Trước Công nguyên, người ta đã tìm được kỹ thuật nấu chảy thủy
tinh để tạo nên những vật dụng sinh hoạt cũng như các tác phẩm nghệ thuật.Thật
khó có thể tưởng tượng được là với kỹ thuật nấu thô sơ, nghệ nhân thời đó đã tạo
ra những sợi thủy tinh mảnh mai có dạng xoắn ốc rồi cho uốn quanh cái lọ. Nhưng
kỹ thuật nấu chảy và đúc bằng khuôn dần dần biến mất từ sau thế kỷ thứ nhất trước
Công nguyên, khi kỹ thuật thổi thủy tinh ra đời. Từ đó, vũ điệu ánh sáng thật sự
hình thành. Hàng loạt vật dụng như bình nước hoặc ly cốc - trước kia bằng vàng
hoặc bạc - bắt đầu được làm hoàn toàn bằng thủy tinh với vô số hình dạng. Một
trong những kiệt tác thủy tinh cổ đại còn lưu lại
đến nay là tác phẩm đúc hình đầu một vị vua Ai Cập (được làm bằng thủy tinh xanh mà thoạt nhìn cứ ngỡ đó là đá hoa cương),
hẳn đã xuất xưởng từ bàn tay một nghệ nhân bậc nhất thời đó cách nay khoảng
3.400 năm. Cao chưa đến 5 cm, tác phẩm thủy tinh này có thể là tượng pharaon
Amenhotep II- vị vua cai trị Ai Cập vào khoảng năm 1400 TCN. Tại Lưỡng hà (vào
khoảng năm 2500 TCN), người ta cũng đã thành thục trong việc chế tác thủy tinh,
với các xâu chuỗi và hàng trăm kiểu nữ trang khác. Thời đó, chỉ dân quý tộc mới
sắm nổi nữ trang hay vật trang hoàng bằng thủy tinh. Vũ điệu ánh sáng càng lúc
càng trở nên “cuồng nhiệt” khi người ta tìm được cách pha màu trong quy trình
chế tạo hay sáng tác.
Muốn có màu hổ phách, người ta thêm chút bạc; màu hồng - vàng có được bằng cách cho vàng thật vào; màu xanh thì pha thêm một ít chromium và đồng... Nghệ thuật thủy tinh màu phát triển rực rỡ thời Trung cổ, thể hiện rõ nhất trong phong cách trang trí giáo đường. Cho mãi đến bây giờ, người ta vẫn thán phục các bức tranh tường ghép bằng thủy tinh màu hay vòm cửa với ô kính màu lộng lẫy. Tiểu giáo đường Saint Chapelle ở Ile de la Cité - trung tâm lịch sử và địa lý của Paris được thiết dựng thời tiền La Mã - chẳng hạn. Tiểu giáo đường này được khánh thành năm 1248. Thời Cách mạng Pháp, toàn bộ kiệt tác kiến trúc của Saint Chapelle gần như bị thiêu hủy, nhưng sau đó được trùng tu vào giữa thế kỷ 19 (thời Louis Philippe) nhờ bàn tay của Duban và Lassus. Với các ô kính màu và tranh tường được cắt ghép tinh xảo, Saint Chapelle trông như một kiệt tác khổng lồ làm bằng thủy tinh, đẹp đến độ một nhà thần học thế kỷ 14 đã mệnh danh đó là “một trong những chốn đẹp nhất Thiên Đàng”. Sau thời Trung cổ, nghệ thuật thủy tinh màu bỗng mất sức thu hút và mãi đến cuối thế kỷ 19 thì vũ điệu ánh sáng mới lấy lại sức sống. Các danh họa như Matisse, Chagall hay Braque đều bị thủy tinh màu ám ảnh và đỉnh cao nhất của sự sáng tạo đã xuất hiện từ bộ óc phong phú của Louis Comfort Tiffany (sinh năm 1848, Mỹ). Đến nay, giới nghệ thuật vẫn xem Tiffany là bậc thầy tuyệt nhất về nghệ thuật thủy tinh màu.
Muốn có màu hổ phách, người ta thêm chút bạc; màu hồng - vàng có được bằng cách cho vàng thật vào; màu xanh thì pha thêm một ít chromium và đồng... Nghệ thuật thủy tinh màu phát triển rực rỡ thời Trung cổ, thể hiện rõ nhất trong phong cách trang trí giáo đường. Cho mãi đến bây giờ, người ta vẫn thán phục các bức tranh tường ghép bằng thủy tinh màu hay vòm cửa với ô kính màu lộng lẫy. Tiểu giáo đường Saint Chapelle ở Ile de la Cité - trung tâm lịch sử và địa lý của Paris được thiết dựng thời tiền La Mã - chẳng hạn. Tiểu giáo đường này được khánh thành năm 1248. Thời Cách mạng Pháp, toàn bộ kiệt tác kiến trúc của Saint Chapelle gần như bị thiêu hủy, nhưng sau đó được trùng tu vào giữa thế kỷ 19 (thời Louis Philippe) nhờ bàn tay của Duban và Lassus. Với các ô kính màu và tranh tường được cắt ghép tinh xảo, Saint Chapelle trông như một kiệt tác khổng lồ làm bằng thủy tinh, đẹp đến độ một nhà thần học thế kỷ 14 đã mệnh danh đó là “một trong những chốn đẹp nhất Thiên Đàng”. Sau thời Trung cổ, nghệ thuật thủy tinh màu bỗng mất sức thu hút và mãi đến cuối thế kỷ 19 thì vũ điệu ánh sáng mới lấy lại sức sống. Các danh họa như Matisse, Chagall hay Braque đều bị thủy tinh màu ám ảnh và đỉnh cao nhất của sự sáng tạo đã xuất hiện từ bộ óc phong phú của Louis Comfort Tiffany (sinh năm 1848, Mỹ). Đến nay, giới nghệ thuật vẫn xem Tiffany là bậc thầy tuyệt nhất về nghệ thuật thủy tinh màu.
Ngoài Tiffany, còn có Emile Gallé (Pháp), với những tác phẩm ẩn
hiện hình ve sầu, bướm hoặc sâu... Khi xem tác phẩm Dragonfly Coupe ra đời năm
1903 của Gallé, người ta có cảm tưởng con chuồn chuồn (làm bằng thủy tinh nâu nằm
trên vành cái tách) như sắp vụt bay ra. Nghệ nhân Flavio Poli (Venice, Ý) thì nổi
tiếng với kỹ xảo pha cobalt và nhiều kim loại khác vào thủy tinh để tạo ra đủ
loại màu sắc kỳ lạ. Hiện nay, một trong những nghệ nhân thủy tinh màu được biết
đến nhiều nhất là Paul Stankard ở Mantua (New Jersey, Mỹ). Chỉ với ngọn lửa và
cái kẹp nhỏ, Paul có thể tạo ra cánh hoa, nhụy hoa, cuống, cành... rồi sau đó
ghép thành một đóa hoa thủy tinh bất tử với thời gian. Paul còn có thể tạo ra cả
một khu rừng thu nhỏ đủ sắc màu, cũng chỉ bằng tuyệt kỹ hàn ghép thủy tinh màu.
Công phu hơn, Paul có thể làm ra những vật thật bé như sợi lông trên thân con
ong. Tác phẩm hoa thủy tinh của Paul thường được bao kín trong một khối thủy
tinh trong suốt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét