Nhìn những mùa thu đi-Nhớ Hà Nội mùa thu
MINH HOÀNG
Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà nội chỉ một câu lập lại và đảo ngược
đã nói lên một mùa thu hiếm nơi nào có được.Mùa thu ở đây có cái gì đó khó diễn
tả thành lời. Cái nắng chan hòa, óng vàng mềm như tơ lụa. Thoang thoảng đâu đây
hương cốm mới với cái se lạnh, heo may ngọn gió trải dài bay bay theo những tà
áo mỏng làm bồng bềnh lên những mái tóc, như đưa ta về với những năm tháng đầu
đời mộng mơ kỳ vọng.Mặc dù mùa thu đã đi qua nhưng mỗi lần nhớ về Hà Nội lòng
tôi vẫn nhớ đến mùa thu Hà Nội . Bỡi lẽ, quá đẹp và quá nên thơ...
MINH ĐƯỜNG TẠI
XƯỞNG TRANH
Mùa Thu Hà Nội, Hà Nội bây giờ còn trong nỗi nhớ, Những chiều se
lạnh bên phố chờ ai, Cơn mưa phùn rơi không ngại ướt áo, Từng cội me già nhẹ
tiếng lao xao. Mái nhà rêu phong muôn đời cổ kính, Con đường gạch đỏ ngại bước
chân ai. ...Gọi mùa thu về thật lâu để ta biết...nồng nàn... Bước xuống phố
sáng tinh mơ, dạo qua góc hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây.....thấy bao điều, người người
chào bình minh đang đến , một Hà Nội rất hiền hoà ...
" Gió heo may đã
về ... những cơn gió se se dịu dàng báo hiệu một mùa thu đang đến rât gần.Nếu
ai đã từng đến Hà Nội vào mùa Thu chắc hẳn sẽ không quên nổi mùi hoa sữa nồng
nàn về đêm trên phố Nguyễn Du, những mẹc cốm xanh làng Vòng thơm nức trên khắp
các ngả đường , bầy Sâm Cầm nhỏ, cây Bàng lá đỏ...nét đặc trưng ấy đã làm nên
một mùa thu của riêng Hà Nội và mãi chẳng bao giờ lẫn được với xứ sở nào.
Trong một kho những bài hát về Hà Nội,
Trịnh Công Sơn đóng góp được hai bài, Nhớ mùa thu Hà Nội và Đoản khúc thu Hà
Nội ,và đó là những đóng góp vô giá. Trịnh Công Sơn không phải là
một người Hà Nội. Chất Huế bàng bạc trong nhạc Trịnh, còn những tiếng lòng dành
cho Hà Nội thì lại hiền hiện.
Hai bài hát, hai thời điểm,
và hai phong cách. Tôi vẫn chưa hiểu là tại sao Trịnh Công Sơn lại đặt tên cho
ca khúc đầu tiên của mình về Hà Nội là Nhớ mùa thu Hà Nội, nếu không tính đến chuyện thời điểm ra
đời của bài hát thì đó vẫn chỉ như một lời chào Hà Nội,lần đầu tiên mà người
nhạc sĩ họ Trịnh đặt chân đến đất Thăng Long, một sự dè dặt đến bỡ ngỡ khi ngắm
nhìn một phố phường của thủ đô như là một huyền thoại. Một ước mơ mà anh đã
viết trong ca khúc Huế- Sài Gòn - Hà Nội, Tôi sẽ đi thăm..
Nhạc họ Trịnh mới dè dặt làm sao: Này là những cây bàng, cây cơm
nguội, sâm cầm hồ Tây, hương cốm mới, nhạc Trịnh Công Sơn mới chỉ chạm được vào
phần rêu phong nơi thành quách đá trên đường Phan Đình Phùng, hay một chiếc
ngói gạch bên hiên khu phố cổ. Hà Nội vẫn như một sự thách đố đầy bí hiểm đối
người nhạc sĩ tài hoa này.
Sau đó Trịnh Công Sơn
trở lại Hà Nội và lúc này anh mới thực sự được thẩm thấu vào hồn của Thủ đô,
mùa thu Hà Nội. Nếu như là một cái khát khao được kiếm tìm và khám phá thì bây
giờ là một cái dìu dặt, nhẩn nha bước vào mùa thu Hà Nội, những bước đi chậm
rãi.
Nếu như cái ban đầu là lớp rêu phong
của một quá khứ đã qua thì cái sau này nằm sâu trong những mạch đá, nó không
còn chỉ có hương cốm mới thơm vào trong bàn tay nhỏ, mà nó còn là những hạt
phấn từ hương lúa non quyện với lá sen hồ Tây thấm vào trong mỗi xúc cảm, mỗi
suy nghĩ, nó là một thứ ám ảnh về Hà Nội, là sự chủ động nắm bắt, là tiếng
lòng, tiếng buồn, tiếng đời, là hình ảnh của hẳn một con người Hà Nội cụ thể,
là một khoảng cách xa Hà Nội nhớ về Hà Nội, là một sự ngộ đạo của con người
hoàn thành xong sự nhập thiền tịch lặng. Hồn của Đoản khúc thu Hà Nội là hồn của
Hà Nội và cũng là hồn của nhạc Trịnh.
Tôi nghe nhạc Trịnh cũng đã nhiều,
nghe những bài hát về Hà Nội cũng đã nhiều, nhưng chưa bao giờ tôi được nghe
một bàt hát hay đến thế. Cả về ca từ lẫn giai điệu.
Hoặc Bầy Sâm Cầm nhỏ,
mái ngói rêu phong, cây Cơm Nguội vàng, cây Bàng lá đỏ...Chính đó là nét đặc
trưng rất Hà Nội mà nhạc sĩ họ Trịnh đã tìm tứ và nắm bắt được trong hai ca
khúc hay về Hà Nội và rất ấn tượng đối với người yêu nhạc, yêu Hà Nội...
Trịnh Công Sơn tiêu diêu trong mùa
thu Hà Nội lãng đãng như một hơi sương sớm quyện trên những nếp nhà cổ, một gốc
cây sấu trên đường Phan Đình Phùng, quanh một tà áo trắng của các cô gái trên
đường Cổ Ngư, một rặng cau trước cổng ngôi chùa.
Đêm thất tịch, trời không mưa, một chiếc xích lô đạp chậm rãi đến trước khu phố
cổ, khi đến ngã tư Hùng Vương, chiếc xe dừng lại, một người khách, một cô gái
bước xuống. Những hàng sấu trùm lấy họ, hai người khuất dần vào trong phố cũ.
Nhoà
phố mong manh nhoè phố mơ...
Hoặc Nhớ một người để nhớ mọi người.
Sẽ có một ngày
trời thu Hà Nội trả lời cho tôi
Sẽ có một ngày từng con
đường nhỏ trả lời cho tôi
Bài này đã từng có vấn đề, (nhất) là vì câu "Nhớ một người để nhớ mọi người...",
một câu thật và đẹp. Vì thật nên đẹp...
Nhạc sĩ Minh Đường đã cảm hứng với mùa thu Hà Nôi đã sáng tác ca
khúc Nắng thu Hà Nội. Hôm nay Minh Đường trình làng một tác phẩm mới về Hội hoạ
chủ đề "Nhớ mùa thu Hà Nội" với nét vẽ tài tình của Minh Đường về
nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, với chất liệu sơn dầu, cở 70cm x 80cm . Xin mời các bạn
yêu nghệ thuật hội hoạ xem và cho ý kiến góp ý cùng tác giả.
Chúc các bạn một mùa
Giáng Sinh thật an lành.
ANH ĐI BỎ LẠI...
Chia ly trong cõi
sầu nhân thế
Chốn hồng trần có
níu được ai?
Anh đi cách biệt
phương trời
Để lại thương nhớ
cho người đời sau
Buồn để đâu đêm nay
ta hát
Khúc nhạc tình của
Trịnh Công Sơn
Diễm xưa,Hạ trắng
,Mưa hồng...
Quê hương thương nhớ
tài nhân qua đời
Dế giun ơi! đừng
réo mà đau
Cảm thương, tiếc
nuối,âu sầu
Một lần chưa gặp
mà đau tấc lòng!
Nhớ ơn anh qua nhiều
tác phẩm
Không phai nhòa theo
dấu thời gian
Dẫu rằng cách trở
đôi đàng
Hồn thơ nhạc Trịnh
vẫn vang muôn đời
MINH ĐƯỜNG
hãng vé máy bay eva
đặt vé máy bay đi mỹ ở đâu
hãng hàng không hàn quốc
vé máy bay đi mỹ khoảng bao nhiêu
săn vé máy bay giá rẻ đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Du Lich Tu Tuc
Tri Thuc Du Lich