Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2021
Vui buồn nghe khúc nhạc hè
Nói tới những khúc nhạc mùa hè chắc ai
cũng không quên bài "Hè về" của
nhạc sĩ Hùng Lân. Ông sinh
năm 1922, mất năm 1986. Ông là một nhạc sĩ danh tiếng, tác giả những ca khúc "Hè về", "Khỏe vì nước",
"Việt Nam minh châu trời đông". Ông cũng là một giáo sư giảng
dạy âm nhạc uy tín và là người khởi xướng dùng tiếng Việt để hát thánh ca. Ông
cũng là tác giả đặt lời Việt cho bài "Silent
Night" nổi tiếng với tựa đề "Đêm
thánh vô cùng".
Bài nhạc thứ hai là bài "Khúc ca mùa hè" của nhạc sĩ Canh Thân. Ông là một trong những nhạc sĩ tiên phong của tân nhạc Việt Nam nhưng có rất ít tài liệu nói về ông. Ông sinh khoảng năm 1920, không rõ năm mất. Xuất thân từ nghệ sĩ cải lương, thời kỳ đầu ông là một ca sĩ của tân nhạc, ông có tham gia hội ái Tino và lấy biệt danh là Tino Thân, ngoài ra ông cũng là một nhạc công đa tài. Về lĩnh vực tình ca, ông nổi tiếng với bài "Cô hàng cà phê", "Khúc ca mùa hè" và "Anh còn cây đàn" v.v... Bài "Khúc ca mùa hè" cũng đầy yêu thương và vui tươi như nơi... thiên đàng. Nguyên văn như sau:
Nhưng tiếc thay mùa hè đôi khi cũng mang lại những cảm giác buồn bã, sầu bi như trong bài "Nỗi buồn hoa phượng" của nhạc sĩ Thanh Sơn. Ông sinh năm 1938 và qua đời vào năm 2012. Ông được biết đến từ thập niên 1960 với những ca khúc trữ tình nói về tình cảm của tuổi học trò trong đó nổi tiếng hơn hết là những bài về mùa hè. Bài "Nỗi buồn hoa phượng" được ông tâm đắc nhất. Khoảng thời gian sau, ông nổi tiếng với các ca khúc về miền Tây Nam Bộ mang âm hưởng dân ca Nam bộ và với dòng nhạc boléro. Bài "Nỗi buồn hoa phượng" có những đoạn buồn bã vì chia ly:"Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn. Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương.
Rồi đến bài "Tóc em chưa úa nắng hè" của nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương cũng gợi buồn man mác. Ông sinh năm 1933. Ông còn được biết tới với vai trò sản xuất những băng nhạc mang tên Phạm Mạnh Cương rất phổ biến ở Sài Gòn trước 1975. Phải đến bản tango "Thu ca" viết năm 1953 ở Hà Nội thì tên tuổi ông mới thực sự được công chúng biết tới. Năm 1956, ông viết "Thương hoài ngàn năm", ca khúc đầu tiên ông viết ở miền Nam. Phía sau mỗi nhạc phẩm đều ghi dấu một kỷ niệm đã tạo nên nguồn cảm hứng, từ đó ông liên tiếp tung ra những ca khúc: "Thung lũng hồng", "Mắt lệ cho người tình", "Tóc em chưa úa nắng hè." Bài "Tóc em chưa úa nắng hè" cũng buồn bã, ngậm ngùi đầy nhung nhớ và nước mắt:"Rồi nắng hạ tàn phai. Cơn mê tình ái. Rã rời lạc lối.
Trong bài "Hạ trắng", Trịnh Công Sơn cũng vẽ ra cái nắng mùa hè buồn bã không kém:"Gọi nắng! Trên vai em gầy, đường xa áo bay. Nắng qua mắt buồn, lòng hoa bướm say.
Rồi đến các bài nhạc của Trầm Tử Thiêng. Ông sinh năm 1937, mất năm 2000. Ông là một nhạc sĩ của dòng nhạc vàng và tình ca giai đoạn 1954-1975 tại miền Nam Việt Nam. Ông sáng tác nhiều bài về mùa Hè như "Đưa em vào hạ", "Người tình mùa hạ", "Mây hạ" và cùng với Trúc Hồ trong bản "Cơn mưa hạ". Bài nào cũng thoáng hiện nỗi buồn! Bài "Đưa em vào hạ" cũng gợi cảnh chia ly nhưng lại phảng phất mùi giặc giã, chiến tranh: "Mùa hè năm nay anh sẽ đưa em rời phố chợ đôi ngày. Qua miền xa mà nghe rừng thiêng gọi lá. Tiếng nỉ tiếng non khi chiến trường nằm im thở khói. Đứa bé nhìn cha đang chờ giặc dưới giao thông hào...
Bài "Mây hạ" (sáng tác năm 1967):
Bản "Cơn mưa hạ" sáng tác cùng Trúc Hồ:..."Nhạc gọi mưa hay mưa trút xuống đời. Thành dòng lệ, thành đêm bão tố về.
Thi sĩ Nhất Tuấn, tên thật là Phạm Hậu, sinh năm 1935. Năm 1954, ông cùng gia đình di cư vào miền Nam, định cư tại Đà Lạt. Ông gia nhập trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt năm 1955 rồi ra trường phục vụ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cho đến 30/4/1975. Ông nổi tiếng với những bài thơ trong tập "Truyện chúng mình". Một trong những bài thơ này được nhạc sĩ Anh Bằng phổ nhạc. Nhạc sĩ Anh Bằng, sinh năm 1926, nổi tiếng với số lượng sáng tác khoảng 650 tình khúc để lại cho đời. Ông là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc vàng và nhạc hải ngoại, là người đã sáng lập Trung Tâm Asia vào năm 1981. Ngoài những tác phẩm của chính mình, ông còn là một trong nhóm ba người hợp tác soạn nhạc với bút hiệu Lê Minh Bằng.
Tuy còn nhiều nhạc sĩ khác sáng tác với đề tài liên quan tới mùa Hè nhưng tạm xin ngưng nơi đây với nhạc sĩ Lê Hựu Hà. Ông sinh năm 1946, mất năm 2003 vì tai biến mạch máu não tại Sài gòn. Ông nổi tiếng với các ca khúc "Vào hạ", "Hãy yêu như chưa yêu lần nào", "Yêu em", "Hãy vui lên bạn ơi", v.v... Ông được đánh giá là một trong những người Việt hóa nhạc trẻ Âu-Mỹ đầu tiên ở Việt Nam.
Trong một năm, có bốn mùa luân chuyển. Hết Xuân, Hạ lại đến Thu,
Đông. Mùa Hạ lúc nào cũng là mùa Hạ, nhưng vì lòng người sôi động nên mới cảm
thấy có lúc vui lúc buồn, mới cảm thấy nắng hè chuyển gam sắc độ theo nhịp tim
của mình. Thi sĩ Nguyễn Du từng viết: "Người
buồn cảnh có vui đâu bao giờ" và thi sĩ Lamartine rất chí lý khi
nói: "Le spectacle est dans les
yeux" (Cảnh ngoài cũng chỉ do đôi mắt người).
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Những truyện siêu ngắn của Nhật Bản Người ta tin rằng thời kỳ được công nhận rộng rãi và phát triển mạnh mẽ của thể loại truyện siêu ngắ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét