Những điều thú vị về hệ tuần hoàn
Nguyễn Khắc Thái
Hệ
tuần hoàn của chúng ta bao gồm tim và hệ thống mạch máu, là hệ cơ quan quan
trọng bậc nhất trong cơ thể. Chức năng chính của hệ tuần hoàn là vận chuyển
máu, mang chất dinh dưỡng, dưỡng khí và kích thích tố đến và đi từ các tế bào
khắp cơ thể.
Dưới
đây là 10 điều thú vị có thể bạn chưa biết về hệ tuần hoàn.
1. Hệ thống tuần hoàn rất dài
Tổng
chiều dài tất cả các mạch máu, bao gồm động mạch, mao mạch và tĩnh mạch trong
cơ thể một người lớn dài khoảng 100.000 km. Và các mao mạch (mạch máu nhỏ nhất,
nối động mạch và tĩnh mạch) chiếm 80% trong tổng chiều dài này. Một điều thú vị
nữa là với chiều dài này, mạch máu của một người có thể quấn 2.5 vòng quanh chu
vi trái đất (40.000 km).
2. Các tế bào hồng cầu phải tự bóp méo để đi qua mao mạch
Mao
mạch là hệ thống mạch máu nhỏ nhất, là chặng trao đổi chất giữa máu và tế bào.
Mao mạch rất nhỏ, đường kính trung bình khoảng 8 micromet, bằng khoảng một phần
mười đường kính của một sợi tóc. Các tế bào hồng cầu đường kính tương tự nên để
đi qua được mao mạch, các hồng cầu phải tự thay đổi hình dạng, bóp méo lại.
Chính điều này làm hồng cầu cần nhiều thời gian hơn, di chuyển chậm hơn trong
mao mạch, tạo điều kiện cho sự trao đổi chất diễn ra dễ dàng hơn.
3. Cơ thể càng lớn nhịp tim càng chậm
Có
một quy luật trong tự nhiên ở dộng vật là: nhịp tim tỉ lệ nghịch với kích thước
cơ thể. Nói chung, các động vật có kích thước cơ thể càng lớn thì nhịp tim càng
chậm.Một người trưởng thành có một nhịp tim khi nghỉ khoảng 75 nhịp/ phút,
tương tự như một con cừu trưởng thành.
Nhịp
tim của cá voi xanh có kích thước như một chiếc xe cồng kềnh lại chỉ khoảng 5
nhịp/ phút, trong khi một con chuột chù có nhịp tim khoảng 1.000 nhịp mỗi phút.
4. Cơ tim có tính tự động
Điều
này có nghĩa là cơ tim có thể co bóp mà không cần sự điều khiển của cơ thể.
Chẳng có gì lạ nếu bạn tách một quả tim một con vật ra khỏi cơ thể mà nó vẫn
đập. Hay thậm chí, chỉ cần một mẫu cơ tim, sau khi tách khỏi cơ thể, nuôi trong
môi trường dinh dưỡng vẫn sẽ co bóp theo nhịp.
Điều
này được giải thích do tim có hệ thống dẫn truyền tự động, giúp tim hoạt động
độc lập, những vẫn chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh.
5. Con người đã nghiên cứu hệ tuần hoàn hàng nghìn năm nay
Các
y văn được biết đến sớm nhất viết về hệ tuần hoàn là của Ebers Papyrus, một tài
liệu y học Ai Cập có niên đại từ thế kỷ 16 trước Công nguyên. Trang giấy cói mô
tả sự kết nối giữa trái tim và các động mạch, và nói rằng, sau khi ta hít không
khí vào phổi, không khí đi vào trung tâm và sau đó chảy vào các động
mạch.
Một
điều thú vị, người Ai Cập cổ đại tin rằng trái tim, chứ không phải là bộ não,
là nguồn gốc của cảm xúc, trí tuệ và bộ nhớ. Trên thực tế, trong quá trình ướp
xác, người Ai Cập cẩn thận lấy ra và lưu trữ các cơ quan quan trọng trong cơ
thể (bao gồm cả tim) nhưng không tách não mà loại bỏ nó khỏi cơ thể (họ dùng 1
que sắt, chọc cho não chảy ra từ lỗ mũi).
6. Người ta quan niệm sai lầm về cấu trúc hệ tuần hoàn trong 1500
năm
Trong
thế kỷ thứ 2, các bác sĩ và triết gia Hy Lạp, tiêu biểu là Galen, đã đưa ra một
mô hình hệ thống tuần hoàn. Họ cho rằng hệ tuần hoàn gồm tĩnh mạch và động
mạch, và cho rằng hai loại có chức năng khác nhau. Tuy nhiên, họ lại cho rằng
hệ thống tuần hoàn bao gồm hai hệ thống một chiều phân phối máu (chứ không phải
là một hệ thống thống nhất), và gan là cơ quan sản xuất máu tĩnh mạch. Họ chỉ
nghĩ rằng trái tim là một cơ quan hút máu, chứ không phải là cơ quan bơm máu.
Lý
thuyết của Galen trị vì trong y học phương Tây cho đến những năm 1600, khi bác
sĩ Anh William Henry mô tả và chứng minh sự lưu thông máu trong hệ tuần hoàn.
7. Hồng cầu là những tế bào đặc biệt
Không
giống hầu hết các tế bào trong cơ thể, hồng cầu là những tế bào không nhân.
Chúng đơn thuần chỉ là một khung protein được phủ bởi một màng tế bào, bên
trong chưa đầy hemoglobin và các bào quan trừ nhân tế bào. Chính vì thế mà hồng
cầu không thể phân chia. Hồng cầu được tạo ra ở tủy xương, giải phóng vào máu,
có đời sống khoảng 120 ngày và được tiêu hủy ở gan, lách và tủy xương.
8. Chấm dứt một mối quan hệ tình cảm có thể làm trái tim tan vỡ
Điều
này không chỉ đúng về mặt tình cảm, nó còn đúng trên góc độ khoa học. Theo
nghiên cứu, khi một mối quan hệ tan vỡ, cơ thể trái qua quá trình stress tâm
lý, và đáp ứng lại với quá trìn này bằng cách tăng gánh hệ tuần hoàn, tăng tưới
máu cơ quan. Đồng nghĩa với việc tim và hệ mạch máu phải làm việc với công suất
lớn hơn. Nếu đáp ứng mạnh, bạn sẽ cảm thấy các triệu chứng như khó thở, tức
ngực, hồi hộp, đánh trống ngực...Stress này không gây tan vỡ tim ngay, nhưng có
ảnh hưởng không tốt đến hệ tim mạch.
9. Máu người có nhiều màu sắc khác nhau nhưng không có màu xanh
Ở
điều kiện sinh lý, máu động mạch có màu đỏ tươi, còn máu tĩnh mạch có màu đỏ
thẫm. Ở một số điều kiện bệnh lý, máu có thể thay đổi màu sắc chút ít. Mặc dù
các tĩnh mạch nhìn bên ngoài có màu xanh, nhưng đó hoàn toàn là màu sắc của lớp
cơ tĩnh mạch và lớp da bên ngoài, không phải là màu sắc của máu.
10. Sống trong không gian ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn
Con
người, từ thuở sơ khai, tồn tại và thích nghi trong môi trường trọng lực của
trái đất, và cấu tạo hệ tuần hoàn cũng không nằm ngoài sự thích nghi đó. Thể
hiện rõ nhất bằng việc huyết áp chi trên thường thấp hơn chi dưới, khi nằm
thường thấp hơn khi đứng. Ngoài ra, vì máu có xu hướng bị kéo bởi trọng lực,
nên hệ tĩnh mạch có hệ thống van 1 chiều, giúp dòng máu lưu thông ổn định trong
cơ thể. Khi ra ngoài không gian, sự thích nghi này bị đảo lộn do trọng lực bị
triệt tiêu, ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn.
hãng bay eva
đặt vé máy bay đi mỹ ở đâu
korean airlines
vé máy bay đi mỹ là bao nhiêu
vé máy bay đi canada giá bao nhiêu
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Du Lich Tu Tuc
Tri Thức Du Lịch