OHANN SEBASTIAN BACH
TSKH. Phạm Lê Hoà
Trong
lịch sử âm nhạc thế giới, thế kỷ XVII – XVIII là mốc đánh dấu hai con đường
sáng tạo nghệ thuật được tạo dựng bởi hai nhạc sĩ bậc thầy của nhiều thời đại: Johann
Sebastian Bach và George Frideric Handel. Trên
cơ sở những thành tựu của các thế kỷ trước, hai người nhạc sĩ này đã không chỉ
hoàn thiện một trang rực rỡ của lịch sử âm nhạc thế giới, mà còn mở ra/bắt đầu
những trang sử mới của lịch sử âm nhạc cho đến hôm nay và mai sau. Di sản âm
nhạc vô cùng quí báu của hai nhà soạn nhạc vĩ đại này cho đến hôm nay vẫn còn
nguyên giá trị, là tinh hoa nghệ thuật cho các thế hệ nhạc sĩ sau đó tiếp
cận/học hỏi và tiếp tục sáng tạo. Tuy Johann Sebastian Bach và George
Frideric Handel cùng sống chung một thời đại, nhưng có một điểm
khác là nếu như Handel phần lớn cuộc đời sống ở nước ngoài thìBach lại
cả cuộc đời không ra khỏi nước Đức.
Johann
Sebastian Bach(1685-1750)
Johann
Sebastian Bach không chỉ là nghệ sĩ đàn organ, nhà soạn nhạc Đức
vĩ đại, ông còn là nhà lý luận âm nhạc, nhà sư phạm âm nhạc, một trong những
thiên tài vĩ đại nhất trong lịch sử âm nhạc Phương Tây nhiều thế kỷ qua. Ông
sinh ngày 21 tháng 3 năm 1685 tại Eisenach, Thuringia,
trong một gia đình mà 7 thế hệ đã sản sinh ra hơn 53 nhạc sĩ xuất chúng cho nền
âm nhạc thế giới, từ Veit Bach tớiWilhelm Friederich Ernst
Bach.
Johann Ambrosius Bach (1645-1695)
Johann
Sebastian Bach từ nhỏ đã được học những bài học âm nhạc đầu tiên
từ người cha đẻ -Johann Ambrosius là một nhạc sĩ tỉnh lẻ. Sau khi
người cha mất, Bach tới sống và học cùng với người anh trai - Johann
Christoph, một nhạc công đàn organ ở Ohrdruf.
Năm
1696 ông theo học ở trường Lisci Ohrdrup và tiếp tục học âm
nhạc. Ngay từ nhỏ, như nhiều thành viên của dòng họ Bach danh
tiếng, Johann Sebastian Bach có năng khiếu và lòng say mê âm
nhạc một cách đặc biệt. Những bài học âm nhạc luôn mang đến cho cậu niềm vui và
sự khám phá trong thế giới của những âm thanh. Cậu bé J.S. Bach luôn
tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để học tập/để có thể làm giàu tri thức âm nhạc của
mình. Kiến thức âm nhạc vốn là vô cùng rộng lớn đối với ngay cả những nhà soạn
nhạc vĩ đại nhất của mọi thời đại, do đó càng là vô cùng vĩ đại với chàng thanh
niên mới bước đầu khám phá thế giới kỳ diệu của các âm thanh. Càng học cậu càng
khám phá một cách đầy hưng phấn những qui luật, những sáng tạo đầy bất ngờ của
sự hoà hợp các âm thanh trong một tác phẩm âm nhạc. Nhờ có năng khiếu âm nhạc
cộng với lòng đam mê, ngay từ khi còn nhỏ tuổi, cậu đã có thể nắm vững được các
khái niệm cơ bản của tri thức nghệ thuật âm nhạc phức điệu thời bấy giờ như: đối
vị, canon, mô tiến với đỉnh cao sau này là prelude và fuga .v.v..
Ngoài
việc tham gia hát trong đội đồng ca của nhà thờ, theo truyền thống gia đình, Johann
Sebastian Bach còn được học sử dụng nhiều loại nhạc cụ khác. Vì
vậy, sau này Bach có thể chơi được nhiều loại nhạc cụ khác
nhau như: organ, clavecin, violon, alto.
Tuy nhiên, cậu yêu đàn organ hơn cả. Ngồi trước đàn organ cậu
cảm thấy như đang đứng trước một dàn nhạc lớn với những âm hưởng hùng tráng và
tiềm ẩn một sức mạnh phi thường. Bach cũng luôn chú ý học tập
tác phẩm âm nhạc của các nhạc sĩ đã nổi tiếng. Nhờ đó mà khi 15 tuổi cậu đã có
một số tác phẩm âm nhạc đầu tiên của mình, trong đó có cả những tác phẩm viết
cho đàn organ diễn tấu.
Từ
năm 1700 đến tháng 4 năm 1703, Johann Sebastian Bach vừa
học ở trường phổ thông vừa bắt đầu tự kiếm sống bằng nghề hát trong đội hợp
xướng Nhà thờ Saint Michael tại Luneburg. Nơi đây
cậu có thể thường xuyên nghe nghệ sĩ đàn organ tài năng Georg
Biem biểu diễn và được phép sử dụng các sách nhạc có trong thư viện
của nhà trường. Hơn thế nữa, khi đến Hamburg ông còn được
viếng thăm nhà hát Opera và làm quen với nghệ thuật biểu diễn
đàn organ của nghệ sĩ nổi tiếng Ian Adam Reinken.
Năm
1703, Bach trở thành nghệ sĩ violon trong dàn
nhạc thính phòng của Hoàng tử Johann Ernstxứ Weimar,
rồi cũng cùng năm đó ông chuyển tới Arstadt, tại đây ông đã trở
thành nhạc công đàn organvà chỉ huy hợp xướng của nhà thờ. Tháng 10
năm 1705, ông xin phép vắng mặt một tháng để đến học nghệ sĩ organ và
nhà soạn nhạc Đức gốc Đan Mạch danh tiếng Dietrich Buxtehude, người
mà sau này ởLubeck âm nhạc organ của ông có ảnh
hưởng lớn đến âm nhạc của Bach. Tại đây, Bach đã
tham gia biểu diễn đàn organ và được chính Buxtehude đánh
giá cao. Và cũng chính ông đã nhận giúp đỡ, nhận truyền dạy cho Bach những
kỹ xảo của nghệ thuật biểu diễn đàn organ. Những bài học này đã
giúp Bachmau chóng khẳng định tài năng của mình và theo ông trong
suốt cuộc đời. Buxtehude cũng giúp Bachtiếp cận
với các tác phẩm âm nhạc thuộc nhiều trường phái khác như Hà Lan, Đức, Italia.
Sau đó Bach, như nhiều nhạc sĩ trước đó, đã nhiều lần sáng tác dựa
theo các phong cách sáng tác mới này. Đây là một từ những phương pháp học sáng
tác đã có từ nhiều trăm năm trước và được đã nhiều thế hệ nhạc sĩ sau này kế
thừa một cách có hiệu quả. Cho đến hiện nay, phương pháp này vẫn còn được một
số Nhạc viện trên thế giới áp dụng.
Năng
khiếu âm nhạc bẩm sinh, lòng đam mê nghệ thuật âm thanh cộng với sự đào luyện
chân tình của D. Buxtehude đã đưa Bach nhanh
chóng đến với đỉnh cao của nghệ thuật biểu diễn đàn organthời bấy
giờ. Nghệ thuật biểu diễn organ của Bach được
mọi người thừa nhận và đã có lần ông được thay D. Buxtehude chơi
đàn tại Nhà thờ.
Chuyến
đi học đạt kết quả cao đó đã làm ông say mê và ở quá thời hạn cho phép của Nhà
thờ theo hợp đồng đến 2 tháng. Khi về ông bị các bề trên của Nhà thờ quở trách
không những chỉ vì sự phá vỡ hợp đồng mà còn vì sự quá hoa mỹ và lối hoà âm
không theo truyền thống trong khi đệm nhạc hát cho giáo đoàn. Dù rất kính trọng
tài nghệ biểu diễn đàn organ của ông, nhưng do không có sự đồng cảm và không
thể hiểu nổi những sáng tạo trong nghệ thuật của Bach nên Nhà
thờ đã sa thải ông.
Tháng
10 năm 1707, Johann Sebastian Bach cưới người chị họ là Maria
Barbara rồi tớiMulhhausen làm nhạc công đàn organ trong
nhà thờ Saint Blasius. Nhưng cuộc sống ở Malkhausen với
đầy bất lợi đã đẩy ông và vợ phải đến Weimar với tư cách là
một nghệ sĩ organ và violon trong thủ phủ
công tước Duke Wilhelm Ernst. Ông và gia đình lưu lại đó 9 năm.
Thời gian ở Weimar ông đã viết được khoảng 30 bản cantata trong
số đó có bản cantata dùng cho tang lễ God’s Time Is
the Best (Thời của Chúa là tốt đẹp nhất). Ngoài ra, ông còn viết những
tác phẩm cho đàn organ và đàn clavicô. Sau đó ông
bắt đầu đi vòng quanh nước Đức với tư cách là một chuyên gia về đàn organ và
cố vấn cho những người làm đàn organ.
Ở Leipzig,
trong thời gian này Bach không được những người Đức đương thời
đón nhận như vớiHandel, Telleman hay Hasse.
Âm nhạc của ông quá nghiêm túc và phức tạp, chỉ có một số ít người có thể hiểu
được và thích nghe loại nhạc này. Nhưng đây cũng chính là thời kỳ mà những tìm
tòi trong lao động sáng tạo nghệ thuật của ông không chỉ được mở rộng về số
lượng tác phẩm mà còn đi vào chiều sâu của tư duy sáng tạo. Trong chuyến đi này
ông học hỏi được nhiều điều thú vị, được biết và làm quen với nhiều nhà soạn
nhạc và biểu diễn đàn organ nổi tiếng thời bấy giờ như Handel, Telleman, Mateson vàCunao -
những tên tuổi ông đã ngưỡng mộ từ lâu khi tự học bằng cách sao chép lại các
tác phẩm của họ. Giữa một thời đại mà nhiều người cho rằng âm nhạc phức điệu đã
lỗi thời bởi tính khô cứng, chặt chẽ, máy móc và nặng nề luôn làm người nghe
mệt mỏi, thì Bach lại chính là người đã không ngừng bền bỉ
khẳng định vẻ đẹp và sự tồn tại vĩnh cửu của nghệ thuật âm nhạc phức điệu. Và
ông đã đúng, cho đến hôm nay, nghệ thuật âm nhạc phức điệu vẫn còn nguyên giá
trị và ngày càng có nhiều người yêu thích. Không chỉ tồn tại ở dạng một tác
phẩm độc lập, phức điệu còn là thủ pháp sáng tạo nghệ thuật được hầu hết các
nhạc sĩ của mọi thời đại sử dụng một cách có hiệu quả với nhiều tìm tòi trong
việc tạo dựng phong cách sáng tạo nghệ thuật của riêng mình.
Cũng
trong chuyến đi vòng quanh nước Đức này, Bach đã khẳng định
tài năng của mình và được giới âm nhạc công nhận là nghệ sĩ đàn organ số
1 thời bấy giờ. Nhưng tiếc rằng mọi người còn chưa hiểu một cách thấu đáo và vì vậy ít nói tới thiên tài sáng tạo nghệ thuật âm nhạc của ông
với những tác phẩm vượt mọi thời gian, không gian. Song có lẽ chúng ta sẽ còn
ngạc nhiên hơn khi ngay những bậc thầy của giới âm nhạc thời bấy giờ như Mateson và Telleman cũng
cho là như vậy. Các nhà xuất bản từ chối in tác phẩm của ông vì cho rằng tác
phẩm âm nhạc phức điệu của Bach khó có “đất sống” ở thời đó.
Vào
tháng 11 năm 1717, Johann Sebastian Bach được cử làm
nhạc trưởng dàn nhạc thính phòng trong cung của Hoàng tử Leopol xứ Anhalt-Kothen.
Trong thời gian này ông bắt đầu viết những tác phẩm âm nhạc đầu tiên cho dàn
nhạc và các nhạc cụ độc tấu (solo). Không chỉ tham gia hoạt động biểu
diễn, ông còn dành thời gian biên soạn sách nhạc cho vợ và các con với mục đích
dạy họ kỹ thuật cũng như nghệ thuật chơi đàn phím. Trong số sách này có tập “Cho
đàn clavecin bình quân luật chơi vẫn tốt”(Well-tempred Clavier),
Inventions và Little Organ Book. Cũng từ đây, tên
tuổi của nhà soạn nhạc Bachngày càng nổi tiếng. Năm 1716, cantata Người
đi săn của ông đã được biểu diễn ở Veisenphens.
Tháng
7 năm 1720, người vợ đầu của Bach qua đời khi ông đang đi biểu
diễn ở xa. Tháng 12 năm sau (1721), ông cưới Anna Wilcken, một ca
sĩ giỏi và là con gái của một nhạc sĩ cung đình. Trong khoảng thời gian từ 1723
đến 1742 bà sinh hạ cho ông 13 người con ngoài số 7 người con ông đã có với
người vợ trước. Bà cũng là người giúp đỡ ông rất nhiều trong công việc bằng
cách chép lại những bản tổng phổ của ông cho các nhạc công biểu diễn.
Tháng
5 năm 1723, Johann Sebastian Bach chuyển tới Leipzig và
ở lại đó cho đến cuối đời. Ông không hài lòng trên cương vị là nhạc trưởng,
người chỉ huy dàn hợp xướng của nhà thờ Saint Thomas và trường
dòng ở Leipzig do nhiều nguyên nhân. Để bảo vệ những giá trị
đích thực của nghệ thuật âm nhạc, ông đã tranh cãi liên tục với Hội đồng thành
phố. Nhưng cũng như trước đây, cả Hội đồng thành phố lẫn công chúng thời đó đều
không hiểu và đánh giá được đúng thiên tài âm nhạc của ông. Họ thấy Bachkhông
hơn một ông già thủ cựu, cứ khăng khăng bám lấy những hình thức âm nhạc mà họ
cho rằng đã quá lỗi thời. Tuy nhiên, 202 bản cantata còn lại
trong số 295 bản ông viết ở Leipzig cho đến nay vẫn còn được biểu diễn trong
các chương trình hòa nhạc trên thế giới. Trong khi đó, nhiều bản nhạc mới và
là mốt được công chúng vào thời kỳ đó yêu thích thì đã bị lãng quên từ lâu. Hầu
hết các bản cantata của Bachđều được mở đầu bằng
phần dành cho hợp xướng và dàn nhạc, sau đó tiếp nối bằng những đoạn hát nói và aria xen
kẽ nhau cho giọng đơn ca và nhạc đệm, rồi kết thúc bằng bài lễ ca dựa theo bài
thánh caLutheran đơn thuần. Âm nhạc luôn được kết hợp chặt chẽ với
lời hát và làm cho lời hát trở nên vô cùng cao cả/thánh thiện với sự diễn cảm
và xúc cảm mãnh liệt của tâm hồn. Trong số những tác phẩm này cóAscension
Cantata (Cantata cho lễ Thăng thiên) và Christmas Oratorio (Oratorio
cho lễ Giáng sinh), Christmas Oratorio bao gồm 6 Cantata. Passion
of St. John (Sự khổ hình của Thánh John) và Passion of St.
Matthew (Sự khổ hình của Thánh Matthew) cũng được viết ở Leipzig.
Trong số những tác phẩm viết cho đàn phím thời kỳ này còn có Những khúc Biến
tấu Goldberg; Phần II của tập “Cho đàn clavecin bình quân luật chơi vẫn
tốt” (Well-Tempered Clavier); The Art of Fugue (Nghệ
thuật Fugue), một cuộc trưng bày thực sự tráng lệ kỹ năng đối vị của ông dưới
dạng 16 bài fugue và 4 bài canon, tất cả đều cùng
một chủ đề. Thị lực của Bach bắt đầu suy giảm vào năm cuối
cùng của đời ông do những năm tháng làm việc quá căng thẳng. Ông mất ngày 28
tháng 7 năm 1750 sau khi trải qua một cuộc phẫu thuật mắt không thành công.
Ngay
sau khi Johann Sebastian Bach qua đời, ông được người
đương thời nhớ đến như một nghệ sĩ biểu diễn đàn organ và đàn clavecin hơn
là một nhà soạn nhạc vĩ đại của mọi thời đại như lịch sử âm nhạc thế giới ghi
nhận nhiều thế kỷ gần đây. Nếu như những chuyến lưu diễn thường xuyên của Bachđã
khẳng định ông là một nhạc công đàn organ vĩ đại nhất của thời
đó, thì phong cách viết đối vị của ông lại chưa được những người cùng thời hiểu
và đánh giá đúng đắn hết giá trị đích thực của nó. Âm nhạc của ông đã bị phần
đông công chúng và ngay cả phần đông giới những người làm công tác âm nhạc thời
bấy giờ quên lãng trong suốt 80 năm sau đó. Dù vậy, vẫn có một số ít các nhạc
sỹ ngưỡng mộ nghệ thuật âm nhạc của ông, trong số này có hai nhà soạn nhạc vĩ
đại Wolfgang Amadeus Mozart (1756-1791) và Ludwig van
Beethoven (1770-1827).
Sự
phục sinh niềm say mê những giá trị âm nhạc của Bach chỉ thực
sự được xuất hiện vào giữa thế kỷ XIX. Nhà soạn nhạc Đức Felix
Mendelssohn (1809-1847) đã tổ chức biểu diễn bản Passion of
St. Matthew vào năm 1829, điều đó đã có tác dụng rất lớn trong việc
làm thức dậy niềm say mê âm nhạcBach trong giới những người yêu âm
nhạc. Ngoài ra, Tổ chức Bach Gessellschaft được thành lập năm
1850 cũng hết sức chuyên tâm vào việc tìm kiếm, biên tập và xuất bản các tác
phẩm của Bach.
Tuy
nhiên, sự “phục hồi Bach” lại diễn ra trong thời điểm trùng hợp với sự nở rộ
của phong trào lãng mạn trong âm nhạc, chính vì vậy trong nhiều trường hợp các
phong cách biểu diễn đôi khi là những bóp méo thô bạo không đúng với tư duy
sáng tạo nghệ thuật của Bach.
Về
phương diện tiếp cận kỹ thuật sáng tác âm nhạc, với Bach tự
học là hình thức chủ yếu. Phương pháp chính của ông, như nhiều nhạc sĩ khác vào
thời đó là tự mình chép lại vào vở nhạc tác phẩm của những nhà soạn nhạc Pháp,
Đức, Ý nổi tiếng thế giới ở chính thời đại ông và trước đó. Từ đó tìm tòi và
khám phá những đặc điểm sáng tạo, cái hay trong tác phẩm của họ mà học tập và
làm kinh nghiệm cho sáng tạo của chính mình. Bach đã làm việc
này trong suốt cả cuộc đời và ông cũng thường cải biên tác phẩm của các nhà
soạn nhạc khác.
Tầm
quan trọng trong âm nhạc của Bach phần lớn nhờ vào khả năng
trí tuệ và lòng đam mê lao động nghệ thuật quên mình của ông. Người ta biết đến
ông hơn cả là một nghệ sỹ bậc thầy về nghệ thuật đối vị. Ông có thể hiểu và sử
dụng được mọi ngôn ngữ âm nhạc có trong thời baroque, ông có thể
kết hợp những kiểu tiết nhịp đặc trưng của vũ điệu Pháp, sự uyển chuyển - duyên
dáng của giai điệu Italia và sự rắc rối - khó hiểu của nghệ thuật đối vị Đức,
tất cả vào trong cùng một tác phẩm. Đồng thời ông cũng có thể sáng tác cho
giọng hát và những nhạc cụ khác nhau để khai thác những đặc tính cấu trúc riêng
và tính chất giọng điệu trong từng loại. Thêm vào đó, khi lời được kết hợp với
nhạc, Bach có thể sáng tác những phần nhạc giàu khả năng biểu
đạt bằng những giai điệu tượng trưng cho biển cả, hoặc một bảncanon để
mô tả những tín đồ cơ đốc giáo làm theo lời răn của Chúa Jesu v.v…
Khả
năng của Bach tiếp cận và khai thác các phương tiện, phong
cách, thể loại âm nhạc đương thời đã tạo điều kiện thuận lợi cho ông đạt được
nhiều tác phẩm chuyển soạn độc đáo. Chẳng hạn, ông có thể lấy một nhạc phẩm hoà
tấu như bản concerto cho violon chuyển sang
một tác phẩm đầy thuyết phục cho duy nhất một nhạc cụ là đàn clavecin.
Bằng cách sáng tạo giai điệu ông có thể chuyển kết cấu phức tạp của một bản fugue cho
nhiều giọng sang một giai điệu duy nhất cho một nhạc cụ như violonhoặc cello diễn
tấu. Những nhịp điệu đối thoại và cấu trúc thưa thớt của những đoạn hát nói opera được
thấy trong một số tác phẩm dành cho độc tấu đàn phím. Tất nhiên, chỉ riêng thủ
pháp kỹ thuật không phải là ngọn nguồn sự vĩ đại trong sáng tạo nghệ thuật âm
nhạc của Bach. Chính khả năng biểu hiện của âm nhạc ông, đặc biệt
được thể hiện trong những tác phẩm cho một giọng hát đã truyền đạt được lòng
nhân ái và làm xúc động người nghe ở mọi chốn.
Vị
trí quan trọng trong số các tác phẩm viết cho đàn phím của ông là các prelude và fugue.
Đó là nơi biểu hiện cao nhất của nghệ thuật phức điệu Bach trong
âm nhạc dành cho cây đàn clavecin. Dưới góc nhìn cấu trúc âm nhạc, prelude và fugue là
hai thể loại âm nhạc khác nhau. Nhưng ở Bach, ông đã liên kết/thống
nhất hai thể loại âm nhạc này với nhau đến mức mỗi cặp prelude và fugue trong
tập “Cho đàn clavecin bình quân luật chơi vẫn tốt” của ông như một “liên
khúc nhỏ”.
Trong
cuộc đời mỗi con người thường đã nghe rất nhiều tác phẩm của các nhạc sĩ thuộc
trường phái âm nhạc khác nhau. Nhưng những ai đã nghe âm nhạc của Bach,
tôi tin rằng ấn tượng được tạo bởi khi đó sẽ còn mãi trong tâm trí người nghe.
Và đến một lúc nào đó, sẽ cồn cào trong ta nỗi nhớ mà chỉ khi âm nhạc của Bach vang
lên, khi con người lạc vào thế giới của những âm thanh huyền diệu đó mới cảm
thấy nguôi ngoai nỗi nhớ/mới cảm thấy bình yên nơi tâm hồn xao xuyến.
MỘT SỐ TÁC PHẨM NỔI
TIẾNG CỦA J.S. BACH
I. Cho organ:
1. Các (Prelude và fuga) Preludes và fugas:
C-dur, D-dur, e-moll, f-moll, g-moll, A-dur.
2. Các Fantasia và fuga (Fantasias và fugas):
g-moll, c-moll, a-moll.
3. Các Sonata (Sonatas):Es-dur, c-moll, d-moll,
e-moll, C-dur, G-dur.
II. Cho clavecin:
1. “Cho đàn clavecin bình quân luật chơi vẫn
tốt” (Well-Tempered Clavier). Tập 1. Gồm 24 prelude và fuga.
2. “Cho đàn clavecin bình quân luật chơi vẫn
tốt” (Well-Tempered Clavier). Tập 2. Gồm 24 prelude và fuga.
3. Các fantasia và fuga (fantasias and fugas):
a-moll, d-moll, c-moll, D-dur, D-dur.
III. Cho dàn nhạc:
1. Giao hưởng (symphony) F-dur.
2. 6 concerto Brandenburg: Số 1 giọng
F-dur; Số 2 giọng F-dur; Số 3 giọng g-dur; Số 4 giọng G-dur; Số 5 giọng D-dur;
Số 6 giọng B-dur.
3. Các concerto cho clavecin cùng phần
đệm của dàn nhạc: Số 1 giọng d-moll; Số 2 giọng E-dur; Số 3 giọng D-dur; Số 4
giọng A-dur; Số 5 giọng f-moll; Số 6 giọng F-dur; Số 7 giọng g-moll.
4. Các concerto cho 2 clavecin cùng phần
đệm của dàn nhạc: Số 1 giọng c-moll; Số 2 giọng C-dur; Số 3 giọng c-moll.
5. Các concerto cho 3 clavecin cùng phần
đệm của dàn nhạc: Số 1 giọng d-moll; Số 2 C-dur.
6. Các concerto cho violon cùng phần đệm
của dàn nhạc: Số 1 giọng a-moll; Số 2 giọng E-dur; Số 3 giọng d-moll.
IV. Các tác phẩm âm
nhạc thính phòng cho dàn nhạc dây và hơi:
1. Sonata và partita cho violon solo:
g-moll, a-moll, d-moll, C-dur, E-dur.
J.S.Bach - Âm nhạc của quá khứ, hiện tại và
tương lai
Dân
tộc Đức luôn tự hào với ba vần “B”, đó là Johann Sebastien Bach, Ludwig Van
Beethoven và Johannes Brahms. Trải qua bao thế hệ, dưới ngòi bút của các nhà
lý luận phê bình âm nhạc, kể cả các nhà âm học, trong số tác phẩm của
các nhạc sỹ hàng đầu thế giới, có thể nói, tác phẩm của J.S.Bach luôn được
xem là chuẩn mực nhất không chỉ về cấu trúc, sự hài hòa giữa giai điệu và hoà
âm mà còn bảo đảm tính logic trong tư duy âm nhạc phù hợp với nhiều giai đoạn
phát triển lịch sử của loài người.
|
Nói một cách khác, hiếm có tác phẩm của nhạc sĩ nào được thán
phục gần như tuyệt đối và được đánh giá là “Âm nhạc của mọi thời đại” như âm
nhạc của Bach. Chính vì vậy mà tác phẩm của J.S.Bach luôn là đề tài thảo luận
và nghiên cứu của các trường phái âm nhạc và cho tới nay, tác phẩm của ông
luôn xuất hiện trong danh mục các tác phẩm bắt buộc tại các cuộc thi âm nhạc
quốc tế.
Johann Sebastien Bach được sinh ra trong một gia đình có truyền
thống âm nhạc tại thành phố Eisenach (Đức) năm 1685. Qua nhiều thế hệ, gia đình ông đã có rất nhiều
nhạc sĩ nổi tiếng. Ông là nhạc sĩ suốt đời luôn gắn bó với nước Đức với một
cuộc sống rất giản dị. Cuộc đời của ông không có nhiều biến cố, âm nhạc của
ông lúc sinh thời ít được phổ biến rộng rãi, thậm chí còn bị cho là khó
hiểu... Từ 15 tuổi, J.S.Bach đã tham gia trong các dàn hợp xướng của nhà thờ,
nhạc công violon và đặc biệt ông chơi đàn organ nhà thờ rất giỏi. Từ năm 38
tuổi đến cuối đời mình (1750), J.S.Bach đã sống và làm việc tại Leipzig. Chính tại đây, nhiều tác nổi tiếng và bất hủ của ông đã
ra đời.
Trong số các nhạc sĩ vĩ đại của thế giới, J.S.Bach là người viết
nhiều thể loại âm nhạc nhất, trong đó, các thể loại âm nhạc liên quan đến
nghệ thuật thanh nhạc như thanh xướng kịch (oratorio), messa, đại hợp xướng
(cantata)...
Nhắc tới J.S.Bach, chúng ta không thể bỏ qua bộ “Bình quân luật”
viết cho đàn clavecin (một loại đàn piano cổ) của ông. Tác phẩm này gồm 2 tập
với 48 prelude và fugue (mỗi tập có 24 prelude và fugue). Có thể nói, đây là
một công trình “khoa học” của Bach, trong đó, ông đã hệ thống lại một cách
hợp lý theo hệ thống thứ tự các dấu hóa thăng - giáng, kết hợp những thành
tựu âm nhạc của quá khứ và hiện tại, nhạc thế tục và giáo hội, từ nhạc dân
gian đến nhạc chuyên nghiệp... Với Bach, âm nhạc phức điệu đã được hoàn chỉnh
mà đỉnh cao là những bản fugue. Những vẻ đẹp huyền bí trong âm nhạc của Bach
đã tạo cảm hứng cho nhà soạn nhạc người Pháp Ch.Gounod, người đã viết thêm
phần giai điệu và đặt lời trên nền nhạc nguyên bản tác phẩm prelude cung
C-dur của Bach trong “Bình quân luật cho piano” tập I với tên gọi “Ave
Maria”.
Một trong những biểu hiện hoàn hảo và trọn
vẹn nhất về âm nhạc viết cho dàn nhạc của Bach là “Những bản concerto
Brandebourg”, những liên khúc Partita, những tác phẩm hòa tấu thính phòng...
chúng không chỉ có giá trị như một di tích nghệ thuật trong nền khí nhạc thế
kỷ 18 mà còn có giá trị đặc biệt về mặt lịch sử: đó là tính chất kịch tính rõ
ràng, sự cải biên trong tác phẩm và nâng cao kỹ thuật diễn tấu cho dàn nhạc
giao hưởng, mở ra con đường mới cho phong cách “Giao hưởng cổ điển”.
Đối với các tác phẩm viết cho khí nhạc của J.S.Bach, toccata
được viết theo lối phóng tác tự do, nhịp độ nhanh, thường nặng về phần luyện
ngón và phô trương kỹ thuật. Chúng ta có thể nhận thấy “nét đặc trưng riêng”
của thể loại này qua tác phẩm “ Toccata & Fugue” cung Ré thứ của
J.S.Bach.
Âm nhạc của J.S.Bach dù viết ở bất cứ thể loại nào, cho bất cứ
giọng hát hay nhạc cụ nào cũng đều mang âm hưởng của cây đàn organ lớn, giống
như âm nhạc của Beethoven luôn có âm hưởng của dàn nhạc giao hưởng, nhạc của
Chopin lại có âm hưởng của cây đàn piano. Tuy nhiên, âm nhạc của J.S.Bach đến
thế kỷ 20 được tiếp nhận không đơn thuần chỉ là một tác phẩm cổ điển...ở đây,
âm nhạc của J.S.Bach được chơi với một phong cách tự do, phóng khoáng, thậm
chí còn chơi theo phong cách nhạc jazz...
Người ta thường cho rằng: Âm nhạc của đất
nước nào, dân tộc nào thì chỉ có nhạc sĩ của đất nước ấy, dân tộc ấy mới có
thể diễn cảm và lột tả được nó. Tuy nhiên, âm nhạc vốn là “chiếc cầu nối ngắn
nhất” trong giao lưu văn hóa giữa các dân tộc. Qua một lăng kính khác, một
cách nhìn nhận và thể hiện âm nhạc của J.S.Bach theo phong cách hiện đại. Nhạc trưởng - nhạc sỹ người Mỹ Bobb McFerrin đã rất thành công
trong việc tổ chức các show diễn âm nhạc của J.S.Bach dưới nhiều phong cách
thể hiện khác nhau tại nhiều nước trên thế giới.
Có thể nói, âm nhạc của J.S.Bach đã vượt qua những hạn chế lịch
sử của mọi thời đại, là một trong những nhân tố sáng tạo nên những truyền
thống, là ngọn nguồn không bao giờ cạn trong sự phát triển của nền nghệ thuật
âm nhạc của nhân loại cho đến hôm nay...
Thạc sĩ Hoàng Điệp (Theo GDX)
|
Johann Ambrosius Bach
(1645-1695)
Nhà
soạn nhạc người Đức Johann Sebastian Bach đã có những đóng góp to lớn cho kho
tàng âm nhạc của nhân loại. Nhạc của Bach đã tạo nên bước ngoặt quan trọng của
lịch sử âm nhạc phương Tây, đánh dấu sự phát triển đỉnh cao của thời kì âm nhạc
Baroque và mang trong mình những mầm mống đầu tiên của một thời kì mới đầy sức
sống và hơi thở của thời đại, thời kì Cổ điển và Lãng mạn sau này.Những tác
phẩm của ông thừa hưởng những nét đẹp của những nền âm nhạc lớn, những mạch
nguồn của âm nhạc cổ điển như âm nhạc Đức, âm nhạc Pháp, âm nhạc Ý và âm nhạc
Hà Lan. Sự kết hợp những phong cách âm nhạc khác nhau trong một cách tư duy
khúc chiết và logic rất đặc trưng của Bach đã tạo nên cái phong phú, sâu sắc và
bao quát của âm nhạc Bach. Song trên tất cả, chính cuộc sống luôn vận động,
chính cá tính mạnh mẽ và nghị lực đã làm cho âm nhạc Bach bước ra khỏi mái vòm
của nhà thờ để đến với những giá trị nhân văn bất diệt, không lu mờ trước những
chuyển động bất tận của xã hội, thời đại và con người. Âm nhạc Bach là một mẫu
mực cho không chỉ biết bao thế hệ nhạc sĩ học tập, mà đã cho tất cả chúng ta
được suy ngẫm và trải nghiệm về cuộc sống đầy nóng bỏng và vận động. Những vẻ
đẹp giản dị, hài hoà và cân bằng của những kiệt tác luôn luôn làm những người
yêu âm nhạc, hay rộng hơn là những người yêu nghệ thuật trân trọng, say mê và
ngưỡng mộ.
Bach sinh ngày 21 tháng 3 năm 1685
tại Eisenach (Thuringia) vùng Đông Bắc nước Đức trong một dòng họ đời đời theo
nghiệp âm nhạc. Ông được rửa tội và đặt tên tại Nhà thờ thánh George vào ngày
23 tháng 3 năm 1685. Cuộc đời của Bach rất đặc biệt chỉ giới hạn trong một phạm
vi địa lí không rộng, trong bán kính khoảng 200km: Bach hầu như sinh sống ở các
thành phố trong vùng Đông Bắc Đức. Cha của ông, Johann Ambrosius Bach (1645 -
1695) là một nhạc công đàn dây, kèn trumpet của xứ Eisenach. Năm 1668, Johann
Ambrosius Bach cưới Elisabeth Lämmerhirt (1644 - 1694), con gái trong một gia
đình âm nhạc ở Erfurt. Johann Sebastian Bach là con thứ tám trong gia đình. Chú
họ của Bach là Johann Michael và Johann Christoph là những nhạc sĩ có tên tuổi
thời bấy giờ. Truyền thống âm nhạc của một gia đình nhiều thế hệ làm nhạc công
dàn nhạc, thành viên dàn hợp xướng và nhạc công đàn ống đã là điều kiện đầu
tiên cho sự phát triển tài năng của Bach sau này. Song bất hạnh cho Bach, năm
1694 rồi 1695, mẹ rồi cha ông đều qua đời khi ông mới còn là một đứa trẻ 10
tuổi. Bach đến sống với anh cả, Johann Christoph, đang giữ vị trí nhạc công đàn
ống tại Ohrdruf. Tại đây ông được học trong trường dòng, hát trong hợp xướng
của trường. Nhờ sự dạy dỗ của anh, Bach được học những bài học đầu tiên về âm
nhạc, học đàn ống và violin. Do điều kiện kinh tế, anh của Bach không thể tiếp
tục chu cấp cho Bach được nữa. Ngày 15 tháng 3 năm 1700, cùng với một người bạn
học là Georg Erdmann, Bach rời khỏi Ohrdruf đến Lüneburg, bắt đầu cuộc sống tự
lập khi mới 15 tuổi.
Tại Lüneburg, Bach học trong trường dòng và trả học
phí bằng cách hát trong hợp xướng của trường nhờ chất giọng đẹp của mình. Tuy
vậy, công việc chính của Bach trong giai đoạn này là nâng cao trình độ đàn ống,
dưới sự dạy bảo của Georg Böhm. Đồng thời ông cũng học hỏi những nhạc sĩ khác
bằng cách nghe họ biểu diễn. Năm 1701, Bach đã đi bộ 48km đến Hamburg để nghe
Reinken biểu diễn và năm 1705 ông đi bộ 300 km đến Lübeck để nghe Buxtehude.
Bach trở thành người biểu diễn đàn ống xuất sắc, bắt đầu tiếp cận với âm nhạc
nhà thờ cổ và sáng tác. Thông qua những người thầy của mình, Bach tiếp nhận các
phong cách âm nhạc Pháp, Hà Lan và gián tiếp là âm nhạc Anh thời bấy giờ. Năm
1703, Bach bắt đầu sự nghiệp âm nhạc độc lập của mình với tư cách là nhạc công
đàn ống và nhạc sĩ tại Arnstadt. Với tính khí nóng nảy và bồng bột của tuổi
trẻ, công việc không được suôn sẻ cho lắm, thậm chí ông đã có lần đánh nhau
trên đường phố với một nhạc công chơi bassoon trong dàn nhạc. Tuy vậy vào năm
1706, ông đã gặp cô em họ xa, Maria Bacbara, người là vợ ông sau đó. Năm 1707,
ông chuyển đến Mühlhausen, và tại đây ngày 17 tháng 10 ông cưới Maria. Công
việc cũng tạo điều kiện cho Bach phát triển trình độ và sự chú tâm với nhạc đàn
ống và nhạc hát, thể hiện qua những tác phẩm nổi tiếng đầu tiên như Toccata và
Fugue Rê thứ BWV 565, Passacaglia Đô thứ BWV 582 cho đàn ống và một số lượng
cantata trong đó phải kể đến bản cantata thế tục đầu tiên, Cantata “Đi săn” BWV
208.
Năm 1708, Bach tiếp tục công việc làm nhạc công
đàn ống và sáng tác tại Weimar. Thời kì này kéo dài tới năm 1717 là thời kì
quan trọng đầu tiên trong sự nghiệp sáng tác của Bach. Tại đây ông đã sáng tác
phần lớn các tác phẩm cho đàn ống của mình và một số lượng đáng kể các bản
cantata, do từ 1713 ông phải viết mỗi tháng một cantata theo nhiệm vụ. Nhờ sự
tiếp xúc với những tác phẩm âm nhạc Ý, đặc biệt là Vivaldi, Bach đã mở rộng khả
năng sáng tác của mình, đưa những yếu tố mới và tự nhiên hơn vào trong âm nhạc
nhà thờ, nhất là ở thể loại cantata. Ông cũng bắt đầu dạy nhạc. Về phía gia
đình, vợ ông đã sinh cho ông những đứa con đầu tiên, trong đó một số không sống
được, số còn lại có hai người con trai sau này cũng là những nghệ sĩ và nhạc sĩ
lớn là Wilhelm Friedemann và Carl Philipp Emanuel. Từ khi đến Weimar, Bach tạo
quan hệ với cả hai vị công tước lãnh đạo vùng nàỵ Song không may cho Bach, hai
vị này không ưa gì nhau, và kết quả, khi vị bảo trợ chính cấm Bach làm việc cho
vị công tước còn lại thì một cuộc xung đột giữa Bach và vị bảo trợ chính nổ ra.
Bach bị bắt giữ và tống giam trong 1 tháng (từ 6 tháng 11 đến 2 tháng 12 năm
1716) rồi được thả ra một cách mất hết danh dự.
Thật may mắn, hoàng thân trẻ Leopold xứ Köthen đã nhận
bảo trợ cho Bach và tháng 12 năm 1717, Bach trở thành Giám đốc âm nhạc ở Köthen
với tiền lương khá hậu hĩnh. Hoàng thân trẻ là một người rất yêu thích âm nhạc
và biết chơi nhiều nhạc cụ. Bach rất thoải mái và khá tự do ở đây, ông không
phải sáng tác cantata thường kì nữa. Lòng yêu âm nhạc của Hoàng thân cùng với
việc Bach có được cây đàn clavecin hiệu Mietke năm 1719 đã tạo cho Bach điều
kiện sáng tác nhiều tác phẩm nhạc thính phòng và nhạc cho bàn phím quan trọng
trong thời kì này. Những kiệt tác cho clavecin của thời kì này gồm có bộ Bình
quân luật tập I gồm 24 cặp Prelude và Fugue ở tất cả các giọng BWV 846 - 869,
bộ các Invention 2 bè BWV 772 - 786 và Invention (cũng gọi là Sinfonia) 3 bè
BWV 787 - 801, các Tổ khúc Pháp BWV 812 - 817 và các Tổ khúc Anh BWV 806 - 811.
Bên cạnh đó, Bach cũng sáng tác những kiệt tác cho các nhạc cụ khác như 3
Partita và 3 Sonata cho Violin độc tấu BWV 1001 - 1006 và 6 Tổ khúc cho
Violoncello độc tấu BWV 1007 - 1012. Bach còn sáng tác nhiều tác phẩm thính
phòng khác, và đặc biệt các tác phẩm Concerto như 6 Concerto thành
Brandenburg BWV 1046 - 1051 và Concerto cho Violin giọng Mi trưởng BWV
1042. Bach cũng vẫn sáng tác một số tác phẩm cho đàn ống và một số cantata.
Ngày 7 tháng 7 năm 1720, vợ Bach, bà Maria Bacbara, qua đời sau một đợt ốm bất
ngờ. Trong số 7 đứa con bà sinh cho Bach, chỉ có 4 còn sống sót đến lúc này.
Một năm sau, Bach lấy cô ca sĩ giọng soprano Anna Magdalena Wülken, lúc đó mới
19 tuổi, người cũng làm việc cho Hoàng thân. Do đòi hỏi của việc giáo dục cho
con cái, một phần tác động của Anna, nhưng cũng vì Bach muốn được viết trở lại
âm nhạc nhà thờ cho mục đích sự nghiệp của mình, và thậm chí đơn giản là vì lí
do tài chính nên ông đã vài lần xin việc ở các thành phố lớn. Một lần trong số
đó, Bach đã đề cập đến việc xin vị trí nhạc sĩ bằng việc đề tặng 6 bản Concerto
thành Brandenburg cho ông hoàng Ludwig xứ Brandenburg song không thành. Năm
1723 Bach mới nhận môt vị trí mới quan trọng với cuộc đời ông, làm Trưởng dàn
đồng ca nhà thờ ở Leipzig. Tuy vậy, ông vẫn giữ quan hệ tốt với Hoàng thân
Leopold, giữ chức Giám đốc âm nhạc danh dự cho đến lúc Hoàng thân qua đời năm
1729 và một trong những tác phẩm lớn nhất của Bach, bản St.Matthiew Passion BWV
244, được viết cũng để tưởng nhớ người bảo trợ, người bạn của ông.
Thời điểm năm 1723, khi Bach chuyển đến Leipzig
và rồi sống hẳn ở đó là một thời điểm đặc biệt với cuộc đời sáng tác của Bach.
Nó đánh dấu sự phân chia hai thời kì trong sự nghiệp sáng tác của Bach, cũng
như cuộc đời ông, một của sự đam mê học hỏi và tìm tòi đầy ý chí và sức trẻ
trong tất cả các lĩnh vực của âm nhạc, còn một là thời kì đỉnh cao và chín chắn
của sự nghiệp với những kiệt tác với tầm vóc lớn lao trong phần lớn các thể loại
lúc đó. Giai đoạn đầu cho đến năm 1729, theo yêu cầu của nhà thờ, Bach phải
viết cantata cho tất cả các buổi lễ trong năm, tính ra là 59 cantata mỗi năm (1
cantata 1 tuần và một số dịp lễ đặc biệt khác). Bach đã làm công việc đó trong
5 năm cho đến năm 1729. Đó là một khối lượng công việc đồ sộ. Song điều quan
trọng là dù cường độ sáng tác rất nặng, Bach vẫn có khả năng viết nên rất nhiều
những kiệt tác trong số những tác phẩm ra đời theo qui trình như vậy. Thời kì
này chứng kiến sự ra đời của phần chủ yếu trong số toàn bộ các cantata trong sự
nghiệp của Bach (một phần khác được sáng tác vào thời kì ông ở Weimar những năm
1708 - 1717). Một phần ba trong số hơn 300 cantata của Bach đã thất lạc, song
những tác phẩm còn lại cho thấy một sự sáng tạo phi thường, sự phát triển và
tiếp thu những nhân tố âm nhạc mới từ những thể loại âm nhạc khác nhau, những
trường phái và nền âm nhạc khác nhau để tạo nên những tác phẩm cách mạng vượt
ra khỏi mục đích và phạm vi tôn giáo ban đầu. Bên cạnh những cantata sáng tác phục
vụ nghi lễ nhà thờ, Bach vẫn viết những cantata thế tục khác, mang hơi thở cuộc
sống hiện thực. Đỉnh cao của giai đoạn này là các kịch tôn giáo lớn qui mô rất
lớn, bản Magnificat BWV 243, St.Matthiew Passion BWV 244 và St.John Passion BWV
245.
Qui mô dàn nhạc, dàn đồng ca và những đòi hỏi của Bach về biểu diễn ngày bắt đầu vượt ra khỏi khả năng và phạm vi của những buổi lễ thánh. Cùng với sự đãi ngộ không thoả đáng và một số tranh chấp về quyền lợi đã khiến Bach thất vọng hoàn toàn và dừng viết cantata cho nhà thờ. Bach bắt đầu chú ý hơn đến các dự án âm nhạc bên ngoài nhà thờ. Một trong số đó là Bach đã trở thành giám đốc Hội âm nhạc Leipzig (Collegium Musicum), tổ chức hoà nhạc vào các tối thứ 6 hàng tuần tại quán cafe Zimmermann. Chính nhờ công việc này, Bach đã viết nhiều cantata thế tục và những tác phẩm thính phòng như Coffee Cantata BWV 211, Peasant Cantata BWV 212, các Concerto cho Violin BWV 1041 và 1043, các Concerto cho Harpsichord và các Tổ khúc cho dàn nhạc. Bach vẫn viết nên những tác phầm lớn nhạc nhà thờ cho đến 1735, như các bản St.Mark Passion BWV 247, Christmas Oratorio BWV 248, Easter Oratorio BWV 249 và Ascension Oratorio. Sau năm 1735, Bach rất ít viết nhạc nhà thờ. Bach cũng chú ý hơn đến những công việc khác liên quan đến âm nhạc, như các dự án tu bổ đàn ống - công việc mà Bach đã thực hiện hầu như suốt sự nghiệp của mình. Bach bắt đầu xuất bản sách trong đó có những tác phẩm của mình như 4 quyển Bài tập cho đàn phím (Clavier - übung), trong đó đều là những tác phẩm rất nổi tiếng của Bach cho bàn phím như 6 Partita BWV 825 - 830 (tập 1), Italian Concerto BWV 971 và French Overture BWV 831 (tập 2), Goldberg Variation BWV 988 (tập 4, sáng tác và xuất bản trong thời kì cuối). Thậm chí Bach còn tham gia bán nhạc cụ. Một công việc quan trọng khác mà Bach tiếp tục thực hiện là việc dạy nhạc. Trong số học sinh ngày càng tăng của Bach, có một số học sinh rất quan tâm đến lịch sử âm nhạc và lí luận âm nhạc. Thực tế là những công việc nghiên cứu này sau này đã thu hút Bach tham gia và nó đã để lại dấu ấn rất quan trọng trong sự thay đổi phong cách của Bach trong giai đoạn cuối đời.
Qui mô dàn nhạc, dàn đồng ca và những đòi hỏi của Bach về biểu diễn ngày bắt đầu vượt ra khỏi khả năng và phạm vi của những buổi lễ thánh. Cùng với sự đãi ngộ không thoả đáng và một số tranh chấp về quyền lợi đã khiến Bach thất vọng hoàn toàn và dừng viết cantata cho nhà thờ. Bach bắt đầu chú ý hơn đến các dự án âm nhạc bên ngoài nhà thờ. Một trong số đó là Bach đã trở thành giám đốc Hội âm nhạc Leipzig (Collegium Musicum), tổ chức hoà nhạc vào các tối thứ 6 hàng tuần tại quán cafe Zimmermann. Chính nhờ công việc này, Bach đã viết nhiều cantata thế tục và những tác phẩm thính phòng như Coffee Cantata BWV 211, Peasant Cantata BWV 212, các Concerto cho Violin BWV 1041 và 1043, các Concerto cho Harpsichord và các Tổ khúc cho dàn nhạc. Bach vẫn viết nên những tác phầm lớn nhạc nhà thờ cho đến 1735, như các bản St.Mark Passion BWV 247, Christmas Oratorio BWV 248, Easter Oratorio BWV 249 và Ascension Oratorio. Sau năm 1735, Bach rất ít viết nhạc nhà thờ. Bach cũng chú ý hơn đến những công việc khác liên quan đến âm nhạc, như các dự án tu bổ đàn ống - công việc mà Bach đã thực hiện hầu như suốt sự nghiệp của mình. Bach bắt đầu xuất bản sách trong đó có những tác phẩm của mình như 4 quyển Bài tập cho đàn phím (Clavier - übung), trong đó đều là những tác phẩm rất nổi tiếng của Bach cho bàn phím như 6 Partita BWV 825 - 830 (tập 1), Italian Concerto BWV 971 và French Overture BWV 831 (tập 2), Goldberg Variation BWV 988 (tập 4, sáng tác và xuất bản trong thời kì cuối). Thậm chí Bach còn tham gia bán nhạc cụ. Một công việc quan trọng khác mà Bach tiếp tục thực hiện là việc dạy nhạc. Trong số học sinh ngày càng tăng của Bach, có một số học sinh rất quan tâm đến lịch sử âm nhạc và lí luận âm nhạc. Thực tế là những công việc nghiên cứu này sau này đã thu hút Bach tham gia và nó đã để lại dấu ấn rất quan trọng trong sự thay đổi phong cách của Bach trong giai đoạn cuối đời.
Hai sự kiện Bach trở thành Giám đốc âm nhạc
Danh dự tại Dresden năm 1736 và cuộc tranh luận với người học trò cũ của ông,
Johann Adolph Scheibe năm 1737 như là những điểm mốc đánh dấu giai đoạn cuối
của cuộc đời của Bach. Nhờ những sự kiện này, phong cách sáng tác của Bach có
những thay đổi rõ nét và quan trọng nhất mang tính bước ngoặt của không chỉ của
sự nghiệp của Bach, mà còn cả của một thời đại, một thời kì âm nhạc. Nó đã mở
ra giai đoạn sáng tác cao nhất trong sự nghiệp của Bach với những tác phẩm bất
hủ bởi tính rộng lớn và sự sâu sắc đến tột cùng của âm nhạc. Những mối liên hệ
thường xuyên với cuộc sống âm nhạc tại Dresden và Berlin đã tạo điều kiện cho Bach
gặp gỡ những nghệ sĩ có tên tuổi với những phong thái khác nhau đang đi lên
thời bấy giờ. Nhờ thế một mặt Bach tiếp thu những đỉnh cao về kĩ thuật sáng tác
phức điệu nghiêm khắc của thế kỉ XV - XVI đặc biệt là Palestrina, một mặt lại
tiếp thu những nhân tố âm nhạc mang tính mới mẻ và tiên phong của âm nhạc Pháp
và Ý. Các tác phẩm của Bach trong sự nghiệp hầu hết là những tác phẩm âm nhạc
phức điệu (sáng tác cho nhiều bè giai điệu), song những tác phẩm phức điệu thời
kì cuối có lẽ là những tác phẩm khác biệt nhất cả về hình thức lẫn nội dung.
Dưới những hình thức chặt chẽ và chuẩn xác, những tác phẩm lại có được một cái
hồn tự nhiên và cảm xúc vô cùng bay bổng. Điều này được thể hiện rất rõ trong
những tác phẩm lớn như bộ Bình quân luật tập 2 BWV 870 - 893, Biến tấu Goldberg
BWV 988, Musical Offering BWV 1079 và Nghệ thuật Fuga BWV 1080. Bản Mass Si thứ
BWV 232, hoàn thành vào năm 1749, một năm trước khi Bach qua đời, là sự kết
tinh những sáng tạo và trải nghiệm cuộc sống trong cả sự nghiệp sáng tác của Bach.
Mang trong mình những suy tư về nỗi đau khổ của con người, vận động vĩnh hằng
của cuộc sống và niềm tin vào cái thiện và con người, tác phẩm này cùng với
Giao hưởng số 9 của Beethoven đã trở thành một trong những tác phẩm vĩ đại nhất
của nền âm nhạc nhân loại.
Bach mất ngày 28 tháng 7 năm 1750. Trong số bảy người con còn lại của ông (hai người vợ đã sinh cho ông tổng cộng 20 người con) bốn người con trai đều theo nghề âm nhạc. Ba người trong số đó đã trở thành những nhạc sĩ lớn là Carl Phillip Emanuel Bach (1714 - 1788), Johann Christoph Friedrich Bach (1732 - 1795) và Johann Christian Bach (1735 - 1782). Họ đã có công rất lớn trong việc tiếp thu các chất liệu âm nhạc của những nền âm nhạc khác nhau để xây dựng nên những trường phái của thời kì Cổ điển, và qua đó có những đóng góp và ảnh hưởng quan trọng cho sự hình thành trường phái Cổ điển Vienna mà tiêu biểu là Haydn, Mozart và Beethoven thời trẻ. Cùng thời với Bach và trong giai đoạn đầu của thời kì Cổ điển khi mà sự lên ngôi của âm nhạc chủ điệu đã khiến âm nhạc phức điệu thoái trào, và vì thế nhiều người không công nhận tài năng của Bach. Tên tuổi của Bach sinh thời núp sau những tên tuổi lớn khác. Song sang đầu thời kì Lãng mạn (thế kỉ XIX) sự vĩ đại của Bach đã được tất cả các thế hệ nhạc sĩ ngưỡng mộ, công nhận và học hỏi. Vai trò trong sự phát triển của âm nhạc cổ điển của sự nghiệp sáng tác của Bach còn thể hiện cho đến tận thế kỉ XX và thời đại ngày nay. Điều thú vị là những nhạc sĩ lớn đầu tiên trân trọng tài năng của Bach lại chính là Mozart và Beethoven, cũng như Bach lại là người đầu tiên trân trọng tài năng của Vivaldi.
Âm nhạc Bach kế thừa sự chính xác và chặt chẽ của nghệ thuật đối vị đỉnh cao trong quá khứ, lại vừa mang trong mình những cảm hứng phong phú và tươi sáng của tương lai. Những thủ pháp canon xuất sắc được kết hợp với những giai điệu với đường nét rõ ràng và nhịp điệu đậm chất cuộc sống. Hình thức âm nhạc đã cô đọng, chi tiết, phong phú hơn với sự tách bạch rõ nét hơn của các câu nhạc, những màu sắc và dấu ấn của hoà âm và các vũ khúc dân gian dường như đã làm cho những tác phẩm thời kì này vượt lên trước thời gian. Dưới những hình thức cũ, những tác phẩm của Bach đã mang trong mình sức sống của một thời đại đang đi lên và cảm hứng đầy chất nhân văn của một xã hội mới đang hình thành một cách tiềm tàng và ẩn chứa.
Bach mất ngày 28 tháng 7 năm 1750. Trong số bảy người con còn lại của ông (hai người vợ đã sinh cho ông tổng cộng 20 người con) bốn người con trai đều theo nghề âm nhạc. Ba người trong số đó đã trở thành những nhạc sĩ lớn là Carl Phillip Emanuel Bach (1714 - 1788), Johann Christoph Friedrich Bach (1732 - 1795) và Johann Christian Bach (1735 - 1782). Họ đã có công rất lớn trong việc tiếp thu các chất liệu âm nhạc của những nền âm nhạc khác nhau để xây dựng nên những trường phái của thời kì Cổ điển, và qua đó có những đóng góp và ảnh hưởng quan trọng cho sự hình thành trường phái Cổ điển Vienna mà tiêu biểu là Haydn, Mozart và Beethoven thời trẻ. Cùng thời với Bach và trong giai đoạn đầu của thời kì Cổ điển khi mà sự lên ngôi của âm nhạc chủ điệu đã khiến âm nhạc phức điệu thoái trào, và vì thế nhiều người không công nhận tài năng của Bach. Tên tuổi của Bach sinh thời núp sau những tên tuổi lớn khác. Song sang đầu thời kì Lãng mạn (thế kỉ XIX) sự vĩ đại của Bach đã được tất cả các thế hệ nhạc sĩ ngưỡng mộ, công nhận và học hỏi. Vai trò trong sự phát triển của âm nhạc cổ điển của sự nghiệp sáng tác của Bach còn thể hiện cho đến tận thế kỉ XX và thời đại ngày nay. Điều thú vị là những nhạc sĩ lớn đầu tiên trân trọng tài năng của Bach lại chính là Mozart và Beethoven, cũng như Bach lại là người đầu tiên trân trọng tài năng của Vivaldi.
Âm nhạc Bach kế thừa sự chính xác và chặt chẽ của nghệ thuật đối vị đỉnh cao trong quá khứ, lại vừa mang trong mình những cảm hứng phong phú và tươi sáng của tương lai. Những thủ pháp canon xuất sắc được kết hợp với những giai điệu với đường nét rõ ràng và nhịp điệu đậm chất cuộc sống. Hình thức âm nhạc đã cô đọng, chi tiết, phong phú hơn với sự tách bạch rõ nét hơn của các câu nhạc, những màu sắc và dấu ấn của hoà âm và các vũ khúc dân gian dường như đã làm cho những tác phẩm thời kì này vượt lên trước thời gian. Dưới những hình thức cũ, những tác phẩm của Bach đã mang trong mình sức sống của một thời đại đang đi lên và cảm hứng đầy chất nhân văn của một xã hội mới đang hình thành một cách tiềm tàng và ẩn chứa.
Trần Minh Tú (nhaccodien.info)
Johann Sebastian Bach
là nhà soạn nhạc người Đức, được hậu thế coi là một thiên tài âm nhạc lớn lao
nhất trong thời đại Baroque. Giống như các loại nghệ thuật khác của thời đại
này, âm nhạc Baroque nhấn mạnh vào giòng nhạc liên tục. Trong các sáng tác âm
nhạc, J.S. Bach đã đưa các kỹ thuật âm nhạc như đối điểm (counterpoint) và tẩu
khúc (fugue) lên các trình độ cao nhất. Đối điểm là cách trình diễn hai hay
nhiều tiết điệu (melodies) đồng thời với nhau còn tẩu khúc là cách sáng tác
trong đó các nhạc cụ khác nhau lặp lại cùng một tiết điệu với một chút
biến đổi (variations).
J.S.
Bach là một nhạc sĩ kiêm nhạc trưởng, đã sáng tác hàng trăm bản nhạc gồm cả 300
hợp khúc thanh nhạc có tính tôn giáo và thế tục, được gọi tên là cantatas.
Bach chào
đời vào ngày 21/3/1685 tại Eisenach, miền Thuringia nước Đức, là người con út
của ông Johann Ambrosius Bach và bà Elizabeth Laemmerhirt. Vào
năm 1695 do cả hai cha và mẹ qua đời, J.S. Bach đã sống với người anh cả tên là
Johann Christoph Bach (1671- 1721), một nhạc sĩ chơi đàn organ tại Ordruf. Ông
Christoph này là học trò của nhạc sĩ sáng tác đàn keyboard tên là Johann
Pachelbel. Như vậy J.S. Bach bắt đầu đi tới trường vào năm 1692 hay 1693 và đã
học các bài nhạc đầu tiên với người anh cả, được học cách sử dụng đàn
clavichord, hapsichord và đàn vĩ cầm (violin).
Sự
học của Bach khá tiến bộ, tới năm 1700 nhờ giọng ca hay, Bach được chọn vào ban
hợp ca gồm các học sinh nghèo tại nhà thờ Michaels ở Luneburg. Khi bị vỡ tiếng,
Bach tiếp tục sống tại Luneburg trong một thời gian, thường vào đọc sách tại
thư viện của nhà trường, đây là nơi có bộ sưu tập loại âm nhạc tôn giáo rất đầy
đủ và hiện đại. Có lẽ vào thời gian này Bach cũng được nghe Georg Boehm biểu
diễn, ông này là nhạc sĩ đàn organ của nhà thờ Johannis. J.S. Bach cũng thăm
viếng Hamburg để tham dự các buổi trình diễn của nhà soạn nhạc và nhạc sĩ đàn
organ danh tiếng Johann Adam Reinken tại nhà thờ Katharinen, nghe ban nhạc hòa
tấu người Pháp của Bá Tước Von Celle.
J.S.
Bach trở về Thuringia có lẽ vào cuối mùa hè năm 1702. Nhờ các kinh nghiệm tại
Luneburg, lúc này Bach đã là một nhạc sĩ đàn keyboard có hạng, thường hay biểu
diễn nhạc tôn giáo. Ngoài ra, ông còn là nhạc sĩ giúp vui cho giai cấp thượng
lưu và một nhà giáo dục âm nhạc. J.S. Bach không chủ trương sáng tác âm nhạc cho
hậu thế, đã không cầu mong các tác phẩm của mình được các nhạc sĩ đời sau trình
diễn.
Từ ngày 4/3/1703, Bach
là một nhạc sĩ trong ban nhạc hòa tấu của ông Johann Ernst, Bá Tước miền Weimar
rồi từ năm 1703 tới 1707, được chính thức bổ nhiệm làm nhạc sĩ xử dụng cây đàn
organ mới của nhà thờ Arnstadt thuộc miền bắc xứ Thuringia. Vào năm 1707, J.S.
Bach kết hôn với cô em họ Maria Barbara, họ có 7 người con nhưng bà Barbara qua
đời vào năm 1720. Trong số các người con này, 4 người là các nhạc sĩ sáng tác
danh tiếng.
Tại
gia đình, J.S. Bach là một người cha tận tụy nhưng khi ra ngoài xã hội, ông lại
là một người nóng tính khi gặp phải sự chống đối hay bất tài của các người
khác. Tại các thị xã Anstadt và Mulhausen, Bach đã cãi nhau với các ông chủ rồi
trở về miền Weimar vào năm 1708, làm việc trong triều đình Saxe-Weimar trong 9
năm với chức vụ nhạc sĩ đàn organ và nhạc sĩ thính phòng. Nhiệm vụ của J.S.
Bach là sáng tác nhiều hợp khúc tôn giáo cantatas. Chính trong thời gian này đã
xuất hiện các bản nhạc xuất sắc dùng cho đàn organ. Nhưng Bach đã có lần cãi cọ
với Bá Tước nên rời triều đình này vào năm 1717. Từ 1717 tới 1723, Bach phục vụ
Hoàng Tử Leopold của xứ Anhalt-Cothen với chức vụ giám đốc âm nhạc. Các công
việc tại triều đình này rất đơn giản, không đòi hỏi nhiều nhạc tôn giáo vì vậy
Bach có thể dành thời giờ sáng tác các bản nhạc thế tục dùng cho vài loại đàn
phổ thông.
Vào
năm 1721, J.S. Bach kết hôn với cô Anna Magdalena Wilcken, một ca sĩ chuyên
nghiệp. Họ đã có thêm 13 người con. Trong số 20 người con của Bach, 9 người đã
sống tới tuổi trưởng thành. Các người con này đã giúp cha trong việc chép hàng
trăm bản nhạc cantatas dùng trong các buổi lễ tại nhà thờ, cũng như vô số bản
nhạc khác dùng vào các dịp Lễ Giáng Sinh, Lễ Phục Sinh, các lễ hội hay vào việc
giảng dạy âm nhạc tại các gia đình.
Tới năm 1723, Bach dọn
nhà về Leipzig và sống tại nơi đây tới cuối cuộc đời. J.S. Bach là giám đốc của
trường âm nhạc St. Thomas, một nơi đào tạo các nhạc sinh cho các nhà thờ của
thành phố. Từ năm 1740, Bach bị bệnh mắt nên gần như bị lòa vào các năm cuối
đời rồi qua đời vào ngày 28 tháng 1 năm 1750 vì bị xuất huyết não (stroke).
J.
S. Bach là một nhạc sĩ đàn organ xuất sắc, một bậc thầy về sáng tác âm
nhạc, một người đứng đầu về bộ môn đối điểm của thời đại đó và cũng là một nhà
giáo dục âm nhạc có tài. J.S. Bach còn là một tín đồ đạo Lutheran thuần thành,
có các cảm xúc tôn giáo biểu hiện qua các sáng tác âm nhạc. Giống như nhiều
nhạc sĩ thời Baroque, niềm tin và việc làm của Bach đều mang tính cách tôn giáo
bởi vì những người này cho rằng loại tôn giáo này đã che chở cho con người
tránh khỏi bị các tư tưởng khoa học, tìm hiểu duy lý của thời kỳ Phục Hưng.
Cũng vì Bach thường coi các tài năng của mình là do Thượng Đế ban cho, vì vậy
ông ký tắt trên các sáng tác, ngay cả trên các bản nhạc thế tục, bằng 3 chữ INJ
có nghĩa là “sáng danh Chúa Jesus” (In the Name of Jesus).
Các
người đương thời thường ngợi khen J.S. Bach là một nhạc sĩ đàn organ có tài mà
thường quên đi các sáng tác âm nhạc của Bach, những công trình này gồm 60 tập
(volumes) nhưng chỉ có 9 hay 10 tập được xuất bản trong thời gian Bach còn sống
bởi vì vào thời đại này, người ta cho rằng các bản nhạc của ông quá phức tạp,
họ ưa thích loại nhạc phong đơn giản, sống động hơn. Tài năng sáng tác của Bach
chỉ được xác nhận đầy đủ vào năm 1829 khi nhạc sĩ người Đức Felix Mendelssohn
khám phá ra bản nhạc “Nỗi Khổ Cực của Thánh Matthew” (Passion According to St.
Matthew).
J.S.
Bach không quan tâm soạn ra lý thuyết âm nhạc cũng không thí nghiệm các thể
loại mới mà chỉ dùng các hình thức âm nhạc đương thời, ngoại trừ thể nhạc kịch
(opera) nhưng tài năng của Bach đã bao gồm một tầm rộng lớn, từ các đối điểm
phức tạp nhất tới các hợp âm đơn giản. Bach cố gắng diễn tả cảm xúc của bản
nhạc, cho rằng mục đích của âm nhạc là tạo nên một thứ ảnh hưởng tác dụng
(affect). Thứ ảnh hưởng này thường được xác nhận ngay tại phần đầu của bản nhạc
rồi tới phần thân bản nhạc trình bày các chi tiết. Đây là sự khác biệt với các
bản giao hưởng (symphonies) của Beethoven trong đó bộc lộ rõ sự tương phản về
nhạc phong (style) và các nội dung cảm xúc (emotional content) tại mỗi phần của
nhạc phẩm. J.S. Bach đã dùng một loại tốc ký âm nhạc tại các hợp âm có bè trầm
(the bass part) được chỉ định bằng các con số. Phương pháp này được gọi là bè
trầm ghi số (figured bass hay basso continuo = bè trầm liên tục).
Trong
các sáng tác, J.S. Bach cẩn thận duy trì dài lâu phong thái âm nhạc (the mood)
để diễn tả đặc tính của bản nhạc, dài lâu hơn các nhạc sĩ thời sau, kể cả
Beethoven. Bach thường hay trình bày lại một giai điệu bằng cách bắt chước
(imitation), lặp lại giai điệu gốc bằng một giọng cao hơn hay trầm hơn, và Bach
cũng dùng một nhịp không đổi. Các tác phẩm âm nhạc của Bach hàm chứa sắc thái
âm nhạc quốc gia của thời đại, phần lớn là Pháp, Đức, Ý và Anh.
J.S.
Bach tin tưởng rằng nhờ âm nhạc, ông có thể phục vụ nhà thờ, cộng đồng và chủ
nhân, vì vậy các sáng tác của Bach không chỉ mang lại niềm vui cho người nghe
mà còn có giá trị giáo huấn cho các nhạc sĩ trình diễn các bản nhạc đó. Vào
thời đại của Bach, ban hợp ca thường nhỏ, gồm 12 người với ban nhạc hòa tấu
cũng nhỏ, vì vậy Bach đã tập trung vào cách tạo nên một cảm giác tinh thần hơn
là dùng tới tính cách lớn lao của ban nhạc như thời nay.
Các
tác phẩm của J.S. Bach được xếp đặt theo chỉ số BWV (Bach-Werke-Verzeichnis)
đặt ra do học giả Wolfgang Schmieder, căn cứ vào loại âm nhạc mà không theo thứ
tự niên biểu. Nhưng cuộc đời của nhạc sĩ J.S. Bach lại được chia theo 5 giai
đoạn. Mỗi giai đoạn lại có các đặc tính do nhiệm vụ của tác giả phải hoàn
thành.
1/
Giai đoạn thứ nhất (1703 – 1708): gồm các sáng tác viết tại Arntadt và
Mulhausen. Những tác phẩm này chưa theo một đường hướng nhất định mà chịu ảnh
hưởng của nhà soạn nhạc Dietrich Buxtehude, một nhạc sĩ bậc thầy tại Lubeck.
Hợp khúc cantata mang tên Gottes Zeit, với chủ đích của tác giả là để trình
diễn tại các buổi lễ an táng, là một sáng tác mạnh, bộc lộ, của thời gian này.
2/
Giai đoạn thứ hai (1708 – 1717): gồm các sáng tác viết tại Weimar với nhiều hợp
khúc cantata và các bản nhạc rực rỡ dùng cho đàn organ, đa số mang nhạc phong
của miền Bắc Âu nhưng cũng có một số tác phẩm phản ánh tính trong sáng của loại
nhạc Ý. Bản nhạc danh tiếng “Toccata và Tẩu Khúc Rê thứ" (Toccata and
Fugue in D minor) được viết trong thời gian này.
3/
Giai đoạn thứ ba (1717 – 1723): gồm các sáng tác viết tại Anhalt-Cothen, đây là
những bản nhạc dùng cho nhạc cụ, trình diễn độc tấu hay hòa tấu. J.S. Bach đã
hoàn thành vào năm 1722 Tập I của Tác Phẩm “The Well-Tempered Clavier” (Bàn
phím dùng thang âm đều theo đó một quãng tám được chia thành 12 bán âm
(semitones) cách đều nhau). Tập II được viết xong vào năm 1744, mỗi tập gồm 24
bản dạo khúc (preludes) và tẩu khúc (fugues) viết theo 12 âm giai trưởng và
thứ. J.S. Bach còn phổ vào trong các sáng tác những bài thánh ca Lutheran, tập
trung trong cuốn “Sách Nhỏ Đàn Organ” (The Little Organ Book). Sáu Concerto
Brandenburg (six Brandenburg Concertos) viết vào năm 1721 được Bach đề tặng cho
nhà cai trị của thành phố Brandenburg. Bach cũng viết 4 tổ khúc hợp tấu (4
orchestral suites) hay khai khúc (overtures), 6 sonatas dùng cho đàn vĩ cầm độc
tấu (solo violin) và 6 tổ khúc (suites) dùng cho đàn hồ cầm độc tấu (solo
cello). Ngoài ra còn có các “Tổ Khúc Pháp” (French Suites) dùng cho đàn
hapsichord. Cách viết nhạc trong giai đoạn này cho thấy tác giả đang tăng dần
việc dùng đối điểm (counterpoint) để thêm phần chất lượng và cấu trúc cho tác
phẩm.
4/
Giai đoạn thứ tư (1723 – 1745): gồm các sáng tác viết tại thành phố Leipzig.
Đây là các tác phẩm chính dành cho ban hợp ca và dàn nhạc hòa tấu (orchestra)
nhưng cũng gồm các bộ bản nhạc độc tấu. Các hợp khúc cantata của Bach vào thời
gian này mang tính quy củ hơn các sáng tác trước kia.
Ý
tưởng của J.S. Bach muốn diễn tả một câu chuyện bi hài mà không dùng sân khấu
hay các dàn cảnh, đã được thể hiện qua bản nhạc “Nỗi Khổ Cực của Thánh John”
(The Passion According to St. John, 1723) và “Nỗi Khổ Cực của Thánh Matthew”
(The Passion According to St. Matthew, 1729). Các sáng tác này là các chuyện
kể, giống như hợp khúc “Coffee Cantata” (Thanh Nhạc Cà Phê) có nội dung khác
biệt với các hợp khúc cantata tôn giáo. Loạt 6 cantatas viết vào năm 1734 có
tên là “Christmas Oratorio” là các suy tư về Lễ Giáng Sinh hơn là một câu
chuyện về Lễ Giáng Sinh. Trong các phân đoạn của các bản nhạc, J.S. Bach thường
dùng tới các giai điệu (melodies) hay hợp âm (chords) để một tả một sự việc
(event) như lúc gà gáy sáng, hay tình trạng được đưa lên thiên đường. Qua bản
nhạc “Thánh Lễ theo cung Si thứ” (Mass in B minor), Bach đã dùng các hình thức
giống như nhạc kịch (opera) vào mục đích tôn giáo, đã diễn tả ý tưởng toàn cầu
của tinh thần Thiên Chúa giáo. Tập nhạc “Thực Hành Keyboard” (Keyboard
Practice) là cách phối hợp cách luyện tập âm nhạc với việc thờ phượng. Tập nhạc
này gồm có bản nhạc “Concerto theo nhạc phong Ý” (Concerto in the Italian
style), nhạc phẩm danh tiếng “Aria với 30 Biến Khúc” (Aria with 30 Variations),
còn được gọi là “Các Biến Khúc Goldberg” (Goldberg Variations) và 6 Partitas
(biến đề) dùng cho đàn hapsichord.
J.S.
Bach đã cho thấy khả năng đưa các loại sáng tác từ thuở ban đầu lên độ hoàn hảo
cao hơn, chẳng hạn vào năm 1723, ông đã viết ra bản nhạc rực rỡ “Magnificat”
rồi 15 năm sau là tác phẩm “Thánh Lễ cung Si thứ” rất danh tiếng. Tập II của bộ
sách nhạc “The Well-Tempered Clavier” của Bach đã không trình bày một cách hệ
thống các cung như trong tập I. Trong giai đoạn thứ tư này, Bach cũng viết các
concertos dùng cho 1, 2, 3 hay 4 đàn hapsichords, với phần đệm của dàn nhạc.
5/
Giai đoạn thứ năm (1745 – 1750): gồm 5 năm cuối đời của Bach. Các sáng tác
trong giai đoạn này thường dùng một giai điệu nhưng trình bày rõ ràng đường lối
tổ chức với các tác phẩm chính là “Nghệ Thuật của Tẩu Khúc” (The Art of Fugue),
“Các Biến Khúc Canonic viết cho bài đồng ca Von Himmel hoch” (Canonic
Variations on the chorale Von Himmel hoch), “Dâng Cúng Âm Nhạc” (Musical
Offering). Riêng trong tập nhạc “Nghệ Thuật của Tẩu Khúc”, chưa hoàn thành
nhưng gồm 18 phần, xếp đặt theo độ khó tăng dần, với tất cả bản nhạc được viết
căn cứ vào một giòng giai điệu.
Âm
nhạc của J.S. Bach có nội dung chuyển chở các ảnh hưởng (affects) tới người
nghe, giống như nhà hùng biện muốn làm thay đổi ý định, thành kiến của các
thính giả. Như vậy một sáng tác âm nhạc là một loại hùng biện về cung điệu (an
oration in tones). Nhà tiểu sử học đầu tiên viết về Bach vào năm 1802 là ông
J.N. Forkel đã khen ngợi J.S. Bach không chỉ là một nhạc sĩ sáng tác có tài, mà
còn là “Một nhà thơ âm thanh và một nhà hùng biện âm nhạc lớn bậc nhất, xưa và
nay chưa từng có”.
Đoàn Thị Hồng Điệp
Trả lờiXóaeva air
mua ve may bay eva di my
hãng hàng không hàn quốc
vé máy bay giá rẻ đi mỹ khuyến mãi
giá vé máy bay đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thuc Du Lich