Lao động trong mọi lĩnh vực đều vất vả, đều tạo ra những
giá trị vật chất hoặc tinh thần quan trọng và cần thiết cho cuộc sống. Lao động
nghệ thuật nói chung, lao động sáng tác văn chương nói riêng là một công việc
vô cùng nhọc nhằn do những đặc điểm riêng biệt của nó. Những người dám dấn thân
vào văn chương đều là những cá nhân có khí phách, có tài và thiên lương. Tất cả
đều đáng quý, đáng trân trọng và cần được hỗ trợ để họ cống hiến nhiều hơn, tốt
hơn cho nề văn học, văn hóa nước nhà.
Lao
động trong lĩnh vực văn chương phải là những người làm việc thực sự nghiêm túc.
Người viết đương nhiên phải có tài, có tâm... nhưng thái độ nghiêm túc trong suốt
quá trình sáng tạo là điều cốt yếu tạo nên kết quả cuối cùng. Nói về điều này,
nhà năn Nam Cao khẳng định: cẩu thả trong mọi nghề đều khốn nạn nhưng cẩu thả
trong văn chương là khốn nạn nhất. Vincent Van Gogh cũng khẳng định: “Nghệ
thuật không nước đôi. Nghệ thuật không nửa vời. Nghệ thuật không san sẻ. Hoặc bạn
là nghệ sĩ, hoặc không. Đã làm nghệ thuật thì đừng tham vọng gì khác. Đã có
tham vọng gì khác thì thôi nghệ thuật”. Nghề văn không chấp nhận kiểu làm việc
thiếu tinh thần trách nhiệm. Kiểu làm việc này chỉ tạo ra những tác phẩm nhàn
nhạt, xuất hiện một lần rồi sẽ vĩnh viễn nằm im trong quên lãng. Nó ru ngủ người
đọc và cản trở sự phát triển của văn chương....
Khi
đã quyết định dấn thân vào nghề văn thì phải chấp nhận từ bỏ tất cả để toàn
tâm, toàn ý và sống chết với văn chương. Phải chấp nhận bao khốn khó và ai mạnh
mẽ chống cự lại được với nó sẽ thành công, sẽ đến được với chân trời vinh quang
vì văn chương luôn hướng con người tới Chân - Thiện - Mỹ, phản ánh một
cách sinh động nền văn minh và văn hóa dân tộc, đồng thời phản ánh thế gới
quan, nhân sinh quan của chính tác giả. Nhưng trước khi được nếm trải những
giây phút ngọt ngào ấy, đầu tiên người viết phải đối mặt với bao “Nỗi đời cơ cực
đang giơ vuốt/ Cơm áo không đùa với khách thơ”(Xuân Diệu). “Ai bảo mắc duyên
vào bút mực/ Suốt đời mang lấy số long đong/ Người ta đi kiếm giàu sang cả/
Mình chỉ mơ toàn chuyện viễn vông”(Nguyễn Bính). Muôn đời nay vẫn thế, khó khăn
lớn nhất của người viết văn là phải đối đầu với những rắc rối về kinh tế. Người
viết phải làm việc bằng tất cả năng lực, đạo đức nghề nghiệp của mình một cách
hết sức nghiêm túc và nhọc nhằn nhưng công sức làm việc của họ không được đền
bù một cách xứng đáng nên họ vẫn thường xuyên bị cơm áo gò sát đất.
Nếu
những nghề khác, người lao động luôn có sẵn một lượng công việc cụ thể để làm
thì đối với nghề văn, người lao động không bao giờ có sẵn một công việc nào mà
phải tự tìm, tự tạo ra công việc cho mình. Đây là khó khăn lớn của nghề viết
nhưng chính nó lại là bản chất của sự sáng tạo. Để tìm được một vấn đề có thể
viết được thành bài, thành tác phẩm đã là một khó khăn lớn và không mấy người
vượt qua. Có đề tài, xác định được nội dung sẽ viết, nhưng việc hoàn thành nó lại
là một khó khăn lớn hơn. Phải mất nhiều thời gian và công sức để thu thập tài
liệu liên quan cho bài viết. Phải xử lý nó một cách hợp lý và khoa học. Phải
tìm ra phương pháp và nghệ thuật hiệu quả… Nhưng như thế vẫn chưa đủ, nếu người
viết không có một lượng kiến thức nền tảng đã được tích lũy trong suốt quá
trình học tập ở nhà trường và những trải nghiệm thực tế cuộc sống cũng như những
kiến thức tự cập nhật, tự tích lũy thì cũng không có cách nào hoàn thành bài viết.
Tuy vậy, tiền nhuận bút của mỗi bài viết lại thường không đủ
cho việc “đầu tư tái sản xuất” như mua thêm sách, vở, tài liệu để tiếp tục viết
tốt chứ chưa nói gì đến các chi phí khác. Để hoàn thành một cuốn sách, phải mất
trung bình từ một đến hai năm nhưng nhà văn chỉ nhận được khoảng ba đến năm triệu
tiền nhuận bút. Đó là chưa kể nhiều nhà văn phải tự bỏ tiền túi để xuất bản.
Ngoài ra, “Vấn đề bản quyền và tác quyền được nhắc đến nhiều, nhưng chưa được
áp dụng triệt để hoặc tương xứng. Cuối cùng, người chịu thiệt thòi nhất vẫn là
tác giả - người đã “vắt óc” để có được tác phẩm nghệ thuật”(Trầm Thiên Thu).
Nghề
văn quả là một nghề khắc nghiệt vì “Văn chương không cần những người thợ khéo
tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho.Văn chương chỉ dung nạp những người biết
đào sâu suy nghĩ, biết tìm tòi, biết khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo
những gì chưa có”(Nam Cao). Để đáp ứng yêu cầu này nhà văn phải làm việc bằng tất
cả trí tuệ, tâm huyết và vắt kiệt khả năng của mình. Càng về sau càng phải nỗ lực
hơn nhiều để không lặp lại người khác và không lặp lại chính mình. Người viết
giống như một cây nến, muốn tỏa sáng phải tự đốt cháy chính mình. Ánh sáng ấy
càng rực rỡ, càng tỏa rộng thì thân thể mình càng hao mòn nhanh hơn. Đó là một
quy luật nghiệt ngã nhưng nhà văn phải chấp nhận vì đó là bản chất của nghệ thuật
và không ai có thể làm khác được.
Trong
xã hội hiện đại, con người có xu thế coi trọng những giá trị vật chất, kinh tế
cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình giải trí, các phương tiện
thông tin đại chúng thì nhà văn còn phải đối diện với sự thờ ơ của công chúng.
Đó là chưa kể đến những trở ngại từ những người đọc có trình độ, năng lực thẩm
mỹ yếu, đạo đức kém và thói quen quy kết tùy tiện khiến cho nhà văn phải nhiều
phen khốn đốn...
Sau
mỗi lần miệt mài lao động một cách nhọc nhằn và hoàn thành bài viết, nhà văn sẽ
tự nhận thấy mặt mày mình nhầu nhĩ đi nhiều, mắt sâu hơn, thêm nhều vết nhăn xuất
hiện. Đó là dấu vết của mỗi quá trình sáng tạo vì người nghệ sĩ lao động nghệ
thuật “bằng cách tự nhào nặn mình trong cuộc sống, qua hành động, và cũng tự
nhào nặn thường xuyên qua lao động nghệ thuật nữa. Chính lao động nghệ thuật ấy
tiếp tục sáng tạo ra nội dung, sáng tạo ra tâm hồn. Không phải rằng lúc ta đến
bàn viết, lúc ta vào xưởng vẽ là ta đã có sẵn, hoàn chỉnh, tác phẩm trong đầu
và chỉ còn cái việc thể hiện ra bằng tay vẽ, tay viết. Làm như là đã mang sẵn
tác phẩm trong tâm trí và chỉ việc phiên dịch ra bằng ngôn ngữ nghệ thuật, bằng
chữ hay bằng nét vẽ hoặc màu sắc! Trăm lần không phải như vậy! Lúc anh ngồi vào
bàn hay vào xưởng, anh chỉ mới có cái “khung”, chỉ mới có một niềm xúc động.
Nhưng anh còn phải lao động đổ mồ hôi để cụ thể hóa niềm xúc động ấy, để cho niềm
xúc động ấy đầu thai vào những hình tượng, thành những hình tượng. Anh còn phải
vật lộn trầy xương với cái vật chất của chữ, của vật liệu, của đường nét, của
màu sắc, của âm thanh, làm cho cái vật chất ấy chịu nói cái tâm hồn mà anh cảm
thấy đang hình thành, mà không có vật chất ấy thì cái tâm hồn kia cũng không
hình thành được”.
Rõ
ràng quá trình lao động của nhà văn là quá trình vật lộn khốc liệt mà có lẽ chỉ
những ai đã từng tham gia vào công việc này mới có thể hiểu và cảm nhận hết những
nỗi nhọc nhằn, vất vả và cả những trăn trở đến mức có khi phải ngồi bật dậy giữa
đêm đông lạnh giá.... Nói về điều này, nhà thơ Thanh Thảo khẳng định: “Thơ đúng
nghĩa là sự bộc lộ tận cùng của nhà thơ. “Chảy ra từ huyết quản, chỉ có thể là
máu”, một nhà văn nổi tiếng đã viết như vậy. Điều đó cũng đúng với thơ. Nếu ai
đó coi thơ là “trò chơi” thì nó là trò chơi bật máu, trò chơi mà nhà thơ phải
cược vào đó cả đời mình, thậm chí tính mạng của mình”.
Người lao động trong lĩnh vực văn chương bao đời nay vẫn lạc quan chơi “trò chơi” bật máu để tạo ra những tác phẩm mang các giá trị vĩnh hằng, nắm giữ vai trò quan trọng và quyết định trong việc hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống, tình cảm của mỗi con người. Tuy vậy, người sáng tạo ra những tác phẩm như thế không dễ dàng nhận được những đền đáp xứng đáng và kịp thời. Thực tế cho thấy “Bao nghệ sĩ đã từng chịu vất vả, thiếu thốn, đến khi được quan tâm thì có người đã thành “người thiên cổ” hoặc chỉ còn sống những ngày cuối đời”(Trầm Thiên Thu)! Điều này khiến cho Nguyễn Bính cũng phải thốt lên rằng: “Nhất kiêng cấm lấy chồng thi sĩ/ Nghèo lắm, con ơi, bạc lắm con”.
Người lao động trong lĩnh vực văn chương bao đời nay vẫn lạc quan chơi “trò chơi” bật máu để tạo ra những tác phẩm mang các giá trị vĩnh hằng, nắm giữ vai trò quan trọng và quyết định trong việc hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống, tình cảm của mỗi con người. Tuy vậy, người sáng tạo ra những tác phẩm như thế không dễ dàng nhận được những đền đáp xứng đáng và kịp thời. Thực tế cho thấy “Bao nghệ sĩ đã từng chịu vất vả, thiếu thốn, đến khi được quan tâm thì có người đã thành “người thiên cổ” hoặc chỉ còn sống những ngày cuối đời”(Trầm Thiên Thu)! Điều này khiến cho Nguyễn Bính cũng phải thốt lên rằng: “Nhất kiêng cấm lấy chồng thi sĩ/ Nghèo lắm, con ơi, bạc lắm con”.
Bao
đời nay người lao động trong lĩnh vực nghệ thuật dẫu có đôi lúc vì quá nhọc nhằn,
cơ cực mà thốt lên những lời thở than nhưng đó chỉ là những giải bày, những
chia sẻ cho vơi đi nỗi lòng.... Trước khi dấn thân vào nghề ai cũng ý thức được
những khó khăn và cả những sự “bạc bẽo” thường tình nhưng vì lòng yêu nghề, sự
đam mê văn chương và trách nhiệm với nền văn học nước nhà mà họ luôn mạnh mẽ chấp
nhận và nỗ lực vượt qua nó. Dẫu vậy, nếu có “sự quan tâm, chu đáo nâng đỡ những
tài năng, đất nước mới khả dĩ có thêm những tài năng thực sự góp phần xây dựng
nền văn hoá và văn nghệ nước nhà”.
Xin được kết thúc bài viết này bằng niềm mong ước của Trầm
Thiên Thu và cũng là ước ao của những người lao động trong lĩnh vực nghệ thuật
nói chung và văn chương nói riêng. “Mong sao những người hữu trách có quy định
rạch ròi và nghiêm túc về quyền lợi tương xứng với công sức của tác giả đối với
mỗi loại hình nghệ thuật, vì lao động trí óc hoặc lao động nghệ thuật cũng là một
loại hình lao động bình thường. Dẫu biết rằng “đã làm nghệ thuật thì đừng tham
vọng gì khác”, nhưng để “sống và làm việc” thì không thể không chi phí sinh hoạt
thường nhật. Thiết tưởng, đó không là “tham vọng” mà là “nguyện vọng” cần thiết
và chính đáng vì lợi ích chung chứ không riêng cá nhân nào”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét