Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2021

Chữ nghĩa làng văn

 Chữ nghĩa làng văn

“Chữ nghĩa làng văn” đôi khi chỉ là một chữ, cụm từ, đoạn văn cô đọng, diễn nghĩa, diễn giải một áng thơ văn hoặc một thể tài nào đó. Những trích dẫn được góp nhặt qua sách vở, trên mạng lưới của nhiều tác giả thành danh hay khuyết danh, không ngoài góc nhìn tận tín thư bất như vô thư. Ấy là chưa kể nhiều từ ngữ, đề mục trong bộ sưu tập đang còn trong vòng nghi vấn, cần phải thẩm định lại nếu có thể được với những bậc thức giả văn kiến súc tích. Những phụ chú, dẫn chứng hay giai thoại do người viết kể lại, với chủ quan, khách quan chỉ cách nhau một sợi tóc. Vì vậy người sưu tầm không đặt ra “sai” hay “đúng”, vì cái sai hiện tại có thể là cái đúng ở một thời điểm nào khác. Xin chân thành cảm tạ và cáo lỗi những tác giả đã đóng góp bài vở trong sưu tập này, nhưng vì phương tiện eo hẹp nên người sưu tầm không thể thỉnh ý tác giả trước khi đăng tải - Ngộ Không Phi Ngọc Hùng.  
Chuyện làng văn xóm chữ với bút hiệu 
Nguồn gốc bút hiệu 
Bút hiệu xuất hiện đầu tiên tại Pháp. Vào thời Trung Cổ, công dân Pháp bị buộc phải tòng quân, trốn tránh sẽ bị tử hình. Do vậy, những người trốn lính phải lấy tên khác để che dấu tung tích. Tên đó Pháp ngữ gọi là “nom de guerre”, nghĩa là tên chiến tranh. 
Cũng vào thời Trung Cổ, dân Pháp không có quyền tự do ngôn luận. Tác phẩm nào xúc phạm tới giới chức chính quyền hay tầng lớp giáo sĩ sẽ bị trừng phạt. Do vậy, các văn sĩ bắt chước kiểu tên “nom de guerre”, đặt ra “nom de plume”, tức là bút hiệu để che dấu tung tích, lý lịch của mình trong sinh hoạt văn chương chữ nghĩa. Từ Pháp, bút hiệu lan ra khắp thế giới và lẽ dĩ nhiên có cả Việt Nam. Ngày nay, người Hoa Kỳ vẫn mượn từ ngữ “nom de plume”của Pháp để chỉ bút hiệu. 
(Nghệ Danh) 
Chữ Việt cổ 
Từ cổ tiếng Việt trong "Đại Nam quốc âm tự vị" của Huỳnh Tịnh Paulus Của. Những cứ liệu khảo sát từ cổ rất đa dạng và phong phú, nhưng do điều kiện về thời gian, chúng tôi chỉ khảo sát những từ đã từng tồn tại là những từ bình thường, nhưng nay đã hoàn toàn biến mất trong từ vựng hiện đại 
Hàm: vật bỏ vào miệng kẻ chết, đút mồi 
(Đại Nam quốc âm tự vị - Huỳnh Tịnh Paulus Của) 
Bút hiệu đặt theo một câu văn Tàu: 

Cụ Trần Trọng Kim (1882-1953), tác giả hai bộ sách Việt Nam sử lược và Nho Giáo, có bút hiệu là Lệ Thần. Cụ lấy tên này vì tên cụ là Kim, nghĩa là vàng. Tục ngữ Tàu có câu: Ngọc ẩn Côn Sơn, kim sanh Lệ Thủy, nghĩa là ngọc ẩn ở núi Côn, vàng sinh ra ở sông Lệ.
Cụ Kim chọn bút hiệu Lệ Thần vì muốn thần phục sông Lệ.  
Cụ Lê Dư, một tay bút chiến cự phách của làng báo Việt Nam buổi ban đầu, lấy bút hiệu là Sở Cuồng. Cụ lấy bút hiệu này vì tên cụ giống tên nhà triết học thời Chiến Quốc là Tiệp Dư, người nước Sở, có tên hiệu là Sở Cuồng.
Học giả Phạm Quỳnh đã giải thích vì sao ông chọn bút hiệu Thiếu Hoa Đường. Ông viết: Cụ Phạm Quý Thích hiệu Lập Trai, biệt hiệu Hoa Đường. Vì chính cụ là người làng Lương Ngọc tôi, trước là làng Lương Đường, mà tên về đời Lê là Hoa Đường. 
Tôi mộ cái tài học danh tiết một bậc tiền bối, lại vừa là vị chân nho ôn hòa thuần túy cũng lạm lấy tên Hoa Đường làm biệt hiệu. Tên cụ là Lão Hoa Đường mà cho mình là Thiếu Hoa Đường. 
(Nghệ Danh) 
Chữ nghĩa làng văn 
Nhưng ngắn đến thế nào, chữ này thiệt là tương đối. Giáo sư X.J. Kennedy, trong quyển Literature thường dùng ở năm đầu của văn chương Anh Mỹ ở đại học Mỹ nhắc đến một truyện ngắn của Thomas Bailey Aldrich chỉ dài độc có ba dòng: 
'Một thiếu phụ đang ngồi trong căn nhà cũ kỹ, đóng kín, biết rằng chỉ có mình mình trơ trọi trên thế giới này. Tất cả đều đã bị tiêu hủy. Chuông cửa reo'. 
Từ đây nẩy sinh ra truyện chớp (hay truyện vừa) 
(Vài suy nghĩ về truyện ngắn - Nguyễn Văn Sâm) 
Thơ lơ mơ lỗ mỗ 
Thơ Bút Tre 
Anh đi công tác Ban Mê 
Thuột xong một cái, anh về với em 
Truyện cực ngắn: Chuyện văn chương 
Hắn mê văn chương đến độ nhìn cái gì hắn cũng thấy ra hình chữ. Ngay cả vợ hắn cũng xuất hiện dưới mắt hắn như một con chữ ngọ nguậy. Con chữ ấy nói chuyện với hắn, cơm nước cho hắn, săn sóc hắn, vuốt ve hắn, hờn giận hắn. Con chữ ấy quằn quại và lâu lâu lại rên lên khe khẽ dưới bụng hắn. Ðến khi con chữ ấy bỏ hắn ra đi, ngồi một mình trong căn nhà lặng ngắt, hắn mới thấy, thấp thoáng từ xa, thật xa, hình ảnh thật, bằng xương bằng thịt, của vợ hắn. Lần đầu. 
Gà mở cửa mả 
Theo phong tục xưa khi chôn ai được ba ngày thì rước thầy cúng
Lễ mở cửa mả. Lễ vật ngoài hương đèn, hoa quả còn bộ tam sên: 
- Trứng, con cua luộc và miếng thịt ba rọi 
- Và một con gà mái còn sống. 
Con gà này được buộc giây vào một chân rồi dắt đi quanh mả. 
Sau đó thả gà cho đi đâu thì đi. Gà phải đợi làm lễ, vừa bơ vơ, vừa mệt nên ngơ ngơ không biết đi đâu nữa. 
Ngụ ý câu thành ngữ trên chỉ những người lúc nào cũng ngơ ngơ, ngác ngác như… gà mở cửa mả. 
(Việt Chương - Thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam) 
Mỗ giáp 
Mỗ giáp: chúng tôi - ngôi thứ nhất 
(Ấy vậy nay mỗ giáp kính lễ) 
(Tự điển tiếng Việt cổ - Nguyễn Ngọc San, Đinh Văn Thiện) 
Chữ nghĩa làng văn 
Các truyện dài khoảng ba, bốn trang được kể là truyện ngắn Chẳng hạn: “Bức Thư Gửi Cho Thượng Ðế” (A Letter To God) của nhà văn Mễ Tây Cơ Gregorio Lopez Y Fuentes đăng trong 'Great Short Story of The World' - 1974. 
Truyện kể về anh nông dân Lencho, quá nghèo, năm nọ bị nạn hạn hán, gia đình sắp chết đói, viết thư gởi lên Thượng Ðế xin được cứu giúp. Một nhân viên bưu điện thấy thơ, xúc động bàn với các đồng sự cứu giúp bằng cách cùng nhau góp tiền. Ác thay họ chỉ góp được có bảy chục pesos thay vì một trăm như Lencho xin. Nhận được tiền, Lencho tức giận viết thêm một bức thơ nữa: 'Thưa Thượng Ðế, về chuyện tiền con xin Ngài giúp đỡ, con chỉ nhận được có bảy chục pesos. Xin Ngày gửi đến con số còn lại, con rất cần. Xin Ngài chớ gởi qua đường bưu điện vì nhân viên bưu điện là một bọn ăn chận. 
Truyện chấm dứt ở đó. Tác giả bỏ lửng làm cho truyện mở ra nhiều chiều hướng... mà ta vẫn không hiểu được chính ý của tác giả. Vậy thì viết ngắn, bỏ lửng, không nói hết cũng có cái lợi của nó! Cái lợi ở chỗ gợi lên những gì tác giả khỏi mất công đi sâu. 
(Vài suy nghĩ về truyện ngắn - Nguyễn Văn Sâm) 
Thành ngữ lơ mơ lỗ mỗ 
Cứ chơi cho hết đời trai trẻ, 
Rồi âm thầm lặng lẽ đạp xích lô. 
Trước đèn xem truyện Trầu cau 
Truyện Trầu cau đời Trần của Trần Thế Pháp tóm tắt như sau:
“Đời thượng cổ có một chàng tên là Quang Lang, trạng mạo cao lớn. Quốc vương cho họ là Cao. Cao sinh được hai người con trai, đặt tên là Tân và Lang. Lớn lên, Tân, Lang theo học đạo sĩ họ Lưu. Nhà họ Lưu có người con gái muốn lấy chồng, được cha mẹ gả cho người anh. 
Từ ngày có vợ người anh đối xử với em không còn được thân tình như trước. Một hôm, người em buồn tủi, bỏ nhà ra đi. Gặp con suối lớn không qua được. Người em vừa mệt vừa đói, chết hóa thành một cái cây cao không cành. Người anh đi tìm em. Đi đến bờ suối, thương nhớ em, chết hóa thành một tảng đá bao quanh gốc cây. Người vợ đi tìm chồng cũng đến bờ suối, chết hóa thành một sợi dây leo vấn vít trên tảng đá. Đến lượt cha mẹ đi tìm con gái, con rể, đến bờ suối được nghe dân trong vùng kể truyện, cảm động lập đền thờ ba người. 
Một hôm vua Hùng Vương đi tuần hành, nghỉ chân bên bờ suối, được biết truyện. Vua bảo cận thần hái một trái cây, ngắt một lá dây leo, nhai thử thấy vị ngon, nhổ lên tảng đá thì thấy sắc đỏ tươi. Vua bèn sai người lấy 3 thứ ấy về, dạy dân lấy lửa nung đá cho xốp, cùng với trái cây, lá dây leo, cuộn chung lại mà ăn. 
Vua truyền ban ra thiên hạ phàm những lễ giá thú, hội đồng lớn nhỏ đều phải lấy những vật này làm trước. 
Nước Nam có tục ăn trầu cau từ đó” (1). 
(1) Lê Hữu Mục, Lĩnh Nam chích quái, Khai Trí, 1961, tr. 50. 
Trước hết là cái tựa đề. Tất cả 10 bản chữ Hán, bản (PQ) và 9 bản được Đinh Gia Khánh, Nguyễn Ngọc San tham khảo, đều có cùng một tựa đề là Tân Lang truyện. Bản (B) dịch sát nghĩa sang tiếng Việt là Truyện Cây cau. Bản (A) dịch thành Truyện trầu cau, bản (C) dịch là Tích giầu cau mấy vôi. 
Câu kết cũng được dịch tương tự như cái tựa đề. Bản (PQ) chép: “Thử Nam quốc tân lang sở do thủy dã yên”. Bản (B) dịch đúng và gọn là “nguồn gốc cây cau (của nước Nam) là như thế đo”. Bản (A) dịch thành “Từ bấy giờ nước Nam có tục ăn trầu cau là bắt đầu từ đấy vậy”. Bản (C) dịch thành “Ấy, giàu cau mấy vôi xinh (sinh) ra từ đấy”. 
Tên truyện và câu kết của truyện chỉ có cau. 
Lê Hữu Mục và Nordemann đã bày, đặt thêm trầu, vôi vào bên cạnh cau và mời mọi người cùng ăn. Miếng trầu là đầu câu chuyện, nhưng từ đầu đến cuối Truyện Cây cau của Trần Thế Pháp lại không hề có trầu. Trớ trêu chẳng thua gì tình cảnh: 
Đầu trò tiếp khách, trầu không có 
Bác đến chơi đây ta với ta 
(Nguyễn Khuyến, Bạn đến chơi nhà) 
(Nguyễn Dư) 
Chữ nghĩa với ca dao 
Hỏi cô yếm thắm bùa đeo 
Bác mẹ có bán anh mua nửa người 
Anh mua từ rốn đến đùi 
Từ bụng đến mặt, mặc trời với em 
Vú em chum chúm chũm cau 
Cho anh rờ thử có đau anh đền 
Vú em chỉ đáng một tiền 
Cho anh rờ thử anh đền năm quan
76 Chữ nghĩa làng văn xóm chữ 
Hai nhà thơ Hữu Loan và tôi (Hà Thượng Nhân) là bạn cùng lứa tuổi và cùng xuất thân từ quê hương Thanh Hóa, nên rất gắn bó thân thiết với nhau, vẫn xưng với nhau là “mày/ tao” như cái hồi còn nhỏ tuổi có đến trên dưới 80 năm rồi. Ngày nay cả hai đã ở vào cái tuổi “cửu thập’ sắp sửa bước tới “bách tuế” rồi. Trước năm 1945, tại Thanh Hóa người ta vẫn gọi là Tú Loan (Nguyễn Hữu Loan), Tú Trinh (Hoàng Trinh = Phạm Xuân Ninh sau này), vì vào thời đó những người có bằng Tú tài ở địa phương thì rất hiếm, có thể đếm trên đầu ngón tay được. Sau 1954, Hữu Loan ở lại miền Bắc, còn tôi vào miền Nam. Sau năm 1975, tôi có dịp gặp gỡ làm quen được với nhà thơ ở miền Bắc như Trần Dần, Hữu Loan. Các bạn trẻ ở Sài Gòn hay tổ chức những buổi sinh hoạt văn nghệ tại tư gia, vừa gọn gàng kín đáo mà lại vừa thân mật ấm cúng như trong phạm vi một gia đình. Anh Trần Dần hồi đó đã đau bệnh nên đi lại khó khăn. Nhưng anh Hữu Loan dù đã ở tuổi “thất thập” rồi, mà vẫn còn tráng kiện lắm, anh cỡi xe đạp rong ruổi khắp nơi trong thành phố, ra cả ngoại ô. 
Tôi thường dẫn anh đi ăn phở nơi các quán “Phở gánh” trong mấy đường hẻm khu Ngã Ba ông Tạ hay khu Nhà ga Phú Nhuận. Cũng như dẫn anh đi uống cà phê ở mấy quán bình dân, khuất nẻo như quán cóc trong lối xóm. Anh Loan rất thích cái phong cách cởi mở, hồn nhiên của người miền Nam, mặc dầu họ đã phải sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhiều nhà khi được giới thiệu anh là tác giả bài thơ “Màu tím hoa sim”, thì đã vui vẻ khoản đãi món ăn, thức uống, mà không hề lấy tiền của Hữu Loan. Dịp này, anh tâm sự với tôi: “Bà con miền Nam thật là cởi mở hào phóng, đày ắp tình người…” 
(Kỷ niệm với Nhà thơ Hữu Loan - Hà Thượng Nhân) 
Nhất kiến như cựu thức 

Kiến: thấy - Cựu: xưa - Thức: biết 
Thành ngữ Hán Việt đây hiểu là cơ may lần đầu gặp người như “Bá Nha Tử Kỳ”, làm như đã biết nhau từ lâu lắm rồi. 
(Việt Chương - Thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam) 
Ngộ chữ với Thiền 
Con cá chép 
Sách Phật kể rằng trong một kiếp, Đề Bà Đạt Đa và Phật cùng đầu thai làm con cá chép. Con cá chép là Đề Bà Đạt Đa chỉ thích bơi vào chỗ dòng nước trong vắt để phô bày cái hình dáng tuyệt đẹp của mình. Những giống xấu xí khác như cá mại, cá mè, cả lũ đòng đong cân cấn cứ rùng rùng bám theo, vừa bơi vừa luôn miệng trầm trồ. Trái lại, con cá chép là Phật thì chỉ luẩn quẩn trong những chỗ nước đục, chẳng con nào thèm để ý tới làm gì. Một bữa có con chim bói cá đậu trên cây nhòm xuống. Trong làn nước trong vắt, nó nom rõ con cá chép Đề Bà Đạt Đa, liền lao xuống đớp gọn rồi nuốt chửng vào bụng. Đề Bà Đạt Đa chui vào bụng con bói cá, chẳng bao lâu bị nó tiêu hóa, biến thành một cục phân. Con bói cá bay qua sông, ỉa cục phân đó xuống giữa đàn cá vẫn thường bơi theo Đề Bà Đạt Đa khi trước. Lập tức, từ cá mại, cá mè đến lũ đòng đong cân cấn đều tỏ ra hết sức ghê tởm. Con nào con nấy vội cố hết sức bơi vào chỗ nước đục để lẩn trốn. 
Sau đây là mẩu đối thoại giữa cục phân Đề Bà Đạt Đa và Phật: 
"Ngài thấy tôi bây giờ so với trước thế nào?" - cục phân hỏi.
"Không khác gì cả" - Phật trả lời. 
"Thế tại sao lũ mạt hạng kia giờ lại xa lánh tôi?" - cục phân tiếp. 
"Bởi giờ chúng mới nhìn rõ ngài thực ra là cái gì" - Phật trả lời. 
"Ôi! Giá như ta đừng chọn chỗ nước trong” - cục phân than thở. 
Câu chuyện chỉ đơn giản thế. Vậy mà có một số học thuyết rất đứng đắn đã căn cứ vào đó để chứng minh một cách đầy thuyết phục, rằng Đề Bà Đạt Đa nếu không là thủy tổ của cả loài người nói chung, thì ít nhất cũng là thủy tổ của cái giống mũi tẹt da vàng. 
Tuyển tập thơ về "kiếp gà trống" 
Cũng con gà trống hoa mơ 
Nó đi đạp mái hói trơ cả đầu 
Hói thì hói có sao đâu 
Nếu không đạp mái tóc, râu làm gì? 
Tình dục trong văn chương cổ 
Cuộc gặp gỡ ở vườn hoa xây dựng những tài tử giai nhân, sẵn sàng vượt qua lễ giáo. Cả hai chị em Lan và Huệ cùng yêu say đắm công tử họ Triệu, giúp nhau cơ hội tiếp xúc với chàng, thậm chí nhường nhau trong buổi giao hoan cùng chàng, rồi cuối cùng là cùng chung “tận hưởng cuộc hoan lạc trong cõi nhân gian, không còn biết Triệu là Triệu, Lan - Huệ là Lan - Huệ nữa”. 
Ở một đoạn khác, tác giả còn để cho Triệu Công tử đề nghị hai tiểu thư Lan và Huệ kéo cả hai thị nữ Xuân Hoa và Thu Nguyệt vào cuộc và hai tiểu thư cũng đồng ý. Thế là một chàng công tử làn lượt giao hoan với hai tiểu thư, cô em trước, cô chị sau, rồi sau đó đến lượt hai cô thị nữ nữa. 
Dưới đây, xin trích một vài đoạn từ bản dịch của GS. Nhà văn Phan Văn Các, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm: 
“…Sinh (Triệu Kiệu) cả mừng, đưa tay vuốt ve Lan mà nói rằng: 
- Nàng hết lòng vì tôi vậy, có thể gọi là con người hữu tâm đó. 
Bèn kéo Lan vào lòng, một tay kéo đùi nàng, tay kia mân mê đôi vú, cười mà bảo rằng: 
- Tuyệt thật, vừa mềm vừa ấm, hệt như thịt đầu gà”. 
“… Lúc này lòng dục của Sinh chợt nổi lên. Chàng bước tới ôm lấy mà nói: 
- Nàng đâu có giữ lời hứa như Quý Bố, tôi đã biết rồi. Phen này tôi quyết chẳng chịu ra về không nữa. 
Nói xong cố sức đẩy Huệ xuống gối. Huệ cũng không chống cự. 
Trong đệm phù dung hải đường máu nhuộm, dưới chăn phỉ thúy, đan quế hương bay. Mày ngài liên hồi chớp chớp mặc cho bướm lượn săn tìm, mắt phượng lim dim mơ màng, không cấm ong bay hút mật. Xiêm màu phấp phới khác nào mưa trút hoa sen, tóc mây rối bời, hệt như gió thổi cành dương. Thật là một khắc ngàn vàng, chỉ giận đêm vui quá ngắn”. 
“… Hai nàng nhường nhau hồi lâu, Sinh không thể tự chủ được nữa bèn một tay kéo lấy vài Lan, tay kia mân mê vú Huệ, mặc sức đùa cợt trong chăn phỉ thúy, tận hưởng cuộc hoan lạc trong cõi nhân gian, không biết Sinh là Sinh, Lan Huệ là Lan Huệ nữa”. 
(Hoa viên kỳ ngộ - Nguyễn Xuân Diện) 
Đất lề quê thói với phong tục cổ truyền 
Khâm liệm 
Theo Phan Kế Bính: "Lấy nghĩa, người ta bởi đất sinh thì chết lại về với đất". 
Vả chăng, trong cơ thể người chết còn có điện trường sinh học, làm như vậy khả năng tích điện âm trong cơ thể người chết mới được giải thoát, đó là một phương thuật phòng xa hiện tượng "Quỷ nhập tràng". Chữ nghĩa với ca dao 
Một ngày ba bận trèo đèo, 
Vì ai vú xẹp, lưng teo hỡi chàng? 
Ai đời chồng thấp, vợ cao, Rờ vú không tới lấy sào mà quơ. 
Chữ nghĩa lơ mơ lỗ mỗ 
Những sai lầm tai hại trong hai quyển Từ điển từ và ngữ Việt Nam và Từ điển từ và ngữ Hán Việt của Nguyễn Lân. 
Linh sàng 靈床 
Linh là thiêng liêng, là liên quan đến người chết; sàng là cái giường. Các từ tố này đã được soạn giả giải nghĩa đúng. Nhưng ông đã phạm sai lầm nghiêm trọng khi cho rằng, linh sàng là giường thờ người mới chết chưa đem chôn. Nếu như vậy thì phải chăng ông cũng nghĩ rằng, ở hai câu trong Truyện Kiều: 
Sang nhà cha, tới trung đường, 
Linh sàng bài vị thờ nàng ở trên. 
Nguyễn Du đã không hiểu từ “linh sàng’’? Thật ra, chỉ có soạn giả không hiểu, chứ Nguyễn Du thì hiểu từ này quá chính xác. Từ «linh sàng» có hai nghĩa: 
1) Giường đặt thi thể người chết khi đám tang; 
2) Cái bàn nhỏ đặt trước bàn thờ, làm “chỗ nghỉ” cho linh hồn người chết khi chưa hết tang. 
câu thơ trên đây, “linh sàng” mang nghĩa thứ hai. 
Những sai lầm trong Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân 
(Lê Mạnh Chiến và H.H.Phúc) 
Chữ và nghĩa 
Bỏng trong từ bé bỏng có nghĩa là “nhỏ”. Trong tập thơ cổ Thiên Nam ngữ lục có câu thơ sử dụng từ bỏng với nghĩa này: 
Trẻ thơ bỏng dại thiếu người lo toan 
Hai từ bé và bỏng đồng nghĩa hay gần nghĩa kết hợp với nhau. Ðó là hiện tượng láy nghĩa. Nhiều từ trong tiếng Việt bị chi phối bởi hiện tượng láy nghĩa này: tìm kiếm, chờ đợi, yêu thương. 
(Vài hiện tượng thú vị trong tiếng Việt - Lê Trung Hà) 
Hùng Vương với truyện Sơn Tinh và Thủy Tinh 
“Sử ký” về Hùng Vương lần đầu tiên xuất hiện trong Việt Điện U Linh Tập qua truyện Sơn Tình Thủy Tinh của Lý Tế Xuyên vào đời Trần thế kỷ 14 dựa vào Giao Châu Ký của Tăng Cổn và Triệu Xương khi Tăng Cổn làm Thứ sử Giao Châu: 
“… Xét Giao Châu ký của Tăng Công chép rằng: Vương là Sơn Tinh và Thủy Tinh làm bạn rất thân thiết ở ẩn tại động Châu Phong 
Hùng Vương có người con gái tên là Mỵ Nương, dung mạo tuyệt luân, nhan sắc khuynh thành. Thục Vương Phán sai sứ sang cầu hôn, vua muốn gả. Quan Lạc hầu cản rằng: 
- Ông ấy muốn dòm dỏ nước ta đó. 
Hùng Vương sợ sinh ra hiềm khích…” 
Theo nhà biên khảo, giáo sư Lê Hữu Mục bình phẩm thì vua Hùng Vương, chỉ là nhân vật phụ trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. Và theo ông thì: 
“… Nhưng linh động và hồn nhiên nhất là giai thoại giữa Hùng Vương và quan Lạc hầu. Hùng Vương trong chuyện này là ông nhu nhược và ba phải. Qua đối thoại với quan Lạc hầu, nói lời nào chỉ thấy “vua muốn gả”, “vua sợ”, “vua cả mừng”, “Hùng Vương mừng lắm” và “Hùng Vương cho là phải” v.v... 
Tài viết truyện của Lý Tế Xuyên là ở chỗ ấy. Ông làm cho người đọc theo dõi câu chuyện từng chi tiết nhỏ nhặt. Độc giả đọc từ chuyện này sang chuyện kia, càng đọc càng thấy thích thú…” 
(Giáo sư Lê Hữu Mục: Việt Điện U Linh Tập - 1960) 
Thành ngữ lơ mơ lỗ mỗ 
Đề: Tả người thầy em yêu quý nhất. 
Thấm thoắt đã ba mùa hoa ban nở, thầy giáo phải tạm biệt chúng em để về xuôi. Cả làng cả bản đứng tiễn thầy vô cùng ngậm ngùi. Riêng em đứng nhìn theo thầy cho đến khi thầy xa dần, xa dần, đến khi nhỏ bằng… con chó em mới quay lại bản. 
Chuyện làng văn với bút danh 
Lê Dư 
Lê Dư (?-1967) *, tên thật là Lê Đăng Dư, người ở xã Nông Sơn, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông là nhà nghiên cứu lịch sử bút hiệu Sở Cuồng từ tích…“người Cuồng nước Sở”. 
Thuở nhỏ ông học ở quê nhà, từ những năm 1900-1907, ông tham dự trong phong trào Duy Tân, thời gian này ông cùng Nguyễn Bá Trác, Phan Khôi ra Hà Nội học tiếng Pháp và tham gia công tác duy tân trong trường Đông Kinh nghĩa thục. 
Ông có 3 người con gái được gả cho 3 người "ky lạ" trong thế kỷ 20: một người gả cho Hoàng Văn Chí, một người gả cho tướng Nguyễn Sơn, một người gả cho Vũ Ngọc Phan. 
Trong tiểu sử, lý lịch với đảng, Vũ Ngọc Phan không dám khai Sở Cuồng là bố vợ mình. 
* Cho đến nay không ai hay biết hình ảnh, năm sinh, năm mất của Sở Cuồng Lê Dư. 
Tôi (Thụy Khuê) thì tôi chỉ tin vào cái khả năng là ông ấy có viết (Hồi ký của Vũ Ngọc Phan) mà ông ấy bị kiểm duyệt, tôi tin một cách yếu ớt thôi. Vì tôi muốn nói đến một người, nhẹ tội hơn nhiều là ông Lê Dư, là bố vợ mà Vũ Ngọc Phan còn không dám viết nữa là, nói gì đến Phan Khôi. 
Tôi nghĩ rằng ông Vũ Ngọc Phan tự kiểm duyệt. 
Ông Vũ Ngọc Phan đã tởn rồi sau vụ học tập chỉnh huấn năm 49-50, rồi đến vụ học tập phê phán Nhân văn Giai phẩm năm 56-57. 
Nhà phê bình Nam Chi, trên báo Diễn Đàn, có nói khi ông Vũ Ngọc Phan chết, có khen ông ấy một câu đại khái là từ khi cái môi trường phê bình văn học Việt Nam bị ô nhiễm bởi những giáo điều của đảng v.v... thì Vũ Ngọc Phan treo bút, không viết phê bình nữa, và đi vào nghiên cứu folklore. 
Câu của ông Nam Chi đã được nhiều người trong nước đọc. Và gần đây, không nhớ tôi có đọc ở đâu, người ta có cãi lại: Nói như thế là không đúng, không ai cấm đoán gì ai cả. 
(Thụy Khuê) 
Chữ và nghĩa 
Người Nam thường bảo trẻ con đi chỗ khác chơi, không được láng cháng trước mặt. Nhưng trong từ điển của Huỳnh Tịnh Của đã nói ở trên ghi loáng choáng. Như vậy từ gốc là choán, yếu tố láy là loáng và nghĩa gốc của láng cháng là “choán chỗ”. 
Ðây là hiện tượng biến âm. 
(Vài hiện tượng thú vị trong tiếng Việt - Lê Trung Hà) 
Chữ nghĩa làng văn 
Ở Việt Nam truyện ngắn viết bằng quốc ngữ tuy chỉ mới xuất hiện hồi đầu thế kỷ nhưng đã đi hia bảy đặm. Các truyện ngắn khoảng bốn mươi năm trở lại đây có giá trị nghệ thuật không thua gì các truyện lừng danh ở những xứ đã có truyền thống truyện ngắn lâu đời. Một trong những truyện ngắn rất gợi cảm “Câu Chuyện Một Tối Tân Hôn” của Phạm Duy Tốn, rõ ràng trong điều cần được trình bày; kỹ thuật dựng truyện và cách sắp xếp điều cần thiết của một truyện ngắn theo cách thế của các truyện ngắn Pháp chớ không bắt nguồn từ truyện ngắn Việt Nam (viết bằng chữ Nôm hay chữ Hán trước đó) như 'Truyền Kỳ Mạn Lục Giải Âm' , chữ Nôm thế kỷ XVII, hay 'Lĩnh Nam Chích Quái' của Trần Thế Pháp hoặc 'Việt Ðiện U Linh' của Lý Tế Xuyên, chữ Hán, thế kỷ XIV. 
(Vài suy nghĩ về truyện ngắn - Nguyễn Văn Sâm) 
Chữ Việt cổ 
đi mày bò: đi chăn bò 
(Phạm Xuân Độ) 
Chữ nghĩa lơ mơ lỗ mỗ 
Việc tôi thích làm nhất là… làm biếng 
Chữ nghĩa làng văn 
Cho đến ngày nay quan niệm truyện ngắn đã khác với lúc nó mới phát sinh. Nhiều người đồng ý như cái tên của nó, đó là một sáng tác phẩm ngắn kể lại một câu chuyện, một mảnh vụn đặc biệt của đời sống, hoặc - như quan niệm mới gần đây - chỉ là một tâm trạng không cần thành truyện, không cần đầu đuôi, không nhất thiết phải theo thứ tự thời gian. 
(Vài suy nghĩ về truyện ngắn - Nguyễn Văn Sâm) 
Chữ nghĩa với ca dao 
Hỏi cô yếm thắm bùa đeo 
Bác mẹ có bán anh mua nửa người 
Anh mua từ rốn đến đùi 
Từ bụng đến mặt, mặc trời với em  
Vú em chum chúm chũm cau 
Cho anh rờ thử có đau anh đền 
Vú em chỉ đáng một tiền 
Cho anh rờ thử anh đền năm quan 
Ai đời chồng thấp, vợ cao, 
Rờ vú không tới lấy sào mà quơ. 
Nón không quai như thuyền không lái 
Nghĩa bóng câu thành ngữ này là có âm có dương, đàn bà phải có chồng, đàn ông phải có vợ. 
(Việt Chương - Thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam) 
Tình dục trong văn chương cổ 
Cuộc gặp gỡ ở vườn hoa xây dựng những tài tử giai nhân, sẵn sàng vượt qua lễ giáo. Cả hai chị em Lan và Huệ cùng yêu say đắm công tử họ Triệu, giúp nhau cơ hội tiếp xúc với chàng, thậm chí nhường nhau trong buổi giao hoan cùng chàng, rồi cuối cùng là cùng chung “tận hưởng cuộc hoan lạc trong cõi nhân gian, không còn biết Triệu là Triệu, Lan - Huệ là Lan - Huệ nữa”. 
Ở một đoạn khác, tác giả còn để cho Triệu Công tử đề nghị hai tiểu thư Lan và Huệ kéo cả hai thị nữ Xuân Hoa và Thu Nguyệt vào cuộc và hai tiểu thư cũng đồng ý. Thế là một chàng công tử làn lượt giao hoan với hai tiểu thư, cô em trước, cô chị sau, rồi sau đó đến lượt hai cô thị nữ nữa. 
Dưới đây, xin trích một vài đoạn từ bản dịch của GS. Nhà văn Phan Văn Các, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm: 
“… Sinh (Triệu Kiệu) cả mừng, đưa tay vuốt ve Lan mà nói rằng: 
- Nàng hết lòng vì tôi vậy, có thể gọi là con người hữu tâm đó. 
Bèn kéo Lan vào lòng, một tay kéo đùi nàng, tay kia mân mê đôi vú, cười mà bảo rằng: 
- Tuyệt thật, vừa mềm vừa ấm, hệt như thịt đầu gà”. 
Trước đèn xem truyện Trầu cau 
Các nhân vật của Truyện Cây cau được Trần Thế Pháp đặt tên một cách rất tế nhị. 
- Họ Cao và Tân Lang 
Vào truyện, bản (B) chép: “Thời thượng cổ có một vị quan lang sức vóc cao lớn, nhà vua ban tên là Cao cho nên lấy Cao làm họ”. 
Bản (C) chép: “Đời vua Hùng Vương thứ tư, có ông quan lang họ Cao…”. 
Bản (A) chép khác: “Đời thượng cổ có một chàng tên là Quang Lang, trạng mạo cao lớn, Quốc vương cho họ là Cao, nhân lấy chữ Cao làm họ…”. 
Hai bản chép quan lang. Một bản chép Quang Lang. Số nhiều đúng hay số ít có lý. 
Sách Việt sử cương mục chép: họ Hồng Bàng “Bắt đầu đặt quan chức, tướng văn gọi là lạc hầu, tướng võ gọi là lạc tướng, con trai vua gọi là quan lang…” (B). Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim chép về họ Hồng Bàng cũng nói như vậy. 
Thời Hồng Bàng, quan lang là con trai vua (hoàng tử). Nếu vậy thì Truyện Cây cau không thể có ông quan lang được! Bởi một lẽ dễ hiểu: Quan lang là hoàng tử, con trai vua. Con vua thì đương nhiên mang họ vua, được vua đặt tên từ lúc sinh ra đời. Nói rằng vua ban tên, ban họ Cao cho quan lang là một điều hoàn toàn vô lý. Nếu họ vua còn thua họ Cao thì nhà vua nên đổi họ cho chính mình trước khi đi đổi cho… con trai mình! 
Người ta đã sửa Quang Lang thành quan lang. Rốt cuộc sửa sai… sai! Trần Thế Pháp rất thâm thúy khi chọn tên Quang Lang (A). 
Sách Quảng Châu Ký chép: cây quang lang to chừng bốn năm ôm, cao năm sáu trượng, thẳng suốt không có nhánh (…) 
Sách Quảng Đông Tân Ngữ chép: 
“Cây quang lang cùng với ba giống cây cau (tân lang), cây dừa (da), cây bồ quỳ đều gọi là tre trong loài cây. Cây cau (tân lang) lá nhỏ, cây dừa (da) lá to, hai loại cây này người ta lấy trái, còn quang lang người ta lấy gỗ, cây bồ quỳ người ta lấy lá, Lê Quý Đôn, Vân đài loại ngữ, tập III, bản dịch của Tạ Quang Phát, Văn hóa Thông tin, 1995, tr. 221, tr. 234, tr. 201, tr. 60b. 
Sách Đại Nam dư địa chí ước biên của Cao Xuân Dục cho biết thêm: sách Hải sà lục của Nhan Giới nói: gỗ (quang lang) rất nặng, sắc như hoa lê nhưng có nhiều vân, dùng thay sắt đóng khoang thuyền rất lợi. Vỏ rất mềm, dai, có thể làm dây thừng. Cao Xuân Dục, Đại Nam dư địa chí ước biên, bản dịch của Hoàng Văn Lâu, Văn Học, 2003, tr. 562. Theo sách vở xưa thì cây quang lang và cây tân lang (cau) cùng họ. Cây cau lá nhỏ, cho trái. Cây quang lang cao to hơn tân lang, cho gỗ. Trần Thế Pháp đã khéo léo khai thác hai đặc tính này bằng cách cho Quang Lang, trạng mạo cao lớn, được làm cha của Tân Lang. 
Người đời sau thích làm quan nên đã nhanh nhẩu giải phẫu, cắt cụt Quang Lang thành quan lang. 
(Nguyễn Dư) 
Nồi bảy quăng ra, nồi ba quăng vào 
Các cụ ta xưa dùng nồi đồng để nấu cơm. Nồi nhỏ nhất là nồi một, nồi hai, nồi ba... rồi đến nồi mười (hay nồi bung). 
Nghĩa bóng câu thành ngữ trên chỉ nhà đông miệng ăn, nấu bao nhiêu cơm cũng không đủ. 
(Việt Chương - Thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam) 
Tình dục trong văn chương cổ 
“… Lúc này lòng dục của Sinh chợt nổi lên. Chàng bước tới ôm lấy mà nói: 
- Nàng đâu có giữ lời hứa như Quý Bố, tôi đã biết rồi. Phen này tôi quyết chẳng chịu ra về không nữa. 
Nói xong cố sức đẩy Huệ xuống gối. Huệ cũng không chống cự. 
Trong đệm phù dung hải đường máu nhuộm, dưới chăn phỉ thúy, đan quế hương bay. Mày ngài liên hồi chớp chớp mặc cho bướm lượn săn tìm, mắt phượng lim dim mơ màng, không cấm ong bay hút mật. Xiêm màu phấp phới khác nào mưa trút hoa sen, tóc mây rối bời, hệt như gió thổi cành dương. Thật là một khắc ngàn vàng, chỉ giận đêm vui quá ngắn”. 
“… Hai nàng nhường nhau hồi lâu, Sinh không thể tự chủ được nữa bèn một tay kéo lấy vài Lan, tay kia mân mê vú Huệ, mặc sức đùa cợt trong chăn phỉ thúy, tận hưởng cuộc hoan lạc trong cõi nhân gian, không biết Sinh là Sinh, Lan Huệ là Lan Huệ nữa”. 
(Hoa viên kỳ ngộ - Nguyễn Xuân Diện) 
Thành ngữ lơ mơ lỗ mỗ 
Chim rừng có cánh, nhiều lông 
Chim nhà không cánh nhưng lông vẫn nhiều 
77 Chữ nghĩa làng văn xóm chữ 
Sau 95 năm tồn tại nhọc nhằn nhưng rắn rỏi giữa cuộc đời, người thơ đất Nga Sơn đã nằm xuống, nhẹ nhàng và thanh thản, để lại cả một pho chuyện kể, thật nhưng lạ kỳ như huyền thoại, về một người luôn “bận làm người”. 
Dưới đây là câu chuyện về tác giả Màu tím hoa sim từ những ký ức sống động của anh Nguyễn Hữu Đán, con trai nhà thơ, kiến trúc sư Nguyễn Hữu Đán là con trai thứ tám trong số 10 người. Tuy sinh sau đẻ muộn, nhưng trong trí nhớ của anh, tuổi thơ khốn khó và hình ảnh người cha lầm lụi kiếm gạo nuôi con vẫn là những ám ảnh khôn nguôi. Anh Đán kể: “Thời đó, nhà nào cũng khổ, nhưng bố mẹ tôi rơi vào hoàn cảnh ngặt nghèo hơn, vì gia đình sống ngoài hợp tác, hầu không có tem phiếu, gạo thịt”. 10 đứa con của vợ chồng thi nhân lần hồi lớn lên bằng những chuyến xe kĩu kịt đá của bố và những mớ bánh chui nhủi của mẹ, bà Phạm Thị Nhu. Chính sách hồi đó cấm nghiêm ngặt việc chế biến, buôn bán, giết mổ. Để có mỡ làm bánh, gia đình nhà thơ từng phải nuôi chui một con lợn trong chuồng kín. Lúc giết thịt, để ngăn tiếng kêu của con vật, ông phải trộn tro và ớt đổ cho lợn bị sặc, rồi cho vào bao tải, ngâm xuống ao cho đến lúc chết hẳn rồi mới giết. Làm ra mớ bánh, gánh bún là bao nhiêu nhọc nhằn, lam lũ của hai vợ chồng nhưng không phải lúc nào gánh quà của bà Nhu cũng đông buổi chợ. 
“Những hôm phòng thuế bắt chợ, cũng như người ta, gánh bún của mẹ tôi bị hắt xuống hào. Thương con, xót của, mẹ tôi lội xuống, bốc về. Bố tôi đãi nước cho hết cát để cả nhà ăn trừ bữa. Nhà đông miệng ăn, gạo thường phải trộn thêm rau, nấu thành cháo, ưu tiên chia phần theo thứ tự từ đứa bé đến đứa lớn. Nhà tôi giờ vẫn còn giai thoại về những người anh húp cháo nóng rất nhanh”. Khi đã có điều kiện, anh muốn làm mua sắm mọi thứ, để bù đắp cho cả cuộc đời thiếu thốn của bố mẹ. Nhưng những con người đã quen dành dụm, chắt chiu, đã quen khổ cực dường như vẫn không muốn thay đổi nếp sống của mình. Anh Đán kể: 
“Bố tôi vẫn vậy, ăn uống rất thanh cảnh. Ông hầu như không ăn thịt, chỉ ăn ít cá và rất thích rau, dưa, hay chuối xanh chấm mắm tôm. Mẹ tôi đến giờ vẫn cặm cụi giữ từng chiếc đũa sờn, vá từng chiếc thúng rách”. 
(Con nhà thơ Hữu Loan kể về cha - Nguyễn Hữu Đán) 
Thơ TT Kh lơ mơ lỗ mỗ 
Nếu như em là phở, 
Thì anh là nước lèo, 
Đời có cuốn vèo vèo, 
Ta bên nhau em nhỉ. 
Chữ nghĩa làng văn xóm chữ 
Sắc không, không sắc 
Hôm qua đi chùa, một vị sư giảng có câu: "Sắc không không sắc sắc thị không", nghĩa là gì vậy? Xưa nay chỉ nghe câu "Sắc tức thị không, Không tức thị sắc", phải chăng nghĩa là phàm vật chỉ có sắc tướng đều là vật tạm, phải có một ngày hư nát? Chỉ đoán thôi, không biết có đúng không?
Có người nói: hai chữ "Sắc không, không sắc" người tu thường lẫn lộn nói rằng "Sắc tức thị không, Không tức thị sắc". Vậy thì điểm khác biệt giữa hai câu này là gì? 
Đáp: Theo tôi hiểu nôm na thì sắc ở đây nói đến hữu hình còn không là vô hình. Hai cái này trái ngược nhau mà lại đi cùng với nhau không sắc thì sao có không mà không không thì sao có sắc. Hai vật đối lập nhưng lại tương hổ với nhau không thể nào rời nhau được. Kinh Dịch lấy âm dương sinh khắc làm đầu, nhưng nó không hẳn chỉ dừng lại ở chổ nói lên chuyện sinh khắc với nhau mà nó còn muốn nói thoát bỏ cái vòng lẫn quẫn ở đời. Người mà ngộ được sắc không là đã đi được một đoạn đường dài tu tập rồi thành ra phàm phu tục tử như tôi nói ở đây chưa chắc gì là đúng. 
Tôi nhớ có ai nói một câu đại khái như là thầy chùa lúc mới đầu tu tập thì xem sắc là sắc, qua một khoảng thời gian đạo hạnh cao thâm thì coi sắc là không, đến khi liễu ngộ thì sắc lại là sắc 
Mống 
Mống: dại (khôn sống mống chết) 
(Tự điển tiếng Việt cổ - Nguyễn Ngọc San, Đinh Văn Thiện) 
Đất lề quê thói với phong tục cổ truyền 
Quỷ nhập tràng 
Đó là hiện tượng xác chết tự nhiên bật dậy. Hiện tượng này rất hiếm nhưng đã xảy ra, do đó trong phong tục đã có sự kiêng cự để phòng xa, gọi là "Quỷ nhập tràng" nhưng thực ra không có ma quỷ nào nhập vào xác chết. 
Nguyên nhân: 
Do điện âm tích tụ trong thi thể người mới chết chưa kịp thoát ra hết, gặp phải luồng điện dương cực mạnh cuốn hút. Xác chết tự nhiên bật dậy là do sự cuốn hút bởi một ngoại lực có cảm ứng điện trường. 
Vì vậy theo quan niệm dân gian, khi trong nhà có người mới chết kiêng cự nhất là không để cho con mèo bất thần nhảy qua xác chết (người ta phải canh giữ, phải nhốt mèo lại). Đã có trường hợp, chén rượu hắt văng vào xác chết, giọt nước mắt có hơi ấm nhỏ vào xác chết cũng tạo thành luồng khí, có thể cuốn hút xác chết bật dậy nhưng ngã xuống ngay tức thì. 
Hiện tượng xác chết đuổi theo người sống: Xác chết không thể bước đi được mà do hơi nóng của người sống cuốn hút, hoặc trường hợp có luồng không khí đối lưu cân bằng khi xác chết ở tư thế đứng song song với người sống. Việc dỡ ngói hay tranh trên mái nhà để ánh sáng mặt trời trực tiếp rọi vào cũng nhằm triệt tiêu hiện tượng cuốn hút đó. Chữ nghĩa lơ mơ lỗ mỗ 
Trong tiếng Việt, có những từ ngữ nếu có người hỏi nguồn gốc của những từ ngữ ấy từ đâu thì chúng ta đành bó tay. 
Chẳng hạn trong một bài ca dao: 
Nước không chưn sao kêu nước đứng? 
Cá không giò sao gọi cá leo? 
Ghe không tay sao kêu ghe vạch? 
Bánh không cẳng sao gọi bánh bò?... 
(Lê Trung Hoa - Hiện tượng tỉnh lược trong ngôn ngữ) 
Chữ nghĩa lơ mơ lỗ mỗ 
Những sai lầm tai hại trong hai quyển Từ điển từ và ngữ Việt Nam và Từ điển từ và ngữ Hán Việt của Nguyễn Lân. 
Linh xa 靈車 
Các từ tố “linh” và “xa” (linh là liên quan đến người chết, xa là cái xe) đều được soạn giả hiểu đúng. Song, phải chăng, linh xa là «kiệu dùng để rước linh hồn người chết trong đám ma theo phong tục cũ», như ông đã dạy? Hoàn toàn không phải như vậy. Linh xa là chiếc xe chở quan tài hoặc chở hộp đựng hài cốt của người chết để đưa đi chôn. (Lê Mạnh Chiến và H.H.Phúc) 
Việt Điện U Linh Tập 
Theo nhà biên khảo Hoàng Xuân Hãn, Lý Tế Xuyên là quan Thủ Đại Tạng Kinh Trung Phẩm Phụng Ngự cuối đời nhà Lý. Đầu thế kỷ 14 nhà Trần, phụng mệnh vua, để giữ hương hỏa bất tuyệt, ghi chứng tích các vị thần qua đền miếu, khảo dị qua Giao Châu Ký của Triệu Xương, Tăng Cổn và cả Tam Quốc Chí nữa. Qua chức vụ ấy, như ông từ giữ đền, giữa u tịch cổ sơ, ông sưu tra tư liệu, đọc và ghi lại trong Việt Điện U Minh tập (1) với hậu ý mong trừ dâm thần, tà quái, yêu ma, vọng quỷ trong dân gian. 
(1) Những sách thuật u linh hoang đường như Việt Điện U linh Tập và Lĩnh Nam Chích Quái thuật lại những chuyện thần thoại ở bên Tàu, ở khu vực phía Nam rặng núi Ngũ Lĩnh được gọi là Lĩnh Nam, phía nam nước Sở thời Xuân Thu Chiến Quốc. 
(Nguồn: Lê Hữu Mục: Lĩnh Nam Chích Quái - 1959 và Việt Điện U Linh Tập 1960) 
Chữ nghĩa lơ mơ lỗ mỗ 
Đấu tranh tức là đánh trâu, nhưng đánh trâu rủi 
bị trâu đánh thì biết tránh đâu. 
Tưng tửng và tửng 
Tưng tửng và tửng khác nhau thế nào? 
Tưng tửng thì gọn, chứ không phải gọn lỏn, và do đó tương đối ít khi gây bất ngờ. 
Tưng tửng là nét điển hình trong phong cách dân dã miền Nam. Người viết văn khai thác nó để tác phẩm mình có một thứ duyên không thấy trong tác phẩm ở miền Bắc hay miền Trung. 
Còn tửng là tưng tửng "đậm", có tính ngoại lệ, chỉ thấy ở một số rất ít người Nam. Các tác giả truyện kịch Nam khai thác tửng để tác phẩm mình có nhân vật độc đáo hay để gây tác dụng hài. 
(Về nội dung của tưng tửng hay tửng, còn một nghi vấn: liệu trong đó có cái thái độ coi nhẹ, xem thường, như từ điển định nghĩa hay không? Nếu có, tưởng cũng không đáng ngạc nhiên lắm, vì điều kiện sống tương đối rất dễ dàng ở miền Nam có thể đã làm cho con người ta trở nên ít nhiều bất cần...) 
(Tưng tửng và tửng - Thu Tứ) 
Tuyển tập thơ về "kiếp gà trống" 
Còn con gà mái hoa mơ 
Nó đi tìm trống đỏ phơ cái mào 
Đỏ thì đỏ kệ xác tao 
Nếu không tìm trống thì tao ế à? 
Chuyện làng văn xóm chữ với bút hiệu 
Bút hiệu đặt theo nguyên tắc tên tự 
Theo nguyên tắc này, tên chính và bút hiệu có ý nghĩa gần giống nhau. Ví dụ nhà văn Đào Trinh Nhất (1900-1951) tự là Quán Chi, bút hiệu là Bất Nhị. Nhất nghĩa là một, Bất Nhị nghĩa là không phải là hai. Còn tên tự Quán Chi, Quán và Nhất đều có nghĩa hạng nhất, đứng đầu (Ví dụ quán quân). Nhà văn Hồ Văn Trung (1885-1958), tác giả hàng trăm cuốn tiểu thuyết, có bút hiệu là Biểu Chánh. Chữ Trung và Chánh đều có nghĩa là ngay thẳng. 
(Nghệ Danh) 
Chuyện làng văn với bút danh 
Đoàn Phú Tứ 
Đoàn Phú Tứ (1910 - 1989) sinh tại Hà Nội. Quê quán ông ở làng Tử Nê, tỉnh Bắc Ninh. Lúc trẻ, ông học ở trường Bưởi và trường Albert Sarraut. Ông là một nhà soạn kịch, nhà thơ, dịch giả nổi danh từ thời tiền chiến. 
Khoảng năm 1935, ông bắt đầu viết kịch. Và trong khoảng thời gian 10 năm sau đó, ông đã viết và cho in nhiều kịch. Ngoài ra, ông còn là người tổ chức kịch đoàn (ban kịch Tinh hoa). 
Ông viết cho các báo Phong Hóa, Ngày Nay, Hà Nội báo. Năm 1937, ông làm Chủ nhiệm tờ Tinh hoa. 
Khi viết, ông ký tên thật hoặc các bút danh như: Tam Tinh, Tuấn Đô, và... Ngộ Không, 
Bút danh “Ngộ Không” dựa vào “Vạn sự giai không” là mọi thứ trên đời đều là tạm bợ, hư ảo không có thật. “Vạn sự giai không” thể hiện nhân sinh quan, vũ trụ quan căn bản nhất của tư tưởng đạo Phật: anh không có, tôi cũng không có; nhan sắc cũng không, tình yêu cũng không; cả thế giới này là một chữ “Không” to tướng. 
Kinh Bát nhã ba la mật chép: “Sắc tức thị không, không tức thị sắc” (Sắc chính là không, không chính là sắc). Than ôi, đến cái đẹp của phụ nữ - nguồn cảm hứng vô tận trong văn học nghệ thuật nhân loại - cũng không có nữa thì thế giới này quả thật đáng buồn. 
Tác phẩm lịch thành danh của ông: Mơ hoa, Ghen, Ngã ba, Thằng cuội ngồi gốc cây đa (kịch ngắn đăng báo báo Thông tin, 1944). Ngoài ra, tuy ít làm thơ, nhưng ông cũng nổi tiếng trên thi đàn trong phong trào Thơ mới với bài thơ "Màu thời gian" (*). Với thi pháp đặc sắc, cùng với thi tứ chân thành mà kín đáo, bài thơ đã được nhiều người tán thưởng. Trích thi phẩm: 
Màu thời gian không xanh 
Màu thời gian tím ngát 
Hương thời gian không nồng 
Hương thời gian thanh thanh... (*) 
Bài thơ này được nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát phổ nhạc năm 1941 và Phạm Duy phổ nhạc năm 1971 
Chữ nghĩa làng văn 
Tôi (Đỗ Quyên) không đồng ý với Trần Hữu Thục rằng: 
"Nói cho rõ ràng ra, thơ của Bùi Giáng dở. Trừ một số câu thơ hay nhưng chưa hẳn là rất hay, còn lại hầu hết thơ ông đều dở". 
(Cái hay cái dở ăn ở thơ Bùi Giáng - Đỗ Quyên) 
Chữ nghĩa làng văn 
Vào năm 1898, H. Frey, một đại tá người Pháp, từng công tác ở Tây Phi sau đó có mặt ở Việt Nam, đã xuất bản cuốn Tiếng Annam: Tiếng Annam, xuất xứ của các ngôn ngữ: Cộng đồng các chủng tộc Xentơ, Xémit, Xuđăng và Đông Dương. Bằng kinh nghiệm ở Châu lục đen, nhà ngữ học chân thực này cho rằng tiếng Việt gần gũi với tiếng các sắc dân châu Phi. 
Không chỉ vậy, vào năm 1937-1938, nhà ngữ học người Ba Lan Prilusky với Maspéro. Từ khảo cứu của họ, Prilusky và Maspéro cùng quan điểm với H. Frey. 
Tuy nhiên, viện Viễn Đông Bác Cổ không chấp nhận lập luận này. 
Nợ như tổ đỉa 
Tổ đỉa: không phải tổ con đỉa mà là một loại cây mọc cạnh bờ ao, lá xơ xác. Người ta ví câu này với người nghèo nên mang nợ. 
(Việt Chương - Thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam) 
Chữ nghĩa làng văn 
Chỉ với truyện ngắn, người ta mới biết tận dụng từng chữ, lo săn sóc từng câu. Nhà văn mình thường yếu không tạo được phong cách riêng. Truyện ngắn là nơi ta có thể thử tìm phong cách cho mình. Truyện ngắn đòi hỏi hoàn thiện. Ở đây, ta được rèn luyện đến việc dùng từng dấu phẩy, dấu chấm. 
(Nguồn: Một thể văn tập... Tô Hoài) 
Chữ Việt cổ 
Từ cổ tiếng Việt trong "Đại Nam quốc âm tự vị" của Huỳnh Tịnh Paulus Của. Những cứ liệu khảo sát từ cổ rất đa dạng và phong phú, nhưng do điều kiện về thời gian, chúng tôi chỉ khảo sát những từ đã từng tồn tại là những từ bình thường, nhưng nay đã hoàn toàn biến mất trong từ vựng hiện đại 
Yểm: che dấu 
(Đại Nam quốc âm tự vị - Huỳnh Tịnh Paulus Của) 
Nốt ruồi ở cổ, có lỗ tiền chôn 
Tùy theo nốt ruồi ở đâu ảnh hưởng đến số mạng, như nốt ruồi “vượng phu ích tử” hay sát phu, sát thê. Riêng nốt ruồi ở cổ, theo các cụ ta xưa là người có tướng giàu sang. 
(Việt Chương - Thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam) 
Ca dao lơ mơ lỗ mỗ 
Hôm qua ngại ngùng đến thăm em 
Thấy em đang đái chạy ra xem 
Em tôi mắc cở buông quần xuống 
Làm cho anh đứng ngẩn ngơ thèm 
Chữ nghĩa làng văn 
Đã có nhiều cách định nghĩa về truyện ngắn, nhưng nếu nói nôm na, đưa ra một định nghĩa để làm việc thì truyện ngắn chính là cách cưa lấy một khúc đời sống. Ở đây, có thể nói ngắn gọn, nói trực tiếp. Cái ngắn thích hợp với cuộc sống nhanh bây giờ. 
(Nguồn: Một thể văn tập...Tô Hoài) 
Tình dục trong văn chương cổ 
Cuộc gặp gỡ ở vườn hoa xây dựng những tài tử giai nhân, sẵn sàng vượt qua lễ giáo. Cả hai chị em Lan và Huệ cùng yêu say đắm công tử họ Triệu, giúp nhau cơ hội tiếp xúc với chàng, thậm chí nhường nhau trong buổi giao hoan cùng chàng, rồi cuối cùng là cùng chung “tận hưởng cuộc hoan lạc trong cõi nhân gian, không còn biết Triệu là Triệu, Lan - Huệ là Lan - Huệ nữa”. 
Ở một đoạn khác, tác giả còn để cho Triệu Công tử đề nghị hai tiểu thư Lan và Huệ kéo cả hai thị nữ Xuân Hoa và Thu Nguyệt vào cuộc và hai tiểu thư cũng đồng ý. Thế là một chàng công tử làn lượt giao hoan với hai tiểu thư, cô em trước, cô chị sau, rồi sau đó đến lượt hai cô thị nữ nữa. 
Dưới đây, xin trích một vài đoạn từ bản dịch của GS. Nhà văn Phan Văn Các, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm: 
“… Sinh (Triệu Kiệu) cả mừng, đưa tay vuốt ve Lan mà nói rằng: 
- Nàng hết lòng vì tôi vậy, có thể gọi là con người hữu tâm đó. 
Bèn kéo Lan vào lòng, một tay kéo đùi nàng, tay kia mân mê đôi vú, cười mà bảo rằng: 
- Tuyệt thật, vừa mềm vừa ấm, hệt như thịt đầu gà”. 
(Hoa viên kỳ ngộ - Nguyễn Xuân Diện) 
Trước đèn xem truyện Trầu cau 
- Tên Cau 
Quang Lang cao lớn, được quốc vương ban họ Cao. Người em (bản (C) và bản Vũ Ngọc Phan chép là người anh) chết hóa thành cây cao. Cây cao được người Việt nói trại, biến âm thành cây cau. 
Chữ Cau (Nôm) = bộ Mộc + chữ Cao (= cây cao). 
- Đạo sĩ họ Lưu 
Ông thầy học của anh em Tân Lang là đạo sĩ họ Lưu (A), hay đạo sĩ Lưu Huyền (B), hay ông Lưu Huyền Đạo (C). 
Ngày xưa, nước ta theo Phật giáo (đạo Phật), Nho giáo (đạo Khổng) và Đạo giáo (đạo Lão). Chùa chiền Phật giáo được gọi là cửa Thiền, nhà trường dạy chữ Nho là cửa Khổng (sân Trình), và nơi tập luyện phù phép của đạo Lão (biến thể) là cửa Huyền (Huyền môn). 
Trần Thế Pháp viết “đạo sĩ tính Lưu”, bản (A) dịch đúng là “đạo sĩ họ Lưu”, nghĩa là một người họ Lưu theo đạo Lão. Người đời sau gán thêm tên Huyền, tên Đạo cho đạo sĩ họ Lưu. Tưởng là rõ nghĩa hơn, hay hơn. Nhưng thật ra chỉ rườm rà, không súc tích bằng đạo sĩ họ Lưu của Trần Thế Pháp. 
Phật giáo nước ta cực thịnh dưới thời nhà Lý. Đến cuối thời nhà Trần, lúc Trần Thế Pháp biên soạn Lĩnh Nam chích quái (1370-1400) thì đạo Phật đã suy yếu, bị đạo Khổng và đạo Lão lấn át. Trần Thế Pháp tỏ ra biết cập nhật, tế nhị đưa ra nhân vật Đạo sĩ họ Lưu. 
Họ Lưu còn mang ý nghĩa tượng trưng cho Phù lưu (cây trầu không). 
- Cô Liên, con gái đạo sĩ 
Bản (B) cho biết “Nhà họ Lưu có người con gái tên là Liên”. Bản (A) và bản (C) không có tên Liên. Người ta đã viết thêm vào với dụng ý gì? Trần Thế Pháp đưa ra họ Cao và tên anh em Tân Lang để chỉ cây cau. Nhưng ông chỉ đưa ra họ Lưu để chỉ cây trầu không (Phù lưu). Như vậy là… truyện bị khập khiễng! Thiếu tên cô gái! Người đời sau bèn nhanh nhẩu đặt tên cho cô. Nhưng, tại sao lại chọn tên Liên? 
Tại vì… chữ Hán có từ kép Lưu liên, nghĩa là “quyến luyến, không nỡ dứt đi” (Đào Duy Anh). Trong truyện, cô Liên họ Lưu rất lưu liên anh em Tân Lang. 
(Nguyễn Dư) 
Chữ nghĩa làng văn 
Viết lách khi đã trở thành một nhà văn nói chung không khó lắm. Tất nhiên bạn phải biết chút đỉnh về cách chấm câu. Giỏi chính tả càng tốt, còn không thì cũng chẳng sao. Có thể ban biên tập nơi nhận đăng bài sẽ chữa giùm, hoặc độc giả sẽ dễ dãi bỏ qua. 
(Nhà văn - Phùng Nguyễn) 
Ngộ chữ với Thiền 
Rửa bát 
Một vị tăng thưa với Triệu Châu: 
"Con vừa nhập thiền thất, Xin chỉ dạy." 
Triệu Châu hỏi: "Ăn cơm chưa?" 
Vị tăng trả lời: "Bạch, đã ăn rồi." 
Triệu Châu nói: "Vậy thì đi rửa bát đi." 
Ngay lúc đó vị tăng liễu ngộ. 
Nước mưa cưa trời 
Mưa nhỏ gọt như mưa lâu ngày cũng hư hại nhà cửa, mùa màng. 
Ngụ ý câu thành ngữ “nước mưa cưa trời” khuyên người ta đừng 
nên coi thường những việc nhỏ nhặt, qua thời gian, lập đi lập lại để “cái sẩy nẩy cái ung”. 
(Việt Chương - Thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam) 
Tình dục trong văn chương cổ 
“… Lúc này lòng dục của Sinh chợt nổi lên. Chàng bước tới ôm lấy mà nói: 
- Nàng đâu có giữ lời hứa như Quý Bố, tôi đã biết rồi. Phen này tôi quyết chẳng chịu ra về không nữa. 
Nói xong cố sức đẩy Huệ xuống gối. Huệ cũng không chống cự. 
Trong đệm phù dung hải đường máu nhuộm, dưới chăn phỉ thúy, đan quế hương bay. Mày ngài liên hồi chớp chớp mặc cho bướm lượn săn tìm, mắt phượng lim dim mơ màng, không cấm ong bay hút mật. Xiêm màu phấp phới khác nào mưa trút hoa sen, tóc mây rối bời, hệt như gió thổi cành dương. Thật là một khắc ngàn vàng, chỉ giận đêm vui quá ngắn”. 
“… Hai nàng nhường nhau hồi lâu, Sinh không thể tự chủ được nữa bèn một tay kéo lấy vài Lan, tay kia mân mê vú Huệ, mặc sức đùa cợt trong chăn phỉ thúy, tận hưởng cuộc hoan lạc trong cõi nhân gian, không biết Sinh là Sinh, Lan Huệ là Lan Huệ nữa”. 
(Hoa viên kỳ ngộ - Nguyễn Xuân Diện) 
Chữ nghĩa làng văn 
Nếu muốn viết một truyện ngắn hay anh phải vô tư với chính anh và đừng chiều theo đám đông độc giả kia. Anh phải tạo dựng cho độc giả cái mà họ phải đọc chứ không phải chỉ mang đến cho họ cái mà họ muốn đọc. Đó là hai công việc hoàn toàn khác nhau. 
Chữ nghĩa lơ mơ lỗ mỗ 
Đề: Tả một loại cây mà em biết. 
Hàng ngày chúng em vui đùa dưới bóng cây khoai lang. 
78 Chữ nghĩa làng văn xóm chữ 
* Nhà văn Nhật Tuấn là em nhà văn Nhật Tiến 
talawas: Anh có đọc những đồng nghiệp miền Nam trước 75? Anh nghĩ thế nào về việc sau 29 năm chấm dứt chiến tranh, gần như toàn bộ nền văn học trước 75 của miền Nam cũng như sự tiếp nối của nó ở hải ngoại vẫn không được nhắc tới? 
NT: Tôi đọc khá nhiều: Dương Nghiễm Mậu, Nhật Tiến, Thanh Tâm Tuyền, Trần Thị NgH., Y Uyên... Năm 1989, một số nhà văn hải ngoại như Nhật Tiến, Nguyễn Mộng Giác, Khánh Trường… có làm một tuyển tập văn chương hải ngoại rất công phu, tập hợp 40 cây bút ở khắp các phương trời: Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Lê Bi, Phạm Việt Cường, Võ Đình, Vũ Quỳnh 
N.H., Bùi Bích Hà, Phan Tấn Hải, Trần Diệu Hằng, Lê Thị Huệ, Vũ Quỳnh Hương, Khế Iêm, Đỗ Kh., Cao Đông Khánh, Ngọc Khôi, Trần Thị Kim Lan, Nguyễn Hoàng Nam, Hồ Đình Nghiêm, Định Nguyên, Nguyễn Tất Nhiên, Nguyễn Thị Ngọc Nhung, Hoàng Khởi Phong, Chân Phương, Thường Quán, Vũ Huy Quang, Trân Sa, Hoàng Xuân Sơn, Kiệt Tấn, Trịnh Y Thư, Nhật Tiến, Lê Giang Trần, Nguyễn Mạnh Trinh, Khánh Trường, Phan Thị Trọng Tuyến, Trần Vũ, Ngu Yên… sau khi đã được nhà văn Hoàng Lại Giang, lúc đó là Trưởng chi nhánh Nhà xuất bản Văn Học ở TPHCM cam kết là nhất định xuất bản được ở nhà Văn Học liên kết với nhà Tân Thư của anh Khánh Trường. Anh em còn bỏ tiền mua vé máy bay để ông Hoàng Lại Giang ra Hà Nội lo giấy phép. Trên đã nhất trí rồi, nhưng yêu cầu của những người thực hiện tuyển tập bên Tân Thư rất cao, "không cho cắt bỏ một chữ nào", nên người có trách nhiệm đặt bút xuống ký, lại ngại ngần sao đó nên việc không thành. Cho tới bây giờ, tôi vẫn còn áy náy về chuyện này vì tôi là người bên phía NXB Văn Học biên tập cuốn đó. Tuy nhiên tới nay, khá nhiều tác phẩm trước 75 và của hải ngoại đã được xuất bản ở trong nước rồi đấy chứ. 
(Phạm Thị Hoài nói chuyện với nhà văn Nhật Tuấn*) 
Hồng Bàng thị 

“Bản kỷ” về Hùng Vương lần thứ hai xuất hiện sơ lược trong Lĩnh Nam Chích Quái (1) trong truyện Dưa hấu, Bánh dầy bánh chưng, Chử Đồng Tử, Tiên Dung và Truyện Hồng Bàng của Trân Thế Pháp dựa vào Việt Điện U Linh Tập của Lý Tế Xuyên.
Cội nguồn tộc Việt của Trần Thế Pháp như sau: 
“… Cháu ba đời Viêm Đế họ Thần Nông là Đế Minh, nhân tuần thú phương Nam đi với người con vợ cả là Đế Nghi. Rồi đến núi Ngũ Lĩnh, gặp Vụ Tiên sinh ra Lộc Tục. Đế phong cho con bà cả Đế Minh là vua phương Bắc, con bà hai Lộc Tục là vua phương Nam. Lộc Tục lấy hiệu là Kinh Dương Vương đặt tên nước là Xích Quỷ. 
Kinh Dương Vương xuống thủy phủ lấy con gái hồ Động Đình sinh ra Sùng Lãm Lạc Long quân. Lạc Long quân thay cha trị dân, còn Kinh Dương Vương không biết đi đâu . Dân lúc nào có việc cần kêu Lạc Long quân: “Bố ơi không đến mà cứu chúng tôi”. Một ngày Lạc Long quân gặp nàng Âu Cơ ở một mình, vì thấy đẹp lạ lùng, yêu quá, nên lấy làm vợ. Giáp một năm, sinh ra bọc trứng và nở ra trăm con (2). Chia đều làm hai, 50 theo Âu Cơ lên núi, 50 theo Lạc Long quân trở về thủy phủ, Âu Cơ lại nhắn gọi: Bố ơi không về để mẹ con ta thương nhớ. Lạ Long Quân về và nói: Ta là rồng ở thủy tộc. Nàng là giống tiên, ở trên đất. Thủy hỏa tương khắc khó mà ở cùng nhau. Âu Cơ trở lại huyện Bạch Hạc, phong cho con trưởng là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, truyền được 18 đời và được gọi là thời Hồng Bàng. 
Về bờ cõi thì đông giáp Nam Hải, tây đến Ba Thục, bắc tới Động Đình hồ, nam giáp Hồ Tôn…” 
(Giáo sư Lê Hữu Mục: Lĩnh Nam Chích Quái - 1959) 
Bồ bịch 
Ðây là hiện tượng mượn âm trong ngôn ngữ bị hiện tượng tỉnh lược chi phối. Tại sao có từ bồ bịch, nghĩa là nhân tình? 
Nguyên trước đây có một từ ghép bồ bịch, chỉ hai nông cụ. Bồ là dụng cụ đựng lúa, có đáy; còn bịch cũng là nông cụ đựng lúa nhưng là tấm ví khoanh tròn, không đáy vì lấy nền nhà làm đáy. 
Do đó, ca dao Việt Nam có câu: 
Bởi anh chăm việc canh nông 
Cho nên mới có bồ trong bịch ngoài. 
(Lê Trung Hoa - Hiện tượng tỉnh lược trong ngôn ngữ) 
Chuyện làng văn xóm chữ với bút hiệu 
Bút hiệu để che dấu tên thật. 
Vì một lý do nào đó, các văn nghệ sĩ chọn một bút hiệu để che dấu tên thật. Trường hợp này có thể phân làm hai loại: che dấu hẳn và che dấu một phần. 
Che dấu hẳn là lấy bút hiệu để người khác không biết ai là tác giả. Đại đa số các bút hiệu của người Việt Nam thuộc loại này. 
Một thí dụ điển hình là bút hiệu T.T. Kh, tác giả bài thơ nỗI tiếng Hai sắc hoa ti gôn được đăng ở tập san Tiểu thuyết Thứ bảy, đã làm xôn xao dư luận xóm nhà văn vào năm 1937. Cho tới nay, không người nào biết T.T. Kh là ai. Báo chí một thời đã viết nhiều bài tìm hiểu về T.T. Kh, nhưng vẫn chưa ai biết tên thật của thi sĩ này là gì. Nhà phê bình thi ca Hoài Thanh, Hoài Chân đã trách khéo T.T. Kh rằng: Liệu rồi đây, người có thể lẳng lặng ôm nỗi buồn riêng cho đến khi về chín suối? 
Tác giả truyện Kho Vàng Sầm Sơn lấy bút hiệu là Tchya. 
Bút hiệu này gây thắc mắc cho nhiều người, có người giải thích chữ tắt đó là Tôi chẳng yêu ai, hoặc Tôi chẳng hề yêu ai. 
Cuối cùng, nhà văn Đái Đức Tuấn giải thích TCHYA là tiếng viết tắt của câu Tôi chỉ yêu Angèle. 
(Nghệ Danh) 
Chuyện làng văn với bút danh 
Lynh Bacardi
Trần Tiến Dũng: Tên khai sinh Nguyễn Thùy Linh (sinh ngày 3.4.1981, hiện sống tại Sài Gòn), bút danh Lynh Bacardi. 
Nó có ý nghĩa gì? 
Nguyễn Thùy Linh: “Lynh là tên của nhà thơ Thận Nhiên, bạn trai của tôi, ghép với tên tôi. Nghĩa là chữ viết tắt của Linh yêu Nhiên. Còn Bacardi là tên một loại rượu mạnh, đại khái là Linh yêu Nhiên đậm đà như rượu Bacardi đó mà. 
Cái tên này của tôi bị nhiều người viết lầm, đó là một lỗi nhỏ, nhưng cũng có thể cho thấy người viết đã không cẩn thận, không tỏ ra có trách nhiệm với bài viết của mình. Họ làm tôi nghi ngờ tính lương thiện và tính chuyên nghiệp của họ”. 
(Trần Tiến Dũng phỏng vấn) 
Mốt 
Mốt: ngày kia (mai mốt) 
(Tự điển tiếng Việt cổ - Nguyễn Ngọc San, Đinh Văn Thiện) 
Hồng Bàng thị 
Cũng theo nhà biên khảo, giáo sư Lê Hữu Mục bình phẩm thì: 
Trước Trần Trọng Kim, Ngô Sĩ Liên cũng viết như thế. Điều đó cho ta suy gẫm là nội dung của truyện được ghi chép bởi Trần Thế Pháp, người Hoa sống vào thế kỷ 14, dù có muốn xóa bỏ dấu tích Việt tộc cách mấy cũng không thể bỏ dấu tích được Việt tính như cách gọi tên: Đế Minh, Thần Nông nếu gọi theo cách người Hoa là Minh Đế, Nông Thần. Chuyện của Trần Thế Pháp chỉ muốn gán ghép nguồn gốc Hoa cho Sùng Lãm Lạc Long quân. Thành ra chúng ta chỉ nên coi chuyện Họ Hồng Bàng trong Lĩnh Nam Chích Quái như dựa trên chuyện dân gian nào đó, thêm thắt tình tiết cho có vẻ ly kỳ. 
Các nhà viết sử cho thời cận đại chỉ tin vào những gì do Trung Hoa ghi chép nên cũng đã lập lại gần như nguyên văn những ý kiến cũ. 
(1) Trong Lĩnh Nam Chích Quái không không nói tới Hùng Vương bắt đầu lên làm vua từ khi nào? Và vương vực của đất nước mà Hùng Vương thành lập mở rộng đến đâu? Theo truyền thuyết khẳng định rằng triều đại Hùng Vương kéo dài tới… 2000 năm !?. 
(2) Với Họ Hồng Bàng, sử nhà Nguyễn chép từ sử nhà Lê 300 năm trước với phụ đính: 
“… Nhưng hẵng cứ chép lại để truyền nghi. Riêng chuyện bà Âu Cơ đẻ ra 100 trứng, vua Tự Đức phê trong Ngự chế vịnh sử tổng luân: Kinh thi có câu tắc bách tư nam, đó là lời chúc tụng cho nhiều con trai đấy thôi. Xét đến sự thực cũng chưa đến số ấy. Huống chi lại nói đến trăm trứng! Nếu quả vậy thì khác gì chim muông, sao khác gì lòai người được…” 
(Giáo sư Lê Hữu Mục: Lĩnh Nam Chích Quái - 1959) 
Chữ nghĩa lơ mơ lỗ mỗ 
Thành ngữ cải cách hôm nay: 
“Cu ai nấy đái” 
Chữ nghĩa làng văn 
Cũng như ít san sẻ được với Thụy Khuê: "Bùi Giáng để lại hàng ngàn bài, có những câu thơ tuyệt hay, nhưng chính sự lập lại những khám phá ngôn ngữ buổi đầu khiến thơ ông trở thành khuôn sáo về mặt từ ngữ cũng như tư tưởng". 
(Cái hay cái dở ăn ở thơ Bùi Giáng - Đỗ Quyên) 
Chữ nghĩa lơ mơ lỗ mỗ 
Những sai lầm tai hại trong hai quyển Từ điển từ và ngữ Việt Nam và Từ điển từ và ngữ Hán Việt của Nguyễn Lân. 
Long nhãn 龍眼 
Rất nhiều người hiểu lầm rằng, long nhãn nghĩa là cùi nhãn phơi khô. Soạn giả quyển từ điển này cũng hiểu lầm như thế. Thực ra, trong tiếng Hán, long nhãn 龍眼, mà âm phổ thông Trung Quốc là longyan (long là rồng, nhãn là mắt) là quả nhãn. 
Từ này đã được du nhập vào tiếng Anh để có từ “longan” nghĩa là cây nhãn hoặc quả nhãn. Tương tự như vậy, người Pháp gọi quả nhãn là longane và cây nhãn là longanier, cũng bắt nguồn từ “long nhãn” trong tiếng Hán. 
Các sách Ðại Nam quốc âm tự vị (Huỳnh Tịnh Của) và Hán Việt từ điển (Ðào Duy Anh) đều nêu đúng nghĩa của từ long nhãn. Có lẽ vì trong thuốc bắc có vị “long nhãn” mà người ta thấy đó là cùi nhãn nên cứ tưởng “long nhãn” nghĩa là cùi nhãn mà quên rằng, “long nhãn” chính là quả nhãn (hoặc cây nhãn). Soạn giả chỉ tiếp thụ được cách hiểu trong dân gian chứ không đọc được chữ Hán nên thường hay phạm phải những cái sai kiểu này. 
(Lê Mạnh Chiến và H.H.Phúc) 
Chữ nghĩa làng văn 
Trong một dịp ngồi chuyện phiếm với Phạm Duy, tôi (Đỗ Quyên) nhắc đến thơ họ Bùi với ý ca, họ Phạm gật gù vẻ cho qua, rồi không đừng được ông hơi nhăn mặt: "Nhưng lắm câu nhàm! Lặp lại quá, cậu ạ!". Cái nhàm ở cấu tứ, nhịp điệu, ngôn từ trong thơ Bùi Giáng, nhiều người nhận ra như thế. 
(Cái hay cái dở ăn ở thơ Bùi Giáng - Đỗ Quyên) 
Đất lề quê thói với phong tục cổ truyền 
Lễ thành phục 
Xưa, có những nhà giàu sang để năm bảy hôm trong nhà, chờ con cháu về đông đủ, để họ hàng, làng xã, hàng tổng hàng huyện đến phúng viếng; để dựng rạp trước sân, dựng nhà trạm dọc đường từ nhà đến mộ để chuẩn bị mọi thứ khí tế và cỗ bàn linh đình; để thày cúng chọn ngày, thày địa lý chọn đất an táng, phân kim lập hướng hẳn hoi. Có nhà còn sắm đủ trong quan ngoài quách, quàn tạm trong vườn, vài tháng sau mới làm lễ an táng. Trong thời gian chưa chôn có "Lễ triêu tịch điện": 
Buổi sáng dậy bưng khăn lược vào linh sàng, các con quỳ khóc ba tiếng rồi quấn màn lên cáo từ rằng: "Ngày đã sáng rồi xin rước linh bạch ra linh tọa". Sau đó rước hồn bạch ra đặt vào ỷ, vắt màn, dọn chăn gối, chiều tối lại rước linh bạch vào, đắp chăn thả chiếu, màn xuống. Thờ như lúc sống, chỉ lạy hai lạy (chỉ sau khi an táng, làm lễ thành phục xong mới lạy bốn lạy theo nghi lễ người chết). 
Các buổi tối trước khi chưa chôn, có "Lễ chúc thực" (Trồng bó đuốc trước sân): Phường bát âm tấu nhạc, con cháu thay nhau túc trực bên linh cữu, trong nhà ngoài sân đèn đuốc sáng trưng. 
Khi thân bằng cố hữu đến phúng điếu, người chủ tang và người chủ phụ đứng cạnh linh tọa và ngoảnh mặt về phía khách, hễ khách lạy hai lạy thì chủ lễ tạ lại một lạy. Khách vái cha mẹ mình ba vái thì vái tạ một vái. Trách nhiệm tiếp trầu, nước, cỗ bàn thuộc về người hộ tang. Nếu có người con trai nào đi vắng chưa kịp về thì để mũ, khăn xô và gậy cạnh hương án. 
Trước khi làm lễ chuyển cữu để chuẩn bị phát dẫn thì áo quan vẫn trở đầu vào trong, coi như lễ người sống, đọc văn cũng chưa dùng chữ "Hiển thảo" (cha) "Hiển tỷ" (mẹ) mà con dùng chữ "Cố phụ" (cha), "Cố mẫu" (mẹ). 
Điều quan trọng nhất là người trị tang phải có kinh nghiệm: áo quan vỏ dày, gỗ tốt, trám thật kín, không để một khe hở nào. Đáy áo quan lót những chất chống ẩm như lá chuối, giấy bản, than, vôi, bỏng nếp... Các khe hở của áo quan được bịt kín trước bằng sơn ta, nhựa đường, dán giấy tráng kim. Nếu để lâu phải có trong quan ngoài quách, giữa quan và quách đổ cát vàng rang khô nóng. Phủ trên thi hài có các thứ hương vị để khử uế khí. 
Trước ngày an táng còn có thêm tục "Lễ yết cáo tổ tiên" Nếu không đưa được linh cữu, phần lớn các gia đình rước hồn bạch đến nhà thờ họ. Hồn bạch chỉ được đặt phía trước bàn thờ, để ở dưới, không được đưa lên bàn thờ tổ. Nội dung: Báo cáo với gia tiên có thân phụ hoặc thân mẫu về chầu tổ. Xong lại rước hồn bạch về nhà mình, đặt lại trên linh tọa. 
Tình cà 
Anh cà tửng nên quen em cà chớn 
Anh cà phê, cà pháo, em cà chua 
Tình cà giựt cà rem phơi nắng trưa 
Em cà khịa đòi anh mua cà rá 
Chữ nghĩa làng văn 
Cái được viết hay cái được kể, dưới hình thức một cảm xúc mới thuộc về lãnh vực văn học, gắn liền với người cầm bút cần thật nhiều bản lĩnh cũng như tài năng. 
Không để ý đến điều đó, vì vậy có nhiều người cầm quên đi một việc quan trọng là: 
- Rèn luyện kỹ thuật viết. (Viết - Nguyễn Hưng Quốc) 
Chữ Việt cổ 
cá gáy: cá chép 
(Phạm Xuân Độ) 
Đất lề quê thói với phong tục cổ truyền 
Hộ tang 
Khi thân nhân sắp từ trần, việc đầu tiên tang gia phải mời được người hộ tang. 
Người hộ tang phải là người thân thích gần gũi, có tuổi tác, kinh nghiệm, tháo vát, có uy tín trong họ. Người hộ tang thay mặt tang chủ điều hành mọi công việc, đối nội đối ngoại. Nếu người hộ tang biết cúng lễ thì kiêm luôn, nếu không thì mời người chấp sự, 
Người chấp sự lo việc hướng dẫn về mặt nghi lễ từ mộc dục, khâm liệm, thiết linh, thành phục đến an táng. Thành phần và tế ngu (lễ 3 ngày sau khi chôn). Người chấp sự thường là người có văn hóa (chữ Hán, chữ Quốc ngữ) nên có thể kiêm luôn cả việc tư vấn (viết văn cúng tế, bài vị, long triệu, đối, trướng, cáo phó...). 
Người thu lễ: Sau khi thành phục cho đến hết 3 ngày sau khi an táng phải có người thu lễ. Người đó chuyên túc trực ở nhà ngoài, hễ có khách đến phúng viếng thì tiếp khách nhận lễ đặt lên bàn thờ, báo cho thân chủ ra bái tạ. Người thu lễ phải ghi đầy đủ danh sách người đến viếng và số lễ vật, để sau này tang chủ biết mà tạ ơn. Người thu lễ kiểm tra lễ vật sau khi khách đã cúng lễ xong ra về. Vì vậy phải chọn người thân tín của tang gia. 
Người chấp hiệu: Thông thường các ban hành lễ đã có người chấp hiệu chuyên trách. Người chấp hiệu là chỉ huy đám phu kiệu đưa quan tài từ nhà ra xe tang hoặc đại dư (tuy không có xe nhưng khiêng kiệu hay xe gọi là đại dư), điều khiển việc đi đứng, nâng lên hạ xuống, sang trái sang phải, bằng hiệu lệnh hai thanh gỗ ngắn cầm tay, cho đến lúc hạ huyệt, tháo giây đòn mà chén rượu, đĩa dầu lạc đặt trên nắp áo quan không sánh ra ngoài. Người chấp hiệu ngồi trên đại dư ở phía sau, hoặc đi bộ giật lùi trước quan tài để điều khiển. 
Chủ tang và chủ phụ: Là con trai trưởng và con dâu trưởng. 
Nếu tang cha mà mẹ còn sống thì mẹ là chủ phụ. Nếu cháu đích tôn thừa trọng (thay thế cha đã mất, khi làm lễ tang ông bà) thì cháu đích tôn là chủ tang, các ông chú đứng hai bên chỉ là bồi tế vợ của người cháu là chủ phụ khi bà chồng và mẹ chồng đã mất, còn các bà thím chỉ là phụ. Nếu cháu đích tôn còn bé quá, chưa chống gậy lễ tạ được thì chú thứ hai thay thế, nhưng vẫn phải nhân danh cháu mà bái lễ và bái tạ. 
Thơ lơ mơ lỗ mỗ 
Anh xây em bằng cát. 
Rồi hôn em một phát. 
Ôi nụ hôn chua chát. 
Toàn là đất với cát… 
Chữ nghĩa làng văn 
Ngày xưa, nhà văn lớn là một tài năng lớn; ngày nay, một nhà văn lớn không những là một tài năng lớn mà nhất thiết còn phải là một nhà thông thái và một nhà tư tưởng. Thời của những thiên tài vô học đã qua rồi. Có điều sự học hỏi của nhà văn khác với sự học hỏi của một người thợ: người thợ học chủ yếu để bắt chước; người cầm bút học chủ yếu để... né tránh. 
Ở đây, chúng ta lại thấy người cầm bút ở một tình thế oái oăm: hắn phải biết thật nhiều để không được sử dụng lại những gì hắn đã biết. (Viết - Nguyễn Hưng Quốc) 
Mơn 
Mơn: vuốt ve, lấy lòng 
(cười mơn, nói mơn - mơn tới: men tới) 
(Tự điển tiếng Việt cổ - Nguyễn Ngọc San, Đinh Văn Thiện) 
Trước đèn xem truyện Trầu cau 
Một bản quốc ngữ khác kể lể dông dài: 
“Cha mẹ nàng họ Lưu tìm tới chốn này, đau đớn khôn cùng bèn lập miếu để thờ cúng. Về tới nhà, đêm mộng thấy hai anh em tới vái mà nói rằng: “chúng tôi nặng tình huynh đệ, vì nghĩa mà không thể sống cẩu thả được, làm liên lụy tới lệnh ái. Cha mẹ đã không bắt tội lại còn lập đền thờ…” (B). 
Cô Liên bị liên lụy vì anh em Tân Lang. 
Truyện Cây cau được bố cục một bên là họ Cao và Tân Lang tượng trưng cho cây cau, bên kia là họ Lưu và cô con gái tượng trưng cho cây trầu không. 
Trên đây là Truyện Cây cau hiểu theo ý nghĩa tên các nhân vật bằng chữ Hán. Cái cây cao được tiếng Việt gọi là cây cau. Còn giàu (hay trầu) và vôi thì gốc gác ra sao? 
- Tên Vôi 
Vua Hùng Vương sai người nung vôi. Câu văn của Trần Thế Pháp là “dĩ hỏa thiêu thạch vi hôi” (lấy lửa nung đá làm vôi). Đá nung cho xốp, chữ Hán là thạch hôi (Thiều Chửu) hay thạch khôi (Đào Duy Anh). 
Hôi hay Khôi chuyển sang tiếng Việt thành vôi. (Âm đầu [h] chuyển thành âm [v], tương tự như trường hợp: họa> vẽ, (tai) họa> (tai) vạ. Vôi (Nôm) = bộ Thạch + chữ Hôi (thạch hôi = đá vôi) 
- Tên Giầu (trầu) 
“Ngày nay cây thường trồng ở khắp nơi, đó chính là cây cau, cây trầu không và vôi vậy. Về sau, người nước Nam ta phàm cưới vợ gả chồng hay lễ tết lớn nhỏ đều lấy trầu cau làm đầu. Nguồn gốc cây cau là như thế đó” (B). 
“Vua mới sai chẩy (trẩy) quả cây ấy, hái lá dây ấy, mấy đem nung hòn đá ấy, chộn (trộn) ba thức, giã lẫn làm một, để sem (xem), lúc xống (sống) như thế nào, chết thì làm sao. Thấy sắc đỏ mà mùi thơm, cho người nhai thử; lại thấy môi đỏ như hoa phù dung, mới khen rằng: “Xống (sống) đã tiết nghĩa, chết lại hòa thuận”; mới đặt tên cây ấy là cây cau, dây ấy là dây giầu không, đá nung là vôi; truyền thiên hạ đâu đâu cũng phải lấy giống mà giồng; hễ ai trong nước Nam lấy vợ, lấy chồng, thì đem ba thức ấy làm lễ hỏi. 
Ấy, giầu cau mấy vôi xinh (sinh) ra từ đấy” (C). 
Bản chữ Hán (PQ) không có tên riêng để chỉ cái cây người vợ lúc chết hóa thành. Trần Thế Pháp chỉ dùng danh từ chung Đằng (bộ Thảo). Đằng là cây leo có tua quấn. Đằng được nhiều người dịch là Giầu không. Dịch như vậy là sai và còn dễ đưa đến ngộ nhận về nguồn gốc của từ giầu, trầu. 
Có nhiều ý kiến về từ giầu (trầu). 
- Chữ Hán Phù hay phù lưu được Đào Duy Anh dịch sang tiếng Việt là trầu. Chữ Phù cũng có nghĩa là hoa phù dung. 
- Theo Thiều Chửu và Đỗ Tất Lợi thì trầu không chữ Hán là Củ (bộ Thảo). 
- Khi bàn về Sự rút gọn và biến đổi của các nhóm phụ âm có, Lê Trí Viễn nhận xét: Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Thời Đại, 2011, tr. 118. 
(Nguyễn Dư) 
Chữ nghĩa lơ mơ lỗ mỗ 
Người sáng chói là… người sói trán. 
Chữ nghĩa lơ mơ lỗ mỗ 
Nam vô tửu như kỳ vô phong 
Nữ vô phòng… kỳ vô phong cũng phất 
79 Chữ nghĩa làng văn xóm chữ 
talawas: Chiến tranh trong nhiều tác phẩm của các nhà văn "phía bên kia" thường hiện ra như một thực thể quái đản, hỗn loạn, phi lý, phi nhân tính, hầu như không có những anh hùng. Trong văn học của "phía bên này" thì ngược lại, chiến tranh là một ngày hội được tổ chức quy mô, hầu như ai cũng anh hùng, không ai chửi tục, không ai đang ở đường mòn Hồ Chí Minh mà bỗng thèm một cục nước đá Hà Nội... 
NT: Nói cho ngay, viết về chiến tranh, các nhà văn Miền Nam ít chịu "ràng buộc" hơn các nhà văn Miền Bắc; trừ những quý ngài chỉ nằm ở Sài Gòn, bốc phét trong các phòng khách, còn những nhà văn thực sự lăn lộn ở chiến trường, được "nghiệm sinh" trong bom đạn và chết chóc thì không viết thế đâu. 
Tôi đọc họ, cảm nhận được tình thương yêu đồng loại trong những trang viết nóng bỏng. Chẳng hạn Phan Nhật Nam viết Mùa Hè Đỏ Lửa, Y Uyên viết Tượng Đá Sườn Non, Ngựa Tía, Nhật Tiến viết Giấc Ngủ Chập Chờn…, mặc dầu họ ở phía bên kia. Còn ở phía bên này, hiển nhiên là phải viết theo yêu cầu để toàn thắng, bởi vậy "người bên kia" thì xấu thật xấu, còn "người đằng mình" thì tốt thiệt tốt. Viết theo cái lối vót nhọn con người như vậy khó mà hay được.
Nhưng chuyện này cũng chẳng trách được ai, nhu cầu tất yếu của lịch sử mà, cái chính là bản thân các nhà văn, có ai ép anh đâu, anh có thể làm việc khác, hoặc viết để đó, sau này lịch sử sang trang, anh vẫn có thể công bố được kia mà. (Ngay những cây bút bị cấm thời Nhân Văn Giai Phẩm, thật đáng tiếc khi "mở bát ra", cũng hiếm có những tác phẩm lớn). 
Còn gương mặt của chiến tranh? Đó chính là những cái mỗi người được trải qua và được chứng kiến. Tôi nhớ tết năm 1974, tại một đỉnh đèo trên Trường Sơn, tôi thấy một anh lính lái xe trong đơn vị, quăng xuống cái bi đông nước rồi nhảy xuống đường, chửi đùa: "Mẹ kiếp, thằng Miền Bắc cứ ở ngoài Bắc, thằng Miền Nam cứ ở trong Nam, đánh nhau làm gì cho bố mày khổ thế này?". Lúc đó chúng tôi cười ồ cả lên, vậy nhưng sau đó tất cả lại ai về việc nấy và tôi thấy ở đơn vị tôi tuyệt đối không ai muốn làm "B quay" cả. Đó là một sự thật "trong mắt tôi", và tất nhiên còn những sự thực khác về ý thức trách nhiệm, rất sẵn ở những người lính cả hai bên chiến tuyến. 
(Phạm Thị Hoài nói chuyện với nhà văn Nhật Tuấn) 
* Nhà văn Nhật Tuấn là em nhà văn Nhật Tiến 
Lĩnh Nam Chích Quái 
Vào thế kỷ 15, theo Vũ Quỳnh thì Lĩnh Nam Chích Quái là chuyện truyền khẩu: 
“… Nước Việt ta tự cổ là đất hoang dã nên việc ghi chép còn sơ lược, những chuyện chép ở đây, từ thời nào? Chỉ biết tên là Trần Thế Pháp, ông này không phụng mệnh vua, dựa vào Việt Điện U Linh Tập của Lý Tế Xuyên để viết cội nguồn tộc Việt. 
Trần Thế Pháp chắp vá một số truyện cổ tích ở vùng đất phía nam núi Ngũ Lĩnh của Trung Hoa như Tài Quý ký hay Nam Hải cổ tích ký, để thành truyện. Đến đời Lê, kẻ ngu này góp nhặt thành tập và đặt tên là Lĩnh Nam Chích Quái liệt truyện …”. 
Trong bài tựa, Vũ Quỳnh viết: 
“…Tháng hai năm Nhâm Tý niên hiệu Hồng Đức, kẻ ngu này mới bắt đầu chép được truyện cũ, ôm lấy không tránh khỏi chữ này xọ chữ kia. Thế là quên mình dốt nát, đem ra hiệu chính, xếp thành hai quyển Lĩnh Nam Chích Quái liệt truyện (1), cất ở trong nhà để tiện quan lãm. Còn như việc khảo chính, nhuận truyện thì chư vị quân tử hiếu cổ sau này há không có ai hay sao?...”.  
(1) Bài tựa Việt Điện U Linh Tập của Lý Tế Xuyên ghi rõ là sách viết năm Kỷ Tỵ, Khai Hựu nguyên niên, tức là năm 1329. Lĩnh Nam Chích Quái cũng vậy, bài tựa của Vũ Quỳnh cho biết ông tìm được sách này và tiến hành nhuận chính vào năm 1498. 
Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp được viết vào thế kỷ 14 và được Vũ Quỳnh và Kiều Phú biên soạn lại. Tác giả Việt Điện U Linh Tập dựa vào sách nay không còn nữa là Giao Châu ký của Tăng Cổn là Thái sử Giao Châu đời Đường. Cả hai Lĩnh Nam Chích Quái và Việt Điện U Linh Tập đều có nhiều chỗ hoang đường và ước lệ. 
(Sử gia Lê Mạnh Hùng - Nhìn lại sử Việt) 
(Giáo sư Lê Hữu Mục: Lĩnh Nam Chích Quái - 1959) 
Chữ nghĩa lơ mơ lỗ mỗ 
Yêu em mấy núi cũng trèo. 
Đến khi em… chửa, mấy đèo anh cũng dông!!! 
Họ Vũ thành họ Võ 
Có nhiều thuyết về thủy tổ họ Vũ hay Võ. Nhưng thuyết được biết đến nhiều nhất là từ ông Vũ Hồn. 
Có thuyết nói ông là người mang họ Vũ sang Việt Nam đầu tiên vào thời Đường, nhưng có thuyết người mang họ Vũ sang trước ông. Nhà Đường đã cử ông sang An Nam làm quan điều hành An Nam Đô Hộ Phủ. Khi về hưu, ông quay về Tàu, nhưng sau lại sang Hải Dương sống và sống nơi đây luôn cho đến khi mãn phần. Từ đó dòng họ Vũ lan truyền. 
Nhưng tại sao lại có nơi gọi Vũ lại có nơi gọi Võ? 
Câu chuyện này lại quay về thời Trịnh Nguyễn phân tranh. 
Khởi thủy Nguyễn Hoàng là người Tống Sơn, Thanh Hóa làm quan cho nhà Lê Trịnh... Ông xin vào Thuận Hóa (Thừa Thiên), theo lời khuyên bâng quơ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. 
Đến đời chúa thứ 8 Nguyễn Phúc Khoát thì có chuyện lạ. 
Nguyễn Phúc Khoát khi lên ngôi chuá gọi là chúa Võ. Sau 6 năm trị vì, vào năm Giáp tý 1744, trong nhân gian đột nhiên truyền nhau câu: 
“Bát đại thời hoàn trung đô.” có nghĩa là đến đời thứ 8 là đời chúa Võ lại trở về với trung đô tức Thăng Long. 
Ông nghĩ: “Ông cha đã lập nghiệp trên trăm năm, không bị lệ thuộc họ Trịnh, mà bây giờ mình không giữ nổi để phải quay đầu lại với họ Trinh sao?”. 
Khi ấy, tương truyền có cây udumbada, nở bông rực rỡ, đây là điềm lành. Cây này chẳng mấy khi có hoa. 
Ông lại nghĩ năm Tý là năm đầu của 12 con giáp. Mà Giáp tý là đứng đầu của thập can, 60 năm mới có 1 lần. Điều này rất thuận lợi cho việc cải cách. Ông laị tìm quan Thái Phó Nguyễn Đăng Thanh, thầy dạy ông thủa trước xin chỉ bảo. Ông thầy, đề nghị ông xưng “vương” tức hiệu Vũ Vương. 
Đồng thời cải tổ chính trị, văn hóa, thông tục khác với miền Bắc hay miền ngoài. Kể từ đó, có nhiều cải cách được ban hành, như: phủ đổi thành điện, những gì trình lên vua gọi là tấu. 
Thân quân gọi là Vũ lâm quân, Văn chức đổi là Hàn lâm viện. Về hành chính thì chia làm 6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình và Công. Phàm văn thư vẫn dùng niên hiệu vua Lê nhưng đối với các thuộc quốc thì xưng là Thiên vương. Y phục từ quan đến dân cũng thay đổi... 
Về văn chương, ông cũng thay đổi một số chữ dịch Hán Việt để tránh tên húy một số tên các vị trong dòng họ chúa và cũng là nét đặc trưng cho đàng trong như: 
Hoàng thành Huỳnh: Huỳnh Thúc Kháng 
Vũ Võ. 
Vũ Hồng Khanh 
Đường Đàng. 
Vũ đường 
Võ đàng.  
Trường Tràng. 
Trường thi 
Tràng thi 
Phúc Phước. 
Phúc lộc thọ 
Phước lộc thọ 
Nhân Nhơn 
Nhân văn 
Nhơn văn 
Tính Tánh. 
Tính tình 
Tánh tình 
(nguồn: Hiệp Võ) 
Ố túy cương tửu 
Ố: ghét. Túy: say sưa. 
Ghét say sưa nhưng lại thích uống rượu. Thành ngữ Hán Việt này ám chỉ những người nói một đàng làm một nẻo. 
(Việt Chương - Thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam) 
Tình cà 
Anh cà nhỏng không đi làm gì cả 
Thân cà tàng chỉ có khẩu cà nông 
Em cà rỡn le lưỡi giống cà rồng 
Nên tình mãi cà bông hạch cà đụi 
Chữ nghĩa lơ mơ lỗ mỗ 
Một số trường hợp tương tự với hiện tượng mượn âm. Trái sầu riêng có nguồn gốc từ Malaysia là đu-riêng. 
Ban đầu (giữa thế kỷ 19) người Việt dùng cả hai từ, sau loại hẳn từ đu-riêng. 
Huyện Kế Sách ở tỉnh Sóc Trăng gốc Khmerlà Ksach, nghĩa là “cát”. Vì gần âm với từ kế sách (phương kế, sách lược) nên Kế Sách đã thay thế Ksach. 
Ðèo ở phía bắc thành phố Nha Trang do kỹ sư người Pháp Rury điều khiển sửa sang nên Pháp dùng tên người này đặt cho đèo. Người Việt đã gọi là đèo… Rù Rì. 
(Lê Trung Hoa - Hiện tượng tỉnh lược trong ngôn ngữ) 
Chữ nghĩa làng văn 
Nguyễn Hưng Quốc đã bình giá thơ Bùi Giáng mà tôi nghĩ có thể như một lý giải khả ái về vụ nhàm lặp: 
"Tôi cho đây là đặc điểm nổi bật nhất trong phong cách thơ Bùi Giáng: thơ Bùi Giáng chính là sự xóa nhòa của mọi đường biên quen thuộc vốn được mọi người chấp nhận như là một quy ước, một luật lệ trong văn học từ xưa đến nay". 
(Cái hay cái dở ăn ở thơ Bùi Giáng - Đỗ Quyên) 
Chuyện làng văn với bút danh 
J. Leiba 
Chính tên là Lê Văn Bái, sinh năm 1921 ở Yên Bái. Ông viết Ngọ báo, Loa, Tin văn, L'Annam Nouveau, Tiểu thuyết thứ bảy. Ích hữu, Việt Báo, Nam Cường và lấy bút hiệu là J. Leiba 
J. Leiba (viết tắt chữ Jean Leiba), tuy có vẻ Tây nhưng do hai chữ Lê Bái trong tên ông nói lái mà ra. Khởi đầu, ông ký bút hiệu Thanh Tùng Tử, sau mới đổi là J. Leiba. 
Thơ dăng báo Loa với một tên ký chẳng Việt Nam tí nào, thế mà vừa ra đời Leiba liền được người ta thích. 
(Hoài Thanh) 
Chữ nghĩa lơ mơ lỗ mỗ 
Bắt nguồn một từ Việt gốc Hán “chiêm”, nghĩa là nói liến thoắng hoặc nói sảng trong khi bệnh. 
Ta có… chiêm bao. 
(Phan Trọng Hoa - Thành ngữ, tục ngữ khó hiểu) 
Tam Thiên Tự 
So sánh sách vở lòng chữ Hán thông dụng Tam Thiên Tự: 
Thiên trời, 
địa đất 
Cử cất, 
tồn còn 
Tử con, 
tôn cháu 
Lục sáu, 
tam ba 
Thì phải công nhận sách của Tự Ðức công phu hơn và cũng có phương pháp hơn. Tam Thiên Tự tuy có vần, nhưng liệt kê ngữ vựng một cách tùy tiện. Ngược lại tác phẩm Tự Ðức Thánh Chế Tự Học Giải Nghĩa Ca được hệ thống hóa bằng cách phân loại và đặc biệt sử dụng thơ Lục Bát là thể thơ quen thuộc với người Việt-Nam nên dễ đọc dễ nhớ: 
Thiên trời, địa đất, vị ngôi 
Phú che, tái chở, lưu trôi, mãn đầy 
Cao cao, bác rộng, hậu dày 
Thần mai, mộ tối, chuyển xây, di dời 
Chữ nghĩa làng văn 
Khi Bùi Giáng tếu táo về Nguyễn Trãi: 
- Sáo tai, nhàm mắt: "Nghĩ tới Nguyễn Trãi, không còn can đảm đâu viết nên một lời gì cả" (trang 64, cuốn Một); 
(Cái hay cái dở ăn ở thơ Bùi Giáng - Đỗ Quyên)  
Chữ nghĩa lơ mơ lỗ mỗ 
Đại Đế Alexandre III (-356 -323) (Alexandre le Grand): gốc Macédoine, học trò của Aristote. 
Được xem là một trong những vị tướng thành công nhất trong lịch sử, người đã chinh phạt gần như toàn bộ thế giới, ông thường được xem là một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử. Những ý nguyện cuối cùng của ngài Alexander Đại Đế khi sắp chết. Alexander Đại Đế cho triệu tập các quan trong triều đình đến để truyền đạt 3 ý nguyện cuối cùng của mình. Ngài phán rằng: 
1- Quan tài của ngài phải được khiêng đi bởi chính các vị ngự y giỏi nhất của thời đó. 
2- Tất cả các báu vật của ngài (vàng, bạc, châu báu,...) phải được rải dọc theo con đường dẫn đến ngôi mộ của ngài, và... 
3- Đôi bàn tay của ngài phải được để lắc lư, đong đưa trên không, thò ra khỏi quan tài để cho mọi người đều thấy. 
Một vị cận thần của ngài, rất đổi ngạc nhiên về những ý muốn kỳ lạ này, và đã hỏi ngài Alexander lý do tại sao. 
Ngài Alexander đã giải thích như sau: 
1- Ta muốn chính các vị ngự y giỏi nhất phải khiêng quan tài của ta để cho mọi người thấy rằng một khi phải đối mặt với cái chết, thì chính họ (là những người tài giỏi nhất) cũng không có tài nào để cứu chữa. 
2- Ta muốn châu báu của ta được vung vãi trên mặt đất để cho mọi người thấy rằng của cải, tài sản mà ta gom góp được ở trên thế gian này, sẽ mãi mãi ở lại trên thế gian này (một khi ta nhắm mắt xuôi tay từ giã cõi đời). 
3- Ta muốn bàn tay của ta đong đưa trên không, để cho mọi người thấy rằng chúng ta đến với thế giới này với hai bàn tay trắng và đến cuối cuộc đời, khi chúng ta đã cạn kiệt kho tàng quý giá nhất là thời gian, thì chúng ta cũng sẽ rời khỏi thế giới với hai bàn tay trắng. 
Nguồn gốc chữ Quốc ngữ 
Đầu thế kỷ thứ 17 các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha đến Việt Nam. Dòng Tên chính thức được thành lập ở Đàng Trong năm 1615. Đàng Ngoài năm 1627. 
Trong giới giáo sĩ dòng Tên người Bồ có một nhân vật đóng một vai trò lịch sử trong nền văn hóa Việt Nam, đó là Francisco de Pina. Pina sinh năm 1585, đến Macau năm 1613, đặc biệt rất giỏi tiếng Nhật. Năm 1617 ông đến Đàng Trong truyền giáo và bắt đầu dịch một số văn bản của Ki Tô giáo ra tiếng Nôm, một thứ chữ Hán được bản địa hóa.. Nhưng Pina nhận thấy các nhà truyền giáo khác họ không sao học được chữ Nôm. Pina thấy chữ Nôm không thể là phương tiện giao tiếp với người bản xứ, ông nghĩ ra một cách đơn giản. Ông thử lắng nghe người Việt phát âm ra sao rồi dùng mẫu tự la tinh để diễn tả âm tiết theo cách mà tiếng Bồ Đào Nha thường làm. Đó là thời điểm khai sinh của chữ quốc ngữ chúng ta ngày nay. 
Từ năm 1622, ông đã tạo một hệ thống chuyển mẫu tự la tinh cho hợp với thanh điệu và lối phát âm của tiếng Việt. Pina cũng soạn cả một tập văn phạm thô sơ cho loại chữ viết mới mẻ này. 
Ốc chưa mang nổi thân ốc 
Mà còn đòi làm cọc cho rêu 
Ý nói những người có tính đa mang: thân mình còn lo chưa xong mà còn hòng đeo bòng người khác. 
(Thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam - Việt Chương).
Phi Ngọc Hùng
Theo https://fr.scribd.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Có hay không, việc hai vua Trần đóng đại bản doanh ở Thiên Long uyển xã Yên Đức, Đông Triều, để chỉ huy trận đánh Bạch Đằng năm 1288? Tô...