Tuyết là người hay
chuyện, bạn làm ăn ai cũng bảo thế. Chủ đại lý bia rượu lớn nhất nhì phố huyện
có khuôn mặt đầy đặn, nở nang, tính tình xởi lởi. Phây phây ở tuổi bốn mươi, biết
giữ chữ tín trong làm ăn nên Tuyết kinh doanh phát đạt. Tối tối dở sổ sách đồi
chiếu tiền hàng mà Tuyết thấy hởi lòng hởi dạ. Ông trời chẳng để cho ai phải
thiệt, chẳng những không thua kém về tiền bạc, ngay chuyện tình duyên, chuyện
gia đình nhà cửa Tuyết cũng có thua kém ai đâu.
Đã thế Tuyết lại hay chuyện.
Cô kể chuyện đời, chuyện tình của mình cứ như kể chuyện hài, chuyện tiếu lâm,
chuyện đùa cợt, chuyên của ai đó, kể rất hồn nhiên, rất thoải mái. Không hẳn là
tâm sự, không hẳn là khoe khoang để thoả mãn lòng kiêu hãnh, không hẳn để mong
mọi người hiểu mình, cảm thông chia sẻ với mình, Tuyết kể say mê hào hứng làm
người nghe cứ ngẩn ra, câu chuyện cuốn hút đến nỗi không ai nỡ ngắt lời cô. Có
đủ diễn biến tình cảm trong câu chuyện của Tuyết, hết khóc lại cười, trạng thái
tình cảm cô đan xen, chồng chéo, thay đổi chẳng biết đâu mà lường. Đang vui chợt
sang buồn, hết hả hê lại sang thương cảm đến trào nước mắt. Cô cười khanh
khách, hô hô, hinh hích... Rồi cô khóc tồ tồ, hu hu, hức hức... Em thương anh ấy
lắm, thương lắm, thương không bỏ đâu cho hết. Cho đến bây giờ, ngay lúc này
đây, kể cho các chị nghe em lại càng thương. Mấy chị ngồi ngẩn ngơ, không kịp
vui đã lại chép miệng, chưa kịp nghiêng ngã cười thì có người đã sụt sịt. Cái
cô này đến lạ, lần đầu gặp nhau đã mở lòng mở dạ, đã phơi bày hết ruột gan. Bạn
hàng mới, lần đầu tiên các chị được nghe một câu chuyện thực đến khó tin. Chuyện
lấy chồng người làm chồng mình mà cô Tuyết cứ coi như chuyện được món lãi lớn,
như trúng xổ số độc đắc.
Cô nữ sinh lớp mười hai tâm
hồn viễn vông, lãng mạn. Mấy cuốn tiểu thuyết tình cảm người anh mang về sau giải
phóng miền Nam ngồi đâu đọc đó, đọc đến quên ăn quên ngủ quên học, trong đầu
Tuyết chất đầy những cuộc tình sướt mướt mà cô luôn là nhân vật chính trong đó,
bị bỏ rơi, bị lỡ dở, bị cách núi ngăn sông… Nhiều hôm đọc xong Tuyết ngẩn ngơ
thiểu não đau khổ cứ như cuộc đời này chẳng công bằng tí nào với mình. Đọc nhiểu
rôi cô ngẫm ra rằng ở đời muốn được hưởng sự công bằng thì tự mình phải giành dật
lấy chứ không nên chờ đợi. Đừng mong ông trời mang đến cho mình vận may. Phải mạnh
bạo chứ đừng yếu đuối yếm thế như mấy cô tiểu thư trong tiểu thuyết…Dạo đó cô
quen chàng phó giám đốc thương nghiệp huyện một vợ ba con. Anh hơn cô đến hai
chục tuổi, sống một mình, lui cui trong căn phòng của khu tập thể. Bếp dầu,
chai nước mắm, lọ cọ nấu ăn một mình rồi nằm khểnh nghiền tiểu thuyết, làm thơ
tình…Ngày nghỉ, vẫn thấy anh ở lại, cô hỏi sao anh không về nhà. Chàng lúng
búng trong miệng không nói nên lời. Bằng nhiều cách dò la tìm hiểu, mấy ông
trung niên mỗi lần thấy Tuyết đến là mắt la mày lét, có người bảo với Tuyết rằng
lão về mà làm gì. Vợ anh ấy đâu được như em. Thay vì cùng hưởng cái thi vị của
thơ ca do chồng sáng tác thì bà ta mặt mày sưng sỉa “… thơ anh đem mà vứt sọt
rác, con đang đói rã họng mà anh thì thơ với thẩn.” Anh Đăng đâu được yêu. Yêu
là một cái gì đó thật xa xỉ, thật viễn vông với anh ấy. Không ngờ một người như
thế mà lại bất hạnh. Tuyết thấy mủi lòng, Tuyết thấy lòng mình chênh chao như mặt
hồ gợn sóng. Vậy thì Tuyết sẽ bù đắp cho anh.
Anh có dáng thư sinh, cao, mảnh,
tóc bồng bềnh và khuôn mặt phong trần. Phong thái ấy là biểu hiện của một tâm hồn
yếu đuối.Nhiều hôm mới chập tối cô mò đến rửa cho anh cái bát, rót cho anh chén
nước và giặt giũ cho anh.Có hôm hai người hẹn nhau đi chơi, ngôi chờ anh chải lại
mớ tóc bù xù, thắt lại cái nịt nhăn nhúm cáu bẩn một cách lóng ngóng cô đã mạnh
dạn xô đến. Chà chà, đàn ông đàn ang gì mà chậm như sên. Cô vừa nói vừa ra tay.
Ông phó giám đốc ban đầu ngượng ngập sau thì có vẻ thích thú mà đứng yên. Cô
xoay trước xoay sau ngắm nghía rồi dắt lại trước gương hỏi bảnh chưa, bảnh
chưa? Rồi cô dắt xe lôi anh đi
- Thế thì chúng tôi chịu cô
đấy. Cô là người tỏ tình trước chứ? Một chị hỏi. Tuyết ngước mắt nhìn rồi phá
lên cười.
- Em chẳng nhớ nữa, mà hình
như chẳng phải nói gì. Tình yêu có ngôn ngữ riêng của nó. Khi đã bập vào nhau rồi
thì tất cả như lũ cuốn trào dâng. Có người bảo rằng em ham của. Anh ấy là phó
giám đốc thương nghiệp cơ mà. Hồi đó nói đến “thương nghiệp” là ghê lắm…
Cô chưa bao giờ được anh “kỷ
niệm” một cái gì gọi là của thời buổi khan hiếm hàng hoá. Cô chẳng hề mảy may
nghĩ tới điều đó. Bản thân anh ấy cũng chẳng có gì. Cái đồng hồ “Pôn Jốt”anh
đeo đã ố vàng, cái may ô anh mặc cũng đã đổmàu cháo lòng. Có ai tin rằng một
ông”thương nghiệp” lại như thế bao giờ. Vậy mà như thế thật đấy các chị ạ. Khi
mới yêu lão em như ngươi say có để ý gì đâu. Cũng có lần anh ấy hỏi em có cần
gì không, cửa hàng có lụa hoa dâu đẹp lắm. Cô trả lời rằng không. Em có thể mua
cho bạn bè… Không! bạn bè cũng không. Cô nói em chỉ cần anh chứ không cần cái
gì của anh. Hồi mới quen nhau cô cũng có đưa vài người bạn gái đến chỗ anh
nhưng rồi cô nghĩ chỉ thêm rách chuyện. Nhất là từ lúc nghe mấy đứa bạn lè lưỡi,
trợn mắt bảo sao mày lại chơi được với ông bằng tuổi bố mình vậy. Cô tức lắm,
chúng nó thật chẳng hiểu tình yêu là gì, rõ là một lũ ngớ ngẩn, nói với chúng
chỉ uổng công, chỉ tội thêm chuyện cho chúng thóc mách. Rồi cô chỉ đi một mình.
Đi một mình để cô được ngồi với anh trong căn phòng ấm cúng mà nghe anh nói, mà
thấy anh cười. Đi một mình để trong phòng chỉ có hai người, để nghe anh đọc những
câu thơ mà mỗi ý mỗi lời đều như khứa vào trái tim thiếu nữ đang đang khát
khao, đang chờ đợi, đang run rẩy của cô. Con người ấy lạ lắm các chị ơi. Trông
thì ngơ ngơ ngác ngác như người mất sổ gạo, ấy thế mà khi anh ấy đọc thơ thì…cô
tặc lưỡi. Giá mà các chị được nghe thơ anh ấy nhỉ.
Gặp, quen rồi yêu, sau đâu
ba bốn tháng gì đó, nàng tự nguyện dọn đến sống cùng chàng trong căn phòng mười
hai mét vuông của khu tập thể phía sau cửa hàng bách hóa huyện, bỏ ngoài tai
bao lời đàm tiếu, bỏ qua những ánh mắt ghen tức lẫn dè bĩu của những chàng trai
cùng trang lứa, trong đó có người lâu nay vẫn đang theo đuổi cô mà chẳng được
cô đoái hoài.
Quyết định đến với anh Tuyết
đâu nghĩ rằng đời mình rồi sẽ ra sao. Cô chỉ biết rằng từ nay sớm tối sẽ được sống
bên người mình yêu. Hằng ngày cô sẽ được nấu cơm cho anh, giặt giũ cho anh. Bởi
một người như anh đáng được hưởng như vậy. Về ở với nhau được mấy hôm em hỏi
anh có sợ bị mất chức không? có sợ chị ấy xuống làm tanh bành không? Lão ngồi
im. Em vừa tức vừa thương. Người chi lạ, gái trẻ tự nguyện đến sống cùng mà lại
sợ lại run. Em hỏi thẳng khi cái bụng em đã lùm lùm ba tháng. Em hỏi anh có dám
sống chung cùng em không. Nếu anh sợ, anh hối hận thì hãy nói thẳng để em đi
ngay bây giờ. Và coi như chưa có cái thai này… Người như thế mà hoá ra yếu đuối
các chị ạ. Anh ấy cuống lên xin em đừng làm thế, đừng làm thế. Em hãy để từ từ
rồi anh tính cho ổn thoả. Mặt anh ấy thuỗn ra trông mà thương. Mà lạ lắm, anh ấy
càng yếu đuối mong manh em lại càng yêu hơn. Có lúc em những tưởng mình sẵn
sàng trở thành thú dữ, sẽ nhe nanh vuốt bảo vệ anh, bảo vệ những gì em vừa dành
được.
Ví như vợ anh xuống gây sự chẳng hạn, hoặc như cơ quan anh gây khó dễ…Em bảo thế thì được, đã yêu thì em không còn sợ gì hết. Anh cùng đừng sợ gì.Cơ quan có đuổi việc ư. Em sẽ kiếm tiền nuôi anh. Em sẽ chở che anh. Chẳng ai làm được gì mình đâu. Không biết tại sao lúc đó em can đảm, em dữ dằn, em ghê gớm đến vậy. Thế mới biết khi yêu người ta có thể trở thành thiên thần, khi yêu người ta cũng có thể thành ác quỉ…
Ví như vợ anh xuống gây sự chẳng hạn, hoặc như cơ quan anh gây khó dễ…Em bảo thế thì được, đã yêu thì em không còn sợ gì hết. Anh cùng đừng sợ gì.Cơ quan có đuổi việc ư. Em sẽ kiếm tiền nuôi anh. Em sẽ chở che anh. Chẳng ai làm được gì mình đâu. Không biết tại sao lúc đó em can đảm, em dữ dằn, em ghê gớm đến vậy. Thế mới biết khi yêu người ta có thể trở thành thiên thần, khi yêu người ta cũng có thể thành ác quỉ…
- Cô Tuyết nói mà cứ như đọc
thơ ấy nhỉ...
- Em là thế đấy. Em tự hào lấy
được người em yêu. Mặt Tuyết nghêng nghênh. dù rằng chẳng được pháp luật công
nhận. Lấý anh Đăng, chính em đã mang lại hạnh phúc cho cả ba người. Tuyết hùng
hồn khẳng định. Chẳng ai phản đối, chẳng ai thắc mắc, vậy mà mắt Tuyết vẫn long
lên, lông mày dựng cả dậy như đang đối mặt với kẻ tình địch. Chứ không à, chị ấy
sống với anh Đăng có sung sướng gì đâu... Do bố mẹ ép buộc mà phải lấy chứ hai
người có hợp nhau đâu, có yêu nhau đâu. Đã không hợp nhau thì tất nhiên cả hai
đều đau khổ. Sống với nhau quá bằng cực hình, chi bằng giải thoát cho nhau có
hơn không. Anh Đăng đã mười mấy năm phải chịu đựng rồi. Còn em và anh Đăng yêu
nhau, yêu nhau thực lòng. Em và anh Đăng không thể sống thiếu nhau được… Bây giờ
thì Tuyết kể từ tốn.
Em quyết định không thi đại
học, đầu tiên là bán mấy chỉ vàng mà mẹ dúi cho từ trước, sắm cái bàn, mấy cái
ghế mang ra trước tiền sảnh cửa hàng bách hoá. Mấy bao thuốc, mấy cái cốc, cân
đường, mớ chanh…mỗi ngày em kiếm mấy chục. Ngồi đó để kiếm tiền, ngồi đó để
ngày ngày được thấy anh. Em như kẻ câm điếc. Mấy cô mấy chị mậu dịch viên nhìn
em cứ như nhìn một con hủi. Em cũng như một người câm, một người điếc. Anh Đăng
có hứa là sẽ giải quyết việc gia đình ổn thoả, vậy mà ở với nhau cả năm mà việc
ly dị vợ cũ vẫn chẳng nhúc nhích gì. Em dục nhưng anh ấy chỉ ậm ừ cho qua chuyện.
Nhắc mãi rồi em cũng chán. Trong lúc cái bụng em cứ to dần. Nếu làm căng chỉ có
mình thiệt. Té ra khi ngồi với nhau, để mình yên tâm, để cho qua chuyện lão hứa
thế chứ người như lão thì dám làm dám quyết cái gì. Đến nước ấy em cứ mặc kệ.
Người ta có cười thì cười mấy ngày cứ chẳng ai mất công mà đi cười chê người
khác cả năm. Em quyết bám sát từng giây từng phút không cho lão thoát. Thấy vậy
thiên hạ cũng lắc đầu lẽ lưỡi rồi cũng quen dần, mặc nhiên công nhận chúng em
là vợ chồng. Hễ có tiêu chuẩn gì của anh họ cũng gọi em nhận, có điều gì cần
liên lạc họ cũng thông báo cho em. Nhì nhằng vậy mà rồi cũng vượt qua được hết
các chị ạ, điều quan trọng là mình biết chịu đựng…
-Thế vợ con người ta cũng để
cho cô yên à?
Tuyết giương mắt, cái miệng
đai dài. Có mà bở ăn, cũng trầy da tróc vảy chớ bộ. Vợ anh ấy mấy lần mang con
xuống, đầu tiên cũng sừng sộ, ra chừng muốn ăn tươi nuốt sống nhưng thấy em cứng
nên không dám...Thử chạm vào con này xem… Hích hích... Tuyết lại cười. Câu hỏi
như khơi trúng mạch, khơi trúng cái tính hiếu thắng trong sự giành giật của cô:
-Cái chuyện ấy thì đàn bà
con gái ai mà chẳng vậy, nhường ăn nhường mặc chứ có ai chịu nhường…
- Em chẳng giành của ai cả,
em đã nói rồi. Anh ấy tự nguyện và chấp nhận em thì anh ấy là của em. Tuy pháp
luật chưa công nhận nhưng về mặt tình cảm, và trên thực tế thì chúng em đã là
chồng vợ. Người ta nói một ngày cũng nên nghĩa, huống hồ chúng em đã có với
nhau hai đứa. Đứa nào đứa ấy đều khoẻ mạnh và giống bố. Em nói thẳng với chị ấy
ai bảo dại không biết giữ chồng. Hích hích hích…Tuyết cười nghiêng cười ngã, cười
chảy cả nước mắt. Cứ nói xong một câu có tính chất như liệt kê “thành tích” là
Tuyết cười. Khuôn mặt bình thường vốn đã dầy, đã to, lúc này như cục bột mì được
ủ bột nở qua một đêm… Dần dần chị ta cũng phải xuống thang. Chị ấy tức lắm, giận
lắm mà chẳng làm được gì em. Chị ta tỏ vẻ chán chường và bất lực, ban dầu em thấy
hả hê nhưng rồi lại thấy thương quá. Cùng đàn bà với nhau mình hiểu được sự đau
khổ của người bị cướp mất chồng… Sau đó thì chị ta chỉ xuống một mình, đó là những
lúc nhà có chuyện khó khăn…Cũng không ngờ chị ta lại chịu đầu hàng sớm và nhanh
như vậy. Một đời lam lũ lấm láp, chưa đi đâu ra khỏi làng, chưa từng va chạm
nên chị ấy có vẻ yếu đuối và cam phận. “Thôi thì tôi xin, đời cô còn dài, tuổi
cô còn trẻ. Anh ấy còn mẹ già con dại ở quê, tôi thì nay ốm mai yếu…” ừ, nói thế
còn dễ nghe. Không hiểu sao cứmỗi lần đối diện với chị ta em lại cứ giương sừng
giương mỏ ra như thế chứ thực ra trông chị ấy cũng thật đáng thương. Vậy mà
ngoài mặt em vẫn cứ phải nghiêm, bờm xơm là chết liền. Em bảo ai cướp chồng chị.
Chị dại chị ngu, chị không biết giữ chồng. ở với chị anh ấy khổ sở thế, còn như
ở với tôi a, chỉ có sướng trở lên…Được thể em tấn công luôn, tấn công liên tục.
Làm vợ mà chị để cho chồng khổ thế à? Lương tâm chị không bị cắn rứt à? Chị
không thấy xấu hổ à? Không một chút nào à? Chị ta ngồi cúi đầu cứ như chính
mình là người đi gây sự, chính như mình là người có lỗi. Chị thử hỏi anh Đăng
xem tôi có quyến rũ anh ấy không. Anh Đăng ngồi im như thóc, nghe em nhiếc mắng
chị ấy mà không nói được câu gì. Em bảo anh hãy nói với chị ấy xem tôi có quyến
rũ anh không, có mua chuộc gài bẫy gì anh không hay anh bám vào tôi. Lấy tôi
anh có mang tiền trăm bạc vạn đến không, hay chỉ trên răng dưới “các tút”. Anh
nói thật đi xem nào. Đàn ông đàn ang gì mà hèn, mà kém thế. Tôi báu gì đàn ông cưới
vợ mà chỉ có mỗi mâm cơm, gia tài chỉ có hai bộ quần áo với cái rương mọt…
Hồi xách túi về ở với anh ấy,
thiên hạ đồn em rằng con ấy hám của. Họ cứ tưởng ông phó giám đốc công ty
thương nghiệp là “dày mỡ” lắm. Có mà dày lắm, mở cái rương gỗ của lão chỉ thấy
có đôi xăm xe đạp, mấy mét vải ka tê. Nói đến đây, như quên bẵng chuyện đôi co
bốp chát với người vợ trước của chồng mà Tuyết vừa kể, mắt cô chớp chớp: “ … Tội
lắm các chị ơi, nhớ lại cái nghèo hồi đó mà tủi thân, mà thương anh ấy bao
nhiêu. Cái nghèo nó làm cho con người ta hèn và lú lẫn đi...” Nét mặt Tuyết dịu
lại. Đôi môi vừa mới cong tớn đã trở nên mềm mại, hai khoé miệng dần giật, run
run. Đôi mắt đang dương to sáng quắc phút chốc như bầu trời phủ kín mây giông, ầng
ậng nước, những giọt yêu thương long lanh lã chã lăn trên đôi gò má có những nốt
tàn nhang mới lộ ra sau lớp phấn dày bị trôi.
-Làm phó giám đốc, có được
tí lộc lá nào cũng như được đồng lương nào là anh ấy đều phải mang cả về để tiếp
tế cho “mấy cái tàu há mồm” . Em bảo giờ anh ấy có về với chị thì quá bằng giải
thoát cho tôi. Mắt Tuyết lại ráo hoảnh. ở với tôi có hai mặt con, không làm ra
được đồng nào để nuôi con mà tôi còn phải nuôi báo cô. Tôi nói cho chị biết, mỗi
lần ông ấy về trên đó, chai nước mắm, cân cá ruốc cũng là tiền tôi kiếm, tôi
mua sắm cho. Đến thuốc cho ông bà nội ngoại trên đó cũng tiền tôi. Em cứ nói,
anh Đăng ngồi im, bà ấy cũng im, vẻ “sát khí” ban đầu trốn đâu mất tiệt…Hích,
hích, hô hô…Tuyết lại cười, cười rất thoải mái.
Em nghĩ có các vàng lão cũng không dám về trên đó. ở với em thì cơm ngon rượu say, tối đến có gái trẻ mà ôm ấp, về với bà ấy a, có mà bị té tát, mới nhìn cái mặt quắt, thân hình khô đét trước sau như một của bà ta đã ‘thun” hết cả cái ấy rồi chứ nói gì đến chuyện ấy. Gái này còn thơm như khúc giò lụa ấy chứ... Giọng Tuyết đai ra, cặp môi lại vểnh lên đầy vẻ ngoa ngoắt
Em nghĩ có các vàng lão cũng không dám về trên đó. ở với em thì cơm ngon rượu say, tối đến có gái trẻ mà ôm ấp, về với bà ấy a, có mà bị té tát, mới nhìn cái mặt quắt, thân hình khô đét trước sau như một của bà ta đã ‘thun” hết cả cái ấy rồi chứ nói gì đến chuyện ấy. Gái này còn thơm như khúc giò lụa ấy chứ... Giọng Tuyết đai ra, cặp môi lại vểnh lên đầy vẻ ngoa ngoắt
- Khiếp, mồm mép cái cô này…
- Em đẻ thêm con béthì có
“kinh tế thị trường”. Hàng hoá bên ngoài bày bán ê hề, giá cả lại dễ chịu. Mấy
chị mấy cô mậu dịch viên một thời hô mưa gọi gió giờ ngồi buồn xiu như chó bị cắt
tai.Sau rồi thì công ty giải thể, ai có vốn thì góp vào để cổ phần cổ phiếc gì
đó. Nhân viên công ty chạy đôn chạy đáo tìm việc làm. Các bà các chị lâu nay dấu
của như mèo dấu cứt bắt đầu bắt đầu ngo nghoe hùn vốn làm ăn. Ông phó giám đốc
nhà em không một xu dính túi, đứng ngoài nhìn thiên hạ làm giàu. Gặp thời buổi
nhộm nhoạm nên nhiều người giàu lên rất nhanh. Bây giờ thì người ta bắt đầu
khoe giàu, khoe sang. Nhìn mấy cô nhân viên cua anh ấy giờ đây ho ra bạc, khạc
ra tiền em tức lắm. Họ khinh mình ra mặt. Mang tiếng là phó giám đốc phụ trách
kinh doanh mà lúc này lão cứ ngu ngu ngơ ngơ. Em bảo cứ ở nhà trông con để con
này thi thố với thiên hạ. Vậy là lão nghe em, sáng sáng dậy nấu nướng cho cả
nhà rồi chở thằng anh đến trường Tiểu học, con em đến lớp Mầm non, về giặt xong
chậu quần áo lúc nào thì vào bưng bát lúc đó. Ngồi soạn sửa để ra quầy hàng,
nhìn lão bưng bát mì mà thương các chị ạ. Tội nghiệp, đàn ông đan ang, chẳng
lúc nào có lấy đồng bạc trong túi, bởi mọi thứ đều do em mua đưa về cho, lão chỉ
việc nấu nướng lấy mà ăn. Đàn ông ngữ ấy có cầm tiền trăm tiền vạn cũng chẳng
biết mua bán gì đâu. Sổ hưu của lão thì bà ấy đã giữ. Em bảo anh cứ ở đây em
nuôi, có chuyện gì trên đó em chu cấp... Các chị bảo thế có được không. Mấy
trăm bạc của lão đối với cái nhà ấy thấm tháp vào đâu, cứ như muối bỏ bể. Thế
là tiền học phí, tiền đóng bảo hiểm y tế, tiền mua sách giáo khoa, tiền xây dựng
cho cả mấy đứa, tất tần tật, tiền gì cũng xuống xin.. Dì Tuyết. Có khi còn phải
tiếp tế cả lương thực, cứ như cứu tế ấy. Một tay em cáng đáng cả đại gia đình
lão ấy. Thử hỏi như vậy cả lão ấy, cả bà ấy có dám làm gì em nữa không. Có biết
điều thì đừng có gây sự với gái này, sinh chuyện ra có mà thiệt, có mà mất cả
chì lẫn chài... ở trên đó nghèo lắm, khổ lắm, cả ngày không bói đâu ra được một
chinh một hào. Mặt mày ai ai cũng hớt ha hớt hải như nhà có đám tang. Em lên
trên đó rồi em biết. Đến bữa ăn cơm còn phải chia, thức ăn chỉ rổ rau luộc
không thì bát nhút ăn với tương, quanh năm tương. Bát tương muôn năm. Nếu nhà
có khách, may ra có chút thịt kho lều bều, con chưa thò đũa mẹ đã gằm mặt đe.
Như vậy nếu lão có bỏ em mà về thì chỉ thiệt đơn thiệt kép. Ở dưới này với em
lão chẳng phải lo gì, lại “cơm no bò cưỡi”. Mấy chị ngồi lè lưỡi, khiếp, khiếp.
Tuyết lại phá lên cười. Hết khóc lại cười. Cười đến bò ra cả giường rồi dừng lại,
kể, rồi lại thương rồi lại khóc rồi lại nói. Thế em nói không phải a? Hô hô,
hích, hích… Gái trẻ phải ăn đứt gái già chứ, đàn ông thì cha nào chả thích gái
trẻ. Bao nhiêu ông, bao nhiêu sếp nói dối vợ cũng chỉ vì ham gái trẻ còn gì.
Khanh khách, khạch khạch. Gái trẻ thơm thịt, lại được ăn ngon gì mà lão chẳng
ham. Cứ dăm ba tuần một lần, ấp a ấp úng mãi lão mới dám nói ra việc muốn về
thăm vợ thăm con. Nghĩ cho cùng lão cũng là người tốt, sống có lương tâm, có
trách nhiệm…Ban đầu tức lênem bảo thế ở đây không phải vợ con anh chắc. Lão ngồi
im trông thật tội. Mủi lòng em bảo thôi thì anh có muốn về thì cứ thế mà về, về
vài bữa rồi lo mà xuống. Nằm chết lâu trên đó là không xong với tôi đâu. Đấy,
có thùng mì tôm, ít cá khô, chịu khó mang về cho mấy đứa… Cô cười rinh rích,
người rung bần bật, cười ngả cười nghiêng.
Chúng em về với nhau rất đơn
giản các chị ạ. Người ta nói em theo không lão cũng chẳng oan. Cũng không thể
nói là rổ rá cạp lại, cũng không thể nói là đám cưới đàng hoàng. Nó cứ thế nào ấy…Đó
là sau này em mới nghĩ được thế chứ lúc đó thì…Hích, hích…có mà nghĩ được gì nữa.
Yêu nhau mà được ở với nhau thì còn gì bằng. Nói thật với các chị chứ lúc đó
hàng ngay em chỉ mong cho… trời chóng tối. Lão nhìn lẻo khoẻo thế đấy, nhưng
cái khoản ấy thì… thôi rồi. Mấy chị ngồi nghe có người đỏ mặt, có người hào hứng
nhổm cả người trên ghế. Cái cô này nói chuyện đến hay. Đang chờ nghe tiếp cái
chuyện ấy thì Tuyết dừng cười đột ngột. Cô vén tóc, lau mắt, nói. Mẹ em buồn
phiền vì nghe thiên hạ xách mé dèm pha,các anh các chị em chửi em ngu, em dại.
Ai đời gái tơ đã ngứa nghề, bỏ nhà theo không gã hơn bốn mươi đã đủ vợ con, lại
không một lời thưa gửi, họ hàng không được miếng trầu, điếu thuốc. Họ nói em là
kẻ lạc loài, đã làm xấu cả họ. Nói cho công bằng thì em và anh ấy cũng có làm một
mâm cơm. Anh trai em có đến nhưng không vào nhà, đứng ngoài sân chửi và thề sẽ
từ mặt. Muốn từ thì từ, em bảo anh trai rằng ông không đồng ý thì về đi, đừng
có mà đến đây gây mất trật tự… Mâm cơm chỉ có vài người trong cửa hàng, lúc đó
em chỉ mong cho xong việc để được một mình với anh. Hô hô…. Người đàn bà hai
con bắt đầu đẫy đà, vẻ xuân sắc trở lại trong ánh mắt long lanh đầy vẻ đa tình.
Thiên hạ bảo em bỏ phí một đời
con gái. Phí sao được mà phí, em ngủ với chồng, có con với chồng, vậy thì phí
chỗ nào. Phải nói rằng thiên hạ lắm điều, thật vô công rồi nghề, mồm mép họ thật
kinh khủng. Đi đâu, cũng thấy người ta xầm xì, bóng gió, cạnh khoé..Họ cho rằng
em tâm thần, là đứa dở hơi. Mặc, em bỏ ngoai tai hết. Con người ta thật lạ, sao
cứ lăm lăm đi dòm ngó vào cuộc đời người khác mà bình phẩm. Họ làm như việc người
khác ảnh hưởng đến bát cơm manh áo của họ, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình họ
không bằng. Họ đâu biết rằng em yêu anh ấy. Yêu vô cùng, yêu như điên dại. Em
chỉ cần hàng ngày được nhìn thấy anh Đăng. Sớm tối được ở bên anh là….
Tuyết lại kể về những ngày đầu. Với cô, những ngày được yêu ấy cứ như men say, như những liều thuốc làm sống dậy những tình cảm mạnh mẽ, cuồng si. Cô kể về những ngày đó không biết chán. Khi con tim biết rung lên những thổn thức, khắc khoải chính là thời khắc kì diệu nhất trong đời người thiếu nữ. Con tim luôn khát khao được đền đáp. Em như người khát nước. Hàng giờ, hàng buổi, “cơn khát anh ấy” cứ dày vò em đến khốn khổ. Theo Tuyết thì những “những rung động đầu tiên…” là quan trọng nhất. Nhiều hôm chưa hết giờ làm việc, cô mở cửa phòng anh ngồi chờ… Dạo đó anh ấy trao cho em một chìa khoá phòng. Mãi đến hơn ba mươi phút sau anh ấy mới về. Chả là hết buổi họ còn phải soát lại sổ sách, cân đối tiền hàng... Ngồi chờ mà thật tức, thật nóng ruột, có hôm em bảo anh không muốn em vào đây ư, anh khinh em, coi thường em…Các chị có biết lúc đó anh ấy xử sự ra sao không? Lão đứng đực ra như người mất hồn. Em tức lắm, đã vậy thì em xấn đến. Không thích mà được à. Anh định chạy làng phải không? Không xong đâu nha. Tôi mất đời con gái cũng vì anh. Anh không rũ bỏ trách nhiệm được đâu. Thế là em quần lão nhừ tử. Rồi người đàn ông trong lão cũng bừng tỉnh. Rồi lão cũng biết đến chức phận. Bàn tay anh ta di chuyển đến đâu là cơ thể em rung lên đến đấy. Lúc dó em chỉ ao ước trên trái đất này chỉ còn anh ấy với em. Em đê mê trong hạnh phúc, bao nhiêu giận hờn rồi cũng tan biến và chỉ còn lại cảm giác ngọt ngào của tình yêu. Đã bao đêm trong căn phòng nhỏ hẹp, rồi ngoài bờ đê dưới bầu trời đêm, tiếng dế, tiếng ếch nhái và cả những giọt sao trời... Hai người nắm tay nhau, em bước đi như đi trong mộng, người cứ như muốn tan ra…Mỗi lần như thế là em như người khát nước. Em uống anh ấy ngốn ngấu, say mê và nghe mơ hồ đâu đó trong cơ thể sự hối thúc, sự đòi hỏi như gào thét, như thúc dục. Thôi, chẳng kể nữa, xấu hổ lắm. Giá như con ngươi ta cứ sống mãi được với nhau trong tình yêu, trong sự thèm khát nhau như vậy các chị nhỉ. Mặt Tuyết ửng đỏ như hiển thị của từng đợt sóng tình dào dạt…Một lúc sau, như đã qua được cơn xốc, Tuyết trở nên trầm tĩnh;
Tuyết lại kể về những ngày đầu. Với cô, những ngày được yêu ấy cứ như men say, như những liều thuốc làm sống dậy những tình cảm mạnh mẽ, cuồng si. Cô kể về những ngày đó không biết chán. Khi con tim biết rung lên những thổn thức, khắc khoải chính là thời khắc kì diệu nhất trong đời người thiếu nữ. Con tim luôn khát khao được đền đáp. Em như người khát nước. Hàng giờ, hàng buổi, “cơn khát anh ấy” cứ dày vò em đến khốn khổ. Theo Tuyết thì những “những rung động đầu tiên…” là quan trọng nhất. Nhiều hôm chưa hết giờ làm việc, cô mở cửa phòng anh ngồi chờ… Dạo đó anh ấy trao cho em một chìa khoá phòng. Mãi đến hơn ba mươi phút sau anh ấy mới về. Chả là hết buổi họ còn phải soát lại sổ sách, cân đối tiền hàng... Ngồi chờ mà thật tức, thật nóng ruột, có hôm em bảo anh không muốn em vào đây ư, anh khinh em, coi thường em…Các chị có biết lúc đó anh ấy xử sự ra sao không? Lão đứng đực ra như người mất hồn. Em tức lắm, đã vậy thì em xấn đến. Không thích mà được à. Anh định chạy làng phải không? Không xong đâu nha. Tôi mất đời con gái cũng vì anh. Anh không rũ bỏ trách nhiệm được đâu. Thế là em quần lão nhừ tử. Rồi người đàn ông trong lão cũng bừng tỉnh. Rồi lão cũng biết đến chức phận. Bàn tay anh ta di chuyển đến đâu là cơ thể em rung lên đến đấy. Lúc dó em chỉ ao ước trên trái đất này chỉ còn anh ấy với em. Em đê mê trong hạnh phúc, bao nhiêu giận hờn rồi cũng tan biến và chỉ còn lại cảm giác ngọt ngào của tình yêu. Đã bao đêm trong căn phòng nhỏ hẹp, rồi ngoài bờ đê dưới bầu trời đêm, tiếng dế, tiếng ếch nhái và cả những giọt sao trời... Hai người nắm tay nhau, em bước đi như đi trong mộng, người cứ như muốn tan ra…Mỗi lần như thế là em như người khát nước. Em uống anh ấy ngốn ngấu, say mê và nghe mơ hồ đâu đó trong cơ thể sự hối thúc, sự đòi hỏi như gào thét, như thúc dục. Thôi, chẳng kể nữa, xấu hổ lắm. Giá như con ngươi ta cứ sống mãi được với nhau trong tình yêu, trong sự thèm khát nhau như vậy các chị nhỉ. Mặt Tuyết ửng đỏ như hiển thị của từng đợt sóng tình dào dạt…Một lúc sau, như đã qua được cơn xốc, Tuyết trở nên trầm tĩnh;
- Trước đó đọc báo, đọc
sách, đến cái đoạn người ta nói về bi kịch gia đình em không thể tưởng tượng ra
được. Làm sao vợ chồng lại có thể đánh chửi nhau, phụ bạc nhau, thậm chí đâm
chém nhau…
- Thế bây giờ thì hiểu rồi
chứ? Ai đó vừa cười vừa lên tiếng.
- Biết rồi, trải qua đến
sưng cả mặt mày rồi chị ơi…
Tuyết lại cười. Vừa lâm li
thống thiết trong cảm xúc yêu đương, thoắt cái, cô trở lại vẻ nanh nọc, chán
chường...
- Căn phòng mười hai mét
vuông, những ngày đầu vô đụng ra chạm ấm áp thi vị cũng qua nhanh. Có lẽ dấu hiệu
của sự chán chường bắt đầu từ những ngày lão trở nên vô công rồi nghề. Ngày
ngày lão lù lù ngồi trước thềm, nhem nhuốc quần đùi may ô, tay chân lóng ngóng
khi phải bế con để em đi làm. Nhìn cái cảnh ấy em chán chường không để đâu cho
hết. Chán nhất là mỗi bận từ quầy hàng trở về phải chui vào bếp hầu hạ, cơn nước
cho lão. Lão dỗ con cũng không nên. Em mua cho đôi lợn để lão có công việc làm
cho vui, vậy mà nuôi cả năm cũng chỉ lên được vài chục cân, chỉ tội tốn tiền
cám. Lão mó tay vào việc gì là hỏng việc đó. Nhìn thế mà lão lại có tính hờn
mát. Hễ nghe em nói, em trách một chút là vùng vằng bỏ về với bà ấy. Hồi trước
khi đang yêu nhau thì lúc nào cũng anh anh em em, nói năng thanh thoát, còn giờ
đây thì…nói với em câu nào cũng chỉ mẹ mi, mẹ mi…Nhiều hôm em phát điên phát
khùng, chỉ muốn gây sự mà có cớ hét toáng lên cho bõ tức…
-Vậy mà hai người vẫn có với
nhau hai mặt con đấy thôi. Ai đó hỏi.
- ấy, chuyện đó lại khác.
Hích hích…
Hễ tối đến, khi lão mò vào rón rén đặt tay lên người em là em như quên hết mọi chuyện. Mà vợ chồng phải có chuyện ấy chứ. Em là em tức lão chuyện khác, còn cái khoản ấy thì…hì hì…Vậy mà vừa rồi em đuổi lão ấy đấy. Sao vậy? người nghe hỏi. Biết lão không làm được gì về cái khoản chân tay, em giao cho ở nhà lo mà kèmcon học hành cho tử tế. Vậy mà mới đây, các chị có biết không, cô giáo chủ nhiệm lớp thằng anh đến nhà cho biết nó học rất kém, lại hỗn láo nữa. Ai đời lớp tám rồi mà bài toán lớp hai cũng không giải được. Em điên lên. Anh chẳng được cái tích sự gì cả, chỉ tốn công nuôi báo cô để anh cơm no bò cưỡi. Làm thằng đàn ông như anh thà chết quách cho rồi. Tưởng lấy anh tôi được nhờ hoá ra lại mang thêm cái tội cái nợ. Em chửi như té tát, lôi tất áo quần nhét vào cái túi du lịch lão hay mang ném ra sân. Anh cút đi, cút về với mụ vợ già trên đó cho sướng… Lão mắm miệng ngồi im, tối đó bỏ cơm lên giường nằm sớm. Không ăn có mà nhịn đói, để xem tối có mò dậy mà lục cơm nguội không.
Hễ tối đến, khi lão mò vào rón rén đặt tay lên người em là em như quên hết mọi chuyện. Mà vợ chồng phải có chuyện ấy chứ. Em là em tức lão chuyện khác, còn cái khoản ấy thì…hì hì…Vậy mà vừa rồi em đuổi lão ấy đấy. Sao vậy? người nghe hỏi. Biết lão không làm được gì về cái khoản chân tay, em giao cho ở nhà lo mà kèmcon học hành cho tử tế. Vậy mà mới đây, các chị có biết không, cô giáo chủ nhiệm lớp thằng anh đến nhà cho biết nó học rất kém, lại hỗn láo nữa. Ai đời lớp tám rồi mà bài toán lớp hai cũng không giải được. Em điên lên. Anh chẳng được cái tích sự gì cả, chỉ tốn công nuôi báo cô để anh cơm no bò cưỡi. Làm thằng đàn ông như anh thà chết quách cho rồi. Tưởng lấy anh tôi được nhờ hoá ra lại mang thêm cái tội cái nợ. Em chửi như té tát, lôi tất áo quần nhét vào cái túi du lịch lão hay mang ném ra sân. Anh cút đi, cút về với mụ vợ già trên đó cho sướng… Lão mắm miệng ngồi im, tối đó bỏ cơm lên giường nằm sớm. Không ăn có mà nhịn đói, để xem tối có mò dậy mà lục cơm nguội không.
Ở với nhau mười mấy năm chẳng
bữa nào lão như hôm đó. Vậy mà em không để ý. Tính em vậy, quát lão xong em đi
ngủ thấy nhẹ cả người. Sáng hôm sau tỉnh dậy thấy giường lão trống không. Cứ tưởng
lão dậy sớm đi đâu đó. Ai ngờ đến giờ đưa con em đến lớp rồi mà vẫn chẳng thấy
mặt mũi lão đâu. Hoá ra lão đã đi từ lúc nào. Bộ quần áo giặt phơi ngoài dây
cũng được lão cuốn đi tất. Em cứ nghĩ hờn mát mấy bữa rồi lại mò xuống cho mà
xem. Lâu nay vẫn vậy, lão như con thoi lên xuống xuống lên. ấy vậy mà…lần này
thì lão đi thật. Đã gần tháng rồi. Thằng anh hốn láo đâu không biết, thế mà vắng
bố nó trở nên lầm lì và ghét sang cả em. Con em cũng vậy, đến bữa bỏ ăn, em
quát mấy cũng ngồi khóc không thèm đụng đũa. Tiên sư cha chúng mày, hết cha đến
con, làm tình làm tội tao mãi. Nhưng rồi cuối cùng chính em cũng phải khóc.
Chính em lúc ấy cũng không thể chịu được sự thiếu vắng của anh ấy. Người đàn
ông trong nhà như cái trụ cái cột, vắng họ đi ngày nào là chống chếnh ngày đó,
huống hồ anh ấy đã vắng nhà cả tháng trơi. Tuyết rưng rưng, giọng nói bắt đầu nức
nở. Bây giờ thì em không thể nói cứng được nữa rồi. Em sợ rằng mình mất lão thật.
Mấy ngày đó chẳng còn bụng dạ đâu mà bán hàng nữa. Cứ lên quầy một lúc em lại
mò về, đi vào đi ra mất hết cả hồn vía. Trưa qua về nhà muộn hơn, em vừa vào đến
cửa thì con em nói mẹ ơi, bố về. Em cuống lên. Bố đâu, bố đâu rồi. Nhưng bố lại
đi rồi. Sao chúng mày để bố đi. Thế bố có nói gì không? Bố ôm lấy con rồi khóc.
Con em nức nở. Bố bảo bố không thể ở với các con được nữa. Mẹ khinh bố quá rồi,
xúc phạm bố quá rồi. Bố là thằng đàn ông khốn khổ vô tích sự. Bố xứng đáng để mẹ
con chửi mắng. Nói rồi con bé lục túi đưa cho em hai trăm ngàn đồng. Nó bảo bố
nói rằng bố chỉ có chừng này, con cầm lấy mà mua thêm sách vở. Bố ốm đau bệnh tật
chẳng có nhiều tiền đâu… Con có cầm thì bố ra đi mới yên tâm. Các chị ơi, cầm mấy
đồng bạc đẫm màu mồ hôi mà ruột em quặn lên.Vợ chồng trao xương gưỉ thịt sao em
lại tàn nhẫn với anh ấy đến như vậy…Tuyết không thể nói thêm được nữa. Cố nấc
lên một lúc rồi khóc hu hu. Cô khóc thống thiết, khóc ai oán, nước mắt chảy
ròng ròng cô cũng chẳng thèm lau. Tội lắm các chị ơi, một lúc thì cô dừng khóc,
nói. Nghe con nói vậy, em xách xe phóng như điên lên phố. Em nghĩ có lẽ lúc đó
anh ấy chưa bắt dược xe nhưng hoá ra anh ấy đã đi rồi. Có người quen bảo thấy
anh Đăng đã đi dược hơn hai tiếng.
Em vào bưu điện gọi. Alô, có phải nhà…làm ơn gọi hộ cho tôi anh Đăng. Anh ơi, anh của em ơi, hu hu…Nghe giọng anh trên máy là em khóc luôn, khóc tức tưởi, khóc nức nở. Tuyết vừa nói vừa khóc, vừa khóc vừa nói. Mấy cô nhân viên bưu điện tròn xoe mắt. Có lẽ lúc đó họ nghĩ em điên, em tâm thần. Mặc họ, em vừa khóc vừa nói. Em ngàn lần cầu xin anh tha thứ, hãy xuống đây với mẹ con em. Anh bị bệnh gì sao không cho em biết. Sao anh không nói để em chia sẻ cùng anh, để em được chăm sóc anh, chữa chạy cho anh, tẩm bổ cho anh…Xuống đây với em rồi anh sẽ khoẻ thôi. Em sẽ đưa anh đi chữa bệnh. Anh chẳng có bệnh tật gì đâu. Anh sẽ khoẻ. Khoẻ rồi anh muốn làm gì thì làm, đi đâu thì đi. ở dưới này có chán thì thỉnh thoảng lại về trên đó với chị và các cháu. Quí hồ anh đừng bỏ mẹ con em. Tiền nong nhà mình có thiếu thốn gì đâu anh ơi. Em thưa sức nuôi anh, nuôi các con anh trên đó nữa. Anh ơi, anh có nghe em nói không…Tuyết vừa kể vừa khóc. Nói rồi khóc, khóc một lúc rồi nói, giọng cứ nức nở như chính đang nói với chồng, đang thương yêu chồng, đang ai oán với chồng…
Em vào bưu điện gọi. Alô, có phải nhà…làm ơn gọi hộ cho tôi anh Đăng. Anh ơi, anh của em ơi, hu hu…Nghe giọng anh trên máy là em khóc luôn, khóc tức tưởi, khóc nức nở. Tuyết vừa nói vừa khóc, vừa khóc vừa nói. Mấy cô nhân viên bưu điện tròn xoe mắt. Có lẽ lúc đó họ nghĩ em điên, em tâm thần. Mặc họ, em vừa khóc vừa nói. Em ngàn lần cầu xin anh tha thứ, hãy xuống đây với mẹ con em. Anh bị bệnh gì sao không cho em biết. Sao anh không nói để em chia sẻ cùng anh, để em được chăm sóc anh, chữa chạy cho anh, tẩm bổ cho anh…Xuống đây với em rồi anh sẽ khoẻ thôi. Em sẽ đưa anh đi chữa bệnh. Anh chẳng có bệnh tật gì đâu. Anh sẽ khoẻ. Khoẻ rồi anh muốn làm gì thì làm, đi đâu thì đi. ở dưới này có chán thì thỉnh thoảng lại về trên đó với chị và các cháu. Quí hồ anh đừng bỏ mẹ con em. Tiền nong nhà mình có thiếu thốn gì đâu anh ơi. Em thưa sức nuôi anh, nuôi các con anh trên đó nữa. Anh ơi, anh có nghe em nói không…Tuyết vừa kể vừa khóc. Nói rồi khóc, khóc một lúc rồi nói, giọng cứ nức nở như chính đang nói với chồng, đang thương yêu chồng, đang ai oán với chồng…
-Thế anh ấy nói thế nào? Sau
rồi anh ấy có xuống với mẹ con cô không?
- Lão xuống rồi! Vừa mới xuống
hôm qua các chị ạ.
- Bây giờ thì cô tha hồ mà
chăm sóc chồng nhé. Đừng có gây sự mà mất lão như chơi đấy.
Tuyết cười. Bây giờ thì Tuyết
cười. Sướng lắm, vui lắm, Tối qua vừa mua cho lão mấy chục ngàn thịt chó. Thấy
lão ăn ngon lành mà thương ơi là thương. Giờ thì em lại có lão rồi Lần này em sẽ
không thể để cho anh ấy đi nữa đâu. Thương lắm, tội lắm, ở trên đó mới vài chục
ngày mà gầy tọp như que củi các chị ạ. Không biết anh ấy có bệnh tật gì không.
Mai mốt có lẽ em phải đưa đi Hà Nội kiểm tra xem sao.
Nguyễn Ngọc Lợi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét