Bộ
não của các thiên tài hoạt động như thế nào?
Albert Einstein, Isaac
Newton hay Mozart đều là những thiên tài. Vậy bộ não của họ hoạt động như thế
nào? Có khác với những người bình thường hay không?
Năm 1905, Albert Einstein phát triển thuyết tương đối tổng quát.
Ông cũng chứng minh sự tồn tại của nguyên tử và khám phá ra ánh sáng hoạt động
dưới cả dạng hạt và dạng sóng. Trên hết, cũng trong cùng năm đó, ông đã tìm ra
phương trình nổi tiếng E = mc² miêu tả mối quan hệ giữa vật chất và năng lượng.
Einstein đạt được những thành tựu đó khi mới chỉ có 26 tuổi.
Albert Einstein, Isaac
Newton hay Mozart đều là những thiên tài. Vậy bộ não của họ hoạt động như thế
nào? Có khác với những người bình thường hay không?
Năm 1905, Albert Einstein phát triển thuyết tương đối tổng quát.
Ông cũng chứng minh sự tồn tại của nguyên tử và khám phá ra ánh sáng hoạt động
dưới cả dạng hạt và dạng sóng. Trên hết, cũng trong cùng năm đó, ông đã tìm ra
phương trình nổi tiếng E = mc² miêu tả mối quan hệ giữa vật chất và năng lượng.
Einstein đạt được những thành tựu đó khi mới chỉ có 26 tuổi.
(Albert Einstein)
Không còn nghi ngờ khi kết luận Einstein là một thiên tài. Cũng
giống như nhà vật lý học Isaac Newton, ông đóng vai trò to lớn đối với sự phát
triển tích phân, môn học khiến rất nhiều người gặp khó khăn trong việc tiếp
thu. Một nhà thiên tài nữa, Wolfgang Amadeus Mozart, bắt đầu sáng tác nhạc khi
ông mới 5 tuổi. Mozart đã viết hàng trăm bản nhạc trước khi ông mất ở tuổi 35
vào năm 1760.
(Isaac Newton)
Theo quan niệm thông thường, những nhà thiên tài thì thường khác
người. Họ có thể suy nghĩ tốt hơn và nhanh hơn những người khác. Thêm vào đó,
nhiều người cho rằng do những sức mạnh phi thường từ não bộ khiến họ có những
hành động lập dị và kì cục. Mặc dù không khó để phát hiện ra thiên tài nhưng
việc xác định được điều khiến cho một người trở thành thành thiên tài thì vô
cùng khó. Tìm hiểu nguyên nhân khiến một người trở thành thiên tài vẫn còn là
bí ẩn khó giải đáp.
Có 2 điều khiến việc nghiên cứu các thiên tài trở nên khó khăn:
- Việc xác định thiên tài vẫn rất chủ quan. Một
số người cho rằng ai có chỉ số thông minh (IQ) cao hơn bình thường thì người đó
là thiên tài. Số khác cho rằng bài kiểm tra IQ chỉ đo lường được một phần hạn
chế của trí thông minh con người. Vài người lại tin rằng kết quả IQ cao thì
chẳng xác định được một người có là thiên tài thật sự hay không.
- Khái niệm thiên tài vô cùng trừu tượng. Hầu
hết việc nghiên cứu khoa học và y khoa đều dựa trên số liệu và thông tin chi
tiết. Lĩnh vực trừu tượng như xác định thiên tài thì không dễ để định lượng,
phân tích hay nghiên cứu.
Vậy nên, trước khi tìm hiểu các nhà thiên tài suy nghĩ và làm việc
như thế nào, điều đầu tiên nên định nghĩa chính xác “thiên tài” là gì. Trong
khuôn khổ bài viết này, một nhà thiên tài không chỉ đơn giản là có chỉ số IQ
cao, thay vào đó một nhà thiên tài là người thông minh vượt trội và người đó đã
phá vỡ những quy luật thông thường bằng những khám phá, phát minh hay tác phẩm
nghệ thuật của mình. Tóm lại, một nhà thiên tài phải vừa thông minh và có khả
năng sử dụng sự thông minh đó một cách có hiệu quả và ấn tượng nhất.
Nhưng điều gì khiến cho một con người có khả năng làm được những
điều đó? Có phải do sự khác biệt về não bộ, hay do sự thông minh phi thường?
Hay do năng lực chú ý những thông tin mà người khác coi đó là không liên quan?
Chúng ta sẽ bắt đầu tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên với việc tìm hiểu
não bộ con người.
Thiên tài và bộ não
Não bộ điều chỉnh các hệ thống cơ quan của cơ thể. Khi bạn di
chuyển, não gửi đi các tín hiệu thông qua các dây thần kinh và bảo cơ bắp phải
làm gì. Não của bạn kiểm soát các giác quan: thính giác, khứu giác, vị giác,
thị giác, xúc giác và bạn trải nghiệm, xử lý cảm xúc thông qua não bộ. Trên
hết, trí não cho phép bạn suy nghĩ, thu thập thông tin và giải quyết các vấn
đề. Nhưng làm thế nào não khiến chúng ta thông minh?
Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được tất cả các chức năng của
não, nhưng họ đã xác định được phần nào giúp bạn nghĩ. Vỏ não, phần ngoài cùng
của não bộ, là nơi hình thành tư tưởng và lý luận. Đó là chức năng cao hơn của
não, chức năng thấp hơn, liên quan đến các kĩ năng sinh tồn, thì nằm ở sâu hơn
bên trong não.
Vỏ não là phần lớn nhất của não và nó có các nếp nhăn cùng các nếp
gấp giúp cho phép nó vừa trong hộp sọ. Nếu bạn gỡ bỏ và kéo dài bộ não của 1
người trưởng thành, nó sẽ lớn bằng mấy trang giấy báo. Não được chia thành
nhiều thùy, và mỗi vùng khác nhau trong thùy thì sẽ xử lý các công việc khác
nhau. Sau đây là sơ lược chức năng của các thùy não:
- Thùy trán: ngôn ngữ, ý nghĩ và trí nhớ.
- Thùy đỉnh: cảm giác từ cơ thể.
- Thùy thái dương: thông tin thính
giác từ đôi tai.
Vỏ não có ảnh hưởng to lớn đến cách bạn suy nghĩ, nhưng nghiên cứu
chính xác làm thế nào vỏ não khiến cho bạn thông minh thì vô cùng khó khăn,
bởi:
- Rất khó để tiếp cận được não, vì nó được bọc sâu trong hộp sọ.
- Công cụ để quan sát não bộ, chẳng hạn như hình ảnh cộng hưởng từ
máy móc, yêu cầu một người hoàn toàn trong trạng thái bất động. Điều này gây
khó khăn cho các bác sĩ để quan sát hoạt động não của người trong các hoạt động
thực tế cuộc sống.
- Não bộ, giống như tất cả các cơ quan trong cơ thể, trải qua
những thay đổi sau khi một người chết. Những thay đổi này có thể khiến việc so
sánh não bộ trong lúc còn sống và lúc chết trở nên khó khăn. Ngoài ra, kiểm tra
sau khi chết không thể đánh giá hoạt động của não.
Bất chấp tất cả những thách thức này, các nhà nghiên cứu đã tìm ra
một vài điều về cách thức bộ não ảnh hưởng đến trí thông minh. Một nghiên cứu
năm 2004 tại Đại học California, Irvine cho thấy khối lượng chất xám ở các bộ
phận của vỏ não đã có một tác động lớn đến trí thông minh hơn các phần khác của
não. Điều này cho thấy các thuộc tính vật lý của các bộ phận cấu thành nên não
bộ - chứ không phải là một "trung tâm trí thông minh" tập trung -
quyết định trí thông minh của một người.
Một phân tích năm 1999 bộ não của Albert Einstein dường như cũng
ủng hộ lý thuyết này. Não của Einstein nhỏ hơn so với bộ não trung bình một
chút. Tuy nhiên, các bộ phận của thùy đỉnh ở não của ông rộng hơn so với não
của hầu hết mọi người. Các khu vực lớn hơn đó trong não của ông có liên quan
đến toán học và lý luận không gian. Thùy đỉnh của não bộ Einstein không có vết
nứt - vết mà được tìm thấy trong bộ não của hầu hết mọi người. Các nhà phân
tích đưa ra giả thuyết rằng sự vắng mặt của vết nứt có nghĩa là các vùng khác
nhau của não bộ của ông có thể giao tiếp tốt hơn.
Một bài báo năm 2006 trên tạp chí "Tự nhiên" đưa ra giả
thuyết rằng cách não bộ phát triển thì quan trọng hơn kích thước của bộ não. Vỏ
não của một người trở nên dày hơn trong thời thơ ấu và mỏng hơn trong tuổi niên
thiếu. Theo nghiên cứu, não bộ của trẻ em có chỉ số thông minh cao thì dày lên
nhanh hơn so với những đứa trẻ khác. Các nghiên cứu cũng cho thấy, ở một mức độ
nào đó, trẻ em thừa hưởng trí thông minh từ cha mẹ. Một số nhà nghiên cứu đưa
ra giả thuyết rằng điều này là do cấu trúc vật lý của bộ não có thể là một đặc
điểm di truyền. Ngoài ra, quá trình cố gắng trở nên giỏi một việc gì đó vừa yêu
cầu và khuyến khích bộ não của bạn hoạt động để xử lý công việc đó tốt hơn.
Mặc dù các nhà khoa học không chắc chắn chính xác nhưng rõ ràng
rằng bộ não đóng một vai trò trong việc xác định trí thông minh của một người.
Nhưng sự khác biệt giữa thiên tài và trí thông minh là gì? Và điều gì khiến cho
một người thông minh hơn người khác? Chúng ta sẽ cùng xem sự liên hệ giữa trí
thông minh và thiên tài ở phần tiếp theo.
Hút thuốc làm giảm trí thông minh:
Theo kết quả nghiên cứu công bố năm 2004, người hút thuốc và đã
từng hút thuốc thì sẽ không làm kiểm tra tốt bằng người không hút thuốc. 465
người đã thực hiện một thử nghiệm đo khả năng nhận thức vào năm 1947 ở tuổi 11.
Từ năm 2000 đến 2004 họ làm lại bài kiểm tra một lần nữa. Dựa trên kết quả,
việc hút thuốc gây ra sự sụt giảm 1% trong chức năng nhận thức. Có thể giải
thích cho sự tương quan này là hút thuốc tạo nên những tổn thương về phổi dẫn
đến ít khí oxy cho não của con người.
Những em bé thông minh:
Sau khi nghiên cứu cho thấy rằng nghe nhạc Mozart có thể làm tăng
chỉ số IQ, nhiều bậc cha mẹ bắt đầu cho con mình nghe nhạc Mozart, hy vọng sẽ
tận dụng lợi thế của "hiệu ứng Mozart". Một lời giải thích cho “hiệu
ứng” này là âm nhạc làm cho con người tỉnh táo và cảnh giác. Mặt khác, việc
nghe nhạc Mozart và việc xử lý các lý luận toán học hay không gian đều dựa vào
các tế bào thần kinh tương tự nhau trong não.
Chúng ta đã được biết cách thức hoạt động của bộ não và mối liên
quan giữa trí thông minh và bộ não con người. Trong phần tiếp theo này, chúng
ta sẽ cùng tìm hiểu xem bộ não của những thiên tài có khác gì so với bộ não của
những người bình thường.
Thiên tài và trí thông minh
Giống như vấn đề xác định thiên tài, trí thông minh có thể rất khó
khăn để định lượng. Các nhà tâm lý học và thần kinh học nghiên cứu rất nhiều về
trí thông minh của con người. Có hẳn một lĩnh vực nghiên cứu, được gọi là tâm
lý lượng học, được dành cho việc nghiên cứu và đo lường trí thông minh. Nhưng
ngay cả trong lĩnh vực đó, các chuyên gia không phải lúc nào đồng ý với các kết
quả phân tích. Và mặc dù trí thông minh là một phần quan trọng làm nên một
thiên tài, không phải tất cả các thiên tài đều đạt điểm cao trong bài kiểm tra
trí thông minh hoặc đạt kết quả tốt ở trường.
Kiểm tra trí thông minh đã tồn tại hàng ngàn năm. Hoàng đế Trung
Hoa đã sử dụng bài kiểm tra năng lực để đánh giá thuộc hạ vào những năm 2200
trước công nguyên. Bài kiểm tra IQ bắt đầu xuất hiện gần cuối thế kỷ 19. Ngày
nay, bài kiểm tra chỉ số IQ thường kiểm tra khả năng ghi nhớ của một người cũng
như khả năng ngôn ngữ, không gian và khả năng toán học. Về lý thuyết, các kiểm
tra này đo lường một khái niệm hoặc yếu tố được gọi là G. Bạn có thể nghĩ G như
một đơn vị đo lường hoặc một cách thể hiện số lượng trí thông minh mà một người
có.
Kiểm tra chỉ số IQ cũng được tiêu chuẩn hóa nên hầu hết mọi người
đều đạt được điểm từ 90 đến 110. Khi được đặt trên một đồ thị, các điểm kiểm
tra chỉ số IQ của số đông nói chung sẽ giống như một đường cong hình chuông,
với hầu hết mọi người đạt được điểm trong phạm vi trung bình. Vì vậy, một nhận
thức chung là bất cứ ai được điểm cao hơn một số nào đó - thường là 140 - tự
động người đó sẽ là một thiên tài. Nhưng bất chấp sự tồn tại về thông số IQ đó,
nhiều nhà khoa học cảnh báo rằng không có những điều như chỉ số IQ của thiên
tài.
Nhiều nhà giáo dục và nghiên cứu thấy rằng việc kiểm tra IQ chỉ
đúng với việc dự đoán khả năng học tập của một học sinh tại trường. Các trường
học thường sử dụng các bài kiểm tra để xác định các học sinh để đưa vào các lớp
học giáo dục năng khiếu hoặc đặc biệt. Hầu hết các trường cao đẳng và các
trường đại học và một số công ty cũng sử dụng các bài kiểm tra như một phần của
quá trình tuyển dụng.
Tuy nhiên, mặc dù rất thịnh hành nhưng những bài kiểm tra này cũng
không được đánh giá cao. Nhìn chung, một số dân tộc thiểu số và những người có
mức thu nhập thấp thì thường có xu hướng đạt điểm thấp hơn so với những người
từ các nhóm chủng tộc và kinh tế khác. Các nhà phê bình cho rằng điều này làm
cho bài kiểm tra IQ không hợp lệ hoặc không công bằng. Những người khác cho
rằng những bài kiểm tra này chỉ ra bất công và định kiến trong xã hội.
Thêm vào đó, một số nhà nghiên cứu và các nhà lý thuyết cho rằng
các khái niệm về G là quá hạn chế và không thực sự cung cấp một cái nhìn đầy đủ
về trí thông minh của một người. Các nhà nghiên cứu cảm thấy trí thông minh là
sự kết hợp của nhiều yếu tố. Một lý thuyết mà cố gắng cung cấp một cái nhìn đầy
đủ hơn về trí thông minh là lý thuyết đa trí tuệ (MI) của Howard Gardner. Theo
Gardner, có 7 loại trí thông minh:
- Trí thông minh về toán học/logic (mathematical/logical): những
người có trí thông minh này có thiên hướng học tập thông qua các lập luận
logic, thích toán học, lập trình, chơi xếp hình,…
- Trí thông minh về ngôn ngữ/lời nói (verbal/linguistic): những
người có trí thông minh này có thiên hướng học tập thông qua việc nói và viết,
thích đọc, chơi ô chữ,…
- Trí thông minh về thị giác/không gian (visual/spatial): những
người có trí thông minh này có thiên hướng học tập thông qua hình ảnh, đồ vật,
sử dụng tốt bản đồ và định hướng tốt trong không gian,…chúng ta không nên nghĩ
rằng trí thông minh này chỉ gắn với thị giác vì Gardner tin rằng đối với các
trẻ em khiếm thị thì trí thông minh về không gian này cũng phát triển.
- Trí thông minh về vận động (bodily/kinesthetic): những
người có trí thông minh này có thiên hướng học tập thông qua cách vận động và
sử dụng động tác, cảm thấy thích thú khi vận động cơ thể, chơi thể thao…
- Trí thông minh về âm nhạc/giai điệu (musical/rhythmic): những
người có trí thông minh này có thiên hướng học tập thông qua các giai điệu, âm
nhạc, thích chơi nhạc cụ, hát, đọc truyền cảm các tác phẩm…
- Trí thông minh hướng ngoại (interpersonal):
những người sở hữu trí thông minh này có thiên hướng học tập thông qua sử dụng
các kỹ năng xã hội, giao tiếp, hợp tác làm việc với người khác, thích gặp gỡ và
trò chuyện, có khả năng thông hiểu người khác…
- Trí thông minh hướng nội (intrapersonal): những
người có trí thông minh này có thiên hướng học tập thông qua tình cảm, cảm
giác, điều khiển và làm chủ tốt việc học của mình, hiểu rõ các suy nghĩ của bản
thân, từ đó có thể hiểu được cảm xúc, tình cảm của người khác…
Vào năm 1996, Gardner có bổ sung thêm 2 loại trí thông minh mà ông
và đồng nghiệp đang nghiên cứu:
- Trí thông minh hướng về thiên nhiên (naturalist): người
có khả năng học tập thông qua hệ thống sắp xếp, phân loại, yêu thích thiên
nhiên, các hoạt động ngoài trời,…
- Trí thông minh về sự tồn tại (existential): người
có khả năng học tập thông qua việc thấy bức tranh tổng thể, thông qua những câu
hỏi như “Tại sao chúng ta tồn tại ở đây?”, “Vai trò của tôi trong thế giới này
là gì?”, “Vai trò của tôi trong gia đình, nhà trường và cộng đồng là gì?”. Loại
trí tuệ này tìm kiếm sự kết nối giữa những kiến thức mới học với các ứng dụng,
các kiến thức trong thực tế.
Nhiều bậc cha mẹ và các nhà giáo dục cảm thấy rằng cách phân loại
này thể hiện chính xác hơn thế mạnh của các trẻ em khác nhau. Nhưng các nhà phê
bình cáo buộc rằng các định nghĩa của Gardner rất rộng và bao hàm quá nhiều,
điều này khiến cho việc phân loại trí thông minh trở nên vô nghĩa.
Một giả thuyết khác ít hạn chế hơn là lý thuyết về trí thông minh
con người của Robert J. Sternberg. Theo Sternberg, trí thông minh của con người
bao gồm:
- Trí thông minh sáng tạo, hoặc khả năng tạo ra những ý tưởng mới
thú vị.
- Trí thông minh phân tích, hoặc khả năng kiểm tra thực tế và rút
ra kết luận.
- Trí thông minh thực tế, hoặc khả năng để phù hợp với môi trường
của một người.
Theo quan điểm của Sternberg, trí thông minh của một người là sự
kết hợp của ba khả năng. Những người chỉ trích cho rằng ông có rất ít bằng
chứng thực nghiệm cho lý thuyết của mình.
Các lý thuyết nêu trên đều tương đối mới, các nhà phê bình cũng đã
chỉ ra các thiếu sót và điều bất hợp lý. Tuy nhiên, các lý thuyết đó có thể
giải thích các khái niệm về thiên tài rõ ràng hơn bài kiểm tra IQ truyền thống.
Thiên tài không phải chỉ là người có rất nhiều chỉ số G. Mozart là một ví dụ về
sự kết hợp khả năng âm nhạc với một sự hiểu biết bẩm sinh về toán học. Einstein
kết hợp thông minh về logic, toán học và các mối quan hệ không gian. Và tất cả
các thiên tài đều có chung một khả năng rất quan trọng – sự sáng tạo của họ là
không giới hạn. Nếu không có sự sáng tạo, họ sẽ không thể trở thành thiên tài.
Họ sẽ chỉ đơn giản là người đặc biệt thông minh .
Vậy sáng tạo bao nhiêu là đủ để trở thành thiên tài? Kế tiếp chúng
ta sẽ tìm hiểu làm thế nào trí tưởng tượng và năng suất lao động đóng góp vào
việc trở thành thiên tài.
Thiên tài như Einstein được biết đến nhờ sự sáng tạo và năng suất
lao động của ông - và đôi khi ông cũng được biết đến nhờ những hành vi kỳ quặc
của mình.
Có một sự khác biệt lớn giữa việc thực sự thông minh và là một
thiên tài. Trong khi thiên tài có xu hướng đặc biệt thông minh, họ cũng sử dụng
trí tưởng tượng và sáng tạo để phát minh, khám phá hoặc tạo ra một cái gì đó
mới trong lĩnh vực mà họ quan tâm. Họ phá vỡ các quy luật thông thường chứ
không phải chỉ đơn giản là ghi nhớ hoặc đọc nhưng thông tin sẵn có.
Thiên tài thường không hoạt động một cách độc lập, hoặc là - gần
như tất cả các thiên tài phân tích công việc của những người tài giỏi khác và
họ sử dụng thông tin thu được để thực hiện những khám phá mới. Những thiên tài
tự học, mặt khác, thường xuyên khai thác thông tin theo những cách bất ngờ hoặc
sáng tạo, một phần bởi do họ thiếu đào tạo chính quy. Trong cả hai trường hợp,
việc tưởng tượng ra những khả năng mới của một sự việc, lĩnh vực cũng quan
trọng như việc sở hữu trí thông minh vậy.
Như trí thông minh, sự sáng tạo và trí tưởng tượng có thể khó khăn
để định lượng hoặc giải thích. Một số nhà nghiên cứu tin rằng những người có
khả năng sáng tạo có sự ức chế tiềm ẩn ít hơn những người khác. Sự ức chế tiềm
ẩn là khả năng vô thức bỏ qua các tác nhân kích thích không quan trọng của con
người. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng những người có khả năng sáng
tạo, hoặc nhận được nhiều sự kích thích từ thế giới xung quanh, hoặc dễ dàng
loại bỏ các tác nhân gây nhiễu hơn. Điều này cũng có thể giải thích tại sao
những người có khả năng sáng tạo dường như dễ bị bệnh tâm thần. Những người vừa
không thể lọc các kích thích xung quanh và có trạng thái tình cảm không ổn định
dễ bị rối loạn tâm thần.
Sự sáng tạo của các nhà thiên tài dường như cũng có một số điểm
chung với bệnh rối loạn lưỡng cực (bipolar disorder). Khi những người bị bệnh
này ở vào thời kì hưng cảm thì họ có những lúc xuất thần tạo nên những tuyệt
phẩm, hoặc có khả năng làm việc mà một người bình thường không thể nào làm
được. Còn khi họ lâm vào chu kỳ trầm cảm thì lại có những trạng thái chán đời,
u uất khiến đôi khi tự hủy hoại bản thân. Các nhà văn và nghệ sĩ nói chung thì
thường dễ mắc bệnh này hơn người bình thường.
Sự sáng tạo của thiên tài cũng liên quan đến năng suất lao động.
Một số ví dụ điển hình về thiên tài đề cập đến những người đạt được thành tựu
và hoàn thành suất sắc công việc của mình khi còn trẻ. Tuy nhiên, không phải
nhà thiên tài nào cũng đạt được hiệu quả công việc cao khi tuổi đời còn trẻ như
Einstein và Mozart đã làm. Một số, như Ludwig von Beethoven, đạt được hiệu quả
công việc cao nhất và thành tựu to lớn ở những giai đoạn sau của cuộc đời.
Steve Job - một trong những thiên tài sáng tạo của giới công nghệ.
Nhà nghiên cứu David Galenson giả định lý do cho điều này bởi
những người có khả năng sáng tạo thì được chia làm 2 loại chính
- Những nhà sáng tạo khái niệm thì có suy nghĩ táo bạo, bước nhảy
vọt ấn tượng và thực hiện công việc của họ tốt nhất khi còn trẻ.
- Những nhà sáng tạo thử nghiệm thì tìm hiểu thông qua các phép
thử và sai lầm, họ thực hiện công việc của mình tốt nhất sau một quá trình thử
nghiệm lâu dài.
Những người chỉ trích nói rằng lý thuyết của Galenson đã bỏ qua
những người đạt được các thành tựu vĩ đại trong suốt cuộc đời. Nghiên cứu mới
nhất của ông cho thấy sáng tạo có thể được thể hiện như một sự liên tục. Thay
vì là một trong hai nhà sáng tạo thử nghiệm hoặc sáng tạo khái niệm, mọi người
có thể hầu hết là một trong hai loại trên, hoặc họ có thể ở đâu đó ở giữa.
Chúng ta không bao giờ có thể biết chính xác sáng tạo đến từ đâu,
lý do một số người có thể sử dụng sự sáng tạo của họ hiệu quả hơn những người
khác hoặc tại sao một số người đạt được khả năng sáng tạo nhất của họ ở một
thời điểm cụ thể trong cuộc sống. Chúng ta có thể không hiểu làm thế nào một
người có thể đạt được sự cân bằng giữa sức mạnh của bộ não, sự thông minh và
khả năng sáng tạo để trở thành một thiên tài. Nhưng rõ ràng là các nhà thiên
tài là trung tâm của tiến bộ khoa học, công nghệ và hiểu biết. Nếu không có
thiên tài, sự hiểu biết của chúng ta về toán học, văn học và âm nhạc sẽ không
thể được như bây giờ. Những khái niệm như trọng lực, quỹ đạo của các hành tinh
và sự tồn tại của hố đen có thể vẫn còn là điều bí ẩn và chưa được khám phá.
Chúng ta trở nên thông minh hơn?
Trong nhiều năm, các nhà khoa học đã nhận thấy một xu hướng tăng
chỉ số IQ trong dân số nói chung. Dường như thế hệ về sau thì chỉ số thông minh
tăng hơn thế hệ trước. Các nhà nghiên cứu không chắc chắn liệu những cải tiến
trong giáo dục, dinh dưỡng, chăm sóc y tế hoặc xã hội nói chung là nguyên nhân
cho sự thay đổi xu hướng này, điều này được gọi là hiệu ứng Flynn.
Trí thông minh và sự hòa nhập.
Một trong những định kiến xung quanh những trẻ em có năng khiếu
bẩm sinh là các em sẽ gặp khó khăn trong việc hòa đồng ở trường học. Một số
nghiên cứu khoa học cho thấy rằng những định kiến này dựa trên những việc có
trong thực tế. Đại học Purdue nghiên cứu 423 học sinh có năng khiếu bẩm sinh và
các em cho thấy những biểu hiện dễ bị bắt nạt. Một nghiên cứu vào năm 1940 cho
thấy xu hướng không thể hòa hợp trong xã hội sẽ tiếp tục vào tuổi trưởng thành.
Nghiên cứu sử dụng một thử nghiệm đo trí thông minh và sự hòa nhập xã hội.
Những người đạt điểm trên 140 thông minh thường có điểm số hòa nhập xã hội thấp
hơn.
Hội chứng bác học (Savant Syndrome)
Những người có hội chứng bác học thường được mô tả như những thiên
tài. Hội chứng bác học là một tình trạng hiếm hoi mà thường ảnh hưởng đến những
người mắc chứng tự kỷ hoặc có khuyết tật phát triển. Những người có hội chứng
bác học thường rất nổi trội tại một số lĩnh vực hoặc kỹ năng đặc biệt.
Tham khảo: Howstuffswork
Thanks bài viết của admin
Trả lờiXóa……………………........
Nguồn: www.thuoctangtrinho.com
Chia sẻ thêm: "Thuốc bổ thần kinh tăng cường trí nhớ" hàng đầu của Mỹ. Vừa bổ não, vừa tăng cường trí nhớ, và nhiều công dụng tuyệt vời khác!