Chân dung cái Đẹp 33. Vấn nạn Việt Nam:Có lẽ chưa bao giờ, trong suốt lịch sử mấy nghìn năm, dân tộc
Việt Nam lại phải đối mặt với một nghịch lý chua cay, nghiệt ngã như hôm nay: sau chiến thắng giành lại chủ quyền và thống nhất lãnh thổ, đất nước - thay
vì đi vào kỷ nguyên phát triển vinh quang - lại bị ngập chìm trong bóng
tối một quá trình suy vong, rệu rã. 215 |
Tín hiệu đáng mừng hay bức tranh siêu thực? |
|||||
Những tin tức về số phận dành cho người nghiên cứu nhóm thơ
hậu hiện đại Mở Miệng 223-224 gần đây, đã khiến dư luận cảm thấy - nếu
không công phẫn - ít nhất là một sự thất vọng bàng hoàng. Mặc dù vậy, bên
cạnh bao bức xúc khác, nếu xét kỹ dưới góc nhìn thuần túy văn hóa thì thời sự
văn nghệ Việt Nam trong vòng hai năm nay thật ra cũng không phải không có một
số dấu hiệu tương đối tích cực, cho ta ít nhiều hy vọng. |
Đứt đoạn văn hóa, ở mức độ cá nhân, đồng nghĩa với sự
chối nhận chính mình, là buông thả, là tự hủy. Nó dẫn tới những suy sụp tệ
hại về nhân cách - đáng xấu hổ cho dân tộc -, khiến nhiều người phải ra
tay "lập biên bản" - nói theo thuật ngữ quen thuộc của Inrasara
(sđd) - trên mạng gần đây. 281-282
|
Đó là một mất mát lớn. Bởi vì, nói như Phạm Vĩnh Cư 284, "nếu ta tính đến những cống hiến còn khiêm tốn của văn chương và những khó khăn trong sự trưởng thành âm nhạc bác học ở ta, thì có thể nói rằng những thành tựu cao nhất của hội họa Việt Nam cũng là những thành công cao nhất của nghệ thuật Việt Nam từ sau 1945". |
Khi không còn sự tiếp nối, kế thừa, luân lưu tư tưởng giữa các thế hệ, thì nghệ thuật bị bứt gốc. Tại cuộc tọa đàm "Nghệ thuật đương đại tiếp cận di sản” do Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam tổ chức mới đây, các diễn giả cũng đã không làm gì khác hơn là nhấn mạnh trên những điều mà thế hệ các nghệ sĩ sau này dường như không mấy để ý, chẳng hạn việc "các bậc nghệ sĩ danh tiếng Việt Nam đi trước, có ảnh hưởng tầm quốc tế, đều có một nền tảng văn hóa di sản cực kỳ chuẩn mực". 285Trong lãnh vực văn chương, Nguyễn Huy Thiệp còn đặt mốc cao hơn: người cầm bút phải "hiểu biết sâu sắc dân tộc"' không phải chỉ "theo lối một nghệ sĩ" - vì " điều đó sẽ hạn chế sức nặng tác phẩm" - mà là "theo lối một nhà tư tưởng". Ông nhìn nhận việc này "đòi hỏi nhà văn một sức làm việc phi thường, một lòng dũng cảm phi thường, một sức chịu đựng phi thường" (Nguyễn Huy Thiệp, sđd, tr.32- 33). Đó là cái giá mồ hôi nước mắt phải trả để may ra có được những sáng tạo tầm cỡ.Nghĩ cho cùng, giữa văn hóa thiếu óc phê phán và văn nghệ không trí nhớ có một mối quan hệ nhân quả: không đủ sức để tra vấn lịch sử và chính mình thì tác phẩm đương nhiên sẽ mang nhiều lỗ trống do thiếu tư duy, và - tệ hơn - những khoảng trắng do e dè húy kỵ. Cho tới nay, những người làm nghệ thuật (kể cả nhà văn) dường như đã tránh né hoặc chưa khai thác đủ quá khứ. Không phải thứ quá khứ ám ảnh hay ve vuốt. Cũng không phải thứ khuynh hướng hoài cổ hoặc tôn sùng quá đáng những thành tựu cổ điển (như quan điểm 284 cho rằng văn học hiện tai không thể nào sánh nổi với những Nam Cao, Vũ Trọng Phụng!).Mà là thực tế này: những thử thách cùng cực của đất nước, những vết cắt đớn đau trên con người cụ thể, những tiếng kêu xé lòng từ mỗi mảnh đời «độc bản», tất cả dường như vẫn chưa thật sự được "cháy lên" trong tác phẩm, chưa hóa thân ra sắc màu kiệt tác.Văn hóa, dù của cá nhân hay dân tộc, đều phải có hệ quy chiếu (référentiel). Do đó, một nền văn nghệ không trí nhớ sẽ chỉ tương đương với sự xóa sổ, chôn vùi sự kiện, kể cả những sự kiện sống còn: nó lười lĩnh, tùy tiện, không tìm tòi tra vấn, không học hỏi trau dồi. Tình trạng bông lông vô định đó khiến ta không thể nào không đặt vấn đề nguyên nhân và trách nhiệm.Do thời thế khó khăn ư? Không hẳn vậy, bởi lịch sử nhân loại đã cho thấy những bằng chứng ngược lại: ví dụ trường hợp "dưới chính thể toàn trị ở nước Nga sau 1917, vẫn nảy nở những tài năng siêu đẳng, làm gương cho nhiều thế hệ đồng nghiệp noi theo" 284Do thiếu đề tài ư? Không chắc, vì ta không thể coi nhẹ điều mà nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, với tư cách Phó Tổng thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á - Phi hiện nay, đã thổ lộ trong một cuộc phỏng vấn hồi đầu năm 286:"Nhiều nhà văn châu Âu chia sẻ với tôi rằng họ thèm khát hiện thực của châu Á - châu Phi. Con đường của các nhà văn trẻ châu Âu cũng khó khăn hơn vì hiện thực xã hội khu vực họ đang sống không có nhiều biến động, thử thách. Trong khi con đường dành cho các nhà văn trẻ châu Á - châu Phi vẫn còn rậm rì, thậm chí chưa có dấu chân người qua. Lợi thế tuyệt vời đó đang mời gọi các nhà văn trẻ Á - Phi". Nói rõ hơn, ông cho rằng "những xung đột về văn hóa, chính trị, kinh tế ở hai châu lục Á - Phi đang đặt ra rất nhiều vấn đề cho văn học và nhiều người tin rằng trong tương lai, khu vực này sẽ sinh ra những tác giả lớn. Văn học châu Á và châu Phi cũng sẽ được đọc nhiều hơn. Ngay cả tác phẩm của những tác giả Á - Phi định cư ở các nước châu Âu cũng sẽ được đọc nhiều hơn".Do thiếu tài năng ư? Hình như đây mới là điểm mấu chốt. Là người trong cuộc, Nguyễn Việt Hà 287 đã tỏ ra rất chắc chắn:"Văn học nói riêng cũng như nghệ thuật nói chung, chưa đồng hành được với đời sống là do nó thiếu tài năng chứ không phải là do vấn đề nó phản ánh [...] Còn nếu có điều gì cản trở chúng ta (tôi hiểu là tác phẩm) chưa có tác giả lớn thì đó không phải là lỗi của chúng ta. Bởi đơn giản đấy là ý Chúa".Nhưng tài năng, dẫu có là ân sủng của Thượng đế, cũng tùy thuộc rất nhiều vào nỗ lực cá nhân. Không bằng lòng với những công thức có sẵn - dù là định lượng theo kiểu Thomas Edison ("Thiên tài là do 1% cảm hứng và 99% lao động") hay định tính theo cách Benjamin Franklin ("Thiên tài không rèn luyện thì như chất bạc còn nằm trong mỏ") -, Nguyễn Huy Thiệp, cùng một vài tác giả khác như Inrasara - ở những mức độ khác nhau -, đã ra công nghiền ngẫm kiếm tìm cho sự hoàn thiện của nền văn học Việt Nam bằng những lời lẽ xác đáng, chân thành và quyết liệt nhất. Ở đây, ta tạm thời không đề cập đến mảng văn học hải ngoai. |
Trước hết, hãy nghe Inrasara phát biểu - từ
thời điểm 2006 - về nhóm Mở Miệng, mà nhiều độc giả chỉ mới "tái
khám phá" gần đây qua "vụ án" Nhã Thuyên: "Có
thể nhận định rằng, sau Sáng Tạo những năm 60 của thế kỷ trước, Mở Miệng là
nhóm thơ đầu tiên đặt dấu ấn rất đậm trong dòng chảy của thơ Việt. Chúng ta
hy vọng năm khuôn mặt này làm nên cuộc cách tân lớn. Nhưng rồi họ cũng
không thể. Tại sao?" (Inrasara, sđd, tr.256). Không trở lại những lý do và đề nghị giải pháp tác giả
đưa ra, ta cũng thấy sự quan tâm và trân trọng của ông đối với thơ hậu
hiện đại như vậy là đi trước rất nhiều người. Hãy đến ngay với ý kiến
cơ bản nhất của ông, trong cách lý giải về sự trì trệ của văn học nói
chung: "[...] phải có chiến lược vĩ mô, dài lâu và
liên tục. Không chỉ nhu yếu phẩm mới cần tiếp thị, quảng bá… mà tác phẩm
nghệ thuật cũng thế". Để nhấn mạnh ý nghĩa của việc dám mang
"chí lớn", Inrasara mượn lời Italo Calvino làm đề từ
cho một bài viết của mình : “Những dự án mang tham vọng quá trớn có thể bị chối từ
trong nhiều lĩnh vực nhưng không thể bị chối từ trong lĩnh vực văn chương.
Văn chương chỉ còn sức sống nếu chúng ta tự đặt ra cho chính mình những mục
tiêu bất khả lượng đạt, vượt quá tất cả những hy vọng về sự thành tựu. Chỉ
chừng nào các nhà thơ và nhà văn tự đề ra cho chính mình những công tác
không có bất cứ ai dám tưởng tượng đến, thì văn chương mới đạt được tác dụng
của nó...” (sđd, tr.48) Ý chí và mục tiêu - rất "strategic
marketing"- như vậy đã rõ; nhưng còn điều kiện sáng tác, và nhất
là năng lực đòi hỏi ở người cầm bút, thì sao? Nguyễn Huy Thiệp đã
cố gắng tìm cách trả lời qua gần 300 trang sách, với "bức xúc đổi
mới [...] bộc lộ có khi còn mạnh mẽ và quyết liệt hơn trong những truyện ngắn
và vở kịch" của ông, theo lời Hoàng Ngọc Hiến (Nguyễn Huy
Thiệp, sđd, tr.292). Về hiện trạng, với con mắt phê phán - là bước đầu
tiên trong tiến trình phản tỉnh -, họ Nguyễn đã không ngại ngùng hạ
bút: "Trong khu vực văn chương ở ta, trừ đôi ba người thực
sự xuất chúng, còn nhìn chung văn chương của các cụ ta xưa và những nhà văn
hiện đại ngày nay, so với nhiều dân tộc khác, phải thừa nhận là kém cỏi" (sđd,
tr.31). Nếu nhìn cận cảnh, vẫn theo ông, thì "khoảng
hơn chục năm trở lại đây, ở Việt Nam không có những nhà văn có phong độ,
khí phách lớn. Đến ngay cả nỗi buồn cũng không phải là những nỗi buồn lớn" (tr.256). |
"Văn học Việt Nam gần đây mất đi khả năng tưởng tượng, lãng mạn, mơ mộng và nhiệt huyết sống. Nó trở nên thực dụng, ê chề, lọc lõi, oái oăm, đôi khi đểu cáng" (tr.257).
Có điều, cái nghịch lý cho tất cả chúng ta là - bất luận hoàn cảnh ra sao và ở thời điểm nào - ta vẫn phải gìn giữ cái tình yêu tuyệt đối ấy. Bởi lẽ, ngay cả ở thơ - xưa nay vốn là niềm hãnh diện của số đông người Việt - Nguyễn Huy Thiệp cũng phát hiện ra là chẳng có gì: "Tôi không dám khẳng định rằng một dân tộc đi đâu cũng thấy tiếng thơ véo von là một dân tộc suy đồi nhưng bất hạnh là chắc chắn" (tr.41).
Có lẽ không một ai khác, từ trước đến nay, dám nói như vậy. Và ông giải thích: "Khi hình thức (thơ) bình dân được tư tưởng (thơ) bình dân nhân lên nhiều lần theo cấp số nhân (giống như cơm bình dân, nhà nghỉ bình dân) thì tình trạng cả nước làm thơ, thiếu vắng một đẳng cấp ngoại hạng, thượng lưu thì đấy là một bi kịch, một sự cay đắng vô cùng cho văn học" ( tr.164).
Chúng ta đã nhầm lẫn quá lâu trong những ảo tưởng. Điểm mạnh của những phát biểu như trên là giúp đặt lại toàn diện vấn đề: sự kém cỏi bắt nguồn từ tình trạng thiếu căn bản, yếu tư duy và nghèo trực giác (họ Nguyễn gọi đó là khả năng "thấu thị" của "thiên nhãn").
Về những điều kiện chủ quan tối thiểu cần thiết cho người cầm bút, Nguyễn Huy Thiệp đã khéo léo trích dẫn nhiều lần Lê Quý Đôn trong các tiểu luận, để làm nổi bật những đòi hỏi khắt khe cơ bản được xác định từ lâu bởi bậc danh tài dân tộc:
"Văn học không phải là trò chơi, là câu chuyện phiếm. Muốn văn hay phải hiểu biết và từng trải nhiều. Văn chương chữ nghĩa không phải là lời nói suông. Trong bụng không có ba vạn quyển sách, trong mắt không có núi sông kỳ lạ của thiên hạ thì không thể làm văn được" (tr.47).
Ý thức rõ như vậy nên họ Nguyễn đã buột miệng: "làm người thật khó, làm một nhà văn càng khó hơn" (tr.83). Đi xa hơn nữa trong lịch sử minh triết, ông mượn lời Khổng Tử làm khởi điểm để yêu cầu nhà văn trước hết phải chính danh:
"... Hình như nghĩa "chính danh" của một nhà văn là toàn bộ thần thái tạo nên hình ảnh tác phẩm của anh ta [...]. Tôi muốn nói là nhà văn cũng phải viết trên một cơ sở lý luận, một quan niệm nhất định [...] tính bản thiện là hạt nhân cơ bản tạo nên con người [...]. Có lẽ, điều kiện để cho mọi người đạt tới chính danh chỉ đơn giản có vậy thôi" (tr.22-23).
Nhưng đặc sắc nhất trong những góp ý của Nguyễn Huy Thiệp có lẽ là đòi hỏi về sự chính xác:
"Ở ta, tôi nghĩ rằng phải hết sức chú ý đến yếu tố chính xác trong các giá trị thẩm mỹ văn chương. Chính xác ở ngôn từ thể hiện. Chính xác ở bản thân sự kiện. Chính xác ở tư tưởng. Thậm chí chính xác ở thể loại. Chính xác ở chức năng văn học. Văn học nước ta mới hình thành chưa được 100 năm. Đã đến lúc văn học phải bước những bước chính xác trên hành trình gian khổ của nó. Chính xác cũng là một trong những điều kiện thiết yếu của cái đẹp" (tr.35).
Về vai trò và cách tiếp cận của nhà văn, họ Nguyễn khẳng định, với một sự sáng suốt hiếm thấy, nhất là khi đối chiếu với tình hình những chuyển biến gần đây:
<<Nhân dân đang cần những cuốn sách giúp họ nhận thức lại mình [...]
Nhân dân chẳng cần nhà văn phải chỉ bảo "hướng tiến lên" cho họ thế nào, tự họ sẽ đi tìm lấy>> (tr.34).
Muốn thế thì, theo quan điểm của ông khi đề cập tới thi ca, "chỉ có đối mặt thẳng thắn, lý giải nó bằng triết học, nhà thơ mới tìm ra được một giải pháp tương đương, có tính chất toàn bộ nhằm chống chọi và giữ được thế cân bằng với cái ác trong bản chất sự sống" (tr.39). Chữ "nó" trong bài viết chỉ "tính thiện", nhưng nếu ta có thay bằng "cuộc đời" hay "thân phận", thì ý nghĩa thâm trầm của câu văn vẫn nguyên vẹn.
Hình như Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn nhấn mạnh nhiều nhất đến tầm quan trọng của triết học. Ông nói không quanh co với thi nhân:
"Cần phải tiến tới triết học. Đấy là đích đi đến của nhà thơ. Nhưng muốn tiến tới triết học, nhà thơ bắt buộc phải vượt qua nhịp cầu tâm lý học. Nhà thơ - nhà tâm lý không thiếu việc làm: anh ta liên tục quan sát, liên tục nhận xét và liên tục tìm cách cải thiện các mối quan hệ để thể nghiệm những nhận xét ấy" (tr.40-41).
Thậm chí, nếu phải chọn thì, theo ông, "nhà thơ - nhà triết học dứt khoát phải biết gạt các cảm xúc sang bên để nghiền ngẫm về bản chất" (tr.40).
Quan niệm triệt để này có thể làm ta ngạc nhiên, nhất là đối với thi ca vốn là lãnh địa muôn đời của cảm xúc: phải chăng đó chỉ là một cách nói của tác giả, trước sự tràn ngập của cái khả sắc (le sensible), nhận chìm luôn cả cái khả tri (l'intelligible) quý báu?
Đừng quên rằng cái họ Nguyễn gọi là triết học hoàn toàn không có tính suy biện (spéculatif) lý thuyết khô khan mà hừng hực hơi thở cuộc sống.
Bằng chứng thứ nhất là, ngay khi viện dẫn Lê Quý Đôn luận về "đạo" ("Vô luận cổ văn hay kim văn, tuy thể loại và câu văn có khác nhau, nhưng đại để đều phải có nội dung là đạo"), ông cũng uốn nắn theo hướng lập trường rất duy thực giới (le réel) của mình, như một tuyên ngôn văn học gãy gọn, chắc nịch và sâu sắc:
"Ta cũng có thể coi đạo như một mạch sống. Cảm nhận được mạch sống của thời, thể hiện được bằng con chữ, đấy là văn chương thần thánh" (tr.55).
Bằng chứng thứ hai là khi chê trách Chế Lan Viên, ông có nói rõ:
"Chế Lan Viên chỉ băn khoăn về các chân lý hình nhi thượng mà thôi. Hỡi ơi, ngoài những chân lý hình nhi thượng, đời [BĐH nhấn mạnh] còn có bao điều khác nữa" (tr.82).
Bằng chứng thứ ba, hết sức cơ bản: Nguyễn Huy Thiệp có lẽ là người đầu tiên trong văn học Việt Nam nói đến tín ngưỡng với cuộc sống.
Ông quả quyết: "đối với nhà văn không có lòng tín ngưỡng với sự sống thì những trang viết của anh chỉ có thể dừng ở mức độ viết kiếm ăn thôi chứ nâng lên được tầm văn học thì còn lâu mới với tới [...] cuối cùng trên từng trang viết nhà văn phải dần dần tạo cho mình một quan niệm tín ngưỡng ít nhất ra cũng với mình. Tín ngưỡng đó hướng về đấng tối cao của sự sống" (tr.19).
Nguyễn Huy Thiệp nhiều lần nói tới "tín ngưỡng", "đức tin" (tr.36), rồi "kinh nghiệm tâm linh" (tr.40)..., như một cách phản ứng sau những lầm lạc của chính mình (?) và của thời đại. Ông thú nhận: "Chúng ta đã quá tự tin, vô thần khi coi nhẹ mặt tâm linh trong đời sống con người. Điều ấy thật khủng khiếp: ô trọc và vô văn hóa sẽ ngự trị khắp nơi" (tr.52).
Phát biểu như vậy, họ Nguyễn đã cùng lúc công nhận hai điều.
Một là, về lập trường, «ý thức tín ngưỡng, hướng thượng, vươn lên sự cao cả, chân lý, cái đẹp, sự tuyệt đối phải là những hòn than ủ đỏ trong tác phẩm nhà văn» (tr.34).
Hai là, về cứu cánh, "thơ là kết quả của trạng thái sáng tạo trong đó Sự Thật biểu hiện. Quan niệm ấy na ná như một quan niệm tôn giáo nhưng thật ra không thể hiểu khác được" (tr.41).
Quan niệm này khá thú vị, bởi nó dẫn tới sự gặp gỡ tột cùng với cái siêu nghiệm (transcendance). Trong văn chương Việt Nam, tuy ít nhiều cũng đã có điểm xuyết đôi nét siêu nghiệm - từ vẻ đẹp huyền thoại của câu chuyện Từ Thức đến những cảm xúc mê say của một Tú Uyên trong Bích Câu Kỳ Ngộ-, nhưng rồi mạch cảm hứng ấy dường như đã bị cắt đứt, phải ngừng lại ở một Bướm Trắng, hay Dòng Sông Thanh Thủy, là những tác phẩm tiêu biểu mà chỉ có một số hiếm hoi nhà phê bình đã công tâm nêu rõ giá trị mỹ học. 288-289
Trong một chừng mực nào đó, công trạng lớn nhất của Nguyễn Huy Thiệp, ngoài những tác phẩm để đời, có lẽ là sự thấu cảm - bằng trực giác - và ý muốn khôi phục vai trò khai mở của tính siêu nghiệm - mặc dù ông không gọi đích danh thuật ngữ này - cho văn học Việt Nam.
Điều đó bao hàm, như một hệ luận, những đòi hỏi gắt gao đối với mọi dự án sáng tạo, đặc biệt ở thời buổi hiện nay.
Về phía nhà văn, theo họ Nguyễn, thì: <<Có lẽ đã đến lúc người ta phải nghĩ đến một "typ" nhà văn khác: lớp nhà văn trí thức của một xã hội phát triển. Họ viết văn có bài bản, có lý luận, lý lẽ chứ không mò mẫm>> (tr. 257).
Về phía nền văn học thì: "Khi văn học chưa đạt được tới ngưỡng của tri thức văn hóa của thời đại nhà văn đang sống thì văn học không thể có sức mạnh được" (tr.19 ).
Trên phương diện này, Inrasara cũng có nhận xét tương tự đối với thi ca: "Khủng hoảng lẩn quẩn mãi trong vòng bế tắc nghề nghiệp với phản kháng mang tính cục bộ, nhất thời, chưa một lần được chúng ta đẩy tới cấp độ cao hơn. Thì làm thế nào tư tưởng chúng ta có thể lớn? Nền thơ tiếng Việt có thể lớn? (Inrasara, sđd, tr.89).
Ông hô hào: "... chúng ta cần phát biểu nhiều hơn nữa, có nghề [BĐH nhấn mạnh] hơn nữa. Để có thể khai mở một trào lưu sáng tác, một trường phái văn chương. Các ý kiến cảm tính, cảm nhận mơ hồ hay quan điểm còn rời rạc… cần được đúc kết và nâng cấp thành một hệ thống lý thuyết. Làm nền tảng cho sáng tạo chuyên nghiệp" (Inrasara, sđd, tr.15).
Nhưng hệ thống mới nào đây? Khác với Nguyễn Huy Thiệp, Inrasara cởi mở, nồng nhiệt với cái đương đại (họ Nguyễn cho «đương đại là suy đồi» [NHT, sđd,tr.183]), và nhất là những khuynh hướng hậu hiện đại mà ông say sưa giới thiệu, cổ võ một cách chân tình. Ông không ngớt trích dẫn những Mary Klages («hãy chơi với cái vô nghĩa» [Inrasara, sđd, tr.190]), Mikhail Epstein (“Hậu hiện đại tháo gỡ vấn đề tha hóa bằng cách tháo gỡ luôn hiện thực” [tr.189]) v.v..., nhưng - đồng thời - sự «lương thiện trí thức» đã khiến ông không thể không nhìn nhận giới hạn mỹ học của nó («... dù Mở miệng đóng góp vào kho tàng văn chương Việt lượng ngôn từ mới, húy kỵ đáng kể nhưng, nếu chúng ta từ chối các từ cao sang, ngôn ngữ thơ của thi sĩ trẻ sẽ nghèo nàn biết bao. Vô hình trung chúng ta tự buộc tay chân mình, chặt gẫy đôi cánh chưa có gì là khỏe khoắn của mình, cuối cùng tự rơi vào một thế bí hệt thế hệ hôm qua, nhưng ở chiều ngược lại: đối xử phân biệt với ngôn ngữ quý phái!» [tr.89]; <<Một số “tác giả” còn quyết liệt đẩy quan niệm thơ về phía cực đoan hơn nữa! Các khái niệm: hay, đẹp, có hồn, rất thật…, cần phải bị biến mất mà thay vào đó là những khái niệm mới: vui, buồn cười, quái chiêu… [...]. Một không khí tạp nham, hỗn độn, rối mù mù nhưng… vui vẻ!>> [tr.213]).
Mặc dù những thành tựu rất hứa hẹn ghi nhận mới đây trong lãnh vực truyện hậu hiện đại 290, sự dè dặt của Inrasara xác nhận - ở trường hợp Việt Nam - cơ sở thực tế của những kết luận về sự bế tắc - ở phương Tây và có lẽ trên cả toàn cầu - của «giải pháp hậu hiện đại», như đã phân tích (Chương 2***). Nhất là, đến đây, ta còn có thêm một lẽ rất hiển nhiên này: nếu «hậu hiện đại tháo gỡ hiện thực», thì để làm thêm được cái gì sau đó?
Chính Heidegger, cha đẻ của thuật ngữ thời thượng «tháo gỡ (giải cấu trúc)», cũng đã giải thích cặn kẽ rằng thao tác này của chủ thể chỉ có mục đích «trở về nguồn» để nắm bắt cho được «những ý niệm uyên nguyên đích thực» 291.
Vậy vấn đề là ta có khám phá hay phát minh ra được ý niệm mới nào không.
Nhưng muốn tiến tới đó, mà chỉ biết miệt mài "có công mài sắt" trong một góc riêng, thì không đủ. Chưa nói đến tài năng, người làm văn nghệ còn phải ấp ủ biết bao thứ tình cảm lớn: cái tham vọng canh cánh bên lòng, cái ám ảnh cào xé tâm tư, cái chất liệu nóng bỏng, những thôi thúc mãnh liệt, những cảm hứng diệu kỳ đó, lấy ở đâu ra, nếu không phải là ngay giữa lòng đời, trên mảnh đất thiêng liêng đã nhận từ cha ông và sẽ còn phải trân trọng trao lại con cháu?
Nguyên Sa, từ lâu, đã diễn tả mối trăn trở ấy với tất cả bầu máu nóng và chiều sâu tâm hồn, mà khoảng cách 45 năm qua dường như không hề làm mất thời gian tính hay cường độ suy tư:
"Những sa đọa chính trị đó bây giờ đã tan thành hơi thở, lẩn trong nước uống, chìm trong món ăn. Chỗ nào cũng đầy rẫy những tên lừa bịp lộn sòng [...]. Đó là cái số phận chung [...]. Cho nên, trong nước mẹ khổ đau này, văn nghệ không thể không bị ám ảnh bởi lo âu hơi nóng sẽ vĩnh viễn trở thành băng giá được. Phải ôm lấy những khổ đau ấy [...]. Phải giải quyết số phận đó. Bởi vì đó là số phận của văn nghệ. Hơi nóng đó bay đi văn nghệ cũng chẳng còn. Đóng góp vào việc giải quyết những khổ đau của dân tộc bằng tác phẩm (BĐH nhấn mạnh) là đóng góp vào việc giải quyết số phận của chính văn nghệ".
Và nhà thơ kết thúc, dứt khoát như một lời tuyên thệ:
“Bây giờ chưa có gì cả. Bây giờ chỗ đứng của văn nghệ cũng như của dân tộc là tảng đá sắp rời khỏi núi. Là căn bệnh dịch hạch đang lan tràn trên đất nước. Dịch hạch chết chóc. Dịch hạch nghèo đói. Dịch hạch tan nát. Văn nghệ phải làm khỏe chính nó bằng cách làm khỏe dân tộc. Bằng cách cúi đầu hôn lên những vi trùng tàn phá thân thể dân tộc. Đó là con đường, mặc dầu đe dọa, bằng kiên trì, tin tưởng và tình yêu, tôi sẽ tiến tới”» 292
Đó cũng là con đường đưa đến - hoặc đúng hơn, trở về - siêu nghiệm, một siêu nghiệm tại thế 293 theo nghĩa của Fernand Dumont như đã đề cập kỳ trước***.
Vòng tròn như vậy đã được khép kín, như thân phận con người, giữa trần gian, một trần gian dẫu không lung linh thần thoại cũng chứa đựng vô vàn hiện thực hấp dẫn vì đầy cái bất ngờ, vô định, cái bất khả quyết (indécidables) như định lý Gödel 294 nổi tiếng đã chỉ ra bởi lẽ, một đằng, bất cứ thực thể dạng thức hoá (formalisé) nào - dựa trên một hệ công lý [toán học] (axiomatique) hoàn chỉnh chặt chẽ đến đâu chăng nữa - cũng chứa đựng những «biểu đề» (énoncé) không thể chứng minh được với chỉ riêng hệ công lý [toán học] nội tại, huống hồ chi cuộc đời; đằng khác, do bất cứ thực thể nào cũng mang tính bất toàn (incomplétude) nên điều kiện hoàn thiện tối thượng (ultime) cho mọi hệ thống là sự vươn mở tới cái nằm ngoài nó: đây là một yếu tố tạo cơ sở luận lý cho sự hiện hữu và tính tất yếu của siêu nghiệm, mà ta đã coi như một định đề (postulat) ở trên (Chương 2 ***).
Như vậy, những tiếng nói thiết tha của một số tác giả uy tín - từ nhiều phía và ở nhiều thời điểm khác nhau - đã góp phần xác định một quan điểm đáng mong ước cho nền văn học nghệ thuật Việt Nam nói chung, trong thời “bá đạo” (tr.25), “mạt pháp” (tr.183) - như Nguyễn Huy Thiệp thường gọi -, giữa một xã hội được ông lý giải là “không có những tác phẩm văn học hay, không có những tác phẩm văn học giá trị, nghĩa là nhân tính mất đi” (tr.264). Ông tuyên bố:
“dân chủ tức là vương chính, khủng bố tức là bá chính [...], Tiêu chuẩn đầu tiên của văn minh là tính khoan dung và sự phi bạo lực”; “không khí dân chủ cộng với chỗ dựa kinh tế lành mạnh là những cơ sở để tiến tới một thể chế chính trị vương đạo. Chỉ có một thể chế chính trị vương đạo mới làm cho bản tính con người phát triển hết” (tr.25).
Tất cả gần như đồng nhất với nhận định trong suốt của Bùi Ngọc Tấn rằng “Tiểu thuyết không thể tương hợp được với thế giới toàn trị” 295 và đồng thời cũng nêu lên vấn đề lương tâm, đạo đức đối với nghệ thuật. Trên mặt này, Nguyễn Huy Thiệp khẳng định không chút do dự, như một thứ kim chỉ nam cho kẻ sĩ mọi thời:
“Trinh khiết giữa cuộc đời ô trọc và phàm phu, hướng tới sự sống, tuyệt giao với mọi biểu hiện suy đồi theo tôi, đấy chính là đạo đức rồi. Chỉ cần một thứ để làm nên bất tử thôi: Tác phẩm” (tr.42).
Cũng như Tình Yêu, cái Đẹp là thiên sứ đến với nhân gian để làm thăng hoa cuộc sống và ban cho con người chiếc đũa tiên vượt thoát sự tầm thường.
Nó là khát vọng khôn nguôi trong tâm can khả sắc*, là ám ảnh sáng tạo không ngừng của nỗ lực tư duy**, là phần thưởng cao quý cho khách tao nhân sau những thử thách cam go, như hành trình “tìm tới cội nguồn, cái gốc gác, cái động mạnh chủ của cuộc sống” - theo cách nói của Bùi Ngọc Tấn 295 - để thấu hiểu, khai phá, diễn đạt và hiến dâng tơ thắm cho đời.
Cuộc sống và con người, những huyền nhiệm, những thế giới vô biên đầy ẩn số! Hegel rồi Merleau-Ponty đã lần lượt cho ra đời Hiện tượng học của tinh thần và Hiện tượng học của tri giác; Michel Henry đã viết cả ngàn trang Hiện tượng học thân xác và đời sống 296: nhưng triết học vẫn chưa - và có lẽ sẽ không bao giờ - xác lập được một Hiện tượng luận đầy đủ cho con người toàn diện.
Bên cạnh đó, nghệ thuật là những đóm sáng diệu kỳ lóe lên trong quá trình sáng tạo từ thuở bình minh của nhân loại 297. Hơn thế nữa, nó hiện diện thường trực. Bởi vì, chẳng những “là hình thức của tư duy, thiếu nó ý thức con người sẽ không tồn tại, cũng như không thể tồn tại ý thức với chỉ một nửa bán cầu đại não” như Yuri Lotman đã nói 298, nó còn là chứng tích ý nghĩa nhất xuyên qua các thời đại, như nhận xét sắc sảo của Claude Lévi-Strauss, mà Đặng Tiến 299 đã nhắc đến trong bài viết kỷ niệm sinh nhật 100 tuổi của nhà nhân chủng học lừng danh này để ta cùng suy ngẫm:
“Tình cờ, xóa đi mười, hai mươi thế kỷ lịch sử, kiến thức chúng ta về bản chất con người cũng không thay đổi bao nhiêu. Mất mát không bù đắp lại được là những tác phẩm nghệ thuật mà những thế kỷ kia đã tạo nên. Vì con người chỉ khác nhau, thậm chí chỉ tồn tại, qua tác phẩm của mình. Như tượng gỗ sinh ra từ thân cây, chỉ có tác phẩm nghệ thuật mới chứng tỏ được hiển nhiên, rằng qua thời gian giữa người với người, có cái gì đó đã thực sự xảy ra».
Cái Đẹp đã thực sự đến. Và sẽ mãi mãi đồng hành với ta, bao lâu cuộc đời còn giữ trọn sắc màu nhân tính.
Rồi, bằng một "tông" trầm đến độ nghe như nghẹn
lại, họ Nguyễn bộc lộ những thao thức của mình: "Có lẽ chưa bao giờ dân tộc Việt Nam lại cần đến
các nhà văn có tư tưởng sáng suốt như trong thời điểm hiện nay [...]. Chúng
ta cần phải tỉnh táo nhận ra rằng tình trạng hiện nay của dân tộc ta là thê
thảm. Tôi không muốn nói đến tình trạng thiếu thốn vật chất mà muốn nói đến
thế giới tinh thần của họ [...]. Tôi đã thấy sự nghèo đói nhưng tôi
không sợ. Tôi đã thấy sự sai lầm trong công việc ở nhiều nơi nhưng tôi
không sợ. Tôi chỉ sợ khi con người không còn sự tôn trọng lẫn nhau, không
còn lòng dũng cảm, không còn đức tính trung thực và như thế sẽ không đào
đâu ra được tình yêu tuyệt đối" ( tr.33-34). |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét