Thứ Tư, 30 tháng 9, 2020

Âm nhạc Việt Nam - Từ xưa đến nay

Âm nhạc Việt Nam - Từ xưa đến nay!
Là một thành tố quan trọng cấu thành văn hóa, âm nhạc Việt Nam từ mang bản sắc truyền thống cho đến hội nhập trào lưu âm nhạc thế giới đã góp phần không nhỏ làm phong phú thêm về nhiều mặt trong đời sống văn học nghệ thuật. Âm nhạc Việt Nam phản ánh những nét đặc trưng về văn hóa, con người của đất nước Việt Nam, trải dài xuyên suốt chiều dài lịch sử của dân tộc.
1. Lịch sử phát triển
Âm nhạc Việt Nam bắt đầu từ nền âm nhạc dân tộc rất cổ xưa. Từ đời các Vua Hùng dựng nước, âm nhạc dân tộc thuộc về văn hóa đồng thau, mà trống đồng Đông Sơn (Thanh Hóa) là một hiện vật biểu trưng được biết đến cho đến tận ngày nay. Đến thời bị Trung Quốc đô hộ, văn hóa đồng thau dần được thay thế bằng văn hóa tri thức, với sự xuất hiện các loại nhạc cụ, nhạc khí mắc dây tơ (đàn tỳ bà, đàn tranh, đàn nhị), các loại kèn, sáo làm bằng tre - trúc… Nhờ tiếp thu, dung hòa hoàn hảo những yếu tố ảnh hưởng từ nước ngoài với âm nhạc truyền thống mà từ đó tạo tiền đề cho các loại hình âm nhạc cổ truyền từng bước phát triển như hát xẩm, hát chèo, ca trù, cải lương, đờn ca tài tử, nhã nhạc cung đình Huế, quan họ… trong thời kỳ phong kiến.
Trống đồng Đông Sơn, biểu tưởng âm nhạc 
Việt thời văn hóa đồng thau (ảnh: internet)
Âm nhạc phương Tây xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỷ 14. Cho đến giai đoạn Pháp thuộc, âm nhạc Việt Nam trãi qua một thời kỳ đấu tranh và phát triển mạnh mẽ.
Vào những năm cuối thập kỷ 30 của thế kỷ XX, người ta biết đến nền nhạc mới Việt Nam, hay Tân nhạc. Những bài hát đầu tiên của Việt Nam có tác giả, được ghi âm theo cách ký âm Tây Phương, đăng trên tờ Thời Nay. Chúng được trình diễn trong các tư gia, phòng trà, quán rượu, rạp hát… và có khi chỉ trong một nhóm nhỏ. Thời điểm đó cũng xuất hiện các tác giả âm nhạc mà người ta gọi là nhạc sĩ sáng tác như Nguyễn Văn Tuyên, Nguyễn Xuân Khoát, Thẩm Oánh,…  Với những thành công từ bước đầu cũng như sự ủng hộ của báo chí, nhiều nhóm nhạc được thành lập và các nhạc sĩ phổ biến  rộng rãi những tác phẩm của mình, chủ yếu vẫn là nhạc phẩm trữ tình lãng mạn và nhạc tiền chiến (cổ vũ phong trào kháng chiến giải phóng đất nước).
Xuyên suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ - Ngụy, nhạc Việt Nam bị chia làm 2 trường phái rõ rệt. Dòng nhạc cách mạng (nhạc miền Bắc XHCN và nhạc vùng giải phóng miền Nam) và dòng nhạc hậu lãng mạn (nhạc Việt Nam trong vùng chính quyền Ngụy) tồn tại song song với nhau. Cho đến sau khi Việt Nam thống nhất (1975), nền Tân nhạc Việt Nam có nhiều thay đổi thăng trầm. Để xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội, Việt Nam tiến hành cuộc cách mạng văn hóa tư tưởng mà ở đó, dòng nhạc vàng bị cấm hoàn toàn vì không phù hợp chủ trương chính trị, các ca sĩ nhạc vàng được khuyến khích chuyển sang hát nhạc cách mạng (nhạc đỏ). Nhiều ca sĩ và nhạc sĩ Việt Nam vì không thể thích nghi đành phải vượt biên sang định cư tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác để tiếp tục phát triển. Trong nước, nhiều bài hát tiền chiến và tình ca bị hạn chế lưu hành, các đề tài sáng tác chủ yếu ca ngợi lãnh tụ Hồ Chí Minh, ca ngợi Đảng, chiến công của cuộc kháng chiến…
Đời sống âm nhạc có sự chuyển giao khi Việt Nam bước vào thời kỳ “mở cửa” (1986), sự thay đổi rõ rệt và mạnh mẽ cùng với sự chuyển đổi xã hội từ cơ chế bao cấp sang kinh tế thị trường. Lúc này, nhạc hải ngoại đã tràn về Việt Nam và phát triển vô cùng mạnh mẽ. Nhạc nội bị khủng hoảng do một khoảng thời gian dài bị hạn chế, thiếu ca khúc. Giai đoạn này ghi nhận công lao to lớn của giới nhạc s trong việc “chấn hưng” nền âm nhạc nước nhà mà đi đầu là các nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Tôn Thất Lập, Trần Long Ẩn, Từ Huy, Nguyễn Ngọc Thiện, Nguyễn Văn Hiên, Thanh Tùng… Có thể nói, thập niên cuối thế kỷ XX là sự chuyển hướng từ nhạc ngoại trở về nhạc nội, là bước đầu khởi sắc của khí nhạc chuyên nghiệp.
2. Âm nhạc Việt Nam thời hiện đại
Đến thập niên đầu thế kỷ XXI, âm nhạc bắt đầu hướng đến sự đa dạng qua khát vọng hội nhập với thế giới. Nhiều rào cản trong nhận thức được tháo gỡ, điều kiện tiếp cận thế giới âm nhạc rộng mở qua internet. Được tiếp xúc nhiều hơn với các trào lưu âm nhạc thế giới, các tác giả - đặc biệt là giới trẻ - có điều kiện thể hiện mình qua những phương thức mới mẻ, trong mảng nhạc giải trí phổ thông như pop, rock, jazz, soul, R&B, hip-hop, rap, latinh, dance…;còn lĩnh vực hàn lâm chuyên nghiệp là nhạc hiện đại, hậu hiện đại, nhạc đương đại, nhạc điện tử…
Trong thời gian này, nền âm nhạc dân tộc cũng có những bước đi khả quan như việc Nhã Nhạc Cung Đình Huế được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại năm 2003. Hay như ca trù, hát chèo, xẩm… đã được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, mọi cố gắng của những người trong cuộc vẫn chưa đủ khi mà thị hiếu của khán giả vẫn đóng vai trò then chốt cho sự phát triển của nền âm nhạc Việt.
Giới trẻ điên cuồng vì K-pop (ảnh: internet)
Cùng với những mặt sáng mà nền âm nhạc hiện đại đạt được, những mặt tối đã bắt đầu xuất hiện và có xu hướng ngày càng lan rộng. Nhạc giải trí dần thay thế nhạc truyền thống, ca khúc quần chúng lấn át giao hưởng thính phòng. Nhạc cổ truyền gần như không có điều kiện phát triển khi giới trẻ hoàn toàn bị cuốn theo các dòng nhạc ngoại nhập như K-pop, US-UK,… Những tác động của internet cũng như truyền hình ngày càng rõ nét với nhiều sân chơi, trò chơi âm nhạc khác nhau như V-pop, Trò chơi âm nhạc, Việt Nam Idol,…
Tuy nhiên, đó lại là điều kiện phát triển lý tưởng của ca nhạc đại chúng chạy theo số đông chứ không phải những giá trị lâu đời của nhạc cổ truyền hay giao hưởng thính phòng. Nói thị hiếu khán giả quyết định tất cả, là vì thế!
3. Sự tuột dốc của nền âm nhạc Việt
Scandal hát nhép, đạo nhạc, ca nhạc sĩ thảm họa, nhạc trào lưu… đang dần kéo tụt sự phát triển của nền âm nhạc Việt Nam. V-pop phát triển kéo theo hàng loạt ca sĩ, nhạc sĩ tài năng nhưng cũng không tránh khỏi những scandal đạo nhạc và thậm chí còn có dấu hiệu phổ biến hơn. Một trong những nghệ sĩ trẻ bị lên án nặng nề nhất hiện nay là Sơn Tùng M-TP với nghi vấn ca khúc Chắc ai đó sẽ về được đạo theo bài Because I miss you do Jung Yong Hwa thể hiện. Và cùng nhiều ca khúc của chàng trai trẻ này cũng dính nghi án đạo nhạc như Em của ngày hôm qua, Cơn mưa ngang qua… mặc cho những bài hát này luôn có lượng nghe khủng trên những trang nhạc - video đình đám như mp3.zing, Youtube…
Sơn Tùng M-TP bị ném đá dữ dội (ảnh: internet)
Để chạy theo xu hướng “độc - lạ” của giới trẻ, làng nhạc Việt cũng chứng kiến sự ra đời của biết bao “thảm họa”. Ước vọng nổi tiếng càng sớm càng tốt mà không cần phải nổ lực cố gắng cạnh tranh làm cho những “nghệ sĩ” cháy hết mình như những con thiêu thân. Họ làm nhiều trò lố, biến mình thành những tên hề trên sân khấu chỉ với ước mong được lên… báo càng nhiều càng tốt, mặc cho đó có là lời hay ý đẹp hay chỉ là sự phê phán chê bai. Mặc dù vậy, những ca nhạc sĩ cùng những ca khúc “thảm họa” của mình như HKT với Nàng Kiều Lỡ Bước, Phi Thanh Vân với Da Nâu… vẫn ngang nhiên xuất hiện trong nhiều chương trình ca nhạc, thậm chí truyền hình, tất cả chỉ vì cái gọi là ‘thị hiếu” đến khó tin trong lòng khán giả Việt.
Phi Thanh Vân - Nữ Hoàng thị phi 
của làng nhạc Việt (ảnh: internet)
Bên cạnh đó, “xu hướng đám đông - tâng bốc không đúng lúc - phê phán không đúng chỗ” ngày càng phổ biến trong bộ phận lớn khán giả hiện nay. Họ có thể hùa nhau ném đá dữ dội một ca nhạc sĩ nào đó mà không cần phải làm rõ đúng sai, có nổi tiếng đến đâu, đang tham gia chương trình ca nhạc lớn nào mà không cần màng đến danh dự quốc gia - dân tộc. Cái được gọi là “đạo đức giới trẻ” cũng góp một phần không nhỏ trong việc “dìm tới đáy” nền âm nhạc Việt Nam.
1/8/2016
Theo http://jokerpiece.asia/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khúc hát Marseilles

Khúc hát Marseilles Thời đại Bạc đã mang lại cho văn học Nga nhiều tên tuổi sáng giá. Một trong những người sáng lập chủ nghĩa biểu hiện N...