Con mèo của Foujita , những suy tư về cuộc đời
Lê Tiến Dũng
Con đường văn học của
Nguyễn Quang Sáng đã được bắt đầu từ những năm năm mươi. Nhưng sự nghiệp văn
học của ông được khẳng định chủ yếu trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ. Người
ta nhớ đến một Nguyễn Quang Sáng với một bút pháp linh hoạt mà mộc mạc chân
chất, đằm thắm qua những tác phẩm như Chiếc lược ngà, Bông cẩm thạch,
Mùa gió chướng và sau này là Dòng sông thơ ấu...
Bước vào thời kì đổi mới văn học, không ít nhà
văn cùng thế hệ với ông chững lại. Ông thì vẫn không ngừng tìm tòi để vài năm
lại cho ra một tập truyện hay một tập kịch bản phim truyện. Từ Tôi
thích làm vua (1988) người đọc bắt đầu thấy có một Nguyễn Quang
Sáng khác với Nguyễn Quang Sáng thời Chiếc lược ngà, Mùa gió chướng...
Truyện của ông hướng về những suy tư, những chiêm nghiệm về cuộc đời. Trước
muôn nỗi sự đời ngốn ngang hôm nay Nguyễn Quang Sáng đã nhận thấy rằng không
thể chỉ dừng lại ở việc "phản ánh", "ghi chép", "làm
hộ báo công" nữa. Tuy không đọc lời “ai điếu” cho một giai đoạn đã qua,
nhưng ngòi bút của ông đã lặng lẽ chuyển sang một hướng khác. Người đọc có cảm
tưởng như đang gặp một Nguyễn Quang Sáng suy tư nhiều hơn, nghĩ ngợi nhiều hơn. Con
mèo của Foujita (1) của Nguyễn Quang Sáng đã được tiếp tục viết
trong cảm hứng này.
Tập sách gồm có chín truyện ngắn. Mỗi truyện
ngắn là một câu chuyện đời. Nhưng truyện của ông viết không nhằm nhiều lắm vào
việc kể cho người đọc biết thêm một câu chuyện, một sự kiện nào đó, mà nhiều
hơn là hướng người đọc vào những suy gẫm về những chuyện đời, chuyện người mà
mình đã nếm trãi, đã chứng kiến. Cho nên không phải ngẫu nhiên mà hầu như các
truyện đều được viết theo lối "kể lại" chuyện bạn bè, chuyện người
thân hay chính chuyện của mình một thời như Con mèo của Foujita,
Người bạn lính, Con ma da, Tím bằng lăng, Người đàn bà đức hạnh, Con chim quên
tiếng hót... Trong việc kể lại đó, lại ẩn chứa nhiều suy nghiệm của
mình.
Chẳng hạn như ở truyện Người bạn lính quả
là tác giả có "kể chuyện" bạn bè một thủa, nhưng hình như nhiều hơn
ông nghĩ về "người anh hùng của một thời" và con người đích thực của
anh ta. Nghĩ về một thời đã qua, Nguyễn Quang Sáng dường như không để chê bai,
phê phán hay lên án, mà nhiều hơn như là một sự “nghiệm” lại. Nghiệm lại cái
thời người anh hùng đã khổ sở như thế nào trong sự "trịnh trọng của bộ
quân phục thẳng thớm", không dám cười to, nói lớn, "thèm rượu muốn
chết", "thèm chửi thề hơn thèm thuốc lá", "đóng vai người
anh hùng cực hơn đánh giặc” (tr. 45)... Cái thời đã qua, cái thời “con
người cứng đơ như khúc gỗ” đã qua. Những gì đã qua thì cho nó qua. Cũng như cái
thời của bây giờ là một thời khác. Người anh hùng không dám ôm vợ trong đêm tân
hôn ấy lại kí tắt được một hợp đồng kinh tế trong quá bia “có các em son phấn
tới lui, bưng rót”. Việc gì, người nào cũng có một thời của nó cả.
Hay ở truyện Đạo Tưởng,
Nguyễn Quang Sáng nghĩ về những ảo tưởng vô vọng của con người. Cái thứ đạo chỉ
được xây dựng bằng ý chí và sự huyễn hoặc về mình và đám đông mà thiếu một cơ
sở thực tiễn thì trước sau cũng tan như “khói hương trong am hành đạo trong cơn
gió” (tr. 81). Cái không khí hừng hực của lớp lớp “giáo gươm tua tủa”, của
“tiếng hò hét như sấm”, của “tiếng phèng la nổi dậy trời” phút chốc đã tan tành
chỉ với “một tiếng nổ”, với “một viên đạn đồng bằng đầu đũa” khiến cho người
đọc cảm nhận ra tất cả sự bi hài đến xót xa. Xót xa cho một giấc mơ “thừa mạng
trời lập quốc”, “đánh đuổi quân thù rửa nhục nước” mà lại “không biết biên giới
nước Nam mình đến đâu. Nước Nam có bao nhiêu sông lớn, bao nhiêu núi cao ông
cũng không rành” (tr. 81). Thật đúng là Đạo tưởng ! Cái hình
ảnh một đấng giáo chủ ngã xuống “không một tín đồ bên ông” mà quanh ông chỉ là
“giáo mác của tín đồ đã tản chạy” khiến cho người đọc nghĩ sâu hơn về sự tan rã
của lòng tin mù quáng không có cơ sở thực tiễn. Câu chuyện, do đó, dẫn người đọc
nghĩ rộng ra nhiều việc đời khác.
Nguyễn Quang Sáng cũng hướng ngòi bút của mình
đến những suy tư về đời sống thường nhật của con người. Dưới mắt ông, cuộc sống
là sự bề bộn, ẩn chứa bao nghịch lí, đôi khi đến trớ trêu chứ không phẳng phiu,
ngăn nắp. Trong truyện ngắn của mình, Nguyễn Quang Sáng nghĩ sâu thêm về những
nghịch lí trớ trêu của sự đời.
Trong Con ma da, một “người
vợ hiền của một ông giáo” ác nghiệt thay lại từng là gái bán bia ôm. Người
“khách quen” của cô gái oái ăm thay lại là bạn thân của ông giáo. Người bạn lặn
lội về thăm ông giáo sau đám cưới đâu có ngờ rằng vợ bạn mình lại là cô gái bán
bia ôm hôm nào. Sự ê chề đã khiến cho cô gái nhảy xuống sông trầm mình. Ông
giáo tội nghiệp kia vẫn cứ tưởng vợ mình chết vì con ma da đâu đó trong huyền
thoại của sông nước. Ông có ngờ đâu co ma da thật sự ở trong đời, đôi khi ngay
cả trong những người thân nhất của mình, cũng có thể là cả chính mình nữa.
Tiếng thét của người bạn ở cuối truyện này “Con ma da ấy là tao ! Tao ! Tao !”
như là âm vang của một nỗi nhức nhối, một nỗi cay đắng của sự đời.
Ở truyện ngắn Người đàn bà đức hạnh cái
triết lí mà tác giả rút ra không có gì mới : đức hạnh lớn nhất của mọi đức hạnh
là lòng nhân hậu. “Em đã cứu một người điên, em là người đàn bà đức hạnh !”
Nhưng cái đáng nói ở đây không phải là cái triết lí về đức hạnh, mà là cái
nghịch lí của đức hạnh. Cái cao cả của lòng nhân hậu vẫn không khỏa lấp được
tiếng khóc trần thế buốt đau của người đàn bà : “Tiếng khóc của Năm Thanh tôi
nghe như tiếng cào, tiếng xé trong tâm hồn mình. Tiếng khóc nhói đau suốt cả
cuộc đời tôi” (tr. 124). Người đàn bà đức hạnh nhất trong những người đức hạnh
ấy đã khóc cho chính mình và khóc cho cả chính sự trớ trêu của cuộc đời : vì để
được một thứ này phải đánh mất một thứ khác ư ?
Trong Con mèo của Foujita một
chuỗi những nghịch lí của sự đời đan xen vào nhau, song song tồn tại. Từ nghịch
lí của chuyện hàng ngày “đồ chơi mắc hơn đồ ăn” cho đến cái nghịch lí cao cả
của sự sáng tạo : “Hình như người nghệ sĩ không chấp nhận cái xấu. Mà cái xấu
và cái đẹp lại song song tồn tại với con người. Và đó là bi kịch của người nghệ
sĩ” (tr. 31). Từ nghịch lí tình yêu cho đến nghịch lí của chuyện làm ăn. Một
người sẵn sàng từ chối đi tập kết chỉ vì hứa hôn vì một cô gái, để ở lại rồi
lãnh án năm năm tù. Ra tù lại nhận thêm một nỗi đau nữa : vợ đã đi theo người
khác. Cả một cơ quan từ thủ trưởng đến nhân viên đã hớn hở ra mặt khi đổi được
ba cái bình cổ trị giá năm cái ô tô để lấy... một cái ô tô ! Tất cả những
nghịch lí ấy lại là cuộc đời.
Nguyễn Quang Sáng cứ kể như không có gì là quan
trọng, như “ào” đi cho xong. Nhưng đằng sau các sự kiện, các chi tiết ấy lại
nặng bao suy tư, nghiền ngẫm về người, về đời.
Đọc Con mèo của Foujita ta
lại gặp cách kể chuyện tự
nhiên, dung dị và rất đời của ông. Đọc ông, có cảm tưởng như ông chẳng sắp xếp, bố trí gì cả, cứ tưởng như ông gặp đâu kể đó, đưa bút thật dễ dàng. Ấy vậy mà các chi tiết, các sự kiện lại gắn bó nhau thật chặt chẽ. Chính điều này đã tạo cho nhiều truyện của ông giàu suy tư mà lại hồn hậu, tự nhiên, chứ không ra vẻ “làm văn”. Còn khi nào ông cố ý sắp đặt thì lại không thành công lắm. Ở những truyện này có cảm tưởng như câu chuyện chỉ là “dẫn chứng minh họa” cho một định đề có sẵn (chẳng hạn như ở Con chim quên tiếng hót...)
nhiên, dung dị và rất đời của ông. Đọc ông, có cảm tưởng như ông chẳng sắp xếp, bố trí gì cả, cứ tưởng như ông gặp đâu kể đó, đưa bút thật dễ dàng. Ấy vậy mà các chi tiết, các sự kiện lại gắn bó nhau thật chặt chẽ. Chính điều này đã tạo cho nhiều truyện của ông giàu suy tư mà lại hồn hậu, tự nhiên, chứ không ra vẻ “làm văn”. Còn khi nào ông cố ý sắp đặt thì lại không thành công lắm. Ở những truyện này có cảm tưởng như câu chuyện chỉ là “dẫn chứng minh họa” cho một định đề có sẵn (chẳng hạn như ở Con chim quên tiếng hót...)
Đọc Con mèo
của Foujita của Nguyễn Quang Sáng tôi nhớ nhận xét của ông về nét
vẽ mèo tài hoa của người họa sĩ xứ Phù Tang này. Nguyễn Quang Sáng nhận xét
rằng đôi mắt mèo qua nét vẽ của Foujita dường như trong hơn, xanh hơn, lung
linh hơn, “lim dim như đang nghĩ ngợi đến một điều gì sâu xa lắm” (tr. 35).
Hình như đó cũng chính là điều mà Nguyễn Quang Sáng tâm niệm và hướng ngòi bút
mình đến trong tập truyện này. Hình như đó cũng là cái đang làm nên một Nguyễn
Quang Sáng khác, một Nguyễn Quang Sáng của ngày hôm nay.
Kiến thức ngày nay,
1993.
1) Con
mèo của Foujita, tập truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng, NXB Văn nghệ
TP. Hồ Chí Minh, 1992.
Trả lờiXóađại lý vé máy bay eva tại tphcm
mua vé máy bay đi mỹ hãng nào rẻ
hang khong korean air
book vé máy bay đi mỹ
Vé máy bay đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Du Lich Tu Tuc
Tri Thuc Du Lich