Thứ Năm, 26 tháng 11, 2020

Mộc Phủ - Phủ đệ thăng trầm cùng Lệ Giang

Mộc Phủ - Phủ đệ 
thăng trầm cùng Lệ Giang

Nếu phương Bắc có Tử Cấm Thành thì phương Nam có Mộc Phủ. Không đến Mộc Phủ coi như chưa đến Lệ Giang. Mỗi con đường ngõ nhỏ, mỗi cây cầu ở Lệ Giang cổ trấn như kể về câu chuyện cuộc sống đời thường thì Mộc Phủ kể lại lịch sử hưng thịnh của một gia tộc gắn với lịch sử cả đất nước và nghệ thuật kiến trúc Trung Hoa rực rỡ. Hãy cùng theo tour Lệ Giang tìm hiểu về Mộc Phủ nhé!.
Lịch sử Mộc Phủ Lệ Giang
Mộc Phủ là nơi ở của Thổ ty người Nạp Tây, cai trị vùng đất này qua 3 triều đại, truyền qua 22 thế hệ trong 470 năm. Dòng họ ban đầu được nhà Nguyên phong làm Thổ ty, về sau thuận theo nhà Minh, được ban cho họ “Mộc” của người Hán, thành họ chính thức của gia tộc. Bởi vậy Mộc Phủ mang kiến trúc giao hòa của nhà Minh cùng phong cách kiến trúc của người Nạp Tây, chế tác tinh xảo, từng được tán dương là “Cung thất chi lệ, sánh với vương giả”. Theo chân tour Lệ Giang bạn sẽ thấy được, quả thật Mộc Phủ tuy chỉ là phủ đệ của Thổ ty nhưng nguy nga, tráng lệ, giàu sang không kém gì cung thất hoàng tộc. Mộc Phủ trải qua mấy trăm năm huy hoàng nhưng nhiều chỗ cũng đã bị chiến tranh tàn phá, những nơi còn sót lại cũng bị trận động đất năm 1996 hủy hoại nghiêm trọng. Những gì ta thấy ngày nay đều đã được trùng tu lại năm 1999. Tuy là trùng tu nhưng mỗi kiến trúc trong Mộc Phủ đều trở thành kiến trúc tiêu biểu cho Lệ Giang.
Toàn cảnh Mộc Phủ
Mộc Phủ ở Đâu?
Mộc Phủ nằm dưới núi Sư Tử trong trấn cổ Lệ Giang. Ban đầu Thổ ty vùng này không mang họ người Hán. Sau khi Chu Nguyên Chương (Minh Thái Tổ) khai quốc, nhận thấy vùng này xa kinh đô, có Thổ ty trị vì tộc người Nạp Tây, năm 1382 ông đã cho Thổ ty làm lễ quy thuận về với nhà Minh, tự bỏ bớt nét trong họ “Chu” của mình, thành chữ “Mộc”, ban họ “Mộc” cho tộc Thổ ty này. Từ đó về sau cha truyền con nối mang họ Mộc.
Một câu chuyện thú vị nữa về họ Mộc và Lệ Giang và lý do vì sao Lệ Giang cũng là một thành cổ mà lại không có tường thành. Người xưa kể lại rằng vì Thổ ty cai quản vùng đất này chính là họ Mộc (), nhưng nếu xây thành bao quanh Lệ Giang, cũng như là xây thành quanh "họ Mộc" thì sẽ giống như hình dáng chữ Khốn () nghĩa là bao vây, gian khó. Theo dân gian mê tín, Thổ ty họ Mộc không muốn đẩy mình và người dân vào tình thế nguy nan, bởi vậy họ đã quyết định không xây thành bao quanh Lệ Giang.
Đây chỉ là những điểm sơ qua về dòng họ Mộc. Đi theo hướng dẫn viên tour Lệ Giang, bạn sẽ còn được nghe những câu chuyện hào hùng hơn nữa về một dòng tộc hưng thịnh.
Đây chỉ là những điểm sơ qua về dòng họ Mộc. Đi theo hướng dẫn viên tour Lệ Giang, bạn sẽ còn được nghe những câu chuyện hào hùng hơn nữa về một dòng tộc hưng thịnh.
Kiến trúc Mộc Phủ
Người ta nói Mộc Phủ thời kỳ hoàng kim mô phỏng theo Tử Cấm Thành mà xây lên. Trong 46 mẫu đất, theo trục chiều dài 369m là hơn 160 gian nhà lớn bé. Toàn bộ kiến trúc Mộc Phủ hướng về phía đông, kiến trúc này được ví như “Mộc khí đến từ ánh mặt trời mọc”. Đây còn là nơi kết hợp giữa văn hóa Hán và Nạp Tây, Đạo Giáo và Phật Giáo.
Bản đồ Mộc Phủ
Du khách theo tour Lệ Giang đi từ ngoài đường lát đá vào sẽ thấy ngay cổng vòm với 4 chữ “Thiên Vũ Lưu Phương”. Từ này đồng âm với “Đọc và Đi” theo thổ ngữ Nạp Tây, thể hiện việc coi trọng học thức của người Nạp Tây. Đi vào bên trong là cổng bình phong với bốn trụ cẩm thạch trắng chạm khắc tinh xảo và hai chữ “Trung Nghĩa” được vua Minh Thần Tông ban tặng.
Cổng "Thiên Vũ Lưu Phương"
Cổng bình phong với hai chữ "Trung Nghĩa" 
ngăn Mộc Phủ với nhà dân bên ngoài 
Bước vào phía trong chính là cánh cổng sơn son sừng sững trang nghiêm với tấm bảng tên đề hai chữ “Mộc Phủ”. Rảo bước đi tiếp, theo trục trung tâm là Sảnh Nghị Sự, Lầu Vạn Quyển, Điện Hộ Pháp, Lầu Quang Bích, Lầu Ngọc Âm và Điện Tam Thanh với kiến trúc tinh xảo tuyệt mỹ. Ở hai bên của trục trung tâm là đường đi hướng ra các điện thờ phụ, gác mái, nhà lầu, gian phòng ở... tổng lại khoảng 160 gian đều tráng lệ hoa mỹ.
Cổng vào Mộc Phủ
Nếu Sảnh Nghị Sự mang đầy vẻ trang nghiêm, là nơi Thổ ty thảo luận chính sự, Lầu Vạn Quyển lại là nơi lưu giữ sách vở quý giá, ghi chép về văn hóa Đông Ba, văn học của Thổ ty. Điện Hộ Pháp thì lại là nơi thờ tự của học “Mộc”. Lầu Quang Bích được ví như “Tàng Thư” của Lệ Giang. Lầu Ngọc Âm là nơi tổ chức yến tiệc, ca hát; năm ấy Thổ ty tiếp thánh chỉ ban họ “Mộc” cũng ở nơi này. Lầu Ngọc Âm kéo dài lên đến núi Sư Tử  là Điện Tam Thanh, là nơi Thổ ty thờ phụng Đạo giáo, cũng là nơi chứng kiến mối liên kết chặt chẽ giữa văn hóa dân tộc Nạp Tây và văn hóa Trung Nguyên. Đứng trên Điện Tam Thanh, khách đi tour Lệ Giang sẽ không khỏi choáng ngợp vì sự nguy nga, bề thế của toàn cảnh Mộc Phủ.
Sảnh Nghị Sự
Vạn Quyển Lâu
Hộ Pháp Điện
Quang Bích Lâu
Lầu Ngọc Âm
Điện Tam Thanh
Nhiều bộ phim đã lấy nơi đây làm trường quay cũng như bối cảnh phim, điển hình như phim truyền hình dài tập “Mộc Phủ Phong Vân” và “Tiền Vương”.




Cảnh các gian và sân vườn trong Mộc Phủ
Mộc Phủ mang những nét kiến trúc đặc trưng nhất của văn hóa Nạp Tây nơi vùng đất Lệ Giang, với nhiều cổ vật “kể” về câu chuyện quá khứ, khiến Mộc Phủ như trở thành linh hồn của Lệ Giang. Bởi vậy mà nhiều người đi tour Lệ Giang về đều nói “Chưa vào Mộc Phủ coi như chưa đến Lệ Giang”. Nếu bạn là người yêu thích tìm hiểu văn hóa muôn phương, yêu thích lịch sử thì hãy đến với Kỳ Nghỉ Đông Dương để được tư vấn và đặt một chuyến tour Lệ Giang từ tp. HCM tận mắt ngắm nhìn Mộc Phủ uy nghi này nhé!.
Theo https://www.kynghidongduong.vn/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khúc hát Marseilles

Khúc hát Marseilles Thời đại Bạc đã mang lại cho văn học Nga nhiều tên tuổi sáng giá. Một trong những người sáng lập chủ nghĩa biểu hiện N...