Thứ Bảy, 13 tháng 2, 2021
Nhạc xuân mùa chinh chiến
Sau tháng ngày giá lạnh, sau Giáng Sinh, khi nhạc Xuân vang lên, vang vọng trong nắng ấm báo hiệu cho năm mới sắp sang của Tết Dương Lịch và kéo dài cho đến Tết Nguyên Đán. “Ta ca vang, đàn nhịp nhàng, đón Xuân sang. Vui hân hoan, tình rộn ràng, mừng Xuân mới” như Ca Khúc Mừng Xuân của Văn Phụng.
Nhạc phẩm Hoa Xuân của Phạm Duy sáng tác vào năm 1953 với hình ảnh thật dễ thương:
Nhạc phẩm Xuân Ca của Phạm Duy năm 1961:
Bản nhạc Xuân Đã Về của Minh Kỳ vào cuối thập niên 50:
Ca khúc Anh Cho Em Mùa Xuân của Nguyễn Hiền của nhà thơ Kim Tuấn vào đầu Xuân 1962 với lời tình tự:
Vui nhộn nhất với điệu Chachacha, nhịp 4/4, ca khúc Cánh Bướm Vườn Xuân (Cerisiers Roses et Pommiers Blanc) của Louiguy sáng tác năm 1950, Từ Vũ chuyển lời Việt. Năm 1950 Từ Vũ theo gia đình vào miền Nam sinh sống, cũng là tác giả Gái Xuân và chuyển lời Việt nhiều ca khúc ngoại quốc.
Nguyễn Hồng Nhung - Cánh Bướm Vườn Xuân
Ca khúc Ly Rượu Mừng được xem như “thông điệp mùa Xuân” khi mỗi dịp Xuân về từ khi nhạc phẩm này ra đời, giai điệu (Pháp, Anh: melodie, melody) vui tươi; nhịp điệu (rythme) ¾ của valse rộn ràng. Ở hải ngoại trong bốn thập niên qua được vang vọng khi Xuân về. Thế nhưng nó bị cấm bốn thập niên ở trong nước (1975-2016) chỉ vì “Chúc người binh sĩ lên đàng”!
Hoàng Trọng, “ông hoàng nhạc Tango” với ca khúc Hẹn Gió Xuân Về điệu slow rock:
Trong bài viết Hoàng Trọng, Cung Thương Dệt Tiếng Tơ Đồng của tôi ghi lại hình ảnh của ông:
Văn Cao có nhiều công trạng với Việt Minh, khi phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm (1955-1958), ông là một trong số văn nghệ sĩ chân chính dám chống chế độ đương thời, bài thơ Những Ngày Báo Hiệu Mùa Xuân không ca tụng chế độ mà có ý chống đối với phong trào này như báo hiệu mùa Xuân. Sau vụ án Nhân Văn - Giai Phẩm, ông bị thất sủng, sống âm thầm với nghề vẽ để độ nhật.
Nhạc phẩm Tâm Sự Nàng Xuân của Hoài Linh với tâm trạng người ở hậu phương luôn vọng về người lính:
Hầu hết những nhạc phẩm do nhạc sĩ sáng tác không mang màu sắc tuyên truyền mà tri ân, động viên tinh thần người lính đã dấn thân trong cơn binh lửa. Ca khúc Hạnh Phúc Đầu Xuân của Lê Dinh và Minh Kỳ cũng gởi lời chúc Xuân đến người lính nơi biên cương:
Ngày Đầu Một Năm của Anh Chương (Trần Thiện Thanh):
“Đầu năm ra tới chốn đóng quân.
Hoài An cũng là tác giả ca khúc Tâm Sự Đầu Xuân, góp phần làm đẹp hình ảnh người lính gìn giữ quê hương:
Trong thời chinh chiến, người lính VNCH phải đảm nhận trách nhiệm nơi núi rừng để bảo vệ an ninh cho hậu phương, và để nhớ ơn, quan tâm đến người lính, ở hậu phương thường tổ chức “Cây Mùa Xuân Cho Chiến Sĩ”. Nhạc phẩm Thư Xuân Trên Rừng Cao của Trịnh Lâm Ngân thay mặt cho người lính:
Trong bài viết Nguyễn Văn Đông và Một Thoáng Xuân Phai của tôi viết vào tháng Giêng năm 2018, đăng trên báo Chiến Sĩ Cộng Hòa, phát hành ngày 15 tháng 2 năm 2018 (trước hai tuần lễ ông qua đời). Trong nhạc phẩm Khúc Xuân Ca tô điểm hình ảnh mùa Xuân:
Thế nhưng ca khúc Phiên Gác Đêm Xuân (ban đầu ghi tác giả Vì Dân) vào thời điểm 1956:
Theo lời chia sẻ của tác giả vì tuổi trẻ gặp bất hạnh trong gia đình nên không có mùa Xuân và khi khoác áo chiến binh ở nơi tiền đồn vì vậy mang tâm sự buồn.
Mùa Xuân Của Mẹ - Phương Anh
Bởi nơi đó như lời tâm sự của Trần Thiện Thanh qua ca khúc Mùa Xuân Lá Khô:
Và, Trần Thiện Thanh phác họa hình ảnh khác nơi núi đồi có mai rừng qua ca khúc Đồn Vắng Chiều Xuân:
Nhạc phẩm Xuân Này Con Không Về của Trịnh Lâm Ngân thay cho lá thư gởi về mẹ để an ủi vào dịp Xuân:
Bài hát Tôi Chưa Có Mùa Xuân của Châu Kỳ cũng bày tỏ nỗi niềm và khát vọng của người lính về hình ảnh mùa Xuân:
Hoàng Oanh - Tôi Chưa Có Mùa Xuân - Châu Kỳ
Trong hai thập niên ở miền Nam Việt Nam, ngay cả lúc chiến tranh bùng nổ, nhiều nhạc
sĩ đã sáng tác khoảng một trăm nhạc phẩm về Xuân, nhiều nhạc sĩ nổi tiếng mang
nguồn cảm hứng để viết vài ca khúc về Xuân, trong đó nhiều bài liên quan đến
người lính có vui, có buồn như đã dẫn chứng nói lên tâm hồn người nghệ sĩ sáng
tác trong khung trời tự do.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
“Xác thịt vô cảm” của Attila F Balázs: Khóc không nước mắt Đọc Attila F Baláz thật khó, nhưng rồi như người bám theo một chiếc xe giữa x...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét