Rồi mùa thu xôn xao lá úa...
Khác với mùa hè, mùa thu châu Âu thường đến lặng lẽ. Chỉ khi
nhìn thấy bóng mình trải dài trên mặt đất, người ta mới sực nhớ, bóng đã xế,
mùa thu đã về, mùa đông sắp tới. Vào thu, ánh mặt trời chiếu nghiêng nghiêng, bầu
trời thường xanh thẫm, sắc nắng vàng đậm và trong như mật.
Mặc dù đất hẳn còn ấm nhưng dường như tuân theo một tiếng gọi thì thầm bí ẩn của trời đất, lá cây bắt đầu đổi màu. Chúng diêm dúa mang sắc đỏ vàng rực rỡ, hầu như muốn bày tỏ cái già giặn của mình với sắc trời và màu nắng. Mùa này mà đi dạo rừng mới thấy thiên nhiên xa xỉ với sắc màu và mới cảm nhận tính tuần hoàn của tự nhiên. Trong mùa hè hào phóng ánh nắng con người vốn hay quên bốn mùa sớm thay đổi thì nay cùng với gió thu con người giật mình thấy mùa đông sắp đến và cảm nhận sự vận động miên viễn của vũ trụ.
Rừng thu không những chỉ hiến dâng cho con người sắc màu và cảm hứng tâm linh, nó còn ban phát loại nho làm rượu mà đây là mùa thu hoạch. Thời này là mùa nho chín, là mùa thử rượu vang mà người sành điệu có thể nếm đất trời, màu sắc, hơi thở của rừng núi trong những giọt nồng mà người Âu phong cho cái khả năng “nối phần hồn và phần xác lại với nhau”. Cũng như có vô vàn khác nhau giữa các loại trà, rượu không hề giống rượu, chúng mang chứa trong mình mùi đất, mùi hoa của mỗi vùng canh tác, chúng còn "nhớ" cả năm nay mưa nắng ra sao, chúng là quà tặng rộng lượng của thiên nhiên mỗi năm mỗi khác cho con người. Thế nên không ai uống rượu một cách suồng sã mà người ta lắng nghe mùi đất và màu nắng. Cũng như uống trà, người ta uống rượu bằng tâm.
Thế nhưng thiên nhiên không phải hoàn toàn rộng lượng, thiên nhiên cũng còn khe khắt. Ánh nắng chiếu nghiêng chỉ làm trời chóng lạnh. Bầu trời càng xanh thì khí trời càng lạnh. Trên bầu trời xanh thẫm đó, những đàn chim trốn lạnh vỗ cánh bay về phương Nam, chúng phải vượt qua Địa Trung Hải để đến Bắc Phi và sẽ ở đó suốt mấy tháng mùa đông. Chim chóc mà cũng bay về phương Nam, con người cần hơi ấm quê hương chỉ biết nhìn theo chim bay ngó trời xa:
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
Người Âu cũng ngán lạnh, họ rút vào nhà đốt lò. Trên mái ngói bây giờ đã làm tấm băng giá màu nhũ bạc, khói đốt lò sưởi bay vẩn vơ trong gió. Đây là lúc con người ẩn nhẩn tìm nguồn vui trong bóng tối mùa đông. Tháng 11 là tháng bắt đầu của lễ hội mùa đông carnival, trong đó người ta hóa trang thành những khuôn mặt khác. Những ngày cuối năm đầy hơi lạnh và bóng tối này là thời kỳ để ma quái trà trộn vào xã hội của con người chí thiện, dụ dỗ người theo chúng thỏa mãn niềm vui dục lạc. Thời kỳ đen tối đó kéo dài suốt một mùa đông, đó là thời mạt pháp thánh phàm đồng cư, trong đó ma quái hiện hình thánh thiện, con người hóa trang thành ác quỉ. Thời kỳ thiện ác lẫn lộn đó bắt đầu với lễ hội hóa trang Cologne (Đức) trong tháng 11, lên cao điểm tại Venise (Ý) trong tháng giêng năm sau và trở thành hiểm họa cho loài người trong tháng hại, lúc mà phù thủy và ma quái cười nói nghiêng ngả đi từng đoàn ngoài đường. Đến lúc đó thì Chúa hết có thể ngồi yên, Ngài búng tay đốt chúng thành tro bụi. Đó là một ngày thứ tư trong tuần, ngày được mệnh danh là “thứ tư đầy tro tàn”, cũng là ngày trong khoảng Tết Nguyên Đán của chúng ta.
Thời kỳ tưởng chừng là u ám đó thật ra là tâm lý cận nhân tình nhất vì ai cũng biết trong vũng lầy đen tối nhất của tội lỗi vẫn ngầm chứa mầm thánh thiện và con người chỉ là sự tổng hòa của mọi khuynh hướng thiện ác tiềm ẩn. Một thiên tài như Goethe (1749-1832), nhà thơ và là nhà khoa học của Đức đã từng nói: "Tất cả những người tôi gặp đều là những kẻ mà tội lỗi của họ bản thân tôi đều có thể phạm". Khoáng đạt thay và cũng nhân hậu thay, hỡi nhà thơ lớn. Điều này làm cho ta nhớ đến Nguyễn Du (1766 - 1820), người sinh sau mà lại chết trước Goethe. Trong thời phong kiến khe khắt của phương Đông, Nguyễn Du là người hiếm hoi biết cảm thương số phận của Thúy Kiều, Đạm Tiên, những người đẹp truân chuyên mang phận "nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương", với những hoàn cảnh lưu lạc đáng thương mà có lẽ ngày nay vẫn còn nhiều người không ngại gọi là "ma quái".
Thiên nhiên tuy khe khắt nhưng nhân hậu hơn người. Thế nên trong những cành cây đen đủi của tháng chạp đều chứa mầm xanh cho mùa xuân tới. Những chồi xanh đó kham nhẫn biết đợi, chúng biết rõ khí hậu chưa ấm, thời khắc của chúng chưa đến. Trong những ngày tuyết bay lất phất này, người ta thèm hơi nóng thuần hậu của một lò sưởi củi thông. Bên "bếp lửa reo vui" đó với ly rượu vang trong tay, người ta sẽ thấy mình được sống trong vòng tay kỳ diệu và hào phóng của thiên nhiên. Với củi lửa thiên nhiên cho ta hơi ấm, với rượu trà nó cho ta hương vị của đất trời và đang thì thầm nói với loài người rằng cuộc đời đang vận động theo chu kỳ, hết đông tới xuân, hết ác tới thiện.
Mặc dù tâm tư cuối năm thường chộn rộn nhưng con người cũng biết nghe. Do đó tại châu Âu, những ngày năm cùng tháng tận cũng là dịp để người ta lắng lòng nghe những tiếng thì thầm đó, là những ngày mà các trăn trở tâm linh của con người như thời gian, không gian, sự hiện hữu, tính vô thường, nhịp tuần hoàn... thường trở lại. Chúng làm con người thường ngỡ ngàng giật mình thấy những hoạt động đầy bụi bặm của thế gian cách trước đó mới hơn một tuần nay đã trở thành tầm thường xa lạ. Bóng tối của những ngày mùa đông trong dịp Giáng Sinh đâu phải chỉ đồng lõa với ma quái, đối với nhiều người, đó là những ngày hết sức tĩnh lặng để đi vào một mùa xuân mới, già dặn và minh triết hơn.
Thế rồi, con người phải chịu cái lạnh căm gan của tháng giêng vài tuần nữa mới tới ngày phán quyết "thứ tư đầy tro tàn". Đó là ngày mà người ta sẽ đốt bỏ một hình nộm đại điện cho mùa đông và bóng tối, ngày mà lòng thiện trong mỗi chúng ta mà có người gọi tên bằng "Chúa" ở phương Tây hay "Phật" ở phương Đông đã chinh phục được cái xấu, ngày mà bên ta xem là thiêng liêng của Nguyên Đán.
Nguyên Đán là ngày đầy hy vọng của con người, dù đó là hy vọng nở đầy tính thế gian như "đạp thằng bần ra khỏi cổng" hay niềm cảm khái tâm linh đang được đứng trước thời khắc tinh khôi của đất trời đang đổi mới. Ở phương Đông cũng như phương Tây, đó là ngày giã từ cái rủi ro, cái xấu ác, chúng đã trở thành "tro tàn" của năm cũ. Đó là ngày thành tâm nhất của mọi loài, kể cả ma quái. Vì Đông cũng như Tây, người cũng như quỉ, tất cả chúng ta đều là những kẻ lên đường chân thành đi tìm hạnh phúc.
Thiên nhiên chẳng có gì để tìm vì nó biết đủ và minh triết, do đó hào phóng và biết chờ đợi. Sau Nguyên Đán chỉ vài tuần, tức khí trời còn lạnh, đất còn đóng băng thì không biết tiếng nói thì thầm nào mách bảo mà cây cối đã nứt mầm xanh, đâm ra vô số đọt non nhọn như cây kim, xanh mướt như niềm tin. Qua tháng ba, lúc ngày đêm dài bằng nhau, mặt trời chưa hề sưởi ấm được bao nhiêu mà "xuân đến khắp trời hoa rượu nở", sắc màu đến đây thì không còn biết dè sẻn. Trong mùa này, cành mai trầm mặc bên ta hay hoa lê trắng rực chiếm toàn cây bên trời Âu đều là sự thể hiện của cái thiện mỹ thâm hậu trong trời đất, cái luôn luôn sẵn sàng cống hiến cho người.
Mặc dù đất hẳn còn ấm nhưng dường như tuân theo một tiếng gọi thì thầm bí ẩn của trời đất, lá cây bắt đầu đổi màu. Chúng diêm dúa mang sắc đỏ vàng rực rỡ, hầu như muốn bày tỏ cái già giặn của mình với sắc trời và màu nắng. Mùa này mà đi dạo rừng mới thấy thiên nhiên xa xỉ với sắc màu và mới cảm nhận tính tuần hoàn của tự nhiên. Trong mùa hè hào phóng ánh nắng con người vốn hay quên bốn mùa sớm thay đổi thì nay cùng với gió thu con người giật mình thấy mùa đông sắp đến và cảm nhận sự vận động miên viễn của vũ trụ.
Rừng thu không những chỉ hiến dâng cho con người sắc màu và cảm hứng tâm linh, nó còn ban phát loại nho làm rượu mà đây là mùa thu hoạch. Thời này là mùa nho chín, là mùa thử rượu vang mà người sành điệu có thể nếm đất trời, màu sắc, hơi thở của rừng núi trong những giọt nồng mà người Âu phong cho cái khả năng “nối phần hồn và phần xác lại với nhau”. Cũng như có vô vàn khác nhau giữa các loại trà, rượu không hề giống rượu, chúng mang chứa trong mình mùi đất, mùi hoa của mỗi vùng canh tác, chúng còn "nhớ" cả năm nay mưa nắng ra sao, chúng là quà tặng rộng lượng của thiên nhiên mỗi năm mỗi khác cho con người. Thế nên không ai uống rượu một cách suồng sã mà người ta lắng nghe mùi đất và màu nắng. Cũng như uống trà, người ta uống rượu bằng tâm.
Thế nhưng thiên nhiên không phải hoàn toàn rộng lượng, thiên nhiên cũng còn khe khắt. Ánh nắng chiếu nghiêng chỉ làm trời chóng lạnh. Bầu trời càng xanh thì khí trời càng lạnh. Trên bầu trời xanh thẫm đó, những đàn chim trốn lạnh vỗ cánh bay về phương Nam, chúng phải vượt qua Địa Trung Hải để đến Bắc Phi và sẽ ở đó suốt mấy tháng mùa đông. Chim chóc mà cũng bay về phương Nam, con người cần hơi ấm quê hương chỉ biết nhìn theo chim bay ngó trời xa:
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
Người Âu cũng ngán lạnh, họ rút vào nhà đốt lò. Trên mái ngói bây giờ đã làm tấm băng giá màu nhũ bạc, khói đốt lò sưởi bay vẩn vơ trong gió. Đây là lúc con người ẩn nhẩn tìm nguồn vui trong bóng tối mùa đông. Tháng 11 là tháng bắt đầu của lễ hội mùa đông carnival, trong đó người ta hóa trang thành những khuôn mặt khác. Những ngày cuối năm đầy hơi lạnh và bóng tối này là thời kỳ để ma quái trà trộn vào xã hội của con người chí thiện, dụ dỗ người theo chúng thỏa mãn niềm vui dục lạc. Thời kỳ đen tối đó kéo dài suốt một mùa đông, đó là thời mạt pháp thánh phàm đồng cư, trong đó ma quái hiện hình thánh thiện, con người hóa trang thành ác quỉ. Thời kỳ thiện ác lẫn lộn đó bắt đầu với lễ hội hóa trang Cologne (Đức) trong tháng 11, lên cao điểm tại Venise (Ý) trong tháng giêng năm sau và trở thành hiểm họa cho loài người trong tháng hại, lúc mà phù thủy và ma quái cười nói nghiêng ngả đi từng đoàn ngoài đường. Đến lúc đó thì Chúa hết có thể ngồi yên, Ngài búng tay đốt chúng thành tro bụi. Đó là một ngày thứ tư trong tuần, ngày được mệnh danh là “thứ tư đầy tro tàn”, cũng là ngày trong khoảng Tết Nguyên Đán của chúng ta.
Thời kỳ tưởng chừng là u ám đó thật ra là tâm lý cận nhân tình nhất vì ai cũng biết trong vũng lầy đen tối nhất của tội lỗi vẫn ngầm chứa mầm thánh thiện và con người chỉ là sự tổng hòa của mọi khuynh hướng thiện ác tiềm ẩn. Một thiên tài như Goethe (1749-1832), nhà thơ và là nhà khoa học của Đức đã từng nói: "Tất cả những người tôi gặp đều là những kẻ mà tội lỗi của họ bản thân tôi đều có thể phạm". Khoáng đạt thay và cũng nhân hậu thay, hỡi nhà thơ lớn. Điều này làm cho ta nhớ đến Nguyễn Du (1766 - 1820), người sinh sau mà lại chết trước Goethe. Trong thời phong kiến khe khắt của phương Đông, Nguyễn Du là người hiếm hoi biết cảm thương số phận của Thúy Kiều, Đạm Tiên, những người đẹp truân chuyên mang phận "nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương", với những hoàn cảnh lưu lạc đáng thương mà có lẽ ngày nay vẫn còn nhiều người không ngại gọi là "ma quái".
Thiên nhiên tuy khe khắt nhưng nhân hậu hơn người. Thế nên trong những cành cây đen đủi của tháng chạp đều chứa mầm xanh cho mùa xuân tới. Những chồi xanh đó kham nhẫn biết đợi, chúng biết rõ khí hậu chưa ấm, thời khắc của chúng chưa đến. Trong những ngày tuyết bay lất phất này, người ta thèm hơi nóng thuần hậu của một lò sưởi củi thông. Bên "bếp lửa reo vui" đó với ly rượu vang trong tay, người ta sẽ thấy mình được sống trong vòng tay kỳ diệu và hào phóng của thiên nhiên. Với củi lửa thiên nhiên cho ta hơi ấm, với rượu trà nó cho ta hương vị của đất trời và đang thì thầm nói với loài người rằng cuộc đời đang vận động theo chu kỳ, hết đông tới xuân, hết ác tới thiện.
Mặc dù tâm tư cuối năm thường chộn rộn nhưng con người cũng biết nghe. Do đó tại châu Âu, những ngày năm cùng tháng tận cũng là dịp để người ta lắng lòng nghe những tiếng thì thầm đó, là những ngày mà các trăn trở tâm linh của con người như thời gian, không gian, sự hiện hữu, tính vô thường, nhịp tuần hoàn... thường trở lại. Chúng làm con người thường ngỡ ngàng giật mình thấy những hoạt động đầy bụi bặm của thế gian cách trước đó mới hơn một tuần nay đã trở thành tầm thường xa lạ. Bóng tối của những ngày mùa đông trong dịp Giáng Sinh đâu phải chỉ đồng lõa với ma quái, đối với nhiều người, đó là những ngày hết sức tĩnh lặng để đi vào một mùa xuân mới, già dặn và minh triết hơn.
Thế rồi, con người phải chịu cái lạnh căm gan của tháng giêng vài tuần nữa mới tới ngày phán quyết "thứ tư đầy tro tàn". Đó là ngày mà người ta sẽ đốt bỏ một hình nộm đại điện cho mùa đông và bóng tối, ngày mà lòng thiện trong mỗi chúng ta mà có người gọi tên bằng "Chúa" ở phương Tây hay "Phật" ở phương Đông đã chinh phục được cái xấu, ngày mà bên ta xem là thiêng liêng của Nguyên Đán.
Nguyên Đán là ngày đầy hy vọng của con người, dù đó là hy vọng nở đầy tính thế gian như "đạp thằng bần ra khỏi cổng" hay niềm cảm khái tâm linh đang được đứng trước thời khắc tinh khôi của đất trời đang đổi mới. Ở phương Đông cũng như phương Tây, đó là ngày giã từ cái rủi ro, cái xấu ác, chúng đã trở thành "tro tàn" của năm cũ. Đó là ngày thành tâm nhất của mọi loài, kể cả ma quái. Vì Đông cũng như Tây, người cũng như quỉ, tất cả chúng ta đều là những kẻ lên đường chân thành đi tìm hạnh phúc.
Thiên nhiên chẳng có gì để tìm vì nó biết đủ và minh triết, do đó hào phóng và biết chờ đợi. Sau Nguyên Đán chỉ vài tuần, tức khí trời còn lạnh, đất còn đóng băng thì không biết tiếng nói thì thầm nào mách bảo mà cây cối đã nứt mầm xanh, đâm ra vô số đọt non nhọn như cây kim, xanh mướt như niềm tin. Qua tháng ba, lúc ngày đêm dài bằng nhau, mặt trời chưa hề sưởi ấm được bao nhiêu mà "xuân đến khắp trời hoa rượu nở", sắc màu đến đây thì không còn biết dè sẻn. Trong mùa này, cành mai trầm mặc bên ta hay hoa lê trắng rực chiếm toàn cây bên trời Âu đều là sự thể hiện của cái thiện mỹ thâm hậu trong trời đất, cái luôn luôn sẵn sàng cống hiến cho người.
11.1998
Nguyễn Tường Bách
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét