tắc “xưng khiêm hô tôn” của người Việt Nam. Đặc biệt là ở những cuộc giao tiếp có nội dung bày tỏ tình cảm. Từ đó, ta còn thấy được các chàng trai, cô gái là nhãng người tế nhị, lịch sự, có tình cảm chân thành và biết cách ứng xử.
2. Vị thế giao tiếp của các nhân vật giao tiếp qua các quan hệ xã hội.
Khi giao tiếp, các nhân vật giao tiếp sẽ xác lập vị thế giao tiếp cao thấp khác nhau tùy vào địa vị xã hội. Địa vị xã hội có thể do nhiều yếu tố quyết định như: tuổi tác, chức quyền, nghề nghiệp, trình độ hiểu biết, kinh nghiệm sống… Ở đây chúng tôi chỉ chọn khảo sát vị thế giao tiếp của các nhân vật giao tiếp qua các quan hệ xã hội như các nhân vật cùng giai cấp hay khác giai cấp, đồng hoặc khác cảnh ngộ, giàu hoặc nghèo, xa hay gần thân hoặc sơ. Qua việc khảo sát này, chúng tôi sẽ tìm hiểu quan niệm của dân gian về vấn đề tình yêu hôn nhân như thế nào: có phân biệt giai cấp, sang hèn, nghèo giàu không? Và tình yêu của những người cùng giai cấp, cùng cảnh ngộ có gì giống và khác với tình yêu của những người khác giai cấp, khác cảnh ngộ.
Theo sự thống kê của chúng tôi, trong 100 bài viết ca dao chọn làm cứ liệu thì chỉ có một bài viết đề cập đến vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, một bài viết đề cập đến vấn đề cảnh ngộ và khoảng 7 bài viết nói về quan hệ giàu nghèo còn lại các trường hợp khác không thấy nhắc đến đặc biệt là vấn đề giai cấp. Theo chúng tôi, sở dĩ không thấy những bài viết ca dao đối đáp đề cập đến vấn đề giai cấp là vì ba lẽ:
Thứ nhất: văn học dân gian do tầng lớp bình dân sáng tạo ra mà đặc biệt là ca dao.
Thứ hai: những công tử, tiểu thư con nhà quyền thế phần đông phải theo khuôn phép, chịu sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến nên không được tự do tìm hiểu, yêu đương. Hơn nữa, họ không có dịp để tắm mình trong không khí lao động, vui chơi nhộn nhịp, hò hát thâu đêm của những chàng trai, cô gái bình dân.
Thứ ba: hoặc giả trong lỉnh vực tình yêu người xưa không coi trọng vấn đề giai cấp.
Vì những lẽ đó mà không thấy vấn đề vai cấp trong ca dao tình yêu. Như vậy, ở đây chúng tôi sẽ chủ yếu khảo sát vị thế giao tiếp của các nhân vật giao tiếp qua quan hệ giàu - nghèo.
Trong hầu hết những bài viết ca dao biểu hiện quan hệ giàu nghèo thì phần lớn là chàng trai có gia cảnh nghèo hơn cô gái  tức là theo lẽ thường thì chàng trai có vị thế giao tiếp thấp hơn nhưng cũng phần nhiều các chàng trai là người mở lời trước:
“ - Gặp em giữa chốn vườn đào
Kẻ giàu người khó làm sao nên tình.
– Thế gian chuộng của chuộng tài
Em đây chuộng nghĩa chẳng nài giàu sang”.
Thông thường những người giàu thường có vị thế giao tiếp cao và có quyền chủ động nêu lên đề tài của diễn ngôn, lái cuộc thoại theo hướng của mình, điều hành việc nói năng của những người cùng giao tiếp với mình. Ở đây tuy chàng trai có vị thế giao tiếp thấp hơn nhưng lại là người mở lời trước. Điều này cũng đúng và dễ hiểu thôi, vì theo lẽ thường thì người con trai sẽ là người chủ động trước. Trong hoàn cảnh này mặc dù chàng trai có vị thế giao tiếp thấp hơn nhưng lẽ thường đó không hề thay đổi. Điều này chứng tỏ trong tình yêu của họ không hề có sự phân biệt giàu nghèo.
Mở lời chàng trai nêu lên hoàn cảnh gặp nhau và một hiện thực “kẻ giàu, người khó” và đây sẽ là trở lực để hai người đến với nhau bởi họ không “môn đăng hộ đối” đồng thời đó cũng là điều mà chàng trai đang băn khoăn, trăn trở. Phát ngôn của chàng trai mặc dù là một lời than thở đầy sự nghi ngại nhưng cũng ngầm chất vấn cô gái: mặc dù chúng ta đã có duyên gặp nhau đấy nhưng kẻ giàu người khó làm sao nên tình? Dường như cô gái đã hiểu được điều mà chàng trai đang nghi ngại là có cơ sở “thế gian chuộng của chuộng tài” nên cô đã bày tỏ thật lòng mình cùng chàng trai “em đây chuộng nghĩa chẳng nài giàu sang” Phải chăng cách sống chuộng nghĩa của cô gái cũng là cách sống của người phụ nữ Việt Nam nói chung và của người bình dân nói riêng.
Như vậy chúng ta thấy mặc dù lúc đầu vị thế giao tiếp của chàng trai thấp hơn cô gái, tức là tình yêu của hai người có một khoảng cách là họ không “môn đăng hộ đối” nhưng qua giao tiếp (sau câu trả lời của cô gái) ta thấy vị thế giao tiếp đó đã được cân bằng và khoảng cách đó đã được rút ngắn. Điều đó chứng tỏ, với các cuộc giao tiếp giữa hai người yêu nhau thì vị thế xã hội trên trục quyền uy có thể được rút ngắn.
Ngoài ra khảo sát vị thế giao tiếp của các nhân vật giao tiếp trong ca dao tình yêu, ta còn thấy được ở họ một tính cách rất đáng trân trọng đó là sự thành thật, biết lo xa và tính tự lập.
“ - Anh đây thật khó không giàu
Có lời nói trước kẻo sau em phàn nàn
– Khó khăn ta kiếm ta ăn
Giàu người cửa ván, ngỏ ngăn mặc người
Khó khăn đắp đổi lần hồi
Giàu người đâu dễ được ngồi mà ăn”.
Không ít những trường hợp khi yêu nhau các chàng trai thường dùng mọi cách để có được người mình yêu, kể cả việc che dấu thân phận, nói dối đối phương… còn sau khi đạt được mục đích rồi thì hậu quả ra sao cũng được. Ở đây chàng trai không phải là người như vậy. Mở đầu cuộc giao tiếp, chàng trai đã thành thật bày tỏ cùng cô gái hoàn cảnh khó khăn của mình. Điều này cho thấy chàng trai không chỉ là người thành thật, chín chắn biết lo xa mà còn rất tôn trọng cô gái. Ở cuộc giao tiếp này ta thấy chàng trai cũng là người có vị thế giao tiếp thấp hơn cô gái nhưng lại là người nắm quyền nêu lên đề tài của cuộc giao tiếp. Trường hợp này giống như trường hợp ở trên nhưng ta thấy phát ngôn của cô gái dài hơn phát ngôn của chàng trai phải chăng nàng muốn thể hiện vị thế giao tiếp của mình. Ta thử xem xét phát ngôn của cô gái:
“ - Khó khăn ta kiếm ta ăn
giàu người cửa ván ngỏ ngăn mặc người
Khó khăn đắp đổi lần hồi
Giàu người đã dễ được ngồi mà ăn”.
Mặc dù cô gái có lắm lời là nói nhiều hơn chàng trai nhưng thật ra thì nàng cũng chỉ bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề mà chàng trai đã nêu lên thôi. Trong phát ngôn của mình, cô gái đã phân tích lẽ thiệt hơn giữa giàu và nghèo. Nàng đã đưa ra bốn lập luận về vấn đề này:
Thứ nhất: nếu khó khăn thì ta sẽ tự lao động để kiếm sống
Thứ hai: ai giàu mặc họ nàng không quan tâm tới
Thứ ba: khó khăn thì ta khéo xoay sở.
Thứ tư: giàu chắc gì được ngồi mà ăn
Qua phát ngôn này nàng đã thể hiện sự cảm thông với hoàn cảnh của chàng trai đồng thời nàng cũng ngầm ưng thuận. Cô gái nói nhiều là vì muốn chàng trai hiểu được lòng mình chứ nàng đâu có ý muốn lên lớp chàng trai hay muốn thể hiện vị thế giao tiếp của mình.
Như vậy, qua khảo sát vị thế giao tiếp giữa các nhân vật giao tiếp trong ca dao tình yêu không có sự phân biệt vị thế cao thấp giữa các nhân vật giao tiếp. Mặc dù lúc đầu vị thế đó có sự chênh lệch do giàu - nghèo, sang - hèn giữa các nhân vật giao tiếp nhưng qua thương lượng (giao tiếp) khoảng cách này có thể được rút ngắn. Cho nên đối với những cuộc giao tiếp trong ca dao tình yêu thì vị thế giao tiếp trên trục quyền lực có thể thay đổi trong quá trình giao tiếp, có thể qua thương lượng mà thay đổi vị thế. Nó phá vỡ nguyên tắc mà Đỗ Hữu Châu đã nêu ra về quan hệ liên cá nhân giữa các nhân vật giao tiếp. Từ đó cho thấy tình yêu của người bình dân là tình yêu mang tính thuần nhất, họ yêu nhau bằng tấm chân tình và bằng trái tim chứ không hề phân biệt giàu - nghèo, sang - hèn. Tình yêu của họ không có sự tính toán và cũng không có một trở lực nào có thể ngăn cản các chàng trai cô gái đến với nhau bằng một tình yêu chân chính, trong sáng. Qua đây ta cũng thấy quan niệm của người xưa về một tình yêu bình đẳng, tự do và chân chính.
Ngữ liệu mà chúng tôi dùng để khảo sát trong luận văn là những bài viết ca dao tình yêu đối đáp. Có thể hình dung mỗi bài viết ca dao được chọn để khảo sát là một cuộc giao tiếp mà nhân vật giao tiếp là các chàng trai, cô gái đang yêu đang bày tỏ tình cảm của mình. Ngoài nhân tố quan trọng này. Một cuộc giao tiếp còn được xác định bởi một nhân tố không kém quan trọng nữa là hoàn cảnh giao tiếp.
II- Tìm hiểu nhân tố hoàn cảnh giao tiếp trong ca dao tình yêu
Hoàn cảnh giao tiếp là môi trường diễn ra hoạt động giao tiếp. Nó là hoàn cảnh không gian, thời gian diễn ra hoạt động giao tiếp. Nhưng nó còn là hoàn cảnh rộng, là hoàn cảnh xã hội, lịch sử là hoàn cảnh văn hóa mà các nhân vật giao tiếp tồn tại và thực hiện hoạt động giao tiếp. Ngoài ra, còn có sự phân biệt giữa hoàn cảnh giao tiếp có tính nghi thức với hoàn cảnh không mang tính nghi thức. Tuy nhiên ngữ liệu mà chúng tôi chọn khảo sát chủ yếu là những cuộc giao tiếp không mang tính nghi thức nên trong phần này chúng tôi sẽ tìm hiểu hai vấn đề là: hoàn cảnh giao tiếp rộng và hoàn cảnh giao tiếp hẹp trong đó có không gian và thời gian giao tiếp.
II.1- Hoàn cảnh giao tiếp rộng
Hoàn cảnh giao tiếp rộng là toàn bộ những hiểu biết về hoàn cảnh xã hội lịch sử, hoàn cảnh văn hóa, chính trị, tôn giáo bao gồm cả nếp cảm, nếp nghĩ của một cộng đồng ngôn ngữ. Tất cả những hiểu biết trên tạo thành tiền giả định bách khoa và nó được huy động một cách khác nhau tùy theo các nhân vật giao tiếp và tùy theo từng cuộc giao tiếp cụ thể. Giao tiếp chỉ có thể được tiến hành khi các nhân vật giao tiếp có chung một lượng tiền giả địng bách khoa nào đó.
Khảo sát nhân tố hoàn cảnh giao tiếp rộng trong ca dao tình yêu để thấy được sự chi phối của nhân tố này đến các cuộc giao tiếp như thế nào. Mỗi hoàn cảnh khác nhau có ý nghĩa gì đối với tình yêu và nó có ảnh hường như thế nào đối với cách ứng xử của các nhân vật giao tiếp. Qua đó để hiểu thêm về vốn sống, về văn hóa, cách sử dụng ngôn ngữ và tính cách, tâm hồn của người bình dân.
Trong phần này chúng tôi sẽ chọn khảo sát một số hoàn cảnh giao tiếp rộng có ảnh hưởng và để lại dấu ấn sâu đậm trong các cuộc giao tiếp như hoàn cảnh tôn giáo, tín ngưỡng, tập tục xã hội, kinh tế và địa lý
II.1.1- Hoàn cảnh tôn giáo, tín ngưỡng
Ca dao tình yêu được nảy sinh trong các hoàn cảnh giao tiếp cách biệt chúng ta hàng nửa thế kỷ mà theo thời gian các yếu tố về hoàn cảnh giao tiếp có thể bị thay đổi. Vì vậy để hiểu được giá trị của những bài viết ca dao này thì chúng ta phải có những hiểu biết nhất định về hoàn cảnh giao tiếp trong thời điểm mà bài viết ca dao ra đời. Cũng như để có thể giao tiếp được với nhau thì các nhân vật giao tiếp phải có chung một lượng tiền giả định bách khoa nào đó. Chẳng hạn cuộc giao tiếp  trong bài viết ca dao sau:
“ - Thương em anh cũng muốn thương
Sợ lòng bên giáo bên lương không thành
– Quý hồ anh có lòng thương
A men mặc thiếp khói hương mặc chàng”
Để có thể thuyết giải được phát ngôn của chàng trai và cô gái trong bài viết ca dao này thì người đọc phải có những hiểu biết nhất định về tôn giáo về vấn đề phân biệt tôn giáo ngày xưa đặc biệt là trong hôn nhân.
Trước đây, quy định về hôn nhân trong các tôn giáo rất khắt khe đặc biệt là trong đạo Thiên chúa. Những luật lệ đó như đã ăn sâu vào máu thịt của những ai theo đạo này. Những quy định đó là nam nữ thanh niên không được kết hôn với người ngoại đạo trừ khi người đó chấp nhận theo đạo này. Vì vậy, mặc dù nam nữ đã yêu nhau nhưng điều kiện trên không được chấp nhận thì tình yêu của họ phải chịu đổ vỡ. Cho nên trai gái ngày xưa khi yêu nhau họ không chỉ sợ những ràng buộc của lễ giáo phong kiến mà còn chịu sự qui định bởi các luật lệ khắt khe của tôn giáo. Điều này được thể hiện rõ trong phát ngôn của chàng trai.
“ - Thương em anh cũng muốn thương
Sợ lòng bên giáo bên lương không thành”
Tình yêu là một tình cảm đẹp, tự nhiên của con người nhưng trong trường hợp này chàng trai đã phải ngập ngừng, e dè trước tình cảm ấy. Trong phát ngôn của mình chàng trai đã tỏ ý muốn kết duyên cùng cô gái nhưng anh cũng không dấu được nỗi lo sợ về một tình yêu trắc trở vì sự khác biệt tôn giáo giữa hai người. “Bên giáo” là chỉ đạo thiên chúa còn “bên lương” là chỉ đạo Phật. Để có thể hồi đáp phát ngôn của chàng trai thì cô gái cũng phải có những hiểu biết nhất định về tôn giáo. “A men” vốn là từ ngữ chỉ dùng trong đạo thiên chúa. Đó là tiếng dùng ở cuối những lời cầu nguyện hay sau khi đọc xong một bài viết kinh thánh còn “khói hương” là từ dùng để chỉ việc thờ cúng đốt nhang bên đạo Phật mà đạo Thiên chúa ngày xưa không hề có. Qua đây ta thấy cô gái cũng có một lượng tiền giả định bách khoa tương ứng với chàng trai. Hơn nữa trong phát ngôn của gái còn thể hiện rõ được tôn giáo của từng người là chàng trai đạo phật và cô gái đạo Thiên chúa. Do đó hơn ai hết cô gái phải là người hiểu rõ những qui định của đạo mình nhưng nàng dám cương quyết trả lời
“ - Quý hồ anh có lòng thương
A men mặc thiếp khói hương mặc chàng”
Trong khi những qui định về hôn nhân nghiêm khắc như vậy theo lẽ thường ít ai dám vượt qua vậy mà ở đây nàng dám ngang nhiên tuyên bố như vậy tức là nàng bất chấp, thách thức với tất cả những gì cản trở con người đến với nhau kể cả những thế lực thần linh huyền bí. Qua đó ta còn thấy được khát vọng của con người về một tình yêu tự do và để có được đó thì họ sẵn sàng đấu tranh chống lại tất cả.
II.1.2- Các tập tục xã hội - Yếu tố hình thành nghi thức giao tiếp
Do những yếu tố về hoàn cảnh giao tiếp luôn chi phối cuộc giao tiếp và để lại dấu ấn trong phát ngôn của các nhân vật giao tiếp vì vậy tìm hiểu nhân tố hoàn cảnh giao tiếp rộng trong ca dao tình yêu sẽ giúp cho ta hiểu thêm về văn hóa, về phong tục tập quán của dân tộc mình.
“c- Miếng trầu của đáng là bao
Chẳng ăn cầm lấy cho nhau vừa lòng
– Thưa rằng bác mẹ em răn
Làm thân con gái chớ ăn trầu người”
Theo quan niệm của dân gian thì trầu cau là biểu tượng của tình yêu hôn nhân. Nó là lễ vật không thể thiếu mà nhà trai mang sang nhà gái. Vì vậy khi người con gái ăn trầu hay nhận trầu là đồng nghĩa với việc nhận lời cầu hôn của chàng trai. Bởi thế phần nhiều những lời tỏ tình trong các bài viết ca dao thì các chàng trai, cô gái thường mượn hình ảnh quả cau miếng trầu để bày tỏ tình cảm. Vì vậy để hiểu bài viết ca dao này thì ta phải hiểu được ý nghĩa của miếng trầu và quan niệm mà dân gian gửi gấm trong đó.
Trong phát ngôn của mình chàng trai đã dùng những lý lẽ để thuyết phục cô gái nhận trầu: một là giá trị của miếng trầu không đáng bao nhiêu, hai là nếu không ăn thì cầm lấy cũng được có gì lớn lao khó khăn đâu mà cô từ chối. Quả thật đó là những lý lẽ rất hợp tình hợp lý và có sức thuyết phục nhưng phải hồi đáp thế nào để chàng trai không phiền và mình không bị bắt bẻ là điều không dễ .
“ - Thưa rằng bác mẹ em răn
Làm thân con gái chớ ăn trầu người”
Việc cô gái dùng lời dặn của cha mẹ nói với chàng trai không phải là nàng không hiểu dụng ý của của chàng trai hay sợ làm trái lời dặn của cha mẹ mà đó chỉ là cái cớ để nàng từ chối tình cảm của chàng trai mà thôi.
Ngoài tập tục ăn trầu, dân gian còn nhiều tập tục khác như cưới sinh. Trong đó thì thách cưới là một trong những điều kiện không thể thiếu. Những tập tục này luôn để lại dấu ấn trong phát ngôn của các nhân vật giao tiếp.
“ - Anh về liệu lấy trăm mâm
Để cho hai họ tri âm một nhà
– Trăm mâm là bốn trăm người
Nhà thời nhà chật biết ngồi vô mô
– Nói thời nói rứa thôi mà
Năm ba đọi gạo con gà cũng xong”.
Tuy nhiên, đối với các chàng trai, cô gái đang yêu thì những tập tục này không phải là điều kiện quan trọng mà chỉ mang tính hình thức. Từ “trăm mâm” thách cưới cuối cùng cô gái chỉ cần “năm ba đội gạo con gà cũng xong”. Như vậy những tập tục xã hội mặc dù có ảnh hưởng đến nếp cảm, nếp nghĩ và để lại dấu ấn trong phát ngôn của các nhân vật giao tiếp nhưng nó không đủ sức ngăn cản các chàng trai, cô gái đang yêu đến với nhau.
II.1.3- Hoàn cảnh kinh tế - dấu ấn đậm nét trong các bài ca dao tình yêu
Kinh tế là một yếu tố quan trọng trong đời sống của con người. Nên một trong những dấu ấn để lại sâu đậm nhất trong ca dao là những hiểu biết về hoàn cảnh kinh tế. Vì vậy khảo sát yếu tố này để thấy được hoàn cảnh kinh tế có vai trò thế nào đối với tình yêu. Đồng thời qua đó cũng thấy được những phẩm chất, tính cách, tâm hồn của các nhân vật giao tiếp.
Qua khảo sát chúng tôi thấy phần lớn trong phát ngôn của các nhân vật giao tiếp thường nói đến những ngành nghề gắn với nông nghiệp như: Trồng lúa, trồng dưa, trồng cà, trồng khoai, tỉa đậu, đan sàng… Tuy nhiên những ngành nghề này khi đi vào ca dao tình yêu thì nó không nhằm phản ánh công việc lao động của con người mà nó là những phương tiện để các chàng trai, cô gái bày tỏ tình cảm hay thề nguyền, ước hẹn:
– “Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
-Đan sàng thiếp cũng xin vâng
Tre vừa đủ lá non chăng hỡi chàng?”
Mặc dù mục đích của các nhân vật giao tiếp trong bài viết ca dao không nhằm nói đến công việc đan lát giần sàng nhưng để có thể giao tiếp với nhau thì cả chàng trai và cô gái phải có những hiểu biết về công việc này. Trước hết để có thể hỏi cô gái như vậy thì chàng trai là người thạo công việc đan sàng. “Tre vừa đủ lá” nghĩa là tre không còn non nữa nhưng cũng không già... “Đan sàng” là thao tác đan kết những nan tre lại để tạo thành một dụng cụ có ích cho nhà nông. Chàng trai dùng những hình ảnh này để chỉ cô gái đã đến tuổi trưởng thành có thể kết hôn và ngầm tỏ ý cầu hôn cùng cô gái. Để hiểu được ẩn ý của chàng trai thì trước hết cô gái phải có những hiểu biết về công việc này. Ngoài ra cô gái cũng phải hiểu cách sử dụng ngôn ngữ của người bình dân vốn kín đáo, tế nhị đặc biệt là trong việc bày tỏ tình cảm. Qua đây ta thấy các chàng trai, cô gái không chỉ là những người am hiểu lao động mà còn có tâm hồn tinh tế, lãng mạn. Tình yêu đã chấp cánh cho trí tưởng tượng của họ bay bổng giúp họ sáng tạo nên nhiều cách nói vừa duyên dáng, vừa kín đáo, tế nhị.
II.1.4- Hoàn cảnh địa lý- dấu ấn của sự cản trở tình yêu
Ngoài ra, hoàn cảnh giao tiếp rộng còn là hoàn cảnh về địa lý. Yếu tố này cũng chi phối cuộc giao tiếp và để lại dấu ấn trong các phát ngôn của các nhân vật giao tiếp:
“ - Bấy lâu anh mắc công chi
Để em nhắn gửi thư đi từ về
– Bấy lâu anh mắc cấy cày
Trồng khoai tỉa đậu lâu ngày nhớ em”
Mặc dù phát ngôn của cô gái là một câu hỏi nhưng rõ ràng ta thấy đây là một lời trách móc, giận dỗi. Theo thói quen sử dụng ngôn ngữ “bấy lâu” là chỉ thời gian từ lần gặp gỡ trước tới lần gặp gỡ  hiện tại. Qua những từ ngữ như  “thư đi từ về” ta thấy khoảng thời gian họ xa nhau là khá lâu bởi nếu chỉ xa nhau trong một thời gian ngắn thì không thể có thư đi từ về được đặc biệt qua đây ta còn thấy không gian họ ở là cách xa nhau và phương tiện đi lại khó khăn cho nên không thể gặp nhau được.
Trong ca dao tình yêu thì sự cách trở về địa lí cũng là sự cản trở đối với tình yêu. Không gian đó làm tăng sự thương nhớ, cách trở đối với các chàng trai, cô gái đang yêu.
“ - Dở dang dang dở vì yêu
Ngày tơ tưởng nguyệt, đêm trông dạ chàng
– Tưởng tơ tơ tưởng vì tơ
Trăng lồng bóng nguyệt gió đưa phong tình”.
Đôi khi sự cách trở về địa lí còn là nguyên nhân dẫn đến sự tan vỡ của tình yêu.
“ - Sao nàng lạt nghĩa phai tình
Mình xa tôi tôi nhớ tôi xa mình mình quên.
– Tại ai không năng xuống năng lên
Nghĩa tình bạc bẽo để đứt đôi bên cang thường”.
Nhìn chung những ngăn cách về không gian địa lý trong ca dao tình yêu gồm những yếu tố như: đồi núi, sông suối, cầu, đò… hay đường xa cách trở. Những không gian này còn là sự thử thách đối với các chàng trai, cô gái đang yêu. Vượt qua những cản trở đó, tình yêu của họ càng trở nên đậm đà và có ý nghĩa hơn.
“ - Anh về xẻ ván cho dài
Bắc cầu chín nhịp cho ngoài em sang
– Quý hồ em có lòng thương
Một trăm một vạn chặng đường cũng đi”.
Nhìn chung các cuộc giao tiếp trong ca dao tình yêu chịu khá nhiều ảnh hưởng của hoàn cảnh giao tiếp rộng như: hoàn cảnh tôn giáo, tín ngưỡng, những tập tục xã hội, hoàn cảnh về địa lí, kinh tế… những hoàn cảnh này để lại dấu ấn khá sâu đậm trong phát ngôn của các nhân vật giao tiếp. Nó có ảnh hưởng đến nếp cảm, nếp nghĩ của con người nhưng nó không đủ sức làm chùng bước các chàng trai, cô gái đang yêu đến với nhau. Mặc dù vậy thì vẫn có một số ít hoàn cảnh ảnh hưởng đến tình yêu của họ. Đó là sự cách trở về địa lý. Điều này cũng có cơ sở của nó là vì ngày xưa phương tiện đi lại, liên lạc khó khăn nên tình yêu không thể vượt không gian cũng là điều dễ hiểu.
II.2. Hoàn cảnh giao tiếp hẹp
II.2.1. Không gian giao tiếp.
Không gian giao tiếp là nơi chốn cụ thể, trong đó cuộc giao tiếp đang xảy ra. Mọi cuộc giao tiếp dù muốn hay không thì nó cũng diễn ra ở một không gian nhất định. Mỗi không gian đều có những đặc trưng chung đòi hỏi các nhân vật giao tiếp phải có những ứng xử phù hợp với nó.
Khảo sát không gian giao tiếp trong ca dao tình yêu để thấy được các chàng trai, cô gái ngày xưa thường gặp gỡ, trò chuyện, giao duyên với nhau ở những không gian như thế nào? Và mỗi không gian như vậy có ý nghĩa gì đối với tình yêu? Qua đó có thể thấy được phẩm chất tính cách, tâm hồn và quan niệm của người bình dân về tình yêu, hôn nhân.
Qua khảo sát những bài viết ca dao tình yêu chọn làm tư liệu, chúng tôi nhận thấy, không gian giao tiếp trong những bài viết ca dao tình yêu chủ yếu là những không gian mang tính bình dị, gần gũi, thân thuộc với cuộc sống lao động của người bình dân như: vườn cà, ruộng lúa, ruộng dâu, ruộng dưa… Không chỉ thế đi vào ca dao tình yêu những không gian này còn là nơi gặp gỡ, làm quen của các chàng trai và cô gái.
“ - Hỡi anh vác cuốc thăm đồng
Thăm lúa thăm mạ hay lòng thăm ai
– Anh nay vác cuốc thăm khoai
Nào ai có dám thăm ai ngoài đồng”
Thăm đồng là công việc thường nhật của người nông dân, nhất là ở thời kỳ lúa non dễ bị sâu bệnh. Thông thường người nông dân đi thăm đồng vào lúc chiều mát khi mọi người đi làm đồng đã về. Từ những hiểu biết đó, ta có thể hình dung được cuộc giao tiếp của chàng trai và cô gái diễn ra ở một không gian rộng, trên một cánh đồng vắng lặng, yên ả vào buổi chiều mát chỉ có hai người. Thấy chàng trai một mình vác cuốc ra đồng cô gái liền cất tiếng xa đưa:
“ - Hỡi anh vác cuốc thăm đồng
Thăm lúa, thăm mạ hay lòng thăm ai”.
Qua lời hô gọi chàng trai, ta thấy các nhân vật giao tiếp không phải là những người quen biết, cuộc giao tiếp giữa họ chỉ là sự tình cờ gặp gỡ nên câu hỏi của cô gái chỉ là sự vui đùa, chọc ghẹo nhưng là sự chọc ghẹo hết sức duyên dáng, tinh nghịch. Đồng thời câu trả lời rất thành thật của chàng trai cho thấy anh là người rất thiệt thà, chất phát và có phần rụt rè, nhút nhát.
Còn đây là cuộc hát đối đáp của một anh trai cày nào đó với một cô thôn nữ trong bối cảnh lao động tất bật của ngày mùa:
“ - Gánh nặng mà đi đường vòng
Tuy rằng không gánh mà lòng cũng thương
– Gánh nặng mà đi đường dài
Để anh gánh đỡ một vai nên chồng”
Ngày xưa sản xuất nông nghiệp chủ yếu sử dụng sức lao động của con người từ khâu tát nước cấy lúa rồi gặt lúa, gánh lúa về nhà đều dùng sức người. Mọi người cùng lao động tập thể với nhau.
Đọc bài viết ca dao trên người đọc có thể hình dung chàng trai và cô gái đang giao tiếp với nhau trong bối cảnh lao động tất bật của ngày mùa. Sau khi gặt lúa xong mọi người cùng gánh lúa về làng. Những từ “gánh nặng”, “đi đường vòng” “đi đường dài” gợi cho ta hình ảnh những chàng trai, cô gái đang lần lượt gánh lúa trên những bờ ruộng dẫn vào làng. Môi trường lao động như vậy cũng là dịp để các chàng trai cô gái vui đùa, chọc ghẹo nhau, thi thố tài năng với nhau thông qua những câu hò đối đáp. Và những mối tình trong sáng, lành mạnh của các anh trai làng và cô thôn nữ cũng nảy nở từ đây.
Lúc đầu họ chọc ghẹo, trêu đùa nhau nếu cảm thấy hợp gu thì sau đó sẽ có những buổi hẹn hò, tâm sự bày tỏ tình cảm cùng nhau cho nên trong bối cảnh lao động tập thể mà chàng trai đã táo bạo thẳng thừng bày tỏ tình cảm và ngỏ ý muốn làm chồng cô gái như vậy thì chắc chắn đây không phải là lời tỏ tình nghiêm túc, đứng đắn của một người con trai nói với người mình thương mà đó chỉ là lời trêu đùa của một anh chàng tinh nghịch, lém lỉnh nào đó. Hơn nữa anh ta chỉ nói một cách vu vơ bóng gió chứ đâu hướng tới một đối tượng nào xác định. Trong phát ngôn của mình chàng trai chỉ xưng anh chứ đâu gọi ai là em tức là trong bao nhiêu cô gái đang “gánh nặng” thì chàng trai đâu xác định là lời của mình sẽ hướng tới người nào. Nhưng vỏ quýt dày có móng tay nhọn một trong số các cô gái ở đây cũng đáo để không kém.
“ - Gánh thì chị lại trả công
Mặt em không đáng làm chồng chị đâu”
Sau sự tấn công “hiểm hóc” của chàng trai cô gái đã “trả đũa” bằng những lời rất đanh đá tinh nghịch. Trong phát ngôn của mình cô gái đã xưng “chị” gọi “em”, lại dùng những từ “mặt” “không đáng” để hạ thấp, xem thường đối phương. Chắc chắn sau lần này chàng trai sẽ không dám dùng những lời sỗ sàng như thế để chọc ghẹo các cô gái trước đông người nữa. Điều này phần nào giải thích được tại sao trong phần nhiều những lời tỏ tình của các chàng trai thường xuất hiện cách nói bóng gió, xa gần và những cuộc hẹn hò tỏ tình của họ không diễn ra ở những nơi đông người.
Trong ca dao về đề tài tình yêu, ta còn bắt gặp những không gian gần gũi thân thuộc không chỉ gắn liền với cuộc sống lao động mà còn gắn bó với những kỷ niệm của tình yêu đôi lứa.
“ - Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em có chồng anh tiếc lắm thay”
Đọc bài viết ca dao ta có thể thấy không gian diễn ra cuộc giao tiếp là vườn cà nào đó ở xa nhà. Không gian ấy gần gũi, thuần phát, dân dã biết bao. Nơi đó chàng trai và người yêu của mình đã từng có chung những kỷ niệm đẹp đẽ, êm đềm. Họ đã từng cùng nhau làm cỏ, tưới nước, bắt sâu từng có những lần hò hẹn. Anh đã hái hoa bưởi để cài lên tóc cô, để cô gội đầu… Vậy mà bây giờ nơi đây chỉ còn là kỷ niệm. Hơn nữa qua những từ ngữ diễn tả màu sắc “xanh biếc” ta còn biết được thời gian của cuộc giao tiếp là ban ngày. Bởi ban đêm ta không thể nhìn thấy được màu xanh biếc ấy. Chính ở một hoàn cảnh giao tiếp như vậy. Chàng trai và cô gái mới có thể giải bày hết được lòng mình, nói hết được nỗi luyến tiếc, sầu khổ của mình để có được sự đồng cảm, chia sẻ trước sự đổ vỡ không mong muốn.
Ngoài ra trong ca dao tình yêu ta còn thấy các chàng trai, cô gái không chỉ gặp nhau ở những khung cảnh lao động tất bật của ngày mùa hay ở một vườn cà vắng vẻ mà họ còn gặp nhau trên một con đường làng nào đó dẫn ra chợ
“ - Khoan khoan buông áo em ra
Để em đi bán kẻo hoa em tàn
– Hoa tàn mặc kệ hoa tàn
Mấy thuở gặp nàng nàng biểu buông ra”
Rõ ràng không gian giao tiếp của chàng tai và cô gái không phải là chợ mà là con đường đến chợ. Bài viết ca dao sau cũng nói đến cuộc gặp gỡ của trai gái trong khung cảnh như thế:
“ - Chàng buông vạt áo em ra
Để em đi chợ kẻo mà chọe trưa.
Chợ trưa rau nó héo đi
Lấy gì nuôi mẹ, lấy gì nuôi con”.
 Ngày xưa ở các làng quê người ta thường họp chợ rất sớm và nhanh cho nên vào buổi sáng những con đường dẫn ra chợ lúc nào cũng nhộn nhịp và đông đúc. Ở đây ta thấy chàng trai và cô gái gặp nhau giữa khung cảnh đông người qua lại hơn nữa cô gái còn phải nhanh chân để kịp lúc chợ còn đông chứ đến lúc chợ trưa rau héo hoa tàn thì bán cho ai. Chắc chắn rằng trong hoàn cảnh giao tiếp như vậy, chàng trai nắm cô gái lại không phải để nói chuyện yêu đương mà hành động nắm áo chỉ là sự chọc ghẹo, bông dùa theo kiểu: trai gái gặp nhau thì chọc ghẹo để làm quen thôi. Nhưng vào sáng sớm, giữa chốn đông người mà chàng trai lại có hành động sỗ  sàng như vậy thì chắc chắn sẽ vấp phải sự phản ứng của cô gái.
“ - Khoan khoan buông áo em ra
Để em đi bán kẻo hoa em tàn”.
Cô gái đã đưa ra lý do hết sức chính đáng để từ chối cuộc giao tiếp với chàng trai. Cô không muốn nán lại là vì cô phải đi cho kịp họp chợ nhưng điều quan trọng hơn là hoàn cảnh giao tiếp lúc đó không cho phép cô chấp nhận cuộc giao tiếp với chàng trai. Đồng thời qua cách ứng xử của cô gái ta còn thấy được nàng là người rất duyên dáng, thông minh và khôn khéo. Đồng thời hành động nắm áo cô gái cùng với ngôn ngữ của chàng trai trong phát ngôn cho thấy chàng trai là một anh nông dân quê mùa, chất phát, bộc trực và thẳng thắn.
Như vậy qua tìm hiểu không gian giao tiếp trong ca dao tình yêu theo lối đối đáp, chúng tôi thấy những cuộc giao tiếp của các chàng trai, cô gái thường diễn ra ở những không gian bình dị, gần gũi, thân thuộc với cuộc sống lao động của con người như: ruộng lúa, ruộng dưa, vườn cà hay đường đi. Các cuộc giao tiếp diễn ra ở những không gian này thường gắn với thời gian là ban ngày. Nó thích hợp với những cuộc giao tiếp mang tính chọc ghẹo, bông đùa. Nhân vật trong những cuộc giao tiếp này thường là các chàng trai, cô gái tinh nghịch, lém lỉnh. Tình cảm giữa họ là sơ giao, mới quen biết. Đôi khi những không gian này còn gắn với những kỷ niệm của tình yêu - nơi họ từng lao động, gặp gỡ và yêu nhau.
Nếu như mỗi không gian giao tiếp thường gắn với một thời gian cụ thể và thích hợp với một loại tình cảm nhất định thì tương ứng với mỗi loại thời gian giao tiếp là một không gian giao tiếp được xác định và một loại tình cảm được thể hiện. Ca dao tình yêu còn có một bộ phận không nhỏ những bài viết ca dao có thời gian giao tiếp là ban đêm. Vậy để biết được không gian và tình cảm gắn với kiểu thời gian này là gì thì chúng tôi xin chuyển tiếp vào phần thời gian giao tiếp.
II.2.2- Thời gian giao tiếp trong ca dao tình yêu
Thời gian giao tiếp là thời điểm cụ thể diễn ra cuộc giao tiếp. Dù diễn ra ở đâu, đề cập đến vấn đề gì thì cuộc giao tiếp cũng phải xảy ra ở một thời gian nhất định. Mỗi kiểu thời gian đều có những đặc điểm riêng đòi hỏi các nhân vật giao tiếp phải có cách ứng xử cho phù hợp.
Nghiên cứu thời gian giao tiếp trong ca dao tình yêu theo lối đối đáp hai vế để thấy được cuộc giao tiếp của các chàng trai, cô gái diễn ra chủ yếu ở thời điểm nào? Mỗi thời điểm như vậy có ý nghĩa gì đối với tình yêu? Qua đó nhằm góp phần phát hiện những điều thú vị mới về ca dao tình yêu, về tình cảm, tâm hồn, cách ứng xử của người bình dân đồng thời qua đó cũng thấy được quan niệm của họ về tình yêu hôn nhân.
Thời gian trong ca dao tình yêu dưới góc độ thi pháp chủ yếu là thời gian tâm lý, mang tính ước lệ với những công thức diễn tả thời gian như: chiều chiều, ngày ngày, đêm đêm, bây giờ, đã lâu… Còn thời gian trong ca dao tình yêu dưới góc độ giao tiếp chủ yếu là thời gian thực dược thể hiện qua các yếu tố chỉ dẫn thời gian trong phát ngôn của các nhân vật giao tiếp. Qua khảo sát bước đầu, chúng tôi thấy thời gian giao tiếp trong ca dao tình yêu chủ yếu là vào thời điểm ban đêm. Các chàng trai, cô gái thường gặp gỡ, tâm tình vào những đêm trăng sáng, hay đêm đã về khuya. Phải chăng ban đêm là thời điểm rảnh rỗi công việc đồng áng hơn nữa ban đêm cảnh vật thường mát mẻ, không gian vắng lặng, yên tĩnh là thời điểm thích hợp để các chàng trai, cô gái gặp gỡ, tìm hiểu và bày tỏ tình cảm với nhau.
Ca dao về tình yêu nam nữ có một số bài viết  hay nói đến những cuộc gặp gỡ của các chàng trai, cô gái trong khung cảnh lao động. Tình cảm gắn bó giữa trai gái thường được biểu hiện trong mối quan hệ khắng khít với cuộc sống lao động của nhân dân. Đôi khi không dựa vào hoàn cảnh giao tiếp thì không thể phân biệt được rạch ròi rằng chàng trai và cô gái trao đổi với nhau về công việc lao động hay là trao đổi với nhau về tình yêu.
“ - Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
– Đan sàng thiếp cũng xin vâng
Tre vừa đủ lá non chăng hỡi chàng?”
Ở đây cuộc giao tiếp của chàng trai và cô gái diễn ra giữa đêm “trăng thanh” chứ không phải “trăng mờ”, “trăng lu”. Trăng thanh là trăng sáng. Thông thường vào thời điểm trăng tròn là sáng nhất và đêm càng về khuya thì trăng càng sáng. Hơn nữa phải ở những không gian trống trải, khoáng đãng không có đèn thì mới thấy trăng sáng. Vì vậy ta có thể hình dung cuộc giao tiếp của chàng trai và cô gái diễn ra vào một đêm khuya, trăng sáng, gió mát, bầu trời trong xanh không một gợn mây, trong khung cảnh của một làng quê êm đềm, vắng vẻ, giữa một không gian trống trãi, khoáng đãng, ít người qua lại. Trong hoàn cảnh giao tiếp như vậy ta có thể hiểu chàng trai và cô gái trong bài viết ca dao là những người trẻ tuổi đang trao đổi với nhau về tình cảm chứ không phải công việc. Vì vậy, mặc dù chàng trai hỏi cô gái về công việc “đan sàng” nhưng người đọc ai cũng hiểu ẩn ý trong lời nói của chàng trai: không phải nói về công việc đan lát giần sàng của người thợ thủ công mà mà nói về tình cảm yêu đương của chàng trai và cô gái. Hình ảnh “tre non đủ lá” nói về vẻ đẹp mơn mởn, trẻ trung xinh giòn nhưng cũng đến tuổi trưởng thành của cô gái còn “đan sàng nên chăng” là sự ướm duyên, tỏ tình kín đáo rằng tình yêu của họ đã đến độ chín muồi, nên chăng có thể làm lễ cưới? Chính hoàn cảnh giao tiếp trong bài viết ca dao là một đêm khuya trăng thanh gió mát, không gian vắng vẻ, phát ngôn do một chàng trai nói với một một cô gái trẻ nên ta hoàn toàn có cơ sở hiểu “đan sàng” là hình ảnh ẩn dụ chàng trai dùng để kín đáo, tế nhị cầu hôn cùng cô gái.
Phần nhiều những bài viết ca dao tình yêu đều có thời gian giao tiếp là đêm trăng. Đó thường là thời điểm lý tưởng để các chàng trai, cô gái gặp gỡ, làm quen và thố lộ tình cảm với nhau. Và đây là một bức tranh êm đềm thơ mộng giữa một đêm trăng sáng. Trong đó có chàng trai trẻ đang đọc sách và một cô thôn nữ đang ngồi quay tơ:
“ - Sáng trăng trải chiếu hai hàng
Bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ
– Quay tơ phải giữ mối tơ
Dầu năm bảy mối, em vẫn chờ mối anh”
Đây có phải là bức tranh về cuộc sống lao động  của người bình dân không? Muốn biết được điều đó thì chúng ta thử khảo sát yếu tố thời gian trong đó cuộc giao tiếp đang diễn ra.
Hiển nhiên người đọc ai cũng thấy thời gian giao tiếp trong bài viết ca dao này là một đêm trăng sáng nhưng với những tri thức phổ thông nhất, ta biết được thời điểm trăng sáng để có thể đọc sách và quay tơ được phải là lúc trăng tròn và về khuya hơn nữa không gian ở đây phải rộng, trống trải không bị che khuất và không có ánh đèn thì ta mới thấy trăng sáng. Như vậy ta có thể hình dung cuộc giao tiếp của chàng trai và cô gái diễn ra vào một đêm khuya trăng sáng ở một không gian rộng, yên tĩnh, ít người lui tới. Đây có thể nói là một đêm khuya thanh vắng. Còn đọc sách quay tơ là công việc thường diễn ra ban ngày và ở trong nhà. Hơn nữa các nhân vật giao tiếp ở đây là một chàng trai và một cô gái. Cho nên dù họ có nói đến công việc quay tơ đọc sách thì cũng nhằm hướng đến một mục đích khác mà thôi. Như vậy từ sự trái lẽ thường của công việc và trong một hoàn cảnh giao tiếp như vậy và các nhân vật giao tiếp là những chàng trai, cô gái đang yêu nên đọc sách, quay tơ chỉ là cái cớ để ho bày tỏ tình cảm và thề nguyền ước hẹn cùng nhau. Đồng thời đó cũng là khung cảnh mà bất kỳ một chàng trai, cô gái nào khi yêu cũng mơ ước.
những đêm trăng thơ mộng còn là thời điểm hẹn hò, tâm sự của đôi lứa yêu đương.
“ - Em thương anh ruột thắt gan tác giảo
Biết anh có thương em lại chút nào hay không
– Trăng lên lập ló đầu cành
Đến nay tôi mới biết bụng mình thương tôi”.
Bên cạnh những đêm trăng sáng thì cuộc giao tiếp của các chàng trai, cô gái cũng thường diễn ra vào những đêm khuya vào thời điểm này không gian thường vắng lặng yên tĩnh, thích hợp với những cuộc hẹn hò, tâm tình, bày tỏ tình cảm của những chàng trai, cô gái đang yêu:
“-Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng
Cau xanh ăn với trầu vàng xứng chăng?
– Trầu vàng ăn với cau xanh
Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời”.
Những cuộc hẹn hò, tâm tình đó có khi kéo dài đến lúc “trăng tắc sao tàn”, đến lúc “sao mai đã mọc” mà họ còn chưa muốn xa nhau:
“ - Kìa sao mai đã mọc
Để anh về đi học kẻo trưa.
– Mù sương nhỏ đượm như mưa
Xin anh ở lại đến trưa hãy về”.
Lúc này, cuộc giao tiếp của các chàng trai, cô gái không chỉ diễn ra vào thời điểm đêm khuya mà còn kéo dài đến gần sáng. Thông thường “sao mai đã mọc” là đêm đã sắp sang ngày mới. Lúc sáng sớm ta thường thấy những giọt sương đọng lại trên ngọn cỏ đặc biệt là những lúc sương mù thì những giọt sương càng nhiều. Qua phát ngôn của cô gái ta không chỉ biết được thời gian của cuộc giao tiếp mà còn thấy được không gian diễn ra cuộc giao tiếp. Mặc dù qua bài viết ca dao ta không biết các nhân vật giao tiếp đã nói với nhau về vấn đề gì nhưng phải là những người yêu nhau có tình yêu sâu đậm với nhau thì những cuộc hò hẹn tâm tình mới kéo dài suốt đêm mà không biết chán như thế.
Như vậy ta thấy thời gian hò hẹn, tâm tình của các chàng trai, cô gái thường diễn ra vào thời điểm ban đêm, đặc biệt là những đêm trăng sáng và đêm đã về khuya. Nếu như không gian lao động hay đường đi thường gắn với thời gian là ban ngày thích hợp với những cuộc giao tiếp mang tính bông đùa, chọc ghẹo thì thời điểm ban đêm thường gắn với không gian riêng tư, yên tĩnh vắng vẻ. Nó thích hợp với sự tỏ tình chân thật kín đáo hay những cuộc hò hẹn, tâm tình của đôi lứa yêu nhau.
III- Tìm hiểu nhân tố nội dung giao tiếp trong ca dao tình yêu
III.1- Những nội dung giao tiếp chủ yếu trong ca dao tình yêu
Ca dao tình yêu thường có nội dung đề cập đến những biểu hiện, sắc thái cung bậc của tình yêu. Những tình cảm thắm thiết trong khi may mắn hạnh phúc với những niềm mơ ước, những nỗi nhớ nhung, chờ đợi hoặc những tình huống rủi ro, ngang trái, thất bại khổ đau với những lời than thở, oán trách. Khảo sát nhân tố giao tiếp trong ca dao tình yêu để hiểu hơn về một tình cảm tự nhiên, đẹp đẽ và thiêng liêng của con người. Đồng thời qua đó cũng thấy được những phẩm chất, đạo đức, tâm hồn của con người.
Thực ra về nội dung giao tiếp thì ngay từ tên của đề tài đã phần nào khái quát lên được nội dung cơ bản của nó. Ở đây chúng tôi chỉ xin đi vào một số nội dung cụ thể để thấy được phương thức thể hiện và mối quan hệ của nó với một số yếu tố khác trong hoạt động giao tiếp. Trong phần này chúng tôi sẽ tìm hiểu ba nội dung cụ thể là: nội dung bày tỏ tình yêu chân thực; nội dung bông đùa, chọc ghẹo và nội dung than thở, oán trách khi tình yêu tan vỡ.
II.1.1- Nội dung bày tỏ tình yêu chân thực.
Ca dao tình yêu phần lớn thường có nội dung bày tỏ tình cảm, thổ lộ tình yêu giữa các chàng trai, cô gái:
– “Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
- Đan sàng thiếp cũng xin vâng
Tre vừa đủ lá non chăng hỡi chàng?”
Tuy rằng trong ca dao tình yêu có không ít những bài viết ca dao thường nói đến trai gái gặp nhau trong khung cảnh lao động. Do đó tình yêu gắn bó giữa họ thường được biểu hiện trong mối quan hệ với cuộc sống lao động. Đôi khi không thể phân biệt được họ đang trao đổi với nhau về công việc hay tình yêu. Bên cạnh đó cũng có khi các chàng trai, cô gái mượn công việc để nói chuyện tình cảm, để giải bày tình yêu. Bài viết ca dao trên là một trường hợp như vậy. Mặc dù trong nội dung giao tiếp, ta thấy họ có đề cập đến công việc “đan sàng” của người thợ thủ công nhưng với những tri thức phổ thông rằng: người bình dân chủ yếu làm việc vào ban ngày, ít làm vào ban đêm đặc biệt là những đêm khuya thanh vắng nhất là ở những người trẻ tuổi. Hơn nữa những từ ngữ được sử dụng trong phát ngôn của họ rất trang trọng, nhã nhặn “hỏi nàng”, “nên chăng”, “xin vâng”, “nên chăng hỡi chàng”  không giống như những từ ngữ thường gặp trong các bài viết ca dao ở chủ đề lao động. Từ đó ta có thể rút ra kết luận rằng: các nhân vật giao tiếp đang trao đổi với nhau về tình yêu chứ không phải nói về công việc đan lát rổ rá giần sàng của người nông dân hay người thợ thủ công. Như vậy thì đây là một bài viết ca dao tỏ tình nhưng cách bày tỏ tình cảm ở đây hết sức kín đáo, tế nhị. Kín đáo, tế nhị ở việc lựa chọn một không gian, thời gian thích hợp để làm nền cho việc bộc lộ tình cảm đặc biệt là ở cách nói hết sức hình tượng, duyên dáng. Chàng trai đã dùng hình ảnh ẩn dụ “tre non đủ lá” để chỉ cô gái đã đến tuổi trưởng thành. Hình ảnh này gợi cho người đọc hình dáng một cây tre khỏe khoắn, xinh tươi, mơn mởn như cô gái đang thì trẻ trung, xinh đẹp. “Sàng” là dụng cụ nhà nông để sàng gạo. “Đan sàng” là công việc đan kết những thẻ tre lại để tạo nên một cái sàng vững chắc. Ở đây người nói dùng hình ảnh ẩn dụ “đan sàng” để chỉ việc kết hôn. “Đan sàng nên chăng?” là sự ướm duyên, tỏ tình kín đáo của chàng trai. Qua đây ta thấy lời tỏ tình không chỉ duyên dáng, kín đáo tế nhị mà còn thể hiện thái độ trân trọng của chàng trai đối với sự lựa chọn của cô gái.
Trong phát ngôn hồi đáp cô gái đã nhắc lại hai hình ảnh ẩn dụ “đan sàng” và “tre non đủ lá”. Những từ ngữ “thiếp cũng xin vâng”, có ngữ điệu nhẹ nhàng, lễ phép biểu lộ sự hài lòng, đồng ý chấp nhận lời tỏ tình của chàng trai. Nhưng kết hôn thì nàng chưa đồng ý bởi “nên chăng” là phương tiện hỏi có ý phủ định. “tre vừa đủ lá non chăng hỡi chàng” thể hiện sự e dè, lưỡng lự của cô gái trước lời cầu hôn của chàng trai. Nàng chấp nhận tình cảm của chàng trai nhưng kết duyên thì e rằng còn sớm quá. Ở đây mặc dù cô gái từ chối lời cầu hôn nhưng cách nói của nàng hết sức tế nhị, kín đáo. Qua đây ta còn thấy được tâm hồn, tính cách của các chàng trai, cô gái. Họ là những chàng trai, cô gái nho nhã, thanh lịch có tình cảm chân thành nên cách bày tỏ tình cảm của họ rất kín đáo, tế nhị, duyên dáng.
II.1.2- Nội dung bông đùa, chọc ghẹo
Bên cạnh những bài viết có nội dung bày tỏ tình cảm chân thưc, tế nhị thì ca dao tình yêu theo lối đối đáp còn một bộ phận không nhỏ những bài viết ca dao có nội dung không phải là sự bày tỏ tình cảm một cách chân thực mà chỉ là sự vui đùa, chọc ghẹo nhau giữa các chàng trai cô gái tinh nghịch, lém lỉnh.
– “Cô kia xách giỏ đi đâu
Cho tôi gửi trầu cô xách giùm tôi
– Trầu anh trầu xấu trầu nồng
Em không dám nhận, sợ chồng em ghen”
Qua bài viết ca dao ta thấy phát ngôn  của chàng trai cũng giống như một số phát ngôn trong các bài viết ca dao khác là mượn hình ảnh trầu cau để bày tỏ tình cảm. Nhưng ở đây cuộc giao tiếp giữa họ là cuộc giao tiếp giữa hai người chưa quen biết, ta biết được điều này là thông qua cách xưng hô “cô kia” và xưng “tôi”. Thông thường các chàng trai, cô gái  chỉ bày tỏ tình cảm với người mình thương hoặc ít nhất cũng vài lần gặp gỡ, hiểu biết về nhau. Hơn nữa không gian của cuộc giao tiếp không phải là không gian riêng tư, hẹn hò mà là không gian của sự gặp gỡ tình cờ trên một một đoạn đường nào đó. Bởi theo lẽ thường thì trai gái gặp nhau thường hay vui đùa chọc ghẹo lẫn nhau. Điều quan trọng hơn là trong các phát ngôn tỏ tình thì lời lẽ phải trang trọng, kính đáo, tế nhị. Đôi khi phải dùng cách nói bóng gió xa xôi. Vì vậy ta có thể thấy rằng phát ngôn của chàng trai không phải là lời tỏ tình nghiêm túc, chân thực mà đây chỉ là sự chọc ghẹo theo kiểu được thì hay không được thì thôi cũng chẳng mất gì.
Chắc chắn rằng sau khi nghe phát ngôn của chàng trai, cô gái chẳng cần biết là anh ta nói thực hay chỉ chọc ghẹo mình thì cách bày tỏ tình cảm sống sượng, thô lỗ đó cũng đủ để cô dạy cho một bài viết học. Trong phát ngôn hồi đáp, cô gái đã chê trầu của chàng trai “vừa xấu, vừa nồng” nhưng kì thực là đang ám chỉ anh ta. Những lời lẽ từ chối trong phát ngôn của cô thật chua chát  mà cũng không kém phần thông minh, đáo để. Những từ ngữ “em không dám nhận” nghe như có vẻ ngọt ngào, khiêm tốn, chân thành nhưng trong hoàn cảnh này thì đó là một lời mai mỉa, giễu cợt nhưng càng mai mỉa hơn khi cô đưa ra lí do để từ chối chàng trai là vì sợ chồng ghen. Có thể đây chỉ là cái cớ để nàng trả đũa chàng trai chứ không phải sự thật. Đây quả là một cuộc đọ tài, đọ sức giữa “kẻ tám lạng người nửa cân”. Chàng trai thật lém lỉnh, tinh nghịch cô gái cũng thông minh đáo để không kém.
Như vậy, từ hai trường hợp trên, ta có thể khái quát lên được những bài viết ca dao có nội dung bày tỏ tình yêu thường có lối nói bóng gió, xa xôi, từ ngữ trong phát ngôn trang trọng, kín đáo. Những từ ngữ xưng hô thường thể hiện được tính chất thân mật như: anh - em; thiếp - chàng; mình - ta. Hoàn cảnh giao tiếp thường diễn ra ở những không gian riêng tư, thanh vắng. Thời gian thường là những đêm trăng thanh, gió mát.
III.1.3- Nội dung than thở, oán trách khi tình yêu tan vỡ
Tuy nhiên tình yêu trong xã hội phong kiến gặp rất nhiều trở lực như quan niệm môn đăng hộ đối, tam tòng tứ đức, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó… nên thường chịu những kết cục đau thương: các chàng trai, cô gái không lấy được nhau. Vì vậy trong mảng ca dao tình yêu thì bên cạnh những bài viết ca dao tỏ tình còn có một bộ phận không nhỏ những bài viết ca dao hận tình. Các chàng trai cô gái yêu nhau không lấy được nhau nên tìm đến nhau để cảm thông chia sẻ, than thở hay oán trách nhau.
– “Anh đến tìm hoa thì hoa đã nở
Anh đến tìm đò thì đò đã sang sông
Anh đến tìm em thì em đã lấy chồng
Em yêu anh như rứa có mặn nồng chi mô
– Hoa đến kì thì hoa phải nở
Đò đã đầy thì đò phải sang sông
Đến duyên em thì em phải lấy chồng.
Em yêu anh rứa đó, có mặn nồng thì tùy anh”
Nội dung của cuộc giao tiếp là sự than thở, oán trách của chàng trai đối với người yêu khi cô đi lấy chồng. Ba câu đầu trong phát ngôn của chàng trai là lời than thở về sự lở dở, muộn màng của mình. Những hình ảnh “hoa”, “đò” cùng với hình thức điệp ngữ, điệp cấu trúc góp phần tăng thêm sự lở dở, muộn màng của chàng trai. Những hình ảnh này tạo nên một chuỗi thất bại liên tiếp: tìm hoa - hoa nở; tìm đò - đò sang sông; tìm em - em đã lấy chồng.
Những hình ảnh mà chàng trai sử dụng ở đây cũng thật hình tượng. “hoa” thường tượng trưng cho người con gái đẹp. “hoa nở” là hình ảnh ẩn dụ chỉ người con gái đi lấy chồng. Còn đò thường gợi sự xa xôi, cách trở. Hình ảnh “đò sang sông” cũng chỉ người con gái đi lấy chồng. Chàng trai đã trễ một chuyến đò ngang cũng là trễ một chuyến đò tình. Từ những hình ảnh ẩn dụ chàng trai đã chuyển sang nói trực tiếp “anh đến tìm em thì em đã lấy chồng”. Sự mất mát của sự lở dở càng về sau càng lớn. Qua những từ ngữ “đến tìm” cho ta hiểu hai nhân vật giao tiếp này đã cách xa nhau một thời gian dài nhưng không có liên lạc với nhau và ta cũng biết được chàng trai đến tìm cô gái là vì lẽ gì rồi. Vì thế lúc gặp lại nhau, sau khi than thở một cách đầy thất vọng chàng trai đã trách cứ cô gái rằng “em yêu anh như rứa có mặn nồng chi mô”. Như vậy, qua phát ngôn của chàng trai, ta phần nào có thể hiểu được câu chuyện giữa họ rằng: trước đây hai người đã yêu nhau nhưng chàng trai có việc phải đi xa (có thể là đi làm ăn). Mặc dù cô gái không hứa hẹn chờ đợi (ở đây chàng trai không trách cô gái lỗi hẹn sai thề) nhưng anh tin vào tình yêu và sự chờ đợi của cô nên khi về anh đã “đến tìm” cô. Biết cô đã lấy chồng anh đã trách cô “em yêu anh như rứa có mặn nồng chi mô”. Qua đây chàng trai có ý trách cô: em yêu anh như vậy ư? Yêu anh mà lại không chờ đợi anh, lại bỏ anh đi lấy chồng, em yêu anh mà như vậy thì có mặn nồng gì đâu?.
Trước lời trách cứ của chàng trai, cô gái thẳng thắn trình bày tấm lòng thẳng ngay vì sao không chờ đợi được chàng trai:
“ - Hoa đến kỳ thì hoa phải nở
Đò đã đầy thì đò phải sang sông
Đến duyên em thì em phải lấy chồng.
Em yêu anh rứa đó, có mặn nồng thì tùy anh”.
Cô gái đã dưa ra những quy luật rất tất yếu trong tự nhiên để chàng trai cảm thông cho hoàn cảnh của mình. Hơn nữa xuân sắc người con gái đâu giữ mãi được nên đến duyên cô thì cô phải lấy chồng và sau lời phân giải cô cũng chất vấn lại chàng trai rằng: chứ em thương anh như vậy mà anh để cho em chết già chết héo như thế thì có mặn nồng hay không tùy ở anh? Lời giải thích của cô hết sức chân thành và dễ thông cảm. Nếu người con trai không nhớ câu “hỏi vợ thì cưới liền tay” thì lỗi đâu phải người con gái.
Như vậy trong ca dao tình yêu theo lối đối đáp thì bên cạnh những bài viết ca dao có nội dung bày tỏ tình cảm còn có một bộ phận những bài viết ca dao có nội dung không nhằm bày tỏ tình cảm một cách nghiêm túc, chân thực mà chỉ là sự trêu đùa, chọc ghẹo giữa các chàng trai, cô giá tinh nghịch, lém lỉnh. Để xác định được những nội dung này thì người đọc phải dựa vào nhiều yếu tố như: ngôn ngữ, giọng điệu của phát ngôn, cách sử dụng các phương tiện xưng hô và quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp. Trong đó một trong các yếu tố quan trọng nhất để xác định nội dung giao tiếp là hoàn cảnh giao tiếp tức là yếu tố không gian và thời gian giao tiếp. Vậy để biết được nội dung giao tiếp có quan hệ như thế nào đối với các yếu tố khác của hoạt động giao tiếp thì chúng tôi xin chuyển tiếp vào phần sau:
III.2. Mối quan hệ giữa nội dung giao tiếp với một số yếu tố khác của hoạt động giao tiếp.
Qua nghiên cứu chúng tôi thấy nội dung giao tiếp có quan hệ chặt chẽ với hoàn cảnh giao tiếp. Mối quan hệ này không phải thể hiện cá biệt ở một vài trường hợp mà nó thể hiện ở phần lớn những bài viết ca dao và có sức khái quát chung. Mối quan hệ này được thể hiện ở sự chi phối qua lại lẫn nhau giữa các nhân tố giao tiếp. Đỗ Hữu Châu đã nói rằng: các nhân tố của hoạt động giao tiếp tác động lẫn nhau, điều chỉnh lẫn nhau và cùng tác động đến ngôn bản cả về hình thức và nội dung. Ngôn bản không chỉ do vai nói quyết định mà chịu ảnh hưởng sâu sắc có khi không ý thức của các nhân tố giao tiếp. Ở phần trên khi tìm hiểu nội dung giao tiếp chúng tôi ít nhiều đã có đề cập đến mối quan hệ giữa các nhân tố giao tiếp. Tuy nhiên chúng tôi thấy cần phải tìm hiểu kỹ hơn mối quan hệ giữa nội dung giao tiếp với một số yếu tố khác của hoạt động giao tiếp như: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp và ngôn ngữ của diễn ngôn.
II.2.1- Quan hệ giữa nội dung giao tiếp với nhân vật giao tiếp
Nhân vật giao tiếp là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu của hoạt động giao tiếp. Trong nhân tố này thì quan hệ liên cá nhân chi phối cả tiến trình giao tiếp, cả nội dung và hình thức của diễn ngôn. Trong các ngôn ngữ, đặc biệt trong Tiếng Việt, xưng hô chịu áp lực rất mạnh của quan hệ liên cá nhân. Qua xưng hô mà người nghe nhận biết người nói đã xác định quan hệ vị thế và quan hệ thân cận giữa họ như thế nào. “Trong các ngôn ngữ như Tiếng Việt sử dụng từ xưng hô là một chiến lược thiết lập quan hệ liên cá nhân trong hội thoại” [1;18]. Chính vì vậy mà ở phần này chúng tôi sẽ xem xét mối quan hệ giữa nội dung giao tiếp với các phương tiện xưng hô.
Trong những bài viết ca dao tỏ tình thì các chàng trai, cô gái thường xưng hô một cách trang nhã, thân mật như: “thiếp – chàng”, “anh - em”, “mình - ta” hay xưng hô bằng các phương tiện ẩn dụ, hoán dụ như: mận - đào, sen - hồ, bướm - hoa:
 “ - Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa
– Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”.
Cách xưng hô này vừa kín đáo, tế nhị lại vừa duyên dáng, đặc biệt là nó tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc “xưng khiêm hô tôn” của người Việt Nam. Qua đây ta còn thấy được các nhân vật giao tiếp là những chàng trai, cô gái tinh tế, thanh lịch, nho nhã.
Nếu như cách xưng hô trong những bài viết ca dao tỏ tình thể hiện các nhân vật giao tiếp là những người quen biết, mối quan hệ giữa họ là thân thiết, khắng khít thì cách xưng hô trong những bài viết ca dao có nội dung bông đùa, chọc ghẹo thể hiện các nhân vật giao tiếp là những người xa lạ chưa quen biết hay mối quan hệ giữa họ chỉ là sơ giao như: cô kia - tôi, chị kia - tôi, chị - em hoặc không sử dụng các phương tiện xưng hô. Chẳng hạn:
“ - Gánh nặng mà đi đường vòng
Tuy rằng không gánh mà lòng cũng thương
Gánh nặng mà đi đường dài
Để anh gánh đỡ một vai nên chồng”.
– Gánh thì chị lại trả công
Mặt em không đáng làm chồng chi đâu”.
Người con gái xưng “chị” vi phạm nguyên tắc “xưng khiêm hô tôn” khi phản ứng lời chọc ghẹo. Tuy nhiên trong ca dao tình yêu sự vi phạm quy tắc này cũng có chừng mực. Có thể nhận thấy dù xưng hô vượt cấp nhưng các phương tiện xưng hô chỉ sự vượt cấp nhiều bậc như: ông, bà, bà nội, bà ngoại..., hoặc các phương tiện có màu sắc biểu cảm sỗ sàng như: mày, tao… không được dùng. Ngay cả trong những bài viết ca dao có nội dung nói về tình yêu tan vỡ thì các nhân vật giao tiếp cũng không sử dụng các phương tiện xưng hô này. Tuy nhiên những phương tiện ẩn dụ, hoán dụ hay các cặp từ xưng hô thân mật như: mình - ta, thiếp - chàng cũng ít được sử dụng mà chủ yếu là sử dụng cặp từ xưng hô anh - em. Bởi vì như đã chỉ ra ở phần “các phương tiện xưng hô trong ca dao tình yêu” thì đây là cặp từ xưng hô có màu sắc biểu cảm trung hòa có thể dùng để chỉ nhiều sắc thái tình cảm khác nhau.
Chẳng hạn:
“ - Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc tím
  Em đã có chồng trả yếm lại anh
– Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc xanh
Yếm em, em mặc yếm gì anh, anh đòi”.
Như vậy ta thấy việc sử dụng các phương tiện xưng hô rõ ràng là do nội dung giao tiếp và quan hệ liên cá nhân giữa các nhân vật giao tiếp qui định. Ngoài ra, nội dung giao tiếp còn chịu sự chi phối và điều chỉnh của một nhân tố không kém quan trọng nữa là hoàn cảnh giao tiếp.
III.2.2- Quan hệ giữa nội dung giao tiếp với hoàn cảnh giao tiếp
Trong ca dao tình yêu theo lối đối đáp thì hầu hết những cuộc giao tiếp có nội dung bày tỏ tình cảm thường diễn ra vào những đêm khuya hay đêm trăng sáng và ở những không gian hò hẹn riêng tư, vắng vẻ:
“ - Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng
Cau xanh ăn với trầu vàng xứng chăng?
 – Trầu vàng ăn với cau xanh
Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời”.
Hay:
“ - Em thương anh ruột thắt gan bàu
Biết anh có thương em lại chút nào hay không
– Trăng lên lấp ló đầu cành
Đến nay tôi mới biết bụng mình thương tôi”.
Theo chúng tôi sở dĩ không gian, thời gian giao tiếp trong những bài viết ca dao có nội dung tỏ tình thường là không gian hò hẹn riêng tư, vắng vẻ vào những đêm khuya, hay đêm trăng là vì thời gian về đêm là lúc công việc rảnh rỗi, thích hợp để trai gái hò hẹn tâm tình. Hơn nữa khi đã có tình ý với nhau thì những cuộc gặp gỡ là đã có sự chuẩn bị trước về không gian, thời gian. Trai gái yêu nhau thường hẹn hò ở những nơi thanh vắng đặc biệt là ở thời điểm đêm đã về khuya và những đêm trăng sáng đồng thời đây cũng là không gian, thời gian diễn ra các cuộc hát đối đáp giao duyên giữa các chàng trai, cô gái ngày xưa. Điều này giải thích vì sao ở những bài viết ca dao tỏ tình thường xuất hiện cách nói bóng gió xa xôi, kín đáo.
Còn những bài viết ca dao có nội dung vui đùa, chọc ghẹo thì thường diễn ra trong khung cảnh lao động hay không gian gặp gỡ trên đường. Tuy nhiên yếu tố thời gian giao tiếp không thấy xuất hiện trong những cuộc giao tiếp có nội dung này.
Chẳng hạn:
“Gánh nặng mà đi đường vòng
Tuy rằng không gánh mà lòng cũng thương
Gánh nặng mà đi đường dài
Để anh gánh đỡ một vai nên chồng”.
Theo lẽ tự nhiên thì trai gái gặp nhau thường trêu đùa, chọc ghẹo nhau dù có quen biết hay không. Cho nên đây không thể là một phát ngôn tỏ tình được bởi cuộc giao tiếp diễn ra trong khung cảnh lao động, trước đông người mà chàng trai lại tỏ tình bằng một cách nói thẳng thắn, sỗ sàng như vậy. Hơn nữa theo quan niệm phong kiến thì chuyện dựng vợ gả chồng phải do cha mẹ quyết định qua mai mối, dạm hỏi. Đó là việc trọng đại trong cuộc đời một con người. Chính vì vậy, chàng trai không thể chỉ vì “gánh đỡ một vai” mà có thể “nên chồng” được.
 Nếu những cuộc giao tiếp có nội dung bày tỏ tình cảm thường diễn ra ở những không gian riêng tư, hò hẹn, thời gian về đêm thì không gian, thời gian giao tiếp trong những bài viết ca dao có nội dung đề cập đến tình yêu tan vỡ giống như không gian, thời gian giao tiếp trong những bài viết ca dao có nội dung mang tính vui đùa, chọc ghẹo. Thời gian của những cuộc giao tiếp này hầu như không thấy xuất hiện trong phát ngôn của các nhân vật giao tiếp.
“ - Anh thương em anh sắm cho em cây kiềng hai khóa
Em thương anh em tặng anh cây lược đồi mồi
– Bây giờ anh có vợ rồi
Kiềng hai khóa em trả lại lược đồi mồi anh đưa đây”.
Còn không gian thì có thể diễn ra trên đường hay ở một không gian kỉ niệm nào đó mà hai người từng hò hẹn:
“ - Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân...
Chim vào lồng biết thuở nào ra”.
Như vậy chúng ta thấy nội dung giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp có quan hệ chặt chẽ với nhau, chi phối lẫn nhau. Tương ứng với một hoàn cảnh giao tiếp thì một nội dung giao tiếp sẽ được xác định và ngược lại tùy từng nội dung giao tiếp mà các nhân vật giao tiếp lựa chọn một hoàn cảnh giao tiếp thích hợp. Ngoài ra trong quá trình tìm hiểu nội dung giao tiếp ta cũng thấy được sự chi phối của nội dung giao tiếp với yếu tố ngôn ngữ.
III.2.3- Quan hệ giữa nội dung giao tiếp với ngôn ngữ
Trong giao tiếp hội thoại thì ngôn ngữ bao giờ cũng giữ vai trò quan trọng. Nó không thể không có mặt trong những cuộc giao tiếp này. Nhưng để đạt được hiệu quả giao tiếp cao thì các nhân vật giao tiếp phải lựa chọn ngôn ngữ sao cho phù hợp với nội dung giao tiếp. Vì vậy có thể xem mối quan hệ giữa nội dung giao tiếp với ngôn ngữ là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức.
Trong ca dao tình yêu thì nội dung giao tiếp có quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ. Chúng chi phối, tác động và điều chỉnh lẫn nhau: nội dung nào thì hình thức đó.
Qua nghiên cứu chúng tôi thấy ngôn ngữ trong những bài viết ca dao tỏ tình thường kín đáo, tế nhị, khi tỏ tình các chàng trai, cô gái thường dùng lối nói bóng gió, xa xôi như:
“ - Chiều chiều bướm đậu vườn hoa
Có cho bướm đậu hay lùa bướm đi.
– Bướm đậu ai dám lùa đi
Vườn hoa thêm đẹp người thì có đôi”.
Bên cạnh đó ta còn thấy các phương tiện ngôn ngữ được dùng trong những bài viết ca dao loại này thường là những ẩn dụ, hoán dụ như: đan sàng, vườn hồng, hoa sen,… chẳng hạn:
“ - Thiếu chi hoa lý hoa lài
Mà anh đi chuộng hoa khoai trái mùa
– Hoa khoai chịu nắng chịu mưa
Hoa lài hoa lý chưa trưa đã rầu”.
Hay:
– “Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
-Đan sàng thiếp cũng xin vâng
Tre vừa đủ lá non chăng hỡi chàng?”.
Ngược lại ngôn ngữ trong những bài viết ca dao có nội dung bông đùa, chọc ghẹo thường nói trực tiếp, thẳng thắn, kém tế nhị có khi sỗ sàng, thô lỗ không kín đáo, bóng gió như trong các bài viết ca dao tỏ tình thực sự.
“ - Chị kia bới tóc đuôi gà
Nắm đuôi giật lại hỏi nhà chị đâu.
– Nhà tôi ở trước đám dâu
Ở sau đám đậu đàu cầu ngó qua”.
Hay:
“ - Anh về chẻ lạt bó tro
Rán sành ra mỡ em cho làm chồng
– Em về đục núi lòn qua
Vắt cổ chày ra nước thì ta làm chồng”.
Qua đây, ta còn thấy các chàng trai, cô gái hết sức nghịch ngợm, đáo để.
Ngôn ngữ trong những bài viết ca dao có nội dung phản ánh tình yêu tan vỡ cũng thường nói rất thẳng thắn với nhiều giọng điệu khác nhau như: than thở, giận hờn, oán trách đôi khi chua chát, cay cú.
“ - Dưới có đất trên có trời cao
Tại cha cùng mẹ chớ em nào phụ anh
– Thôi đừng tráo trở giấu quanh
Mắt đà thấy rõ em tham sang giàu”.
Hay:
“ - Anh đã lấy vợ cách sông
Em đi lấy chồng giữa ngõ anh ra
– Có lấy thời lấy xa xa
Chớ lấy trước ngõ anh ra anh buồn.
– Buồn thời cất gánh đi buôn
Một vốn bốn lãi em buồn làm chi
– Buồn vì con gái nữ nhi
Mẹ cha thách cưới làm chi lỡ làng”.
Tóm lại giữa nội dung giao tiếp với ngôn ngữ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chi phối và điều chỉnh lẫn nhau. Để bày tỏ những tình cảm chân thật các chàng trai, cô gái thường dùng lối nói kín đáo, tế nhị, bóng gió, xa xôi. Còn sự bông đùa, bỡn cợt thường được diễn đạt bằng hình thức ngôn ngữ trực tiếp thẳng thắn thậm chí sỗ sàng, thô lỗ. và những cảm xúc của tình yêu tan vỡ cũng được thể hiện bằng cách nói trực tiếp với những lời than thở, oán trách có khi đắng cay, chua chát.
IV- Mục đích giao tiếp
 Những cuộc giao tiếp bao giờ cũng hướng đến một mục đích nhất định. Các cuộc giao tiếp trong ca dao tình yêu cũng vậy. Nó nhằm mục đích bộc lộ những tình cảm, thái độ của con người, xác lập hay củng cố những mối quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp. Thực ra những mục đích này đã được xác định một cách khái quát ngay trong tên của đề tài , nên ở phần này chúng tôi chủ yếu tìm hiểu cách thể hiện của mục đích giai tiếp trong mối quan hệ với các yếu tố khác của hoạt động giao tiếp như: hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp và nội dung giao tiếp. Qua đó để thấy được sự chi phối lẫn nhau giữa các nhân tố giao tiếp và cùng chi phối hoạt động giao tiếp.
Trong ca dao tình yêu mục đích giao tiếp đôi khi không được thể hiện một cách trực tiếp. Chẳng hạn:
“ - Hỏi nàng đã có chồng chưa
Hay là chưa có anh thưa vài lời.
Cũng chưa lược giắt trâm cài
Cũng chưa duyên hán phân hài chi mô”.
Qua cách gọi “nàng” xưng “anh” của người nói, ta thấy các nhân vật giao tiếp ở đây là những người trẻ tuổi. Vì vậy mà trong nội dung giao tiếp, mặc dù chàng trai có đề cập đến việc chồng con của cô gái nhưng đó chỉ là cái cớ để chàng trai có dịp làm quen thôi. Bởi khi hỏi cô gái “đã có chồng chưa” thì chàng trai đâu có chờ người con gái trả lời mà anh tiếp tục nói thẳng cái ý định muốn “thưa vài lời” của mình. Như vậy mục đích của chàng trai trong cuộc giao tiếp này là muốn làm quen, muốn bày tỏ tình cảm cùng cô gái. Đồng thời qua cách làm quen với cô gái ta còn thấy nhân vật giao tiếp ở đây là một anh nông dân. Chính vì là một anh nông dân nên mới có cách nói thẳng thắn, bộc trực và chân chất như vậy.
Hay:
“ - Thân anh khó nhọc trăm phần
Sáng đi ruộng lúa tối nằm ruộng dưa
Vội đi quên cả cơm trưa
Vội về quên cả trời mưa ướt đầm
– Thân em vất vả trăm bề
Sớm đi ruộng lúa tối về ruộng dâu
Có lược chẳng kịp trải đầu
Có cau chẳng kịp têm trầu mà ăn”.
Mặc dù trong nội dung giao tiếp, ta thấy các nhân vật giao tiếp đang than thở cùng nhau nhưng mục đích cuối cùng của sự than thở là muốn được cảm thông chia sẻ cùng nhau.
Ngoài ra mục đích giao tiếp còn được thể hiện trong mối quan hệ với các nhân tố giao tiếp khác như: không gian giao tiếp, nội dung giao tiếp và nhân vật giao tiếp.
“ - Chị kia bới tóc đuôi gà
Nắm đuôi giật lại hỏi nhà chị đâu
Nhà tôi ở trước đám dâu
Ở sau đám đậu đầu cầu ngó qua”.
Mặc dù cuộc giao tiếp có nội dung là chọc ghẹo nhưng cách chọc ghẹo ở đây hết sức tinh nghịch. Qua cách chàng trai hô gọi cô gái là “chị kia” ta biết được cuộc giao tiếp giữa chàng trai và cô gái là cuộc giao tiếp giữa những người chưa quen biết. Hơn nữa không gian giao tiếp ở đây là trên một con đường nào đó nên hành động “Nắm đuôi chị lại hỏi nhà chị đâu” không phải là mục đích giao tiếp chủ yếu mà đây chỉ là cái cớ để cô gai đứng lại cho chàng trai bắt chuyện làm quen mà thôi. Qua đây ta thấy chàng trai hết sức nghịch ngợm, lém lỉnh nhưng cô gái cũng đáo để không kém.
Trong phát ngôn của mình, mặc dù cô gái đang hồi đáp đúng mục đích của chàng trai là chỉ nhà nhưng cách chỉ của cô thật thông minh, đáo để. Những cái nhà có đặc điểm “ở trước đám dâu, ở sau đám đậu” thì có biết bao nhà như thế lại thêm “đầu cầu ngó qua”, đầu cầu nào? Ngó qua đâu? Thật là lắc léo. Do đó ta thấy mục đích trong câu trả lời của cô gái không nhằm cung cấp thông tin cho người nói mà nhằm mục đích bỡn cợt, vui đùa trở lại. Qua đây ta thấy các nhân vật giao tiếp hết sức tinh nghịch, đáo để nhưng không kém phần thông minh. Đó là cách đùa vui rất dí dỏm, duyên dáng nhưng cũng rất chân chất, hồn nhiên của các anh trai cày và cô thôn nữ ngày xưa.
Bên cạnh đó trong ca dao tình yêu cũng có một số cuộc giao tiếp mà mục đích của các nhân vật giao tiếp được bộc lộ một cách trực tiếp trên câu chữ như:
“ - Mình về có nhớ ta chăng?
Ta như lạc buộc khăng khăng nhớ mình
Ta về ta cũng nhớ mình
Nhớ yếm mình mặc nhớ tình mình trao”.
Qua cách xưng hô thân mật “mình - ta” cùng với điệp từ “nhớ” ta có thể dễ dàng nhận ra mục đích của cuộc giao tiếp là thể hiện và củng cố những tình cảm vốn có của các nhân vật giao tiếp.
Tóm lại mục đích của những cuộc giao tiếp trong ca dao tình yêu là nhằm bộc lộ những tình cảm, thái độ của con người, xác lập và củng cố những mối quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp. Những mục đích này có thể được thể hiện một cách trực tiếp nhưng cũng có thể được thể hiện một cách gián tiếp thông qua mối quan hệ với các nhân tố giao tiếp khác như: không gian giao tiếp, nội dung giao tiếp và nhân vật giao tiếp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Đỗ Hữu Châu - Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, “Ngữ dụng học”, NXB Giáo dục, 2001.
2. Trần Tùng Chinh - Giáo trình văn học dân gian Việt Nam, Đại học An Giang, 2002.
3. Việt Chương - Từ điển thành ngữ tục ngữ ca dao Việt Nam, quyển thượng, NXB Đồng Nay.
4. Việt Chương - Từ điển thành ngữ tục ngữ ca dao Việt Nam, quyển hạ, NXB Đồng Nay.
5. Nguyễn Đức Dân - Ngữ dụng học, tập 1, NXB Giáo dục, 2001.
6. Nguyễn Thị Ngọc Điệp - Ca dao dân ca đẹp và hay, NXB Trẻ, 2003.
7. Tạ Đức Hiền - Bình luận bình giảng tục ngữ ca dao Việt Nam, NXB Hà Nội.
8. Vũ Thị Thu Hương - Ca dao Việt Nam những lời bình, NXB Văn hóa thông tin Hà Nội, 2000.
9. Nguyễn Văn Hầu - Diện mạo văn học dân gian Nam Bộ, tập 2, NXB Trẻ, 2004.
10. Đỗ Đức Hiểu (chủ biên) - Từ điển văn học bộ mới, Thế giới, Hà Nội, 2004.
11. Nguyễn Xuân Kính - Thi pháp ca dao, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2004.
12. Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật… Kho tàng ca dao người Việt, tập 1, NXB Văn hóa thông tin, 2001.
13. Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật… Kho tàng ca dao người Việt, tập 2, NXB Văn hóa thông tin, 2001.
14. Nguyễn Xuân Kính (chủ biên) - Văn học dân gian toàn tập, tập 15, phần “ca dao dân ca”, 2003.
15. Nguyễn Xuân Kính (chủ biên) - Văn học dân gian toàn tập, tập 16, phần “Ca dao dân ca”, 2003.
16. Trần Thị Kim Liên - Cách sử dụng từ xưng hô trong ca dao tình yêu, Tạp chí văn học dân gian, số 2, tr. 65 - 68.
17. Huỳnh Minh - Trúc Phương - Việt Nam văn học bình dân, NXB Thanh Niên, 2003.
18. Bùi Mạnh Nhị (chủ biên) - Văn học dân gian những công trình nghiên cứu, NXB Giáo dục.
19. Tô Thị Kim Nguyên - Tài liệu giảng dạy “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”, Đại học An Giang.
20. Vũ Ngọc Phan - Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, NXB Khoa học xã hội Hà Nội, 1999.
21. Vũ Tiến Quỳnh - Phê bình bình luận văn học, ca dao tục ngữ, NXB Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, 1997.
22. Phương Thu - Ca dao tục ngữ Việt Nam, NXB Thanh Niên, 2004.
23. Bùi Minh Toán - Từ trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1999.
24. Tạ Thị Thanh tâm - Vai giao tiếp và phép lịch sự trong tiếng Việt, Tạp chí ngôn ngữ, số 1, tr. 31 - 39.
25. Tạ Thị Thanh tâm - Nghi thức giao tiếp và một vài cách tiếp cận, Tạp chí ngôn ngữ, số 2, tr 48 - 54.
26. Hoàng Tiến Tựu - Bình giảng ca dao, NXB Giáo dục, 2003.
27. Hoàng Tuệ - Vấn đề chuẩn ngôn ngữ qua lịch sử ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, 1993.
28. Nguyễn Thị Hoàng Yến - Vấn đề xưng hô trong phát ngôn chê, Tạp chí ngôn ngữ, số 1, tr. 53 - 61.
29. Phạm Thu Yến - Những thế giới nghệ thuật ca dao, NXB Giáo dục, 1998.
30. Tuyển tập 40 năm văn học, phần I “Văn học dân gian”, NXB văn hóa thông tin.
20/6/2012
Nguyễn Thị Triều Tiên
Theo https://nguvandhag.wordpress.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khúc hát Marseilles

Khúc hát Marseilles Thời đại Bạc đã mang lại cho văn học Nga nhiều tên tuổi sáng giá. Một trong những người sáng lập chủ nghĩa biểu hiện N...