Nghệ sĩ guitar Văn Vượng: Khát khao nhìn bầu trời Hà Nội
(TT&VH) - Không phải người Hà Nội gốc (quê ở Hải
Dương), 26 tuổi mới đặt chân lên Hà Nội nhưng ngay từ giây phút đầu tiên, nghệ
sĩ guitarVăn Vượng đã “cảm” Hà Nội bằng tác phẩm Người Hà Nội được
ông chuyển soạn cho cây đàn guitar.
Từ đó đến nay ông đã gắn bó với mảnh đất này 44 năm với biết bao
kỉ niệm vui, buồn về cuộc sống cũng như sự nghiệp.
Hà Nội trong mắt Văn Vượng
Bị bệnh đậu mùa cướp đi sinh lực của đôi mắt từ năm 4 tuổi, nhưng
đến đầu năm 1968, khi Hà Nội vẫn còn đang trong khói lửa cuộc chiến tranh phá
hoại lần thứ nhất của giặc Mỹ, Văn Vượng vẫn quyết định lên Hà Nội. Chàng trai
trẻ nghĩ rằng, Hà Nội dù có chiến tranh thì sau những trận bom cũng vẫn bình
yên và đáng yêu, Hà Nội sẽ cho anh đất "dụng võ" nên anh cần phải đến
với mảnh đất này.
Chỉ có điều, Văn Vượng kể lại: "Trước khi
lên đây, tôi nghe đồn ở Hà Nội người ta "thế này, thế kia" lắm nên
tôi cũng sợ. Sống ở quê, con người vốn thuần chất, dễ hiểu hơn chốn phồn hoa đô
thị. Vậy nên, tôi đã phải "tu luyện trong nhà" trước khi ra cửa suốt
một thời gian dài. Nhưng dần dần, tôi thấy Hà Nội cũng không đến nỗi như người
ta đồn thổi vì có nhiều những người bạn, người quen chân thành và tử tế”.
Cuộc đời Văn Vượng gắn với cây đàn guitar và Hà Nội
Thời trẻ, mặc dù sống ở phố Hàng Bồ, nhưng Văn Vượng lại sinh hoạt
trong đội văn nghệ của Tiểu khu (cách gọi tên Phường ngày xưa - PV) Lương Ngọc
Quyến, Lương Văn Can, Đào Duy Từ vì ở đó ông có nhiều bạn bè. Từ 1970 - 1973,
với các tiết mục độc tấu guitar, ba năm liền Văn Vượng đoạt giải A1 Hội diễn
Nghệ thuật Toàn quốc nên anh không thi nữa và bắt đầu tham gia nhiều hơn các
hoạt động văn nghệ ở các Tiểu khu.
Văn Vượng đã chuyển soạn hàng trăm bản nhạc
cho đàn guitar, hơn 8.000 buổi biểu diễn và ra một số album như: Tiếng
đàn nghệ sĩ Văn Vượng, Âm thanh vượt thời gian, Hà Nội trong mắt ai, Văn
Vượng với những tình khúc Phạm Duy, Văn Vượng - một thời để nhớ, Văn Vượng
với những tình khúc Trịnh Công Sơn, Tiếng thời gian. Ông đã tổ chức
live show riêng lấy chủ đề Mùa thu Hà Nội vào tháng 9/2009.
|
Sau khi Đài Tiếng nói Việt Nam mời anh đến thu âm tác phẩm Trường
ca sông Lô của Văn Cao, Văn Vượng được biết đến nhiều hơn. Anh bắt đầu
lên sân khấu biểu diễn cùng các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp. Có nhiều dịp anh
đắt "sô" đến nỗi các vị trưởng đoàn phải tranh giành nhau để mời anh
về diễn.
10 năm trở lại đây, Văn Vượng lại chọn cho mình cách hoạt động
khác: tự tổ chức biểu diễn. Ông ý thức rất rõ ràng, việc này vừa cải thiện cuộc
sống cho chính bản thân và quan trọng hơn là để chia sẻ với những trẻ em lang
thang, cơ nhỡ. Với những đêm diễn như vậy, ông đã đi khắp các vùng miền của đất
nước, từ Bắc - Trung - Nam thực hiện thiện nguyện của mình. Một lần, được nghe
ca khúc Cây đàn guitar một dây, Văn Vượng cảm động và đã gửi tặng
Bộ đội Trường Sa 100 bộ dây đàn.
Một "dấu ấn" của Văn Vượng với Hà Nội, năm 1980, ông
tham gia đóng phim Hà Nội trong mắt ai của đạo diễn Trần Văn
Thủy. Những ngày làm phim Văn Vượng với tổ đạo diễn yêu nghề và tài năng là
những ngày đáng nhớ với ông. Chỉ một cảnh quay Văn Vượng đứng trên sân thượng,
người ngả ra như đang muốn ôm không gian khi đoàn tàu lao về phía Hà Nội mà cả
đoàn phim phải mất đến 5 ngày phơi nắng trên nóc nhà vào mùa hè bỏng cháy mới
quay đạt yêu cầu. Khoảnh khắc làm diễn viên khiến ông nhớ mãi.
Văn Vượng và Người Hà Nội
Cho đến nay, mặc dù đã chuyển soạn khoảng 500 tác phẩm cho guitar
nhưng với Văn Vượng, Người Hà Nội vẫn là tác phẩm chuyển soạn
mà ông tâm đắc nhất bởi đây là tác phẩm mà ông gửi gắm tình cảm của mình dành
cho mảnh đất này nhiều nhất, cũng là ca khúc có nhiều kỉ niệm của Văn Vượng,
nhất là kỉ niệm với chính tác giả của Người Hà Nội- nhà thơ, nhạc
sĩ Nguyễn Đình Thi.
Văn Vượng kể: "Nếu tôi nhớ không nhầm thì đó là ngày
11/1/1968, khi qua phố Đinh Tiên Hoàng, bên cạnh là Hồ Gươm, vô tình tôi nghe
thấyNgười Hà Nội đang phát ra từ chiếc loa công cộng. Lúc đó, tôi
chỉ nghĩ, thế nào về nhà mình cũng sẽ chuyển soạn ca khúc này. Cho đến cuối
năm, khi nhận được lời mời biểu diễn nhân dịp kỉ niệm Giải phóng Thủ đô, như
được cổ vũ, tôi đã "xuất thần" chuyển soạn Người Hà Nội lần
đầu tiên. Những hình ảnh: mặt hồ Gươm lóng lánh, mặt trời, kháng chiến bùng nổ,
hàng người xuống đường tiễn cha già, người chơi đàn trong đêm xuất hiện trong
tâm trí tôi đến đâu, tôi soạn đến đó mà không phải chuẩn bị giấy bút gì".
Văn Vượng dùng kỹ thuật bồi âm cho đoạn đầu thể hiện tiếng chuông
trong đền Ngọc Sơn vào buổi sớm, gam rải là các lớp sóng nhỏ dưới mặt hồ rồi
đến hình ảnh trời Hà Nội cao rộng, mênh mang. Đó là lần đầu Văn Vượng biểu diễn
và chuyển soạn ca khúc này. Đến năm 1977, tác phẩm được thu âm và trở nên phổ
biến hơn nhưng để Người Hà Nộihoàn thiện được như ngày hôm nay, Văn
Vượng đã phải chuyển soạn lại khá nhiều lần, tập không biết bao nhiêu năm tháng
rồi chơi tác phẩm này cũng nhiều đến nỗi, mọi người tưởng ông là người Hà Nội chính
gốc.
Văn Vượng xúc động: "Một trong những khán giả nghe ca khúc
chuyển soạn này khiến tôi cảm thấy xúc động nhất chính là tác giả Nguyễn Đình
Thi. Khi ông đang là Chủ tịch Hội Âm nhạc Việt Nam, một lần ông ấy mời tôi và
Kiều Hưng đến biểu diễn một chương trình cho Hội Nhà văn. Tôi chơi 9 bài, trong
đó có Người Hà Nội. Khi chơi xong, nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã
đi từ bàn chủ tịch lên sân khấu, ôm chặt tôi rồi cầm tay tôi đưa lên mắt mình
để tôi biết ông ấy đang khóc. Tôi cũng xúc động sung sướng và cả tự hào nữa, vì
qua tiếng đàn, mình đã chinh phục được chính tác giả của ca khúc này".
Những năm tháng sống ở Hà Nội
Vừa qua, Văn Vượng đã hoàn thành 2 CD mới chưa
phát hành là Văn Vượng những tình khúc cháy bỏng và Văn
Vượng kỉ niệm khó quên.Các tác phẩm trong 2 CD là những ca khúc mà Văn
Vượng đã sáng tác từ thời trẻ, thể hiện tình yêu con người và thiên nhiên.
Sau 2 CD này, nghệ sĩ sẽ tiếp tục cho ra mắt 2 CD chuyển soạn những bản nhạc
trẻ để dành cho lớp trẻ cũng như để lớp già có thể hiểu biết và nghĩ đúng về
âm nhạc của lớp trẻ hiện nay hơn. Bên cạnh đó là bộ DVD tự học đàn guitar
không cần thầy dạy. Cuối cùng là cuốn Hồi kí Văn Vượng do
chính ông tự viết về cuộc đời mình.
|
44 năm ở Hà Nội, đã từng sống trên phố cổ, từ phố Hàng Bồ, Hàng
Chuối đến Hàng Giấy, tất cả đều “gói” chặt trong hai chữ chật chội với gia đình
Văn Vượng. Cái chật chội của người phố Hàng.
Văn Vượng kể: “Nhà chật, thiếu nước, cả nhà sống như trong cái lò
thiêu. Khi con trai ra đời, có những hôm, trời nóng, vợ con ở trong nhà không
chịu được, phải ra hành lang rộng 60cm để nằm cho thoáng. Nhưng chỗ nằm cũng
chỉ cách lỗ cống thoát nước có 30cm. Thương vợ con, tôi phải đứng ở đầu hành
lang gác chuột, canh cho vợ con ngủ. Đó là những năm tháng rơi nước mắt, không
thể nào quên”.
Năm 1995, Văn Vượng quyết định chuyển về khu tập
thể Tô Hiệu - một nơi có không gian hơn, có hồ Nghĩa Tân trước mặt, thoáng đãng
và dễ thở.
Cùng với nghiệp biểu diễn và từ thiện, Văn Vượng
còn giảng dạy tại nhà. Trước đây, có thời điểm ông dạy học từ 7h sáng đến 10h
tối, có khi vừa dạy học vừa ăn tối. Sinh viên các trường đại học đến học đàn
của ông rất đông. Nhưng giờ, Văn Vượng đã bớt dạy học bởi “người trẻ bây giờ
thích nhạc kích động như pop, rock hơn là thứ âm nhạc tình cảm, trí tuệ. Nhưng
mà cũng lạ lắm, vì bản thân tôi bây giờ cũng có lúc cảm thấy "sốt
ruột" khi nghe một bản nhạc chậm nữa là bọn trẻ. Chỉ có điều tuổi trẻ bây
giờ có điều kiện và rất thông minh thì nên chơi nhạc bác học và học hành chuyên
nghiệp một chút, không nên bắt chước nhau”.
Yêu Hà Nội khi đêm về
Sống trong sự thiếu thốn về ánh sáng nhưng Văn Vượng vẫn cảm nhận
được sự đổi thay của Hà Nội xưa và nay. Ông cho rằng, Hà Nội nay đã khác hẳn
xưa. Cái sự khác đến 70% đó thể hiện ở sự tăng dân số từ 6 vạn dân lên đến
triệu người, từ sự chật chội về không gian sống cho đến tiếng Hà Nội nay đã bị
ngọng, chửi thề. Ông nhớ lại: "Cái thời đi lên Nhà thương chữa mắt ở dốc
Hàng Gà (nay là Bệnh viện Mắt Trung ương - PV), khi mình đi xe buýt, nếu có
chậm chân một chút thì bác tài sẵn sàng lùi xe lại để đón mình. Còn nay, đi xe
buýt, mình mới chỉ đặt một chân lên xe, tài xế đã "phóng".
Ít ai biết rằng, cái cách mà Văn Vượng cảm nhận
Hà Nội, tận hưởng Hà Nội và yêu Hà Nội lại bằng những buổi đi chơi đêm trên phố
vắng. Cho đến nay, ở tuổi 70 mà ông vẫn giữ thói quen này. Những con phố vắng
ghi dấu trong ông đó là Nguyễn Gia Thiều, Khúc Hạo. Ông bảo chính sự vắng lặng
ấy đã đem đến cho ông rất nhiều cảm xúc về Hà Nội.
Hà Nội của ông như thế. Ông ao ước có một ngày, có thể được nhìn
thấy con trai, thấy được những người thân yêu và được nhìn thấy trời Hà Nội một
cách rõ ràng nhất.
Lam Ngọc
Trả lờiXóaeva air việt nam
vé máy bay đi mỹ giá rẻ nhất
hãng máy bay hàn quốc
vé máy bay đi mỹ là bao nhiêu
săn vé máy bay giá rẻ đi canada
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thức Du Lịch