Nhạc
công Phạm Ngọc Lang:
Suốt 40 năm qua, nhạc
công Phạm Ngọc Lang - 56 tuổi, ở thôn Hiếu An, xã Nhơn Khánh, thị xã An Nhơn -
cống hiến hết mình với tất cả niềm say mê sân khấu nghệ thuật chuyên nghiệp.
Lúc còn gắn bó với các đoàn tuồng không chuyên cũng như khi chuyển sang chơi
nhạc tế lễ, dù hoạt động trong môi trường nào, anh vẫn tạo dựng được uy tín
bằng tài năng và “chữ tâm” với âm nhạc truyền thống.Có ông nội và cha đều là những nhạc
công nổi tiếng trong vùng, mẹ cũng là người đam mê cả hát tuồng và dân ca bài
chòi, Phạm Ngọc Lang lớn lên cùng với điệu nhạc, lời ca mang đậm bản sắc văn
hóa truyền thống.
Tiếp nối truyền thống gia đìnhNăm 12 tuổi, Ngọc Lang sớm thể hiện
được năng khiếu “con nhà tông” khi lĩnh hội tốt những kiến thức âm nhạc truyền
thống được cha truyền dạy. Mong muốn con được học hỏi thêm và có điều kiện tôi
luyện trong môi trường hoạt động sân khấu nghệ thuật chuyên nghiệp, ông Phạm Sĩ
đã khuyên Phạm Ngọc Lang xin vào làm việc ở Nhà hát tuồng Đào Tấn; đồng thời
gửi gắm bạn thân là những nhạc công nổi tiếng đang làm việc ở đây như Lưu Hạnh,
Văn Bá Anh, Hoài Ân truyền dạy thêm cho con. Nhờ vậy, Ngọc Lang càng có điều
kiện học hỏi, rèn luyện, dần trở thành một trong những nhạc công đàn nhị tài
năng của Nhà hát.
Nhạc công Phạm Ngọc Lang (ngoài cùng, bên phải) luyện tập cùng các học trò trong
ban nhạc truyền thống.
|
Sau gần 15 năm gắn bó với môi trường
nghệ thuật chuyên nghiệp, Ngọc Lang khiến nhiều đồng nghiệp, khán giả luyến
tiếc khi quyết định xin nghỉ việc. “Giám đốc Nhà hát tuồng Đào Tấn lúc đó là
NSND Võ Sĩ Thừa động viên tôi ở lại, nên đơn xin nghỉ việc của tôi đến 2 tháng
sau mới được ký. Tình cảm của chú Thừa và nhiều anh chị em đồng nghiệp đã gắn
bó nhiều năm làm tôi cảm động và suy nghĩ lung lắm. Nhưng bố mẹ ở quê già yếu,
cần con cái cận kề chăm sóc, trong khi tôi và em trai - Phạm Ngọc Châu đều làm
ở Nhà hát tuồng Đào Tấn. Khuyên em trai ở lại để tiếp tục phát triển sự nghiệp
nghệ thuật, còn tôi thì xin về quê”, Ngọc Lang nhớ lại.
Về quê báo hiếu bố mẹ, nhạc công Phạm Ngọc Lang vẫn nặng lòng với âm nhạc truyền thống. Mỗi bận sắp xếp được thời gian và công việc, anh đều nhận lời giúp chơi nhạc cho hầu hết các đoàn tuồng không chuyên trong tỉnh. Tiếng đàn Ngọc Lang một thời góp phần giúp các nghệ sĩ chuyên nghiệp thăng hoa trên sân khấu, nay lại tiếp tục gắn bó cùng những nhân vật tuồng nơi làng quê.
Về quê báo hiếu bố mẹ, nhạc công Phạm Ngọc Lang vẫn nặng lòng với âm nhạc truyền thống. Mỗi bận sắp xếp được thời gian và công việc, anh đều nhận lời giúp chơi nhạc cho hầu hết các đoàn tuồng không chuyên trong tỉnh. Tiếng đàn Ngọc Lang một thời góp phần giúp các nghệ sĩ chuyên nghiệp thăng hoa trên sân khấu, nay lại tiếp tục gắn bó cùng những nhân vật tuồng nơi làng quê.
Tận tâm giữ
nghề
“Phạm Ngọc
Lang là một nhạc công có kỹ thuật biểu diễn tốt, tiếng đàn ngọt ngào được
đồng nghiệp đánh giá cao, khán giả ưa thích. Sau nhiều năm cống hiến cho Nhà
hát tuồng Đào Tấn, anh đã rời xa môi trường sân khấu nghệ thuật chuyên
nghiệp. Tuy nhiên, ở môi trường hoạt động nào, anh cũng đều thể hiện được tài
năng, niềm say mê và đóng góp cho nghề. Điều này rất đáng để những người làm
nghề học tập và trân trọng”.
Nhạc sĩ, NSƯT
NGUYỄN GIA THIỆN,
Phó Giám đốc
Nhà hát tuồng Đào Tấn
|
Sau thời gian dài cống hiến cho âm nhạc
sân khấu tuồng, nhạc công Phạm Ngọc Lang lại quyết định “rẽ hướng” sang chơi
nhạc tế lễ. Có nền tảng vững chắc từ truyền thống chơi nhạc tế lễ của gia đình,
lại có nhiều năm hoạt động nghệ thuật, Ngọc Lang nhanh chóng khẳng định được uy
tín bằng sự nghiêm túc, tâm huyết với công việc.
Nhạc công Phạm Ngọc Lang cho biết:
“Nhạc tế lễ mang đặc trưng riêng của quê hương Bình Định rất bài bản, phong
phú. Cũng trên nền tảng cơ bản, nhưng cách chơi nhạc tế lễ ở đình, miếu, lăng
ông khác với chơi ở chùa, rồi nhạc tế lễ, chơi nhạc cho đám ma lại theo kiểu
khác. Vì thế, người nhạc công phải nghiên cứu, am hiểu rộng và vững tay nghề để
hoàn thành tốt công việc. Chẳng hạn, chơi nhạc đám ma ngày xưa chỉ có những bài
bản cổ như nam ai, xàng xê, bình ván, lưu thủy, kim tiền, say thượng…
hiện nay tôi đã đưa vào những làn điệu nhạc tuồng phù hợp để tạo sự phong phú,
đáp ứng nhu cầu của người dân”.
Ban nhạc của nhạc công Phạm Ngọc Lang với cách chơi nhạc tế bài bản đúng đặc trưng Bình Định đã được mời đi tham gia các dịp cúng tế ở các đình, miễu, lăng ông, chùa, đám tang… khắp trong tỉnh và ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk.
Ban nhạc của nhạc công Phạm Ngọc Lang với cách chơi nhạc tế bài bản đúng đặc trưng Bình Định đã được mời đi tham gia các dịp cúng tế ở các đình, miễu, lăng ông, chùa, đám tang… khắp trong tỉnh và ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk.
Hơn cả công việc để kiếm sống, Phạm
Ngọc Lang lấy môi trường nghề nghiệp để đào tạo học trò hầu gìn giữ âm nhạc
truyền thống. Anh tâm niệm: “Đã làm nghề nhạc công âm nhạc truyền thống, bất kể
trong môi trường nào cũng phải nghiêm túc rèn luyện. Chơi nhạc lễ mà học không
đúng, chơi chưa “ngon” thì nó trật đi. Tôi chú trọng dạy học trò nhạc lý để các
em có nền tảng kiến thức cơ bản, từ đó mới có thể tiếp cận và kế thừa, sáng tạo
cho phù hợp”.Học trò nhiều nơi biết tiếng đã tìm đến nhà Ngọc Lang
học, rồi gắn bó chơi nhạc cùng thầy trong niềm đam mê thực sự, chứ không đơn
thuần chỉ là nghề kiếm sống. Anh Nguyễn Hữu Tường- 25 tuổi, nhạc công ở xã Nhơn
Hòa, thị xã An Nhơn - chia sẻ: “Một lần được nghe thầy chơi nhạc tế lễ rất hay,
tôi ái mộ và tìm đến học không chỉ đờn nhị, mà còn các loại nhạc cụ khác như
kèn, trống. Được thầy chỉ dạy tận tình, phân tích cái hay cái đẹp của âm nhạc
truyền thống, tôi lại càng mê, tính đến giờ cũng đã gắn bó với nghề này được 5
năm rồi”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét