Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2015

Ấn tượng: Hành trình về phương Đông thay đổi thế giới quan hàng triệu người trên thế giới!

Ấn tượng: Hành trình về phương Đông thay đổi 
thế giới quan hàng triệu người trên thế giới!
Sách Hành trình về phương Đông không chỉ là một cuốn sách làm bừng sáng một thế giới huyền bí, nó còn là một liều thuốc bổ cho tâm lý, các bạn có nghĩ thế không? 
Sau khi đọc Hành trình về phương Đông, tôi không còn thấy thế giới “bên kia” đáng sợ nữa, dường như luôn có một sự bắt đầu mới luôn chờ đón mỗi con người khi họ từ bỏ thế giới vật chất, hữu hình. Chúng ta không cần phải sẵn sàng đón nhận nó, chỉ đơn giản không cần phải sợ hãi về nó. Chúng ta cũng không biết chắc linh hồn có thực sự tồn tại mãi mãi không nhưng ta đều biết thể xác là không thể.
Vì vậy rõ ràng việc làm đẹp cho linh hồn là một trong những giá trị lớn mà người đọc có thể cảm nhận và hướng đến. Và tôi tin việc làm đó sẽ giúp mỗi chúng ta cân bằng hơn trong cuộc sống.
“Hành trình về phương Đông” kể về những trải nghiệm của một đoàn khoa học gồm các chuyên gia hàng đầu của Hội Khoa Học Hoàng Gia Anh được cử sang Ấn Độ nghiên cứu về huyền học và những khả năng siêu nhiên của con người. Suốt hai năm trời rong ruổi khắp các đền chùa Ấn Độ, diện kiến nhiều pháp thuật, nhiều cảnh mê tín dị đoan, thậm chí lừa đảo…của nhiều pháp sư, đạo sĩ…họ được tiếp xúc với những vị chân tu thông thái sống ẩn dật ở thị trấn hay trên rặng Tuyết Sơn.
Nhờ thế, họ được chứng kiến, trải nghiệm, hiểu biết sâu sắc về các khoa học cổ xưa và bí truyền của văn hóa Ấn Độ như yoga, thiền định, thuật chiêm tin, các phép dưỡng sinh và chữa bệnh, những kiến thức về nhân duyên, nghiệp báo, luật nhân quả, cõi sống và cõi chết…
Cuốn sách này là một phần trong bộ hồi ký nổi tiếng của giáo sư Blair T. Spalding (1857 – 1953). Nguyên tác “Life and Teaching of the Masters of the Far East” (xuất bản năm 1935) có tất cả sáu quyển, ghi nhận đầy đủ về cuộc hành trình gay go nhưng lý thú và tràn đầy sự huyền bí ở Ấn Độ, Tây Tạng, Trung Hoa và Ba Tư.
Ba quyển đầu ghi lại những cuộc thám hiểm của phái đoàn gồm các nhà khoa học hàng đầu của Hoàng gia Anh đi từ Anh quốc sang Ấn Độ, các cuộc gặp gỡ giữa phái đoàn và những vị thầy tâm linh sống ở châu Á và ở dãy Hy Mã Lạp Sơn. Ba quyển sau là những ghi nhận riêng của giáo sư Spalding về các cuộc hành trình, sự trao đổi kiến thức giữa phái đoàn và các vị thầy tâm linh, cùng bản tường trình của phái đoàn đã đưa đến những cuộc tranh luận sôi nổi. Cuối cùng thì ba người trong phái đoàn đã trở lại Ấn Độ sống đời ẩn sĩ.
Hồi ký của giáo sư Spalding là một công trình nghiên cứu nghiêm túc với nhiều dữ kiện được đoàn ghi nhận đầy đủ một cách khoa học, và cho đến nay vẫn còn nhiều độc giả hâm mộ, nhiệt liệt tán thưởng các quyển hồi ký này.
Hành trình về phương Đông mở ra một chân trời mới để Đông Tây gặp nhau, để khoa học Minh Triết hội ngộ, để Hiện đại Cổ xưa giao duyên, để Đất Trời là một. Thế giới, vì vậy đã trở nên hài hòa hơn, rộng mở, diệu kỳ hơn và, do đó, nhân văn hơn.
Nguyên Phong là dịch giả nổi tiếng với thể loại sách tâm linh và văn hóa phương Đông. Riêng với quyển “Hành trình về phương Đông”, có lẽ quyển sách này đã “tự tìm” đến ông khi ông vào thư viện của trường, ngang khu sách tôn giáo thì thấy một quyển sách rơi trên lối đi. Ông nhặt lên, không nhìn xem đó là quyển gì. Đi một vòng quay lại, lại thấy cuốn sách kia rơi trên lối đi, ông nhặt lên và có nhìn xem tên quyển sách trước khi xếp nó vào giá. Đến khi mọi người đã vãn, ông đi lại khu sách cũ, lại thấy quyển sách kia nằm giữa ngay lối đi. Và cuối cùng ông mượn về, đọc một mạch, đọc lại rồi đọc lại. Sau đó, dịch quyển sách ấy ra tiếng Việt với tên: “Hành trình về phương Đông” như bạn đọc thấy hiện nay.
Lạt ma Tây Tạng bay lên khỏi mặt đất 
trước chứng kiến phóng viên
Sau khi đọc sách “Hành trình về phương Đông” tư duy tôi đã thay đổi khá lớn, và tôi bắt đầu tìm hiểu tâm linh, tôn giáo, tu luyện. Tôi luôn có cái nhìn khách quan, khoa học mọi tôn giáo và đề tài nghiên cứu. 
Tôi rất có tiếng tăm trong lĩnh vực mà tôi nghiên cứu, nhưng tôi lại không được biết đến nhiều như một người thiên về triết học. Tuy nhiên, khi tôi khám phá ra càng nhiều hiện tượng khoa khọc không thể giải thích được, thì tôi càng tin vào những điều siêu thường. Einstein đã từng nói: “Tôi chưa bao giờ nhìn nhận bản thân sự dễ dàng và hạnh phúc như một đích đến – điều cơ bản cốt lõi này tôi gọi là lý tưởng chuồng heo.
Những lý tưởng đã thắp sáng con đường của tôi, khích lệ tôi đối mặt với cuộc đời một cách hào hứng hết lần này sang lần khác chính là Lòng tốt, Cái đẹp và Sự thật.” Giống như Einstein, tôi tin rằng nhân loại cần phải tìm kiếm chân lý. Và cũng giống như ông, tôi đã bắt đầu tìm kiếm các câu trả lời trong tôn giáo. 
Tôi đã tập luyện rất nhiều môn khí công trước khi chuyển sang Phật giáo và Thiên Chúa giáo. Tôi đã nghiên cứu rất nhiều kinh sách Phật giáo và Kinh Thánh. Tôi đã ngồi thiền trong chùa và cầu nguyện trong nhà thờ. Nhưng cuối cùng, tôi luôn cảm thấy thất vọng vì tất cả những điều đó đều không giúp tôi tìm thấy chân lý.
Và sau nhiều năm nghiên cứu tôi vẫn còn nhiều điều thắc mắc, tình cờ 1 người bạn tặng tôi một cuốn“Chuyển Pháp Luân”, cuốn “Chuyển Pháp Luân” đã khiến khai mở thế giới quan của tôi thật rộng lớn, tôi đọc say sưa cứ như sợ ai đó lấy lại cuốn sách này; khi lên mạng tìm hiểu điều tôi rất chấn động là tội ác của chính quyền Trung Quốc mổ sống cướp nội tạng kinh doanh và tuyên truyền sai sự thật về môn tu luyện này. 
Thế là tôi lao vào tìm hiểu, đọc Chuyển Pháp Luân, Chuyển Pháp Luân quyển 2 cùng những bài giảng khác trên web http://phapluan.org tôi thật sự chấn động, tất cả những gì tôi tìm kiếm đều giải khai.  
Ở tuổi của chúng ta, chúng ta có thể chưa đọc đến 10.000 cuốn sách, nhưng chúng ta phải đọc đến vài ngàn cuốn rồi. Tuy nhiên, tôi chưa từng đọc cuốn sách nào tuyệt như cuốn sách này. ‘Chuyển Pháp Luân’ thật là siêu thường.
Một lần nữa xin cảm ơn sách Hành Trình Về Phương Đông một chiếc cầu nối kỳ diệu đã giúp tôi tìm ra con đường trở về ngôi nhà thật sự của mình. Phương Đông một vùng đất kỳ diệu, có lẽ vì thế mà mặt trời mọc ở Phương Đông chăng?. Trong tác phẩm nổi tiếng Tây Du Ký cũng dự ngôn rằng: “Nhân thân nan đắc, Trung Thổ nan sinh, Phật Pháp nan văn”, “Đông lai Phật Tổ”.
Đường về - Bí mật khai mở tại Phương Đông 
Theo http://beforeitsnews.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Không gian văn hóa Tây Nguyên trong thơ Bùi Minh Vũ Trong thơ Bùi Minh Vũ, không gian văn hóa Tây Nguyên được định hình bằng những tên s...