TÌM VỀ NHA TRANG XƯA
Tôi sinh sau đẻ
muộn đến 17 năm kể từ năm 1924, năm Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành
lập Thị trấn Nha Trang (centre urban). Những người dân sinh ra ở thành phố này,
hiện nay bảy tám chục tuổi, hay hơn nữa, biết rõ Nha Trang xưa hơn tôi nhiều.
Trung tâm Nha Trang
xưa
Hồi
đó, tức là trước năm 1924, tên Nha Trang chỉ cả khu vực huyện Diên Khánh, nơi
lỵ sở của Nam Triều (triều Nguyễn) như Nguyễn Siêu trong Phương Đình Dư
Địa chí đã ghi : « Năm Quý Sửu (1793) đại
quân lấy lại Bình Khang doanh, tiến đánh thành Quy Nhơn, lúc ban sư
đắp thành đất ở thủ sở Nha Trang gọi là Thành Diên Khánh, núi sông thực là
thiên hiểm, tục gọi là Nha Trang thành » (1). Thành
đất ở thủ sở Nha Trang này được xây dựng năm 1793, trên lũy Hoa Bông
cũ, nơi đã từng đặt lỵ sở cũ phủ Diên Ninh, sau đó là phủ Diên Khánh thuộc dinh
Thái Khang, Bình Khang. Nguyễn Siêu còn viết thêm : » Năm
Minh Mạng thứ 13 (1832) chia hạt gọi là tỉnh Nha Trang… « (2) .
Ta biết rằng, năm 1832, vua Minh Mạng đã có sự cải tổ về đơn vị hành chánh.
Trong Đại Nam Thực Lục có ghi : « Nhâm Thìn, năm
Minh Mạng thứ 13 (1832), tháng 10, ngày mồng 1, : Bắt đầu chia hạt, đặt
quan từ Quảng Nam trở vào Nam » (…) « 1. Chia tỉnh hạt :
…. Tỉnh Khánh Hòa : trước là Bình Hòa, thống trị phủ Diên Khánh, Ninh Hòa
và 4 huyện Phúc Điền, Vĩnh Xương, Quảng Phúc, Tân Định. Trước 2 huyện Hoa Châu
và Phúc Điền, nay gộp lại thành huyện Phúc Điền » (3).
Như thế, Nguyển Siêu gọi tỉnh hạt Khánh Hòa là tỉnh
Nha Trang là lấy tên Nha Trang cũ gọi nơi lỵ sở của
quan chức triều Nguyễn đóng ở Thành. Lúc đó, Phúc Điền là huyện thuộc phủ Diên
Khánh, tỉnh Khánh Hòa và khu vực TP Nha Trang hiện nay là thuộc huyện Vĩnh
Xương, tổng Xương Cát cũng nằm trong phủ Diên Khánh.
Trong một quyển sách viết về « Alexandre Yersin, người chiến thắng bệnh
dịch hạch » của Henri H.Mollaret và Jacqueline Brossollet, ta
thấy người Châu Âu rất say mê khí hậu và quang cảnh Nha Trang vào năm 1900,
cách đây gần một trăm mười năm:
»Người Châu Âu, họ chỉ khoảng 20 người vào năm 1900 cư ngụ dọc theo vịnh cát mịn tuyệt đẹp. Còn làng của người bản xứ, gồm những mái nhà nhỏ lại đóng tại địa điểm gọi là Mũi dân chài, tại cửa sông để ra biển Đông, trong một vịnh nhỏ khuất gió. (…). Nha Trang rất thoáng mát nhờ vào gió biển lẫn các ngọn gió bri-zơ (gió biển, brise de mer) từ các ngọn núi lân cận thổi vào và được hút về phía mũi tàu bởi một dãy thung lũng nhô cao phía trên vịnh. Với một nguồn nước thật tinh khiết lấy từ các giếng, Nha Trang trở thành nơi nghỉ ngơi và nghỉ mát của những người Châu Âu sống tại Đông Dương. Thế là kéo theo sự xây dựng nhiều khách sạn, villa và tất cả sự đô thị hóa cần thiết cho những gia đình đi nghỉ hè.. « (4) . Nhưng đó Nha Trang năm 1900, còn năm 1891 trước đó, khi bác sĩ Yersin lần đầu tiên đến Nha Trang, từ biển nhìn vào « anh rất kinh ngạc trước khung cảnh hùng vỹ - núi với biển – ánh sáng chói ngời long lanh dưới nước, và sự yên tĩnh trong veo dưới một làn gió nhẹ của cảnh này sẽ còn mãi mãi là nơi gắn bó nhất với anh ở Đông Dương. Anh thấy nơi này có phần vắng vẻ. Nhìn từ ngoài biển, cả một dải cát trắng trên bờ biển, kéo dài đến sáu cây số là một bãi sa mạc. Mấy ngôi nhà tranh đơn sơ của dân chài xếp hàng dọc theo một dải đất ở cửa sông, nơi có một số tàu đánh cá đến trú. Vài ba ngôi nhà trệt rải rác đó đây là nhà của các viên chức người Pháp ở đây : Một công sứ, một đội trưởng cảng sát, một ông trưởng khế, một thuế quan. Bởi vì nếu Nha Trang là nơi có công sứ Pháp ở thì nó không phải là một trung tâm lớn, đông dân của tỉnh và là nơi dinh lũy của chính quyền bản xứ. Không có buôn bán. Không có công nhân tại chỗ. Không có vật liệu xây dựng gần đó. Đường biển là phương tiện giao thông và vận tải duy nhất đi về phía Nam bộ, Trung Trung bộ và Bắc bộ… » (5)Cảng Nha Trang lúc đó, năm 1920 đã được xây dựng ở một cầu tàu nhỏ ở chỗ hiện nay, dùng cho chiếc tàu lưới rà chuyên dùng của Viện Hải Học Đông Dương có tên là De Lanessan đậu và hoạt động thí nghiệm. Người dân lúc bấy giờ thường gọi Hải học Viện (nay là Viện Hải Dương Học Nha Trang) là sở cá và quen gọi cảng này là bến Cầu Đá. Cảng này cũng là nơi qua lại của một vài tàu hàng và các thuyền buồm lớn đến từ Trung Hoa.
»Người Châu Âu, họ chỉ khoảng 20 người vào năm 1900 cư ngụ dọc theo vịnh cát mịn tuyệt đẹp. Còn làng của người bản xứ, gồm những mái nhà nhỏ lại đóng tại địa điểm gọi là Mũi dân chài, tại cửa sông để ra biển Đông, trong một vịnh nhỏ khuất gió. (…). Nha Trang rất thoáng mát nhờ vào gió biển lẫn các ngọn gió bri-zơ (gió biển, brise de mer) từ các ngọn núi lân cận thổi vào và được hút về phía mũi tàu bởi một dãy thung lũng nhô cao phía trên vịnh. Với một nguồn nước thật tinh khiết lấy từ các giếng, Nha Trang trở thành nơi nghỉ ngơi và nghỉ mát của những người Châu Âu sống tại Đông Dương. Thế là kéo theo sự xây dựng nhiều khách sạn, villa và tất cả sự đô thị hóa cần thiết cho những gia đình đi nghỉ hè.. « (4) . Nhưng đó Nha Trang năm 1900, còn năm 1891 trước đó, khi bác sĩ Yersin lần đầu tiên đến Nha Trang, từ biển nhìn vào « anh rất kinh ngạc trước khung cảnh hùng vỹ - núi với biển – ánh sáng chói ngời long lanh dưới nước, và sự yên tĩnh trong veo dưới một làn gió nhẹ của cảnh này sẽ còn mãi mãi là nơi gắn bó nhất với anh ở Đông Dương. Anh thấy nơi này có phần vắng vẻ. Nhìn từ ngoài biển, cả một dải cát trắng trên bờ biển, kéo dài đến sáu cây số là một bãi sa mạc. Mấy ngôi nhà tranh đơn sơ của dân chài xếp hàng dọc theo một dải đất ở cửa sông, nơi có một số tàu đánh cá đến trú. Vài ba ngôi nhà trệt rải rác đó đây là nhà của các viên chức người Pháp ở đây : Một công sứ, một đội trưởng cảng sát, một ông trưởng khế, một thuế quan. Bởi vì nếu Nha Trang là nơi có công sứ Pháp ở thì nó không phải là một trung tâm lớn, đông dân của tỉnh và là nơi dinh lũy của chính quyền bản xứ. Không có buôn bán. Không có công nhân tại chỗ. Không có vật liệu xây dựng gần đó. Đường biển là phương tiện giao thông và vận tải duy nhất đi về phía Nam bộ, Trung Trung bộ và Bắc bộ… » (5)Cảng Nha Trang lúc đó, năm 1920 đã được xây dựng ở một cầu tàu nhỏ ở chỗ hiện nay, dùng cho chiếc tàu lưới rà chuyên dùng của Viện Hải Học Đông Dương có tên là De Lanessan đậu và hoạt động thí nghiệm. Người dân lúc bấy giờ thường gọi Hải học Viện (nay là Viện Hải Dương Học Nha Trang) là sở cá và quen gọi cảng này là bến Cầu Đá. Cảng này cũng là nơi qua lại của một vài tàu hàng và các thuyền buồm lớn đến từ Trung Hoa.
Bải
biển trước khách sạn Hải Yến xưa
Về bãi biển Nha Trang, Bs Yersin cũng có những nhận xét : trên một
bãi cát mịn dài bảy cây số, chạy theo đường vòng cung, những làn sóng đã được
các vách đá làm dịu đi rất nhiều, không ngừng dào dạt. Cát trải dài trắng xóa
lấp lánh dưới ánh mặt trời nhiệt đới này bị những đường uốn lượn của một dãy
núi dài cắt ngang về phía Bắc, vừa đưa khu rừng nhiệt đới đi thẳng biển thành
một mũi nhọn. (…). Và về khí hậu Nha Trang, trên
bờ biển khí hậu dịu đi nhờ có hơi gió nhẹ từ trong đất liền và từ ngoài biển
thay nhau đều đặn thổi về suốt cả ngày.(…). Ngày 9.6. 1986, Yersin viết cho
ông Ru (Bs Roux chuyên ngành vi trùng học): » Ông
Ru quý mến ơi, xin ông hãy đến đây gặp lại tôi, nếu ông biết ở đây dễ chịu đến
chừng nào. Không bao giờ nóng quá, không bao giờ lạnh quá và rất yên tĩnh để
làm việc » (6)
Ngôi
nhà của Bs Yersin ở và làm việc là một … lô cốt. Năm 1895 từ Pari quay về
lại Nha Trang, Nha Trang lúc đó có một lô cốt cũ vươn lên giữa
vài ngôi nhà thấp của khu kiều dân Pháp bên bãi biển và những căn nhà chòi của
ngư dân gom lại chỗ góc cửa sông (7) , nơi xóm
Cồn bây giờ. Cái lô cốt này, Bs Yersin mua lại vào năm 1895 và ông đã biến nó
thành nơi ăn ở, làm việc, quan sát.., mà dân ở Xóm Cồn thường gọi nôm na là Lầu
Ông Tư, một di tích nay không còn nữa.
Nay không thấy được Lầu Ông Tư, vậy đọc trên sách vậy: «Qua nhiều lần dọn dẹp, ông đã biến nó thành ngôi nhà ở của mình. Khối gạch hình lập phương với cạnh là 7,50 thước và gồm hai tầng này, hoàn toàn được bao bọc bởi một ban công và chấn song cao 2m. Mặt hướng ra biển và hơn nữa có một phần nhô ra rất rộng. Hệt như một ngôi nhà ở các khu phố cũ của Luân Đôn, mỗi tầng của nó chỉ có một phòng duy nhất, tầng trệt là phòng ăn, lầu một làm văn phòng, phòng ngủ đặt tại lầu hai. Đầu tiên mái nhà lợp bằng ngói. Ngôi nhà cao này nhô cao phía trên thành phố Nha Trang một thời gian dài. Vào khoảng năm 1908, Khi Yersin cho thay mái ngói bằng một ân thương bằng xi măng để lắp đặt một đài thiên văn nhỏ, ngôi nhà lại càng dễ nhận ra hơn từ phía xa bởi mái vòm của nó. Suốt gần nửa thế kỷ, Yersin ở và làm việc tại đây. Từ đây ông quan sát biển và cửa sông, thấy những phụ nữ lom khom đi bắt tôm hay hoạt động của dân chài ... (8) .
Nay không thấy được Lầu Ông Tư, vậy đọc trên sách vậy: «Qua nhiều lần dọn dẹp, ông đã biến nó thành ngôi nhà ở của mình. Khối gạch hình lập phương với cạnh là 7,50 thước và gồm hai tầng này, hoàn toàn được bao bọc bởi một ban công và chấn song cao 2m. Mặt hướng ra biển và hơn nữa có một phần nhô ra rất rộng. Hệt như một ngôi nhà ở các khu phố cũ của Luân Đôn, mỗi tầng của nó chỉ có một phòng duy nhất, tầng trệt là phòng ăn, lầu một làm văn phòng, phòng ngủ đặt tại lầu hai. Đầu tiên mái nhà lợp bằng ngói. Ngôi nhà cao này nhô cao phía trên thành phố Nha Trang một thời gian dài. Vào khoảng năm 1908, Khi Yersin cho thay mái ngói bằng một ân thương bằng xi măng để lắp đặt một đài thiên văn nhỏ, ngôi nhà lại càng dễ nhận ra hơn từ phía xa bởi mái vòm của nó. Suốt gần nửa thế kỷ, Yersin ở và làm việc tại đây. Từ đây ông quan sát biển và cửa sông, thấy những phụ nữ lom khom đi bắt tôm hay hoạt động của dân chài ... (8) .
Nhà
bác sĩ Yersin
Từ
năm 1895 đến năm 1904, lúc Bs Yersin đến cư ngụ tại thành phố này, « không
ai có thể thấy trước là Nha Trang sẽ trở thành bãi tắm cho những người đã bị
mệt mỏi vì khí hậu ở Nam bộ và vì những nơi thiếu vệ sinh ở phía Nam Đông
Dương. Mấy năm sau đã có những khách sạn lớn và những biệt thự
xếp hàng dài theo bờ biển để đón họ. Con đường sắt xuyên Đông Dương dài 1.860
cây số từ Sài Gòn đi Hà Nội, sẽ đưa họ tới đó.. Kể cả những xe ô tô riêng và
những xe ca trên con đường cái quan cũng dùng Nha Trang làm nơi nghỉ chân hiếm
có… » (9) . Đường
cái quan (route mandarine) đây nay là đường Quốc lộ 1A đi từ Bắc vào
Nam, được thay đổi nhiều lần và tên cũ mất đi để trở thành « con
đường thuộc địa số 1 xứ An-nam » như người Pháp đã gọi.
Đường bộ phải qua đèo cao, rừng rậm, nhiều thú dữ nhất là cọp, nên chỉ dùng
trong chinh chiến. Chủ yếu quan dân đi lại, vận tải hàng hóa bằng đường thủy.
Đời vua Gia Long, cho trùng tu lại quốc lộ Bắc Nam, gọi làĐường cái quan hay Quan
lộ và vào năm 1803 cho lập các Trạm dịch. Quan quân, dân
thường di chuyển trong địa phận tỉnh phải qua 10 Trạm dịch, trên những con
đường gian nan, vất vả và nguy hiểm vì nạn cọp. Trạm gần nội thành thành phố
Nha Trang được đặt tại thôn Cát Lợi, xã Vĩnh Lương. Từ trạm này, muốn qua huyện
Diên Khánh để vào trạm trong thì đi trên con đường, nay là đường Cải lộ tuyến,
xưa là con đường đất, qua Cầu Thành, cây cầu gỗ nối liền thôn Phú Lộc qua chợ
Thành.
Từ năm 1924, khi lập thị trấn Nha Trang, các công sở của người Pháp được xây dựng ở đây và một trạm dịch, Trạm Nha Trang, cũng được xây dựng gần nơi Tòa Sứ, nay là trụ sở của UBND Tỉnh. Như vậy, từ đó, trạm Hòa Cát phải qua trạm Nha Trang rồi mới lên huyện Diên Khánh bằng con đường dài 10 cây số, là đường 23 tháng Mười hiện nay để đi vào trạm trong . Sau 1885, Pháp đặt nền cai trị, di chuyển binh lính, chiến cụ, khai thác tài nguyên cần đường đi lại cho thuận tiện. Pháp cho lập cơ quan Công trình công cộng (còn gọi là Lục Lộ) để làm đường mới, nới rộng đường cũ, cho tráng nhựa. Sở Lục Lộ Nha Trang được thiết lập đầu thế kỷ 20, do các kỹ sư Pháp quản lý, còn công nhân là người Việt. Sau này, Pháp thiết lập sở Công Chánh, quản lý về đường sá, cầu cống, thuyền bè, thủy lợi, hải cảng, kiến trúc đô thị … Về trách nhiệm các công trình của khu miền Nam, từ Quảng Nam đến biên giới Nam Kỳ, bản doanh đặt tại Nha Trang, mang tên Khu Công Chánh miền Nam Trung bộ, đặt nơi tòa nhà hiện nay là Bảo Tàng Tỉnh Khánh Hòa.
Từ năm 1924, khi lập thị trấn Nha Trang, các công sở của người Pháp được xây dựng ở đây và một trạm dịch, Trạm Nha Trang, cũng được xây dựng gần nơi Tòa Sứ, nay là trụ sở của UBND Tỉnh. Như vậy, từ đó, trạm Hòa Cát phải qua trạm Nha Trang rồi mới lên huyện Diên Khánh bằng con đường dài 10 cây số, là đường 23 tháng Mười hiện nay để đi vào trạm trong . Sau 1885, Pháp đặt nền cai trị, di chuyển binh lính, chiến cụ, khai thác tài nguyên cần đường đi lại cho thuận tiện. Pháp cho lập cơ quan Công trình công cộng (còn gọi là Lục Lộ) để làm đường mới, nới rộng đường cũ, cho tráng nhựa. Sở Lục Lộ Nha Trang được thiết lập đầu thế kỷ 20, do các kỹ sư Pháp quản lý, còn công nhân là người Việt. Sau này, Pháp thiết lập sở Công Chánh, quản lý về đường sá, cầu cống, thuyền bè, thủy lợi, hải cảng, kiến trúc đô thị … Về trách nhiệm các công trình của khu miền Nam, từ Quảng Nam đến biên giới Nam Kỳ, bản doanh đặt tại Nha Trang, mang tên Khu Công Chánh miền Nam Trung bộ, đặt nơi tòa nhà hiện nay là Bảo Tàng Tỉnh Khánh Hòa.
Về đường sắt, người Pháp làm đường sắt tuyến Sài Gòn – Nha Trang trong 12 năm
liên tục, từ năm 1901, đến năm 1913 mới đến Phú Vinh, nằm cạnh đường 23 tháng
10 hiện nay, thuộc xã Vĩnh Thạnh, có độ dài 462 km. Ga này có điểm đặc biệt là
khi tàu muốn trở đầu chạy vào Sài Gòn, vì không có đường vòng nên đầu máy của
nó được đặt vào một bộ phận, gọi là cầu quay. Có một bộ phận
máy móc quay cho đầu tàu quay lại, sau đó đầu tàu nối vào các toa và chạy vào
ga Sài Gòn. Sau khi Ga Nha Trang được thành lập, cầu quay này
không được sử dụng nữa và thực dân Pháp đã dùng nó, cải tạo lại để nhốt các
chiến sĩ cách mạng chống Pháp, vì lúc đó, nhà lao Nha Trang chật kín cả tù
nhân. Năm 1928, Pháp khởi công làm tuyến đường sắt Nha Trang – Đà Nẵng, đồng
thời người Pháp cho khởi công xây
Ga Nha Trang và nối đường sắt từ ga Phú Vinh về đây. Nhà ga có 5 đường tránh tàu và đặc biệt có đường sắt vòng, bao quanh khu ga, tàu không trở đầu máy như các ga khác, thường gọi là đường vòng bóng đèn. Nhà ga xây trệt, mái lợp ngói, nhưng có kiểu dáng kiến trúc đẹp, ngày nay vẫy giữ được y nguyên như thế. Lại nữa, trước mặt ga lại có công viên, vườn hoa (thời chính quyền Sài Gòn cũ có tên là công viên Trịnh Minh Thế, sau 1975, công viên mang tên Võ Văn Ký), tạo cho nhà ga một cảnh quan thông thoáng. Nhà ga được khánh thành vào ngày 2.9.1936. Từ năm 1940 – 1943, người Pháp còn cho làm một đường sắt nhánh từ Ga Nha Trang xuống cảng Cầu Đá, nhưng dở dang sau đó được tháo gỡ toàn bộ.
Ga Nha Trang và nối đường sắt từ ga Phú Vinh về đây. Nhà ga có 5 đường tránh tàu và đặc biệt có đường sắt vòng, bao quanh khu ga, tàu không trở đầu máy như các ga khác, thường gọi là đường vòng bóng đèn. Nhà ga xây trệt, mái lợp ngói, nhưng có kiểu dáng kiến trúc đẹp, ngày nay vẫy giữ được y nguyên như thế. Lại nữa, trước mặt ga lại có công viên, vườn hoa (thời chính quyền Sài Gòn cũ có tên là công viên Trịnh Minh Thế, sau 1975, công viên mang tên Võ Văn Ký), tạo cho nhà ga một cảnh quan thông thoáng. Nhà ga được khánh thành vào ngày 2.9.1936. Từ năm 1940 – 1943, người Pháp còn cho làm một đường sắt nhánh từ Ga Nha Trang xuống cảng Cầu Đá, nhưng dở dang sau đó được tháo gỡ toàn bộ.
Trước nhà Ga Nha Trang, nằm hai bên công viên, trên đường Thái Nguyên hiện nay,
có hai khách sạn : khách sạn phía đông có tên là Bon Air
Hotel của ông Nguyễn Văn Sung, lúc ấy làm Chủ sự Bưu điện Khánh Hòa và
khách sạn phía tây có tên là Terminus Hotel của một người Hoa,
tên là A Tỷ. Có một điều đặc biệt là tại nơi khách sạn Bon Air Hotel đã nẩy nở
một mối Lào - Việt . Ông Sung, chủ khách sạn quê gốc Quảng Nam, cha mẹ tham gia
kháng chiến chống Pháp, nên ông bị truy lùng, phải vào Nha Trang lánh nạn. Vợ
đầu không có con, ông lấy bà vợ sau tên là Lê Thị Nói, người gốc Bình Tân,
phường Vĩnh Trường. Ông bà sinh được một người con gái tên là Nguyễn Thị Kỳ Nam
vào năm 1921. Ông cho Kỳ Nam ra Huế học ở trường Đồng Khánh. Vào dịp hè 1937,
Kỳ Nam 17 tuổi, về nghỉ tại nhà cha mẹ tại khách sạn và giúp cha điều hành
khách sạn.
Lúc đó, khách sạn tiếp đón một khách người Lào là Hoàng thân Souphanouvong, con của một Phó Vương Lào, vừa tốt nghiệp trường Quốc Gia Cầu Đường Paris, được bổ nhiệm về Khu Công Chánh Nam Trung bộ. Ông đi tàu hỏa từ Sài Gòn ra đến Nha Trang vào sáng ngày 13-7-1937 (lúc đó ông 28 tuổi). Đứng trước hai khách sạn trước Ga, ông chọn Bon Air Hotel làm nơi lưu trú, và đó cũng là một sự lựa chọn… định mệnh trong đời ông. Tại đây, mối tình giữa Hoàng thân Lào và cô gái Việt Kỳ Nam nẩy nở và họ cưới nhau vào năm 1938. Đám cưới được tổ chức tại khách sạn Grand Hotel (nay là Nhà nghỉ T78 44 Trần Phú). Hoàng thân Souphanouvong đã từng giữ chức Chủ tịch Cộng hòa Dân chủ Nhân Dân Lào. Vợ chồng ông đã tặng khách sạn Bon Air cho tỉnh Phú Khánh. Sau này, khách sạn được mở thành cửa hàng ăn uống và hiện nay khách sạn Bon Air Hotel đã bị phá dở chuẩn bị xây văn phòng. Còn khách sạn Termius Hotel được phòng Cảnh sát Giao thông Công An Khánh Hòa dùng làm trụ sở, vẫn giữ được vẻ dáng bên ngoài như xưa. Ngoài các khách sạn nói trên, Nha Trang xưa còn có khách sạn Frégate đường Pasteur (nay đang xây lại, có tên mới khách sạn Thắng Lợi), khách sạn Beau Rivage nay là khu C khách sạn Hải Yến, đường Trần Phú, vẫn còn mang dáng vẻ cũ.
Lúc đó, khách sạn tiếp đón một khách người Lào là Hoàng thân Souphanouvong, con của một Phó Vương Lào, vừa tốt nghiệp trường Quốc Gia Cầu Đường Paris, được bổ nhiệm về Khu Công Chánh Nam Trung bộ. Ông đi tàu hỏa từ Sài Gòn ra đến Nha Trang vào sáng ngày 13-7-1937 (lúc đó ông 28 tuổi). Đứng trước hai khách sạn trước Ga, ông chọn Bon Air Hotel làm nơi lưu trú, và đó cũng là một sự lựa chọn… định mệnh trong đời ông. Tại đây, mối tình giữa Hoàng thân Lào và cô gái Việt Kỳ Nam nẩy nở và họ cưới nhau vào năm 1938. Đám cưới được tổ chức tại khách sạn Grand Hotel (nay là Nhà nghỉ T78 44 Trần Phú). Hoàng thân Souphanouvong đã từng giữ chức Chủ tịch Cộng hòa Dân chủ Nhân Dân Lào. Vợ chồng ông đã tặng khách sạn Bon Air cho tỉnh Phú Khánh. Sau này, khách sạn được mở thành cửa hàng ăn uống và hiện nay khách sạn Bon Air Hotel đã bị phá dở chuẩn bị xây văn phòng. Còn khách sạn Termius Hotel được phòng Cảnh sát Giao thông Công An Khánh Hòa dùng làm trụ sở, vẫn giữ được vẻ dáng bên ngoài như xưa. Ngoài các khách sạn nói trên, Nha Trang xưa còn có khách sạn Frégate đường Pasteur (nay đang xây lại, có tên mới khách sạn Thắng Lợi), khách sạn Beau Rivage nay là khu C khách sạn Hải Yến, đường Trần Phú, vẫn còn mang dáng vẻ cũ.
Cầu Xóm Bóng xưa
Về
đường hàng không, Pháp cho xây một sân bay từ năm 1930, đến năm 1935 mới hoàn
thành và đưa vào sử dụng. Sân bay nằm trên đường dọc biển. Dưới thời chính
quyền cũ, sân bay được cải tạo lại cho các loại phi cơ phản lực có thể hạ cánh,
cất cánh được. Khi Mỹ vào Nha Trang đóng quân, cho mở đường băng dài thêm và mở
rộng khu vực sân bay, xây dựng hệ thống kho tàng lớn để phục vụ không lực tác
chiến, vận chuyển trên cả 2 vùng chiến thuật. Ngoài ra, tại đây, Trường Huấn
luyện Chiến thuật Không quân cũng được mở để đào tạo phi công. Ngoài vận chuyển
quân sự, sân bay còn phục vụ dân sự, đường bay nối Nha Trang với Sài Gòn, Đà
Nẵng, Huế, Pleiku, Đà Lạt … Sau 1975, sân bay vẫn chuyển hành khách hàng hóa đi
các nơi trên. Đến tháng 5 năm 2004, sân bay Cam Ranh được thiết lập và đưa vào
sử dụng, thay thế sân bay Nha Trang do diện tích hẹp và độ an toàn không bảo
đảm. Từ đó, sân bay Nha Trang chỉ còn dùng cho việc tập luyện của Trường Sĩ
Quan Kỹ thuật Không Quân.
Người
Pháp xây bưu cục Nha Trang từ năm 1885, sau khi một bưu điện được thành lập ở
Sài Gòn từ năm 1859. Bưu cục Nha Trang, nhìn tấm ảnh chụp ghi năm 1920 là ngôi
nhà 2 tầng, một tấm bảng gắn trên cửa ra vào ở tầng dưới ghi : POSTE et
TELEGRAPHES. Hiện nay, di tích đó đã bị phá bỏ và ngay tại đó một khách sạn nhiều
tầng của ngành Bưu điện được xây lên. Người dân lúc đó thường gọi bưu cục
là nhà dây thép cũng như thường gọi nơi nhà máy phát điện
là nhà đèn,bệnh viện Tỉnh là nhà thương, gọi Ngân Khố
là Kho bạc… Khi người dân đi đánh điện tín thì gọi làđánh dây thép.
Còn người dân muốn nhận một thư bảo đảm hay ngân phiếu phải có giấy căn cước
hay thẻ thuế thân. Không có giấy tờ đó thì phải có hai người có giấy căn cước
làm chứng và được Lý Trưởng làng ký, đóng triện xác nhận.
Về
bệnh viện, năm 1935 một phòng khám đa khoa được xây dựng ở cuối đường Quang
Trung trên khu đất của Bộ Chỉ Huy Biên Phòng Khánh Hòa hiện nay. Từ năm 1936,
bệnh viện được xây dựng từ phòng khám này, có gần 100 giường làm phúc, dành cho
người nghèo nên dân thường gọi lànhà thương thí. Thời chính quyền
Sài Gòn cũ, bệnh viện này thành Quân y viện và một Trung tâm Y tế toàn
khoa được xây cất tại khu đất Bệnh viện Đa Khoa Tỉnh hiện nay.
Toàn cảnh Nha Trang
xưa
Xưa
kia tại Nha Trang có 3 đầm nước do sông Cái Nha Trang ăn sâu vào đất liền. Hai
đầm ở hai bên Quốc lộ 1A nhỏ và cạn, sau này dần dần bị lấp và trồng rau muống
nên có địa danh Rọc Rau Muống, đến nay không còn dấu vết gì vì nhà
cửa mọc lên san sát. Đầm lớn nhất, rộng hơn 7 hecta có tên là đầm Xương
Huân vì đầm trong khu vực phường Xương Huân. Trong tác phẩm Hướng
về Thiên Y A Na của Quách Giao (10) , con
trai của nhà thơ Quách Tấn, nhà ở đường Bến Chợ ngay từ hồi còn nhỏ (năm nay
Quách Giao đã 75 tuổi), đã cho ta biết quang cảnh đầm này thuở
xa xưa : bờ đầm được xây bằng đá hoa cương từ đáy đầm lên mặt đường. Hai
con đường hiện nay là đường Bến Chợ (tên hồi trước là Quai du Marché) và đường
Nguyễn Thái Học xưa kia bao quanh đầm. Trên bờ có những cây liễu và đặt ghế đá.
Nhà cửa ở bên đầm rất thưa thớt. Đặc biệt có từng đàn chim én tụ tập mỗi chiều,
bay liệng vài vòng rồi kéo nhau vào những lùm lách, lùm sậy mọc ở ven sông mà
ngủ. Sáng tinh sương, đàn én tản dần đi nơi khác. Vì thế, các thi nhân, như cụ
Quách Tấn đã đặt tên khác cho đầm, Đầm Én.
Đầm Xương Huân xưa kia có một ngôi chợ bên cạnh, gọi làChợ Dài, được xây dựng khoảng năm 1908, là chợ lớn nhất ở Nha Trang thời đó. Chợ này vì xây gần Đầm nên cũng có tên là Chợ Đầm, hay còn gọi là Chợ Cửa vì nằm gần cửa sông Cái. Ngày trước dân đi xuống Nha Trang thường gọi là đi xuống Cửa. Thời Pháp, chợ cất rất quy mô, nền tráng xi măng, cột đúc bê tông xi măng, mái lợp ngói, chứ trước đó chợ được xây cất bằng mái tranh, cột gỗ. Ngôi chợ này, khi có ngôi Chợ Đầm Tròn, được gọi là Chợ Cũ và cách đây mấy năm đã bị phá bỏ, xây vào đó là một chung cư nhiều tầng lầu. Bên hông Chợ Dài này có 12 Bến Chợ.Bến Chợ được xây dài theo mé đầm bằng đá hoa cương và có bậc cấp tô xi măng. Thuyền buôn chở các loại hàng từ sông Cái vào Đầm, cập sát bến trước khi nước triều lên. 12 Bến Chợ là : 1/Bến Cá, tiếp nhận các ghe chở cá từ bến Cù Lao. 2/ Bến Đình, trước đình Xương Huân. Hàng năm, đến kỳ tế xuân, ngư dân dùng thuyền cập bến Đình này, lên đình dự lễ. 3/ Bến Lồ Ô, bến của các mảng bè lồ ô từ các nguồn sông Cái chở xuống. 4/ Bến Gỗ, nơi tập kết các bè gỗ. Trên bến có cây Cốc, cành lá to, gốc lớn, làm chỗ cho việc xẻ gỗ. Ngay bến là đầu đường Nhà Lao (rue Prison), ngang qua nhà lao do thực dân Pháp xây, nay là đường Nguyễn Công Trứ. Năm 1999, nhà lao bị đập phá, thay vào đó là một trường cấp 2 với 3 tầng lầu, dấu vết ô nhục của thực dân chỉ là một tấm bia ghi dấu để thế hệ sau nhận biết. 5/ Bến Cỏ, còn có tên là Bến Xe Ngựa, đầu đường Nguyễn Thái Học hiện nay, nơi tập trung hầu hết các xe ngựa các nơi về đây. 6/ Bến Dưa, nơi chất đống dưa hấu chở từ trong Nam ra. 7/ Bến Mía, nơi chứa mía chở từ huyện Diên Khánh xuống. 8/ Bến Gốm, nơi tập trung các sản phẩm bằng đất nung như bếp lò, nồi, chum, vại … do những chiếc ghe bầu từ các tỉnh chở đến và cả những đồ gốm của lò gốm trong tỉnh. 9/ Bến Than, tập trung than các loại. 10/ Bến Củi, các loại củi dùng cho đun nấu ở các huyện đưa đến. 11/ Bến Chiếu, tập trung các loại chiếu được đan bằng cói. 12/ Bến Hà Ra, gần cửa sông, nơi giáp ranh giữa sông Cái và đầm Xương Huân.
Đầm Xương Huân xưa kia có một ngôi chợ bên cạnh, gọi làChợ Dài, được xây dựng khoảng năm 1908, là chợ lớn nhất ở Nha Trang thời đó. Chợ này vì xây gần Đầm nên cũng có tên là Chợ Đầm, hay còn gọi là Chợ Cửa vì nằm gần cửa sông Cái. Ngày trước dân đi xuống Nha Trang thường gọi là đi xuống Cửa. Thời Pháp, chợ cất rất quy mô, nền tráng xi măng, cột đúc bê tông xi măng, mái lợp ngói, chứ trước đó chợ được xây cất bằng mái tranh, cột gỗ. Ngôi chợ này, khi có ngôi Chợ Đầm Tròn, được gọi là Chợ Cũ và cách đây mấy năm đã bị phá bỏ, xây vào đó là một chung cư nhiều tầng lầu. Bên hông Chợ Dài này có 12 Bến Chợ.Bến Chợ được xây dài theo mé đầm bằng đá hoa cương và có bậc cấp tô xi măng. Thuyền buôn chở các loại hàng từ sông Cái vào Đầm, cập sát bến trước khi nước triều lên. 12 Bến Chợ là : 1/Bến Cá, tiếp nhận các ghe chở cá từ bến Cù Lao. 2/ Bến Đình, trước đình Xương Huân. Hàng năm, đến kỳ tế xuân, ngư dân dùng thuyền cập bến Đình này, lên đình dự lễ. 3/ Bến Lồ Ô, bến của các mảng bè lồ ô từ các nguồn sông Cái chở xuống. 4/ Bến Gỗ, nơi tập kết các bè gỗ. Trên bến có cây Cốc, cành lá to, gốc lớn, làm chỗ cho việc xẻ gỗ. Ngay bến là đầu đường Nhà Lao (rue Prison), ngang qua nhà lao do thực dân Pháp xây, nay là đường Nguyễn Công Trứ. Năm 1999, nhà lao bị đập phá, thay vào đó là một trường cấp 2 với 3 tầng lầu, dấu vết ô nhục của thực dân chỉ là một tấm bia ghi dấu để thế hệ sau nhận biết. 5/ Bến Cỏ, còn có tên là Bến Xe Ngựa, đầu đường Nguyễn Thái Học hiện nay, nơi tập trung hầu hết các xe ngựa các nơi về đây. 6/ Bến Dưa, nơi chất đống dưa hấu chở từ trong Nam ra. 7/ Bến Mía, nơi chứa mía chở từ huyện Diên Khánh xuống. 8/ Bến Gốm, nơi tập trung các sản phẩm bằng đất nung như bếp lò, nồi, chum, vại … do những chiếc ghe bầu từ các tỉnh chở đến và cả những đồ gốm của lò gốm trong tỉnh. 9/ Bến Than, tập trung than các loại. 10/ Bến Củi, các loại củi dùng cho đun nấu ở các huyện đưa đến. 11/ Bến Chiếu, tập trung các loại chiếu được đan bằng cói. 12/ Bến Hà Ra, gần cửa sông, nơi giáp ranh giữa sông Cái và đầm Xương Huân.
Tháng
9 năm 1969, đầm Xương Huân bị lấp, lấy đất xây Chợ Đầm Tròn. Đầm Cù,
Đầm Xương Huân, Đầm Én bây giờ chỉ còn trong ký ức của một số người ở
địa phương và thi sĩ Quách Tấn không khỏi có những vần thơ hoài cảm, nuối
tiếc : Mặt đầm xưa nổi chợ / Nóc chợ trổ hoa sen / Nhụy phấn trăng
vàng kết / Đài hương mây trắng chen / Mơ màng sương ánh tuyết / Thấp thoáng bến
neo thuyền / Chi ngại đời dâu bể/ Nhàn duyên náo cũng duyên …
Chợ
Đầm, sau 1975, có người ở xa đến, cứ cho Đầm (dame) chỉ các
phụ nữ người Châu Âu, thời Mỹ tạm chiếm miền Nam, thường đi chợ này. Họ đâu có
biết là chợ được xây trên một cái Đầm đã bị lấp. Trước năm 1960, nhận thấy tình
hình thương mại càng ngày càng phát triển, Chợ Đầm cũ quá chật hẹp, nhà ở xung
quanh chợ không thích hợp, nên chính quyền hồi ấy có ý định quy hoạch lại chợ
và nhà ở cho hợp lý, khang trang hơn. Năm 1961, đã có một đồ án xây chợ hình
tròn thay thế Chợ Cũ . Năm 1964, có một đồ án khác xây một ngôi chợ tròn có mái
xếp và một nhánh hình cánh cung. Cả hai đồ án chưa kịp thực hiện thì đêm
16-9-1968 xảy ra một cuộc hỏa hoạn lớn, thiêu rụi 126 căn nhà. Trước tình thế
đó, việc xây chợ và nhà ở được khẩn cấp thực hiện. Một đồ án quy mô với sự phối
hợp với nhiều ngành là cần mở rộng mặt bằng, nên phải lấp đầm và sẽ xây lên đó
một ngôi chợ, cùng 2 thương xá và chung cư, làm lại đường xá, cống thoát nước,
phương tiện chữa cháy … Ngày 12-4-1969, ngày đầu tiên chiếc xáng Bassa của Nha
Thủy Vận Sài Gòn bắt đầu thổi cát từ sông lên để lấp đầm. Việc thổi cát này kéo
dài trong khoảng 6 tháng mới lấp được diện tích gần 3.500 m2 đầm.
Ngôi chợ tròn được xây lên, một tầng lầu hình vành khăn, lệch tâm. Diện tích cả
tầng lầu và tầng trệt rộng tới 5,270m2. Hai tòa cao ốc 4 tầng được
xây theo hình cánh cung bao bọc vòng ngoài ngôi chợ tròn, tầng trệt làm thương
xá, các tầng trên làm chung cư xây dựng vào năm 1970 và hoàn thành vào cuối năm
1972. Toàn bộ khu chợ được khai trương và đưa vào sử dụng từ năm 1974. Những
ngày trong tháng 3-1975, trước sự tấn công thần tốc và vũ bão của quân Giải
phóng, tình hình tại thành phố Nha Trang trở nên lộn xộn, bất an và gần ngày 2
tháng 4, chợ bị cướp phá, bị phóng hỏa, làm chợ bị hư hỏng nặng, không sử dụng
được. Sau năm 1975, khi tình hình yên ổn, Tỉnh cho sửa chữa lại toàn bộ chợ và
ngày 3-2-1980, lễ khai trương Cửa hàng Bách hóa Tổng hợp Chợ Đầm được
tổ chức. Qua thời bao cấp, nay chợ mang tên Trung Tâm Thương Mại Thành
Phố Nha Trang. Tuy thế, người dân trong thành phố hay ở các huyện đều gọi
tên chợ như thuở nào, Chợ Đầm. Ngày nay, Chợ Đầm không những có
chức năng thương mại mà còn là một trung tâm du lịch của TP
Nha Trang. Khách du lịch đến Nha Trang, dù đi tự túc hay tham gia các trung tâm
lữ hành đều ghé vào chợ để mua sắm đồ gia dụng, đồ kỷ niệm, nhất là các mặt
hàng hải sản, trước khi lên đường trở về.
Cảng Cầu Đá xưa
Sinh
hoạt thể dục thể thao thời Pháp, có Vận động trường Nha Trang, tức
là sân vận động ngày nay. Thời đó, là một mảnh đất trống, sân bóng chỉ là cát,
cỏ mọc lưa thưa. Thời chính quyền cũ, cho xây tường bốn bên, có khán đài chính
lợp mái và một khán đài lộ thiên xây bằng đá đối diện với khán đài chính. Năm
1978, sân được xây dựng lại hoàn toàn mới và đến năm 1984, sân được lắp một dàn
đèn chiếu sáng phục vụ cho những cuộc thi đấu bóng đá khi trời tối.
Để
đáp ứng nhu cầu giải trí, tại Nha Trang xưa có những rạp chiếu bóng được lập
ra, mà người dân lúc đó gọi là rạp xi-nê (cinéma). Có hai rạp
xi-nê đầu tiên ở Nha Trang vào cuối thập niên 30. Rạp thứ nhất là rạp Abraham
trên đường Graffeuil (sau là đường Độc Lập, nay là đường Thống Nhất). Năm 1953,
ông Tôn Thất Đệ mua lại và đổi lại tên rạp là Tân Tân, nay là Trung tâm Văn hóa
Tỉnh Khánh Hòa. Rạp thứ hai là rạp Tân Tiến, chủ là một người Ấn Độ ở
đường Lê Thành Phương. Rạp này, nay là Siêu thị Sách Tân . Ngoài ra còn
có một rạp hát bội Thạnh Xương do ông Cò Xương thành lập khoảng thập niên 40
tại đường Sinh Trung để đáp ứng với nhu cầu xem hát bội của một bộ phần dân lớn
tuổi của Nha Trang ngày trước, nay là Nhà Hát Tuồng Khánh Hòa. Hồi đó, các rạp
xi-nê, khi mua vé được phát một tờ Prô-gam (Programme, chương trình) có in hình
ảnh, đôi khi có tờ in màu rất đẹp để giới thiệu phim đang chiếu. Hồi nhỏ, tôi
thường sưu tập các tờ chương trình này như sưu tập tem vậy.
Trong thời chính quyền cũ, Nha Trang còn có một số rạp xi-nê nữa được xây dựng : - Rạp Moderne trên lầu, dưới là hiệu Bác Ái, ở góc đường Thống Nhất – Sinh Trung, nơi Nhà sách Nhân Dân hiện nay - Rạp Tân Quang ở đường Quang Trung, nay là Siêu Thị Maximark. - Rạp Minh Châu ở đường Yết Kiêu, sau này đổi lại thành rạp Kim Đồng và hiện nay cho thuê làm Văn phòng. - Rạp Hưng Đạo ở đường Huỳnh Thúc Kháng là Trung tâm Văn hóa Xã hội của Hội Liên Hiệp Thanh Niên tỉnh Khánh Hòa. - Rạp Nha Trang Ciné ở đường Hoàng Văn Thụ, hiện đang sửa sang lại để phục vụ việc chiếu phim. Như thế, hiện nay chỉ có Rạp Mi-ni số 10 Hoàng Hoa Thám của Trung Tâm Điện Ảnh Khánh Hòa mới xây sau 1975 là nơi duy nhất còn chiếu phim cho khán giả đến xem.
Trong thời chính quyền cũ, Nha Trang còn có một số rạp xi-nê nữa được xây dựng : - Rạp Moderne trên lầu, dưới là hiệu Bác Ái, ở góc đường Thống Nhất – Sinh Trung, nơi Nhà sách Nhân Dân hiện nay - Rạp Tân Quang ở đường Quang Trung, nay là Siêu Thị Maximark. - Rạp Minh Châu ở đường Yết Kiêu, sau này đổi lại thành rạp Kim Đồng và hiện nay cho thuê làm Văn phòng. - Rạp Hưng Đạo ở đường Huỳnh Thúc Kháng là Trung tâm Văn hóa Xã hội của Hội Liên Hiệp Thanh Niên tỉnh Khánh Hòa. - Rạp Nha Trang Ciné ở đường Hoàng Văn Thụ, hiện đang sửa sang lại để phục vụ việc chiếu phim. Như thế, hiện nay chỉ có Rạp Mi-ni số 10 Hoàng Hoa Thám của Trung Tâm Điện Ảnh Khánh Hòa mới xây sau 1975 là nơi duy nhất còn chiếu phim cho khán giả đến xem.
Như
tôi đã nói từ đầu, vì sinh sau đẻ muộn nên không biết Nha Trang xưa như thế nào,
tuy đây là quê hương của tôi, nơi chôn nhau cắt rún, nơi sinh thành và lớn lên,
gắn bó gần 70 năm nay. Nhưng may mắn thay là trong tay có những cuốn sách, bài
báo viết về quang cảnh, con người xưa ở đất Nha Trang mà tôi có thể tìm
hiểu được phần nào về Nha Trang xưa và bài TÌM HIỂU VỀ NHA TRANG XƯA này, tuy
chưa đầy đủ lắm, là một món quà nhỏ trân trọng kính tặng THÀNH PHỐ NHA
TRANG, thành phố quê hương tôi, nhân dịp Thành Phố được Thủ Tướng Chính phủ ra
Quyết định công nhận là ĐÔ THỊ LOẠI 1 trực thuộc Tỉnh Khánh Hòa.
CHÚ
THÍCH :
(1)
(2) NGUYỄN SIÊU, Phương Đình dư địa chí, NXB Tự Do, Sài Gòn,
1960, trg.161.
(3)
QUỐC SỬ QUÁN TRIỀU NGUYỄN, Đại Nam thực lục, tập 3, NXB Giáo Dục,
Hà Nội, 2007, trg. 392 và 393.
(4)
HENRI H.MOLLARET – JACQUELINE BROSSLLET, Alexandre Yersin, người
chiến thắng bệnh dịch hạch, Nguyễn Việt Hồng dịch, NXB Thông Tin, Hà
Nội, 1991, trg. 261-262.
(5)
NÔEL BÉCNARD, Những cuộc thám hiểm của Yersin, Đào Xuân
Quý dịch, NXB Thanh Niên, Hà Nội, trg. 144-145.
(6)
NÔEL BÉCNARD, sđd, trg. 218 – 219.
(7)
(8) : HENRI …., sđd, trg. 262-263.
(9)
NÔEL BÉCNARD, sđd, Trg. 161
Sách
báo Tham khảo thêm : - Địa chí Khánh Hòa, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2003.
- Một số các bài báo trong
các tạp chí Trầm Hương,Văn Hóa Thông Tin Khánh Hòa, Khoa học và Công Nghệ Môi
Trường Khánh Hòa, tạp chí Nha Trang, Báo Khánh Hòa. Xin cảm ơn các tác giả.
Trả lờiXóaeva air của hãng nào
book vé máy bay đi mỹ
phòng vé korean air tại tphcm
mua vé máy bay đi mỹ
vé máy bay đi canada tháng nào rẻ nhất
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Ngau Hung Du Lich
Tri Thuc Du Lich