Woflgang Amadeus Mozart - Nhạc sĩ vĩ đại
của mọi thời đại
Chí Viễn Phan
Woflgang
Amadeus Mozart
Cách
đây khoảng hai trăm năm mươi hai năm vào ngày
này năm 1756, tại thành phố Salzburg (Áo) một thiên tài được sinh ra đời, đó là Johannes
Chrisostmos Wolfgang Gottlieb Mozart, lúc nhỏ ông thường được gọi là Wolferl về sau này còn được gọi trên nhiều tên khác là
Amadeus hay Wolfgang Mozart, tựa trên một tuyệt tác của ông. Wolfgang
Mozart (1756-1791) là một nhạc sĩ (cổ điển) thiên tài người Áo, biết đánh đàn từ lúc lên 3, biết sáng tác từ lúc lên 5 tuổi, viết bản giao hưởng đầu tiên của đời mình vào lúc 8 tuổi: đó là bản Jupiter mà cậu bé viết trong vòng 15
ngày.
Bố và mẹ của thiên tài
Bố và mẹ của thiên tài
Thiên tài Wolfgang Mozart có được là nhờ sự kết hợp giữa ông Leopold Mozart
(1719-1787): (cũng là 1 nhà soạn nhạc và là ngưởi trình diễn vilon ở triều đình) và bà Anna Maria Pertl
(1720-1778) hai người kết hôn vào ngày 21/11/1747 ,
tình yêu giữa hai người rạng rỡ không bao lâu thì bà Maria có thai, ba đứa đầu của họ đều chết yểu, đến lượt đứa thứ tư thì ra đời mạnh khỏe hơn, niềm vui tốt lành đã trở lại gia đình Mozart, bé gái ấy về sau là chị của Wolfgang, cô bé ấy tên là Nannerl, nhưng chưa vui được bao lâu thì hai đứa kế lại tiếp tục chết, gia đình Mozart lại chìm trong u tối, sự buồn bã đã khiến cho cho bà mẹ Maria thêm lo lắng cái thai thứ bảy lại càng làm cho bà thêm sợ, nhưng nghị lực, tình yêu thương của người mẹ đã thắng tất cả, đứa thứ bảy ra đời rất khỏe
mạnh trong sự buồn bã của gia đình Mozart, đó chính là
cậu bé Wolfgang Amadeus Mozart, về sau là một thiên tài âm nhạc có một không hai trên thế giới.
Thần đồng nhỏ tuổi
Từ nhỏ Wolfgang đã lộ rõ tài năng thiên bẩm, khi thấy bố dạy chị (lúc đó 7 tuổi) đánh đàn Clavecin (một loại đàn Piano cổ), Woflgang (lúc đó 3 tuổi) đã “vọt” ngay lên đàn, thực hiện ngay một trong những bài mà chị mình mới tập xong và còn tỏ ra thích thú vì đã khám phá ra được những hợp âm, những nốt nhạc cao, thấp: khi ấy Wofgang còn đi chưa vững ….ông Leopold ra năng khiếu về âm nhạc của Wolfgang và năng khiếu của câu con trai đã làm ông Leopold chú ý hơn và lại càng lo hơn cho tương lai của chúng, làm sao mà mà một đứa trẻ 3 tuổi chưa phát triển tìm thức mà lại tỏ ra thích thú khi nghe và bấm các phím đàn cơ chứ!!! Ông Leopold ra những kỉ luật nghiêm ngặt cho sự rèn luyện bằng những bài tập Clavecin gắt gao trong mỗi ngày…để luyện cho các con ông có những đầu ngón tay khỏe mạnh, nhưng càng đáng ngạc nhiên hơn nữa là cậu bé không hề chán nản mà còn càng tỏ ra thêm hứng thú qua những bài tập, vì thế không bao lâu sau: Woflgang và Nannerl đã làm chủ được phím đàn, có thể đánh lưu loát được trên một số đoạn nhạc khó dưới một trình độ điêu luyện, không như những đứa trẻ cùng tuổi: chỉ thích vui đùa quanh những trò chơi tầm thường như trò đánh xúc xắc chẳng hạn……… (không rõ lắm về trò chơi thời ấy)
Và chỉ vài năm sau hai chị em Mozart được bố dẫn đi lưu diễn ở nước ngoài, hai chị em Wofgang được bố dẫn đi khắp mọi miền ở châu Âu, đầu tiên họ đến Munich (Đức) để trình diễn hòa tấu rồi đến Viena(Áo), Ý, Pháp,……và thế là không bao lâu sau tài năng của Wolfgang đã được mọi người công nhận, đâu đâu khắp mọi miền châu Âu người ta cũng nhắc đến thiên tài lỗi lạc này(có người ghen ghét Mozart thời ấy còn thêm thắc như Mozart là một ông già 60 tuổi giả dạng để làm cho mọi người kinh ngạc hay chiếc nhẫn mà Mozart đeo trên ngón tay có phép thần kì lạ “bùa” để làm cho Mozart đánh đàn hay, những ý kiến này nhanh chóng bị bác bỏ ngay vì sau khi kiểm tra, mọi người đã xác nhận: chẳng có ông già hay bất cứ một vật gì có phép nhiệm kì mà làm cho Mozart đánh đàn hay được) .
Thần đồng nhỏ tuổi
Từ nhỏ Wolfgang đã lộ rõ tài năng thiên bẩm, khi thấy bố dạy chị (lúc đó 7 tuổi) đánh đàn Clavecin (một loại đàn Piano cổ), Woflgang (lúc đó 3 tuổi) đã “vọt” ngay lên đàn, thực hiện ngay một trong những bài mà chị mình mới tập xong và còn tỏ ra thích thú vì đã khám phá ra được những hợp âm, những nốt nhạc cao, thấp: khi ấy Wofgang còn đi chưa vững ….ông Leopold ra năng khiếu về âm nhạc của Wolfgang và năng khiếu của câu con trai đã làm ông Leopold chú ý hơn và lại càng lo hơn cho tương lai của chúng, làm sao mà mà một đứa trẻ 3 tuổi chưa phát triển tìm thức mà lại tỏ ra thích thú khi nghe và bấm các phím đàn cơ chứ!!! Ông Leopold ra những kỉ luật nghiêm ngặt cho sự rèn luyện bằng những bài tập Clavecin gắt gao trong mỗi ngày…để luyện cho các con ông có những đầu ngón tay khỏe mạnh, nhưng càng đáng ngạc nhiên hơn nữa là cậu bé không hề chán nản mà còn càng tỏ ra thêm hứng thú qua những bài tập, vì thế không bao lâu sau: Woflgang và Nannerl đã làm chủ được phím đàn, có thể đánh lưu loát được trên một số đoạn nhạc khó dưới một trình độ điêu luyện, không như những đứa trẻ cùng tuổi: chỉ thích vui đùa quanh những trò chơi tầm thường như trò đánh xúc xắc chẳng hạn……… (không rõ lắm về trò chơi thời ấy)
Và chỉ vài năm sau hai chị em Mozart được bố dẫn đi lưu diễn ở nước ngoài, hai chị em Wofgang được bố dẫn đi khắp mọi miền ở châu Âu, đầu tiên họ đến Munich (Đức) để trình diễn hòa tấu rồi đến Viena(Áo), Ý, Pháp,……và thế là không bao lâu sau tài năng của Wolfgang đã được mọi người công nhận, đâu đâu khắp mọi miền châu Âu người ta cũng nhắc đến thiên tài lỗi lạc này(có người ghen ghét Mozart thời ấy còn thêm thắc như Mozart là một ông già 60 tuổi giả dạng để làm cho mọi người kinh ngạc hay chiếc nhẫn mà Mozart đeo trên ngón tay có phép thần kì lạ “bùa” để làm cho Mozart đánh đàn hay, những ý kiến này nhanh chóng bị bác bỏ ngay vì sau khi kiểm tra, mọi người đã xác nhận: chẳng có ông già hay bất cứ một vật gì có phép nhiệm kì mà làm cho Mozart đánh đàn hay được) .
Học hành
Phần lớn năng khiếu âm nhạc của Mozart được tạo dựng từ người bố, có thể nói không có Leopold Mozart là không có Wolfgang Mozart bởi ông đã dạy con tất cả nhưng gì mình có thể dạy từ cách kẻ khuông nhạc, dòng nhạc cho đến nhưng đạo lý như thế giới được thống trị như thế nào bởi những kẻ lắm tiền nhiều của,….Ngoài ra Mozart còn giỏi môn Đại số, ngoại ngữ như tiếng Ý ….v.v….(xin tham khảo thêm sách)
Phần lớn năng khiếu âm nhạc của Mozart được tạo dựng từ người bố, có thể nói không có Leopold Mozart là không có Wolfgang Mozart bởi ông đã dạy con tất cả nhưng gì mình có thể dạy từ cách kẻ khuông nhạc, dòng nhạc cho đến nhưng đạo lý như thế giới được thống trị như thế nào bởi những kẻ lắm tiền nhiều của,….Ngoài ra Mozart còn giỏi môn Đại số, ngoại ngữ như tiếng Ý ….v.v….(xin tham khảo thêm sách)
Sự nghiệp
Những năm giữa cho đến những năm cuối cuộc đời, Mozart đã cho ra những tác phầm tuyệt vời trong đó có những tác phẩm nổi tiếng mà sau này có được các nhà hát lớn trên thế giới trình diễn đi, trình diễn lại trong nhiều lần như 3 vở nhạc kịch: The Magic Flute (cây sáo kì diệu), The Marriage Figaro (Đám cưới Figaro), Don Giovanni, và bản Requiem (Lễ Cầu Hồn) mà ông tự viết cho mình vào năm cuối đời vì cảm thấy mình như bị đầu độc, ông không thể sống để hoàn tất bản nhạc lớn này, một học trò của ông đã hoàn tất nó sau khi ông mất. Mozart được ví như một con người sinh ra chỉ dành cho âm nhạc, ngón tay ông dường như chỉ giỏi ở ngón đàn chứ còn rất kém các thao tác bình thường như cắt thức ăn bày lên đĩa chẳng hạn, nhưng thao tác này ông thường nhờ Constance Weber (vợ Ông) làm hộ, tuy có đến 6 đứa con nhưng ông không biết quản lý tiền bạc, không biết cách điều hành gia nhân, không biết suy tính hướng phát triển của sự nghiệp cá nhân,… ông thường nhờ người thân quán xuyến sự nghiệp, cuộc sống của mình, Wolfgang chỉ có một thứ giải trí duy nhất là chơi Billard, ông có sẵn một bàn billard trong nhà để tập chơi một mình vào những chiều không có đối thủ. Có thể nói trong cả đời mình, Woflgang chỉ mải mải là thần đồng âm nhạc.
Những năm giữa cho đến những năm cuối cuộc đời, Mozart đã cho ra những tác phầm tuyệt vời trong đó có những tác phẩm nổi tiếng mà sau này có được các nhà hát lớn trên thế giới trình diễn đi, trình diễn lại trong nhiều lần như 3 vở nhạc kịch: The Magic Flute (cây sáo kì diệu), The Marriage Figaro (Đám cưới Figaro), Don Giovanni, và bản Requiem (Lễ Cầu Hồn) mà ông tự viết cho mình vào năm cuối đời vì cảm thấy mình như bị đầu độc, ông không thể sống để hoàn tất bản nhạc lớn này, một học trò của ông đã hoàn tất nó sau khi ông mất. Mozart được ví như một con người sinh ra chỉ dành cho âm nhạc, ngón tay ông dường như chỉ giỏi ở ngón đàn chứ còn rất kém các thao tác bình thường như cắt thức ăn bày lên đĩa chẳng hạn, nhưng thao tác này ông thường nhờ Constance Weber (vợ Ông) làm hộ, tuy có đến 6 đứa con nhưng ông không biết quản lý tiền bạc, không biết cách điều hành gia nhân, không biết suy tính hướng phát triển của sự nghiệp cá nhân,… ông thường nhờ người thân quán xuyến sự nghiệp, cuộc sống của mình, Wolfgang chỉ có một thứ giải trí duy nhất là chơi Billard, ông có sẵn một bàn billard trong nhà để tập chơi một mình vào những chiều không có đối thủ. Có thể nói trong cả đời mình, Woflgang chỉ mải mải là thần đồng âm nhạc.
ôi
Ngôi sao sớm tắt
Sau khoảng 13 năm được bố đưa đi trình diễn ở khắp mọi miền châu Âu, Wolfgang lại lặng lẽ trở về Salzburg, lúc này tiếng tăm ông đang vang dội khắp mọi miền châu Âu, nhưng vào thời ấy, không ai thực sự biết trân trọng thiên tài này cho nên Woflgang lại phải ngược xuôi khắp mọi miền châu Âu để kiếm sống bằng việc soạn nhạc và dạy nhạc, biểu diễn, nhận những đơn đặt hàng từ các nhà hát, mặc dù tiền thù lao ông nhận được rất ít ỏi. Chẳng bao lâu sau ông lại tới Vienna để lập gia đình và tiếp tục kiếm sống bằng đủ mọi cách, tuy có tiếng nhưng ông không có miếng. Có lẽ vì du diễn quá sớm nên sức khỏe của ông suy sụp, ông mất năm 35 tuổi trong cảnh vô cùng túng thiếu, để lại cho đời ta 626 tác phẩm lớn nhỏ có thể kể: 24 vở opera, 52 bản giao hưởng, 55 bản côngxéctô, 19 bản sonata cho đàn piano, gần 50 bản tam tấu, tứ tấu, ngũ tấu, trên 70 ca khúc(aria, duo, và trio)cho giọng hát kèm với dàn nhạc, trên 40 bài hát trữ tình (lieds) và một số lớn nữa những bản phantadia, serenade, các biến tấu, các vũ khúc….đây là một khối tác phẩm đồ sộ vào mức kỷ lục của một con người, nếu ta chú ý rằng Mozart chỉ sống được có 35 tuổi đời! Nguyên nhân mà Mozart mất đến nay vẫn là một câu đố bí ẩn, có nhiều giả thuyết đưa ra như Mozart bị đầu độc bằng thủy ngân và thạch tím mà nguyên nhân là ghen tuông vì tình yêu! Gia thuyết nêu lên rằng có 1 nhân vật có tiếng tăm và giàu có ở thành Vienne uất ức vì không cách nào ngăn cản được cô vợ trẻ đẹp của mình dan díu với
Mozart nên đã thuê người hạ độc thủ với tình địch cho đến chết(theo em đoán là Antonio Saileri: nhạc sĩ cũng có tiếng thời đó), nhưng cũng có một số người đưa ra giả thuyết rằng Mozart đã bị té nặng ở thái dương bên trái vì vào những năm cuối đời Mozart cũng bệnh rất nhiều: 1762(sưng phổi); 1765(sốt thương hàn);1767(sốt, cúm, đậu mùa); 1771, 1780(nhiễm trùng hệ hô hấp), ngoài ra còn những lần bị abcès răng và nhiễm khuẩn khác.
Sau khoảng 13 năm được bố đưa đi trình diễn ở khắp mọi miền châu Âu, Wolfgang lại lặng lẽ trở về Salzburg, lúc này tiếng tăm ông đang vang dội khắp mọi miền châu Âu, nhưng vào thời ấy, không ai thực sự biết trân trọng thiên tài này cho nên Woflgang lại phải ngược xuôi khắp mọi miền châu Âu để kiếm sống bằng việc soạn nhạc và dạy nhạc, biểu diễn, nhận những đơn đặt hàng từ các nhà hát, mặc dù tiền thù lao ông nhận được rất ít ỏi. Chẳng bao lâu sau ông lại tới Vienna để lập gia đình và tiếp tục kiếm sống bằng đủ mọi cách, tuy có tiếng nhưng ông không có miếng. Có lẽ vì du diễn quá sớm nên sức khỏe của ông suy sụp, ông mất năm 35 tuổi trong cảnh vô cùng túng thiếu, để lại cho đời ta 626 tác phẩm lớn nhỏ có thể kể: 24 vở opera, 52 bản giao hưởng, 55 bản côngxéctô, 19 bản sonata cho đàn piano, gần 50 bản tam tấu, tứ tấu, ngũ tấu, trên 70 ca khúc(aria, duo, và trio)cho giọng hát kèm với dàn nhạc, trên 40 bài hát trữ tình (lieds) và một số lớn nữa những bản phantadia, serenade, các biến tấu, các vũ khúc….đây là một khối tác phẩm đồ sộ vào mức kỷ lục của một con người, nếu ta chú ý rằng Mozart chỉ sống được có 35 tuổi đời! Nguyên nhân mà Mozart mất đến nay vẫn là một câu đố bí ẩn, có nhiều giả thuyết đưa ra như Mozart bị đầu độc bằng thủy ngân và thạch tím mà nguyên nhân là ghen tuông vì tình yêu! Gia thuyết nêu lên rằng có 1 nhân vật có tiếng tăm và giàu có ở thành Vienne uất ức vì không cách nào ngăn cản được cô vợ trẻ đẹp của mình dan díu với
Mozart nên đã thuê người hạ độc thủ với tình địch cho đến chết(theo em đoán là Antonio Saileri: nhạc sĩ cũng có tiếng thời đó), nhưng cũng có một số người đưa ra giả thuyết rằng Mozart đã bị té nặng ở thái dương bên trái vì vào những năm cuối đời Mozart cũng bệnh rất nhiều: 1762(sưng phổi); 1765(sốt thương hàn);1767(sốt, cúm, đậu mùa); 1771, 1780(nhiễm trùng hệ hô hấp), ngoài ra còn những lần bị abcès răng và nhiễm khuẩn khác.
DÙ CÓ
NÓI GÌ ĐI CHĂNG NỮA THÌ MOZART LÀ MỘT TRONG NHỮNG NHẠC SĨ HIẾM CÓ VÌ ÔNG THÀNH THẠO CẢ NHẠC GIAO HƯỞNG LẪN NHẠC KỊCH OPERA
(Nguồn:chủ yếu từ sách(quyển Mozart của Bằng Việt), báo (tạp chí Kiến thức ngày nay số 556 và một ít tư liệu, hình ảnh thu thập trên internet)
WOLFGANG AMADEUS
MOZART
LƯƠNG VĂN
HỒNG
Người ta thường ví âm nhạc của Mozart với ánh thái
dương, với tuổi trẻ và mùa xuân. Thần đồng âm nhạc được các nhạc sĩ nổi tiếng
thế giới đánh giá rất cao:" Mozart - biểu tượng của chính âm
nhạc."Wolfgang Amadeus Mozart sinh ngày 27 tháng 1 năm 1756 ở thành phố cổ
Salzburg nước Áo. Cha cậu, ông Leopold Mozart , là nhạc sĩ, nghệ sỹ violin làm
việc trong Nhà thờ của Tổng giám mục ở Salzburg. Wolfgang bộc lộ năng khiếu âm
nhạc khi mới bốn tuổi. Đầu năm 1762, khi Wolfgang chỉ mới 6 tuổi, gia đình
Mozart đã thực hiện một cuộc hành trình biểu diễn vòng quanh châu Âu.
Với tâm hồn nhạy cảm và trí tuệ tinh tế, Mozart có thể đưa tinh hoa âm nhạc của dân tộc này với tinh hoa âm nhạc của dân tộc khác một cách nhuần nhuyễn vào trong tác phẩm âm nhạc của mình. Điều đặc biệt này chỉ thấy ở người Di-gan. Họ nhanh chóng nhận ra ngay cái hồn của một âm nhạc mới được nghe và đưa nó là một thành tố trong âm nhạc Di-gan. Gặp và nghe nhạc của nhạc sĩ Johann Christian Bach ở London, ngay sau đó trong các concerto của Mozart đã có âm hưởng của nhạc Johann Christian Bach. Opera Mitridate, rè di Ponto, Mozart sáng tác khi 14 tuổi ở Milan năm1770 là một tác phẩm mang đầy đủ truyền thống Italy, sau khi Mozart đã đến các thành phố của Italy là Bologna, Florence, Rome và Naples.
Mozart để lại cho hậu thế một gia sản khổng lồ : 41 giao hưởng, 23 opera, 25 bản concerto cho Piano, 7 concerto cho violon, 17 sonata cho Piano, 42 sonata violon, 15 mexa, hàng trăm bản nhạc thính phòng và ca khúc.
Với tâm hồn nhạy cảm và trí tuệ tinh tế, Mozart có thể đưa tinh hoa âm nhạc của dân tộc này với tinh hoa âm nhạc của dân tộc khác một cách nhuần nhuyễn vào trong tác phẩm âm nhạc của mình. Điều đặc biệt này chỉ thấy ở người Di-gan. Họ nhanh chóng nhận ra ngay cái hồn của một âm nhạc mới được nghe và đưa nó là một thành tố trong âm nhạc Di-gan. Gặp và nghe nhạc của nhạc sĩ Johann Christian Bach ở London, ngay sau đó trong các concerto của Mozart đã có âm hưởng của nhạc Johann Christian Bach. Opera Mitridate, rè di Ponto, Mozart sáng tác khi 14 tuổi ở Milan năm1770 là một tác phẩm mang đầy đủ truyền thống Italy, sau khi Mozart đã đến các thành phố của Italy là Bologna, Florence, Rome và Naples.
Mozart để lại cho hậu thế một gia sản khổng lồ : 41 giao hưởng, 23 opera, 25 bản concerto cho Piano, 7 concerto cho violon, 17 sonata cho Piano, 42 sonata violon, 15 mexa, hàng trăm bản nhạc thính phòng và ca khúc.
Bản
nhạc dành cho đàn dương cầm
Đó là ngày thứ năm, nhạc trưởng Leopld Mozart về nhà thì thấy cậu
con trai bốn tuổi hay hí hoáy gạch gạch xóa xóa bằng bút lông ngỗng. Leopld
hỏi:
_Wolfgang, con làm gì đó ?
_ Con viết bản nhạc dành cho đàn dương cầm, phần I sắp xong rồi ba
ạ.
_ Con đưa ba xem nào !
_ Nhưng con chưa viết xong.
_ Con đưa ba xem nào. Phải viết cho sạch hơn chứ.
Leopld cầm bản nhạc mà cậu con trai bốn tuổi gạch xóa, viết chồng
lên nhau,một lúc sau ông mới đoán được những nốt nhạc trên đó. Ông nói với nhạc
công Schachtner - khách của gia đình- Bác xem, viết rất đúng cách phổ âm và
đúng luật, nhưng khó thế này thì không ai biểu hiện trên đàn được.
Hai giọt nước mắt từ từ rơi xuống từ khuôn mặt của Leopld, ông
sướng vui đến rơi nước mắt.
Thử
tài thần đồng âm nhạc
Ban nhạc tí hon gồm Maria Anna Walburga Ignatia Mozart và Wolfgang
Amadeus Mozart - mười ba và tám tuổi - được vua và hoàng hậu Anh thân hành đón
tiếp nồng hậu và thân tình.
Hai chị em được vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt sau khi trình diễn
tay đôi các bản nhạc hòa tấu của Johann Sebastian Bach và Georg Freidrich
Handel. Trong không khí đầy hào hứng ấy, bỗng Johann Christian Bach - thầy dạy
nhạc của hoàng cung nước Anh - đứng dây đi tới bên đàn dương cầm, trước sự ngơ
ngác của mọi người, bất thần ông ngồi xuống và dạo đoạn đầu của bản nhạc thính
phòng - Sonat do ông sáng tác. Rồi ông đứng dậy và mời cậu bé Wolfgang tám tuổi
"đánh giùm nốt". Wolfgang bối rối một phút trước cách thử tài bất ngờ
và độc đáo ấy, cả phòng hòa nhạc yên ắng hồi hộp tới mức nghe rõ từng hơi thở.
Họ chờ đợi và lo thay cho cậu bé.
Với trí nhớ phi thường, với khả năng sáng tác tùy hứng hết sức nhạy
bén. Với vẻ tập trung căng thẳng cậu bé lướt uyển chuyển những ngón tay mềm mại
trên những phím đàn. Tác giả và người nghe hết sức ngạc nhiên khi Wolfgang hoàn
tất bản nhạc ngẫu hứng ấy một cách hài hòa tuyệt vời.
Với vẻ mặt xúc động gần như kinh hoàng, Johann Christian Bach chạy
tới và ôm lấy Wolfgang bế bổng lên. Từ chỗ im phăng phắc, giờ đây cả hoàng cung
trào lên như sóng dội bởi tiếng reo hò hoan hô và những tràng vỗ tay.
Nữ hoàng Anh hai tay nắm lại và giơ cao: “Thật tuyệt trần ! Thật siêu phàm!”
Nữ hoàng Anh hai tay nắm lại và giơ cao: “Thật tuyệt trần ! Thật siêu phàm!”
Buổi thử tài ấy đã làm cho danh tiếng của Mozart vang dội khắp
London. Một nhạc sĩ đương thời đã viết: “Cậu bé Mozart đúng là một thần đồng âm
nhạc, tôi thật sự yêu quí con người ấy tới mức không bút nào tả hết tình yêu
ấy. Nhưng cậu bé này sẽ làm cho người đời quên mất chúng ta.”
CA
VŨ HÀI KỊCH DON GIOVANNI
Trên bình diện địa chính trị thì châu Âu có nhiều nước với những
thể chế khác nhau. Nhưng trên bình diện văn học nghệ thuật thì mỗi sự kiện nổi
bật ở một nước có thể trở thành vết dầu loang lan sang các nước khác. Hiện
tượng Don Juan (Đông Gioăng) của Tây Ban Nha, Faust của Đức là những ví dụ. Don
Juan là nhân vật dân gian Tây Ban Nha, nhân vật này xuất hiện lần đầu trong
kịch El burlado de Sevilla y convidado de piedra của Tirso de Molina (công diễn
năm 1613, in thành sách năm 1630). Don Juan là người vô thần, dám phỉ báng
Chúa, thích phiêu lưu trong chuyện tình ái, có tài quyến rũ, lừa đảo phụ nữ mọi
đẳng cấp: nữ công tước, thiếu nữ quý tộc, cô gái đánh cá, cô gái nông thôn. Don
Juan bị trời trừng phạt, đày xuống địa ngục.
Nhân vật dân gian Don Juan của Tây Ban Nha “chu du” Italia, Đức,
Anh và nhiều nước khác. Năm 1665, Molière viết hài kịch “Don Juan” từ chất liệu
hề kịch “Don Juan” của văn học dân gian Tây Ban Nha. Hài kịch của Molière viết
bằng văn xuôi, có 5 hồi, công diễn lần đầu ngày 5.11.1665. Đối với Don Juan:
”Hạnh phúc ở cuộc đời này là quyến rũ được tất cả đàn bà mà không yêu một ai
cả!”. Vở kịch này là kịch hay nhất so với những vở kịch cùng tên. Trong các
opera về Don Juan thì nổi tiếng nhất là ca vũ hài kịch Don Giovanni của Mozart.
Đây là opera hai màn do Wolfgang Amadeus Mozart soạn nhạc và nhà văn Italia
Lorenzo da Ponte viết lời Don Giovanni bằng tiếng Italia. Opera này được trình
diễn lần đầu tiên ở Praha vào ngày 29 tháng 10 năm 1787.
Vở kịch bắt đầu với màn Don Giovanni giết cha của một mệnh phụ mà
anh ta đã quyến rũ. Hầu hết các tình tiết xoay tròn xung quanh ba người phụ nữ
mà Don Giovanni quyến rũ
Một trong những cảnh đáng ghi nhớ là bản song ca giữa Don Giovanni
và Zerlina. Zerlina, người thiếu nữ bị lọt vào tầm mắt săn đuổi của Don Giovanni,
cô đã hứa hôn với Masetto. Don Giovanni loại bỏ Masetto ra ngoài cuộc để anh ta
có thể độc chiếm Zerlina, sau một hồi đối thoại, đã đồng ý bỏ trốn với
Giovanni. Cảnh gồm có một đoạn hát kể nối tiếp bằng bản song ca nổi tiếng
"La ci darem". Lời nhạc kịch mang đầy tính châm biếm. Ở đoạn kết Don
Giovanni bị trừng phạt - bị ném xuống địa ngục. Có tiếng hát đồng ca:” Đấy là
cái kết của kẻ làm điều ác…”
Wolfgang
Amadeus Mozart (1756-1791)
|
“Âm nhạc của Mozart thuần khiết và đẹp đến mức người ta có cảm giác rằng ông chỉ đơn giản là tìm thấy nó, lấy nó ra một cách tự nhiên và nguyên vẹn như thế nó vốn đã tồn tại như một phần cái vẻ đẹp sâu kín của vũ trụ đang chờ được khám phá.” - Albert Einstein
Wolfgang Amadeus Mozart sinh ngày 27/1/1756 ở
Salzburg, vào thời điểm đó gia đình cậu đang ở trong thời kỳ tương đối sung
túc. Cha cậu, ông Leopold, là một nghệ sỹ vĩ cầm có tiếng làm việc trong Nhà
thờ của Tổng giám mục ở Salzburg, ông có đủ khả năng để đảm bảo cuộc sống tương
lai cho Maria Anna và Wolfgang, hai đứa trẻ duy nhất còn sống sót trong số sáu
đứa trẻ mà vợ ông, bà Anna Maria đã sinh cho ông. Điều quan trọng hơn cả là,
ông đã có thể đem đến cho những người trong gia đình ông một mái ấm hạnh phúc
đầy tình yêu thương và sự chiều chuộng mà Wolfgang tỏ ra cần có ngay lúc đó.
Nhìn bề ngoài, Wolgang có vẻ là một cậu bé nhút nhát, nhưng điều đó chẳng có ý
nghĩa gì hết, Wolfgang đã bộc lộ một năng khiếu âm nhạc bẩm sinh từ khi còn rất
nhỏ tuổi. Ngay khi nhận ra được tài năng của con trai, ông Leopold đã rất nhanh
chóng bồi dưỡng, đào tạo cậu một cách chặt chẽ và bài bản. Ông đã dạy con trai
chơi violin và piano, và đã giữ một vai trò quan trọng trong những sáng tác đầu
tiên của cậu, đưa cậu đến với những phòng khách sang trọng mà ở đó cậu được
chào đón bởi các quý bà ngưỡng mộ tài năng phi thường của cậu. Một điều may mắn
là, việc xuất hiện trước công chúng sớm như vậy đã không làm ảnh hưởng đến phẩm
chất cá nhân đẹp đẽ trong con người cậu bé nhỏ tuổi; cậu vẫn luôn luôn giữ được
sự duyên dáng và trong sáng rất tự nhiên của mình.
Ông Leopold đã bắt đầu những hành trình lưu diễn với hai đứa trẻ của mình từ rất sớm. Đầu năm 1762, khi Wolfgang chỉ mới vừa tròn 6 tuổi, gia đình Mozart đã thực hiện một cuộc hành trình vòng quanh châu Âu. Chị gái của Wolfgang, Maria Anna, người mà cậu vẫn gọi một cách thân thương là Nannerl, vốn là một nghệ sỹ piano rất giỏi. Họ đã cùng biểu diễn với nhau một vài lần ở Munich trong suốt thời gian lễ hội hóa trang trước trước lễ bầu cử hoàng tử Maximillian, đó là những buổi biểu diễn được đón nhận rất nồng nhiệt. Gia đình Mozart chuyển đến Vienna vào tháng 9 năm 1762. Chúng ta có thể biết được điều đó từ một số bức thư của Leopold, nữ hoàng Maria Theresia đã mời gia đình âm nhạc đễn Schonbrunn thậm chí trước cả khi họ xin được tiếp kiến bà.
Ông Leopold đã bắt đầu những hành trình lưu diễn với hai đứa trẻ của mình từ rất sớm. Đầu năm 1762, khi Wolfgang chỉ mới vừa tròn 6 tuổi, gia đình Mozart đã thực hiện một cuộc hành trình vòng quanh châu Âu. Chị gái của Wolfgang, Maria Anna, người mà cậu vẫn gọi một cách thân thương là Nannerl, vốn là một nghệ sỹ piano rất giỏi. Họ đã cùng biểu diễn với nhau một vài lần ở Munich trong suốt thời gian lễ hội hóa trang trước trước lễ bầu cử hoàng tử Maximillian, đó là những buổi biểu diễn được đón nhận rất nồng nhiệt. Gia đình Mozart chuyển đến Vienna vào tháng 9 năm 1762. Chúng ta có thể biết được điều đó từ một số bức thư của Leopold, nữ hoàng Maria Theresia đã mời gia đình âm nhạc đễn Schonbrunn thậm chí trước cả khi họ xin được tiếp kiến bà.
Vào tháng 6 năm 1763, gia đình Mozart khởi hành từ Salzburg, bắt
đầu một hành trình rất dài, phải mất đến 3 năm. Khi trở về Munich, nơi mà họ đã
từng được chào đón tại cung điện, họ chuyển đến Augsburg, nơi này đối với họ
cũng chẳng hứng thú gì lắm. Tuy nhiên, ở Frankfurt, năm buổi biểu diễn trước
công chúng của hai nhạc công trẻ tuổi đã thu hút được một lượng khán giả khổng
lồ. Sau thời gian ở Đức, gia đình chuyển đến Brussels và rồi, vào tháng tư năm
1764, họ đến London. Buổi biểu diễn tiếp kiến George III của Wolfgang cũng
thành công và ấn tượng chẳng kém gì khi cậu ở Paris một vài tháng trước đó. Ở
London, cậu bé Mozart nhỏ tuổi đã có dịp được gặp gỡ với Johann Christian Bach,
con trai của Johann Sebastian Bach, và được nghe âm nhạc của ông. Họ trở thành
những người bạn thân và âm nhạc của Johann Christian đã có một ảnh hưởng quan
trọng đến các sáng tác của Wolfgang. Cậu đang viết các giao hưởng và các sonata
cho violin và piano, ngay sau đó là những vở opera đầu tiên, La finta
semplice (1768), một vở opera buffa, và cũng trong năm đó là vở
singspiel Bastien und Bastienne.
Sau một kỳ nghỉ ngắn, họ lại bắt đầu những hành trình mới, lần này là đến
Italy, "trái tim con chan chứa niềm vui – Mozart viết vào ngày 13/12/1769
– cuộc hành trình này thật sự vui vẻ". Đi qua Brenner Pass vào đất Ý và
sau một thời gian ngắn ở Rovereto cùng một buổi hòa nhạc thành công tại
Accademia Filharmonica ở Verona, Wolfgang cùng với bố đến Milan, ở đó, giữa những
nhân vật tiếng tăm khác, họ đã gặp một trong những nhạc công nổi tiếng nhất
thời đó, Giovanni Battista Sammartini. Tứ tấu đàn dây đầu tiên của Mozart, đề
ngày 15/3/1770 tại Lodi, đã được viết trong giai đoạn này.
Tiếp theo, họ đến các thành phố khác của Italy: Bologna, Florence, Rome
và Naples, Ở Bologna, cậu đã nhận được sự chỉ dạy rất bổ ích từ Padre Martini,
và khi đến Rome, cậu đã được Pope Clement XIV trao giải thưởng The Order of the
Golden Spur.
Quay lại phía bắc, Mozart đã cho trình diễn một vở opera được sáng tác
vội, Mitridate, rè di Ponto, tại Teatro Ducale ở Milan vào 26/12/1770.
Tuy không phải là một đỉnh cao, nhưng vở opera lại là một tác phẩm mang đầy đủ
truyền thống Italy, và cũng nên nhớ rằng lúc đó Mozart mới chỉ 14 tuổi.
Gia đình Mozart trở về Salzburg, nhưng không lâu sau, đến giữa năm 1771,
họ quay trở lại Italy một lần nữa. Vở opera của Wolfgang, Ascanio in Alba, được
trình diễn vào ngày 17/10 tại Teatro Ducale ở Milan, tiếp sau đó là Lucio
Silla vào ngày 26/12/1772 vẫn tại Teatro Ducale. Thành công của vở opera
này đã đặt dấu mốc cho sự thắng lợi của cậu trong lần thứ ba lưu diễn tại
Italy.
Người bảo trợ của Leopold và Wolfgang, tổng giám mục Sigismund,
chết vào tháng 12 năm 1771 ngay sau khi họ trở về Áo và người kế nhiệm ông đã
đem đến những thay đổi cho sự nghiệp của họ. Tổng giám mục mới Hieronymus, bá
tước Colloredo, ít dung thứ cho sự vắng mặt của các nhân viên của mình bằng
người tiền nhiệm, và cũng không chấp nhận lắm việc gia đình Mozart đi lưu diễn
trong thời gian dài, một công việc cần thiết cho sự nghiệp âm nhạc của họ. Tuy
nhiên, Wolfgang đã sáng tác một vở opera ngụ ngôn, Il sognor di Scipione
(Giấc mơ của Scipio) tỏ lòng tôn kính với lễ phong tổng giám mục mới, và
ông tổng giám mục đã thưởng cho cậu bằng việc nhận cậu làm Konzertmeister, tức
là nghệ sỹ violin chính ở Salzburg, một chức vụ mà cậu gần như đã nắm giữ trong
suốt 5 năm tiếp theo. Tuy nhiên, cậu vẫn được cho phép thực hiện một số hành
trình lưu diễn ngắn, vào năm 1773 cậu đã tới Vienna cùng với bố. Sau khi từ
chức trợ lý tổng giám mục vào tháng 9 năm 1777, Wolfgang đến Augsburg và
Mannheim, và năm 1778 đến Paris, ở đó, lần đầu tiên trong đời anh có được cảm
giác là một nghệ sỹ tự do.
Tuy nhiên, sự thành công của anh vẫn chưa được toàn diện và to lớn
lắm. Những năm này là những năm khó khăn đối với nhà soạn nhạc kiêm nghệ sỹ
trình diễn trẻ tuổi. Vào năm 1775 anh đã có được thành công khi vở La finta
giardiniera được trình diễn ở Munich, và ngay sau đó là vở Il re pastore,
với phần lời của Pietro Metastasio, diễn ở tòa nhà tổng giám mục Salzburg. Ở
Paris năm 1778, nhà soạn nhạc 22 tuổi được ủy nhiệm viết phần âm nhạc cho vở
ballet Les petits riens, nhưng sự thành công tiếp theo đã không đến với
anh, thay vào đó là một tin buồn, người mẹ thân yêu của anh qua đời. Anh trở về
Salzburg vào giữa tháng giêng năm 1779, một chàng trai chán nản và bất mãn, mặc
dù đã trưởng thành hơn, đã nhận thức được giá trị thực sự cũng như sự phong phú
hơn về khả năng cảm xúc và trí tuệ của mình.
Một tia hy vọng lại lóe lên vào tháng 10 năm 1780 khi Mozart, bây giờ lại
là trợ lý của bá tước Colloredo, được bổ nhiệm viết một vở opera vũ hội hóa
trang cho Munich, và kết quả là Idomeneo được trình diễn vào ngày 29
tháng 1 năm 1781 tại nhà hát cung điện Munich. Tác phẩm này được mô tả là
"mới và đặc biệt", nó là một thành công lớn. Sự ngưỡng mộ của công
chúng và sự thắng lợi của tác phẩm này đã níu chân Mozart, anh đã không trở về
Salzburg ngay lập tức, điều này đã làm ông tổng giám mục nổi giận. Tình trạng
bất ổn này cuối cùng được giải quyết vào 16/3/1781, khi Mozart mãi mãi từ bỏ
công việc trợ lý tổng giám mục. Kể từ thời điểm đó, nhà soạn nhạc không chỉ
được giải phóng khỏi sự gò bó luôn làm anh cảm thấy ngột ngạt mà còn thoát ra
khỏi sự bảo vệ đùm bọc quá mức của người cha. Anh rời Salzburg và ngay lập tức
lao vào cuộc sống náo nhiệt ở thành Vienna, ở đó anh đã nghĩ rằng có thể dễ
dàng tìm được một công việc theo kiểu "nghệ sỹ tự do". Với hy vọng là
mình sẽ có nhiều học sinh, anh đã sáng tác một số lớn các tác phẩm dùng để dạy
học, tin chắc rằng anh sẽ được bổ nhiệm viết ít nhất một vở opera mỗi năm, cũng
như được mời biểu diễn ở nhiều buổi hòa nhạc. Anh cũng chắc chắn rằng anh sẽ
không gặp trở ngại khi xuất bản các sáng tác của mình. Lúc đầu thì dường như
mọi chuyện có vẻ tốt đẹp, nhưng năm 1786 đã là năm bắt đầu cho sự suy sụp của
Mozart.
Mozart đã viết không ít hơn 17 bản concerto trong giai đoạn 1782 -
1786, những khúc hòa tấu rất nổi bật như Concert Rondo giọng Rê trưởng (K.382)
và La trưởng (K.386), cùng với tác phẩm khác quan trọng hơn như các giao hưởng.
Vở opera tiếp theo của anh, Die Entfuhrung aus dem Serail (Vụ trốn
thoát ở hậu cung) đã là một thành công đối với dân thành Vienna khi lần
đầu tiên được trình diễn ngày 16/7/1782 tại Burgtheatre, nhưng anh đã không bao
giờ hoàn thành tác phẩm sân khấu kế tiếp của mình, vở opera buffa Lo sposo
deluso, bắt đầu một năm sau đó.
Thành công của Seraglio đã làm Mozart rất tự tin. Anh nhanh chóng
làm lễ với cưới Constanze Weber vào ngày 4/8/1782, không để ý đến sự phản đối
kiên quyết của người cha. Tuy nhiên, Wolfgang đã có rất nhiều việc để làm, và
khi ông Leopold đến thăm đôi vợ chồng trẻ ở Vienna vào mùa đông năm 1785, ông
đã có thể cảm thấy yên tâm về những gì mà cậu con trai của mình dường như đang
làm. Các tác phẩm của Wolgang đang được xuất bản và Wolfgang có nhiều học sinh.
Tuy nhiên, cuộc sống ổn thỏa này đã không kéo dài được bao lâu.
1786 chính là năm ra mắt vở opera Le nozze di Figaro (Đám cưới Figaro),
với phần lời của Lorenzo da Ponte, vở opera được trình diễn lần đầu tiên tại
Hoftheater ở Vienna. Tác phẩm khá là thành công, nhưng tầng lớp quý tộc ở
Vienna lại không hiểu được chủ đề của nó. Các nghệ sỹ thì vẫn bị xem như những
người làm công, những người không bao giờ được khuyến khích vượt qua những giới
hạn nhất định trong công việc của họ. Với việc đưa hình ảnh của một con người
bình dân, Figaro, vào trong nghệ âm nhạc nghệ thuật hàn lâm, Mozart đã tạo ra
một hiệu ứng mang tính thách thức đối với cái xã hội thời đó. Kể từ đó, theo một
nghĩa nào đó, chính vở opera này đã đánh dấu điểm khởi đầu cho quá trình suy
sụp của sự nghiệp người nhạc sỹ trong mắt công chúng thành Vienna thời bấy giờ.
Tuy nhiên, vở Le nozze đã nhận được một sự chào đón khác hẳn khi
nó được trình diễn tại nhà hát Quốc gia ở Prague, ở đó giới quý tộc Đức-Tiệp
rất có hứng thú với chủ nghĩa dân tộc. Sự thắng lợi của Le nozze lại
được tiếp nối bởi một vở opera nữa, cũng thành công không kém, Don Giovanni,
được trình diễn lần đầu tiên vào 29/10/1787. Những năm tháng mà Mozart ở
Prague có lẽ là quãng thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời ông, sự ngưỡng mộ
và quý trọng của công chúng ở đây đối với ông đã bù đắp lại những thất vọng cay
đắng mà ông từng phải hứng chịu trước đây trong sự nghiệp của mình. Tuy nhiên,
mọi chuyện đã kết thúc ở đó, ông buộc phải quay trở về Vienna để tìm việc làm.
Năm 1788, Mozart viết xong bản Concerto cho Piano giọng Rê trưởng (K.
537). Mãi cho đến ngày 15/10/1790 nó mới được trình diễn ở Frankfurt để chào
mừng lễ trao vương miện cho Leopold II, và người ta gọi nó là Concerto “Đăng
quang”.
Bản Concerto cho Piano cuối cùng của ông, Si giáng trưởng, K.595 được
viết vào đầu năm 1791, nổi tiếng với cảm xúc hài hòa của chủ nghĩa cổ điển,
cũng giống như tất cả các tác phẩm mà Mozart đã sáng tác trong năm cuối cùng
này của cuộc đời ông.
Các giao hưởng được viết trong những năm cuối cùng này cũng cực kỳ
xuất sắc. Trong khi chuẩn bị đến Prague để trình diễn vở Le nozze vào
tháng 12/1786, Mozart đã viết bản Giao hưởng bất hủ số 38 giọng Rê thứ, K.504
thường được gọi là Prague hay Sinfonia senza minuetto (Giao hưởng
không có điệu minuet). Tiếp theo là Giao hưởng số 39 giọng Mi giáng trưởng, K.
543, Giao hưởng số 40 giọng Son thứ, K.550, và cuối cùng là Giao hưởng số 41
giọng Đô trưởng, K.551, Jupiter.
Năm 1789 có lẽ là năm khó khăn nhất của Mozart. Tình trạng tài chính của
ông tồi tệ đến mức, ông buộc phải đi kiếm từng đồng để sống. Mọi chuyện dường
như chỉ khá hơn một chút vào cuối năm khi ông dời đến Berlin, hy vọng tìm được
công việc ở chỗ hoàng đế Wilhelm Friedrich II, nhưng công việc thành ra lại chỉ
là nhận viết 6 Tứ tấu và 6 Sonata đơn giản cho Piano, những việc mà thậm chí
ông đã không bao giờ hoàn thành. Ông cũng đã đến Dresden, Leipzig và Prague,
nhưng chẳng nhận được hợp đồng nào có thể giúp ông thoát khỏi tình trạng tài
chính tồi tệ cả.
Sau khi trở về Vienna năm 1789, ông đã tặng hoàng đế Joseph II một vở opera
buffa mới, Così fan tutte, vẫn với phần lời của Lorenzo da Ponte. Nó
được trình diễn ngày 26/1/1789 tại Burgtheater, nhưng cái chết ngay sau đó của
hoàng đế, này 20/2 đã khiến các nhà hát ở Vienna phải tạm ngừng hoạt động,
chính điều đó (cho dù là vô tình) đã giết chết ngay từ đầu một tác phẩm xuất
sắc của Mozart. Vở opera đã được ghi nhận, nhưng trong nhiều năm, nó đã không
được trình diễn lại lần nào ở Vienna cả.
Một cơ hội quan trọng khác dường như đến hơi muộn vào năm 1790, khi một
ông bầu tên là Salomon, đi ngang qua thành Vienna, đề nghị với Mozart một hợp
đồng ở London 6 tháng và 6 buổi hòa nhạc ngoài trời có bán vé ở Ansterdam. Tuy
nhiên, những lời mời này lại trùng đúng vào thời điểm sức khỏe của Mozart bắt
đầu suy sụp.
Prague cũng mời Mozart sáng tác một vở opera trang trọng để kỷ niệm lễ
đăng quang của Leopold II, trở thành vua xứ Bohemia. Kết quả là, vở La
clemenza di Tito, được sáng tác chỉ trong bốn tuần, được trình diễn ở
Prague ngày 6/9/1791 và đã không đạt được sự chấp nhận của hoàng cung, mặc dù
các buổi trình diễn sau này thường là rất thành công.
Mozart đã quay trở lại Vienna để tham gia chỉ đạo diễn tập cho một vở
opera khác mà ông đã làm việc với nó trong suốt những tháng trước đó, Die
Zauberflöte (Cây sáo thần), một tác phẩm lấy cảm hứng từ bài thơ của
Wieland với phần lời của ông bầu E.J. Schikaneder. Buổi biểu diễn đầu tiên ngày
30/9/1791 tại Theater auf der Wieden ở Vienna không thể gọi là một thắng lợi,
tuy nhiên, vở Die Zauberflöte đã nhanh chóng trở thành vở opera thành công nhất
của ông.
Mozart lúc này đã đi gần đến những năm tháng cuối đời. Khuôn mặt xanh xao
và thân hình phờ phạc đã báo hiệu một cái chết không thể tránh khỏi đang đến
rất gần. Chính bản thân ông cũng nhận ra điều này. Ông đã viết những dòng này
vào ngày 7/9/1791: "Tôi vẫn tiếp tục sáng tác, bởi vì như vậy sẽ làm tôi
ít mệt hơn là không làm gì cả… tôi cảm thấy giờ khắc của tôi sắp tới; tôi sắp
chết… nhưng cuộc sống đã thật là tuyệt diệu". Mozart mất ở Vienna vào ngày
5 tháng 12 năm đó, có lẽ là vì bị nhiễm trùng nội tạng. Họ đã chôn cất ông
trong một nhà mồ tập thể, và hài cốt của ông cho đến nay vẫn chưa được tìm
thấy.
"Tôi vẫn tiếp tục sáng tác", Mozart đã nói điều đó trong cái
năm cuối cùng của cuộc đời, và đó cũng chính xác là những gì ông đã làm. Cho dù
ông đã kiệt sức, nhưng ông không bao giờ mất đi niềm đam mê viết nhạc. Trong
một bức thư mà cô em vợ của ông, Sophie Weber, viết năm 1825, có đoạn:
“Sussmayr ở bên cạnh Mozart. Khúc Requiem được trải ra trên giường và
Mozart thì đang giải thích cho anh ta nghe xem anh ta phải hoàn tất nó như thế
nào sau khi ông qua đời". Requiem là tác phẩm vĩ đại cuối cùng của
Mozart và là một trong những tác phẩm âm nhạc tế lễ xuất sắc nhất của lịch sử
âm nhạc nhân loại. Có một chút bí ẩn xung quanh sự ra đời của tác phẩm này, khi
Mozart nhận viết nó cho một người hảo tâm giấu tên. Mozart đã chấp nhận đề nghị
này với 50 đồng ducat. Tuy nhiên, việc sáng tác nó đã làm ông hao tổn rất nhiều
sức lực, và ông đã qua đời mà không biết được người khách hảo tâm của mình là
ai.
Ngày nay, chúng ta đã biết được nhân vật bí ẩn này là ai, thực tế thì đó
chính là bá tước Franz von Walsegg, ông này đã mua các tác phẩm không được xuất
bản để giả mạo đó là những sáng tác của chính ông ta. Về sau, ngày 14/12/1793,
người đàn ông kỳ cục này đã chỉ huy buổi trình diễn đầu tiên tác phẩm Requiem
của Mozart dưới mái vòm nhà thờ Wiener Neustadt Cistercian ở Vienna, trên trang
bìa của tổng phổ có ghi "do bá tước Walsegg sáng tác".
Mozart đã không bao giờ hoàn thành Requiem của ông. Nó được viết
nốt bởi người học trò Franz Xavier Sussmayr, một người có đức tính khiêm tốn,
ông đã thêm vào các phần còn thiếu và soát lại nhiều bản thảo đã có. Sự hoàn
chỉnh của ông có vẻ như là trung thành với toàn bộ những dự định của Mozart, có
lẽ là bởi vì Sussmayr đã rất kề cận bên người thầy của mình trong những ngày
cuối cùng.
Ngoài Requiem, Mozart còn viết một số lớn các tác phẩm tế lễ, hầu
hết đều trong giai đoạn ông làm việc ở Salzburg. Chúng bao gồm khoảng 15 khúc
Mass, Litany, Vesper và Offertory. Là một sự thu gọn các thành quả của ông về
âm nhạc tôn giáo từ 1785 cho đến suốt một vài năm tiếp theo, Mozart đã ngày
càng tập trung đến âm nhạc Tam điểm, hầu như ngay khi sự bốc đồng tôn giáo mà
ông chưa bao giờ có thể diễn tả một cách đầy đủ trong âm nhạc tế lễ được lái
sang khuynh hướng mới này. Mozart đã trở thành một hội viên của hội Tam điểm
vào năm 1784. Ban đầu, Mozart cũng ít quan tâm đến hoạt động của hội này, nhưng
khi công chúng trở nên thờ ơ với tác phẩm của ông, ông mới thấy rằng sự hỗ trợ
tài chính mà các hội viên hội Tam điểm có thể mang lại cho ông là rất có ích.
Các sáng tác của ông trong giai đoạn này bao gồm cantata Dir, Seele des
Weltalls (K.429), trình diễn khi Mozart được bầu vào hội Tam điểm, cantata Die
Maurerfreude (K.471) trình diễn ngày 24/4/1785, cantata Maurerische
Trauermusik (K.477), trình diễn ngày 17/11/1785, và bản cantata cuối cùng, Masonic
Cantata (K.623) được Mozart hoàn thành vào tháng 11/1791.
Bài thánh ca nhỏ giọng Rê trưởng Ave verum corpus, K.618 của ông
là một tác phẩm rất đáng được đặc biệt nhắc đến. Đây là một tuyệt tác được viết
từ mùa hè năm 1791 ngay trước khi ông bắt đầu viết Requiem. Nó được sáng
tác cực kỳ nhanh để dùng làm âm nhạc cho lễ hội Corpus Christi tại nhà thờ St
Stephen ở Baden. Mặc dù chỉ có 46 ô nhịp, bài thánh ca nhỏ nhắn này vẫn kết hợp
được tính nghiêm trang với tính đơn giản đến lạ thường, và đây có lẽ là một sự
thể hiện rất tiêu biểu cho "tính đơn giản" kỳ diệu trong tác phẩm của
Mozart, thiên tài âm nhạc có một không hai
Di sản âm nhạc thính phòng của Mozart thực sự là khổng lồ, hầu hết
là các tác phẩm được nhận viết cho những vị trưởng giả hoặc những người bảo trợ
có địa vị cao. Nhạc thính phòng của Mozart bao gồm các divertimento, serenade,
norturne và các vũ điệu dành cho hội hóa trang vốn rất thịnh hành ở thời kỳ đó.
Một ví dụ nổi tiếng là bản Serenade giọng Son trưởng, Eine kleine Nachtmusik
(Một khúc nhạc đêm nhỏ) viết cho dàn dây, K.525, hoàn thành vào 19/8/1787,
một tác phẩm thông minh và tươi tắn mang một sự duyên dáng và hấp dẫn được điều
chỉnh đôi chút với chủ đích là để tiếp cận sát với hình thức bề ngoài của nó.
Bản divertimento nổi tiếng Ein Musikalischer Spass (Một trò vui âm
nhạc), K.522 được viết trước Serenade chỉ một thời gian ngắn, có lẽ là tiểu
phẩm nổi tiếng nhất của ông.
Trong suốt thời kỳ này ông cũng hoàn thành một số lớn lied cho giọng hát
và piano, bao gồm Abendempfindung, K.523, An Cloe, K.524 và Das
Veilchen), K.476 dựa trên các câu thơ của Geothe. Lied cuối cùng này
là rất đáng chú ý bởi vì nó đã vượt ra khỏi các quy tắc được chấp nhận trong
nền thanh nhạc thế kỷ 18. Mozart đã rút ra được những thành ngữ mới từ nhạc
kịch của thời ông và thêm vào một chức năng diễn tả mới cho lied, việc
làm này đã được tiếp tục phát triển bởi Franz Schubert trong thế kỷ tiếp theo.
Nhiều Lieder khác đã được sáng tác sau khi Mozart được bổ nhiệm
làm "Nhà soạn nhạc hoàng cung" ở Vienna (một cái mác nghe rất kêu mà
thực ra chỉ có nghĩa rằng ông phải viết một số lượng nhất định các điệu nhảy
mỗi năm cho các buổi khiêu vũ và hội họp ở cung điện). Ngoài sáu bản Tứ tấu dây
nổi tiếng đề tặng Haydn và các tác phẩm khác được viết cho Frederick Wilhehm
của nước Phổ, các tác phẩm thính phòng xuất sắc nhất bao gồm ngũ tấu dây Son
thứ năm 1787, Ngũ tấu Clarinet năm 1789 mà vẻ đẹp của giai điệu được gắn liền
với bản Concerto cho Clarinet giọng La trưởng, K.622, viết năm 1791. Cũng không
nên bỏ sót các Sonata cho violin và piano của ông đó là những hình mẫu tuyệt
vời của thể loại sonata đối với một trong những yêu cầu khắt khe nhất của sự
phối hợp nhạc cụ.
Số lượng tác phẩm khổng lồ của Mozart cũng bao gồm các tác phẩm
viết trong giai đoạn vô cùng nghèo túng của ông, là những tác phẩm thành công
trong việc điều hòa giữa tính phù phiếm cốt yếu của mục đích với cái độc đáo
phi thường của tư tưởng. Vì vậy, Mozart vĩ đại có thể viết nhạc cho những cây
đàn ống cơ học dựng trong lòng những cái đồng hồ, như bản Fantasia nổi tiếng giọng
Pha thứ, K. 608 sáng tác ngày 3/3/1790 hay bản Andante, K. 616 viết ngày 4/5
cùng năm. Cũng có cả âm nhạc cho kèn acmônica thủy tinh, một nhạc cụ làm bằng
thủy tinh điều chỉnh ở nhiều âm độ, sẽ “hát lên" khi người chơi chà xát
những đầu ngón tay ẩm ướt quanh miệng kèn. Bản Adagio và Rondo, K. 617
là một kiệt tác cho nhạc cụ này hoặc là một "phương tiện". Chưa hết,
khi đã cất được gánh nặng nghèo khó, mặc dù ngắn ngủi, sự vĩ đại của ông tự nó
lại được xác nhận đầy đủ và ở giai đoạn cuối của cuộc đời, ông đã đạt được sự
thể hiện tuyệt vời nhất trong các tác phẩm thanh nhạc vĩ đại như Le nozze di
Figaro (1786), Don Giovanni (1790) và Die Zauberflöte (1791,
năm ông mất). Ngoại trừ Requiem, âm nhạc của Mozsart đặc biệt vui vẻ và dường
như không hề báo hiệu cái chết của ông, không kể ý nghĩa gián tiếp rằng cái
chết mang đến sự giải thoát khỏi những lo âu của đời người.
Xuất bản phẩm trọn vẹn các tác phẩm của Mozart lần đầu tiên, dựa theo
danh mục thời gian sưu tập năm 1862 của nhà âm nhạc học Ludwig Kochel (tên ông
này được ghi đại diện là “K” ngay trước số tác phẩm), được in tại Leipzig giữa
năm 1877 và 1905.
Trần Trung Dũng (nhaccodien.info) tổng hợp
BÍ ẨN KHÔNG LỜI
GIẢI VỀ CÁI CHẾT CỦA THIÊN TÀI
ÂM NHẠC MOZART
Việc không xác định được mộ phần là một trong
những nguyên do chính khiến các nhà khoa học không có mẫu tóc hay xương của
Amadeus Mozart để tìm ra nguyên nhân thực sự đằng sau cái chết của thiên tài âm
nhạc.
Đến ngày nay, người ta vẫn chưa xác định được ngôi mộ thật sự
của thiên tài âm nhạc Mozart. Nguyên do là thời điểm ông qua đời, vì khó khăn,
gia đình Mozart đã chôn cất ông ở một nghĩa trang công cộng của người nghèo,
nơi mỗi ngày có thêm nhiều ngôi mộ mới san sát và nếu không để ý thời gian sẽ
xóa nhòa danh tính của người nằm dưới mồ. Việc chôn cất thi thể của Mozart cũng
thật thương tâm. Thậm chí không có một chiếc hòm tử tế, thần tượng của hàng
triệu người yêu nhạc trên thế giới nằm lạnh lẽo dưới những tấc đất cùng với
những người nghèo khổ khác và được rắc vôi để cơ thể sớm phân hủy. Khoảng bảy
năm sau đó, người ta cải táng và tiếp tục dùng diện tích đất ấy để tiếp tục
chôn cất những người chết khác.
Theo những người thân thích, nhạc sĩ người Áo đã nằm liệt giường
nhiều tuần trước khi trút hơi thở cuối cùng vào ngày 4/12/1791 trong vòng tay
người vợ yêu, Constanze. Chân tay ông sưng to, cơ thể co giật và sốt cao dẫn
tới tiêu chảy, phát ban và trước khi từ giã cõi đời, ông rơi vào trạng thái hôn
mê, không còn nhận thức được mọi thứ chung quanh. Mozart đã khó chịu tới mức
cho con chim hoàng yến mà ông rất thích xổ lồng. Con trai của nhạc sĩ người Áo,
lúc đó mới 7 tuổi vẫn mường tượng trong ký ức mùi khó chịu toát ra từ cơ thể bố
sau khi ông chết. Đã không biết bao nhiêu lần những người viết tiểu sử đặt ra
câu hỏi về cái chết của nhạc sĩ vĩ đại. Không có khám nghiệm tử thi, không giấy
chứng tử, phải chăng ai đó đang cố che giấu sự thật về cái chết của Mozart. Vì
thế, nhiều người đành cho rằng có thể ông đã bị ngộ độc hoặc đột tử.
Amadeus Mozart chơi nhạc từ thời thiếu niên, dưới sự
hướng dẫn của
người cha, nhạc công Leopold Mozart
Sáu tháng trước khi qua đời, trong khi đi dạo với vợ, Mozart đã
dự cảm tới khả năng ông bị đầu độc. Ông nói: “Tôi cảm thấy mình lìa trần không
lâu nữa đâu. Chắc chắn ai đó đã đầu độc tôi”. Và vào một thời gian ngắn trước
khi qua đời, quả nhiên ông có các triệu chứng của người bị đầu độc như nôn mửa,
co giật, co rút chân tay. Những nghi phạm quan trọng nhất có thể kể tới nhà
soạn nhạc Antonio Salieri, người vợ, Constanze hoặc Sussmayer Hofdemel, một
sinh viên luật. Về nhà soạn nhạc Antonio Salieri, đối thủ của Mozart, từng có
một bộ phim mang tên Amadeus tập
trung vào khả năng ông là thủ phạm nhưng lại không đưa ra được lý do chính
đáng. Trên thực tế, Antonio Salieri từng có nhiều cơ hội để đầu độc Mozart
nhưng ông không ra tay, vì thế cho rằng cái chết của ông vào năm 1823 do tự tử
là một hành động quả báo là vô căn cứ.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng vợ Mozart, Constanze mới là nghi
phạm số một vì hai lý do: bà có cơ hội để đầu độc thiên tài âm nhạc một cách từ
từ và thứ hai là những hành động bất thường của bà sau cái chết của chồng.
Constanze đã không dự lễ tang của chồng và bà thường không được nhắc đến nhiều
trong tiểu sử của nhà soạn nhạc thiên tài. Bà Weber, mẹ của Constanze cũng được
nghi ngờ đồng lõa với hành vi đầu độc chồng của người phụ nữ này nhằm giúp đỡ
con gái thoát khỏi số nợ khổng lồ. Bất chấp những nghi ngờ, Constanze, sau đó
tái giá với nhà ngoại giao Đan Mạch, Georg Nikolaus Nissen đã không hé răng nửa
lời về cái chết của chồng cũ.
Ngoài tài năng âm nhạc, theo các giai thoại,
Mozart cũng
là một người đàn ông đa tình
Mozart đã nói về cái chết rất lâu trước khi ông qua đời. Đó là
thời điểm cha ông, Leopold Mozart, một nhạc công violin từ trần. Để giảm bớt
nỗi đau buồn và vinh danh cha mình, Mozart đã viết: “Cái chết là mục tiêu tồn
tại thực sự của chúng tôi. Trong những năm qua, cha con tôi đã trở thành người
bạn chân thành với công chúng”.
Trong nhà thờ St Stephen tại Vienna còn lưu giữ công bố về
nguyên nhân cái chết của Mozart. Theo đó, một “cơn sốt miliary cấp tính” đã
cướp đi mạng sống của nhạc sĩ thiên tài, tuy nhiên đây không phải là một căn
bệnh. Bác sĩ Thomas Franz Closset, người đã ở bên cạnh Mozart trong những giây
phút cuối đời không thể đưa ra kết luận cho tình trạng dẫn tới cái chết của
nhạc sĩ người Áo. 34 năm sau cái chết của Mozart, vào năm 1824, dựa theo một
ghi âm của bác sĩ Closset, kết luận rằng Mozart chết vì “sốt viêm thấp
khớp".
Constanze, nghi phạm đầu độc Mozart, cũng là
người phụ nữ ông
hết mực yêu thương
Vào thời điểm bế tắc vì không tìm ra nguyên nhân rốt cùng đằng sau
cái chết của Mozart, người ta đã đặt ra nghi vấn ông bị chồng của một người
tình bắn chết, do trầm cảm, nhiễm sán, do thiếu vitamin D - một loại vi chất
quan trọng giúp cơ thể chống lại bệnh tật hoặc ngôi độc thủy ngân do sử dụng
thuốc trị bệnh lây qua đường tình dục. Tuy nhiên, mọi tranh luận đều tiếp tục
rơi vào vòng luẩn quẩn. Thiếu các nghi phạm, động cơ và bằng chứng, người ta
đành buông xuôi rằng Mozart chết do nguyên nhân tự nhiên, hệ quả của sức tàn
lực kiệt.
Theo kênh 14.vn
máy bay eva air
vé máy bay đi mỹ là bao nhiêu
hang hang khong korean air tai tphcm
khuyến mãi vé máy bay đi mỹ
giá vé máy bay từ tphcm đi canada
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Du Lich Tu Tuc
Kien Thuc Du Lich