Nhà thờ Đức Bà Paris
Notre-Dame de Pari
"Cet ouvrage, publié dans le cadre du programme de
participation à la publication, bénéficie du soutien du Centre Culturel et de
Coopération de l'Ambassade de France en République Socialiste du Vietnam".
"Cuốn sách này xuất bản trong khuôn khổ chương trình hợp
tác xuất bản, được sự giúp đỡ của Trung tâm Văn hóa và Hợp tác Đại Sứ quán Pháp
tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Dịch từ nguyên bản tiếng Pháp Notre Dame de Paris. NXB
Flammarion Paris - 1952.
LỜI TỰA
Cách đây vài năm nhân lúc viếng thăm, hoặc nói đúng hơn, nhân
lúc sục sạo nhà thờ Đức bà, tác giả cuốn sách này tìm thấy trong xó tối một tòa
tháp, tử ngữ khắc tay sau đây trên tường:
"AN" AGKH
Những chữ hoa Hy Lạp đó đen nhẻm màu hoang phế và khắc khá
sâu vào đó, không hiểu dáng dấp và đường nét chúng có dấu hiệu gì riêng biệt của
bút thiếp gôtích, chứng tỏ do bàn tay thời trung cổ viết, nhất là ý nghĩa rùng
rợn và định mệnh bao hàm trong đó, khiến tác giả vô cùng sửng sốt.
Tác giả thầm hỏi, thủ đoán xem linh hồn đau khổ nào đã không
chịu tử giã cõi trần trước khi vạch dấu tội lỗi và bất hạnh lên vầng trán ngôi
nhà thờ cổ.
Từ đó, người ta quét vôi, hoặc cạo sạch tường, (tôi không còn
nhớ bức tường nào) và dòng chữ đã biến mất. Vì gần hai trăm năm nay, người ta vẫn
hành động như vậy đối với những nhà thờ kỳ diệu thời trung cổ. Việc hủy hoại đến
từ mọi phía, từ trong ra cũng như từ ngoài vào. Linh mục quét vôi, kiến trúc sư
cạo sạch, rồi đến dân chúng phá hủy.
Cho nên, ngoài kỷ niệm mong manh mà tác giả cuốn sách này gửi
gắm ở đây, ngày nay chẳng còn tí gì về tử ngữ huyền bí khắc trong tòa tháp âm u
nhà thờ Đức Bà nữa, chẳng còn tí gì về cái số phận xa lạ nó đã buồn rầu ghi lại
một cách tóm tắt. Người viết tử ngữ đó trên tường đá biến khỏi giữa bao thế hệ
từ nhiều thế kỷ nay, rồi đến lượt tử ngữ đó biến khỏi tường nhà thờ, và cả nhà
thờ nữa có lẽ cũng sắp biến khỏi mặt đất.
Cuốn sách này được viết dựa trên tử ngữ đó.
Tháng hai năm 1831
LỜI GHI THÊM VÀO LẦN XUẤT BẢN HOÀN CHỈNH (1832)
Thật sai lầm khi đưa tin lần xuất bản này có thêm nhiều
chương mới. Phải nói là mới in. Đúng thế, nếu hiểu mới là mới viết thì các
chương thêm vào lần xuât bản này không phải mới. Chúng được viết cùng với cả cuốn
truyện, cùng thuộc một thời gian và cùng sinh ra từ một tư tưởng, chúng xưa nay
vẫn là một thành phần của bản thảo Nhà thờ Đức bà Paris. Hơn nữa, tác giả không
hiểu sao đột nhiên lại đưa thêm được những đoạn phát triển mới vào một tác phẩm
loại này. Không thể tùy tiện làm như vậy. Theo tác giả, có thể nói một cuốn
truyện nhất thiết phải sinh ra với đủ mọi chương của nó; một vở kịch sinh ra với
đủ mọi cảnh của nó. Đừng tưởng có thể độc đoán sắp đặt số lượng chương hồi cho
cái chính thể, cái tiểu vũ trụ huyền bí ta vẫn gọi là kịch hoặc truyện. Ghép nối
hoặc hàn gắn đêu không tốt với những tác phẩm loại này, chúng phải vọt ra liền
mạch và nguyên vẹn từ đầu. Việc đã làm xong, đừng thay đổi ý kiến, đừng sửa chữa
gì nữa. Sách sản xuất rồi, giới tính tác phẩm thuộc phái khỏe hoặc phái yếu được
thừa nhận và xác định rồi, đứa trẻ đã cất tiếng chào đời, thế là nó sinh, ra rồi,
nó đấy, sinh ra như thế đó, bố mẹ không còn làm gì được nữa, nó thuộc về khí trời
và ánh nắng, cứ để mặc nó sông hoặc chết như vậy. Cuốn sách của anh hỏng rồi ư?
Kệ nó. Đừng thêm chương vảo cuốn sách hỏng. Nó không hoàn chỉnh ư? Chỉ có thể vừa
đẻ vừa hoàn chỉnh nó được thôi. Cái cây mọc cong queo? Không uốn thẳng được
đâu. Cuốn truyện anh ốm yếu? Nó không sống nổi? Không trả lại cho nó sức sống
đang thiếu được đâu. Vở kịch anh sinh ra què quặt? Hãy nghe tôi, đừng lắp chân
gỗ vào.
Cho nên tác giả đặc biệt quan tâm đến việc để công chúng hiểu
rõ các chương thêm vào đây không phải được viết riêng cho tới lần tái bản này.
Nếu chúng chưa được công bố trong các lần xuất bản trước, đó là vì một lí do rất
giản đơn. Vào thời kỳ cuốn Nhà thờ Đức bà Paris in lần đầu, hồ sơ đựng ba
chương này thất lạc mất. Do đó phải viết lại hoặc bỏ qua. Tác giả nghĩ: trong số
các chương chỉ hai chương có chút quy mô quan trọng nào đó, là những chương về
nghệ thuật và lịch sử, chúng không thể làm tổn hại đến bối cảnh của tình tiết
và cuốn truyện, công chúng sẽ không thấy được hai chương đó thiếu mặt và chỉ có
mình tác giả biết rõ bí mật của thiếu sót. Tác giả liền quyết định bỏ qua. Và lại,
nếu cần thú nhận, tính lười biếng khiến tác giả thoái thác nhiệm vụ viết lại ba
chương thất lạc. Thà viết quyển truyện mới còn nhanh hơn.
Bây giờ, các chương đã tìm thấy và nhân dịp nầy, tác giả liền
trả chúng về chỗ cũ.
Vậy giờ đây là tác phẩm nguyên vẹn, như tác giả mơ ước, như
tác giả đã viết, dù hay hoặc dở, sống lâu hoặc chết yểu, nhưng đúng theo ý muốn.
Các chương tìm thấy chắc ít giá trị trước mắt những người vốn
rất đứng đắn, nhưng chỉ cần tìm tình tiết, cốt truyện trong cuốn Nhà thờ Đức bà
Paris. Tuy nhiên có thể nhiều độc giả khác lại không thấy là vô ích việc nghiên
cứu tư tưởng mỹ học và triết học ẩn náu trong cuốn sách, trong khi đọc Nhà thờ
Đức bà Paris họ lại rất thích thú tìm kiếm xem sau cuốn truyện còn có cái gì
khác ngoài cốt truyện và xin bỏ qua cho lời nói hơi kiêu kì, họ rất thích thú
theo dõi luận thuyết của nhà sử học và mục đích của nhà nghệ sĩ qua sáng tạo
nguyên vẹn của nhà thơ.
Chính vì những bạn đọc đó mà các chương thêm vào lần xuất bản
này sẽ hoàn chỉnh cuốn Nhà thờ Đức bà Paris, tạm cho là Nhà thờ Đức bà Paris bõ
công được hoàn chỉnh.
Trong một chương, tác giả trình bày và phát triển ý kiên về sự
suy đồi hiện nay của kiến trúc và về cái chết mà tác giả cho là giờ đây hầu như
không tránh khỏi của nghệ thuật - chúa tể này, một quan niệm đáng tiếc đã mọc rễ
trong đầu óc mình và được suy nghĩ kỹ. Nhưng tác giả thấy cần phải nói ở đây là
mình rất mong một ngày kia, tương lai sẽ bảo mình nhầm. Tác giả biết nghệ thuật,
dưới mọi hình thức, hoàn toàn có thể hy vọng ở các thế hệ trẻ mà tài năng đang
nẩy mầm tại các lò xưởng chúng ta. Hạt giống nằm giữa luống cày, mùa màng chắc
chắn sẽ tốt đẹp. Tác giả chỉ sợ có thể thấy lý do ở tập hai [1] lần xuất bản
này, màu mỡ đã bị hút hết khỏi miếng đất cổ xưa của nền kiến trúc, qua bao thế
kỷ, từng là mảnh đất tốt nhất của nghệ thuật.
Tuy nhiên, hiện nay giới thanh niên nghệ sĩ, có rất nhiều sức
sống, nhiệt huyết và có thể nói cả thiên hướng nữa, cho nên trong các trường học,
đặc biệt là kiến trúc ở ta, vào giờ này, các giáo sư, vốn đều đáng ghét, không
những không ngờ mà còn hoàn toàn trái ngược với ý muốn, đang đào tạo những học
trò thực là xuất sắc, trái hẳn với anh thợ gốm mà Horaxơ từng nói, anh ta dự định
làm bình hai quai hóa ra lại sản xuất nồi đất. Currit rota, urceus exit [2].
Nhưng trong mọi trường hợp, dù tương lai kiến trúc ra sao,
các kiến trúc sư trẻ một ngày kia giải quyết vấn đề nghệ thuật cùa họ thế nào,
đang khi chờ đợi công trình mới, ta hãy giữ gìn lấy công trình cổ xưa. Nếu có
thể, hãy giáo dục lòng yêu mến kiến trúc dân tộc cho nhân dân. Tác giả xin
tuyên bố, đó là một mục tiêu chính của cuốn sách; một mục tiêu chính của đời
mình.
Nhà thờ Đức bà Paris có lẽ mở ra vài triển vọng thực sự về nền
nghệ thuật thời trung cổ, nền nghệ thuật kỳ diệu đến nay nhiều người không biết
hoặc tệ hại hơn nhiều người còn phủ nhận. Nhưng tác giả không hề nghĩ là nhiệm
vụ tự đặt cho mình đã hoàn thành. Tác giả từng nhiều lần bênh vực nên kiến trúc
cổ xưa, đã lớn tiếng tố cáo vô số hành động báng bổ, phá hoại, nghịch đạo. Tác
giả sẽ không hề mệt mỏi. Tác giả quyết tâm luôn luôn trở lại vấn đề này nên sẽ
trở lại. Tác giả càng kiên trì bảo vệ các di tích lịch sử như bọn chủ trương
phá bỏ tượng thánh ở nhà trường và học viện từng kiên quyết tấn công. Vì thực
đau lòng khi thấy nền kiến trúc trung cổ đó rơi vào bất cứ tay ai, thấy cái
cách bọn thợ vườn đang đối xử với những hoang tàn của nền nghệ thuật lớn đó. Thật
xấu hổ cho chúng ta, những kẻ thông minh, đang nhìn họ làm và chi hò hét phản đối
suông. Và đây không chỉ nói tới các việc xảy ra ở tỉnh lẻ, mà đang xảy ra ở giữa
Paris, ngay trước nhà ta, dưới cửa sổ nhà ta, giữa thành phố lớn, giữa thành phố
học thức, giữa trung tâm báo chí, ngôn luận, tư tưởng. Để kết thúc lời ghi này,
chúng tôi không thể cưỡng lại nhu cầu tố cáo một vài hành động phá hoại văn hóa
ngày nào cũng được trù định, bàn cải, khởi đầu, tiếp tục thi công yên ổn đến
cùng trước mắt ta, trước mắt quần chúng nghệ sĩ Paris, chống lại mọi chỉ trích
đã phải sửng sốt trước thói táo tợn đó. Họ vừa phá hủy xong tòa Tổng giám mục,
một dinh thự với thẩm mỹ nghèo nàn nên thiệt hại không đến nỗi lớn; nhưng cùng
một khối với tòa Tổng giám mục, họ phá luôn cả tòa Giám mục, một di tích hiếm
hoi của thế kỷ mười bốn mà vị kiến trúc sư phá hủy không biết phân biệt với cái
khác. Ông ta nhổ cả lúa lẫn cỏ dại; cũng như nhau cả thôi. Người ta đang bàn
san phẳng nhà nguyện Vanhxen tuyệt đẹp, lấy đá để xây pháo đài gì đó, tuy
Đômơrin [1] không cần đến. Trong khi sửa chữa hết sức tốn kém và phục hồi lâu
đài Buốcbông, túp lều nát đó, họ để mặc gió mưa phá hủy những cửa kính đẹp đẽ của
nhà thờ Xanh Sapen. Từ vài hôm nay, giàn giáo đã dựng lên quanh chiếc tháp ở
nhà thờ Xanh Giắc Đờ la Busơri; rồi một sáng nào đó, cuốc sẽ bổ vào. Có một gã
thợ nề đang xây gian trắng xóa ở giữa dáy tháp cổ kính của tòa Xanh Giécmanh Đề
Prê, tu viện phong kiến ba tháp chuông. Cứ tin rằng sẽ còn tên thợ nề khác phá
đổ Xanh Giécmanh L’Ôxeroa. Tất cả lũ thợ nề đó tự xưng là kiến trúc sư, được
tòa thị chính hoặc thường dân trả lương và mặc áo lam hàn lâm viện sĩ. Tất cả
tác hại mà khiếu tham mỹ giả có thể gây cho khiếu thẩm mỹ thực, họ đều đã làm.
Vào lúc chúng tôi viết bài này, cảnh tượng thật tang thương! Một gã loại đó
đang nắm lấy cung Tuylơri, một gã loại đó đang rạch vào giữa mặt Philibe
Đơloómơ [2] và tất nhiên, không phải là một vụ tai tiếng xoàng xĩnh trong thời
buổi này, khi thấy tòa kiến trúc nặng nề của vị đó rất trắng trợn đến nằm ngang
sõng soài trước một trong những mặt nhà tinh tế nhất của thời Phục hưng.
Paris
Ngày 20 tháng mười năm 1832
QUYỂN MỘT
I. GIAN ĐẠI SẢNH
Cách đây ba trăm bốn mươi tám năm sáu tháng mười chín ngày,
dân Paris thức dậy theo tiếng chuông ầm vang khắp nơi giữa ba lần tường thành của
Khu thành cũ, Khu đại học - khu phố mới.
Tuy nhiên, mùng 6 tháng giêng năm 1482 chẳng phải là một ngày
lịch sử cần ghi lại. Không có gì quan trọng về sự kiện từ sáng sớm đã làm sôi động
các chuông nhà thờ cùng thị dân Paris. Không phải cuộc tấn công của dân Paris.
Không phải cuộc tấn công của dân Picarđi hoặc dân Buôcgônhơ, cũng chẳng phải
đám rước tráp thánh tích, hoặc loạn học trò ở vườn nho Laát, hoặc cuộc xa giá của
đức hoàng đại hùng cường chúng ta, hoặc chỉ là trò treo cổ ngoạn mục bọn trộm cắp
trai và gái ở Tòa pháp đình Paris. Càng không phải có vị sứ thần mũ mãng cân
đai diêm dúa nào đột nhiên tới, như thường có vào thế kỷ XV. Mới cách đây hai
ngày, kỵ đoàn cuối cùng loại đó, của sứ thần Phlăngđrơ tới bàn chuyện hôn nhân
giữa Thái tử và Margơrít Đờ Phlăngđrơ [1][1], đã kéo vào Paris, làm đức hồng y
Buôcbông rất buồn bực; để vui lòng đức vua, ngài đành tươi tỉnh đón tiếp tất cả
bọn thị trưởng ô hợp quê mùa xứ Phlăngđrơ và thết họ tại lâu đài Buôcbông một
chầu moralitê, xôti và phácxơ hay tuyệt [2], trong khi mưa tầm tã ướt sũng cả
màn che cửa lộng lẫy. Mùng 6 tháng giêng, ngày làm xúc động toàn thể dân chúng
Paris, như sử gia Giăng Đơ Troa nói, từ thời xa xưa, đã long trọng gấp đôi, nhờ
gộp ngày lễ vua vào ngày Hội cuồng đãng [3]. Hôm đó có đốt lửa liên hoan ở quảng
trường Grevơ, lễ trồng cây tháng năm [4] ở nhà nguyện Bracơ và diễn mixtera [5]
ở Tòa pháp đình. Nhân viên của ngài đô trưởng mặc nhung y lộng lẫy bằng vải
lông thú màu tím, đeo thánh giá lớn màu trắng trên ngực, từ hôm qua đã đi rao
tù và khắp các ngã tư.
Cho nên từ sáng sớm, nhà cửa và hàng quán đều đóng lại, nam nữ
thị dân đông nghịt tử khắp nơi kéo đến một trong ba địa điểm kể trên. Ai nấy đều
đã dự tính, người đi dự lửa liên hoan, kẻ đến lễ trồng cây, người tới xem diễn
mixtera. Phải khen cái nết khôn ngoan lâu đời của dân lêu lổng đất Paris, cho
nên cần phải nói phần lớn đám đông đều đi dự lửa liên hoan đang rất hợp thời,
hoặc tới xem mixtera sẽ diễn ở gian đại sảnh Tòa pháp đình rất kín đáo và ấm
cúng, thế là bọn tò mò đã hẹn nhau để mặc cây tháng năm tội nghiệp, chớm nở
hoa, một mình run rẩy trước bầu trời tháng giêng trong nghĩa địa nhà nguyện
Bracơ.
Dân chúng kéo tới đông nhất trên các đường phố quanh Tòa pháp
đình, vì biết tin sứ thần xứ Phlăngđrơ, vừa tới hôm kia, dự định sẽ xem biểu diễn
mixtera và bầu Cuồng đãng giáo hoàng, việc này cũng sẽ tiến hành ở gian đại sảnh.
Hôm đó không dễ gì vào nổi gian đại sảnh, tuy hồi đó đã nổi
tiếng là tòa nhà kín mái lớn nhất trên đời. (Quả thực sử gia Xôvan còn chưa đo
gian đại sảnh của lâu đài Môngtargit). Dân tò mò đứng ở cửa sổ, thấy quảng trường
Tòa pháp đình đông nghịt người, trông giống như mặt biển, có năm sáu dãy phố hệt
những cửa sông, mỗi lúc lại đổ ra các đợt sóng đầu người mới. Làn sóng người
không ngừng dâng to, đập vào những góc nhà nhô ra đây đó như mũi đất giữa lưu vực
lô xô của quảng trường. Chính giữa mặt tiền cao vút, kiểu gôtích[1], của Tòa
pháp đình, hai dòng người không ngừng lên xuống cầu thang lớn, gẫy gập ở tam cấp
ngang chừng, tỏa thành những lớp sóng rộng chạy theo hai dốc hai bên, và tôi có
thể nói, chiếc cầu thang lớn liên tục tuôn xuống quảng trường như thác đổ vào hồ.
Tiếng thét, tiếng cười, tiếng giậm của hàng nghìn bàn chân làm thành tiếng ồn
ào và náo động ầm ĩ. Thỉnh thoảng, tiếng ồn ào, náo động đó lại rộ lên, dòng
người xô đẩy nhau về phía cầu thang lớn bị dồn lại, sôi động, quay cuồng. Đó là
sự đột nhập của một cung thủ hoặc của con ngựa gã cảnh vệ. Đoàn cảnh binh đang
xông đến để giữ gìn trật tự; truyền thống tuyệt diệu mà Đoàn cảnh binh đã truyền
lại cho Tòa đô thống. Tòa đô thống truyền lại cho Đoàn kỵ hiến binh và Đoàn kỵ
hiến binh truyền lại cho Sở cảnh sát Paris.
Ở cửa ra vào, cửa sổ, cửa mái, trên cả mái nhà, nghìn nghịt
hàng nghìn khuôn mặt hiền lành thị dân, bình thản và lương thiện, nhìn tòa nhà,
nhìn đám đông và không đòi hỏi gì hơn nữa; vì rất đông dân Paris vốn quen bằng
lòng với cảnh người xem người, nên đã là chuyện rất kỳ lạ khi họ thấy sau bức
tường còn sắp diễn ra trò gì đó.
Nếu chúng ta, những người của năm 1830, trong ý nghĩ được
phép hòa lẫn với dân Paris của thế kỷ mười lăm và cùng họ lôi kéo, chen lúc, xô
đẩy nhau, bước vào gian phòng mênh mông của Tòa pháp đình, rất chật hôm mùng 6
tháng giêng năm 1482, cảnh tượng sẽ không phải không hấp dẫn và lý thú, và ta sẽ
thấy quanh ta toàn những vật cổ quá hóa ra có vẻ rất mới.
Nếu độc giả đồng ý, chúng tôi xin thử hình dung lại trong đầu
óc cái ấn tượng mà bạn đọc cùng chúng tôi phải cảm thấy, khi bước qua ngưỡng cửa
gian đại sảnh, giữa đám đông hỗn tạp cả thưởng phục lẫn nhung y.
Thoạt đầu là tai ù, mắt hoa. Trên đầu, hai tầng vòm hình cung
nhọn, lát gỗ chạm khắc, sơn màu thanh thiên, thếp vàng hoa huệ; dưới chân nền
đá hoa xen kẽ trắng đen. Cách vài bước, một cột trụ lớn, rôi cái nữa, lại cái nữa;
tất cả bày dọc gian phòng, đỡ lấy hai tầng vòm giao nhau ở khoảng giữa bề ngang
căn nhà. Quanh bốn cột đầu tiên là các quầy bán hàng, sáng choang ánh thủy tinh
và trang kim, quanh ba cột cuối là dãy ghế dải gỗ sồi được mài mòn và sạch bóng
bằng ống quần dân kiện cáo và áo chùng quan biện lý. Quanh gian phòng, dọc dãy
tường cao, giữa cửa ra vào, cửa sổ, hàng cột, là một dãy dài bất tận các tượng
của tất cả vua Pháp, kể từ Pharamông; nào vua đại lãn, tay thõng thượt, mắt
nhìn xuống; nào vua vũ dũng và hiếu chiến, đầu cùng tay hùng hổ hướng lên trời.
Rồi các ô kính muôn hồng nghìn tía ở dãy cửa sổ dài hình cung nhọn: các cánh cửa
sang trọng, chạm trổ tinh vi, ở cửa lớn gian phòng; và tất cả, vòm mái, cột trụ,
tường nhà, khung cửa, gỗ lát, cửa, tượng, từ chân xuống dưới đều phủ lớp màu
vàng xanh lộng lẫy, đã hơi cũ vào lúc ta trông thấy, chúng hầu như hoàn toàn biến
mất dưới lớp bụi bặm và mạng nhện của năm công nguyên 1549, mà sử gia Brơn theo
tập quán vẫn còn khâm phục.
Bây giờ ta hãy hình dung gian phòng mênh mông thuôn dài đó,
sáng cái ánh lờ mờ của một ngày tháng giêng, chật ních đám đông sặc sỡ và ồn ảo
đang men theo dọc tường để xô đến và xoay quanh bảy cột trụ, như vậy ta đã có
được ý niệm mơ hồ về bức toàn cảnh mà chúng tôi sẽ gắng miêu tả chính xác hơn về
những chi tiết lạ lùng.
Nếu Ravayắc không ám sát vua Hăngri IV, chắc chắn sẽ không có
hồ sơ vụ án Ravayắc đặt ở phòng lục sự Tòa pháp đình; sẽ không có bọn tòng phạm
lo lắng chuyện thủ tiêu các hồ sơ; từ đó, không có bọn đốt phòng lục sự để đốt
hồ sơ, và phải đốt Tòa pháp đình để đốt phòng lục sự; tóm lại cuối cùng sẽ
không có vụ hỏa hoạn năm 1618. Tòa pháp đình cũ sẽ còn đứng đó với gian đại sảnh:
tôi chỉ việc nói với bạn đọc: "Cứ đến đó mà xem"; và cả hai ta sẽ bớt
việc, tôi thì phải viết mà bạn lại phải đọc những trang miêu tả như thế này. -
Điều đó chứng minh cái chân lý mới mẻ này: các sự kiện lớn đều để lại hậu quả
khôn lường.
Đã đành đầu tiên rất có thể Ravayắc không có tòng phạm, sau nữa
nếu tình cờ có chăng, chúng củng không dính dáng gì vào vụ hỏa hoạn năm 1618.
Còn hai cách giải thích khác nữa xem ra rất hợp lý. Thứ nhất là ngôi sao lớn
bùng cháy, rộng một bộ, cao một khuỷu như mọi người đều biết đã từ trên trời
rơi xuống Tòa pháp đình vào quá nửa đêm ngày mồng 7 tháng ba. Thứ nhì là bải
thơ tứ tuyệt của Têôphin:
Tất nhiên, quả là trò đáng buồn
Ở Paris, Pháp luật phu nhân
Vì chưng ăn quá nhiều gia vị,
Tòa pháp đình, châm lửa đốt luôn.
Dù có nghĩ gì về ba cách giải thích chính trị, vật lý, thi ca
của vụ cháy Tòa pháp đình năm 1618, sự việc, chắc chắn đáng buồn vẫn là vụ
cháy. Hiện nay chẳng còn sót lại được mấy tí, nhờ tai họa đó, nhất là nhờ mọi lần
trùng hưng liên tiếp khác nhau đã kết liễu nốt những đám cháy còn để lại, chẳng
còn sót lại mấy tí của ngôi nhả đầu tiên các vua Pháp ngự, của tòa lâu đài đàn
anh so với điện Luvrơ, ngay từ thời vua Philip Lơ Ben đã khá cổ xưa rồi, khiến
người ta tìm kiếm ở đó vết tích các dinh thự lộng lẫy do vua Rôbe xây dựng và
Henganduýt miêu tả. Hầu hết cái đó đã tiêu tan. Còn đâu cung tể tướng, nơi vua
Xanh Luy hợp cẩn? Đâu vườn ngự uyển Người ngồi xử án, "mặc áo giáp lót
lông thú, áo pha len cộc tay, ngoài khoác áo choàng bạch đàn đen, nằm trên thảm,
cùng Gioăngvin”? Đâu là cung hoàng đế Xigismông? Đâu cung vua Sáclơ VI? Đâu
cung Giăng Vô Thổ[2][1]? Đâu là cầu thang Sáclơ VI hạ chiếu ân xá? Đâu thềm điện
mà Mắcxen từng chém đầu Robe Đờ Clécmông và nguyên soái Sămpanhơ, ngay trước mặt
Thái tử? Đâu cửa cung từng là nơi xé tan các chỉ dụ của ngụy giáo hoàng
Bênêđich, từ nơi đó các kẻ mang dụ tới đành quay trở về, chúng bị chế giễu bằng
chụp mũ tế, khoác áo lễ, rồi được toàn Paris làm lễ tạ tội? Đâu là gian đại sảnh,
được thếp vàng, sơn lam, với vòm cung nhọn, tượng, cột, vòm mái mênh mông chi
chít những chạm trổ? Đâu là cung thếp vàng? Đâu con sư tử đá chầu trước ngự
môn, đầu cúi gầm, đuôi cụp giữa chân, như đàn sư tử của ngai vua Xalômông, mang
tư thế nhẫn nhục thích hợp với ý nghĩa bạo lực trước công lý? Đâu các cửa điện
huy vàng? Các ô kính lộng lẫy? Các dóng sắt bịt chạm trổ làm nản lòng cả
Bixiconetơ? Các đồ vàng bạc tinh vi của Đuy Hăngxy?... Thời gian đã làm gì, con
người đã làm gì đối với mọi kỳ quan đó? Tất cả cái đó, tất cả lịch sử xứ Gôlơ,
tât cả nền nghệ thuật gôtích còn để lại cho ta được những gì? Các vòm cung tròn
thấp nặng của Đờ Brôx tiên sinh, vị kiến trúc sư vụng về của chính môn Xanh
Giécve, đó là cho nghệ thuật; còn với lịch sử, ta có những kỷ niệm lắm lời của
chiếc cột trụ lớn, còn vang các câu làm nhảm của bọn Patruy[3].
Thật chẳng còn lại được bao nhiêu. - Ta hãy trở lại gian đại
sảnh đích thực của Tòa Pháp đình cổ đích thực.
Ở hai đầu của tòa nhà hình bình hành khổng lồ này, một bên là
chiếc bàn đá hoa trứ danh, rất dải, rất rộng và rất dày, chưa hề thấy bao giờ,
như sổ hộ tịch cũ tửng ghi, theo kiểu cách khiến Gargăngtuya[1] thèm rỏ dãi, đời
thủa nào có khúc đá hoa to thế; bên kia là nhà nguyện mà vua Luy XI sai khắc tượng
mình quỳ trước Đức mẹ đồng trinh, và bất chấp hai hốc rỗng không bỏ lại, giữa
dãy tượng vua, ngài cứ hạ lệnh cất đi các tượng của vua Sáclơmanhơ và vua Xanh
Luy, hai vị thánh mà ngài cho là rất được trên trời tín nhiệm đặt làm vua nước
Pháp. Nhà nguyện đó còn mới, xây chưa được sáu năm, hoàn toàn theo kiểu thẩm mỹ
duyên dáng của lối kiến trúc tinh tế, điêu khắc diệu huyền, chạm trổ tinh vi và
sâu sắc, ở ta có đánh dấu giai đoạn cuối thời đại gôtích và còn tiếp tục mãi đến
giữa thế kỷ XVI, trong vẻ hoa mỹ kỳ ảo thời Phục hưng. Đặc biệt chiếc cửa sổ
hoa thị trổ trên cổng chính quả là một kiệt tác tinh vi và diễm lệ; như một
ngôi sao bằng ren.
Giữa phòng, đối diện với cửa lớn là chiếc bục che gấm kim tuyến
kê sát tường, có lối vào đặc biệt bàng một cửa sổ hành lang của gian phòng thếp
vàng, nó được dựng lên để dành cho sứ thần xứ Phlăngđrơ và các đại thần khác được
mời tới xem diễn kịch.
Theo tập quán, bàn đá hoa sẽ là nơi diễn kịch. Từ sáng, bàn
đã được sửa soạn xong; tấm đá hoa lớn, chẳng chịt vết chân luật sư, đỡ một sàn
gỗ khá cao, mặt trên mà cả phòng có thể trông thấy dùng làm sân khấu, còn phía
dưới khuất sau màn che dùng làm phòng hóa trang cho diễn viên. Cái thang kê hớ
hênh bên ngoài, nối liền sân khấu với phòng hóa trang; bậc dựng thẳng đứng tha hồ
đi lên đi xuống. Không một nhân vật bất ngờ nào, không tình tiết, không kịch
tính nào lại không buộc phải leo qua cái thang đó. Quả là thời thơ ấu hồn
nhiên, đáng kính của nghệ thuật mà máy móc!
Bốn viên cảnh vệ của pháp quan Tòa pháp đình đứng ở bốn góc
bàn đá, đó là những kẻ canh gác bắt buộc có mặt ở mọi cuộc vui dân chúng, vào
ngày lễ tết cũng như ngày hành hình.
Kịch chỉ bắt đầu diễn khi chiếc đồng hồ lớn treo nơi Tòa pháp
đình vang lên giữa trưa đánh xong tiếng thứ mười hai. Chắc diễn kịch như vậy thì
quá muộn; nhưng phải chiều theo giờ giấc của sứ thần.
Thế mà cả đám đông đã chờ suốt từ sáng. Vô số kẻ hiếu kỳ hiền
lành đó rét run cầm cập từ tờ mờ sáng ở trước bậc thềm lớn Tòa Pháp đình; một số
còn khẳng định đã nằm suốt đêm trên ngưỡng cửa lớn, để chắc chắn vào lọt được đầu
tiên. Đám đông không ngừng lớn dần và như nước tràn, bắt đầu dâng lên dọc tường,
loang quanh cột, ngập cả gờ tường, đầu cột, thành cửa sổ, khắp mọi nơi nhô ra của
tòa nhả, khắp chỗ nổi lên của điêu khắc. Cho nên sự bứt rứt, nóng ruột, buồn
chán, tự do của một ngày vui thả cửa và điên cuồng, các vụ cãi cọ luôn mồm luôn
miệng vì cái khuỷu tay nhọn hoặc chiếc đế giầy đóng cá sắt, sự mệt mỏi phải chờ
đợi lâu, đã làm cho tiếng ồn ào của đám dân chúng tù hãm, quây kín, chen chúc,
xô đẩy, ngột ngạt, trở nên ngoa ngoắt và chua chát, tử khá sớm trước khí sứ thần
đến. Chỉ còn nghe thấy tiếng than vãn và nguyền rủa bọn sứ thần, thị trưởng, hồng
y giáo chủ Buôcbông, pháp quan Tòa pháp đình, lệnh bà Margơrit Đ’Ôtrisơ, cảnh vệ
cầm roi, cái rét buốt, nóng bức, thời tiết xấu, giám mục Paris, Cuồng đãng giáo
hoàng, hàng cột, dãy tượng, cửa ra vào đóng kín, cửa sổ mở toang; tất cả đều là
trò vui cho lũ học trò và lính hầu tản mạn trong đám đông, đang châm chọc và
đùa nghịch trước mọi bất bình đó và có thể nói, càng kích động thêm nỗi tức giận
chúng.
Ngoài ra còn một nhóm quỷ sứ vui nhộn đã đập vỡ kính cửa sổ,
táo tợn leo ngồi lên bờ tường, tử đó chúng hết nhòm ngó lại chế giễu cả phía
trong lẫn phía ngoài, cả đám đông trong gian đại sảnh lẫn đám đông ngoài quảng
trường. Qua cử chỉ nhạo báng, tiếng cười ha hả, tiếng bạn bè giễu cợt gọi nhau
từ đầu đến cuối phòng, ta dễ dàng nhận thấy các giáo sinh trẻ đó không chia buồn,
chia mệt với khán giả, và để vui thú riêng, họ rất biết lợi dụng cảnh tượng trước
mắt để giúp họ kiên nhẫn chờ đợi một cảnh tượng khác.
- Ôi giời ơi, cậu đấy ả. Giôan Phrôlơ Đờ Môlăngđinôl. Một người
gọi một gã nhỏ bé tóc hung, mặt mũi xinh xẻo, tinh quái, đang bám vào gờ nóc cột.
Cậu đúng tên là Giăng Cối Xay, hai chân hai tay cứ như bốn cánh cối xay quay
trước gió. Cậu đến đây tử bao giờ thế?
- Đội ơn quỷ dữ, Giôan Phrôlơ đáp, đến đã hơn bốn tiếng rồi,
mà mình rất mong chỗ đó sẽ được tính vào thời gian ở luyện ngục. Tôi đã nghe
tám ca sĩ của vua Xixin ngâm ngợi tiết đầu của buổi đại lễ hồi bảy giờ tại nhà
nguyện Xanh Sapen.
- Ca sĩ chết tiệt gì mà giọng còn nhọn hơn mũ chóp! Trước khi
làm lễ cho ngài thánh Giăng, lẽ ra nhà vua phải hỏi xem ngái thánh Giăng có
thích tiếng La tinh được cầu nguyện bằng giọng xứ Prôvăng không đã.
- Chính để nuôi lũ ca sĩ phải gió đó của vua Xixin mà nhà vua
đã làm như vậy! Một bà giả cất tiếng the thé trong đám đông ở dưới chân cửa sổ.
Thử hỏi các vị, ai lại một nghìn đồng livrơ tiền Paris một buổi lễ bao giờ! Mả
lại là trích từ tiền thuế cá biển ở các chợ Paris!
- Im đi, con mụ kia! Một nhân vật to béo và bệ vệ nói, đang bịt
mũi cạnh mụ hảng cá; nhất định là phải làm lễ rồi. Các người lại muốn nhà vua ốm
lại hay sao?
- Ăn nói khá lắm, thầy [1] Ginlơ Lơconuy, ông lái áo bào lông
thú của đức vua ơi! Gã học trò bé nhỏ ngôi bám nóc cột nói.
Lũ học trò phá lên cười trước cái tên xấu xí của ông lái áo bảo
lông thú tội nghiệp của đức vua.
- Lơconuy! Gin Lơconuy(1> nhiều kẻ gọi ầm lên.
- Cornutus et hirsutus(2>, một người khác hùa theo.
- Này, tất nhiên rồi! Thằng quỷ sứ ngồi ở nóc cột tiếp lời.
Có gì mà cười kia chứ? Thầy Gin Lơconuy đáng kính, anh em với thầy Giăng
Lơconuy pháp quan hoàng cung, con trai thầy Mahiét Lơconuy, đệ nhất trấn môn rừng
Vanhxen, tất cả đều là thị dân Paris, đều lấy vợ từ đời bố đến đời con.
Càng thêm vui nhộn. Ông lái áo bào lông thú to béo, không
thèm trả lời nửa câu, gắng tránh con mắt mọi người tứ phía nhìn mình; nhưng ông
có toát mồ hôi, thở phì phò cũng vô ích; như cái nêm đóng vào gỗ, ông càng cố
càng nêm chặt hơn bộ mặt to béo trúng phong, đỏ dừ tức tối và giận dữ, vào giữa
các bả vai người chung quanh.
Cuối củng, một người đứng đó, to béo, thấp lùn và cũng trịnh
trọng như ông ta, liền can thiệp.
- Thật láo lếu! Học trò mà ăn nói như vậy với một vị thị dân
à! Thời trước thì người ta đã lấy củi phang cho một trận rồi thiêu sống luôn.
Tất cả lũ học trò thét toáng lên.
- Ai chà chà! Thằng cha nào dám lên giọng như vậy đấy? Con cú
mèo xúi quẩy nào đấy?
- A, tao nhận ra rồi, một gã nói; Thầy Angđry Muyxniê đấy mả.
- Vì ông ta là một trong bốn lái sách - tuyên thệ của Khu đại
học! Gã khác tiếp lời.
- Cái gì cũng bốn trong cửa hàng đó, gã thứ ba nói: bốn quốc
gia, bốn học viện, bốn ngày lễ, bốn biện lý, bốn tuyển hầu, bốn lái sách.
- Nếu thế, Giăng Phrôlơ nói tiếp, càng phải làm loạn chúng nó
lên.
- Muyxniê, ta đốt sách của thầy.
- Muyxniê, ta đánh đập gã đầy tớ của thầy.
- Muyxniê, ta giày vò vợ thầy.
- Tức mụ Ưđarđơ to bẹo phì nộn.
- Nhưng tươi tắn và vui vẻ như gái góa.
- Quỉ tha ma bắt chúng mày! Thầy Angđry Muyxniê làu bàu.
- Thây Angđry - Giăng nói, vẫn bám trên nóc cột - câm mồm đi,
nêu không tao nhảy xuống đầu bây giờ!
Thây Angđry ngước mắt nhìn, trong giây lát như đo chiều cao
chiếc cột, trọng lượng thằng quỷ, thâm nhân trọng lượng đó với bình phương của
tốc độ rồi nín lặng.
Giăng đã làm chủ chiến trường, tiếp tục với vẻ đắc thắng.
- Tao sẽ làm thế đấy, mặc dù tao là em của phó chủ giáo.
- Các vị ở Khu đại học mới đẹp mặt chứ! Cũng chẳng thèm tôn
trọng quyền lợi của chúng ta vào một ngày như hôm nay! Thế mà ở Khu phố mới, có
lễ trồng cây tháng năm và lửa liên hoan. Khu thảnh củ có kịch, Cuồng đãng giáo
hoàng và sứ thần xứ Phlăngđrơ; còn Khu đại học chẳng có quái gì cả!
- Thế mà quảng trường Môbe cũng khá rộng đấy chứ! Một giáo
sinh ngồi chồm hổm trên thành cửa sổ nói.
- Đả đảo hiệu trưởng, các tuyển hầu và biện lý! Giôan thét
lên.
- Tối nay phải lấy sách của thầy Angđry nhóm lửa liên hoan ở
Sáng Gaya mới được, gã kia tiếp lời.
- Cả giá sách bọn ký lục! - Gã đứng cạnh hùa theo.
- Cả roi bọn phụ giáo!
- Cả ống nhổ bọn khoa trưởng!
- Cả bàn trà bọn biện lý!
- Cả thúng bánh bọn tuyển hầu!
- Cả ghế đẩu lão hiệu trưởng!
- Đả đảo! Anh chảng Giăng bé nhỏ lại hùa theo! Đả đảo thầy
Angđry, bọn phụ giáo và bọn ký lục, bọn thần học, bọn thầy thuốc và bọn nghiên
cứu thư tín giáo hoàng; bọn biện lý, tuyển hầu và lão hiệu trưởng!
- Thế này thi đến ngày tận thế rồi! Angđry bịt tai, khẽ nói.
- A, hiệu trưởng đây rồi! Lão ấy đang đi qua quảng trường, một
gã đứng trên cửa sổ reo lên.
Ai nấy vội quay lại nhìn ra quảng trường.
- Có đúng là ngài hiệu trưởng đáng kính của chúng ta, thầy
Tibô đó không? Giăng Phrôlơ cối xay hỏi, vì bám vào cái cột phía trong, nên
không nhìn thấy gì ở bên ngoài.
- Phải, phải, tất cả trả lời, đúpg lão ta, đúng lão ta rồi,
thầy hiệu trưởng Tibô.
Quả thực, đó là hiệu trưởng cùng tất cả quan lại Khu đại học
long trọng tới yết kiến sứ thần và lúc đó đang đi ngang qua quảng trường Tòa
pháp đình. Lũ học trò chen chúc ở cửa sổ, đón tiếp họ đi qua bằng các lời lẽ
cay độc và tràng vỗ tay nhạo báng. Hiệu trưởng dẫn đầu đoàn người, chịu đòn trước
tiên; kể cũng khá đau.
- Chào ngài hiệu trưởng! Ái chà chà! Chào ngài nhé!
- Cái tay cờ bạc khọm nảy, lão làm thế nào mà đến được đây?
Chả nhẽ lão chưa đánh xúc xắc rồi sao?
- Xem lão ta lóc cóc cưỡi con la kia! Tai la còn ngắn hơn tai
lão.
- Ái chà chà! Xin ngài hiệu trưởng Tibô! Tybulde
aìeator(1>\ Lão ngốc! Quân cờ bạc khọm!
- cầu Chúa phủ hộ cho ngài! Ngài có đánh bạc suốt đêm qua
không?
- Ô! Cái mặt già khọm, da chì, nhợt nhạt, thiểu não chỉ vì
ham mê cờ bạc và xúc xắc!
- Ngài đi đâu, Tybulde ad dados[4], mà quay lưng lại Khu đại
học và cưỡi la tới Khu phố mới thế?
- Chắc lão đi tìm một khu căn nhà ở phố Tibôtôđê. Giăng Cối
Xay hét lên.
Lũ học trò gào to như sấm nhắc lại câu nhạo báng và vỗ tay
ran.
- Ngài đi tìm nhả ở phố Tibôtôđê, phải không ngài hiệu trưởng,
tay cờ bạc chung lưng với quỷ sứ?
Rồi đến lượt các học quan khác.
- Đả đảo bọn phụ giáo! Đả đảo bọn môn lại.
- Nảy, Rôbanh Puxơpanh, cái lão kia là lão nào vậy?
- Đó là Ginbe Đờ Xuydy, Gilbertus de Soìiacồ[5]\ chánh văn
phòng trường trung học Otoong.
- Này, giày tao đây: mày đứng đó tiện tay hơn; ném vảo giữa mặt
nó cho tao.
- Saturnalitias miltimus ecce nuces [6].
- Đả đảo sáu nhà thần học mặc áo lễ trắng!
- Đó mà là nhà thần học ả? Tao cứ tưởng sáu con ngỗng trắng của
Thánh bả Giơnơvievơ cho Khu phố mới, cho thái ấp Rônhi.
- Đả đảo bọn thầy thuốc!
- Đả đảo những cuộc tranh luận chủ yếu và nhạo báng.
- Cho lão cái mão đây, lão chánh văn phòng trường Xanhtơ
Giơnơvievơ! Chính lão đã phi pháp làm hại ta.
- Đúng thế đấy! Lão đem chỗ của ta ở quốc gia Noócmăngđi trao
cho thằng nhỏ Axcanio Phandax- pađa người tỉnh Buocgiơ, vì nó người Ý.
- Thế là bất công, lũ học trò nói. Đả đảo chánh văn phòng trường
Xanhtơ Giơnơvievơ!
- Nảy! Này Gioasim Đờ Lađơho! Này! Luy Đa- huylơ! Này! Lămbe
Hốctơmăng!
- Quỉ bóp cái lão biện lý quốc gia Đức đi!
- Bóp luôn cả bọn tư tế ở nhà nguyện Xanhtơ Sapen với cả mũ
xám của chúng: cum tunicus grisis [7].
- Seu de peỉlibus grisis ỉòurraỉtis?2'
- Ái chà chà! Bọn giáo sư nghệ thuật! Đủ các thứ áo chủng
thâm đẹp! Đủ các thứ áo chùng đỏ đẹp!
- Thảnh cái đuôi đẹp gớm cho lão hiệu trưởng.
- Cứ như quận công xứ Vơnidơ đi dự đám cưới ngoài biển.
- Này Giăng! Lữ thày dòng ở Xanhtơ Giơnơvievơ
kìa!
- Kệ xác lú thày dòng!
- Tu viện trưởng Clôdơ Sôa! Tiến sĩ Clôdơ Sôa! Có phải ông định
tìm cô Mari La Giphardơ đó không?
- Cô ta ở phố Glatinhi kia.
- Nó dọn giường cho trùm dâm đãng.
- Nó trả bốn đồng đơniê; quatuor denariosa).
- Aut unum bombum (2àì. Ông có muốn nó trả cả công cho ông
không?
- Các bạn ơi! Thày Ximông Xăngganh, tuyển hầu xứ Picarđi, đèo
vợ ở mông la.
Post êquitem sedet atra curai3>.
Cố lên, thày Ximông!
- Chào ngài tuyển hầu!
- Ngủ ngon nhé, tuyển hầu phu nhân!
- Liệu họ có sung sướng được thấy mọi cái đó không, Giôan Đờ
Môlăngđinô thở dài nói, vẫn ngồi chót vót giữa đám lá trên nóc cột.
Trong khi ấy Angđry Muyxniê, lái sách tuyên thệ Khu đại học,
ghé tai nói với thày Ginlơ Lơconuy; ông lái áo bào lông thú của đức vua:
- Thưa ông, tôi đã bảo đến lúc tận thế rồi mà. Không bao giờ
lại thấy học trò ngỗ nghịch quá như vậy. Chính các phát minh khốn nạn của thế kỷ
này đã làm hư hỏng hết. Pháo binh, đại bác, thần công và nhất là ấn loát, một
thứ dịch hạch khác của nước Đức. Không còn bản viết tay, không còn sách nữa!
Nghề in giết nghề sách. Đúng là tới lúc tận thế rồi.
- Cứ nhìn vào đả tiến bộ của vải nhung thì tôi cũng thấy thế,
bác lái da lông thú nói.
Giữa lúc đó, chuông đồng hồ điểm giửa trưa.
- AL. tất cả đám đông đồng thanh reo lên. Lũ học trò nín lặng.
Rồi họ xô đẩy nhau hỗn loạn, tha hồ đạp chân húc đầu, ai nấy mặc sức ho ran, loạt
soạt khăn tay, mỗi người tự thu xếp, chiếm chỗ, kiễng chân, tụ tập, thế rồi im
phăng phắc; mọi cần cổ vươn mãi ra, mọi cái mồm há hốc, mọi cặp mắt đều nhìn
phía bàn đá. vẫn chẳng có gì. Bốn cảnh vệ của pháp quan vẫn đứng đó, im lìm và
cứng đơ như bốn pho tượng quét sơn. Mọi cặp mắt vẫn quay lại nhìn cái bục dành
cho sứ thần Phlăngđrơ. Cửa vẫn đóng bục vẫn trống không. Từ sáng, đám đông chờ
đợi ba điều: buổi trưa, sứ thần xứ Phlăngđrơ, vở kịch. Chỉ có mình buổi trưa đến
đúng giờ.
Thế này thì thật quá đáng.
Mọi người đợi thêm một, hai, ba, năm, mười lăm phút; cũng chẳng
có gì. Bục vẫn vắng ngắt, sân khấu im ắng. Thế rồi tức giận thay thế cho kiên
nhẫn. Đúng là giọng nói tức tối mới lan đi nhẹ nhàng. "Diễn kịch đi!"
mọi người khẽ kêu lên. Các đầu óc sục sôiế Cơn dông tố mới đang ầm ì sôi động,
phảng phất trên đầu đám đông. Chính Giăng cối Xay dấy lên tia lửa đầu tiên.
- Diễn kịch đi thôi, kệ xác bọn sứ thần! Hắn lấy hết hơi sức
gào lên, quằn quại như con rắn quanh đầu cột.
Đám đông vỗ tay, nhắc lại:
- Diễn kịch đi, mặc xác bọn sứ thần!
- Diễn ngay kịch cho mọi người xem đi; nếu không, theo tao, cứ
treo cổ lão pháp quan Tòa pháp đình lên, thay cho hải kịch và moralitê, gã học
trò lại thét lên.
- Đúng đấy, dân chúng gào lên, ta hãy bắt đầu treo cổ bọn cảnh
vệ trước đã.
Tiếp theo là tiếng hoan hô nhiệt liệt. Bốn gã khốn khổ tội
nghiệp tái mặt nhìn nhau. Đám đông chuyển động về phía chúng và bốn gã đã thấy
chiếc hàng rào gỗ mỏng mảnh ngăn cách với bên ngoài đang cong lại và phình ra
trước đám đông xô đẩy.
Giây phút thật nguy nan.
- Làm cỏ! Làm cỏ sạch! Tứ phía reo lên.
Vừa vặn lúc đó, tấm màn che phông hóa trang mả chúng tôi đã tả
ở trên, được nhấc lên và một người bước ra, chỉ nhìn thấy người đó đám đông đột
nhiên ngừng ngay lại và như bùa phép biến tức giận thành tò mò.
- Im lặng! Im lặng!
Người đó rất lúng túng và run như cầy sấy, bước tới ria bàn
đá, chảo đi chào lại mãi, càng đến gan càng như người vgập gối chào.
Trong lúc đó, yên tĩnh dần dần trở lại. Chỉ còn tiếng lao xao
mà bất Cjứ ệám đông im lặng nào củng có. Y nói: ’ '
- Thưa quý vị thị dân nam nữ, chúng tôi được hân hạnh xướng tụng
và trình diễn trước Đức hồng y một vở moralitê tuyệt tác, mang tên: Sự phán xét
tốt lành của Đữtbà đồng trinh Mari. Chính tôi đóng vai Giuypite. Đức ông hiện
đang tháp tùng đoàn sứ thần rất đáng kính của Ngài công tước Ôtrisơ, đoàn sứ thần
gid này -lại đang bận nghe diễn văn của ngài hiệu trưởng trường Đại học, ở cổng
Bôđê. Chừng nào Đại đức giáo chủ tới, chúng tôi xin bắt đầu.
Rõ ràng, ít nhất cũng phải có sự can thiệp của Giuypite mới cứu
nổi bốn viên cảnh vệ khốn khổ của pháp quan Tòa pháp đình. Nếu chúng tôi được
cái hạnh phúc bịa đặt câu chuyện rất thật này, do đó pỈỊẩi chịu trách nhiệm trước
đức bà phê bình, lúc nầy không hề chống lại chúng tôi nếu ai đó nhắc tới câu ngạn
ngữ cổ điển: Nec deus intersié[8]. Và lại, bộ quần áo của thượng đế Giuypite rất
đẹp và cống hiến phần không nhỏ vào việc làm nguôi đám dằn chúng đang mải mê ngắm
nghía nó. Giuypite mặc áo giáp phủ nhung đen tán đinh vàng chói; ngài chùm mũ sắt
bịt mặt đơm khuy bạc mạ vầng; và nếu không có lượt phấn hồng và bộ râu to xủ mỗi
thứ, che một nửa mặt, nếu không có cuốn bìa vàng chóe, điểm kim nhũ, lòa xòa dải
lụa trang kim ngài cầm trong tay mà con mắt thông thạo dễ dàng nhận thấy ngay
đó là sét, nếu không có đôi chân màu da thịt và quấn băng theo kiểu Hy Lạp, với
cách ăn mặc trang nghiêm đó, ngài đã có thể xứng đáng so sánh với một cung thủ
xứ Brơtanhơ của đội quân ngài Bery.
II. PIE GRINGOA
Tuy nhiên, trong khi hắn nói, vẻ bằng lòng thán phục đồng loạt
do bộ quần áo gợi lên, tan dần theo lời nói; và khi hắn đi tói câu kết luận vô
phúc: "Chừng nào Đại đức giáo chủ tới, chúng tôi xin bắt đầu", tiếng
hò hét như sấm dậy liền át hẳn lời hắn.
- Bắt đầu lập tức đi thôi! Diễn đi! Diễn ngay đi thôi! Dân
chúng gào lên. Và nghe thấy tiếng Giôan Đơ Môlăngdinô vang to hơn mọi giọng, chọc
thủng tiếng ồn ào như tiếng sáo trong dàn nhạc om sòm ở Nim:
- Bắt đầu ngay đi thôi! Gã học trò rít lên.
- Đả đảo Giuypite và giáo chủ Buôcbông! Rôbanh Puxơpanh cùng
các giáo binh khác trèo lên cửa, chửi ầm lên.
- Diễn ngay vỏ moralitê đi! Đám đông hủa theo. Ngay lập tức!
Ngay tức khắc! Chém đầu và treo cổ bọn kép hát củng giáo chủ!
Thần Giuypite tội nghiệp, ngơ ngác, run sợ, tái, mét mặt dưới
lớp phấn hồng, đành hạ uy sấm sét, cầm lấy chiếc mũ sắt bịt mặt; rồi hắn chào
và lắp bắp nói: "Đức ông... các sứ thần... lệnh bà Margơrit Đờ
Phlăngđrơ...". Hắn không biết nói gì hơn. Trong thâm tâm, hắn sợ bị treo cổ.
Chờ thì bị dân đen treo cổ, không chờ thì giáo chủ treo cổ, cả
hai bên đều là vực thẳm, tức giá treo cổ.
May thay có người tới cứu nguy cho hắn và gánh lấy trách nhiệm.
Một người đứng bên kia hàng rào, giữa khoảng trống quanh bàn
đá, chưa ai trông thấy, vì dáng người cao và gầy khuất sau chiều ngang chiếc cột
hắn tựa, đã hoàn toàn tránh mọi tia mắt, người đó, như ta nói, cao lớn, gày gò,
xanh xao, tóc hung, còn trẻ, mặc dầu trán và má nhăn nheo, mắt sáng long lanh,
miệng tươi cưdi, mặc áo vải xéc đen, đã sờn rách và nhẵn bóng vì cũ, lại gần
bàn đá và vẫy gọi gã nạn nhân khốn khổ. Nhưng hắn đang cuống quít nên không
nhìn thấyế
Người mới tới tiến thêm bước nữa: - Giuypite! Anh ta gọi, anh
bạn Giuypite thân yêu ơi!
Gã kia vẫn chẳng nghe thấy.
Cuối củng chàng tóc hung cao lớn sốt ruột, gần như quát lên
trước mũi hắn:
- Misen Gibornơ!
- Ai gọi đấy! Giuypytie hỏi, như giật mình bừng tỉnh.
- Tôi, người mặc áo đen đáp,
- A! Giuypite thốt lên.
- Cứ diễn ngay đi, chàng trai nói. Hãy chiều lòng dân chúng.
Rồi tôi sẽ xin với ngài pháp quan, ngài sẽ xin lại với đức giáo chủ.
Giuypite thở phào.
- Thưa quí thị dân, hắn gân cổ gào lên trước đám đông tiếp tục
ê hắn, chúng tôi xin bắt đầu diễn ngay.
- Êvoe, Juppiter! Plaudite, cives[9]! Lũ học trò reo lên.
- Nôen! Nôen[10]! Dân chúng hò theo.
Thế là tiếng vỗ tay vang dậy như sấm và Giuypite đã quay vảo
sau màn che mà gian phòng còn rung chuyển tiếng hoan hô.
Trong lúc đó, con người vô danh đã thần kỳ chuyển bão táp thảnh
sóng lặng gió êm, như ông lão Cornây thân yêu của ta từng nói, đã khiêm tốn
quay lại chỗ bóng tối chân cột, và chắc sẽ đứng đó vô hình, bất động và câm lặng
như trước, nếu không bị hai thiếu nữ kéo lại, họ đứng ở hàng đầu khán giả, đã
trông thấy chàng bàn bạc với Misen Gibornơ - Giuypite.
- Thầy ơi, một cô gọi, vẫy chàng lại gần...
- Thôi im đi, chị Liênarđơ ơi, cô bạn đứng cạnh nói, cô ta
xinh đẹp, tươi tắn và rất bạo dạn vì ăn mặc rất đẹp. Anh ta không phải giáo
sinh mà là người thế tục, cho nên không được gọi là thầy ơi, mà phải gọi ông giữ
- Ông ơi, Liênarđơ gọi.
Kẻ vô danh bước lại gần hàng rào.
- Các cô cần gì tôi ạ? Chàng ta niềm nở hỏi.
- o, không! Liênarđơ ngượng ngủng nói, chị bạn em là Gixkét
la Giăngxiên muốn nói với anh thôi ạ.
- Không đâu, Gixkét đỏ mặt cãi lại; chính Liênarđơ gọi anh:
thầy ơi; em mới bảo nó là phải gọi: ông ơi.
Hai cô gái nhìn xuống. Chàng kia không mong gì hơn được bắt
chuyện nên tươi cười nhìn hai cô:
- Thế các cô không cần gì đến tôi à?
- Ô, không! Gixkét trả lời.
- Không ạ, Liênarđơ đáp.
Chàng trai tóc hung cao lớn bước lên định bỏ đi. Nhưng hai cô
tò mò lại không muốn bỏ lỡ thời cơ.
- Ông ơi, Gixkét vội nói, bồng bột như cống được thoát nước
hoặc như đàn bà đã thuận lòng, thế ra ông quen anh lính sắp đóng vai Đức bà đồng
trinh trong vở kịch?
- Chắc cô định nói sắm vai Giuypite? Chàng vô danh hỏi lại.
- À! Vâng, Liênarđơ đỡ lời, nó thật là ngốc! Thế anh quen
Giuypite ả?
- Misen Gibornơ phải không? Chàng vô danh hỏi lại: thưa tiểu
thư, vâng.
- Râu anh ta mới rậm chứ! Liênarđơ nói.
- Vở họ sắp diễn đó, liệu có hay không? Gixkét rụt rè hỏi.
- Thưa cô, rất hay, chàng vô danh không chút do dự trả lời
luôn.
- Thế sắp diễn vở gì vậy? Liênarđơ hỏi.
- Thưa cô, xin thưa đó là vở moralitê: Sự phán xét tốt lành của
Đức bà đồng trinh.
- Ô! Vở khác rồi, Liênarđơ nói.
Tiếp theo là phút im lặng ngắn ngủi. Chàng vô danh lên tiêng:
- Vở moralitê này mới tinh, chưa từng diễn bao giờ.
- Hóa ra không phải vở đã diễn cách đây hai năm, Gixkét nói,
vảo cái hôm nghênh tiếp ngài Khâm sai của giáo hoàng và có cả ba cô gái đẹp sắm
vai...
- Các nàng tiên cá, Liênarđơ nói.
- Và tất cả trần truồng, chàng trai nói.
Liênarđơ e thẹn cúi nhìn xuống. Gixkét nhìn cô và củng cúi
theo. Chàng vô danh tươi cười nói tiếp:
- Vở này củng sẽ vui lắm. Hôm nay là một vở moralitê viết
riêng cho lệnh bà tiểu thư xứ Phlăngđrơ.
- Thế họ có hát dân ca không? Gixkét hỏi.
- Xì! Chàng vô danh nói, làm gì có trong vở moralitê! Không
nên lẫn lộn thể loại như vậy. Giá là một vở xôti thì đã đành.
- Thật đáng tiếc, Gixkét nói. Hôm đó ở vòi nước Pôngxô có những
ông bà dữ tợn đánh nhau, họ còn làm nhiều động tác, vừa hát những bài thánh ca
ngắn và dân ca.
- Cái đó thích hợp với một vị khâm sai của giáo hoàng nhưng lại
không thích hợp với công chúa, chàng vô danh lạnh nhạt nói.
- Gần họ lại còn nhiều nhạc cụ trầm đua nhau chơi, đánh nhứng
giai điệu rất du dương. Liênarđơ nói.
- Còn để giải khát khách qua đường, Gixkét tiếp lời, vòi nước
chia làm ba miệng phun ra nào rượu vang, nào sữa, nào rượu mùi, ai muốn uống
tùy thích.
- Còn ở dưới vòi nước một tí, Liênarđơ nói luôn, ở nhà thờ Ba
ngôi lại có cảnh thương khó bằng người mà không nói.
- ừ, mình nhớ ra rồi! Gixkét reo lên: Chúa đóng đinh câu rút
và hai tên vô lại bên phải và bên trái!
Đen đây, các cô gái ba hoa, sôi nổi, nhớ tới cuộc nghênh đón
ngài Khâm sai của giáo hoảng đua nhau củng nói:
- Còn ở đằng trưởc, chỗ cổng Họa sĩ, có nhiều người khác ăn mặc
rất sang trọng.
- Còn ở vòi nước Xanh Inôxăng, lại có gã đi săn đuổi theo con
hươu cái giữa tiếng chó sủa và tiếng kêu ầm ĩ!
- Còn ở cửa hảng thịt Paris là những giá treo cổ tượng trưng
cho nhà ngục Điêppơ!
- Còn khi ngài Khâm sai đi qua, này Gixkét, có nhớ không, mọi
người xông lên và tất cả bọn người Anh đêu bị treo cổ.
- Còn cạnh cổng Satơlê, có rất nhiều nhân vật lộng lẫy!
- Còn trên cầu Hối đoái, phía trên san sát lầ người!
- Còn khi ngài Khâm sai đi qua, trên cầu họ thả tới hơn hai
trăm tá đủ loại chim; thật là tuyệt, Liênarđơ nhỉ.
- Hôm nay còn hay hơn, anh chàng tiếp chuyện, như buộc phải
kiên nhẫn nghe họ kể, cuối củng xen vào.
- Anh tin chắc là vở nảy hay à? Gixkét hỏi.
- Tin chắc chứ, chàng trai trả lời; rồi anh ta hơi huênh
hoang nói tiếp: Thưa quý cô, chính tôi là tác giả đó.
- Thực ư, các thiếu nữ hết sức sửng sốt hỏi.
- Thực mà! Thi sĩ khẽ hắng giọng đáp; tức là chúng tôi có hai
người: Giăng Macsăng thì xẻ ván, dựng khung sân khấu và lát gỗ, còn tôi viết vở.
Tên tôi là Pie Gringoa.
Tác giả Lơ Xít cũng không thể xưng danh kiêu hãnh hơn: Pie
Cornây.
Bạn đọc hẳn nhận thấy thời gian đã trôi qua khá lâu, kể tử
lúc Giuypite chui vào sau tấm màn che cho tới khi tác giả vở moralitê mới, bất
thần xưng danh trước sự khâm phục ngây thơ của Gixkét và Liênađơ. Có điều kỳ lạ:
tất cả đám đông, vải phút trước còn sôi sục, giè đây thật từ tốn, tin vào lời
gã kép hát; nó chứng minh cái chân lý vĩnh cửu và hằng ngày vẫn được thử thách
tại các nhà hát ở ta, rằng cách tốt nhất khiến công chúng kiên nhẫn chd đợi là
khẳng định sắp bắt đầu ngay lập tức.
Dù sao, gã học trò Giôan vẫn không ngủ.
- Ai chà chà! - Hắn đột nhiên thét lên giữa không khí im ắng
chờ đợi tiếp sau phút nhốn nháo
- Này Giuypite, Đức bà đồng trinh, lũ hề xiếc của quỷ sứ!
Chúng mày định xỏ à? Diễn đi! Diễn đi thôi! Bắt đầu ngay đi không chúng ông lại
ra tay bây giờ.
Nhưng chẳng cần phải làm đến như vậy.
Tiếng nhạc khí trầm bổng nổi lên ở phía trong sân khấu, rồi tấm
màn vén lên; bốn nhân vật quần áo và phấn son sặc sỡ đi ra, trèo lên cái thang
thẳng đứng của sân khấu, tới sàn trên, liền xếp hảng trước công chúng, cúi rạp
xuống chào; khúc hòa tấu liền im bặt. Vở kịch bắt đầu.
Sau khi đón nhận tiếng vỗ tay rào rào đáp lại cử chi cúi
chào, giữa im lặng thiêng liêng, bốn nhân vật cất tiếng giáo đầu, mả chúng tôi
sẵn sàng tha cho bạn đọc khỏi phải nghe. Và lại, đến nay cũng vẫn thế thôi,
công chúng thường chú ý đến quần áo họ mặc hơn vai trò họ sắm; mả thực ra, thế
là phải. Cả bốn người đều mặc áo bào nửa vàng nửa trắng, chỉ khác nhau ở loại vải;
cái thứ nhất bằng gấm thêu kim tuyến và ngân tuyến, cái thứ hai bằng lụa, cái
thứ ba bằng len, cái thứ tư bằng vải. Nhân vật thứ nhất tay phải cầm kiếm, nhân
vật thứ hai cầm hai chìa khóa vàng, người thứ ba cầm cái cân, người thứ tư cầm
cái mai; và để giúp cho đầu óc lười biếng không nhìn thấy rõ qua những trang
trí trong suốt đó, ta có thể đọc các dòng chữ thêu to đen dưới vạt áo gấm. Ta
tên là Quí tộc, dưới vạt áo lụa, Ta tên là Tăng lữ, dưới vạt áo len, Ta tên là
Hàng hóa; dưới vạt áo vải, Ta tên là Cày bửa. Hai biểu tượng nam giới được chi
dẫn rõ ràng cho mọi khán giả đứng đắn biết bằng vạt áo ngắn hơn và chiếc mũ mềm
đội trên đầu, còn hai biểu tượng nữ giới, mặc áo dài hơn, đội khăn.
Cũng phải hết sức vô tình ác ý mới không nhận ra, qua đoạn
thơ giáo đầu, là Cày bừa kết hôn với Hàng hóa và Tăng lữ kết hôn với Quý tộc, cả
hai cặp vợ chồng sung sướng đó đều có chung một thái tử bằng vàng tuyệt đẹp mà
họ dự định chỉ gán ghép cho cô nàng nào đẹp nhất. Cho nên họ đi lang thang khắp
nơi để tìm kiếm và cầu gặp giai nhân, sau khi lần lượt loại bỏ nữ vương tước
Goncôngđơ, quận chúa xứ Trêbidôngdơ, công chúa của Đại hãn nước Thát đát, vân
vân và vân vân..., Cày bừa và Tăng lữ, Quý tộc và Hàng hóa tới ngồi nghỉ trên tấm
bàn đá hoa ở Tòa pháp đình, tôn ra trước mặt đám thính giả hiền lành tất cả các
tục ngữ, châm ngôn, như vẫn thường phung phí ở các cuộc thi cử hồi đó của Viện
nghệ thuật về ngụy biện, phương thức, hình tượng và hồi cảnh, nơi các thầy
giành lấy mũ mão văn bằng học sĩ.
Quả là mọi cái đó đều hay tuyệt.
Tuy nhiên, trong đám đông mà bốn vai biểu tượng đang đua nhau
tuôn ra hàng tràng ví von, không có vành tai nào chăm chú, trái tim nào hồi hộp,
con mắt nào ngơ ngác, cái cổ nào vươn ra bằng con mắt, vành tai, cái cổ và trái
tim của tác giả, thi sĩ, chàng Pie Gringoa trung thực, một lát trước đây, đã
không nén nổi vui sướng xưng danh với hai cô gái xinh đẹp. Chàng bước xa các cô
vải bước, trở lại đứng sau cột, từ đó chàng lắng nghe, ngắm nhìn, thưởng thức.
Tiếng vỗ tay hoan hỉ chào đón khúc giáo đầu vẫn còn vang động trong lòng và
chàng hoàn toàn đắm mình vảo cảnh say sưa ngây ngất khi tác giả thấy tư tưởng
mình tủ miệng kép hát được gieo từng tiếng một xuống đám thính giả đông đảo
đang im phăng phắc. Vinh dự thay Pie Gringoa!
Nói ra thật đau lòng, nhưng phút say sưa đầu tiên đó chẳng mấy
chốc bị quấy rối, Gringoa vừa mới ghé môi vào chiếc cốc đầy men hoan lạc và thắng
lợi đó, một giọt chua cay đã hòa lẫn ngay vào.
Một gã ăn mày rách rưới, bị át giữa đám đông, chẳng kiếm chác
được gì, và chắc không tìm thấy khoản bồi thường đầy đủ ở trong túi những người
chung quanh, đã nghĩ cách trèo lên một chỗ để thu hút các cặp mắt và của bố
thí. Cho nên, vào lúc ngâm những câu thơ đầu tiên của khúc giáo đầu, hắn liền
bám vào những cột của chiếc bục dành riêng và đã trèo lên tới gờ đỉnh cột chắn
phía dưới hàng lan can, rồi ngồi đó, áo quần rách rưới và vết loét ghê tởm trên
cánh tay phải, hắn cầu mong các ông các bả chú ý rủ lòng thương hại. Thực ra, hắn
chẳng nói câu nào.
Vì hắn im lặng nên đoạn giáo đầu được trót lọt, và chắc cũng
sẽ không có sự hỗn độn nào đáng kể, nếu ma quỉ không xui khiến gã học trò Giôan
từ trên cột, chợt nhìn thấy thằng ăn mày và mọi trò vè của nó. Gã thanh niên kỳ
cục phá lên cười như điên, bất chấp chuyện ngăn trở vở kịch và phá rối im lặng
chung, hắn vui vẻ kêu lên:
- Kìa! Cái lão hành khất đang xin ăn!
Ai từng ném hòn đá xuống cái ao đầy ếch nhái hoặc bắn phát
súng vào giữa đàn chim, chắc hiểu được hiệu quả câu nói kệch cỡm đó giữa lúc mọi
người đang chăm chú xem. Gringoa giật nẩy người như bị truyền điện. Đoạn giáo đầu
ngừng lại, mọi người nhấp nhổm quay đầu nhìn thằng ăn mày, nó không chút bối rối,
thấy ngay đây là dịp may hiếm có để gặt hái, nên toét miệng cười phấn chấn, lim
dim đôi mắt:
- Lạy ông lạy bà, bố thí cho con!
- Ơ này, chết thật, hóa ra Clôpanh Truiơphu. Giôan nói. Ai
chà chà! Anh bạn, thế ra cái vết loét ở cẳng chân làm phiền nên anh bạn mới
chuyển nó lên cánh tay chứ gì?
Nói xong, hắn khéo léo như khỉ, vứt đồng chinh vào chiếc mũ
phớt bẩn trong cánh tay đau của tên ăn mảy chìa ra. Nó lặng lẽ nhận cả tiền lẫn
câu nói cay độc, và tiếp tục kêu van thê thảm.
- Lạy ông lạy bà, bố thí cho con!
Trò đó đâm ra mua vui rất nhiều cho thính giả và vô số khán
giả, với Rôbanh Puxơpanh cùng cả bọn học sinh đầu têu, vui vẻ vỗ tay hoan hô cuộc
đối thoại kỳ quái vừa ứng tác, ngay nửa chừng giáo đầu, giữa gã học trò giọng
the thé và gã ăn mảy lải nhải van xin.
Gringoa rất bực mình. Thoạt đầu sửng sốt rồi trấn tĩnh lại,
chàng ra sức quát tháo bảo bốn vai trò trên sân khấu: - Cứ diễn đi! Khổ lắm, cứ
diễn tiếp đi!- Không thèm khinh bỉ liếc nhìn hai thằng phá quấy.
Giữa lúc đó, chàng thấy có người kéo vạt áo; chàng quay lại,
hơi cáu kỉnh, rồi vội gượng cười. Tất nhiên, phải thế thôi. Vì đó là cánh tay
xinh đẹp của Gixkét La Giăngxiên luồn qua hàng rào, tìm cách làm chàng chú ý tới.
- Thưa ông, cô gái hỏi, họ có diễn tiếp không ạ?
- Có chứ, Gringoa trả lời, hơi bực mình vì câu hỏi.
- Thưa ông, cô nói tiếp, nếu vậy nhờ ông vui lòng cắt nghĩa hộ...
- Những điều họ sắp diễn chứ gì? Gringoa ngắt lời. Đây, thế
này nhé!
- Không, Gixkét nói, cắt nghĩa những điều đó vừa mới diễn
kia.
Gringoa giật nảy người, như có ai chọc vào vết thương rỉ máu.
- Cái con bé ngu ngốc, gàn dở chết tiệt! Chàng lẩm bẩm nói.
Kể từ lúc này, Gixkét biến khỏi đầu óc chàng.
Trong khi đó, các đào kép đã tuân theo mệnh lệnh của chàng,
còn công chúng thấy họ diễn tiếp lại lắng nghe, kể ra cũng bỏ sót mất khối chỗ
hay, vào cái khúc nối ghép giữa hai đoạn của vở kịch bị bất thần ngắt quãng.
Gringoa thầm chua chát nghĩ vậy. Thế nhưng trật tự dần dần trở lại, gã học trò
lặng thinh, tên ăn mầy đếm tiền trong mũ và vở kịch lại lôi cuốn mọi người.
Thực tình đó là một tác phẩm rất hay, nếu sửa chữa qua loa,
chắc hẳn đến nay vẫn có thể còn dùng được tôt. Phần giao đãi, hơi dải và hơi rỗng,
nghĩa là đúng theo qui tắc, thật đơn giản và trong thánh thất ngây thơ của thâm
tâm. Gringoa khâm phục vẻ sáng sủa của nó. Nhưng mọi người đều đoán biết, bốn
nhân vật biểu tượng có hđi mệt mỏi, vì sau khi đi khắp ba phần thế giới mầ vẫn
chưa tìm ra được người xứng đáng để gửi gắm thái tử vảng. Giữa lúc đó là lòi ca
ngợi của con cá kỳ diệu, với muôn vàn ám chỉ tinh tế về vị hôn phu trẻ trung của
Margơrit Đd Phăngđrơ, lúc nảy đang vô củng buồn bã ẩn dật ở Amboadơ, và hoàn
toàn không ngờ Cày bừa và Tăng lữ, Quý tộc và Hàng hóa đã vì mình vừa dạo quanh
thế giới. Vị thái tử kể trên quả là trẻ, là đẹp, là khỏe, và nhất lại là con của
sư tử Pháp (nguồn gốc đẹp đẽ của mọi đức tính đế phương!). Tôi xin tuyên bố
hình ảnh ví von táo bạo đó thật tuyệt diệu, và lịch sử tự nhiên của sân khấu,
vào một ngày của biểu tượng và chúc hôn thi đế vương, không hề sợ hãi một thái
tử con của sư tử. Chính những pha trộn hiếm hoi và cầu kỳ đó đã xác nhận nhiệt
tình. Dù sao, gọi là để góp phần phê bình, thi sĩ chỉ nên phát triển ý thơ tài
tình đó dưới hai trăm câu thôi. Đã đành, theo lệnh ngài đô trưởng, vở kịch phải
kéo dài từ mười hai giờ trưa đến bốn giờ chiều, cho nên nhất định phải nói năng
gì đó. Và lại, mọi người đều kiên nhẫn nghe.
Bỗng nhiên, giữa lúc cô nương Hàng hóa và lệnh bà Quí tộc
đang cãi* nhau, khi ngày Cày bừa ngâm câu thơ bay bướm:
Khó thấy trong rừng con vật nào đắc thắng hơn; thì cánh cửa
chỗ bục dành riêng, từ nãy đến giờ vẫn ngang chướng đóng kín, bỗng mở ra càng
ngang chướng hơn; và giọng nói sang sảng của viên mõ tòa bất thần rao lên: Đức
ông hồng y giảo chứ Buốcbông.
III. ĐỨC HỒNG Y GIÁO CHỦ
Tội nghiệp thay Gringoa! Tiêng pháo kéo to tướng nhất loạt nổ
ran trong ngày lễ Xanh Giăng, tiếng vang rền của hai mươi xạ thủ súng hỏa mai,
tiếng nổ của khẩu thần công kỳ diệu ở Tháp Bily vào ngày chủ nhật 29 tháng chín
năm 1465, trong lần vây hám Paris, một lúc giết chết bảy tên Buôcgônhơ, tiếng nổ
của tất cả thuốc súng tồn kho ở cổng Đen, vào giữa giờ phút long trọng và bi
tráng này, cũng không làm chàng điếc tai bằng cái câu ngắn ngủi từ miệng mõ tòa
tuôn ra: Đức ông hỏng y giáo chủ Buôcbông.
Chẳng phải Pie Gringoa sợ hoặc khinh bỉ đức hồng y giáo chủ.
Chàng vốn không có thói hèn nhát hoặc thói láo xược đó. Là phần tử chiết trung
chân chính như ta thường gọi ngày nay, Gringoa thuộc loại tâm hồn cao thượng và
kiên quyết, mực thước và bình tĩnh, bao giờ củng biết giữ phải chăng, stare in
dimidio rerun(ỉ), đầy lý tính và triết lý tự do mà vân biết coi trọng giáo chủ.
Nòi giống quý báu và không bao giờ đứt đoạn của những triết gia, đã được sự
khôn ngoan giống như một Arian[11] khác, trao cho cuộn chỉ để họ tháo gỡ từ buổi
khai thiên lập địa mả đi qua mê cung của nhân tình thế thái. Thời nào cũng gặp
lại họ, bao giờ họ củng giống nhau, nghĩa là luôn luôn gặp, tùy theo mỗi thời.
Và chưa cần kể tới anh chảng Pie Gringoa đại diện cho họ vảo thế kỷ thứ mười
lăm, nếu ta có thể trả lại cho chàng cái thanh danh xứng đáng đó, chắc hẳn
chính tinh thần họ đã động viên cha Đuy Brơn khi cha viết vào thế kỷ thứ mười
sáu những lời cao cả ngây thơ này, xứng đáng với mọi thế kỷ: "Đứng về quốc
gia, tôi là dân Paris, còn đứng vê ngôn ngữ, tôi là Parixian, vì parrhisia theo
tiếng Hy Lạp có nghĩa là tự do ăn nói: tôi cũng sử dụng quyền tự do ăn nói ngay
cả với chư vị hồng y giáo chủ, chú bác và anh em với đức quận công Công ty; tất
nhiên là vân tôn trọng địa vị cao quý của các vị và không hề xúc phạm đến ai
trong đám tùy tòng, vốn rất đông".
Cho nên chẳng phải vì thù ghét giáo chủ hoặc khinh bỉ sự có mặt
của người mả Pie Gringoa có cảm giác khó chịu. Trái hẳn lại, anh chàng thi sĩ
thừa đủ lương tri và mang chiếc áo khoác quá tã rồi, nên không thể không đặc biệt
quan tâm tới việc nhiều ví von trong đoạn giáo đầu, đặc biệt là sự ngợi ca thái
tử con trai sư tử Pháp, được lọt vào tai đại đức ông. Nhưng quyên lợi vôn không
thông trị trong bản chất cao thượng của thi sĩ. Nói giả dụ thực thể của thi sĩ
được thể hiện bằng con số mười, chắc chắn nhà hóa học, như Rabơle nói, trong
khi phân tích và bảo chế, sẽ thấy nó gồm một phần quyền lợi lẫn chín phần tự
ái. Thế mả, đúng lúc cửa mở ra cho giáo chủ đi vào, chín phần tự ái của
Gringoa, đang sưng phồng và nung mủ trước làn gió của quần chúng ái mộ, đang
trong tình trạng phát triển thần tốc, có thể nói nó đè bẹp luôn mât tâm chút phần
tử quyền lợi tí tẹo mả vừa nãy ta đã nhận thấy trong cấu tạo của thi sĩ: tóm lại,
đó là vị thuốc quí, là vật dìm nặng của thực tế và nhân đạo mà không có nó, thi
sĩ không thể chạm chân xuống đất. Gringoa vui sướng cảm thấy, nhìn thấy, có thể
nói sờ thấy toàn thể cuộc họp mặt, đã đành họ toàn là người hèn hạ, nhưng sá gì
khi họ đang sững sờ, mê mệt, gẩn như nghẹt thở trước những tràng dài từ dằng dặc
vô biên, mỗi lúc lại tuôn ra từ mọi phần của vở chúc hôn thi. Tôi khẳng định
chính chàng củng lây phần vui sướng chung, và trái với La Phôngten, trong buổi
trình diễn vở hải kịch của ông là Phỉorăngtanh đã hỏi: Không biết cái thằng mất
dạy nào đã viết vở sứ thi này? Gringoa sẽ sẵn sảng hỏi ngay người đứng bên cạnh:
Kiệt tác này của ai vậy? Bây giờ ta có thể thấy việc giáo chủ tới đột ngột và
không đúng lúc như vậy đã tác động thế nào đến anh ta.
Điều này ta lo sợ còn diễn ra tệ hơn thế. Thính giả đã náo động
khi đức ông bước vào. Mọi cái đầu đêu quay nhìn phía bục. Không còn nghe thấy
gì nữa - Giáo chủ! Giáo chủ! Mọi cái mồm xôn xao. Đoạn giáo đầu khốn khổ ngừng
lại lần thứ hai.
Hồng y giáo chủ dừng lại một lát trên ngưỡng bục. Trong khi
ngài nhìn thính giả khá lạnh lủng, sự huyên náo càng tăng. Ai củng muốn nhìn rõ
ngài. Cứ thế họ đua nhau nghen mãi cổ qua vai người khác.
Quả thực đây là một nhân vật cao cấp đáng xem hơn tất cả trò
vè khác, Saclơ, hồng y giáo chủ Buôcbông, tổng giám mục và bá tước Lyông, trưởng
chủ giáo Gôlơ, vừa là thông gia với vua Luy XI vi Pie, ông anh của ngài, lãnh
chúa Bôgiơ, đã lấy công chúa đẩu của đức vua lại vừa có họ ngoại với vua Sáclơ
Quả cảm, qua bả mẹ ởủa ngài là Anhe Đờ Buôcgônhơ. Thế mà nét chủ yếu, nét đặc sắc
và riêng biệt trong tính nết của vị trưởng chủ giáo Gôlơ lại chính là ý thức
đình thần vầ sùng bái kẻ cường quyền. Ta có thể thấy rõ vô vàn khó khăn, do hai
bên thông gia đó gây cho giáo chủ, và đủ mọi thứ đá ngầm tạm thời, mà chiếc
thuyền tinh thần của ngài phải lắt léo vượt qua, để khỏi xô vảo cả Luy lẫn
Sáclơ, một thứ Saripđơ và Xyla[12], từng nuốt chửng công tước Nơmua và nguyên
soái Xanh Pôn. Nhd giời, ngài đã vượt qua con sóng gió và tới Rôm yên ổn. Nhưng
mặc dù cập bến, và chính vì đã cập bến, ngài không bao giờ yên tâm khi nhớ lại
đủ thứ may mắn của cuộc đời chính trị bấy lâu rất gay go và cần mẫn. Cho nên
ngài thường hay nói là năm 1476 đối với ngài vùa đen vùa trắng; ngụ ý củng năm
đó đã tạ thế cả thân mẫu của ngài là nữ công tước Buốcbonnơ lẫn ông anh họ của
ngài là công tước Buốcgônhơ và đám tang này làm vơi nỗi buồn đám tang kia.
Tóm lại đây là một người tốt. Ngài sống cuộc đời giáo chủ đầy
hoan lạc, sẵn sàng vui thú với món rượu vang cung tiến Sayô, không ghét cô
Risarđơ La Gácmoadơ và cô Tômaxơ La Xayardơ, thích bố thí cho gái đẹp hơn bà
già và vì mọi lý do đó, rất được đám bình dân Paris ưa chuộng. Ngài đi đâu củng
vây quanh cả một triều đình nho nhỏ những giám mục và tu viện trưởng thuộc dòng
dõi cao quí, đảng điếm, tục tĩu và nếu cần thì chè chén nhậu nhẹt ngay; và đã
nhịều lần các bà sùng đạo thật thà ở nhà thờ Xanh Giécmanh Đ’Ôxerơ, buổi tối đi
ngang qua cửa sổ sáng đèn của tòa nhả Buốcbông, đă bất bình khi nghe thấy cũng
vẫn những giọng nói ban ngày vừa cầu kinh vãn khóa cho họ, nay lại chạm cốc loảng
xoảng, ngẫm lại câu tục ngữ lưu linh của Bơnoa XII, vị giáo hoàng đã thêm một
mũ miện thứ ba vào ngọc miện giáo hoàng:
- Bibamus papaliter [13]
Chắc nhớ tiếng tăm giành được rất xứng đáng đó mả khi bước
vào, giáo chủ đã tránh khỏi mọi đón tiếp hằn học của đám đông, trước đó một lúc
đang rất bất bình và rất ít sẵn sảng tôn trọng một giáo chủ vào đúng hôm họ sắp
bầu một giáo hoàng. Nhưng dân Paris không hay thù oán, hơn nữa, trong khi buộc
vở thánh kịch phải diễn sớm, các thị dân hiếu đức đã đánh bại được giáo chủ và
họ thấy thắng lợi này đủ rồi. Và lại đức hồng y giáo chủ Buốcbông vốn bảnh
trai, mặc rất vừa vặn cái áo thụng đỏ rất đẹp; tức là ngài đã được lòng tất cả
đàn bà, do đó chiếm một nửa đám thính giả rồi. Tất nhiên, chỉ vì phải chd xem
diễn kịch mà đi la ó một vị giáo chủ thi thật bất công và vô duyên, nhất là
ngài lại bảnh trai và mặc áo thụng đỏ thật vừa vặn.
Cho nên ngài bước vào, chảo cử tọa bằng nụ cười cha truyền
con nối của những quý nhân dành cho dân chúng, thong thả bước tới ghế bành
nhung đỏ chói, có vẻ như đang nghĩ chuyện đâu đâu. Đoản tùy tùng, cái bây giờ
ta gọi là ban tham mưu các giám mục và linh mục, theo sau cũng ủa lên bục, làm
khán giả càng náo động và tò mò hơn. Mạnh ai người nấy chỉ trỏ, kể tên, những
ai dù chỉ biết một người trong đoàn; người thì kể tên Alôdê, giám mục Mácxây, nếu
tôi nhớ đúng; kẻ lại chỉ trỏ trưởng giáo hội Xanh Đơni; kẻ kể tên Robe Đờ
Lêpinátxơ, tu viện trưởng Xanh Giécmanh Đe Prê vốn là anh em phóng đãng của một
cô tình nhân của vua Luy XI: cứ thế với vô số nhầm lẫn và líu la líu lô. Còn lũ
học trò thì chửi đổng. Hôm nay là ngày lễ của chúng, ngày hội cuồng đãng, ngày
hội phóng dật, ngày chè chén say sưa hàng năm của giới luật sư và trường học.
Hôm nay tha hồ mả bậy bạ không ai cấm đoán và chẳng có gì là thiêng liêng hết.
Hơn nữa, trong đám đông lại còn những mụ môm loa mép giải như Ximon Catrơlivrơ,
Anhe La Gadin, Rôhin Piêđobu... Dù sao ít nhất cũng được tha hồ chửi đổng và được
văng tục dăm ba câu vào một ngày đẹp đẽ như thế nảy, cùng đàn đúm với giáo sĩ
và gái đĩ! Cho nên chúng không chịu đứng ngoài và lẫn trong tiếng ồn ào là tiếng
la hét kinh người nguyền rủa và văng tục, của tất cả các miệng lưỡi tháo khoán,
miệng lưỡi giáo sinh và học trò cả năm bị kìm giữ vì sợ thanh sắt nung của Xanh
Luy. Tội nghiệp thay vua Xanh Luy, họ bất chấp tất cả ngay giữa Tòa pháp đình của
ngài. Đối với các vị vừa trèo lên bục ngồi, mỗi đứa trong bọn chúng tìm cách
công kích một vị áo chùng thâm hoặc xám, hoặc trắng, hoặc tím. Còn Giôan Phrôlơ
Đờ Môlăngđinô, với tư cách là em phó chủ giáo, hăng hái đả kích vào cái áo đỏ,
gương mặt láo xược nhìn chằm chằm đức giáo chủ, miệng hát nhặng xị: Cappa
replete merof1>.
Mỗi chi tiết đó, mà ở đây chúng tôi vạch trần ra trước nỗi
kinh ngạc của bạn đọc, đã hoàn toàn bị tiếng ồn ào chung át đi, nên mất hút trước
khi vang tới bục dành riêng. Và lại, đức giáo chủ cũng chẳng thèm để ý, vì theo
phong tục, hôm đó tha hồ tự do. Hơn nữa, vẻ mặt khó đăm đăm chứng tỏ ngài đang
bận tâm tới mối lo khác, nó bám sát gót chân và gân như củng lúc bước lên bục với
ngài. Đó là đoàn sứ thần xứ Phlăngđrơ.
Không phải ngài lá nhà chính trị thâm trầm hoặc định kiếm
chác gì nhờ hậu quả có thể có trong cuộc hôn nhân giữa lệnh bà em họ ngài,
Margơrit Đờ Buôcgônhơ, với điện hạ em họ ngài, Sáclơ, thái tử Viên; tính hòa hiếu
giả dối giữa công tước Ôtrisơ và vua Pháp lâu bền đến đâu, chuyện vua Anh sẽ
coi việc khinh miệt công chúa của ngài ra sao, giáo chủ ít bận tâm đến và mỗi tối
vẫn thưởng thức món rượu vang cung tiến Sayô, mà không ngờ chỉ vài chai thứ rượu
vang đó (tất nhiên đã được quan ngự ý Côchiê kiểm tra và sửa chữa lại đôi chút)
do vua Luy XI thân ái biếu vua Eđua IV, đã giúp vua Luy XI loại trử Eđua IV vào
một sáng nào đó. Đoàn sứ thần vô cùng kính mến của ngài công tước Ôtrisơ
1. Cappa repleta inero: Ao đức hồng y chứa đẩy rượu!
không làm giáo chủ lo lắng gì hết, nhưng lại làm phiền mặt
khác. Như chúng tôi đã nói sơ qua ở trang đầu quyển một này, quả tình có hơi bực
mình cho ngài Sáclơ Đờ Buốcbông, phải bắt buộc niềm nở và linh đình đón tiếp bọn
thị dân dấm dớ đó; hồng y giáo chủ như ngài mà phải tiếp bọn thẩm phán; dân
Pháp như ngài, quen yến tiệc truy hoan, mà phải tiếp bọn dân Phlăngđrơ chuyên nốc
bia; mả lại phải tiếp đón công khai. Chắc chắn, để làm vui lòng đức vua, chưa
bao giờ ngài phải nhăn nhó vô vị bằng lần này.
Cho nên ngài quay về phía cửa, điệu bộ lịch sự nhất trần đdi
(vì ngài đã tập luyện mãi) khi mõ tòa sang sảng rao lên: Quý vị sứ thần của ngài
công tước Ôtrisơ. Không cần phải nói là toàn thể gian phòng đều làm như vậy.
Thế là từng đôi một đi tới, vẻ long trọng trái hẳn với không
khí hăng hái của đoàn tăng lữ Sáclơ Đờ Buốcbông, với bốn mươi tám sứ thần của Mắcxi-
miliêng Đ’Ôtrisơ, dẫn đầu là đức cha tinh thần Giăng, tu viện trưởng ở Xanh
Béctanh, chưởng án quan huân chương hiệp sĩ Kim trùy và Giắc Đơ Goa, tức ngài
Đôby, tại pháp quan thành phố Găng. Đám đông im phăng phắc, cố nhịn cười để lắng
nghe những cái tên kỳ cục và mọi chức vị thị dân mà mỗi nhân vật đó lạnh lùng bảo
cho mõ tòa, sau đó được rao hỗn độn cả tên lẫn chức vị, thường bị thiếu sót,
trước đám đông. Đó là thầy Lôi Rolốp, thẩm phán thành phố Luvanh; ông Clây
Đ*Êtíien, thẩm phán
Bruyxen; ông Pôn Đờ Baớt, tức Voamiden, tổng đốc xứ Phlăngđrơ;
thầy Giăng Colêghen, thị trưởng thành phố Angve; thầy Gioóc Đờ La Mơrơ, đệ nhất
thẩm phán tòa Querơ thành phố Găng; thầy Ghendon Văng Đe Hagiơ, đệ nhất thẩm
phán cũng thành phố trên; rồi Biebếccơ, và Giăng Pinnốc và Giăng Đymaécgien
v.v...; pháp quan, thẩm phán, thị trưởng; rồi lại thị trưởng, thẩm phán, pháp
quan; tất cả đều đứng đơ, trịnh trọng, sột soạt, lộng lẫy gấm nhung, đầu đội mủ
mềm nhung đen tết gủ to bằng kim tuyến Syprơ; tóm lại toàn dân Phlăngđrơ khá giả,
mặt mủi trịnh trọng và nghiêm nghị, của loại gia đình mả họa sĩ Rămbrăng tửng lột
tả rất mạnh mẽ và trang nghiêm, nổi bật trên cái nền tối đen của bức tranh Tuần
đêm; đó là các nhân vật đã ra mặt lộ cái vẻ mà Măcximiliêng Đ’ồtrisơ, như tửng
nói trong chỉ dụ của ngài, đã có lý để tin cậy hoàn toàn vào ý thức, lòng quả cảm,
kinh nghiệm, sự chính trực và ưu thế tốt đẹp nhất của họ.
Tuy nhiên, có một nhân vật ngoại lệ. Đó là một khuôn mặt
thanh tú, thông minh, giảo quyệt, một thứ mõm khỉ và mồm nhà ngoại giao, được
giáo chủ tiến lên ba bước và cúi rạp người chào, mặc dù ông ta chỉ mang tên là
Ghiôm Rym, cố vấn và tổng trấn thành pho Găng.
Lúc đó còn ít người biết Ghiôm Rym là người thế nào. Đó là một
tài năng hiếm hoi mà gặp được thời buổi cách mạng thì chắc sẽ chói lọi nổi lên
trên các sự kiện, nhưng ở vào thế kỷ mười lăm, y đã bị hạn chế trong các âm mưu
hắc ám và phải sống bằng phá hoại ngẩm, như công tước Xanh Ximông nói. Tóm lại,
ông ta được vị đệ nhất công binh châu Âu trọng vọng, ông thân cận mưu mô với
Luy XI và thường dúng tay vào các việc bí mật của nhà vua. Đám đông không hề biết
mọi chuyện đó, cho nên họ ngạc nhiên về thái độ kính cẩn của giáo chủ đối với bộ
mặt ẻo là của vị pháp quan xứ Phlăngđrơ.
IV. PIE GRINGOA
T*rong khi vị tổng trấn thành phố Găng cùng đức ông cúi rạp
người chào nhau và trao đổi vài câu thật khẽ, một người cao lớn, mặt to bè, vai
vạm vỡ, bước tới, cùng sóng đôi đi vào với Ghiôm Rym; trông họ như con chó gộc
cạnh con cáo. Cái mũ phớt chùm đầu và chiếc áo vét da nổi lên giữa đám nhung lụa
vây quanh. Tưởng đó là một tên mã phu lầm đường, viên mõ tòa liền ngăn lại:
- Này, anh bạn! Đứng lại.
Người mặc áo vét da huỳnh vai đẩy bật hắn ra.
- Cái lão này muốn gì kia chứ? Bác ta nói, giọng oang oang,
làm cả phòng chú ý tới cuộc đấu khẩu kỳ lạ. Anh không thấy tôi cùng đi với đoản
à?
- Tên ông là gì? Mõ tòa hỏi.
- Gíắc Cổppơnôlơ.
- Chức vụ?
- Lái quần chẽn, ở hiệu Ba dây chuyền, tại Găng.
Viên mõ tòa lùi phắt lại. Xướng danh các thẩm phán và thị trưởng, còn tạm được; chứ một gã lái quần chẽn, thì gay go quá. Giáo chủ như ngồi trên gai. Toàn dân đang nghe và nhìn. Đã hai ngày nay, đức ông phải cố liếm sạch đàn gấu xứ Phlăngđrơ đó cho tạm tươm tất để ra mắt công chúng và cuộc xưng danh kỳ quái này thật gian nan. Trong khi đó, Ghiôm Rym đã mỉm cười khôn khéo, bước lại gần mõ tòa:
- Cứ xướng là thầy Giắc Côppơnôlơ, tập sự viên của các thẩm
phán thành phố Găng, ông ta bảo hắn rất khẽ.
- Này mõ tòa, giáo chủ nói ta nhắc lại, hãy xướng danh thầy
Giắc Côppơnôlơ, tập sự viên của các thẩm phán ở thành phố Găng lừng danh.
Thật sai lầm. Nếu chỉ một mình thì Ghiôm Rym đã gạt bỏ được
khó khăn; nhưng Côpơnôlơ đã nghe thấy giáo chủ nói.
- o lạy chúa, không! Bác nói giọng như sấm. Giắc Côppơnôlơ,
lái quần chẽn. Nghe thấy chưa, mõ tòa? Không hơn, không kém. Lạy chúa! Lái quần
chẽn. Thế cũng đủ đẹp rồi. Ngài đại công tước đã nhiều lần nhờ quần chẽn của ta
mà thành công.
Tiếng cười, tiếng vỗ tay ran lên. Một câu pha trò lập tức được
Paris hiểu ngay và do đó bao giờ cũng được hoan nghênh.
Xin nói thêm Côppơnôlơ là người bình dân và đám công chúng
vây quanh bác cũng là bình dân. Cho nên sự cảm thông giữa họ và bác rất nhanh,
như chuyền điện, và có thể nói hết sức dễ dàng. Câu nói thách thức kiêu ngạo của
bác lái quần chẽn xứ Phlăngđrơ, làm nhục các triều thần, đã dấy động trong mọi
tâm hồn thứ dân một thứ tình cảm tự hào còn mơ hồ và mập mờ vào thế kỷ thứ mười
lăm. Thật bình đẳng cái bác lái quân chẽn vửa đối đầu với đức giáo chủ đó. Ỹ
nghĩ này rất thú vị đối với những kẻ tội •nghiệp quen khúm núm và vâng dạ trước
bọn tay chân cảnh vệ của pháp quan thuộc tu viện trưởng Xanhtơ Giơnơvievơ, vị
giáo sĩ tùy tùng giáo chủ.
Côppơnôlơ kiêu hãnh chào đức ông, đức ông đáp lễ người thị
dân đầy quyền lực đáng gờm của vua Luy XI. Sau đó, trong khi Ghiôm Rym, con người
khôn ngoan và hóm hỉnh, như lời sứ giả Philip Đờ Cômin nói, mỉm cười giễu cợt
và trịch thượng nhìn họ, cả hai ai về chỗ người nấy, giáo chủ thì hết sức bối rối
và lo lắng, còn Côppơnôlơ lại điềm đạm và kiêu kỳ, chắc vẫn thầm nghĩ dù sao
danh hiệu lái quần chẽn của mình cũng chẳng thua kém gì ai, và Mari Đờ Buốcgônhơ,
mẹ của Margơrít mà hôm nay Côppơnôlơ đưa đi gả chồng: hẳn không sợ đức giáo chủ
bằng sợ bác lái quần chẽn: vì không phải một giáo chủ có thể xúi dân chúng
thành phố Găng nổi loạn chống lại những sủng thần của con gái Sáclơ. Quả cảm,
không phải một giáo chủ có thể dùng lời lẽ để động viên quần chúng chống lại nước
mắt và lòi cầu nguyện của họ, khi lệnh bà xứ Phlăngđrơ phải tới tận chân đài tử
hình để van xin dân chúng tha tội cho bọn sủng thần; trong khi bác lái quần chẽn
chỉ cần giơ khuỷu tay bọc da là đủ làm rơi đầu hai vị quý ngài lãnh chúa tối
cao, Guy Himbeccua và chưởng ấn quan Ghiôm Huygônê!
Tuy nhiên, chưa phải đã hết chuyện đối với vị giáo chủ tội
nghiệp và ngài còn phải uống nốt đến đáy chén cái cặn rượu cay đắng của trò
đánh bạn xúi quẩy này.
Bạn đọc chắc chưa quên tên ăn mày láo xược đã trèo lên ngồi
bám vào ria bục của giáo chủ, ngay tử lúc mở màn giáo đầu. Các quí khách kéo đến
không hề làm hắn nao núng và trong khi cả giáo sĩ lẫn sứ thần đang chen chúc
nhau như cá mòi xứ Phlăngđrơ chính cống nêm chật, trên dẫy ghế khán đài, hắn vẫn
ung dung và ngang tàng khoanh chân trên đầu cột. Thái độ láo xược đó thật ít thấy
và lúc đầu, không ai để ý tới, vì còn mải nhìn đi chỗ khác. Còn hắn ta cũng chẳng
nhìn thấy gì hết trong gian phòng; hắn lắc lư cái đầu, vẻ vô tư như dân xứ
Naplơ và theo thói quen máy móc, thỉnh thoảng lại kêu van giữa tiếng ồn ào:
"Lạy ông lạy bà, bố thí cho con". Và dĩ nhiên, trong cả đám khán giả,
chắc chắn là người duy nhất không thèm ngoảnh đầu lại xem cuộc cãi cọ giữa
Côppơnôlơ và mõ tòa. Thế mà, tình cờ lại xui khiến bác lái quần chẽn thành phố
Găng, người được dân chúng lập tức nhiệt liệt mến phục và đang thu hút mọi cặp
mắt chăm chú, tới ngồi đúng hàng ghế đầu của bục, ngay trên đẩu thằng ăn mảy;
và mọi người không phải ít ngạc nhiên lúc thấy vị sứ thần xứ Phlăngđrơ, sau khi
quan sát tên dấm dớ ngồi dưới mắt mình, liền thân ái vỗ cái vai phủ áo rách.
Tên ăn mảy quay lại, cả hai bộ mặt đều lộ vẻ kinh ngạc, hàm ơn, tươi cười,
v.v...; rồi, bất chấp cả khán giả, bác lái quần chẽn và thằng sâu quảng khẽ nói
chuyện với nhau, tay cầm trong tay, trong khi mớ quần áo rách rưới của Clôpanh
Truiơphu phơi bày trên nền dạ vàng kim tuyến phủ chiếc bục trông giống như con
sâu đục quả cam.
Cảnh tượng kỳ quái, mới mẻ nảy làm cả phòng lại điên cuồng,
vui sướng ồn ào hẳn lên, khiến giáo chủ ngay đó liền nhận thấy; ngài hơi cúi xuống,
và tử chỗ ngồi đó, chỉ có thể thấp thoáng trông thấy cái áo choàng bỉ ổi của
Truiơphu, cho nên rất dễ tưởng là thằng ăn mày đang xin bô thí, ngài liền tức
giận vì sự cả gan lớn mật đó và quát lên:
- Ông pháp quan tòa pháp đình đâu, quẳng cái thằng khốn nạn
kia xuống sông cho ta.
- Lạy chúa! Đức ông giáo chủ ơi - Côppơnôlơ nói, vẫn nắm tay
Clôpanh - đây là một anh bạn thân của tôi.
- Nôen! Nôen! Đám đông gào lên. Kể từ phút đó, bác Côppơnôlơ
đã được dân chúng hết sức tín nhiệm, ở Paris cũng như ở Găng; vì những kẻ tầm cỡ
như thế phải được tín nhiệm, khi họ lộn xộn phá quấy như vậy, theo lời Philip
Đd Cômin.
Giáo chủ cắn môi. Ngài ghé sát tu viện trưởng Xanhtơ
Giơnơvievơ ngồi cạnh, và khẽ bảo:
- Ngài đại công tước phái đến chỗ chúng ta những sứ thần quả
là ngộ nghĩnh, để làm mai mối cho lệnh bà Margơrit!
- Đức ông đã phí phạm lịch sự vô ích với lũ mõm lợn xứ
Phlăngđrơ đó, tu viện trưởng trả lời. Margaritas ante porcos
- Nên nói là: Porcos ante Margaritam giáo chủ mỉm cười đáp.
Cả cái tiểu triều đình áo chủng đó lấy làm thích thú về trò
chơi chữ. Giáo chủ cảm thấy hơi nguôi giận, thế là hết nợ với Côppơnôlơ vì ngài
cũng đã có câu pha trò được hoan nghênh.
Giờ đây, những ai trong bạn đọc có khả năng tổng hợp một hình
ảnh và một tư tưởng, như cách nói hiện nay, cho phép chúng tôi được hỏi liệu
các bạn đã hình dung được thật rõ ràng chưa cái cảnh tượng đang diễn ra ở trong
căn phòng hình bình hành bốn cạnh rộng rãi của gian đại sảnh Tòa pháp đình, vảo
lúc chúng tôi ngăn trở sự chú ý của các bạn. ơ giữa phòng, tựa lưng vảo tường
phía tây, là cái bục rộng rãi, lộng lẫy, phủ gấm kim tuyến, ở
1. Margaritas ante porcos: Hạt ngọc trước đàn lợn.
2. Porcos ante Margaritam: Đàn lợn trước Mácgơrít.
đó long trọng bước vảo, qua cái cửa nhỏ hình cung nhọn, các
nhân vật bệ vệ, lần lượt được xướng danh bằng giọng the thé của viên mõ tòa.
Trên hàng ghê đầu, đã đầy đủ các vị tai to mặt lớn, tủm hum mũ bằng da chồn trắng,
vải nhung và vải điều. Chung quanh cái bục vẫn giữ được không khí im lặng, uy nghiêm,
còn ở dưới, đằng trước, tứ phía là dân chúng đông nghịt, náo động ầm ĩ. Hàng
nghìn cặp mắt dân chúng chĩa vào mỗi khuôn mặt trên bục, hảng nghìn giọng nói
thì thầm bàn tán từng tên tuổi. Tất nhiên, cảnh tượng đó gợi tính tò mò và rất
xứng đáng được khán giả theo dõi. Nhưng còn đằng kia, ở mãi cuối phòng, một thứ
sàn gỗ với bốn gã múa may, ăn mặc sặc sỡ, ở trên và bốn người khác ở dưới là
cái gì vậy? Người mặc áo choảng đen, mặt tái xanh, đứng cạnh sàn gỗ, là ai vậy?
Than ôi! Bởi bạn đọc thân mến, đó là Pie Gringoa và khúc giáo đầu của chảng.
Tất cả chúng ta quên bẵng chàng từ lâu.
Mả đó lại chinh điều chàng ta lo sợ.
Kể từ lúc giáo chủ bước vào, Gringoa không ngửng lo lắng cho
số phận của đoạn giáo đầu. Thoạt tiên, chàng thúc giục các đào kép đã ngừng diễn,
hãy tiếp tục và nói to lên: rồi thấy chẳng ai buồn nghe, chàng bảo họ ngửng lại,
và suốt gần mười lăm phút ngừng diễn, chàng luôn luôn giậm chân, cựa quậy, ơi ới
gọi Gixkét và Liênarđơ, khuyến khích người chung quanh đòi diễn tiếp đoạn giáo
đầu; tất cả đều vô ích. Chẳng ai rời mắt khỏi giáo chủ, các sứ thần và cái bục,
trung tâm duy nhất của cả cái chu vi rộng rãi những tia mắt nhìn. Chẳng cần nhận
thây, thật đáng tiếc phải nói ra điều này, là khúc giáo đầu bắt đầu hơi làm phiền
khán giả giữa lúc đức ông tới góp phần mua vui một cách ghê gớm đến thế. Dù
sao, ở bục cũng như ở bàn đá, vẫn là một cảnh tượng duy nhất: Xung đột giữa Cày
bừa và Tăng lữ, giữa Quý tộc và Hàng hóa. Và rất nhiều kẻ thấy tốt nhất là nên
xem mọi người đang sống, thở hít, hoạt động, chen vai thích cánh, bằng xương và
bằng thịt, qua đám sứ thần xứ Phlăngđrơ, qua cái triều đình tăng lữ, sau tấm áo
chùng giáo chủ, sau manh áo ngắn Côppơnôlơ, hơn là bọn vẽ mặt bôi hề, mũ mãng
cân đai, ngâm vịnh thơ ca hoặc tạm nói là phủ lên hình nhân nhồi rơm những áo
vàng áo trắng do Gringoa gán cho.
Tuy nhiên, khi thấy trật tự dần dần trở lại, nhà thờ của
chúng ta liền nghĩ ra một chiến thuật, đã cứu nguy tất cả.
- Thưa ông, chàng quay lại nói với người đứng cạnh, một ông
to béo, bệ vệ, nét mặt nhẫn nại, hay ta làm lại từ đầu?
- Làm cái gì kia? Ông ta hỏi.
- Vở Mixterơ chứ còn gì nữa! Gringoa trả lời.
- Cái đó tùy ông, ông kia đáp.
Thấy được câu tán thành lơ lửng như vậy là đủ, Gringoa tự thu
xếp làm lấy công việc của mình, liền gào lên, cố hòa vào đám đông:
- Diễn lại vở Mixterơ từ đầu đi thôi! Diễn lại tử đầu đi
thôi.
- Quái quĩ! Giôan Đờ Môlăngđinô nói, ở đằng kia chúng nó kêu
la cái gì vậy? (Vì Gringoa một mình hò hét bằng bốn người) Này các bạn ơi! Vở
Mixterơ đã chẳng diễn xong rồi là gì? Thế mà chúng nó lại còn diễn lại từ đầu.
Thật bố láo.
- Không! Không diễn nữa! Tất cả lũ học trò thét lên. Đả đảo vở
Mixterơ! Đả đảo!
Nhưng Gringoa hăng lên, càng gào to hơn:
- Diễn lại từ đầu!
Tiếng gào thét làm giáo chủ chú ý.
- Nảy ông pháp quan Tòa pháp đình, ngài bảo một người cao lớn
mặc đồ đen đứng cạnh đó vài bước, lũ quỉ quái kia ở trong bình nước phép hay
sao mà làm ầm ầm như vỡ chợ vậy?
Vị pháp quan Tòa pháp đĩnh là thứ quan tòa lưỡng tính, một
loài dơi của ngành tư pháp, vừa là chuột vừa là chim, vừa là quan tòa vừa là
lính tráng. Ông ta bước lại gần đức ông, chỉ e ngài nổi trận lôi đình, lắp bắp
bẩm về sự vô lễ của dân chúng: rằng buổi trưa đã tới trước đức ông, rằng bọn
đào kép buộc phải khai diễn, không chờ được đức ông.
Giáo chủ cười phá lên.
- Ô không sao, đến ông hiệu trưởng trường đại học cũng phải
làm như vậy thôi. Ngài Ghiôm Rym, ngài thấy thế nào?
- Thưa đức ông, Ghiôm Rym trả lời, ta nên bằng lòng đã thoát
nợ được một nửa vở kịch. Như vậy là có lợi rồi.
- Bọn vô lại đó có thể diễn tiếp vở kịch chứ ạ? Viên pháp
quan hỏi.
- Cứ diễn, cứ diễn tiếp đi, giáo chủ nói; ta thì thế nào cũng
được. Trong lúc diễn, ta sẽ đọc sách kinh.
Viên pháp quan bước tới trước bục và khoát tay ra hiệu im lặng
rồi nói to:
- Hỡi thị dân, lê dân và cư dân, để làm vừa lòng những người
muốn diễn lại từ đầu củng như kẻ muốn chấm dứt, đức ông hạ lệnh cứ diễn tiếp.
Cả hai phe đều phải chịu như vậy. Tuy nhiên cả tác giả lẫn
công chúng còn thù mãi giáo chủ.
Các nhân vật trên sân khấu liền diễn tiếp khúc minh họa.
Gringoa hy vọng ít nhất mọi ngưdi'tũng lắng nghe phần tác phẩm còn lại. Hy vọng
đó chẳng mấy chốc cũng xẹp xuống như mọi ảo tưởng khác; tuy rằng khán giả đã trở
lại im lặng như cũ; nhưng Gringoa không nhận thấy, vào lúc giáo chủ hạ lệnh diên
tiếp, cái bục còn lâu mới đầy đủ số người và sau các sứ thần xứ Phlăngđrơ, còn
lục tục kéo tới những nhân vật mới trong đoàn khách mà tên tuổi và chức vụ, được
viên mõ tòa xướng lên liên tục, chen ngang vào đối thoại kịch, gây tai hại vô
cùng. Đúng thế, thử tưởng tượng tiếng the thé của viên mõ tòa chen vảo những
câu mở ngoặc như sau giữa hai vần thơ và đôi khi giữa hai nửa câu thơ:
Thầy Giấc Sácmôluy, biện lý hoảng gia tại giáo hội pháp viện!
Giăng Đd Harlay, kỵ sĩ, cận vệ sự vụ hiệp sĩ của đoàn tuần đêm
đô thảnh Paris!
Ông Galiô Đd Giơnoalắc, hiệp sĩ, lãnh chúa Bruyxắc, đoàn trưởng
pháo binh ngự lâm quãn!
Thầy Đrơ Raghiê, kiểm soát viên thủy lợi và lâm nghiệp của đức
hoảng thượng ở Pháp, Sărapanhơ và Bri!
Ông Luy Đờ Gravin, hiệp sĩ, cố vấn và thị vệ quốc vương, thủy
sư đô đốc Pháp quốc, quan kiếm lâm rừng Vanhxen!
Thầy Đơni Lơ Merxiê, giám đốc Viện người mủ Paris!
Cứ thế mãi quả thực không chịu nổi.
Khúc hòa tấu kỳ lạ làm vở kịch rất khó theo dõi cảng khiến
Gringoa cáu kỉnh, nhất là chảng không thể giấu giếm rằng tình tiết đang mỗi lúc
một phát triển tới cao trảo và vở kịch chỉ cần được lắng nghe là đủ. Quả thật,
khó mà tưởng tượng nổi một cốt kịch khác tài tình và bi tráng hơn. Bốn nhân vật
của đoạn giáo đầu, lâm vào cảnh lúng túng chết người, đang than vãn thì đích
thân Vênuýt giáng lâm, vera incessu paluil deaí l\ nàng mặc chiếc váy ngắn xinh
đẹp vẫn được treo lầm huy hiệu trên
1. Vera incessu patuit dea: Ngay cả dáng đi cũng chứng tỏ
nàng là nữ thần.
chiếc thuyền của đô thảnh Paris. Nàng tự đến, đòi lây Thái tử
đã ước hẹn cho người đẹp nhất. Giuypite, mà ta nghe tiếng sấm sét ầm vang trong
phòng hóa trang, tán thảnh và nữ thần đã định mang Thái tử đi, nói toạc ra
nghĩa là lấy chàng, thì một cô gái trẻ, mặc gấm trắng và tay cầm đóa hoa cúc
Margơrit (nhân cách hóa lờ mờ công chúa xứ Phlăngđrơ) tới tranh giành với
Vênuýt. Kịch tính đạt tới cao trào và diễn biến phức tạp. Sau khi tranh cãi,
Vênuýt, Margơrit và dàn hát đế đồng ý là sẽ tới nhờ sự xét xử công bằng của Đức
mẹ đồng trinh. Còn một vải trò đặc sắc nữa, đó lá Đông Peđrơ, vua xứ
Mêdôpôtami. Nhưng trải qua bấy nhiêu đứt đoạn, thật khó mà hiểu nổi lầ vai trò
đó ích lợi gì. Mọi nhân vật đều trèo thang leo lên.
Nhưng thế là hỏng bét. Không một vẻ đẹp nào của vở kịch được
cảm thụ, thưởng thức. Từ khi giáo chủ bước vào, có thể nói một sợi dây vô hình
và ma quái đã đột nhiên kéo tất cả các cặp mắt đang hướng về bàn đá quay lại
nhìn cái bục, đang hướng về đầu phòng phía nam quay lại góc tây. Không còn làm
gì khán giả tỉnh nổi cơn say. Mọi cặp mắt đều chăm chút nhìn vào đó, và những
hành khách mới tới, cùng tên tuổi chết dẫm, cùng mặt mủi, cùng quần áo, luôn
luôn trở thành trò vui. Thật chán quá. Trừ Gixikét và Kiênarđrơ, hai cô thỉnh
thoảng quay đầu lại khi Gringoa kéo tay áo, trừ ông to béo kiên nhẫn đứng cạnh,
còn chẳng ai chịu quay lại xem vở kịch tội nghiệp bị bỏ rơi. Gringoa chỉ còn thấy
những khuôn mặt trông nghiêng.
Chàng hết sức cay đắng thấy bao vinh quang và thi ca xây dựng
lên lần lượt sụp đố từng mảng! Thế mà đã có lúc đám dân chúng này suýt nổi loạn
chống lại ngài pháp quan, chỉ vì nóng lòng muốn xem tác phẩm của chàng! Bây giờ
được xem rồi thì họ lại không thèm ngó tới nữa. Ai dám ngờ được buổi trình diễn
này từng bắt đầu trong tiếng hoan hô nhất loạt! vẫn là ngọn triều lên xuống
muôn thủa của làn sóng ủng hộ bình dân! Ai dám ngờ họ từng định treo cổ các cảnh
vệ của pháp quan! Chàng sẵn sàng trả giá đắt để được tiếp tục sống giờ phút ngọt
ngào đó!
Tuy nhiên, cuộc độc thoại tai hại của viên mõ tòa ngừng lại.
Khách đã đền đầy đủ và Gringoa thở phào. Các đào kép hiên ngang diễn tiếp.
Nhưng phải chăng ngài Côppơnôlơ, bác lái quần chẽn đã đột nhiên đứng dậy kia
kìa, và Gringoa nghe bác tuyên đọc bải diễn văn gớm ghiếc sau đây, giữa sự chăm
chú lắng nghe của dân chúng:
- Thưa quý vị thị dân và quý tộc thành Paris, lạy Chúa, thật
tôi không hiểu chúng ta đang làm gì ở đây. Rõ ràng ở góc đằng kia, trên cái
sàn, tôi thấy mấy người hình như đang muốn nện nhau. Tôi không biết có phải đó
là cái mả các vị gọi là vở Mixterơ hay không, nhưng xem ra thì chán lắm. Họ chỉ
khích bác nhau bằng mồm, có thế thôi. Từ nãy đến giờ, tôi vẫn chờ họ choảng
nhau. Thế mả chẳng thấy gì cả. Đó là bọn hèn nhát, chỉ biết làm xước da nhau bằng
chửi bới. Đáng lẽ phải mời các võ sĩ ở Luân Đôn hoặc Rôtecđam tới; nếu vậy thì
hay quá! Các vị sẽ được xem các quả đấm thôi sơn, từ ngoài quảng trường còn
nghe thấy. Còn bọn này thật thảm hại. It ra chúng cũng phải cho ta xem một điệu
vũ Môrơ hoặc một trò nhảy nhót khác! Họ đã nói với tôi khác kia. Họ hứa cho tôi
xem hội cuồng đãng, có bầu giáo hoàng, ơ Găng chúng tôi cũng có bầu cuồng đãng
giáo hoàng và nhd giời, chúng tôi cũng không đến nỗi lạc hậu trong chuyện này.
Nhưng chúng tôi làm như sau. Một đám đông được tụ họp lại ở đây. Rồi lần lượt từng
người thò đầu ra khỏi lỗ hổng và nhăn mặt dọa người khác. Ai nhăn mặt xấu nhất,
được mọi người hoan nghênh, thì bầu làm cuồng đãng giáo hoàng. Như thế đấy. Vui
ghê lắm kia. Các vị có đồng ý là ta sẽ bầu cuồng đãng giáo hoàng ở đây theo kiểu
xứ tôi không? Dù sao cũng đỡ chán hơn là nghe cái bọn ba hoa kia. Neu bọn chúng
củng tới nhăn mặt ở lỗ cửa thì coi như họ củng tham gia trò chơi. Thưa quý vị
thị dân, các ngài thấy thế nào? ơ đây cũng tạm đủ các mâu mặt kỳ cục của cả nam
lẫn nữ để ta có thể vui cười theo kiểu xứ Phlăngđrơ, còn mặt mủi chúng tôi thì
cũng khá xấu xí để có thể hy vọng nhăn mặt ra trò.
Gringoa muốn đáp lại. Chàng kinh ngạc, tức giận, khinh bỉ đến
nghẹn lời. Thế nhưng, lời đề nghị của bác lái quần chẽn bình dân lại được thị
dân, họ khoái chí được gọi là quí tộc, nhiệt liệt hoan nghênh, cho nên mọi phản
đối đều vô ích. Chỉ còn mặc cho trôi theo dòng nước. Gringoa đưa hai tay che mặt,
chẳng được may mắn có tấm áo choàng để trùm lấy đầu như Agamennông của
Timăngtơ [14].
V. CADIMÔĐÔ
Trong chớp mắt, mọi cái đã sẵn sàng để thực hiện ý định của
Côppơnôlơ. Thị dân, học trò và luật sư bắt tay vào việc. Tòa nhà nguyện nhỏ ở
trước tấm bàn đá được chọn làm sân khấu nhăn mặt. Tấm kính vỡ ở cửa sổ hoa thị
xinh đẹp phía trên cửa ra vào, để lộ thông thống một vòng tròn bằng đá, và mọi
người quy định kẻ dự thi sẽ thò đầu qua. Muốn lên tới đó, chỉ cần trèo lên hai
cái thùng to, không biết nhặt đâu về và chồng tạm lên nhau. Để cho cái mặt nhăn
giữ được vẻ mới tinh và nguyên xi, mỗi người dự thi, dù đàn ông hay đàn bà (vì
thế bầu cả nữ hoàng) sẽ buộc phải che mặt và đứng nấp trong nhả nguyện cho đến
khi ra mắt. Chỉ lát sau, nhà nguyện đã chật ních người dự thi và cánh cửa khép
lại.
Từ chỗ ngồi, Côppơnôlơ sai phái, chỉ dẫn, thu xêp mọi việc.
Giữa lúc ồn ào, giáo chủ cũng cáu kỉnh không kém gì Gringoa, lấy cớ bận việc và
phải làm lề chiều, đả cùng đoàn tủy tùng rút lui, còn đám đông, náo động là thế
khi đoản đến, nay chẳng hề xúc động lúc đoàn đi. Chỉ mình Ghiôm Rym nhận thấy
cuộc tháo chạy của đức ông. Giống như mặt trời, sự chú ý của quần chúng tiếp tục
cái vòng quay; bắt đầu từ đầu phòng đằng kia, sau khi ngừng lại một lát ở giữa,
bây giờ nó đã ở đầu này. Tấm bàn đá, cái bục gấm đã hết thời; nay đến lượt tòa
nhà nguyện của Luy XI. Từ giờ cứ việc tha hồ vui chơi phá phách. Chỉ còn lại
toàn dân xứ Phlăngđrơ và lũ vô lại.
Bắt đầu thi nhăn mặt. Khuôn mặt đầu tiên lộ ra ở lỗ cửa, mắt
lộn mí đỏ lòm, mồm ngoác ra như mõm thú và trán nhăn lại tựa ủng kỵ binh đế quốc,
làm mọi người phá ra cười nôn ruột, đến nỗi Hômerơ cũng có thể tưởng cả bọn lê
dân này đều là thiên thần. Trong lúc đó gian đại sảnh chẳng kém gì đỉnh núi Ôlanhpơ
và đâng Giuypite tội nghiệp của Gringoa hiểu rõ hơn ai điều đó. Một khuôn mặt
nhăn thứ hai, thứ ba tiếp theo, rồi cái nữa, cái nữa và cứ thế tiếng cười, tiếng
hò hét vui sướng tăng mãi. Trong trò này có cái gì đó đặc biệt cuồng loạn, vô
cùng say mê và hấp dẫn, rất khó nói cho độc giả ngày nay ở các thính phòng hiểu
nổi. Hãy tưởng tượng hàng loạt bộ mặt, lần lượt ra với đủ mọi hình thức hình học,
từ tam giác đến hình thang, tử hình nón đến khối đa diện; đủ mọi vẻ mặt con người
từ giận dữ đến dâm ô; đủ mọi lứa tuổi, từ nếp nhăn trẻ sơ sinh tới nếp nhăn bả
lão hấp hối; đủ mọi hình dáng hư ảo, tôn giáo, từ thần Phônơ đến quỷ Bendêbuýt;
đủ mọi mặt súc vật, từ mõm thú đến mỏ chim, từ thủ lợn đến mồm chó. Hãy hình
dung đủ loài ma quái ở cầu Mới. Những ác mộng kinh hoàng dưới bàn tay nhà điêu
khắc Giêcmanh Pilông, bỗng hiện lên thành xương thành thịt và lần lượt tới nhìn
thẳng vào mặt bạn với cặp mắt đỏ như than hồng; đủ thứ mặt nạ của hội khiêu vũ
trá hình ở Vơnidơ liên tiếp hiện ra trước ống nhòm của bạn; tóm lại, cả một ống
kính vạn hoa bằng người.
Cuộc vui cuồng loạn mỗi lúc một mang vẻ xứ Phlăngđrơ.
Tơniê[15] xem ra cũng chẳng thấm vào đâu. Hãy hình dung trận đánh trong tranh của
Xan- vato Rôda với cảnh rượu chè phè phỡn. Không còn ai là học trò, sứ thần, thị
dân, đàn ông, đản bà; không còn Clôpanh Truiơphu, Gilơ Loconuy, Ximon
Catrơlivrơ Rôbanh Puxơpanh. Tất cả hòa tan trong cảnh phóng túng. Gian đại sảnh
chỉ còn là một lò lửa lớn nghịch ngợm và vui cười, mà mỗi cái mồm là một tiếng
thét, mỗi con mắt là một ánh chớp, là một tư thế. Tất cả gào lên, thét lên. Bao
nhiêu khuôn mặt quái gở lần lượt tới nhe răng há miệng ở lỗ cửa hoa thị giống
như bấy nhiêu bùi nhùi rơm vứt thêm vào đống lửa. Và từ tất cả đám đông sôi sục
bốc lên, như hơi lò lửa, một thứ ồn ào lanh lảnh, the thé, đinh tai nhức óc,
rít lên như tiếng cánh ruồi bay.
- Ôi chao! Chết tiệt!
- Nhìn xem cái mắt kia kìa!
- Trông chẳng ra làm sao cả.
- Đến lượt cái khác thôi!
- Ghiơmét Môgơrơpuy, hãy nhìn xem cái mõm bò tót, chỉ còn thiếu
có cặp sừng nữa thôi! Có phải chồng chị đó không?
- Cái khác!
- Ôi giáo hoảng! Mặt gì nhăn nhúm thế kia?
- Ê ê! Đồ ăn gian. Chỉ được giơ mặt ra thôi.
- Cái con Parét Calbôt trời đánh! Nó chẳng từ cái gì.
- Nôen! Nôen!
- Chết cười đi được!
- Thằng cha nảy thì không chui lọt tai! v.v, v.v...
Tuy nhiên, cũng phải công bằng với anh bạn Giăng của chúng
ta. Giữa không khí ngày hội quỷ đó, vẫn thấy anh ta đứng trên đầu cột, tựa gã
thủy thủ trên cột buồm. Anh ta múa may như phát điên phát cuồng. Mồm anh ta há
hốc, phát ra tiếng thét không nghe thấy, chẳng phải bị át đi tiếng ồn ảo chung
dù ầm ầm đến đâu chăng nữa, mà chắc vì đâ đạt tới giới hạn của những âm cao có
thể nghe thấy, khoảng mười hai nghìn rung động của Xôvơ hoặc tám nghìn của
Biô[16].
Còn Gringoa, phút chán nản đâu tiên đi qua, bắt đầu trấn tĩnh
lại. Chàng vẫn cứng rắn trước bọn đào kép, những cái máy nói. Rồi rảo bước đi lại
trước bàn đá, chảng bỗng nảy ra ý định chơi ngông, là cũng tới ló mặt ở lỗ cửa
nhà nguyện, dù chỉ để có cái thích thú là nhăn mặt chế giễu lũ dân chúng vô ơn
- Không thể được, cái đó không xứng đáng với ta; không cần trả thừ! Ta phải chiến
đấu tới cùng, chàng thầm nhủ, Quyền lực của thi ca rất lớn đối với nhân dân; ta
sẽ giành lại họ. Rồi sẽ thấy ai thắng ai, trò nhăn mặt hay là văn chương.
Than ôi! Chàng vẫn là khán giả duy nhất của tác phẩm mình.
Còn tệ hơn cả lúc nãy. Chỉ thấy toàn lưng là lưng.
Chúng tôi lầm. Cái ông to béo kiên nhẫn mà chàng đã hỏi ý kiến
vào lúc nguy kịch, vẫn quay mặt về phía sân khấu. Còn Gixkét và Liênarđơ, hai
cô ả đã chuồn đi tử lâu.
Gringoa xúc động tận đáy lòng trước vị khán giả duy nhất
trung thành. Chàng tơi gần, khẽ lắc tay ông và nói: vì con người trung thực đó
đứng tựa hàng rào, đang thiu thiu ngủ.
- Thưa ngài, Gringoa nói, xin đa tạ ngài.
- Thưa ngài, ông to béo ngáp và hỏi lại, sao ạ?
- Tôi thấy điều làm phiền ngài, thi sĩ nói tiếp, là tất cả tiếng
ồn ào này làm ngài không thể nghe được thoải mái. Nhưng xin cứ yên tâm: ngài sẽ
lưu danh hậu thế. Xin ngài cho biết quí tính cao danh?
- Xin tự giới thiệu: Rơnôn Satô, quan chấp án của tòa Satơlê ở
Paris.
- Thưa ngài, ở đây ngài là đại biểu duy nhất của thi ca.
Gringoa nói.
- Thưa ngài, ngài thật thả quá, quan chấp án tòa Satơlê trả lời.
- Ngài là người duy nhất đã hạ cố xem vở kịch đến nơi đến chốn.
Gringoa nói tiếp. Ngài thấy nó thế nào?
- Ờ! Ờ! Vị pháp quan to béo còn ngái ngủ trả lời, kể ra thì
cũng vui vui đấy.
Thê là Gringoa đành bằng lòng với lời khen, vì tiêng vỗ tay
như sấm ran xen lẫn tiếng hoan hô dậy đất, chấm dứt câu chuyện giữa hai người.
Cuồng đãng giáo hoàng đã được bầu xong.
- Nôen! Nôen! Nôen! Dân chúng tứ phía gào lên hoan hô.
Quả thật là kỳ diệu cái mặt nhăn lúc đó đang sáng ngời lỗ cửa
hoa thị. Sau hàng loạt các mặt ngủ lăng, lục giác vầ dị dạng lần lượt hiện ra ở
ỉỗ cửa, không cái nào đạt tới lý tưởng của sự kỳ quái đã thành hình trong trí
tưởng tượng được kích thích vào ngày hội cuồng dật, đúng là phải có nổi cái
nhăn mặt cao siêu vửa làm đám đông lóa mắt đó mới giảnh được cử tri. Chính ngài
Côppơnôlơ cũng vỗ tay; cả Clôpanh Truiơphu cũng dự thi - và chỉ có Chúa mới biết
bộ mặt hắn đã vươn lên tới đỉnh cao của sự xấu xí - đành chịu thua. Chúng tôi
cũng thúc thủ. Chúng tôi không định giúp độc giả có một ý niệm về cái mũi bè bè
thành ba mặt tam giác, cái mồm vành móng ngựa, con mắt trái ti hí che lấp bởi
chùm lông mày đỏ quạch rậm rì trong khi con mắt phải hoàn toàn biến mất dưới
cái mụn cóc to tướng, hàm răng khấp khểnh, hổng đôi ba chỗ như lỗ châu mai pháo
đài, cặp môi sần chai có chiếc răng mọc đâm ra như gầ voi, cái cằm vênh váo, và
nhất là vẻ mặt toát ra tủ mọi cái đó, một thứ hỗn hợp tinh quái, kinh ngạc và
buồn rầu. Neu có thể, xin cứ tưởng tượng về cái toàn thể đó.
Tiếng hoan hô nhất tề nổi lên. Mọi người đổ xô vào nhà nguyện.
Họ long trọng đưa ra vị cuông đãng giáo hoàng may mắn. Nhưng lúc đó sự ngạc
nhiên và khâm phục mới đạt tới đỉnh cao. Cái mặt nhăn chính là mặt thật của hắn.
Hoặc đúng hơn là cả 'người hắn là một khối nhăn. Một cái đầu
to tướng lởm chởm tóc đỏ quạch;
giữa đôi vai là cái bướu kếch xù làm đằng trước ngực như nhô
ra; hệ thống đùi và chân vòng kiềng bẻ quẹo rất kỳ quái, chỉ có thể chạm nhau ở
đầu gối, và nhìn thẳng đằng trước, trông giống như hai lưỡi hái kề nhau ở chỗ
tay cầm; hai bàn chân to bè, hai bàn tay lớn khủng khiếp; và cùng với cả hình
thù quái dị này, còn là một dáng đi đáng sợ, rất mạnh mẽ, nhanh nhẹn và quả cảm,
một ngoại lệ kỳ lạ khác với luật lệ muôn thủa cho rằng sức mạnh cũng như vẻ đẹp
là kết quả của hài hòa. Đó đức giáo hoàng do bọn cuồng đãng vừa bầu lên.
Có thể nói đây là một gã khổng lồ bị tháo rời từng mảnh và được
hàn lại vụng về.
Khi tên quỉ hiện ra trên ngưỡng cửa nhả nguyện, bất động, mập
mạp, chiều ngang gần bằng chiều cao, vuông vắn ở cải nền, giống như một vĩ
nhân [17] với áo ngoài nửa đỏ nửa tím, thêu hình tháp chuông bằng ngân tuyến, nhất
là với vẻ xấu xí hoàn hảo, đám dân chúng nhận ngay ra hắn và đồng thanh reo
lên:
- Tên Cadimôđô, thằng kéo chuông! Tên Cadim- ôđô, thằng gù nhả
thờ Đức bà! Cadimôđô, thằng chột! Cadimôđô, thằng khoèo chân! Nôen! Nôen!
Thấy ngay gã đáng thương có vô khối biệt hiệu.
- Các bà có chửa hãy cẩn thận! Bọn học trò thét lên:
- Cả những ai định có chửa nữa, Giôan nói tiếp.
Các bà quả nhiên vội che mặt.
- Ôi! Con khỉ khốn nạn, một bà nói.
- Vừa xấu lại vừa ác, bả khác nói.
- Nó là quỉ đấy, bà thứ ba xen vào.
- Tôi chẳng may lại ở gần nhà thờ Đức bà; suốt đêm, tôi nghe
thấy nó cứ lảng vảng trên ống máng.
- Với lũ mèo.
- Nó luôn luôn ở trên nóc nhà chúng tôi.
- Nó gieo tai họa qua ống khói.
- Tối hôm vừa rồi, nó tới trợn mắt nhe răng ở cửa mái nhà
tôi. Tôi cứ tưởng là người nào. Sợ quá đi mất!
- Tôi tin chắc nó đi dự dạ hội phù thủy. Có lần nó để chổi
lên chậu rác của tôi.
- Eo ôi! Cái mặt thằng gù gớm ghiếc!
- Trời! Cái linh hồn độc ác!
- Tởm!
Trái lại, bọn đàn ông vui thích và vỗ tay.
Cadimôđô, đối tượng của đám đông ồn ào, vẫn đứng sững trên
ngưỡng cửa nhà nguyện, vẻ mặt âm thầm và nghiêm trang, mặc cho mọi người ngắm
nghía.
Một gã học trò, hình như Rôbanh Puxơpanh thì phải, đến quá gần
và cười ngay vào mũi nó. Cadimôđô chỉ khẽ nắm lấy thắt lưng hắn và quẳng ra xa
mười bước qua đám đông. Không thèm nói nửa lời.
Ngài Côppơnôlơ thích thú, lại gần hắn.
- Lạy chúa! Cha mẹ ơi! Suốt đời tao chưa thấy ai xấu xí tuyệt
diệu như mày. Mày xứng đáng ngôi giáo hoàng ở Rom cũng như ở Paris.
Bác nói và vui vẻ đặt tay lên vai hắn. Cadimôđô không động đậy.
Côppơnôlơ nói tiếp:
- Mày là thằng ngợm khiến tao ngứa ngáy muôn chè chén với mày
một bửa, dù có phải tốn tới một đồng đudanh mói bằng mười hai đồng đơniê tiền
Tua. Mày thấy thế nào?
Cadimôđô không trả lời.
- Lạy chúa! Bác lái quần chẽn nói, hay là mày điếc?
Quả nó điếc thật.
Nhưng nó bắt đầu khó chịu trước điệu bộ của Côppơnôlơ, và đột
nhiên quay lại phía bác ta, răng nghiến ken két, khiến con người khổng lồ xứ
Phlăngđrơ phải lủi lại, như con chó gộc trước con mèo.
Thế là bao quanh nhân vật quái dị đó bồng thành hình một vòng
tròn sợ hãi và kính nể ít nhất cũng tới mười lăm bước đường bán kính. Một bà
lão bảo cho ngài Côppơnôlơ biết là Cadimôđô bị điếc.
- Điếc à! Bác lái quần chẽn cười sằng sặc kiểu dân xứ
Phlăngđrơ. Lạy chúa! Đúng là một đức giáo hoàng hoàn mỹ.
- Này! Tôi biết nó, Giăng reo lên, cuối cùng từ nóc cột tụt
xuông để tới xem Cadimôđô gần hơn, nó là tên kéo chuông của ông anh phó chủ
giáo của tôi.
- Chào Cadimôđô!
- Người với ngợm! Rôbanh Puxơpanh, vẫn còn đau vì bị quẳng
ngã, nói. Nó xuất hiện: đó là thằng gù. Nó bước đi: đó là thằng khoèo. Nó nMn
ta: đó là thằng chột. Ta nói với nó: đó là thằng điếc. - Thế đấy, tên
Pôlyphem[18] này, nó dừng lưỡi lẩm gì?
- Lúc nào thích thì nó nói. Nó điếc vì kéo chuông mãi. Nó
không câm đâu, bà lão nói.
- Nó còn thiếu mất cái đó. Giăng nhận xét.
- Và nó thừa mất một mắt, Rôbanh Puxơpanh thêm vào.
- Không đúng, Giăng nói thật chí lý. Một thằng chột còn hoàn
thiện hơn thằng mù nhiều. Nó biết nó thiếu cái gì.
Trong lúc đó, tất cả lũ ăn mảy, tôi tớ, ăn cắp, hợp sức với học
trò, đã linh đình tìm thấy trong ngăn tủ của các luật sư, chiếc mũ miện bằng
bìa cứng và chiếc áo chùng cà tàng của Cuồng đãng giáo hoàng. Cadimôđô lẳng lặng
để cho họ mặc với vẻ ngoan ngoãn kiêu hãnh. Rồi họ đặt hắn ngồi lên chiếc kiệu
sặc sỡ. Mười hai quan viên của hội cuồng đãng khiêng kiệu lên vai; và khuôn mặt
u buồn của tên quỷ bỗng hớn hở một niềm vui chua chát và kênh kiệu, khi thấy tất
cả đầu những người tuấn tú, hiên ngang và cân xứng đều dưới đôi chân dị hình của
mình. Rồi đám rước ầm ĩ và rách rưới kéo đi, theo tục lệ, diễu qua dãy hành
lanh bên trong Tòa pháp đình, trước khi ra phố và ngã tư.
VI. EXMÊRANĐA
Chúng tôi vui mừng được báo với bạn đọc là trong suôt thời
gian đó, Gringoa và vở kịch vân đứng vững. Các đào kép được chàng thúc đít vẫn
không ngừng diễn, còn chàng không ngừng nghe. Chàng bất chấp tiếng ồn ào và quyết
định diễn tới củng, vẫn hy vọng rốt cục rồi công chúng sẽ phải quay lại xem.
Anh hy vọng đó bừng lên khi chàng thấy Cadimôđô, Côppơnôlơ và đám rước Cuồng đảng
giáo hoàng đinh tai nhức óc đã ầm ĩ kéo ra khỏi phòng. Đám đông nô nức chạy ùa
theo sau, "Thôi được, chảng thầm nhủ, thế là tất cả bọn lộn xộn cút rồi".
- Đáng tiếc, tất cả bọn lộn xộn lại là công chúng. Trong chớp mắt, gian đại sảnh
vắng tanh.
Thực tình mà nói, cũng còn lại vài khán giả, người đứng tản mạn,
kẻ tụ họp quanh dãy cột, gồm đàn bà, ông già hoặc trẻ con, đã chán ồn ào và xô
đẩy nhau. Dăm gã học trò ngồi cưỡi lên thành cửa sổ và nhìn ra quảng trường.
- Kể ra cũng còn đủ khán giả để xem xét nốt vở kịch của mình.
Họ tuy ít, nhưng là công chúng tinh hoa, công chúng học thức, Gringoa nghĩ bụng.
Một lát sau, bỗng thiếu mất bản giao hưởng đáng lẽ phải gây
được hiệu quả mạnh nhất khi Đức bà đồng trinh giáng lâm. Gringoa mới biêt là
dàn nhạc của mình đã bị đám rước Cuồng đãng giáo hoàng lôi tuột đi mất rồi. -
Thôi, cho qua, chàng nhẫn nhục nói.
Chàng tới gần đám thị dân mà chàng cho là đang bàn tán vở kịch
của mình. Đây mẩu chuyện chàng bất chợt nghe được:
- Ngài Sơnơtô, ngài có biết cái lâu đài Navarơ vốn là của ông
Nơmua không?
- Có, trước mặt nhà nguyện Bracơ chứ gì.
- Thế mà ty thuế vừa cho Ghiôm Alixăngđrơ, họa sĩ trang trí bản
viết tay, thuê với giá sáu đồng livrơ tám xu tiền Paris mỗi năm đấy.
- Tiền thuê nhà đắt lên ghê thật!
- Thôi được! Gringoa thở dài thầm nhủ, đã có người khác nghe
vậy.
- Các bạn ơi, đột nhiên một gã kỳ cục ngồi trên cửa sổ kêu,
Exmêranđa! Exmêranđa! ngoài quảng trường kia kìa!
- Cái tên đó tạo nên hiệu quả kỳ dị. Mọi người còn lại trong
phòng đổ xô ra cửa số, trèo lên tường để nhìn, và reo lên: Exmêranđa!
Exmêranđa!
Cùng lúc bên ngoài vang lên tiếng vỗ tay ran.
- Thế này là thế nảo kia chứ, con Exmêranđa ả? Gringoa nói,
thất vọng chắp hai tay. 0! Trời ơi! Bây giờ đến lượt cửa sổ rồi chắc.
Chảng quay nhìn tấm bàn đá và thấy vở kịch đã ngửng diên.
Đúng vào lúc Giuypite phải ra trò với sấm sét trong tay. Thế mà Giuypite vẫn đứng
im lìm dưới sân khấu.
- Misen Gibornơ! Thi sĩ nổi giận quát lên, anh đứng làm gì
đó?- Đen vai anh rồi chứ? Vậy lên đi!
- Chán quá, Giuypite nói, một thằng học trò lấy mất thang rồi.
Gringoa nhìn. Sự việc quả đúng như vậy. Mọi giao lưu bị gián
đoạn giữa chỗ thắt và chỗ mở của kịch tính.
- Thằng mất dạy! Chàng lẩm bẩm nói. Nó lấy cái thang làm gì
kia chứ?
- Để xem con Exmêranđa, Giuypite trả lời thảm hại. Nó bảo:
Đây rồi, có cái thang để không! Rồi xách luôn đi.
Đó là đòn cuối cùng. Gringoa nhẫn nhục chịu
đòn.
- Quỷ tha ma bắt chúng mày đi! Chàng bảo bọn đào kép, nếu tao
không ra gì thì chúng mày cũng sẽ chẳng ra sao.
Thế là chàng rút lui, đầu cúi gằm, nhưng là người cuối cùng,
như vị tướng đã chiến đấu quyết liệt.
Vừa đi xuống dãy cầu thang khúc khuỷu của Tòa pháp đình,
chàng vừa làu bàu trong miệng: - Cái lũ dân Paris này quả là một đám đông hỗn tạp
hết sức ngu ngốc và đần độn; họ đến để nghe thánh kịch mà chẳng chịu nghe gì cả!
Họ chú ý đến tất cả mọi người, cả Clôpanh Truiơphu, cả giáo chủ, cả Côppơnôlơ,
cả Cadimôđô, cả quỉ sứ! Nhưng lại không hề chú ý đến Đức bà đồng trinh. Đồ ngu,
tao mà biết thế này thì rồi có khối Đức bả đồng trinh mà xem! Còn mình, mình đến
đây để nhìn khuôn mặt lại thấy toàn lưng là lưng! Là thi sĩ mà lại thắng lợi
như một gã bào chế! Đúng là Hôme(1,đã phải ăn mày ở các thị trấn Hy Lạp và
Nadông[19] chết lưu đày ở Mátxcơva. Nhưng quỉ ăn thịt cũng được, miễn mình hiểu
nổi dân chúng đó thích thú cái gì ở con Exmêranđa! Trước hết, cái tên đó là cái
gì? Là trò bói toán cát hung kiểu Ai Cập!
QUYỀN HAI
I. TỪ SARIPĐƠ SANG XYLA
Tháng giêng, đêm xuống sớm. Phố xá đã tối om khi Gringoa rời
Tòa pháp đình. Chàng thích đêm tối như vậy; chảng muốn đi ngay vào một ngõ tối
và vắng để tha hồ nghĩ ngợi, để triết nhân xoa dịu nỗi đau của thi nhân. Và lại,
triết học đã trở thành nơi ẩn náu duy nhất, vì chảng không biết ở đâu bây giờ.
Vở kịch diễn thì đã rành rành chết yểu, chàng không dám trở về căn nhà thuê ở
phố Kho - trên sông, - ngay trước Bến cỏ, vì đã tính là ngài đô trưởng phải trả
tiền cho vở chúc hôn thi, để chàng trả cho bác Ghiôm Đun Xia, nhân viên bao thuế
bò dê vào phố của Paris, số nợ sáu tháng tiền thuê nhà, tức mười hai xu tiền
Paris, nó bằng mười hai lần giá trị của những gì chàng có trên đời này, kể cả
quần chẽn ngắn, áo sơ mi và chiếc mũ trùm đầu. Đứng trú tạm dưới cửa tò vò con
của căn nhà tối tăm viên quản ngân khố khu Xanh Sapen, sau khi suy nghĩ một lát
về nơi tạm trú đêm nay, với đủ các hè đường Paris tha hồ lựa chọn, chàng sực nhớ
tuần trước, ở phố Hàng Giày cũ, mình đã nhằm sẵn một bậc thềm để leo lên lưng lừa
ở trước cửa nhà viên cố vấn Tối cao pháp viện và thầm nhủ thềm đá nảy có lúc sẽ
thành cái gối vô cùng tuyệt diệu cho một gã ăn mày hoặc thi sĩ. Chàng tạ ơn thượng
đế đã ban cho mình ý nghĩ hay ho đó; nhưng đang lúc sắp sửa đi qua quảng trường
Tòa pháp đình để sang dãy mê cung khúc khuỷu của Khu thành cũ, ngoằn ngoèo mọi
phố cũ cùng thời, nào phố Hàng Thùng, phố Hàng Da cũ, nào phố Hàng Giày cũ, Phố
Do Thái v.v... hiện nay vẫn còn nguyên với dãy nhả mười tầng, chàng chợt thấy
đám rước Cuồng đãng giáo hoàng cũng vừa ở Tòa pháp đình đi ra và kéo ủa ngang
qua đường, hò hét ầm ĩ, đuốc sáng trưng và cả dàn nhạc của chàng, Gringoa. Lòng
tự ái bị tổn thương lại quặn đau khi nhìn thấy cảnh tượng này; chàng lủi trốn.
Trong nỗi niềm chua chát về vở kịch bị thất bại, mọi điều gợi nhớ đến ngày hội
đều làm chàng cáu kỉnh và rớm máu vết thương lòng.
Chàng đi qua cầu Xanh Misen; trẻ con đang chạy tung tăng trên
đó, chơi pháo hoa và pháo thăng thiên.
- Pháo với phiếc chết tiệt!
Gringoa rủa thầm và rẽ sang cầu Hối đoái. Trước cửa dãy nhầ ở
đầu cầu có treo ba bức hình vẽ hoảng thượng, thái tử và công chúa Margơrit Đờ
Phlăngđrơ, và sáu bức nhỏ hơn có chân dung công tước Ôtrisơ, giá0 chủ Buốcbông,
rồi ngài Bôgiơ, rồi lệnh bà Gian Đờ Phrăngxơ, rồi ngài con hoang Buôcbông và một
vị nào đó nữa; tất cả sáng choang dưới ánh đuốc. Đám đông đứng ngắm nghía.
- May mắn thay họa sĩ Giăng Phuốcbôn!
Gringoa thở dài thườn thượt, thầm nhủ và quay
lưng lại dãy hình lớn, hình con. Trước mắt lầ một căn phố; phố
tối om, vắng ngắt, làm chàng hy vọng thoát khỏi mọi tiếng ồn ào cũng như ánh
sáng đêm hội. Chàng đi vào phố. Lát sau, chàng vấp phải một vật, loạng choạng
và té ngã. Hóa ra bó cây tháng năm, mà bọn giáo sinh của giới luật đã đặt từ
sáng trước cửa nhà quan chánh án tòa Tối cao pháp viện, nhân dịp ngày lễ long
trọng. Gringoa dũng cảm chịu đựng cuộc chạm trán mới này. Chàng đứng dậy và ra
bờ sông. Để lại sau cái tháp nhỏ dân sự và tháp lớn hình sự, rồi men theo bức
tường lớn của khu vườn ngự uyển, trên bãi sỏi không lát đá, bủn ngập tới mắt cá
chân, chàng tới mỏm phía tây Khu thảnh cũ và đứng ngắm nghía một lát cù lao Chú
đưa bò qua sông, đến nay đã biến mất dưới bức tượng con ngựa bằng đồng thau và
cầu Mới. Hòn đảo nhỏ hiện trong bóng đêm, như một khối đen sì, ở phía bên kia
ngòi nước hẹp, trắng bệch, ngăn đôi. Nhờ ánh đèn sáng leo lét, có thể thấp
thoáng thấy một căn lều trông như tổ ong của chú đưa bò qua sông trú ngụ ban
đêm.
- Sung sướng thay chú đưa bò sang sông! Gringoa thâm nghĩ,
chú mày chẳng cần nghĩ tới tên tuổi mà
cũng không làm chúc hôn thi! Chú mày mặc xác cả vua chúa kết
hôn lẫn các nữ công tước Buốcgônhơ! Chú mày còn cóc cần loại hoa nào khác loại
cúc margơrit trong bãi cỏ đầu xuân thường để cho bò gặm! Còn ta, thi nhân, ta bị
la ó, ta rét run, ta nợ mười hai xu và đế giày ta mỏng tang đến nỗi có thể dùng
làm kính đèn lồng cho chú mày. Cảm ơn, hỡi chú đưa bò qua sông! Căn lều của chú
mày làm ta vui mắt và giúp ta quên Paris!
Chàng bừng tỉnh khỏi cơn cảm khái gần như trữ tình trước tiếng
pháo kép Xanh Giăng đột nhiên từ căn lều thơ mộng đó nổ đùnẹ. Đó là chú đưa bò
sang sông cũng tham gia vui chơi ngày hội và đốt pháo hoa.
Tiếng pháo làm Gringoa sởn gai ốc.
- Hội hè phải gió! Chàng nguyền rủa, mầy định đeo đuổi tao đến
tận đâu nữa? Chao, trời ơi, đến tận túp lều của chú đưa bò qua sông.
Rồi chàng nhìn dòng sông Xen dưới chân và nảy ra ý định khủng
khiếp: - Ôi! Chàng thầm nhủ, ta sẽ vui lòng trầm mình ngay, nếu nước không quá
lạnh!
Thế là chàng liền có ngay một quyết định tuyệt vọng. Đã không
thoát khỏi Cuồng đãng giáo hoàng, các tranh vẽ của Giăng Phuốcbôn, bó cây tháng
năm, pháo hoa lẫn pháo đùng, thì nên mạnh dạn lao vào giữa trung tâm hội hè, tới
thẳng quảng trường Grevơ.
- ít nhất, chàng thầm nghĩ, may ra ta củng có được mẩu củi của
đống lửa liên hoan mà sưởi ấm rồi chưa chừng còn kiếm được cả vài mẩu vụn của
ba tấm huy hiệu lớn làm bằng đường của hoàng gia, chắc họ đã dựng trên quầy ăn
công cộng của đô thành.
II. QUẢNG TRƯỜNG GREVƠ
ĩ)ến nay, quảng trường Grevơ chỉ còn lại chút vết tích ít ỏi
so với thời xưa. Đó là cái tháp con xinh đẹp dựng lên ở góc phía bắc quảng trường
đã bị vùi dập dưới lớp vôi quét bẩn thỉu, nó mải mòn cả các góc cạnh điêu khắc
sắc nét, có lẽ cái tháp rồi ta cũng sẽ biến mất hẳn, bị chìm ngập dưới dòng lũ
của nhả cửa mới xây đang nuốt phăng rất nhanh chóng mọi tòa nhà cũ ở Paris.
Những người, như chúng ta, không bao giờ đi ngang qua quảng
trường Grevơ mà không thương hại và không thiện cảm đoán nhìn cái tháp con tội nghiệp
đó, bị nghẹt giữa hai căn lều thdi Luy XV chúng ta có thể dễ dàng hình dung
trong trí óc toàn bộ dãy dinh thự quanh quảng trường và thấy lại nguyên vẹn cái
quảng trường cổ gôtích của thế kỷ mười lăm.
Cũng như hiện nay, đó là một hình thang không đều, một cạnh
là bến sông còn ba cạnh kia là một loạt nhà cao, hẹp và tối! Ban ngày, có thể
ngắm nhìn vẻ đa dạng của những dinh thự, tất cả đều chạm trổ bằng đá hoặc gỗ,
chúng giới thiệu đầy đủ các kiểu mẫu kiến trúc nhà ở khác nhau của thời trung cổ,
ngược từ thế kỷ mười lăm lên thế kỷ mười một, từ chiếc cửa sổ kính bắt đầu truất
phê hình cung nhọn, tới hình cung tròn rôman từng bị hình cung nhọn thay thế và
hiện nay, ở phía dưới hình cung nhọn đó, nó vẫn chiếm giữ tầng gác một của tòa
nhà cổ ở tháp Rôlăng, ngay góc quảng trường trông ra sông Xen, phía phố Hàng
Da. Ban đêm, khối dinh thự này chỉ hiện lên đường viền ren đen của dãy góc nhọn
những mái nhà trập trùng bao quanh quảng trường. Vì sự khác biệt căn bản nhất
giữa thành phố hồi đó và thảnh phố bây gid là hiện nay, các mặt nhà đều thông
ra quảng trường và phố xá, còn hồi đó lại là các đầu hồi. Tử hai thế kỷ nay,
nhà cửa đều xoay hướng.
Ở giữa, về phía đông quảng trường, sừng sững một kiến trúc nặng
nề và lai tạp gồm ba tòa nhả xây kề nhau. Người ta gọi nó bằng cái tên, chúng cắt
nghĩa lịch sử, việc sử dụng và kiến trúc của nó: Nhà thái tủ vì Sáclơ V, thái tử,
từng ở đó: Thương phâm, vì nó dùng làm Tòa đô chính; Nhà cột (domus ad
piloria), vì có dãy cột lớn đỡ ba tầng gác. Thành phố tìm thấy ở đó tất cả những
gì cần thiết cho một đô thành tốt lảnh như Pari; một nhà nguyện để cầu Chúa; một
phòng cãi để mở phiên tòa biện hộ và nếu cần thì bắt bẻ người của nhà vua; và
trên tầng dưới nóc là một kho vũ khí đầy súng đạn. Vì thị dân Paris biết rằng
không phải bất cứ trường hợp nào cũng chỉ cần cẩu nguyện và biện hộ cho quyền tự
trị của Khu thành cũ là đủ nên họ luôn dự trữ sẵn một kho thóc ở Tòa đô chính
và dăm khẩu súng hỏa mai chính cống đã hoen gỉ.
Ngay từ hồi đó, quảng trường Grevơ đã mang vẻ rùng rợn mà đến
nay nó vẫn còn giữ nguyên, do ý nghĩ đáng ghét tự gợi lên và do Tòa đô chính u
ám của Đôminic Bôcado, đã thay thế cho Nhà cột. Phải nói một đài treo cổ và một
gian bêu tủ thường trực, mà thời đó người ta gọi là cái cân và cái thang, được
dựng cạnh nhau, ngay giữa lòng đường lát đá, đã góp phần không nhỏ khiến mọi
người không thèm nhìn vào cái bãi tàn khốc đó, nơi bao kẻ tràn đầy sức khỏe và
sinh lực đã từng hấp hối; nơi năm mươi năm sau lại nảy sinh cơn sốt Xanh Valiê,
cái bệnh khủng bố bằng xử giảo, ghê tởm nhất trong mọi thứ bệnh, vì không phải
do Chúa mà chính do con người gây ra.
Nhân tiện xin nói thêm, quả là điều an ủi khi nghĩ cách đây
ba trăm năm, tội tử hình còn chất chồng những bánh sắt phơi thây, đài treo cổ bằng
đá, tất cả các dụng cụ nhục hình thường trực và chôn chặt ở lòng đường, ở quảng
trường Grevơ, khu chợ, quảng trường Thái tử, ngã tư giảo đải Croa Đuy Trahoa,
chợ Heo, đài treo cổ Môngphôcông gớm ghiếc, rào chắn cảnh binh, bãi Chuột, cổng
Xanh Đơni, Sămpô, cổng Bôdê, cổng Xanh Giắc, chưa kể vô vàn giảo đài của những
đô trưởng, giám mục, tăng hội, tu viện trưởng, tăng viện trưởng đầy pháp quyền;
chưa kể những vụ xử dìm trôi sông Xen, sau khi lần lượt mất hết mọi mảnh giáp
trụ, mọi cực hình thửa mứa, mọi hình phạt kỳ quái và ngông cuồng, mọi nhục hình
mà cứ năm năm một lần phải làm lại chiếc giường da ở tòa Đại Satơlê, hiện nay
quả là điều an ủi khi thấy quyền bá chủ già cỗi của xã hội phong kiến đã gần
như bị đuổi ra khỏi vòng pháp luật và khỏi thành phố, bị truy lùng từ đạo luật
này tới đạo luật khác, bị xua đuổi tử chỗ này sang chỗ khác, cái quyền đó chỉ
còn lại ở đô thành bát ngát Paris chúng ta một xó xỉnh ô nhục quảng trường
Grevơ, một máy chém tồi tản, lén lút, thấp thỏm, nhục nhã, hình như lúc nào
cũng lo ngay ngáy bị bắt quả tang, vì nó chuồn thật nhanh sau khi đã chém đầu!
III. BESOS PARA GOLPES[20]
Khi tới quảng trường Grevơ, Pie Gringoa rét cóng cả người.
Chàng đã đi đằng phía cầu Thợ xay để tránh cái đám đông trên cầu Hối đoái và
tránh các tranh vẽ của Giăng Phuốcbôn; nhưng tất cả bánh xe cối xay của đức
giám mục đã bắn tóe nước khi chàng đi qua, nên áo ngoài ướt sũng. Hơn nữa,
chàng có cảm tưởng vở kịch thất bại còn khiến mình rét hơn. Cho nên chàng vội đến
gần đống lửa liên hoan đang bốc cháy ngùn ngụt giữa quảng trường. Nhưng một đám
đông nghịt đã vây quanh.
Dân Paris chết tiệt! Gringoa thầm nhủ, vì chàng đang thích độc
thoại như một thi sĩ kịch chân chính, thế là họ lại án ngữ mất đống lửa! Mả
mình đang rất cần một chỗ sưởi ấm. Giày thì ướt sũng, còn lũ cối xay khỉ gió đó
lại ào ào hắt nước vào mình! Quỉ tha cái lão giám mục Paris cùng tất cả cối xay
của lão! Không biết giám mục thì cần đến cối xay làm gì kia chứ! Dễ thường lão
muốn trở thảnh giám mục xay lúa chắc? Neu lão cần được nguyền rủa, mình sẵn
sàng nguyền rủa, cả tòa nhà thờ lẫn mọi cối xay của lão! Thử xem lũ dân ba chạ
kia có sắp xéo đi không! Không biết họ làm gì ở đó! Họ đang sưởi; thú vị thật!
Họ xem đốt lửa liên hoan; vui vẻ thật!
Chảng đến gần xem sao và thấy vòng người to rộng hơn nhiều,
không phải để sưởi, còn đám đông đang nghìn nghịt kéo đến cũng không phải chỉ cốt
xem vẻ đẹp của ngọn lửa liên hoan đang bốc cháy.
Trên khoảng trống rộng rãi để chửa giữa đám đông và đống lửa,
một cô gái đang nhảy múa.
Cô gái đó lầ người, hay tiên hay thiên thần, mặc dù là triết
gia hoài nghi, là thi nhân châm biếm, thì ngay phút đầu, Gringoa củng không thể
xác định, vì cảnh tượng huy hoàng làm chàng lóa mắt.
Cô ta không cao lớn, mặc dù có vẻ như vậy, vì dáng người
thanh mảnh vươn lên hết sức ngạo nghễ. Nước da nâu, nhưng ban ngày hẳn ánh lên
màu hồng tươi đẹp của dân Ăngđaludi[21] và dân La Mã. Bàn chân nhỏ nhắn cũng là
chân người Ảngđaludi, vì xỏ vừa khít vừa thoải mái vào đôi giày xinh xắn. Cô ta
nhảy múa, xoay tròn, quay tít, trên tấm thảm Ba Tư cũ, trải tạm dưới chân; và mỗi
lần quay tròn, khuôn mặt rạng rỡ của cô lại lướt qua đôi mắt to đen ngời sáng
như ánh chớp.
Xung quanh cô, mọi ngưdi há hốc mồm, chăm chú xem; và quả thực
là một con người siêu phàm khi cô cứ thế nhảy múa theo tiếng trống rền trên đôi
cánh tay tròn lẳn và thanh tao giơ cao quá đầu, với dáng người mảnh dẻ, là lướt
và nhanh nhẹn như ong vò vẽ, trong chiếc áo nịt kim tuyến phang phiu, áo dài sặc
sỡ phồng bay, với đôi vai trần, cặp chân thon thỉnh thoảng lộ ra dưới váy, mái
tóc huyền, cặp mắt rực lửa.
- Quả thực, Gringoa thầm nghĩ, đây là một xà nương, một thần
nữ, một tiên cô, một yêu tinh trên đỉnh núi Menalêen!
Giữa lúc đó, một bím tóc của "xà nương" tuột ra và
một vật bằng đồng vàng buộc vào đó rơi xuống đất.
- Ơ không! Chàng nói, cô ta là dân Bôhêmiêng [22]. Thế là tan
biến mọi ảo mộng.
Cô ta lại nhảy tiếp. Cô nhặt hai thanh kiếm dưới đất, gí mũi
kiếm vào trán rồi xoay ngược với chiều người quay tít. Đúng là gái Bôhêmiêng
chính cống. Nhưng dù Gringoa vỡ mộng đến đâu, toàn bộ cảnh tượng đó cũng không
thiếu vẻ huyền ảo và quái dị; ngọn lửa liên hoan chói lọi và đỏ rực chiếu sáng
cô ta, lung linh rực rỡ trên các khuôn mặt của đám đông đang quây tròn, trên vầng
trán nâu cô gái, và hắt quầng sáng nhạt nhấp nhô bóng người về cuối quảng trường,
soi mặt tiền cũ kỹ, đen nhẻm và răn reo của tòa Nhà cột phía bên này, và các xà
đá của đài treo cổ phía bên kia.
Giữa hàng nghìn khuôn mặt nhuộm ánh lửa đỏ hồng, có một khuôn
mặt hình như còn ngắm cô vũ nữ say mê hơn cả mọi người. Đó là một khuôn mặt đàn
ông khắc khổ, điềm đạm và u ám. Người này bị đám đông vây quanh che lấp mất quần
áo và có vẻ chưa quá băm nhăm tuổi; nhưng y đã hói trán; hai thái dương chỉ lơ
thơ vài túm tóc thưa lốm đốm hoa râm; vầng trán rộng và cao bắt đầu nhăn nheo;
nhưng đôi mắt nâu lại sáng ngời cái ánh thanh xuân kỳ lạ, cái sức sống nồng
cháy, cái ham mê đắm đuối. Đôi mắt không rời cô Bôhêmiêng và trong khi cô gái
mười sáu tuổi cuồng nhiệt nhảy múa để mua vui cho mọi người thì sự mơ mảng của
hắn ta như mỗi lúc càng thêm u uất. Thỉnh thoảng, nụ cười và tiếng thở dài lại
gặp nhau trên cặp môi hắn, nhưng nụ cười đau đớn hđn tiếng thỏ dài.
Cuối cùng cô gái mệt phờ dừng lại và đám đông hoan hô nhiệt
liệt.
- Giali, cô gái gọi.
Và Gringoa thấy chạy lại một con dê con xinh đẹp, trắng toát,
nhanh nhẹn, tinh ranh, bóng loáng cặp sừng vàng óng, đôi chân vàng óng, chiếc
vòng cổ cũng vàng óng, mà từ nãy đến giờ chảng chưa nhìn thấy vì nó vẫn ngồi xổm
ở góc thảm và xem cô chủ nhảy múa.
- Giali, giờ đến lượt em, cô vũ nữ nói.
Rồi cô ngồi xuống và duyên dáng chìa cái trống cho con dê.
- Giali, cô hỏi, bây giờ là tháng mấy?
Con dê giơ chân trước và gõ một cái vào mặt trống. Quả thực
đang tháng giêng. Đám đông hoan hô.
- Giali, cô gái hỏi tiếp, xoay sang mặt trống bên kia, hôm
nay là ngày bao nhiêu?
Giali giơ chiếc chân nhỏ vàng chóe và gõ sáu tiếng lên mặt trống.
- Giali, cô gái Ai Cập lại hỏi, xoay tiếp mặt trống, bây giờ
là mấy giờ?
Giali gõ bảy tiếng. Giữa lúc đó, chuông đồng hồ Nhà cột dóng
lên bảy tiếng.
Dân chúng kinh ngạc.
- Đúng là nó có yêu thuật, một giọng nói rủng rợn vẳng lên giữa
đám đông. Đó là giọng người hói trán vẫn nhìn chằm chằm cô gái.
Cô ta giật mình, quay lại; nhưng tiếng vỗ tay ran lên và át hẳn
tiếng nói rầu rĩ.
Tiếng vỗ tay xóa hẳn tiếng nói đó trong đầu óc cô nên cô tiếp
tục hỏi con dê.
- Giali, Ngài Ghisi Grăng Rêmy, đại úy khinh binh đô thành,
đã làm gì trong đám rước ngày lễ thánh Săngđơlơ?
Giali đứng thẳng hai chân sau và kêu be be, đi rất nghiêm
trang duyên dáng, khiến cả đám đông quây tròn phải phì cười vì lối bắt chước
thói sủng tín vụ lợi của vị đại úy khinh binh.
- Giali, cô gái hỏi tiếp, càng bạo dạn vì đã thành công hơn,
ngài Giắc Sarmôluy, biện lý hoàng gia tại hội pháp viện, rao giảng như thế nào?
Con dê liền ngồi xổm và kêu be be, hai chân trước múa may
trông thật kỳ cục, cho nên nếu không tính đến thứ tiếng Pháp và tiếng Latinh rất
tồi, thì cử chỉ, giọng nói, điệu bộ, thật giống hệt Giắc Sarmôluy.
Đám đông càng vỗ tay ầm ỹ.
- Trò phỉ báng! Tội phạm thượng! Giọng người hói trán vang
lên.
Một lần nữa, cô Bôhêmiêng lại quay lại.
- A! Cô nói, hóa ra cái lão khốn nạn này! Rồi chìa môi dưới
ra khỏi môi trên, cô ngúng nguẩy bĩu môi theo thói quen, xoay gối quay ngoắt
người đi và chìa chiếc trống, đi xin tiền thưởng của đám đông.
Hào lớn, hào con, nào xu, nào chinh rào rào ném xuống như
mưa. Đột nhiên, cô tới trước mặt Gringoa. Chàng dại dột thọc ngay tay vào túi
làm cô dừng lại,
- Quỷ quái! Nhả thơ nói, thấy trong đáy túi là thực tế rỗng
không. Tuy nhiên cô gái xinh đẹp vẫn đứng đó, nhìn chàng bằng đôi mắt mở to,
chìa cái trống ra và chờ đợi. Gringoa toát mồ hôi hộtệ
Neu có cả nước Pêru trong túi, chắc chắn chàng sẽ cho luôn cô
vũ nữ; nhưng Gringoa không có nước Pêru, và lại ngay châu Mỹ hồi đó cũng chưa
được tìm ra.
May thay, một sự việc bất ngờ tới cứu chàng.
- Con cào cào Ai Cập kia, mày có cút đi không? Một giọng the
thé thét lên từ xó tối om của quảng trường.
Cô gái sợ hãi quay lại. Đó không phải giọng người hói trán; mả
là giọng đàn bà, một giọng sùng đạo và độc ác.
Thế nhưng, tiếng thét làm cô gái khiếp sợ lại khiến lủ trẻ
chơi đùa quanh đó vui thích.
- Đó là mụ tu kín ở Tháp Rôlăng, chúng reo lên cười ầm ĩ, đó
là mụ tu dòng Túi đang gào lên! Hay là mụ ta chưa ăn gì, ta mang lại cho mụ ít
thức ăn thừa của quầy ăn thành phố đi! Cả bọn đổ xô về phía Nhà cột.
Trong khi đó, Gringoa lợi dụng lúc cô vũ nữ hôt hoảng liền
chuồn thẳng. Tiếng trẻ hò reo làm chảng nhớ cả mình cũng chưa ăn gì. Chàng vội
chạy tới quầy ăn. Nhưng lũ ranh con nghịch ngợm nhanh chân hơn; chàng tới nơi
thì chúng đã vét sạch. Ngay đến mẩu bánh tồi tần năm xu một cân cũng chẳng còn.
Trên tường chỉ còn những bó hoa huệ mảnh dẻ, lẫn với tường vi, do Matơ Bitécno
vẽ tử năm 1434. Bữa ăn như thế thì đạm bạc quá.
Chưa ăn gì mà ngủ là chuyện phiền; chưa ăn gì mà còn biết ngủ
đâu, lại càng ít vui tươi hơn. Gringoa đang lâm vào bước đó. Không cơm ăn,
không nhà ở; sinh kế bốn bề thúc bách và chàng cảm thấy chuyện sinh kế thực là
khốn khổ. Từ lâu chàng đã phát hiện ra chân lý là Guypite, trong lúc quá yếm thế,
đã sáng tạo ra loài người và trong suốt cuộc đời nhà hiền triết, số phận đã vây
hãm triết lý của y. Còn chàng, chưa bao giờ chảng bị vây hãm triệt để như thế nảy;
chàng nghe dạ dày kêu gọi đầu hàng và thấy hết sức vô vị khi chính số phận hẩm
hiu lại dùng cái đói để đánh bại triết lý của mình.
Chàng đang mỗi lúc một thêm mơ mộng buồn rầu thì đột nhiên bừng
tỉnh khi có tiếng hát kỳ dị, tuy rất êm ái, cất lên. Đó là tiếng hát cô gái Ai
Cập.
Tiếng hát củng giống như điệu múa và sắc đẹp của cô. Nó khó tả
mà đáng yêu: có thể nói, đó là cái gì trong sáng, âm vang, thanh thoát, bay bổng,
Tiếng hát liên tiếp bừng nở, các giai điệu, các tiết tấu bất ngờ, rồi các câu
nhạc giản dị xen lẫn với những âm cao vút, lanh lảnh, rồi các chuyển giọng cách
quãng làm chim họa mi cũng không sánh kịp, nhưng vẫn du dương như thường, rồi
các ngân rung bát độ mềm mại lúc dâng lên khi hạ xuống như cặp vú cô ca sĩ trẻ.
Gương mặt xinh đẹp của cô linh động kỳ lạ với mọi biến thái của bài hát, từ cảm
hứng cuồng loạn tới vẻ trang trọng thanh khiết nhất. Có thể nói có khi như con
điên, lúc là bà hoảng.
Lời ca thuộc một ngôn ngữ xa lạ với Gringoa, và hình như, cả
cô cũng không hiểu, vì tình cảm diễn tả qua điệu hát rất ít phù hợp với ý nghĩa
của lời. Ví dụ như bôn câu thơ sau đây qua miệng cô hát, thật vô củng vui nhộn:
Un cofre de gran riqueza Haỉlaron dentro un piìar Dentro del,
nuevas banderas Con ũguras de espantar(1>
Rồi lát sau, Gringoa cảm thấy ứa nước mắt khi nghe giọng cô
hát đoạn thơ này:
Alarabes de cavallo Sin poderse menear,
Con espadae ylos cuellos,
Balỉestas de buen echar[23]
Tuy nhiên, tiếng hát vẫn ngời sáng niềm vui và cô hát như
chim hót, bình thản và vô tư.
Tiếng hát cô gái khuấy động tâm hồn mơ mộng của Gringoa, như
con thiên nga khuấy động mặt nước. Chàng lắng nghe, say sưa, và quên hết mọi thứ.
Sau nhiều giờ, đây là giây phút đầu tiên, chàng không cảm thấy đau khổ.
Khoảng cách này thật ngắn ngủi.
vẫn giọng đàn bà, đã ngắt quãng điệu nhảy của cô gái, lại tới
cắt đứt tiếng hát.
- Con ve sầu âm phủ kia, mày có câm mồm ngay đi không? Mụ vẫn
từ trong xó tối om ở quảng trường thét lên.
Con ve sầu tội nghiệp ngừng bặt, Gringoa bịt hai tai.
- Ôi! Chàng kêu lên, cái cưa mẻ khốn nạn làm gẫy cây đàn ly
tao rồi!
Cả các khán giả khác cũng thốt lên như chàng; nhiều người rủa:
- Cái con mụ tu kín chết tiệt!
Và mụ già phá đám vô hình ắt sẽ phải hối hận về tội trêu trọc
cô Bôhêmiêng, nếu đám đông lúc đó không mải quay sang xem đám rước Cuông đãng
giáo hoàng, sau khi diễu qua nhiều phố và ngã ba ngã tư, đang đổ ra quảng trường
Grevơ, với đầy đủ lửa đuốc và tiếng ồn,
Đám rước mà bạn đọc đã thấy từ Tòa pháp đình kéo ra, vừa thảnh
hình trên đường đi, vừa thu thập thêm tất cả những ai du côn xỏ lá, vô công rồi
nghề và lang thang trộm cắp, vẫn thường xuyên có mặt ở Paris, cho nên khi tới
quảng trường Grevơ, đám rước đã có vẻ hùng hậu lắm.
Dan đầu là xứ Ai Cập. Quận công Ai Cập cưỡi ngựa, dẫn đầu, có
các bá tước đi chân, giữ dây cương củng bàn đạp hộ, theo sau là đản ông đàn bà
Ai Cập lộn xộn, với lũ con nhỏ kiệu trên vai đang hò hét; tất cả, nào quận
công, bá tưỗc, dân củng đinh, đều ăn mặc rách rưới, tả tơi. Rồi tới vương quốc
tiếng lóng; tức là cả bọn trộm cắp ở Pháp, xếp hàng theo trật tự thứ bậc; cấp
bé đi trước. Cứ như thế chúng diễu hành hảng bốn, với đủ loại huy hiệu khác
nhau về cấp bậc của cái đoàn thể kỳ quái này, hầu hết đều què quặt, đứa thì thọt,
đứa thì cụt, rồi ăn máy bán chuyên giả danh thất nghiệp, ăn mảy đeo vỏ hến vd
làm hành giả, ăn mày vờ bị chó dại cắn phải đến nhà thờ chừa bệnh, ăn mày ngậm
xả phòng xùi bọt mép giả động kinh, đứa giả chốc đầu, giả ốm yếu, giả đói rách,
giả què chống nạng, bọn cắt túi, bọn giả sâu quảng, phủ thũng, giả bị bỏng, giả
lái buôn phá sản, giả phế binh, giả hủi, bọn lỏi con, bọn nghiện ngập; sự điểm
duyệt đến Hômerơ củng mệt nhoài. Ớ giữa đoản tuyển thủ của bọn hủi và bọn nghiện
ngập thấp thoáng thấy vua xứ tiếng lóng, Đại vương Côexrơ, ngồi xổm trong chiếc
xe ba gác nhỏ do hai con chó to kéo. Sau vương quốc tiếng lóng tới đế quốc
Galilê[24], Ghiôm Ruxô, hoàng đế đế quốc Galilê, đường bệ bước đi trong chiếc
áo bào đỏ tía hoen rượu vang, phía trước là bọn hề đang múa may quay cuồng các
chiến vũ, hộ tống chung quanh lầ các gã mang chùy, các phồ tá, và các thư lại
văn phòng thanh toán. Cuối cùng là giới luật sư, với những cảnh cây tháng năm đầy
hoa, với áo dài đen, với bản nhạc om sòm ầm ĩ, và những cây nến to tướng bằng
sáp vàng. Giữa đám đông đó, các đại quan viên của hội đoàn Cuồng đãng, khiêng
trên vai cái cáng gắn đầy nến, nhiều hơn cả tráp thánh tích Xanhtơ Giơnơviêvơ
vào thời dịch hạch. Và trên càng chễm chệ ngồi vị tân giáo hoảng cuồng đãng,
tay mang pháp trượng, mình mặc áo lê, đâu đội mũ giáo chủ, tức tên kéo chuông
nhả thờ Đức bà, thằng gù Cadimôđô.
Mỗi đoàn của đám rước lố lăng này đều có âm nhạc riêng. Bọn
Ai Cập khua ầm ĩ phách và trống Phi châu. Bọn nói lóng, thuộc loại rất ít khiếu
nhạc, thì mới dừng lại ở đần cò, kèn và tù và cổ lỗ của thế kỷ mười hai. Đế quốc
Galilê cũng chẳng tiến bộ gì hơn; chỉ thấy trong dàn nhạc cây đàn rơbếch tồi
tàn của thời nghệ thuật ấu trĩ, có độc ba dây rề-ỉa-mi, Thế nhưng tất cả dàn nhạc
phong phú của thời đại đã được triển khai trong điệu nhạc chướng tai tuyệt mỹ,
tấu quanh giáo hoàng cuồng đãng. Toàn tiếng đàn rơbếch vút cao, tiếng đàn rơbếch
lanh lảnh, tiếng đàn rơbếch đứt đoạn, chưa kể đến sáo, tiêu và bộ đồng. Than
ôi! Bạn đọc hẳn còn nhớ, đó chính là dần nhạc của Gringoa.
Thật khó lòng hình dung được mức độ hớn hở đến kiêu kỳ và thỏa
mãn trên bộ mặt buồn rầu và ghê sợ của Cadimôđô, trên chặng đường từ Tòa pháp
đình tới quảng trường Grevd. Đây là lần đầu tiên hắn được thỏa mãn lòng tự ái,
như chưa bao giờ hưởng qua. Đen nay, hắn chỉ được biết toàn-tủi nhục, khinh rẻ
đối với hoàn cảnh hắn, toàn ghê tởm đối với thân hắn. Cho nên mặc dù điếc, hắn
vẫn thưởng thức như một giáo hoàng chính cống mọi hoan hô của đám đông, mà hắn
căm ghét vì cảm thấy mình bị họ cám ghét, dủ cho thần dân chỉ là lũ ô hợp những
bọn điên khùng, bại liệt, trộm cắp, ăn mảy, củng chẳng sao! Họ vẫn cứ là thần
dân, và hắn cứ là chúa tể. Và hắn thực tâm thích thú mọi hoan hô giễu cợt đó, mọi
kính nể nhạo báng đó, mả phải nói đám đông kể ra cũng hơi có phần hãi thực sự.
Vì gã gủ vốn khỏe; vì gã khoèo vốn nhanh nhẹn; vì gã điếc vốn độc ác; ba đức
tính lầm giảm vẻ tức cười.
Ke ra, ta cũng khó tin được là vị tân giáo hoàng cuồng đãng tự
mình hiểu nổi những cảm giác mà hắn cảm thấy và những cảm giác do hắn gây ra.
Trí tuệ ẩn náu trong thân hình tàn tật nhất định tự nó cũng thiếu hụt và câm lặng.
Cho nên những điểm cảm thấy lúc này, đối với hắn, đều hoàn toàn mơ hồ, không rõ
và vô định. Chỉ thấy lóa lên niềm vui sướng, tràn trề kiêu ngạo. Chung quanh
khuôn mặt u ám và đau khổ bỗng tỏa sáng.
Cho nên mọi người không khỏi kinh ngạc và khiếp sợ khi thấy một
người từ đám đông chạy tới rồi tức giận giằng khỏi tay Cadimôđô chiếc pháp trượng
bằng gỗ thếp vàng, biểu hiện của quyền lực giáo hoàng cuồng đãng, giữa lúc hắn
đang say sưa đắc chí diễu qua trước Nhà cột.
Người này, gã táo tợn đó, chính là nhân vật hói trán một lát
trước đây còn đứng lẫn trong đám đông để xem cô Bôhêmiêng và làm cô bé tội nghiệp
lạnh toát người vì những lời đe dọa, hằn học. Hắn mặc áo giáo sĩ. Khi hắn bước
ra khỏi đám đông, Gringoa từ nãy vẫn không để ý tới, bỗng nhận ra
- Kìa! Chàng ngạc nhiên thốt lên, hóa ra đức cha Clôđơ
Phrôlô, phó chủ giáo, thày dạy ta về Hécmét[25]. Trời ơi, cha định làm gì cái
thằng chột khốn nạn đó không biết? Không khéo bị nó nuốt sống mất.
Quả nhiên, một tiếng thét khủng khiếp vang lên. Gã Cadimôđô
ghê gớm từ trên cáng lao vọt xuống và các bà quay mặt đi để khỏi nhìn hắn xé
xác phó chủ giáo.
Hắn nhảy xổ tới linh mục, nhìn ông ta rồi quì xuống.
Linh mục giật chiếc mũ miện, bẻ gãy pháp trượng, xẻ toạc áo lễ
đính trang kim của hắn.
Cadimôđô vẫn quì đó, cúi đầu và chắp tay.
Rồi giữa họ xảy ra cuộc đối thoại kỳ lạ bằng dấu hiệu và cử
chỉ, vì cả hai đều không nói gì. Linh mục đứng thẳng, tức giận hằm hằm, hách dịch;
Cadimôđô chỉ quỳ rạp, nhẫn nhục, van xin. Thế mà chắc chắn Cadimôđô chỉ cần dí
ngón tay cái cũng đủ khiến linh mục chết bẹp.
Cuối củng, phó chủ giáo lay mạnh cái vai vạm vỡ của Cadimôđô,
và ra hiệu cho hắn đứng dậy đi theo mình.
Cadimôđô đứng lên.
Thế là sau phút ngơ ngác ban đầu, hội đồng cuồng đãng liền định
bảo vệ vị giáo hoàng đột nhiên bị truất phế. Bọn Ai Cập, dân nói lóng và tất cả
đám luật sư tới sủa nhao nhao quanh linh mục.
Cadimôđô đứng chắn trước linh mục, giơ nắm đấm lực sĩ nổi gân
cuồn cuộn và nghiến răng kèn kẹt như con hổ nổi khủng nhìn đám người vây quanh.
Linh mục trở lại cái vẻ nghiêm trang lầm lì, ra hiệu cho
Cadimôđô và lặng lẽ đi thẳng.
Cadimôđô đi trước mở đường, gạt phắt đám đông chạy tán loạn.
Khi cả hai đã ra khỏi đám dân chúng và quảng trường, lũ người
hiếu kỳ và nhàn rỗi vội nhâu nhâu định đuổi theo xem. Cadimôđô liền chặn hậu và
bước giật lủi để đi theo phó chủ giáo, hắn lực lưỡng, cáu kỉnh, kỳ quái, sừng sộ,
chân tay co lại giữ thế thủ, liếm chiếc răng nanh lợn lòi, gầm gè như thú dữ,
khiến đám đông phải ngả nghiêng xiêu dạt vì một cử chỉ hoặc cái nhìn.
Đám đông đành để hai người đi vào một phố hẹp, tối om và
không ai dám liều mạng đuổi theo, chỉ riêng ảo ảnh Cadimôđô nghiến răng kèn kẹt
đủ chắn lối vào phố.
- Thật là kỳ diệu, Gringoa nói; nhưng mình biết lấy đâu ra
cái ăn bây giờ?
IV. NHỮNG PHIỀN TOÁI KHI THEO ĐUỔI MỘT NGƯỜI ĐÀN BÀ ĐẸP QUA
CÁC PHỐ VÀO BUỔI TỐI
Tình cờ Gringoa lại đi theo cô Bôhêmiêng. Chàng thấy cô ta
cùng con dê đi vảo phố Hàng Dao; chàng bèn đi theo vảo phố Hàng Dao.
- Sao lại không? Chàng thầm nhủ.
Vốn là triết gia lang thang trên vỉa hè Paris, Gringoa nhận
thấy không có gì thuận lợi hơn cho chuyện mơ mộng bằng đi theo một người đàn bà
đẹp mà không biết người đó đì đâu. Trong việc tự nguyện từ bỏ quyền tự do ý
chí, trong cái ý lông bông phụ thuộc vào một ý bông lông khác, ý bông lông này
tự nó cũng không hề biết, còn xen lẫn ý thức độc lập kỳ dị và phục tùng mủ
quáng một cái gì đó trung gian giữa nô lệ và tự do làm Gringoa thích thú, chàng
chủ yếu vốn có một tính cách ba phải, dao động và phức tạp, luôn luôn cực đoan,
thường xuyên lơ lửng giữa mọi khuynh hướng nhân sinh và lấy cái nọ để trung lập
cái kia. Chàng sẵn sảng tự ví mình với ngôi mộ Mahômét, bị thu hút ngược chiêu
bởi hai hòn đá nam châm và suốt đời do dự giữa trên cao và dưới thấp, giữa vòm
mái và lòng đường, giữa rơi ngã và leo trèo, giữa đĩnh trời và tâm đất.
Neu còn sống đến ngày nay, chắc chắn Gringoa sẽ lầ điểm trung
gian tuyệt diệu giữa cổ điển và lãng mạn!
Nhưng tiếc thay, chàng không đến nỗi quá cổ sơ để sống ba trăm
năm. Sự vắng mặt chàng tạo nên khoảng trống mà ngày nay càng cảm thấy rất rõ.
Tóm lại, để theo dõi khách qua đường như vậy (và nhất lầ
khách đàn bả), điều Gringoa đang sẵn sàng làm, không còn hoàn cảnh nào thích hợp
hơn là đang lúc không biết ngủ đâu.
Cho nên chàng đăm chiêu tư lự theo sau cô gái rảo bước cạnh
con đê xinh đẹp lóc cóc chạy, vừa nhìn thị dân ra về và các quán rượu đóng cửa,
đó là những nhà hàng duy nhất mở cửa hôm đó.
- Dù sao, chàng loáng thoáng nghĩ, cô ta cũng phải có chô ở tại
đâu đó: dân Bôhêmiêng vốn tốt bụng. - Biết đâu đấy?...
Và trong những chấm lửng kèm theo câu hỏi đầy ngụ ý đó, đầu
óc chàng cũng nảy ra bao ý nghĩ khá thú vị.
Trong lúc đó, thỉnh thoảng đi ngang qua những đám thị dân cuối
củng đang đóng cửa, chàng lại nghe lỏm được vài mẩu chuyện làm đứt đoạn mạch
liên tưởng ước đoán tươi vui.
Vừa rồi là hai ông già bắt chuyện với nhau.
- Thầy Tibô Pheniclơ, ngài có thấy rét không?
(Điều này Gringoa thừa biết ngay từ đầu mùa đông rồi).
- Rét thật, thầy Bôniphaxơ Đidômơ ạ! Liệu mùa đông này có giống
ba năm trước đây không, vào năm 80 giá củi tới tám xu một bó?
- 0! Có thấm gì hả thầy Tibô, dạo đầu mùa đông năm 1407, trời
còn băng giá suốt từ ngày lễ Xanh Máctanh tới ngày lễ Sămngđơlơ! Mà rét cóng đến
nỗi trong phòng xử án, ngòi bút viên lục sự cứ viết được ba chữ lại đông mực!
Đâm ra ngửng trệ cả việc ghi chép biên bản của tòa án.
Lát sau là những bà láng giềng đứng ở cửa sổ tay cầm nến bị
sương làm nổ lách tách.
- Này chị La Buđracơ, chồng chị có kể lại cái chuyện tai hại
đó không?
- Không. Chuyện gì thế hả chị Tuyacăng.
- Con ngựa của ông Gilơ Gôđanh, quản lý văn khế ở tòa Satơlê
hoảng sợ vì các sứ thần Phlăngđrơ và đám rước của họ, đã xô ngã ngài Philippô
Avrilô, dòng Xêlextanh.
- Thật à?
- Lại chả thật.
- Ngựa của thị dân! Thế thì quá lắm. Giá như ngựa của ky binh
thì cũng còn đỡ!
Rồi cửa sổ khép lại. Nhưng Gringoa vẫn bị lạc mất dòng suy
nghĩ rồi.
May thay, chàng nhanh chóng tìm lại và dễ dàng nối tiếp dòng
suy nghĩ, nhờ cô Bôhêmiêng, nhờ Giali, vẫn đi trước mặt; đó là hai sinh vật
thanh cao, trang nhã và duyên dáng, khiến chàng phải ngắm nhìn từ cặp chân xinh
xắn, hình dáng đẹp đẽ đến cử chi yêu kiều, gần như hòa hợp làm một trước mắt
chàng chiêm ngưỡng; với vẻ thông minh và thân thiện, cả hai tưởng như đều là
con gái; với vẻ nhẹ nhàng, thanh thoát, yểu điệu trong dáng đi, cả hai đều giống
như dê.
Nhưng phố xá mỗi lúc một thêm tối om vắng ngắt. Lệnh giới
nghiêm đã điểm từ lâu, và chỉ thỉnh thoảng lắm mới lại gặp một khách đi đường
trên phố, một ánh sáng nơi cửa sổ. Gringoa theo sau cô gái Ai Cập, bước vào khu
phố bàn cờ chằng chịt ngõ hẻm, ngã tư và ngõ cụt, vây quanh nhà mồ cũ Xanh
Inôxăng, không khác gì cuộn chỉ bị con mèo làm rối.
- Phố xá gì mả lại rắc rối thế này.
Gringoa thầm nhủ, lạc giữa trăm nghìn lối ngõ luôn luôn quay
về chỗ cũ, nhưng ở đó cô gái xem chững rất quen thuộc đường đi, không chút lưỡng
lự và mỗi lúc một bước nhanh hơn. Mỗi khi rẽ sang một phố khác, nếu chàng không
nhìn thấy khối bát giác của giàn bêu tủ ở phố Chợ, với nóc trổ thủng nổi bật
thành một riềm đen trên khung cửa sổ còn sáng đèn ở phố Vêcđơlê, chàng đã hoàn
toàn không còn biết mình đang ở đâu. Từ nãy đến giờ, chảng bắt đâu làm cô gái
phải để ý; cô đã nhiều bận lo ngại quay đầu lại nhìn; có lần cô còn dừng hẳn lại,
lợi dụng ánh đèn từ hàng bánh mì hè cửa, để nhìn chàng chằm chằm suốt từ đầu tới
chân; rồi Gringoa thấy cô nhìn xong, lại khẽ bĩu môi như chàng từng biết và bỏ
đi.
Cái bĩu môi lầm Gringoa suy nghĩ. Rõ ràng nét nhăn mặt duyên
dáng đó đầy vẻ khinh khỉnh và chế nhạo. Cho nên chàng bắt đầu cúi đầu, đếm gạch
lát đường và đi theo hơi cách xa một tí, đến một góc phố rẽ làm khuất bóng cô
gái, chàng bỗng nghe tiếng cô kêu thét lên.
Chảng vội rảo bước chạy tới.
Phố xá tối om. Tuy nhiên, nắm xơ gai tẩm dầu cháy trong lồng
sắt, đặt dưới chân tượng Đức mẹ đồng trinh ở đầu phố, đủ cho Gringoa thấy rõ cô
Bôhêmiêng đang giãy giụa trong cánh tay hai gã đàn ông đang cố bịt miệng để cô
đừng kêu. Con dê con tội nghiệp, hết sức hoảng sợ, chúc sừng kêu be be.
- Ôi tuần canh, cứu chúng tôi với!
Gringoa kêu ầm và mạnh dạn bước tới. Một trong hai người đang
giữ cô gái, liền quay lại nhìn chàng. Đó là khuôn mặt khủng khiếp của Cadimôđô.
Gringoa không bỏ chạy, nhưng cũng không tiến thêm bước nào.
Cadimôđô chạy lại, gạt tay một cái đủ khiến chàng lộn cổ ngã
lăn ra đường, rồi vội chạy vụt vào bóng tối, ôm theo cô gái nằm rũ trên cánh
tay hắn như dải lụaỆ Kẻ tòng phạm bước theo hắn, còn con dê tội nghiệp rên rỉ
kêu be be cũng chạy theo cả bọn.
- Cứu tôi với! Chúng nó giết người! Cô Bôhêmiêng khốn khổ gào
lên.
- Đứng lại! Lủ khốn kiếp, thả ngay con đĩ đó ra cho tao!
Đột nhiên vang lên tiếng gầm như sấm của một ky sĩ từ ngã tư
bên cạnh vụt lao ra.
Đó là một đại úy cung thử ngự lâm quân, trang bị từ đầu đến
chân, tay cầm siêu đao.
Chàng giằng cô Bôhêmiêng khỏi tay Cadimôđô đang ngơ ngác, đặt
vắt ngang yên ngựa và giữa lúc tên gủ ghê gớm sực tỉnh hoàn hồn, xông tới để
giành lại con mồi thì mười lăm mười sáu cung thủ, vẫn theo sát đại úy, ủa tới,
tay cầm gươm. Đó là một phân đội ngự lâm quân đi tuần tra, theo lệnh của ngài
Rôbe Đ’Estutơvin, đô trưởng Paris.
Cadimôđô bị bao vây, bắt giữ, trói chặt. Nó gầm lên, sùi bọt
mép, cắn cấu và nếu là ban ngày, chắc chắn chỉ riêng vẻ mặt, càng kinh sợ hơn
vì tức giận, cũng đủ làm cả phân đội bỏ chạy. Nhưng ban đêm, nó bị tước mất vũ
khí ghê gớm nhất là sự xấu xí.
Trong lúc xô xát, kẻ tòng phạm đã lủi mất.
Cô Bôhêmiêng duyên dáng ngồi dậy trên yên ngựa viên sĩ quan, hai
tay vịn lên đôi vai chàng trai trẻ và đăm đăm nhìn chàng vài giây, như vui sướng
vì bộ mặt tươi cười và sự cứu giúp của chàng đối với cô. Rồi cô lên tiếng đầu
tiên hỏi chàng, giọng nói dịu dàng lại càng ngọt ngào thêm:
- Thưa ngài hiến binh, tên ngài là gì ạ?
- Đại úy Phêbuýt Đd Satôpe, xin hân hạnh thưa quí nương! Viên
sĩ quan ưỡn thẳng người, đáp.
- Cảm ơn, cô gái nói.
Rồi trong khi đại úy Phêbuýt vuốt đôi ria kiểu dân Buốcgônhơ,
cô gái đã tụt xuống ngựa, như mũi tên rơi xuống đất và chạy mất.
Một tia chớp cũng không biến nhanh bằng.
- Đếch ra làm sao! Đại úy thốt lên, thít chặt thêm dây trói
Cadimôđô, giá tao giữ được con đĩ còn hay hơn.
- Thưa đại úy, đành vậy thôi! Một hiến binh nói, con chim
bông lau bay đi rồi, chỉ còn con dơi ở lại.
V. TIẾP TỤC CÁC PHIỀN TOÁI
Gringoa bị ngã choáng váng, vẫn nằm giữa lòng đường, trước tượng
Đức mẹ đồng trinh từ bi ở đầu phố. Dần dần chàng tỉnh lại; thoạt đầu chảng chập
chờn vài phút, không phải không êm ái trong cơn nửa mê nửa tỉnh, với hình ảnh
mò ảo của cô Bôhêmiêng cùng con dê hòa hợp với sức nặng của quả tống Cadimôđô.
Tình trạng đó kéo dài không lâu. Một cảm giác lạnh toát ở phần thân thể tiếp
xúc với lòng đường, đột nhiên làm chàng tỉnh lại và phục hồi trí nhớ. - Sao lại
lạnh thế này? Chàng bỗng tự hỏi. Lúc đó chàng mới thấy mình đang nằm mấp mé
rãnh nước.
- Con quỷ gủ chết tiệt! Chàng làu bàu và định dậy. Nhưng khắp
người tê dại và đau đớn, chàng đành phải nằm tại chỗ. Dù sao cũng còn bàn tay tự
do: chàng bịt mũi và nhẫn nhục chịu đựng.
- Bùn Paris, chảng thầm nghĩ (vì chàng đinh ninh chắc rãnh nước
từ nay sẽ lâ nhà).
Nếu không suy nghĩ, còn biết lầm gì khác ở nhà?, bùn Paris đặc
biệt thối. Chắc nó chứa nhiều muối khoáng diêm tiêu bốc hơi. Dù sao đó cũng là
ý kiến của thầy Nicôla Phlamen[26] và phái luyện đan...
Chữ luyện đan; làm chàng sực nhớ tới phó chủ giáo Clôđơ
Phrôlô. Chảng nhớ lại cảnh xô xát vừa nhìn thấy, cảnh cô Bôhêmiêng giẫy giụa giữa
hai người, việc Cadimôđô có thêm tòng phạm, rồi khuôn mặt u ám, kiêu kỳ của phó
chủ giáo chợt mơ hồ hiện qua trí óc chàng. - Kỳ lạ thật! Chàng thầm nghĩ: dựa
vào dữ kiện và luận cứ đó, chàng bắt đầu xây dựng tòa lâu đài kỳ ảo những giả
thuyết, cái dinh thự bằng con bải giấy của bọn triết gia. Rồi đột nhiên một lần
nữa trở lại với thực tế, chàng kêu lên: - Ai chà chà! Rét quá!
Quả thực chỗ nằm mỗi lúc thêm bất ổn. Mỗi phân tử nước rãnh lấy
đi một phân tử nhiệt lượng toát ra từ thân Gringoa và sự cân bằng giữa nhiệt độ
cơ thể chàng và nhiệt độ rãnh nước bắt đầu xuất hiện một cách khó chịu.
Bỗng nhiên chàng lại gặp điều phiền muộn có tính chất khác hẳn.
Một đám trẻ, cái lũ ranh con chân đất, bất kể thời nào, vẫn
thường lang thang khắp vỉa hè Paris, dưới cái tên vĩnh cửu là nhóc con và ngay
hồi chúng ta còn bé, củng thường bị chúng ném đá mỗi chiều tan học, chỉ vì quần
ta mặc không rách, một bầy trẻ nhỏ tinh quái đó ùa chạy tới ngã tư nơi Gringoa
đang nằm, vửa cười vừa thét, hình như bất chấp cả giấc ngủ của bả con phố phường.
Chúng nó kéo lê một thứ túi méo mó; và chỉ riêng tiếng guốc của chúng cũng đủ
làm một xác chết phải choàng dậy. Gringoa cũng chưa phải hoàn toàn chết thật,
nên vội nhổm ngay dậy.
- Ới ông Henơcanh Đăngđesơ ơi! Ới ông Giăng Panhxơbuốc ơi!
Chúng reo ầm lên; lão già Ơxtasơ Mubông buôn sắt ở góc phố chết rồi. Bọn này vớ
được cái đệm rơm của lão, bọn này sẽ nhóm lửa liên hoan. Hôm nay là ngày sứ thần
xứ Phlăngđrơ!
Thế là chúng vứt cái đệm rơm trúng ngay vảo người Gringoa mà
chúng không nhìn thấy khi vừa chạy tới. Đồng thời một đứa liền rút mớ rơm, chạy
đến châm ở ngọn đèn trước tượng Đức mẹ đồng trinh từ bi.
- Chết cha rồi! Gringoa làu bàu, bây giờ có lẽ mình sẽ nóng
điên lên mât!
Giờ phút thật nguy ngập. Chàng sắp bị hãm giữa lửa và nước; bằng
một cố gắng phi thường, một cố gắng của gã làm bạc giả sắp bị bỏ vạc dầu và
đang tìm cách trốn chạy, chàng đứng phắt dậy, hất cái đệm rơm vào lũ nhóc rồi
chạy thẳng.
- Lạy Đức mẹ đồng trinh! Lũ trẻ kêu lên; lão buôn sắt sống lại
rồi!
Và chúng bỏ chạy toán loạn.
Tấm đệm rơm liền làm chủ chiến trường Belơporê, cha Duygiơ và
Corôgiê khẳng định là hôm sau, chiếc đệm được thu nhặt rất long trọng bởi xứ đạo
và mang tới bảo tảng của nhà thờ Thánh bà Opoóetuyn, nơi đây người coi đồ thánh
đã giữ làm kỷ vật khá quý báu cho mãi tới năm 1789, cùng với phép lạ vô biên của
tượng Đức mẹ đồng trinh ở đầu phố Môcônxây; vào đúng cái đêm đáng ghi nhớ mùng
6 rạng mủng 7 tháng giêng năm 1482, chỉ cần có mặt Người, Đức mẹ đã trừ tà cho
hương hồn Ơxtasơ Mubông, lão ta muốn đánh lừa ma quỷ nên lúc sắp chết đã tinh
quái giấu kỹ linh hồn mình trong tấm đệm rơm.
VI. CÁI VÒ VỠ
Sau khi quàng chân lên cổ chạy được một lát, chẳng còn biết
đâu vảo đâu, húc đầu vào đủ mọi góc phố, nhảy qua mọi rãnh nước, vượt mọi ngõ hẻm,
mọi phố cụt, mọi ngã ba ngã tư, tìm lối trốn chạy và lẩn thoát qua mọi ngóc
ngách của phố Chợ cũ kỹ, lo sợ hoảng hốt tìm kiếm cái mà tiếng Latinh của các
hiến chương gọi là tota vỉa, cheminum et viaria<1>, nhà thơ của chúng ta
đột nhiên dừng lại, thoạt tiên thở hổn hển, rồi như bị chẹn cổ họng bởi một lẽ
loanh quanh vừa mới nảy ra trong đầu.
- Hỡi ngài Pie Gringoa, chàng tự nói với mình, vừa lấy ngón
tay dí vảo trán, tôi thấy hình như ngài đang chạy tựa thằng rồ. Lũ nhãi ranh
cũng sợ ngài không kém gì ngài sợ chúng. Thưa ngài, tôi thấy hình như ngài đã
nghe thấy tiếng guốc chúng chạy về phía nam, trong khi ngài chạy về phía bắc. Vậy
thì sẽ xảy ra một trong hai điều như sau: hoặc là chúng đã trốn chạy; nếu thế
chính là cái giường êm ấm mà ngài chạy đi tìm suốt từ sáng tới giờ, và chính Đức
mẹ đồng trinh đã màu nhiệm gửi tới để thưởng cho ngài về vở thánh kịch viết
dâng Người, có kèm theo cả điệu ngợi ca lẫn vũ khúc; hoặc là lũ trẻ không chạy
đi, và trong trường hợp đó, chúng đã châm bùi nhùi vào tấm đệm, như vậy đúng là
ngọn lửa tuyệt diệu mà ngài đang cần để thụ hưởng, hong khô và sưởi ấm. Cả hai
trường hợp, lửa ấm hoặc giường êm, tấm đệm đó đều là quà tặng của trdi. Đấng tối
linh Đức mẹ đồng trinh ở đầu phố Môcôngxây, có lẽ bắt Ơxtasơ Mubông phải chết
cũng chỉ vì việc đó; thế mà ngài lại điên rồ chạy trốn trước gã dân Pháp, bỏ lại
đằng sau cái mà ngài đang tìm kiếm ở đằng trước, ngài đúng là một thằng ngốc!
Thế là chàng bèn quay lại, vừa ngó nghênh sục sạo, mũi hếch
lên ngửi hít, tai vểnh ra nghe ngóng, cố tìm lại chiếc đệm phúc đức. Nhưng toi
công vô ích. Chỉ thấy toàn những nhà cửa, phố cụt, ngã tư ngã năm nối liền
nhau, khiến chàng cứ lưỡng lự, bần thần tìm mãi không ra, càng lúng túng và
loay hoay giữa các ngõ hẻm tối om, rắc rối hơn cả lúc bước vào mê cung của lâu
đài Tuốcmen. Cuối cùng chàng nản lòng và trịnh trọng thốt lên:
- Những ngã ba ngã tư chết tiệt! Đúng là do quỷ sứ làm ra
theo hình đinh ba của nó.
Lời than tạm an ủi chàng và vừa vặn một ánh lửa đỏ, thấp
thoáng ở cuối cái ngõ hẻm dài và hẹp, càng làm chàng phấn chấn tinh thần thêm.
- Lạy chúa tôi! Chảng nói, kia rồi! Đúng là tấm nệm rơm đang
cháy.
Rồi tự so sánh với người lái đò chìm thuyền trong đêm, chàng
thảnh kính nguyện cầu:
- Salve, salvẹ marisstella![27]
Chàng đọc đoạn kinh cầu phúc đó với Đức mẹ đồng trinh hoặc với
cái đệm rơm? Đó là điều chúng ta hoàn toàn không biết được.
Vừa đi vài bước vào ngõ hẻm dài dặc, dốc tuột, không lát đá,
mỗi lúc một lầy lội và dốc hơn, chảng liền nhận ra một điều khá kỳ lạ. Ngõ
không phải vắng. Đây đó suốt ngõ có những hình khối mơ hồ và dị dạng, đang bò,
tất cả đang kéo về phía ánh lửa bập bùng cuối phố, như đàn sâu bọ nặng nề ban
đêm tha từng nhánh cỏ tới ngọn lửa mục đồng.
Không gì phiêu lưu bằng cứ mò mẫm hú họa thế này. Gringoa tiếp
tục bước đi và lát sau đuổi kịp một con trong đàn dòi bọ đang uể oải lết theo bầy.
Lại gần, chàng thấy đó chỉ là một gã què hai chân khốn khổ đang chống hai tay để
lăng người đi, như con niềng niễng bị thương chi còn hai cẳng. Đúng lúc chảng tới
gần loài nhện mặt người này thì nó thảm thiết van xin:
- La buona mancia, signor! Labuona manciaf'1)
- Quỷ bắt mày đi, Gringoa nói, và bắt nốt cả tao nữa, nào tao
có hiểu mày nói gì!
Rồi chảng đi tiếp.
Chảng đến gần một khối di động khác và ngắm nhìn. Đó là một
gã què lê, đã thọt chân lại cụt tay, què cụt đến nỗi có cả một hệ thống phức tạp
những nạng và chân gỗ chống đỡ, khiến hắn giống hệt một giàn giáo thợ nề biết
đi. Gringoa vốn quen ví von cao thượng và cổ điển, liền thầm so sánh hắn với
cái kiềng sống của Vuyncanh[28].
Cái kiềng sống đó đi qua, chào chàng, nhưng ngả mũ ngang cằm
Gringoa, như cái đĩa cạo râu, rồi thét vào tai:
- Senor caballero, para comprar un pedaso de panf1}
- Hình như thằng này cũng đang nói, Gringoa thầm nhủ: nhưng
ngôn ngữ nó khó quá và nếu nó hiểu được thì quả nó sung sướng hơn mình.
Rồi bất thần nghĩ sang chuyện khác, chàng vỗ trán nói:
- ờ nhỉ, không biết sáng nay họ định nói gì với Exmêranđa?
Chàng định rảo bước; nhưng lần thứ ba lại bị cái gì đó ngáng
đường. Cái đó, hoặc đúng hơn người đó, là một gã mù, một kẻ mủ nhỏ bé với khuôn
mặt Do Thái râu ria, cầm cái gậy quơ vào không gian chung quanh và được một con
chó to lôi đi, lè nhè van xin bằng giọng Hung:
- Facitote Caritateml(2>
- May quá! Pie Gringoa nói, cuối củng hóa ra cũng có người
nói được thứ tiếng của con chiên. Chắc cái mặt mình cũng có vẻ ưa bố thí lắm,
nên mới có người hỏi xin đang lúc túi tiền lép kẹp. Anh bạn ơi (chàng quay lại
phía kẻ mù), tuần trước, tôi đã bán tới cái áo sơ mi cuối cùng; vì anh chỉ biết
có thứ tiếng nói của Xixôrô, nên nó nghĩa là: Vedidi hedomade nuper transita
meam ultiman chemisam.
Nói xong chảng quay lưng lại ngưdi mù, vầ đi tiếp; nhưng gã mủ
liền rảo bước theo, rồi gã bại liệt, gã què hai chân cũng vội ùa tới, ầm ĩ tiếng
bát đọi và tiếng nạng khua lòng đường. Rồi cả ba chen nhau bám sát gót chàng
Gringoa tội nghiệp, hát bài ca của chúng:
- Caricateml Tên mù hát.
- La buona manciaĩ Tên cụt hai chân hát.
Và tên thọt cao giọng nhất nhắc lại cái câu du dương:
- Un pedaso de panĩ
Gringoa phải bịt tai.
- Ôi, thật loạn xạ! Chàng kêu lên.
Chàng bỏ chạy. Tên mù chạy theo. Tên thọt cũng chạy. Tên què
hai chân cũng chạy nốt.
Thế rồi, càng vào sâu trong phố, nào què hai chân, nào mù
lòa, thọt cẳng cứ nhung nhúc vây quanh chàng, lại thêm bọn cụt tay, chột mắt, bọn
hủi lở loét, đứa từ trong nhà, đứa từ dãy ngõ đâm ngang, đứa từ cửa sổ các nhà
hầm kéo ra, chúng gào thét, gầm rú, rên rỉ, tất cả đều bước thấp bước cao, láo
nháo, kéo ủa về phía ánh sáng và lội bì bõm trong bùn như ốc sên sau cơn mưa.
Gringoa vẫn bị ba kẻ lẵng nhẵng bám sát và chưa biết rồi sẽ
ra sao, chảng ngơ ngác đi giữa đám đông, tránh bọn thọt, bước qua bọn què, hai
chân vướng víu giữa cái tổ kiến què cụt nảy, như gã thuyền trưởng người Anh sa
lầy vào đám cua càng.
Chàng chợt nghĩ hay là thử quay lại. Nhưng muộn quá rồi. Cả
đoàn người đã khép chặt sau lưng và ba tên ăn mày vẫn áp sát. Chàng đành đi tiếp,
vừa bị xô đẩy bởi dòng người cuồn cuộn lẫn nỗi sợ đến chóng mày chóng mặt, tất
cả khiến chàng như đang qua cơn mộng mị khủng khiếp.
Mãi sau chàng mới tới cuối phố. Phố đổ ra một quảng trường rộng
bát ngát, ở đây trăm ngàn ánh sáng rải rác le lói trong màn sương mờ ảo ban
đêm. Gringoa vội chạy ra quảng trường, hy vọng nhờ đôi chân nhanh nhẹn thoát khỏi
ba bóng ma tàn tật vẫn bám riết.
- Ondé vas, hombrefl) Tên bại liệt quát to, vứt đôi nạng và
đuổi theo với cặp giò khỏe mạnh nhất, vạch những bước thẳng tắp trên lòng đường
Paris. Trong lúc đó, tên cụt hai chân đã đứng thẳng dậy bằng đôi chân, chụp
luôn vấo đầu Gringoa cái thủng nẹp đai sắt nặng chịch và tên mù long lanh đôi mắt
sáng rực nhìn vào mặt chàng.
- Tôi đang ở đâu thế này? Nhà thơ hoảng sợ hỏi.
- ở cung điện thần kỳ[29], một bóng ma thứ tư xán lại gần, trả
lời.
- Trời ơi, rõ ràng ta thấy người mủ đang nhìn, người què đang
chạy, Gringoa thốt lên; nhưng đấng Cứu thế ở đâu?
Chúng đáp lại bằng chuỗi cười rùng rợn.
Nhà thơ khốn khổ đưa mắt nhìn quanh. Quả thực chàng đang ở giữa
Cung điện thần kỳ kinh sợ, nơi không người lương thiện nào dám đặt chân tới vào
giờ này; một vùng thần bí mả các sĩ quan ở Satơlê[30] và các cảnh vệ đội hiến binh
lần mò vào thì sẽ vụn như cám; một khu phố của bọn trộm cắp, cái mụn cóc kinh tởm
giữa khuôn mặt Paris; cái cống sáng loáng tuôn ra và tối tối đổ về cả một rãnh ứ
đọng tội lỗi, ăn mày ăn xin, lêu lổng du đãng, lúc nào cũng tràn ngập đầy đường
phố các kinh thành; các tổ ong khổng lồ tối tối trở về đủ loại ong độc của xã hội
cùng các của cải vơ vét được; cái bệnh xá giả danh mà kẻ Bôhêmiêng, tên thầy tu
phá giới, gã học trò hư hỏng, bọn vô hại đủ các quốc tịch, nào Tây Ban Nha, Y,
Đức, đủ mọi tôn giáo, nào Do Thái, Cơ Đốc, Hồi giáo, ngẫu tượng giáo mình đầy vết
thương giả tạo, ban ngày đi ăn xin, đến đêm biến thành trộm cướp; tóm lại, cái
buồng quần áo mênh mông, nơi thay đổi mũ mãng của tất cả diễn viên thời đó,
trong tấn hải kịch vĩnh cửu mà trộm cắp, đĩ điếm và giết người thường diễn ra
trên đường phố Paris.
Đó là một quảng trường rộng lớn, méo mó và lát đá mấp mô như
một quảng trường ở Paris hồi đó. Đây đó sáng những ánh lửa, chung quanh tụ tập
lúc nhúc các nhóm người kỳ quái. Bọn họ đi đi lại lại, gào thét. Vang lên tiếng
cười lanh lảnh, tiếng trẻ con the thé, tiếng đàn bà. Bàn tay, mái đầu của đám
đông sẫm đen cắt trên nền ánh sáng thành muôn nghìn cử chỉ lạ lủng. Thỉnh thoảng,
dưới đất, trước ánh lửa lung linh xen lẫn cái bóng to lớn không ra hình thù, lại
thấy chạy qua một con chó trông giống người, một con người trông giống chó.
Ranh giới giữa các loài và các giống hình như bị xóa bỏ giữa khu phố này, như ở
dưới thủ đô âm phủ. Đàn ông, đàn bà, súc vật, lứa tuổi, đực cái, khỏe mạnh, ốm
đau, tất cả đều chung đụng với nhau trong đám dân chúng này; tất cả đều hòa hợp,
xen kẽ, trộn lân, chông chất vào nhau; mỗi cái riêng đều dự vảo cái chung.
Nhờ ánh lửa bập bùng và leo lét mờ chiếu, tuy đang bối rối,
Gringoa vẫn nhìn thấy ở tứ phía chung quanh quảng trường bát ngát, những dãy
nhà cũ kỹ, gớm ghiếc, với mặt trên mốc rêu nhăn nhúm, xiêu vẹo, mỗi cái trổ một
hoặc hai cửa sổ mái còn sáng đèn, trong đêm tối trông giống những đàn bà già khổng
lồ, quay vòng tròn, quái đản và nhăn nhó, đang nheo mắt nhìn đêm hội phù thủy.
Thật đúng là một thế giới mới, xa lạ, khác thường cổ quái, lê
lết, nhung nhúc, kỳ dị.
Gringoa mỗi lúc thêm sợ hãi, bị kẹt giữa ba tên ăn mày như ba
gọng kìm, đinh tai nhức óc vì hàng loạt khuôn mặt khác lổn nhổn đang gầm sủa
quanh mình, anh chàng Gringoa xúi quảy cố định thần để nhớ xem hôm nay có phải
thứ bảy không. Nhưng chỉ phí công vô ích; trí nhớ và suy nghĩ của chàng đã đứt
quãng; rồi nghi ngờ hết thảy, phân vân giữa điều nhìn thấy với điều cảm thấy,
chàng tự đặt câu hỏi không sao trả lời nổi:
- Nếu có ta thì điều đó có không? Nếu có điều đó, thì liệu có
ta không?
Giữa lúc này, một tiếng quát rành rọt thét lên tử đám đông
rào rào vây quanh:
- Ta dẫn nó đến trước nhà vua! Dần nó đến trước nhà vua!
- Lạy Đức mẹ đồng trinh! Gringoa khẽ nói, nhà vua ở đây, chắc
phải là con dê đực.
- Dan nó đi! Dẩn nó đi! Đám đông nhắc lại.
Họ lôi chảng đi. Mạnh ai người nấy tóm chặt
lấy chàng. Nhưng ba tên ăn mày không chịu bỏ ra và giằng lấy
chàng ở tay bọn khác, thét ầm:
- Nó là của chúng tao!
Cái áo cộc đã ốm o của nhà thờ thở hơi cuối cùng trong trận
giằng co nảy.
Lúc đi ngang qua quảng trường rủng rợn, chàng dần dần hết
choáng váng. Đi được vài bước, ý thức về thực tế liền trở lại. Chàng bắt đầu
làm quen với không khí chung quanh. Thoạt tiên với đầu óc nhà thơ, hoặc có lẽ
giản dị và tầm thường hơn, với cái dạ dầy lép kẹp, có thể nói một mần khói, một
làn hơi nước đã dựng lên, lan ra giữa mọi vật và chàng, khiên chàng chi nhìn thấy
chúng thấp thoáng qua màn sương mờ ảo của cơn ác mộng, qua bóng tối mộng mị làm
run rẩy mọi đường nét, làm méo mó mọi hình thù, làm các đồ vật chất thành đống
to phình, làm nở phồng mọi sự vật thành quái tượng và con người thành bóng ma.
Dần dần, thay'' thế cho ảo giác đó là cái nhìn bớt hốt hoảng và bớt phóng đại.
Thực tế hiện ra rõ ràng chung quanh, đập vào mắt, và vào chân, vầ lần lượt phá
tan từng mảnh toàn bộ vẻ thơ mộng khủng khiếp mà lúc đầu chàng tưởng bị vây
quanh. Chàng đành phải thừa nhận không phải mình đang bước dưới suối vàng mà
trong bùn, không phải chen vai thích cánh với quỉ sứ mà với bọn ăn cắp; không
phải linh hồn mà chính tính mệnh mình đang lâm nguy (vì chàng thiếu cái của quí
hòa giải thưởng đứng trung gian khá hiệu nghiệm giữa tên cướp và người lương
thiện: túi tiền). Cuối cùng, quan sát cuộc chè chén gần hơn và bình tĩnh hơn,
chàng rơi từ đêm dạ hội phù thủy vào quán rượu.
Quả thực Cung điện thần kỳ chỉ là một quán rượu, nhưng quán
rượu của bọn trộm cướp, đỏ rực máu cũng như rượu nho.
Cuối cùng, khi đoản người rách rưới áp giải chàng tới đích, cảnh
tượng bày ra trước mắt không sẵn sàng gợi cho chàng hứng thơ, dủ chỉ là thơ âm
phủ. Hoàn toàn chỉ là thực tế tầm thường và phũ phàng của quán rượu. Neu chúng
ta không đang ở thế kỷ mười lăm thì có thể nói Gringoa đang từ Miken Ăngiơ tụt
xuống Calô[31].
Xung quanh đống lửa lớn đang cháy trên nền lát đá tròn rộng,
ngọn lửa lém lên nhứng chân kiềng đỏ rực lúc đó còn bỏ không, dăm cái bàn một
kê đây đó hỗn độn chẳng cần có tên hầu bản giỏi đo đạc nào thèm sửa sang lại
thành hình bình hành hoặc ít nhất cũng chăm nom cho nó khỏi cắt góc quá chướng
mắt. Trên bàn lấp lánh vài cốc rượu vang và rượu bia chảy tràn, và xung quanh
các côc rượu đang tụ tập vô số khuôn mặt lưu linh đỏ rực ánh lửa và men say.
Đây là một tên lính già, tiếng lóng gọi là thằng già phế binh, đang huýt sáo cởi
bỏ những dải băng buộc vết thương vờ rồi duỗi thẳng cái đầu gối lành lặn và khỏe
mạnh, từ sáng đến giờ vẫn băng bó chằng chịt. Trái lại, kia là một gã giả phù
và sâu quảng đang chuẩn bị cái cẳng chân của Chúa cho ngày mai bằng lá bạch khuất
và máu bò. Cách hai bàn là tên ăn mày đeo vỏ hến vờ làm hành giả với đầy đủ quần
áo hành hương, đang ngâm nga khúc bi ca Nữ thánh hoàng hậu, không quên lải nhải
kêu van lè nhè. Chỗ khác, một tên nhóc giả bị chó dại cắn đang học cách mắc bệnh
động kinh ở một lão ăn mày già dạy hắn nghệ thuật xùi bọt mép bằng cách nhai xả
phòng. Ngay cạnh, một tên giả mắc bệnh thủy thủng đánh rắm, làm bốn năm mụ mẹ
mìn phải bịt mũi, chúng ngồi củng bàn đang tranh nhau một đứa bé vừa dỗ đi ngủ
tối. Toàn là những tình huống mà hai thế kỷ sau, như sứ giả Xôvan nói: Triều
đình thấy tức cười đến nỗi được dùng làm trò giải trí cho nhà vua và giáo đầu
cho vũ kịch hoàng cung Ban Đêm, gồm bốn hồi và trình diễn ở sân khấu lâu dài Tiểu
Buốcbông. Một nhân chứng tủng được nhìn tận mắt vào năm 1653 nói thêm.
"Chưa bao giờ những biến hóa đột ngột của Cung điện thần kỳ lại được trình
diễn hay như vậy. Benxêrat dẫn ta vào kịch bằng những vần thơ khá tình tứ".
Khắp nơi vang dậy tiếng cười ha hả và lời ca tục tĩuẾ Mạnh ai
người ấy nói, chê bai và chửi rủa, không thèm nghe nhau. Cốc chén chạm nhau và
cãi cọ cũng bắt đầu từ đó, thế rồi cốc chén rạn vỡ làm rách thêm quần áo.
Một con chó to ngồi đè lên đuôi nhìn ngọn lửa. Dăm đứa trẻ
cũng dự vào cuộc chè chén. Đứa bé bị dỗ đi vừa khóc vừa kêu. Một đứa khác bụ bẫm,
chừng bốn tuổi, ngồi trên chiếc ghế dài quá cao, bỏ thõng chân, mặt bàn cao
ngang cằm, không nói năng gì. Đứa thứ ba lấy ngón tay trịnh trọng dí lên mặt
bàn chỗ mỡ bò cháy từ cây nến xuống. Đứa cuối củng, bé tẹo, ngồi xổm trên bùn,
gần như lấp hẳn trong chiếc chảo, cầm mảnh ngói nạo chảo, phát ra tiếng kêu đến
làm mất vía Xtrađivariúyt(1J.
Một thủng rượu đặt cạnh đống lửa, và một tên ăn mày ngồi trên
thùng rượu. Đó là đức vua ngự trên ngai.
Ba tên vớ được Gringoa dẫn chàng tới trước cái thùng và cả tiệc
rượu liền im bặt giây lát, trừ cái chảo có thằng bé ngồi.
Gringoa nín thở không dám ngước nhìn.
- Hombre, quita tu sombrero{2ầ\ một trong ba tên đã vớ được
chảng nói; và trước khi kịp hiểu câu đó nghĩa là gì, hắn đã lột luôn mũ của
chàng. Thực ra chỉ là cái mũ cà khổ, nhưng vẫn còn tạm dùng để che nắng che
mưa, Gringoa đành thở dài.
Lúc đó, đức vua ngự trên thùng rượu liền hỏi chàng:
-Thằng vô lại kia, mày là ai?
Gringoạ giật mình. Giọng nói, mặc dù gằn xuống để đe dọa, vẫn
làm chàng nhớ tới một giọng khác, vừa sáng nay đã giáng đòn đầu tiên vào vở kịch
của chảng, bằng cách lè nhè van xin giữa đám thính giả: Lạy ông lạy bà, bố thí
cho con ! Chàng ngẩng đầu. Quả nhiên là Clôpanh Truiơphu.
Clôpanh Truiơphu mang phù hiệu đức vua, vẫn y nguyên quần áo
rách rưới không hề thêm bớt. vết thương ở cánh tay đã biến mất. Hắn cầm roi dây
da trắng, hồi đó bọn tuần canh thường dùng để dẹp đám đông, được gọi là
boullayes. Hắn đội trên đầu thứ mủ có vành và kín ở trên; nhưng thật khó phân
biệt đó là mũ bông trẻ con hoặc vương miện, vì cả hai đều giống nhau. Tuy
nhiên, không hiểu sao Grin- goa bỗng lại chớm hy vọng khi nhận ra đức vua của
Cung điện thần kỳ chính là tên ăn mày chết tiệt ở gian đại sảnh.
- Thưa ngài, chàng lắp bắp nói... Bẩm đức ông... Tâu điện hạ...
Không biết tôi phải gọi ông bằng gì? cuối cùng chàng nói, đã lên tới đỉnh cao;
không biết nên tôn xưng hơn nữa hoặc tụt xuống.
- Đức ông, bệ hạ hoặc anh bạn, tủy mày muốn gọi tao là gì
cũng được. Nhưng nhanh lên. Mày có cần nói gì để bào chữa hay không?
- Bào chữa! Gringoa thầm nghĩ, đáng sợ thật. Chàng lắp bắp
nói:
- Tôi là người sáng nay...
- Quỷ tha ma bắt mày! Clôpanh ngắt lời, đồ vô lại, tên mày là
gì, nói ngay đi. Nghe đây. Mảy đang đứng trước ba vị quốc vương hùng cường: tao
là Clôpanh Truiơphu, vua xứ Tuynơ, người kế vị Khất cái đại vương Côexrơ, chúa
tể tối cao vương quốc tiếng lóng; lão già vàng bủng mày thấy ngồi kia, đầu chít
khăn lau, đó là Matiat Hungađi Xpicali, quận công xứ Ai Cập và xứ Bôhêm; còn
lão béo không nghe ta nói và đang vuốt ve con đĩ, đó là Ghiôm Ruxô, hoàng đế xứ
Galilê. Chúng tao đang xét xử mày. Mày bước vào vương quốc tiếng lóng mà lại
không phải dân nói lóng, mày đã vi phạm đặc quyền của thành phố chúng tao. Mày
sẽ bị trửng phạt, trừ phi mầy là đại bợm, cắt túi, ăn mày giả ốm, ăn mày giả bị
bỏng, theo tiếng nói người lương thiện tức là ăn cắp, ăn mày, du đãng. Mày có
thuộc loại đó không? Thử biện bạch đi. Hãy chứng minh tư cách của mày xem nào.
- Chao ôi! Gringoa thốt lên, tôi lại không có được cái vinh dự
đó. Tôi là tác giả...
- Thế là đủ rồi, Truiơphu nói luôn, không để chàng kịp hết lời.
Mày sẽ bị treo cổ. Thưa các ngài thị dân lương thiện! Như vậy kể cũng bình thường
thôi, vì các ngài xử người chúng tôi ở chỗ các ngài thì chúng tôi lại xử người
của các ngài ở đây. Luật lệ các ngài dùng với ăn mảy, ăn mày sẽ dùng lại với
các ngài. Nếu luật lệ tân ác thì lỗi là ở các ngài. Thỉnh thoảng cũng nên để mọi
người nhìn thấy một khuôn mặt lương thiện nhăn nhó trên sợi dây thòng lọng gai:
cái đó làm cho sự việc sẽ cao quý hơn. Thôi nhé, anh bạn, hãy vui vẻ cởi bộ quần
áo tã đưa cho cô ả kia. Tao sẽ sai treo cổ mày để mua vui cho cánh ăn mày, còn
túi tiền của mày để họ mua rượu. Nếu cần giối giăng thì đây kia, trong cối đá,
có pho tượng Chúa cha bằng đá rất tốt, bọn tao thó được ở nhà thờ Xanh Pie Ô
Bơ. Mày có bốn phút để trút linh hồn vào đầu lão ta.
Lời hắn nói thật khủng khiếp.
- Chà, khá lắm! Clôpanh Truiơphu thuyết pháp như một đức
thánh cha giáo hoàng, hoàng đế xứ Galilê vừa thốt lên, vừa đập vỡ cái cốc vại để
kê chân hắn.
- Thưa quý vị hoảng đế và quốc vương, Gringoa điềm đạm nói
(chính tác giả cũng không hiểu sao anh ta lại trở nên cương quyết và nói năng
dõng dạc đến thế), các vị lầm rồi. Tôi tên là Pie Gringoa, tôi là nhà thơ đã viết
vở thánh kịch sáng nay được trình diễn tại gian đại sảnh Tòa pháp đình.
- A, thế ra là mày, thằng thi sĩ! Clôpanh nói, Lạy Chúa, lúc
đó tao cũng ở đấy! Này, anh bạn, chả lẽ chỉ vì sáng nay mày làm chúng tao chán
ngấy mà tối nay mày khỏi bị treo cổ hay sao?
Thật khó mà thoát nạn. Gringoa thầm nghĩ. Tuy nhiên, chàng vẫn
cố một lần cuối; chàng nói:
- Nhưng tôi cũng không hiểu tại sao các nhà thơ lại không được
xếp củng bọn với ăn mày, Êđôpuýt tứng lá du đãng; Hômêruýt tửng lá ăn máy;
Mêcauyariuyt từng là ăn cắp...[32]
Clôpanh ngắt lời:
- Thế ra mày định ăn nói quắt queo để lầm rối óc chúng tao phải
không? Thôi đi hãy cúi đầu chịu treo cổ, đừng có lắm lời nữa!
- Thưa quốc vương xứ Tuynơ, xin lỗi điện hạ, Gringoa cãi lại,
quyết đấu tranh đến cùng. Ngài cũng cần nghe đã... Khoan nào!... Hãy nghe tôi..
Ngài không thể không nghe tôi nói mà đã vội kết tội...
Tuy nhiên, giọng chàng thiểu não đã bị át trước tiếng ồn ào
vây quanh. Thằng bé càng nạo chảo hăng hái hơn bao giờ hết; tệ hơn nữa, một mụ
già lại vừa đặt lên cái kiềng cháy đỏ một sanh đầy mỡ, kêu xèo xèo trên ngọn lửa
như tiếng lũ trẻ hò reo đuổi theo một ông địa.
Trong lúc đó, Clôpanh Truiơphu như đang bàn bạc một lát với
quận công Ai Cập và hoàng đế xứ Galilê, gã này đã say mèm. Rồi hắn thét lên the
thé:
- Im lặng nào!
Song cái chảo và cái sanh rán mỡ lại không chịu nghe lời hắn,
ma cứ tiếp tục song ca, nên hắn nhảy từ trên thùng xuống đá cái chảo củng đứa
bé lăn lông lốc văng xa đến mười thước, đá luôn cái sanh đổ tung tóe hết mỡ xuống
đống lửa, rồi trịnh trọng leo lên ngai, không thèm đê ý đến tiếng khóc nức nở của
thằng bé lẫn tiếng mụ già càu nhàu vì bữa ăn thế là đi tong, đang biến thành ngọn
lửa sáng trắng đẹp đẽ.
Truiơphu ra hiệu, thế là quận công, hoàng đế các trủm sỏ và
lũ ăn mày giả hủi tiến tới vây quanh hắn thành hình móng ngựa, còn Gringoa vẩn
bị giữ chặt đứng giữa. Đó là một vòng bán nguyệt những khố rách, áo ôm, trang
kim, chàng nạng* rìu búa, cẳng chân loạng choạng, cánh tay trần to tướng, mặt
mũi quái gở, phờ phạc và ngu độn. triữa cuộc họp bàn tròn những ăn mảy, Clôpanh
Truiơphu, như vị thủ lĩnh của nghị viện, vị quốc vương của triều đình, vị giáo
hoàng của tuyển cử hội, chề ngự mọi người trước hết bằng tất cả chiều cao chiếc
thùng, sau đó bằng cái vẻ thật kiêu kỳ, dữ tợn và khủng khiếp, làm tròng mắt
long sòng sọc và n<$t mặt man rợ càng tôn thêm vẻ thú vật của nòi giốíig ăn
mày. Trông y như chiếc thủ lợn rủng giữa/ đám mõm lợn nhà.
- Nghe đây, hắn vừa bảo Gringoa vừa đưa bàn tay sần sùi soa
cái cằm méo nó, không có lý gì mày lại không bị treo cổế Ke ra mày cũng sẽ thấy
khó chịu đấy; dĩ nhiên thôi, chỉ tại lũ thị dân chúng mày chưa quen mà. Chúng
mày coi đó là chuyện quá to tát. Dù sao, tụi tao củng không muốn làm hại mảy.
Đây là một cách để thoát nạn hiện nay. Mày có muốn nhập bọn với chúng tao
không?
Đề nghị đó quả thực tác động mạnh đến Gringoa, chàng đang thấy
cuộc đời sắp chấm dứt và bắt đầu tuyệt vọng. Chàng vội bám chặt lấy nó.
- Tất nhiên tôi rất muốn, muốn lắm, chàng nói.
- Mày bằng lòng gia nhập dân đoản kiếm à? Clôpanh hỏi lại.
- Gia nhập dân đoản kiếm ư? Xin bằng lòng. Gringoa trả lời.
- Mày chấp nhận là thành viên của dân miễn thuế chứ? Vua xứ
Tuynơ hỏi thêm.
- Là dân miễn thuế.
- Thần dân của vương quốc tiếng lóng.
- Của vương quốc tiếng lóng.
- Hành khất?
- Hành khất.
- Từ trong thâm tâm?
- Từ trong thâm tâm.
- Báo trước cho mày biết, nhà vua nói tiếp, cũng không vì thế
mà mày thoát khỏi tội treo cổ.
- Ma quỷ! Nhà thơ thốt lên.
- Có điều là sau này mới bị treo cổ, một cách long trọng hơn,
Clôpanh thản nhiên nói tiếp, do phí tổn của đô thành Paris tốt bụng, trên đài
treo cổ bằng đá rất đẹp và bởi những người dân lương thiện. Đó cũng là điều an ủi
cho mày.
Ngài nói đúng, Gringoa đáp.
- Lại còn nhiều lợi lộc khác nữa. Với tư cách là dân miễn thuế,
mày sẽ không phải nộp thuế bùn, thuế người nghèo, thuế đèn phố mà bọn thị dân
Paris phải trả.
- Đồng ý như vậy, nhà thơ nói. Tôi bằng lòng. Tôi là ăn mảy,
dân nói lóng, dân miễn thuế, dân đoản kiếm, tùy ngài muốn sao cũng được. Và tâu
quốc vương xứ Tuynơ, tôi đă như thế tử lâu rồi, vì tôi là triết gia; chắc ngài
cũng biết là et omnia in philosophia, omnes in philosopho continentur[33].
Vua xứ Tuynơ cau mầy, bảo:
- Anh bạn, anh cho ta lầ người thế nào? Mầy ba hoa cái thứ tiếng
lóng Do Thái nước Hung gì đấy? Tao không biết Do Thái, không cần phải là Do
Thái mới thành kẻ cướp được. Tao cũng không thèm ăn cắp nữa. Tao đã vượt lên
trên cái đó, tao giết người. Cắt cổ à, ừ; cắt hầu bao ư, không.
Gringoa cố lựa lời xin lỗi giữa những câu nói ngắn ngủi, mỗi
lúc một thêm hổn hển vì tức giận đó:
- Xin Đức ông tha tội. Đó không phải tiếng Do Thái mà tiếng
Latinh.
- Tao đã bảo mày tao không phải là dân Do Thái. Clôpanh nổi
giận nói tiếp, tao sẽ treo cổ mày, đồ Do Thái giáo chết tiệt! Kể cả cái thằng
ăn mầy bé nhỏ giả lái buôn phá sản xứ Duyđê đứng cạnh mày, tao chỉ chờ ngày thấy
nó bị đóng đinh lên mặt quầy, như đồng tiền giả vốn chính là nó!
Vừa nói vậy, hắn vừa chi gã Do Thái ngưdi Hung bé nhỏ râu
ria, từng đón đường Gringoa bằng câu faeitote carilatem, nó không biết thứ tiếng
nào khác nên đang ngạc nhiên nhìn sự tức giận của vua xứ Tuynơ đổ vấy lên đầu
mình.
Cuối cùng, đức ông Clôpanh nguôi giận.
- Đồ ba que xỏ lá! Hắn bảo nhà thơ, thế mày bằng lòng lầm
hành khất chứ?
- Tất nhiên, nhà thơ trả lời:
- Chỉ bằng lòng chưa đủ, Glôpanh quàu quạu nói. Thiện chí
cũng không góp thêm đượe củ hành nào vào nồi canh, mà chỉ dùng để lên thiên đường,
còn thiên đường và xứ tiếng lóng lại là hai chuyện khác nhau. Muốn được nhận vảo
xứ tiếng lóng, phải chứng tỏ mình cũng biết một món gi, do đó mày phải lục túi
bù nhìn.
- Tôi xin lục tất cả những gì ngài muốn. Gringoa
nói.
Clôpanh vẫy tay. Vài dân tiếng lóng bước ra khỏi đám người
quây tròn và lát sau quay lại. Họ khiêng tới hai cái cột, chân cột đóng đế
ngang, để dễ dựng đứng trên mặt đất. Hai đầu cột nối liền bằng xả ngang, tất cả
hợp thành cái giá treo cổ lưu động xinh đẹp mà Gringoa may mắn được nhìn thấy dựng
lên ngay trước mặt chỉ trong nháy mắt. Chẳng còn thiếu thứ gì, kể cả sợi thừng
đu đưa duyên dáng dưới xà ngang.
- Không biết chúng định giở trò gì thế này? Gringoa lo lắng,
thầm hỏi. Nhưng chảng lập tức hết lo khi nghe tiếng chuông lắc. Đó là hình nộm
mà bọn hành khất dùng sợi thừng treo cổ lên, một thứ bù nhìn đuổi chim, mặc áo
đỏ, đeo đầy mình mõ và chuông nhỏ đủ để trang bị ba mươi con la giống Caxtiơ. Mấy
trăm cái chuông nhỏ đó rung lên chốc lát theo sợi dây thừng đu đưa, rồi im dần
và cuối củng tắt hẳn, khi hình nhân trở lại bất động theo định luật của chiếc đồng
hồ quả lắc, đã từng hạ bệ những đồng hồ nước và đồng hồ cát.
Lúc đó, Clôpanh mới chỉ cho Gringoa chiếc ghế đẩu cũ khập khiễng
đặt dưới hình nộm:
- Trèo lên đi
- Chết mất! Gringoa kêu lên, tôi đến ngã gẫy cổ thôi. Cái ghế
của đức ông khập khiễng như câu thơ ngủ lục của Macxian; một chân sáu còn chân
kia là năm.
- Trèo lên, Clôpanh bảo.
Gringoa bước lên ghế và cuối cùng giữ được thăng bằng sau khi
lắc lư cả đầu lẫn tay.
- Bây giờ, vua xứ Tuynơ nói tiếp, mày hãy bắt chéo chân phải
sang chân trái rồi kiễng chân trái lên.
- Tâu đức ông, Gringoa nói, thế ra ngài nhất định bắt tôi phải
ngã què cẳng à?
Clôpanh lắc đầu.
- Anh bạn, nghe đã, anh nói nhiều quá. Nói tóm lại, hãy làm
như sau: Mày hãy đứng kiễng chân, đứng như tao nói; như vậy mảy sẽ với tới túi
áo người nộm; mày hãy lục soát rồi móc lấy ví tiền trong đó; nếu làm xong mọi
việc mà không nghe thấy tiếng chuông nào, thế là được; mảy sẽ làm hành khất.
Chúng tao chỉ còn mỗi việc đánh đòn mày trong tám ngày.
- Lạy chúa! Tôi xin chịu, Gringoa nói. Thế nhỡ tôi làm rung
chuông thì sao?
- Thì sẽ bị treo cổ. Hiểu chưa?
- Tôi vẫn chẳng hiểu gì cả. Gringoa trả lời.
- Hãy nghe thêm lần nửa, mày hãy lục túi hình nộm và móc lấy
ví tiền; chỉ cần đang làm mà có tiếng chuông kêu là mày sẽ bị treo cổ. Thế nào,
hiểu chưa?
- Thôi được, Gringoa nói; tôi hiểu rồi. Rồi sau thì sao?
- Nếu móc được túi tiền mà không làm chuông kêu, mày sẽ là
hành khất và được đánh đòn trong tám ngày liền. Bây giờ chắc hiểu rồi chứ?
- Không, thưa đức ông, tôi càng không hiểu. Như thế, tôi được
lợi gì? Một đằng phải treo cổ, một đằng bị đánh đòn...
- Thế còn hành khất? Clôpanh nói, được làm hành khất thì sao?
Dễ thường xoàng đấy hẳn? Vì lợi ích của mày mà chúng tao đánh đòn, để dạn đòn dần.
- Xin đa tạ ngài, nhà thơ trả lời.
- Thôi, nhanh lên, nhà vua giậm chân lên cái thủng kêu vang
như tiếng trống cái. Lục túi hình nộm đi, mà lầm mau lên. Tao bảo trước lần cuối,
chỉ cần nghe thấy tiếng chuông là mày sẽ thế chân thằng bù nhìn.
Lũ dân nói lóng hoan hô lời lẽ của Clôpanh và quây tròn xung
quanh giá treo cổ, cười vang nhẫn tâm, khiến Gringoa thấy mình làm trò vui cho
chúng quá nhiều, đâm hết cả sợ. Thế là không còn hy vọng gì hết, trừ cái may mắn
mong manh sẽ thành công trong việc ghê gớm buộc phải làm. Chàng quyết định liều
một phen, nhưng trước hết không thể không thiết tha cầu khẩn ngưòi nộm sắp bị
móc túi và có lẽ nó còn dễ mủi lòng thương hại hơn bọn hành khất. Trăm ngàn
chuông nhỏ với quả lắc đồng nhỏ xíu, giống như bấy nhiêu miệng rắn độc há hốc,
sẵn sảng cắn và rít lên.
- Ôi! Chàng thầm nói, lẽ nào cuộc sống ta lại phụ thuộc vào tủng
tiếng rung của những chuông này! Ôi! Chàng chắp tay khấn, hỡi chuông, đừng
buông lời! Hỡi khánh, đừng đánh tiếng! Hỡi lục lạc, đừng lúc lắc!
Chàng thử van xin Truiơphu lần cuối.
- Thế nhỡ gió thổi thì sao? Chàng hỏi.
- Mày vẫn cứ bị treo cổ như thường, hắn trả lời không do dự.
Thấy không còn thể lần khân, trì hoãn, lẩn tránh được nữa,
chàng đành dũng cảm hành động. Chàng bắt chéo chân sang chân trái, đứng kiễng
chân trái và giơ tay lên; nhưng đúng lúc sờ vào hình nộm, người chàng vốn chỉ đứng
lò cò một chân, liền loạng choạng trên chiếc ghế khập khiễng ba chân; bất giác
chàng định vịn vào hình nộm, liền bị mất thăng bằng và ngã phịch xuống đất,
choáng váng vì trăm ngàn tiếng chuông từ người nộm vang lên tàn nhẫn, nó bị bần
tay vịn vào, liền quay tròn rồi hiên ngang đu đưa giữa hai cột.
- Chết tôi rồi! Chàng thét lên, ngã lăn quay, mặt úp xuống đất
như chết rồi.
Lúc đó, chàng vừa nghe thấy tiếng chuông khủng khiếp vang
trên đầu, lẫn tiếng cười quái đản của lũ ăn mảy, cùng tiếng Truiơphu sai bảo:
- Dựng ngay thằng ngốc đó dậy cho tao, rồi lập tức treo cổ nó
lên.
Chàng nhổm dậy. Thằng bủ nhìn đã được tháo ra để nhường chỗ
cho chàng.
Lũ nói lóng bắt chàng trèo lên ghế. Clôpanh lại gần, đặt dây
thòng lọng vảo cổ rồi vỗ vai bảo:
- Vĩnh biệt anh bạn nhé! Bây giờ đừng hòng thoát nạn, dù sao
mày cũng sẽ chết không kịp ngáp.
Cặp môi Gringoa khẽ thốt lên xin tha tội. Chàng đưa mắt nhìn
quanh. Nhưng chẳng còn hy vọng, mọi người đều cười.
- Belơvinhơ Đd Lêtoan, hãy trèo lên xà ngang, vua xứ Truiơphu
bảo gã hành khất đồ sộ đang bước ra khỏi hàng.
Belơvinhơ Đờ Lêtoan nhanh nhẹn trèo lên dóng gỗ bắc ngang và
lát sau, Gringoa ngước cặp mắt khiếp hãi nhìn thấy hắn ngồi xổm ở cái xà trên đầu.
- Bây giờ, Clôpanh Truiơphu nói tiếp, hễ tao vỗ tay thì mày,
Anđry Lơ Rugiơ, mảy sẽ lấy đầu gối hất đổ cái ghế, Phrăngxoa Sănggiơ Pruynơ,
mày sẽ đánh đu vào chân thằng khốn kiếp: còn Belơvinhơ, mày nhảy lên vai nó; và
cả ba đứa củng một lúc, hiểu chưa?
Gringoa rùng mình.
- sẵn sàng cả chưa?
Clôpanh Truiơphu hỏi ba tên nói lóng đang sẵn sàng nhảy xổ
vào Gringoa như ba con nhện xông vào con ruồi. Gã nạn nhân tội nghiệp chờ đợi
hãi hùng giây lát, trong khi Clôpanh ung dung lấy chân đá hất vào đống lửa mấy
cành nho chưa cháy tới.
- sẵn sàng cả rồi chứ? Hắn hỏi lại và xòe tay định vỗ. Chỉ một
giây nửa, thế là xong.
Nhưng hắn bỗng dừng lại, như nảy ra một ý định đột ngột.
- Khoan đã! Hắn nói; tao quên mất!... Theo tục lệ, ta không
thể treo cổ một người trước khi hỏi xem có mụ đàn bà nào muốn lấy nó không. Này
bạn, đó là dịp may cuối cùng cho mày. Mày phải kết hôn hoặc với con ăn mày hoặc
với dây thòng lọng.
Luật lệ Bôhêmiêng này, đối với độc giả, có vẻ quái gở thật đấy,
nhưng hiện nay vẫn còn được ghi lại đầy đủ trong pháp chế cổ nước Anh. Hãy đọc
Buringt’ons Observations thì rõ.
Gringoa thở phào. Đây là lần thứ hai trong vòng nửa giờ,
chàng sống lại. Cho nên chàng cũng không tin tưởng lắm.
- Này! Clôpanh trèo lên thùng thét to. Hỡi bọn đàn bà, lũ giống
cái, trong chúng mày, kể từ mụ phủ thủy đến con mèo cái của mụ, có đứa khốn kiếp
nào muốn lấy thằng khốn kiếp này không? Nào, Côlet La Saron! Elidabet Truvanh!
Ximon Giơđuđinơ! Mariêđơbu! Tonơ La Lông! Bêracđơ Phanuen! Miselơ Gtơnay! Clođơ
Rôngiơ Orây! Matuyarin Girô ru! Nào! Idabô La Tiery! Lại đây rồi xem đi! Một thằng
đàn ông cho không! Đứa nào muốn lấy hả?
Gringoa trông thiểu não như vậy, hắn chẳng ngon mắt lắm. Các
mụ ặn mày xem ra rất ít xúc động về đề nghị đó. Anh chàng khốn khổ thấy họ đáp:
- Không! Không! Cứ treo cổ nó lên, bọn tôi càng thích.
Tuy nhiên có ba mụ bước ra khỏi đám đông, và đến đánh hơi anh
chàng xem sao. Đầu tiên là một ả phục phịch mặt vuông trằn trặn. Nó chăm chú ngắm
cái áo ngắn tã nát của vị triết gia. Tấm áo khoác vải thô đã cũ và còn thủng lỗ
chỗ hơn cả chiếc chảo rang hạt dẻ. A cau mặt:
- Đồ tã rách! Nó làu bàu và hỏi Gringoa: Ao choàng đâu?
- Tôi đánh mất rồi, Gringoa đáp.
- Mũ đâu?
- Họ lột rồi.
- Giày đâu?
- Nó sắp mòn hết đế rồi.
- Túi tiền đâu?
- Chao ôi! Gringoa ấp úng nói, một xu dính túi cũng chả có.
- Thế thì hãy chịu treo cổ và nói cảm ơn đi! Mụ ăn mày nói, rồi
quay lưng đi.
Mụ thứ hai, già, đen nhẻm, nhán nheo, xấu xí, xấu đến mức làm
bẩn cả cung điện thần kỳ, đi vòng quanh Gringoa. Chàng gần như run lên chỉ lo mụ
ta không vời đến. Nhưng mụ ta lẩm bẩm:
- Hắn gầy quá; rồi mụ bỏ đi.
A thứ ba là một đứa con gái khá tươi trẻ và không đến nỗi xấu
lắm.
- Cứu tôi với! Anh chàng khốn khổ khẽ van xin. Nó thương hại
ngắm nghía chàng giây lát, rồi cúi nhìn xuống, sửa lại nếp váy và đứng đó lưỡng
lự, chảng dõi theo mọi cử chi; đây là tia hy vọng cuối cùng. Nhưng rồi cô gái bảo:
- Không! Không! Ghiôm Lôngơdu đánh tao mất.
Nó quay trở lại đám đông.
- Này bạn ơi, mày không may rồi. Clôpanh nói.
Rồi hắn đứng lên thùng, hỏi:
- Không ai mua ầ? Hắn rao lên, bắt chước giọng mõ tòa bán đấu
giá, làm mọi người cười rộ, một lần, không ai mua à? Hai lần, ba lần!
Rồi quay lại giá treo cổ, hắn gật đầu:
- Cho qua.
Belơvinhơ Đd Lêtoan, Anđry Lơ Rugiơ, Phrăngxoa Săngtơ Pruynơ
lại gần Gringoa.
Giữa lúc đó, một tiếng reo lên từ đám dân nói lóng:
- Exmêranđa! Exmêranđa!
Gringoa giật mình và quay lại phía vừa cất tiếng reo. Đám
đông giãn ra nhường lối cho một khuôn mặt sáng ngời, trong trắng.
Đó là cô Bôhêmiêng.
- Exmêranđa! Gringoa thốt lên xúc động kinh ngạc vì cái tên
thần kỳ đó đột ngột nối liền mọi kỷ niệm trong ngày của chậng.
Nhân vật hiếm có này, bằng vẻ quyến rũ và sắc đẹp, như chinh
phục được cả Cung điện thần kỳ. Dân nói lóng cả nam lẫn nữ nhẹ nhàng dạt sang
bên để nhường lối và khuôn mặt tàn bạo của chúng bỗng tươi tỉnh trước cái nhìn
cô gái.
Cô nhanh nhẹn bước tới gần nạn nhân. Con dê Giali xinh đẹp
theo sau. Gringoa đang như người sắp chết. Cô lặng lẽ nhìn chàng một lát.
- Bác sắp treo cổ người này à? Cô nghiêm trang hỏi Clôpanh.
- Ừ, cô em ạ, vua xứ Tuy nơ trả lời, trừ phi cô lấy hắn làm
chồng.
Cô khẽ bĩu môi dưới thật duyên dáng.
- Tôi bằng lòng lấy, cô nói.
Đến đây, Gringoa câng tin chắc từ sáng đến giờ mình toàn sống
trong mơ và đây là mơ tiếp.
Quả thực, kịch biến tuy duyên dáng nhưng quá mạnh mẽ.
Họ tháo thòng lọng, cho nhà thơ bước xuống ghế. Chàng phải ngồi
thụp xuống vì quá xúc động.
Quận công Ai Cập không nói nửa lời, mang tới cái vò đất sét.
Cô Bôhêmíêng trao nó cho Gringoa.
- Anh hãy đập xuống đất đi, cô bảo chàng.
Gái vò vỡ tan.
- Hỡi chú em, quận công Ai Cập liền đặt hai tay lên trán họ,
cô ta là vợ của chú; hỡi cô em, chú ấy là chồng của cô. Trong vòng bốn năm. Cô
chú đi thôi.
VII. ĐÊM TÂN HÔN
Lát sau, nhà thơ của chúng ta đã ở trong một căn phòng nhỏ
mái khum hình cung nhọn, thật kín đáo, thật ấm áp, chàng ngồi trước bàn, không
mong gì hơn là được vay tạm vải món ở chạn thức ăn treo gần đó, chàng thấy hiện
lên trong tương lai chiếc giường êm ái và được đối diện vái cô gái đẹp. Cuộc
phiêu lưu xảy ra cứ như chuyện thần thông. Chàng bắt đầu nghiêm túc tự cho mình
là một nhân vật của chuyện thần tiên; thỉnh thoảng chảng lại nhìn xung quanh
như để tìm xem cỗ xe bằng lửa thắng hai con quái vật hoang đường có cánhíl}, vật
duy nhất có thể đưa chàng nhanh chóng như vậy từ đáy địa ngục lên thiên đường
có còn đỗ ở đó không. Đôi khi chàng lại trân trân nhìn vào lỗ rách cái áo ngắn
để bám chặt lấy thực tế và khỏi hoàn toàn xa rời mặt đất. Lý trí chàng lơ lửng
giữa khoảng không tưởng tượng, chỉ còn biết bám vào sợi chỉ đó.
Cô gái như không hề để ý tới chàng, cô đi lại, xếp dọn mấy
cái ghế đẩu, nói năng với con dê, thỉnh thoảng lại bĩu môi. Cuối cùng, cô đến
ngồi gần bàn và Gringoa có dịp tha hồ ngắm nghía.
Hỡi bạn đọc, bạn đã từng là trẻ thơ và có lẽ bạn sẽ rất sung
sướng nếu còn được như vậy. Chắc bạn đã hơn một lần (còn riêng tôi, tôi từng bỏ
ra suốt ngày những ngày hữu ích nhất của đời mình) đuổi theo từ bụi này tới bụi
kia, ở cạnh dòng nước chảy, vào ngày nắng, một con chuồn chuồn xinh đẹp xanh sẫm
hoặc xanh nhạt, nó bay ngoắt đi ngoắt lại thoăn thoắt, để hôn mọi đầu cành. Chắc
bạn còn nhớ đầu óc và con mắt bạn từng âu yếm tò mò đến thế nào, để theo dõi
cơn xoáy lốc xinh xẻo đó đang rít lên vo ve, với đôi cánh đỏ rực và xanh lơ,
chính giữa phấp phới một hình thù huyền ảo cảng mờ tỏ hơn bởi chính dáng bay
vùn vụt. Sinh vật bay lượn đó rung đôi cánh để mơ hồ xuất hiện, có vẻ thật hão
huyền, không tưởng, chẳng thể sờ mó, chẳng thể trông thấy. Nhưng cuối cùng, chuồn
chuồn tới đậu ở cành sậy, và bạn có thể nín thở ngắm nhìn đôi cánh dài bằng
the, cái áo dài men sứ, hai khối mắt pha lê, bạn sẽ ngạc nhiên biết chừng nào,
chỉ lo sợ hình thù đó lại bay đi mất hút, sinh vật đó lại trở thành hão huyền!
Bạn hãy nhó lại cảm giác đó và bạn sẽ dễ dàng hiểu rõ điều Gringoa cảm thấy khi
ngắm nhìn cô gái Exmêranđa, dưới hình thủ có thể trông thấy và sd mó được, mà
cho đến nay chầng mới chỉ thấp thoáng thấy qua cơn bão lốc của nhảy múa, ca hát
và ồn ào. Càng đắm chìm mơ mộng, chàng càng lơ đãng nhìn cô gái và thầm nhủ: -
Thế ra Exmêranđa là như thế này ư? Một tuyệt thế giai nhân. Một vũ nữ múa rong!
Quá nhiều và quá ít! Chính cô ta sáng nay đã kết liễu vở kịch của mình, chính
cô ta tối nay lại cứu vớt đời mình. Là ma quỷ ám ảnh! Là thần tiên phù trợ! -
Quả thực là cô gái đẹp! - Và phải yêu mình đến mê cuồng mới lấy mình như vậy, -
Đúng thế, chàng nói rồi đột nhiên đứng dậy, với ý định về thực tiễn vốn là nền
tảng tính nết và triết lý của chàng, quả tình mình không hiểu sự thể sao lại
xoay ra thế này, nhưng đúng mình là chồng cô ta! Mang ý nghĩa đó trong đầu và
trên mắt, chàng lại gần cô gái một cách thật lính tráng và trai lơ, khiến cô
gái phải lùi lại.
- Anh định làm gì tôi vậy? Cô hỏi.
- Exmêranđa yêu quí, sao em còn phải hỏi anh như vậy? Gringoa
trả lời, giọng say mê đến nỗi chính chàng nghe tiếng mình nói cũng phải ngạc
nhiên.
Cô gái Ai Cập mở to mắt.
- Tôi không hiểu anh định nói gì.
- Còn phải nói gì nữa? Gringoa nói, càng bồng bột hơn, thầm
nghĩ hóa ra mình lại gặp được một người đoan trang của Cung điện thần kỳ, bởi
cô em hiền ngoan, anh chẳng phải là của em đó sao? Em chẳng là của anh đó ư?
Và hoàn toàn ngây thơ, chàng ôm ngang người nàng. Chiếc áo cô
Bôhêmiêng tuột khỏi tay chàng như làn da con chạch. Cố nhảy phắt tới cuối
phòng, cúi xuống và ngẩng lên, tay cầm con dao găm nhỏ, trước khi Gringoa kịp
nhận thấy con dao từ đâu ra; cô tức giận kiêu kỳ, môi cong lên, cánh mũi phập
phồng, má đỏ rực như táo chín, trông mắt long lanh tóe lửa. Đồng thời, con dê
trắng nhỏ đứng chắn trước cô, cũng hiên ngang giương trán, vểnh cặp sừng xinh đẹp,
vàng chóe và nhọn hoắt, chĩa về phía Grin- goa. Tất cả chỉ trong nháy mắt.
Chuồn chuồn biến thành ong và chi chò châm đốt.
Vị triết gia của chúng ta dừng lại sửng sốt, ngơ ngác hết
nhìn con dê lại nhìn cô gái.
- Lạy Đức mẹ đồng trinh! Cuối cùng chàng thốt lên khi đã hết
ngạc nhiên, đúng là hai ả vui tính!
Đến lượt cô gái cũng lên tiếng:
- Ke ra anh chàng dấm dớ này củng táo gan thật!
- Xin lỗi cô nương, Gringoa mỉm cười nói. Nhưng tại sao cô lại
lấy tôi làm chồng?
- Thế cứ để mặc anh bị treo cổ à?
- Hóa ra, nhà thơ nói hơi có vẻ thất vọng, cô lấy tôi không
ngoài ý định muốn cứu tôi thoát khỏi giá treo cổ?
- Vậy anh còn muốn có ý định gì khác nữa?
Gringoa cắn môi, - Chao ôi, chàng tự nhủ, ta chưa hề chiến thắng
về phương diện Quypiđô[34] như ta tưởng. Neu vậy, hả tất phải đập vỡ cái vò tội
nghiệp làm gì?
Lúc đó con dao găm của Exmêranđa và cặp sừng con dê vẫn ở tư
thế phòng thủ.
- Cô Exmêranđa, nhà thơ nói, ta hãy hòa giải thôi. Tôi không
phải là thư ký lục sự tòa án Satơlê và sẽ không gây rắc rối vì cô đã mang dao
găm trong người như vậy giữa đô thành Paris, ngay giữa mũi lính tuần cảnh và lệnh
nghiêm cấm của Ngài đô trưởng. Tất nhiên, cô thừa biết cách đây tám hôm, Nôen
Lêcơrivanh đã bị phạt mười xu tiền Paris vì tội mang dao trong người. Song đó
không phải là việc của tôi, và tôi xin đi ngay vào chuyện. Tôi xin thề sẽ không
lên thiên đường nếu tôi xán lại gần cô mà chưa được cô bằng lòng và cho phép:
nhưng xin cô hãy cho tôi ăn chút gì.
Thực tình, Gringoa cũng như ông Đêprêô rất ít "dục
tình”. Chàng không thuộc loại ky binh và pháo thủ xung phong chiếm đoạt các cô
gái. về phương diện ái tình cũng như mọi công việc khác, chàng luôn sẵn sàng
theo thuyết biết điều và vừa phải; cho nên một bữa ăn ngon, tay đôi vui vẻ, nhất
là đang lúc đói, đối vói chàng là giờ giải lao tuyệt diệu giữa mở đầu và đoạn kết
thúc của một cuộc phiêu lưu tĩnh ái.
Cô gái Ai Cập không trả lời. Cô khẽ bĩu môi khinh khỉnh, ngẩng
cao đầu như chim, rồi phì cười và con dao găm xinh xắn biến mất như nó đã xuất
hiện, khiến Gringoa không kịp thấy con ong đã giấu cái nọc ở đâu.
Lát sau, trên bàn đã có ổ bánh mì đen, khoanh thịt mỡ, vài quả
táo răn rúm và bình rượu bia, Gringoa ngồi ăn ngấu nghiến. Cứ nghe tiếng dĩa sắt
và đĩa sứ chạm nhau hối hả, có thể nói tất cả tình yêu của chàng đã biến thảnh
cảm giác ngon miệng.
Cô gái ngồi trước mặt lặng lẽ nhìn chảng ăn, rõ ràng đang bận
nghĩ chuyện khác nên thỉnh thoảng lại tủm tỉm cười, bàn tay êm dịu vuốt ve cái
đầu thông minh của con dê đang khẽ nép mình bên đầu gối cô.
Cây nến vảng soi sáng khung cảnh ngốn ngấu và mơ mộng đó.
Khi tiếng kêu gào đầu tiên của dạ dày đã dịu rồi, Gringoa mới
hơi ra vẻ xấu hổ khi thấy chỉ còn lại quả táo.
- Cô Exmêranđa, cô không xơi gì à?
Cô gái lắc đầu từ chối và cặp mắt tư lự lại đăm đăm nhìn lên
vòm mái căn phòng.
Không biết cô ta nghĩ ngợi cái quái gì? Gringoa thầm hỏi và
nhìn theo phía cô nhìn; - chẳng lẽ thằng lùn tạc bằng đá đang nhăn mặt trên trần
vòm mái kia lại khiến cô phải chăm chú như vậy sao. Than ôi! Ta đáng đem so
sánh với nó ư!
Chàng cất tiếng: - Thưa cô!
Cô hình như không nghe thấy.
Chàng càng nói to hơn: - Cô Exmêranđa!
Phí công vô ích. Cô gái nghĩ đâu đâu và tiếng nói Gringoa
không đủ sức kéo cô trở về. May thay, con dê lại xen vào. Nó khẽ kéo tay áo cô
chủ: - Giali, mày muốn gì? Cô gái Ai Cập sốt sắng hỏi, như giật mình sực tỉnh.
- Nó đói đấy, Gringoa nói, thích thú được bắt chuyện.
Exmêranđa bẻ vụn bánh và cho Giali ăn từ tốn trong lòng bàn
tay.
Dù sao Gringoa cũng không cho cô có thời giờ trở lại mơ mộng.
Chàng tế nhị dò hỏi.
- Thế ra cô không muốn coi tôi là chồng hay sao?
Cô gái nhìn chàng chằm chằm và đáp:
- Không.
- Thế là tình nhân được không? Gringoa hỏi.
Cô gái bĩu môi đáp:
- Không.
- Vậy là bạn nhé? Gringoa hỏi tiếp.
Cô vẫn nhìn chằm chằm và sau một lát suy nghĩ, liền đáp: - Có
lẽ được.
Câu có lẽ được, vốn quen thuộc với triết gia, càng khuyến
khích Gringoa thêm.
- Cô có hiểu thế nào là tình bạn không? Chàng hỏi.
- Có, cô gái Ai Cập trả lời. Đó như thể là anh trai với em
gái, hai tâm hồn gần nhau mầ không hòa vào nhau, hai ngón tay trên bàn tay.
- Thế còn tình yêu? Gringoa hỏi tiếp.
- Ô! Tình yêu ư! Cô nói, giọng run lên và mắt ngời sáng. Đó
là hai mà hóa một. Một trai và một gái hòa hợp thành một thiên thần. Đó là trời
xanh.
Lúc nói vậy, cô múa rong đẹp vô cùng, khiến Gringoa hết sức sửng
sốt, chàng thấy cô hoàn toàn phù hợp với kiểu say sưa gần như Đông phương trong
lời nói. Cặp môi hồng tinh khiết hé cười; vầng trán ngây thơ và bình thản đôi
lúc lại đăm đăm tư lự, như tấm gương nhòa hơi thở; và từ cặp mi đen dài rũ xuống,
tỏa ra một thứ ánh sáng ngời ngời, làm khuôn mặt trông nghiêm đượm mả hoan lạc
lý tưởng, mà Raphaen từng tìm ra ở giao điểm thần bí của các sắc thái trinh bạch,
mẫu tử và thần thánh.
Gringoa vẫn cứ hỏi tiếp.
- Vậy phải như thế nào mới làm đẹp lòng cô?
- Phải là nam nhi.
- Thế tôi, tôi là gì? Chàng hỏi.
- Nam nhi phải đầu đội mũ, ta cầm gươm đi giày có đinh thúc
ngựa bằng vàng.
- Thôi được, không cưỡi ngựa, chẳng thành nam nhi. Thế cô có
yêu ai không?
- Yêu như người tình?
- Phải, như người tình.
Cô tư lự một lát rồi nói, giọng khác thường: Sắp tới đây tôi
mới biết.
- Sao không phải ngay tối nay? Nhà thơ lại âu yếm hỏi. Sao
không yêu ngay tôi?
Cô nghiêm trang nhìn chàng.
- Tôi chỉ có thể yêu một người che chở nổi cho tôi.
Gringoa đỏ mặt và thôi không nói nữa. Rõ ràng
cô gái ám chỉ việc chàng đã chẳng giúp đỡ được bao nhiêu, khi
cô lâm nạn hai giờ trước đây. Kỷ niệm đó lu mờ trước bao chuyện xảy ra trong buổi
tối, trở lại với chàng. Chàng đưa tay vỗ trán.
- Thưa cô, đúng thế, đáng lẽ tôi phải bắt đầu từ đó. Cô tha lỗi
cho tính đãng trí điên rồ của tôi. Thế cô làm thế nào mà thoát khỏi nanh vuốt của
Cadimôđô?
Câu hỏi làm cô Bôhêmiêng rùng mình.
- Ôi chao! Thằng gù kinh tởm! Cô nói, lấy tay che mặt, và cô
run lên như bị cóng lạnh.
- Đúng thế, thật kinh tởm! Gringoa nói, vẫn bám theo ý nghĩ của
mình; nhưng cô làm thế nào mà thoát khỏi tay hắn?
Exmêranđa mỉm cười, thở dài và nín lặng.
- Cô có biết tại sao hắn đi theo cô không? Gringoa nói, muốn
gợi hỏi khác đi.
- Tôi không biết, cô gái đáp. Rồi cô bồng bột hỏi thêm: thế
còn anh, tại sao anh cũng đi theo tôi?
- Nói thật tình, tôi cũng chẳng biết nốt, Gringoa
đáp.
Im lặng chốc lát. Gringoa lấy dao gọt cạnh bản. Cô gái mỉm cười
và như nhìn thấy gì đó qua bức tưdng. Đột nhiên cô khe khẽ cất tiếng hát:
Quando las pintadas aves Mudas etans, y la tierra...{1)
Cô bất thần nín bặt và vuốt ve Giali.
- Con dê của cô xinh thật, Gringoa nói.
- Em gái tôi đấy, cô đáp.
- Tại sao họ lại gọi cô là Exmêranđa? Nhà thơ hỏi.
- Tôi cũng chẳng biết nữa.
- Cũng không biết nữa à?
Cô rút trong ngực ra cái túi con thuôn dài đeo nơi cổ bằng sợi
dây xâu chuỗi hạt trân châu. Cái túi sặc mùi long não. Ngoài bọc lụa xanh và ở
giữa gắn một mặt thủy tinh xanh to giả ngọc bích.
- Có lẽ do cái nảy, cô nói.
Gringoa định cầm cái túi. Cô lủi lại.
- Đừng sờ vào. Túi bùa đấy: anh sẽ xúc phạm đến bừa ngài, hoặc
bùa ngài sẽ làm hại anh.
Nhà thơ lại tò mò hơn.
- Ai cho cô túi bủa thế?
Cô đặt ngón tay lên miệng và giấu túi bùa vào ngực. Chàng thử
hỏi thêm nhưng cô trả lời hờ hững.
- Cái tên Exmêranđa có nghĩa là gì?
- Tôi không biết, cô đáp.
- Nó là tiếng nước nào?
- Có lẽ tiếng Ai Cập.
- Tôi cũng ngờ là như vậy. Gringoa nói. Cô có phải quê ở Pháp
không?
- Tôi cũng chẳng biết.
- Thế bố mẹ cô đâu?
Cô liền hát theo một điệu cổ:
Bố tôi là chim. Mẹ tôi là chim Tôi qua sông chẳng cần thuyền
Tôi qua sông chẳng cần tầu Mẹ tôi là chim
Bố tôi là chim.
- Thôi được, Gringoa nói. Thế cô tới Pháp hồi mấy tuổi?
- Lúc còn bé tí tẹo.
- Tới Paris hồi nào?
- Hồi năm ngoái. Lúc bọn tôi qua cổng Giáo hoàng kéo vảo
thành, tôi thấy chim bông lau bay ngang trời; lúc đó là cuối tháng tám; tôi có
bảo: mùa đông rét lắm đấy.
- Mùa đông năm đó rét thật, Gringoa nói, thích thú vì đã gợi
được chuyện; suốt mùa đông đó, tôi cứ phải hà hơi sưởi ngón tay. Thế ra cô có
tài tiên đoán?
Cô ta trở lại ít lời.
- Không,
- Cái người gọi là quân công Ai Cập đó là trùm bộ tộc à?
- Phải.
- Ây, chính người đó lầm lễ cưới cho chúng ta đấy, nhà thơ rụt
rè nói.
Cô lại khẽ bĩu môi xinh xắn như thường lệ.
- Tôi cũng chưa biết tên anh là gì nữa.
- Tên tôi là? Nếu cô muốn biết thì xin thưa: Pie Gringoa.
- Tôi biết một cái tên khác đẹp hơn, cô nói.
- Đồ quỉ quái! Nhà thơ thốt lên. Không sao, tôi cũng chẳng giận
cô đâu. Thế này nhé, có khi cô sẽ yêu tôi nếu biết rõ tôi hơn; và lại cô đã rất
tin cậy mả kể chuyện đdi cô, cho nên tôi củng phải kể qua chuyện tôi cho cô
nghe. Như vậy cô biết tôi tên gọi
Pie Gringoa và là con trai quan trưng thuế tòa lục sự thành
Gônexơ. Bố tôi bị bọn Buốcgônhơ treo cổ và mẹ tôi bị bọn Picarđi mổ bụng hồi
vây hãm Paris cách đây hai mươi năm. Như vậy là lên sáu tuổi tôi đã mồ côi, chi
còn biết lấy lòng đưòng Paris làm đế giầy. Tôi không hiểu mình đã vượt qua khoảng
cách từ sáu tuổi lên mười sáu bằng cách nào. Chỗ này bà hàng hoa quả cho quả mận,
nơi kia ông chủ quán ăn vứt cho mẩu bánh; buổi tối, lại bị lính kích thủ tóm cổ
nhét ngồi tù, ở đó tôi có được bó rạ để nằm. Mọi cái đó không ngăn cản tôi lớn
lên và gầy nhom, như cô thấy đấy. Mùa đông, tôi tới sưởi nắng dưới vòm cổng của
lâu đài Xăng và tôi rất buồn cười là đống lửa ngày lễ Xăng Giăng lại dành riêng
cho tiết đại thử. Tới mười sáu tuổi, tôi muốn kiếm chút địa vị. Tôi lần lượt thử
đủ mọi nghề. Tôi đi lính; nhưng không đủ dũng cảm. Tôi đi tu, nhưng lại không đủ
đức tin. Hơn nữa, tôi lại không biết uống rượu. Thất vọng, tôi vào học việc thợ
xẻ nhưng lại không đủ sức khỏe. Tôi mong được làm thầy giáo hơn; đã đành lúc đó
tôi không biết đọc, nhưng đó không phải là lý do. ít lâu sau, tôi nhận ra mình
thiếu điều kiện để làm bất cứ việc gì; và thấy mình chẳng được tích sự gì hết.
Tôi bèn nghiễm nhiên trở thành nhà thơ và soạn nhạc. Đó là một địa vị lúc nào
cũng kiếm được khi người ta vô công rồi nghề, mà thế còn hơn là đi ăn cắp, như
vài đứa trẻ tuổi con cái nhả đầu trộm đuôi cướp từng khuyên tôi. Một hôm tình cờ
tôi gặp cha Clôđơ Phrôlô, phó chủ giáo nhà thờ Đức bà. Ông ta quan tâm đến tôi
và nhờ ông mà hôm nay tôi mới trở thành học giả thực thụ, biết tiếng Latinh từ
bộ Bổn phận của Xixơrô tới Văn điếu tang của các cha dòng Xêlextin, và không
còn mủ mịt đối với cả triết học kinh viện lẫn thi ca, âm nhạc và cả luyện bạn đọc
nữa, môn đầu trò của các trò làm bộ làm tịch. Chính tôi là tác giả vở thánh kịch
sáng nay được trình diễn thành công rực rỡ và được dân chúng nhiệt liệt hoan
nghênh ngay giữa gian đại sảnh Tòa pháp đình. Tôi còn viết một quyển sách sẽ
vào khoảng sáu trăm trang, bàn về ngôi sao chổi kỳ diệu năm 1465 đã làm mọi người
phát điên. Tôi còn nhiều thành tựu khác. Cũng hơi biết nghề mộc pháo binh, tôi
còn góp phần chế tạo khẩu thần công to tướng của Giăng Môgơ, mà cô hẳn biết nó
đã vỡ toác ở cầu Sarăngtông vào hôm thử súng và làm chết hăm tư kẻ tò mò. Cô
xem đấy, tôi đâu phải là món hôn nhân xoàng. Tôi còn biết khối trò vè rất dễ
thương, rồi tôi sẽ dạy cho con dê của cô; chẳng hạn, bắt chước giám mục Paris,
cái lão thầy tu hổ mang khốn kiếp có dãy cối xay té ướt hết khách qua đường suốt
dọc cầu Thợ xay. Hơn nữa, vở thánh kịch còn đem lại cho tôi rất nhiều tiền mặt,
nếu họ chịu trả tiền. Cuối cùng, thưa cô, tôi sẵn sàng chờ cô sai bảo, cả bản
thân tôi lẫn trí tuệ, lẫn tài năng khoa học, tài năng văn học của tôi, tôi sẵn
sàng sống chung tùy theo ý muốn của cô, hoặc làm vợ chồng nếu cô thích, hoặc
làm anh em nếu cô thấy thế lại hay hơn.
Gringoa nín lặng, chờ đợi hiệu quả bài diễn văn đối với cô
gái. Cô đăm đăm nhìn xuống đất.
Phêbuýt, cô khẽ thốt lên. Rồi quay lại nhà thơ cô hỏi:
- Phêbuýt nghĩa là gì?
Tuy thấy lời diễn thuyết của mình chẳng liên quan gì đến câu
hỏi đó, Gringoa vẫn không hề bực mình được dịp trổ tài thông thái. Chàng hắng
giọng cắt nghĩa:
- Đó là tiếng Latinh, có nghĩa là mặt trời.
- Mặt trời! Cô gái nhắc lại
- Đó là tên một cung thủ rất điển trai, vốn là thần, Gringoa
nói thêm.
- Thần! Cô gái Ai Cập nhắc lại. Và giọng cô nói vẻ tư lự say
đắm.
Vừa vặn lúc đó, một chiếc vòng trên tay cô gái tuột ra và rơi
xuống. Gringoa vội cúi xuống nhặt. Khi ngửng lên, cô gái và con dê đã biến mất.
Chàng nghe thấy tiếng cài then. Đó là chiếc cửa con chắc hẳn thông sang buồng
bên cạnh, khóa trái phía bên kia.
- Không biết cô ta có để cho mình cái giưòng nâo không? Triết
gia của chúng ta tự hỏi.
Chàng đi quanh buồng. Chỉ có chiếc hòm gỗ khá dài là tạm có
thể ngủ được, chưa kể nắp hòm lại chạm trổ, làm cho khi ngả lưng xuống, Gringoa
cảm thấy gần giống như cảm giác của Micrômêgát[35] nằm trên dãy núi Anpơ.
- Thôi được, chàng nói, cô thích ứng với hoàn cảnh. Phải tập
cho quen đi. Nhưng quả đây là đêm tân hôn kỳ lạ. Thật đáng tiếc. Vụ hôn nhân
theo kiểu đập vô vò này đúng là có vẻ ngây thơ và cổ lỗ làm mình đâm ra thích
thu.
QUYỂN BA
I. NHÀ THỜ ĐỨC BÀ
Chắc chắn đến nay nhà thờ Đức bà Paris vẫn còn là một tòa nhà
hùng vĩ và thiêng liêng. Nhưng mặc dù nó cổ xưa mà vẫn giữ được vẻ đẹp, ta khó
lòng nén tiếng thở dài, không thể không bực mình trước vô số điêu tàn, phá
phách mà thời gian và con người lần lượt bắt tòa nhà cổ kính phải chịu đựng,
không thèm tôn trọng cả Sanơmanhơ từng đặt viên đá đầu tiên lẫn Philip Ôguýt đã
đặt viên cuối củng.
Trên khuôn mặt bả chúa già nua của những nhà thờ lớn ở ta,
bên cạnh nếp nhăn bao giờ cũng thấy luôn vết sẹo. Tempus edar homo edacioríl).
Câu mà tôi sẵn sảng dịch như sau: Thời gian thì mủ lòa, con người lại ngu ngốc.
Nếu được rảnh rỗi để cùng bạn đọc lần lượt ngắm nghía từng vết
phá hoại khác nhau in dấu lên tòa nhả thò cổ xưa, ta sẽ thấy tội của thời gian
ít hơn, còn tội của con người nặng hơn, nhất là ngưdi làm nghệ thuật. Tôi nhấn
mạnh là người lâm nghệ thuật, vì có những kẻ đã mang danh kiến trúc sư từ hai
thế kỷ nay .
Trước hết, chỉ xin đưa ra vài dẫn chứng chủ yếu; chắc chắn hiếm
có những trang kiến trúc nào đẹp đẽ hơn mặt trước nhà thờ. Ớ đây lần lượt và đồng
thời có ba cổng khoét hình cong nhọn; một dãy hăm tám khám tượng quốc vương xây
trổ kiểu thêu ren; cái cửa sổ hoa thị lớn ở chính giữa với hai bên cửa sổ, như
linh mục trợ tế và phó trợ tế; dãy hành lang cao vút và mảnh khảnh, có cửa tò
vò hình tam điệp, đỡ lấy một nóc bằng lặng trên hàng cột thon; cuối củng hai
tòa tháp đen và to, với mái hiên lợp đã đen, những bộ phận hài hòa của một chỉnh
thể tuyệt mỹ, chồng lên nhau thành năm tầng gác đồ sộ, tất cả triển khai rành
rành trước mắt, xô bồ mả ổn định, với vô vàn ổn định, với vô vàn chi tiết về tạc
tượng, điêu khắc và chạm trổ, mạnh mẽ hòa hợp củng vẻ hùng vĩ tinh thần của
toàn thể. Có thể nói đây là bản giao hưởng đá dài đặc; lầ tác phẩm khổng lồ của
một người và một dân tộc, một chinh thể hoàn tất thống nhất và phức tạp như trường
ca Iliát và dân ca Rômăngxêrô[36]5 vốn củng chị em với nó; là sản phẩm của sự
chung đúc tất cả sức lực một thời đại, mà trên mỗi hòn đá nổi bật hàng trăm
ngàn cách khác nhau, khi tài hoa người thợ được uốn nắn theo thiên tài nghệ sĩ;
tóm lại, đây là một thứ sáng tạo của nhân loại. Mãnh liệt và phong phú như sáng
tạo của thiên thần, mà hầu như nó đã đoạt lấy hai tính chất: Đa dạng, vĩnh cửu.
Và điều chúng tôi nói ở đây về mặt tiền, cũng phải nói như vậy
về toàn thể ngôi nhà thò; và điều nói về ngôi nhà thờ lớn Paris này, cũng phải
nói như vậy về mọi nhà thờ Cơ Đốc giáo thời trung cổ. Tất cả nằm trong ngành
nghệ thuật tự nó đã đến lúc hoàn chỉnh, hợp lý và cân đối. Đo kích tấc ngón
chân cái, tức là đo chiều cao người khổng lồ.
Hãy trở lại với mặt tiền của nhà thờ Đức bà như nó còn lại hiện
nay, khi chúng ta tới cúng bái chiêm ngưỡng tòa nhả thờ lớn uy nghiêm và bể thế,
mà theo lời các nhà biên niên sử, nó làm ta run SỢ; quae mole sua terrorem
incutit spectantibus[37]^
Mặt tiền hiện nay thiếu mất ba vật quan trọng. Trước hết là
cái thềm mười một bậc, xưa kia nâng nó lên cao khỏi mặt đất; sau lầ một dãy pho
tượng ở bên dưới, từng được đặt vào các khám ở ba cổng và dãy tượng ở phía trên
gồm hăm tám vị vua cổ xưa nhất của nước Pháp, bày dọc hành lang ở gác một, kể từ
vua Xinđơbe tới vua Philip Ôguýt, tay cầm quả "vương cầu"
Bậc thềm là do thời gian làm mất đi, thời gian đã nâng cao mặt
đất Khu thành cũ theo một tiến trình chắc chắn và chậm chạp. Nhưng trong khi nền
đường Paris cứ dâng lên, lần lượt ngốn dần mười một bậc thềm tửng giúp cho tòa
nhà hùng vĩ cao thêm, thời gian có lẽ làm lợi hơn là làm thiệt cho nhà thờ, vì
chính thời gian đã phủ lên mặt tiền một màu xám của thế kỷ, làm cho tuổi già
các dinh thự lại chính là tuổi đẹp nhất.
Nhưng ai đã lấy đi hai dãy tượng? Ai để lại các khám rỗng
không? Ai đã khoét vòm cung nhọn mới, lai tạp, vảo ngay chính cổng giữa? Ai dám
lắp vào đó cái cửa gỗ nhạt nhẽo và nặng nề, chạm trổ theo kiểu Luy XV ngay cạnh
các hoa văn của Bixcornet? Chính là con người; các kiên trúc sư, các nghệ sĩ
ngày nay.
Nếu ta lại vào bên trong nhả thờ, ai đã lật nhào thánh
Crixtôphơ khổng lồ, một pho tượng rất nổi tiếng trong các tượng, nổi tiếng
ngang với gian đại sảnh tòa pháp đình nếu đem so sánh nó với các gian đại sảnh
khác, ngang với tháp chuông Xtraxbua nếu đem so sánh nó với các gác chuông
khác? Lại còn vô số tượng được bày ở khắp các khoảng giữa hai cột của gian tiền
đường và gian hát thánh ca, đủ cả tượng quì, tượng đứng, tượng cưỡi ngựa, nào
đàn ông, đàn bà, trẻ con, vuầ chúa, giám mục, cảnh sát, bằng đủ thứ đá thường,
đá hoa, vàng, bạc, đồng, cả sáp nữa, ai đã tàn bạo quét sạch mọi cái đó? Không
phải thòi gian đâu.
Và ai đã thay cái bàn thờ gô tí ch cổ đầy những tráp thánh
tích và hòm thánh vật lộng lẫy bằng cái quách đá hoa nặng chịch, chạm trổ mặt
thần tiên và mây, trông như được cóp nhặt kệch cỡm ở tu viện Van Đờ Graxơ hoặc
lầu đài phế binh Anhvaliđơ? Ai đã ngu ngốc đem chôn cái của lỗi thời bằng đá nặng
nề đó vào nền đá lát kiểu Carôlingiêng của Hercăngđuýt? Phải chăng đó là vua
Luy XIV đã thực hiện ước nguyện của vua Luy XIII?
Và ai đã lắp các kính trắng lạnh lẽo thay vào những miếng
kính "lộng lẫy muôn màu", từng làm con mắt kinh ngạc của cha ông ta
phải phân vân giữa cửa sổ hoa thị ngoài cổng lớn và các vòm cung nhọn nơi hậu
cung? Còn người hát thánh ca của thế kỷ mưdi sáu sẽ nói sao, khi nhìn thấy màu
vôi vàng gớm ghiếc mả các tổng giám mục phá hoại thẩm mỹ thường bôi bẩn các nhà
thò? Anh ta sẽ nhớ ra đó là màu sắc của tên đao phủ quét lên các dinh thự vô đạo;
anh ta sẽ nhớ tới lâu đài Tiểu Buốcbông cũng phết vàng khè vì tội phản nghịch của
nguyên soái, "thật là vàng khè, sử gia Xôvan nói, và quét kỹ đến nỗi hơn một
thế kỷ sau còn chưa phai màu". Anh ta sẽ tưởng nơi thánh thất đã trở nên ô
uế và đành bỏ chạy.
Và nếu trèo lên nhà thờ, không thèm dừng lại trước trăm ngàn
phá phách đủ loại, ta phải hỏi ai đã xâm phạm đến gác chuông nhỏ xinh đẹp, xây
tựa trên giao điểm của chiếc cửa kính; gác chuông đó không kém phần thon mảnh,
táo bạo so với gác chuông bên cạnh (cũng bị phá rối) của nhà nguyện Xanh Sapen
vầ cao vút, nhọn hoắt, âm vang, trổ thủng, chọc thẳng lên trời cao hơn hẳn các
tháp khác. Một kiến trúc sư đầy khiếu thẩm mỹ (1787) đã xén cụt nó rồi và tưởng
chỉ cần che đậy vết thương đó bằng lá thuốc cao to rộng bằng chì, trông giống
cái vung nồi.
Nghệ thuật thời trung cổ bị đối xử như vậy trên hầu khắp các
đất nước, nhất là ở Pháp. Qua vết tích tản phá, có thể phân biệt ba loại vết
thương, cả ba đều hủy hoại với mức độ nặng nhẹ khác nhau: Trước hết là thời
gian đã dần dà xói lở đây đó và làm hoen ố khắp các bề mặt; rồi đến các cuộc
cách mạng chính trị và tôn giáo, vốn bản chất mủ quáng và giận dữ, đã ào ào
xông tới, xé rách bộ áo ngoài phong phú gồm những điêu khắc và chạm trổ, đập vỡ
cửa sổ hoa thị, phá tan sợi dây chuyền những hoa văn và tượng nhỏ, tước đoạt
các pho tượng, khi thì bá tước mũ giáo chủ lúc lại tước vương miện; cuối củng
là thói thời thượng càng ngày càng thô bỉ và ngu ngốc, kể từ những bước chệch
đường hỗn loạn và tráng lệ thời Phục hưng, cứ liên tiếp thay thế nhau trong cảnh
suy thoái tất yếu của kiến trúc. Thói thời thượng còn tác hại hơn cả cách mạng.
Nó thẳng tay xâm phạm, đánh vào bộ khung xương của nghệ thuật, nó cắt bỏ, xén gọt,
đảo lộn, giết chết dinh thự, về hình thức cũng như biểu tượng, về sự hợp lý
cũng như vẻ đẹp của nó. Thế rồi, nó còn trùng tu; một tham vọng mà cả thời gian
lẫn cách mạng ít nhất đều không có. Theo thị hiếu tốt đẹp, nó trắng trợn gán
ghép lên các vết thương của kiến trúc gôtích, những vật ba vạ nhất thời khốn kiếp,
những dải băng đá hoa, những kim khí tô điểm cầu kỳ, đúng là nham nhở như hủi với
những khối hình trứng, xoáy ốc, cuộn tròn, rồi màn trướng, hoa dây, tua viền, lửa
đá, mây đồng, thần ái tình béo tốt, hài đồng mũm mĩm, cái thị hiếu tốt đẹp đó bắt
đầu tàn phá bộ mặt nghệ thuật trong phòng cầu nguyện của Catơrin Đờ Mêđixi và
hai thế kỷ sau, làm nó quằn quại và nhăn nhó tắt thở luôn trong khuê phòng của
Đuybari phu nhân.
Cho nên, để tóm tắt những điểm chúng tôi vừa trình bày, có ba
loại tàn phá hiện nay đang hủy hoại nền kiến trúc gôtích. Nếp nhăn, mụn cóc
ngoài da, là công trình của thời gian; bạo hành, chà đạp, toác thịt, gãy xương,
là công trình của cách mạng. Kể từ Luyte tới Mirabô. Cưa cắt, mổ xẻ, bẻ gãy tay
chân, trùng tu, đó là việc làm theo kiểu Hy Lạp, La Mã và Bộ lạc man rợ của các
giáo sư, theo lời Vitruyvơ và Vinhôlơ[38]. Nghệ thuật tráng lệ này do người
Văngđan'1) sinh ra, và bị các viện hàn lâm đã giết chết. Cùng với các thế kỷ,
các cuộc cách mạng, ít nhất chúng củng tàn phá một cách vô tư và cao cả, còn
kéo tới tiếp tay cả một bầy những kiến trúc sư nhà trường, có môn bải, đã tuyên
thệ và thề thốt, họ làm giảm giá trị vì thói nhận định và lựa chọn thiếu thẩm mỹ,
họ thay thế các diềm ren gôtích bằng lá rau diếp kiểu Luy XV, vì vinh quang vĩ
đại nhất của đền Partênông[39]. Đó là cú đá của con lừa đối với con sư tử ngắc
ngoài. Đó là cây sồi già đang cành lá xum xuê nhưng buồn thay, lại bị loài sâu
châm đốt, cắn xé.
Thật xa lắc kể từ hồi đó tới thời mà Rôbe Xênalit, đem so
sánh nhà thờ Đức bả Paris với ngôi đền trứ danh thờ Đian ở Ephenđơ, từng được
các tín đỗ đa thần giáo ngày xưa hết sức quí chuộng và khiến Erôxtratơ[40] lưu
danh bất tử, thấy ngôi nhà thờ lớn xứ Gôlơ "còn tuyệt hơn về chiều dài,
chiều rộng, chiều cao và cấu trúc"[41].
Nhà thờ Đức bả Paris cũng hoàn toàn không thể gọi là một công
trình hoàn tất, được xác định, xếp hạng. Nó không là nhà thờ Rôman, nhưng cũng
chưa phải nhà thờ gô tích. Tòa nhà đó không phải là một điển hình. Không giống
tu viện Tuanuýt, nhà thờ Đức bà Paris không hề có khung nhà trang nghiêm và nặng
nề, vòm mái tròn và rộng, vẻ trần trụi và lạnh lùng, sự giản dị uy nghiêm của
những tòa nhà lấy hình cung tròn làm động lực. Không giống nhà thờ lớn Buốcgiơ,
nó không phải là sản phẩm đẹp đẽ, nhẹ nhàng, đa dạng, rầm rì, lổn nhổn, nở rộ của
hình cung nhọn. Không thể xếp nó vào gia đình cổ xưa của những nhà thờ âm u,
huyền bí, thấp và như bị hình cung tròn đè bẹp; chúng gần như theo kiểu Ai Cập,
trừ trần nhà; chúng toàn mang tính chất tượng hình, đạo giáo, tượng trưng trong
trang trí, chúng nặng về hình thoi và chữ chi hơn hoa lá, nặng về hoa lá hơn
súc vật, nặng về súc vật hơn người, chúng là tác phẩm của giám mục hơn của kiến
trúc sư, là bước chuyển biến đầu tiên của nghệ thuật, còn in đậm dấu vết thẩm
quyền và quân sự, bắt rễ từ thời Cận đế quốc[42] và dừng lại ở Ghiôm, kẻ chinh
phục. Củng không thể xếp tòa nhà thờ đó vảo một gia đình khác, gồm những nhà
thd cao vút thanh thoát, đầy dẫy cửa kính hoa và tượng; chúng mang hình nét sắc
nhọn, dáng vẻ táo bạo; đứng về biểu tượng chính trị, chúng là công xã và thị
dân, đứng về tác phẩm nghệ thuật, chúng lại tự do, tùy tiện, cuồng nhiệt; chúng
thuộc bước biến chuyển thứ hai của khoa học kiến trúc, không còn tượng hình bất
động và đạo giáo nữa, mà là nghệ sĩ tiến bộ và bình dân, nó bắt đầu từ thời
quân Thập tự chinh trở về và chấm dứt vào thời vua Luy XI. Nhà thờ Đức bà Paris
không phải thuần chủng La Mã như loại thứ nhất, cũng không phải thuần chủng Á Rập
như loại thứ hai.
Đó là một tòa nhà của thời quá độ. Kiến trúc sư Xắxông vừa dựng
xong các cột đầu tiên của gian giữa nhà thờ thì hình cung nhọn, từ cuộc Thập tự
chinh trở về, đã tới chiếm lĩnh, ngự trên nóc cột Rôman to rộng, đáng lẽ chỉ đỡ
lấy hình cung tròn. Hình cung nhọn từ đó làm chủ, xây dựng nốt phần nhà thd còn
lại. Tuy nhiên, buổi đầu còn thiếu kinh nghiệm và rụt rè, nó phình ra, tỏa rộng,
tự hạn chế và không dám vút nhọn lên thành mũi tên và mũi dao trổ, như sau nảy
nó sẽ thực hiện trong bao nhà thờ lớn kỳ diệu. Có thể nói nó còn chịu ảnh hưởng
của sự tiếp cận với các cột Rôman nặng nề.
Tuy nhiên, các dinh thự của thời gian quá độ từ Rôman chuyển
sang gôtích đó không kém phần quý giá trong việc nghiên cứu, nếu so chúng với
các điển hình thuần túy. Chúng biểu hiện một sắc thái nghệ thuật, nếu không có
chúng, thì cũng sẽ tiêu vong. Đó là việc lai ghép hình cung nhọn lên hình cung
tròn.
Nhà thờ Đức bà Paris đặc biệt là một mẫu mực kỳ lạ của loại
hình đó. Mỗi bề mặt, mỗi hòn đá của tòa nhà đáng kính này không những là một
trang lịch sử đất nước mà còn của lịch sử khoa học và nghệ thuật. Cho nên ở đây
chỉ xin đưa ra những chi tiết chủ yếu: trong khi cái cổng Đỏ nhỏ bé gần như đạt
tới giới hạn về sự tinh vi gôtích của thế kỷ mười lăm, hảng cột của gian giữa
nhà thờ, bằng hình khối và vẻ bề thế, lại ngược lên tới thời tu viện
Cáclôvanhgiêng<1) Xanh Giêcmanh Đề Prê. Tưởng như đã trải qua sáu thế kỷ, từ
cái cổng tới hàng cột. Ngay cả các pháp sư điểm kim củng thấy những nét tượng
trưng trên cổng lớn là một toát yếu mỹ mãn về pháp thuật của họ, còn nhà thờ
Xanh Giắc Đờ La Busơri lại là thứ chữ tượng hình rất hoàn chỉnh. Cho nên, tu viện
Rôman, nhà thờ điểm kim, nghệ thuật gôtích, nghệ thuật Xắcxông, cái cột tròn nặng
nề làm nhớ tói Grêgoa VII, vẻ tượng trưng điểm kim từ đó Nicôla Phalamen mở đầu
trước cả Luyte, vẻ thống nhất kiểu giáo hoâng, sự phân ly của giáo hội, tu viện
Xanh Giêcmanh Đe Prê, nhà thờ Xanh Giắc Đơ La Busơri, tẩt cả đều hòa tan, hỗn hợp,
trộn lẫn ở nhà thờ Đức bà. Tòa nhả thờ trung tâm đầy sinh lực này là một quái vật
thần thoại giữa bao nhà thờ cổ đại của Paris; đầu nó thuộc cái này, chân tay
thuộc cái kia, mông thuộc cái nọ: gần như thuộc của mọi cái.
Chúng tôi xin nhắc lại, các kiến trúc lai tạp đó, không phải
kém hấp dẫn đối với nghệ sĩ, người nghiên cứu đồ cổ, nhà sử học. Chúng cho thấy
khoa kiên trúc quả rất cổ xưa, vì chúng cũng chứng minh cho các di tích khổng lồ,
các kim tự tháp Ai Cập, các chùa chiền đồ sộ Ân Độ, là các sản phẩm vĩ đại nhất
của kiến trúc đều là công trình xã hội hơn công trình cá nhân; là con đẻ của
nhân dân lao động hơn hoa tay của thiên tải; là tồn trữ một dân tộc để lại; là
tích tụ của những thế kỷ gom góp; là lớp cặn sau những lần bốc hơi liên tiếp của
xã hội loài người; nói tóm lại, là những hình thức tạo thành. Mỗi đợt sóng thời
gian chất chồng một chất phủ sa, mỗi chủng tộc phủ một lớp lên tòa nhà, mỗi cá
nhân góp vào một hòn đá. Như bầy hải ly, như đàn ong, như loài người vẫn thường
làm vậy. Tháp Baben[43], tượng trưng vĩ đại nhất của kiến trúc, là một tổ ong.
Các dinh thự lớn, cũng như các núi lớn, là công trình của nhiều
thế kỷ. Thường thì chúng vẫn lơ lửng mà nghệ thuật đã thay đổi, pendent opera
inter- rupta{2>; chúng vẫn bình thản tiếp diễn tùy theo nghệ thuật đổi thay.
Nghệ thuật mới nhận lấy tòa nhà ở nơi nó gặp, ghi tạc vào đó, đồng hóa với nó,
tùy thích phát triển nó và nếu có thể được thì hoàn thành nó. Sự việc cứ diễn
ra ổn thỏa, dễ dàng thuận lợi, tuân theo một quy luật tự nhiên vầ êm thấm. Đó
là sự lai ghép tự nhiên, một dòng nhựa chảy, một loại cây hồi sinh. Tất nhiên,
trong sự hàn gắn liên tiếp của nhiều nền nghệ thuật trên nhiều tầm cao ở cùng một
tòa nhả, có thể tìm thấy chất liệu cho khối cuốn sách dày cộm và đôi khi cho lịch
sử thê giới của nhân loại. Con người, nghệ sĩ, cá nhân lu mơ trước những khối đồ
sộ không tên tác giả; trí tuệ loài người kết tụ và tổng hợp ở đó. Thời gian là
nhà kiến trúc, nhân dân là người thợ nề.
ơ đây nêu chỉ xét tới nên kiên trúc cơ đôc giáo châu Âu, cô
em của những tòa nhà to lớn phương Đông, ta sẽ nhận thấy nó xuất hiện như một tổng
thể bao la, chia làm ba vùng rất dứt khoát, chồng chất lên nhau: vùng
Rôman(1>, vùng gôtich, vùng
Phục hưng, mà ta sẵn sàng gọi là vùng Hi-La. Tầng Rôman, vốn
cổ xưa nhất và sâu xa nhất, bao gồm hình cung tròn; hình cung này được xây dựng
trên nóc cột Hi Lạp, lại tái hiện ở tầng cận đại và ưu việt của thời Phục hưng.
Hình cung nhọn đứng giđa hai cái đó. Các dinh thự hoàn toàn thuộc về một trong
ba tầng đó đều hết sức riêng biệt, đơn nhất và hoàn ehỉnh. Đó là tu viện
Duymiegiơ, đó là nhà thd lớn Remx, đó là Xanh Croa Đ’Oóclêăng. Nhưng cả ba vùng
đều dính dấp và hòa lẫn nhau ở ngoài rìa, như các màu sắc trên bản phân tích
ánh nắng. Từ đó mà có những kiến trúc phức tạp, những dinh thự của từng sắc
thái và của từng thời kỳ quá độ. Có cái chân thì Rôman, ở giữa gôtích, đầu lại
Hi-La. Chả là người ta phải bỏ ra sáu trăm năm để xây dựng nó. Loại này vốn hiếm
hoi. Tháp canh Etămpơ là một kiểu mẫu. Nhưng các tòa nhà làm theo hai kiểu thường
thấy nhiều hơn. Đó là nhà thờ Đức bà Paris, kiến trúc hình cung nhọn nhưng các
cột đầu tiên lại thâm nhập vào vùng Rôman, nơi mà cổng Xanh Đơni và gian giữa
tu viện Xanh Giêcmanh. Đề Prê từng lao vào. Đó là gian tăng xá xinh đẹp bán
gôtích Bôservin với tầm Rôman lên tới bán thân. Đó là nhà thd lón Ruăng, nếu
không dìm cái mỏm chóp tháp chuông chính giữa vào vùng Phục hưng( 1) thì đã
hoàn toàn gô tí ch rồi.
Tóm lại, mọi sắc thái, mọi dị biệt đó ảnh hưởng tới bề mặt của
dinh thự. Chính nghệ thuật đã thay da. Còn bản thân cấu tạo của nhà thờ cơ đốc
giáo không bị đụng chạm tới. vẫn là dãy xả kèo bên trong, vẫn là các phần sắp xếp
hợp lý. Bất kể cái vỏ ngoài của tòa nhà thờ lớn được chạm trổ và thêu thùa thế
nào, là vẫn luôn luôn thấy, ít nhất cũng dưới dạng thức mầm mong và sơ khai,
cái cốt cách bên trong của đại giáo đường La Mã. Bao giờ nó cũng phát triển
trên nền đất theo củng một quy luật, vẫn hai gian bất di bất dịch cắt nhau
thành hình chữ thập, đầu trên xây tròn thành hậu cung để làm nơi của dân hát
thánh ca; vẫn vĩnh viễn là những gian bên, dành cho các cuộc rước bên trong nhà
thờ, cho các gian nguyện ngắm, một thứ hành lang dọc nơi gian chính tỏa ra, qua
các hàng cột. Quy định như vậy rồi, số lượng các gian nguyện, cổng, tháp
chuông, chóp lầu, cứ thay đổi bất tận, tùy theo thích thú của tủng thế kỷ, từng
dân tộc, từng nghệ thuật. Một khi nơi cúng lễ đã đầy đủ và đảm bảo, kiến trúc
tha hồ muốn làm gì thì làm. Tượng thánh, kính cửa, hoa thị, hoa văn, đường răng
cưa, đỉnh cột, phù điêu, chúng kết hợp mọi sáng tạo đó theo đối số thích nghi.
Do đó mà các dinh thự có vẻ ngoài thiên hình vạn trạng nhưng thực chất bên
trong vẫn vô cùng trật tự và thống nhất. Thân cây cố đinh, cành lá thì tùy nghi
bay bướm.
II. PARIS DƯỚI TẦM CHIM BAY
Chúng tôi vừa thử phục hồi đầy đủ tòa nhà thờ Đức bà Paris
cho các bạn đọc xem, chúng tôi đã sơ lược chỉ ra phần lớn vẻ đẹp của nó ở vào
thế kỷ mười lăm mà hiện nay không còn; nhưng chúng tôi bỏ sót mất cái chính, đó
là hoàn cảnh Paris hồi đó đứng từ trên đỉnh tháp nhà thờ nhìn xuống.
Sau khi mò mẫm hồi lâu trên cầu thang xoáy ốc tối om, chọc
ngang thước thợ bức tường dày của gác chuông, cuối cùng ta bất thần bước lên một
trong hai sân thượng cao, chan hòa ánh nắng và khí trời, quả thực ta thấy dưới
mắt từ phía đồng loạt bảy ra một bức tranh đẹp đẽ; một cảnh tượng rất riêng biệt,
có thể dễ dàng hình dung cho những ai trong bạn đọc từng may mắn nhin thấy một
thành phố gôtích hoàn chỉnh, toàn diện, thuần nhất, hiện nay còn sót lại vài
cái, như Nuyrămbe ờ Bavie, Vi- torya ở Tây Ban Nha; hoặc cả những mẫu nhỏ hơn,
miễn được giữ gìn tốt, như Vitrê ở Brơtan, Nohaoxen ở Phổ.
Paris, cách đây ba trăm năm mươi năm, Paris của thế kỷ mười
lăm đã là một thành phố khổng lồ. Dân Paris chúng ta nói chung thường nhầm lẫn
về khoảng đất đai mà ta tưởng được mở rộng thêm từ đó đến nay. Kể từ vua Luy
XI, Paris không mở
mang thêm được hơn một phần ba. Tất nhiên, nó mất đi vẻ đẹp
nhiều hơn được lợi về sự to tát.
Như ta đã biết, Paris sinh ra trên hòn đảo cù lao cố của Khu
thành cũ, trông giống cái nôi. Bãi sỏi trên cù lao là tường thành đầu tiên,
sông Xen là con hào đầu tiên của nó, Paris giữ nguyên tình trạng củ lao như vậy
qua nhiều thế kỷ, với hai cái cầu, một ở phía bắc, một ở phía nam, và hai đầu cầu,
vừa làm cổng ô lẫn pháo đài, Đại Satơlê bên hữu ngạn Tiểu Satơlê bên tả ngạn.
Sau đó, kể từ các đời vua đầu tiên, vì quá chật chội trong hòn đảo và không còn
chỗ cựa quậy, Paris vượt qua dòng nước. Thế lầ, ở bên ngoài Đại và Tiểu Satơlê,
một dãy tường thành và tháp đầu tiên liền xâm chiếm lấy vùng quê ở đôi bờ sông
Xen. Tới thế kỷ vừa qua, vân còn lại vài di tích của hàng rảo cổ xưa đó; bây giờ,
chỉ còn lại kỷ niệm về nó và đây đó, một cái tên quen gọi, như cổng Bôđê hoặc
Bôđoayê. Poria Bagauda. Dần dần, làn sóng nhà cửa luôn bị xô đẩy từ giữa lòng
thành phố ra bên ngoài, liền tràn ngập, gậm nhấm, mài mòn và xóa bỏ bức hàng
rào này. Philip Ôguýt bèn xây một con đê mới. Nhà vua giam Paris vào giữa một
dãy tròn những tháp lớn, cao to và vững chắc. Trải hơn một thế kỷ, nhà cửa cứ
chen chúc, tụ tập và dâng cao trong lưu vực đó, như nước dâng trong bể chứa.
Nhà cửa bắt đầu trở nên sâu thẳm, chồng gác này lên tầng kia, trèo lên nhau, vọt
ỉên cao như nhựa cây bị dồn ép, rồi mạnh nhả nào nhả nấy nghểnh cổ cao hơn láng
giềng để kiếm chút khí trời. Phố xá ngày càng trũng xuống vầ co hẹp mọi quảng
trường đều đầy ắp và mất tăm. Cuối cùng, nhà cửa nhảy vọt qua bức tường Philip
Ôguýt và vui vẻ tỏa ra khắp cánh đồng, hỗn độn và bừa bãi như được trôn thoát,
ơ đó, nó thênh thang, xén ruộng làm vườn, tha hồ thoải mái. Từ năm 1367, thành
phố mở rộng ra phía ngoại ô, đến nỗi lại cần có một hàng rào mới, nhất là ở bên
hữu ngạn, Vua Saclơ V đã xây nó. Nhưng một thành phố như Paris luôn luôn trào
dâng tựa nước lũỄ Chỉ có những thành phố như vậy mới trở thảnh kinh đô. Đó ìà mảnh
đất lòng chảo, nơi tụ hội của mọi dốc núi địa lý, chính trị, đạo đức, tinh thần
của một nước, mọi sườn dốc tự nhiên của một dân tộc; cũng có thể nói, đó là những
giếng của văn minh và còn là những ống máng nữa, nơi cả thương mại, kỹ nghệ lẫn
trí tuệ, dân cư, tất cả những gì là nhựa, sức sống, tâm hồn của một quốc gia,
không ngừng thẩm lậu và tích tụ từng giọt, từng giọt từ thế kỷ này qua thế kỷ
khác. Do đó, hảng rảo Sáclơ V lại chung số phận với hảng rào Philip Ôguýt. Ngay
từ cuối thế kỷ mười lăm, nó đã bị giày xéo vượt qua và khu ngoại ô càng chạy ra
xa hơn, Vào thế kỷ mười sáu, tưởng như nó tụt lùi trông thấy và càng ngày càng
tụt sâu vảo phố xá cũ, chỉ vì một thành phố mới đã mọc dày đặc ở phía bên
ngoài. Cho nên, ngay từ thế kỷ mười lăm, chỉ tính tới lúc đó, Paris đã tiêu hao
cả ba vòng đồng tâm tường rảo, mà vào thời Giuyliêng Bội giáo, có thể nói, nó
được phôi thai từ Đại Satơlê và Tiểu Satơlê. Thành phố cường thịnh lần lượt làm
rạn vỡ bốn vòng tường vây, như đứa trẻ lớn lên làm rách toạc quần áo năm cũ. Dưới
thời vua Luy XI, giữa biển nhà cửa, đôi chỗ ta còn thây nhô lên vài dãy tháp
hoang tàn của các hàng rào cũ, như chỏm đồi trong nạn lụt, như quần đảo của
Paris cổ chìm ngập dưới Paris mới.
Từ đó, Paris vẫn còn thay đổi, thật đau khổ cho con mắt chúng
ta; nhưng nó chi vượt thêm một hàng rào nữa, hàng rào Luy XV, cái bức tường khốn
nạn bằng bủn và đờm rãi, xứng đáng với ông vua xây dựng nó, xứng đáng với nhà
thơ ca ngợi nó:
Bức tường vây quanh Paris làm Paris rên rỉ[44]
Vảo thế kỷ mười lăm, Paris còn chia làm ba khu phố hoàn toàn
khác nhau và tách biệt, mỗi khu đều có riêng bộ mặt đặc trưng, phong tục tập
quán, quyền lợi, lịch sử; Khu thành cũ, Khu Đại học, Khu phố mới, Khu thành cũ
chiếm cứ hòn đảo, vốn cổ xưa nhất, nhỏ nhất, và là bà mẹ của hai khu kia, chen
giữa chúng, có thể tạm ví như một bà già bé nhỏ ở giữa hai cô con gái to lớn,
xinh đẹp. Khu Đại học trải rộng bên tả ngạn sông Xen, từ viện Tuốcnen tới tháp
Nenlơ, những địa điểm tương xứng với Chợ rượu vang và Trường tiền của Paris bây
giờ. Hàng rào của nó cắt xén khá rộng vùng quê này mầ Giuyliêng từng xây cung
Têcmơ. Núi
Xanhtơ Giơnơvievơ còn nằm trong đó. Điểm chót của vòng cung
tường thành này là cổng Giáo hoàng, nghĩa là gần khoảng đất bây giờ của điện
Phăngtêông. Khu phố mới, to nhất trong ba khu của Paris, ở bên hữu ngạn. Ben
sông, ngày xưa bị sạt vỡ hoặc đứt quãng nhiều chỗ, chạy dọc sông Xen, từ tháp
Bily tới tháp Boa, nghĩa là từ chỗ bây giờ là Kho thóc đẩy tới chỗ bây giờ là
điện Tuylơri. Bốn điểm mà sông Xen cắt ngang hàng rào kinh đô đó là viện Tuốcnen
và tháp Nenlơ bên tả ngạn, tháp Bily và tháp Boa bên hữu ngạn, chúng hoàn toàn
có thể gọi là bốn tòa tháp của Paris. Khu phố mới còn thọc sâu vảo vùng quê hơn
cả Khu Đại học. Điểm cao nhất của hàng rào Khu phố mới (hàng rào Sáclơ V ở chỗ
cổng Xanh Đờni và cổng Xanh Mactanh, mà địa điểm đến nay không thay đổi.
Như chúng tôi vừa trình bày, mỗi phần ba to rộng đó của Paris
là một thành phố, nhưng là thứ thành phố không hoàn chỉnh vì quá đặc biệt, một
thành phố không thể tách rời hai cái kia. Cho nên, cũng là ba vẻ mặt hoàn toàn
riêng biệt. Khu thành cũ nhiều nhà thờ. Khu phố mới nhiều dinh thự. Khu Đại học
nhiều trường học. ớ đây, nếu bỏ qua các đặc điểm thứ yếu của Paris cổ và mọi
thói tùy tiện của quyền hạn lục lộ, chỉ nhìn chung và chỉ tính đến những đại thể
cùng những nét lớn giữa mớ hỗn độn các pháp chế thị xã, có thể nói; cù lao thuộc
về giám mục, hữu ngạn thuộc về thị trưởng, tả ngạn thuộc về hiệu trưởng trường
đại học. Trên hết là Đô trưởng Paris, một võ quan của hoàng gia chứ không phải
của tòa đô chính. Khu thành củ có nhà thờ Đức bà. Khu phố mới có điện Luyrơ và
tòa đô chính. Khu đại học có trường Xoócbon. Khu phố mới có chợ. Khu thảnh củ
có nhà thương. Khu đại học có đồng có Prê 0 Cléc. Tội trạng học trò phạm phải
bên tả ngạn, ở đồng cỏ Prê Ô Cléc, người ta sẽ xử ở hòn đảo, chỗ Tòa pháp đình
và trừng phạt bên hữu ngạn, ở giảo đài Môngphôcông. Trừ phi ngài hiệu trưởng, cảm
thấy khi đại học mạnh và nhà vua lại yếu, can thiệp vào; vì đó là một đặc quyền
của học trò được treo cổ ở khu của họ.
Nhân thể cũng xin nói phần lớn các đặc quyền này, mà có cả những
đặc quyền to lớn hơn nữa, tước đoạt được của nhà vua, nhờ vào nổi loạn và phản
nghịch. Đó là tiến trình từ xa xưa. Nhả vua chỉ nhả ra khi dân chúng giành giật.
Có một hiến chương cổ nói về sự trung thành một cách ngây thơ: Civibus
íĩdelitas in reges, quae tamen aliquoties sedi- tionibus interrupta, multa
peperit privilegia[45]
Hồi thế kỷ mưòi lăm, sông Xen chảy xung quanh năm hòn đảo ở
trong hàng rào Paris: cù lao Luviê, lúc đó đây cây cối mà nay chỉ còn củi; cù
lao Bò và cù lao nhà thờ Đức bà, cả hai hoang vắng, không có lấy một túp lều, cả
hai đều là thái ấp của giám mục (tới thế kỷ thứ mười bảy người ta xây hai củ
lao đó thảnh một, mà ta gọi là củ lao Xanh Luy); cuối cùng Khu thành cũ và đầu
kia là cù lao Chú đưa bò qua sông để nay bị vùi dập dưới nền đất đắp của cầu mới.
Khu thành cũ hồi đó có năm chiếc cầu; ba chiếc ở bên phải, cầu nhả thờ Đức bà
và cầu Hối đoái bằng đá, cầu đá và cầu Xanh Misen, bằng gỗ; cầu nào cũng đầy nhả
cửa. Khu đại học có sáu cổng do Phiplíp Ôguýt xây: kể từ tháp nhỏ, đó là cổng
Xanh Victo, cổng Boócđen, cổng Xanh Giécmanh. Khu phố mới có sáu cổng do Sáclơ
V xây; kể từ tháp Bily, đó là cổng Xanh Ăng toan, cổng Đền, cổng Xanh Máctanh,
cổng Xanh Đờni, cổng Môngmactrơ, cổng Xanh Onorê. Tất cả các cổng đó đều chắc
chắn, lại đẹp nữa, mả không kém vẻ hùng vĩ. Một con hào rộng, sâu, chảy xiết
vào mùa đông nước lũ, tắm chân dãy tường thành vây quanh khắp Paris, được sông
Xen cung cấp nước. Ban đêm, các cổng khép lại, người ta ngăn con sông ở hai đầu
phố bằng xích sắt to tướng, thế là Paris ngủ yên.
Nhìn dưới tầm chim bay, cả ba khu phố, Khu thành cũ, Khu đại
học, khu phố mới, mỗi khu hiện ra trước mắt như miếng vải dệt xoắn xít các phố
xá hỗn độn kỳ lạ. Tuy nhiên, thoạt nhìn, thấy ngay cả ba mảnh khu phố đó họp lại
thành khối duy nhất. Lập tức ta thấy hay dãy phố dài song song, không đứt
quãng, không rối loạn, gan thẳng tắp, đồng thời chạy suốt từ đầu này tới đầu
kia của ba khu phố từ nam lên bắc, vuông góc với sông Xen, nối liền các khu phố,
pha trộn, hòa tan, đổ rót, chuyên chở không ngừng dân cư của khu này vào trong
tường thành của khu kia và biến cả ba khu thảnh một. Phố thứ nhất chạy từ cổng
Xanh Giắc tới cổng Xanh Máctanh; nó mang tên phố Xanh Giắc ở Khu đại học, phố
Do Thái ở Khu thành cũ, phố Xanh Máctanh ở Khu phố mới; nó vượt sông hai lần dưới
cái tên cầu Nhỏ và cầu nhà thờ Đức bà. Phố thứ hai, mang tên phố Hảng Đàn ở tả
ngạn, phố Hàng Thùng ở cù lao, phố Xanh Đờni ở hữu ngạn, cầu Xanh Misen trên một
nhánh sông Xen, cầu Hối đoái ở nhánh bên kia, chạy từ cổng Xanh Misen ở Khu đại
học tới cổng Xanh Đờni ở Khu phố mới. Tóm lại, dưới bao cái tên khác nhau, đó vẫn
chỉ là hai căn phố, nhưng là hai phố mẹ, hai phố sinh sôi, hai động mạch của
Paris. Mọi tĩnh mạch khác của ba khu thành phố đều từ đó chảy ra hoặc đổ về.
Ngoài hai phố chính bắt chéo đó, xuyên ngang Paris suốt chiều
rộng, chung cho cả kinh thành, mỗi Khu phố mới và Khu đại học còn có phố lớn
riêng, chạy suôt chiều dọc, song song với sông Xen. và cắt vuông góc khi gặp
hai phố động mạch. Cho nên ở Khu phố mới, ta xuôi thẳng tuột từ cổng Xanh
Ăngtoan tới cổng Xanh Onorê; ở Khu đại học, từ cổng Xanh Victo tới cổng Xanh
Giécmanh. Hai phố lớn đó, chạy ngang qua hai phố đầu tiên, họp thành tấm mạng
trên đó chạy dài bắt chéo và đan dệt tứ phía tất cả hệ thống chằng chịt phố xá
Paris. Trên bản vẽ hệ thống rối rắm này, nếu quan sát kỹ, ngoài ra còn nhận thấy
hai chùm phố lớn nữa, chạy loang rộng dần từ cầu tới cổng, như hai bó lúa xòe
ra, một ở Khu đại học, một ở Khu phố mới.
Hình thế trắc địa nảy, cho đến nay, vẫn còn lại phảng phất
đôi chỗ.
Giờ đây, vào năm 1482, đứng trên đỉnh tháp nhà thờ Đức bà
nhìn xuống, toàn cảnh đó xuất hiện dưới dáng vẻ ra sao? Đó là điều chúng tối gắng
trình bảy dưới đây.
Đối với khách ngoại cảnh hổn hển leo lên tới đỉnh tháp này,
trước hết là cảnh huy hoàng những nóc nhà, ống khói, phố xá, cầu cống, quảng
trường, mái nhọn, gác chuông. Tất cả đồng thời đập ngay vào mắt, nào đầu hồi gọt
đẽo nóc nhọn, tháp canh mọc cheo leo ở góc tường, tháp đá trắng của thế kỷ mười
một, bia đá đen của thế kỷ mười lăm, tháp canh lâu đài tròn và trần trụi, tháp
nhà thd vuông vắn và chạm trổ, cái lớn, cái nhỏ, cái thấp lùn, cái cao vút. Tầm
mắt cứ mải mê ngắm mãi chiều sâu hun hút của dãy mê cung, ở đây mọi cái đều độc
đáo, hợp lý, tài tình, xinh đẹp, mọi cái đều xuất phát từ nghệ thuật, từ bất cứ
căn nhà nào có mặt tiền sơn và chạm, mái ngoài, cửa tò vò thấp, gác xây nhô ra,
tới hoàng cung Luvrơ, hồi đó còn một dãy cột tháp. Nhưng đây mới là những mảng
khối chính, phân biệt được khi cặp mắt bắt đầu làm quen với dãy lâu đài nhấp
nhô.
Đầu tiên là Khu thành cũ. Như lời sử gia Xôvan nói - văn ông
lủng củng nhưng đôi khi may mắn cũng gặp được câu hay - cù lao ở Khu thành củ
hình thành như một con thuyền ]ớn ngập lún trong bùn và theo dòng nước tới mắc
cạn giữa dòng sông Xen. Chúng tôi vừa trình bày là vào thế kỷ mười lăm, con
thuyền đó cặp bến ở hai bờ sông bằng năm chiếc cầu. Hình dáng chiếc thuyền này
cũng từng khiến các thầy ký làm huy chương chú ý tới; vì theo Phavin và Paxkiê,
chính ở đó, chứ không phải trong vụ vây hãm của dân Noócmăng, mà có con thuyền
trang trí trên chiếc huy hiệu cổ của thành Paris. Đối với người biết tìm hiểu
thì huy hiệu của đại số học, là ngôn ngữ. Lịch sử toàn vẹn của nửa sau thời
trung cổ được viết trên huy hiệu, cũng như lịch sử của nửa trước được viết bằng
tính tượng trưng của nhà thờ Rôman. Đó là thứ chữ thượng hình của thời phong kiến
kế tiếp thứ chữ tượng hình của xã hội thần quyền.
Tóm lại, Khu thành cũ xuất hiện trước tiên dưới mắt ta, đuôi
thuyền hướng về đông còn mũi thuyền hướng về tây. Quay nhìn về mũi thuyền, ta
thấy trước mắt một dãy dài bất tận các mái nhà cũ, phía trên là vòm mái tròn to
rộng của gian trước nhà nguyện Xanh Sapen, giống cái mông con voi chở tòa tháp.
Tuy nhiên, ở đây, ngọn tháp đó vút lên cao nhất, được xây rất công phu, tỉ mi,
kỳ khu nhất, có thể nhìn thấy bầu trời qua cái chóp chạm trổ như ren thêu. Trước
nhà thờ Đức bà, sát ngang đây, là ba dãy phố đổ vào sân thánh đường một quảng
trường, một quảng trường xinh đẹp san sát nhả cửa cũ kỹ. Phía nam quảng trường
là mặt tiền nhăn nheo, cau có của nhà thương đang nhìn xuống, mái nhà như mọc đầy
mụn nhọt. Rồi bên phải, bên trái, phía đông, phía tây, trên mảnh đất thật chật
hẹp của Khu thảnh củ, sừng sững dựng lên các tháp chuông của đủ loại nhà thờ, gồm
mọi niên đại, hình dáng, quy mô, từ tháp chuông thấp bé, mọt ruỗng kiểu Rôman của
nhả thờ Xanh Đờni Đuy Pa, carcer Glauciné(1\ tới tháp chuông cao vút thanh tú của
nhà thờ Xanh Pie Ôbơ và Xanh Lanđry. Sau nhà thờ Đức bà, về phía bắc, là dãy tu
viện với hành lang gôtích; phía nam là lâu đài bán Rôman của giám mục, phía
đông là mỏm đất vắng vẻ của Bãi hoang. Giữa dãy nhà cửa chồng chất ngổn ngang
này, qua những ống khói cao bằng đá trổ thủng xây trên mái, cao hơn cả những cửa
sổ cao nhất của các dinh thự, mắt ta còn thấy thêm tòa lâu đài của thành phố tặng
Giuyvênan đề Uyaxanh dưới thời vua Sáclơ VỊ; xa hơn là dãy lều quét nhựa đường ở
chợ Paluýt; xa nữa là hậu cung mới xây của nhà thờ Xanh Giécmanh Lo Viơ, nối
dài thêm với một mẩu phố Phevơ vào năm 1458; rồi đây đó một ngã tư đông nghịt
người, một gian bêu tủ dựng nơi góc phố, một đoạn dải của con đưdng Philip
Ôguýt, lát đá đẹp đẽ, giữa đường kẻ vạch dành cho ngựa đi, tới thế kỷ mười sáu
không may bị thay thế bởi lối rải sỏi thảm hại mang tên con đường Liên minh, rồi
một sân sau vắng vẻ có tháp cầu thang sáng mờ thường thấy ở thế kỷ mười lăm, mà
đến nay còn sót lại một chiếc ở phố Buốcđone. Cuối củng, bên phải là nhà nguyện
Xanh Sapen, về phía tây, là Tòa pháp đình với dãy tháp xây trên bờ sông. Rừng
cây vườn ngự uyển trải dải ở mỏm phía tây Khu thành cũ che lấp củ lao Chú đưa
bò qua sông. Từ trên đỉnh tháp nhà thờ Đức bà này khó mà nhìn thấy mặt nước của
các nhánh sông ở hai bên Khu thành cũ. Nhả che lấp cầu, cầu che lấp dòng Xen.
Rồi khi cặp mắt vượt quá dãy cầu, nơi các mái nhà lô lộ xanh
rêu bị hơi nước làm xám mốc quá sớm, khi cặp mắt nhìn sang trái, về phía Khu đại
học, thì tòa lâu đài đập vảo mắt trước tiên chính là dãy tháp to và thấp của Tiểu
Satơlê, cánh cổng toang hoác nuốt chửng một góc cầu Nhỏ; và nêu con mắt lướt dọc
bờ sông từ đông sang tây, tu viện Tuốcnen tới tháp Nenlơ, ta sẽ thấy một dãy
dài các nhà cửa có rui mè chạm trổ, cửa kính sặc sỡ, chất chồng các tầng gác
bên lề đường, một dãy khúc khuỷu dài dặc những đầu hồi nhà thị dân, thỉnh thoảng
cắt quãng bởi một đầu phố và đôi lúc bởi mặt tiền hoặc phía sườn của một dinh
thự lớn bằng đá, có đủ sân và vườn, tòa ngang dãy dọc nghênh ngang bề thế giữa
đám nhả cửa cùng đinh chen chúc chật chội, như một đại lãnh chúa giữa đám lê
dân. Dọc bến sông có khoảng năm, sáu dinh thự như vậy, từ trú xá Lôren cùng chiếm
chung với trường trung học Bécnađanh một khoảng đất lớn ở sát cạnh viện Tuốcnen,
tới lâu đài Nenlơ, có tòa tháp chính ở ven Paris, có dãy mái nhọn mỗi năm ba
tháng tha hồ in những hình tam giác đen sì lên vừng hồng chói lọi của mặt trời
lặn.
Phía bờ sông Xen này xem ra không buôn bán sầm uất bằng bờ
bên kia, học trò ở đây tụ tập nhau làm ồn hơn là thợ thuyền, và thực ra bến
sông chỉ kéo dài từ cầu Xanh MỊsen tới tháp Nenlơ. Phần bờ sông Xen còn lại, chỗ
là bãi sỏi trơ trụi, như ở phía bên kia trường trung học Bécnađanh, chỗ lại
chen chúc nhà cửa dầm chân xuống nước, như ở khoảng giữa hai chiếc cầu. Các bà
thợ giặt làm ầm ĩ ở đó; suốt từ sáng đến tối, dọc theo bd sông, họ gào thét,
nói năng, hát hỏng, họ đập vải, hệt như ngày nay. Đó chẳng phải một nơi kém vui
nhộn của Paris.
Khu đại học rõ ràng họp thảnh một khối. Từ đầu đến cuối là một
tổng thể đồng nhất và chặt chẽ. Nhìn từ trên cao, ta thấy hảng nghìn mái nhà
san sát, nhấp nhô, dính kết, hầu hết chung một yếu tố hình học, có vẻ là sự kết
tinh của củng một thực chất. Các khe phố khúc khuỷu chia cắt dãy nhà từng
khoang, không đến nỗi quá chênh lệch.
Bốn mươi hai trường trung học được phân bố khá đêu đặn, nên
đâu đâu cũng có; vòm mái trăm htnh nghìn vẻ và vui mắt của các dinh thự đẹp đẽ‘đều
chung một nguồn gốc nghệ thuật với những mái nhà tầm thường nép phía dưới, cho
nên cuối cùng chỉ là số nhân bình thường hoặc lập phương của cùng một hình thù
hình học. Chúng bổ sung mà không phá rối, chúng thêm thắt mà không đè nặng lên
cái toàn thể. Hình học là cân xứng. Đây đó dăm ba lâu đài tráng lệ cũng nhô lên
kiều diễm trên các kho thóc đẹp đẽ bên tả ngạn, trú xá Nove, trú xá Rômơ, trú
xá Remxoe, nay không còn nữ£; rồi điện Cluyny, đến nay vẫn còn, để làm yên lòng
các nghệ sĩ, cách đây vài năm nó vừa bị truất phế cái tháp một cách ngu xuẩn. Gần
Cluyny có tòa lâu đài La Mã, vòm cổng xây cuốn xinh đẹp, đó là cung Técmơ Đờ
Giuyliêng. Còn thêm vô số tu viện không kém đẹp đẽ và to lớn so với lâu đài,
nhưng lại đậm vẻ thiêng liêng và trang trọng hơn. Đập trước tiên vảo mắt là:
trường trung học Bécnađanh có ba gác chuông; tu viện Xanhtơ Giơnơvievơ hiện còn
lại tòa tháp vuông, khiến ta càng thêm luyến tiếc những chỗ khác; tòa Xoócbon,
nửa trường học, nửa tịnh xá, còn sót lại gian giữa thánh đưdng tuyệt diệu, tu
viện tứ giác Matuyranh đẹp đẽ, tu viện Xanh Bơnoa kề ngay cạnh trong khoảng thời
gian giữa lần xuất bản thứ bảy và thứ tám của cuốn sách này, họ đã kịp thời
đóng cửa các sân khấu ở trong đó; tu viện Coócđơliê có ba đầu hồi to cao chồng
lên nhau: tu xá Ôguyztanh, với gác chuông duyên dáng cắt trên nền trời Paris một
đường viền ren thứ hai tiếp sau tháp Nenlơ, kể từ phía tây lại. Các trường
trung học đúng là cái vòng nối tiếp các tu viện với thế giới bên ngoài, còn về
mặt kiến trúc, trung gian giữa lâu đài và tu xá, nghiêm trang mà thanh nhã,
điêu khắc không phóng túng bằng ở lâu đài, kiến trúc không khắc khổ bằng ở tu
viện. Các tòa nhà đó, với nghệ thuật gôtích hòa hợp hết sức chính xác sự phong
phú và tính tiết kiệm, rủi thay, đến nay hầu như chẳng còn lại gì. Các nhà thờ
vốn rất nhiều vẻ đẹp lộng lẫy ở Khu đại học, xếp hàng đứng đó với đủ lứa tuổi của
nền kiến trúc, tủ hình cung tròn ở nhà thờ Xanh Giuyliêng tới hình cung nhọn ở
nhà thờ Xanh Xêvơranh các nhà thờ chế ngự tất cả, và như một hòa điệu, thỉnh
thoảng lại chọc lên trời những nét cắt muôn hình nghìn vẻ của các đầu hồi cao
vút vát nhọn, các gác chuông trổ thủng, các tháp thon mảnh mà đường nét cũng chỉ
là sự phóng đại đẹp đẽ một góc nhọn mái nhà.
Nền đất Khu đại học vốn mấp mô. Ngọn núi Xanhtơ Giơnơvievơ ở
hướng đông nam làm thành cái bong bóng khổng lồ và đứng trên đỉnh tháp nhà thờ
Đức bà nảy, quả lạ mắt là cái cảnh phố xá chật hẹp, khúc khuỷu, chen chúc nhau
(bây giờ gọi là Khu Latinh) những nhóm nhà cửa rải ra từ phía trên mỏm cao đó,
hỗn độn xô nhau lao từ vách núi gần thẳng đứng xuống tận bờ sông, có cái như muốn
ngã lăn xuống, có cái lại định leo lên, cái nọ níu lấy cái kia. Một làn sớng bất
tận ngàn vạn chấm đen, chen chúc trên lòng đường làm rối cả mắt. Đó là đám dân
chúng, nhìn từ cao và từ xa.
Cuối cùng, chen giữa các mái nhà, ngọn tháp dinh thự bạt ngàn
nhấp nhô đang lượn vòng uốn khúc và khoanh vùng một cách thật kỳ dị cái giới hạn
cuối cùng của Khu đại học, thỉnh thoảng ta lại thấy hiện lên một mảnh tường lốn
rêu phong, một tháp tròn to bè, một cổng ô có tường trổ răng cưa, tượng trưng
cho pháo đài: đó là hảng rào Philip Ôguýt. Xa xa xanh rờn các đồng cỏ, xa xa mất
hút các con đường, dọc đường lác đác dăm căn nhà ngoại ô, càng về xa càng ít
đi. Vài vùng ngoại ô đó thật quan trọng. Tính từ viện Tuốcnen trở đi, trước hết
là thị trấn Xanh Victo, với chiếc cầu một nhịp bắc ngang sông Bievrơ, với tu viện
còn đọc được lời văn bia của Luy Lơ Grô, épitaphium Ludovici Grossi(1>, với
nhà thờ có gác chuông bát giác kèm bốn gác chuông nhỏ kiểu thế kỷ mười một (ở
Etămpơ cũng có một gác chuông như vậy; nó chưa bị phá sập); rồi thị trấn Xanh
Mácxô, đã có tới ba nhà thờ và một nhà tu kín. Sau đó, bỏ lại bên trái chiếc cối
xay gió Gôbơlanh với bốn bức tường trắng, ta tới ngoại ô Xanh Giắc có cây thánh
giá chạm trổ đẹp đẽ trồng giữa ngã tư có nhà thờ Xanh Giắc Đuy Hô Pa hồi đó xây
kiểu gôtích, nhọn hoắt và duyên dáng, có nhà thờ Xanh Magloa xinh đẹp kiểu thế
kỷ mười bốn mà Napôlêông từng biến thảnh kho chứa cỏ, rồi nhà thờ Đức bà £>ề
Săng có hình vẻ khảm đá màu kiểu Bidăngxơ. Cuối củng bỏ lại ở giữa đường tu viện
dòng Sáclơ, một tòa nhà phong phú đồng thời với Tòa pháp đình, có dãy vườn nhỏ
chia từng khoanh và cái cảnh hoang phố Vôve đầy ma thiêng quỷ dữ, tầm mắt ta hướng
nhìn phía tây liền bắt gặp ba gác chuông nhọn kiểu rôman của nhả thd Xanh
Giécmanh Đề Prê. Thị trấn Xanh Giécmanh, lúc đó đã là công xã lớn, ở phía sau
có tới mười lăm, hai mươi dãy phố. Gác chuông nhọn hoắt nhà thờ Xanh Xuynpixơ
đánh dấu một góc thị trấn. Ngay cạnh lá tường vây bốn mặt của hội chợ Xanh
Giécmanh, mả nay là chợ; rồi giàn bêu tù của tu viện trưởng, một tháp tròn nhỏ
xinh đẹp, đội chóp nón bằng chì. Lò ngói ở xa hơn rồi phố Lò bánh dẫn tới lò
bánh hoàng gia, rồi cối xay gió trên đỉnh gò, rồi trại hủi, một gian nhà nhỏ bé
lẻ loi, xấu xí. Nhưng hấp dẫn nhất và khiến cặp mắt phải dửng lại lâu, đó là bản
thân tu viện. Rõ ràng tu xá này, mang dáng dấp nguy nga của cái vừa là thánh đường
vừa là thái ấp, tòa lâu đài nảy của tu viện trưởng mà các giám mục Paris sẽ
sung sướng được ngủ lại một đêm, tòa nhà ăn mả kiến trúc sư đã tạo nên không
khí, vẻ đẹp cùng cửa sổ hoa thị lộng lẫy như một nhả thờ lớn, căn nhà nguyện
thanh nhã của Đức mẹ đồng trinh, gian nhả ngủ đồ sộ, những thửa vườn rộng rãi,
cửa rào song sắt, cầu treo, dãy tường trổ răng cưa hé cho nhìn thấy các đồng cỏ
xanh rờn chung quanh, các sân lấp lánh bóng quân sĩ xen lẩn áo lễ giáo chủ thêu
kim tuyến, tất cả tập hợp và châu tuần quanh ba tòa tháp cao vút hình cung
tròn, được xây thật vững vảng trên hậu cung kiểu gôtích, làm nổi lên một bóng
dáng huy hoàng phía chân trời.
Rồi cuối cùng, sau khi nhìn ngắm hồi lâu Khu đại học ta quay sang
hữu ngạn, phía Khu phố mới, cảnh tượng đột nhiên thay đổi hẳn tính chất. Đúng
thế, Khu phố mới, lớn hơn Khu đại học nhiều, củng không thuần nhất. Thoạt nhìn,
thấy nó chia thành nhiều mảng khác nhau rõ rệt. Trước hết, về hướng đông, ở mảnh
thành phố đến nay vẫn mang tên cái đầm lầy mà Camuylôgien làm cho Xêđa phải sa
lầy, ta thấy san sát lâu đài. Dãy phố này chạy ra mãi tận bờ sông. Bốn dinh thự
gần liền nhau. Giuy, Xăngxơ, Bácbô, cung Hoàng hậu, soi bóng mái đá đen chen lẫn
tháp nhỏ thon mảnh xuống dòng sông Xen. Bốn dinh thự đó chiếm khoảng đất từ phố
Nônanhđierơ tới tu xá Xêlextanh, với chiếc gác chuông xinh xắn chĩa lên trời đường
nét đầu hồi và tường trổ răng cưa. Dăm ba túp lều xám nghiêng mình xuống dòng
nước trước dãy lâu đài tráng lệ đó, không hề che lấp các góc xinh đẹp của mặt
tiền, các cửa sổ vuông to rộng với thảnh cửa bằng đá. Các vòm cửa hình cung nhọn
chồng chất tượng, các gờ nổi cạnh của những bức tường bao giờ cũng vuông góc,
cùng mọi chi tiết kiến trúc bất ngờ xinh đẹp khác, chúng làm cho nghệ thuật
gôtích có vẻ thay đổi kết cấu trên từng công trình. Sau dãy dinh thự đó, là tòa
lâu đài thần kỳ Xanh Pon, rộng bát ngát và trăm hình nghìn vẻ tỏa lan tứ phía,
khi bị xẻ dọc, rào giậu, và trổ răng cưa như tòa thánh lúc bị cây to che lấp
như tu viện; nơi đây, vua Pháp có thể thừa chỗ để tiếp đón vô số vương hầu vào
loại như Hoàng thái tử và quận công Buốcgônhơ với đủ loại hầu cận và tùy tòng,
chưa kể các đại lãnh chúa, rồi hoàng đế mỗi khi người tới thăm Paris, cả sư tử
trong những dinh cơ riêng nằm trong hoàng cung. Ớ đây cũng xin nói thêm, mỗi điện
vương hầu hồi đó gồm ít nhất mười một phòng, từ gian tiền sảnh tới phòng cầu
nguyện, chưa kể các hành lang buồng tắm nước, buồng tắm hơi, cùng mọi "nơi
phụ" khác, mà tòa nhả nào cũng có; chưa kể vườn tược riêng cho mỗi tân
khách của nhà vua; chưa kể các gian bếp, hầm rượu, buồng đầy tớ, buồng ăn chung
trong nhà; các sân gia cầm có tới hai trăm phòng thí nghiệm thông thường, từ
gian lò bánh tới gian ngự tửu; hàng nghìn trò chơi, như đánh cầu vồ, đánh cầu vợt,
trò xỏ vòng; các chuồng chim, bể cá, vườn động vật, chuồng ngựa, chuồng bò; các
thư viện, binh công xưởng và lò đúc. Một hoàng cung hồi đó, một điện Luvrơ, một
cung Xanh Pon là như vậy. Một thành bang trong thành bang.
Từ đỉnh tháp ta đang đứng, lâu đài Xanh Pon bị bốn tòa nhà lớn
vừa kể trên che khuất mất ít nhiều, nhưng nó vẫn còn hết sức nguy nga, tráng lệ.
Mặc dù được nối liền khéo léo với chính điện bằng các hành
lang dài có cửa kính và bằng hàng cột, tòa lâu đài vẫn nổi bật lên ba dinh thự
mà vua Sáclơ V đả kết hợp với hoàng cung; đó là dinh Tiểu Muyxcơ, có hàng lan
can chạm trổ uốn lượn đẹp đẽ viền lấy mái nhà; dinh tu viện trưởng Xanh Môrơ,
mang hình dáng pháo đài với tháp lớn, lan can ném đá, lỗ châu mai, các khung chắn
sắt và trên chiếc cửa rộng kiểu Xắcxông là huy hiệu của tu viện trưởng giữa hai
lỗ đục của chiếc cầu treo; dinh bá tước Etămpơ, với chiếc tháp canh chính đổ
nát ở phần trên, tròn vành vạnh, sứt mẻ như mào gà sống; đây đó, dăm ba cây sồi
giầ mọc chụm lại như bắp xúp lơ khổng lồ, bầy thiên nga đùa giỡn dưới ao nước
trong vắt, lăn tăn bóng râm và ánh nắng; vô số sân để lộ từng khoảng ngoạn mục;
chuồng sư tử vói hình cung nhọn thấp trên trụ cột ngắn kiểu Xắcxông, với cửa
rào sắt và tiếng gầm liên miên; vượt qua mọi cái đó là gác chuông long lở của
tu viện Avê Maria; bên trái là dinh ngài đô trưởng thành Paris, sừng sững bốn
tháp nhỏ trổ thủng tinh vi; về cuối, ở giữa chính cung Xanh Pon với vô số mặt
tiền, vô số tô điểm được lần lượt thêm thắt vào thời Sáclơ V, các đắp điếm hỗn
tạp mà thói ngông của các kiến trúc sư đã chồng chất lên suốt hai thế kỷ nay, với
đủ loại hậu cung của thánh đường, đủ loại đầu hồi của hảnh lang, hảng nghìn
chong chóng quay theo chiều gió, và hai tháp cao kề sát nhau, mái chóp nón, với
trổ răng cưa, hệt như mũ nhọn uốn cong vành.
Cứ tiếp tục leo lên các tầng của dãy lâu đài xếp bậc thang mở
rộng xa xa trên nền đất, rôi vượt qua một khe sâu đào giữa các nóc nhà của Khu
phố mới, đó là chỗ vượt ngang phố Xanh Ăngtoan, và vẫn chỉ hạn chế vào các tòa
nhà chính, mắt ta liền bắt gặp điện Angulêm, một kiến trúc rộng lớn của nhiều
thời đại, có những phần mới tinh và trắng tóầt, hòa hợp với toàn thể không hơn
gì miêng vải đỏ trên tấm áo xanh lam. Tuy nhiên mái nhà hêt sức nhọn và cao của
tòa lâu đài hiện đại, lởm chởm ống máng chạm trổ, phủ tấm chì khảm đồng đỏ chóe
rực rỡ uốn thành muôn đường nét kỳ dị, mái nhà khảm đồng kỳ cục đó vươn lên
duyên dáng giữa đống hoang tàn xám xịt của dinh thự cũ, với dãy tháp to cao củ
kỹ, phình ra theo năm tháng như các thùng rượu tự sụp xuống vì hư nát và vỡ
toác từ trên xuống dưới, trông giống các bụng phệ cởi phanh khuy áo. Đằng sau
tua tủa dựng lên một rừng mái nhọn hoắt của các lâu đài ở cung Tuốcnen. Dù ở
Sămbo hoặc ở Alămbra, không đâu bày ra được cái cảnh kỳ lạ, khoáng đãng, ngoạn
mục, bằng cái rửng mái nhọn, gác chuông, ống khói, chong chóng, hình xoáy ốc,
đinh ốc, đèn lồng trổ thủng như khoét bàng đầu tròn, lầu tạ, tháp nhỏ hình
thoi, hoặc như người ta thường gọi hồi đó là tiểu tháp, rất khác nhau về hình
khối, chiều cao và dáng vẻ. Trông cứ như một bản cờ đá khổng lồ.
Bên phải cung Tuốcnen là khóm tháp khổng lồ đen như mực, cái
nọ lồng vào cái kia, như thể được bó lại bằng con hào vòng tròn, là tháp canh
chính nhiều lỗ châu mai hơn cửa sổ, cái cầu treo lúc nào cũng kéo dựng lên, cửa
chấn song lúc nào cũng hạ chắn xuống, đó là pháo đài Baxtiơ. Những mỏ đen ngòm
thò ra khỏi bờ tường khía răng cưa, trông xa tưởng như các ống máng, đó là nòng
đại bác.
Phía dưới đống đạn thẩn công, dưối chân tòa lâu đài ghê gớm
là cổng Xanh Ăngtoan, lấp ló giữa hai tháp.
Bên kia cung Tuốcnen, tới tận tưòng thành Sáclơ V, là tấm thảm
mịn màng các vườn tược và cây cảnh hoàng gia, với những khoảng đất xanh rờn hoa
lá xum xuê trải rộng ở giữa nổi lên chằng chịt các hàng cây, lối đi ngang dọc,
của khu vườn trứ danh Đêđaluýt mà vua Luy XI đã ban cho Cochiê. Thiên văn đài của
vị bác sĩ dựng lên giữa dãy mê cung, như chiếc cột lớn đơn độc có căn nhà nhỏ
trên, đỉnh cột. Trong phòng quan sát này đã tiến hành những cuộc chiêm tinh ghê
gớm.
Chỗ đó, nay là quảng trường Hoàng cung.
Như chúng tôi vừa kể, khu lâu đài mà chúng tôi cố gợi để bạn
đọc có được một ý niệm, bằng cách chỉ kể những cái chính, khu lâu đải đó chiếm
khoảng đất mả hàng rào Sáclơ V cắt góc với sông Xen ở phía đông. Trung tâm Khu
phố mới là một dãy nhà dân chúng. Ba chiếc cầu ở Khu thành cũ cũng bắc sang hữu
ngạn vào ngay chỗ đó và cầu dẫn đến nhà dân chúng rồi mới tới lâu đài. Đám nhà
cửa thị dân này chen chúc như lỗ tổ ong mang vẻ đẹp riêngề Có những mái nhà ở
kinh thành nom giống như các lớp sóng đại dương, cảnh tượng đó thật hùng vĩ.
Thoạt tiên là các phố xá dọc ngang hỗn độn, tạo nên trăm nghìn khuôn mặt tươi
vui cho khư phố. Quanh chợ trông giống ngôi sao trăm cánh. Các phố Xanh Đờni và
Xanh Máctanh, tỏa ra vô số cành nhánh, chạy ngược lên cạnh nhau như hai cây to
quyện cành lá vào nhau. Sau đó các đường nét khúc khuỷu, các phố Hàng thạch
cao, phố Hàng thủy tinh, phố Thợ dệt V.V.. luồn lách khắp nơi. ơ đây cũng có
dinh thự tráng lệ nhô trên làn sóng hóa đá của mặt biển hồi nhà. Phía đầu cầu Hối
đoái, sau đó thấp thoáng sông Xen sủi bọt dưới các bánh xe của cầu Thợ xay, là
điện Sêtơlê, không còn cái tháp kiểu La Mã như dưới thời Giuyliêng Bội giáo, mà
là kiểu tháp phong kiến của thế kỷ mười ba, xây bằng đá rất rắn có cuốc đến ba
giờ liền cũng chẳng nậy được sâu bằng nắm đấm. Đó là tháp chuông vuông vắn rườm
rà của nhà thờ Xanh Giắc Đờ La Busơri, với các góc tường đầy điêu khắc, trông
thật đẹp, tuy nó chưa được hoàn thảnh vào thế kỷ mười lăm. Hồi đó, đặc biệt nó
còn thiếu bốn con quái vật, mà hiện nay được dựng trên nóc nhà, trông giống bốn
con nhân sư, khiến Paris mới tìm cách đoán ra điều bí ẩn của Paris cổ; nhà điêu
khắc Raun chỉ xây bôn con quái vật đó mãi vảo năm 1526 và chỉ kiếm được hai chục
Phrăng tiền công. Đó là nhà cột, trông ra quảng trường Grevơ, mà chúng tôi từng
giói thiệu qua loa với độc giả rồi. Đó là nhà thờ Xanh Giécve, bị chiếc cổng
xây đúng khiếu thẩm mỹ làm hỏng từ đó; nhầ thờ Xanh Mêri, với hình cung nhọn cũ
còn phảng phất hình cung tròn; nhà thờ Xanh Giăng nổi tiếng nhờ nóc gác chuông
tuyệt đẹp; đó là bao nhiêu đền đài khác vui lòng pha trộn vẻ kiều diễm vào giữa
đám đông phố xá tối tăm, chật hẹp và sâu hun hút. Thêm vào là các cây thánh giá
bằng đá chạm, mọc nhan nhản khắp ngã ba ngã tư, còn nhiều hơn cả giá treo cổ;
nghĩa trang Inôxăng, với hàng rào kiến trúc hiện lên thấp thoáng xa xa ở phía
trên các nóc nhà; giàn bêu tù Khu chợ, với cái nóc nhô lên ở giữa hai ống khói
của phố Mầm nho; chiếc cầu thang ở Croa Đuy Trahoa, giữa ngã tư lúc nào cũng
đen nghịt ngưdi; dãy nhà tồi tản xây vòng tròn ở Chợ gạo; các đoạn hàng rảo cũ
Philip Ồguýt hiện ra đây đó, mất hút giữa các nhà cửa, dãy tháp chằng chịt dây
leo, cổng đổ nát, tưdng xiêu vẹo nghiêng ngả; bến sông với trăm nghìn cửa hàng
và cửa hiệu cứa cổ khách mua; sông Xen chật ních thuyền bè từ Ben cỏ tới Tòa án
giám mục; như thế, ta đã có được một hình ảnh hỗn độn về cái hình thang trung
tâm của Khu phố mới vảo năm 1482.
Cùng hai khu phố đó, một bên gồm lâu đài, một bên gồm nhà cửa,
còn thêm yếu tố thứ ba tạo nên bộ mặt của Khu phố mới, đó là một dãy dài tu viện,
bao quanh hầu như gần hết chu vi Khu phố mới, từ đông sang tây, ở phía sau cửa
hàng rào pháo đài đang khép kín Paris, và tạo nên một hàng rào thứ hai bên
trong, gồm toàn nhà tu và nhà nguyện. Chẳng hạn, ngay sát cạnh khu vườn của
cung Tuốcnen, giữa phố Xanh Ăngtoan và phố Đen cũ là tu viện Xanh Catơrin bát
ngát cây cối, chỉ có tường thành Paris bao quanh. Giữa phố Đên cũ và phố Đen mới,
là tòa Đen, với dãy tháp u ám, cao to, sửng sững, cô quạnh, giữa khoảng đất rộng
rảo tường răng cưa. Giữa phố Đen mới và phố Xanh Máctanh là tu viện Xanh
Máctanh, một nhà thờ nguy nga, phòng thủ kiên cố, xung quanh lậ vườn tược, với
vòng đai các tháp, vành mủ lầu chuông, nếu so về hùng vĩ và huy hoàng thì chỉ
thua có các nhà thd Xanh Giécmanh Đề Prê. Giữa hai phố Xanh Máctanh và Xanh Đờni
trải dài khu nhà thương Thánh ba ngôi. Cuối củng, giữa phố Xanh Đờni và phố
Môngtơgơi là tu viện Con gái Chúa. Ngay cạnh hiện lên dãy mái xiêu vẹo và dãy
tường đổ nát của Cung điện thần kỳ. Đó là cái khâu phảm tục duy nhất xen lẫn
vào giữa dãy xích tu viện thiêng liêng này.
Cuối cùng, khu thứ tư tự nổi bật lên giữa ,đám mái nhả bên hữu
ngạn, và chiếm góc tây của hàng rào cùng bờ sông phía hạ lưu, là một dãy mới
các lâu đài củng dinh thự chen chúc dừới chân điện Luvrơ. Tòa Luvrơ cổ của
Philip Ôguýt, tòa lâu đài đồ sộ với chiếc tháp lớn tập hợp quanh mình hăm ba
tháp chủ yếu, chưa kể các tháp nhỏ trông xa như gắn vào tầng nóc kiểu gôtích của
điện Alăngxông và điện Tiểu Buốcbông. Con giao long gồm toàn tháp này, tên lính
canh khổng lồ của Paris, lúc nào cũng ngẩng cao hăm tư cái đầu lên, với cặp
mông đồ sộ, căng phồng hoặc xếp vẩy ngói đá đen, tuôn chảy trăm ngàn ánh kim
khí, kết thúc hình thế Khu phố mới một cách kỳ lạ ở phía tây.
Đó chính là khu nhà thị dân bát ngát, cái người La Mã gọi là
insula, viền cả bên phải lẫn bên trái bởi hai khối lâu đài, một khối là điện
Luvrơ, khối kia là cung Tuốcnen, phía bắc chắn ngang bằng một vòng đai dài các
tu viện và nhà cửa, vườn tược xum xuê, tất cả đều hỗn hợp và hòa tan trước mắt
nhìn; phía trên cửa trăm ngàn dinh thự đó, với mái ngói đỏ xen kẽ mái đá đen tạo
thành bao nhiêu dây xích kỳ lạ, là các gác chuông chạm trổ, tô điểm, vẽ vời của
bốn mươi tư tòa nhả thờ bên hữu ngạn; rồi hằng hà sa số đưdng ngang ngõ dọc: với
ranh giới một bên là hàng rào những tường cao có tháp vuông (dãy tường rào của
Khu đại học đều có tháp tròn), còn bên kia sông Xen với cầu bắc ngang và vô số
thuyền bè qua lại: khu phố mới vào thế kỷ mười lăm như thế đó.
Phía bên kia dãy tưòng rảo, vài khu ngoại ô chen chúc nơi cổng
ô, nhưng ít hơn và thưa hơn ở vùng ngoại ô Khu đại học. Đằng sau pháo đài
Baxtiơ là hai chục túp lều túm tụm quanh các điêu khắc kỳ lạ của xóm Croa
Phôbanh và hàng cột xây cuốn của tu viện Xanh Ăngtoan Đề Săng; rồi làng Pôpin-
cua, lấp giữa ruộng lúa: rồi xóm Cuốctiơ, la liệt quán rượu vui vẻ; thị trấn
Xanh Lôrăng với nhà thờ có gác chuông trông xa như nhập vào dãy tháp nhọn của cổng
Xanh Máctanh, ngoại ô Xanh Đờni có trại hủi Xanh Lađrơ rộng rãi; đi qua cổng
Mông- máctrơ là tòa Grănggiơ Batơlierơ với dãy tường trắng xóa; sau đó là
Môngmáctrơ, sườn dốc đá vôi, hồi đó nhà thd nhiều gần bằng cối xay gió, nay chỉ
còn lại cối xay, vì bây giờ xã hội chỉ cần có bánh cho phần xác thôi. Cuối củng,
phía bên kia điện Luvrơ, là ngoại ô Xanh Onorô chạy dài giữa đồng cỏ, hồi đó lớn
lắm rồi, là Tiểu Brơtanhơ xanh um, là Chợ heo trải dài, giữa chợ quay tròn cái
lò khủng khiếp để luộc bọn làm bạc giả. Giữa xóm Cuốctiơ và thị trấn Xanh
Lôrăng, mắt ta liền nhận ra vòm mái một tòa nhà sừng sững giữa cánh đồng vắng vẻ,
một thứ dinh thự trông xa giống dãy cột hoang phế dựng trên cái nền sụt lở. Đó
chẳng phải đền Páctênông, cũng chẳng phải đền thờ Giuypite Ôlanhpơ. Đó là đài
treo cổ Môngphôcông.
Bây giờ, nếu việc liệt kê từng ấy dinh thự, dù chúng tôi gắng
kể sơ sài, không đến nỗi phá tan cái hình ảnh chung về Paris cổ, mà chúng tôi dần
dần xây dựng trong tâm trí bạn đọc, xin tóm tắt bằng vài câu. Ớ giữa là củ lao
Khu thành cũ, hình dáng giống con rùa khổng lồ, thò những cái cầu lởm chởm vẩy
ngói như cẳng chân, từ dưới chiếc mu xám các mái nhà. Bên trái là hình thang
nguyên khối, rắn chắc, đông đặc, chen chúc, lổn nhổn của Khu đại học. Bên phải
là hình bán nguyệt rộng rãi của Khu phố mới, với vườn tược và lâu đài xen lẫn
nhau nhiều hơn. Cả ba khối, Khu thành cũ, Khu đại học, Khu phố mới đều chằng chịt
bạt ngàn phố xá. Con sông Xen "dòng Xen nuôi dưỡng" như cha Đuy Brơn
thường gọi, vắt ngang, bị tắc nghẽn nào cù lao, nào cầu, nào thuyên bè. Khắp
chung quanh là đồng bàng bát ngát, vá víu muôn mảnh cây trồng, rải rác xóm làng
xinh đẹp; bên trái là lxy, Văngvơ, Vôgira, Môngrugiơ, Giăngtily với tháp tròn,
tháp vuông, v.v...; bên phải là hai chục làng/khác từ Côngphlăng tới Thảnh phố
giám mục. Phía chân trời, một đường viền những đồi núi quây tròn như bờ lưu vực.
Cuối củng, xa xa, về phía đông là Vanhxen cùng bảy tháp tứ giác; phía nam,
Bixêtrơ củng dãy tháp nhỏ nhọn hoắt; phía bắc, Xanh Đơni và gác chuông nhọn;
phía tây, Xanh Clu và tháp canh. Đó là Paris, nhìn từ đỉnh tháp của nhà thờ Đức
bà, bằng mắt đàn quạ sống vào năm 1482.
Tuy nhiên, đó chính là thành phố mà Vonte bảo trước Luy XIV
nó chỉ có bốn tòa nhà đẹp: tòa Xoócbon, tòa Van Đờ Graxơ, tòa Luvrơ hiện đại và
không nhớ cái thứ tư là cái gì, hình như tòa Luyxămbua thì phải. May thay,
không phải vì thế mà Vonte không viết Căngđit và trong số tất cả những người kế
tiếp nhau giữa cái dòng nhân loại dài dặc, ông vẫn là người có cái cười quái quỉ
nhất. Và lại, điều đó chứng tỏ rằng dù có thể là một thiên tài vĩ đại, người ta
vẫn không hiểu gì về một ngành nghệ thuật mà mình không quen. Molierơ đã chẳng
tưởng minh làm vinh dự ghê gớm cho Raphaen và Miken Ăngiơ đó ư, bằng cách gọi họ
là các Ngài yêu kiểu luống tuôiĩ
Ta trở lại với Paris và thế kỷ mười lăm.
Hồi đó, thành phố không chỉ xinh đẹp mà thôi; đó là một thành
phố đồng đều, một sản phẩm kiến trúc và lịch sử của thời trung cổ, một cuốn sử
bằng đá. Đó là một thành bang chỉ gồm có hai lớp, lớp rôman và lớp gôtích, vì lộp
La Mã đã mất đi từ lâu, trừ cung Técmơ Đờ Duyliêng, nơi nó còn thọc được qua
cái củi dày thời trung cổ. Còn lớp Xentơ thì ngay đào giếng cũng chẳng tìm thấy
mẫu nữa.
Năm mươi năm sau, khu thời Phục hưng mang cái xa xỉ hào
nhoáng trong thói chơi ngông và trong các hệ thống của nó, mang sự lạm dụng các
hình cung tròn La Mã, các cột Hy Lạp và các hình tò vò thấp kiểu gôtích, mang nền
điêu khắc rất tao nhã hoa văn và hình hoa lá, mang tính kiến trúc tà giáo đồng
thời với Luyte, mang chúng vào trộn lẫn với tính thống nhất rất nghiêm ngặt mà
lại đa dạng đó, Paris có lẽ càng đẹp hơn lên, mặc dù hòa hợp với con mắt và trí
tuệ. Nhưng thời buổi huy hoàng đó không kéo dải. Thời Phục hưng chẳng phải vô
tư; nó không chỉ bằng lòng xây dựng, nó còn muốn đập phá. Đúng là nó đang cần rộng
chỗ. Cho nên cái Paris kiểu gôtích chỉ hoàn hảo trong một phút. Người ta vừa mới
hoàn thành nhả thờ Xanh Giắc Đờ La Busơri thì đã bắt đầu phá hủy điện Luvrơ cổ.
Từ đó, thành phố lớn cứ biến dạng từng ngày, Paris gôtích từng
xóa bỏ Paris rôman, đến lượt nó lại tự xóa bỏ. Nhưng liệu có thể nói là cái
Paris nào đã được thay thế?
Có Paris của Catơrin Đd Mêđixi, với cung Tuylơri[46], Paris của
Hăngri II với tòa Đô chính, hai dinh thự còn mang thị hiếu thẩm mỹ lớn; Paris của
Găngri IV với quảng trường Hoàng cung: mặt tiền bằng gạch với các góc tường bằng
đá và mái đá đen, những tòa nhà ba màu; Paris của Luy XIII với tu viện Van Đờ
Graxơ; một kiến trúc nặng nề và thấp lùn, vòm mái hình quai giỏ, cột không hiểu
sao lại phình ra, còn mái thì gù lên; Paris của Luy XIV với lâu đài phế binh
Anhvaliđơ: đồ sộ, lộng lẫy, vàng son và lạnh lẽo; Paris của Luy XV, với nhà thò
Xanh Xuynpixơ; nào đầu cột xoáy ốc, hai dãy lụa thắt nút, rồi mây bay, bún sợi
và rau diếp uốn lượn, tất cả đều bằng đá; Paris của Luy XVI, với nhà thờ
Păngtêông; một kiểu bắt chước tồi của nhà thờ Xanh Pie ở Rôm: (tòa nhả tự dồn
ép lại vụng về, nên không sửa sang được đường nét); Paris của nền Cộng hòa, với
trường Y học: một thị hiếu nghèo nàn kiểu Hi La, giống tòa Côlidê hoặc tòa
Páctênông, cũng như hiến pháp năm thứ ba giống với luật lệ Minốt, trong kiến
trúc thường gọi là thị hiếu méixido(1>; Paris của Napôlêông với quảng trường
Văngđôm: cái này thì cao cả, một cột đồng đúc bằng súng đại bác; Paris của nền
Quân chủ trùng hưng, với sở Chứng khoán: hàng cột trắng tinh đỡ lấy bờ tường nhẵn
thín, tất cả đều vuông vắn và trị giá hai mươi triệu đồng.
Gắn liền với mỗi kiến trúc tiêu biểu đó, cùng chung một thị
hiếu, cách thức vầ phong độ, là một số nhà cửa rải rác ở mọi khu phố, mả con mắt
sảnh sỏi dễ dàng phân biệt và xác định được niên đại. Khi biết nhìn, người ta
tìm ra tinh thần thế kỷ và dung nhan quốc vương ngay ở cả chiếc vồ gõ cửa.
Như vậy, Paris hiện thời không có khuôn mặt chung nào cả. Đó
là một tập mẫu sưu tầm của nhiều thế kỷ và cái đẹp nhất thì mất rồi. Kinh đô chỉ
phát triển về nhà cửa; mà nhà cửa nào có ra gì! Cứ theo đả này, Paris sẽ đổi mới
năm mươi năm một lần. Cho nên ý nghĩa lịch sử của kiến trúc nơi đây đang mất đi
tửng ngày. Các đền đài đó ngày càng hiếm và ta thấy nó như dần dần mất tăm,
chìm ngập dưới nhà cửa. Cha ông ta có một Paris bằng đá; con cháu ta sẽ có một
Paris bằng thạch cao.
Còn đối với các dinh thự hiện đại của Paris mới, chúng tôi sẵn
sàng không muốn nhắc tới. Không phải vì chúng tôi biết ngưỡng mộ đúng đắn, nhà
thò Xanh Giơnơvievơ của ngài Xuphlô chắc chắn là cái bánh ngọt Xavoa đẹp nhất bằng
đá đến nay chưa hề có. Lâu đài Quốc dân quân cũng là mẫu bánh rất đặc biệt. Vòm
mái Chợ gạo là chiếc mũ lưỡi trai kỵ mã Anh vảo cỡ lớn. Các tháp nhà thờ Xanh
Xuynpixơ là hai cái kèn lớn, hình thù của nó cũng như mọi cái khác thôi; chiếc
máy điện báo cong queo và nhăn nhó tạo thành một chướng ngại đáng yêu trên mái.
Xanh Rốc có chiếc cổng mà vẻ huy hoảng chỉ có thể sánh với Xanh Toma Đacanh. Nó
cũng có bức chạm nổi Chúa đóng đinh trên cây thánh giá để dưới hầm và một mặt
trời bằng gỗ thếp vàng. Đó là những vật hết sức kỳ diệu. Chiếc đèn lồng của mê
cung ở Vườn cây cũng rất tài tình. Còn tòa nhà sở Chứng khoán, với hàng cột kiểu
Hy Lạp, cửa ra vào và cửa sổ hình cung tròn La Mã, vòm mái lớn hình cung thấp
Phục hưng, chắc chắn đó là một kiến trúc rất nghiêm túc và rất tinh túyẽ Bằng
chứng là nó được xây một tầng thấp che mái mà Aten chưa hề có, đường nét thẳng
tắp đẹp đẽ, ngắt quãng đây đó thật duyên dáng bởi các ống khói lò sưởi. Xin nói
thêm, nếu buộc kiểu kiến trúc một dinh thự phải phù hợp với mục đích sử dụng,
làm sao chỉ cần trông vào hình dáng dinh thự là thấy ngay mục đích đó tự bộc lộ
ra, ta sẽ không việc gì phải quá thán phục một tòa nhà không sao phân biệt được
đó là hoàng cung hoặc nhà hội đồng hương thôn, tòa thị chính, trường trung học,
trường tập ngựa, viện hàn lâm, kho hàng thương chính, tòa án, viện bảo tàng, trại
lính, nhà mồ, đền miếu, nhà hát. Trong khi chờ đợi, đó là sở Chứng khoán? Ngoài
ra, một tòa nhà phải thích hợp với khí hậu. Tòa nhà này chắc hẳn được xây dựng
đặc biệt cho bầu trời giá rét và mưa nhiều ở ta. Mái nhà bằng phẳng như ở
phương Đông, cho nên vào mùa đông, gặp lúc tuyết rơi, người ta lại phải quét
mái, vì chắc hẳn mái làm ra cốt để được quét dọn. Còn về mục đích sử dụng như
chúng tôi vừa nói ở trên, tòa nhà hoàn thành thật tuyệt diệu; nó là sở Chứng
khoán ở Pháp cũng như tòa đền xưa kia ở Hy Lạp. Quả thực kiến trúc sư đã khá vất
và để tìm cách che cái mặt đồng hồ treo, nó làm hỏng cả vẻ thanh tao của những
đường nét đẹp đẽ ngoài mặt tiền, nhưng ngược lại, ta lại có hàng cột chạy chung
quanh tòa nhà, mà dưới đó, vào những ngày đại lễ trang trọng thiêng liêng, các
tay buôn bán chứng khoán và môi giới thương mại có thể đàng hoàng phát triển học
thuyết.
Rõ ràng đó là những dinh thự rất nguy nga. Thêm vào còn vô số
phố phường đẹp đẽ, vui nhộn và đa dạng như phố Rivôli, và tôi tin rằng, từ trên
khinh khí cầu nhìn xuống, một ngày kia Paris sẽ bảy ra trước mắt các đường nét
phong phú, các chi tiết rực rỡ, các cảnh sắc khác lạ, một cái gì đó thật hùng
vĩ trong sự giản dị và thật bất ngờ trong cái đẹp, nó là đặc điểm của một bàn cờ.
Tuy nhiên, dủ bạn thấy Paris hiện giờ tuyệt vời đến thế nào
chăng nữa, cũng hãy thử trở lại Paris thế kỷ mười lăm, hãy tái tạo nó trong đầu
óc, nhìn trời đất qua dãy rào kỳ lạ những mái nhọn, đỉnh tháp, gác chuông, hãy
tỏa ra giữa thành phố bát ngát, vấp vào mũi các cù lao, dồn lại trước các nhịp
cầu sông Xen với từng vũng nước xanh xanh vàng vàng, còn chuyển động hơn cả là
da rắn, hãy tách hẳn cái dáng trông nghiêng của Paris cổ trên nền chân trời
xanh lam, làm cho đường viền chung quanh thành phố thấp thoáng hiện lên trong
màn sương mù mùa đông thường quấn quít vảo vô số ống khói, hãy dìm nó vào đêm
sâu và ngắm nhìn trò kỳ ảo của bóng đêm và ánh sáng trong mê cung các dinh thự
âm u; hãy phóng xuống một ánh trăng để mơ hồ soi chiếu nó và làm cho nhứng cái
đầu lớn của các tháp ngoi lên khỏi mù sương; hoặc dựng lại bóng đen thẫm đó,
làm trăm nghìn góc nhọn của mái nhầ và đầu hồi thức tỉnh khỏi bóng tối, rồi làm
nó nổi bật lên, răng nhe tua tủa hơn cả hàm cá mập trên nền trời màu đồng lúc
chiều tà - Rồi hãy thử so sánh xem.
Còn nếu bạn lại muốn tiếp nhận từ thảnh phố cổ một cảm giác mả
thành phố mới không còn cung cấp được nữa, thì chd buổi sáng một ngày lễ lớn,
lúc mặt tròi mọc vào hôm lễ Phục sinh hoặc lễ Đức chúa thánh thần hiện xuống,
hãy trèo lên một đỉnh cao để có thể từ đó nhìn thấy khắp kinh đô, rồi tham dự
vào lúc thức dậy của những chuông nhà thờ. Hãy ngắm nhìn muôn nghìn nhà thờ nhất
loạt rung lên theo một tín hiệu phát đi từ giữa bầu trời, vì chính mặt trời
phát tín hiệu đó. Thoạt tiên là tiếng vang rải rác, loang từ nhà thờ này sang
nhà thờ khác, như cái phút nhạc công báo hiệu cho nhau sắp bắt đầu; rồi đột
nhiên, hãy nhìn xem, vì hình như đôi lúc tai cũng nhìn được, nhìn xem từ mỗi
gác chuông đồng thời dựng lên một thứ như là cột tiếng động, khối hòa âm. Đầu
tiên tiếng rung của mỗi chuông bay thẳng lên, trong veo và có thể nói cách biệt
với mọi tiếng khác, trên bầu trời lộng lẫy buổi sáng. Rồi dẩn dần vang to lên,
nó hòa tan, xen lẫn, xóa nhòe lẫn nhau, hỗn hợp tạo thành dàn nhạc tuyệt vời.
Chỉ còn một khối âm thanh vang động không ngừng tỏa lên từ vô số lầu chuông, nó
bay lên, múa lượn, xông xáo, quay cuồng trên kinh thành và loang rộng cái vòng
tròn ầm ĩ rung rinh mãi quá chân trời. Tuy nhiên, biển hòa âm nảy không hề hỗn
độn. Dù rộng lớn và sâu thẳm đến đâu, nó vẫn không mất vẻ trong suốt. Ta sẽ thấy
mỗi nhóm âm thanh, thoát ra từ dãy chuông, uốn lượn riêng rẽ; ta có thể theo
dõi cuộc đối thoại lần lượt trầm hùng và cao vút, tiếng mõ réo và tiếng chuông
rền; ta sẽ thấy âm vực nhảy cách quãng bát độ tủ gác chuông này sang gác chuông
khác; ta sẽ thấy nó bay lên phơi phới, nhẹ nhàng và lảnh lót tử cái chuông bạc,
thấy nó rơi xuống gục ngã và khập khiễng từ cái chuông gỗ; ta thán phục âm giai
phong phú luôn luôn hạ xuống dâng lên giữa bao thanh âm khác của bảy chuông nhà
thờ Xanh Ơxtasơ; ta sẽ thấy chạy ngược lại các thanh âm trong vắt và vút nhanh,
chúng ngoặt ngoẹo lóe sáng dăm ba lần rồi tắt ngấm như ánh chớp. Đằng kia tu viện
Xanh Máctanh hát lên the thé, rè rè; ở đây giọng làu bàu, rủng rợn của tòa
Baxtiơ; đầu nọ giọng trầm của tháp Luvrơ to cao, cái chuông ngự ở Hoàng cung
không ngừng tung ra tám hướng những điệu âm chói ngời, trên đó buông rơi đều đặn
các âm thanh nặng nề của lầu chuông nhà thd Đức bả, làm nó lóe sáng như đe dưới
búa. Thỉnh thoảng, ta sẽ thấy lướt qua đủ loại thanh âm vẳng tới từ bộ chuông
ba chiếc của nhà thờ Xanh Giécmanh Đề Prê. Rồi đôi lúc, khối tiếng động cao cả
nầy còn mở ra để lọt vào khúc vĩ thanh của nhà thờ Avê Maria, nó bửng nở và lấp
lánh như chùm sao. Phía dưới, tận đáy dàn nhạc, ta sẽ mơ hồ nhận thấy tiếng hát
bên trong của các nhà thờ, toát ra khỏi lỗ trổ vang rung của vòm mái.
- Rõ ràng, đây là vở nhạc kịch rất đáng được nghe. Bình thường,
tiếng vang nổi lên từ Paris ban ngày, đó là thành phố đang nói, ban đêm, đó là
thảnh phố đang thở; bây giờ là thành phố đang hát. Hãy lắng tai nghe khúc toàn
tấu của các lầu chuông, hãy gieo lên toàn bộ bản nhạc đó tiếng thầm thì của nửa
triệu con người, tiếng dòng sông than thở triền miên, tiếng gió thổi bất tận,
tiếng tứ tấu trầm và xa của bốn khu rừng mọc trên dãy đồi ở cuối chân trời như
các dàn đại phong cầm bát ngát, hãy dìm tất cả âm thanh quá thấp hoặc quá cao của
chiếc chuông trung tâm vào bản nhạc đó và vào cái bảng lảng nhàn nhạt, rồi hãy
nói xem, liệu trên đời này, hỏi có cái gì phong phú hơn, vui tươi hơn, chói lọi
hơn, rực rỡ hơn mớ âm thanh hỗn tạp của các chuông lớn chuông bé này, hơn cái
lò lửa âm nhạc, hơn mười ngàn giọng chuông đồng cùng hát lên trong các ống sáo
bằng đá cao ba trăm bộ, hơn cái thành bang đã trở thành dàn nhạc, hơn bản giao
hưởng ầm vang như bão táp.
QUYỂN BỐN
I. TẤM LÒNG VÀNG
Mười bốn năm trước khi xảy ra câu chuyện đang kể đây, vào một
sáng đẹp trời của ngày lễ Cadimôđô, trong nhà thờ Đức bà, sau buổi lễ, một sinh
vật được đặt lên dát giường kê bên trái tiền đường, trước mặt bức tranh lớn vẽ
thánh Chrixtôphơ, có khuôn mặt tạc bằng đá của ngài hiệp sĩ Ăngtoan Đê Etxác quỳ
gối ngước lên nguyện ngắm từ năm 1413, nhưng rồi sau họ quyết định triệt hạ cả
ông thánh lẫn tín đồ. Trên tấm dát giường đó thường đặt những trẻ vô thừa nhận,
để tùy mọi kẻ từ thiện ai thích cứ việc đem về nuôi. Trước dát giường còn có
chiếc thau đồng đựng tiền bố thí.
Loại sinh vật nằm trên tấm ván lúc buổi sáng ngày lễ Cadimôđô
vậo năm thiên chúa 1467, xem ra gợi thú tò mò đến cao độ cho một đám khá đông
đang tụ tập xung quanh. Đám đông phần lớn gồm người phái đẹp. Nhưng hầu hết là
bầ giả.
ớ hàng đầu và đang cúi sát xuống giường, ta thấy có bốn bà mặc
áo choàng xám, một loại áo chùng, chắc hẳn thuộc một hội thánh mộ đạo nào đó.
Tôi chẳng có lý do gì mà không ghi vào sử sách tên bốn bà kín đáo và đáng kính
đó để lưu danh hậu thế. Đó là Anhe La Hecmơ, Gian Đờ La Tácmơ, Hăngriét La
Gônchie, Gôserơ La Viôlét, cả bốn đều góa chồng, cả bốn đều là các bà thực thả ở
nhà nguyện Echiên Hôđri, được phép của bề trên và đúng với luật lệ của Pie
Đ’Ayi, vừa rdi nhà để đến nghe giảng.
Tuy nhiên, nếu các bà tu dòng Hiếu khách vốn tính nết chân thực
có tạm thời tuân theo các luật lệ của Pie Đ’Ayi, quả tình họ đã hớn hở vi phạm
các luật lệ Misen Đờ Brasơ và của đức hồng y ở Pidơ, vẫn cấm đoán dã man họ
không được nói.
Sao nó lại thế này hả chị? - Anhe hỏi Gôserơ, ngắm đứa bé nằm
phơi đó, đang rên la, giãy giụa trên chiếc giường gỗ, và quá sợ hãi trước con mắt
mọi người.
- Nếu trẻ con đẻ ra bây giờ đều thế này cả thì rồi con người
sẽ ra sao? - Gian thốt lên.
- Tôi không sành về con trẻ, nhưng cứ nhìn thằng bé nảy củng
đủ có tội rồi. - Anhe tiếp lời.
- Chị Anhe này, nó chẳng phải là đứa trẻ nữa.
- Đúng là con khỉ thiếu tháng, - Gôserơ nhận xét.
- Đúng là một phép lạ, - Hăngriét La Gônchie bảo.
- Nếu vậy, đây là phép lạ thứ ba kể từ hôm chủ nhật
Lơtarơ[47] - Anhe nói. Vì phép lạ thứ hai trong tháng mới xảy ra cách đây có
tám ngày, khi kẻ chế giễu người hành hương bị Chúa phạt tại nhà thờ Đức bà
Ôbêcviliê.
- Cái của nợ vô thừa nhận này đúng là một quái vật gớm ghiếc,
- Gian nói thêm.
- Nó gào thét đến người hát kinh cũng phải điếc tai, - Gôserơ
tiếp lời. - Đồ nhóc to mồm, mày có câm đi không!
- Vậy mà của nợ nảy là do đức ông ở Remxơ gửi cho đức ông ở
Paris đấy! - La Gônchie chắp tay lại, nói.
- Tôi nghĩ đây chỉ là một con thú, một con vật, sản phẩm của
một tên Do Thái với một con mụ lợn xề, - Anhe La Hécmơ nói. - Tóm lại nó chẳng
có vẻ gì của Chúa, cần vứt xuống sông hoặc quang vảo lửa.
- Chỉ mong sẽ chẳng có ai nhận nuôi nó, - La Gônchie bảo.
- Chao ôi, lạy Chúa! - Anhe thốt lên, hay ta đem thằng bé ôn
vật này tới bú nhd mấy mụ vú tội nghiệp ở đằng kia, tại căn nhà trẻ vô thừa nhận
ở cuối hẻm chạy ra sông, ngay cạnh dinh cơ đức giám mục! Tôi thả để cho ma cà rồng
nó bú còn hơn.
- Cái chị La Hécmờ nảy, thật ngây thơ quá! Gian xen vảo. - Thế
chị không thấy thằng nhóc quái vật này ít nhất cũng lên bốn rồi, nó có lẽ thích
cái xiên nướng chả hơn cái bú tí của chị.
Đúng thế, "thằng nhóc quái vật" không phải là trẻ
sơ sinh. (Chính bản thân tôi cũng rất lúng túng, không biết gọi nó bằng cách
nào khác hơn). Đó là một khối nhỏ rất gồ ghề và quẫy rất mạnh, nhét trong bao tải
có in dấu hiệu của ngài Ghiôm Sácchiê, lúc đó đang là giám mục ở Paris, với cái
đầu thò ra ngoài bao. Cái đầu hình thù cũng méo mó. Chỉ thấy một rừng tóc đỏ
hoe, một con mắt, cái mồm và hàm răng. Mắt khóc, mồm gào, còn răng chỉ muốn cắn.
Toàn bộ thân hình nó giãy giụa trong bao tải, làm kinh ngạc cả đám đông, họ
không ngừng lũ lượt thay phiên nhau kéo tới vây quanh.
Phu nhân Alôidơ Đờ Gôngđơlôriê, một bà giàu có và quyền quí,
tay dắt cô con gái xinh đẹp khoảng sáu tuổi, cái sừng bằng vàng trên mũ bà kéo
theo .tấm voan dải, bà dừng lại lúc đi ngang qua chiếc giường, đứng nhìn giây
lát sinh vật khốn nạn đó, còn cô con gái xinh xắn Phlơ Đờ Lít Đờ Gôngđơlôriê, mặc
toàn nhung lụa, đưa ngón tay xinh xẻo chỉ từng chữ để đánh vần tấm bảng luôn
treo cạnh dát giường: TRẺ VÔ THỪA NHẬN.
-Thực tình, ta tưởng ở đây chỉ bày trẻ con, bà nói, ghê tởm
quay mặt đi.
Lúc quay đi, bầ vứt vào chậu thau một đồng tiền bạc, nó kêu
đánh keng một tiếng giữa mớ tiền lẻ, làm các bà thực thả tội nghiệp ở nhà nguyện
Êchiên Hôđri tròn xoe mắt.
Lát sau, nhà bác học nghiêm nghị Rôbe Mixtricon, đệ nhất bí
thư của nhà vua, đi ngang qua, nách kẹp cuốn sách lễ lớn, tay kia khoác bầ vợ
(bà Ghiơmet La Marét), như vậy, là có luôn bên mình hai món điều hòa, cả tinh
thần lẫn thế tục. Ngài quan sát vật đó rồi bảo:
- Trẻ vô thừa nhận! Chắc nhặt được ở bên bờ Cửu tuyền âm ty!
- Chỉ thấy nó có độc một mắt, - bả Ghiơmét nhận xét. - Còn
bên kia là cái mụn cóc.
- Không phải mụn cóc đâu, - thầy Rôbe Mixtricon nói. - Đó là
quả trứng chứa bên trong một quái vật khác giống hệt như vậy, quái vật đó lại
mang quả trứng nhỏ khác chứa đựng một quái vật khác nữa, và cứ thế nối tiếp
mãi.
- Tại sao ông lại biết là như vậy? - Ghiơmét La Marét hỏi.
- Tôi biết rất rõ, - ngài đệ nhất bí thư đáp.
- Thưa ngài đệ nhất bí thư, - Gôserơ hỏi, ngài tiên đoán ra
sao về đứa trẻ gọi là nhặt được nảy?
- Những tai họa hết sức lớn, - Mixtricon đáp.
- Chao ôi, lạy Chúa! - Một bà già trong đám đông thốt lên. -
Chả trách năm ngoái có dịch hạch hoảnh hảnh, giờ lại nghe nói quân Anh sắp lũ
lượt đổ bộ ở Harơphlơ.
- Như thế có lẽ hoàng hậu sẽ không đến Paris vảo tháng chín
này, - một bà khác tiếp lời. - Hàng họ đang ế ẩm quá rồi!
- Tôi cũng đồng ý, - Gian Đd La Tácmơ hùa theo, - đối với đám
dân hèn Paris thì tốt hơn hết là nên để thằng bé yêu quái nảy nằm trên đống củi
hơn là trên phản.
- Một đống củi cháy đỏ rực! - Bả già nói thêm.
- Thế là khôn ngoan hơn cả. - Mixtricon bảo.
Từ nãy đến giờ, một linh mục trẻ đứng nghe
mấy nữ tu sĩ bản tán và ông đệ nhất bí thư phán bảo. Khuôn mặt
ông ta khắc khổ, vầng trán rộng, cái nhìn sâu thẳm, ông lặng lẽ gạt đám đông,
ngắm nghía thằng bé yêu quái, rồi để tay lên nó. Thật vừa đúng lúc. Vì các bà mộ
đạo đã thèm thuồng nghĩ tới đống củi cháy đỏ rực.
- Tôi nhận nuôi đứa trẻ này, - linh mục nói.
Ông bọc nó vào áo chùng của mình rồi đem đi.
Đám đông kinh ngạc nhìn theo. Lát sau ông đã mất hút, qua cổng
Đỏ dẫn từ nhà thờ tới nhà tu.
Khi hết sững sờ, Gian Đờ La Tácmơ mới ghé tai bảo La Gônchie.
- Chị ơi, tôi đã bảo mà, gã giáo sinh trẻ đó, ông Clôđơ
Phrôlơ đó là phủ thủy.
II. CLÔĐƠ PHRÔLÔ
Đúng thế, Clôđơ Phrôlô không phải là nhân vật tầm thường.
Ồng ta thuộc một gia đình trung lưu mà lối nói không thích
đáng của thế kỷ trước thường vẫn gọi là đại tư sản hoặc tiểu quí tộc, gia đình
này thừa hưởng của anh em Paclet khu thái ấp Tiarơsáp, trực thuộc giám mục
Paris, mà hăm mốt căn nhà đã là đối tượng cho biết bao vụ kiện tụng trước tòa
vào hồi thế kỷ mười ba. Vì là chủ nhân của lãnh địa Clôđơ Phrôlô là một trong số
trăm bốn mươi mốt lãnh chúa được coi là có đất phát canh trong vùng Paris và
ngoại thành; do đó từ lâu vẫn thấy tên ông được ghi theo tư cách này, giữa lâu
đài Tăng- cácvin của ngài Phrăngxoa Lơ Rê và trường trung học Tua, trong cuốn
pháp điển lưu trữ tại Xanh Máctanh Đê Săng.
Từ nhỏ, Clôđơ Phrôlô đã được cha mẹ chuẩn bị cho bước vào
hàng giáo phẩm. Chàng được học đọc tiếng Latinh, được dạy luôn phải nhìn xuống
và nói nhỏ. Ngay từ bé, ông bố đã bắt chàng tới lưu trú ở trường trung học
Toócsi bên Khu đại học. Chàng lớn lên ở đây, giữa cuốn sách lễ và bộ từ điển.
Thực ra đó là một đứa trẻ u buồn, nghiêm trang, đứng đắn, học
rất chăm và mau hiểu biết. Chàng không hò hét lúc ra chơi, ít đua đòi nhậu nhẹt
trên phố Phuarơ, chẳng biết dare alapas et capillos laniare[48] là gì, và không
hề có mặt trong cuộc bạo loạn năm 1463 mà các nhà chép sử đã trịnh trọng ghi dưới
tiêu đề: "Cuộc nổi loạn thứ sáu ở Khu đại học". Chàng ít khi chế giễu
các học trò tốt nghiệp ở Mônglaguy vì những cappeỉles[49] trở thành tên gọi bọn
chúng, hoặc những học trò được học bổng ở trường trung học Đoócmăng vì cái đầu
hớt trọc và tấm áo choàng ba mảnh bằng dạ mầu xanh lá cây, xanh da trời và tím,
azurini coỉoris et bruni[50] như đã ghi trong hiến chương của đức hồng y ở Cát
Cuaron.
Ngược lại, chàng rất chăm chỉ tới các trường lớn, trường nhỏ ở
phố Giăng Đờ Bôve. Ngưòi học trò đầu tiên mà tu viện trưởng ở Xanh Pie Đờ Van
trông thấy, khi ông bắt đầu giảng về giáo qui, đó là Clôđơ Phrôlô, chàng luôn
luôn đứng lì ở chân cột ngay trước bục giảng của trường Xanh Văngđrơdơxin, tay
cầm nghiên mực bằng sừng, miệng ngậm ngòi bút, hí hoáy viết trên đầu gối sờn vải,
còn mùa đông thì hà hơi vào ngón tay cho đỡ lạnh. Người thính giả đầu tiên mà
ngài Milơ Đ’Ixliê, tiến sĩ pháp lệnh luật, trông thấy mỗi sáng thứ hai hớt hải
tới, khi cửa trường sếp Xanh Đờni vừa mở ra, đó là Clôdơ Phrôlô. Cho nên, mới
mười sáu tuổi, cậu học sinh trẻ đã có thể đương đầu với một ông cha ở nhà thờ về
môn thần học huyền bí, với một ông cha ở giáo nghị hội về môn thần học giáo
qui, với một vị tiến sĩ ở Xoócbon về môn thần học kinh viện.
Học xong môn thần học, chàng lao vào môn pháp lệnh luật. Từ
cuốn Người chủ mọi phán quyết, chàng nhảy sang bộ Pháp lệnh tập của Sáclơmanhơ,
rồi trong cơn thèm khát học hỏi, chàng lần lượt ngốn hết cuốn pháp lệnh này tới
cuốn khác, nào pháp lệnh của Têôđo, giám mục Hixpalơ, rồi pháp lệnh của Busa,
giám mục Omơ, pháp lệnh của Yvơ, giám mục Sáctrơ; rồi pháp lệnh của Grachiêng, tiếp
nối với bộ pháp lệnh tập của Sáclơmanhđ; rồi tuyển tập của Grêgoa IX; rồi thông
điệp Super specula của Honoriúyt III, chàng tìm hiểu, chàng làm quen với cả một
thời kỳ của dân luật lẫn giáo luật rộng lớn và hỗn tạp, chúng chống đối nhau và
hình thành giữa buổi lộn xộn thời trung cổ, một thời kỳ do giám mục Têôđo mở ra
năm 618 và giáo hoảng Grêgoa chấm dứt năm 1227.
Tiêu hóa xong môn pháp lệnh luật, chàng lao vào y khoa và văn
nghệ. Chàng nghiên cứu môn dược thảo, môn thuốc cao. Chàng chuyên trị các bệnh
sốt, các loại vết thương, sưng tấy, mụn nhọt. Giắc Đ’Expa cho chàng đỗ y sĩ vật
lý, Risa Helanh cho chàng đỗ y sĩ giải phẫu. Chàng cũng theo học hết các cấp bậc
cử nhân, cao học và tiến sĩ nghệ thuật. Chàng học ngôn ngữ, tiếng Latinh, tiếng
Hy Lạp, tiếng Do Thái, ba yếu địa hồi đó ít ai dám xông vào. Thật là một cơn sốt
tiếp thu và tích lũy vốn liếng khoa học. Năm mười tám tuổi, chàng đã hoàn thành
bốn khoa đại học. Chàng trẻ tuổi đó hình như cho cuộc đời chỉ có mục đích duy
nhất là: kiến thức.
Vào khoảng thời gian đó, mùa hè quá nóng của năm 1466 làm
phát sinh bệnh dịch hạch lớn, làm chết hơn bốn chục ngàn nhân mạng ở lãnh địa tử
tước Paris, và trong đó, theo lời sử gia Giăng Đờ Troa, có "tiên sinh
Acnun, chiêm tinh hoàng gia, một người rất tử tế, khôn ngoan và dễ
thương". Khu đại học loang đi tiếng đồn là phố Tiarơsáp đặc biệt bị bệnh dịch
hoành hành nặng nhất. Đó chính là nơi ở của gia đình Clôđơ ngay giữa lãnh địa.
Cậu học sinh hốt hoảng chạy vội về nhà. Bước qua cửa, bố và mẹ đã chết từ hôm
qua. Một đứa em trai nhỏ xíu mới đẻ còn sống, bị bỏ mặc trong nôi, đang la
khóc. Cả gia đình chỉ còn sót lại có thế với Clôđơ. Anh thanh niên bế đứa em,
ra đi tư lự. Từ trước tới giờ, chàng chỉ sống trong sách vở, nay bắt đầu sống với
cuộc đời.
Tai họa này là một khủng hoảng trong đời sống của Clôđơ. Mồ
côi cha mẹ, mưdi chín tuổi đã là anh cả, làm chủ gia đình, chàng đột ngột bị
lôi tuột ra khỏi mơ mộng học đường để rơi xuống thực tế đời sống. Thành ra,
lòng đầy thương cảm, chảng đem hết say mê và tận tụy dồn cho đứa bé em trai;
tình người đó thật là điều kỳ lạ và êm dịu đối với chàng, một người xưa nay chỉ
biết yêu mê sách vở.
Tình cảm này phát triển tới mức độ đặc biệt. Ớ một tâm hồn
tươi mới như vậy, nó như mối tình đầu. Từ nhỏ đã cách biệt với cha mẹ, rất ít
khi gần gũi họ, sống thầm kín và gần như giam hãm trong sách vở, trước hết chỉ
khao khát có học tập và nghiên cứu, từ trước đến giờ hoàn toàn chú trọng có mỗi
trí thông minh, nó càng phát triển trong khoa học, và trí tưởng tượng, nó càng
mở rộng trong văn học, gã học trò tội nghiệp chưa có thời giờ cảm thấy vị trí của
trái tim. Chú em trai mất cha mất mẹ, thằng nhỏ đó, đột nhiên từ trên trdi rơi
vào tay, biến chàng thành con người khác. Chàng chợt thấy còn bao thú khác trên
đời, ngoài những lý luận ở Xoócbon và câu thơ của Hôme, thấy con người cần yêu
thương, cuộc sống không có tình thương và tình yêu chỉ là một bộ máy khô dầu,
cót két và chói tai; nhưng đang ở vảo lứa tuổi chỉ biết thay đổi một ảo tưởng
này bằng ảo tưởng khác, chàng lại tưởng chỉ duy nhất cần thiết có tình cảm máu
mủ và gia đình, chỉ cần tình yêu em trai là đầy đủ cho cả cuộc đời.
Cho nên chàng bập vào yêu đứa em Giăng với niềm say mê của một
cá tính vốn thâm trầm, nồng nhiệt, tập trung. Đứa bé tội nghiệp yếu đuối, xinh
xắn, hồng hào, tóc hung và quăn, đứa em mồ côi không nơi nương tựa nào khác
ngoài đứa anh mồ côi, làm chảng xáo động hết tâm tư; vốn hay tư lự, chảng lo
nghĩ về Giăng với lòng xót thương vô hạn. Chàng chăm sóc, chăm nom nó như đối với
một vật hết sức mỏng manh và nương nhẹ. Đối với đứa trẻ, chàng còn hơn một người
anh, mà trở thành người mẹ.
Chú bé Giăng chết mẹ khi còn bú. Clôđơ gửi nó cho bà vú nuôi.
Ngoài thái ấp Tiarơsáp, chàng còn thừa hưởng của gia đình bên nội thái ấp
Mulanh, thuộc khu vực tháp vuông Giăngtily. Âp Mulanh là một cối xay dựng trên
đồi, gần lâu đài Ưynsetrơ (Bixêtrơ). ơ đó có bâ thợ xay đang nuôi đứa con bụ bẫm;
nơi này lại không xa Khu đại học. Clôđơ ẵm bé Giăng tới đó gửi nuôi.
Từ đó, cảm thấy phải đèo bòng thêm gánh nặng chàng sống rất
nghiêm túc. Việc chăm lo đứa em không phải chỉ là trò giải trí mà còn trở thành
mục đích của học tập. Chàng quyết tâm hiến mình trọn vẹn cho một tương lai được
Chúa chứng giám, và ngoài hạnh phúc cùng tiền đồ của chú em, chảng sẽ không bao
giờ có vợ con nào khác. Cho nên hơn bao giờ hết, chàng càng gắn chặt với cái
nghiệp tu hành. Tư cách, kiến thức, địa vị cận thần đối với giám mục Paris, khiến
các cánh cửa giáo hội mở rộng trước mắt chảng. Hai mươi tuổi, do lệnh đặc miễn
của đức giáo hoàng chảng trở thành linh mục và được cử làm thầy tư tế trẻ nhất ở
nhà thờ Đức bả, giáo đường mang danh altare pigrorum(1\ vì ở đó làm lễ muộn
nhât.
ở nhà thờ Đức bà, càng vùi đầu thêm vào sách vở thân yêu, chỉ
rời ra khoảng một giờ để chạy tới ấp Mulanh, chàng nhanh chóng được cả tu viện
kính trọng và khâm phục vì kiến thức lẫn lối sống khắc khổ, vốn hiếm thấy vào
tuổi này. Từ tu viện, danh tiếng bác học của chàng lan ra ngoài dân chúng; theo
thói thường hồi đó, dân chúng dễ biến tiếng tăm bác học thành tiếng tăm phủ thủy.
Hôm ngày lễ Cadimôđô, đúng lúc chàng vừa làm lễ xong ở bàn thờ
của bọn lười, nơi đó ở ngay cạnh cửa của dân hát thánh ca sát liền vói chính điện
mé tay phải, gần tượng Đức mẹ đồng trinh, chàng chợt chú ý tới đám đông bà già
đang léo nhéo quanh chiếc giường trẻ vô thừa nhận.
Chảng liền đến gần đứa nhỏ khốn nạn đang bị ghét bỏ và hăm dọa.
Cảnh cùng cực, hình thù quái gở, sự ruồng bỏ, nỗi lo lắng cho chú em, ý tưởng kỳ
quái đột nhiên nảy ra trong óc là nếu mình chết, chú em Giăng thân yêu cũng rất
có thể bị vứt bỏ khốn khổ trên chiếc giường đặt trẻ vô thừa nhận, mọi cái đó
cùng lúc ập vào tâm tư; chàng liền thấy cảm thương vô hạn và bế đứa trẻ đi.
Lúc nhấc thằng bé ra khỏi bao tải, chàng thấy nó quả thực dị
tướng. Thằng quỷ con tội nghiệp có mụn cóc trên mắt trái, cổ rụt, xương sống
cong queo, xương ức nhô ra, chân khoèo; nhưng coi nó khỏe mạnh; tuy không hiểu
nó bi bô thứ ngôn ngữ gì, nhưng tiếng hét tỏ ra đầy sức lực, khỏe khoắn, Clôđô
thấy nó xấu xí càng thêm thương; vì yêu quý em trai, chàng tâm nguyện sẽ nuôi
thằng bé này, để mai sau, dủ chú Giăng có phạm lỗi lầm gì củng sẽ được chuộc lại
bằng công việc từ thiện này, do chảng làm vì cậu em. Đó cũng là thứ đầu tư bằng
nghĩa cử, được thực hiện vì chú em; đây là món hàng từ thiện chàng muốn tích trữ
sẵn, phòng một ngày kia, gặp lúc cậu em túng thiếu, có thể đem loại tiền duy nhất
này ra để trả suất quá giang nhập cảnh thiên đường.
Chàng làm lễ rửa tội cho đứa con nuôi và đặt tên là Cadimôđô,
muốn qua đó ghi nhớ cái ngày gặp thằng bé, hoặc giả muốn dùng tên đó để chỉ rõ
tất cả đặc điểm, thiếu sót và quái dị bẩm sinh của đứa nhỏ tội nghiệp. Thật thế,
Cadimôđô chột mắt, gù lưng, chân khèo, chỉ là một thứ gần đủ.
III. IMMANIS PECORIS CUSTOS, IMMANIOR IPSE[51]
Đ ến năm 1482, Cadimôđô thế là đã lớn. Từ vài năm nay, nó trở
thành gã kéo chuông của nhà thờ Đức bà, nhd công cha nuôi Clôđơ Phrôđơ, ông nảy
đã làm tới phó chủ giáo ở Giôdát, nhờ ơn bề trên là ngài Luy Đờ Bômông, giữ chức
giám mục Paris vào năm 1472, sau khi Ghiôm Sácchiê từ trần, nhờ ở quan thầy là
Oliviê Con Hoẵng, đội ơn Chúa vốn là thợ cạo của vua Luy XI.
Thế là Cadimôđô trở thành người kéo chuông của nhà thờ Đức
bà.
Thời gian trôi qua đã tạo nên mối dây hết sức mật thiết nối
liền gã kéo chuông với nhà thờ. Vĩnh viễn bị ngăn cách với thế giới bên ngoài bởi
hai tai họa là sinh ra vô thừa nhận và hình thù quái dị, từ nhỏ bị giam hãm
trong hai vòng tròn không thể vượt qua đó, gã khốn khổ đã quen không nhìn thấy
gì hết trong đời sống ở bên ngoài dãy tường nhà thờ luôn trùm bóng râm che chở
nó. Tùy theo mỗi tuổi nó lớn lên và trưởng thành, nhà thờ Đức bà đôi với nó lần
lượt là vỏ trứng, cái tổ, căn nhà, tổ quốc, vũ trụ.
Chắc chắn đã có một thứ hòa hợp bí hiểm và kiên quyết giữa
con người đó cùng tòa nhả thờ. Hồi còn bé tí nó đã lê la vặn vẹo và nhảy chồm
chỗm dưới vòm mái âm u, với khuôn mặt người và tay chân thú vật, nó giống con vật
bò sát tự nhiên trên nền đá lát ẩm và u tối, mà những đỉnh cột kiểu rôman hắt
bóng xuống thành bao hình thù kỳ quái.
Sau đó, khi lần đầu nó bất giác níu lấy sợi dây thừng trên
tháp, rồi đánh đu lên và làm rung chuông, Clôđơ, ông bố nuôi, thấy việc đó giống
như kết quả của một đứa trẻ đã biết mở miệng và tập nói.
Cứ thế, dần dà, nó luôn luôn phát triển theo ý hướng của giáo
đường, nó sống ở đó, ngủ tại đó, hâu lìhư không bao giờ ra ngoài, suốt ngày chịu
đựng một áp lực bí hiểm, nó trở nên giống hệt tòa nhà thờ, gắn chặt vào đó, và
có thể nói dính liền như một bộ phận của tòa nhà. Xin phép được dùng hình ảnh
là các góc lồi của nó khớp với các góc lõm của nhà thd và nó không chỉ là kẻ
trú ngụ, mà nó là nội dung tự nhiên của tòa nhà. Hầu như có thể nói, nó khuôn
theo hình dáng toà nhà, như con ốc sên uốn theo hình cái vỏ. Đó là nơi trú ẩn,
cái hang lỗ, cái vỏ của nó. Giữa nó và ngôi nhà thờ cổ có một mối đồng cảm tự
nhiên rất sâu sắc, với bao tương quan từ lực, bao tương quan vật chất, khiến nó
dính chặt vào nhà thờ như con rùa dính chặt vào mai. Tòa thánh đường gồ ghề là
vỏ cứng của nó.
Tưởng cũng không lưu ý trước bạn đọc là đừng nên hiểu theo
nghĩa đen chữ các hình ảnh mà tác giả buộc phải dùng ở đây, để diễn tả sự ngẫu
hợp kỳ lạ, cân xứng, tức khắc, hầu như đồng nhất giữa con người và tòa nhà.
Cũng chẳng cần nói tới mức độ hiểu biết kỹ càng của nó đối với toàn bộ ngôi nhà
thd, trải qua một thdi gian chung sống lâu dài và thân thiết như vậy. Chỗ ở này
là riêng của nó. Không có ngóc ngách nào Cadimôđô không chui vào, chẳng có nơi
cao tít nào nó chưa leo tới. Đá nhiều lần, nó trèo lên mặt tiền nhiều tầng mả
chỉ cần bám vào các mấu điêu khắc nhô ra. Các tháp chuông mà người ta thường thấy
nó bám ở bên ngoài, trèo lên như con thằn lằn leo tưdng thẳng đứng, hai tháp
chuông sóng đôi khổng lồ, rất cao, rất' nguy hiểm và đáng sợ, chẳng hề làm nó
chóng mặt ghê hãi, lẩy bẩy choáng váng; cứ trông các tòa tháp thật ngoan ngoãn
dưới bàn tay nó, rất dễ leo trèo, ta có cảm tưởng nó đã chế ngự được tòa tháp.
Nhảy nhót, leo trèo, nô giỡn mãi như vậy giữa các vực thẳm của tòa giáo đường
khổng lồ, nó hầu như biến thành khỉ và sơn dương, như trẻ con vùng biển Calabrơ
biết bơi trước khi biết đi, còn nhỏ xíu đã đùa với sóng biển.
Hơn nữa, không chi thân thể, mà cả tinh thần của nó hình như
cũng được cấu tạo rập khuôn theo nhà thò. Tâm hồn nó ở vào trạng thái nào, uốn
theo nếp quen nào, biểu lộ dưới dạng thức nào qua cái vỏ dị dạng của cuộc sống
bán khai, đó là điều rất khó khẳng định. Cadimôđô sinh ra đã chột mắt, gù lưng,
khoèo chân, Clôđơ Phrôlô đã kiên nhẫn gắng công gắng sức mới dạy được nó biết
nói. Nhưng oan nghiệt vẫn bám chặt lấy đứa con hoang tội nghiệp. Kéo chuông tại
nhả thờ Đức bà từ năm mưdi bốn tuổi, nó bị thêm một tật nguyền mới giáng xuống,
để hoàn tất nỗi đau khổ; tiếng chuông đã làm thủng màng tai, nó bị điếc. Cánh cửa
duy nhất mà tạo hóa vẫn còn mở rộng để nó tiếp xúc với ngoại giới, đột nhiên
đóng lại vĩnh viễnẵ
Cánh cửa đóng lại ngăn chặn nốt tia ánh sáng vâ vui sướng duy
nhất còn len lỏi được vầo tâm hồn Cadimôđô. Tâm hồn đó liền rơi vào đêm tối dày
đặc. Nỗi buôn, cũng như tật nguyền của gã khốn khổ, thế là trọn vẹn, không sao
chữa nổi. Hơn nữa, tật điếc còn làm cho nó hầu như câm. Vì, để khói làm trò cười
cho kẻ khác, từ lúc biết mình bị điếc, nó kiến quyết nín lặng, chỉ thỉnh thoảng
hé miệng khi có độc một mình. Nó cố tình không nói, làm
Clôđơ Phrôlô mất bao công phu mới khiến nó mở mồm. Do đó dẫn
tới tình trạng mỗi khi bắt buộc phải cất lời, miệng lưỡi nó thật lóng ngóng, vụng
về, như cái cửa đã gỉ mất bản lề.
Nếu bây giờ ta thử len lỏi vào tâm hồn Cadimôđô qua lần vỏ
dày vầ cứng đó; nếu ta dò mỗi chiều sâu của cơ cấu hư hỏng đó; nếu ta có dịp
soi đuốc ngó qua các bộ phận đục mờ đó, khám phá phần bên trong tăm tối của
sinh vật mờ đục đó, soi sáng các ngõ ngách u ám, các hẻm cụt phi lý và đột
nhiên rọi một ánh sáng chói lọi lên linh hồn bị trói buộc dưới đáy cái hang động
đó, chắc chúng ta sẽ thấy linh hồn khốn khổ này ở trong một tình trạng nghèo
nàn, cằn cỗi vầ còi cọc như tội nhân ở nhà tù Vơnidơ, gục xuống chết giả trong
cái hộp bằng đá quá thấp và quá hẹp.
Chắc chắn tinh thần cũng ốm yếu trong một thân thể tàn tật.
Cadimôđô mơ hồ cảm thấy trong con người nó đang mù quáng chuyển động một linh hồn
cấu tạo theo hình thể của nó. Cảm giác về mọi đối tượng bị bẻ queo rất nhiều
trước khi tới tư duy. Đầu óc nó là môi trường đặc biệt; các ý nghĩ xuyên qua đã
thoát ra đều trở thành méo mó. Cảm nghĩ xuất phát từ sự bẻ queo như vậy, tất
nhiên phải ngang ngược và sai lạc.
Từ đó nảy sinh trăm ngàn ảo tưởng thị giác, trăm ngàn phán
đoán hàm hồ, trăm ngàn ý nghĩ lông bông lầm lạc, lúc điên dại, lúc ngu ngốc.
Hậu quả đầu tiên của cơ cấu tai hại này là làm rối loạn con mắt
nhìn sự vật. Hầu như không có cảm quan thu nhận thức khác nào cả. Thế giới bên
ngoài, đối với nó, hình như xa xôi hơn nhiều so với mọi người.
Hậu quả thứ hai của nỗi bất hạnh là nó trở thầnh độc ác.
Thật vậy, nó độc ác vì nó man rợ; nó man rợ vì nó xấu xí.
Trong bản chất nó, cũng có sự sắp đặt hợp lý, như ở chúng ta.
Sức lực nó phát triển đến kỳ lạ là một nguyên nhân nữa của
tính độc ác. Maỉus puer robustus'[52]', như triết gia Hôbơ từng nói,
Tuy nhiên, cứ công bằng mả nói, có lẽ tính độc ác vốn không
phải bẩm sinh ở nó. Từ bước chân đầu tiên đi vào giữa mọi người, nó đã cảm thấy,
rôi nhìn thấy, mình bị chửi mắng, hành hạ, xua đuổi. Lời nói của người đời với
nó bao giờ cũng chỉ lầ chế giễu hoặc nguyền rủa. Lớn lên, nó chỉ thấy toàn thù
hằn vây bọc chung quanh. Nó chấp nhận. Nó thu thập sự độc ác của mọi người. Nó
nhặt lấy thứ vũ khí mà họ đã đả thương nó.
Tóm lại, Ĩ1Ó chỉ miễn cưỡng quay mặt lại tiếp xúc với mọi người.
Tòa nhà thd là đủ với nó rồi. Nhà thờ đầy rẫy tượng đá, nào vua chúa, thần
thánh, linh mục, ít nhất cũng không cười vảo mũi nó và chỉ nhìn nó bằng cặp mắt
bình thản và ân cần. Các tượng khác, tượng quái vật và quỷ sứ củng chẳng thù hằn
gì Cadimôđô. về mặt này, nó giống hệt lũ đó. Chúng chế giễu bọn người khác thì
đúng hơn. Thần thánh là bạn và ban phước lành cho nó; quái vật cũng là bạn vầ
chở che nó. Cho nên, nó thường than thở rất lâu với các bạn đó. Cho nên, đôi
khi nó ngồi xổm hàng giờ liền trước một pho tượng, một mình trò chuyện với tượng.
Nếu có ai chợt đến, I1Ó bỏ chạy như kẻ tình nhân bị bắt gặp đang dạo khúc tình
ca.
Nó thấy nhả thờ không chỉ là xã hội, mà còn là vũ trụ, còn là
toàn bộ thiên nhiên. Nó không mơ ước rặng cây bên đường nào khác ngoài các
khung cửa kính luôn luôn vẽ hoa, không mở bóng râm nào khác ngoài vòm lá bằng
đá đầy chim chóc, xum xuê tỏa rộng trên đỉnh dãy cột kiểu Xắcxông, không mơ núi
non nào khác ngoài dãy tháp khổng lồ của nhà thờ, không mơ biển cả nào khác
ngoâi Paris đang rì rầm dưới chân tòa tháp.
Cái nó yêu thương nhất trong tòa nhả mẫu tử, cái làm thức tỉnh
tâm hồn nó và mở rộng đôi cánh tội nghiệp mà tâm hồn vẫn giữ gìn khép nép khổ sở
trong hang động, cái làm nó đôi khi sung sướng, đó là các quả chuông. Nó yêu mến,
vuốt ve, trò chuyện, thông cảm với chúng. Nó yêu thương tất cả, từ chuông nhỏ
trên tháp nhọn tới chuông lớn trên cổng chính. Gác chuông nhỏ, cũng như hai tòa
tháp, đối với nó là ba cái lồng lớn nhốt bầy chim do nó nuôi và chỉ hót cho nó
nghe. Mặc dủ chính các chuông đó đã làm nó điếc, nhưng bà mẹ thường lại yêu hơn
đứa con nào tửng làm khổ mình nhất.
Quả thực bây giờ nó chỉ còn nghe được các tiếng chuông thôi.
Với tư cách đó, quả chuông lớn được nó yêu thương hơn cả. Nó thích nhất quả
chuông đó trong đám con gái ồn áo, tung tăng quanh nó những ngày hội. Quả
chuông lớn mang tên Mari. Nó chỉ có một mình trong tòa tháp phía nam củng cô em
Giacơlin nhỏ bé hơn, nhốt trong cái lồng nhỏ bé hơn cạnh đó. Chuông sở dĩ mang
tên Giacơlin, vì đó lầ tên bà vợ của Giăng Đờ Môngtaguy, người đã cúng chuông
cho nhà thờ, nhưng không vì thế mả tránh khỏi rơi đầu ở Môngphôcông. Trong tháp
thứ hai có sáu chuông khác, và cuối cùng còn sáu chuông nhỏ nhất ở trên gác
chuông nhỏ cùng quả chuông gỗ, chỉ đánh lên từ chiều thứ năm giải tội tới sáng
ngày trước lễ Phục sinh. Như vậy Cadimôđô có một hậu cung mười lăm quả chuông,
nhưng chuông lớn Mari được sủng ái nhất.
Khó tưởng tượng nổi niềm vui của nó vào những ngày chuông
gióng vang lừng. Lúc phó chủ giáo thả nó ra và bảo: Đi đi! Nó liền leo lên
thang cuốn các gác chuông, còn nhanh hơn kẻ khác chạy xuống. Nó hổn ha hổn hển
lao vào gian phòng chót vót treo chiếc chuông lớn, nó kính cẩn và yêu thương ngắm
nhìn quả chuông một lát; rồi nó dịu dàng trò chuyện với chuông, đưa tay vuốt ve
như với con tuấn mã sắp chạy chặng đường dải. Nó than vãn cho sự vất và sắp tới
của chuông. Xong những vuốt ve ban đầu, nó bảo bọn phụ việc đứng ở tầng dưới
tòa tháp bắt đầu. Bọn này đu mình vào dây chuông, ống cuốn dây kêu rít và cái vỏ
kim khí khổng lồ từ từ chuyển động. Cadimôđô hồi hộp nhìn theo. Tiếng va chạm đầu
tiên giữa quả lắc và vỏ đồng làm rung chuyển cả giá gỗ treo chuông. Cadimôđô
run rẩy cùng chuông. A ha! Nó reo lên, cười vang khoái trá. Rồi nhịp chuông mau
hơn, đà chuông càng bay bổng hơn, con mắt Cadimôđô càng mở to hơn, lóe ánh lân
tinh và lửa đỏ. Cuối cùng, chuông bắt đầu đổ hồi rộn rã, cả tòa tháp rung lên,
cùng với kèo gỗ, lá chì, đá tảng, tất cả củng lúc gầm vang, từ cột móng tới vòm
mái hình cỏ ba lá. Cadimôđô liền sùi hết bọt mép, đi đi lại lại, từ chân tới đầu
cùng run rẩy theo tòa thápế Quả chuông mặc sức hùng hổ, lần lượt há mõm đồng với
hai vách tháp, phả ra luồng gió bão táp cách xa bốn dặm còn nghe thấy. Cadimôđô
đứng trước cái mõm há hốc đó; nó thụp xuống, rướn lên theo nhịp chuông qua lại,
nó hít thở luồng gió cuốn tung, lần lượt hết ngó xuống quảng trường sâu thẳm
đông người ở dưới chân hắn hai trăm bộ, lại nhìn chiếc lưỡi đồng khổng lồ từng
giây tới thét vào vai nó. Đó là lời nói duy nhất nó nghe được, tiếng động duy
nhất làm xáo động sự im lặng mênh mồng trong nó. Người nó nở nang trong tiếng
chuông như con chim tắm nắng. Đột nhiên, tiếng chuông cuồng loạn nhập vảo nó; mắt
nó ánh lên kỳ dị; nó đợi tiếng chuông ập tới như con nhện chờ ruồi, rồi bất thần
lao mình nhảy bổ tới. Thế là, treo mình trên vực thẳm, lao theo nhịp chuông đu
bổng tít, nó nắm lấy hai tai con quái vật bằng đồng, đầu gối kẹp chặt, gót chân
thúc như thúc ngựa. Đem hết áp lực và sức nặng thân mình lầm tăng thêm đà
chuông rung cuồng nộ. Trong khi đó, tòa tháp lay động, còn nó thét lên, nghiến
răng kèn kẹt, mái tóc đỏ hoe dựng đứng, ngực thở phì phò như bễ lò rèn, mắt tóe
lửa, quả chuông quái gở đang cười hốn hển hí lên và lúc đó, không còn là hồi
chuông nhà thờ Đức bà, không còn là Cadimôđô nữa, chỉ còn là một giấc mơ, một
cơn lốc, một trận bão; là choáng váng cưỡi lên tiếng động, là linh hồn bám trên
lưng ngựa bay; là quái vật kỳ dị nửa người nửa chuông; là một Axtonphd[53] kinh
khủng phóng trên con thần mã kỳ diệu bằng đồng và sống động.
Sự hiện diện của con người kỳ quái này thổi khắp giáo đường một
luồng sinh khí lạ lùng. Cứ theo lời đồn mê tín phóng đại của dân chúng, tưởng
như chính nó toát ra một luồng khí thần bí lầm sống dậy mọi khối đá của giáo đường
vâ làm rung động các hầm sâu của ngôi nhà thờ cổ. Chỉ cần biết có nó ở đó là tưởng
như trông thấy trăm ngần pho tượng trên hành lang và cổng chính đang sống và hoạt
động. Mà quả thực, tòa nhà thờ giống như một sinh vật ngoan ngoãn, biết nghe lời
nó; tòa nhà đợi lệnh nó mới cất to tiếng; Cadimôđô như ông thần bếp ám ảnh và
ngự trị khắp ngôi nhà. Có thể nói chính nó khiến tòa nhà đồ sộ hô hấp. Đúng là
nó có mặt khắp nơi, nó phân thân ra khắp các xó xĩnh trong nhà. Lúc thì mọi người
kinh hoàng nhìn thấy chót vót trên nóc tháp một gã lùn kỳ quái đang leo trèo,
bò ngoằn ngoèo bằng tứ chi, luồn ra bên ngoài tụt xuống vực thẳm, đu từ mô đá nảy
sang mô đá khác và chui tọt vào lục lọi bên trong một cây san hô bằng đá tạc;
đó là Cadimôđô đi kiếm tổ quạ. Lúc lại đụng phải một thứ quái vật sống, ngồi xổm
và cau có trong một góc thánh đường tối om; đó lầ Cadimôđô đang tư lự. Khi chợt
thấy dưới gác chuông một cái đầu to tướng và một mớ tay chân lủng củng đang hùng
hổ đánh đu ở đầu sợi dây thừng; đó là Cadimôđô kéo chuông vảo buổi lễ chầu hoặc
buổi lễ văn. Ban đêm, thường thấy một bóng ma quái đản thất thểu trên dãy lan
can mỏng manh trổ hình thêu ren, chạy viền nóc tháp và bao quanh hậu cung thánh
đường; lại vẫn thằng gù nhà thờ Đức bà. Thế là theo lời các bà ở quanh khu đó,
khắp tòa nhà thd bỗng có vẻ kỳ quái, dị thường, khủng khiếp; đây đó hiện lên những
mắt mở trừng, mồm há hốc; rồi tiếng chó sủa, nào mãng xà, kỳ lân bằng đá vươn cổ
há mõm suốt ngày đêm canh gác quanh tòa nhà thd khổng lồ, nếu lại là đêm Giáng
sinh, trong khi quả chuông lớn như rên rỉ kêu gọi tín đồ tới dự buổi lễ rực
sáng nửa đêm, mặt tiền âm u của nhà thờ bông bao phủ một không khí khiến ta có
cảm tưởng chiếc cổng lớn đang nuốt đám đông, còn ở cửa hoa thị đang nhìn họ. Mà
mọi cái đó đều do sự cỏ mặt của Cadimôđô. Nếu ở Ai Cập, người ta đã coi nó là
thần linh của ngôi đền; thời trung cổ cho nó là quỷ sứ; thực ra nó là linh hồn
nhà thờ Đức bà.
Đen độ mà những ai tửng biết có Cadimôđô đã sống ở đó, sẽ thấy
nhà thờ Đức bà, giờ đây sao mà hoang vắng, thê lương, chết chóc. Như có cái gì
đó đã tiêu vong. Thân xác đồ sộ nay trống rỗng, chỉ còn bộ xương; linh hồn rời
đi rồi, chỉ còn lại vị trí cũ của nó, có thế thôi. Như chiếc sọ người, trên đó
vẫn còn hai lỗ của đôi mắt, nhưng đã mất vẻ nhìn.
IV. CON CHÓ VÀ CHỦ NÓ
Tuy nhiên, có một nhân vật mà Cadimôđô đặt riêng ra ngoài mối
thủ hận và tính độc ác của nó đối với mọi người, một nhân vật nó yêu thương rất
mực, có khi còn hơn cả ngôi nhà thờ: đó là Clôđơ Phrôlô.
Chuyện cũng đơn giản thôi. Clôđơ Phrôlô đã đưa nó về, nhận
làm con, rồi nuôi nấng, dạy bảo. Còn bé tí, nó đã quen níu chân Clôđơ Phrôlô để
trốn lũ trẻ và đàn chó sủa cắn đuổi nó. Clôđơ Phrôlô dạy nó nói, đọc, viết. Cuối
cùng Clôđơ Phrôlô còn cho nó làm gã kéo chuông. Mà đem cái chuông lớn gả cho
Cadimôđô, tức là đem Giuyliét gả cho Rômêô.
Cho nên lòng biết ơn của Cadimôđô thật sâu xa, say đắm, vô bờ,
và mặc dù vẻ mặt cha nuôi luôn u ám, nghiêm khắc, lời nói thường cộc lốc, nghiệt
ngã, hách dịch, lòng biết ơn đó không hề suy suyển giây phút nào. Cadimôđô là
tên nô lệ phục tùng nhất, gã đầy tớ ngoan ngoãn nhất, con chó tinh nhanh nhát'của
phó chủ giáo. Khi gã kéo chuông khốn khổ bị điếc, hắn và Clôđơ Phrôlô liền tạo
ra một thứ ngôn ngữ điệu bộ, bí hiểm, chỉ hai người hiểu với nhau. Do đó, phó
chủ giáo là con người duy nhất Cadimôđô còn giao thiệp được. Trên đời này, nó
chỉ còn tiếp xúc với hai thứ, nhà thờ Đức bà và Clôđơ Phrôlô.
Không có gì go sánh nổi uy quyền của phó chủ giáo đối với gã
kéo chuông hoặc sự tận tụy của gã kéo chuông với phó chủ giáoế Chỉ cần Clôđô ra
hiệu và Cadimôđô có ý muốn làm vừa lòng ông ta là nó sẵn sảng nhảy ngay từ ngọn
tháp nhà thờ Đức bà xuống đất. Quả là một điều đáng chú ý về tất cả sức mạnh thể
lực đó, nó phát triển tới mức hết sức phi thường ở Cadimôđô và được mù quáng
trao vào tay kẻ khác sử dụng. Trong đó rõ ràng có lòng tận tâm của người con và
tình quyến luyến của đầy tớ; cả sự mê hoặc một linh hồn bởi một linh hồn khác.
Đó là một thể chất hèn kém, vụng về và ngượng ngập đang cúi đầu, ngước mắt van
lơn trước một trí tuệ sâu sắc, mãnh liệt và siêu việt. Sau hết và trên hết là
lòng biết ơn. Một lòng biết ơn được đẩy tới giới hạn tột cùng, khiến ta không
còn biết so sánh với gì. Đức tính này không thuộc loại có những chứng minh tốt
đẹp nhất ở con ngườiể Cho nên có thể nói Cadimôđô yêu phó chủ giáo hơn bất cứ
con chó, con ngựa, con voi nào từng yêu chủ nó.
V. TIẾP THEO CHUYỆN CLÔĐƠ PHRÔLÔ
Năm 1482, Cadimôđô tuổi trạc hai mươi, còn Clôđơ Phrôlô khoảng
ba mươi sáu: người lớn lên, kẻ già đi.
Clôđơ Phrôlô không còn là cậu học sinh tầm thường của trường
trung học Toócsi, người đỡ đầu hiền dịu cho một đứa nhỏ, chàng triết gia trẻ tuổi
và mơ mộng biết rất nhiều và cũng nhiều điều không biết. Đó là một tu sĩ khắc
khổ, nghiêm nghị cau có; một kẻ chăm lo phần hồn; vị phó chủ giáo ở Giôdát, tay
chân thứ hai của giám mục, gánh vác việc cai quản hai địa phận Mônghêry và
Satôpho cùng một trăm bảy mươi tư cha xứ nông thôn. Đó là một nhân vật bệ vệ,
âm thầm, khiến lũ trẻ hát thánh ca mặc áo trắng và áo lễ, các giáo sĩ và thầy
dòng ở Xanh Ôguýtxtanh, các giáo sinh thần tụng ở nhà thờ Đức bà phải run sợ mỗi
khi ông ta thong thả đi qua dưới vòm mái hình cung nhọn cao vút nơi chính điện,
uy nghiêm, trầm mặc, hai tay khoanh lại và đầu cúi gục trước ngực, cả khuôn mặt
chỉ còn trông thấy cái trán hơi cao.
Tuy vậy, đức cha Clôđơ Phrôlô vẫn không ngừng học tập và chăm
lo việc giáo dục cậu em nhỏ, hai việc của đời ông. Nhưng củng với thời gian,
đôi chút cay đắng đã xen vào những chuyện dịu ngọt đó. Như sử gia Pôn Đierơ từng
nói, để lâu ngày, mỡ ngon nhất cũng có mùi. Thằng bé Giăng Phrôlô biệt hiệu Cối
xay, mang tên nơi nó được nuôi nấng, không lớn lên theo ý hướng của Clôđơ định
sẵn. Ông anh hy vọng em mình sẽ là học sinh mộ đạo, ngoan ngoãn, giỏi giang, vẻ
vang. Nhưng đứa em lại giống cái cây non đánh lừa sự cố gắng của người làm vườn
và khăng khăng chỉ quay về phía có không khí và ánh nắng ập tới, đứa em chỉ lớn
lên, xum xuê, mọc toàn cành lá tươi tốt, um tùm, về phía lười biếng, ngu dốt và
điếm đàng. Đúng là thứ quỷ sứ, rất bửa bãi, làm đức cha Clôđơ phải cau mày,
nhưng nó cũng rất vui vẻ và tế nhị làm ông anh phải mỉm cười. Clôđơ gởi em tới
học cùng trường trung học Toócsi, nơi ông đã học tập và nghiền ngẫm vào những
năm còn trẻ; ông đau lòng thấy học đường nảy, xưa kia từng treo gương tên họ
Phrôlô, nay lại ghê sợ cũng cái tên họ đó. Đôi khi ông trách mắng Giăng rất
nghiêm khắc và rất lâu, còn cậu em gắng ngồi nghe. Dù sao, thằng bé hư hỏng
cũng có lòng tốt, như thường thấy trong mọi tấn hài kịch. Nhưng mắng mỏ xong,
nó vẫn chứng nào tật ấy, tiếp tục nghịch ngợm, phá phách. Khi thì nó nghênh tiếp
bằng cách trêu chọc một chú lính tò tê (tên gọi bọn vừa mới tới Khu đại học);
đó là truyền thống quý báu còn được trân trọng giữ mãi tới ngày nay. Lúc nó lại
cầm đầu một lũ học trò xông vào quán rượu theo cách cổ điển, quasi classico
excilatỉ'[54]\ rồi "múa gậy tấn công" phang chủ quán và vui nhộn cướp
phá, đập vỡ cả đấu đong rượu dưới hầm. Sau đó là tờ trình văn vẻ bằng tiếng
Latinh do viên phụ giáo trường Toócsi lật đật mang đến cho đức cha Clôđơ với lời
phê đau đớn: "Rixa, prima causa vinum optinum polatum(2\ Cuối củng thật
ghê tởm đối với một đứa trẻ mười sáu tuổi khi họ nói rất nhiều lần nó còn quá
trớn tới chơi bời tận dưới phố Glatinhi.
Rốt cục, đau khổ và thất vọng vì chuyện tình cảm thế gian,
Clôđơ càng hăng say lao mình vào vòng tay khoa học, cô em ít nhất cũng không cười
vào mũi ta và bao giờ cũng trả công ta chăm sóc, mặc dù đồng tiền đôi khi hơi rỗng.
Cho nên, ông ta ngày cảng thêm thông thái và đồng thời, như một hậu quả tất
nhiên, ngày càng thêm cứng rắn ở cương vị linh mục, ngày càng thêm buồn bã ở
cương vị con người. Ớ mỗi người chúng ta đều có ít nhiều sự song hành giữa trí
tuệ, tập quán và tính cách. Chúng phát triển không ngừng và chi đứt đoạn ở các
bước ngoặt lớn đường đdi.
Vì Clôđơ Phrôlô, từ thòi niên thiếu đã đi qua gần hết cái
vòng tròn của những kiến thức nhân bản thực nghiệm, hình thức và hợp pháp, cho
nên ông buộc phải đi xa hơn nữa, trử phi muốn dừng lại ubi deíuil orbisí'1), và
tìm thêm thức ăn mới cho hoạt động không hề thỏa mãn trí tuệ của mình. Biểu tượng
cổ xưa con rắn cắn đuôi thích hợp nhất với khoa học. Hình như Clôđơ Phrôlô đã
trải qua điều đó. Nhiều kẻ đứng đắn, cam đoan sau khi tận thu phần fas của kiến
thức nhân loại ông ta dám thâm nhập vào cõi nefas(2\r Họ nói ông lần lượt nếm hết
mọi quả táo trên cây trí tuệ, rồi cuối cùng cắn cả vào trái cấm, chẳng hiểu vì
đói hay vì chán ngán. Như bạn đọc đã thấy, ông ta, đã từng lần lượt tham dự các
hội thảo của những nhà mỹ thuật học noi gương Xanh Hilerơ, các cuộc tranh luận
của những nhà nghiên cứu thư tín giáo hoàng noi gương Xanh Máctanh, các hội đầm
của những nhà y học tin vào nước thánh ở nhà thờ Đức bà, ad cupam Nostrae
Dominae[55] tất cả các món ăn hợp pháp và hợp lệ mả bốn nhà bếp lớn, mệnh danh
bốn đại học phân khoa, có thể nấu nướng và bưng mời trí tuệ, ông ta đã ngốn hết
và chán ngấy trước khi nguôi cơn đói; cho nên ông càng đào thêm về phía trước,
thấp hơn, bên dưới mọi khoa học hoàn tất, vật chất, hạn chế đó: có lẽ ông đã liều
thử thách cả linh hồn mình và ngồi vào hang động trước cái bàn bí mật của các
thuật sĩ luyện đan, các nhà chiêm tinh, nhà điểm kim mà Averôet, Ghiôm Đò Paris
và Nicôla Phlamen cầm đầu vào thời trung cổ, nó còn lan tràn sang phương Đông,
dưới ánh sáng chiếc giá nến bảy ngọn, cho tói Xalômông, Pytago và Dôrôaxtrơ.
ít nhất đó cũng là điều người ta phỏng đoán, dù đúng hay sai.
Có điều chắc chắn phó chủ giáo thường hay tới thăm nghĩa địa
Xanh Inôxăng, đã đành đó là nơi chôn cất bố mẹ ông củng các nạn nhân khác của
trận dịch hạch năm 1466; nhưng xem ra ông hâm mộ các cây thập tự trên mộ song
thân ít hơn nhiều so với các hình thủ kỳ quái trên phần mộ của Nicôla Phlamên
và bà vợ Clôđơ Pécnen, xây-ngay cạnh.
Có điều chắc chắn người ta thường thấy ông đi dọc đường Lômbác
và lén lút bước vào căn nhà nhỏ ở góc phố Văn sĩ và phố Marivôn. Căn nhà này do
Nicôla Phlamên xây, rồi chết ở đó vào năm 1417, từ bấy đến nay vẫn bỏ hoang,
gid bắt đầu sụp đổ, do bọn điểm kim và bọn luyện đan ở mọi nước đã làm hỏng tường
chỉ vì khắc tên vào đó. Thậm chí vài kẻ láng giềng còn cam đoan một lần nhìn
qua cửa sổ hầm nhà, họ thấy phó chủ giáo Clôđơ đào, bới, xúc đất ở dưới hai căn
nhà hầm mà trên cột chống nguệch ngoạc do chính Nicôla Phlamên tự tay viết. Họ
đoán Phlamên chôn hòn đá điểm kim dưới hầm đó và suốt hai thế kỷ, từ Magixtri tới
cha Paciphích, bọn điểm kim vẫn không ngớt đào bới nền đất, cho tới khi căn nhà
bị moi móc, sục sạo kinh khủng, cuối củng biến thành tro bụi dưới chân họ.
Còn điều chắc chắn nữa là phó chủ giáo say mê một cách lạ lủng
cái cánh cổng tượng trưng của nhà thờ Đức bả, một thứ trang sách cúng của phủ
thủy viết bằng đá bởi giám mục Ghiôm Đd Paris, ông này chắc bị đầy địa ngục vì
tội đã treo một tiêu đề hiểm độc như vậy trên bải thơ thần thánh mà phần còn lại
của tòa nhà thờ vĩnh viễn hát ca. Phó chủ giáo Clôđơ cũng mang tiếng đã tìm hiểu
tỉ mỉ pho tượng khổng lồ của thánh Crixtôphơ và bức tượng đài bí hiểm hồi đó dựng
ngay trước cổng sân nhà thò mà dân chúng nhạo báng gọi là ông Lơgri. Nhưng điều
mọi người đều công nhận nhìn thấy, đó là những giờ dài dặc ông thưdng ngồi trên
lan can sân thượng nhà thd để ngắm dãy điêu khắc tạc trên cổng thành, khi quan
sát các trinh nữ điên rồ với cây đèn lộn ngược, lúc nhìn các trinh nữ khôn
ngoan với cây đèn thẳng đứng; lần khác lại thấy ông tính toán góc độ tia mắt
con quạ đứng trên khung cửa phía tay trái nhìn vào một điểm bí mật trong nhà thờ,
chắc là nơi giấu hòn đá điểm kim, nếu nó không có ở dưới hầm nhà Nicôla
Phlamên. Nhân thể xin nói thêm, đấy cũng là số phận đặc biệt của nhà thò Đức bà
vào hồi đó, khi nó được cả Clôđơ lẫn Cadimôđô, hai kẻ dị biệt đến thế, củng yêu
mến ở hai trình độ khác nhau và hết sức sủng bái: được quí mến vì vẻ đẹp, tầm
vóc, nét hài hòa toát ra từ cái toàn thể tráng lệ của tòa nhà bởi một người, một
thứ nửa ngưdi nửa ngợm sống bằng bản năng và man rợ; được quí mến bởi một kẻ
khác, có óc tưởng tượng thông thái và say mê, vì ý nghĩa, huyền thoại, nội dung
nó chứa đựng, vì biểu tượng rải rác sau các điêu khắc ở ngoài mặt tiền, như
trên tấm giấy da vẫn ẩn hiện hàng chữ cũ sau khi bị chùi đi để viết hàng chữ mới;
tóm lại, vì điều bí hiểm mà nó mãi mãi thách thức trí thông minh con người.
Cuối củng, có điều chắc chắn phó chủ giáo đã thu xếp cho
mình, trên một trong hai tháp nhìn xuống quảng trường Grevơ, ngay cạnh gian
treo chuông, một căn phòng nhỏ rất bí mật, không ai được bước vào, ngay cả đức
giám mục nếu không được phép, như lời đồn đại. Căn phòng này xưa kia được xây
sát nóc tháp, giữa các tổ quạ, do giám mục Hugo Đờ Bơdăngxông[56], hồi sinh thời
thường hay luyện trò ma quái ở đây. Không ai biết căn phòng chứa đựng những gì:
nhưng ban đêm, từ bãi sỏi khu Teranh, qua khung cửa sổ nhỏ sau lưng tháp, người
ta thường thấy một ánh lửa hồng, nhấp nháy, kỳ dị, thoắt ẩn thoắt hiện chập chờn
theo từng quãng ngắn thời gian đều đặn, như nhịp theo chiếc bễ thổi hổn hển và
do ngọn lửa hơn là ánh đèn chiếu sáng. Trong bóng tối, ở độ cao đó, ánh lửa gây
cảm giác kỳ lạ và mấy mụ đàn bà kháo nhau: Phó chủ giáo đang thổi bễ đấy, hỏa
ngục đang cháy bập bùng trên đó.
Dù sao, mọi cái đó chưa có gì là bằng chứng rõ rệt về phù thủy;
nhưng cũng đủ khói để phỏng chừng có lửa; cho nên phó chủ giáo liền vang danh
tên tuổi. Tuy nhiên, chúng tôi cũng phải nhận là các khoa học Ai Cập, các phép
chiêu hồn, ảo thuật, dù vô tội và hồn nhiên nhất, đều không có kẻ thù nào quyết
liệt, kẻ tố cáo nào thẳng tay, bằng các vị chức sắc ở nhả thờ Đức bà. Dù ghê tởm
thật tình hoặc chơi trò vừa ăn cướp vừa la làng, các đầu óc thông thái trong
giáo hội vẫn ngang nhiên coi phó chủ giáo như một linh hồn đã lưu lạc tới nơi
tiền sảnh của địa ngục, lạc lõng trong ngõ ngách của giáo lý bí mật, mảy mò
trong đêm tối của khoa học huyền bí. Còn dân chúng cũng không lầm: đối với người
sắc sảo đôi chút, Cadimôđô lầ quỷ sứ và Clôđơ Phrôlô, thầy phù thủy. Rõ ràng gã
kéo chuông phải phục vụ phó chủ giáo trong thời gian nào đó, rồi sẽ được đem
linh hồn ông ta đi, như món tiền công được lĩnh. Cho nên, dù sống hết sức khắc
khổ, phó chủ giáo vẫn bị đám con chiên mộ đạo coi là nặng mùi khó ngửi; và
không có cái mũi mộ đạo nào, dù ít kinh nghiệm nhất, lại không đánh hơi thấy
phó chủ giáo là phù thủy.
Tuổi mỗi lúc một cao, nếu kiến thức khoa học của ông đã hình
thành những vực thẳm thì ngay cõi lòng cũng vậy. ít nhất người ta có thể tin chắc
điều đó, khi ngắm khuôn mặt chi thấy thấp thoáng một linh hồn như ẩn sau đám
mây u ám. Tại sao ông ta có vầng trán hói như vậy, cái đầu luôn cúi gầm, lồng
ngực luôn phập phồng thở dài? Tư tưởng bí ẩn nào làm ông nhếch mép cười với bao
cay đắng, củng lúc với cặp lông mày nhìn lại gần như đôi bò mộng sắp húc nhau?
Tại sao mớ tóc sót lại đã sớm hoa râm? Ngọn lửa nội tâm lúc lóe sáng trong khóe
mắt, đến độ con mắt giống như cái lỗ đục bên thành lò lửa, đó là ngọn lửa gì?
Các triệu chứng của, mối quan tâm tinh thần mãnh liệt đó đặc
biệt đạt tới mức cao căng thẳng, vào lúc xảy ra câu chuyện này. Đã nhiều lần, đứa
trẻ hát thánh ca phải sợ hãi bỏ chạy, khi nó gặp ông một mình trong nhà thờ, vì
khóe mắt ông quá long lanh quái dị. Đã nhiều lần, giữa chính điện, vào giờ có
khóa lễ, người quỳ bên cạnh đã nghe ông thốt ra những lời lẽ thêm thắt mơ hồ
xen lẫn vào tiếng hát kinh ad omnem tonum(1\ Đã nhiều lần, chị lao công ở khu
Teranh nhận "giặt giũ quần áo cho chức sắc tu viện", kinh hãi nhận thấy
các vết móng tay và ngón tay quắt lại in trên áo ngoài của ngài phó chủ giáo ở
Giôdát.
Thế mả ông ta còn nghiêm khắc hơn gấp đôi và chưa bao giờ
gương mẫu như vậy. Do cương vị và tính nết, ông thường xa lánh đàn bả; nay ông
càng thù ghét họ hơn bao giờ hết. Chi nghe tiếng áo lụa đàn bà sột soạt, ông đã
vội kéo mũ trùm sụp xuống tận mắt. Ông khắt khe về phương diện sống khắc khổ và
kín đáo đến mức khăng khăng cấm cả lệnh bà Bôgiơ, con gái vua, không được bước
vào nhà thờ, trong dịp bà đến thăm tu viện Đức bả vào tháng chạp năm 1481; ông
nhắc lại với giám mục, cái điều luật trong Hắc thư; đề ngày trước hôm lễ thánh
Xanh Báctêlêmy năm 1334, nghiêm cấm mọi phụ nữ không được vào tu viện, "bất
kể ai, già hay trẻ, phu nhân hay nàng hầu". Do đó, đức giám mục buộc phải
dẫn chỉ dụ của khâm sai Ồđô miễn cho một vài bà lớn, aliquae magnaté mulieres,
quae sine scandalo evilari non possunt[57]. Thế mà phó chủ giáo vẫn còn phản đối,
vạch ra chỉ dụ của đức khâm sai, ban hành từ nãm 1207, có trước cuốn Hắc thư những
một trăm bảy năm, do đó đã bị vô hiệu hóa. Và ông từ chối không tiếp kiến công
chúa.
Ngoài ra còn thấy ít lâu nay ông càng căm ghét gấp bội bọn
đàn bà Ai Cập và Dangari. ông thỉnh thoảng cầu đức giám mục ban pháp lệnh tuyệt
đối cấm bọn đàn bà Bôhêmiêng tới nhảy múa và đánh trống tại quảng trường sân
trước nhà thờ, đồng thòi lục tìm trong các văn khố ẩm mốc của giáo hội pháp viện,
với mục đích thu thập các trưòng hợp phủ thủy đàn ông và đàn bả bị tội hỏa
thiêu hoặc treo cổ vì đồng lõa làm trò ma thuật với dê đực, lợn nái và dê cái.
VI. MẤT LÒNG NGƯỜI
Nhu đã nói ở trên, phó chủ giáo và gã kéo chuông ít được cảm
tình của đám dân chúng to đầu và thấp cổ ở quanh khu vực nhà thờ. Khi Clôđơ và
Cadimôđô cùng ra phố, việc này thường xảy ra luôn, lúc mọi người thấy cả hai đi
ngang qua, chủ đi trước tớ theo sau, trên đường phố râm mát, chật hẹp và tối
tăm của khu phố nhà thd Đức bà, vô khối lời độc địa, câu hát chế giễu, nói xỏ tục
tằn, liền nhằm vào họ mà xỉa xói, trừ phi Clôđơ Phrôlô, việc này ít khi xảy ra,
bước đi đầu ngửng cao nhìn thẳng, phô vầng trán nghiêm nghị và gần như cao cả trước
mặt những kẻ nhạo báng chưng hửng.
Hai người ở trong khu phố cũng giống như các "thi
sĩ" trong thơ của Rênhiê:
Đủ loại người chạy bám sau thi sĩ
Như kim tước hót đuổi theo chim cú.
Khi thì thằng nhóc con tinh quái liều mạng tìm cái thú khôn tả
là chọc mũi kim vào bướu thằng gủ. Lúc lại có cô gái đẹp, nghịch ngợm và trơ trẽn
quá đáng đi sát chạm cả vào áo chùng thâm linh mục, hát ngay vào mặt cha mấy
câu châm chọc: Đáng kiếp, đáng kiếp, quỷ sứ bị tóm cổ rồi. Đôi khi, một nhóm
lúc nhúc các bà già, ngồi xổm rải rác dưới bóng râm, trên bậc thềm ngoài cổng,
xôn xao ầm ĩ khi thấy phó chủ giáo và gã kéo chuông đi qua, làu bàu đón chào họ
bằng câu nói mỉa mai: "Hừ! Linh hồn của lão này cũng giống hệt thể xác của
thằng kia!" hoặc giả một lũ học sinh và lính tráng đang đánh cờ chó, đồng
loạt cùng đứng dậy và chào to một cách cổ điển bằng tiếng Latinh: Eia! Eia!
Claudius cum claudo(1\
Nhưng thường thường cả linh mục lẫn gã kéo chuông hình như đều
không nghe thấy tiếng chửi rủa. Cadimôtô quá điếc, còn Clôđô quá mơ mộng để
nghe thấy hết những lời đẹp đẽ đó.
QUYẾN NĂM
I. ABBRAS BEATI MARTINI[58]
D anh tiếng của đức cha Clôđơ vang xa. Do đó, xấp xỉ vào dịp
ông từ chối không tiếp lệnh bà Bôgiơ, có một cuộc viếng thăm khiến ông nhớ mãi.
Đó là buổi tối. Sau khóa lễ, ông liền trở về căn phòng đúng
quy cách của tu viện Đức bả. Có lẽ ngoại trừ vài chiếc bình thủy tinh bỏ xó một
góc, đựng thứ bột khá khả nghi rất giống thuốc súng, căn phòng không có vẻ gì
khác thường và bí mật. Đúng là trên tường đây đó có vài hàng chữ, nhưng đều là
châm ngôn thuần túy khoa học hoặc mộ đạo, trích ở các tác giả nổi tiếng. Phó chủ
giáo ngồi xuống trước chiếc tủ lớn chất đầy sách chép tay, dưới ánh sáng cây
đèn lồng ba ngọn, ông chống khuỷu tay lên quyển sách mở rộng của Honoriúyt
Đ’Ôtoong. Depraedestinatione et libero arbitrio[59] và trầm ngâm suy nghĩ, lật
từng trang tập sách khổ to vừa lấy xuống, ấn phẩm duy nhất trong phòng. Đang
lúc mơ màng thì có tiếng gõ cửa.
- Ai đó? - Nhà bác học quát hỏi với giọng dịu dàng của con
chó đói bị giành mất khúc xương.
Có tiếng đáp bên ngoài:
- Bạn của ngài. Giắc Bôchiê đây.
Ông liền ra mở cửa.
Đúng là quan ngự y, một người trạc ngũ tuần, vẻ mặt đanh ác
chi dịu bớt ở cái nhìn giảo quyệt. Củng đi với một người nữa. Cả hai mặc áo dài
mầu đá đen lót lông điêu thử, thắt lưng và cài khuy, đội mũ cùng một thứ vải và
đồng màu. Bàn tay họ khuất trong tay áo, bàn chân họ khuất dưới tà áo, cặp mắt
họ khuất sau chiếc mũ.
- Nhờ ơn Chúa phù hộ! Thưa quý ông, tôi không ngờ lại được
hân hạnh quí ông quá bộ đến thăm vào giờ này, - phó chủ giáo nói, dẫn họ vảo
phòngế
Vừa nói lịch thiệp như vậy, ông vừa nhìn quan ngự y lẫn ngưdi
bạn đi cùng bằng cặp mắt lo ngại và thăm dò.
- Đến thăm nhà bác học lớn như đức cha Clôđơ Phrôđô Đờ
Tiarơsáp thì có bao giờ quá muộn, - quan ngự y Côchiê đáp, giọng xứ Phrăng
Côngtê kéo dải tửng câu, đầy vẻ oai vệ như chiếc áo đuôi tôm.
Thế là giữa quan ngự y và phó chủ giáo bắt đầu những câu mào
đầu tâng bốc, mà vào thời đó, theo tục lệ, thường đi trước mọi câu chuyện giữa
các nhà thông thái, tuy không phải vì thế họ không ghét nhau thậm tệ. Và lại,
bao giờ cũng thế thôi, bất cứ mồm miệng bác học nào khen một bác học khác, đều
là hũ mật đắng ngọt xớt.
Lời tán tụng của Clôđơ Phrôlô đối với Giắc Côchiê trước hết
liên quan tới vô số quyền lợi vật chất mà quan ngự y đáng kính biết khai thác từ
mỗi căn bệnh của nhà vua, trong suốt thời gian hành nghề đáng thèm muốn, một
công cuộc luyện đan tốt đẹp và chắc chắn hơn theo đuổi việc tìm kiếm hòn đá điểm
kim.
- Thật tình, thưa ngài bác sĩ Côchiê, tôi rất sung sướng nghe
tin về sự bổ nhiệm cháu của ngài, đức ông đáng kính Piê Vécxê vào chức vụ giám
mục. Thưa có phải đức cha đó là giám mục ở Amiêng?
- Vâng thưa ngài phó chủ giáo, đó cũng là nhờ ơn trên của
Chúa thương xót ban cho.
- Hôm lễ Giáng sinh, lúc dẫn đầu đoàn đại biểu Thẩm kế viện,
trông ông thật uy nghi; ông có nhận thấy thế không, ông viện trưởng?
- Ồ, thưa cha, mối là phó viện trưởng thôi đấy ạ!
- Thế còn tòa nhà tráng lệ của ông ở phố Xan Angđrê Đề A hiện
nay ra sao? Đúng là một điện Luvrơ. Tôi rất thích cây mơ chạm trên cửa với lối
chơi chữ thú vị Alabri - côchie{ỉ).
- Thưa cha, chết nỗi là tòa nhà xây cất tốn kém quá chừng.
Xây xong thì tôi đến sạt nghiệp.
- Ô hay! Thế còn các khoản lợi tức của ông bỏ đâu, nào ở Ngục
thất, nào ở Pháp đình, lại còn tiền cho thuê bao nhiêu nhà cửa, quầy hàng, văn
phòng, cửa tiệm ở Clôtuya nữa? Đúng là vắt được cái vú tốt sữa quá.
- Đất đai của tôi ở lâu đài Poaxy năm nay chẳng thu hoạch được
gì cả.
- Nhưng các món thuế của ông ở Trien, Xanh Giêm, Xanh
Giécmanh Ang Lay vẫn thu được đầy đủ.
- Chỉ được trăm hai chục đồng livrơ, mà cũng không phải tiền
Paris.
- Lại còn nhiệm vụ cố vấn nhà vua của ông nữa. Khoản này thì
không suy suyển được rồi.
- Vâng, nhưng ông bạn đồng nghiệp Clôđơ ơi, cái thái ấp
Pôlinhi chết tiệt ấy, tiếng thì to mà đổ đồng mỗi năm chỉ được chừng sáu chục đồng
êquy vàng thôi.
Trong lòi đức cha Clôđơ ca tụng Giắc Côchiê có cái giọng châm
biếm, chua cay và ngấm ngầm chế giễu, kèm theo nụ cưdi buồn, độc địa, của một
người cao cả và đau khổ, trong chốc lát đùa cợt với sự thịnh vượng trọc phú tầm
thường. Còn người này thì lại không nhận thấy gì hết.
- Thật tình mà nói, tôi rất mừng thấy ông thật dồi dào sức khỏe,
- cuối củng Clôđơ nói, siết chặt tay quan ngự y.
- Cảm ơn thầy Clôđơ.
- A, thế còn đức vua bệnh nhân của ông hiện nay ra sao? - Đức
cha Clôđơ chợt hỏi.
- Người bệnh trả chẳng đủ công cho thầy thuốc,
- quan ngự y đáp, liếc mắt nhìn người bạn cùng đi.
- Thật ư, ông bạn Côchiê? - Người đó nói. Câu nói thốt ra bằng
giọng ngạc nhiên và trách móc, làm phó chủ giáo sực chú ý tới người khách lạ,
tuy thực tình, kể từ lúc hắn bước qua ngưỡng cửa, vào phòng, ông không hề một
phút nào không theo dõi. Phải có cả trăm ngàn lý do để nể mặt bác sĩ Giắc
Cônhiê, quan ngự y đầy thế lực của nhà vua Luy XI, mới khiến ông chịu tiếp y có
người lạ đi theo như thế này. Cho nên, nét mặt ông chẳng có gì niềm nở khi Giắc
Côchiê bảo:
- Đức cha Clôđơ, nhân thể xin giới thiệu đây là một bạn đồng
nghiệp, vốn hâm mộ danh tiếng của ngài, muốn đến thăm.
- Ngài đây cũng nghiên cứu khoa học chăng?
- Phó chủ giáo hỏi, xoi mói nhìn ông khách đi theo Côchiê.
Ông bắt gặp dưới đôi lông mày người khách lạ một cặp mắt cũng không kém phần sắc
sảo và nghi kỵ, so với cái nhìn của mình.
Dưới ánh đèn yếu ớt không cho phép nhận dạng kỹ, đó là một
ông già trạc sáu mươi, ngưòi tầm thước, trông khá ốm yếu nhu nhược, nét mặt
nhìn nghiêng, tuy rất thị dân, vẫn đầy vẻ kiên cường và nghiêm nghị, trông mắt
lóe sáng dưới chòm lông mày sâu thẳm như tia sáng dưới đáy hang; và dưới chiếc
mũ kéo xuống tận mũi, thoáng động đậy một vầng trán rộng thiên tài.
Chính y tự trả lòi câu hỏi của phó chủ giáo, giọng trầm trầm:
- Bẩm thầy, tôi được nghe danh thầy nên xin tới đây để thỉnh
giáo. Tôi chỉ là một quý tộc tầm thường ở tỉnh nhỏ, phải cởi giày trước khi bước
vào nhà học giả. Tôi xin phép tự giới thiệu. Tên tôi là lão Tuarăngiô.
Quý tộc gì mà tên tuổi lạ lùng làm vậy! Phó chủ giáo thầm
nghĩ. Nhưng ông cảm thấy đang đứng trước một cái gì quan trọng và nghiêm chỉnh.
Linh tính của một đầu óc rất thông minh khiến ông đoán đang có một đầu óc cũng
không kém thông minh ở dưới chiếc mũ lót lông thú của lão Tuarăngiô; ngắm nghía
khuôn mặt nghiêm nghị đó, nụ cười giễu, mà sự có mặt của Giắc Côchiê làm nảy nở
trên vẻ mặt ông u ám, đã dần dần tan biến như bình minh làm sáng chân trời đêm.
Ông ủ rũ, im lặng ngồi xuống ghế bành lớn, khuỷu tay lại tì lên chỗ cũ trên
bàn, bàn tay đỡ lấy trán. Trầm ngâm giây lát rồi ông ra hiệu mời hai vị khách
ngồi và nói với lão Tuarăngiô:
- Thưa ngài, ngài muốn hỏi ý kiến tôi về môn khoa học nào vậy?
- Thưa cha, tôi đang ốm, ốm nặng, - lão Tuarăngiô đáp. - Nghe
đồn cha là Exquylapơ[60] tái sinh, cho nên tôi tới thỉnh ý cha về y khoa.
- Y khoa à? - Phó chủ lão lắc đầu nói. Ông suy nghĩ giây lát
rồi tiếp lời: - Này lão Tuarăngiô, tôi gọi theo đúng tên của ngài, xin ngài hãy
quay đầu lại. Ngài sẽ thấy câu trả lời của tôi viết sẵn trên tường rồi.
Lão Tuarăngiô làm theo và đọc thấy phía trên đầu mình một
dòng chữ trên tường: Y học là con đẻ của giấc mơ. Giămblicơ[61].
Trong lúc đó, bác sĩ Giắc Côchiê đã bực mình vì câu hỏi của
người cùng đi, càng bực mình gấp bội khi nghe cha Clôđơ trả lời. ống ghé tai
lão Tuarăng nói thầm, rất khẽ để phó chủ giáo khỏi nghe thấy:
- Tôi đã bảo ông trước, y là thằng điên mà. Đấy, cứ đòi gặp
cho kỳ được!
- Bác sĩ Giắc ạ, rất có thể thằng điên này, nó có lý đấy! -
Lão ta cũng khẽ trả lời, còn mỉm cười chua chát.
- Tùy ông! - Côchiê lạnh lủng đáp. Rồi quay lại bảo phó chủ
giáo: - Đức cha Clôđơ, xem ra ngài nhanh nhẹn trong công việc thật, ngài cũng
chẳng cần kiêng nể gì Hipôcratétíl}, hơn con khỉ đối với hạt dẻ. Y học là một
giấc mơ! Nếu bọn bán thuốc và thầy lang có mặt ở đây, tôi chắc họ sẽ bảo nhau
róc thịt ngài. Hóa ra ngài phủ nhận ảnh hưởng của bùa ngài đối với máu huyết,
thuốc cao đối với da thịt! Ngài phủ nhận cả cái kho y dược vĩnh cửu, toản thảo
mộc và kim khí, mang tên thế giới này, được cKế sẵn cho thứ bệnh nhân vĩnh cửu,
mang tên con người.
- Tôi không phủ nhận dược khoa cũng không phủ nhận bệnh nhân,
- đức cha Clôđơ lạnh lủng đáp. - Tôi chỉ phủ nhận thầy thuốc.
- Thế ra bệnh đau khớp chẳng phải là thứ hắc lào nội tạng hay
sao, - 'Côchiê sôi nổi nói, - vết thương đạn pháo chẳng chữa khỏi bằng đắp con
chuột nướng, rồi máu người trẻ truyền đúng cách sẽ chẳng làm trẻ lại các mạch
máu già hay sao; hóa ra hai với hai không phải là bốn, cũng như bệnh kinh giật
chẳng kế tiếp bệnh sài uốn ván hay sao?
Phó chủ giáo thản nhiên đáp:
- Có những thứ mà tôi nghĩ một cách khác.
Côchiê giận đỏ mặt.
- Thôi thôi, ông bạn Côchiê, đừng có nóng, - lão Tuarăng nói.
- Ngài phó chủ giáo đây là bạn cả mà.
Côchiê nguôi giận, còn lầu bầu trong miệng:
- Dù sao cũng là thằng điên!
- Chúa ơi là Chúa, bẩm thầy Clôđơ, thầy làm tôi khó nghĩ quá,
- lão Tuarăngiô nín lặng một lát rồi nói. - Tôi có hai điều muốn thinh giáo thầy,
một là sức khỏe, hai là bản mệnh tôi.
- Thưa ngài, - phó chủ giáo nói luôn, - nếu đó là ý định của
ngài, có lẽ tốt hơn ngài chẳng nên nhọc công leo cầu thang lên đây làm gì. Tôi
không tin vào y học. Tôi cũng chẳng tin vào khoa chiêm tinh.
- Thật vậy ư? - Lão ngạc nhiên thốt lên.
Côchiê cười gượng.
- Có đúng là y điên không, - ông khẽ bảo lão Tuarăngiô. -
Khoa chiêm tinh mà y cũng chẳng tin!
- Làm thế nào mà tin được mỗi tia sáng ngôi sao lại là một sợi
dây nối liền vối đầu một con người,
- đức cha Clôđơ nói tiếp.
- Thế thầy tin vào cái gì? - Lão Tuarăngiô kêu lên.
Phó chủ giáo lưỡng lự một chút, rồi bất giác
mỉm cười rầu ri như để tự cải chính câu trả lời: - Credo in
Deum.
- Dominum nostrum{1\ - lão Tuarăngiô làm dấu thánh giá, nói
thêm.
- Amen, Côchiê tiếp lời.
- Thưa cha đáng kính, - lão già lại nói - lòng tôi rất vui sướng
được thấy ngài sùng đạo như vậy. Tuy nhiên, đã là đại bác học như ngài, chẳng lẽ
ngài lại bác học tới mức không còn tin vào khoa
học nữa sao?
- Không, - phó chủ giáo nói, - nắm lấy cánh tay lão
Tuarăngiô, khóe mắt u buồn lóe lên tia chớp hứng khởi, - không, tôi không phủ
nhận khoa học. Tôi bò sát bụng tận đất suốt bấy lâu nay, móng tay cào vào đất,
qua vô vàn ngõ ngách trong hang động, cũng chỉ để được nhìn thấy, xa xa trước mắt,
tận cuối con đường hầm tối om, một ánh sáng, một ngọn lửa, một cái gì đó, có lẽ
ánh phản quang của phòng thí nghiệm trung tâm chói ngời, nơi kẻ kiên nhẫn và
người hiền triết bắt gặp Chúa.
‘ Tóm lại, - Tuarăngiô ngắt lời, - ngài cho cái gì là có thật
và chắc chắn?
- Thuật điểm kim.
Côchiê kêu lên:
- Lạy Chúa! Đức cha Clôđơ, tất nhiên thuật điểm kim có thể
tin được, nhưng tại sao lại phỉ báng y học và chiêm tinh?
- Vô ích, cái khoa học về người của ông! Cũng vô ích, cái
khoa học về trời của ông! - Phó chủ giáo ngạo mạn nói.
- Như thế là tiêu phí cả Epiđôruýt lẫn Canđê[62],
- quan ngự y giễu cợt hỏi lại.
- Thưa ông Giắc, xin nói để ông rõ. Đây là những lời thành thực.
Tôi không phải ngự y và hoàng thượng cũng không ban cho tôi khu vườn Đêđaluýt để
tới đó quan sát các tinh tú. Xin ông đừng giận và hãy nghe tôi. - Thử hỏi ông
đã tìm ra được sự thật nào tử khoa chiêm tinh, tôi không nói tới y học, vì đó
là cái trò quá điên rồ rồi. Hãy kể cho tôi nghe các mặt hay của lối viết chữ cổ
Hy Lạp hàng dọc, các khám phá của con số diruýp và con số dêphirốt mà bọn phù
thủy Do Thái gán cho mười đức thiêng thần linh.
- Liệu ngài có phủ nhận năng lực giao cảm của xương quai
xanh[63] và khoa học huyền bí đang xuống dốc không? - Côchiê hỏi.
- Sai hết, thưa ông Giắc! Không một công thức nào của ngài đạt
tới chân lý. Còn thuật điểm kim lại có những khám phá. Liệu ông có thể bác bỏ
những kết quả như thế này không? - Băng giá ở độ sâu dưới đất một ngàn năm biến
thành đá pha lê.
- Chì là tổ tiên của mọi kim khí, (vì vàng không phải kim
khí, vàng là ánh sáng) - chì chỉ cần bốn thời kỳ, mỗi thdi kỳ hai trăm năm, để
lần lượt biến tử trạng thái chì sang trạng thái thạch tín đỏ, từ thạch tín đỏ
sang thiếc, từ thiếc sang bạc. - Đó chẳng phải là những dữ kiện hay sao? Nhưng
tin vào xương quai xanh, tin vào đường nét đầy và tinh tú, thì cũng lố bịch như
tin theo dân Trung Hoa rằng chim hoàng oanh biến thảnh chuột chũi và hạt lúa mì
biến thành loại cá vàng!
- Tôi đã nghiên cứu thuật điểm kim, - Côchiê thốt lên - và
tôi xin khẳng định...
Vị phó chủ giáo sôi nổi ngắt lòi ông ta.
- Còn tôi, tôi đã nghiên cứu y học, khoa chiêm tinh, và thuật
điểm kim. Chi có đây mới là sự thật (vừa nói ông vừa cầm ở trên tủ một cái bình
đựng đầy thứ bột đã nói ở trên), chỉ có đây mới là ánh sáng! Hipôeratét là giấc
mơ, Uyrania cũng chỉ là giấc mơ, còn Hécmét là một tư tưởng. Vâng, đó là mặt
trdi, làm ra vàng, lầ trở thành Thượng đế. Đó là khoa học duy nhất. Xin thưa với
ông, tôi đã từng tìm tòi về y học và khoa chiêm tinh! Đó chi là hư vô, hư vô,
Thân thể con người, chỉ là bóng tối; tinh tú cũng là bóng tối nốt!
Rồi ông ngồi phịch xuống ghế đầy vẻ hăng hái và say sưa. Lão
Tuyrăngiô lặng lẽ quan sát ông ta. Côchiê gắng cười gượng, khẽ nhún vai và lẩm
bẩm:
- Đồ điên!
- Nhưng mục đích kỳ diệu đó, ngài đã đạt tới chưa? -
Tuarăngiô đột nhiên hỏi. - Ngài đã làm được ra vàng chưa?
- Nếu tôi làm được rồi thì vua Pháp sẽ mang tên là Clôđơ, chớ
không phải là Luy, - phó chủ giáo đáp, thong thả dằn tửng tiếng như người mải
suy nghĩ.
Lão già cau mày.
- Tôi đã nói gì nhỉ? - Đức cha Clôđơ nói tiếp, mỉm cười khinh
bỉ. - Cái ngai vàng nước Pháp có thấm tháp gì, nếu tôi dựng lại cả đế quốc
phương Đông!
- May thay! - Lão già nói.
- Ôi, tội nghiệp thằng điên, - Côchiê lẩm bẩm.
Phó chủ giáo nói tiếp, như thể tự trả lời những
ý nghĩ của mình:
- Nhưng không, tôi còn đang bò toài; tôi xây xước cả mặt mũi,
chân tay lúc trườn trên sỏi đá đường hầm. Tôi mới thoáng thấy chứ chưa được
nhìn ngắm! Tôi chưa đọc được, mới đang đánh vần!
. - Nhưng khi đã biết đọc, thầy sẽ làm ra vàng chứ? - Lão giả
hỏi.
- Chắc hẳn như vậy! - Phó chủ giáo nóiỂ
- Nếu vậy, Đức bà chứng giám là tôi đang rất cần tiền và tôi
rất muốn học cách đọc trong cuốn sách của ngài. Bẩm cha đáng kính, xin cha cho
biết, liệu khoa học của cha có thù địch hoặc làm mất lòng Đức bà không?
Đáp lại câu hỏi của lão già, đức cha Clôđơ chỉ bình thản ngạo
mạn trả lời:
- Tôi là phó chủ giáo của ai?
- Bẩm thầy, đúng là như vậy. Vậy thầy có vui lòng chỉ giáo
cho tôi không? Thầy cho tôi được cùng đánh vần với.
Clôđơ tỏ vẻ uy nghiêm, đường bệ như Giáo hoàng Xamuyen, nói:
- Này ông già, cần nhiều năm tháng hơn số năm tháng còn lại của
ông, để theo đuổi cuộc hành trình vượt qua các điều huyền bí. Đầu tóc ông bạc
trắng rồi! Người ta chi ra khỏi hang động khi tóc đã bạc, nhưng phải bước vào từ
lúc còn xanh. Khoa học một mình nó đủ sức, đào sâu, làm ủ rũ, khô héo các khuôn
mặt người; nó không cần tuổi già mang tới thêm các khuôn mặt nhăn nhúm nữa. Tuy
nhiên, nếu vào tuổi ông mà còn muốn ghép mình học tập và mày mò tìm hiểu vần chữ
ghê gớm của bậc học giả, thì xin mdi tới đây, được lắm, tôi sẽ gắng giúp. Hỡi
ông già tội nghiệp, tôi sẽ không bảo ông phải đi thăm các gian nhà mồ trong kim
tự tháp được Hêrôđôtuýt ngày xưa nhắc tới, cũng như tòa tháp bằng gạch ở Babilôn,
hoặc lăng tẩm vĩ đại bằng đá trắng trong ngôi đền Ân Độ ơclinga. Tôi cũng như
ông, chưa hề được thấy các kiến trúc xứ Canđê xây dựng theo hình thể thiêng
liêng của tháp Xicra, hoặc ngôi đền Xalômông đã tiêu hủy, hoặc cánh cửa đá ở
lăng vua Ixraen đã gãy nát. Chúng ta đành bằng lòng với những trích đoạn trong
cuốn sách của Hecmét hiện có ở đây. Tôi sẽ giảng cho ông nghe về pho tượng
thánh Crixtôphơ, biểu tượng người gieo mạ và biểu tượng hai thiên thần trên cổng
chính ở nhà nguyện Xanh Sapen, một vị tay để trong bình, còn một vị tay để
trong mây.
Tới đây Giắc Côchiê, đang lúng túng vì lòi đối đáp hăng say của
phó chủ giáo, bỗng lại hăng tiết và chen vào ngắt lời, bằng giọng đắc ý của kẻ
thông thái bài bác đối thủ;
- Erras, amice Cỉaudỉ^. Biểu tượng không phải là con số. Ngài
đã coi Ophớt là Hecmét.
- Chính ông mới lầm, - phó chủ giáo nghiêm trang cãi lại -
Đêđaluýt là nền móng, Ophớt là bức tường, còn Hecmét là tòa nhà. Hecmét là tất
cả.
Rồi quay lại bảo Tuarănggiô:
- Tùy ông muốn tới đây lúc nào cũng được, tôi sẽ chỉ ông xem
các vẩy vàng vụn còn sót lại dưới đáy là của Nicôla Phalamen, rồi ông sẽ đem so
với vàng của Ghiôm Đờ Pari. Tôi sẽ giảng cho ông nghe các mặt huyền bí của từ
Hy Lạp peristera(2>. Nhưng trước hết, tôi sẽ để ông lần lượt đọc các vần chữ
cái bằng đá hoa, các trang bằng đá hoa cương của cuốn sách. Chúng ta sẽ đi tữ
chiếc cổng của giám mục Ghiôm và của Xanh Giăng Lơ Rông tới nhà nguyện Xanh
Sapen rồi tới nhà riêng Nicôla Phlamen ở phố Marivôn, tới mộ ông ta ở nghĩa
trang Xanh Inôxăng, Tới hai bệnh viện của ông ta ở phố Mông- môrenxi. Tôi sẽ để
ông đọc các chừ tượng hình chi chít trên bốn giá sắt lớn ở ngoài cổng bệnh viện
Xanh Giécve và ở phố Hàng sắt. Chúng ta sẽ củng đánh vần những mặt tiền của các
nhà thờ Xanh Côm, Xanhtơ Giơnơvievơ Đề Acđăng, Xanh Máctanh, Xanh Giắc Đờ La
Busơri...
Suốt từ nãy đến giờ, lão Tuarăngiô, tuy ánh mắt rất thông
minh, xem ra không hiểu nổi đức cha Clôđơ nữa. Lão ngắt lời phó chủ giáo:
- Chúa ơi là Chúa! Vậy các sách của ngài là loại sách gì thế?
- Đây là một cuốn, - phó chủ giáo nói.
Rồi mở cửa phòng, ông giơ tay chỉ ngôi nhà thờ Đức bà mênh
mông đang in bóng đen thẫm trên nền trời cao, với hai tòa tháp, các sưdn nhà bằng
đá và chiếc mông khổng lồ, giống con nhân sư vĩ đại có hai đầu, ngồi giữa thành
phố.
Phó chủ giáo lặng lẽ ngắm tòa nhà đồ sộ trong giây lát, rồi
thở dài, giơ tay phải chỉ cuốn sách in mở trên bàn, còn tay trái chỉ ngôi nhà
thd, và buồn rầu đưa mắt nhìn từ cuốn sách tới nhà thò, nói:
- Than ôi! Cái này sẽ giết cái kia.
Côchiê vội vã lại gần cuốn sách, bất giác kêu lên:
- Ô kìa! Cái này thì có gì ghê gớm đâu: GLOSSA IN EPISTOLAS
D. PAULI. Norĩmbergne. Antonius
Koburger. 1474[64]. Có gì mới lạ đâu? Đây là cuốn sách của
Pie Lomba, vị thánh sư về Châm ngôn. Hay là vì nó được in ra chăng?
- Ông nói đúng, - Clôđơ trả lời. Ồng ta như đang mê mải trầm
ngâm suy tưởng, ông đứng đó, ngón tay trỏ gập lại đặt trên cuốn sách ấn hành ở
nhà in nổi tiếng tại Nuyrămbe. Rồi ông bí mật nói tiếp:
- Than ôi! Than ôi! Việc nhỏ đánh bại việc lớn, chiếc răng thắng
khối to. Con chuột sông Nin giết con cá sấu, con cá mập giết con cá voi, cuốn
sách sẽ giết tòa nhà!
Hồi chuông tắt lửa trong tu viện vang đúng lúc bác sĩ Giắc khẽ
nhắc lại cái điệp khúc bất tận với ông bạn cùng đi: - Ông ta điên rồi.
Lần này ông bạn cũng phải trả lời: - Có lẽ đúng thật.
Lúc đó đã đến gid không một ngưôi ngoài nào được ở lại tu viện.
Hai ông khách ra về. Lão Tuarănggiô chào phó chủ giáo và nói:
- Thưa ngài, tôi rất quý trọng các học giả cùng các nhà tư tưởng
lớn và tôi đặc biệt kính mến ngài. Ngày mai, xin mời ngài tới cung Tuốcnen và hỏi
tu viện trưởng ở Xanh Máctanh Đờ Tua.
Phó chủ giáo sững sờ quay trở vào, bây giờ mới hiểu lão
Turăng là nhân vật thế nào, và sực nhớ tới đoạn văn trong cuốn pháp điển của
nhà thờ Xanh Máctanh Đờ Tua: Abbas beati Marlini: SCILICET REX FRANCIAE, est
canonicus de consuetu- dine et habet parvam praebendam quam habet sanctus
Venan- tius et debet sedere insede thesaurarif[65]\ Người ta quả quyết bắt đầu
tử đó, phó chủ giáo thường có dịp hội họp với Luy XI, khi hoàng thượng tới
Paris và danh tiếng đức cha Clôđơ lầm lu mờ cả Ồliviê Con Hoẵng lẫn Giắc
Côchiê, ông này vì thế, theo cách riêng, càng mạnh tay với nhà vua.
II. CÁI NÀY SẼ GIẾT CÁI KIA
Bạn đọc gái sẽ thứ lỗi cho tác giả phải ngừng lại giây lát ở
đây, để tìm xem tư tưởng nào đã ẩn náu dưới lời lẽ bí hiểm của phó chủ giáo:
Cái này sẽ giết cái kia. Cuốn sách sẽ giết tòa nhà.
Theo ý chúng tôi, tư tưởng đó có hai mặt. Trước hết, đó là một
tư tưởng của linh mục. Là sự sợ hãi của giáo quyền trước một động lực mới, nghề
in... Là nỗi kinh hoàng và choáng váng của kẻ phụng sự đền miếu trước máy in
chói sáng của Guytăngbe.
Là tòa giảng và sách chép tay, lời nói miệng và lời viết ra
hoảng sợ trước lời nói đem in; đại khái giống nỗi khiếp hãi của con chim tước
trông thấy thiên thần Lêdiông xòe ra sáu triệu cánh. Là tiếng kêu của nhà tiên
tri sớm nghe thấy xào xạc và nhung nhúc đám nhân loại được giải phóng, trông thấy
trong tương lai trí tuệ sẽ hủy hoại đức tin, dư luận sẽ hạ bệ tín ngưỡng, thế
giới lay chuyển La Mã. Là dự đoán của triết gia trông thấy tư tưởng con người bốc
hơi bởi máy in, bay thoát khỏi chiếc bình thần học. Là nỗi kinh sợ của người
lính khi xem xét chiếc đầu cừu phá thành bằng đồng và nói: tòa tháp sẽ sụp đổ.
Như thế có nghĩa một lực lượng sắp thay thế một lực lượng khác. Như thế có
nghĩa: Máy in sẽ giết nhà thờ.
Nhưng đằng sau tư tưởng đó, có lẽ là tư tưởng khởi đầu và đơn
giản nhắt, theo ý chúng tôi, còn một tư tưởng khác, mới hơn, một hệ luận của tư
tưởng thứ nhất, khó nhận thấy nhưng dễ bài bác, một quan điểm cũng triết học
tương tự, không phải riêng của linh mục, mà của nhà bác học và nghệ sĩ. Đó là mối
linh cảm khi thấy tư tưởng con người đã thay đổi hình thái, cũng sẽ thay đổi
luôn cả cách thức biểu hiện, thấy ý tưởng căn bản của mỗi thế hệ sẽ không còn
viết ra với cùng một chất liệu và củng một phương thức, thấy cuốn sách bằng đá,
vốn rất vững chắc và lâu bền, sẽ nhường chỗ cho cuốn sách bằng giấy, còn vững
chắc và lâu bền hơn. Theo tương quan đó, công thức mơ hồ của phó chủ giáo mang
ý nghĩa thứ hai; nó có nghĩa một nghệ thuật sắp hạ bệ một nghệ thuật khác. Nó
muốn nói: ấn loát sẽ giết kiến trúc.
Thật vậy, từ khởi thủy cho đến thế kỷ mười lăm theo công
nguyên, kiến trúc là cuốn sách lớn của nhân loại, biểu hiện chủ yếu của con người
ở mọi trạng thái phát triển khác nhau, về mặt năng lực cũng như trí tuệ.
Khi trí nhớ của các chủng tộc đầu tiên cảm thấy quá chồng chất,
khi hành lý kỉ niệm của nhân loại trở nên quá nặng và lộn xộn làm cho lời nói
trần trụi và biết bay có nguy cơ rơi vãi dọc đường, người ta bèn ghi nó lên mặt
đất bằng cách dễ thấy, bền bỉ và tự nhiên nhất. Người ta ghi ấn mỗi tập quán bằng
một đền đài.
Các đền đài đầu tiên chỉ là những tảng đá tầm thường mà sắt
chưa đụng tới, như lòi Môidơ nói. Kiến trúc cũng bắt đầu như mọi thứ văn tự. Đầu
tiên lầ vần chữ cái. Người ta dựng đứng một tảng đá, thế là có một chữ, và mỗi
chữ là một tượng hình, vầ trên mỗi tượng hình có một nhóm ý tưởng như cái chóp
trên đầu cột. Các chủng tộc đầu tiên đã làm như vậy, ở khắp nơi, cùng một lúc,
trên toàn thế giới. Các tảng đá dựng đứng của giống người Xentơ cũng tìm thấy ở
Xibêri châu Á, ở đồng cỏ châu Mỹ.
về sau, người ta góp thành từ. Đá chồng chất lên đá, người ta
ghép các vần đá lại, ngôn từ tìm các cách sắp xếp. Các huyệt đá nằm, đá đứng của
người Xentơ, gò nấm của người Êtruýt, mộ đá của người Do Thái đều là những từ.
Có một số, nhất là gò nấm, là danh từ riêng. Kể ôả đôi khi, sẵn có nhiều đá và
bãi biển rộng, người ta viết thành câu. Vùng đá chồng chất mênh mông ở Cácnác
là cả một công thức đầy đủ rồi.
Cuối cùng họ viết thầnh sách. Tập quán đã sản sinh các biểu
tượng, rồi biến mất sau biểu tượng như thân cây biến mất dưới vòm lá; mọi biểu
tượng mà nhân loại tin tưởng đó, ngày càng nhiều lên, tăng thêm, giao hòa, phức
tạp hơn mãi; các đền đài đầu tiên không còn đủ chứa đựng hết; các đền đài đó mới
chỉ diễn đạt được tập tục cổ sơ, củng còn đơn giản, trần trụi và nằm sát mặt đất
như các kiến trúc thôi. Biểu tượng cần triển khai trong đền đài. Lúc đó, kiến
trúc phát triển cùng với tư tưởng, nhân loại; nó trở thành khổng lồ, mọc nghìn
đầu, nghìn tay, vầ cố định dưới một dạng thức vĩnh cửu, trông thấy được, sd mó
được, tất cả cái biểu tượng phiêu diêu đó. Trong khi Đe Đan, vốn là sức lực,
thì đo lường, trong khi Ophê, vốn là trí tuệ, lại ca hát, thì cây cột là một chữ,
vòm cung là một vần, kim tự tháp là một từ, chúng củng lúc chuyển động theo định
luật kỷ hà và định luật thi ca, chúng quy tụ, kết hợp, pha trộn, thăng giáng,
chất chồng trên mặt đất, ngất nghểu giữa trời cao, tới khi chúng tuân theo tư
tưởng tổng quát của thdi đại đọc cho mà viết nên các cuốn sách tuyệt diệu, củng
tức là các đền đài miếu mạo tuyệt vời: Chùa ơclinga, miếu Ramxâyông của Ai Cập,
đền Xalômông,
Tư tưởng mẹ, ngôn từ, không phải chỉ có trong nội dung của mọi
đền đài, mà còn ở hình thức. Chẳng hạn ngôi đền Xalômông không chỉ đơn giản là
tờ bìa bọc cuốn kinh thánh, mà chính là cuốn kinh thánh đích thân. Trên mỗi bức
tường, đồng tâm của tòa đền, các tu sĩ có thể đọc thấy ngôn từ được diễn tả và
biểu lộ trước mắt, do đó họ theo dõi được các biến đổi từ điện, này sang điện
khác, tới khi nắm được nó trong các khám thờ cuối củng dưới hình thức cụ thể nhất,
cũng lại kiến trúc: tráp đựng pháp điển. Như vậy là ngôn từ chứa đựng trong đền
đài, nhưng hình ảnh lại ở vỏ ngoài, như khuôn mặt người trên quan tài một xác ướp.
Không chỉ riêng hình khối của kiến trúc mà cả địa thế chọn lựa
để xây cũĩỊg bộc lộ tư tưởng tiêu biểu cho nó. Tủy theo biểu tượng định diễn đạt
cẩn tráng lệ hoặc âm u. Hy Lạp dựng trên đỉnh núi một ngôi đền hài hòa đẹp mắt,
Ân Độ khoét sâu lòng nủi để chạm trổ các chùa hình thủ kỳ dị dưới hang, có từng
dãy voi đá hoa cương khổng lồ chống đỡ.
Như vậy, trong vòng sáu ngàn năm đầu của thế giới, từ ngôi
chùa lâu đời nhất ở Anhđuxtăng tới nhà thờ Côlônhơ, kiến trúc đã là thứ văn tự
vĩ đại của nhân loại. Mà điều đó đúng đến nỗi không chỉ các biểu tượng tôn
giáo, mà mọi tư tưởng nhân loại đều có trang riêng trong cuốn sách vĩ đại đó và
có tòa kiến trúc riêng.
Mọi nền văn minh đều bắt đầu bằng thần quyền và kết thúc bằng
dân chủ. Quy luật tự do tiếp theo nền nhất thống được viết trong kiến trúc. Bởi
vì, xin nhấn mạnh vào điểm này, đừng tưởng rằng công cuộc xây cất chỉ có khả
năng xây dựng đền miêu, chỉ thể hiện các huyền thoại và sự tượng trưng giáo quyền,
chỉ ghi chép các biểu đồ bí hiểm của định luật bằng những tượng hình trên trang
sách đá. Nếu như vậy, vì trong mọi xã hội loài người đều có lúc biểu tượng thần
thánh bị hư mòn và tiêu ma trước tư tưởng tự do, lúc con người lẩn tránh tu sĩ,
lúc sự phát triển của triết học và thiết chế gặm nhấm bộ mặt của tôn giáo, nếu
như vậy thì kiến trúc sẽ không thể diễn đạt nổi tình trạng tinh thần mới của
con người, các trang sách, đã đặc chữ mặt này, sẽ trống không mặt kia, tác phẩm
sẽ bị sai lệch, cuốn sách sẽ thiếu sót. Nhưng không phải thế.
Có thể lấy thời trung cổ làm ví dụ, vi nó gần ta hơn nên dễ
nhìn rõ hơn. Suốt thời kỳ đầu, trong khi chế độ giáo quyền tổ chửc châu Âu,
trong khi Vaticăng tập hợp và sắp xếp quanh mình các thành phần của một La Mã dựng
lên bằng thứ La Mã đổ vỡ nằm xung quanh điện Capitôn, trong khi Cơ đốc giáo đi
tìm, giữa đống hoang tàn của nền văn minh trước đó, mọi tầng lớp của xã hội và
xây dựng lại bằng tàn tích đó một thế giới với trật tự mới, lấy giáo quyền làm
nền tảng, trước hết người ta nghe thấy âm vang từ đám hỗn độn đó, rồi dần dần
trông thấy dưới hấp lực của Cơ đốc giáo, dưới bàn tay các man tộc, từ đống
hoang tàn các kiến trúc đã chết, Hy Lạp và La Mã, xuất hiện nền kiến trúc bí hiểm
Rôman, chị em với các kiến trúc thần linh ở Ai Cập và Ân Độ, biểu tượng bất hủ
của Cơ đốc giáo thuần nhất, tượng hình bất diệt của nền thống nhất giáo hoàng.
Đúng là toàn bộ tư tưởng hồi đó được viết trong phong cách Rôman âm u. ơ khắp
nơi, và toát ra uy quyền, nhất thống, thâm nghiêm, chuyên chế, tức giáo hoàng
Grêgoa VII; khắp nơi là linh mục, không hề có người thường; khắp nơi là đẳng cấp,
không hề có dân chúng. Nhưng rồi cuộc thập tự chinh xảy ra. Đó là phong trào
dân chúng rộng lớn; và bất kể phong trào dân chúng rộng lớn nào, dù nguyên nhân
và mục đích ra sao, cũng đều luôn toát lên tinh thần tự do từ lớp cặn lắng cuối
củng. Cái mới liền xuất hiện. Thế là mở đầu thời kỳ bão tố của loạn Giăccơri, loạn
Pragơri và loạn Liên đoàn. Quyền hành lung lay, nền nhất thống rạn nứt. Chế độ
phong kiến yêu cầu được chia sẻ với chế độ giáo quyền và trong khi chờ đợi, dân
chúng chắc chắn sẽ nổi dậy và sẽ chiếm phần béo bở nhất, như thường lệ. Quia
nominor leo[66]. Do đó quyền lãnh chúa trồi lên dưới giáo quyền, quyền công xã
trồi lên dưới quyền lãnh chúa. Bộ mặt châu Âu thay đổi. Thế là bộ mặt kiến trúc
cũng thay đổi theo. Củng như nền văn minh, nó giở sang trang, và tinh thần mới
của thời đại thấy kiến trúc sẵn sàng viết theo lời nó đọc. Kiến trúc tử các cuộc
thập tự chinh trở về với hình cung nhọn, như các dân tộc trở về với nền tự do.
Thành ra, trong khi La Mã dần dần tan rã, nền kiến trúc Rôman cũng chết theo.
Tượng hình rdi bỏ giáo đường để tái tô điểm cho các huy hiệu trên vọng lâu,
nâng cao uy danh chế độ phong kiến. Ngay cả giáo đường, tòa nhà xưa kia nặng nề
giáo lý như vậy bây giờ cũng bị xâm chiếm bởi thị dân, công xã, tự do, cũng
thoát khỏi linh mục và rơi vào tay nghệ sĩ. Nghệ sĩ, tủy ý xây dựng nhà thờ.
Vĩnh biệt những huyền bí, huyền thoại, qui tắc. Bây giờ là phóng túng và tùy hứng.
Miễn sao linh mục có giáo đường và bàn thờ, thế là được. Còn bốn bức tường thuộc
về nghệ sĩ. Cuốn sách kiến trúc không thuộc về giáo quyền, tín ngưỡng. La Mã nữa;
bây giờ là của tưởng tượng, thi ca, dân chúng. Từ đó dẫn tới vô vàn biến đổi
nhanh chóng của nền kiến trúc chỉ mới có ba thế kỷ, đó là những biến đổi thật
rõ rệt sau sự bất động trí tuệ của nền kiến trúc Rôman đã có tới sáu, bảy thế kỷ.
Trong khi đó, nghệ thuật tiến những bước khổng lồ. Thiên tài và tính độc đáo của
nhân dân làm công việc xưa kia của giám mục. Mỗi chủng tộc đi ngang qua đều ghi
lại dòng chữ riêng lên cuốn sách; nó xóa bỏ các tượng hình Rôman cổ lỗ trên mặt
tiền nhà thờ, và nhiều lắm cũng chỉ thấy giáo lý ngoi lên đây đó dưới biểu tượng
mới vừa được thiết lập. Tấm thảm che của dân chúng chỉ cho phép thấy thấp
thoáng bộ xương tôn giáo.
Thật khó tưởng tượng nổi sự phóng túng hồi đó của kiến trúc
sư, ngay cả đối với giáo hội. Đó là các nóc cột quấn quýt những nam nữ tu sĩ
lõa lồ ăn nằm với nhau, như ở gian phòng Lò sưởi trong Tòa pháp đình tại Pari.
Đó là cuộc phiêu lưu của Nôê được chạm trổ đẩy đủ rõ ràng như dưới cổng lón nhà
thò ở Buốcgiơ. Đó là lão tu sĩ say khướt có cặp tai lừa, tay cầm chén rượu, đang
cười vào mũi cả một'tập thể, như trên bồn rửa tay trong tu viện ở Bôsevin. Vào
thòi đó, đối với tư tưởng viết bằng đá, có một đặc quyền hoàn toàn so sánh được
với quyền tự do báo chí hiện nay. Đó là quyền tự do kiến trúc.
Nền tự do đó đi rất xa. Đôi khi, một cánh cổng, một mặt tiền,
một nhà thờ nguyên vẹn dám biểu lộ một ý nghĩa tượng trưng hoàn toàn xa lạ với
tín ngưỡng, hoặc thậm chí thủ nghịch với giáo hội. Từ thế kỷ mười ba với Ghiôm
Đờ Paris, còn Nicôla Phlamen vào thế kỷ mười lăm, cả hai đều viết những trang
phản loạn: Xanh Giắc Đd La Busơri đúng là một nhà thờ chống đối.
Lúc bấy giờ tư tưởng chỉ tự do bằng cách đó cho nên chỉ được
viết hoàn toàn trọn vẹn trên các cuốn sách đó, mang tên đền đài. Không có hình
thức đền đài, tư tưởng sẽ bị bàn tay đao phủ đưa ra đốt giữa nơi công chúng dưới
hình thức sách chép tay, nếu nó khờ dại làm liều như vậy. Tư tưởng kiểu cổng nhả
thờ hẳn đã chứng kiến cuộc xử giảo tư tưởng kiểu sách. Vì chỉ còn con đường đó,
tức xây dựng, cho nên muốn ló mặt, tư tưởng từ khắp nơi liền đổ xô tới. Do đó mới
có số lượng khổng lồ những nhà thờ trải khắp châu Âu, số lượng to tát đến nỗi
khó lòng tin, ngay khi đã kiểm tra rồi. Mọi lực lượng vật chất, lực lượng tinh
thần trong xã hội đều quy tụ vào một điểm: kiến trúc. Vì vậy vin cớ xây dựng
nhà thờ Chúa, nghệ thuật phát triển theo quy mô rực rỡ.
Hồi đó, ai sinh ra là thi sĩ đều trở thành kiến trúc sư. Tài
năng rải rác trong đám đông, bị dồn ép khắp nơi dưói chế độ phong kiến như dưới
mai rủa kết bằng các tấm khiên đồng, chỉ còn lối thoát về phía kiến trúc, tài
năng đó đổ dồn vào nghệ thuật này và trường ca Iliat liền mang hình thức giáo
đường. Mọi nghệ thuật khác đều vâng lời và phục tùng môn kiến trúc. Đó là những
người thợ của công trình lớn. Kiến trúc sư, thi sĩ, vị chủ nhân đã thâu tóm
trong tay môn điêu khắc để chạm trổ các mặt tiền, môn hội họa để tô điểm các
kính cửa, môn âm nhạc để rung chuông và thổi gió vào đại phong cầm. Ngay cả nền
thi ca đích thực tội nghiệp, vẫn khăng khăng sống vất vưởng trong sách chép
tay, nếu muốn tồn tại cũng buộc phải tới nép mình trong đền đài dưới hình thức
bải ngợi ca hoặc tản văn; dù sao củng vẫn như vai trò của bi kịch Etssin trong
ngày hội lễ giáo quyền ở Hy Lạp, hoặc tích sang thế kỷ trong đền Xalômông.
Như vậy, cho tới thời Guytăngbe, kiến trúc là thứ văn tự chủ
yếu, văn tự phổ biến. Cuốn sách bằng đá bắt đầu từ phương Đông, tiếp tục qua thời
cổ đại Hy Lạp và La Mã, được thdi trung cổ viết nốt trang cuối củng. Dù sao, hiện
tượng nền kiến trúc bình dân tiếp theo nền kiến trúc đẳng cấp, mà ta vừa nhận
thấy ở thời trung cổ, còn nảy sinh, cùng với mọi trào lưu tương tự trong tri tuệ
con người, vào các thời đại lớn khác của lịch sử. Cho nên, chỉ xin sơ lược nêu
ra ở đây một quy luật, cần được phát triển trong nhiều cuốn sách; vào thời tiền
Đông phương, cái nôi của những thời cổ đại, sau nền kiến trúc Ân Độ là nền kiến
trúc Phênixi, bà mẹ phương phi của nền kiến trúc Ai Cập; vào thời cổ đại, sau nền
kiến trúc Ai Cập mà kiểu cách Etruýt và đền đài khổng lồ chỉ là một biến thể,
là nền kiến trúc Hy Lạp, mà kiểu cách La Mã chỉ là một tiếp nối được chất nặng
thếm vòm mái kiểu Cáctagiơ; vầo thời hiện đại, sau nền kiến trúc rôman là nền
kiến trúc gô tí ch. Và nếu tách đôi tính cách của ba loại đó, người ta sẽ tìm
thấy trên ba cô chị, tức các nền kiến trúc Ân Độ, Ai Cập, Rôman củng một biểu
tượng; đó là thần quyền, đẳng cấp, nhất thống, giáo điều, huyền thoại, Chúa;
còn đối với ba cô em, tức các nền kiến trúc Phênixí, Hy Lạp, Gô tí ch, bất kể sự
khác biệt về hình thức gắn liền với bản chất, củng vẫn chung một ý nghĩa, đó là
tự do, dân chúng, con người.
Dù gọi là tăng thống, pháp sư hoặc giáo hoàng, trong các đền
đài Ân Độ, Ai Cập hoặc Rôman, bao giờ cũng có bóng dáng tu sĩ, toàn tu sĩ thôi.
Trong các kiến trúc của dân chúng lại không như vậy. Nó phong phú hơn và bớt
thiêng liêng. Trong kiến trúc Phênixi, có bóng dáng nhà buôn; trong kiến trúc
Hy Lạp, có người cộng hòa; trong kiến trúc Gôtích, có thị dân.
Tính cách chung của mọi nền kiến trúc thần quyền là sự bất biến,
thù ghét tiến bộ, gìn giữ đường nét cổ truyền, thường xuyên gò ép mọi hình thức
của con người và thiên nhiên vảo thói bất thường không hiểu nổi của biểu tượng.
Đó là những cuốn sách tối tăm chỉ riêng kẻ sành sỏi mói đọc nổi. Và lại, mọi
hình thức, cả hình thức dị dạng cũng mang một ý nghĩa, khiến nó trở nên bất khả
xâm phạm. Đừng đòi hỏi các công trình xây dựng Ân Độ, Ai Cập, Rôman phải sửa đổi
đường nét hoặc cải tiến hình thù. Mọi sự hoàn thiện đều trở thành báng bổ.
Trong các nền kiến trúc đó, hình như thói giáo điều cứng nhắc lan tràn trên đá
thành một sự hóa đá thứ hai. - Ngược lại, tính cách chung của mọi xây dựng bình
dân là sự đa dạng, tiến bộ, độc đáo phong phú, thường xuyên năng động. Các kiến
trúc đó đã khá tách rời tôn giáo để nghĩ tới cái đẹp, để trang hoàng, không ngừng
tu sửa các tượng và hoa văn tô điểm bên ngoài. Nó hợp với thời đại. Nó mang
nhân tính để luôn luôn kết hợp với biểu tượng thần thánh, mà nó vẫn còn dựa vào
để sáng tạo. Ket quả là các đền đài dễ thâm nhập trước mọi linh hồn, mọi trí tuệ,
mọi tưởng tượng, tuy vẫn còn tượng trưng nhưng dễ hiểu như thiên nhiên. Giữa kiến
trúc thần quyền và nền kiến trúc này, có sự khác biệt của ngôn ngữ thần thánh
so với ngôn ngữ dung tục, của tượng hình so với nghệ thuật, của Xalômông so với
Phiđiát.
Nếu tóm tắt hết sức sơ lược những gì tác giả đã trình bày tới
đây, bỏ qua trăm ngàn chứng cứ lẫn trăm ngàn chi tiết bất đồng, ta có kết luận
như sau: Cho tới thế kỷ mười lăm, kiến trúc là cuốn sổ đăng bạ chủ yếu của nhân
loại trong khoảng thời gian nảy, không có tư tưởng nào phức tạp lại xuất hiện
trên thế giới mà không biến thành kiến trúc, mọi tư tưởng bình dân cũng như mọi
quy tắc tôn giáo đều có đền đài riêng; tóm lại nhân loại không nghĩ ra được điều
gì quan trọng mà lại không viết bằng đá. Tại sao vậy? Vì mọi tư tưởng, dù tôn
giáo, dù triết học, đều mong muốn tồn tại, vì một tư tưởng đã khuấy động một thế
hệ vẫn muốn khuấy động nhiều thế hệ khác vầ lưu lại dấu vết. Thế mà sự bất tử của
sách viết tay lại mỏng manh xiết bao! Còn đền đài là cuốn sách chắc chắn, bền vững
và lâu dài hơn nhiều! Muốn tiêu diệt ngôn ngữ viết chỉ cần bó đuốc và tên tàn bạo.
Còn muốn phá hủy ngôn ngữ - kiến trúc, phải có cách mạng xã hội, cách mạng trần
gian. Bọn man di đã xéo qua điện Côlidê, trận hồng thủy có lẽ đã tràn ngập dãy
Kim tự tháp.
Tới thế kỷ mười lăm, mọi sự đều thay đổi.
Tư tưởng con người tìm ra một phương tiện để tồn tại không những
bền vững và lâu dài hơn kiến trúc, mà còn đơn giản và dễ dàng hơn. Kiến trúc bị
phế truất. Thay vảo chữ bằng đá của Ophê là chữ bằng chì của Guytăngbe.
Cuốn sách sẽ giết tòa nhà.
Việc phát minh ra nghề in là biến cố lớn nhất trong lịch sử.
Đó là cuộc cách mạng mẹ. Đó là phương thức diễn đạt của nhân loại đang đổi mới
hoàn toàn, đó là tư tưởng con người đang cởi bỏ một hình thức để khoác một hình
thức khác, đó là cuộc lột xác trọn vẹn và dứt khoát của con rắn tượng trưng,
tiêu biểu cho trí tuệ, kể từ thòi Ađam.
Dưói hình thức ấn loát, tư tưởng càng bất tử hơn bao giờ; nó
là thứ bốc hơi, không nắm bắt được không hủy diệt nổi. Nó hòa vào không khí.
Vào thời kỳ của kiến trúc, tư tưởng biến thành ngọn núi và dũng mãnh chiếm đoạt
một thế kỷ và một địa điểm. Bây giờ nó biến thành đàn chim tung bay khắp bốn
phương và đồng thời chiếm lĩnh mọi điểm không trung và không gian.
Tác giả xin nhắc lại, ai mà không thấy, bằng cách đó, tư tưởng
cảng trở nên bất hủ? vốn đã rắn chắc, nó còn trở thành trường tồn. Nó chuyển từ
hữu hạn sang bất diệt. Ngưdi ta có thể phá hủy một khối lượng, như lầm thế nào
tiễu trừ nổi sự biến hóa? Neu xảy ra nạn hồng thủy, ngọn núi sẽ chìm từ lâu dưới
làn sóng nhưng chim vẫn bay, và chỉ cần chiếc thuyền nổi trên mặt nước tai họa,
chim sẽ đậu xuống, cùng nổi trôi với thuyền, cùng chứng kiến nước rút, còn thế
giới mới, thoát khỏi cảnh hoang tàn, lúc tỉnh dậy, sẽ thấy tư tưởng của thế giới
bị chìm ngập, đang chắp cánh và sống động, bay lượn ngay trên đầu.
Rồi khi nhận thấy phương thức diễn đạt đó không những bền vững
nhất, mà còn đơn giản, tiện lợi, phổ cập hơn với mọi người, khi nghĩ phương thức
đó không lôi theo hành lý cồng kềnh và không lỉnh kinh những đồ nghề nặng nề,
khi so sánh tư tưởng buộc phải biến thể thảnh đền đài, phải huy động đến bốn,
năm ngành nghệ thuật khác và hàng tấn vàng, rồi cả một núi đá, một rừng kèo cột,
hàng đoàn thợ thuyền, khi so sánh nó với tư tưởng viết thành sách, chỉ cần ít
ngày, ít mực và cây bút, tại sao còn ngạc nhiên là trí tuệ con người đã rời bỏ
kiến trúc để chuyển sang ấn loát? Hãy đột nhiên cắt ngang dòng nước nguồn của
con sông bằng một dòng kênh đào dưới mực nước, con sông sẽ thoát khỏi dòng.
Cho nên, các bạn đã thấy từ ngày phát minh nghề in, môn kiến
trúc cứ khô héo dần, gầy mòn và xơ xác. Ta thấy rõ ràng nước đang rút, nhựa sống
đang biến mất, tư tưởng các thời đại và các dân tộc rời bỏ kiến trúcệ Sự nguội
lạnh còn rất ít nhận thấy vào thế kỷ mười lăm, hồi đó máy in còn quá yếu kém,
cho nên nhiều lắm mới chỉ bòn rút được chút sinh lực thừa thãi của môn kiến
trúc hùng mạnh. Nhưng tử thế kỷ mười sáu, bệnh tình khoa kiến trúc đã rõ ràng;
nó không chủ yếu biểu hiện xã hội nữa; nó thảm hại biến thành nghệ thuật cổ điển;
từ tính chất Gôloa, châu Âu, bản xứ, nó trở thành Hy La, từ chân thực và hiện đại,
nó trở thành giả cổ đại. Chính sự suy đồi này được mệnh danh là Phục hưng. Tuy
nhiên, đây là suy đồi tráng lệ, vì tài trí gôtích cổ xưa, vầng thái dương lặn
sau cỗ máy in vĩ đại ở Mayăngxơ còn chiếu rọi chùm tia nắng cuối cùng thêm một
thời gian nữa, vào đống chồng chất lai căng những vòm mái kiểu Latinh và hàng cột
kiểu Côranhtơ.
Chúng ta đã lầm tưởng mặt tròi lặn là rạng đôngẾ
Trong khi đó, lúc kiến trúc chỉ còn là một nghệ thuật như mọi
nghệ thuật, lúc đó không còn là nghệ thuật toàn diện, nghệ thuật bá chủ, nghệ
thuật độc tài, thì nó cũng chẳng còn đủ sức cầm giữ các nghệ thuật khác. Nhưng
nghệ thuật này bèn tự giải phóng, bẻ gãy cái ách của kiến trúc, rồi mỗi ngành
đi mỗi ngả. Mỗi ngành đều thủ lợi sau vụ ly hôn. Sự cách biệt làm lón mạnh tất
cả. Điêu khắc trở thành tạc tượng, vẽ tranh trở thành hội họa, hát bè trở thành
âm nhạc. Như thế một đế quốc tan rã khi Hoàng đế Alêxăngđrơ của nó chết và các
phiên trấn liền trở thành vương quốc.
Từ đó mói có Raphaen, Miken Ăngiơ, Giăng Gugiông Palextrina,
những huy hoàng của thế kỷ mười sáu chói lọi.
Đồng thời với nghệ thuật, tư tưởng tự giải phóng khắp nơi.
Nhóm tà giáo thời trung cổ đã đục khoét sâu rộng vào lý thuyết công giáo. Thế kỷ
mười sáu phá vỡ sự thống nhất tôn giáo. Trước nghề in, phong trào cải cách tôn
giáo mới chỉ là vết nứt rạn, nghề in biến nó thành cách mạng. Cứ bỏ nghề in đi,
tà giáo sẽ bực tức. Dủ là định mệnh hay ơn phước Guytăngbe cứ là người mở đường
cho Luyte.
Trong lúc đó, khi mặt trời trung cổ đã lặn hẳn, khi tài năng
gôtích đã vĩnh viễn tắt ngấm nơi chân trời nghệ thuật, môn kiến trúc cũng ngày
một lu mờ, phai nhạt, chết mòn. Cuốn sách in, con mọt đục phá tòa nhà, hút kiệt
và nuốt chửng Ĩ1Ó. Môn kiến trúc xác xơ dần, trụi hết lá, gầy đi trông thấy. Nó
hóa ra ti tiện, nghèo nản, vô dụng. Nó chẳng còn gợi nổi nghĩa gì nữa, ngay cả
kỷ niệm về nghệ thuật một thời đã qua. Còn trơ trọi một mình, bị các nghệ thuật
khác bỏ rơi, vì tư tưởng loài người đã bỏ rơi nó, kiến trúc chỉ lôi cuốn được thợ
thuyền chứ không phải nghệ sĩ. Kính cửa thường thay cho kính cửa màu. Thợ đẽo
đá thế chân nhà điêu khắcỗ Vĩnh biệt mọi nhựa sống, mọi tính độc đáo, mọi sinh
lực và trí tuệ. Nó sống lê lết từ cóp nhặt này sang cóp nhặt khác, như mụ ăn
mày thiểu não nơi xưởng họa. Miken Ăngiơ, ngay tủ thế kỷ mười sáu hình như đã cảm
thấy nó sắp chết, tửng nảy ra ý định cuối củng, một ý định tuyệt vọng. Vị khổng
lồ của nghệ thuật đó chồng chất điện Păngtêông lên trên điện Páctênông, vầ tạo
nên nhà thd Xanh Pie Đờ Rôm. Một tác phẩm lớn xứng đáng là sáng tạo duy nhất,
sáng tạo độc đáo cuối cùng của nền kiến trúc, chữ ký của một nghệ sĩ vĩ đại bên
dưới cuốn sổ đăng bạ khổng lồ bằng đá đang khép lại. Miken
Ảngiơ chết đi, nên kiến trúc thảm hại sống sót lay lứt trong
tình cảnh bóng ma và bóng tối, liệu còn làm được gì nữa? Nó giữ dịt lấy nhà thd
Xanh Pie Đờ Rôm để sao chép, để nhại lại. Đó là cái tật. Quả thật tội nghiệp. Mỗi
thế kỷ đều có một thứ Xanh Pie Đờ Rôm riêng; thế kỷ mười sáu có nhà thờ Van Đờ
Graxơ, thế kỷ mưdi tám có nhả thờ Xanhtơ Gơnơvievơ. Mỗi đất nước đều có một thứ
Xanh Pie Đd Rôm riêng. Luân Đôn có cái của nó. Petecxbua cũng có cái của nó.
Paris có hai hoặc ba cái. Di chúc vô nghĩa, trò lẩn thẩn dối giá của một nghệ
thuật lớn đã suy tàn, đang trở lại thảnh trẻ con trước khi chết.
Nếu không bàn tới các đền đải tiêu biểu như ta vừa nhắc tới
mà chỉ nhận định tình hình chung của nghệ thuật từ thế kỷ mười sáu tới thế kỷ
mười tám, ta sẽ thấy củng một- hiện tượng thoái hóa và hao tổn như vậy. Từ
Phrăngxoa II, hình thức kiến trúc của tòa nhà cứ md nhạt dần và để mặc cho hình
thức kỷ hà nổi lên, như bộ xương người ốm gầy mòn. Đường nét đẹp của nghệ thuật
nhường chỗ cho đường nét lạnh lùng và khắc khổ của người đo đạc. Đền đài chẳng
còn là đền đài, chỉ là khối đa diện. Tuy nhiên, kiến trúc vẫn lo lắng che giấu
sự trơ trẽn đó. Đây là đầu hồi Hy Lạp sáp nhập vào đầu hồi La Mã và ngược lại.
vẫn điện Păngtêông, đặt vào điện Páctênông, một thứ Xanh Pie Đờ Rôm. Kia là dãy
nhà gạch thời Hăngri IV với góc nhả bằng đá; rồi quảng trường Hoàng cung, quảng
trường
Thái tử. Đây dãy nhà thời Luy XIII, nặng nề, to bè, thấp lùn,
co quắp, mang vòm mái như chiếc lưng gù. Kia kiến trúc thời Madaranh, mô phỏng
xấu xí kiểu Ý thời Tứ quốc. Đây cung điện thời Luy IV, một thứ doanh trại dầi
ngoẵng dành cho đình thần, cứng nhắc, lạnh lẽo, buồn chán. Cuối củng kia là thời
Luy XV với lá diếp quăn và sợi bún, cùng đủ thức nốt ruồi, đủ loại u bướu làm
biến dạng thứ kiến trúc già cỗi lỗi thời, móm mém và đỏm dáng. Từ Phrăngxoa II
tới Luy XV, căn bệnh tăng theo cấp số nhân. Nghệ thuật chỉ còn da bọc xương. Nó
hấp hối thảm hại.
Trong khi đó, nghề in ra sao? Tất cả sức sống đang rời bỏ kiến
trúc đều đến với nó. Kiến trúc càng suy sụp, ấn loát càng phình ra và lớn lên.
vốn liếng sức lực mà tư tưởng con người dùng vào việc xây nhà, từ nay để in
sách. Cho nên, ngay từ thế kỷ mưdi lăm, nghề in lớn lên ngang tầm với nền kiến
trúc suy tàn, tranh chấp rồi giết chết nó. Sang thế kỷ mười bảy nghề in đã tạm
thời làm chúa tể, đủ đắc thắng, đủ vững vàng thắng lợi để tưng bừng khoản đãi
thế giới một thế kỷ văn học lớn. Tới thế kỷ mười tám, nghỉ ngơi đã lâu dưới triều
vua Luy XIV, nghề in lại cầm lấy thanh kiếm cũ của Luyte, đem trang bị cho Von
te, rồi sôi sục chạy đi đánh phá châu Âu cổ xưa mà biểu tượng kiến trúc đã bị
máy in giết chết. Vào lúc thế kỷ mười tám sắp kết thúc, nghề in đã tiêu diệt hết.
Qua thế kỷ mưdi chín, nó sẽ xây dựng lại.
Và bây giờ thử hỏi trong hai nghệ thuật đó, ngành nào thực sự
tiêu biểu cho tư tưởng nhân loại từ ba thế kỷ nay? Nghệ thuật nào diễn đạt được
tư tưởng đó? Nghệ thuật nào bộc lộ được, không chỉ các cố tật văn chương và
kinh viện, mà cả trào lưu rộng rãi, sâu xa, phổ cập của tư tưởng đó? Nghệ thuật
nào thường xuyên bao trùm không đứt đoạn và không khiếm khuyết lên trên nhân loại
đang tiến bước như con quái vật nghìn chân? Kiến trúc hay ấn loát?
Đó là ấn loát. Xin đừng nhầm lẫn, kiến trúc đã chết, chết hẳn
rồi, do sách in giết chết, bị giết vì không lâu bền bằng, bị giết vì giá đắt
hơn. Mỗi nhà thờ là một tỉ bạc. Giờ đây thử tưởng tượng phải bỏ ra bao nhiêu vốn
liếng để viết lại cuốn sách kiến trúc; để lại tung ra mặt đất hàng ngàn đền đài
nhung nhúc; để quay lại với thời kỳ nhan nhản những đền đài, đến nỗi theo lời một
nhân chứng được nhìn tận mắt, có thể nói thế giới khi vùng dậy đã "trút bỏ
quần áo cũ để mặc tấm áo trắng toàn nhà thờ". Erat enim ut si mundus, ipse
excutiendo semet, rejecta vetustate, candidam ecclesiarum vestem indueret (Gỉaber
Radulphusỷ[67]
Cuốn sách làm xong rất nhanh, giá rẻ, mà có thể đi rất xa!
Làm sao lại ngạc nhiên là toàn bộ tư tưởng nhân loại đã chảy theo triền dốc đó?
Như vậy không phải bảo ràng kiến trúc không còn có ở đây đó một đền đài đẹp đẽ,
một tác phẩm riêng rẽ. Dưới triều đại ấn loát, thinh thoảng vẫn có, chẳng hạn một
cột trụ do cả một quân đội xây bằng súng đại bác đúc lại, như dưới triều đại kiến
trúc vẫn có những trường ca Iliat và Rômăngxêrô, Mahabarata và Niơbơlonghen, do
cả một dân tộc làm nên bằng các sử thi chồng chất đúc thành. Một kiến trúc sư
thiên tải có thể tạo ra bất ngờ lớn vào thế kỷ hai mươi, như Đantê từng tạo ra
vào thế kỷ mười ba. Nhưng kiến trúc sẽ không còn là nghệ thuật xã hội, cộng đồng,
thống trị. Bài thơ lớn, đền đài lớn, tác phẩm lớn của nhân loại sẽ không còn được
xây cất, mà sẽ được in ra.
Và từ nay, nếu ngẫu nhiên môn kiến trúc có hồi phục thì cũng
sẽ thôi ngự trị. Kiến trúc sẽ chịu đựng luật lệ của văn chương như ngày xưa văn
chương từng chấp nhận luật lệ của kiến trúc. Vị trí tương ứng của hai ngành nghệ
thuật sẽ đảo ngược. Có điều chắc chắn trong thời đại kiến trúc, thi cạ, đành rằng
hiếm hoi, vẫn giống các đền đài. ớ Ân Độ, Vyaxa cũng rậm rạp, kỳ lạ, khó hiểu
như ngôi chùa, ớ phương Đông Ai Cập, thi ca cũng như đền đài, có đường nét vĩ đại
và bình dị; ở Hy Lạp cổ, đó là vẻ đẹp, vẻ an nhàn, bình thản; ở châu Âu Cơ đốc
giáo, là vẻ uy nghiêm công giáo, vẻ thơ ngây bình dân, những cây cỏ xum xuê và
xanh tốt của thời kỳ đổi mới. Kinh thánh giống kim tự tháp, trường ca Iliát giống
điện Páctênông, nhà thơ Hôme giống nhả điêu khắc Phiđiát. Đantê ở thế kỷ mưdi
ba, đó. là nhà thờ rôman cuối củng; sếcxpia ở thế kỷ mười sáu, đó là giáo đường
gôtích cuối cùng.
Như vậy, để tóm tắt một cách không tránh khỏi thiếu sót và vá
víu những điều tác giả đã trình bày cho tới nay, nhân loại có hai cuốn sách,
hai sổ đăng bạ, hai chúc thư, đó là kiến trúc và ấn loát, cuốn kinh thánh bằng
đá và cuốn kinh thánh bằng giấy. Có lẽ, lúc ngắm hai cuốn kinh thánh đó mở rộng
trước những thế kỷ, người ta có thể nuối tiếc vẻ hùng vĩ hiển nhiên của văn tự
bằng đá, các chữ cái khổng lồ hiện thành cột trụ, cổng tháp, đài bia, một loạt
núi non nhân tạo bao, phủ thế giới và quá khứ. Từ kim tự tháp cho tới gác
chuông, từ Kêôp cho đến Xtraxbua. Phải đọc lại quá khứ trên các trang đá hoa.
Phải chiêm ngưỡng và luôn luôn lần giở những trang sách viết bằng kiến trúc;
nhưng không nên phủ nhận sự vĩ đại của các đền đài do ấn loát đến lượt dựng
lên.
Đền đài này thật đồ sộ. Tôi không nhó nhà thống kê nào đã
tính nếu đem chồng lên nhau tất cả sách in máy từ thời Guytăngbe người ta sẽ lấp
đầy khoảng cách từ trái đất đến mặt trăng, nhưng chúng tôi không định nói đến
thứ hùng vĩ đó. Tuy nhiên, khi tìm các thu lượm trong tư tưởng mình một hình ảnh
tổng quát về toàn bộ sản phẩm ấn loát có tới ngày nay, phải chăng cái toàn bộ
đó cũng xuất hiện trước mắt ta như một kiến trúc mênh mông dựa trên toàn thế giới,
được nhãn loại không ngớt bồi đắp, có cái đỉnh khổng lồ khuất trong làn sương
dày đặc của tương lai? Đó là tổ kiến của trí tuệ. Đó là tổ ong, nơi mọi trí tưởng
tượng, như đản ong vàng óng, đem mật tới. Đen đài có ngàn tầng lầu. Đây đó, ta
thấy mở vào cầu thang các hang động âm u của khoa học, chúng cắt ngang giữa
lòng tòa nhà. Trên khắp bề mặt tòa đền, nghệ thuật đã chan hòa rực rỡ chói mắt
đủ loại hoa văn, các cửa sổ hoa thị và đường viền đen. Ớ đó, mỗi tác phẩm cá
nhân, dù bất thường và riêng biệt đến đâu, cũng có vị trí và sự nổi bật của nó.
Sự hài hòa được kết hợp bằng cái toàn thể. Từ nhà thờ lớn của sếcxpia tới ngôi
đền của Bairơn, hàng ngần chuông nhỏ, hỗn độn trà trộn tại nơi trung tâm của tư
tưởng toàn cầu. Dưới nền nhà, người ta viết lại vài danh vị cũ của nhân loại mả
kiến trúc không ghi nhận. Bên trái cửa vào, người ta gắn tấm phủ điêu cổ bằng
đá hoa trắng của Hôme, còn bên phải là cuốn kính thánh bằng nhiều thứ tiếng
đang ngẩng cao bảy cái đầu. Con giao long Rômăngxêrô giương vây phía xa xa, củng
vài hình thủ lai căng khác nhau lầ các kinh Vệ đà vầ Niơbơlonghen. Tóm lại, tòa
đền kỳ diệu đó vẫn chưa hoàn thành. Máy in, cỗ máy khổng lồ đó, không ngừng hút
hết nhựa sống của trí tuệ trong xã hội, cũng liên tục nhả ra các vật liệu mới để
tiến hành sự nghiệp. Toàn thể nhân loại đang trên giàn giáo. Mỗi trí tuệ là một
thợ nề. Kẻ yếu kém nhất củng biết bịt lỗ hổng hoặc đặt viên đá. Nhà văn Rêtíp Đờ
La Brơton xách tới một gùi gạch vôi vụn. Ngày nảo cũng có tầng lầu mới xây lên.
Ngoài sự đóng góp độc đáo và cá nhân của mỗi nhà văn, lại còn những công cuộc tập
thể. Thế kỷ mười tám cũng cấp bộ Bách khoa toàn thư, cuộc cách mạng cung cấp tờ
báo Tân văn. Tất nhiên, đó cũng là một kiến trúc cứ lớn dần và chồng lên nhau
theo đường xoáy ốc bất tận; ở đó cũng có sự pha trộn ngôn ngữ, sự hoạt động
liên tục, lao động không mỏi, đóng góp cật lực của toàn thể nhân loại, nơi trú ẩn
hứa hẹn của trí tuệ chống lại nạn hồng thủy mới, chống lại GUỘC tràn ngập của
man di. Đó là tòa tháp Baben thứ hái của nhân loại.
QUYỀN SÁU
I. NHẬN XÉT VÔ TƯ VỀ NỀN PHÁP CHẾ XƯA KIA
"Vào năm Thiên Chúa 1482, nhà quý tộc Rôbe Đ’Extutơvin
quả là một nhân vật vô cùng sung sướng, ngài vốn thụ phong hiệp sĩ, tên gọi
Bâynơ, nam tước của Yvri và Xanh Angđri ở La Mácsơ, cố vấn kiêm thị thần nhà
vua, và là đô trưởng Paris. Đã gần bảy mươi năm qua, kể từ ngày mủng 7 tháng mười
một năm 1465, năm có sao chổi[68] khi ông được nhà vua ban cho chức vụ hậu hĩnh
là đô trưởng Pari, một chức vụ được tiếng về lãnh quyền hơn chức quyền, như
Giannơ Lemnớt từng nói, dignitas quae cum non exigua poỉe State politiam
concernente, atque proerogativis multis etjuribus conjuncta est{2).
Thật là chuyện tuyệt vời vào năm 82 khi một quý tộc được nhà
vua tín nhiệm, ông ta được sắc phong lâu rồi, từ hồi con gái riêng của vua Luy
XI kết hôn với ngài con hoang họ Buốcbông. Cùng ngày với Rôbe Đ’Extutơvin thay
thế Giắc Đờ Viliê làm đô trưởng Paris, ngài Giăng Đôvê thay ngài Hêly Đờ Toretơ
làm đệ nhất chánh án tòa án Giăng Du- vơnen đề Ưyaxanh hất cẳng Pie Đờ Moviliê
làm chưởng ấn Pháp quốc, Rônôn Đe Đoócmăng gạt Pie Puy giành chức chủ sự văn
phòng thỉnh cầu của hoàng cung. Nhưng kể từ ngày Rôbe Đ’Extutơvin giữ chức đô
trưởng Paris, các chức vụ chánh nhất, chưởng ấn, chủ sự đó đã qua tay bao người!
Chiểu theo sắc phong, chức vụ đô trưởng đã giao ông trị nhậm và tất nhiên, ông
nắm nó thật chặt. Ông bám rịt, ông hòa mình, ông hóa thân vào chức vụ đó. Đen mức
ông thoát khỏi cái tật thay đổi người xoành xoạch của Luy XI, một ông vua đa
nghi, keo kiệt và siêng năng, chủ trương luôn luôn bổ nhiệm và thải hồi quan chức,
để duy trì quyền binh mềm dẻo. Hơn thế nữa, vị hiệp sĩ can trường còn xin cho con
trai được thừa kế chức vụ, cho nên từ hai năm nay, nhà quý tộc Giắc ĐExtutơvin,
ky sĩ, đã có tên ghi cạnh tên bố đứng đầu số quân lương của tòa đô chính Paris!
Thực là ân huệ hiếm có và đặc biệt! Quả tình Rôbe Đ’Extutơvin là quân nhân tốt,
đã công khai phất cờ chống lại Liên đoàn bảo vệ công ích(1} và đã cung tiến
hoàng hậu một con nai vô củng kỳ diệu bằng mứt kẹo, vào hôm lệnh bậ tới Paris hồi
năm 14... Ngoài ra, ông còn kết giao thân tình với Trixtăng L’Ecmitơ, chưởng quản
hiến binh tại hoàng cung. Quả thực cuộc sống của ông Rôbe rất dễ chịu, sung sướng.
Trước hết, lương cao bổng hậu, lại còn đèo thêm, dính vào, như các chùm nho thừa
bám vào cành nho, các lợi tức về mọi phòng lục sự hình và hộ thuộc tòa đô chính
cộng thêm lợi tức hình và hộ tại tòa án Amba ở Satơlê, chưa kể vải món thuế lặt
vặt về cầu ở Măngtơ và Cobây, rồi lợi tức về thuế hái táo ở Paris, thuế củi, và
thuế muối. Cộng thêm vào đó cái thú được trưng diện trong các cuộc thi ngựa qủa
phố phường, được khoe bộ giáp trụ đẹp đẽ phủ bên ngoài tấm áo nửa đỏ nửa nâu của
thẩm phán quan và cảnh sát trưởng, mà hiện giờ chúng ta còn được ngắm nó khắc
trên mộ ông tại tu viện Vanmông ở Noócmăngđi và chiếc mũ sắt bẹp rúm ở
Mônghêri. Hơn nữa, chẳng phải chuyện xoàng khi ông có toần quyền đối với các cảnh
vệ, viên gác cổng và tuần canh ở tòa Satơlê, hai thẩm phán ở tòa Satơlê,
auditores Castelletf[69]\ mưòi sáu ông cẩm ở mười sáu quận, viên giám mục ở
Satơlê, bốn cảnh sát lão luyện; trăm hai mươi ky hiến binh, trăm hai mươi cảnh
vệ mang roi, các thứ lính tuần canh khác đủ loại. Chẳng phải chuyện tầm thường
khi ông có quyền thi hành đủ các bản án lớn hoặc nhỏ, có quyền thi hành nhục
hình trên giàn bêu tù, giá treo cổ hoặc ngựa kéo lê, không kể quyền hành tối
thiểu được xét xử trước tiên, in prima instantiaa) trên lãnh địa tử tước Paris
như được ghi trong pháp điển và được bảy tòa án quý tộc thừa nhận sắc phong
thái ấp. Còn gì thú vị bằng tưởng tượng cảnh ngài Rôbe Đ’Extutơvin hằng ngày ngồi
xét xử và tuyên án trong tòa Đại Satơlê, dưới vòm cung nhọn rộng và nặng nề của
Philip Ôguýt! Rồi tối tối theo lệ thường, ông trở về ngôi nhà đẹp đẽ ở phố
Galilê bên trong vòng rào hoàng cung Pale Roayan, ngôi nhà thùa hưởng bằng hồi
môn của bà vợ, Ambroadơ Đờ Lôrê phu nhân, để nghỉ ngơi sau bao khó nhọc vì đã tống
cổ một kẻ khốn nạn nào đó đi ngủ đêm ở "căn nhà nhỏ bé trên phố
Excoócsơri, mà các đô trưởng và thẩm phán ở Paris muốn dùng làm nhà giam; căn
nhà mười một bộ, rộng bảy bộ bốn tấc và cao mười một bộ"[70].
Không những ông Rôbe Đ’Extutơvin có quyền xử án theo ý riêng
với tư cách đô trưởng và tử tước
Paris, mà còn có quyền để mắt và thò nanh vuốt vào các vụ án
lớn của nhà vua. Không có cái đầu nào hơi cao cấp mà không qua tay ông trước
khi rơi vào tay đao phủ. Chính ông đã tới ngục Baxtiơ để tìm Xanh Ăngtoan rồi
giải ra Chợ, tìm ngài Nơmua để giải ra quảng trường Grevơ, tìm ngài Xanh Pon
giãy giụa kêu la, khiến ngài đô trưởng rất thích thú vì vốn không ưa quan
nguyên soái.
Tất nhiên, mọi cái đó thừa thãi để tạo nên đời sống sung sướng
và danh giá, để một ngày kia ngài xứng đáng lưu danh trên một trang quan trọng
của cuốn sử thú vị về những đô trưởng Paris, trong đó còn đọc thấy Uđa Đờ
Vilơnơvơ có ngôi nhà trên phố Hàng thịt; Ghiôm Đờ Hăngát mua cả đại lẫn tiểu
Xavoa, Ghiôm Tibuxtơ ở' cùng dãy nhà trên phố Cơlôpanh cho các nứ tu sĩ ở nhá
thờ Xanhtơ Giơnơvievơ, Huygơ Ôbriô ngụ tại dinh Po Êpich, cùng nhiều chuyện gia
đình khác.
Tuy nhiên, với rất nhiều lý do là cần kiên nhẫn và vui vẻ để
sống ở đời, ông Rôbe Đ’Extutơvin vẩn thức dậy rất bực bội và cau có vào sáng
hôm mủng 7 tháng giêng năm 1482. Tại sao lại cau có bực bội? Chính ông cũng
không hiểu nữa. Phải chăng vì trời u ám? Vì cái khóa thắt lưng cũ rích ở
Mônghêvi cài không chặt và bó lấy tấm thân phì nộn của đô trưởng một cách quá
lính tráng chăng? Vì ngài trông thấy bọn đàng điếm đang kéo đi ngoài phố, ngay
dưới cửa sổ nhà mình, mỗi tốp bốn đứa, áo dài mặc trần không áo lót, mũ không
chóp, kè kè túi dết và chai rượu, còn làm bộ trêu chọc ông? Phải chăng vì mơ hồ
linh cảm thấy ba trăm bảy mươi đồng livrơ mười sáu xu tám đơniê sang năm sẽ bị
nhà vua tương lai Sáclơ VIII cắt xén từ số lợi tức của tòa đô chính? Xin tủy bạn
đọc lựa chọn nguyên nhân; còn tác giả nghiêng về phía tin rằng ông ta bực bội
chỉ vì lý do đơn giản là ông ta bực bội.
Và lại, hôm đó là hôm sau ngày hội, một ngày đáng chán vói tất
cả mọi người, nhất là với nhà chức trách có nhiệm vụ quét sạch mọi rác rưởi,
theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, của ngày hội ở Paris để lại. Hơn nữa, ông còn
phải tới ngồi xử án tại tòa Đại Satơlê. Thế mà ta thường nhận thấy các vị thẩm
phán bao giờ cũng tìm cách khiến ngày phiên tòa trùng với ngày cáu kỉnh, để
luôn có sẵn một kẻ mà nhân danh nhà vua, cứ việc tiện lợi đổ hết luật lệ và
công lý lên đầu.
Trong lúc đó, phiên tòa đã khai mạc không có ông ta. Theo thường
lệ, các phụ tá về hình, về hộ và về việc tư cứ làm việc; và mới tám giờ sáng,
dăm chục nam nữ thị dân đã chen chúc, xô đẩy trong góc tối tòa án Ămba ở
Satơlê, giữa hàng rào gỗ sồi vững chắc và bức tường, khoan khoái dự tấn trò khá
xôm và vui vẻ xử án hình, án hộ, do thầy Phloriăng Bácbơđiên, thẩm phán ở
Satơlê, phụ tá ngài đô trưởng, xét xử khá lộn xộn vầ hoàn toàn tủy tiện.
Gian phòng nhỏ, thấp, trần vòm. Cuối phòng kê chiếc bàn chạm
hoa huệ, củng chiếc ghế bành lớn gỗ sồi có chạm trổ, dành cho đô trưởng và đang
bỏ trống, bên trái là ghế đẩu của thẩm phán, thầy Phloriăng. Viên lục sự đang
ghi chép, ngồi ở phía dưới. Trước mặt là công chúng, trước cửa và trước bàn có
rất đông cảnh vệ, mặc nhung phục lót lông thú màu tím thêu thập tự trắng. Hai cảnh
vệ của tòa án Pácloa 0 Buagioa, mặc áo nâu kiểu Túxtanh, nửa đỏ nửa xanh, đứng
gác trước cửa nhỏ đóng kín, ở cuối phòng, sau bàn. Chiếc cửa sổ tò vò duy nhất,
trổ hẹp trong bức tường dày, chiếu ánh sáng trắng bệch tháng giêng vào hai hình
thù kỳ quặc, con quỷ quái dị bằng đá chạm trên đầu cột chống vòm mái và viên thẩm
phán ngồi ở cuối phòng, trên nền hoa huệ.
Đúng thế, hãy hình dung thầy Phloriăng Bácbơđiên, thẩm phán ở
Satơlê, ngồi trước bàn xử án, giữa hai chồng hồ sơ, chống khuỷu tay, chân giẫm
lên vạt áo dài bằng dạ nâu trơn, mặt khuất trong cổ áo lông cừu trắng, với cặp
lông mày như sắp rời ra, một khuôn mặt đỏ nhừ, quàu quạu, mắt hấp him, hai má
núng nính oai vệ đầy mỡ, chảy dài xuống dưới cằm.
Ông thẩm phán lại điếc nữa. Nhược điểm nhẹ đối với một thẩm
phán. Không phải vì thế mà thầy Phloriăng không xử thẳng tay vầ đâu vào đó. Chắc
chắn một thẩm phán chi cần ra vẻ lắng nghe là đủ; thế mả ông thẩm phán đáng
kính lại làm tròn đầy đủ nhiệm vụ đó, điều kiện cần thiết duy nhất để phán xử
công minh, không một tiếng động nào có thể làm ông đãng trí.
Hơn nữa, trong tòa án, có một kẻ đang kiểm soát gắt gao mọi
hành động, cử chỉ của quan thẩm phán, đó là anh bạn Giăng Phrôlô cối xay của
chúng ta, cậu học trò bé nhỏ hôm trước, người bộ hành mà ai ai cũng luôn luôn
chắc chắn bắt gặp khắp nơi ở Paris, trừ trước bàn giảng giáo sư.
Hắn khẽ nói với gã bạn Rôbanh Puxơpanh đang cười cợt bên cạnh,
trong khi hắn bình phẩm những cảnh xảy ra trước mắt:
- Này, Gianơtông. Bụi bậm kia kìa. Đứa con gái xinh đẹp của
thằng cha đại lãn ngoài chợ Mới!
- Đây rồi xem, thế nào lão ta củng trừng phạt con bé! Lão chẳng
còn có tai mắt gì nữa. Mười lăm xu bốn đơniê tiền Paris, vì tội đeo những hai
chuỗi hạt! Kể hơi đắt. Lex durí carminis(1\ - Ai thế kia nhỉ? Rôbanh Siép Đờ
Vin, thợ áo giáp chăng? - Đã từng dự thi và đỗ bằng thợ cả trong nghề ư? - Đó
là tiền vào cửa của hắn ta. - 0 kìa! Hai quý tộc giữa đám vô lại! Egiê Đờ
Xoăng, Huytanh Đờ Mayi. Hai kỵ sĩ, corpus Christif[71]. Chà! Họ chơi xúc xắc.
Bao giờ mới thấy mặt hiệu trưởng của chúng ta ở đây nhỉ. Một trăm đồng livrơ tiền
Paris là tiền phạt nộp cho nhà vua! Lão Bácbơđiên nện bừa như thằng điếc - hắn
chẳng điếc sẵn là gì! - Mình chỉ muốn thành ông phó chủ giáo, nếu việc đó cấm
được mình đánh bạc, đánh bạc ban ngày, đánh bạc ban đêm, sống vì cd bạc, chết
vì cờ bạc, đem cả linh hồn ra đánh bạc sau khi đã gán cả áo lót! - Lạy Đức mẹ,
sao lắm con gái thế! Hết con này đến con khác, hỡi bầy chiên của ta! Ambroadơ
Lêquye! Idabô La Paynét! Bêrácđơ Girônanh! Lạy Chúa, mình quen hết tụi nó! Phạt!
Cứ phạt! Có thế mới chừa cái tội đeo thắt lưng vàng! Phạt mười xu tiền Paris,
này mấy ả làm dáng! - Ôvcái mõm già lão thẩm phán, hắn đã điếc lại ngu! Ô
Phloriăng đồ bị thịt! 0! Bácbơđiên con vạc! Kìa hắn ngồi vào bàn! Hắn ăn bên
nguyên, hắn ăn vụ án, hắn chén, hắn nhai, hắn nhồi, hắn nhét, phạt vạ, di vật,
phí tổn, án phí, tiền, thù lao, ngoại phụ, tiền bồi thường tổn thất, tra khảo,
giam cầm, tù ngục và cộng thêm tụng phí, tất cả đối với lão chỉ là bánh ngọt
Giáng sinh và bánh hạnh nhân ngày lễ Xanh Giăng! Xem kìa con lợn! - Thôi được!
Lại thêm một mụ đa tình nữa! Tibô Thảm lông bò, không hơn không kém! - Vì tội
đi ra từ phố Glatinhi!
- Thằng nào thế kia? Giéphroa Mabon, cung thủ hiến binh. Nó
réo gọi tên Chúa cha. - Phạt mụ Thảm lông bò! Phạt thằng Giéphroa! - Phạt cả
hai đứa! Lão giả điếc! Có lẽ lão lẫn lộn hai việc mất rồi! Đánh cuộc mười ăn một
lầ thế nào lão cũng phạt con đĩ về tội chửi đổng và phạt gã hiến binh về tội
làm tình. Xem kìa, Rôbanh Puxpanh! Chúng sắp dẫn ai vào thế kia? Sao lắm cảnh vệ
thế! Ôi Thượng đế! Cả bầy chó săn đều đủ mặt. Chắc là con mồi to nhất của cuộc
săn. Một con lợn lòi. - Đúng là con lợn lòi, Rôbanh, con lợn lòi thật! - Mà lại
là con kếch xù nữa! Hercỉế1}! Đúng là ông hoàng hôm qua, vị Cuồng đãng giáo
hoàng, gã kéo chuông, tên chột, tên gù, cái mặt nhăn nhó của chúng ta! Đúng là
CadimôđôL.
Quả thật nó...
Đúng là Cadimôđô bị cột kỹ, buộc ghì, trói gô, thít chặt và
canh gác cẩn mật. Toán cảnh vệ giải nó do chính vị hiệp sĩ đội trưởng chỉ huy,
mặc áo thêu huy hiệu Pháp quốc trên ngực và thêu huy hiệu thành phố trên lưng.
Trừ sự tàn tật, Cadimôđô chẳng còn gì trong người để biện minh cho những gươm
giáo, súng ống tua tủa như vậy. Nó ủ rủ, lặng lẽ và bình tĩnh. Chỉ thỉnh thoảng
nó mới thâm hiểm và tức tối liếc con mắt độc nhất nhìn mớ dây trói chằng chịt
trên người,
Nó nhìn chung quanh cũng bằng con mắt đó nhưng ngầu đục và lờ
mờ, đến nỗi bọn đản bả cũng chi trỏ cho nhau xem để cười.
Trong khi đó, quan thẩm phán Phloriăng chăm chú giở tập hồ sơ
tố giác Cadimôđô, do viên lục sự đưa lên, lão xem qua rồi ra vẻ suy nghĩ một
lát. Nhờ sự thận trọng này đã thành thói quen, mỗi lần sắp hỏi cung, lão biết
trước tên tuổi, nghề nghiệp, tội trạng của bị can, đáp lại bằng câu định sẵn về
lời khai định sẵn và thoát khỏi mọi rắc rối của cuộc hỏi cung, mả không để lộ
mình điếc. Hồ sơ vụ án đối với lão cũng giống con chó đối với người mủ. Nếu
tình cờ tật điếc thỉnh thoảng có lộ ra bằng cái câu chất vấn khó hiểu hoặc câu
hỏi lí nhí, có người cho là sâu sắc, có kẻ lại nghĩ là ngu xuẩn. Trong cả hai
trường hợp, danh dự tòa án đều không hề tổn thất; vì một thẩm phán thả được tiếng
ngu xuẩn hoặc sâu sắc, còn hơn điếc. Cho nên, lão tìm mọi cách che giấu tật điếc
trước mắt mọi người, thường thường lão thành công đến mức chính mình cũng có ảo
tưởng không điếc. Điều đó thật ra cũng dễ hơn ta tưởng. Mọi anh gù đều vươn cổ
lên, mọi anh ngọng đều ba hoa, mọi anh điếc đều nói nhỏ. Còn về phần lão, lão
chỉ thấy tai mình hơi nghễnh ngãng. Đó là nhượng bộ duy nhất lão có thể chấp nhận
trước dư luận công chúng, vào những lúc thành khẩn và tự vấn lương tâm.
Sau khi nghiền ngẫm kỹ vụ Cadimôđô, lão ngả đầu ra ghế và lim
dim đôi mắt, cho có vẻ thêm oai nghiêm và vô tư, thành ra lúc đó lão vửa điếc lại
vừa mù. Nếu không có hai điều kiện này, lão đã chẳng thành một thẩm phán hoàn hảo.
Vối thái độ oai vệ đó, lão bắt đầu thẩm vấn:
- Họ tên?
Nhưng đây là trường hợp chưa được "pháp luật quy định",
trường hợp một người điếc thẩm vấn một người điếc.
Không có gì báo trước cho Cadimôđô biết câu hỏi đó nhằm vào
mình, nên hắn cứ tiếp tục nhìn chằm chằm ông thẩm phán. Ông này, cũng điếc và
không gì báo trước cho biết là can phạm điếc, tưởng hắn đã trả lời, như mọi can
phạm thường làm như vậy, nên hỏi tiếp đầy vẻ đĩnh đạc máy móc và ngớ ngẩn:
- Tốt lắmỗ Bao nhiêu tuổi?
Cadimôđô cũng chẳng trả lời câu hỏi đó. Ông thẩm phán tưởng hắn
đã trả lời, lại hỏi tiếp:
- Bây giờ tới nghề nghiệp?
vẫn im lặng như thường. Nhưng cử tọa bắt đầu xì xào và nhìn
nhau.
- Thế là đủ, ông thẩm phán cho là can phạm trả lời xong câu hỏi
thứ ba, cứ nghiễm nhiên nói tiếp: "Can phạm bị buộc tội trước tòa: thứ nhất,
làm náo động ban đêm; thứ nhì, có hầnh động bất chính với một người đàn bà
điên, in praejudictum meretrícis[72]; thứ ba, chống đối và gian manh đối với
các cung thủ ngự lâm quân. Can phạm hãy giải thích mọi việc đó. - Lục sự, ông
đã ghi đầy đủ những lời can phạm cung khai từ nãy đến giờ chưa?"
Nghe câu hỏi bất ngờ đó, cử tọa phá lên cười, từ lục sự tới
công chúng, cười ầm ĩ, điên cuồng, lan tràn, đồng loạt, làm cả hai gã điếc cũng
phải nhận thấy. Cadimôđô nhô cái bướu lên, quay lại, nét mặt khinh khỉnh, còn
thầy Phloriăng, cũng ngạc nhiên không kém và cho rằng can phạm đã trả lời hỗn
láo làm cho mọi người cười, cứ xem nó nhún vai thế kia đủ rõ, liền tức giận tra
hỏi:
- Anh hề kia, anh vừa trả lời một câu hỏi đáng tội treo cổ đấy.
Anh có biết anh đang nói với ai không?
Câu hỏi cáu kỉnh càng không làm trận cười chung giảm bớt. Mọi
người thấy câu hỏi quá ngô nghê và vớ vẩn, trận cười lây sang cả hai cảnh vệ
tòa án Pácloa Ô Buốcđoa, loại quân hầu đầy tớ ngu độn như nhau. Riêng có
Cadimôđô vẫn giữ vẻ nghiêm trang, vì lẽ nó chẳng hiểu gì về mọi chuyện đang xảy
ra chung quanh. Ông thẩm phán, càng tức tối hơn, tưởng mình phải tiếp tục theo
giọng điệu cũ, hy vọng lầm can phạm run sợ, do đó tác động tới cử tọa và kéo họ
trở lại trang nghiêm như cũ.
- Tên lưu manh trộm cướp kia, như thế là ngươi dám xúc phạm tới
vị thẩm phán tòa Satơlê, vị pháp quan phụ trách cảnh sát nhân dân địa hạt
Paris, có nhiệm vụ điều tra về hình sự, thường sự và mọi vụ phạm pháp, kiểm
soát mọi ngành nghề và ngăn cấm đầu cơ độc quyền, duy trì đường sá, cấm chỉ
buôn bán lẻ gầ vịt nhà nuôi hay gà vịt rừng, kiểm tra đo lường củi đốt và các
loại gỗ khác, tẩy uế thành phố sạch bùn rác, tẩy uế không khí sạch bệnh truyền
nhiễm, luôn luôn chăm nom mọi lợi ích công cộng, tóm lại một câu ỉà không có lương
bổng, cũng chẳng hy vọng thù lao gì! Ngươi có biết ta tên là Phloriăng
Bácbơđiên, phụ tá chính thức của ngài đô trưởng, hơn nừa còn kiêm chánh cẩm, điều
tra viên, kiểm soát viên và thanh tra viên với quyền hạn ngang nhau ở tòa đô
chính, tòa án, quản thủ và chung thẩm!...
Chẳng có lý do gì khiến người điếc nói với một ngườị điếc phải
ngừng lờiễ Có trời mà biết Phloriăng đang khua mái chèo cao đàm hùng biện, sẽ
ghé bến vảo lúc nào và ở đâu, nếu cánh cửa nhỏ ở cuối phòng không đột nhiên mở
ra để đích thân ngài đô trưởng bước vào.
Thấy đô trưởng tới, thầy Phloriăng không hề lúng túng ngửng lời,
mả quay gót nửa vòng, đột nhiên hướng về đô trưởng những lời biện thuyết vừa mới
giáng xuống đầu Cadimôđô trước đó:
- Bẩm đức ông, - lão nói, - tôi trân trọng yêu cầu tòa kết án can phạm có mặt tại đây, vì tội xúc phạm nặng và kỳ quặc đối với tòa.
Rồi lão hỗn hễn ngồi xuống, lau mô hôi ro từng giọt lớn như
nước mắt trên trán, làm ướt cả tập hồ sơ trải trước mặt. Rôbe Đ’Extutơvin cau
mày rồi giơ tay đe Cadimôđô thật oai nghiêm và đầy ý nghĩa, làm gã điếc cũng hiểu
đôi chút.
Ông đô trưởng nghiêm khắc hỏi:
- Tên vô lại kia, mày phạm tội gì mà phải giải tới đây?
Gã khốn nạn cho rằng đô trưởng hỏi tên nó bèn phá vỡ thói
quen im lặng và trả lời bằng giọng khàn khàn từ trong cổ họng:
- Cadimôđô.
Câu trả lời chẳng ăn nhập gì với câu hỏi làm mọi người cười ầm
lên, khiến ông Rôbe tức đỏ mặt, thét lên:
- Đồ mặt dày mày dạn, mày dám trêu cả tao nữa ư?
- Kéo chuông ở nhà thờ Đức bà, - Cadimôđô đáp, tưởng thẩm
phán hỏi Ĩ1Ó làm nghề gì.
- Kéo chuông à! - Ông đô trưởng từ sáng dậy đã cáu kỉnh sẵn,
như đã kể ở trên, cho nên chẳng cần nhừng câu trả lời kỳ quặc như vậy chọc tức
thêm. - Kéo chuông hả? Tao sẽ cho gậy gộc nó rung chuông ngay trên lưng mảy giữa
ngã tư thành phố. Đồ vô lại, mày hiểu chưa?
- Nếu tòa muốn biết tuổi tôi, - Cadimôđô đáp,
- hình như tôi được hai mươi tuổi vào ngày lễ Xanh Máctanh
này.
Thế này thì quá lắm, ông đô trưởng không chịu đựng nổi nữa.
- A, thằng khốn nạn! Mày dám nhạo báng cả tòa. Cảnh vệ cầm
roi, hãy điệu tên nảy tới giàn bêu tủ ở quảng trường Grevơ, đánh cho Ĩ1Ó một trận
rồi quay cho nó một giờ. Lạy Chúa! Cho nó biết tay ta và ta truyền bản án này
phải được đi rao, củng bốn lính kèn kèm theo, tại bảy khu vực lãnh địa thuộc đất
đai tử tước Paris.
Viên lục sự liền thảo luôn bản án.
- Lạy Chúa chết tiệt! Xử với xiếc hay thật! - Gã học trò nhỏ
Giăng Phrôlô cối xay đứng trong đó thốt lên.
Ông đô trưởng quay lại, cặp mắt nảy lửa hằm hằm nhìn
Cadimôđô:
- Hình như thằng khốn kiếp còn rủa Chúa chết tiệt nữa! Lục sự,
phạt thêm mưdi hai đơniê tiền Paris vì tội chửi rủa và chia cho xưởng Xanh
Ơxtasơ một nửa số tiền đó. Ta đặc biệt tôn sùng thánh Ơxtasơ.
Vài phút sau, bản án thảo xong. Nội dung thật giản dị và ngắn,
Thủ tục tại tòa đô chính và lânh địa tử tước Paris hồi đó chưa được chánh án
Tibô Bayê và luật sư hoầng gia Rôgiê Bácnơ nghiên cứu. Khi đó, thủ tục chưa bị
ngăn cản bởi một rừng rậm các mánh khóe và lề thói mâ hai nhà luật học đó dựng
lên từ đầu thế kỷ mười sáu. Mọi cái lúc bấy giờ còn rõ ràng, minh bạch. Người
ta đi thẳng tới đích và lập tức thấy ngay bánh xe quay tủ, đài treo cố hoặc giản
bêu tù ở cuối mỗi con đường không bụi rậm, chẳng ngả rẽ. ít nhất cũng biết mình
đi đâu.
Lục sự trình bản án cho đô trưởng, ông này áp triện rồi đi
ra, tiếp tục tới các công cán tại các tòa khác, với tâm trạng, khiến hôm đó, khắp
các nhà tủ ở Paris phải chật ních tội nhân, Giăng Phrôlô và Rôbanh Puxơpanh
cùng che miệng cưdi. Cadimôđô nhìn mọi việc, thái độ vừa thản nhiên vừa kinh ngạc,
Trong khi đó, vào lúc thầy Phloriăng Bácbơđiên đến lượt mình
phải đọc bản án để ký tên, viên lục sự thấy thương hại gã tội nhân khốn khổ vầ
hy vọng xin giảm nhẹ cho nó, nên ghé sát tận tai viên thẩm phán rồi chỉ
Cadimôđô và bảo:
- Anh ta bị điếc.
Y hy vọng cảnh đồng bệnh tương liên sẽ khiến thầy Phloriăng
quan tâm cứu giúp tội nhân. Nhưng trước hết, chúng ta đã nhận thấy thầy
Phloriăng không muốn người ta biết mình điếc. Sau nữa, ông nặng tai đến nỗi
không nghe thấy một lời nào của viên lục sự nói với mình; nhưng ông ta ra vẻ
nghe rõ và đáp:
- Ra thế à! Nếu vậy lại khác. Nào tôi có biết đâu. Trong trường
hợp này, phạt thêm nó một giờ bêu tủ nữa.
Rồi lậo ký bản án được sửa đổi như vậy.
Rôbanh Puxpanh vốn thù ghét Cađimôđô, bảo:
- Hay lắm, thế cho nó chừa cái thói hung bạo với mọi người.
II. HANG CHUỘT
Xin mời bạn đọc trở lại quảng trường Grevơ, mà hôm qua ta đã
củng Gringoa rời đi để theo sau Exmêranđa.
Lúc đó mười giò sáng. Tất cả đều sặc mùi hôm sau ngày hội, Mặt
đường đầy rác rưởi, dải lụa, giẻ rách, lông cắm mũ, sáp ở đuốc rỏ xuống, thức
ăn thừa dân chúng bỏ lại. Rất nhiều thị dân đi lượn phố, như ta thường nói, lấy
chân đá những thanh củi đã tắt của đám lửa liên hoan, say sưa ngắm ngôi Nhà cột,
nhớ lại những màn cửa đẹp treo đó hôm qua, bây giờ chỉ còn lại cái thú cuối
cùng ngắm mấy chiếc đinh. Bọn bán rượu táo và rượu bia lăn thủng qua đám đông.
Vài khách bộ hành vội vã qua lại. Người bán hàng đứng trước cửa tiệm để trò
chuyện hoặc gọi nhau í ới. Ngày hội, các sứ giả, Côppơnôlơ, Cuồng đãng giáo
hoàng, được nhắc tói trên mọi cửa miệng. Ai nấy đua nhau chê bai và cười đùa.
Trong khi đó bốn cảnh vệ cưỡi ngựa tới đứng gác ở bốn góc giàn bêu tủ, đã lôi
kéo được một đám khá đông dân chúng đang tản mạn trên quảng trường, lại tụ tập quanh
họ, đám này đành cam chịu đứng yên tại đó và rất buồn chán, với hy vọng được
xem một vụ xử tội nhẹ.
Sau khi ngắm cảnh tượng linh hoạt và ồn ào diễn ra khắp mọi
nơi trên quảng trường, nếu bây giờ bạn đọc đưa mắt nhìn ngôi nhà cổ xưa, nửa
gôtích, nửa rôman, ở tháp Rôlăng, nơi góc bd sông phía tây, bạn đọc có thể nhận
thấy trong một góc của mặt tiền tòa nhà, một cuốn kinh công cộng lớn được tô điểm
lộng lẫy, có mái hiên nhỏ che mưa và chấn song sắt ngăn kẻ cắp, nhưng vẫn có thể
giở từng trang. Cạnh cuốn kinh là khung cửa sổ tò vò hẹp, có hai thanh sắt bắt
chéo chữ thập chắn ngang, mở ra quảng trường, chiếc cửa duy nhất để lọt chút
không khí và ánh sáng vào căn phòng nhỏ không cửa, được xây lấn vào trong bức
tường dày của tầng dưới tòa nhà cổ; căn phòng tràn đầy vẻ bình yên càng lạnh lẽo
hơn, vẻ lặng lẽ càng ảm đạm hơn, nếu so với quảng trường công cộng đông đúc và
náo nhiệt nhất Paris, đang chen chúc, ồn ào khắp chung quanh.
Căn phòng đó nổi tiếng ỏ Paris từ ba thế kỷ nay, do Rôlăng
phu nhân ở tháp Rôlăng để tang cha tử trận trong thập tự chinh, đã sai khoét
vào trong vách tường tòa nhà riêng rồi mãi mãi tự giam mình tại đây; tòa nhà
lâu đài đã được đem cúng cho kẻ nghèo và Chúa, bà chỉ giữ lại căn phòng đó, cửa
ra vào được bịt kín còn cửa sổ bỏ ngỏ suốt mùa hè cũng như mủa đông. Quả thực,
người đàn bà buồn khổ đã chờ đợi cái chết suốt hai mươi năm trong căn nhà mồ
làm sẵn, ngày đêm cầu nguyện cho vong linh cha, bà ngủ ngay trên đống tro,
không có lấy hòn đá gối đầu, bà khoác bao tải đen, sống toàn bằng của bố thí
sau khi đã bố thí hết của cải, nhờ lòng thương xót của khách qua đường để lại
cho mẩu bánh và bát nước trên thành cửa sổ. Khi chết, lúc dời sang nhà mồ khác,
bà vĩnh viễn để lại quyền thừa hưởng căn phòng cho các phụ nữ đau buồn, các bả
mẹ, vợ góa hoặc gái chưa chồng cần luôn luôn cầu nguyện cho người khác hoặc cho
mình, và muốn tự chôn sống trong nỗi đau khổ lớn hoặc nặng lòng sám hối. Các kẻ
khó thời đó đã long trọng đưa ma bà bằng nước mắt và lời chúc phúc, nhưng họ rất
lấy làm tiếc là cô gái mộ đạo đã không được suy tôn thành thánh chỉ vì thiếu kẻ
nâng đỡ. Trong bọn họ, có vài kẻ hơi kém đức tin, hy vọng việc này sẽ được thực
hiện trên thiên đường còn dễ hơn ở La Mã, nên họ chỉ cầu nguyện Chúa xót thương
người chết mà chẳng cần tới giáo hoàng, số đông đảnh chỉ tưởng nhớ bả Rôlăng
linh thiêng và giữ mớ quần áo rách làm thành tích. Để tưởng niệm bà, về phần
mình, thảnh phố cũng làm một cuốn sách kinh công cộng, được gắn cạnh cửa sổ căn
buồng, để khách qua đường thỉnh thoảng dừng lại, dù chỉ định cầu nguyện thôi,
mà cầu nguyện lại buộc phải nhớ tới bố thí, do đó các bà tu kín nghèo được thừa
hưởng căn buồng của bà Rôlăng, không đến nỗi bị chết đói và bỏ quên hẳn.
Ớ các thành phố thời trung cổ, loại nhà mồ đó thực ra không
hiếm lắm. Ngay giữa dãy phố đông đúc nhất, ngay giữa cái chợ màu sắc sặc sỡ và ầm
ĩ nhất, có khi đúng dưới chân ngựa, dưới bánh xe, người ta thường gặp một nhà hầm,
một cái giếng, một gian nhà nhỏ tường bịt kín và rào chấn song, dưới đó một người
ngày đêm cầu nguyện, tự ý hiến mình để suốt đòi kêu xin chuộc tội giải oan. Trước
cảnh tượng kỳ lạ đó, cái buồng giam kinh khủng, một khâu nối tiếp giữa nhà ở và
nhà mồ, giữa nghĩa trang và khu phố, con người tách khỏi cộng đồng người sống
và từ nay cới như thuộc về người chết, ngọn đèn cháy nốt giọt dầu cuối củng
trong bóng tối đó, mảnh đời còn lại leo lét dưới hố đó, hơi thở, tiếng nói, lời
cầu nguyện vĩnh viễn trong cái hộp đá đó, khuôn mặt mãi mãi ngoảnh về thế giới
bên kia, con mắt đã sáng ánh mặt trời khác, vành tai áp vào vạch mộ đó, linh hồn
giam hãm trong thể xác, thể xác giam hãm trong hầm tối và dưới hai lớp vỏ da thịt
và đá cứng đó là một linh hồn đau khổ rì rầm, mọi cái đó đã gợi cho chúng ta
bây giờ bao nhiêu ý nghĩa, nhưng hồi đó không hề được đám đông để ý. Lòng mộ đạo
thiếu suy xét và thiếu tinh tế cửa thời đó không nhìn thấy lắm khía cạnh như vậy
trong một hành vi tôn giáo. Họ hiểu sự việc gộp chung một khối và tôn sủng, thờ
kính, nếu cần thì phong thận sự hy sinh đó, nhưng không ai phân tích các đau đớn
và cũng rất ít mủi lòng thương hại. Thỉnh thoảng họ đem lại ít thực phẩm cho kẻ
tu khổ hạnh khốn nạn, nhìn qua lỗ hổng xem còn sống hay chết, chẳng cần biết
tên tuổi hắn ta, cũng chẳng nhớ rõ hắn bắt đầu chết từ bao năm nay rồi, nếu có
khách lạ hỏi gì về bộ xương còn sống đang mục nát trong hầm, người chung quanh
chỉ trả lời, nếu là đàn ông: - "một lão tu kín"; nếu là đàn bà:
- "một mụ tu kín".
Thời đó, người ta nhìn nhận mọi cái đều như vậy, không siêu
hình, không quá đáng, không kính phóng đại, bằng mắt thường. Kính hiển vi còn chưa
được phát minh, cho những gì thuộc về vật chất cũng như tinh thần.
Tuy nhiên, dù không mấy ai còn chiêm ngưỡng, các tỉ dụ về lối
tự giam hãm như vậy ngay giữa đô thị thực ra vẫn khá phổ biến, như đã nói ở
trên, ỏ Paris có khá nhiều biệt phòng như vậy để cầu Chúa và sám hối: hầu hết đều
có ngưdi tu ỏ rồi. Quả thực, giáo hội luôn chăm lo, không để các phòng đó vắng
người, để như vậy hóa ra gieo tiếng tín đồ bớt mộ đạo, cho nên khi thiếu kẻ tu
khổ hạnh, họ nhốt người hủi vào. Ngoài biệt phòng ở quảng trường Grevơ, còn có
một cái ở Môngphôcông, một cái ở nhà xác tại nghĩa trang Ixôxăng, một cái khác
tác giả không còn nhớ ở đâu, hình như ở nhà Clisông thì phải. Còn nhiều biệt
phòng nữa ở nhiều nơi khác, còn thấy dấu vết trong truyện cổ, vì thiếu công
trình kiến trúc. Khu đại học cũng có một biệt phòng riêng. Trên đồi Xanhtơ
Giơnơvievơ, một người thuộc loại cùng khổ thời trung cổ, trong ba mươi năm liền,
đã tụng bảy bài thánh ca khổ hạnh trên một đống phân, dưới suối nước ngầm, cứ tụng
đi tụng lại mãi, ban đêm càng tụng to hơn, magna voce per umbras[73], và bây giờ
nhà sưu tầm đồ cổ tưởng còn nghe thấy tiếng ngưòi đó khi bước vào phố Giếng biết
nói.
Trở lại câu chuyện về căn phòng ở tháp Rôlăng, xin nói ngay
nó chưa bao giờ vắng bóng nữ tu kínẳ Từ ngày bả Rôlăng chết, căn phòng rất hiếm
lúc bỏ không một hoặc hai năm. Nhiều bầ đã tới đó than khóc thân nhân, người
yêu hoặc tội lỗi cho đến lúc chết. Thói tinh quái của dân Paris, gặp cái gì
cũng dính vào, ngay cả những chuyện ít liên quan tới họ, cho rằng ở đó rất ít
thấy quả phụ.
Theo thdi thượng hồi đó, một chú thích bằng tiếng Latinh được
ghi trên tường, chỉ cho khách qua đường có học biết về tác dụng tu hành của biệt
phòng. Tập quán này được duy trì mãi tới giữa thế kỷ mười sáu, dùng một câu
châm ngôn ngắn viết trên cửa ra vào để giải thích một tòa nhà. Cho nên tại
Pháp, ta còn đọc thấy ngay phía trên khung cửa xép của nhà giam ở tư dinh lãnh
chúa Tuavin: Siỉeto et spera[74]; tại Ái Nhĩ Lan, dưới huy hiệu treo trên cổng
lớn của lâu đài Photexquy: Forte scutum, saỉus ducum{2'1; tại Anh trên cổng
chính tòa lâu đài hiếu khách của các bá tước Côppơ: Tuum eséS). Vì thời đó mỗi
tòa nhà lầ một tư tưởng.
Vì căn phòng xây kín ở tháp Rôlăng không có cửa ra vào, cho
nên người ta khắc bằng chữ lớn kiểu rôman ở phía trên cửa sổ hai từ:
TU, ORA[75]
Dân chúng vốn thực tế, chẳng cần nhìn sự vật quá tinh tế và sẵn
sàng dịch Ludovico Magno[76] thảnh Cổng Xanh Đờni, đã gọi căn hầm tối đen và ẩm
thấp đó là Hang chuột[77]. Một chú giải có lẽ không cao cả bằng cái tên Latinh
nhưng trái lại, thú vị hơn.
III. CHUYỆN CHIẾC BÁNH RÁN MEN BỘT NGÔ
"Vào thời kỳ xảy ra chuyện này, biệt phòng ở tháp Rôlăng
đang có người ở. Neu bạn đọc muốn biết đó là ai, xin hãy lắng nghe câu chuyện
giữa ba người đàn bả mau mồm mau miệng; trong khi bạn đọc đang chú ý tới Hang
chuột, cả ba cũng đi về đúng phía đó, ngược từ điện Satơlê lên quảng trường
Grevơ, dọc theo bò sông.
Hai trong ba bà ăn mặc kiểu thị dân khá giả của Paris. cổ áo
trắng mỏng, váy len dệt sọc xanh đỏ, bít tất dệt trắng điểm đường thêu chỉ màu
bó sát chân, giày múi vuông bằng da vàng gót đen và nhất là chiếc mũ, một thứ sửng
trang kim, chằng chịt dải lụa và viền ren, mà phụ nữ vùng Sămpanhơ hiện giờ vẫn
đội, cạnh tranh với bọn lính thị vệ hoàng gia Nga, tất cả cho biết họ thuộc tầng
lớp nhà buôn giàu, đứng giữa hai hạng người mả lũ gia nô gọi là con mụ và phu
nhân. Họ không đeo nhẫn, không đeo thánh giá vàng vầ cũng dễ dàng nhận thấy
không phải vì họ nghèo, mà chỉ do hồn nhiên sợ bị phạt. Bà bạn củng đi, ăn mặc
gần giống như vậy, nhưng trong cách trang sức và điệu bộ có vẻ hao hao thuộc loại
vợ chưởng khế tỉnh nhỏ. Cứ nhìn lối thắt dây lưng cao quá hông cũng đủ rõ bả từ
lâu chưa tới Paris. Lại thêm cổ áo xếp nếp, giày thắt dải lụa, sọc váy may theo
chiều ngang chứ không phải chiều dọc, củng ngàn cái lố lăng khác mà khiếu thẩm
mỹ phải bực mình,
Hai bả kia bước đi theo kiểu đặc biệt dân Paris, muốn cho dân
tĩnh nhỏ thấy thế nào là Paris. Bà tỉnh nhỏ dắt một cậu bé mập mạp, tay cầm chiếc
bánh rán to.
Tác giả rất bực mình phải nói thêm, đang giữa mùa lạnh như thế,
cậu bé lại dùng lưỡi thay khăn tay.
Cậu bé cứ để lôi đi, non passibus aequisa\ như Viếcgin đã
nói, và chốc chốc lại vấp ngã, khiến bà mẹ gắt mắng om sòm. Quả tình cậu nhìn
chiếc bánh hơn nhìn mặt đường. Chắc hẳn có lý do gì nghiêm trọng ngăn cậu bé
không cắn (chiếc bánh), vì cậu chỉ âu yếm nhìn nó thôi. Nhưng lẽ ra bà mẹ phải
cầm lấy chiếc bánh. Quả là ác nghiệt khi bắt thằng bé bụ bẫm phải làm một thứ
Tăngtan[78].
Trong lúc đó, cả ba chị (vì hồi đó tiếng bà chỉ dành cho phụ
nữ quý tộc) củng nói:
- Này chị Mahiét, ta đi nhanh lên, - bà trẻ nhất, củng to béo
nhất, nói với bà tỉnh nhỏ. - Khéo không tới nơi muộn mất. Ở Satơlê, họ bảo tôi
là tên đó sẽ lập tức được dẫn thẳng tới giản bêu tủ.
- 0 hay, chị Uđácđơ Muyxniê, chị nói gì vậy, - bà người Paris
kia nói. - Nó sẽ bị bêu hai giờ. Còn khối thời gian. Này Mahiét, chị được xem
bêu tù bao giờ chưa?
- Rồi, xem ở Remx, - bầ tỉnh nhỏ đáp.
- Úi chà, giản bêu tù ở Remx, ra cái quái gì! Một cái chuồng
tồi tàn chỉ để bêu toàn lũ dân quê. Thấm vảo đâu!
- ơ chợ Hàng da, ở Remx, ai bảo chị là toàn lũ dân quê? -
Mahiét hỏi vặn. - Ở đó, tôi từng thấy vô số tội nhân ghê gớm, từng giết cả cha
lẫn mẹ. Toàn lũ dân quê! Thế chị gọi chúng tôi là người thế nào, hả chị Giécve?
Rõ ràng bà tỉnh nhỏ sắp cáu, tự ái cho giản bêu tủ của tỉnh
mình. Vừa may Uđácđơ Muyxniê, vốn ý tứ, kịp thời lái câu chuyện:
- Này, chị Mahiét, chị thấy các sứ thần xứ Phlăngđrơ thế nào?
Liệu ở Remx có những vị tao nhã như vậy không?
- Thú thật chỉ ở Paris mới được gặp nhừng người Phlăngđrơ như
họ, - Mahiét đáp.
- Chị có thấy ở sứ quán có vị sứ thần làm nghề bán quần chẽn
không? - Uđácđơ hỏi.
- Có, - Mahiét nói. - Trống ông ta như thần Xatuyanơ.
- Còn cái ông to béo, mặt mũi trông như cái bụng để trần? -
Giécve hỏi tiếp. - Cả cái ông loắt choắt, mắt ti hí viền vải tây đỏ, mặt mày
nhăn nheo cau có.
- Chỉ có đàn ngựa là đẹp nhất, được phủ vải choàng theo kiểu
xứ họ, - Ưđácđơ nói.
- Chả! Chị ơi, - bà tỉnh nhỏ Mahiét đến lượt mình lên mặt, ngắt
lòi, - nếu chị được xem lễ đăng quang thì thôi hết nói, lễ cử hành ở Remx vào
năm 61, cách đây mười tám năm, với đoàn ngựa của hoàng thân và của đoàn tủy giá
đức vua! Thôi thì đủ loại vải choàng ngựa; thứ bằng dạ Đama, thứ bằng dạ mịn
kim tuyến lót lông điêu thử trắng, đen; có loại bằng nhung, lót lông chồn trắng;
có loại đính toàn đồ kim hoàn và tua lục lạc lớn bằng vàng và bạc!
Tốn không biết bao nhiêu tiền của! Lại còn bao nhiêu thị đồng
tuấn tú ngồi trên ngựa!
- Dù thế chăng nữa người Phlăngđrơ vẫn cứ có đầy đủ ngựa đẹp
như thường, - bà Uđácđơ lạnh lủng cãi lại, - hôm qua họ còn dự bữa dạ tiệc rất
thịnh soạn với ngài thị trưởng, tại tòa đô chính, quan khách được thết nào kẹo
viên, rượu quế, gia vị và mọi của ngon vật lạ.
- Này chị hàng xóm, chị nói gì lạ vậy? - Giécve thốt lên. -
Các sứ thần dự tiệc với đức hồng y, ở điện Tiểu Buốcbông đấy chứ.
- Không phải, ơ tòa đô chính!
- Đúng mà. ở điện Tiểu Buốcbông.
- Chính là ở tòa đô chính: - Uđácđơ bực bội cãi lại, - vì bác
sĩ Xcuarablơ đọc diễn văn chào mừng bằng tiếng Latinh khiến các sứ thần rất hài
lòng. Chính chồng tôi là lái sách tuyên thệ đã nói với tôi.
- Chắc chắn ở điện Tiểu Buốcbông, - Giécve đáp lại chẳng kém
gay gắt, - vì thầy quản sự của đức hồng y đã tặng các vị khách như sau: mười
hai chai nửa lít rượu quế trắng, hồng và đỏ; hăm bốn hộp bánh hạnh nhân kẹp
Lyông nướng vàng, củng từng ấy bánh cuốn thừng mỗi chiếc hai cân, và sáu thùng
nhỏ rượu nho xứ Bôn, trắng và hồng, thứ rượu nho ngon nhất hiện có. Chắc như vậy
đủ rõ ràng rồi. Tôi được biết là nhờ nhà tôi làm chỉ huy đại đội ở tòa án
Pacloa 0 Buốcdoa, sáng nay, ông ta có so sánh các sứ thần xứ Phlăngđrơ với các
sứ thần của
Prêtơ Giăng và của Hoàng đế xứ Trêbiđông đã tử miền Lưỡng hà
tới Paris dưới triều tiên đế, tai họ đeo vòng.
- Rõ ràng họ dự tiệc tại tòa đô chính, - 'bà Uđácđơ cãi lại,
dửng dưng trước nnọi tòi phân bày đó, - chưa bao giờ lại lắm thịt và kẹo đến thế.
- Tôi nói để chị biết chính Lơ xếch, tuần cảnh thành phố, đã
hầu bàn cho họ tại điện Tiểu Buốcbông, đúng là chị nhầm mất rồi.
- Tôi đã bảo ở tòa đô chính kia mà!
- Chị ơi, ở điện Tiểu Buốcbông kia! Chính người ta đã dùng
đèn chiếu để soi sáng chữ Hy vọng ghi trên cổng lớn.
- ở tòa đô chính! ớ tòa đô chính! Chả thế mà có cả Huyxông Lơ
Voa thổi sáo!
- Tôi đã bảo không phải!
- Còn tôi bảo đúng the!
- Nhất định không phải!
Bà béo Uđácđơ sắp đáp lại và vụ cãi vã chưa chửng dẫn tới chỗ
túm tóc nhau, nếu Mahiét không đột nhiên reo lên:
- Xem kìa, một bọn người đang tụ tập ở đầu cầu đằng kia! Họ
xúm lại xem cái gì ở giữa đám ấy.
- Đúng thế, tôi nghe có tiếng trống, - Giécve nói. - Có lẽ
con bé Exmêranđa đang làm trò với con dê. Mau lên, Mahiét! Đi nhanh lên, kéo
theo cả cháu nhỏ nữa. Chị lên đây để thăm cảnh lạ Paris.
Hôm qua chị đã thấy các sứ thần Phlăngđrơ; hôm nay phải xem
con bé Ai Cập.
- Con bé Ai Cập! - Mahiét thốt lên, bỗng quay gót trở lại, nắm
chặt lấy cánh tay thằng con. - Lạy Chúa phù hộ! Nó ăn cắp con tôi mất! -
Ơxtasơ, lại đây.
Rồi bà chạy dọc bờ sông về phía quảng trường Grevơ, tới khi bỏ
lại chiếc cầu khá xa phía sau. Còn đứa bé bị lôi xềnh xệch, ngã khuỵu xuống; bà
thở hổn hển, dừng lại. Uđácđơ và Giécve chạy theo tới nơi.
- Con bé Ai Cập đó mà ăn cắp con chị ư? - Giécve nói. - Chị
bày đặt chuyện gì lạ lủng thế.
Mahiét lắc đầu, vẻ lo lắng.
- Điều lạ lùng là mụ tu kín dòng Túi cũng nghĩ hệt như vậy về
bọn đàn bà Ai Cập, - Uđácđơ nhận xét.
- Mụ tu kín dòng Túi là ai vậy? - Mahiét hỏi.
- Ua! - Uđácđơ nói, - dì phước Guyđuylơ chứ ai.
- Nhưng dì phước Guyđuylơ là ai mới được chứ?
- Mahiét hỏi.
- Chị đúng là người ở Remx, cho nên mới không biết chuyện đó!
- Uđácđơ đáp. - Đó là mụ tu kín ở Hang chuột.
- Thế à! Hóa ra chính cái mụ khốn khổ ta đem bánh nảy lại cho
ư? - Mahiét hỏi.
Uđácđơ gật đầu, nói:
- Đúng thế. Lát nữa chị sẽ thấy mụ đó sau cửa sổ trông ra quảng
trường Grevơ. Mụ ta cũng nhìn nhận giống chị về lũ lang thang Ai Cập thường
đánh trống và xem bói cho dân chúng. Không hiểu sao mụ đó lại ghê sợ bọn
danhgariíl) và bọn Ai Cập đến thế. Còn chị, Mahiét, tại sao thoạt trông thấy họ,
chị đã bỏ chạy ngay?
- Ôi! - Mahiét nói, hai tay giữ lấy cái đầu tròn xoe của thằng
bé, - tại tôi không muốn gặp phải cái cảnh đã xảy ra cho Pakét La Săngtờphlơri.
- Chà! Chị Mahiét ơi, chuyện nảy chị phải kể cho chúng tôi
nghe mới được, - Giécve nắm cánh tay bà ta nói.
- Tôi xin kể ngay, - Mahiét đáp, - đúng là tại chị ở Paris
nên không biết chuyện đó! Xin nói để các chị biết - nhưng ta vừa đi vừa nói
chuyện cũng được - Pakét La Săngtơphlơri là cô gái xinh đẹp mười tám tuổi, củng
như tôi lúc đó, tức cách đây mười tám năm, mà cũng lỗi ở cô ta nếu bây giờ cô
ta không như tôi, được trở thành bà mẹ béo tốt, tươi tắn, ba mươi sáu tuổi, có
chồng, có con trai. Và lại, ngay hồi cô ta mới mười bốn tuổi, củng đã lỡ mất rồi!
Cô ta vốn là con gái của Guybéctô, làm nghề hát rong dưới thuyền ở Remx, ông ta
cũng chính là ngưdi từng hát trước mặt vua Sáclơ VII hôm lễ đăng quang, khi nhà
vua xuôi thuyền trên sông Venlơ, từ Xinlơri đến Muydông, có cả lệnh bà Nữ đồng
trinh trên thuyền ngư<2). Pakét còn bé tí thì ông bố già chết; thế là chỉ còn
lại bà mẹ, em gái ông Matiơ Prađông, thợ cả làm đồ đồng, gò xoong nồi ở Paris,
tại đường Paranh Gáclanh, vừa chết hồi năm ngoái. Kể cô ta cũng thuộc gia đình
khá giả đấy chứ. Bà mẹ là người tử tế nhưng chẳng may chỉ dạy cho Pakét biết
chút nghề thêu rua kim tuyến và làm đồ chơi trẻ con, cứ thế cô gái lớn bổng lên
và vẫn rất nghèo. Hai mẹ con ở Remx, bên bờ sông, tại phố Phon Pen. Xin lưu ý
điểm này: tôi cho đó lầ điều làm Pakét khốn khổ. Năm 61, năm làm lễ đăng quang
của vua Luy XI mà Chúa vẫn phù hộ đến nay, Pakét xinh đẹp, vui tươi đến nỗi ai
ai cũng gọi là Săngtơphlơri[79]. - Tội nghiệp cô gái! - Cô có hàm răng đẹp, nên
thích cười để khoe. Thế mầ con gái hay cười sớm muộn rồi sẽ khóc; hàm răng đẹp
làm hại đôi mắt đẹp. Đó chính là cô Săngtơphlơri. Cô ta và bà mẹ sinh sống rất
chật vật. Từ khi ông chồng hát rong chết, cả hai mẹ con đều khốn đốn. Nghề thêu
kim tuyến chỉ kiếm được mỗi tuần chưa đầy sáu đơniê, tức là không tới hai đồng
lya-diều-hâu. Đâu còn thời buổi mà lão Guybéctô chỉ hát một bài trong riêng dịp
lễ đăng quang cũng kiếm được mười hai xu tiền Paris? Một mủa đông - cũng vào
năm 61 đó - hai mẹ con không còn lấy thanh củi, mẩu gỗ, mả trời rất lạnh, làm
da dẻ cô gái Săngtơphlơri càng trắng đẹp hơn, khiến bọn đàn ông gọi cô là:
Pakét! Nhiều kẻ còn gọi là cô Bạch Cúc! Thế là cô gái đâm sa
đọa. - Ơxta'sơ, ai bảo con cắn vào cái bánh như vậy! - Chúng tôi thấy ngay cô
gái hư hỏng rồi, vàơ cái hôm chủ nhật, khi cô ta ổến nhà thờ với chiếc thánh
giá bằng vàng đeo trên cổ. - Mới mưdi bốn tudi đầu! Cốc chị thấy cớ-g&ê
khôngỉ - Thoạt đầu là vị tử tước trẻ (Soócmôngtrơi, có tòa' gác chuông ở cách
Remx ba phần tư dặm; rồi ông Hăngri Đd Triăngcua, quan dạy ngựa hoàng gia; rồi
kém hơn nữa là Sya Đờ Bôliông, cảnh lại vũ trang; rồi cứ thế sa sút tới Ghery
Ôbécdông, hầu bản nhà vua; rồi Maxê Đờ Phrêpuýt, thợ cạo đức Thái tử; rồi
Têvơnanh Lơ Moan, đầu bếp hoàng cung, rồi cứ thế ngày càng già hơn và hèn kém
hơn, cô ta rơi vào tay Ghiôm Raxin đần hát rong và Tiery Đò Me, chủ nhà thổ. Tội
nghiệp cho Săngtơphlơri, thế là cô ta bị chuyển tay đủ hạng người. Cô đã tiêu đến
xu cuối cùng của đồng tiền vàng. Thế rồi ra sao, các chị có biết không? Tới lễ
đăng quang, cũng vào năm 61 đó, chính cô ta phải đón tên trùm trác táng! -
Trong vòng có một năm!
Mahiét thở dải và lau giọt nước mắt ứa ra,
- Chuyện đó có gì lạ lắm đâu, - Giécve nói,- mà chuyện cũng
chẳng có ai ỉà dân Ai Cập và trẻ con cả.
- Khoan đã! - Mahiét nói tiếp; - trẻ con ư, rồi cũng sẽ có một
đứa đấy. - Năm 66, tính tới tháng nầy ngày lễ thánh bà Pôlơ là mười sáu năm rồi,
Pakét đẻ con gái. Cô gái khốn khổ rất vui sướng. Từ lâu cô ta
vẫn mong có con. Bà mẹ, người hiền lảnh tử tế, bấy lâu chỉ biết nhắm mắt làm
ngơ, bà mẹ đã chết. Pakét chẳng có ai trên đời để yêu thương, và cũng chẳng còn
ai yêu thương cô, Trải năm năm sa đọa, Săngtơphlơri đã trở thành con người-khến
khổ. Cô ta sống trơ trọi, trơ trọi giữa cuộc đồi, bị dè bỉu, bêu riếu ngoài phố,
bị cảnh binh đánh đập‘ trẻ con rách rưới chế giễu. Rồi tuổi hai mươi tới: mà tuổi
hai mươi đã là tuổi già đối với loại đàn bà giăng hoa. Cuộc sống phóng đãng bắt
đầu không đem lại tiền bạc cho cô bằng nghề thêu tua kim tuyến ngày xưa; một vết
nhăn xuất hiện là một đồng êquy ra đi; mùa đông trở nên khắc nghiệt với cô, từ
nay củi đốt trở nên hiếm hoi trong lò bếp và bánh mì hiếm hoi trong tẸùng bánh.
Cô không thể làm lụng được nữa, vì càng dâm đãng càng lười biếng, cô còn khốn
khổ hơn nữa vì càng lười biếng lại cảng dâm đãng. - ít nhất cũng bởi lẽ đó mà
cha xứ ở Xanh Rêmi đã giải thích tại sao loại đàn bà đó thường rét hơn và đói
hơn các bà nghèo khổ khác khi trở về già.
- Phải, - Giécve nhận xét, - thế còn dân Ai Cập đâu?
- Khoan đã nào, Giécve! - Uđácđơ nói, không đến nỗi quá sốt
ruột. - Nếu mở đầu mà kể hết ngay, đoạn cuối còn gì nữa! Mahiét, xin chị cứ kể
tiếp. Tội nghiệp cho cô Săngtơphlơri!
Mahiét kể tiếp:
- Thế là cô ta rất buồn rầu, rất khổ sở, nước mắt đầm đìa đến
hóp má. Nhưng sống trong tủi hổ, phóng đãng, trơ trọi, hình như cô sẽ bớt tủi hổ,
phóng đãng, trơi trọi, nếu trên đời còn có gì đó hoặc ai đó khiến cô có thể yêu
thương và yêu thương lại cô gái. Muốn thế phải có đứa con, vĩ chỉ có đứa con mới
đủ thơ ngây trong việc này. - Cô gái nhận ra điều đó sau khi thử yêu một tên ăn
cắp, gã đản ông duy nhất còn đoái hoải đến cô; nhưng chi ít lâu sau, cô nhận thấy
cả tên ăn cắp củng khinh rẻ cô.
- Đối với loại gái giang hồ, chỉ có tình nhân hoặc đứa con mới
lấp đầy trái tim họ. Nếu không, họ sẽ rất khổ. Vì không có nổi tình nhân, cô chỉ
còn thèm muốn có đứa con, và không ngớt cầu xin Chúa ban ơn, vì cô vẫn luôn
luôn mộ đạo. Chúa lòng lành liền thương xót và ban cho cô đứa con gái. Thôi thì
tha hồ khóc lóc, vuốt ve, hôn hít. Cô ta tự cho con bú, làm tã lót bằng chiếc
khăn duy nhất trên giường, chẳng còn biết đói biết rét là gì. Nhờ đó cô đẹp trở
lại. Gái già biến thành mẹ trẻ. Ong bướm trở lại dập dìu, khách làng chơi lại tới
tìm kiếm Săngtơphlơri, món hàng của cô lại có kẻ ưa chuộng, và bấy nhiêu ghê tởm
được cô ta biến thành tã lót, khăn mũ, yếm dãi, áo viền ren và mũ nhỏ xa tanh,
cũng chẳng nghĩ tới chuyện sắm cho mình chiếc khăn khác. - Này cậu Ơxtasơ, tôi
đã bảo không được ăn bánh kia mà - Chắc chắn con bé Anhe - đó là tên đứa trẻ,
tên rửa tội, còn tên họ từ lâu cô
Săngtơphlơri không còn nữa - chắc chắn con bé được quấn dải lụa
và đồ thêu còn hơn cả công chúa xứ Đôphinê! Ngoài ra, con bé còn có đôi giầy nhỏ!
Mà đến vua Luy XI chắc củng chẳng có nổi một đôi tương tự! Chính tay người mẹ
đã khâu và thêu đôi giày, dồn vào đó mọi khéo léo của thợ thêu kim tuyến và mọi
chỉ vàng chỉ bạc của chiếc áo Đức mẹ đồng trinh. Đúng là đôi giày màu hồng xinh
xắn chưa từng thấy. Nó dài không quá ngón tay cái tôi, và phải thấy đôi chân bé
nhỏ của đứa trẻ rút ra khỏi giày, mới tin rằng nó có thể xỏ chân vào được. Quả
tình hai bàn chân bé nhỏ thật nhỏ bé, xinh đẹp, đỏ hồng! Đỏ hồng hơn cả thứ vải
xa tanh may giày! Chị Uđácđơ ạ, khi nào có con, chị sẽ thấy khồng gì đẹp bằng
những bản chân, bàn tay bé bỏng đó.
- Tôi không mong gì hơh, - bả Uđácđơ thở dải, nói.
- Hơn nữa, đứa con của Pakét không phải chỉ có đôi chân xinh
xắn, - Mahiét kể tiếp. - Tôi đã trông thấy con bé hồi nó mới được bốn tháng. Thật
dễ thương! Mắt nó to hơn miệng. Làn tóc tơ đen nhánh rất đáng yêu, đã quăn tít.
Chỉ mười sáu tuổi, Ĩ1Ó sẽ thảnh cô gái tóc huyền bảnh bao lắm! Mẹ Ĩ1Ó mỗi ngày
một thêm mê mẩn vì nó; nào vuôt ve, hôn hít, mơn trớn, tắm rửa, trang điểm, ngắm
nghía nó mãi! Cô ta quay cuồng vì con, thầm cảm ơn Chúa. Nhất ỉà đôi chân hồng
hồng xinh xẻo, đúng là nỗi sững sờ triền miên, niềm vui sướng điên cuồng! Cô ta
không rời môi hôn đôi chân con bé và không hiểu sao chân nó lại bé bỏng đến thế.
Cô ta xỏ chân con vào đôi giày nhỏ, rồi rút ra, ngắm nghía, trầm trồ, soi qua
ánh sáng, thương hại đôi chân đứa con chập chững bước đi trên giường và sẵn
sàng suốt đdi quỳ gối để mang giày và tháo giày cho hai bàn chân giống như chân
của Chúa hài đồng.
- Chuyện hay lắm, nhưng chẳng thấy nhắc gì đến Ai Cập cả, -
bà Giécve khẽ nói.
- Thì đây, - Mahiét đáp. - Một hôm, có lũ người cưỡi ngựa
trông thật kỳ dị kéo tới Remx. Đó là bọn người nghèo khổ và hành khất đi lang
thang trong xứ, do các công tước và bá tước của họ lãnh đạo. Nước da họ ngăm
đen, tóc quăn tít, tai đeo khuyên bạc. Đàn bà còn xấu hơn đàn ông. Mặt mày họ
đen nhẻm và luôn luôn phơi trần, mình phủ mảnh vải xác xơ, vai buộc chiếc chăn
củ bằng bao tải, tóc tết đuôi ngựa. Đàn con chạy quẩn quanh chân họ làm khi
cũng phát sợ. Đúng là đoàn người bị rút phép thông công. Bọn họ đi thẳng từ miền
Ai Cập tới Remx, qua Ba Lan. Nghe đồn giáo hoàng đã rửa tội cho họ và bắt họ
chuộc tội bằng cách bảy năm liền phải đi lang thang khắp nơi, không được ngủ
trên giường. Cho nên họ mới mang tên kẻ chuộc tội và người họ hôi thối. Hình
như trước kia họ là người Hồi giáo, cho nên họ mới tin thần Giuypite, và hễ gặp
các tổng giám mục, giám mục và tu viện trưởng có đội mũ mang gậy là họ đòi mười
đồng livrơ tiền Tua. Họ dám làm như vậy vì có sắc lệnh của giáo hoàng. Họ nhân
danh vua xứ Angiê và hoàng đế nước Đức để tới Remx xem bói. Các chị thừa biết
như thế cũng đủ để họ bị cấm không được vào thành phố. Thế là cả bọn đành vui vẻ
hạ trại ở gần cổng Bren, trên ngọn đồi có cối xay, cạnh dãy phố các mỏ phấn trắng
cũ. Dân thành Remx liền lũ lượt kéo đi xem đoản người đó. Họ xem tướng tay và
nói toàn chuyện tương lai kỳ lạ. Họ dám tiên đoán Giuyđa sẽ trở thành giáo
hoàng. Trong khi đó, có tin đồn ghê gớm là họ chuyên bắt cóc trẻ con, cắt túi
và ăn thịt người. Kẻ khôn ngoan bảo bọn dại dột: "Đủng tới đó", nhưng
lại lén lút đến một mìnhễ Thật là một cuộc kích động. Vì rõ ràng họ nói những
điều đến đức hồng y cũng phải kinh ngạc. Các bà mẹ hết sức hãnh diện về con
cái, từ khi các mụ Ai Cập đọc chỉ tay của chúng thấy đủ mọi phép lạ, viết bằng
chữ của kẻ vô thần và người Thổ Nhĩ Kỳ. Bà này có con làm hoàng đế, bà kia có
con làm giáo hoàng, bà nọ có con làm đại úy. Cô gái tội nghiệp Săngtơphlơri
cũng đâm tò mò. Cô muốn biết số mệnh con gái mình và liệu bé Anhe xinh xắn một
ngày kia có trở thành hoàng hậu xứ Acmêni hoặc cái gì khác không. Cô ta bèn bế
con tới cho bọn Ai Cập; lũ đàn bà đó liền ngắm nghía con bé rồi vuốt ve, hôn
hít nó bằng cái miệng đen ngòm, còn trầm trồ khen bàn tay xinh xắn của đứa nhỏ.
Chao ôi! Người mẹ tha hồ vui sướng. Lũ chúng khen ngợi nhất là hai bàn chân
xinh và đôi giày đẹp. Đứa bé chưa đầy một tuổi. Nó đã bập bẹ, cười với mẹ như
con bé điên, bụ bẫm, mập mạp rồi hoa chân múa tay rất đáng yêu như tiên đồng
trên thượng giới. Nó rất sợ bọn đàn bà Ai Cập, òa lên khóc. Nhưng người mẹ hôn
con nhiều hơn và sung sướng ra về với lời tiên đoán tốt lành của bọn thầy bói
nói về bé Anhe. Nó sẽ trở thành cô bé đẹp, hiền ngoan, một bà hoàng. Cô ta liền
quay lại gian gác xép ở phố Phon Pen, rất kiêu hãnh được bế về một bà hoàng.
Hôm sau, nhân lúc con bé còn đang ngủ trên giường mẹ vì hai mẹ con nó ngủ chung
với nhau, cô ta nhẹ nhàng để cửa hé mở rồi chạy đi kể cho bà láng giềng ở phố
Xêsexơri là sẽ có ngày con bé Anhe được mời ăn ở bàn tiệc của vua nước Anh và
quận công Etiôpi, củng vô khối chuyện hay ho khác. Khi quay về, không nghe thấy
tiếng con khóc lúc lên thang gác, cô ta thầm nhủ: "May quá! Con bé vẫn ngủ".
Cô ta thấy cánh cửa mở rộng hơn lúc ra đi, nhưng người mẹ đáng thương vẫn bước
vào và chạy lại giường... - đứa bé không còn đó, giường trống trơ. Không còn dấu
vết gì của đứa trẻ, ngoại trừ một trong hai chiếc giày xinh đẹp. Cô ta lao ra
khỏi phòng, nhảy bổ xuống cầu thang, đập đầu vào tường kêu gào: Con tôi đâu, ai
bắt mất con tôi? Ai cướp mất con tôi? - Phố xá vắng tanh, căn nhà lại biệt tịch,
không ai có thể chỉ cho biết điều gì. Cô ta đi khắp thành phố, lùng sục mọi ngõ
ngách, suốt ngày chạy hết đó đây, điên dại, ngơ ngác, dứ tợn đánh hơi từng cửa
ra vào lẫn cửa sổ như thú dữ mất con. Cô ta hớt hải, đầu tóc rối tung, trông dễ
sợ, và trong khóe mắt ánh lên tia lửa làm khô hết nước mắt. Cô ta ngăn khách
qua đường, đứng lên, lại kêu lên: "Con tôi! Con tôi! Con gái bé bỏng xinh
đẹp của tôi đâu? Ai đem trả con tôi tôi sẽ hầu hạ, xin hầu hạ cả con chó của họ,
nếu muốn ăn tim tôi cũng được". Cô ta gặp cha xứ Xanh Rêmy, nói: Thưa cha,
tôi xin dùng móng tay cày đất, nhưng hãy trả con cho tôi!".- Chị Uđácđơ,
nghe thật đau lòng; chính mắt tôi thấy một ông vốn tính sắt đá, ông biện lý
Pôngxơ Lacabrơ, cũng phải nhỏ nước mắt. - Ôi! Tội nghiệp cho người mẹ! - Buổi tối,
cô ta về nhà. Khi cô vắng nhà, bà láng giềng thoáng thấy hai mụ Ai Cập ôm cái bọc
trong tay lén lên gác, rồi đi xuống khép cửa lại và vội vã lẩn trốn. Họ đi khỏi
rồi, người ta nghe thấy tiếng trẻ khóc trên buồng Pakét. Ngưòi mẹ cười vang,
leo lên thang như mọc cánh, đâm sầm vào cửa như đạn đại bác, bước vào... -
Uđácđơ ạ, quả thật là một vật ghê rợn. Đáng lẽ là con bé Anhe xinh đẹp, hồng
hào, tươi tắn, một ân huệ của Chúa từ bi ban cho họ, thì lại là một thứ quái vật
bé nhỏ, xấu xí, thọt chân, chột mắt, bất thành nhân, đang bò lê trên sàn kêu
khóc. Cô ta kinh sợ lấy tay che mắt. "Ôi!
- Cô ta thầm nhủ, - không biết có phải bọn phù thủy đã hóa
phép biến con ta thành quái vật khủng khiếp này chăng?". Mọi người vội
mang đứa bé thọt đi nơi khác. Neu không người mẹ phát điên lên mất. Đó là đứa
con quái đản của mụ Ai Cập nào đó đi lại với quỷ sứ. Nó khoảng bốn tuổi, nói thứ
tiếng không phải tiếng người; đó là những tiếng không thể gọi là tiếng nói. -
Cô Săngtơphlơri chỉ còn biết ôm ấp chiếc giầy nhỏ, vật duy nhất còn lại của tất
cả những gì yêu mến. Cô ta ngồi chết lặng hồi lâu, chẳng hề nói năng, than thở,
tưởng như chết rồi. Đột nhiên, cô run bắn người lên, cuồng dại hôn hít kỷ vật rồi
khóc òa nức nở như thể trái tim vừa tan nát. Thật tình tất cả chúng ta cũng phải
khóc theo. Cô ta kêu lên: "Ôi! Con gái bé bỏng của mẹ! Con gái xinh đẹp của
mẹ! Bây giờ con ở đâu?" - Nghe mà não lòng. Cứ nhớ tới tôi cũng ứa nước mắt.
Các chị biết đấy, con cái là tủy là xương của chúng ta.
- Ơxtasơ tội nghiệp của mẹ! Con tôi xinh trai quá đi mất!
Cháu nó ngoan lắm kia, các chị ạ! Hôm qua nó bảo tôi con muốn lớn lên làm hiến
binh. Ôi! Ơxtasơ của mẹ! Neu mẹ mà mất con! - Cô Săngtơphlơri bỗng nhiên đứng dậy,
chạy khắp thành Remx, gào lên: "ơ trại bọn Ai Cập! ơ trại bọn Ai Cập! Cảnh
sát đâu, thiêu chết ngay bọn phủ thủy" - Bọn Ai Cập đi mất rồi. - Đêm tối
đen. Không đuổi theo bọn họ được. Hôm sau, cách Remx hai dặm, trong rừng thạch
thảo giữa Gơ và Tinloa, người ta tìm thấy dấu vết một đống lửa lớn, vài dải lụa
của đứa con gái của Pakét, những giọt máu và phân dê. Đêm vừa qua lại đúng đêm
thứ bảy. Chẳng còn gì phải nghi ngd, đúng là bọn Ai Cập đã mở dạ hội trong rủng
và đã ăn thịt con bé cùng với Diêm vương, như tụi Hồi giáo vẫn làm. Khi
Săngtơphlơri được tin khủng khiếp đó, cô không khóc, chỉ mấp máy môi định nói
mà không nói nổi. Hôm sau, tóc cô ngả bạc. Hôm sau nữa, cô ta mất tích.
- Câu chuyện quả là kinh khủng, - Uđácđơ nói,
- đến một gã xứ Buốcgônhơ cũng phải khóc!
- Bây giờ tôi không còn lấy làm lạ là chị khiếp sợ bọn Ai Cập
đến thế, - Giécve tiếp lời.
- Lúc nãy, chị dắt Ơxtasơ chạy đi như vậy, xem ra rất phải, -
Uđácđơ nói thêm, - vì bọn Ai Cập nảy củng từ Ba Lan tới.
- Không phải đâu, - Giécve nói. - Nghe nói họ từ Tây Ban Nha
và Catalônhơ tới.
- Catalônhơ ả? Có lẽ đúng. - Uđácđơ đáp. - Pôlônhơ,
Catalônhơ, Valônhơ, tôi cứ lẫn lộn mãi ba tỉnh đó. Có điều chắc chắn họ đúng
ngirời Ai Cập.
- Và hẳn phải có răng khá dải để ăn thịt trẻ con, - Giécve nói.
- Tôi chẳng ngạc nhiên là con Exmêranđa cũng ăn chút ít thịt trẻ con, tuy vẫn
làm ra vẻ thanh cảnh. Con dê trắng của nó làm trò rất tinh quái, chắc phải có
chuyện bậy bạ gì đó bên trong.
Mahiét lặng lẽ bước đi. Bà ta đang mải mê mơ tưởng, cơn mơ
như nối tiếp câu chuyện đau lòng và chỉ chấm dứt sau khi truyền đi sự rung động,
từ nhịp rung này tới nhịp rung khác, đến các thớ thịt cuối cùng trong tim.
Nhưng Giécve đã cất tiếng hỏi:
- Thế người ta không biết về sau Săngtơphlơri ra sao ả?
Mahiét không đáp. Giécve nhắc lại câu hỏi, lắc tay bà bạn và
gọi tận tên. Mahiét như sực tỉnh khỏi cơn mơ.
- Săngtơphlơri về sau ra sao à? - Bà ta bất giác nhắc lại câu
hỏi vừa vang ngân mơ hồ bên tai; rồi gắng chú ý tới ý nghĩa câu hỏi, bà nhanh
nhảu nói:
- Ô! Chẳng ai biết nừa.
Ngừng một lát, Mahiét nói tiếp:
- Có ngưdi bảo trông thấy cô ta ra khỏi Remx vào lúc chạng vạng
tối, qua cửa ô Phlêsembôn; có kẻ lại bảo là vảo lúc tảng sáng, đằng cửa ô cũ
Badê. Một người nghèo tìm thấy chiếc thánh giá bằng vàng của cô ta treo trên
cây thánh giá bằng đá ở thửa đất vẫn họp hội chợ. Chính vật báu này đã làm hại
đời cô ta vào năm 61. Đó là tặng vật của tử tước đẹp trai Coócmôngtrơi, người
tình đầu tiên. Pakét không bao gid muốn rời nó, dù nghèo khốn đến đâu. Cô quý
nó như đời mình. Cho nên khi thấy chiếc thánh giá bỏ đó, ai cũng nghĩ cô ta chết
rồi. Tuy nhiên, nhiều người ở Cabarê Lê Văngtơ lại nói trông thấy cô ta đi chân
không trên sỏi đá, ở con đường lên Parisử Nhưng nếu nói vậy, cô ta phải ra bằng
cửa ô Venlơ, mà mọi cái đó lại không ăn nhập với nhau. Hoặc nói đúng hơn, tôi
cũng tin quả thật cô ta đã đi ra bằng cửa ô Venlơ nhưng là đi ra khỏi thế giới
này.
- Tôi không hiểu chị định nói gì, - Giécve bảo.
- Venlơ là con sông, - Mahiét trả lời, mỉm cười buồn bã.
- Tội nghiệp cho Săngtơphlơri! Chết đuối ư? - Uđácđơ run rẩy
hỏi.
- Chết đuối rồi! - Mahiét nhắc lại. - Khi vừa hát vửa thả con
thuyền theo dòng nước trôi ngang dưới cầu Tanhcơ, có ai dám nói với ông già
Guybectô là một ngày kia, Pakét, cô con gái thân yêu của ông, cũng sẽ đi ngang
dưới cầu này, nhưng không tiếng ca mầ cũng chẳng có thuyền!
- Thế còn chiếc giày nhỏ? - Giécve hỏi.
- Cũng biến mất theo người mẹ! - Mahiét đáp.
- Tội nghiệp chiếc giày! - Uđácđơ nói.
Uđácđơ là một bà to béo và đa cảm, rất thích
được cùng Mahiét than thở. Nhưng Giécve tò mò hơn, vẫn muốn hỏi
thêm.
- Còn con quái vật? - Bà ta đột nhiên hỏi Mahiét.
- Quái vật nào? Mahiét lại hỏi.
- Con quái vật nhỏ Ai Cập mà bọn phủ thủy để lại ở nhà
Săngtơphlơri để đánh đổi lấy con bé ấy! Họ đã làm gì nó. Tôi chắc các bà cũng
đem nó trôi sông nốt.
- Không đâu, - Mahiét đáp.
- Sao hả? Chắc đem thiêu sống phải không? Kể ra làm như vậy
đúng hơn. Một đứa bé phù thủy.
- Không trôi sông mà cũng chẳng thiêu sống, chị Giécve ạ. Đức
tổng giám mục quan tâm đến đứa trẻ Ai Cập, đã trừ tà và ban phép lành cho nó, rồi
gửi tới Paris để đặt lên chiếc giường gỗ ở nhà thờ Đức bà làm đứa trẻ vô thừa
nhận.
- Mấy ông giám mục đó thật lắm chuyện! - Giécve làu bàu nói.
- Vì họ thông thái nên họ toàn làm khác người. Này Uđácđơ, chị thấy chưa, ai lại
đặt quỷ sứ vào chỗ trẻ vô thửa nhận bao giờ! Vì rõ ràng thằng bé quái vật là quỷ
sứ rồi. - Này Mahiét, thế họ đã làm gì nó ờ Paris? Tôi chắc chẳng có kẻ từ tâm
nào nhận nuôi.
- Tôi không rõ, bà dân thành Remx đáp. Đúng vào dịp đó, chồng
tôi mua được chân lục sự ở Bơruy, cách thành phố hai dặm, rồi chúng tôi củng
không để ý tới chuyện đó nữa; và lại, trước mặt Bơruy có hai ngọn đồi Xécnay,
che khuất cả tháp chuông nhà thờ lớn thành Remx.
Vừa đi vừa nói chuyện, ba bả thị dân đáng kính đã tới quảng
trường Grevơ. Mải trò chuyện, các bà đi thẳng không dừng lại trước cuốn kinh
công cộng ở tháp Rôlăng, cứ vô tình bước tới giàn bêu tù mỗi lúc một đông người
xúm quanh. Chắc hẳn cảnh tượng đang thu hút mắt mọi người lúc đó, làm ba bà
quên bẵng mất Hang chuột cùng dự tính dừng lại đó, nếu chú bé mập mạp sáu tuổi
Ơxtasơ, đang bị Mahiét lếch thếch kéo đi, không đột nhiên nhắc tới vật cầm tay:
- Mẹ ơi, - nó nói, như có linh tính báo cho biết đã đi qua
Hang chuột, - bây giờ con ăn bánh được chứ?
Nếu Ơxtasơ khôn ngoan hơn, nghĩa là bớt tham ăn, nó sẽ đợi
thêm, và chỉ lúc quay về đến nhà, ở Khu đại học, tại nhả thầy Augđry Muyxniê,
phố Mađam La Valăngxơ, lúc đã được hai nhánh sông Xen và năm chiếc cầu ở Khu
thành cũ ngăn cách
Hang chuột với chiếc bánh, tới lúc đó nó hay rụt rè đưa ra
câu nói:
- Mẹ ơi, bây gid con ăn bánh được chứ?
Cũng câu hỏi đó, trót dại dột đưa ra lúc bấy giờ, làm Mahiét
sực nhớ, kêu lên:
- Thôi chết, ta quên mất bà tu kín rồi! Chị chỉ cho tôi Hang
chuột, để tôi mang bánh lại.
- Được thôi, - Uđácđơ nói. - Đây là chuyện làm phúc.
Đó là điều Ơxtasơ không tính tới.
- Thì đây, bánh đây này! - Nó nói, lần lượt nhún hai vai tới
tận tai, trong trường hợp nảy, là dấu hiệu giận dỗi ghê gớm.
Ba bà quay lại, khi tới gần ngôi nhả ở tháp Rôlăng, Uđácđơ bảo
hai bả kia:
- Cả ba chúng ta không nên cùng một lúc nhìn vảo hang, e làm
bả tu kín dòng Túi sợ hãi. Hai bà hãy giả vờ đọc kinh dominus } trong cuốn
kinh, để tôi ngó vào cửa sổ một tí. Bà tu kín có hơi quen tôi. Khi nào tới được,
tôi sẽ ra hiệu cho các chị.
Bà ta một mình đi tới cửa sổ. Lúc nhòm vảo, nét mặt bả lộ vẻ
vô cùng thương hại, khuôn mặt vui tươi, cởi mở, đột nhiên biến đổi hẳn sắc thái
như từ dưới ánh nắng đi vào ánh trăng. Mắt bà rớm lệ, miệng mếu máo như sắp
khóc, Lát sau, bà
1. Dominus: Chúa.
đặt ngón tay lên môi, ra hiệu cho Mahiét lại gần mà xem.
Mahiét xúc động, lặng lẽ, rón rén lại gần, như tới bên giường
người hấp hối.
Quả thật là cảnh tượng buồn thảm đang diễn ra trước mắt hai
người, khi họ im lìm, nín thở, nhìn qua cửa sổ chấn song của Hang chuột.
Căn phòng chật hẹp, chiều ngang rộng hơn chiều sâu, trần hình
cung nhọn, nhìn bên trong khá giống chóp mũ lễ lớn của giám mục. Trên nền đá
lát trống trơn, ỏ một góc, có người đản bầ đang ngồi, đúng ra là ngồi xổm. cằm
tì lên đầu gối, hai cánh tay khoanh lại ghì chặt lấy ngực. Bà ta ngồi co quắp,
mình khoác bao tải nâu hằn nếp rộng, phủ kín toàn thân, tóc dải chớm bạc xõa xuống
trước mặt, chảy dài xuống tận chân; thoạt nhìn, hình thủ bà ta trông thật kỳ dị,
cắt trên nền tối gian phòng thành thứ hình tam giác đen xạm mà tia sáng chiếu
qua cửa sổ in rõ thành hai màu, một tối một sáng: Đó là thứ bóng ma nửa sáng nửa
tối, như thường thấy trong mộng và trong tác phẩm kỳ quái của Gôia, mờ nhạt, bất
động, rùng rợn, ngồi xổm trên mộ hoặc tựa lưng vầo cửa sắt ngục tối. Nó không
ra đàn bả, không ra đản ông, cũng chẳng phải người sống, chẳng có hình khối xác
định: chỉ là một hình thủ; một thứ ảo ảnh hỗn hợp cả cái thật lẫn cái hư, như
bóng tối và ánh sáng, Dưới làn tóc buông xõa tới đất, thấp thoáng khuôn mặt
trông nghiêng hốc hác và nghiêm nghị; manh áo dài để lộ đầu bàn chân không, bíu
lấy nền đá cứng lạnh. Chút hình hải lấp ló sau cái vỏ tang tóc khiến ta rủng
mình.
Hình thù như gắn liền với nền đá lát có vẻ không cử động,
không ý nghĩ, không hơi thở. Sau bao tải mong manh, giữa tháng giêng, nằm sóng
soài không chăn đệm trên nền đá cứng, chẳng đốt lửa, trong bóng tối ngục kín có
khung cửa sổ chéo chỉ để lọt từ bên ngoài vào gió lạnh chứ không bao giò có ánh
nắng, hình thù như không khổ sở, thậm chí không cảm xúc. Có thể nói nó hóa đá củng
ngục tối, hóa băng cùng thời tiết. Đôi tay chắp lại, cặp mắt đăm đăm. Thoạt
nhìn tưởng đó là bóng ma, nhìn lại, tưởng đó là pho tượng.
Tuy nhiên, cặp môi xanh xám thỉnh thoảng hé mở lại thở phào
và run lên, nhưng cũng khô héo và tự động như lá lay trưốc gió.
Tuy nhiên từ cặp mắt ảm đạm bật ra tia nhìn, một tia nhìn khó
tả, tia nhìn sâu thẳm, rủng rợn, sững sờ, luôn nhìn chằm chằm vào góc phòng mà
ta đứng ngoài không trông thấy; một tia nhìn như thu hút mọi ý tưởng đen tối của
linh hồn đau khổ đó vào một vật gì bí hiểm.
Đó là con người mang tên tu kín do nơi ở, và dòng Túi do
khoác bao tải.
Giécve cũng tới đứng cạnh Mahiét và Uđácđơ, cho nên cả ba củng
nhìn qua cửa sổ. Đầu họ ngăn bớt ánh sáng lọt vào phòng; vậy mà con người khốn
khổ hình như cũng chẳng để ý gì tới ba người che khuất cửa.
Uđácđơ khẽ bảo:
- Đừng quấy rầy bà ta, bà ta đang say mê cầu nguyện.
Nhưng Mahiét mỗi lúc một lo ngại thêm, ngắm nhìn cái đầu hốc
hác, héo úa, rối bù và cặp mắt đẫm lệ. Bả thầm thì:
- Kể cũng lạ thật.
Bả lách đầu qua chấn song cửa và nhìn được vào tận góc phòng,
nơi cặp mắt con người khốn khổ vẫn đăm đăm dán vào.
Khi rút đẩu ra, khuôn mặt bà đầm đìa nước mắt. Bà hỏi Uđácđơ:
- Chị bảo tên người đản bà nảy là gì?
Uđácđơ trả lời:
- Chúng tôi gọi là dì phước Guyđuylơ.
- Còn tôi, - Mahiét nói, - tôi gọi là Pakét La Săngtơphlơri.
Rồi đặt ngón tay lên miệng, bà ra hiệu cho Uđácđơ đang kinh
ngạc, hãy thò đầu qua cửa sổ mà xem.
Uđácđơ nhìn vảo và thấy ở góc phòng, nơi con mắt bà tu kín
đang âm thầm mê mẩn ngó nhìn, một chiếc giày nhỏ bằng vải sa tanh hồng thêu đủ
thứ kim tuyến và ngân tuyến.
Sau Uđácđơ đến lượt Giécve nhìn vào, thế là cả ba bà cùng ngắm
nhìn bà mẹ đau khổ rồi òa lên khóc.
Tuy nhiên bả tu kín vẫn không hề để ý tới mọi cái nhìn lẫn tiếng
khóc. Hai bàn tay bà vẫn chắp lại, cặp môi nín câm, đôi mắt đăm đăm và đối với
những ai biết chuyện, nhìn thấy chiếc giày xinh xắn nọ, hẳn phải tan nát cõi
lòng.
Cả ba bả chưa nói lời nào: họ không dám, dù chỉ nói thầm. Sự
im lặng to lớn, nỗi đau khổ to lớn, niềm lãng quên to lớn mà tất cả đều biến mất,
ngoại trừ một vật, làm ba người có cảm tưởng đứng trước chính diện của một ngày
lễ Phục sinh hoặc Giáng sinh. Họ nín lặng, trầm ngâm, sẵn sàng quỳ xuống cầu
nguyện. Họ thấy như vửa bước vào giáo đường đúng ngày Bóng tối.
Cuối cùng, Giécve, người tò mò nhất do đó ít xúc động nhất, gắng
gợi chuyện bà tu kín:
- Dì phước ơi! Dì phước Guyđuylơ ơi!
Bà gọi đi gọi lại tới ba lần, mỗi lần mỗi to hơn. Bả tu kín
không nhúc nhích. Không một lời, không ngước nhìn, không hơi thở, không dấu hiệu
sống.
Đến lượt Uđácđơ gọi dịu dàng và âu yếm hơn:
- Dì phước ơi! Dì phước Thánh bà Guyđuylơ ơi!
vẫn im lặng và bất động như cũ. Giécve thốt lên:
- Cái bà này thật kỳ quặc! Giá đem súng thần công tới bắn bên
tai cũng chưa chắc bầ ta động lòng!
- Có khi bả ta điếc. - Uđácđơ thở dài nói.
- Không chừng mủ nữa, - Giécve thêm.
- Mả có khi chết rồi, - Mahiét tiếp lời.
Có điều chắc chắn nếu linh hồn chưa rời thể xác bất động, ngủ
yên, hôn mê đó, ít nhất nó cũng đã rút lui và ẩn trốn tận nơi sâu thẳm mà giác
quan bên ngoài không thâm nhập tới được.
Uđácđơ bảo:
- Thôi đành để lại chiếc bánh bên cửa sổ. Khéo không thằng
nhãi nào lại lấy mất. Làm thế nào đánh thức được bà ta bây giờ?
Ơxtasơ từ nãy đến giò mải xem con chó lớn kéo chiếc xe nhỏ vừa
đi ngang qua, bỗng nhận thấy ba bà dẫn nó đi đang nhìn gì qua cửa sổ, riêng nó
cũng tò mò, trèo lên một mốc đá, kiễng chân và áp khuôn mặt tròn xoe, đỏ hồng
vào khung cửa, kêu lên:
- Mẹ ơi, con cũng nhìn thấy!
Nghe thấy tiếng trẻ trong trẻo, tươi mát, lanh lảnh, bà tu
kín bỗng giật mình. Bà quay đầu lại, cử chi cứng nhắc và đột ngột như lò xo
thép, hai bàn tay dài trơ xương gạt mớ tóc rũ xuống trán rồi chằm chằm nhìn đứa
trẻ bằng cặp mắt kinh ngạc, chua chát, tuyệt vọng. Tia mắt chỉ thoáng qua như
ánh chớp. Bà giấu mặt vảo đầu gối, đột nhiên kêu lên, tiếng nói khàn khàn như
xé rách lồng ngực mà thoát ra:
- Trời đất ơi! ít nhất cũng đừng đem con của người khác đến
trêu ta!
- Chào bác ạ! - Đứa trẻ nghiêm trang nói.
Nhưng phút xúc động hầu như làm bà tu kín sực tỉnh. Toàn thân
run rẩy từ đầu đến chân, răng đánh lập cập, đầu hơi ngẩng lên, hai khuỷu tay kẹp
lấy hông, tay nắm lấy chân như để sưởi ấm, bà nói:
- Ôi! Rét quá!
- Tội nghiệp, bà có cần chút lửa sưởi không? - Ưđácđơ thương
xót, hỏi.
Bà ta lắc đầu từ chối, Uđácđơ chìa cái chai, nói:
- Này, có chút rượu quế đây, uống cho ấm bụng. Bà uống đi.
Bà ta lại lắc đầu, nhìn Ưđácđơ chằm chằm và đáp:
- Cho tôi ngụm nước.
- Không, bà ạ, nước không phải là thức uống tháng giêng, -
Uđácđơ nài ép. - Nên uống chút rượu quế, rồi ăn chiếc bánh rán men bột ngô
chúng tôi làm riêng cho bả đây.
Bà ta gạt chiếc bánh Mahiét đưa ra và bảo:
- Cho tôi bánh mì đen.
- Này bà, - đến lượt Giécve cũng động lòng tử thiện, cởi chiếc
áo len ngắn, nói - chiếc áo ngoài này ấm hơn cái của bà. Bà hãy choàng thêm lên
vai.
Bà ta từ chối chiếc áo cũng như chai rượu và chiếc bánh, và
đáp:
- Cho tôi cái bao tải.
- Thế bà không thấy hôm qua chả là ngày hội sao? - Bà Uđácđơ
tốt bụng nài ép.
- Tôi biết chứ, - bà tu kín nói. - Đã hai hôm nay, cái vò của
tôi hết sạch nước rồi.
Bà nín lặng giây lát rồi nói tiếp:
- Vì ngày hội nên họ quên tôi, Thế là phải. Tại sao lại bắt
thiên hạ nhớ đến tôi, khi tôi chẳng nghĩ đến họ? Than tắt thì tro lạnh.
Rồi như mệt vì nói nhiều, bà gục đầu xuống gối. Bà Uđácđơ đơn
giản và nhân từ tưởng câu nói cuối cùng của bà ta vẫn là than thở mình bị lạnh,
nên ngây thơ đáp:
- Thế bả có cần chút lửa sưởi không?
- Lửa ư? - Bà tu kín hỏi lại, giọng kỳ lạ, thế bà có đốt được
chút lửa để sưởi cho cả con bé tội nghiệp từ mười lăm năm nay vẫn nằm dưới lòng
đất không?
Tay chân run lên, giọng vang động, mắt lấp lánh, bả quỳ lên.
Bỗng bà giơ bàn tay trắng gầy chỉ đứa bé đang nhìn mình ngơ ngác và thét lên:
- Hãy dắt đứa bé kia đi! Con mụ Ai Cập sắp tới đấy!
Thế rồi bà ta ngã sấp mặt xuống đất, trán đập xuống sàn, như
tiếng đá đụng phải đá. Ba bả kia tưởng bà ta chết mất. Nhưng lát sau, bả cựa quậy
và họ thấy bà bò lê bằng đầu gối và khuỷu tay tới góc phòng có chiếc giày nhỏ.
Thế là họ không dám nhìn vào, không trông thấy gì nữa, nhưng nghe rõ trăm ngàn
chiếc hôn và tiếng thở dài lẫn tiếng kêu xé ruột cùng tiếng thình thịch như đập
đầu vào tường. Rồi sau một tiếng đập, mạnh đến nỗi cả ba củng lảo đảo, họ không
nghe thấy gì nữa, Giécve đánh bạo thò đẩu vào cửa sổ, nói:
- Bà ta tự tử chết rồi chăng? Dì phước ơi, dì phước Guyđuylơ!
- Dì phước Guyđuylơ ơi! - Uđácđơ gọi theo.
- Ôi! Trời ơi! Bà ta không cựa quậy nữa! - Giécve nói, - hay
bả ta chết rồi? - Guyđuylơ! Guyđuylơ!
Mahiét từ nãy nghẹn thở không cất nổi lời, cũng cố gắng bảo:
- Khoan đã! - Rồi bà nhòm qua cửa sổ, gọi - Pakét, Pakét La
Săngtơphlơri.
Đứa trẻ dại dột thổi vào ngòi pháo làm nó nổ trúng mắt cũng
không hoảng sợ bàng Mahiét trước hậu quả của cái tên gọi được đột ngột réo lên
trong căn phòng dì phước Guyđuylơ.
Bà tu kín run rẩy toàn thân, đứng thẳng trên hai bàn chân trần,
mắt tóe lửa nhảy bổ lại cửa sổ, làm Mahiét, Uđácđơ và cả bà kia lẫn đứa trẻ
cũng lùi lại tới lan can bến sông.
Trong khi đó, khuôn mặt thê thảm của bà tu kín dán chặt lấy
dãy chấn song cửa sổ. Bà cười ghê rợn, kêu lên:
- Ô! Ô! Hóa ra con mụ Ai Cập gọi ta!
Vừa lúc đó, cảnh tượng đang diễn ra trên giàn bêu tù liền thu
hút cặp mắt hốt hoảng của bà ta. Trán nhăn lại hãi hùng, bà giơ hai cánh tay
trơ xương ra ngoài cửa sổ, rồi giọng rên rỉ thét lên:
- Hóa ra vẫn là mày, đứa con gái Ai Cập kia! Đồ mẹ mìn dỗ trẻ,
mày gọi tao đó ư! Này quân kia! Tao nguyền rủa mày! Đồ chết tiệt, chết tiệt! Chết
tiệt!
IV. GIỌT LỆ RỎ VÌ GIỌT NƯỚC
Câu nói đó có thể coi như giao điểm của hai cảnh tượng khi ấy
cùng lúc đang song song diễn ra, mỗi cái trên sân khấu riêng, một là cảnh tượng
bạn vừa đọc qua, trong Hang chuột, còn cảnh kia ở trên cầu thang giàn bêu tủ, bạn
đọc sắp được thấy dưới đây. Cảnh đầu chỉ có ba ngưòi đản bà mà bạn đọc vừa quen
biết, làm nhân chứng; cảnh sau có tất cả công chúng làm khán giả, mà trên kia
ta đã thấy tụ tập ở quảng trường Grevơ, quanh giàn bêu tủ và đài treo cổ.
Đám đông mà bốn cảnh binh từ chín giờ sáng đã tới canh gác ở
bốn góc giản và hứa hẹn một vụ xử nhục hình xứng đáng, chắc không phải treo cổ,
mả chỉ đánh roi, xẻo tai, tóm lại một vụ gì đó, đám đông lớn lên rất nhanh, làm
bốn cảnh binh bị xô lấn gần quá, đã nhiều lần thấy cần phải dồn họ lại, như người
ta thường nói hồi đó, bằng hàng loạt gậy nện xuống và mông ngựa xô đi.
Đám lê dân, được giữ trật tự trong khi chờ đợi nhục hình công
diễn, không tỏ vẻ quá sốt ruột. Họ giải trí bằng cách nhìn lên giàn bêu tù, một
công trình xây dựng rất sơ sài gồm có khối vuông bằng gạch cao khoảng mười bộ,
bên trong rỗng. Một bậc thềm thẳng đứng bằng đá tảng được mệnh danh rất hay là
câu thang, dẫn lên sân thượng, trên đó thấy chiếc bánh xe bằng gỗ sồi đặt nằm
ngang. Tù nhân bị trói quì gối trên bánh xe, hai tay quặt ra sau lưng. Một cây
trụ, do máy cuốn dây giấu ở bên trong căn nhà nhỏ làm chuyển động, kéo theo chiếc
bánh xe, luôn ở vị trí nằm ngang, do đó lần lượt phơi bày mặt tội nhân ra khắp
mọi phía quảng trường. Như vậy gọi là quay bảnh xe một tội phạm.
Như bạn đọc đã thấy, giàn bêu tù ở quảng trường Grevơ còn kém
xa vẻ ngoạn mục so với giàn ở phố Chợ. Chẳng có vẻ gì là kiến trúc. Cũng không
chút đồ sộ. Chẳng có mái với thập tự sắt, chẳng có đèn lồng bát giác, chẳng có
hàng cột mảnh mai vươn lên sát mái, mở thành đỉnh cột hoa lá, chẳng có ống máng
hình quái vật kỳ dị, chẳng có rui mè chạm trổ, chẳng có hình điêu khắc tinh vi
khắc sâu vào đá.
Đành phải bằng lòng với bốn mặt tường đá xây củng hai tấm lá
chắn trang trí bằng gạch men, và chiếc đài treo cổ tồi tàn bằng đá, gầy guộc và
trần trụi, ở ngay cạnh.
Cuộc thưởng ngoạn này thật quá tủn mủn đối vói người yêu
thích kiểu kiến trúc gôtích. Đúng là không ai tò mò chú ý tới đền đài bằng các
vị ưa dạo chơi lang thang trong thời trung cổ, thế mà họ cũng ít quan tâm tới vẻ
đẹp của giàn bêu tù.
Mãi sau tội phạm mới tái, bị trói vào sàn xe, rồi khi được
đưa lên sân thượng, lúc tứ phía quảng trường đều trông thấy rõ hắn bị cột bằng
dây thừng và dây da lên bánh xe giàn bêu tù, quảng trường liền nổi dậy tiếng hò
hét âm vang, xen lẫn tiếng cười, tiếng reo. Mọi người nhận ra Cadimôđô. Đúng là
hắn. Sự thay bậc đổi ngôi thật kỳ lạ. Bị bêu riếu ngay tại cùng một quảng trường
này, nơi hôm qua nó còn được chào đón, hoan hô và suy tôn làm giáo hoàng và quốc
vương bọn cuồng đãng, cùng diễu hành với quận công Ai Cập, vua xứ Tuynơ và
hoàng đế xứ Galilê. Có điều chắc chắn không một đầu óc nào trong đám đông, ngay
cả bản thân hắn, lần lượt được tung hô và bị trừng trị, biết phân định rạch ròi
sự khác biệt đó trong tư tưởng, Gringoa và triết lý của chàng vắng mặt trước cảnh
tượng này.
Lát sau, Misen Noarê, viên thổi kèn tuyên thệ của đức đương
kim hoàng thượng, hạ lệnh cho đám lê dân im lặng và tuyên bố bản án theo thông
cáo và mệnh lệnh của ngài đô trưởng. Rồi y lùi lại phía sau xe cùng bọn người mặc
nhung phục.
Cadimôđô thản nhiên, không hề cau mày. Mọi chống cự đều vô
ích, vì cái mà hồi đó mọi người gọi bằng ngôn ngữ của tòa án hình sự là mãnh liệt
và kiên quyết của sợi dây trói, có nghĩa là dây da và xích nhỏ, chắc hẳn đâ lẩn
sâu vào tận thịt tội nhân. Dù sao đó cũng là một truyền thống của tù ngục chưa
chịu thất truyền, và được các còng tay còn trân trọng duy trì trong chúng ta, một
dân tộc văn minh, hiền hòa, nhân đạo (nghĩa là có nhà giam và máy chém).
Cadimôđô để mặc họ xô đẩy, khiêng quẳng lên bánh xe, trói đi
trói lại mãi. Không thể đoán thấy gì trên nét mặt nó, ngoài vẻ ngạc nhiên man dại
và ngu ngốc, vốn biết nó điếc, mọi người còn cho là nó mù nữa.
BỊ bắt quỳ lên tấm ván tròn, nó lặng lẽ để mặc. Bị lột áo lót
và áo ngoài trần trụi đến thắt lưng, nó củng thây kệ. Bị trói chằng chịt bằng cả
một loạt dây da cùng khóa sắt mới, nó để yên cho mà ghì mà khóa. Chỉ thỉnh thoảng
nó thở phì phò, như con bê thò cái đẩu ra lắc lư bên thành xe hàng thịtẵ
- Thằng ngốc đó chẳng biết gì hơn con bọ hung bị nhốt trong hộp!
- Giăng Phrôlô cối xay nói với thằng bạn thân Rôbanh Puxơpanh (vì dĩ nhiên hai
gã học trò đã đi theo tội nhân).
Đám đông cười ầm khi cái bướu của Cadimôđô phơi trần cùng bộ
ngực lạc đà, đôi vai lông lá đầy chai. Trong lúc mọi người cười vui, một người
mặc nhung phục của thành phố, đáng thấp lùn và khuôn mặt vạm vỡ, leo lên sân
thượng và đứng cạnh tội nhân. Tên hắn nhanh chóng được truyền đi trong đám
đông. Đó là thầy Pie Joóctơruy, đao phủ tuyên thệ của tòa án Satơlê.
Hắn bắt đầu đặt xuống góc giàn bêu tù một chiếc đồng hồ cát
sơn đen, bầu trên đầy cát đỏ đang từ từ chảy xuống bầu dưới, rồi cởi chiếc áo
khoác ngắn, và mọi người thấy tay phải hắn lủng lẳng chiếc roi nhỏ vút, bằng
dây da tết, dài trắng, láng bóng, thắt nút, có đính móng nhọn kim khí. Hắn đưa
tay trái lơ đãng vén cao ống tay áo phải lên tói nách.
Lúc đó, Giăng Phrôlô nghển cao đầu tóc hung và xoắn vượt lên
trên đám đông (nó leo lên vai Rôbanh Puxơpanh để làm việc này), kêu to:
- Hỡi quý ông, quý bà! Xin mời lại xem, ở đây sắp thẳng tay
quất roi thầy Cadimôđô, người kéo chuông của ông anh tôi, đức phó chủ giáo ở
Giôđát, hắn là một thứ kiến trúc kiểu Đông phương kỳ lạ, lưng hình vòm và chân
kiểu cột xoắn!
Đám đông liền cười vang, nhất là trẻ con và con gái.
Thế rồi đao phủ giậm chân. Bánh xe bắt đầu quay. Cadimôđô lảo
đảo trong dây trói, vẻ kinh hoàng bỗng lộ trên khuôn mặt méo mó của nó làm
chung quanh lại cười rộ.
Đúng là bánh xe đang quay chìa chiếc lưng gù của Cadimôđô về
phía Piera, tên này đột nhiên giơ tay lên, mớ dây da nhỏ rít trong không trung
như đàn rắn, rồi hung dữ quất xuống vai kẻ khốn nạn.
Cadimôđô nảy bật người, như bất thần bị thức dậy. Nó bắt đầu
hiểu. Nó quằn quại trong dây trói; các thớ thịt trên mặt, méo xệch vì kinh ngạc
và đau đớn, co lại rất mạnh; nhưng nó không hề kêu lên một tiếng. Nó chỉ quay mặt
lại sau, sang phải, rồi sang trái, đầu lắc lư như con bò mộng bị ruồi trâu đốt
vào hông.
Roi thứ hai tiếp theo roi thứ nhất, rồi roi thứ ba, lại roi nữa,
roi nữa, cứ thế vụt mãi. Bánh xe không ngừng quay vầ roi cứ quất xuống như mưa.
Lát sau máu bật ra, chảy ròng ròng trên đôi vai đen sì của gã tủ, và những sợi
dây da mỏng quay tít xé gió làm vung các giọt máu vào đám đông.
Cadimôđô đã lấy lại vẻ thản nhiên ban đầu, ít nhất cũng bề
ngoài. Thoạt tiên nó còn lặng lẽ và không lộ vẻ giãy giụa mạnh để thử giật đứt
dây trói. Mọi người thấy mắt nó sáng lên, bắp thịt cứng lại, tay chân co rúm và
dây da, xích nhỏ đều căng ra. Sự cố gắng thật mạnh mẽ phi thường, tuyệt vọng:
nhưng các sợi dây cũ kỹ của tòa đô chính vẫn bền dai. Nó chỉ rão ra, có thế
thôi. Cadimôđô gục xuống rũ rượi, vẻ kinh hoàng trên nét mặt được thay thế bằng
nỗi chua chát và thất vọng sâu xa. Nó nhắm con mắt độc nhất, gục đầu xuống ngực,
làm như chết.
Từ đó nó không cựa quậy nữa. Không gì khiến nó cử động được.
Dù máu không ngừng rỏ giọt, dù roi vẫn điên cuồng quất thêm, dù đao phủ tức giận
vẫn tự kích thích và say hành hình, dù tiếng dây da còn sắc nhọn và kêu rít hơn
cả chân loài hút máu.
Sau củng, viên mõ tòa ở Satơlê mặc đồ thâm, cưỡi ngựa ô, đứng
đợi cạnh cầu thang từ lúc bắt đầu xử nhục hình, giơ chiếc gậy gỗ mun về phía đồng
hồ cát. Đao phủ ngừng tay. Bánh xe ngừng quay. Mắt Cadimôđô từ từ mở ra.
Hình phạt roi chấm dứt. Hai tên phụ của đao phủ tuyên thệ lau
sạch đôi vai đầy máu của tội nhân, bôi một thứ thuốc mỡ gì đó khiến mọi vết
thương lập tức khép miệng và khoác lên lưng nó một cái thứ áo màu vàng cắt theo
kiểu áo tế. Trong lúc đó Piera Tooctơruy để cho các dây da đỏ lòm, đẫm máu rỏ
giọt xuống lòng đường.
Chưa phải đã hết mọi chuyện với Cadimôđô. Nó còn phải chịu
thêm một giờ bêu trên giản mà thầy Phloriăng Bácbơđiên đã khéo thêm vào án lệnh
của ông Rôbe Đ’Extutơvin; mọi cái đó góp phần vinh dự to lớn cho cái trò chơi
chữ cố lỗ vừa sinh lý lẫn tâm lý của Giăng Đờ Quymen: Surdus absurdus11'.
Đồng hồ cát được lật ngược và gã gụ bị trói như vậy trên tấm
ván đế công lý được thực hiện tới cùng.
Dân chúng, nhất là về thời trung cổ, ở trong xã hội, cũng giống
như trẻ con ở trong gia đình, Chừng nào họ vẫn còn trong tình trạng ngu dốt ban
đầu, còn ấu trĩ về tinh thần và trí tuệ, ta có thể nói về họ như bàn về con trẻ:
Tuổi mày không biết xót thương.
1. Surdus absurdus: Điếc phi lý.
Tác giả từng cho biết Cadimôđô thường bị ghét bỏ, bởi rất nhiều
lý do, đúng thế. Trong đám đông, khó tìm được một khán giả không có hoặc tưởng
mình không có điều gì đáng phản nàn về thằng gù xấu xa ở nhả thờ Đức bà. Niềm
vui thật phổ biến khi họ thấy nó bị lôi lên giàn bêu tù, rồi vụ hành hạ tàn bạo
mà nó vừa phải chịu cùng tư thế đang nằm thảm hại của nó, không hề khiến đám lê
dân mủi lòng, mà còn trang bị thêm chút vui thú làm họ càng thù ghét nó ác độc
hơn.
Cho nên, sau khi sự công tố trọng tội đã được thỏa mãn, như
các vị đội mũ dải vuông vẫn hay nói ngày nay, bắt đầu tới lượt vô số các vụ trả
thủ riêng, ơ đây củng như trước tòa, đàn bà hay nổi khùng nhất. Ai củng thù
ghét nó, người do nó tai quái, kẻ vì nó xấu xí. Loại sau càng tức tối nó hơn.
- Úi chao! Đúng là bộ mặt phản Chúa! - Một bà nói.
- Đồ phù thủy cưỡi cán chổi! - Bà khác chửi.
- Mặt nó nhăn nhó gớm ghiếc làm sao, - bà thứ ba kêu lên, -
nên mới được bâu làm giáo hoảng cuồng đãng, mả mới vừa hôm qua chứ lâu gì!
- Hay lắm, - một bà giả nói tiếp. - Bây giờ nhăn mặt trên
giàn bêu tù. Bao giờ thì nhăn mặt trên đài treo cổ?
- Này thằng kéo chuông khốn khiếp, bao giờ mày được đội cái
chuông lớn ở trăm bộ dưới đất sâu?
- Thế mầ chính thằng quỷ sứ này vẫn kéo chuông như không đó!
- Ôi! Thằng điếc! Thằng chột! Thằng gù! Con quái vật!
- Gái mặt nó còn lầm đản bầ chửa sảy thai nhanh hơn mọi môn
thuốc!
Còn hai gã học trò, Giăng cối Xay và Rôbanh Puxơpanh, hát ầm
ĩ đoạn điệp khúc dân ca cổ:
Một sợi thùng Cho thằng bị treo cổ Một bó củi Cho thằng cổ
quái!
Trăm ngàn câu chửi rủa trút xuống như mưa, rồi tiếng la ó, lời
nguyền rủa, tiếng cười và thỉnh thoảng dăm hòn đá.
Cadìmôđô điếc, nhưng nó tinh mắt, còn cơn thịnh nộ của dân
chúng cũng lộ rõ trên nét mặt như trong lời nói. Và lại, các hòn đá đủ cắt
nghĩa tiếng cười.
Thoạt đầu, nó giữ được bình tĩnh. Nhưng dần dần sự nhẫn nại,
đã căng thẳng dưới ngọn roi tra tấn, chủng xuống và xẹp hẳn trước lũ sâu bọ
châm đốt. Con bò vùng Axtuyri ít quan tâm đến các mũi tấn công của người đấu bò
tót, lại nổi khủng vì đản chó và những cái châm nhỏ.
Thoạt đầu nó còn thong thả đưa mắt hăm dọa nhìn đám đông.
Nhưng bị trói gô như vậy, tia mắt nó bất lực không xua đuổi nổi đàn ruồi đang
chích vào vết thương. Thế là nó giằng giật dây trói và những giãy giụa điên cuồng
làm bánh xe cũ kỹ ở giàn bêu tù kêu cót két trên ván. Thấy vậy, lời chế giễu và
tiếng reo hò càng tăng thêm.
Thế là gã khốn khổ không rứt đứt nổi chiếc vòng cổ ghìm buộc
con thú dữ, đành trở lại bình tĩnh. Nhưng thỉnh thoảng một tiếng thở dài giận dữ
làm nhô tất cả lồng ngực nó. Mặt nó không có vẻ gì hổ thẹn, ửng đỏ. Nó quá xa
cách trạng thái xã hội và quá gần trạng thái thiên nhiên, để biết thế nào là hổ
thẹn. Và lại, nó quái dị tới mức như vậy thì liệu có cảm thấy được nỗi ô nhục
không? Nhưng phẫn nộ, căm thủ, tuyệt vọng, từ từ phủ xuống khuôn mặt gớm ghiếc
một đám mây mỗi lúc thêm u ám, thêm chất chứa luồng điện đang nổ tung thành
muôn tia chớp trong con mắt của gã khổng lồ độc nhỡn.
Tuy nhiên, đám mây đó quang đãng được một lát, khi có con lừa
đi ngang qua đám đông, do một vị linh mục cưỡi. Lúc trông thấy con lừa và vị
linh mục đó còn ở rất xa, khuôn mặt kẻ tội đồ đáng thương đã dịu hẳn xuống.
Thay vào cơn giận làm co rúm mặt mày là nụ cười kỳ dị, đầy vẻ hiền dịu, nhân hậu,
âu yếm khôn tả. Linh mục càng tới gần, nụ cười càng rõ rệt, nổi bật, rạng rỡ
hơn. Như thể gã khốn khổ chào đón một vị cứu tinh đang tới. Tuy nhiên, khi con
lừa tới gần giàn bêu tù, đủ để kẻ cưỡi nó có thể nhận rõ tội nhân, linh mục liền
cúi nhìn xuống, đột nhiên quay lừa lại, thúc chạy, như vội vã gạt bỏ mọi lời
van xin hèn hạ và chẳng hề quan tâm đến chuyện được chảo hỏi và nhận ra bởi con
quỷ khốn khổ đang trong hoàn cảnh như vậy.
Linh mục đó là phó chủ giáo đức cha Clôđơ Phrôlô.
Đám mây hạ xuống cảng u ám hơn trên khuôn mặt Cađimôđô. Nụ cười
còn sót lại trong khoảnh khắc, nhưng chua chát, thất vọng, vô củng buồn thảm.
Thời gian trôi qua. Nó bị bêu ở đó ít nhất cũng đã một gid rưỡi,
bị đánh đập, hành hạ, chế giễu liên tục và gần như bị ném đá cho chết.
Đột nhiên, nó quay lại vùng vẫy trong dây trói với vẻ tuyệt vọng
gấp bội, làm rung chuyển cả cái giản gỗ đỡ nó và phá tan sự im lặng nó khăng
khăng giữ từ nãy đến giờ, nó thét lên, giọng khàn khàn vầ hung dử, giống tiếng
chó sủa hơn tiếng người kêu, át cả tiếng đám đông reo hò:
- Cho tôi ngụm nước!
Tiếng thét kêu cứu không những không làm đám bình dân đông đảo
thảnh Paris đang vây quanh cầu thang thương hại mà càng tăng thêm thích thú cho
họ và cũng xin nói, nhìn chung cả đám quần chúng và nhìn vào số đông, quả thực
họ cũng không kém độc ác và kém u mê, so với bè lũ hành khất kinh khủng mả tác
giả đã dẫn bạn đọc tới thăm và chỉ đơn giản là tầng lớp thấp nhất trong dân
chúng. Không một lời đáp lại xung quanh tội nhân khốn khổ, trừ tiếng chế giễu
cơn khát của nó. Lúc đó, đúng là nó lố bịch và ghê tởm hơn là tội nghiệp, với bộ
mặt đỏ nhừ đẫm mồ hôi, con mắt ngơ ngác, cái mồm sủi bọt mép vì tức giận và đau
khổ, cái lưỡi thè lè nửa chừng. Cũng phải nói thêm, nếu trong đám đông có ông
bà nào giàu lòng từ thiện định mang tới cho con người đau khổ khốn nạn đó một
chén nước, thì xung quanh bậc thang ô nhục của giản bêu tù, đang có một không
khí thành kiến đối với kẻ tội phạm đáng phỉ nhổ và đáng nguyền rủa, đủ làm cho
vị hảo tâm đó phải lủi bước.
Trong vòng vài phút, Cadimôđô đưa mắt thất vọng nhìn đám đông
và lại gào lên thê thảm hơn:
- Cho tôi ngụm nước!
Mọi người cười 0.
- Uống cái này vậy! - Rôbanh Puxơpanh quát lên vứt vảo mặt nó
miếng bọt biển rơi dưới rãnh. - Đó, thằng điếc khốn nạn! Tao là người trả nợ
mày đấy.
Một bà ném hòn đá vào đầu nó:
- Cho mày từ rày chừa cái tội rung chuông quái quỉ làm chúng
tao thức giấc nửa đêm.
- Nảy con ơi, - một gã thọt thét lên, cố khua chiếc nạng đánh
vào người nó, - mày có còn từ đỉnh tháp cao nhả thờ Đức bà phù phép làm hại
chúng tao nữa không?
- Có cái bát cho mày uống đấy! - Một ông ném cái vò vỡ vào giữa
ngực nó.- Chỉ cần mày đi ngang qua mặt cũng đủ khiến vợ tao đẻ ra đứa con hai đầu!
- Còn con mèo của tao lại đẻ mèo con sáu chân!
- Một mụ già rít lên, cầm hòn ngói ném nó.
- Cho tôi ngụm nước! - Lần thứ ba Cadimôđô lại giãy giụa kêu
lên.
Vừa lúc đó, nó thấy đám đông giãn ra. Một cô gái ăn mặc kỳ lạ
bước tới. Cô gái theo sau có con dê nhỏ lông trắng, sừng vàng chóe và tay cầm
chiếc trống con.
Con mắt Cadimôđô lóe sáng. Đó là cô gái Bôhêmiêng mả đêm trước
Ĩ1Ó định bắt cóc. Nó mơ hồ cảm thấy vì vụ lộn xộn đó mà giờ Ĩ1Ó đang bị trừng
trị; thực ra hoàn toàn không phải vậy, nó chỉ bị trừng phạt bởi cái tội bị điếc
và bị một anh điếc khác xét xử. Nó tin chắe cô gái cũng tới để trả thù và sẽ
đánh nó như mọi ngưdi.
Nó thấy rõ ràng cô ta leo nhanh lên cầu thang. Tức giận và bực
bội làm nó ngột ngạt. Nó chi muốn có cách nào phá đổ giàn bêu tủ và nếu ánh mắt
nó có thể giáng xuống như sét thì cô gái Ai Cập đã tan thành tro bụi trước khi
kịp lên tới mặt bằng.
Không nói một lời, cô gái lại gần tội nhân đang vùng vẫy vô
ích để né tránh, rồi tháo chiếc bình nước ở dây lưng nhẹ nhàng đưa sát vào đôi
môi khô khốc của kẻ khốn khổ.
Lúc đó, trong con mắt đến nay vẫn khô khốc, cháy bỏng, mọi
người thấy một giọt lệ lớn, từ từ lăn theo khuôn mặt méo mó và bấy lâu răn rúm
vì thất vọng. Có lẽ đó là giọt nước mắt đầu tiên của một kẻ bất hạnh chưa lần
nào rỏ lệ.
Nhưng nó quên cả uống. Cô gái Ai Cập sốt ruột khẽ bĩu môi, rồi
mỉm cười ghé chiếc bình vào sát cái miệng đầy răng của Cadimôđô. Nó uống từng
hơi dài. Nó đang khát cháy họng.
Uống xong, kẻ khốn khổ chìa cặp môi đen sì, chắc hẳn định hôn
bàn tay xinh đẹp vừa giúp đỡ nó. Nhưng cô gái, có lẽ không phải không nghi ngại
và chợt nhớ tới âm mưu hung bạo đêm qua, vội rụt tay với cử chỉ khiếp sợ của đứa
trẻ sợ bị con thú cắn.
Gã điếc tội nghiệp liền nhìn cô gái bằng cặp mắt đầy trách
móc và buồn rầu khôn tả.
Bất kỳ ở đâu, cảnh tượng đó cũng cảm động, khi một cô gái
xinh đẹp, tươi tắn, thuần khiết, duyên dáng và đồng thời rất yếu ớt, động mối từ
tâm, chạy tới như vậy, để cứu giúp một kẻ chất chồng đủ nỗi khổ ải, cổ quái và
độc ác. Trên giàn bêu tù, cảnh tượng đó thật siêu phàm.
Cả đám dân chúng cũng phải xúc động và vỗ tay reo hò:
- Nôen! Nôen!
Vừa lúc đó, qua khung cửa sổ Hang chuột, bà tu kín trông thấy
cô gái Ai Cập trên giàn bêu tù và rít lên nguyền rủa thê thảm:
- Con bé Ai Cập chết tiệt kia! Đồ chết tiệt, chết tiệt!
V. KẾT THÚC CHUYỆN CHIẾC BÁNH
Exmêranđa tái mặt, lảo đảo chạy xuống giản bêu tủ. Tiếng bả
tu kín còn đuổi theo.
- Xuống đi! Xuống đi! Con ăn cắp Ai Cập kia, rồi mày sẽ lên lại
đó!
- Bà tu kín dòng Túi lại đang giở quẻ chướng ách, - đám đông
thì thầm; rồi không ai nói gì hơn. Vì loại đàn bá đó ai cũng sợ, khiến họ trở
nên bất khả xâm phạm. Hồi đó, không ai muốn đụng chạm tới kẻ cầu nguyện suốt
ngày suốt đêm.
Đã đến giờ đưa Cadimôđô trở về. Nó được cởi trói còn đám đông
tản đi.
Tới gần cầu Lớn, Mahiét ra về cùng hai bà bạn bỗng dừng lại:
- À này, Ơxtasơ! Cái bánh đâu rồi?
- Thưa mẹ, - đứa bé đáp, - khi mẹ nói chuyện với cái bả ở
trong hang, có con chó to ngoạm vào cái bánh của con. Thế là con cũng ăn luôn.
- Thế nào, cậu xơi hết cả chiếc bánh? - Bà mẹ hỏi lại.
- Thưa mẹ, con chó đấy chứ! Con đã bảo Ĩ1Ó, nhưng nó không chịu
nghe. Cho nên con cũng ngoạm luôn!
- Thằng bé này ghê gớm lắm, - bà mẹ vừa cười vừa mắng con. -
Chị Uđácđơ, chị biết không, một mình nó đã ăn hết cả cây anh đào trong vườn nhà
tôi ở Sáclơrăngiơ. Cho nên ông nội nó mới bảo sau này thế nào nó cũng làm đại
úy - Này cậu Ơxtasơ, lần sau không được thế nữa nhé. - Đi, ông tướng!
QUYẾN BẢY
I. NỖI NGUY HIỂM KHI TIẾT LỘ BÍ MẬT CHO CON DÊ
Vài tuần lễ trôi qua.
Lúc đó đang chiều tháng ba. Mặt trdi mà Đuybácta, vị thánh tổ
cổ điển của lối nói ví von, còn chưa gọi là đại công tước của cắc cây nến, vẫn
không vì thế kém vui tươi tỏa sáng. Đó là một ngày xuân vô củng dịu ấm, đẹp đẽ,
khiến toàn thể Paris tỏa ra khắp các quảng trường và đi dạo phố, vui chơi như
hôm chủ nhật. Vào những ngày sáng sủa, ấm áp và yên tĩnh này, cổng chính nhà thờ
Đức bà cần được ngắm xemệ Nhất là vào một giờ nào đó. Tức là lúc mặt trời xế về
tây. Anh nắng mỗi lúc một xiên ngang, từ từ rút khỏi nền đá lát quảng trường và
leo dọc lên mặt tiền thẳng đứng làm trăm ngàn vết lồi lõm hình tròn nổi bật cạnh
bóng tối của chúng trong khi bông hồng lớn chính đỏ rực như con mắt của vị thần
thợ rèn khổng lồ độc nhỡn bừng sáng ánh lửa bễ lò phản chiếu.
Ta đang ở vào giờ phút đó.
Đối diện với tòa nhà thờ lớn cao vứt, đỏ rực nắng chiều, trên
bao lơn đá xây bên trên cổng chính một ngôi nhà sang trọng kiểu gôtích ở góc quảng
trường và phô Sân nhà thờ, vài cô gái đẹp đang tươi cười trò chuyện, giở mọi
trò duyên dáng và nghịch ngợm. Cứ nhìn tấm voan dài lê thê từ trên chỏm mủ nhọn
đính ngọc trai rủ xuống tận gót chân, cứ nhìn vẻ tinh xảo của chiếc áo thêu che
kín vai, nhưng theo thời thượng đáng yêu hồi đó, lại để lỗ chỗ ngực trần hơi
nhú lên cặp vú xinh đẹp của cô gái trinh, cứ nhìn vẻ căng phồng của lớp váy
trong, còn quý giá hơn cả lớp váy ngoài (thật là cầu kỳ tuyệt diệu!), cứ nhìn
nào the, nào lụa, nào nhung dùng may các thứ đó, nhất là nhìn vào bàn tay trắng
nõn chứng tỏ sự nhàn rỗi và lười biếng, ta cũng dễ dàng đoán ngay họ là những
quý tộc được thừa hưởng gia tài lớn. Đó đúng là tiểu thư Phlơ Đd Lít Đơ
Gôngđơlôriê cùng các bạn, Đian Đơ Gritxtơi Amơlôt Đờ Môngmisen, Côlôngbơ Đờ
Gayơphônten và cô bé Săngsơvriê, tất cả đều là con gái nhà gia thế, lúc đó đang
tụ họp ở nhà bà quả phụ Gôngđơlôriê, nguyên do vì có đức ông Bôgiơ và lệnh bà
phu nhân sắp tới Paris vào tháng tư này để chọn các tùy nữ danh dự cho hoàng
thái tử phu nhân Margơrít, khi mọi người sẽ đến tận Picarđi để nghênh đón lệnh
bà từ tay người Phlăngđrơ. Thế là mọi địa chủ quý tộc ở trong vòng bán kính ba
chục dặm đều tìm cách giành lấy đặc ân đó cho con gái mình và nhiều vị đã gửi
hoặc thân dẫn con tới Paris. Các cô được cha mẹ gửi gắm dưới quyền trông nom
kín đáo và đứng đắn của Alôydơ Đờ Gôngđơlôriê phu nhân, vợ góa viên cựu chi huy
nỗ thủ ngự lâm quân, bà củng cô con gái độc nhất đã lui về sống tại căn nhà ở cạnh
quảng trường trước sân nhà thờ Đức bà, ở Paris.
Bao lơn, nơi các cô gái đang đứng, dẫn vào gian phòng lộng lẫy,
treo thảm da thú xứ Phlăngđrơ màu hung, có in hình hoa lá bằng kim nhũ. Các xả
kèo rạch ngang song song trên trần nhà, được tố điểm vui mắt đủ loại chạm trổ kỳ
lạ bằng sơn màu và thếp vàng. Trên các tủ chè chạm khảm, những đồ men rực rỡ
lóng lánh đâỵ đó: một đầu lợn lòi bằng sứ bày trên cái tủ bát đĩa lộng lẫy, hai
tầng, chứng tỏ chủ nhà là vợ hoặc quả phụ một hiệp sĩ lánh chúa. Trong cùng, cạnh
lò sưởi cao, được tô điểm đủ loại huy hiệu suốt từ trên xuống dưới, ngồi trong
ghế bành lịch sự phủ nhung đỏ là phu nhân Gôngđơlôriê, cả mặt mày lẫn quần áo đều
chưa lộ cái tuổi năm nhăm. Đứng cạnh bà là một chàng trai có vẻ mặt khá bảnh
bao, tuy hơi vênh váo và làm điệu, một gã điển trai mà mọi đàn bả đều bằng
lòng, mặc dù các ông nghiêm nghị và biết xem tướng lại nhún vai. Chàng kỵ sĩ trẻ
tuổi mặc chiếc áo láng bóng của đại úy cung thủ ngự lâm quân, giống hệt áo của
Giuypite, mà bạn đọc đã được ngắm nghía ở quyển một của tập truyện này, cho nên
tác giả miễn phải miêu tả lần thứ hai.
Các tiểu thư một số ngồi trong buồng, một số ngoài bao lơn,
người ngồi trên miếng đệm vuông bằng nhung Uytrếch góc viền kim tuyến, kẻ ngồi
trên ghế đẩu gỗ sồi chạm hoa lá, hình vẽ. Mỗi cô đặt trên đầu gối một góc của
chiếc thảm lớn, để thêu, họ củng làm chung, một đoạn thảm dài kéo lên trên chiếu
trải dưới sàn.
Các cô nói chuyện thầm thì và cười rúc rích, đúng như cảnh
bàn tán của các thiếu nữ khi có mặt một thanh niên trong đám. Còn chàng trai,
mà riêng sự có mặt cũng đủ kích thích mọi tự ái phụ nữ, lại ra vẻ ít quan tâm;
trong khi các cô gái đẹp gắng khêu gợi sự chú ý, chảng trai lại chỉ chăm chú
dùng bao tay bằng da sơn dương đánh bóng chiếc khóa thắt lưng.
Thỉnh thoảng bà phu nhân già lại khẽ nói với chàng trai, còn
anh ta cố gắng trả lời bằng vẻ lễ phép vụng về và gượng gạo. Cứ theo những nụ
cười, những cử chỉ ra hiệu nho nhỏ của bà Alôydơ, những khóe mắt liếc về phía
cô con gái Phlơ Đờ Lít, khi bà nói nhỏ với viên đại úy, ta cũng dễ dàng nhận thấy
việc đính hôn đã đâu vào đó, chắc chỉ còn chuyện cưói xin sắp tới giữa chàng
trai trẻ và cô Phlơ Đd Lít. Và cứ xem vẻ lạnh lùng lúng túng của viên sĩ quan,
cũng dễ thấy ngay, ít nhất về phần anh ta, là ở đây chẳng có chuyện yêu đương.
Tất cả vẻ mặt chàng lộ ra ý tưởng ngượng ngập và buồn chán, mả các thiếu úy
doanh trại hiện nay diễn đạt thật tuyệt diệu bằng câu: Công việc khổ sai chó chết!
Bà phu nhân rất hãnh diện vì con, như một bà mẹ tội nghiệp,
không nhận thấy sự thiếu sốt sắng của viên sĩ quan, càng ra sức khẽ chỉ cho
chàng trai thấy sự vô cùng hoàn hảo của Phlơ Đờ Lít khi nàng cắm mũi kim hoặc gỡ
con chỉ.
- Này, cậu em, - bà vừa bảo vừa kéo tay áo chàng để nói nhỏ
vào tai, - cậu xem kìa! Con bé đang cúi xuống.
- Đúng thế ạ, - chàng trai đáp, rồi lại im lặng lơ đãng và lạnh
nhạt.
Lát sau, chàng lại phải cúi xuống, nghe bà Alôydơ
nói:
- Có bao giờ cậu thấy được một khuôn mặt niềm nở và tươi tắn
như khuôn mặt vị hôn thê của cậu chưa! Chả có ai da lại trắng, tóc lại hung đến
như vậy? Bàn tay nó mới đẹp tuyệt làm sao! Còn cái cổ, có phải đúng là động tác
một thiên nga không? Lắm lúc tôi phát ghen với cậu! Con người tự do bừa bãi như
cậu mà sao lại sung sướng đến thế! Có phải con bé Phlơ Đờ Lít của tôi đẹp đến
mê người, mà cậu cũng đang mê nó phải không?
- Vâng ạ, - chàng đáp, mải nghĩ đi đâu.
- Nhưng cậu tới nói chuyện với em đi, - bà Alôydơ đột nhiên đẩy
vai chàng đi. - Có chuyện gì cứ nói, cứ nói đi. Sao giờ cậu đâm rụt rè thế.
Xin khẳng định với bạn đọc, rụt rè chẳng phải là tính tốt hoặc
tật xấu của đại úyỗ Tuy nhiên chàng cũng gắng làm theo yêu cầu.
- Này cô em xinh đẹp, - chàng lại gần Phlơ Đờ Lít và hỏi, - đề
tài tấm thảm cô đang thêu đây là gì vậy?
- Ông anh tuấn tú ơi, - Phlơ Đờ Lít trả lời, giọng hơi bực
mình, - em đã nói với anh ba lần rồi kia mà. Đó là động Neptuynuýt.
Rõ ràng Phlơ Đờ Lít nhìn thấy dáng điệu lãnh đạm và lơ đãng của
viên đại úy rõ hơn mẹ nhiều. Chàng thấy cần trò chuyện thêm dăm ba câu, nên hỏi:
- Thế cả cái trò hang động này dùng cho ai?
- Cho tu viện Xanh Ăngtoan Đề Săng. - Phlơ Đờ Lít đáp, không
ngước mắt lên.
Đại úy cầm lấy một góc thảm:
- Cô em xinh đẹp ơi, thế chú cảnh binh to béo đang phùng mồm
thổi kèn này là ai vậy?
- Đó là Tritô, - cô gái đáp.
Câu trả lời ngắn ngủi của Phlơ Đờ Lít vẫn đượm cái giọng hờn
dỗi. Chàng trai hiểu cần nói nhỏ vài câu vào tai cô gái, một câu lăng nhăng, một
câu tán tỉnh, bất cứ câu gì. Cho nên chàng cúi xuống, nhưng óc tưởng tượng
không tìm ra được câu nào âu yếm và thân mật hơn câu này:
- Tại sao mẹ vẫn mặc cái váy cộc thêu huy hiệu như các cụ cố
thòi Saclơ VII? Này cô em xinh đẹp, cô hãy bảo bà cụ là bây giờ nó không hợp thời
nữa đâu, còn cái lối thêu móc và cành nguyệt quế thêu thành huy hiệu trên áo dải
làm bà cụ trông giống tấm che lò sưởi biết đi. Thật tình hiện nay không ai ngồi
lên cờ hiệu nhà mình như thế nữa.
Phlơ Đờ Lít ngước cặp mắt đẹp đầy trách móc nhin chàng, khẽ
nói:
- Anh chỉ nói thật tình với em có thế thôi ư?
Trong khi đó, bà phu nhân Alôydơ sung sướng
thấy hai người cúi sát bên nhau thầm thì trò chuyện, vừa mân
mê chiếc khóa cuốn kinh nhật tụng, vừa nói:
- Thật là cảnh yêu đương cảm động!
Đại úy mỗi lúc càng thêm ngượng nghịu, liền quay nhìn tấm
thêu, reo lên:
- Quả là một công trình đáng yêu quá!
Nghe nói vậy Côlôngbơ Đờ Gayơphôngten, một
cô gái đẹp khác tóc hung da trắng, ăn mặc rất chỉnh tề bằng hảng
gấm xanh, nhẹ nhàng ướm thử một câu, bảo với Phlơ Đờ Lít, hy vọng chàng đại úy
điển tyai đáp lại:
- Chị Gôngđơlôriê ơi, chị đã được xem các tấm thêu ở lâu đài
Rôsơ Guyông chưa?
- Có phải đó là lâu đài bên trong vườn Lanhgie của điện Luvrơ
không? - Đian Đờ Chrixtơi vừa cười vừa hỏi, cô có hàm răng đẹp nên cười luôn miệng.
- Tại đó còn có cả tòa tháp cổ lớn của tường thành cũ bọc
quanh Paris, - Amơlôt Đờ Môngmisen tiếp lời, một cô gái xinh tươi, tóc nâu
quăn, chẳng hiểu sao lại có thói quen thở dài, như cô kia hay cười.
- Côlôngbơ yêu quí, - bà Alôydơ nói, - có phải cháu muốn nói
tòa lâu đài trước kia của ngài Băc- cơvin, dưới triều vua Saclơ VI không? Đúng
là ở đấy có nhiều tâm thảm thêu go dọc đẹp thật.
- Saclơ VI! Vua Saclơ VI! - Viên đại úy trẻ vuốt ria, lẩm bẩm
nói. - Trời ơi! Chuyện cũ rích mả phu nhân vẫn còn nhớ được.
- Quả lá nhứng tấm thêu đẹp thật, - bá Gôngđơlôriê nói tiếp.
- Bức thêu quý giá đến mức được coi là kỳ lạ!
Vừa lúc đó, Bêrăngiê Đd Săngsơvriê, một cô bé mảnh khảnh lên
bảy, đang nhìn xuống quảng trường qua các lỗ hổng hình cỏ ba lá trên bao lơn,
reo lên:
- Ô! Xem kìa, mẹ Phlơ Đờ Lít ơi, cô múa rong xinh đẹp đang nhảy
múa trên mặt đường và đánh trống giữa đám dân quê kia kìa!
Thật thế, mọi người đều nghe thấy tiếng trống baxcơ đang rung
lên vang động.
- Chắc lại con Ai Cập xứ Bôhem nào đó. - Phlơ Đd Lít nói, thờ
ơ quay xuống nhìn quảng trường.
- Ra xem đi! Ra xem đi! - Các cô bạn sôi nổi gọi nhau; rồi họ
chạy ra ngoài sát bao lơn, trong khi Phlơ Đờ Lít, đang tư lự về thái độ lạnh nhạt
của vị hôn phu, thong thả theo sau, còn chàng trai, mừng là nhd có việc này mà
chấm dứt được câu chuyện đang ngượng nghịu, liên quay lại cuối phòng, đầy vẻ hể
hả của tên lính hết phiên canh, Mặc dù canh gác Phlơ Đờ Lít là một việc thích
thú và đáng yêu, như trước đây chàng vẫn cảm thấy; nhưng dần dần viên đại úy thấy
chán; viễn cảnh hôn nhân sắp tới mỗi ngày làm chàng thêm nguội lạnh. Và lại,
tính khí chảng bất nhất và liệu có nên nói thẳng ra là sở thích của chàng cũng
hơi tầm thường. Tuy sinh trưởng nơi khá quyền quý, chàng đã tiêm nhiễm trong
quân ngũ nhiều thói quen lính tráng. Chảng ưa la cà quán rượu cùng mọi chuyện
tiếp theo sau đó. Chàng chỉ cảm thấy thoải mái giữa đám ăn tục nói nhảm, chơi bdi
lĩnh tráng, đần bà dễ tính và thành công dễ dàng. Không phải chàng không được
gia đình giáo dục dạy dỗ, nhưng chàng sớm sống ỉang bạt từ nhỏ, quá trẻ đã tòng
quân và hàng ngày lớp sơn quý tộc cứ bị mờ, dần vì cọ xát mạnh với bao súng cảnh
binh. Tuy thỉnh thoảng vẫn đến thăm Phlơ Đờ Lít, do còn chút ít sự quý trọng
con người, nhưng chàng thấy ngượng nghịu gặp đôi ở nhả cô; trước hết, vì cứ ban
phát mãi ái tình khắp nơi khắp chốn, chàng chỉ còn dành cho nàng quá ít; sau nữa,
vì ở giữa bao nhiêu giai nhân cứng nhắc, áo quần tề chỉnh và lịch sự, chảng
luôn luôn run sợ cho cái miệng quen văng tục, nhỡ đột nhiên ngứa ngáy tuôn ra
dăm ba câu bậy bạ nơi hàng quán. Lúc đó, tha hồ mà đẹp mặt!
Thế nhưng, mọi cái đó ở chảng lại xen lẫn với cái thích thú lớn
và lịch thiệp, ăn mặc sang trọng, cử chỉ đàng hoàng. Cứ cố thu xếp mọi chuyện đến
đâu hay đến đó. Tác giả chỉ biết kể chuyện thôi.
Thế là chảng cứ đứng đực ra đó hồi lâu, không rõ có nghĩ ngợi
hay không, lặng lẽ tựa vào thành lò sưởi chạm trổ; bỗng Phlơ Đờ Lít đột ngột
quay lại, nói với chàng. Dủ sao, cô gái tội nghiệp cũng không thể thật bụng hờn
dỗi đượcỗ
- Nảy anh, có phải anh đã kể cho chúng em nghe chuyện cô
Bôhêmiêng mà anh đã cứu cách đây hai tháng, trong lần đi tuần đêm, thoát khỏi
tay hàng chục kẻ gian, phải không?
- Hình như đúng thế, em ạ, - viên đại úy đáp.
- Nếu vậy, có lẽ là cô Bôhêmiêng đang nhảy múa ở trước sân
nhà thờ ngoài kia. Anh Phêbuýt ơi, anh thử ra xem có đúng không.
Ý muốn làm lành kín đáo lộ ra trong câu mời dịu dàng của cô
gái bảo chàng lại gần mình và trong cách chú ý gọi tên tụcẵ Đại úy Phêbuýt Đờ
Satôpe (vì chính là chàng mà bạn đọc đã biết qua từ hồi đầu chương này) thong
thả bước ra bao lơn.
- Này, - Phlơ Đờ Lít nói, âu yếm đặt tay lên cánh tay
Phêbuýt, - anh hãy nhìn con bé đang nhảy múa giữa vòng người xem. Có phải đúng
là cô Bôhêmiêng anh kể chuyện đó không?
- Phải, cứ trông con dê là nhận ra ngay, - Phêbuýt nhìn và
nói.
- Ôi! Con dê con xinh thật! - Amơlôt nói, hai tay chắp lại
thích thú.
- Không biết sừng nó có thực bằng vàng không?
- Bêrăngiê hỏi.
vẫn ngồi yên trên ghế, phu nhân Alôydơ hỏi:
- Nó có phải thuộc bọn Bôhêmiêng năm ngoái tới đây bằng cửa ô
Giba không?
- Thưa mẹ, - Phlơ Đờ Lít nhẹ nhàng đáp, - cửa ô đó nay gọi là
cửa ô Địa ngục.
Tiểu thư Gôngđơlôriê biết đại úy thấy rất chướng tai trước lối
nói cổ lỗ của mẹ mình. Quả nhiên, chàng liền lẩm bẩm giễu cợt:
- Cửa ô Giba! Cửa ô Giba! Để cho vua Saclơ VI đi qua!
- Mẹ ơi, - Bêrăngiê kêu lên, cặp mắt luôn luôn liếc đi liếc lại,
chợt nhìn lên nóc tháp chuông nhà thờ Đức bà, - cái người mặc áo thâm đứng trên
kia là ai thế?
Tất cả các cô gái đều ngước nhìn lên. Quả có một người đang đứng
tựa khuỷu tay vào lan can cao chót vót của chiếc tháp phía bắc, nhìn xuống quảng
trường Grevơ. Đó là một linh mục. Thấy rất rõ bộ quần áo và khuôn mặt ông tựa
trên hai bàn tay. Hơn nữa, ông ta đứng im phăng phắc như pho tượng. Con mắt đăm
đăm nhìn xuống quảng trường.
Trông từa tựa như vẻ ĩm lìm của con diều hâu vừa tìm ra một tổ
chim sè rồi nhìn chằm chằm.
- Đó là ngài phó giáo chủ Giôdát, - Phlơ Đờ Lít
nói.
- Mắt chị tinh thật, đứng tận đây mà cũng nhận ra ông ta! -
Gayơphôngten nhận xét.
- Ong ta nhìn cô bé múa rong mới chăm chú chứ! - Đian Đò
Crixtơi nói tiếp.
- Liệu hồn cho con bé Ai Cập đó, vì ông ta không ưa Ai Cập
đâu! - Phlơ Đờ Lít nói.
- Đáng tiếc là ông ta lại nhìn cô gái như vậy.
- Amơlốt, Đờ Môngmisen chêm vào, - vì cô ta múa tuyệt quá.
- Anh Phêbuýt ơi, - Phlơ Đờ Lít đột nhiên nói,
- anh có quen cô Bôhêmiêng đó thì hãy ra hiệu gọi cô ta lại
đây. Chúng em sẽ vui lắm.
- Phải rồi! - Cả bọn vỗ tay reo lên.
- Có họa là điên, - Phêbuýt đáp. - Cô ta chắc quên tôi rồi,
còn tôi cũng chẳng biết tên cô ta nữa. Tuy nhiên, nếu các cô muốn vậy, tôi cũng
thử xem.
Rồi cúi người ra ngoài lan can bao lơn, chàng gọi:
- Cô bé!
Lúc đó, cô gái múa rong không đánh trống. Cô quay đầu lại
phía có tiếng gọi, con mắt long lanh đăm đăm nhìn Phêbuýt, rồi ngừng luôn múa.
- Cô bé! - Viên đại úy lại gọi; rồi chàng ngoắt ngón tay vẫy
lạiễ
Cô gái vẫn nhìn chàng, rồi đỏ mặt như có lửa bốc lên má, cô cắp
trống vào nách, rẽ đám đông ngạc nhiên, đi thẳng tới cửa ngôi nhà có Phêbuýt
đang gọi, từng bước một, run rẩy, cặp mắt ngơ ngác như chim bị rắn thôi miên.
Lát sau, cánh cửa rèm thêu vén lên và cô Bôhêmiêng xuất hiện
trên ngưỡng cửa phòng, mặt đỏ bừng, lúng túng, hổn hển, cặp mắt to nhìn xuống
và không dám bước thêm bước nữa.
Bêrăngie vỗ tay.
Nhưng cô múa rong vẫn đứng im trên ngưỡng cửa. Việc cô xuất
hiện đặc biệt tác động đến các cô gái. Chắc chắn một ý muốn mơ hồ và vô định
làm đẹp lòng viên sĩ quan đẹp trai ậã. đồng thời kích thích tất cả các cô, chắc
chắn bộ quân phục lộng lẫy đã trở thành mục tiêu của mọi cách lầm duyên làm
dáng, và từ lúc có mặt chàng ở đây, giữa các cô đã có sự ghen tị ngấm ngầm, âm ỉ
nảo đó, mà chính các cô cũng chẳng dám hoàn toàn tự thú nhận, nhưng không vì thế
mỗi lúc Ĩ1Ó càng không bộc lộ rõ trong cử chỉ và lời nói. Tuy nhiên, vì đều xấp
xỉ đẹp ngang nhau, cho nên các cô ganh đua với lợi khí bằng nhau và mỗi người đều
hi vọng chiến thắng. Cô Bôhêmiêng đột nhiên xuất hiện liền phá vỡ thế quân
bình. Cô đẹp kỳ lạ, cho nên vừa ra mắt ở ngoài cửa phòng, hình như cô đã tỏa
luôn thứ ánh sáng của riêng mình. Trong căn phòng chật hẹp, dưới khung cảnh u tối
của rèm che và gỗ lát, cô cảng vô củng xinh đẹp và lộng lẫy hơn ngoài quảng trường
công cộng. Như ngọn đuốc vừa mang từ ngoài trời vào nơi tối. Các tiểu thư quý tộc
cũng bất giác bị lóa mắt. Mỗi cô đều bị tổn thương về sắc đẹp. Cho nên, trận
tuyến của họ, xin bạn đọc bỏ qua cho danh tử này, lập tức thay đổi, chẳng ai cần
bảo ai nửa lời. Vầ họ tuyệt đối nhất trí với nhau rồi. Bản năng phụ nữ thông cảm
và đáp ứng nhanh hơn trí tuệ đán ông. Họ vừa có kẻ thủ mới, tất cả cảm thấy vậy,
tất cả liền liên kết. Chỉ cần một giọt rượu nho là đủ nhuộm đỏ cả cốc nước; muốn
nhuộm cả một đám đông gái đẹp theo khí sắc nào đó, chỉ cần dẫn tới một cô gái đẹp
hơn, - nhất là ở đó lại chỉ có một người đàn ông thôi.
Cho nên cô Bôhêmiêng được đón tiếp lạnh lùng tuyệt vời, Các
cô ngắm cô ta từ đầu tới chân, rồi nhìn nhau, và thế là đủ biết. Các cô đã tự
hiểu nhau. Còn cô gái vẫn chò người ta hỏi tới mình, xúc động không dám ngước mắt
nhìn lên.
Đại úy phá tan bầu im lặng trước tiên:
- Quả thực cô bé xinh thật! Có đúng thế không?
- Chảng nói, giọng ngổ ngáo kiêu kỳ.
Câu nhận xét đó, mà một người sủng bái tế nhị hơn ít ra cũng
cần nói nhỏ, không phải loại làm giảm cơn ghen tuông của các cô gái đang ngắm
nghía
_ Tì Ạ1 A • Ạ
CÔ Bohêmiêng.
Phlơ Đờ Lít trả lời đại úy, giọng ngọt nhạt khinh khỉnh:
- Không đến nỗi.
Các cô khác thì thầm với nhau.
Cuối cùng, Alôydơ phu nhân, cũng không kém phần ghen tị, ghen
tị thay cho con gái, bảo cô múa rong:
- Cô bé, lại đây.
Bêrăngie, cao tới ngang hông cô gái, cũng nhắc lại với vẻ
nghiêm nghị tức cười:
- Cô bé, lại đây!
Cô gái Ai Cập lại gần bà mệnh phụ. Phêbuýt cũng tiến mấy bước
đến gần cô ta và huênh hoang hỏi:
- Cô bé xinh đẹp, không biết tôi có diễm phúc lớn được cô nhận
ra không...
Cô ngắt lời bằng cách mỉm cười và ngước mắt nhìn chàng dịu
dàng vô hạn, nói:
- Ô, có chứ!
- Trí nhớ cô ta tốt đấy, - Phlơ Đờ Lít nhận xét.
- Thế mà đêm hôm đó, cô đã vội chạy đi ngay,
- Phêbuýt nói tiếp. - Tôi làm cô sợ hay sao?
- Ô, không đâu! - Cô Bôhêmiêng đáp.
Trong giọng nói khi cô thốt lên ba tiếng: Ô, không đâu! tiếp
sau ba tiếng: 0, có chứ! Phảng phất chút gì đó khó tả làm Phlơ Đờ Lít buồn
lòng.
- Cô em xinh đẹp, - đại úy nói tiếp, miệng lưỡi được thoải
mái trước cô gái vỉa hè, cô bỏ đi để lại ở đó một thằng ngợm nhăn nhăn nhó nhó,
đã chột lại gủ, tên kéo chuông của giám mục thì phải. Nghe thiên hạ nói nó là
con riêng của một phó chủ giáo và bẩm sinh đã là quỷ sứ. Tên nó cũng buồn cười,
nào Bốn mùa, Phục sinh nở hoa, Thứ ba béo, chẳng biết những gì nữa! Tóm lại tên
của một ngày lễ có thỉnh chuông. Hóa ra nó dám bắt cóc cô, thế thì quá lắm.
Không hiểu con cú vọ đón định làm gì cô? Thế nào, cô nói đi!
- Tôi củng không biết, - cô gái đáp.
- Hỗn láo đến thế là cùng! Một tên kéo chuông mà dám bắt cóc
con gái, cứ như một vị tử tước không bằng! Một gã cùng đinh dám săn trộm muông
thú của quý tộc! Đó mối là chuyện lạ. Dù sao, nó cũng đã phải trả giá đắt. Thầy
Piera Toóctơruy là người mả phu mạnh tay bàn chải nhất để chà xát kẻ vô lại và
tôi xin nói để cô mừng, làn da tên kéo chuông đã được âu yếm chải qua bàn tay
lão ta rôi.
- Tội nghiệp anh ta! - Cô Bôhêmiêng than, câu nói trên làm cô
nhớ lại cảnh tượng ở giàn bêu tù.
Đại úy phì cười, thốt lên:
- Thương hại cái đếch gì! Thương hại vớ vẩn như vậy khác gì cắm
cái lông vào trôn lợn! Tôi muốn bụng to như giáo hoàng, nếu... chàng kịp dừng lại:
- Xin lỗi quý cô! - Có lẽ tôi đã buột miệng văng tục.
- Thôi đi, ông! - Gayơphôngten nói,
- Anh ấy nói củng một giọng với cô ta! - Phlơ Đờ Lít khẽ nói,
mỗi lúc thêm bực bội. Bực bội càng không giảm khi cô thấy viên đại úy thích chí
về cô Bôhêmiêng và nhất là về bản thân, đã quay gót một vòng và nhắc lại câu
tán tỉnh lỗ mãng vừa ngây ngô vừa lính tráng.
- Đúng ỉầ cô gái đẹp thật!
- Nhưng ăn mặc khá man rợ. - Đian Đờ Crixtơi nói, cười khoe
hàm răng đẹp.
Nhận xét đó là tia sáng đối với các cô. Nó làm mọi người nhìn
ra khía cạnh có thể tấn công vảo cô gái Ai Cập, Không thể ngoạm nổi sắc đẹp, họ
vồ lấy quần áo cô ta.
- Mà đúng thế thật, này con bé, - Môngmisen nói, - mảy học ở
đâu cái thói cứ chạy rong khắp phố mà chẳng có khăn có yếm gì hết?
- Váy gì mà ngắn cỡn đến dễ sợ. - Gayơphôngten thêm vào.
- Này cô em, - Phlơ Đò Lít nói khá chua ngoa,
- cô có thể bị cảnh binh bắt vì cái thắt lưng vàng chói kia đấy.
- Nảy cô bé, cô bé ơi, - Crixtơi lại nói, mỉm cười cay độc, -
nếu chịu khó may thêm cái tay áo thì cũng đỡ bị cháy nắng đấy.
Quả thực đây là cảnh tượng xứng đáng với một khán giả thông
minh hơn Phêbuýt, khi được thấy các cô gái xinh đẹp, có chiếc lưỡi nhiễm nọc độc
và tức tối, đã uốn éo, luồn lách và quấn quýt như rắn quanh cô gái múa rong. Họ
độc ác mà duyên dáng. Họ bới móc, tinh quái dùng lời nói soi mói vào bộ quần áo
nghèo nàn và ngông cuồng gồm toàn mảnh rách và mảnh kim nhũ. Mọi người không ngớt
cười đùa, chế giễu, nhục mạ. Ldi lẽ cay độc như mưa rơi xuống cô gái Ai Cập,
kèm thêm với vẻ thương hại kiêu kỳ và tia mắt độc ác. Tưởng như đó là những thiếu
nữ La Mã nghịch ngợm, đang châm những mũi kim bằng vàng vào vú cô nô lệ đẹp. Họ
giống đàn chó săn óng ả, mũi hếch lên, mắt đỏ ngầu, vây quanh con nai tơ tội
nghiệp mả mắt chủ cấm chúng xâu xé.
Và lại một cô gái múa rong nơi quảng trường công cộng là cái
thá gì trước bọn con gái nhà quyền quí này! Họ hầu như không thèm đếm xỉa tới
cô, bàn tán về cô ngay trước mặt cô, nói thẳng vảo mặt cô, nói lớn tiếng, như
nói tới cái gì đó khá bẩn thỉu, khá ô uế mà cũng khá xinh đẹp.
Cô Bôhêmiêng không phải vô tình trước các mũi kim châm đó. Thỉnh
thoảng má cô, mắt cô bửng đỏ xấu hổ hoặc tóe lên một ánh tức giận; môi cô ngập
ngừng như muốn nói lời miệt thị; cô khẽ bĩu môi khinh bỉ, như bạn đọc từng biết,
nhưng cô chỉ nín lặng. Cô đứng yên, đăm đăm nhìn Phêbuýt bằng con mắt nhẫn nại,
buồn rầu và dịu hiền. Cái nhìn gói ghém cả hạnh phúc lẫn thương yêu. Tưởng như
cô gắng nén giận, chỉ sợ bị đuổi đi.
Còn Phêbuýt, chàng cười cợt và về phe với cô gái, thái độ nửa
ngông nghênh nửa thương hại.
- Cô bé ạ, cứ mặc họ nói! - Chàng vừa nói, vừa khua đinh thúc
ngựa bằng vàng; - đúng là quần áo cô có hơi lôi thôi và man dại; nhưng xinh đẹp
như cô thì có sá gì chuyện đó.
- Trời ơi! - Cô Gayơphôngten tóc hung thốt lên, vươn cái cổ
thiên nga, mỉm cười chua chát, - rõ ràng quý vị cung thủ ngự lâm quân rất dễ bốc
đồng trước cặp mắt đẹp Ai Cập.
- Sao lại không? - Phêbuýt hỏi lại.
Nghe câu nói của viên đại úy lững lờ đáp lại như hòn đá bỗng
nhiên rơi xuống chẳng ai thèm chú ý, Côlôngbơ cười, cả Đian và Amơlôt và Phlơ Đờ
Lít cũng cười, nhưng cùng vớí nụ cười còn có một giọt lệ trong khóe mắt Phlơ Đờ
Lít.
Cô Bôhêraiêng từ nãy cúi gằm mặt trước câu nói của Côlôngbơ Đờ
Gayơphôngten, lúc này ngẩng mặt lên hớn hở vui sướng và kiêu hãnh, cặp mắt lại
đăm đăm nhìn Phêbuýt. Lúc đó, cô gái thật xinh đẹp.
Bà phu nhân già nhìn cảnh tượng đang diễn ra, thấy mếch lòng và
chẳng hiểu ra sao.
- Lạy Đức mẹ đồng trinh! - Bà đột nhiên thét lên, có cái gì lục
sục dưới chân tôi thế này? Trời ơi, con vật khốn nạn!
Hóa ra con dê vừa đến tìm chủ và trong khi lao tới, liền bị
vướng sừng vào đống vải quần áo của bà quí phái chất dưới chân khi ngồi xuống.
Chuyện xảy ra lám thay đổi không khí. Cô Bôhêmiêng lặng lẽ gỡ
cho con vật.
- Ô! Con dê có bốn chân vàng đây rồi.
Bêrăngie reo, nhảy cỡn lên vui thích.
Cô Bôhêmiêng quỳ xuống, áp má vào cái đầu êm ái của con dê. Tựa
hồ cô xin lỗi nó vì đã trót bỏ rơi như vậy.
Lúc đó, Đian ghé vào tai Côlôngbơ, bảo:
- Ô! Trời ơi! Có thế mà không nghĩ ra từ sớm! Nó chính là con
Bôhêmiêng có con dê cái. Họ đồn nó là phù thủy, còa con dê biết làm nhiều trò
quỷ thuật lắm.
- Nếu thế, - Côlôngbơ nói, - đến lượt con dê phải làm trò vui
cho chúng ta xem, làm một trò quỷ thuật.
Đian và Côlôngbơ vội vàng bảo cô gái Ai Cập:
- Này cô bé, hãy sai con dê làm trò quỷ thuật đi.
- Tôi không hiểu các cô định nói gì, - cô gái múa rong trả lời.
- Làm trò quỷ thuật, trò ma thuật, trò phủ thủy chứ cái gì nữa.
- Tôi không biết làm.
Rồi cô lại vuốt ve con vật xinh đẹp, khẽ gọi:
- Giali! Giali!
Vừa lúc đó, Phlơ Đờ Lít nhìn thấy chiếc túi da thêu đeo nơi cổ
con dê, liền hỏi cô bé Ai Cập:
- Kia là cái gì vậy?
Cô bé ngước cặp mắt mở to nhìn cô ta, rồi nghiêm nghị trả lời:
- Đó là bí mật của tôi.
"Ta cũng đang muốn xem bí mật của mày là cái gì",
Phlơ Đờ Lít thầm nghĩ.
Nhưng bà phu nhân đã đứng dậy, vẻ tức giận,
bảo:
- Này con Bêhêmiêng, nếu cả mày lẫn con dê đều không biết nhảy
múa gì cả, thì còn đứng đó làm gì?
Cô gái không đáp, thong thả bước ra cửa. Nhưng càng tới gần cửa,
bước chân càng chậm lại. Như có thỏi nam châm cực mạnh hút giữ cô ở lại. Đột
nhiên, cô quay nhìn Phêbuýt bằng cặp mắt đẫm lệ và đứng lại.
- Trời ơi! - Đại úy kêu lên, - đửng bỏ đi như thế. Hãy quay lại
đi nào, rồi nhảy múa vải điệu cho chúng tôi xem. A, này, cô em xinh đẹp, tên cô
là gì?
- Exmêranđa, - cô gái đáp, vẫn nhìn chàng chằm chằm.
Nghe cái tên kỳ lạ đó, các cô gái phá lên cười ầm I.
- Tên con gái gì mà nghe kinh khủng vậy, - Đian nói.
- Các chị thấy chưa, - Amơlôt nói, - nó đúng là đứa có pháp
thuật.
- Cô bé ơi, - bà Alôydơ long trọng thốt lên, - bố mẹ cô chạng
phải đã vớ được cái tên đó trong bình đựng nước thánh để đặt cho cô đâu.
Trong lúc đó, khi mọi người không để ý tới Bêrăngie từ vải
phút rồi, cô bé đã cầm chiếc bánh hạnh nhân dử con dê vào một góc phòng. Lát
sau, cả hai đã thành bạn thân. Cô bé tò mò liền tháo cái túi đeo ở cổ con dê, mở
ra và đổ xuống chiếu những thứ ở trong. Đó là những chứ cái, mỗi chữ viết riêng
trên một mảnh gỗ hoàng dương nhỏ, những thứ xinh xinh này vừa lăn xuống chiếu,
cô bé liền ngạc nhiên thấy, có lẽ đây là một trong những pháp thuật, con dê giơ
cái chân vàng khều chữ, rồi gảy nhẹ nhàng để sắp xếp theo một trật tự riêng.
Lát sau, một từ thành hình, mà con dê tựa hồ đã quen tập viết, vì nó không hề
do dự lúc sắp chữ, và Bêrăngie đột nhiên reo lên, hai tay chắp lại, vẻ khâm phục:
- Mẹ Phlơ Đd Lít ơi, lại mà xem con dê nó biết làm trò nảy!
Phlơ Đờ Lít chạy tới và giật mình. Các chữ xếp trên sàn nhả hợp
thành một từ.ể
PHÊBUÝT
- Con dê nó viết đấy à? - Cô hỏi, giọng thất thanh.
- Thưa mẹ, vâng, - Bêrăngie đáp.
Không còn nghi ngờ gì nữa: con bé chưa biết viết. "Thì
ra đó là điều bí mật!" - Phlơ Đờ Lít thầm nghĩ.
Trong lúc đó, nghe con bé reo lên, mọi người cùng chạy tới, đủ
cả bà mẹ, các cô gái, cô Bôhêmiêng và viên sĩ quan.
Cô Bôhêmiêng trông thấy trò ngu dại con dê vừa làm. Mặt đỏ bừng,
rồi tái xám, cô run rẩy như kẻ phạm tội trước mặt viên đại úy đang nhìn cô, mỉm
cười thích thú và kinh ngạc.
- Phêbuýt! - Các cô gái sững sờ thầm thì với nhau, - đó là
tên của đại úy!
- Cô nhớ tài lắm! - Phlơ Đờ Lít bảo cô Bôhêmiêng đang run sợ.
Rôi cô òa lên khóc, đôi bản tay đẹp che lấy mặt, đau đớn nghẹn ngào thốt lên:
- Ôi! Đây là con phù thủy!
Và từ đáy ỉòng, cô còn nghe thấy một tiếng nói chua chát hơn
bảo với mình: "Đây là một kẻ tình địch".
Cô ngã xuống, ngất thẳng.
- Con ơi! Con ơi! - Bà mẹ hốt hoảng thét lên. - Cút ngay đi,
con Bôhêmiêng quỷ sứ kia!
Trong chớp mắt, Exmêranđa đã nhặt xong những chữ cái tai vạ,
vẫy con Giali và đi ra một cửa, trong khi Phlơ Đờ Lít được đem đi cửa khác.
Còn lại một mình, đại úy Phêbuýt lưỡng lự giây lát giữa hai cửa,
rồi đi theo cô Bôhêmiêng.
II. LINH MỤC VÀ TRIẾT GIA LÀ HAI NGƯỜI
Ijinh mục mà các cô gái thấy đứng trên tòa tháp phía bắc,
đang cúi nhìn quảng trường và chăm chú theo dõi điệu múa cô Bôhêmiêng, đúng lầ
phó chủ giáo Clôđơ Phlôrô.
Bạn đọc han chưa quên căn phòng bí mật mà phó chủ giáo dảnh
cho mình trong tòa tháp đó. (Nhân tiện củng xin nói, tác giả không hiểu đó có
phải là căn phòng hiện nay vẫn có thể nhìn thấy phía bên trorng, qua khung cửa
sổ nhỏ hình vuông, mở về hướng đông, cao ngang đầu người, trên sân thượng từ đó
mọc vút lên các tháp: căn phòng chật hẹp giờ bỏ hoang, trống rỗng và hư nát, tường
long lở hiện nay còn được trang trí đây đó vài tranh tồi tàn, úa vàng, vẽ mặt
tiền các nhà thờ lớn. Tác giả đoán là đàn dơi và lũ nhện đang tranh nhau ở chỗ
xó xỉnh này, do đó, bầy ruồi đang bị trải qua củng lúc hai cuộc chiến tranh diệt
chủng).
Hàng ngày, một gid trước khi mặt trời lặn, phó chủ giáo leo cầu
thang lên tháp, giam mình trong phòng, đôi khi ở đó suốt đêm. Hôm đó, khi tới
trước khung cửa tháp nơi buồng xép, lúc tra vào ổ khóa chiếc chìa nhỏ hiểm hóc
luôn đeo ở bên mình, trong cái túi lủng lẳng ngang sườn, ông bỗng nghe thấy tiếng
trống, tiếng sênh tiền vẳng tói. Tiếng nhạc từ phía dưới quảng trường sân nhà
thờ đưa lên. Như tác giả đã kể, căn phòng chỉ có độc chiếc cửa sổ trông ra mái
nhà thờ. Clođơ Phrôlô vội rút chìa khóa ra và lát sau, đã đứng trên đỉnh tháp,
thái độ u ám và trầm tư, như các cô gái đã thấy.
Ỏng ta đứng đó, nghiêm nghị, bất động, trầm ngâm ngắm nhìn và
tư lự. Toàn thể Paris trải dưới chân, với vô vàn tháp nhọn của dinh thự và chân
trời vòng quanh toàn ngọn đồi thấp, với dòng sông uốn khúc dưới cầu và dân
chúng lượn nhấp nhô trên phố, với làn khí dày đặc như mây, với dãy mái nhà gợn
sóng chen chúc quanh nhà thờ Đức bà như tâm lưới đan mắt kép. Nhưng trước toàn
cảnh thành phố này phó chủ giáo chỉ nhìn vào một khúc lòng đường: quảng trường
Sân nhà thờ; trước tất cả đám đông này, ông chỉ thấy có một khuôn mặt: cô
Bôhêmiêng.
Thật khó nói rõ cái nhìn ấy bộc lộ điều gì và ngọn lửa tử đó
tóe ra do đâu mà có. Đó lằ cặp mắt chăm chú nhưng lại hết sức xốn xang, sôi động.
Cứ nhìn vẻ bất động im lìm của toàn thân ông ta, thỉnh thoảng lại bất giác khẽ
run lên, như thân cây trước gió, cứ nhìn vẻ cứng đơ của đôi khuỷu tay còn hóa
đá hơn cả chiếc lan can ông ta đang tì lên, cứ nhìn nụ cười chết cứng đơ làm co
rúm mặt mày, ta có thể nói ở Clôđơ Phrôlô chỉ còn cặp mắt đang sống.
Cô Bôhêmiêng đang nhảy múa. Cô xoay tròn chiếc trống trên đầu
ngón tay, rồi tung lên trời khi nhảy điệu dân vũ xarabăn-g vùng Prôvăngxơ; cô
nhảy thật nhanh nhẹn, nhẹ nhàng, vui tươi, và không biết tới sức nặng của cặp mắt
ghê gớm đang rọi thẳng xuống đầu mình.
Đám đông bâu kín quanh cô, thỉnh thoảng, một người đàn ông, mặc
áo chẽn vàng pha đỏ, đi nới rộng vòng người, rồi quay về ngồi xuống ghế cách cô
gái múa rong vài bước, và đặt đầu con dê lên đầu gối mình. Người này có lẽ là đồng
bọn với cô Bôhêmiêng. Tử nơi cao đang đứng, Clôđơ Phrôlô không nhìn rõ nét mặt
hắn.
Từ lúc trông thấy kẻ lạ mặt này, phó chủ giáo như phải chăm
chú theo dõi cùng lúc cả cô gái lẫn hắn ta và nét mặt ông càng thêm u ám. Đột
nhiên ông đứng thẳng người vâ toàn thân run lên:
- Hắn là ai nhỉ? - Ông lẩm bẩm, - lúc nào cũng chỉ thấy cô ta
đi có một mình kia mà.
Thế là ông bước vào cái vòm quanh co của cầu thang cuốn và đi
xuống. Đi ngang qua cửa phòng thỉnh chuông hé mở, ông lại thấy một cảnh tượng
khiến ông kinh ngạc, ông thấy Cadimôđô đang cúi qua chỗ khe hở ở dưới mái hiên
đá đen trông giống những mảnh sảnh rất to, nó cũng đang nhìn xuông quảng trường.
Nó say mê chăm chú thưởng ngoạn đến mức không còn biết cha nuôi vừa đi qua. Con
mắt nó hoang dại ánh lên kỳ lạ. Đó là cái nhìn đắm đuối và hiền dịu.
- Thế này thì kỳ quặc thật! - Clôđơ thầm nhủ.
- Chẳng lẽ nó ngắm cô gái Ai Cập như vậy sao?
Ông tiếp tục đi xuống. Vài phút sau, phó chủ giáo đăm chiêu
bước ra quảng trường bằng cửa dưới chân tháp.
- Con Bôhêmiêng đi đâu rồi? - Ông hỏi, chen vảo đám khán giả
do tiếng trống đã tụ họp nhau lại.
- Không biết nữa, - một người đứng cạnh tháp canh đáp, - nó vừa
bỏ đi. Chắc Ĩ1Ó đi nhảy múa gì đó trong căn nhà trước mặt, họ vừa gọi nó tới.
Thay thế cho cô Ai Cập, cũng trên tấm thảm mả các hình thêu hồi
nãy bị mờ khuất dưới điệu múa uốn lượn quay cuồng của cô ta, phó chủ giáo chỉ
còn thấy gã đàn ông mặc áo đỏ pha vàng, đến lượt hắn cũng muốn kiếm vài xu,
đang đi vòng quanh, khuỷu tay khép ngang hông, đầu ngửa lên, mặt đỏ nhừ, cổ
vươn ra, hàm rắng cắn lấy chiếc ghế. Trên ghế, hắn buộc con mèo vừa mượn được của
một bà bên cạnh, con mèo hoảng sợ kêu the thé,
- Lạy Đức mẹ! Thầy Pie Gringoa làm gì vậy? - Phó chủ giáo thốt
lên, lúc gã làm xiếc, mồ hôi nhễ nhại, đi qua trước mặt ông với chiếc ghế vầ
con mèo ngất nghểu.
Tiếng nói nghiêm nghị của phó chủ giáo làm gã khốn khổ giật
thót người, hắn liền mất thăng bằng, đánh đổ luôn cả chồng đồ nghề, cả ghế lẫn
mèo đều rơi lổng chổng lên đầu người xem, giữa tiếng kêu la inh ỏi.
Chắc hẳn vì thầy Pie Gringoa (vì đúng anh ta) sẽ còn phải rắc
rối mới thu xếp ổn thỏa được với bà có con mèo cùng mọi khuôn mặt tím bầm, sây
sước đang vây quanh, nếu chàng không vội lợi dụng luôn lúc ồn ảo lộn xộn đế lẩn
ngay vào nhả thd, nơi Clôđơ Phrôlô vừa ra hiệu cho chàng đi theo.
Bên trong nhà thờ đã tối và vắng. Hai gian bên đầy bóng đêm,
các đèn trên bản thờ sáng lóe như sao, vì vòm mái đã tối đen. Chỉ còn cửa sổ
hoa thị lớn ngoài mặt tiền, óng ánh muôn màu tia nắng xiên khoai, vẫn chói sáng
trong bóng tối như mớ kim cương và phản chiếu rực rỡ tới cuối gian giữa.
Cả hai đi được vài bước, đức cha Clôđơ liền tựa lưng vào cột
và đăm đăm nhìn Gringoa. Cái nhìn không làm chàng e sợ, trong lúc chàng đang hổ
thẹn vì bị một nhân vật nghiêm trang và bác học bắt gặp trong bộ quần áo hề
rong này. Con mắt linh mục nhìn không hề có vẻ chế nhạo và giễu cợt: nó nghiêm
trang, lặng lẽ và soi mói. Phó chủ giáo lên tiêng trước:
- Lại đây, thày Pie. Có nhiều việc anh cần nói rõ cho tôi hiểu.
Trước hết, tại sao từ hai tháng nay, không ai gặp anh ở đâu, thế rồi thình lình
lại gặp anh ngay giữa ngã ba, mà ăn mặc quả thực mới đẹp đẽ làm sao, nửa vảng nửa
đỏ, hệt như quả táo ở Côdơbếch ?
- Thưa ông, - Gringoa thảm hại đáp, - quả là ăn mặc như thế
này thì kỳ dị thật và ông cũng thấy tôi tiu nghỉu như mèo cụt tai. Tôi thừa hiểu
mình rất bậy bạ, ai lại đi phơi bộ cánh này để cho một thây cảnh binh nện vài gậy
vào cẳng tay của một triết gia đệ tử của Pytago. Nhưng biết làm thế nào, thưa đức
ông kính mến? Lỗi chỉ tại chiếc áo cũ đã hèn nhát bỏ rơi tôi hồi đầu mùa đông,
mượn cớ nó đã rách tả tơi và cần được nghỉ ngơi trong sọt rác. Biết làm gì đây?
Nen văn minh chưa tiến tới mức có thể đi lại trần truồng, theo ý muốn của vị tiền
bối Điôgien. Hơn nữa, trời trở gió rất lạnh, và không phải giữa tháng giêng này
mà có thể thành công trong việc khiến nhân loại thử bước thêm bước tiên mới đó.
Chiếc áo này tự nhiên xuất hiện. Tôi liên vớ lấy và vứt lại cái áo choàng đen
cũ, nó chẳng chịu khép thật kín đối với một kẻ theo khoa luyện đan như tôi. Thế
là tôi đảnh mang bộ đồ hề rong này, như thánh Giơnét. Biết làm sao bây giờ? Đây
là sự lẩn tránh. Thần Apôlô cũng từng phải chăn cửu cho vua Atmêtét.
- Anh lầm cái nghề hay hớm thật! - Phó chủ giáo lại nói.
- Bẩm thầy, tôi đồng ý, tốt hơn là nên triết lý và làm thơ,
thổi ngọn lửa trong lò hoặc nhận nó từ trên trời chứ không nên suy tôn lũ mèo.
Cho nên lúc ngài mắng nhiếc, tôi đành thộn mặt ra như con lừa trước lò nướng thịt.
Nhưng thưa ông, biết làm thế nào? Hàng ngày tôi vẫn phải sống, các vần thơ đẹp
nhất lại không bằng miếng pho mát vùng Bri lúc đưa vào miệng. Thực ra tôi cũng
đã làm cho lệnh bà Margơrít Đờ Phlăngđrơ một bài chúc hôn thi tuyệt diệu mà ông
đã biết. Nhưng đô thảnh lại không trả công tôi, vin cớ nó chưa xuất sắc, làm
như chỉ cần trả bốn đồng êquy là có ngay được một bi kịch của Xôphôclơ. Thế là
tôi suýt chết đói. May thay, tôi cũng được cái khá khỏe về phương diện quai
hàm, cho nên tôi mới bảo cái quai hàm đó rằng: - Mày hãy làm trò xiếc và trò
thăng bằng, mà tự nuôi lấy thân. Ale te ipsam[80]. Một lủ đói rách trở thành bạn
tốt của tôi, đã dạy tôi dăm chục trò biểu diễn sức khỏe và hiện nay mỗi tối,
tôi cho hàm răng nhai miếng bánh mì mà chúng đã kiếm vào lúc ban ngày bằng mồ
hôi trán đổ ra. Dù sao conceđo’2', tôi vẩn thừa nhận đó là cách sử dụng đáng buồn
các khả năng trí tuệ của mình, và con người sinh ra không phải để suốt đời đánh
trống và cắn ghế. Nhưng, thưa thầy kính mến, không phải chỉ có mỗi chuyện là sống
ở đời, mà còn phải kiếm sống nữa.
Đức cha Clôđơ lẳng lặng đứng nghe. Bỗng nhiên, con mắt sâu của
ông ánh lên vẻ linh lợi và sắc sảo, khiến Gringoa có cảm tưởng như bị cái nhìn
đó moi móc tận đáy lòng.
- Tốt lắm, thầy Pie ạ, nhưng tại sao bây giờ thầy lại đánh bạn
với cô gái múa rong Ai Cập?
- 0! Đó là vợ tôi, còn tôi là chồng cô ta, - Gringoa đáp.
Con mắt tối sầm của linh mục liền rực lửa:
- Đồ khốn kiếp, mày dám làm thế ư? - Ông thét lên, giận dữ nắm
lấy cánh tay Gringoa; - phải chăng mảy đã bị Chúa bỏ rơi đến mức dám xâm phạm cả
cô gái sao?
- Thưa đức ông, - Gringoa đáp, - run lẩy bẩy khắp tay chân,
xin thề có trời có đất là tôi chưa hề đụng tới người cô ta, nếu quả thực ngài
lo ngại đến chuyện đó.
- Thế sao mày lại nói đến chuyện vợ chồng? - Linh mục hỏi.
Gringoa vội kể lại hết sức tóm tắt những điều bạn đọc đã biết,
từ vụ phiêu lưu ở Cung điện thần kỳ tới đám cưới đập vỡ vò của chàng. Và lại vụ
hôn nhân nảy hình như chưa đi tới kết quả nào hết và đêm đêm, cô Bôhêmiêng vẫn
đánh tráo mất đêm tân hôn của chàng hệt như ngày đầu. Chàng kết luận:
- Đó là chuyện khổ tâm, nhưng lý do chỉ vì tôi không may lấy
phải gái trinh.
Phó chủ giáo nghe chuyện, đã nguôi dần cơn giận, hỏi:
- Anh nói sao?
- Thật khó giải thích, - nhà thơ đáp. - Đây là chuyện mê tín
dị đoan. Theo lời một tên giả đời trộm cướp mà chúng tôi gọi là quận công Ai Cập
bảo riêng tôi, vợ tôi vốn là đứa trẻ vô thừa nhận, hoặc thât lạc cũng thế. Cô
đeo ở cổ một túi bùa mà mọi người cam đoan nó sẽ giúp cô một ngày kia gặp lại
cha mẹ, nhưng bủa sẽ mất thiêng nếu cô mất trinh. Cho nên thì thế, cả hai chúng
tôi vẫn còn hết sức trong trắng.
- Thầy Pie, - Clôđơ hỏi, vầng trán mỗi lúc thêm rạng rỡ, -
như vậy thầy tin là cô gái đó chưa hề gần gụi người đản ông nào?
- Thưa đức cha Clôđơ, người đàn ông nào chẳng bó tay trước mê
tín dị đoan? Nó đã ăn sâu trong đầu cô ta. Tôi tin chắc sự giữ gìn nghiêm ngặt
như nữ tu sĩ tự bảo vệ quyết liệt đó là việc rất hiếm có trong đám con gái
Bôhêmiêng vốn rất dễ quyến rũ. Nhưng để tự vệ, cô ta có ba thứ: quận công Ai Cập
nhận che chở cho cô, chắc hẳn để chờ dịp bán cho vị tu viện trưởng nào đó; tất
cả giới hành khất đều đặc biệt tôn thd cô như Đức bà; và con dao găm xinh xắn mả
cô gái vui tính luôn giấu kín trong người bất chấp lệnh nghiêm cấm của ngài đô
trưởng, và chỉ cần ôm ngang lưng cô ta là con dao đã xuất hiện trên tay. Đúng
là một con ong kiêu hãnh, thưa cha!
Phó chủ giáo dồn dập chất vấn Gringoa.
Theo nhận xét của Gringoa, Exmêranđa là con người vô hại và dễ
thương, xinh đẹp, trừ đặc điểm hay bĩu môi; một cô gái ngây thơ và đam mê, chưa
biết gì hết và ham thích mọi thứ; hiện chưa hiểu thế nào là sự khác biệt giữa đản
bà với đàn ông, ngay cả trong mơ; sinh ra như vậy đó; mê nhất là nhảy múa, sự ồn
ào, thoáng rộng; một thứ đàn bả
- ong, có đôi cánh vô hình dưới chân, và sống trong gió lốc.
Cô mang bản chất đó vì bấy lâu vẫn sống cuộc đời lang thang. Gringoa được biết
từ bé tí, cô đã đi ngang qua Tây Ban Nha và xứ Catalônhơ, tới tận đảo Xixilơ,
chàng còn tin cô ta, vốn là thành viên đoàn Bôhêmiêng, đã được dẫn tới cả vương
quốc Angiê, một xứ thuộc vùng Akai, vùng Akai này một phía giáp ranh với nước
Anbani bé nhỏ và nước Hy Lạp, phía kia với biển Xixilơ, trên đường đi
Côngxtăngtinốp. Theo lời Gringoa, bọn Bôhêmiêng là chư hầu của vua xứ Angiê,
mang tư cách lãnh tụ dân tộc của người Môrơ trắng. Có điều chắc chắn Exmêranđa
từ Hung tới Pháp hồi còn rất nhỏ. Tử những lúc đó, cô gái mang theo các mẫu thổ
ngữ kỳ lạ, các bài hát và ý tưởng ngoại lai, khiến ngôn ngữ của cô ta có vẻ sặc
sỡ như bộ quần áo của Paris nửa Phi châu. Tóm lại, dân chúng những khu phố cô
thường lui tới, đều yêu cô về tính vui vẻ, dễ thương, điệu bộ nhanh nhẹn củng lời
ca, điệu múa của cô. Khắp thành phố, cô nghĩ chỉ có hai người ghét mình, mà cô
thường sợ hãi nhắc tới: bà tu dòng Túi ở tháp Rôlăng, một bà tu kin xấu xa
không hiểu sao rất thù ghét các mụ Ai Cập, lần nào củng nguyền rủa cô gái múa
rong lúc cô đi ngang qua cửa sổ phòng bà ta; và một linh mục hễ gặp là nhìn cô
và nói năng đến phát sợ. Trường hợp sau làm phó chủ giáo rất bối rối, nhưng
Gringoa không hề để ý tới thái độ này, chỉ cần hai tháng qua đi đủ để nhà thơ
vô tâm quên hết các chi tiết lạ lùng vào cái đêm chàng gặp cô gái Ai Cập củng sự
có mặt của phó chủ giáo trong mọi chuyện đó. Thực ra, cô gái múa rong chẳng sợ
gì hết; cô không xem bói, như vậy tránh được các vụ án ma thuật thường đem ra để
xét xử bọn Bôhêmiêng. Và lại, cô đã có Gringoa đóng vai ông anh, nếu không phải
là chồng. Dủ sao, triết gia rất kiên nhẫn chịu đựng loại hôn nhân tinh khiết
này. vẫn chỉ là chuyện kiếm lấy nơi ăn chốn ở. Sáng sáng, chàng từ khu ăn mày
ra đi, thường cùng đi với cô gái Ai Cập, giúp cô tới các ngã tư thâu lượm mớ tiền
lẻ; tối tối, chàng củng cô trở về ở chung một mái nhà, để mặc cô khóa kín căn
buồng nhỏ rồi đánh một giấc ngon lành. Chàng cho đó là cuộc sống khá êm ấm, thực
dễ chịu và rất thích hợp cho sự mơ mộng. Và lại, trong thâm tâm, thực tình triết
gia không lấy gì làm chắc mình đã yêu say mê cô gái. Chàng yêu con dê cũng
không kém. Con vật thật đáng yêu, hiền lành, thông minh, hóm hỉnh, một con dê
tinh khôn. Vào thời trung cổ, thường hay có những con vật tinh khôn như vậy,
khiến mọi người kinh ngạc và hay dẫn kẻ nuôi dạy chúng tới dàn hỏa thiêu. Tuy
nhiên trò ma thuật của con dê bốn chân vàng chỉ là những trò hết sức vô tội.
Gringoa giải thích cho phó chủ giáo về những chi tiết đó mà xem ra ông rất quan
tâm. Trong nhiều trường hợp, chỉ cần giơ cái trống cho con dê theo cách nào đó,
là đủ sai nó làm trò theo ý muốn, nó được cô Bôhêmiêng dạy cho như vậy, cô có
biệt tài hiếm hoi bày những trộ tinh tế, nên chỉ cần hai tháng đủ dạy con dê
dùng các chữ rồi ghép thành từ Phêbuýt.
- Phêbuýtĩ - Linh mục hỏi, - tại sao lại Phêbuýt?
- Tôi cũng không biết, - Gringoa đáp. - Có lẽ đó là một từ mà
cô gái tin có phép nhiệm màu bí mật nào đó. Cô thường khẽ nhắc tới khi có một
mình.
- Anh có tin chắc đó chỉ là một từ, chứ không phải tên người
không? - Clôđơ hỏi, mắt nhìn soi mói.
- Tên ai mới được chứ? - Nhà thơ hỏi.
- Nào tôi biết đâu đấy! - Linh mục đáp.
- Thưa ông, tôi thì tôi nghĩ thế này. Bọn Bôhêmiêng ít nhiều
đều theo ma thuật Ba Tư và thờ mặt trời. Do đó mới có chữ Phêbuýt.
- Thầy Pie ạ, tôi thấy có lẽ không hẳn đúng như thầy nghĩ.
- Dù sao tôi cũng chẳng cần. Mặc cho cô ta cứ việc lẩm bẩm
cái từ Phêbuýt đó. Có điều chắc chắn Giali yêu tôi cũng gần bằng yêu cô ta.
- Giali là gì?
- Là con dê.
Phó chủ giáo đưa tay nâng cằm và có vẻ mơ mộng hồi lâu. Bỗng
ông quay phắt lại nhìn Gringoa:
- Anh có dám thề với tôi anh chưa hề mảy may đụng chạm tới nó
không?
- Đụng tới gì? Con dê ư? - Gringoa hỏi.
- Không, đụng tới cô gái.
- Vợ tôi? Tôi xin thề rằng chưa.
- Thế anh thường ở một mình cùng cô ta?
- Tối nào cũng vậy, khoảng một giờ.
Đức cha Clôđơ cau mày.
- Ố! Ồ! Solus cum sola non cogilabuntur orare Pater
noster.(1>
- Thật tình tôi có thể đọc kinh Pater, rồi kinh Ave Maria rồi
kinh Credo in Decum patrem omnipotentem[81] mà cô ta cũng chẳng thèm để ý hơn
con gà mái để ý tới ngôi nhà thờ.
- Anh hãy lấy bụng mẹ anh ra mà thề với tôi là anh chưa hề đụng
nửa đầu ngón tay tới cô ta, - phó chủ giáo hung hăng nhắc lại.
- Tôi xin đem đầu bố tôi ra mà thề như vậy. Nhưng thưa thầy
kính mến, đến lượt tôi xin phép được hỏi lại một câu.
- Xin mời ông cứ hỏi.
- Tại sao thầy lại quan tâm đến việc đó ?
Khuôn mặt tái xanh của phó chủ giáo đỏ bừng
như má cô gái. Ông nín lặng một lát không đáp rồi nói, bối rối
ra mặt:
- Thầy Pie Gringoa, hãy nghe đây. Theo tôi biết, anh chưa phạm
tội. Tôi quan tâm tới anh và muốn điều hay cho anh. Nhưng chi cần đụng chạm một
chút tới con Ai Cập quỷ sứ đó, anh sẽ thành tôi mọi quỷ Xatăng. Anh thừa biết
thân xác bao giờ cũng làm hại linh hồn. Sẽ tai họa cho anh nếu anh đụng chạm tới
con đàn bà đó! Có thế thôi.
- Tôi đã thử một lần rồi, - Gringoa gãi tai nói.
- Đó là hôm đầu tiên, nhưng tôi đã bị ong châm.
- Thầy Pie, thầy đã cả gan như vậy sao?
Và vầng trán linh mục tối sầm lại.
- Một lần khác, - nhà thơ tươi cười nói tiếp, - trước khi đi
ngủ, tôi đã nhòm qua lỗ khóa và nhìn thấy rõ người đàn bả ngon lành nhất mặc đồ
lót, cô ta làm cọt kẹt nan giường dưới bàn chân trần.
- Thôi cút ngay đi! - Linh mục nhìn hằm hằm, quát lên và nắm
hai vai Gringoa sững sờ đẩy đi, rồi ông rảo bước đi vào dưới vòm cột âm u nhất
của tòa nhà thờ.
III. GIÀN CHUÔNG
Kể từ buổi sáng Cadimôđô bị đem bêu, dân chúng xung quanh nhà
thờ Đức bà nhận thấy hình như sự sốt sắng thỉnh chuông của nó đã nguội lạnh đi
nhiều. Trước kia, chuông lúc nào cũng vang lên, từng hồi chuông sáng dài ngân
nga từ lễ sớm tới lễ muộn, những hồi chuông lớn bay bổng nhân dịp đại lễ, những
âm điệu phong phú thong dong chuông nhỏ cho đám cưới, lễ rửa tội và tất cả hòa
lẫn trong không trung như tấm thêu đủ loại âm thanh du dương. Tòa nhà thờ cổ,
chỗ nào củng rung động và ngân vang, triền miên vui trong tiếng chuông. Tựa hồ ở
đó luôn có mặt vị thần linh của náo động và tùy hứng, đang ca hát qua những miệng
đồng. Giờ đây, thần linh đó như biến mất; nhà thờ trở nên buồn tẻ và sẵn sàng
nín lặng. Các ngày lễ và đám tang vẫn thỉnh chuông bình thường, khô khan và trơ
trẽn, đúng theo nghi lễ bắt buộc, không hơn. Trong hai thứ tiếng động do nhà thờ
tạo nên, tiếng đại phong cầm ở trong, tiếng chuông ở ngoài, chỉ còn lại tiếng
phong cầm. Tuy rằng Cadimôđô vẫn ở đó. Chuyện gì đã xảy ra trong con người nó?
Phải chăng thâm tâm nó vẫn còn hổ thẹn và thất vọng vê vụ cực hình, ngọn roi của
đao phủ không ngớt vang vọng trong tâm hồn nó, nỗi buồn bị ngược đãi dập tắt hết
mọi thứ ở nó, kể cả niềm yêu mê giàn chuông? Hoặc Mari đâ có tình địch trong
trái tim gã kéo chuông nhà thờ Đức bà, cho nên quả chuông lớn và mười bốn cô em
bị bỏ rơi, nhường chỗ cho cái gì đó còn duyên dáng và xinh đẹp hơn chăng?
Vảo năm ơn phước 1482 đó, lễ Ngự cáo lại đúng vào hôm thứ ba
25 tháng ba. Hôm đó, trời trong và nhẹ đến nỗi Cadimôđô cũng thấy thương nhớ giản
chuông. Nó liền leo lền tháp chuông phía bắc, trong khi bên dưới gã trợ thủ mở
rộng các cửa nhà thờ, hồi đó là các phiến gỗ rắn đanh to lớn, bọc da, chung
quanh đóng đinh sắt mạ vảng và có chạm trổ "hết sức khéo léo công phu”.
Lên tới gác chuông cao, Cadimôđô lắc đầu buồn bã ngắm nghía hồi
lâu sáu lầu chuông. Tựa hồ đau khố vì một cái gì xa lạ đã len vào trái tim,
ngăn cách nó với giản chuông. Nhưng khi nó đã rung chuông, cảm thấy chùm chuông
chuyển động dưới tay, khi thấy, vì nó đâu còn nghe được, những âm giai run rẩy
dâng lên hạ xuống trên nấc thang thanh âm như con chim chuyền cành, khi con quỷ
âm nhạc, tên yêu ma này đang rung một chùm chói lọi đủ loại tiết điệu, đã nhập
vào thằng điếc tội nghiệp, nó bỗng trở lại sung sướng, nó quên hết và trái tim
nở rộng làm khuôn mặt nó tươi tĩnh.
Nó đi lại, vỗ tay, chạy quanh các dây thừng, nó hò hét, múa
may, để động viên sáu ca sĩ như một nhạc trưởng thúc giục các danh ca thông
minh, Nó bảo:
- Cố lên, Gabrien. Dốc hết âm thanh của mày xuống quảng trường.
Hôm nay ngày hội. - Tibô, đừng có lười. Sao chậm thế. Nhanh lên, nhanh lên! Đồ
ăn hại, mày han gỉ rồi sao? - Khá lắm! Nhanh nữa lên nào! Nhanh đến mức không
còn nhìn thấy quả lắc. Hãy làm mọi người điếc hết như tao. Đúng thế, Tibô cừ
quá! Ghiôm! - Ghiôm! Mày là đứa lớn nhất, còn Paxkiê bé nhất, thế mà Paxkiê lại
giỏi hơn. Tao đánh cuộc, những ai nghe được, đều nghe thấy nó rõ hơn mày. - Được!
Được! Gabrien của ta, to lên, to nữa lên! - Nây! Lũ Chim sẻ, cả hai chú làm gì
trên đó thế? Chẳng thấy chúng mày phát ra tiếng động nhỏ nào. - Lại còn những
cái mỏ bằng đồng kia, ai lại hát mà cứ như ngáp ấy! Hừ, phải làm việc đi chứ.
Hôm nay ngày lễ Ngự cáo. Trời nắng đẹp. Phải có hồi chuông thật vang. - Tội
nghiệp Ghiôm! Cậu cả béo, hết hơi rồi phải không?
Cadimôđô đang mải đốc thúc giần chuông, cả sáu đua nhau nhào
lộn và đung đưa những cái mông bóng láng như đàn la Tây Ban Nha ầm ĩ đang bị mã
phu la hét thúc giục.
Bỗng nhiên, nó liếc nhìn qua khe, các miếng vải đá đen to bản,
che tới độ cao nhất định bức tường thẳng đứng của tháp chuông, và thấy dưới quảng
trường một cô gái ăn mặc kỳ quặc, đang đứng lại, trải xuống đất tấm thảm có con
dê con tới nằm lên trên, rồi một đám ngưdi xem tới vây tròn chung quanh. Cảnh
tượng đó đột nhiên thay đổi dòng suy nghĩ của nó và làm đông cứng nỗi thích thú
âm nhạc như luồng gió lạnh làm đông cứng dòng nhựa đang chảy. Nó dừng lại, quay
lưng lại giàn chuông, rồi ngồi xổm sau mái hiên đá đen, đăm đăm nhìn cô gái múa
rong bằng cặp mắt mơ màng, âu yếm và hiền dịu, cái nhìn đã một lần làm phó chủ
giáo phải kinh ngạc. Trong khi đó, giàn chuông bị bỏ quên cũng đột ngột im bặt
một loạt, khiến khách ham nghe nhạc chuông phải thất vọng, họ đành vui lòng
nghe hồi chuông trên cầu Hối Đoái, và ra về chưng hửng như con chó được dử miếng
xương nhưng lại xơi phải cục đá.
IV. "AN" AGHK
Vào một sáng đẹp trời cũng hồi tháng ba đó, có lẽ là thứ bảy
29, ngày lễ Thánh Ơxtasơ, anh bạn trẻ của chúng ta là cậu học trò Giăng Phrôlô
cối Xay đang mặc quần áo, chợt thấy túi quần đựng tiền không phát ra một tiếng
xủng xẻng nào hết. Cậu rút túi tiền ra, nói:
- Tội nghiệp cái túi tiền! Sao? Chẳng còn một chinh! Xúc xắc,
bia vại và gái đẹp đã tàn nhẫn moi hết ruột mày! Thế là mày đâm ra trống rỗng,
nhăn 'nhúm và bèo nhèo! Trông cứ như vú mụ điên! Xin hỏi quý ngài Xixêrô và
Xênêca, mà tôi thấy tác phẩm cong queo xơ xác vứt bừa bãi trên sản, học hành
thì làm được cái thá gì, dù tôi có giỏi hơn ông chánh kho bạc hoặc một lão Do
Thái ngoài cầu Hối Đoái, để được biết một đồng êquy vàng khắc hình vương miện bằng
băm nhăm oongdanh trị giá mỗi đồng băm nhăm xu tám đơniê tiền Paris và một đồng
êquy vàng khắc hình trăng lưỡi liềm bằng băm sáu oongdanh trị giá mỗi đồng băm
sáu xu sáu đơniê tiền Tua, nếu tôi không có lấy một đồng kẽm đen ngòm khốn kiếp
để liều một ván đôminô! Oi, quan chấp chính Xixêrô! Tai hại đó đâu có thể thoát
bằng những cách nói ví von, các quemadmodum[82] và các verum enim vero!
Chàng buồn rầu mặc quần áo. Một ý nghĩ vụt đến lúc buộc dây
giày, nhưng chảng vội gạt đi ngay: nhưng nó cứ trở lại khiến chàng mặc trái cả
áo gilê, đó là dấu hiệu rõ ràng của môi xung đột nội tâm gay gắt. Sau cùng,
chàng vứt mạnh mũ xuống đất, kêu lên: - Đech cần! Muốn ra sao thì ra. Mình sẽ tới
ông anh. Sẽ bị nghe chửi đấy, nhưng còn kiếm được đồng êquy.
Thế là chàng vội vã khoác áo choàng lót lông, nhặt mũ và thất
thểu đi ra.
Chàng xuôi dọc phố Hàng Đàn, đi về phía Khu thành cũ. Lúc đi
ngang qua phố La Huysét, mùi chả nướng thơm lừng trên những cái xiên không ngừng
quay, kích thích cơ quan khứu giác, chàng âu yếm nhìn tiệm thịt quay vĩ đại, một
hôm đã khiến vị tu sĩ dòng thánh Catalagiron phải tha thiết thốt lên:
Veramente, queste rotisserie sono cosa stupendaf1> Nhưng Giăng không có tiền
ăn sáng và chàng thở dài thườn thượt, chui qua cổng Tiểu Satơlê, gồm những tháp
lớn hình lá tam diệp kép rất to, trấn giữ lối vảo Khu thành cũ.
Chàng cũng không còn bụng dạ nào, theo thói quen, tiện tay
ném hòn đá vào pho tượng khốn nạn của Pêrinê Lơcléc, đã dâng thảnh Paris thời
Saclơ VI cho quân Anh, tội ác khiến tượng hình của hắn, bị đá ném sứt sẹo và
bùn vấy đầy mặt, đã chịu hình phạt suốt ba thế kỷ ở góc phố Hàng Đàn và phố
Buyxi, như vĩnh viễn bêu mặt trên giàn bêu tù.
Qua cầu Nhỏ, vượt phố Xanh tơ Giơnơvievơ mới, Giăng Đờ
Môlăngđinô tới trước nhà thờ Đức bà. Thế là chàng lưỡng lự, đi dạo một lát
quanh pho tượng ông Lơgri, ngần ngại nhủ thầm: - Sỉ và cầm chắc, còn tiền nong
vẫn đáng ngờ!
Chàng hỏi một thầy trợ thủ từ tu viện đi ra:
- Ngài phó chủ giáo Giôdat đang ở đâu?
- Có lẽ ở trong phòng kín trên tháp, - thầy trợ thủ đáp, - tồi
khuyên cậu không nên tới đó quấy rầy ông ta, trừ khi cậu được ai đó vào loại
như giáo hoàng hoặc nhà vua phái đến.
Giăng vỗ tay:
- Ma xui quỷ khiến! Thật là dịp tốt để xem căn phòng ma thuật
trứ danh!
Kiên quyết làm theo ý định, chảng mạnh bạo bước vào cửa nhỏ tối
om và leo lên thang cuốn Xanh Gilơ dẫn lên tầng trên tòá tháp. - Phải xem nó thế
nào mới được! Chàng vừa đi vừa thầm nhủ. Mẹ kiếp! Căn phòng đó chắc kỳ lạ lắm,
nên ông anh đáng kính của mình mới giấu khư khư như vậy! Nghe nói ông ấy nhóm bếp
địạ ngục ở đó để nổi to lửa nấu món điểm kim thạch. Ôi dào! Mình có điểm kim thạch
cũng chẳng hơn gì hòn sỏi, giá mà tìm thấy trên bếp lò một đĩa trứng Phục sinh
tráng mỡ lợn còn thú vị hơn bất cứ hòn điểm kim thạch nào to nhất đời!
Lên tới hânh lang có dãy cột nhỏ, chảng đứng thở một lát,
nguyền rủa cái cầu thang bất tận bằng không biết bao nhiêu lời tục tĩu, rồi lại
tiếp tục leo lên, qua cửa hẹp tòa tháp hướng bắc, hiện nay cấm dân chúng vào
xem. Lát sau, khi đã đi qua gác chuông, chàng tới sàn cầu thang nhỏ ăn sâu vào
hôc tường ngang, dưới vòm có cửa thấp hình cung nhọn, mà một lỗ châu mai ở trước
mặt được trổ thủng vào vách tường bao quanh cầu thang cuốn khiến chàng có thể
trông thấy ổ khóa to tướng vầ khung sắt vững chãi của cánh cửa. Hiện nay, khách
tò mò đến thăm còn nhận ra chiếc cửa đó, do hàng chữ trắng khắc trên tường đen:
Tôi yêu quý Côrali, 1829. Ký tên Uygien. Đúng là có khắc cả chữ: ký tên.
- 0! - Cậu học trò nói: chắc là ở đây.
Chìa khóa tra trong ổ. Cánh cửa ở ngay trước mặt. Chàng khẽ đẩy,
thò đầu qua khe cửa mở.
Bạn đọc chắc hẳn đã giở xem qua tập tác phẩm kỳ diệu của
Rembrăng, một thứ sếchxpia của hội họa. Trong số nhiều bức tranh khắc tuyệt đẹp,
đặc biệt có một bức tranh chìm, mà người ta dự đoán nó thể hiện bác sĩ Phaoxtơ,
khiến ta nhìn vào không thể không lóa mắt. Đó là một gian phòng tối. Ở giữa kê chiếc
bàn chất đầy đồ vật ghê rợn, sọ người, bình tròn, nồi đất, côngpa, da dê ghi chữ
tượng hình. Bác sĩ ngồi xuống trước bàn, mặc áo choàng rộng, đội mũ lót lông sụp
xuống tận mắt. Chỉ trông thấy nửa người ông ta. Ông ta hơi nhổm người trên ghế
bành rộng, bàn tay nắm chặt chống lên mặt bàn, đang tò mò và sợ hãi nhìn một
vòng tròn sáng lớn, gồm những chữ ma quái, chói lọi, trên bức tưdng cuôi phòng,
như tia nắng chiếu vào hộp tối máy ảnh. Mặt trời huyền vi đó như rung rinh trước
mắt và chiếu áng sáng bí hiểm khắp gian phòng mờ tỏ. Thật ghê rợn và cũng thật
đẹp.
Trước mắt Giăng là những thứ tương tự gian phòng của Phaoxtơ,
khi chàng thò đầu qua khe cửa hé mở. Đây cũng lầ căn buồng tối, ánh sáng lờ md.
Cũng chiếc bàn lớn rồi côngpa, nồi cất, xương thú vật lủng lẳng trên trần, binh
tròn lăn lóc dưới sàn, xương sọ ngựa lẫn lộn với những hũ bên trong rung rinh
các lá bằng vàng, sọ người đặt trên trang giấy chi chít hình vẽ và chữ, từng tập
sách viết tay dày cộp, mở sẵn, chồng chất lên nhau, không chút thương hại các
góc da dễ gãy, tóm lại đủ mọi thứ rác rưởi của khoa học và khắp nơi, trên mớ lộn
xộn này, bụi bặm và mạng nhện bám đầy; nhưng chỉ không có vòng tròn bằng chữ
chói sáng, không có bác sĩ mải mê ngắm huyễn tượng rực cháy như đại bàng ngắm mặt
tròi.
Tuy nhiên, căn buồng không vắng người. Một ông ngồi trong ghế
bành, đang cúi xuống bản. Hắn quay lưng lại nên Giăng chỉ nhìn thấy đôi vai và
chỏm đầu; nhưng chàng dễ dàng nhận ra ngay cái đầu hói mà thiên nhiên cạo trọc
vĩnh viễn như thể muốn đánh dấu thiên hướng giáo sĩ không cưỡng nổi của phó chủ
giáo, bằng biểu tượng ngoại hình.
Giăng nhận ra ông anh. Nhưng cửa mở ra quá nhẹ nhàng, làm đức
cha Clôđơ không hay biết gì đến việc chú em có mặt. Cậu học trò tò mò liền lợi
dụng lúc đó để tha hồ ngắm nghĩa căn buồng hồi lâu. Một lò bếp rộng, thoạt đẩu
chàng chưa để ý tới, ở bên trái ghế bành, phía dưới cửa mái. Tia nắng chiếu vảo
từ khung cửa đó, xuyên qua một mạng nhện tròn, in hình rất khéo cái hoa thị
tinh tế vảo vòm cửa sổ tò vò, ở giữa là con côn trùng kiến trúc sư đang đứng im
như trục bánh xe bằng ren. Trên bếp chât bừa bãi đủ thứ chai lọ, hũ sầnh, nồi nấu
bằng thủy tinh, bình dàí cổ bằng than đá. Giăng thở dầi thấy chẳng có chiếc chảo
con nào, thầm nghĩ:
- Đồ lề nấu bếp xem ra còn mới quá!
Hơn nữa, lò không nhóm lửa, mà hình như từ lâu cũng chẳng có
lửa khói gì hết. Một mặt nạ thủy tinh Giăng thấy ở giữa đống dụng cụ luyện đan,
chắc hẳn để phó chủ giáo đeo che mặt khi pha chế những chất ghê gớm, vứt một
xó, bụi bám đầy, như bị bỏ quên. Ngay cạnh, lăn lóc cái thổi lửa cũng bám đầy bụi,
mặt trên dán câu chú giải khảm chữ bằng đồng: Spira, Spera[83].
Theo lề thói của các nhà điểm kim, trên tường còn ghi rất nhiều
chú từ khác, câu viết bằng mực, câu khác bằng mũi nhọn kim khí. Thôi thì lộn xộn
đủ thứ chữ gôtích, Do Thái, Hy Lạp, La Mã, hảng chữ nọ ngẫu nhiên chen lấn hoặc
đè lên hàng chữ kia, câu mới xóa câu cũ, tất cả quấn vào nhau rối mủ như cành
cây trong bụi rậm, như mũi giáo trong trận xáp lá cà. Quả thực đó là sự pha trộn
lung tung đủ loại triết học, đủ trò mơ mộng, đủ thứ khôn ngoan nhân loại. Thỉnh
thoảng đây đó một câu chói lọi hơn, như lá cờ giữa đám giáo mác. Còn phần lớn
là một câu châm ngôn ngắn Latinh hoặc Hy Lạp, được thời trung cổ diễn đạt rất
hay: Unđe? inde?
- Homo homini monstrum. - Astra, castra, nom en, numen -
Mégha biblion, mégha kakón - Sapere ande. Fỉat ubi vuìt, vân vân... hoặc một từ
bề ngoài có vẻ vô nghĩa: Anaghkophaghia, nhưng có lẽ ẩn giấu ý ám chỉ chua cay
về chế độ tu viện; đôi khi chỉ là câu cách ngôn bình thưdng về kỷ luật đạo giáo
diễn tả bằng câu thơ tám chân đúng niêm luật: Coelestrem dominum, terrestrem,
dicite domnum'[84]. Đây đó cũng còn những chữ Do Thái nguệch ngoạc mà Giăng, vốn
đã dốt tiếng Hy Lạp, lại càng không hiểu gì hết, và tất cả chỗ nào cũng chằng
chịt những ngôi sao, hình người hoặc hình thú và hình tam giác cầi nhau, chúng
góp thêm phần cho bức tường bôi bẩn của căn buồng càng giống tờ giấy bị con khỉ
cầm ngòi bút đẫm mực vẽ nhăng nhít.
Tóm lại, toàn bộ căn phòng có vẻ hoang tàn và đổ nát, còn
tình trạng tồi tàn của dụng cụ làm ta phỏng đoán, từ khá lâu, chủ nhân đã xao
lãng công việc nghiên cứu vì bận chăm lo chuyện khác.
Lúc này, chủ nhân đang cúi xuống cuốn sách chép tay to rộng,
trang trí các bức họa kỳ quái, như đang dằn vặt vì một ý nghĩ luôn xen vào dòng
suy tưởng. ít nhất đó cũng là điều Giăng nhận xét, khi nghe ông ta thốt lên,
vói khoảnh khắc trầm ngâm của một giấc mơ trống rỗng đang nói to thành lời:
- Phải, Manu đã nói thế, còn Đôroaxtrơ[85] cũng dạy như vậy,
mặt trời nảy sinh từ lửa, mặt trăng nảy sinh từ mặt trời. Lửa là linh hồn của
các đại toàn thể. Các nguyên tử sơ đẳng của nó lan trần và tuôn chạy không ngừng
thành những dòng bất tận trên thế giới. Tại giao điểm của các dòng đó trong
không trung, nó phát sinh ánh sáng; tại giao điểm của chúng dưới lòng đất, nó sản
sinh ra vàng.
- Ánh sáng, vàng, cũng là một thứ thôi. Là lửa ở trạng thái cụ
thể. - Là sự khác biệt từ cái trông thấy đến cái sờ thấy, từ thể lỏng sang thể
đặc của cùng một thể chất, tử hơi nước thành nước đá, không gì khác hơn. Hoàn
toàn không phải chuyện mộng tưởng - đó là quy luật tổng quát của thiên nhiên.
- Nhưng làm cách nào moi ra được bí mật của quy luật chung
đó, trong khoa học? Đúng thế: Ánh sáng tràn ngập bàn tay ta đó chính là vàng! vẫn
chỉ là những nguyên tử đó nở phình ra theo quy luật nào đó, vấn đề chỉ là cô đặc
nó theo quy luật nào đó! - Lầm cách nào đây? - Có người đã nghĩ cách chôm một
tia nắng. - Averôe - phải, chính là Averôe- Averôe[86] đã chôn một tia nắng dưới
chiếc cột đầu tiên bên trái trong hậu cung cất kinh Corăng, tại đại tu viện Hồi
giáo ở Coócđu; nhưng tám nghìn năm sau mới có thể mở căn hầm đó để xem công cuộc
thành công hay không.
- Eo ôi! - Giăng thầm nhủ, chờ có được một đồng êquy như vậy
thì lâu quá!
Phó chủ giáo mơ mộng nói tiếp:
- ..."Kẻ khác lại nghĩ, tốt hơn nên thực hiện bằng một
ánh sao Xiriuýt. Nhưng rất khó có nổi tia sáng thuần khiết đó, vì sự hiện diện
đồng thời của nhiều tinh tú khác đã trộn lẫn các ánh sáng. Phlamen cho rằng giản
dị hơn, nên thực hiện bằng tia lửa mặt đất. - Phlamen! Đúng là cái tên tiền định.
Fỉamma! - Phải, đúng là lửa. Có thế thôi. - Kim cương ở trong than đá, vàng ở
trong lửa. - Nhưng làm thế nào lấy ra được? - Magixtri khẳng định có một số tên
của đàn bà mang vẻ đẹp hết sức hiền dịu và huyền bí chỉ cần đọc lên trong khi
thực hiện...
- Ta hãy đọc xem Manu bảo sao: "Nơi đâu đàn bà được tôn
trọng, thần linh đều vui vẻ; nơi đâu họ bị khinh rẻ, có cầu Chúa cũng chẳng ích
gìỄ Miệng đàn bà bao giờ cũng tinh khiết: đó là nước trôi, là tia nắng. - Tên
đàn bà phải êm ái, du dương, bay bổng; phải tận cùng bằng âm dải và giống như lời
ban phước lành". - ...Phải, nhà hiền triết nói có lý; thật vậy, Maria này,
Xôphia này, Exmêran... - Khốn khổ! Sao mình cứ nghĩ mãi tới chuyện đó!
Rồi ông đùng đùng gấp sách.
Ông giơ tay bóp trán,, như muốn xua đuổi ý nghĩ đang ám ảnh.
Rồi ông cầm lấy ở trên bàn chiếc đinh và cái búa nhỏ, cán có sơn các bùa chú kỳ
lạ. Ông mĩm cười chua chát, nói:
- ít lâu nay, ta thất bại trong mọi cuộc thí nghiệm! Một định
kiến ám ảnh ta và giày vò đầu óc như chiếc vòng lửa. Ta chỉ mới khám phá được
bí mật của Caxiôdoa), với chiếc đèn thắp không cần bấc và dầu. Nhưng đó chỉ là
chuyện tầm thường!
- Chết tiệt! - Giăng lẩm bẩm nói.
- ...Cho nên chỉ cần một tư tưởng khốn kiếp, - linh mục nói
tiếp, - cũng đủ làm con người ta trở nên hèn yếu, điên rồ! Ôi, cứ để mặc Clôđơ
Pécnen cười ta, bà đã không sao khiến nổi ông chồng Nicôla Phlamen rời bỏ một
phút việc theo đuổi sự nghiệp lớn! Lạ thay! Ta đang cầm trong tay chiếc búa thần
thông của Dêchiêlê! Cứ mỗi lần vị pháp sư Do Thái ghê gớm đó ngồi trong phòng
riêng, nện búa xuống chiếc đinh này, kẻ thủ mà ông kết tội dủ cách xa hai ngàn
dặm, vẫn thụt sâu xuống đất một sải và bị đất nuốt chửng. Ngay cả vua nước
Pháp, một tối chỉ vì khinh suất đụng phải cửa căn nhà vị thần thông, cũng đã bị
thụt xuống lòng đường Paris sâu tới gối. - Việc này xảy ra, chưa quá ba thế kỷ
- Thế mả ta hiện có chiếc búa, cái đinh, nhưng trong tay ta nó chẳng phải là dụng
cụ gì ghê gớm hơn cái vồ trong tay người thợ dao kéo. - Cho nên, ta chỉ cần tìm
câu thần chú mà Dêchiêlê đã đọc, rồi đóng cái đinh này.
- Láo toét! - Giăng thầm nghĩ.
- Nào, hãy thử xem sao, - phó chủ giáo hăng hái nói tiếp. -
Neu thành công, ta sẽ thấy đầu đinh tóe lửa xanh. Êmen hêtăng! Êmen hêtăng! -
Không phải rồi. Xigiêani! Xigiêani![87] Chiếc đinh này hãy đào huyệt chôn cái kẻ
tên là PhêbuýtL. Khốn nạn! Sao cứ quanh quẩn mãi một ý nghĩ dai dẳng đó.
Rồi ông giận dữ vứt búa đi. Và ông ngồi sụp xuống ghế, gục
lên bàn, khuất sau chiếc ghế bành lớn, khiến Giăng không trông thấy nứa. Trong
vòng vài phút, chàng chỉ thấy bàn tay ông ta co quắp đặt trên cuốn sách. Đột
nhiên, đức cha Clôđơ đứng dậy, cầm côngpa, lặng lẽ khắc lên tường những chữ cái
Hy Lạp sau:
"AN"AGKH
- Ồng anh mình điên rồi, - Giăng thầm nhủ; - cứ viết là
Fatum[88] có tiện hơn không. Có phải ai cũng bắt buộc phải biết tiếng Hy Lạp
đâu.
Phó chủ giáo quay lại ngồi xuống ghế, hai tay ôm đầu, như người
ốm đang nhức và nóng đầu thường làm.
Cậu học trò ngạc nhiên nhìn ông anh. Chàng đâu có biết, vì
chàng vốn là kẻ ưa phơi trần trái tim ra ngoài, vốn chỉ tuân theo một định luật
trên đời là định luật tốt đẹp của tự nhiên, cứ để mặc ham mê tuôn chảy theo sở
thích, là kẻ mà mặt hồ các xúc cảm lớn bao giờ cũng khô cạn, cái mặt hồ cứ sáng
sáng lại được khơi rộng thêm mương máng mới, chàng đâu có biết biển cả ham mê cả
con người sẽ nung nấu vầ sôi sục cuồng điên đến độ nào khi ta cự tuyệt nó mọi lối
thoát, biển cả đó tích tụ, dâng lên, tràn bò, đào xới tâm can, bật thành nức nở
bên trong và quằn quại âm thầm, tới khi biển phá vỡ đê, chảy lạc dòng, vỏ ngoài
khắc khổ và giá băng của Clôđơ Phrôlô, bề mặt đạo đức lạnh lùng, cheo leo và hiểm
hóc đó vẫn đánh lừa Giăng. Cậu học trò vui nhộn không hề nghĩ vẫn có thứ nham
thạch sôi sục, hung hãn và sâu lắng bên dưới vầng trán phủ tuyết của núi lửa
Etna.
Không hiểu Giăng có chợt nhận thấy các ý tưởng đó không,
nhưng mặc dù là người vô tâm chàng cũng hiểu mình đã trông thấy những gì không
nên thấy, mình vừa bắt gặp tâm hồn ông anh trong một trạng thái riêng tư nhất
và không nên để Clôđơ biết. Thấy phó chủ giáo trở lại im lìm như cũ, chàng khẽ
rụt cổ và nện gót sau cửa, như người vừa mới tới và báo hiệu mình tới.
- Vào đi! - Phó chủ giáo cất tiếng từ trong phòng,
- tôi chờ từ nãy. Khóa vẫn để nguyên ở cửa đó. Thầy Giắc, cứ
vào.
Cậu học trò mạnh dạn bước vảo. Phó chủ giáo ngồi yên trên ghế
giật mình, cuộc viếng thăm này thật bất tiện ở nơi đây.
- Ô hay! Chú Giăng đấy ư?
- vẫn một cái tên bắt đầu bằng chữ Gi, - cậu học trò đáp, mặt
đỏ bừng, trâng tráo và vui nhộn.
Nét mặt Clôđơ trở lại nghiêm nghị.
- Chú đến đây có việc gì?
- Thưa anh, - cậu học trò đáp, - cố tạo vẻ mặt đứng đắn, đáng
thương và nhũn nhặn, tay mân mê mũ ra bộ ngây thơ, em đến để xin anh...
- Xin gì?
- Bảo ban cho ít điều em đang rất cần.
Giăng không dám nói thêm: - Và một ít tiền
em còn cần hơn nữa. Đoạn cuối của câu nói còn được giữ lại
nguyên.
- Thưa ông, - phó chủ giáo lạnh lùng nói, - tôi rất không bằng
lòng về ông.
- Chao ôi! - Cậu học trò thở dài.
Đức cha Clôđơ xoay ghế một góc vòng, đăm đăm nhìn Giăng:
- Rất may được gặp ông.
Đó là câu mào đầu ghê gớm. Giăng sẵn sảng 'chờ vụ va chạm mạnh.
- Giăng, ngày nào người ta cũng tới đây than phiền về chú. Tại
sao có cuộc ẩu đả mà chú vác gậy đánh vị tử tước nhỏ tuổi Anbe Đờ
Ramôngsăng?...
- Ô! Có gì đâu! - Giăng đáp. - Tại cái thằng thị đồng tai ác
chơi nghịch, nó phi ngựa làm bắn hết cả bùn lên bọn học trò chúng em!
- Thế còn vụ Mahiét Phácgien bị chú xé rách áo dài? Tunicam
dechiraverunt, họ nói rõ như vậy.
- Ôi dào! Nó thừa biết đó chỉ là cái áo khoác tồi tàn,
Môngteguy.
- Đơn thưa nói là tunicam, chứ không phải cappettam[89]. Chú
có hiểu tiếng La tinh không?
Giăng không đáp. Linh mục lắc đầu, nói tiếp:
- Phải! Bây giờ học hành, chữ nghĩa như thế đấy. Tiếng La
tinh biết lõm bõm, tiếng cổ Xyri dốt đặc, tiếng Hy Lạp bị ghét thậm tệ chứ không
phải vì dốt mà các nhà thông thái nhất phải bỏ qua một từ Hy Lạp không đọc tới,
thế rồi lại nói: Graecum est, non legitur[90]^.
Cậu học trò ngang nhiên ngước nhìn:
- Thưa anh, anh có muốn em giảng nghĩa từ Hy Lạp viết trên tường
kia sang đúng tiếng Pháp không?
- Từ nào?
- "AN"AGKH.
Gò má vàng sạm của phó chủ giáo hơi đỏ ửng, như luồng khói
báo hiệu bên ngoài các chấn động bí mật của núi lửa. Cậu học trò hầu như không
nhận thấy điều đó. Ông anh gắng gượng lắp bắp hỏi:
- Nảy Giăng, thế từ đó nghĩa là gì?
- ĐỊNH MỆNH
Đức cha Clôđơ lại tái mặt, còn cậu học trò thản nhiên nói tiếp:
- Còn từ ở dưới, cũng do bần tay đó khắc, Anaghneia nghĩa là
0 TRỌC. Anh thấy là em cũng biết tiếng Hy Lạp đấy chứ.
Phó chủ giáo nín lặng. Bài học tiếng Hy Lạp đó khiến ông trở
nên mơ mộng. Cậu nhỏ Giăng, có đủ mọi tinh khôn của đứa trẻ được nuông chiều,
thấy đây là lúc thuận lợi để thử hỏi xin. Chàng liền dùng giọng hết sức dịu ngọt,
nói:
- Anh hiền từ của em, chả lẽ anh thủ ghét đến mức lầm mặt giận
với em, chỉ vì cái tát và dăm quả đấm độc địa được phân phát đích đáng cho tụi
ranh con nào đó ư, quibusdam marmosetis?{1\ Anh thấy không, anh Clôđơ hiền từ,
em cũng thạo tiếng Latinh đấy chứ.
Nhưng mọi trò âu yếm vờ vĩnh không còn gây được hiệu quả quen
thuộc đối với ông anh nghiêm khắc. Con chó ba đầu gác cửa âm ty không thèm ngoạm
chiếc bánh mật ong. vầng trán phó chủ giáo không hề răn một nếp nhăn:
- Chú muốn gì nào? - Ông hỏi, giọng gay gắt.
- Nếu vậy, xin đi ngay vào việc! - Giăng ngang nhiên đáp lại.
- Em đang cần tiền.
Nghe câu tuyên bố trắng trợn đó, nét mặt phó chủ giáo lập tức
ra vẻ phụ huynh dạy dô:
- Thưa chú, chú cũng biết lãnh địa của ta ở Tiarơsáp, nếu
tính chung cả tiền thuế đất lẫn tiền cho thuê hăm mốt căn nhà, chỉ đem lại lợi
tức là băm chín livrơ một xu sáu đơniê tiền Paris. Thế là gấp rưỡi so với thời
kỳ anh em Paclet, nhưng củng không phải nhiều nhặn gì.
- Em đang cần tiền, - Giăng vẫn thản nhiên nhắc lại.
- Chú cũng biết giáo hội pháp quan đã quyết định hăm mốt căn
nhả của chúng ta thuộc khu vực tòa giám mục, ta chỉ có thể chuộc lại quyền khỏi
bị phụ thuộc bằng cách trả cho đức ông giám mục hai đồng mác tiền bạc mạ vàng
trị giá sáu đồng livrơ tiền Paris. Thế mà hai đồng mác đó, tôi vẫn chưa thu nhặt
được. Điều đó, chú thừa biết.
- Em chỉ biết em đang cần tiền. - Giăng nhắc lại lần thứ ba.
- Thế cần tiền để làiỊi gì?
Câu hỏi làm mắt Giăng lóe lên tia hy vọng. Chàng lại ra vẻ hiền
ngoan như con mèo:
- Anh Clôđơ thân mến ạ, em không xin tiền để tiêu pha bậy bạ.
Em đâu có dùng tiền của anh để ăn chơi nơi quán rượu rồi đi dạo phố Paris với
quần áo bằng gấm kim tuyến, có kẻ hầu theo sau, cum meo laquasio[91]. Anh ơi,
không phải thế đâu, tiền để dùng vào việc thiện.
- Việc thiện nào? - Clôđơ hỏi, hơi ngạc nhiên.
- Có hai người bạn em đang định mua quần áo trẻ sơ sinh để
cho đứa con một bà góa nghèo thuộc dòng tu Hiếu khách. Đó là công việc từ thiện.
Phải tốn mất ba đồng phloranh, mà em cũng muốn được góp phần vào đó.
- Hai người bạn của chú tên là gi?
- Pie L/Atxommơ và Baptixtơ Crôcơ - Oadông[92].
- Ghê thật! - Phó chủ giáo nói, hai cái tên đó đi đôi với
công cuộc từ thiện như cỗ súng phóng tạc đạn đặt trên bàn thờ chính diện.
Rõ ràng Giăng đã chọn rất tồi tên hai người bạn. Nhưng biết
thì đã muộn rồi.
- Và lại, - Clôđơ vốn tinh khôn, nói tiếp, - quần áo trẻ sơ
sinh gì mà tốn tới ba đồng phloranh? Mà lại cho đứa con của một bà tu dòng Hiếu
khách? Các bà góa dòng tu Hiếu khách có con mới đẻ từ bao giờ vậy?...
Một lần nữa, Giăng lại nói toạc ra:
- Thú thật em cần tiền để tối nay đến chơi con Idabô La Tiery
ở Van Đ’Amua!
- Đồ ô uế khốn nạn! - Linh mục thốt lên.
- Anaghneia, Giăng đáp.
Lời trích dẫn cậu học trò có lẽ đã tinh quái mượn ở trên tường
gian phòng, đã tác động kỳ lạ tới linh mục. Ông cắn môi, đỏ mặt hết cả giận, bảo
Giăng:
- Thôi chú về đi. Tôi sắp có khách.
Cậu học sinh cố nài lần nữa:
- Anh Clôđơ ơi, ít nhất cũng cho em ít tiền ăn sáng.
- về môn giáo lệnh của Grachiêng, chú học đến đâu rồi? - Đức
cha Clôđơ hỏi.
- Em đánh mất vở học rồi.
- Thế còn môn cổ đại học Latinh?
- Cuốn Horaxơ của em bị mất cắp rồi.
- Vậy Arixtốt đến đâu rồi?
- Thật tình, anh ạ, không biết đức cha nào trong giáo hội từng
nói các sai lầm của bọn tà giáo ở thòi nào cũng đều trốn nấp trong bụi rậm của
siêu hình học Arixtốt? Chán chết cái lão Arixtốt! Em không muốn phá tan tín ngưỡng
của mình lúc đụng vào cái trò siêu hình của lão ta.
- Anh bạn trẻ này, - phó chủ giáo nói, - trong lần vừa rồi
nhà vua ngự giá vào thành Paris, có một vị quý tộc tên là Philip Đd Cômin đã
thêu trên tấm chăn phủ ngựa một câu châm ngôn mà tôi khuyên chú nên nghiền ngẫm:
Qui non laborat non manducet[93].
Cậu học trò đứng lặng một lát, ngón tay bịt lỗ tai, mắt nhìn
xuống đất, nét mặt giận dỗi. Đột nhiên, chàng quay lại phía Clôđơ nhanh nhẹn
như con chim chìa vôi.
- Anh ơi, thế anh từ chối không cho em ít tiền để mua mẩu
bánh ở quán ăn thực ư?
- Qui non laborat non manducet.
Nghe phó chủ giáo cương quyết trả lời. Giăng đưa hai bàn tay
ôm đầu như cô gái bưng mặt khóc, rồi tuyệt vọng thét lên: Ôtôtôtôtôtôi!
Clôđơ thấy thế liền hỏi:
- Này ông, ông thét lên cái quái gì thế?
- Còn cái gì nữa! - Cậu học trò ngước mắt trân trân nhìn
Clôđơ bằng cặp mắt cậu đã dùng nắm tay dụi đỏ ngầu như đang khóc, - đó lầ tiếng
Hy Lạp! Một câu thơ của Esilơ diễn tả đầy đủ nỗi đau khổ.
Nói rồi, cậu phá lên cưòi ran rất khôi hài, làm phó chủ giáo
cũng phải mỉm cười. Chẳng qua cũng tại lỗi Clôđơ thôi, sao ông ta lại quá nuông
chiều thằng bé như vậy?
- Ôi, anh Clôđơ hiền từ của em, - Giăng được nụ cười khuyến
khích, nài thêm, - hãy nhìn đôi giày rách của em đây này. Còn thứ giày dép nào ở
đời lại bi thảm hơn là giày há mõm?
Phó chủ giáo lập tức nghiêm mặt lại như cũ:
- Tôi sẽ gửi giày mới đến cho chú. Nhưng tiền thì không.
- Anh ơi, chỉ xin anh ít tiền còm thôi, - Giăng tiếp tục van
nài. - Em sẽ học thuộc lòng Grachiêng, em sẽ hết sức tin vào Chúa, em sẽ là một
Pytago chính cống về kiến thức và đạo đức. Nhưng chỉ xin anh làm ơn cho em ít
tiền còm! Chẳng lẽ anh để mặc cơn đói ngoạm em bằng cái mõm đây kia, nó đang há
hốc trước mặt em, đen ngòm, thối tha, sâu hút hơn cả mồm gã Thát đát hoặc lỗ
mũi lão tu sĩ?
Đức cha Clôđơ lắc cái đầu nhăn nheo:
- Qui non laborat...
Giăng đã không để ông nói hết câu, kêu lên:
- Đã thế đếch cần! Cứ chơi cho sướng đời! Tôi sẽ la cà quán
rượu, sẽ đánh nhau, sẽ đập phá và sẽ đi chơi gái!
Nói rồi, chàng ném mũ vào tường và búng ngón tay kêu tanh
tách.
Phó chủ giáo cau mặt nhìn chàng:
- Giăng, em mất hết linh hồn rồi.
- Nếu vậy, theo lời Epiquya, em chỉ thiếu một cái gì đó làm bằng
thứ gì đó không tên.
- Giăng, chú phải nghiêm chỉnh nghĩ đến chuyện sửa mình.
- À này, - cậu học trò thốt lên, hết nhìn ông anh lại nhìn
cái nồi cất trên lò, - ở đây cái gì cũng cong queo, cả tư tưởng lẫn chai lọ!
- Giăng, chú đang trôi tuột xuống dốc đấy. Chú có biết chú
đang đi tới đâu không?
- Tới quán rượu, - Giăng nói.
- Quán rượu dẫn tới giàn bêu tù.
- Cũng chỉ là chiếc cột đèn như mọi cột đèn, mà có lẽ với cột
đèn đó, Điôgien đã tìm thấy con người mong ước.
- Giần bêu tù dẫn đến giá treo cổ.
- Giá treo cổ là cái cân một bên có người, bên kia là cả trái
đất. Làm người đó kể cũng đẹp lắm chứ.
- Giá treo cổ dẫn xuống hỏa ngục.
- Cũng chỉ là đám lửa lớn.
- Giăng, Giăng, sự kết thúc sẽ tai hại.
Nhưng lúc khởi đầu đã tốt lành.
Lúc đó, có tiếng chân người bước ngoài cầu thang. Phó chủ
giáo đặt ngón tay lên môi, nói:
- Im! Đây là thầy Giắc. Này, Giăng, - ông khẽ bảo thêm, - đừng
bao giờ nói với ai về những gì đã trông thấy và nghe thấy ở đây nhé. Hãy nấp
nhanh vào sau cái lò kia, và đừng có lên tiếng.
Cậu học trò liền nâp vào sau lò. ơ đó, chàng bỗng nảy ra một
ý kiến phong phú:
- A anh Clôđơ này, cho một đồng phloranh thì tôi không lên tiếng
đâu.
- Im đi! Anh hứa sẽ cho.
- Thì cứ đưa ngay đây.
- Này, đây! Phó chủ giáo nói, giận dữ vứt cho chàng túi tiền.
Giăng chui vào sau lò và cánh cửa mở ra.
V. HAI KẺ MẶC ÁO THÂM
Người vừa bước vào mặc áo dài thâm, mặt mũi u ám. Điều làm
anh bạn Giăng của chúng ta mới thoạt nhìn đã phải ngạc nhiên (ta thừa biết, tuy
ngồi trong xó, chàng vẫn tùy thích tìm cách để nhìn và nghe hết mọi chuyện); đó
là vẻ buồn rầu ủ rũ cả về quần áo lẫn nét mặt của kẻ mới tớiẾ Tuy nhiên, nét mặt
cũng phảng phất đôi chút hiền dịu, nhưng là vẻ hiền dịu của con mèo hoặc vị thẩm
phán, một vẻ hiền dịu vờ vĩnh. Ông ta tóc gần bạc hết, da nhăn nheo, tuổi xấp
xi sáu mươi, mắt hấp háy, lông mày trắng, môi trễ xuống, bàn tay to. Khi Giăng
thấy chỉ có vậy, nghĩa là một y sĩ hoặc thẩm phán gì đó, và y lại có cái mũi
cách rất xa mồm, dấu hiệu của ngu ngốc, chàng liền thu mình trong xó, buồn phiền
vì sẽ phải trải qua một thời gian vô tận trong tư thế khó chịu và bên cạnh lũ
người đáng ghét.
Lúc này, phó chủ giáo cũng chẳng thèm đứng dậy đón khách. Ông
ra hiệu cho khách ngồi xuống ghế đẩu kê cạnh cửa, rồi sau một lát im lặng như nối
tiếp những suy nghĩ từ trước, ông nói, giọng kẻ cả:
- Chào thầy Giắc.
- Chào thầy ạ! - Người mặc đồ thâm đáp.
Trong hai cách chào, một bên là thầy Giắc, bên kia lầ thầy ạ
thật cung kính, có sự khác biệt như giữa ngài và ông, giữa domine và domne. Rõ
ràng đây là cuộc tiếp xúc giữa nhà bác học và gã đồ đệ. Sau một hồi im lặng nữa,
thầy Giắc vẫn không dám lên tiếng, phó chủ giáo hỏi:
- Thế nào, ông có thành công không?
- Bẩm thầy, - người kia cười buồn đáp, - đáng tiếc là tôi vẫn
luyện. Tro than thì bao nhiêu cũng có. Nhưng chẳng thấy mảy may vàngỗ
Đức cha Clôđơ lộ vẻ sốt ruột:
- Thầy Giắc Sácmôluy, tôi không nói chuyện đó, mà là vụ án xử
tên phủ thủy kia. Có đúng thầy bảo hắn tên là Mác Xơnen phải không, gã thủ kho ở
Thẩm kế viện ấy? Hắn có thú nhận là biết ma thuật không? Việc tra hỏi đạt kết
quả gì chưa?
- Đáng tiếc là chưa, - thầy Giắc đáp, - vẫn với nụ cười buồn
bã. Chúng tôi chưa có được niềm an ủi đó. Hắn ta là hòn sỏi. Có đem luộc hắn
ngoài chợ Heo cũng chưa chắc hắn chịu nói. Tuy nhiên, chúng tôi đang làm đủ mọi
cách để đạt tới chân lý. Người hắn cũng tả tơi rồi. Chúng tôi đã thi hành tất cả
các biện pháp cần thiết, như nhà hoạt kê cổ Plôtuýt tủng nói: Adoorsum
stimulos, laminas, crucesque, cempedesque. Nervos, catenas, carceres, numellas,
pedicas, boias[94]. Nhưng vô hiệu. Hắn ghê gớm lắm. Thật công toi.
- Thế ông không tìm thấy điều gì mới trong nhà hắn ư?
- Có chứ, mảnh giấy da này, - thầy Giắc nói, lục hầu bao. - Mảnh
giấy ghi những chữ chúng tôi không hiểu. Mặc dủ luật sư hình sự Phipip Lơliê
cũng có biết ít chữ Do Thái, ông ta học được trong vụ Do Thái ở phố Căngtecxten
tại Bruyxen.
Vừa nói thầy Giắc vừa mở tờ giấy da. Phó chủ giáo bảo:
- Đưa đây.
Rồi liếc nhìn tờ giấy, ông kêu lên:
- Toàn trò ma thuật, thầy Giắc ạ! Emenhêtăng! Đó là tiếng hú
của ma cà rồng đi dự dạ hội phù thủy. Per ipsum, et cum ipso, et in ipsofr>
Đó là hiệu lệnh cùm quỷ sứ dưới âm "ty. Hax, pax, max! Đây là y khoa. Một
công thức chống vết cắn của chó dại. Thầy Giắc! Ông là biện lý hoàng gia tại
giáo hội pháp viện, tờ giấy nảy kinh tởm quá.
- Chúng tôi sẽ thẩm vấn lại người đó. Còn cái nảy nữa, - thầy
Giắc nói, - lại lục túi xách, đây là vật tìm thấy ở nhà Mác Xơnen.
Đó là chiếc hũ cũng giống loại hũ xếp đầy mặt lò bếp của đức
cha Clôđơ. Phó chủ giáo nói:
- À! Đây là bình luyện đan.
- Xin thú thực, - thầy Giắc nói, - mỉm cười rụt rè, ngượng
nghịu, tôi đã nấu thử trên lò, nhưng cũng chẳng hơn gì cái bình nấu của tôi.
Phó chủ giáo ngắm nghía chiếc bình:
- Hắn khắc gì trên bình thế này? Och! Och! Câu thần chú đuổi
rận! Tên Mác Xơnen này thật ngu dốt! Đúng là không thể chế ra vảng bằng chiếc
bình này! Chỉ đáng đặt nó trong buồng ngủ vào mùa hè, thế thôi!
- Vì ta đang bàn tới những sai lầm, - viên biện lý nói, - xin
thưa tôi vừa mới xem xét chiếc cổng dưới kia, trước khi lên đây, liệu đức cha
có tin chắc phần khai từ của cuốn sách vật lý được biểu hiện trên đó về phía
nhà thương, còn trong bảy hình khỏa thân dưới chân Đức bầ, hình tượng có cánh ở
gót chân là Mecquya không?
- Chắc chứ, - linh mục đáp. - Chính ôguyxtanh Nyphô viết phần
khai từ, ông bác sĩ người Ý đó có con quỷ rậm râu, nó dạy ông ta đủ điều. Thôi,
ta cứ xuống dưới đó, tôi sẽ cắt nghĩa cho thầy nghe ngay trên văn bản.
- Xin đa tạ thầy, - Sácmôluy nói, - cúi rạp người xuống tận đất.
A quên, bao gid ngài cần cho bắt con bé phủ thủy?
- Con bé phù thủy nào?
- Con Bôhêmiêng, ngài biết rồi đấy, ngày nào nó cũng tới nhảy
múa trước sân nhà thờ, bất chấp cả lệnh cấm của giáo hội pháp quan! Nó có con
dê ma ám mang cặp sừng quỷ dữ, con dê biết đọc, biết viết, biết toán học như
Picatrích, riêng tội đó cũng đủ treo cổ cả cái xứ Bôhem rồi. Vụ án đã sẵn sàng.
Đúng thế, chẳng bao lâu nó sẽ được thi hành. Thực tình, cô gái múa rong đó quả
xinh đẹp! Cặp mắt huyền đẹp tuyệt! Như đôi hồng ngọc Ai Cập. Bao giờ ta bắt đầu?
Phó chủ giáo mặt tái nhợt, ấp úng nói thều thào:
- Tôi sẽ nói cho thầy biết sau.
Rồi gắng gượng nói tiếp:
- Thầy cứ lo vụ Mác Xơnen đi đã.
- Xin ngài cứ yên tâm, - Sácmôluy mỉm cười nói. - Lúc trở về,
tôi sẽ lại sai trói nó trên giường da. Nhưng hắn ghê gớm lắm. Bàn tay Piera
Tooctơruy to hơn cả người tôi, thế mà hắn cũng làm anh ta mệt nhoài. Như lời
Plôtuyt tốt bụng nói:
Nudus vinctus, centum pondo, es quandopendes per pedes(1\
Tra hỏi bằng trục tời! Đó là cách tốt nhất của chúng tôiể Hắn
sẽ được nếm mùi.
Đức cha Clôđơ như đang trầm tư lơ đãng. Ông quay lại bảo
Sácmôluy:
- Thầy Piera... à quên, thầy Giắc này, thầy hãy lo vụ Mác
Xơnen đi đã!
- Vâng, vâng, thưa đức cha Clôđơ. Tội nghiệp hắn ta! Hắn sẽ
đau đớn như Mommon. Ai lại đi dự dạ hội phù thủy như thế bao giờ! Một gã thủ
kho ỏ Thẩm kế viện lại đồi biết rõ bài văn của Sáclơmanhơ, Stryga vel
mascaf[95] - Còn con bé - họ gọi nó là Xmêlácđa - tôi xin chờ lệnh ngài sau. -
À lúc đi qua cửa lớn, xin ngài cũng giảng giải cho tôi hiểu ý nghĩa của bức
tranh sơn vẽ người làm vườn ta thấy khi bước vào nhà thờ. Phải chăng người gieo
mạ? Kìa thầy, thầy mải nghĩ gì vậy?
Đức cha Clôđơ, lòng dạ ngổn ngang, không nghe ông ta nói nữa.
Sácmôluy dõi theo hướng nhìn, thấy cha đang thẫn thờ ngắm tấm mạng nhện lớn che
cửa mái. Lúc đó, một con ruồi dại dột đang tìm ánh nắng tháng ba, lao qua mạng
lưới, bị dính luôn vào. Thấy tấm mạng rung động, con nhện lớn vụt từ ổ giữa
xông ra, chồm tới vồ con ruồi, dùng hai chân trước bẻ nó làm đôi, trong khi chiếc
vòi gớm ghiếc sục tìm đầu ruồi. - Tội nghiệp con ruồi! - Viên biện lý hoàng gia
tại pháp viện giáo hội nói, giơ tay định cứu nó. Như sực tỉnh, phó chủ giáo run
cầm cập giữ rịt cánh tay ông ta, quát lên:
- Thầy Giắc, cứ để mặc định mệnh!
Viên biện lý hốt hoảng quay lạiể Tưởng như có chiếc kìm sắt kẹp
chặt cánh tay mình. Mắt linh mục vẫn nhìn đăm đăm ngơ ngác, rực lửa và dán chặt
vảo nhóm bé nhỏ ghê tởm cả ruồi lẫn nhện. Bằng một giọng như thốt ra từ đáy
lòng, linh mục nói tiếp:
- Than ôi! Đúng thế, đây là biểu tượng của mọi sự. Con ruồi
đang bay, nó vui sướng, nó vừa mới sinh ra, nó tìm mùa xuân, khoảng rộng, tự
do. Oi! Đúng thế, nhưng nó vấp phải hình hoa thị phũ phàng, thế là con nhện
sinh ra, con nhện gớm ghiếc! Tội nghiệp cô gái múa rong, tội nghiệp con ruồi tiền
định! Thầy Giắc, cứ để mặc nó! Chẳng qua cũng là định mệnh! Chao ôi! Clôđơ, mi
là con nhện, Clôđơ, mi cũng là con ruồi! - Mi bay tới khoa học, tới ánh sáng, tới
mặt trời, mi chỉ lo sao tới được khoảng rộng, tới ánh sáng rực rỡ của sự thật
muôn đời; nhưng trong khi lao vào khung cửa sổ chói lọi mở sang thế giới bên
kia, thế giới của ánh sáng, trí tuệ và khoa học, hỡi con ruồi mù quáng, nhà bác
học điên rồ, mi đã không trông thấy cái mạng nhện tinh vi do số mệnh giăng ra
giữa mi và ánh sáng, mi liều lĩnh đâm đầu vào, hỡi gã điên khốn khổ, và bây gid
thì mi giãy giụa, vỡ đầu xẻ cánh, giữa những vòi sắt của định mệnh! - Thầy Giắc!
Thầy Giắc! Cứ để mặc con nhện.
- Xin cam đoan với ngài tôi sẽ không đụng đến nó, - Sácmôluy
nói, - ngơ ngác nhìn ông ta. Nhưng xin ngài làm phúc buông cánh tay tôi ra. Tay
ngài như gọng kìmệ
Phó chủ giáo không nghe thấy gi. ông vẫn nhìn cửa sổ nói tiếp:
- Ôi! Điên rồ! Rồi khi rứt đứt được cái mạng nhện ghê gớm đó
bằng đôi cánh ruồi muỗi, mi tưởng đã vươn tới ánh sáng! Chao ôi! Còn tấm kính ở
xa kia, vật chướng ngại trong suốt, bức tường thành pha lê, cứng hơn đồng thau,
ngăn cách mọi triết lý với chân lý, mi lầm cách nào vượt qua nổi? Ôi, khoa học
chỉ là trò hư ảo! Biết bao hiền giả từ nơi xa thẳm đang bay tới đập đầu vào đó!
Biết bao hệ tư tưởng hỗn độn đang vo ve húc vào tấm kính vĩnh cửu đó!
Ông nín lặng- Những ý nghĩ sau củng bất giác đưa ông từ bản
thân trở về khoa học, làm ông như bình tĩnh lại. Giắc Sácmôluy lôi ông trở về hẳn
cõi thực tại bằng câu hỏi:
- Thưa thẩy, thế bao giờ thầy mái giúp tôi chế ra vàng? Mãi
tôi chưa thành công.
Phó chủ giáo mỉm cười chua chát, lắc đầu:
- Thầy Giắc, thầy hãy đọc Misen Pxenluyt, cuốn Dialogus de
energia et operatione doemonum(1>. Việc ta đang làm không phải hoàn toàn vô
tội.
- Xin thầy nói khẽ chứ! Tôi chưa tin điều đó, - Sácmôluy nói.
Khi chỉ là biện lý hoàng gia tại giáo hội pháp viện, lương mỗi năm ba chục đồng
êquy tiền Tua, cũng cần làm chút thuật điểm kim. Nhưng ta nói khẽ chứ.
Ngay lúc đó, tiếng hàm răng nhai từ sau lò bếp vẳng tới đôi
tai lo ngại của Sácmôluy. Ông ta hỏi:
- Cái gì thế?
Đó là cậu học trò, quá vướng víu và buồn chán trong chỗ nấp,
đã vớ được mẩu bánh cũ và khúc pho mát mốc, liền ăn ngấu nghiến, thay cho bữa
sáng và để tự an ủi. Vì háu đói, chàng ngoạm từng miếng lớn nhai rau ráu, làm
viên biện lý hoảng hốt ngờ vực.
- Con mèo của tôi đấy mà, - phó chủ giáo vội nói, - chắc nó
đang ăn chuột trong xó.
Câu giải thích làm cho Sácmôluy yên tâm. Ông mỉm cưdi kính cẩn,
nói:
- Thưa thầy, quả thực mọi triết gia lớn đều nuôi súc vật
trong nhà. Chắc ngài cũng biết lời Xécviuýt nói: Naỉlus enim locus sine genio
est{1).
Còn đức cha Clôđơ, lúc đó sợ Giăng lại giở trò khác, bèn nhắc
vị đồ đệ xứng đáng là còn có những hình chạm trên chiếc cổng cần nghiên cứu
chúng, rồi cả hai ra khỏi buồng, làm cậu học trò thở phào vì đang thực sự lo sợ
cho đầu gối sắp in dấu cằm của mình.
VI. HIỆU QUẢ CÓ THỂ GÂY RA BỞI BẢY CÂU CHỬI ĐỔNG GIỮA TRỜI
- Te Deum Laudamusí ^ chú Giăng chui ra khỏi xó bếp, reo lên
- thế là hai con cú vọ đi rồi. Och! Och! Hax! Pax! Max! Đồ chấy rận! Đồ chó dại!
Đồ quỷ sứ! Thật chán ngấy những chuyện họ nói với nhau! Đầu ta ủ lên như gác
chuông. Lại còn món pho mát mốc nữa mới khổ chứ! Nào, ta xuống thôi, cứ cầm
theo túi tiền của ông anh, rồi đổi hết tiền ra rượu!
Chàng âu yếm và ngưỡng mộ liếc nhìn vào trong cái túi quý
báu, sửa lại quần áo, đánh bóng giày, phủi sạch tro bám đầy hai tay áo lót lông
tồi tàn, huýt sáo, quay một vòng, quan sát xem có gì đáng lấy thêm trong gian
phòng, nhặt dăm ba cái bùa bằng thủy tinh vứt trên lò bếp, rồi đẩy cửa, mà ông
anh một lần cuối còn khoan dung vẫn để ngỏ và đến lượt Giàng lại để ngỏ, cũng
vì muốn trêu chọc thêm lần cuối, nhảy nhót như chim.
Trong bóng tối cầu thang, chàng xô phải ai đó, hắn lầu bầu
nép sang bên; đoán là Cadimôđô, Giăng thấy chuyện đó thật kỳ cục, cứ ôm bụng cười
cho xuống tới chân cầu thang. Ra đến quảng trường mà chàng vẫn còn cười.
Khi xuống tới đất, chảng giậm chân, nói:
- Ôi! Vỉa hè Paris tốt lành và đáng kính! Chiếc cầu thang chết
tiệt làm các thiên thần leo thang của Giacốp cũng phải thở dốc! Sao bỗng dưng
mình lại đâm đầu chui vào mũi khoan bằng đá chọc thẳng trời đó, chỉ để ăn miếng
pho mát mốc rêu và ngắm tháp chuông ở Paris qua cửa mái nhà!
Chàng đi vài bước và thấy hai con cú vọ, tức là thầy Clôđơ và
thầy Giắc Sácmôluy, đang đứng ngắm một hình chạm trên cổng. Chảng rón rén lại gần
và nghe phó chủ giáo khẽ bảo Sácmôluy:
- Chính Ghiôm Đờ Paris đã cho chạm một thằng ngốc lên phiến
đá màu ngọc bích viền vàng này. Trên phiến điểm kim thạch cũng có hình thằng ngốc,
loại đá đó cũng cần được thử thách và đày đọa mới trở thảnh hoàn hảo, như lời
Raymông Luylơ nói: Sub conservatione íormae speciíĩcae salva anima(1\
- cần đếch gì chuyện đó, khi ta đã nắm được túi tiền, - Giăng
thầm nhủ.
Vừa lúc đó, chàng nghe sau lưng một giọng nói oang oang chửi
đổng rầm ri: - Máu Chúa! Bụng Chúa! Ác Chúa! Mình Chúa! Rốn Ma vương! Chết cha
giáo hoàng! Sừng đâm sét đánh!
Giăng reo lên:
- Đúng rồi, nhất định đây là ông bạn mình, đại úy Phêbuýt!
Cái tên Phêbuýt vẳng đến tai phó chủ giáo đúng lúc ông đang cắt
nghĩa cho viên biện lý hoàng gia về chuyện con rồng giấu đuôi vào chiếc bồn tắm
đang bốc khói nghi ngút và ngoi lên cái đầu vua. Đức cha Clôđơ giật mình, ngừng
bặt, làm Sácmôluy hết sức ngơ ngác, cha quay lại và thấy chú em Giăng đang tới
gặp một sĩ quan' cao lớn ở trước cửa nhà Gôngđơlôrie.
Đúng là ngài đại úy Phêbuýt Đờ Satôpe. Chàng tựa lưng vào góc
tường nhà vị hôn thê và chửi đổng như kẻ vô thần.
- Đại úy Phêbuýt, - Giăng cầm tay chàng nói,
- quả thật anh chửi đổng sao mà hăng hái tuyệt vời đến thế.
- Sừng đâm sét đánh anh! - Đại úy chửi!
- Sừng đâm sét đánh cả anh nữa. - Cậu học trò chửi lạiế -
Này, ông đại úy đáng yêu ơi, vì đâu mà tuôn ra hàng tràng những lời đẹp đẽ đó?
- Xin lỗi, anh bạn Giăng quý hóa, - Phêbuýt thốt lên, lắc mạnh
bàn tay Giăng, - ngựa đã phi dễ gì ghìm lại. Thế mà tôi quen miệng văng tục kiểu
phi nước đại. Tôi vừa ở nhà mấy mụ đạo mạo ra, và mỗi lần ra về, ngực lại ứ đầy
câu chửi, tôi phải khạc nó ra, không chết nghẹn mất, mẹ kiếp!
- Anh có đi làm chén rượu không? - Cậu học trò hỏi.
Lời mời làm đại úy nguôi giận.
- Rất sẵn sàng, nhưng tôi không có tiền.
- Tôi có đây!
- Ô! Đưa coi xem nào!
Giăng mở phanh túi tiền trước mắt đại úy, vừa oai vệ vừa giản
dị. Lúc này phó chủ giáo bỏ mặc Sácmôluy đứng sững sờ, tới gần hai người, dừng
lại cách vài bước, theo dõi mà họ không hề hay biết, vì đang mải mê ngắm nghía
túi tiền.
Phêbuýt reo lên:
- Giăng này, tiền trong túi chẳng khác mặt trăng đáy nước.
Nhìn thấy mà không có ở đó. Chỉ có cái bóng thôi. Lạy Chúa! Đánh cuộc với chú,
đây toàn đá sỏi.
Giăng lạnh lủng đáp:
- Đá sỏi cũng được, miễn là nặng túi.
Rồi chẳng thèm thêm nửa lời, nó dốc túi tiền đổ lên cột mốc
ven đường, vẻ như một ngưdi La Mã đang cứu nước.
- Lạy Chúa! Phêbuýt lẩm bẩm, này đồng lớn, đồng nhỏ, rồi hào,
rồi xu, rồi chinh, toàn tiền thật, đến chói cả mắt!
Giăng vẫn giữ vẻ nghiêm trang, bình thản. Vài đồng kẽm lăn xuống
bủn, viên đại úy phấn chấn, cúi xuống nhặt. Giăng ngăn lại:
- Sá gì, đại úy Phêbuýt Đờ Satôpe!
Phêbuýt đếm tiền rồi trịnh trọng quay lại bảo Giăng:
- Này Giăng, cả thảy hăm ba xu tiền Paris! - Đêm qua, chú lột
của ai trên phố xẻo mõm thế?
Giăng hất cái đầu tóc hung và xoăn ra sau, lim dim mắt khinh
bỉ, nói:
- Xoàng ra tôi cũng có một ông anh đã phó chủ giáo lại còn
ngu ngốc.
- Sùng chúa! Con ngưòi xứng đáng thay! - Phêbuýt thốt lên.
- Ta uống đi thôi. Giăng nói.
- Đi đâu bây gid? - Phêbuýt hỏi. - Tới quán Quả
táo bà Êva chăng?
- Không, đại úy, tới quán cổ học hơn. Một bả già cưa cái
quai. Một câu đố chữ . Tôi thích nó hơn.
- Giăng, câu đó thì làm cái đếch gì! Rượu vang ở quán Quả táo
bà Êva ngon hơn. Với lại cạnh cửa, có giản nho ngoài nắng, lúc ngồi uống, trông
khoái mắt lắm.
- ừ thì tới bà Êva cùng quả táo của bà ta vậy!
- Cậu học trò nói, rồi nắm lấy cánh tay Phêbuýt - À này, đại
úy mến, vừa rồi anh nói phố xẻo mõm, Nói sai bét. Bây giờ không ai cổ lỗ như vậy
nữa. Mầ phải gọi lầ phố Xẻo 00.
Hai người bạn tới quán Quả táo bà Êva. Chẳng cần phải nói,
trước hết họ nhặt đống tiền, còn phó chủ giáo đi sau.
Phó chủ giáo đi theo, mặt mày ủ dột sững sờ. Phải chăng đó
chính là Phêbuýt mà cái tên đáng nguyền rủa luôn xen vào tâm trí ông, kể từ lần
gặp Gringoa? Ông không biết chắc, nhưng dù sao đây cũng là một Phêbuýt và cái
tên ma quái này đủ khiến phó chủ giáo lén lút theo sau hai anh bạn vô tư, chăm
chú lo ngại lắng nghe từng lời, theo dõi từng cử chỉ nhỏ của họ. Và lại, không
gì dễ hơn lắng nghe mọi chuyện của họ, vì họ nói to, bất chấp khách qua đường cứ
việc chia sẻ chuyện riêng của mình. Họ bàn chuyện đấu kiếm, trai gái rượu chè
và mọi chuyện điên rồ.
Tối góc phố, từ ngã tư gần đó vẳng lại tiếng trống baxcơ. Đức
cha Clôđơ nghe thấy viên sĩ quan bảo cậu học trò:
- Bỏ mẹ rồi! Đi nhanh lên.
- Phêbuýt, sao vậy?
- Tôi sợ con bé Bôhêmiêng nó trông thấy.
- Con Bôhêmiêng nào?
- Con bé có con dê ấy.
- Con Exmêranđa ấy à?
- Phải, Giăng ạ. Tôi cứ quên bẵng cái tên quỷ quái của nó. Đi
nhanh lên, không nó nhận ra mình. Tôi không muốn con bé gặp mình ngoài phố!
- Phêbuýt, thế anh quen nó à?
Tới đây, phó chủ giáo thấy Phêbuýt cười nhạo, ghé tai Giăng
nói thầm vài câu. Rồi Phêbuýt phá lên cười và gật gù ra vẻ đắc thắng.
- Thật ư? - Giăng hỏi.
- Chứ sao! - Phêbuýt đáp.
- Tối nay?
- Tối nay.
- Anh có chắc nó đến không?
- Giăng, anh điên rồi sao? Chuyện đó có gì mà phải nghi ngờ?
- Đại úy Phêbuýt, anh là một hiến binh sung sướng!
Phó chủ giáo nghe rõ đầu đuôi câu chuyện. Răng ông đánh lập cập.
Cơn rét run, hiện rõ trên mắt, chạy suốt thân thể. Ông dừng lại giây lát, tựa
vào cột mốc bên đưdng như kẻ say, rồi đi theo vết chân hai gã hề vui vẻ.
Lúc ông đuổi kịp, họ đã nói chuyện khác. Ông nghe họ hát vang
điệu ca xưa.
Trẻ con ở Pati Carô Đe cho treo cổ tựa đần bê.
VII. QUỶ ĐỘI LỐT THÀY TU
CÊ||uán rượu nổi tiếng Quả táo bà Êva ở trong khu đại học,
nơi góc phô Rôngđen và phố Batoniê. Quán ở một phòng của tầng trệt, khá rộng vằ
rất thấp, vòm trần rủ xuống ở giữa, chống trên chiếc cột gỗ lớn thếp vầng, bận
bày khắp nhà, cốc vại thiếc bóng loáng treo trên tường, lúc nào cũng đông khách
uống, vô số gái điếm, cửa kính trông ra phố, trước cửa có giần nho vầ trên cửa
là tấm bảng tôn sặc sỡ, vẽ hình quả táo cùng người đản bà, han gi vì mưa nắng,
lắc lư trưốc gió trên gióng sắt. Loại chong chóng nhìn xuống đường đó chính là
biển hảng.
Đêm xuống. Ngã tư tối om. Quán rượu sáng rực ánh đèn, trông
xa như bễ ỉò rèn trong đêm. Nghe tiếng chạm cốc, tiếng ăn uống, chửi rủa, cãi cọ
lọt qua ô kính vỡ. Qua màn sương do khí nóng trong phồng tỏa lan trên mặt cửa
hàng lắp kính thấy lố nhố hàng trăm khuôn mặt mò tỏ, rồi thỉnh thoảng bật lên
tiếng cười vang. Khách qua đường bận việc chẳng nhìn ngó tới khung kính ồn ào.
Chỉ đôi lúc có đứa trẻ nhỏ rách rưới cố kiễng chân tới thành cửa rồi thét vọng
vào trong quán tiếng reo chế nhạo xưa nay vẫn đuổi theo người say: - Kìa chất
cay, hỡi thằng say, say, say!
Trong khi đó, một người đàn ông thản nhiên đi bách bộ trước
quán rượu ồn ảo, luôn nhìn vào trong như người lính gác không chịu xa rời chòi
canh nửa bước. Hắn mặc áo choảng kéo lên tận mũi. Chiếc áo hắn vừa mua ở cửa
hàng áo cũ gần quán Quả táo bà Êva chắc để chống cái rét đêm tháng ba, mà cũng
có thể cốt che giấu bộ quần áo mặc trong. Thỉnh thoảng, dừng lại trước cửa kính
mờ che lưới chì, hắn nghe ngóng, nhìn ngó và giậm chân.
Cuối cùng, cửa quán mở ra. Hình như hắn đang chờ việc này.
Hai gã say bước ra. Tia sáng từ khung cửa hắt tới, nhuộm đỏ chốc lát hai khuôn
mặt tươi cười. Kẻ khoác áo choàng đến nấp dưới cổng căn nhà bên kia đường để
quan sát.
- Sừng đâm sét đánh! - Một gã say nói. - sắp bảy giờ rồiỗ Giờ
hẹn của tôi đấy.
- Tôi đã bảo anh, - gã bạn hắn nói ríu cả lưỡi,
- là tôi không ở phố xấu nói, indignus qui inter mala verba
habitat. Tôi ở phố Giăng bánh mì mềm, in vico Johannis-Pain-Mollet[96]. Nếu anh
nói ngược lại, anh còn nhiều sừng hơn cả con độc sừng. Ai cũng biết, đã một lần
cưỡi gấu thì không bao gid biết sợ, nhưng anh chỉ được cái thích chè chén, như
Xanh Giắc Đờ L’ôpitan.
- Anh bạn Giăng ơi, anh say rồi, - ngưòi kia nói.
Gã này bước loạng choạng, lại bảo:
- Phêbuýt, anh chỉ nói cho sưóng miệng, nhưng chứng cớ rõ
ràng là mặt Platông trông nghiêng giống hệt chó săn.
Chắc bạn đọc đã nhận rõ hai người bạn đáng quý của chúng ta,
viên đại úy và cậu học trò. Người nấp rình trong bóng tối hình như cũng nhận ra
họ, vì hắn thong thả bước theo chặng đường ngoắt ngoéo do cậu học trò lôi viên
đại úy đi theo, ông này uống rượu tài hơn nên vẫn tỉnh táo như thường. Người
khoác áo choàng thâm chăm chú lắng nghe họ và đã nắm được toàn bộ câu chuyện
thú vị như sau:
- Mẹ kiếp! Này ông tú ơi, cố mà đi cho ngay ngắn. Tôi sắp phải
chia tay với anh thôi. Đã bảy giò rồi. Tôi có hẹn với một cô.
- Thì cứ mặc tôi, anh bạn ơi! Tôi thấy toàn là tinh tú lẫn
tia lửa. Anh giống tòa lâu đài Đămmáctanh đang tức cưdi đến vỡ bụng.
- Mả mẹ nó chứ, này Giăng, anh điên rồ quá lắm rồi đấy. À
này, Giăng, còn tiền không?
- Thưa ông hiệu trưởng, chẳng hề gì, hàng thịt bò nhỏ, parva
boucheria[97].
- Giăng, này anh bạn Giăng! Anh cũng biết tôi có hẹn gặp con
bé ở đầu cầu Xanh Misen, tôi chỉ có thể dẫn nó đến nhả mụ Phaluốcđen, một mụ
nhà chứa ở trên cầu và phải trả tiền phòng. Con mẹ điếm già mọc ria bạc đó không
cho tôi chịu. Giăng, hãy giúp mình! Ta uống sạch túi tiền của cha xứ chưa? Anh
còn sót đồng nào không?
- Biết mình đã tận dụng mọi thời giò còn lại là một món gia vị
đúng và ngon ở bàn ăn.
- Tiên sư khỉ! Thôi đừng lè nhè nữa! Này Giăng quỷ sứ, anh còn
tí tiền nào không? Đéo mẹ, đưa đây, nếu không tôi lục túi cho mà xem, dù anh hủi
như Giốp và ghẻ như Xêda!
- Thưa ông, phố Galiasơ là dãy phố một đầu nối với phố Hàng
Thủy tinh, còn đầu kia là phố Hồng Dệt,
- Thì xin vâng, anh bạn Giăng đáng quý, anh bạn tội nghiệp của
tôi, phố Galiasơ, đúng thế, đúng lắm. Nhưng trời ơi, anh hãy tỉnh lại đi. Tôi
chỉ cần một xu tiền Paris thôi, để tiêu lúc bảy giò,
- Chung quanh hãy im lặng mà lắng nghe điệp khúc:
Khi nào chuột ăn thịt mèo,
Vua sẽ thành lãnh chúa ở Arát,
Khi nào biển to rộng,
Đóng băng, vào ngày lễ Xanh Giăng,
Ta sẽ thấy trên lớp băng Dân Arát ra khỏi nhà
- Này, thằng học trò trường Phản Chúa, lấy ruột mẹ mảy mà thắt
cổ chết đi! - Phêbuýt chửi, xô mạnh gã học trò say ngã lộn nhào vào tường, nằm
lăn trên mặt đường Philip Ôguýt.
Vì còn sót lại chút đồng bệnh tương liên không bao giờ hết hẳn
trong lòng người say, Phêbuýt lấy chân đạp cho Giăng lăn tới chiếc gối của kẻ
nghèo mà Tạo hóa vẫn dành sẵn ở cạnh mỗi cột mốc vệ đường Paris, mà kẻ giàu
khinh bỉ gọi là đống rác. Viên đại úy gối đầu Giăng lên đống cuống cải bắp
thoai thoải, cậu học trò lập tức ngáy o o nghe thật du dương. Nhưng đại úy vẫn
chưa nguôi giận trong lòng.
- Kệ xác mày, mặc cho cái xe bò quái quỷ nào đi qua hót luôn
mày đi!. - Chàng rủa gã giảo sinh tội nghiệp đang nằm đó ngủ, rồi đi thẳng.
Kẻ khoác áo choàng, từ nãy vẫn theo sau, dừng lại giây lát
trước gã học trò nằm lăn dưới đất, có vẻ băn khoăn bứt rứt! Rồi hắn thở dài
thưdn thượt và cũng bỏ đi, đuổi theo đại úy.
Nếu bạn đọc vui lòng, ta cũng đành như họ, để mặc Giăng nằm
ngủ dưới con mắt thương yêu của bầu trời sao và cùng đi theo họ.
Lúc rẽ vào phố Xanh Ăngđrê Đề A, đại úy Phêbuýt thấy có ngưòi
đi theo. Tình cờ quay lại nhìn, chàng thấy một bóng đen men dọc dãy tường len
lén bám sau. Chàng dừng, nó cũng dừng. Chàng đi, bóng đen cũng đi. Điều đó chẳng
đáng lo ngại.
- Úi chao! - Chàng thầm nhủ, - mình không có lấy
một xu. Tới trước cửa trường trung học Ôtoong, chàng dừng lại,
chính trường này tạm gọi là nơi chàng đã tập tành theo một thói quen học sinh
nghịch ngợm còn lại, chàng không bao giờ đi ngang qua cửa trường mà lại không
xúc phạm pho tượng hồng y giáo chủ Pie Béctrăng, tạc ở bên phải cổng, như Priáp
tửng bị nhục mạ như vậy, đã than vãn chua chát trong bài thơ phúng thích của
Horaxơ Olim truncus eram ũculnus[98]. Chàng từng xúc phạm hăng hái đến mức dòng
chữ Eduensis épiscopus[99] gần như bị xóa bỏ. Chàng bèn dừng lại trước pho tượng
như thường lệ. Phố xá vắng tanh. Lúc chàng hững hờ buộc lại các sợi tua, mũi hếch
lên trời, thì thấy bóng đen thong thả bước lại gần, bước chậm đến mức chàng đủ
thời giờ nhận thấy hắn khoác áo choàng, đội mũ. Tới gần chàng, hắn dừng lại.
Nhưng hắn đăm đăm nhìn Phêbuýt bằng cặp mắt đầy thứ ánh sáng mơ hồ phát ra từ mắt
mèo ban đêm.
Đại úy vốn gan dạ và sẽ chẳng thèm bận tâm đến một thằng ăn cắp
thủ sẵn dao. Nhưng pho tượng biết đi, con người hóa đá đó làm chàng lạnh toát.
Hồi đó, thiên hạ đang đồn không thiếu gì chuyện về con ma đội lốt thầy tu, đêm
đêm vẫn lảng vảng trên đường phố Paris, làm chàng chợt mơ hồ nhớ tới nó. Chàng
sững sò mấy phút, rồi gượng cười, phá tan bẩu im lặng.
- Này ông, nếu ông là kẻ cắp, chắc tôi đoán đúng, trông ông
giống hệt cái vẻ con cò mổ vỏ quả hạnh nhân. Tôi lầ con cái một gia đình bị sa
sút, ông bạn ạ. Mời ông đi kiêm ăn nơi khác. Trong nhà nguyện của trường trung
học này có thứ gỗ của cây thánh giá chính chống, đựng trong một thứ bằng bạc.
Bần tay bóng đen thò ra khỏi áo choàng và nắm lấy cánh tay
Phêbuýt chặt như móng vuốt diều hâu. Đồng thời hắn bảo:
- Đại úy Phêbuýt Đờ Satôpe!
- Ma quỷ! Sao ông lại biết tên tôi, - Phêbuýt hỏi.
- Tôi không phải chỉ biết tên ông mà thôi, - kẻ khoác áo choảng
nói, giọng như từ dưới mồ. - Tối nay, ông có một cuộc hò hẹn.
- Phải, - Phêbuýt kinh ngạc, đáp.
- Lúc bảy giờ.
- Khoảng mưdi lăm phút nữa.
- ở nhà mụ Phaluốcđen.
- Đúng thế.
- Cái mụ nhà chứa ở trên cầu Xanh Misen.
- Xanh Misen thượng đẳng thiên sứ, như kinh Chúa nhật từng
nói.
- Đồ vô đạo! - Bóng ma càu nhàu mắng. - Hẹn với một người đần
bà phải không?
- Confĩteor(ìt
- Tên là...
- Exmêranđa, - Phêbuýt vui vẻ nói. - Chảng dần dần trở lại hết
sức vô tâm.
Nghe cái tên đó, móng vuốt bóng đen liền giận dữ lay mạnh
cánh tay Phêbuýt.
- Đại úy Phêbuýt Đờ Satôpe, mi nói dối!
Lúc đó, nếu ai trông thấy khuôn mặt bừng bừng của đại úy, thấy
chàng nhảy lùi phắt lại sau, thoát khỏi gọng kìm đang kẹp chặt cánh tay, thấy
nét mặt hiên ngang khi chàng đặt tay lên chuôi gươm cùng vẻ im lìm buồn thảm của
kẻ khoác áo choàng trước cơn thịnh nộ, có ai trông thấy cảnh tượng đó mới biết
khiếp sợ. Tựa hồ cuộc xung đột giữa Đông Giuyăn và pho tượng.
- Đồ ôn dịch'. - Viên dại úy quát to. - Đó là lòi nói ít kẻ
dám thốt vào tai một người dòng họ Satôpe! Mày thử nhắc lại xem.
Viên đại úy nghiến răng kèn kẹt. Dù là ma đội lốt thầy tu, quỷ
dữ, dị đoan, lúc đó chàng đều quên hết. Chỉ còn trông thấy một người, nghe thấy
một lời nhục mạ.
- Chả! Được rồi, mày biết tay tao! - Chàng nói lắp bắp, giọng
uất nghẹn vì tức giận. Chàng rút gươm, nói líu cả lưỡi, vì tức giận cũng làm giọng
run lên như sợ hãi: - Lại đây! Lại ngay đây! Nào! Tuốt gươm ra! Tuốt gươm đi!
Máu phải đổ trên lề đường này!
Nhưng người kia không động đậy. Khi thấy địch thủ đã thủ thế
và sẵn sàng chém xả, hắn mới nói, giọng vang lên chua chát:
- Đại úy Phêbuýt, ông quên mất cuộc hẹn hò rồi đấy.
Cơn giạn của loại người như Phêbuýt giống hệt như cháo sửa,
chi cần đổ nước lạnh vào là hết sôi ngay. Câu nói bình thường đó đủ khiến cây
gươm sáng quắc trong tay đại úy hạ xuống. Người kia nói tiếp:
- Đại úy, ngày mai, ngày kia, một tháng, hoặc mười năm sau,
ông sẽ thấy tôi sẵn sàng tới cắt cổ ông, nhưng bây giờ ông hãy đi tới chỗ hẹn
đi.
- Quả thực, - Phêbuýt nói như muốn kiếm cớ đầu hàng với chính
mình, - tới nơi hẹn để gặp một thanh gươm và một cô gái là hai điều thú vị;
nhưng tôi không hiểu tại sao lại phải bỏ điều này để chọn điều kia, trong khi
tôi có thể có cả hai.
Chàng tra gươm vào vỏ. Kẻ lạ mặt nói tiếp:
- Hãy tới chỗ hẹn đi.
- Thưa ông, xin rất cảm ơn về thái độ lịch sự của ông, -
Phêbuýt đáp, hơi lúng túng. - Đúng là ngày mai ta vẫn còn đủ thời giờ để băm vằm
mổ xẻ cái tấm thân của ông lão Ađam. Xinđa tạ ông đã giúp tôi có được một chốc
lát vui thú. Vừa rồi tôi rất có thể chém gục ông xuống rãnh mà vẫn đủ thời giờ
tới gặp người đẹp, nhất là cũng nên đàng hoàng để người đẹp chờ đợi một chút
trong những trường hợp như thế nàyỗ Nhưng xem ra ông cũng là tay khá, cho nên tốt
hơn hết ta nên để dành cuộc đọ sức tới ngày mai. Vậy tôi tới chỗ hẹn trước. Vào
hồi bảy giờ, như ông biết đấy. - Nói tới đây, Phêbuýt gãi tai. - 0, bỏ mẹ rồi,
quên mất! Tôi chẳng còn xu nào trả tiền phòng, mà mụ già lại đòi tiền trước.
Con mụ sợ tôi quịt.
- Tiền đây.
Phêbuýt cảm thấy bàn tay lạnh toát của kẻ lạ mặt nhét vào tay
mình một đồng tiền to. Chàng không thể không cầm lấy tiền và nắm chặt bàn tay
đó, rồi reo lên:
- Lạy Chúa! ông thực là người tốt bụng!
- Với một điều kiện, - người kia nói. - Hãy chứng minh tôi nhầm,
còn ông nói đúng. Ông hãy giấu tôi vào nơi nào đó, để tôi có thể thấy đúng là
người đàn bà ông nói tên.
- Ồ! Cái tên đó dễ lắm, - Phêbuýt đáp. - Ta sẽ thuê căn phòng
Xanhtơ Máctơ. Đứng ở chuồng chó ngay cạnh, ông có thể tha hồ nhìn.
- Vậy ta đi thôi, - bóng đen nói.
- Xin hầu ông, - đại úy nóiử Không biết ông có phải quỷ sứ hiện
thân hay không. Nhưng tối nay, ta cứ là bạn tốt với nhau đã. Ngày mai tôi sẽ trả
sạch nợ cho ông, cả nợ tiền lẫn nợ gươm.
Hai người rảo bước. Vài phút sau, tiếng nước róc rách báo cho
họ biết đã tới cầu Xanh Misen, trên cầu san sát nhà cửa. Phêbuýt bảo người cùng
đi:
- Trước hết, tôi đưa ông vào nhả, sau đó tôi đi đón người đẹp
đang chờ ở gần cung Tiểu Satơlê. Ị
Gã cùng đi không nói gì. Hắn lặng thinh từ lúc 1 hai người đi
bên nhau. Phêbuýt dừng lại trước một khung cửa thấp, gõ mạnh. Ánh sáng lọt qua
khe cửa. Một giọng phều phào hỏi:
- Ai đó?
- Mình Chúa! Đầu Chúa! Bụng Chúa! - Viên đại úy chửi đổng.
Cửa lập tức mở, họ trông thấy một mụ già và chiếc đèn cũ, cả
hai cùng run rẩy. Mụ già lưng còng, quần áo rách rưới, cái đầu lắc lư, cặp mắt
ti hí, đẩu quấn cái khăn tã, da mặt, da cổ, da tay nhăn nheo hết; đôi môi thụt
vào trong lợi; quanh miệng mọc từng túm lông trắng trông như mõm mèo. Trong nhả
cũng tồi tàn không kém gì bả lão. Tường bằng phấn vôi, xà kèo đen nhẻm trên trần,
lò sưởi hỏng nát, mạng nhện giăng khắp nơi giữa một dãy lủng lẳng những bản khập
khiễng, ghế gãy,chân, một đứa trẻ bẩn thỉu ngồi lên trên đống tro, trong củng
là cầu thang hoặc đúng hơn chỉ là chiếc thang gỗ dẫn lên lỗ hổng trên trần. Vào
tới cái hang nảy, kẻ đồng hành bí mật của Phêbuýt liền kéo cổ áo choàng lên tận
mắt. Trong lúc đó, đại úy vẫn lèm bèm văng tục, vội làm mặt trời lóe sáng trong
đồng êquy, như Rênhiê tuyệt diệu của chúng ta từng nói, chàng bảo:
- Căn phòng Xanhtơ Máctơ.
Mụ già gọi chàng là đức ông và cất tiền vào ngăn kéo. Đồng tiền
là của người mặc áo choàng thâm đưa cho Phêbuýt. Mụ già vừa quay lưng đi, thằng
bé tóc bù đang chơi trên đống tro đã khéo sán lại gần ngăn kéo, cầm lấy đồng tiền
rồi thay vào đó là chiếc lá khô nó vừa bứt trong bó củi.
Mụ già ra hiệu cho hai vị quý tộc, mụ gọi họ như vậy, đi theo
mình và leo lên chiếc thang trước mặt. Lên tới gác trên, mụ đặt đèn trên chiếc
hòm, còn Phêbuýt vốn là khách quen, liền mở chiếc cổng thông sang một buồng xép
tối om. Chàng bảo người cùng đi:
- Mời bạn vào đây.
Người mặc áo choàng làm theo, chẳng nói nửa lời. Cánh cửa
khép lại sau lưngế Hắn nghe thấy Phêbuýt cài then lại và lát sau, cùng xuống
thang với mụ già. Anh đèn mất hút.
VIII. LỢI ÍCH CỦA DÃY CỬA SỔ MỞ RA SÔNG
Cơlôđơ Phrôlô, (chắc hẳn bạn đọc, thông minh hơn Phêbuýt, đã
thấy chẳng có con ma nào ngoài phó clìủ giáo trong câu chuyện phiêu lưu vừa rồi).
Clôđơ Phrôlô mò mẫm một lát trong gian buồng tối om bị đại úy khóa trái. Đó là
góc nhà mà kiến trúc sư đôi khi chừa ra ở chỗ tường liền mái. Neu cắt dọc chuồng
chó, như Phêbuýt gọi rất đúng, sẽ có một tam giác. Hơn nữa, nơi đó chẳng có cửa
sổ lẫn mái vầ chiếc mái dốc nghiêng không cho phép đứng thẳng người. Clôđơ đảnh
ngồi xổm trên lớp bụi bậm và vôi vữa lạo xạo dưới chân. Đầu ông nóng ran. Ồng
đưa tay quờ quạng xung quanh và vớ được mảnh kính vỡ dưới sàn, liền áp lên trán
cho dịu mát đôi chút.
Cái gì đang diễn ra trong tâm hồn tối tăm của phó chủ giáo
lúc đó? Chỉ có ông ta và Chúa biết được thôi.
Theo một thứ tự định mệnh nào mà ông ta sắp xếp trong đầu óc
tất cả mọi hình ảnh, mọi chuyện phiêu lưu này, tủ Exmêranđa, Phêbuýt, Giắc
Sácmôluy, chú em yêu quý bị bỏ rơi trong đống bừn đến chiếc áo chủng thâm phó
chủ giáo, có thể cả danh dự nữa, để lê la tới nhà mụ Phaluốcđen? Tác giả không
trả lời nổi. Nhưng có điều chắc chắn mọi ý tưởng đó họp thành một khối kinh khủng
trong đầu óc ông.
Ông chờ đã mười lăm phút, tưởng như mình giả đi một thế kỷ. Đột
nhiên, ông nghe thấy tiếng bậc thanh gỗ kêu cót két. Có người đang lên. Lỗ hổng
mở ra, ánh sáng trở lại. Chiếc cửa mọt nơi ông nấp có khe hở khá rộng. Ông áp mặt
vào đó. Nhờ vậy có thể trông thấy mọi việc xảy ra ở phòng bên. Mụ già mõm mèo
bước ra đầu tiên khỏi lỗ hổng, tay cầm đèn, rồi Phêbuýt đang vuốt ria, sau cùng
là người thứ ba, một khuôn mặt xinh đẹp và duyên dáng, cô Exmêranđa. Linh mục
thấy cô từ dưới đất hiện lên như một hiển linh chói lọi. Clôđơ run lên, mắt mờ
đi như có mây che, mạch máu đập thình thịch, khắp chung quanh đều náo động quay
cuồng. Ông không nhìn thấy, không nghe thấy gì nữa.
Lúc ông trấn tĩnh lại, chỉ còn hai người, Phêbuýt và
Exmêranđa, đang ngồi trên hòm gỗ, cạnh ngọn đèn, càng làm nổi bật đôi khuôn mặt
trẻ trước con mắt phó chủ giáo, cùng chiếc giường tồi tàn ở cuối phòng.
Cạnh giường là cửa sổ, khung kính rạn vỡ như tấm mạng nhện bị
mưa rơi, để lộ qua mắt lưới đứt một góc trời vầ vầng trăng xế xa xa, trên chiếc
đệm những cụm mây mềm nhũn.
Cô gái mặt đỏ bừng, ngơ ngác, hổn hển. Cặp mi dài khép xuống
rủ bóng trên đôi má ửng hồng. Viên sĩ quan, mà cô gái không dám ngước nhìn,
đang hớn hở. Bằng cử chỉ vụng về và đáng yêu, cô bất giác lấy đầu ngón tay vẽ
lên ghề những đường nét vẩn vơ và nhìn ngón tay mình. Không trông thấy chân cô,
vì con dê nhỏ đang ngồi lên trên.
Đại úy ăn mặc rất đỏm dáng; cổ áo, tay áo đều đeo tua kim tuyến,
thời đó được coi là hết sức lịch sự.
Máu sôi hai bên thái dương làm ù cả hai tai, khiến đức cha
Clôđơ phải gắng mói nghe được câu chuyện họ nói với nhau.
(Chuyện trò yêu đương vốn dĩ nhạt nhẽo. Quanh đi quẩn lại chỉ
độc một câu, anh yêu em, em yêu anh bất tận. Một nét nhạc hết sức trơ trẽn và
vô cùng nhạt nhẽo đối với kẻ ngoài cuộc đứng nghe, nếu nó không được tô điểm
thêm đôi chút luyến láy. Nhưng Clôđơ không hề nghe với đôi tai dửng dưng).
- 0! - Cô gái nói, vẫn nhìn xuống, - đức ông Phêbuýt, xin đừng
khinh em. Em biết mình làm như thế này là không phải.
- Khinh em ư, hả cô em xinh đẹp! - Viên. sĩ quan đáp, vẻ đàng
điếm trịch thượng và kiểu cách, tại sao lại khinh em chứ?
- Vì đã đi theo ông.
- về chuyện đó, cô em ơi, chúng ta chưa đồng ý với nhau đâu.
Tôi không phải khinh em, mả ghét em.
Cô gái khiếp hãi nhìn chảng:
- Ghét em ư? Nào em có làm gì đâu?
- Vì em đã bắt tôi phải van xin em mãiỄ
- Chao ôi! - Cô nói - ... vì em đang làm trái một lời nguyền...
Em sẽ không tìm thấy bố mẹ... lá bủa sẽ mất linh thiêng. - Nhưng cần gì? Bây giờ
em cần gì cả bố lẫn mẹ?
Cô vừa nói vừa đăm đăm nhìn đại úy bằng cặp mắt to đen, long
lanh vui sướng vầ thương yêu.
- Ma quỷ cũng chẳng hiểu nổi em muốn nói gì, Phêbuýt thốt
lên.
Exmêranđa nín lặng giây lát, rồi ứa nước mắt,
- thở dài và nói:
- Ôi! Đức ông, em yêu ông.
Toàn thân cô gái toát lên làn hương trinh bạch, vẻ đẹp đức hạnh,
khiến Phêbuýt cảm thấy không hoàn toàn thoải mái ở bên cô ta. Nhưng cô nói làm
chảng thêm bạo dạn.
- Em yêu tôi à! - Chàng sôi nổi nói, rồi quảng tay ôm ngang
lưng cô gái Ai Cập, Chàng chỉ chờ cơ hội nảy.
Linh mục nhìn thấy, liền gại đầu ngón tay thử mũi nhọn con
dao găm vẫn giấu trong ngực.
- Phêbuýt, - cô Bôhêmiêng nhẹ nhàng gỡ bàn tay viên đại úy
đang ghì riết ngang lưng mình, - ông tốt bụng, ông rộng lượng, ông đẹp trai.
Ong đã cứu em, dủ em chỉ là con bé lạc loài nghèo khố xứ Bôhem. Từ lâu em vẫn
mơ tưởng một sĩ quan sẽ cứu vớt đdi mình. Phêbuýt của em, chính ông là người em
hằng mơ tưởng, trước khi được biết ông. Người trong mộng của em cũng mặc nhung
y đẹp đẽ, có khuôn mặt tuấn tú và đeo gươm như ông. Tên ông là Phêbuýt, cái tên
thật hay. Em yêu tên ông, em yêu thanh gươm của ông, Phêbuýt, ông tuốt gươm cho
em xem đi.
- Thật trẻ con! - Đại úy nói và mỉm cười rút gươm khỏi vỏ.
Cô gái Ai Cập nhìn chuôi gươm, lưỡi gươm, tò mò thật đáng yêu
để xem xét chữ số phiên hiệu của đội ngự lâm quân và hôn thanh gươm, nói:
- Mi là gươm của một dũng sĩ. Ta yêu đại úy của ta.
Phêbuýt bèn lợi dụng cơ hội để gắn lên cổ xinh đẹp đang cúi
xuống chiếc hôn khiến cô gái vội ngẩng lên, mặt đỏ bừng như trái anh đào. Linh
mục nghiến răng ken két trong bóng tối. Cô gái Ai Cập nói tiếp:
- Phêbuýt, hãy để em nói hết. ồng hãy đi thử vài bước, cho em
được ngắm tầm vóc cao lớn và nghe tiếng đinh thúc ngựa nện vang. Ông thật vô củng
anh tuấn!
Đại úy chiều lòng cô gái, đứng dậy, mỉm cười, khoái trá trách
yêu:
- Em thật trẻ con! - À này, cô em xinh đẹp, em đã thấy tôi mặc
nhung phục đại lễ lần nảo chưa?
- Ô chưa, - cô gái đáp.
- Mặc như thế mới thật đẹp!
Phêbuýt tới ngồi xuống cạnh cô gái, kề gần hơn lần trước.
- Này, em thân yêu...
Cô gái Ai Cập đưa bàn tay xinh đẹp bịt miệng đại úy, và nhí
nhảnh thật cuồng nhiệt, duyên dáng, vui tươi:
- Không, không, em không nghe anh nói đâu. Anh có yêu em
không? Em không nghe anh nói đâu. Anh có yêu em không? Em muốn anh nói xem anh
có yêu em không.
- Có chứ, anh yêu em, hỡi tiên nữ đời anh! - Đại úy thốt lên,
quỳ một gối xuống. - Thể xác anh, dòng máu anh, tâm hồn anh, tất cả cho em, tất
cả vì em. Anh yêu em và xưa nay chỉ mới yêu có mình em.
Viên đại úy đã bao lần nhắc đi nhắc lại câu đó, trong bao trường
hợp tương tự, nên chàng nói liền một mạch không hề vấp váp lỡ quên chút nào.
Nghe lời tỏ tình si mê như vậy, cô gái Ai Cập ngước mắt nhìn lên trần nhà bẩn
thỉu thay thế cho bầu trời, khóe mắt tràn đầy hạnh phúc thần tiên. Cô thầm thì:
- Ôi! Đây là lúc ta có thể chết được rồi!
Còn Phêbuýt lại vớ luôn "cơ hội" thuận tiện để gỡ gạc
thêm cái hôn nữa; làm phó chủ giáo tội nghiệp nấp trong xó tối càng đau khổ.
- Chết ư? - Viên đại úy si tình thốt lên. - Hỡi tiên nữ diễm
kiều, em nói gì lạ vậy? Đây mới là lúc đáng sống, nếu không thần Giuypite cũng
chỉ là thằng mất dạy! Chết vào lúc bắt đầu một cãu chuyện thú vị thế này thì mẹ
kiếp, quả là đùa dai!
- Không phải thế đâu. - Hãy nghe anh, em Ximila thân yêu...
Exmêranđa... Xin lỗi em, em có tên Hồi giáo kỳ quặc quá làm anh quên khuấy. Nó
như bụi rậm chặn đứng anh lại.
- Lạy chúa, - cô gái tội nghiệp nói, - em lại cứ tưởng cái
tên đó đẹp chính vì nó kỳ lạ! Nhưng nếu không thích, anh cứ gọi em là Gôtông.
- Ô! Em yêu kiều của anh, ta không nên quá buồn phiền về chuyện
vặt đó! Rồi anh cũng sẽ quen dần tên em, có gì đâu. Lúc anh thuộc lòng rồi, nó
sẽ trở thành bình thường. Vậy hãy nghe anh, em
Ximila thân yêu, anh yêu em đắm đuối. Anh yêu em thực lòng đến
kỳ lạ. Anh biết có một cô gái sẽ tức điên lên mà chết...
Cô Bôhêmiêng nổi ghen ngắt lời:
- Ai thế?
- Cần gì đếm xỉa đến chuyện đó? - Phêbuýt nói.
- Em có yêu anh không?
- Ôi!... - Cô thốt lên.
- Như vậy là được rồi! Em sẽ thấy anh cũng hết sức yêu em.
Anh thề là tên đại úy quỷ sứ Néptuyn cứ dùng đinh ba đâm chết nếu anh không làm
em sung sướng nhất đời. Chúng ta sẽ có gian phòng nhỏ xinh đẹp ở nơi nào đó.
Anh sẽ cho lính cung thủ diễu hành dưới cửa sổ buồng em. Cả bọn đều cưỡi ngựa
và bất chấp tụi cung thủ của đại úy Minhông. Có đủ mặt lính đoản thương, lính
pháo thủ, lính cung thủ. Anh sẽ dẫn em đi dự các cuộc điểm binh lớn của dân
Paris ở nông trại Ruyly. Thật hết sức huy hoảng. Tám chục ngàn dân binh, ba chục
ngàn yên cương trắng, đoản y hoặc giáp trụ; sáu mươi bảy lá cờ đuôi nheo của
nghiệp đoàn; rồi cờ xí của tối cao pháp viện, thẩm kế viện, ngân khố của các tổng
quản, các phụ tá sở đúc tiền; Tóm lại cả một đoàn diễu hành kinh khủng. Anh sẽ
dẫn em đi xem đàn sư tử trong Hoàng cung, một loại thú dữ. Các bà các cô đều
thích mọi trò đó.
Từ nảy tới giờ, triền miên trong ý nghĩ tươi đẹp, các cô gái
chỉ đắm đuối lắng nghe giọng chàng mà không để tâm tới ý nghĩa lời nói.
- Ò em sẽ sống sung sướng! - Viên đại úy nói tiếp, đồng thời
nhẹ nhàng cởi thắt lưng cô gái.
- 0 hay, anh làm gì the! - Cô vội hỏi. Vụ bạo động lôi cô ra
khỏi giấc mơ.
- Không, có làm gì đâu. - Phêbuýt đáp. - Anh chỉ bảo cần bỏ hết
các quần áo phóng đãng, đẩu đường xó chợ này, khi nào em đã chung sống với anh.
- Đúng thế, Phêbuýt ạ, tới khi nào em đã chung sống với anh!
- Cô gái âu yếm đáp.
Cô trở lại tư lự và nín lặng.
Viên đại úy thấy cô gái dịu dàng nên càng táo bạo hơn, chàng
ôm ngang lưng mà cô không chống cự nên từ từ cởi áo cô bé đáng thương, phanh hết
cả cổ áo làm vị linh mục thở hổn hển, thấy lớp vải the được lột ra để hở chiếc
vai trần cô gái, tròn và nâu, như vầng trăng ló mọc sau màn sương mù chân trời.
Cô gái để mặc Phêbuýt. Cô như không để ý tới. Con mắt táo tợn
của viên đại úy sáng long lanh.
Đột nhiên, cô quay lại bảo chàng, vẻ vô cùng âu yếm:
- Phêbuýt, anh hãy chỉ bảo cho em theo tín ngưỡng của anh.
- Theo tin ngưỡng của anh à! - Đại úy thốt lên, bật cười. -
Anh mà đi chỉ bảo cho em theo tín ngưỡng của anh! Sừng đâm sét đánh! Theo tín
ngưỡng của anh để làm gì kia chứ?
- Đe chúng ta cưới nhau, - cô trả lời.
vẻ mặt đại úy vừa kinh ngạc vừa khinh khỉnh, thờ ơ và đam mê
nhục dục.
- Úi chao! - Chàng nói, - lại cưới nhau nữa kia à?
Cô Bôhêmiêng tái mặt và buồn rầu gục đầu
xuống ngực.
- Em yêu xinh đẹp ơi, - Phêbuýt âu yếm nói tiếp, - ai lại
điên rồ đi lầm như vậy? Cưới xin làm cái quái gi! Chả nhẽ chúng ta kém yêu nhau
hay sao mà cứ phải khạc nhổ tiếng Latinh trong cửa hiệu linh mục?
Vừa nói vậy bằng giọng dịu dàng nhất, chàng vừa ngồi sát gần
cô gái Ai Cập, bàn tay mơn trớn ôm ngang tấm thân rất thon thả và mềm mại, con
mắt càng sáng rực và tất cả báo hiệu ngài Phêbuýt rõ ràng đã tiến tói cái phút
mà ngay cả Giuypite cũng làm chuyện bậy bạ, khiến nhà thơ Hôme tốt bụng bắt buộc
phải gọi một đám mây đến cứu. Lúc đó, đức cha Clôđơ nhìn thấy hết. Cánh cửa làm
bằng mảnh ván thủng rượu mục nát nên con mắt cú vọ của cha cứ việc nhòm qua các
khe hở toang hoác. Vị linh mục có nước da nâu và đôi vai rộng, bấy lâu phải sống
khắc khổ thanh khiết nơi tu viện, nay run rẩy, sôi sục trước cảnh ái ân, đêm tối
và khoái lạc. Cô gái trẻ đẹp quần áo hở hang trong tay chàng trai cuồng nhiệt
khiến huyết quản ông như đang chảy chì sôi. Trong con người ông đang nảy sinh
các chuyển động kỳ lạ. Mắt ông hau háu nhìn vào những chỗ đã tháo kim băng với
nỗi ghen tuông dâm dật. Khi ấy có ai nhìn thấy khuôn mặt kẻ khốn khổ áp vào
thanh gỗ mọt ruỗng, sẽ tưởng như trông thấy một con hổ nhốt trong chuồng đang
ngó chó sói ăn thịt nai tơ. Cặp mắt ông bùng cháy như ngọn đèn qua khe cửa.
Đột nhiên, Phêbuýt nhanh nhẹn cởi tuột cổ áo cô gái Ai Cập.
Cô bé tội nghiệp, mặt vẫn tái xanh và mơ màng, giật mình sực tĩnh. Cô vội lách
xa viên sĩ quan dạn gái và nhìn xuống bộ ngực củng đôi vai trần, xấu hổ đến đỏ
mặt, ngượng ngùng, nín thít, và khoanh đôi cánh tay đẹp che cặp vú. Neu không
có ngọn lửa nung đỏ đôi má, cứ nhìn cô im lặng và bất động như vậy, có thể nói
đó là pho tượng tiết trinh. Đôi mắt cô nhìn xuống.
Nhưng cử chỉ của viên đại úy đã làm lộ túi bủa che nơi cổ.
- Cái này là cái gì? - Chàng hỏi, tóm luôn cái cớ đó để sán lại
gần cô gái đẹp mình vừa làm cho khiếp sợ.
- Đừng sờ vào! - Cô vội đáp, - thần hộ mệnh của em đó. Nó sẽ
giúp em gặp lại gia đình nếu em còn xứng đáng. Ôi! Hãy buông em ra, ông đại úy.
Mẹ ơi! Mẹ đáng thương của con! Mẹ ơi! Mẹ ở đâu? Lại cứu con với! Ông Phêbuýt,
buông tha em ra. Trả em cái cổ áo đây!
Phêbuýt lùi lại và lạnh lùng nói:
- Hừm, cô nương ơi! Rõ ràng cô không yêu tôi!
- Em không yêu anh ư! - Cô gái nghèo khổ tôi nghiệp thốt lên,
đồng thời níu lấy đại úy bắt ngồi xuống bên cạnh. - Phêbuýt của em, em không
yêu anh ư! Con người độc ác, sao anh lại nói vậy, làm tan nát lòng em? Ồ! Mặc kệ!
Anh chiếm đoạt em đi, tha hồ yêu em đi! Tùy anh muốn làm gì em cũng được. Em là
của anh rồi. cần gì tới đạo bủa! Cần gì tới mẹ! Chính anh là mẹ em, vì anh yêu
em! Phêbuýt, Phêbuýt yêu quý của em, anh có nhìn thấy em không? Em đây mầ, hãy
nhìn em đi. Chính cô bé mà anh không nỡ hắt hủi đã tới đây, nó tự nguyện tới
tìm anh. Tâm hồn, cuộc sống, thân xác, con người em, mọi cái đều riêng của mình
anh, đại úy của em. Thôi, chúng ta chẳng cần làm lễ cưới, việc đó chỉ làm phiền
anh. Và lại, em là cái gi mới được chứ? Một con bé đầu đường xó chợ khốn khổ,
còn anh, Phêbuýt của em, anh là quý tộc. Đẹp đẽ quá đi mất! Một vũ nữ lấy một
sĩ quan! Em thật điên rồ. Không, Phêbuýt, không, em sẽ chỉ là tình nhân, món đồ
chơi, trò tiêu khiển nếu khi nào anh muốn, một con điếm của riêng anh, em sinh
ra chỉ để làm việc đó, bị ô uế, rẻ rúng, bêu riếu, nhưng cần quái gì, miễn em
được anh yêu. Em sẽ là người đàn bà kiêu hãnh và sung sưóng nhất đời. Rồi khi
em già hoặc xấu đi, Phêbuýt, khi em không thể yêu anh được nữa, hỡi đức ông,
hãy vui lòng cho em được hầu hạ mãi. Các cô gái khác sẽ thêu khăn quảng cho
anh. Còn em sẽ chỉ là con sen lo giữ sạch sẽ các tấm khăn đó. Hãy cho phép em
được đánh bóng đinh thúc ngựa, chải sạch nhung y, lau chùi đôi ủng kỵ mã của
anh, Phêbuýt của em, phải chăng anh sẽ rủ lòng thương em như vậy? Trong khi chờ
đợi, hãy chiếm đoạt em đi! Này Phêbuýt, tất cả con người em là của anh, miễn
anh yêu em! Bọn con gái Ai Cập chúng em chỉ cần có vậy, khí trời và tình yêu.
Nói vậy rồi cô gái vòng tay ôm cổ viên sĩ quan, nhìn chàng từ
đầu tới chân, vẻ van nài, nụ cười duyên dáng đầy nước mắt, cọ cặp vú mới nhú
vào tấm áo da và đường thêu xù xì. Tấm thân xinh đẹp gần như trần truồng quằn
quại trên đủi chàng. Viên đại úy cuồng si gắn cặp môi nóng bỏng lên đôi vai đẹp
kiểu châu Phi. Cô gái, mắt đắm đuối nhìn lên trần nhà, ngửa người ra sau, rủng
mình run rẩy dưới nụ hôn.
Bỗng nhiên, phía trên đầu Phêbuýt, cô nhìn thấy một cái đầu
khác, một khuôn mặt tái nhợt, xanh xám, nhăn nhó, với cái nhìn quỷ dữ. Cạnh
khuôn mặt là bàn tay cầm dao găm. Đó là khuôn mặt và bàn tay linh mục. Ông ta
đã phá cửa rồi đứng đó. Phêbuýt không thể trông thấy ông ta. Cô gái đờ người,
tê cứng, câm lặng trước sự xuất hiện khủng khiếp, như con bồ câu ngửng đầu lên
đúng lúc con diều hâu tròn xeo mắt nhìn vào tổ nó.
Cô gái không thét nổi một tiếng. Cô thấy lưỡi dao găm đâm phập
xuống người Phêbuýt rồi rút lên bốc khói.
- Ôi trời ơi! - Viên đại úy thét lên và ngã xuống.
Cô gái ngất đi.
Lúc nhắm mắt lại, bao tình cảm tiêu tan hết, cô gái có cảm tưởng
môi mình bị in hằn một va chạm bỏng lửa, một cái hôn còn thiêu đốt hơn sắt nung
đỏ của đao phủ.
Lúc tỉnh lại, cô thấy lính tuần cảnh đã vây quanh, viên đại
úy đẫm máu được khiêng đi, linh mục biến mất, cửa sổ cuối phòng trông ra sông mở
toang, ngưdi ta nhặt được chiếc áo choàng đồ chừng là của viên sĩ quan, vầ cô
nghe mọi người xung quanh kháo nhau:
- Con phù thủy đâm chết ông đại úy rồi
QUYỂN TÁM
I. ĐỒNG TIỀN BIẾN THÀNH LÁ KHÔ
G ringoa và toàn thể Cung điện thần kỳ đang lo lắng chết người.
Suốt một tháng ròng, không ai biết Exmêranđa ra sao, làm cho quận công Ai Cập
và lủ bạn ăn mày hết sức lo buồn, mà họ cũng chẳng biết gì hơn về con dê, nên cảng
lầm Gringoa thêm đau khổ. Một tối cô gái Ai Cập bỗng nhiên mất tích, rồi từ đó
đến nay, chẳng hề thấy tăm hơi. Mọi tìm kiếm đều vô ích. Vài gã ăn mày giả động
kinh vốn ác miệng cho Gringoa biết, tối đó, họ gặp cô củng đi vối một sl quan ở
gần cầu Xanh Misen; nhưng ông chồng theo kiểu Bôhem đó lá một triết gia không dễ
tin, hơn nữa chàng hiểu rõ hơn ai hết vợ mình còn trinh bạch nguyên vẹn. Chàng
có thể phỏng đoán sự trinh tiết kiên trì là do kết quả của hai đức tính hỗn hợp
giữa đạo bùa và dòng giống Ai Cập, và chàng đã tính toán rất toán học về sức
kháng cự của sự trinh tiết đó được nhân lên bậc hai. Vì vậy, chàng yên tâm về mặt
này*
Cho nên chàng không giải thích nổi vụ mất tích, Gringoa buồn
lo vô cùng. Neu còn có thể gầy thêm được, chàng đã gầy thêm nhiều. Chàng xao
lãng hết, cả thích thú văn học lẫn tác phẩm lớn De ỉĩguris régularibus et
ìrreguỉaribus11 chàng tính sẻ đưa in bằng món tiền đầu tiên có được. (Vì chảng
cứ lải nhải mãi chuyện ấn loát, từ khi thấy cuốn Didascalon Huygơ Đờ Xanh Victo
được in bằng thứ chữ trứ danh của Vanhđơlanh Đờ Xpiarơ).
Một hôm, chàng buồn rầu đi ngang qua viện Tuốcnen hình sự và
thấy đám đông tụ tập trước Tòa pháp đình.
- Có chuyện gì thế? - Chàng hỏi một thanh niên từ đó đi ra.
- Thưa ông, tôi cũng không rõ, - gã trẻ tuổi đáp.
- Nghe nói họ xử một người đàn bà đã ám sát một hiến binh.
Hình như có cả chuyện phù thủy trong vụ này, cho nên đức giám mục vầ giáo hội
pháp quan mới can thiệp vào, còn ông anh tôi vốn là phó chủ giáo ở Giôdát cũng
đang bận tíu tít trong đó. Tôi lại đang cần gặp ông ta, nhưng đông người quá
nên không chen vào được, thật bực mình, vì tôi đang cần tiền.
- Thưa ông, thật đáng tiếc, - Gringoa nói, - tôi rất muốn cho
ông vay tiền, nhưng nếu túi tôi thủng thì cũng chẳng phải vì chứa đầy đồng
êquy.
Chảng không dám nói với gã trẻ tuổi là mình cũng quen ông anh
phó chủ giáo đó, vì từ ngày xảy ra vụ ở nhà thờ, chàng chưa hề đến thăm lại ông
ta, một sơ suất làm chàng lúng túng.
Cậu học trò đi thẳng, còn Gringoa theo đám đông leo lên bậc
thềm phòng đại hình. Chàng nghĩ, để nguôi sầu, không gì bằng tham dự một phiên
tòa đại hình, vì các thẩm phán thường ngu ngốc đến buồn cười. Đám dân chúng chảng
đi lẩn vào, đang lặng lẽ chen vai thích cánh bước đi. Sau một hồi dò dẫm chậm
chạp và vô vị trong hành lang dài tối, chạy ngoằn ngoèo trong tòa nhà như đường
hầm trong ruột dinh thự cổ, chảng tới gần khung cửa thấp thông sang một gian
phòng, vì dáng người cao nên chàng có thể nhìn vượt qua đầu đám đông nhấp nhô,
để quan sát khắp phòng.
Phòng rộng và tối, nên càng có vẻ rộng thêm. Mặt trời đã xế,
dãy cửa sổ tò vò cao chỉ còn để lọt một tia nắng nhạt yếu dần trước khi chiếu tới
vòm mái, vốn là một thứ mạng lưới đồ sộ những xà kèo được chạm trổ vô vàn hình
thủ, chúng như đang cọ quậy hỗn độn trong bóng tối. Đây đó ở trên bàn đã có vài
chiếc đèn thắp sáng và chiếu xuống đầu các lục sự đang cúi gục trên chồng giấy
tờ. Phần trước gian phòng chật ních đám đông; bên phải bên trái có các ông mặc
áo thụng ngồi trước bản; cuối phòng, trên bục, rất đông thẩm phán mả các dáy
trong củng chìm trong bóng tối, với những khuôn mặt im lìm và rủng rợn. Trên tường
vô số hình hoa huệ.
Trên đầu thẩm phán md tỏ hiện ra một tượng Chúa lớn và tua tủa
nhứng giáo cùng mác, đầu mũi như được ánh đèn nhóm lửa.
- Thưa ngài, - Gringoa hỏi một người đứng cạnh,
- tại sao lại có hàng loạt các vị ngồi một dẫy thế kia, như
các chức sắc cao cấp của giáo hội đang họp giáo nghị hội vậy?
- Thưa ngài, - người đứng cạnh đáp, - bên cạnh phải là các cố
vấn tòa đại hình, còn bên trái là các cố vấn điều tra dự thẩm, quý thày mặc áo
đen, còn quý ông mặc áo đỏ.
- Thế còn cái ông to béo mặc áo đỏ, đang toát mồ hôi, ngồi
phía trên họ là ai thế? - Gringoa lại hỏi.
- Đó là quan chánh án.
- Thế còn đàn cừu ngồi sau? - Gringoa hỏi tiếp.
Như tác giả từng trình bày, Gringoa vốn không ưa tòa án. Có lẽ
sự thù ghét đó đối với Tòa pháp đình có từ sau lần thất bại về vở kịch của
chàng.
- Đó là quý vị hội kế viên tại Hoàng cung.
- Còn cái con lợn lòi ngồi trưóc mặt?
- Đó là ngài lục sự của tối cao pháp viện.
- Còn con cá sấu ngồi bên phải?
- Thày Philip Lơliê, tham tụng đặc biệt hoàng
gia.
- Còn con mèo đen to ngồi bên trái?
- Thày Giắc Sácmôluy, biện lý hoàng gia tại giáo hội pháp viện,
củng quý vị trong giáo hội thẩm phán viện.
- Thưa ngài, - Gringoa hỏi, - thế tất cả các vị mặt to tai lớn
đó họp nhau để làm cái trò gì vậy?
- Họ xử án.
- Xử ai? Tôi không thấy kẻ bị cáo.
- Thưa ngài, đó là một người đàn bà. Ngài không trông thấy được
đâu. Thị ngồi quay lưng lại và bị đám đông che khuất. Kia kìa, thị ngồi chỗ có
một nhóm người cầm giáo ấy.
- Người đàn bà đó là ai? - Gringoa hỏi. - Ngài có biết tên thị
không?
- Thưa ngài, không. Tôi cũng vừa mói tới. Tôi chỉ đoán là có
chuyện phủ thủy, vì giáo hội thẩm phán cũng dự phiên tòa.
- Thôi được! - Triết gia của chúng ta nói, - sắp được xem vị
quan tòa ăn thịt người. Cũng chỉ là trò hề như mọi trò hề khác.
- Thưa ngài, - người đứng cạnh cãi lại, - thế ngài không thấy
thày Giắc Sácmôluy có vẻ rất hiền từ đó sao?
- Hủm! - Gringoa đáp. - Hiền từ mà mỏng môi him mũi thì cũng
đáng ngại lắm đấy.
Tới đây, người chung quanh yêu cầu hai kẻ nói chuyện hãy im lặng.
Mọi người đang nghe một lời khai quan trọng.
- Bẩm các quan lớn, một mụ già nói, mụ già đứng giữa phòng xử,
mặt lấp kín dưới quần áo trông như đống giẻ rách biết đi, bẩm các quan lớn,
chuyện này có thật cũng như tôi đích thật là mụ Phaluốcđen, lập nghiệp từ bốn
chục năm nay tại cầu Xanh Misen, có đóng đủ thuế lợi tức, thuế nhượng tài sản
và địa tô, nhà tôi đối diện với nhà của Taxanh Caya, thợ nhuộm, ở phía thượng
lưu con sông. - Bẩm các quan lớn, tôi nay đã già nua tội nghiệp, chứ xưa kia là
con gái đẹp lắm kia đấy! - Từ vài bữa nay, có người vẫn bảo tôi: này mụ Phaluốcđen,
buổi tối đừng có quay sợi nhiều, quỷ sứ thích lấy sừng nó chải guồng sợi của
các bà già. Chắc chắn con ma đội lốt thày tu năm ngoái ở Khu đền, bây giờ nó lại
đang lảng vảng tại Khu thành cũ. Mụ Phaluốcđen ạ, hãy coi chừng kẻo nó gõ cửa
nhà mụ đấy. - Một tối, tôi đang kéo sợi thì có ngưòi gõ cửa. Tôi hỏi ai, nó
văng tục. Tôi bèn mở cửa. Hai người bước vào. Một áo thâm đi với một sĩ quan tuấn
tú. Tôi chỉ nhìn thấy cặp mắt người áo thâm, trông như hai cục than hồng. Toàn
thân còn lại của hắn chỉ là áo choàng và mũ. Họ mới bảo tôi: - Căn phòng Xanhtơ
Máctơ
- Bẩm các quan lớn, đó là căn phòng trên gác, sạch sẽ nhất. Họ
trả tôi một đồng êquy[100]. Tôi cất tiền vào ngăn kéo rồi nói: "Để mai mua
lòng lợn ở hảng thịt mụ Glôriet". - Chúng tôi lên gác. - Lên tới phòng
trên, tôi vừa quay lưng đi, người áo thâm đã biến mất. Tôi hđi lấy làm sững sờ.
Ông sĩ quan, đẹp như vị đại lãnh chúa, cùng tôi xuống nhà. Ông ấy ra đi. Khoảng
quay được phần tư guồng sợi, ông ấy trở lại cùng một cô gái đẹp, một con búp bê
có thể rực rỡ ngang mặt trdi nếu được chải tóc cho khéo. Cô gái dắt theo con dê
đực, một con dê đực lớn, tôi cũng không còn nhớ lông đen hay trắng nữa, Đó là
điều khiến tôi băn khoăn. Cô gái, đối với tôi chả sao nhưng còn con dê!... Tôi
không ưa những con vật đó, nó có râu, có sừng. Trông cứ như người ấy. Hơn nữa,
nom nó lại có mùi dạ hội phù thủy tối thứ bảy. Nhưng tôi không nói gì. Vì trót
nhận tiền rồi. Bẩm quan chánh án, như vậy là hợp lẽ, phải không ạ. Tôi đưa cô
gái và đại úy lên phòng trên, rồi để mặc họ với nhau, nghĩa là cả con dê nữa.
Tôi xuống nhà và tiếp tục quay sợi. - Xin thưa là nhầ tôi có một tầng trệt và một
tầng gác, mặt sau quay ra sông, như mọi nhà khác trên cầu, còn cửa sổ tầng trệt
và cửa sổ tầng trên đều trông ra sông. - Lúc đó tôi đang quay sợi. Không hiểu
sao tôi trông thấy con dê, tôi lại sực nhớ tới con ma đội lốt thày tu, và lại
cô gái đẹp trang điểm cũng hơi man dại.
- Đột nhiên, tôi nghe thấy tiếng thét trên gác, rồi có gì ngã
vật xuống sàn, và cửa sổ mở tung. Tôi chạy tới cửa sổ buồng tôi ở phía dưới và
thấy khối đen lướt qua trước mắt rồi rơi xuống nước. Đó là một bóng ma mặc áo
linh mục. Tròi sáng trăng. Tôi trông nó rất rõ. Nó bơi về phía Khu thảnh cũ. Thế
là tôi run cầm cập, đi gọi lính tuần cảnh. Các ông trong tiểu đội liền tới, thậm
chí ngay lúc đầu họ chưa hiểu xảy ra chuyện gì, vì đang mải vui chơi nên họ còn
đánh tôi nữa. Tôi phải nói cho các ông ấy hiểu, Chúng tôi lên gác và trước mắt
thấy gì? Căn phòng khốn khổ của tôi đẫm máu, đại úy nằm sõng soài với lưỡi dao
găm cắm ở cổ, cô gái bất tinh, còn con dê sợ cuống cuồng. - Thôi được, tôi nhủ,
phải mất nửa tháng để lau sàn. Phải cọ sạch, thật đến khổ. - Người ta khiêng
ông sĩ quan đi, tội nghiệp cho ngưdi trẻ tuổi! Và cả cô gái nữa. - Khoan đã: Điều
tồi tệ nhất là hôm sau, lúc tôi định lấy đồng êquy đi mua lòng lợn, thì'chỉ thấy
ở đó có mỗi chiếc lá khô.
Mụ già ngừng nói. Có tiếng xì xào ghê rợn loang đi trong đám
công chúng.
- Bóng ma, con dê, đó toàn lầ trò phù thủy, - một người đứng
cạnh Gringoa nói.
- Lại còn chiếc lá khô nữa! - Một người khác thêm.
- Rõ rành rành là con phù thủy thông đồng với con ma đội lốt
thày tu để lột sạch các sĩ quan.
Cả Gringoa hầu như cũng thấy toàn bộ câu chuyện này thật ghê
sợ và xác thực.
- Mụ Phaluốcđen, - ngài chánh án oai vệ hỏi, - mụ còn gì khai
trước tòa nữa không?
- Bẩm quan lớn, không ạ, - mụ già đáp, - ngoại trử trong biên
bản có ghi nhà tôi là một căn lều lụp xụp và hôi thối, nói như vậy thì quá quắt
lắm. Nhà trên cầu chẳng sang trọng gì vì dân cư đông quá, nhưng ngay các ông
hàng thịt cũng thích ở đó, mà họ đều là kẻ giàu có và lấy vợ rất sạch sẽ.
Ông thẩm phán mà Gringoa trông giống cá sấu, đứng lên nói:
- Im lặng! Xin quý tòa đừng nên quên là người ta tìm thấy can
phạm mang dao găm. - Mụ Phaluốcđen, mụ có mang tới đây chiếc lá khô từ đồng
êquy biến thành, sau khi con quỷ đưa cho mụ không?
- Bẩm quan lón, có ạ, - mụ đáp, - tôi đã tìm thấy và đem tới
đây.
Viên mõ tòa đưa chiếc lá khô cho lão cá sấu, hắn gật đầu rùng
rợn rồi chuyền cho chánh án, ông này lại đưa cho biện lý hoàng gia tại giáo hội
pháp viện, cứ thế nó chuyền tay khắp tòa. Thày Giắc Sácmôluy nói:
- Đây là lá bạch dương. Thêm một chứng cớ về trò phủ thủy.
Một cố vấn lên tiếng:
- Hỡi nhân chứng, có hai người cùng một lúc vào nhà mụ. Người
mặc đồ thâm, mà thoạt đầu mụ thấy biến mất, rồi lại thấy mặc áo linh mục bơi
qua sông Xen vầ viên sĩ quanẾ - Trong hai người đó, ai đã đưa tiền cho mụ?
Mụ già suy nghĩ một lát rồi đáp:
- Viên sĩ quan!
Đám đông xôn xao hẳn lên - Gringoa thầm nghĩ:
- A! Thế này thì cũng đáng ngờ lắm.
Nhưng thày Philip Lơliê, tham tụng đặc biệt
hoàng gia đã cất tiếng:
- Xin quý tòa lưu ý, trong tờ cung viết trên giường bệnh,
viên sĩ quan bị sát hại có khai còn mang máng nhớ lúc người áo thâm tới gặp, rất
có thể là con ma đội lốt thày tu, và khi đại úy nói mình không có tiền, con ma
còn đưa cho viên sĩ quan đồng êquy mà ông ta trả mụ Phaluốcđen. Do đó, đồng
êquy đúng là tiền âm phủ.
Nhận xét xác đáng nây như làm tiêu tan mọi nghi ngờ của
Gringoa vầ các kẻ hoài nghi khác ở trong phòng xử án. Lúc ngồi xuống, quan tham
tụng hoàng gia còn nói thêm:
- Quý tòa đã có sẵn hồ sơ để tham khảo thêm về lời khai của
Phêbuýt Đò Satôpe.
Nghe nhắc tới cái tên đó, can phạm liền đứng dậy. Đầu hắn nhô
ra khỏi đám đông. Gringoa hoảng sợ nhận ra Exmêranđa.
Mặt cô tái xanh; mái tóc xưa kia kết bím rất duyên dáng và
dát thêm đồng tiền vàng cổ Trung Đông, nay rối bù, cặp môi tái nhợt, đôi mắt
sâu hõm đến hãi hùng. Than ôi!
- Phêbuýt! - Cô ngơ ngác hỏi, - chàng ở đâu? Ôi quý tòa, trước
khi giết tôi, hãy làm phúc cho tôi biết liệu chàng còn sống không?
- Cô kia, im đi, - chánh án đáp. - Đó không phải là công việc
của tòa.
- Ôi! Tôi van các ông, hãy cho tôi biết liệu chàng còn sống
không! - Cô nói, đôi bàn tay đẹp gầy guộc chắp lại và tiếng xiềng loảng xoảng
vang lên dọc thân áo can phạm.
- Thôi được! Y đang hấp hối, - viên tham tụng hoàng gia lạnh
lùng đáp. - Cô đã bằng lòng chưa?
Cô gái tội nghiệp gieo vmình xuống ghế, câm lặng, không giọt
nước mắt, trắng bệch như khuôn mặt bằng sáp.
Chánh án cúi xuống phía một người ngồi dưới chân, hắn đội mũ
kim tuyến, mặc áo dài thâm, cổ quàng dây xích, tay cầm roi.
- Mõ tòa, hãy đưa can phạm thứ hai vào.
Mọi cặp mắt đều quay lại phía chiếc cửa nhỏ vừa mở ra, làm
Gringoa hết sức hồi hộp và một con dê cái xinh đẹp, sững và chân đều dát vàng,
chạy vào. Con vật trang nhã dừng lại giây lát trên ngưỡng cửa, nghen cổ, như
đang đứng trên mỏm núi, nhìn xuống dưới là cả một chân trời bát ngát. Chợt nó
nhận ra cô Bôhêmiêng, liền nhảy qua bàn và đầu viên lục sự, chỉ hai bước đã tới
bên gối cô chủ, cẩu xin một lời hoặc vuốt ve; nhưng can phạm vẫn ngồi yên và
con vật Giali đáng thương cũng không hề được ngó tới. Mụ già Phaluốcđen nói:
- Ô kìa... đúng là con vật xấu xa đó, tôi nhận ra ngay cả hai
mà!
Giắc Sáemôluy lên tiếng:
- Xin quý tòa cho phép hỏi cung con dê.
Quả đúng nó là can phạm thứ hai. Hồi đó rất bình thường lầ
chuyện xử án phủ thủy một con vật. Trong sổ kế toán của tòa đô chính vào năm
1466, ngoài những cái khác, người ta còn thấy một chi tiết kỳ quặc về tiền phí
tổn cho vụ án Gilê Xula và con lợn nái của hắn, cả hai bị xử tử vì tội trạng ở
Coócbây. Trong sổ ghi đủ cả, nầo tiền đảo hố chôn con lợn nái, rồi năm trăm bó
củi ngắn lấy ở cảng Moócxăng, ba hũ rượu nho và bánh mì, bữa ăn cuối cùng của
can phạm củng thằn ái chia sẻ với bọn đao phủ, cho tới mười một ngày công canh
giữ vầ chăm nuôi con lợn, mỗi. ngày tốn tám đơniê tiền Paris. Đôi khi không phải
chỉ có loài vật bị xử án. Các tập pháp lệnh thời Sáclơmanhơ và Luy nhu nhược kết
tội rất nặng những con ma cháy rực dám xuất hiện trên không trung.
Nhưng ông biện lý của giáo hội pháp viện đã kêu lên:
- Nếu loài ma quỷ không ám con dê này và đã chống lại mọi
phép trừ tả, cứ tiếp tục giở trò ma quái ra nữa, nếu nó làm quý tòa kinh sợ, ta
báo cho nó biết trước tòa sẽ buộc phải kết án nó chịu tội xử giảo hoặc hỏa
thiêu.
Gringoa lạnh toát mồ hôi. Sácmôluy cầm cái trống baxcơ của cô
Bôhêmiêng để lên bàn, rồi đưa ra theo một cách nào đó trước mặt con dê và hỏi:
- Bây giờ là mấy gid?
Con dê nhìn cái trống bằng con mắt thông minh và giơ chiêc
chân bịt vàng, gõ bảy tiếng. Lúc đó quả đúng là bảy giờ. Đám đông xôn xao hoảng
sợ.
Gringoa không nén nổi, kêu ầm lên:
- Thế thì nó chết mất! Ai cũng thấy rõ con dê không hiểu tí
gì về việc nó đang làm.
- Công chúng ở cuối phòng hãy giữ im lặng! - Viên mõ tòa quát
lên.
Giắc Sácmôluy vẫn dùng cách xoay chuyển cái trống để sai khiến
con dê làm nhiều trò khác, như trả lời về ngày, tháng v.v... mả bạn đọc từng được
chứng kiến. Rồi do một huyễn tượng thường thấy trong các vụ xử án, chính những
khán giả có lẽ đã hơn một lần hoan hô các trò vô tội của con Giali ngoài ngã
tư, nay lại run sợ dưới vòm mái Tòa pháp đình. Con dê rõ ràng là ma quỷ rồi.
Tệ hại hơn nữa, khi ông biện lý hoàng gia đổ xuống sần nhà
cái túi da đựng đầy chữ rồi đeo trên cổ Giali, mọi người lại thấy con dê dùng
chân xếp các chữ rời đó thành cái tên tai vạ: Phêbuýt. Các yêu thuật mà đại úy
là nạn nhân như được chứng minh một cách không thể chối cãi; và trước mắt mọi
người, cô Bôhêmiêng, cô gái múa rong xinh đẹp từng bao lần làm khách qua đường
mê mẩn vì vẻ duyên dáng, nay chỉ là con ma cà rồng khủng khiếp.
Hơn nữa cô gái như kẻ chết rồi. Cả các trò duyên dáng của
Giali lẫn lời hăm dọa của tòa, lời nguyền rủa rì rầm trong cử tọa, không gì còn
làm cô chú ý tới nữa.
Để cô tỉnh lại, viên cảnh vệ phải lay cô thật mạnh và chánh
án phải trịnh trọng lên tiếng:
- Cô bé kia, cô thuộc giống người Bôhêmiêng, chuyên nghề ma
quái. Cô đã đồng lõa với con dê ma ám và bị can án trong đêm 29 tháng ba vừa
qua, cùng tòng phạm với các lực lượng tối tăm, rồi dùng tả thuật và bùa phép,
cô đã lấy dao găm sát thương một đại úy của đội cung thủ ngự lâm quân, tên là
Phêbuýt Đờ Satôpe. Cô còn khăng khăng chối cãi nữa không?
- Kinh khủng! - Cô gái lấy tay che mặt, kêu lên. - Phêbuýt của
tôi! Ôi! Quả là địa ngục!
- Cô vẫn khăng khăng chối cãi ư? - Chánh án lạnh lùng hỏi.
- Tôi không hề phạm tội đó! - Cô gái đáp, giọng ghê gớm và đứng
lên, mắt sáng long lanh.
Chánh án vẫn thản nhiên hỏi tiếp:
- Nếu vậy, cô giải thích thế nào về những sự kiện buộc tội
cô?
Cô nghẹn ngào đáp:
- Tôi đã nói rồi. Tôi không biết. Đó là một linh mục. Một
linh mục tôi không quen. Một linh mục quỷ sứ vẫn theo đuổi tôi.
- Đúng thế, - chánh án tiếp lời, - một con ma đội lốt thày
tu.
- Ôi các quan lớn! Hãy làm phúc thương tôi! Tôi chỉ là đứa
con gái khốn khổ...
- Của xứ Ai Cập, - chánh án tiếp thêm vảo.
Thày Giắc Sácmôluy dịu dàng lên tiếng:
- Xét can phạm vẫn một mực ngoan cố kêu oan, xin quý tòa cho
phép áp dụng tra khảo.
- Tòa chuẩn y, - chánh án nói.
Cô gái khốn khổ run bần bật. Nhưng theo lệnh bọn lính cầm
giáo, cô vẫn phải đứng lên và bước đi khá vững theo sau Sácmôluy và các linh mục
thuộc giáo hội pháp viện, giữa hai hảng giáo mác, tới khung cửa giữa đột nhiên
mở ra và khép ngay sau lưng cô, khiến Gringoa buồn rầu tưởng như đó là cái mõm
kinh khủng vừa nuốt chửng cô gái.
Cô vửa đi khuất, liền nghe thấy tiếng kêu be be thảm thiết.
Đó là con dề con đang khóc.
Phiên tòa tạm ngừng. Một cố vấn có ý kiến là quý tòa đã mệt
và nếu chờ xong nhục hình thì còn rất lâu, quan chánh án liền đáp: Một vị quan
tòa phải biết hy sinh cho nhiệm vụ.
- Con bé kỳ quái thật khó chịu, bực mình, - một thẩm phán giả
nói, - nó lại cam chịu tra khảo khi chưa ai ăn uống gì cả!
II. TIÊP THEO CHUYÊN ĐÔNG TIÊN BIẾN THÀNH CHIẾC LÁ KHÔ
Sau mấy bậc thềm trèo lên bước xuống trong các hành lang tối
om, giữa ban ngày cũng phải thắp đèn. Exmêranđa vẫn đi giữa đoàn hộ tống đang rủng
rợn vây quanh, rồi bị lính cảnh vệ Tòa pháp đình đẩy vào một căn phòng khủng
khiếp. Căn phòng hình tròn chiếm tầng trệt một tháp trong dãy pháp hình lớn,
cho tới thế kỷ nảy, vẫn còn vượt cao hơn lớp dinh thự hiện đại của Paris mới phủ
lên thảnh phố củ. Căn hầm không có cửa sổ, cũng chẳng có cửa nào khác ngoài cửa
ra vào, đã thấp lại lắp khung cửa sắt to nặng. Nhưng ánh sáng không thiếu. Một
cái lò xây trong vách tường. Lò đang cháy to, chiếu đỏ rực khắp gian hầm và át
mọi tia sáng ngọn đèn tồi tàn đặt trong xó. Cái bừa sắt đóng miệng lò, lúc đó
được nâng lên, qua miệng lỗ hổng cháy đỏ trên nền tường đen tối, chỉ để lộ phần
dưới chân song, như hàm răng đen, nhọn và thưa, làm lò lửa càng giông miệng con
rồng phun lửa trong thần thoại. Dưới ánh lửa hắt ra, cô gái tủ thấy quanh phòng
đầy dụng cụ khủng khiếp không hiểu dùng vào việc gì. Giữa phòng là tấm đệm da
trải sát đất, bên trên lủng lẳng sợi dây da thắt nút, buộc vảo cái vòng đồng ngậm
trong mồm con quái vật tẹt mũi, chạm trên trụ đỡ vòm mái. Nào kìm, kẹp, lưỡi
cày rộng bản chất ngổn ngang trong lò và được nung đỏ trên than hồng. Anh lửa
lò đỏ như máu chiếu sáng khắp gian phòng chứa toán đồ vật ghê x^ợn.
Cái hang này mang tên đơn giản là phòng tra khảo.
Piera Toócrơruy, khảo đả viên tuyên thệ, đang uể oải ngồi
trên giường. Lũ tay sai, hai quái vật mặt vuông mang tạp dề da, thắt lưng vải,
đang nung đám đồ sắt trên than hồng.
Cô gái đáng thương gắng thu hết can đảm. Bước vào gian phòng,
cô càng kinh sợ.
Lính cảnh vệ Tòa pháp đình đứng sang một bên, bên kia lầ các
linh mục của giáo hội pháp viện. Viên lục sự, chiếc nghiên mực và cái bàn ở một
góc. Thày Giắc Sácmôluy mỉm cười rất hiền, lại gần cô gái Ai Cập, nói:
- Con ơi, con vẫn khăng khăng chối ư?
- Vâng, - cô đáp, - giọng hết hơi.
- Nếu vậy, - Sácmôluy nói tiếp, - ta rất đau đớn phải thẩm vấn
con đến nơi đến chốn, dù ta không muốn. - Con hãy vui lòng ngồi xuống giường. -
Thảy Piera, hãy nhường chỗ cho cô nương, rồi khép cửa lại.
Piera làu bàu đứng dậy, lẩm bẩm:
- Neu khép cửa lò tắt mất.
- Anh bạn thân mến, nếu vậy cứ để ngỏ cửa, - Sácmôluy đáp.
Lúc đó Exmêranđa vẫn đứng yên. Chiếc giường da trên đó từng
quằn quại bao kẻ khốn nạn, làm cô khiếp sợ. Hãi hùng ớn lạnh đến tận xương tủy.
Cô đứng đó, run hãi và sững sờ. Sácmôluy ra hiệu, hai tên tay sai liền túm lấy
cô gái đặt ngồi lên giường. Họ không hề làm đau cô, nhưng khi hai ngưdi củng
làn da giường đụng tới người, cô thấy máu dồn hết về tim. Cô ngơ ngác nhìn khắp
phòng. Cô tưởng như mọi đồ tra tấn dị hình đang từ mọi phía chuyển động và bưốc
tới gần, để rồi trèo lên dọc người cô mà cắn xé, kìm kẹp; trong những dụng cụ đủ
loại cô được thấy tới nay, chúng giống con dơi, con rết, con nhện giứa đám côn
trủng và chim chóc.
- Thày thuốc đâu? - Sáemôluy hỏi.
- Có tôi đây, - một người áo dài thâm cô chưa trông thấy, lên
tiếng.
Cô gái run bắn người.
- Cô nương ơi, - giọng nói vuốt ve của viên biện lý giáo hội
pháp viện lại vang lên lần thứ ba, cô vẫn khăng khăng chối cãi về các sự kiện
cô bị cáo buộc hay sao?
Lần này, cô chỉ còn đủ sức gật đầu. Cô không nói lên lời.
- vẫn khăng khăng chối ư? - Giắc Sácmôluy hỏi. - Nếu vậy, tôi
rất thất vọng, nhưng buộc phải làm tròn chức trách,
- Thưa quan biện lý hoảng gia, - Piera đột nhiên hỏi, - ta bắt
đầu từ đâu?
Sácmôluy lưỡng lự giây lát, cau mặt mơ hồ như thi sĩ tìm vần
thơ. Cuối cùng ông nói:
- Cho kẹp chân.
Cô gái bất hạnh cảm thấy sâu xa cả Chúa lẫn loài người đều bỏ
rơi mình, đành gục đầu xuống ngực như một vật bất động đã kiệt lực.
Khảo đả viên và thày thuốc cùng lại gần cô gái. Đồng thời,
hai gã tay sai bắt đầu lục lọi trong đống đồ nghề gớm ghiếc.
Nghe tiếng kìm kẹp loảng xoảng ghê rợn, cô bé khốn khổ run
lên như con nhái chết bị truyền điện. Cô thầm kêu lên, rất nhỏ nên chẳng ai
nghe thấy:
- Ôi! Hỡi Phêbuýt của em!
Rồi cô lại ngồi yên, im lìm như tượng đá. Cảnh tượng này có
thể vò nát mọi trái tim trừ trái tim quan tòa. Có thể nói đó là một linh hồn tội
lỗi đáng thương, bị quỷ Xatăng tra hỏi dưới khung cửa đỏ rực của địa ngục. Tấm
thân khốn khổ mà những bánh xe và giá chống sắp nhung nhúc túm chặt, con người
mà bàn tay thô bạo của đao phủ và kìm kẹp sắp hành hạ, lại là con người dịu hiền,
trắng trẻo và yếu ớt đó. Tội nghiệp cho hạt kê mả công lý nhân loại sắp đem
nghiền trong cối xay ghê rợn của nhục hình.
Lúc đó, bàn tay chai sần của lũ tay sai của Piera Toóctơruy
đã tàn nhẫn lột trần bắp chân xinh đẹp, bàn chân bé nhỏ, đã bao lần làm khách
qua đường phải thán phục trước vẻ đẹp và dễ thương ở giữa ngã ba đường phố
Paris.
- Thật đáng tiếc! - Gã khảo đả viên làu bàu, ngắm các hình
dáng xinh đẹp và tinh tế đó. Neu phó chủ giáo có mặt lúc này, chắc hẳn ông sẽ
nhớ tới biểu tượng con nhện và con ruồi. Lát sau, qua mần sương bao phủ trước mất,
cô gái khốn khổ thấy chiếc kẹp chân lại gần, rồi chân cô đút vào giữa các tấm
ván nẹp sắt và biến mất trong dụng cụ khủng khiếp. Nỗi kinh sợ lúc đó làm cô khỏe
hẳn lên. Cô giận dử thét lên:
- Hãy tháo cái đó ra!
Vá đầu óc rối bời, cô nhổm dậy:
- Tha cho tôi!
Cô lao ra khỏi giường tới quỳ xuống dưới chân ông biện lý
hoàng gia, nhưng cẳng chân đã bị củm trong tấm gỗ sồi nặng nẹp sắt, nên cô đành
gục ngã trên chiếc kẹp chân, còn rã rời hơn con ong mang cục chì trên cánh.
Sácmôluy ra hiệu, cô gái liền bị kéo trở lại giường và hai bản
tay to gộc buộc luôn sợi dây da, thả từ trên trần xuống vào lưng ong cô gái.
- Một lần cuối, cô có chịu thú nhận về các sự kiện kết án
không? - Sácmôluy hỏi, vẫn giữ vẻ hòa nhã thản nhiên,
- Tôi oan.
- Thưa cô. Neu vậy làm thế nào giải thích nổi các duyên cớ buộc
tội?
- Chao ôi, bẩm quan lớn, tôi không biết.
- Thế cô chối à?
- Chối hết!
- Ra tay đi, - Sácmôluy bảo Piera.
Piera vặn tay cầm của chiếc kích, cái kẹp chân liền xiết chặt
và cô gái đáng thương thét lên khủng khiếp, thứ tiếng kêu không viết nổi bằng bất
cứ ngôn ngữ nào của loài người.
- Ngừng tay! - Sácmôluy bảo Piera. - Chịu thú nhận chưa? -
Ông hỏi cô gái Ai Cập.
- Xin thú hết! - Cô gái khốn khổ kêu lên. Tôi xin thú nhận.
Tôi xin thú nhận! Hãy tha tôi!
Cô gái chưa hề biết lượng sức khi chấp nhận cực hình. Tội nghiệp
cô bé đến nay toàn sống cuộc đời vui vẻ, ngọt ngào, êm dịu, chi cần đau đớn đầu
tiên là đủ khuất phục.
- Lòng nhân đạo buộc tôi phải nói cho cô biết,
- ông biện lý hoàng gia nói, - nếu thú nhận, cô sẽ chờ đợi
cái chết.
- Tôi mong như thế lắm, - cô nói. Rồi cô ngã vật xuống giường
da, ngắc ngoài, co quắp, lủng lẳng dưới sợi dây da buộc túm nơi ngực.
- 0, cô em xinh đẹp, hãy ngồi lên một chút nào,
- thày Piera nói, đỡ cô ngồi dậy. - Trông cô em cứ như con cừu
vàng đeo trên cổ ngài Buốcgônhơ.
Giắc Sácmôluy cất cao giọng:
- Lục sự, hãy ghi vào. - Cô gái Bôhêmiêng, cô thú nhận có
tham dự vào các bữa tiệc, dạ hội và trò ma quái âm phủ, cùng với nhưng u hồn,
quỷ dữ và ma cà rồng chứ? Trả lời đi.
- Vâng, - cô đáp, giọng nhỏ đến nỗi chìm trong hơi thở.
- Cô thửa nhận đã trông thấy con dê mà Diêm Vương cho hiện ra
trên mây để triệu tập dạ hội ma quỷ và chỉ có phù thủy mới trông thấy được chứ?
- Cuối cùng, cô thừa nhận và thú tội, nhờ sự giúp đỡ của yêu
quái và của con quỷ thường được gọi con ma đội lốt thày tu, là trong đêm hăm
chín tháng ba vừa rồi, cô đã sát thương vầ ám hại một đại úy tên là Phêbuýt Đờ
Satôpe?
Cô ngước cặp mắt to đăm đăm nhìn quan tòa rồi bất giác trả lời,
không hề rung động, lay chuyển:
- Vâng.
Rõ ràng cô gái đã hoàn toàn suy sụp.
- Lục sự hãy ghi vào, - Sácmôluy nói, rồi bảo bọn tra tấn: -
Hãy cởi trói cho tủ nhân và dẫn nó trở lại tòa.
Khi tội nhân được tháo xong kẹp chân, viên biện lý của giáo hội
pháp viện liền ngắm bàn chân còn tê dại vì đau đớn. Ông nói:
- Thôi được! Không đến nỗi nào. Cô đã kịp thời kêu lên. Cô em
xinh đẹp, vẫn còn có thể nhảy múa được.
Rồi ông quay lại bảo bọn hạ thủ củng giáo hội pháp viện:
- Thế là công lý đã sáng tỏ! Thưa quý vị, ta cũng yên tâm. Cô
nương đây cũng phải chứng nhận là ta đã cố gắng hành động hết sức nhẹ nhàng.
III. ĐOẠN CUỐI CHUYÊN ĐồNG TIEN BIẾN THÀNH LÁ KHÔ
Kdii cô trở lại phòng xử án, mặt tái mét, bước khập khiễng,
tiếng rào rào khoan khoái của đám đông nổi lên đón tiếp cô. về phía công chúng,
đó là nỗi thỏa mãn hết phải chờ đợi như người ta cảm thấy ở rạp hát, sau lần
nghi giải lao cuối cùng của vở kịch, lúc màn kéo ỉên và hồi kết bắt đầu. về
phía quan tòa, đó là hy vọng sắp được ăn tối. Cả con dê con cũng kêu be be mừng
rỡ. Nó định chạy lại với cô chủ nhưng đã bị buộc vào ghế.
Trời tối hẳn. Đèn không được thắp thêm, chiếu sáng ít ỏi đến
nỗi không nhìn thấy tưdng gian phòng. Bóng tối phủ lên mọi đồ vật một làn
sương. Chỉ còn lấp ló dăm khuôn mặt ác cảm của quan tòa. Trước mặt, ở cuối gian
phòng dài, họ có thể thấy một điểm trắng mơ hồ nổi bật trên nền tối sẫm. Đó là
phạm nhân.
Cô gái lê bưóc đến chỗ ngồi, Sau khi bệ vệ tới chỗ mình,
Sácmôluy ngồi xuống, rồi đứng lên, và nói, không lộ vẻ quá kiêu ngạo vì đã
thành công:
- Phạm nhân đã thú nhận hết tội.
- Cô gái Bôhêmiêng, - chánh án nói tiếp, - cô đã thú nhận mọi
hành vi phủ thủy và sát hại Phêbuýt Đd Satôpe phải không?
Lòng dạ cô gái đau thắt. Chỉ nghe tiếng cô nức nở trong bóng
tối. Cô khẽ đáp:
- Các ông muốn gì cững được hết, nhưng hãy mau mau giết tôi
đi!
- Ngài biện lý hoàng gia thuộc giáo hội pháp viện, - chánh án
nói, - tòa sẵn sàng nghe ngài buộc tội.
Thày Sacmôluy trưng ra cuốn sổ ghê rợn rồi vung tay làm điệu
và uốn giọng quá đáng trong phán xử, để đọc cáo trạng bằng tiếng Latinh, mả mọi
chứng cớ kết án đều xây dựng trên các câu văn hoa kiểu Xixơrông kèm theo các
trích dẫn của Plôlơ, tác giả hài kịch ưa thích của ông. Chúng tôi rất tiếc
không thể cống hiến bạn đọc áng văn siêu việt đó. Nhà hùng biện tuyên đọc với bộ
điệu tuyệt diệu. Chưa xong phần mở đầu, trán ông đã đẫm mồ hôi và mắt ông đã lồi
ra khỏi đầu. Đột nhiên, đúng giữa một đoạn văn, ông ngừng bặt và con mắt, lúc
thường vốn khá hiền lành, thậm chí còn hơi ngu ngốc nữa, bỗng sáng lóe. ông
thét lên (lần này bằng tiếng Pháp, vì câu nói không được ghi trong sổ):
- Thưa quý tòa, quỷ Xatăng đã dính dáng chặt chẽ vào vụ này
vì chính nó đang theo dõi phiên xử và làm trò khỉ để nhại lại quý tòa. Xem kìa!
Vừa nói ông vừa giơ tay chỉ con dê con, nó thấy Sáemôluy hoa
chân múa tay, lại tưởng cũng cần làm như vậy mới thích hợp, bèn ngồi thẳng lên,
dủng hai chân trước và cái đầu râu xồm, cố gắng bắt chước điệu bộ bi tráng của
ngài biện lý hoàng gia giáo hội pháp viện. Nếu ta còn nhớ, đó là một trong những
tài khéo léo đáng yêu nhất của nó. Sự việc nầy, cái chứng cớ cuối cùng, tác động
rất mạnh. Họ liền trói chân con dê và viên biện lý hoàng gia tiếp tục trổ tài
hùng biện.
Bài văn rất dầi, nhưng kết luận thì tuyệt diệu. Sau đây là
câu cuối; cần thêm vào đó cái giọng khàn khàn và cử chỉ hổn hển của thày
Sácmôluy.
- Indeo, Domni, coram stryga demostrala, crimine patente,
intentione criminis existent’e, in nomine sanctae ecctesiae - Nostrae Dominae
Parissiensis, quae est in saisina habendi omni modam aìtam et bassam jus titiam
illa hac intemrrata, Civitatis insula, tenore praesentinum decỉaramus nos
requirere, primo, alquandam pecuniariam indemita tem; secundo, amendationem,
honorabilem antepor
- talium maximum Nostrae - Dominae, eccỉesiae cathedralis;
tertio, sententiam in virtute cujus ista stryga cum sua cepelỉa, seu in trivio
juxta pointam jardini regalis, executatae sintr .
Ông đội lại mũ rồi ngồi xuống, Gringoa chán ngán thở dài:
- Eheu! Bassa latinitasf[101]'
Một người mặc áo dài thâm đứng dậy cạnh phạm nhân. Đó là luật
sư của bị cáo. Các thẩm phán, đang đói, liền xì xào. Chánh án bảo:
- Luật sư, xin ông nói ngắn.
- Thưa quan chánh án, - luật sư đáp, - vì bị cáo đã thú tội,
tôi chỉ còn một câu để thưa trước quý tòa. Đây là đoạn văn trong bộ luật
Phơrăng xaliêng: "Neu một con ma cà rồng ăn thịt một người, và có chứng cớ
rõ ràng, nó sẽ phải phạt bồi thường tám ngàn đơniê, tức hai trăm đồng xu vàng”.
Xin quý tòa rủ lòng thương phạt vạ khách hàng của tôi như vậy.
- Điều luật đó bị hủy bỏ rồi, - quan tham tụng đặc biệt hoàng
gia nói.
- Negoa>, - luật sư cãi lạiể
- Xin tòa biểu quyết! - Một cố vấn nói; - tội trạng đã rõ
ràng, và lại củng khuya rồi.
Tòa nghị án nhưng không rời phòng xử. Các thẩm phán phát biểu
bằng mủ, họ đang vội. Mọi người thấy những cái đầu đội mũ lần lượt từng người bỏ
mũ xuống trong bóng tối, trưóc câu hỏi rùng rợn của quan chánh án khẽ hỏi họ.
Cô phạm nhân khốn khổ có vẻ đang nhìn họ, nhưng con mắt mờ đục đâu còn thấy gì.
Rồi viên lục sự bắt đẩu viết, sau đó, hắn đưa cho chánh án tờ
giấy da dê dài.
Lúc ấy, cô gái tội nghiệp nghe thấy công chúng chuyển động,
giáo mác va chạm nhau và một giọng nói lạnh lùng cất lên:
- Cô gái Bôhêmiêng, vào một ngày còn tủy ý đức hoàng thượng định
đoạt, lúc giữa trưa, cô sẽ được chở bằng xe bò, mặc áo lót, đi chân không, cổ
đeo thừng, tới trước cổng lớn nhả thờ Đức bà và cô sẽ chuộc tội ở đó, tay cầm
cây đuốc bằng sáp nặng hai cân, rồi từ đó, sẽ được dẫn tới quảng trường Grevơ,
tại đây cô sẽ được treo cổ và tắc thở trên đài xử giảo của đô thành; còn con dê
cùng chịu tội như vậy; cô còn phải bồi thường cho giáo hội pháp viện ba đồng tiền
sư tử vàng, để chuộc những tội cô đã phạm và thú nhận, các tội phủ thủy, ma thuật
và sát nhân đối với cá nhân ông Phêbuýt Đờ Satôpe. Cầu Chúa cứu vớt linh hồn
cô!
- Ôi! Thật là một giấc mơ! - Cô gái thầm nói, rồi cảm thấy
các bàn tay thô bạo lôi mình đi.
IV. LASCIATE OGNI SPERANZA[102]
Vảo thời trung cổ, khi một tòa kiến trúc được hoàn tất, phần
xây dưới mặt đất cũng gần bằng phần ở trên. Trừ phi được xây trên cọc móng như
nhà thờ Đức bả, còn một dinh thự, một pháo đài, một nhà thờ bao giờ cũng có tầng
hầm. Trong nhà thờ, Ĩ1Ó giống một nhà thờ khác dưới mặt đất, thấp tối, bí hiểm,
mù và câm, ở bên dưới tòa chính điện, mà phía trên đang tràn đầy ánh sáng và
vang động tiếng đại phong cầm, tiếng chuông suốt ngày đêm; đôi khi nó còn làm
nhà mồ. Trong dinh thự, pháo đài, đó là nhà tủ, đôi lúc cũng là nhà mồ, đôi khi
kiêm cả hai. Các gian hầm hùng vĩ đó, mà chúng tôi từng giới thiệu kiểu cách
thiết lập và duy trì, không phải chỉ có nền móng, thực ra còn có gốc rễ mọc tua
tủa dưới đất thảnh những phòng, hành lang, cầu thang, hệt như kiến trúc bên
trên. Do đó, nhà thờ, dinh thự, pháo đài đều chôn nửa mình dưới đất. Các tầng hầm
dinh thự là một dinh thự khác mà ta đi xuống chứ không đi lên, nó xây tầng gác
ngầm ở dưới cái đống chất chồng các tầng gác ló ra bên trên tòa nhà, như rừng
núi lồng bóng trong nước hồ phản chiếu các rừng núi trên bờ.
Ở pháo đài Xanh Ăngtoan, ở Tòa pháp đình Paris, ở điện Luvrơ,
các tòa hầm ngầm dùng làm ngục thất. Các tầng gác nhà tù này, càng xuống sâu dưới
đất, càng thu hẹp và tối tăm hơn. Cũng là những khu vực mả sắc thái kinh hoàng
càng phơi bầy rõ hơn. Đantê cũng không tìm được chỗ nào tốt hơn để miêu tả địa
ngục. Các đường hầm hình phễu có phòng giam thường dẫn tới chỗ cụt trũng thấp
như đáy chảo, mà Đantê đã nhốt Xatăng, mà xã hội đang giam kẻ tử tù. Một khi kiếp
sống khốn nạn bị chôn vùi ở đây, xin vĩnh biệt ánh sáng, không khí, cuộc đời,
ogni speranza. Con người chỉ ra khỏi đó để đến đải treo cổ hoặc giàn hỏa thiêu.
Đôi khi hắn mục nát tại chỗ. Công lý nhân loại gọi đó là bỏ quên. Giữa mọi người
và hắn, kẻ tử tù cảm thấy đè nặng trên đầu cả một đống đá xây cùng cai ngục,
còn toàn thể nhà giam, tòa pháo đài đồ sộ, chỉ là cái khóa lớn phức tạp khóa chặt
hắn ngăn cách với cuộc đòi sinh động bên ngoài.
Có lẽ vì lo sợ xảy ra vượt ngục, Exmêranđa bị kết án treo cổ,
được đem giam ở một loại đáy chảo này, dưới các hầm bỏ quên được đào từ thời
Xanh
Luy, nơi âm ngục ở viện Tuốcnen, với Tòa pháp đình đồ sộ đè
trên đầu. Tội nghiệp con ruồi chẳng sao lay chuyển nổi dù chỉ một hòn đá xây!
Tất nhiên, cả mệnh trời lẫn xã hội đều bất công như nhau, một
sự xa xỉ như vậy về đau khổ và nhục hình không cần thiết phải có để đè bẹp một
cô gái mảnh dẻ.
Cô ở đó, chìm nghỉm trong tối đen, bị chôn vùi, vây kín. Ai từng
thấy cô cười vui và nhảy múa dưới nắng, ắt phải rùng mình khi thấy cô ở trong tình
cảnh nảy. Giá lạnh như đêm tối, giá lạnh như thây ma, tóc không còn gợn hơi
gió, tai không còn vẳng tiếng người, mắt không còn bừng tia nắng, cô gục xuống
rã rời, trĩu nặng xích xiềng, ngồi xổm bên vò nước và miếng bánh mì, trên mớ
rơm, giữa vũng nước từ kẽ đá rỉ ra đọng dưới chân, cô bất động tựa hồ hết thở,
cô không còn biết gì đau đớn nữa. Phêbuýt, ánh nắng, buổi trưa, khoảng rộng
ngoài trời, phố xá Paris, điệu múa được hoan hô, lời líu lo âu yếm với viên sĩ
quan, rồi linh mục, mụ chủ chứa, con dao găm, vũng máu, cực hình, đài treo cổ,
mọi cái đó vẫn lướt trong tâm trí cô, lúc như ảo ảnh vui tươi và chói lọi, khi
thành ác mộng quái dị; nhưng đó chỉ còn là vật lộn hãi hùng và mơ hồ đang mất
tăm trong bóng tối, hoặc điệu nhạc xa vời đang dạo ở mặt đất trên kia, mà không
còn nghe thấy ở dưới sâu này, nơi cô gái khốn khổ rơi xuống.
Từ khi ở đó, cô không thức, không ngủ. Trong cơn hoạn nạn, giữa
nhà giam, cô không phân biệt nổi thức và ngủ, thực và mộng, cũng như ngày vầ
đêm. Mọi cái đó xáo trộn, tan vỡ, vật vờ, lan tràn hỗn loạn trong tâm trí. Cô
không cảm giác, không hay biết, không suy nghĩ nữa. Có chăng chỉ là vơ vẩn mông
lung. Chưa bao giờ một người sống lại đi sâu vào cõi hư vô đến thế.
BỊ tê dại, lạnh giá, cứng đơ như vậy, chi đôi ba lần cô gái
thoáng nghe thấy tiếng một lỗ hổng mở ra đâu đó phía trên, cũng chẳng để lọt
tia sáng, và từ đó một bàn tay ném xuống cho cô mẩu bánh mì đen. Tuy nhiên, đó
là liên lạc duy nhất còn lại giữa cô với loài người, sự thăm viếng định kỳ ấy của
người coi ngục.
Chỉ còn điều duy nhất bất giác còn làm bận đến tai cô: trên đầu,
ẩm ướt rỉ qua kẽ đá mốc meo của vòm trần và từng giọt nước đều rơi xuống. Cô ngẩn
ngơ lắng nghe tiếng giọt nước rỏ xuống vũng nước ngay cạnh.
Giọt nước rỏ xuống vũng nước, đó là chuyển động duy nhất còn
khuấy động quanh cô, chiếc đông hồ duy nhất đo thời gian, tiếng động duy nhất lọt
trong tất cả tiếng động có trên mặt đât.
Nói đến cùng, trong vũng lầy lội tăm tối, đôi lúc cô củng cảm
thấy cái gì đó lành lạnh lướt qua bản chân hoặc cánh tay và cô rùng mình.
Cô cũng không biết mình ở đây đã bao lâu. Cô chỉ nhớ một bản
án tử hình ở đâu đó đã kết tội ai đó, rồi cô, chính cô bị dẫn đi và tỉnh lại
trong đêm tối, trong im lặng, toàn thân giá lạnh. Cô chống tay bò đi, các còng
sắt liền khía vào cổ chân và xích kêu loảng xoảng. Cô chợt nhận ra bốn bề đều
tường đá, dưới chân là sàn gạch sũng nước và một bó rơm. Nhưng chẳng có đèn
đóm, lỗ ,thông hơi gì cả. Cô liền ngồi lên bó rơm và thỉnh thoảng để đổi thế ngồi,
cô tới bậc cuối của cầu thang đá vốn có trong nhà ngục. Có lúc cô định đếm những
phút giây đen tối điểm theo giọt nước, nhưng rồi công việc buồn tẻ đó của bộ
não đau ốm tự đứt quãng trong đầu và bỏ mặc cô trong nỗi bảng hoàng.
Rồi tới một ngày hoặc một đêm (vì dưới đáy mồ này, giữa trưa
và nửa đêm đều củng một màu sắc) cô nghe thấy trên đầu tiếng động mạnh hơn thường
lệ, khi gã coi ngục mang bánh mì và vò nước tới. Cô ngẩng đầu và thấy tia sáng ửng
đỏ chiếu qua khe chiếc cửa hoặc thứ nắp trổ trong vòm trần ngục tối. Đồng thời
then sắt nặng nề kêu rít, nắp cửa nghiến ken két trên bản lề gỉ và mở ra, rồi
cô gái trông thấy cái đèn, bản tay và nửa thân của hai người, cửa thấp quá nên
không thấy được đầu họ. Ánh đèn sáng chói làm cô phải nhắm mắt.
Lúc cô mở mắt, cửa đã khép lại, chiếc đèn đặt trên bậc cầu
thang, một người đàn ông trơ trọi đứng trước mặt. Chiếc áo thâm trùm đầu phủ
kin từ đầu tới chân, chiếc áo giáo sinh cùng màu che nôt mặt hắn. Không nhận ra
tí gì ở con người nảy, cả khuôn mặt lẫn bản tay. Đây là tấm vải liệm đen dải
đang đứng sững, bên trong tựa hồ có gì đang cựa quậy. Cô chăm chú nhìn bóng ma
một lát. Lúc đó, cả hai không nói gì. Tưởng như hai pho tượng đối mặt nhau. Chỉ
có hai vật như còn sống trong hầm: bấc đèn nổ lép bép vì không khí ẩm ướt và giọt
nước trên vòm ngắt quãng tiếng lép bép rời rạc bằng tiếng lộp bộp đều đều và
khiến ánh đèn rung động thành vòng đồng tâm trên vũng nước nhờn sánh.
Sau cùng, cô gái tù phá tan im lặng:
- Ồng là ai?
- Một linh mục.
Cái tên gọi cùng giọng điệu lời nói làm cô giật mình. Linh mục
nói tiếp, dằn từng tiếng khàn khân:
- Cô sẵn sàng chưa?
- Để làm gì?
- Để chết.
- 0! Đã sắp sửa chưa? - Cô hỏi.
- Ngày mai.
Đầu cô vừa vui sướng ngẩng hẳn lên, lại gục xuống trước ngực.
Cô thầm nói:
- Như vậy vẫn còn lâu! Sao không là hôm nay, họ còn đợi gì nữa
cơ chứ?
- Thế ra cô đau khổ lắm ư? - Linh mục nín lặng một lát rồi hỏi.
- Tôi lạnh lắm, - cô đáp.
Cô đưa tay nắm lấy bàn chân, cử chỉ quen thuộc của kẻ khốn khổ
đang bị lạnh, mà ta đã thấy bà tu kín ở tháp Rôlăng từng làm, và răng cô đánh lập
cập.
Trong mủ trùm đầu, linh mục như đang đưa mắt quan sát phòng
giam.
- Không ánh sáng! Không lửa sưởi! Không nước uống! Thật khủng
khiếp!
- Vâng, - cô đáp, vẻ ngơ ngác do tai họa sinh ra. - Ánh mặt
tròi là của mọi người. Tại sao lại chỉ dành cho tôi có ban đêm?
- Cô có biết, - linh mục lại nín lặng một lát rồi hỏi, tại
sao cô ở đây không?
- Hình như trước đây tôi có biết, - cô nói, đưạ ngón tay gầy
xoa lông mày như để lục lại trí nhớ,
- nhưng nay tôi không biết nữa.
Đột nhiên cô òa khóc như đứa trẻ:
- Thưa ông, tôi muốn ra khỏi đây. Tôi rét, tôi sợ, lại có những
con vật cứ leo lên khắp người.
- Nếu vậy, hãy theo tôi.
Linh mục nói, rồi cầm cánh tay cô. Cô gái khốn khổ đã lạnh
cóng thấu xương, bàn tay đó còn làm cô có cảm giác lạnh hơn.
- Ôi! - Cô thầm kêu lên, - đây bản tay lạnh giá của tử thần.
- Ông là ai vậy?
Linh mục bỏ mũ trùm đầu. Cô gái nhìn. Đó chính là bộ mặt rùng
rợn lâu nay vẫn theo đuổi cô, cái đầu quỷ dữ cô thấy xuất hiện ở nhá mụ
Phaluốcđen bên trên cái đầu yêu quý của chàng Phêbuýt, con mắt
cô thấy lần cuối lóe sáng cạnh lưỡi dao găm.
Sự xuất hiện này, bao giờ cũng oan nghiệt đối với cô, đẩy cô
hết tai họa này sang tai họa khác, tới tận tử hình, làm cô bừng tỉnh khỏi cơn
tê dại. Tưởng như tấm màn phủ dầy đặc tâm trí bỗng rách toang. Mọi chi tiết của
cuộc phiêu lưu bi thảm, từ cảnh ban đêm ở nhả mụ Phaluốcđen tới vụ kết án cô ở
viện Tuốcnen, chúng đồng thời trở lại trong trí óc, không phải mơ hồ và hỗn độn
như bấy lâu nay, mà rõ ràng, mới mẻ, rành mạch, bồi hồi, ghê gớm. Bộ mặt u ám
đang đứng trước mặt làm cô sực nhó mọi ký ức đã gan lãng quên và hầu như lu md
vì quá nhiều đau khổ, tựa ngọn lửa kề gần làm hiện lên rõ nét trên giấy trắng
các vần chữ vô hình viết bằng thứ mực bí mật. Cô tưởng như mọi vết thương lòng
đều cùng lúc toác ra và chảy máu. Cô thét lên, hai tay che mắt, toàn thân run rẩy:
- Ôi chao! Lão linh mục!
Rồi cô buông thõng hai cánh tay chán nản, vẫn ngồi nguyên đó,
đầu cúi gục, mắt nhìn xuống đất, câm lặng, người cứ tiếp tục run lên.
Linh mục nhìn cô bằng con mắt diều hâu, từ lâu nó lượn tròn
trên tít trời cao quanh con sơn ca tội nghiệp đang núp trong đám lúa, từ lâu nó
lẳng lặng thu hẹp vòng bay khủng khiếp, rồi đột nhiên nhào xuống con mồi như
tia chớp và quắp nó lủng lẳng trong móng nhọn. Cô khẽ kêu lên:
- Hãy giết ngay, giết quách tôi đi cho xong!
Rồi cô khiếp sợ rụt cổ như con cừu non đợi chiếc
búa gã đồ tể bổ xuống. Mãi sau linh mục mới hỏi:
- Cô ghê sợ tôi đến thế kia ư?
Cô không trả lời. Ông nhắc lại:
- Có phải tôi làm cô ghê sợ không?
Môi cô mím lại như mỉm cười, cô đáp:
- Phải, tên đao phủ đùa giỡn kẻ tử tủ. Hàng tháng nay hắn
theo đuổi ta, hắn đe dọa ta, hắn làm ta kinh sợ! Lạy Chúa, nếu không có hắn, ta
đã sung sướng biết bao! Chính hắn xô ta rơi xuống vực thẳm này! Trời ơi, chính
hắn đã giết... Chính hắn đã giết chảng Phêbuýt của ta!
Tới đây, cô khóc òa và ngước mắt nhìn linh mục:
- Ôi! Quân khốn nạn! Ngươi là ai? Ta có làm gì ngươi đâu? Sao
ngươi lại thù ghét ta đến như vậy? Chao ôi! Ngươi thủ ghét ta vì tội gì?
- Tôi yêu em! - Linh mục kêu lên.
Nước mắt cô đột nhiên ngừng chảy. Cô nhìn ông bằng cặp mắt ngớ
ngẩn. Còn ông quỳ xuống và con mắt nhìn cô như bốc lửa. Ông lại kêu lên:
- Em nghe thấy chưa, tôi yêu em.
- Yêu gì mả lạ vậy! - Cô gái tội nghiệp run rẩy thốt lên.
- Tình yêu của kẻ bị đọa đày, - linh mục nói tiếp.
Cả hai nín lặng giây lát, bải hoải vì nghẹn ngào xúc động,
ông ta như cuồng dại, cô gái ngơ ngác. Lát sau linh mục trở lại bình tĩnh lạ
thường, nói:
- Nghe đây, em sẽ được biết rõ hết. Tôi sẽ nói cho em hiểu
cái điều đến nay tôi cũng chưa dám tự thú với mình, khi tôi dè dặt tự vấn lương
tâm, vào giờ phút khuya khoắt nửa đêm tràn đầy bóng tối, tựa hồ Chúa cũng chẳng
nhìn thấy ta nữa. Em nghe đây. Cô em ạ, trước khi gặp em, tôi sống sung sướng...
- Tôi cũng vậy! - Cô gái khẽ thở dài.
- Đừng ngắt lời ta. - Phải, ta sống sung sướng, hoặc ít nhất,
ta cũng tưởng như vậy. Ta sống trong sạch tâm hồn tràn đầy ánh sáng tinh khiết.
Không có cái đầu nào ngẩng cao kiêu hãnh và vui sướng hơn ta. Các linh mục tới
học hỏi ta về sự thanh khiết, các học giả hỏi ta về học thuyết. Phải, kiến thức
là tất cả đối với ta. Nó như cô em gái và ta chỉ cần một cô em gái là đủ. Nhưng
cùng với tuổi tác không phải các ý tưởng khác không đến với ta. Hơn một lần,
xác thịt ta xúc động khi có bóng dáng đàn bà đi qua. Sức mạnh của tình dục và
máu huyết đàn ông mà từ thời thiếu niên khờ dại, ta tưởng bóp nghẹt đến trọn đời,
ta đã nhiều lần lay chuyển day dứt sợi xích của những lời tâm nguyện sắt thép
nó trói chặt ta, một kẻ khốn nạn, vào bệ đá lạnh lẽo bần thờ. Nhưng ăn chay cầu
nguyện, học hành, phép hành xác nơi tu viện khiến linh hồn trở lại làm chủ thể
xác, Rồi ta lảng tránh đàn bâ. Hơn nửa, ta chỉ cần mỏ cuốn sách, mọi làn khói
trong đầu óc liền tiêu tan trước vẻ huy hoâng của khoa học. Chỉ vải phút, ta đã
thấy lủi xa mọi điều ô trọc nơi trần thế và ta liền trở lại bình tĩnh, sáng
láng, thanh thản, trước hảo quang thanh tịnh của chân lý vĩnh hằng. Chừng nào
ma quỷ chỉ gửi tới tấn công ta bằng các bóng dáng đản bà mơ hồ, chỉ thấp thoáng
qua lại trước mắt ta, trong nhà thờ, ngoài đường phố, trên đồng cỏ và thỉnh thoảng
mới trở lại trong giấc mơ, ta vẫn chiến thắng dễ dàng. Chao ôi! Neu ta không
duy trì được chiến thắng, lỗi do nơi Chúa đã không ban cho con người và ma quỷ
sức lực ngang nhau. - Hãy nghe ta kể một hôm...
Tới đây linh mục ngừng lại và kẻ tử tủ nghe thấy tiếng thở
dài thoát ra khỏi lồng ngực ông thảnh tiếng kêu rên, nức nở. Ông nói tiếp:
- ... Một hôm, ta đứng tựa cửa sổ trong phòng...
- Lúc đó, ta đang đọc cuốn sách gì nhỉ? Ô! Đầu óc ta rối mù hết
cả rồi. - Ta đang đọc. Cửa sổ trông xuống quảng trường. Ta nghe có tiếng trống
và âm nhạc. Bực mình vì bị quấy rối đang lúc mộng tưởng, ta nhìn xuống quảng
trường. Điều ta trông thấy, mọi người khác đều trông thấy, nhưng đó lại không
phải cảnh tượng dành cho con mắt trần tục. Dưới kia, giữa lòng đường - lúc đó
đang giữa trưa - ánh nắng chói chang, - một cô gái đang nhảy múa. Cô gái xinh đẹp
đến mức Chúa cũng phải ưa thích hơn
Đức mẹ và sẽ chọn làm mẹ và còn muốn được cô ta sinh ra nếu
cô ta xuất hiện trước khi Chúa làm người! Mắt cô ta đen láy và sáng long lanh,
giữa mái tóc huyền vài sợi hoe vàng dưới nắng chiếu trông như kim tuyến. Đôi
chân biến mất trong nhịp múa như nan hoa chiếc bánh xe quay nhanh. Trên bím tóc
đen cuốn quanh đầu, những kẹp kim khí lấp lánh dưới nắng, tạo thảnh vòng tinh
tú trên trán. Tấm áo dài điểm những mảnh lấp lánh xanh lơ và dát ngàn chấm sáng
như đêm hè. Đôi cánh tay mềm dẻo, nâu giòn, khoanh lại, rồi duỗi ra quanh thân
mình như hai dải lụa. Vóc dáng cô ta đẹp lạ thường. Ôi! Khuôn mặt rực rỡ nổi
lên như gì đó chói ngời ngay giữa ánh sáng mặt trời... - Hỡi cô gái! Đó chính
là em. - Tôi sững sờ, say đắm, mê mẩn, để mặc mình cứ việc ngắm em. Tôi mải ngắm
em đến mức đột nhiên rùng mình run sợ, cảm thấy số phận đã bị định đoạt.
Linh mục nghẹn ngào, lại nín lặng giây lát. Rồi ông nói tiếp:
- Ta gần như u mê, nên cố bấu víu vào cái gì đó để khỏi rơi
xuống mãi. Ta sực nhớ tới cạm bẫy quỷ Xatăng giăng ra hại ta. Cô gái ở trước mắt
có sắc đẹp siêu phàm, chỉ đến từ thượng giới hoặc dưới âm phủ. Đây không phải
cô gái bình thường làm bằng chút bụi trần gian và soi sáng yếu ớt bên trong bởi
tia sáng leo lét của linh hồn đàn bà. Đó là một thiên thần! Nhưng của bóng tối,
của ngọn lửa, chứ không phải của ánh sáng. Đang nghĩ tới đó, ta thấy cạnh em có
con dê, con vật của dạ hội phủ thủy, đứng nhìn ta mà cười. Nắng trưa tạo nên cặp
sừng bốc lửa. Thế là ta thoáng nhìn ra cạm bẩy của quỷ sứ, ta tin chắc em tử địa
ngục tới và đinh ninh em tới để làm hại ta. Ta tin như vậy.
Tới đây, linh mục nhìn thẳng vào mặt kẻ tử tủ và lạnh lủng
nói tiếp:
- Gid đây ta vẫn còn tin như vậy. - Trong lúc đó sức mê hoặc
tác động dần dần, điệu múa của em quay cuồng trong đầu óc, ta cảm thấy bủa phép
bí ẩn đang tác quái trong người, tất cả Iihững gì phải thức tỉnh đều thiu ngủ
nơi linh hồn, và giống kẻ chết trong đống tuyết ta thích thú mặc cho giấc ngủ
đó len tới. Đột nhiên, em cất tiếng hát. Khốn nạn, ta còn biết làm cách nào nữa?
Tiếng hát của em còn quyến rũ hơn điệu múa. Ta muốn chạy trốn. Nhưng không nổi.
Ta bị đóng đinh, mọc rễ xuống đất. Tưởng như đá dưới sàn mọc lên tận đầu gối.
Ta phải đứng đó cho tới củng. Chân ta băng giá, đầu ta sôi sục. Sau củng, có lẽ
vì thương hại ta, em ngừng hát, rồi biến mất. Anh phản quang của hình ảnh rực rỡ
củng tiếng âm vang của khúc hát mê hồn dần dần mờ tan trong mắt, trong tai ta.
Thế là ta gục xuống góc tường cửa sổ, cứng đờ và yếu là hơn pho tượng lung lay.
Tiếng chuông lễ chiều lay tỉnh ta. Ta đứng lên, bỏ chạy, nhưng hỡi ôi! Trong ta
có gì đó sụp đổ không sao gượng dậy nổi, có gì đó ập tới ta không sao trốn
thoát.
Ông lại dửng một lát rồi nói tiếp:
- Phải, từ hôm đó, trong ta xuất hiện một con người ta vốn
không quen. Ta muốn dùng mọi phương thuốc, nào nhà tu, nhà thờ, công việc, sách
vở. Rõ hão huyền! Ôi! Khoa học thật trống rỗng khi ta tuyệt vọng vùi cái đầu đầy
ham mê vào đó! Cô em, liệu em có biết từ đó, ta luôn nhìn thấy gì giữa cuốn
sách của ta không? Chỉ có em, bóng dáng em, hình ảnh của hiển hiện sáng ngời một
hôm đã đi qua khoảng không gian trước mắt ta. Nhưng hình ảnh đó không còn màu sắc
cũ; nó âm u, bi ai, tối tăm như vòng đen ám ảnh mãi con mắt kẻ dại dột đã nhìn
thẳng vào mặt trời.
Không sao rũ bỏ được hình ảnh đó, luôn luôn nghe tiếng em âm
vang trong đầu óc, luôn luôn thấy chân em nhảy múa trên cuốn kinh thánh, đêm
đêm mơ thấy vóc dáng em trườn trên da thịt ta, ta thèm gặp lại em, sd mó em,
xem em là ai, thử coi lại em có thật giống với hình ảnh lý tưởng còn để lại
trong ta, có khi ta sẽ vỡ mộng trước thực tế chăng. Dủ sao ta cũng hi vọng một
cảm tưởng mới sẽ xóa bỏ cảm tưởng đầu tiên, cái cảm tưởng đầu tiên khiến ta
không chịu đựng nổi nữa. Ta tìm em. Rồi gặp lại em. Tai họa! Sau khi gặp em hai
lần, ta lại muốn gặp em nghìn lần, muốn gặp em mãi mãi. Thế là, - làm sao kìm
hãm nổi trên dốc địa ngục đó? - thế là ta không còn là ta nữa. Đầu kia sợi dây
mà quỷ sứ buộc vào đôi cánh của ta, nó đem buộc vào chân em. Ta trở nên bông
lông và lang thang như em. Ta đợi em dưới cổng nhà, ta rình em nơi góc phố, ta
theo dõi em trên tháp cao. Đêm đêm, ta trở về với ta, mê muội hơn, thất vọng
hơn, sa đọa hơn!
Ta vốn biết em là dân Ai Cập Bôhêmiêng, Digan, Dingara, còn
nghi ngd gì về ma thuật nữa? Em nghe đây. Ta hi vọng một vụ án sẽ trừ tà cho
ta. Một mụ phù thủy đã bỏ bùa mê cho Bruynô Đ’Axtơ, ông ta đưa mụ lên giàn hỏa
thiêu và đã khỏi bệnh. Ta biết chuyện đó. Ta cũng muốn thử môn thuốc đó. Thoạt
tiên, ta tìm cách cấm em tới sân nhà thờ Đức bà, hi vọng sẽ quên đi, nếu em
không trở ỉại. Nhưng em bất cần, em cứ đến. Rồi ta nảy ra ý định bắt cóc em. Ta
đã thử làm vảo một đêm. Bọn ta có hai người. Ta bắt giữ được em thì gã sĩ quan
khốn nạn kia chợt tới. Hắn giải thoát cho em. Thành ra hắn mở đầu nỗi bất hạnh
của em, của ta và của hắn. Cuối cùng, không còn biết làm gì và đi đến đâu, ta tố
cáo em trước giáo hội pháp viện.
Ta tưởng mình sẽ khỏi bệnh tương tư như Bruynô Đ’Axtơ. Ta củng
mơ hồ nghĩ vụ án gây nên sẽ làm em rơi vào tay ta, trong nhà ngục ta sẽ nắm giữ
em, chiếm đoạt em, ở đó em sẽ không thoát nổi tay ta, vì em đã nắm giữ ta từ
khá lâu nên giờ đến lượt ta nắm giữ lại em. Khi đã làm điều xấu, phải làm tới củng.
Có họa điên mới dừng lại nửa chừng trong công việc tàn ác. Ớ tận cùng tội lỗi
có những cơn điên vui sướng. Linh mục và cô phủ thủy có thể giao hoan đắm đuối
trên ổ rơm ngục tối!
Cho nên ta đã tố cáo em. Từ đó ta làm em khiếp sợ mỗi lần gặp
gỡ. Âm mưu ta tính toán làm hại em, băo tố ta chồng chất trên đầu em bộc lộ
thành đe dọa và sấm chớp. Tuy nhiên ta còn do dự. Mưu mô có những khía cạnh
kinh khủng làm ta chùn bước.
Có lẽ sẽ từ bỏ, có lẽ ý đồ ghê tởm đó sẽ khô cằn trong đầu
óc, không khai hoa đậu quả. Ta cứ tưởng vụ án tiếp diễn hoặc chấm dứt, bao giờ
cũng do ta quyết định. Nhưng mọi ý tưởng xấu xa đều ngoan cố và đều muốn trở
thành hành động; vầ ở nơi ta tưởng có uy quyền tuyệt đối, định mệnh còn mạnhr
hơn ta. Than ôi! Than ôi! Chính định mệnh bắt giữ em và quẳng em vào cơ cáu
kinh khủng của guông máy cho ta ám muội dựng lên! - Em nghe đây. Ta sắp tới đoạn
chót.
Một hôm, vào một ngày đẹp trời khác, ta thấy đi qua trước mặt
ta một người nhắc tới tên em và cười cợt, mắt y ánh lên dâm đãng. Ôi ma quỷ! Ta
liền đi theo hắn. Chuyện về sau thế nào, em đã biết.
Ông ngừng lời. Cô gái chỉ thốt lên một câu:
- Ôi Phêbuýt của em!
- Không. Không được nhắc tới cái tên đó. - Linh mục nói, hung
hãn nắm lấy cánh tay cô gái. - Ôi! Chúng ta chỉ là những kẻ khốn khổ, chính cái
tên đó đã làm hại chúng ta. Hoặc đúng hơn, cả hai ta tự làm hại lẫn nhau, do
trò chơi huyền bí của định mệnh! - Em đau đớn, phải không? Em lạnh ư, ban đêm
làm em mủ lòa, ngục tối vây bọc em, nhưng có lẽ em vẫn còn đôi chút ánh sáng
trong thâm tâm, dù đó chỉ là mối tình trẻ con đối với gã đàn ông rỗng tuếch
đang đùa giỡn trái tim em! Còn ta, ta mang ngục tối ngay trong lòng, bên trong
ta là mùa đông, băng giá, thất vọng, đêm tối ở trong linh hồn. Em có hiểu ta
đau khổ tới mức nào không? Ta đã tham dự vụ xử án em. Ta ngồi trên hàng ghế
giáo hội pháp viện. Phải, dưới mũ nhọn linh mục, đã có những quằn quại của kẻ bị
đày địa ngục. Ta ngồi đó, khi họ dẫn em tới; ta ngồi đó, khi họ tra hỏi em. -
Đúng là hang chó sói! - Đó chính là tội ác của ta, đài treo cổ ta mà ta thấy nó
đang từ từ dựng trên trán em. Trước mỗi nhân chứng, mỗi chứng cớ, mỗi lời biện
hộ, ta đều ngồi đó, ta có thể đếm tửng bước chân em trên con đường đau khổ; ta
cũng có mặt ở đó khi con vật hung ác kia... - ôi! Ta không ngờ lại xảy ra nhục
hình! - Em nghe đây. Ta đi theo em vào gian phòng tra tấn. Ta trông thấy bàn
tay bỉ ổi gã khảo đả lột trần và vầy vọc em. Ta thấy bàn chân em, bàn chân ta
muốn đánh đổi cả một đế quốc để đặt cái hôn duy nhất lên rồi chết luôn, bàn
chân ta rất khoan khoái được nó xéo lên đầu, ta thấy bàn chân bị kẹp chặt trong
chiếc kẹp chân khủng khiếp, có thể biến chân người sống thành đống bùn đẫm máu.
Ôi, khốn nạn! Khi nhìn thấy cảnh đó, ta đã dùng dao găm giấu trong áo lót cứa
nát ngực ta, nghe tiếng em thét lên, ta đâm dao lún thịt; nghe tiếng thét thứ
hai, dao đã ngập vảo tim! Em nhìn xem. Hình như nó vẫn còn rớm máu.
Ông cởi áo chủng. Quả nhiên ngực ông như bị vuốt cọp cào nát
và bên sườn còn vết thương khá rộng chưa hàn miệng.
Cô gái từ từ khiếp hãi lủi lại.
- Ôi! Hỡi cô gái, hãy thương ta! - Linh mục nói.
- Em tưởng em đau khổ, chao ôi! Chao ôi! Em đâu biết thế nào
là đau khổ. Ôi! Yêu một người đàn bà! Làm linh mục! Bị thù ghét! Yêu người đó với
tất cả tấm lòng cuồng nhiệt, sẵn sàng trả giá mỗi nụ cười người yêu bằng máu
huyết, gan ruột, thanh danh, vận mệnh của mình, bằng bất tử và vĩnh cửu, bằng
cuộc đời này và cuộc đời thế giới bên kia, tiếc mình chẳng phải vua chúa, thiên
tài, hoàng đế, thiên sứ, thần linh, để được hiến dâng dưới chân người yêu một kẻ
nô lệ mang tầm cỡ vĩ đại hơn; ngày đêm ôm ấp nàng bằng mơ mộng và ý tưởng, để rồi
thấy nàng yêu mê một bộ nhung phục quân nhân! Còn mình chỉ dâng tặng chiếc áo
chùng linh mục bẩn thỉu mà nàng sợ hãi và ghê tởm! Có mặt ở đó, đầy lòng ghen
tuông và căm giận, trong khi nàng ban phát rộng rãi cho tên khốn nạn kiêu căng
ngu dại hàng kho báu tình yêu và sắc đẹp. Trông thấy tấm thân mà vóc dáng đốt
cháy tâm can mình, cặp vú dịu ấm biết bao, da thịt run rẩy và đỏ bừng dưới chùm
hôn kẻ khác! Trời ơi! Yêu bản chân, cánh tay, bờ vai nàng, nghĩ tới làn gân
xanh, nước da nâu của nàng, đến mức suốt bao đêm dài phải quằn quại trên sàn đá
lát của trai phòng, rồi thấy mọi vuốt ve từng mơ tưởng dành cho nàng đã kết
thúc bằng cực hình tra tấn. Cuối cùng chỉ đạt tới bắt nàng nằm trên giường da!
Ôi! Đó chính cái kìm thực sự nung đỏ trong lửa địa ngục! Ôi! Sung sướng thay kẻ
bị cưa xác giữa hai tấm ván, kẻ bị bốn ngựa phai^h thây! - Liệu em có hiểu nổi
thế nào là cực hình nó hành hạ ta suốt những đêm dài, làm' mạch máu sôi lên,
trái tim nứt rạn, cái đầu vỡ tung, hàm răng cắn nát bàn tay; thế nào là kẻ khảo
đả ác liệt nó không ngừng quay ta, như trên bếp lò đỏ rực, bằng tư tưởng yêu
đương, ghen tuông và thất vọng! Cô em ơi, hãy thương ta! Hãy để ta tạm yên giây
lát! Hãy phủ trút tro tản lên đống than hồng này! Ta van em, hãy chùi mồ hôi
đang chảy đầm đìa từng lớp trên trán ta! Em ơi! Hãy hành hạ ta một tay, còn tay
kia vuốt ve ta. Cô em ơi! Hãy thương ta, rủ lọng thương ta!
Linh mục lăn lộn trong vũng nước dưới sàn đá lát và đập đâu
vào góc cạnh bậc thềm đá. Cô gái nghe ông Ịiớl, nhìn ông trân trân. Khi ông đã
nín lặng, kiệt lực và hổn hển, cô thầm gọi:
- Ôi! Phêbuýt của em.
Linh mục quỳ gối lê tới cô gái, kêu lên:
- Tôi van em, nếu em còn lòng dạ, xin đừng xua đuổi tôi. Ôi!
Ta yêu em! Ta chỉ là một kẻ khốn khổ! Khi em nhắc đến cái tên đó, hỡi cô em khốn
kiếp, có khác nào em nhai nát mọi thớ tim ta! Hãy thương ta! Nếu em từ địa ngục
tới, ta sẽ cùng đến đó với em. Ta sẵn sàng làm mọi chuyện. Địa ngục nơi em ở là
thiên đường của ta, ngắm nhìn em còn tươi vui hơn ngắm nhìn Chúa! Ôi! Nói đi!
Em không thích ta ư? Ngày nào mà người đản bà xua đuổi một tình yêu như vậy, ta
tin rằng núi non sẽ lay chuyển. Ôi! Neu em bằng lòng!... Ôi! Đôi ta sẽ sung sướng
biết bao nhiêu! Chúng ta sẽ bỏ trốn, ta đưa em đi trốn, hai ta tới nơi nào đó,
hai ta tìm một nơi trên trái đất có ánh nắng, cỏ cây, trdi xanh nhiều nhất. Ta
sẽ yêu nhau, trộn linh hồn vào nhau và đôi ta sẽ không nguôi thèm khát nhau, để
rồi ỉuôn luôn củng nhau làm dịu bớt, bằng uống chén tình yêu không bao giờ vơi
cạn.
Cô gái cười lanh lảnh, ghê rợn, để ngắt lời:
- Trông kìa, cha ơi! Móng tay cha dính đầy máu!
Linh mục đứng lặng Hồi lâu như hóa đá, mắt
nhìn chằm chằm vảo bần tay. Sau cùng, ông nói, giọng dịu dàng
lạ thường:
- Thôi được, không sao! Em cứ việc làm nhục, chế giễu, hành hạ
tôi! Nhưng hãy đi, đi với tôi nhanh lên. Tôi nói để em biết là chỉ ngày mai
thôi. Em hiểu không, đài treo cổ ở quảng trường Grevơ lúc nào cũng sẵn sàng. Thật
kinh khủng, khi nhìn thấy em ngồi trên xe bò ra đi! Ối! Tôi van em! Chưa bao giờ
tôi yêu em say đắm bằng lúc này. - Ôi! Em hãy theo tôi. Tôi cứu được em rồi,
lúc đó em sẽ đủ thời giờ nghĩ tới chuyện yêu tôi. Neu em muốn, cứ việc tha hồ
mà ghét bỏ tôi. Nhưng hãy đi với tôi! Ngày mai! Ngài mai! Đó là đài treo cổ, tội
tử hình! Ôi! Em hãy trốn đi! Hãy nể lời tôi!
Ông nắm lấy cánh tay cô gái. ông hốt hoảng, ông muốn kéo cô
đi.
Cô đăm đăm nhìn ông:
- Phêbuýt của tôi gid đây ra sao?
- 0! - Linh mục nói, bỏ tay cô gái ra, - em tàn nhẫn quá!
- Phêbuýt bây giờ ra sao? - Cô lạnh lùng nhắc lại.
- Hắn chết rồi! - Linh mục quát lên.
- Chết rồi! Cô nói, vẫn lạnh lùng, bất động; - thế ông còn bảo
tôi sống để làm gì?
Ông không nghe cô gái nói, ông nói như tự nhủ với riêng mình:
- 0! Đúng thế, hắn chết thật rồi. Lưỡi dao đâm sâu quá. Có lẽ
ta đã đâm ngập mũi dao vào tận tim hắn. Ôi! Ta đã tống tới tận đầu mủi dao!
Cô gái vồ lấy ông như con hổ cái điên khùng, đẩy ông xuống bậc
cầu thang với sức mạnh phi thường:
- Cút đi, đồ quỷ dử! Cút đi, quân giết người! Đe yên cho ta
chết! Máu của hai chúng tao sẽ vạch trên trán mi một vết nhơ đdi đời không xóa
sạch! Lấy mi ư, linh mục, không bao giờ, không bao giờ! Không cách gì gắn bó nổi
ta với mi, ngay cả ở địa ngục! Cút đi, quân khốn kiếp! Không bao giờ!
Linh mục vấp loạng choạng ở cầu thang. Ông lặng lẽ gỡ vạt áo
vướng chân, cầm đèn, rồi thong thả leo tửng bậc dân tới khung cửa; ông mở cửa
và đi ra.
Bỗng cô gái lại thấy ông thò đầu xuống, vẻ mặt thật ghê sợ,
ông thét lên trong tiếng rên điên khùng và tuyệt vọng:
- Ta nói cho mà biết là hắn chết rồi!
Cô gái ngã sấp mặt xuống đất; và dưới ngục tối, không nghe thấy
tiếng gì khác ngoài tiếng giọt nước thở than làm vũng nước rung rinh trong bóng
tối.
V. NGƯỜI MẸ
*r ôi không tin trên đời này còn gì tươi vui hơn ý tưởng bừng
nở trong lòng bà mẹ khi nhìn thấy chiếc giày xinh xắn của con mình. Nhất đó là
chiếc giày dùng vào những ngày lễ, chủ nhật, hôm rửa tội, chiếc giày thêu sát tận
đế, chiếc giày đứa trẻ chưa hề xỏ chân đi bước nào. Chiếc giày thật hết sức
duyên dáng và xinh xẻo, đứa trẻ chưa thể xỏ vào bước đi, khiến bà mẹ trông thấy
giày tưởng nhìn thấy con. Bà mỉm cười với giày, bà hôn, bà nói chuyện với nó.
Bà tự hỏi một bàn chân lẽ nào lại bé bỏng đến thế; và dù đứa trẻ vắng mặt, chỉ
nhìn chiếc giày xinh đẹp, người mẹ thấy ngay trước mắt đứa bé hiền ngoan và yếu
ớt. Bà tưởng trông thấy con, bà thực sự trông thấy nó, trọn vẹn toàn thân, nó
hoạt động, vui chơi, với đôi bàn tay thon nhỏ, cái đầu trong, cặp môi tinh khiết,
đôi mắt bình thản lòng trắng xanh lơ. Nếu mùa đông, đứa trẻ ngồi đó, nó bò trên
thảm, nhẫn nại leo lên ghế đẩu và bà mẹ run sợ chỉ lo nó lại gần lò sưởi rực lửa.
Nếu mùa hè, nó chơi tha thẩn ngoài sân, trong vườn, bứt cỏ mọc giữa nền đá lát,
nó thơ ngây ngắm nhìn chó to, ngựa lớn, không hề sợ hãi, nó nghịch vỏ ốc, đóa
hoa và làm người coi phải kêu lên vì thấy có cát trong luống hoa vầ có đất trên
lối đi, tất cả đều cười vui, chói sáng, chơi nhởi ở chung quanh như chính đứa
trẻ, kể cả làn gió lẫn tia nắng cũng ganh nhau vui đùa trong mớ tóc phất phơ.
Chiếc giày nhắc nhở mọi điều đó với người mẹ và làm trái tim bà tan ra như sáp
hơ lửa.
Nhưng khi đứa trẻ mất rồi, trăm nghìn hình ảnh vui tươi, quyến
luyến, thương yêu đó, dồn dập xoay quanh chiếc giày xinh xắn, liền trở thành bấy
nhiêu điều khủng khiếp. Chiếc giày thêu xinh đẹp chỉ còn là một dụng cụ tra tấn
vĩnh viễn, nó nghiền nát trái tim bà mẹ. Cũng vẫn dây tơ lòng đó rung lên sâu
kín và nhạy cảm nhất; nhưng đáng lẽ là thiên thần nắn vuốt thì lại do quỷ sứ bật
gảy đường tơ.
Một sáng, vào lúc mặt trời tháng năm đang mọc trên nền trời
xanh thẩm, mà họa sĩ Gôrôphalô ưa vẽ thành bối cảnh cho các bức tranh tả Chúa
được hạ khỏi cây thập tự, bà tu kín ở tháp Rôlăng bỗng nghe thấy tiếng bánh xe,
vó ngựa và xích xiềng ngoài quảng trường Grevơ. Bà không thèm chú ý, quấn tóc bịt
tai để khỏi nghe thấy, rồi quỳ gối ngắm vật bất động suốt mười lăm năm nay bà vẫn
yêu quý. Như ta đã biết, chiếc giày xinh xắn là cả thế gian đôi với bả. Tư tưởng
bà bị giam hãm trong đó tới chết, nó mới chịu thoát ra. Tất cả lời nguyền rủa
chua cay, lời than vãn thảm thiết, lời cầu nguyện vầ thổn thức hưống lên trời,
về món đồ chơi đáng yêu bằng xa tanh hồng, chỉ có riêng căn hầm tối ở tháp
Rôlăng nghe thấy. Chưa bao giờ nỗi thất vọng lại tuôn ra nhiều như vậy trên một
đồ vật xinh xắn và duyên dáng đến như vậy.
Buổi sáng đó, nỗi khổ đau tựa hồ còn lộ ra mãnh liệt hơn thường
ngày, và ở bên ngoài, người ta nghe thấy rên rỉ một giọng nói to, đều đều, buồn
đến não lòng. Bả mẹ than:
- Ôi con ta! Con ta! Con gái bé bỏng thân yêu tội nghiệp của
ta! Thế là chẳng bao gid ta được nhìn thấy con nữa. Thế là hết! Bao giờ mẹ cũng
tưởng như chuyện mới xảy ra hôm qua! Lạy Chúa, lạy Chúa, thà đứng ban cho con,
để rồi lại lấy của con nhanh như vậy. Chúa há chẳng biết con cái gắn liền với bụng
mẹ, người mẹ mất con không còn tin ở Chúa nữa sao? Trời! Khốn nạn thân tôi, tại
sao bữa đó tôi lại ra khỏi nhả? - Lạy Chúa! Lạy Chúa! Lấy đi mất của con đứa
con như vậy hóa ra Chúa chưa hề nhìn thấy hai mẹ con chúng con sống với nhau,
lúc nó hết sức vui thích được con sưởi cho ở bên lò sưởi, lúc nó bú rồi nhoẻn
miệng cười, lúc con bế bổng nó để nó bước đôi bàn chân bé nhỏ lên ngực, lên môi
con? Ôi! Lạy Chúa, nếu Chúa nhìn thấy như vậy, hẳn Chúa đã cảm thương niềm vui
của con và không lấy đi tình yêu duy nhât còn lại trong con! Lạy Chúa, con đâu
phải kẻ khốn nạn đến mức Chúa chẳng thèm nhìn con trước khi kết tội? - Than ôi!
Than ôi! Chiếc giày còn đây; nhưng bàn chân đâu rồi? Con ta đâu rồi? Con ơi!
Con ơi! Họ đã làm gì con? Thượng đế, hãy trả con tôi. Lạy Chúa, mười lăm năm
ròng con trầy gối nguyện cầu, như vậy còn chưa đủ hay sao? Hãy trả con ta, dù một
ngày, một giờ, một phút, một phút thôi, hỡi Thượng đe! Rồi sau đó cứ việc đời đời
vứt ta cho quỷ sứ! 0! Neu biết ở đâu đang kéo lê tà áo Chúa, ta sẽ tới níu chặt
bằng hai tay và nhất định buộc Chúa phải trả lại con ta. Lạy Chúa, Chúa chẳng
thương xót gì chiếc giày bé bỏng xinh đẹp này sao? Sao Chúa nỡ đày đọa cực hình
một người mẹ khốn khổ suốt mười lăm năm ròng như vậy? Lạy Đức mẹ đồng trinh hằng
cứu rỗi! Lạy Đức mẹ hằng cứu rỗi trên đời! Đức Giêxu - hài đồng của con, họ đã
lấy mất, họ đánh cắp, họ ăn thịt nó trên bãi cỏ hoang, họ uống máu, nhai xương
nó! Lạy Đức mẹ đồng trinh hằng cứu rỗi, hãy cứu giúp con! Con ơi! Phải trả con
ta! Dù nó được lên thiên đường, ta đâu cần đến? Ta không mong nó làm thiên thần,
chỉ muốn nó là con ta! Ta là sư tử cái, ta cần sư tử con. -
Ôi! Ta sẽ quằn quại trên mặt đất, ta sẽ đập đầu đến nát đá, rồi
ta tự đày đọa, rồi ta nguyềh/rủa Chúa nếu Chúa cứ giữ con ta! Chúa chẳng thấy
hai cánh tay con xây xát hết rồi hay sao! Trời ơi! Lẽ nào Chúa lòng lành lại chẳng
biết xót thương? - ôi! Chỉ cân cho ta muối và bánh mì đen, miễn trả lại con ta
để nó sưởi ấm ta như mặt trời! Than ôi! Lạy Chúa tối cao, con chỉ là kẻ tội lỗi
xấu xa, nhưng con gái khiến con thành ngoan đạo. Vì yêu con mà con trở nên thánh
thiện; rồi con nhìn thấy Chúa qua nụ cười của nó như qua cửa mở trên trời. -
Ôi! Ước gì chỉ một lần, một lần nữa, một lần thôi, ta được xỏ chiếc giày này
vào bàn chân hồng hồng bé nhỏ xinh đẹp của nó, rồi ta chết, ôi Đức mẹ ơn phước,
ta chết với lời vinh danh Đức mẹ! - Chao ôi! Mười lăm năm! Giờ đây con ta lớn rồi!
- Tội nghiệp con ta! Sao, có thực ta sẽ không bao giò gặp lại nó, ngay cả trên
trời! Vì ta, ta sẽ chẳng được lên thiên đường! Ôi! Đau khổ biết bao! Thế mà chiếc
giày của nó vẫn còn đây, và tất cả cũng chỉ còn có the!
Bà mẹ khốn khổ vồ lấy chiếc giầy, niềm an ủi và nỗi thất vọng
của bà từ bao năm, lòng dạ tan nát bật thành tiếng nức nở như ngày đầu. Vì đối
với người mẹ mất con, ngày nào cũng là ngày đầu. Nỗi đau đó không già đi. Ao
tang cứ việc cũ mòn, phai bạc: trái tim vẫn đen màu tang tóc.
Vừa lúc đó, tiếng trẻ lanh lảnh tươi vui đi ngang qua căn buồng.
Mỗi lần trông thấy đám trẻ, người mẹ khốn khổ lại chạy vội vào xó tối nhất nhà
mồ, tưởng như bà tìm cách vùi đầu vào tường đá để khỏi nghe tiếng trẻ. Lần này,
trái lại, bà giật mình đứng dậy và thèm thuồng lắng nghe. Một đứa bé trai vừa
nói:
- Chả là hôm nay họ treo cổ một con Ai Cập.
Như con nhện ta thấy nó vụt nhảy bổ tới vồ
con ruồi lúc mạng nhện rung rinh, bà chạy vội tới cửa sổ
trông ra quảng trường Grevơ như ta từng biết. Quả nhiên, chiếc thang đã dựng cạnh
đài treo cổ thường xuyên ở đó, và người phu chôn cất đang buộc lại dây xích han
gỉ vì mưa. Chung quanh vài kẻ đứng xem.
Lũ trẻ cười đùa đã đi xa. Bả tu kín đưa mắt tìm một khách qua
đường để hỏi thêm. Mụ chợt trông thấy ngay cạnh buồng mình, một linh mục đang
giả tảng đọc kinh công cộng, nhưng kỳ thực mải chú ý tới đài treo cổ hơn mớ chữ
nghĩa rào lưới sắt mắt cáo, cái đài thỉnh thoảng ông lại liếc nhìn bằng con mắt
hằm hằm, u tối. Mụ nhận ra ông phó chủ giáo Giôdát, một con người thánh thiện.
Mụ hỏi:
- Thưa cha, họ sắp treo cổ ai đấy ạ?
Linh mục nhìn bà ta, không đáp; mụ hỏi lại, lúc đó ông mới
nói:
- Tôi không biết.
- Nghe đâu lũ trẻ bảo đó là một con Ai Cập, - bà tu kín nói.
- Có lẽ đúng thế, - linh mục đáp.
Mụ Pakét La Săngtơphlơri liền cất tiếng cười như lang sói.
Phó chủ giáo hỏi:
- Này dì phước, bà ghét bọn Ai Cập lắm à?
- Chỉ ghét thôi ư? - Mẹ tu kín thốt lên - bọn chúng là ma cà
rồng, là lũ mẹ mìn dỗ trẻ. Bọn chúng ăn thịt con của con, đứa con gái nhỏ, mụn
con duy nhất của con! Con hết cả tình thương. Bọn chúng ăn mất trái tim con rồi!
Nom mụ thật khủng khiếp. Linh mục lạnh lùng nhìn mụ. Mụ nói
tiếp:
- Có một đứa, con ghét nhất, con vẫn nguyền rủa; nó còn trẻ,
trạc tuổi con gái của con bây giờ, nếu mẹ nó không ăn thịt đứa con của con. Mỗi
lần con rắn độc non đó đi ngang qua buồng con, con lại sôi máu lên!
Nếu vậy, bà hãy vui mừng đi, - linh mục nói,
- lạnh lùng như pho tượng nhà mồ, bả sắp được xem chính con
bé đó chết.
Ông gục đầu xuống ngực rồi thong thả bước đi.
Mụ tu kín vui sướng múa hai tay, thét lên:
- Con đã bảo trước, là nó sẽ bị treo cổ mà! Xin tạ ơn linh mục.
Rồi mụ rảo bước trước chấn song cửa sổ, đầu óc rối bù, mắt nảy
lửa, vai húc vào tường, vẻ hung dữ như con chó sói trong lồng, đói bụng từ lâu
và cảm thấy sắp tới giờ ăn.
VI. BA TRÁI TIM ĐÀN ÔNG CẤU TẠO KHÁC NHAU
TProng khi đó Phêbuýt không chết. Loại người này sống dai lắm.
Khi thày Philip Lơliê, tham tụng đặc biệt hoàng gia, nói với cô gái tội nghiệp
Exmêranđa: Hắn sắp chết, đó là do lầm lẫn hoặc đùa cợt. Khi phó chủ giáo nhắc lại
với kẻ tử tù: Hẳn đã chết, sự thực ông ta không biết gì hết, nhưng ông tin như
vậy, ông hy vọng, ông chẳng hề nghi ngờ, ông đoán chắc thế; Thật quá khổ tâm
cho ông nếu để người đản bà ông yêu được tin tốt lành về kẻ tình địch. Ai đứng
vào địa vị ông cũng làm như vậy.
Không phải vết thương của Phêbuýt không nặng, chỉ có điều nó
không nặng như phó chủ giáo khoe khoang. Thày lang mà bọn lính tuần cảnh ngay
lúc đầu khiêng chàng tới, suốt tám ngày liền đã lo cho tính mệnh chàng, thậm
chí còn nói bằng tiếng Latinh bảo cho chàng biết như vậy. Tuy nhiên tuổi trẻ đã
thắng, rồi như chuyện thường xảy ra, bất kể mọi thứ dự đoán và chẩn bệnh, thiên
nhiên đã tinh nghịch đi cứu sống con bệnh ngay trước mũi thày thuốc. Ngay khi
còn nằm liệt trên tấm phản ở nhà thày lang, chàng đã chịu đựng những cuộc thẩm
vấn đầu tiên của Philip Lơliê và các điều tra viên của giáo hội pháp viện, nên
chàng rất bực mình. Cho nên, một sáng đẹp trời, thấy mình khá hơn, chảng liền để
lại cặp đinh thúc ngựa bằng vàng để thế cho tiền thuốc men, rồi chuồn thẳng. Và
lại, việc này cũng không hề cản trở vụ án tiến hành. Công lý thời đó rất ít
quan tâm tới sự rõ ràng và minh bạch của các vụ hình sự tố tụng. Chỉ cần bị cáo
bị treo cổ, thế là đủ lắm rồi. Các thẩm phán lại có tạm đủ chứng cớ để buộc tội
Exmêranđa. Họ tưởng Phêbuýt chết rồi, thế là xong.
về phần Phêbuýt, chảng củng chẳng chạy trốn đi đâu xa. Chàng
chỉ việc quay về đơn vị, đóng tại Cd Ăng Bri, ở In Đò Phăngxơ, cách Paris vài
trạm đường.
Dù sao chàng không hề muốn đích thân phải ra hầu tòa trong vụ
án này. Chàng mơ hồ cảm thấy sẽ rất lố bịch. Trong thâm tâm, chàng chẳng hiểu đầu
đuôi câu chuyện ra saò. vốn không mộ đạo mà còn mê tín như mọi người lính chỉ
biết làm lính thôi, khi tự hỏi về cuộc phiêu lưu vừa qua, chàng luôn nghi ngại
về con dê cái, về tình trạng kỳ quặc của cuộc gặp gỡ với Exmêranđa, về cung
cách không kém kỳ lạ lúc cô gái lộ vẻ yêu chàng, về tư cách Ai Cập của cô, cuối
củng về con ma đội lốt thày tu. Chàng thoáng thấy trong chuyện này nhiều ma thuật
hơn tình yêu, chắc nó là con phù thủy, có khi quỷ sứ nữa; cuối củng, đó là vở
hài kịch, hoặc nói theo ngôn ngữ thời đó, một vở Mixterơ rất tồi tệ mà chàng sắm
một vai khá vụng về, vai trò chuyên ăn đòn và chịu chế giễu. Đại úy đâm ra tiu
nghỉu, chàng cảm thấy hổ thẹn như nhà thơ ngụ ngôn La Phôngten đã định nghĩa rất
hay:
Hổ thẹn như cáo mắc bẩy gà.
Và lại, chàng cũng hy vọng vụ này sẽ không vỡ lở, một khi
chàng vắng mặt, tên tuổi sẽ ít bị nhắc tới và cuối cùng sẽ không lọt ra ngoài
phiên tòa ở viện Tuốcnen. về điều này chàng không hề lầm, hồi đó chưa có tờ báo
Tin tức pháp đình, và chẳng tuần lễ nào trôi qua và chẳng có kẻ làm bạc giả bị
luộc, hoặc phủ thủy bị treo cổ, hoặc kẻ ma giáo bị hỏa thiêu ở một trong số vô
vàn tòa án tại Paris, đâm ra mọi người rất quen nhìn thấy ở khắp các ngã ba, mụ
nữ thần Têmit phong kiến già nua, xắn tay áo lộ hai cánh tay trần, đang thi
hành nhiệm vụ bằng cái cảo cời lửa, cái thang treo cổ, cái giàn bêu tủ, đến nỗi
hầu như không ai thèm để ý tới nữa. Giới thượng lưu thời đó hầu như không ai
thèm biết đến tên kẻ tội đồ bị dẫn đi qua góc phố, chỉ còn đám dân đen thưởng
thức món ăn thô tục này. Hành hình là chuyện thường xảy ra trên đường phố, như
cái nồi hầm của chủ quán ăn hoặc lò sát sinh của đồ tể. Đao phủ cũng chi là gã
hàng thịt nặng tay hơn kẻ khác.
Cho nên Phêbuýt đã nhanh chóng yên tâm về con mẹ mìn
Exmêranđa, hoặc Ximila như chàng quen gọi, về nhát dao găm của cô Bôhêmiêng hoặc
con ma khoác áo thày tu (chàng bất cần đó là ai) và về kết quả vụ án. Nhưng tim
chàng vừa trống rỗng về phía đó, hình ảnh Phlơ Đờ Lít liền trở lại. Trái tim đại
úy Phêbuýt, như khoa vật lý hồi đó, rất sợ thể chân không.
Hơn nữa đời sống ở Cơ Ăng Bri rất vô vị, đó là một làng gồm
toàn thợ đóng móng ngựa và gái chăn bò bàn tay nứt nẻ, một dãy dài nhà cửa lụp
xụp và lều tranh viền hai bên con đường cái lớn khoảng nửa dặm, quả đúng cái
đuôi{1> như tên gọi.
Phlơ Đờ Lít là mối tình kề cuối của chàng, một cô gái xinh đẹp,
món hồi môn đáng yêu; cho nên một sáng đẹp trời, đã hoàn toàn bình phục và tiên
liệu sau hai tháng, vụ án cô Bôhêmiêng chắc hẳn xong xuôi và bị quên lãng rồi,
chàng kỵ sĩ si tình liền thúc ngựa phì phò tới trước cổng nhà Gôngđơlôriê.
Chàng không chú ý tới đám người khá đông đang tụ tập ở quảng
trường Sân nhà thờ Đức bà, phía bên ngoài cổng; chàng chỉ nhớ đang tháng năm,
chắc chắn có rước hoặc lễ lạt gì đây, lễ Chúa giáng lâm chẳng hạn, nên chàng buộc
ngựa vào cái vòng ở ngoài cửa, rồi vui vẻ lên nhà vị hôn thê xinh đẹp.
Cô ta đang ngồi một mình với mẹ.
Phlơ Đờ Lít vẫn buồn về chuyện cô gái phù thủy, con dê và những
chữ cái khốn kiếp của cô ta, củng sự vắng mặt lâu ngày của Phêbuýt. Tuy nhiên,
khi thấy viên đại úy của mình bước vào, thấy chàng mặt mũi rất tươi tỉnh, nhung
phục mới tinh, thắt lưng bóng loáng và vẻ mặt si mê, cô liền đỏ mặt sung sướng.
Bản thân cô tiểu thư quý phái củng xinh đẹp hơn mọi lúc. Mái tóc hung tuyệt đẹp
kết bím thật khéo, cô mặc toàn hàng màu xanh da trời rất hợp với nước da trắng,
cách làm dáng này học được ở Côlôngbơ, và con mắt đắm chìm trong sầu mộng yêu
đương càng tôn thêm vẻ đẹp.
Phêbuýt lâu ngày chỉ gặp toàn lũ gái điếm ở Cơ Ảng Bri, quả
tình chưa thấy ai đẹp, nên mê luôn Phlơ Đờ Lít do đó vị sĩ quan của chúng ta có
điệu bộ hết sức vồ vập và lịch thiệp, khiến hai bên lập tức làm lành với nhau.
Cả bả Gôngđôlôriê, lúc nào cũng lên mặt bà mẹ, ngồi chễm chệ trong ghế bành lớn,
cũng không nỡ mắng mỏ chàng. Còn lời trách móc của Phlơ Đờ Lít kết thúc bàng giọng
tỉ tê âu yếm.
Cô gái ngồi cạnh cửa sổ, vẫn thêu tiếp cái hàng Néptuyn. Viên
đại úy đứng dựa vào lưng ghế, và cô khẽ nỉ non trách chàng:
- Anh tồi lắm nhé, đi đâu suốt hai tháng nay không hề thấy mặt?
- Anh xin thú thực, - Phêbuýt đáp, hơi lúng túng trướ&
câu hỏi, - em đẹp đến nỗi tổng giám mục cũng phải mê.
Cô không thể không mỉm cười.
- Thôi đi, thôi đi, xin anh hãy để yêư cho sắc đẹp của em mà
trả lời đi. Đẹp gì mà đẹp kia chứ!
- Cô em thân mến ạ, chả là anh bị cấm trại.
- Nhưng thưa anh, cấm trại ở đâu? Mà tại sao anh không đến từ
biệt em?
- ở Cơ Ảng Bri.
Phêbuýt mừng vì câu hỏi thứ nhất giúp chàng tránh được câu thứ
hai.
- Thưa anh, chỗ đó cũng gần đây thôi. Tại sao anh chẳng đến
thăm em lần nào cả?
Tới đấy, Phêbuýt quả thật rất lúng túng:
- Chả là... chuyện công vụ... với lại, cô em xinh đẹp ơi, anh
bị ốm.
- Ồm ư! - Cô thốt lên lo sợ.
- Phải... anh bị thương.
- Bị thương ư!
Cô bé tội nghiệp sợ hết hồn.
- Ô! Em có việc gì mà hoảng sợ như vậy, - Phêbuýt nhởn nhơ
nói, - có làm sao đâu. Hai bên xích mích rồi đấu gươm, có gì đáng làm em phải bận
tâm đâu?
- Không đáng làm em phải bận tâm ư? - PhỊơ Đd Lít thốt lên,
ngước cặp mắt đẹp đẫm lệ. - 0! Nói vậy là anh chưa nói đúng điều anh nghĩ. Đấu
gươm ra sao? Em muốn biết rõ.
- Cô em xinh đẹp thân mến ơi! Chả là anh cãi nhau với Mahê
Phêđy, em biết hắn chứ? Viên trung úy ở Xanh Giécmanh Ăng Lay ấy mà, rồi mỗi
người xẻo của nhau một miếng da. Có thế thôi.
Viên đại úy dối trá thừa biết các chuyện dính dáng đến dauh dự
bao giờ cũng làm nổi bật người đàn ông trước mắt đàn bà. Quả nhiên, Phlơ Đờ Lít
nhìn thẳng vào mắt chàng, run lên vì sợ hãi, sung sướng và cảm phục. Tuy nhiên,
cô vẫn chưa hoàn toàn yên tâm. Cô nói:
- Anh Phêbuýt ơi, chỉ cần anh khỏi hẳn là được rồi! Em không
quen cái ông Mahê Phêđy đó, nhưng chắc là người xấu. Thế vì đâu mà xảy ra xích
mích?
Tới đây, Phêbuýt vốn rất nghèo óc tưởng tượng sáng tạo, không
còn biết xoay sở ra sao về vụ oanh liệt đó.
- Ô! Anh cũng chẳng để ý đến nữa... chuyện vặt ấy mà, chuyện
ngựa nghẽo, cãi cọ! - Cô em xinh đẹp ơi, chuyện gì mà ồn ào thế nhỉ?
Chàng lại gần cửa sổ.
- Trời ơi! Này cô em xinh đẹp, ngoài quảng trường đông nghịt
người?
- Em cũng không biết nữa, - Phlơ Đò Lít nói, - hình như có
con phù thủy sáng nay đến chuộc tội trước nhà thờ rồi sau sẽ bị treo cổ.
Viên đại úy đinh ninh vụ Exmêranđa đã xong xuôi nên chẳng hề
xúc động trước câu nói của Phlơ Đờ Lít.
Tuy nhiên chàng cũng hỏi một hai câu:
- Con phù thủy đó tên là gì?
- Em cũng không biết, - cô đáp.
- Thế họ nói nó phạm tội gì?
Một lần nữa cô lại nhún đôi vai trắng nõn:
- Em không biết.
- Oi, lạy chúa Giêxu! - Bà mẹ nói, dạo này lắm phủ thủy quá,
thành ra người ta hỏa thiêu chúng mà hình như cũng chẳng thèm biết đến tên chúng
nữa. Nếu muốn biết thì chả khác gì tìm biết tên mỗi đám mây trên trời. Dù sao
ta vẫn có thể yên tâm. Chúa lòng lành có sổ sách hẳn hoi. - Nói tới đây, bả mệnh
phụ đứng dậy, bước tới cửa sổ và bảo
- Lạy Chúa! Phêbuýt, cậu nói đúng. Dân chúng mới đông làm
sao. Trời ơi! Họ trèo cả lên mái nhà. - Phêbuýt, cậu biết không, cảnh nảy lầm
tôi nhớ đến hồi còn trẻ. Hồi vua Sáclơ VII vào thành Paris, dân chúng cũng đông
như thế này - tôi cũng không còn nhớ vào năm nào nữa. Khi tôi kể cho cậu nghe
chuyện đó, có đúng là cậu thấy nó xưa cũ rồi, còn tôi lại thấy tươi trẻ. Ô! Dân
chúng hồi đó đẹp đẽ hơn bây giờ nhiều. Họ leo lên cả lan can cổng Xanh Ăngtoan.
Nhà vua và hoàng hậu cưỡi chung con ngựa, theo sau là các lãnh chúa cũng cưỡi
ngựa với phu nhân. Tôi nhớ ai nấy đều cười rũ ra, vì đi cạnh Amanyông Đờ
Gáclăngđơ, người ngắn có một mẩu, là ngài Matơphơlông, một hiệp sĩ thân hình đồ
sộ, từng giết hảng đống quân Anh. Trông đẹp thật. Một đám rước đủ hết mọi mặt
quý tộc nước Pháp, với cd hiệu đỏ rợp trời. Có người mang cờ đuôi nheo, có
ngưdi mang cờ hiệu. Tôi quên tiệt rồi! Đức ông Calăng mang cờ đuôi nheo; Giăng
Đờ Satômôrăng mang cờ hiệu; đức ông Cuxi mang cờ hiệu, rực rỡ không có cái nào
bằng, trừ lá cờ của công tước Buốcbông... - Chao ôi!
Thật buồn khi nghĩ lại mọi cái đó xưa kia đều có mả nay mất hết!
Cặp tình nhân chẳng buồn nghe chuyện của bà mệnh phụ đáng
kính. Phêbuýt tối tỳ khuỷu tay vào lưng ghế tựa của vị hôn thê, một vị trí thú
vị mà con mắt phóng đãng của chàng nhìn thấu mọi hở hang nơi cổ áo của Phlơ Đờ
Lít. Cái cổ áo phanh ra tiiật đúng lúc, để chảng nhìn thấy bao món ngon lành,
chúng còn khiến chàng phỏng đoán bao món khác, làm Phêbuýt choáng váng trước lần
da óng mịn như sa tanh, phải thầm nhủ:
- Không thể yêu ai khác ngoài người có nước da trắng!
Cả hai nín lặng. Cô gái thinh thoảng ngước cặp mắt say đắm và
dịu dàng nhìn chàng, mái tóc họ đan vào nhau dưới ánh nắng xuân. Bỗng Phlơ Đờ
Lít khẽ nói:
- Phêbuýt, chỉ còn ba tháng nữa chúng ta cưới nhau, anh hãy
thề với em là anh chưa từng yêu ai ngoài em.
- Hỡi thiên thần xinh đẹp, anh xin thề với em như vậy. -
Phêbuýt đáp, con mắt đắm đuối kèm theo giọng nói thành thực để thuyết phục Phlơ
Đờ Lít. Lúc đó, có lẽ chính chàng cũng tin lời mình nói.
Trong lúc đó, hoan hỉ thấy cặp trai gái đính hôn đã gắn bó mặn
mà với nhau, bà mẹ hiền vừa ra khỏi phòng để làm vài việc vặt gia đình. Phêbuýt
nhận thấy thê và cảnh vắng vẻ làm viên đại úy phiêu lưu đâm táo bạo hẳn lên, đầu
óc liền nảy ra lắm ý định rất kỳ quặc. Phlơ Đờ Lít yêu chàng, chàng là vị hôn
phu của cô, chỉ có mình cô với chàng lúc này, sự ham muốn cô gái từ lâu bủng dậy
trong lòng chảng, không phải bằng niềm tươi mát mà bằng tất cả sự cuồng nhiệt;
dù sao, chẳng phải tội lỗi gì ghê gớm nếu chàng ăn thử chút lúa non; không hiểu
các ý tưởng đó có xuất hiện trong đầu chàng không, nhưng có điều chắc chắn Phlơ
Đờ Lít đột nhiên hoảng sợ trước ánh mắt chàng. Cô nhìn quanh và không thấy mẹ
đâu.
- Trời ơi, em nóng quá! - Phlơ Đờ Lít nói, mặt đỏ bừng, vẻ e
ngại.
- Có lẽ cũng sắp giữa trưa rồi, - Phêbuýt đáp.
- Nắng gay gắt. Cứ hạ rèm xuống vậy.
- Không, không, - cô gái tội nghiệp kêu lên, - trái lại em
đang cần có gió.
Rồi như con nai tơ đánh hơi thấy mùi chó săn, cô đứng dậy, chạy
ra cửa sổ, mở rộng cửa và bước vội ra bao lơn.
Phêbuýt theo sau, vẻ hơi bực tức.
Quảng trường Sân nhà thờ Đức bà ở trước mặt bao lơn, như ta
đã biết, lúc đó đang diễn ra một cảnh tượng rủng rợn và kỳ lạ, đột nhiên làm
thay đổi tính chất lo sợ của cô Phlơ Đờ Lít nhút nhát.
Một đám đông bát ngát, tràn ra khắp phố chung quanh, chiếm hết
cả khu vực chính của quảng trường.
Bức tường thấp, ngang tầm tay với, bao quanh sân trước nhà thờ,
sẽ không đủ ngăn đám đông tràn vào, nếu đã không được chắn thêm một hàng rào
dày đặc các lính kích thủ và pháo thủ, tay cầm súng. Nhờ một rừng giáo mác và
súng ống đó, sân trước nhà thờ mới quang đãng. Một toán lính kích thủ mang huy
hiệu của giám mục canh giữ lối vào. Các cửa lớn nhà thờ đều khép chặt, trái ngược
hẳn với vô số cửa sổ các nhà trên quảng trường mở toang tới sát đầu hồi, đang
ló ra hàng ngàn cái đầu chen chúc, trông tựa hồ đống đạn trái phá trong trại
pháo binh.
Bề mặt của đám đông xám bẩn như đất. Cảnh tượng họ đang chờ
xem, rõ ràng thuộc loại có đặc điểm gì gạn lọc và kêu gọi các thành phần uế tạp
nhất trong dân chúng kéo tới. Không gì ghê tởm bằng tiếng ồn ào vẳng lên từ đám
đông lúc nhúc những mũ vải vàng và đầu tóc rối bù này. Trong đám đông, tiếng cười
nhiều hơn tiếng thét, đàn bà nhiều hơn đàn ông.
Thỉnh thoảng từ đám đông ồn ào lại thét lên một tiếng kêu the
thé và vang độngế
- Ôi Mahiet Baliphrơ! Họ sắp treo cổ nó ở đó à?
- Đồ ngu! Ớ đây, nó chỉ mặc áo lót để tạ tội thôi! Chúa ơn
phước sẽ khạc tiếng Latinh vào mặt nó. Việc này bao giờ cũng làm ở đây vào giữa
trưa. Nếu mày muốn xem treo cổ thì tới quảng trường Grevơ.
- Ta se tới sau.
- Nảy chị Bucăngbry, có phải nó khước tử cha rửa tội phải
không?
- Hình như thế, chị Bơsenhơ ạ.
- Chị xem đấy, thật đồ vô thần.
- Thưa ông, đây là tục lệ. Đe thi hành bản án, pháp quan tại
Pháp quy định phải giao can phạm đã xử xong cho đô trưởng Paris, nếu đó là dân
thường, hoặc cho giáo hội pháp quan tòa giám mục, nếu là dân đạo.
- Xin cảm ơn ông.
- Ôi! Lạy Chúa! - Phlơ Đờ Lít thốt lên, - tội nghiệp cho nó.
Ý nghĩ đó nhuốm đầy đau thương trong cặp mắt cô đang nhìn đám
đông. Viên đại úy đang bận tâm tới cô nhiều hơn đám dân đê tiện, âu yếm vê dải
thắt lưng sau lưng cô gái. Cô quay lại van vỉ và tươi cười:
- Đừng thế, Phêbuýt, buông em ra! Nếu mẹ vào mẹ trông thấy
tay anh đấy!
Vừa lúc đó, chuông đồng hồ nhà thờ Đức bà thong thả điểm đúng
ngọ. Đám đông thở phào thành tiếng rì rầm mãn nguyện. Âm vang cuối cùng của tiếng
chuông thứ mười hai vừa tắt, đầu ngưòi đã nhấp nhô như sóng trào dưới gió, rồi
tiếng reo ầm ầm vang lên từ lòng đường, cửa sổ và mái nhà:
- Kia rồi!
Phlơ Đờ Lít lấy tay bịt mắt để khỏi trông thấy. Phêbuýt bảo:
- Em yêu, ta trở vào trong nhà nhé?
- Không, - cô đáp, rồi cặp mắt vừa nhắm lại vì sợ hãi, đã mở
ra vì tò mò.
Một chiếc xe chuyên chở tử tủ do con ngựa cầm càng to khỏe
thuộc giống Noócmăngđi kéo, vây quanh là đội ky binh mặc đồng phục tím thêu thập
tự trắng, đang từ phố Xanh Pie 0 Bơ chạy ra quảng trường. Lính tuần cảnh vụt
roi da tới tấp để mở đường cho xe đi qua đám đông. Cạnh xe, vài quan chức pháp
đình và cảnh sát, cưỡi ngựa đi kèm, trông nhận ra ngay nhd bộ quần áo thâm và
cách cưỡi ngựa vụng về của họ. Thầy Giắc Sácmôluy hiên ngang dẫn đầu.
Trong chiếc xe định mệnh, một cô gái ngồi, tay trói quặt sau
lưng, không có linh mục bên cạnh. Cô mặc áo lót, mái tóc đen dài (theo lục lệ
thời đó, tóc chỉ cắt ở dưới chân đài treo cổ) xõa xuống ngực và đôi vai trần.
Qua làn tóc uốn lượn, láng bóng hơn lông quạ, lộ ra sợi dây
thừng to xám, sần sùi, thắt nút ngoằn ngoèo, làm sây sát cả đôi xương quai xanh
mỏng mảnh và nó quấn quanh cổ xinh đẹp của cô gái tội nghiệp như con giun quanh
bông hoa. Dưới sợi thừng lâp lánh túi bùa con đính hạt cườm xanh biếc, chắc người
ta để nó lại cho cô vì đối với người sắp chết, không ai nỡ từ chối điều gì. Người
xem đứng trên cửa sổ, có thể nhìn thấy trên sàn xe, đôi cẳng chân cô gái gắng
co lại để che giấu, theo bản năng cuối cùng của phụ nữ. Cạnh bàn chân, con dê
nhỏ bị trói gô. Tội nhân dùng răng cắn giữ chiếc áo lót tuột nút. Tựa hồ trong cảnh
khốn khổ, cô vẫn còn hổ thẹn vì bị phơi trần trước con mắt mọi người. Chao ôi!
Tính hổ thẹn đâu phải để dành cho những lúc đang run rẩy như vậy.
Phlơ Đờ Lít vội bảo viên đại úy:
- Lạy Chúa! Ông anh tuấn tú ơi, hãy xem kìa! Đúng là con bé
Bôhêmiêng đê tiện với con dê!
Cô nói rồi quay lại nhìn Phêbuýt. - Chảng đang đăm đăm nhìn
chiếc xe. Mặt chàng tái nhợt.
- Con bé Bôhêmiêng với con dê nào kia? - Chàng ấp úng hỏi.
- ô hay! Thế anh quên rồi sao?... - Phlơ Đờ Lít hỏi lại.
Phêbuýt ngắt lời:
- Anh không hiểu em định nói gì.
Chàng bước đi toan quay vào nhà. Nhưng cơn ghen của Phlơ Đờ
Lít, dạo trước từng sôi sục cũng vr.cô gái Ai Cập nảy, lại vừa nổi dậy, nên cô
nhìn chậng bằng cặp mắt soi mói vầ nghi hoặc. Lúc đó cô mơ hồ sực nhớ có nghe đồn
một viên đại úy dính dáng vào vụ án phủ thủy. Cô bảo Phêbuýt:
- Anh làm sao vậy? Hình như cô gái này làm anh bối rối.
Phêbuýt gượng cười:
- Anh ấy à? Đời nào kia chứ? À mà đúng thế!
- Nếu vậy anh cứ ở lại xem cho đến hết, - cô dõng dạc nói.
Viên đại úy khốn khổ đành đứng lại. Có điều chàng hơi yên tâm
là tội nhân không hề ngước mắt khỏi sàn xe. Quả đúng Exmêranđa không sai. Tới
chặng đường cuối cùng của nỗi ô nhục và đau khổ, cô vẫn xinh đẹp, cặp mắt đen
to càng có vẻ to hơn vì đôi má gầy hóp, khuôn mặt xanh xao trông nghiêng càng
thanh khiết và cao cả. Cô giống với chính cô xưa kia, như Đức mẹ đồng trinh
trong tranh của Mađắcxiô, giống Đức mẹ đồng trinh trong tranh của Raphaen: yếu ớt,
mảnh mai hơn, gày gò hơn.
Tóm lại, toàn thân cô toát lên vẻ gì đó bơ phờ và trừ nỗi e
thẹn, cô đành buông lơi phó mặc, vì đã bị kinh hoàng cùng tuyệt vọng vùi dập tả
tơi. Người cô nảy lên theo từng nhịp xe xóc mạnh như một vật đã chết hoặc gãy mục.
Cái nhìn lờ đờ, điên dại. Trong khóe mắt còn ngấn lệ, nhưng nó bất động và có
thể nói đông cứng rồi.
Trong khi đó, đoàn người ngựa bi thảm diễu qua đám đông, giữa
tiếng reo hò vui vẻ và thái độ hiếu kỳ. Dủ sao, để làm tròn vai trò sứ giả
trung thực, chúng tôi cần phải nói rất nhiều người thấy cô gái xinh đẹp và đau
khổ như vậy, đã mủi lòng thương hại, kể cả kẻ cứng rắn nhất. Chiếc xe chạy vào
sân trước nhả thò.
Tới trước cổng chính, xe dừng lại. Đoàn hộ tống phân tán đội
hình sang hai bên. Đám đông im lặng và giữa bầu không khí im lặng đầy trang
nghiêm và lo âu hai cánh cổng lớn như tự động quay trên bản lề, kêu cót két tựa
tiếng sáo. Lúc đó, mọi người liền nhìn thấy suốt tận củng gian nhà thờ sâu thẳm,
tối om, treo màn tang, le lói dăm ngọn nến chiếu sáng xa xa trên bần thd lớn, mở
ngoác ra như miệng hang giữa quảng trường chói chang ánh nắng. Tít trong cùng,
nơi hậu cung u tối, thấp thoáng chiếc thánh giá to tướng thêu ngân tuyến trên nền
dạ thâm, treo rủ từ vòm mái xuống sát đất, toàn gian chính diện không một bóng
người. Tuy nhiên, trong gian thánh ca xa xa, thấp thoáng động đậy dăm cái đầu
linh mục và đúng lúc cửa lớn mở toang, từ nhà thờ cũng vẳng ra một giọng hát trầm,
vang động và đều đều, như ném từng hơi thở xuống đầu tội nhân với các đoạn
thánh kinh thảm thiết.
"...Non timebo miìlia poluli ciremdantis me ex- surga
Domine! salvum me fac, Deus!
...Salvum me fac, Deus, quoriam in traveruné aquce usque ad
animam meam.(1>
...Inũxus sum in limo proíundi; non est subsstantia'a>
Đồng thời một giọng khác, tách khỏi ban thánh ca, tấu lên từ
bậc cao của bàn thờ lớn bài kinh dâng rượu bánh buồn bã:
"Qui verbum meum audit, et credit ei qui misit me, habes
vitam aeternam et injudicium non venit; sed transit a morte in vitam'l2ì.
Bài thánh ca mà vài lão già lẩn khuất trong bóng tối hát lên
từ xa cho cô gái xinh đẹp, một con người đầy thanh xuân và sinh lực đang tắm
trong khí ấm mùa xuân ve vuốt, trong ánh nắng chan hòa, đó là lễ cầu hôn người
chết.
Dân chúng trầm mặc đứng nghe.
Cô gái khốn khổ, ngơ ngác, như phóng tầm mắt và suy tư vào
trong thâm cung u tối nhà thờ. Đôi môi trắng nhợt mấp máy như cầu nguyện, và
khi gã phụ việc đao phủ lại gần để đỡ cô xuống xe, hắn nghe thấy cô thầm nhắc
cái tên: Phêbuýt.
Họ cởi trói tay cô, cô xuống xe củng con dê cũng được cởi
trói, đang kêu be be vui sướng thấy được tự do, rồi dẫn cô đi chân không trên
lòng đường đá
1. ...Iníĩxus sum... est substantia: Ta dã lún sâu xuống lớp
bủn đáy vạc; và chẳng có điểm tựa nào cho ta.
2.Qui verbum meum... morte in vitam: Kẻ nào nghe lời ta và
tin vào người đã gửi đến cho ta, sẽ sống vĩnh cửu và không hề phải tới nơi xét
xử; nhưng hắn tữ cõi chết chuyển sang cõi sống.
lát rắn đanh tới chân bậc thềm cổng chính. Sợi thừng quảng
trên cổ kéo lê sau cô. Tựa con rắn theo sau.
Lúc đó, tiếng hát liền ngừng bặt trong nhà thờ. Một cây thập
tự lớn nạm vàng và một hàng nến bắt đầu di động trong bóng tối. Tiếng giáo mác
bọn quân hầu trang phục sặc sỡ kêu loảng xoảng, rồi lát sau, một đám rước dài
các linh mục mặc áo lễ và trợ tế mặc áo thụng, vừa tụng kinh vừa nghiêm trang
tiến lại gần tội nhân, dàn ra trước mắt cô cùng đám đông. Nhưng con mắt cô dừng
lại trước người đi đầu, ngay sau người vác thánh giá. Cô rùng mình khẽ kêu lên:
- Ôi! Lại vẫn lão linh mục!
Quả đúng phó chủ giáo. Bên trái ông là người phụ hát kinh,
còn bên phải là người hát chính cầm gậy hành lễ. Ông bước, đầu ngửa ra sau, cặp
mắt đăm đăm và mở to, lớn tiếng hát:
"De ventre inĩeri clamavi, et exaudisti vocem meam.
Et projecisti me in proỉundum in corde maris, et ũumen circum
- dedit me'íl).
Lúc ông bước ra ngoài trời, dưới vòm cổng cao hình cung nhọn,
mặc áo lễ rộng thêu ngân tuyến thánh giá đen, mặt ông tái nhợt đến nỗi trong
dân chúng, nhiều người cho đó là một giám mục bằng cẩm thạch, thường quỳ trên
các tấm mộ bia gian hát kinh, đã đứng dậy và tới đón ở cửa một cô gái sắp chết.
Cô gái cũng không kém tái nhợt và không khác pho tượng, cô lơ
đãng biết người ta vừa đưa cho mình cầm lấy cây nến nặng màu vàng thắp sáng; cô
chẳng buồn nghe cái giọng the thé của viên lục sự đang đọc nội dung thảm khốc của
bản tạ tội; khi họ bảo hãy trả lời Amen, cô liền đáp Amen. Cô chỉ lấy lại chút
hồn vía và sức lực, khi thấy linh mục ra hiệu cho bọn lính gác lùi xa và một
mình bước lại gần cô.
Lúc đó, cô liền thấy máu sôi sục trong đầu và chút ít phẫn nộ
còn lại chợt bùng lên trong linh hồn đã tê cứng và giá lạnh.
Phó chủ giáo thong thả tiến lại gần. Ngay phút cuối cùng này,
cô vẫn thấy ông liếc con mắt long lanh dâm dục, ghen tuông và thèm muốn lên tấm
thân trần của cô. Rồi ông lớn tiếng hỏi:
- Hỡi cô gái, cô đã xin lỗi Chúa về những tội lỗi và lầm lạc
của mình chưa?
Ông ghé sát tai cô và hỏi thêm (công chúng lại tưởng ông lắng
nghe lời thú tội cuối củng của cô):
- Em có bằng lòng yêu ta không? Ta vẫn còn có thể cứu được
em?
Cô chằm chằm nhìn ông:
- Cút đi, đồ quỷ dữ! Nếu không tao sẽ tố cáo.
Ông mỉm cười ghê rợn:
- Không ai tin em đâu. - Chỉ tổ kèm thêm một ô nhục vào tội
ác. - Trả lời nhanh lên! Em có bằng lòng yêu ta không?
Đúng lúc đó, ông phó chủ giáo khốn nạn bất giác ngẩng đầu và
trông thấy ở đầu kia quáng trường, trên bao lơn nhà Gôngđơlôriê, viên đại úy đứng
cạnh Phlơ Đd Lít. Ông lảo đảo, đưa tay che mắt, nhìn lại lân nữa, khẽ nguyền rủa
và mặt ông co rúm lại.
- Thôi! Ngươi hãy chết đi! - Ông nghiến răng nói. - Ngươi sẽ
không là của ai hết.
Ông liền giơ tay trước mặt cô gái Ai Cập, cất giọng bi ai kêu
lên:
- I nune, anima anceps, et sit tibi Deus mis- ericorsf[103]
Đó là thành ngữ khủng khiếp vẫn quen bế mạc các buổi lễ ảm đạm
nảy. Đó là hiệu lệnh ước định giữa linh mục với đao phủ.
Dân chúng quỳ xuống.
- Kyric Eleison, - các linh mục đứng dưới vòm cửa lớn nói.
- Kyric Eleison(2\ - đám đông nhắc lại, tiếng rì rầm chạy lan
trên đầu mọi người như sóng vỗ mặt biển động.
- Amen, - phó chủ giáo nói.
Rồi ông quay lưng lại tội nhân, đầu gục xuống ngực hai bàn
tay chắp lại, cùng bước tới chỗ đoàn linh mục, và lát sau, ông mất hút cùng
thánh giá, ngọn nến, áo lễ, dưới vòm cột âm u nhà thờ; còn giọng ông âm vang tắt
dần từng nấc nơi ban thánh ca đang hát khúc ca tuyệt vọng:
- Omnes gurgites et ũuctus tui super me tran- sierunt.[104]
Đồng thdi tiếng cán giáo bịt sắt của bọn quân hầu gõ từng nhịp
vang dội cũng mất dần ở giữa các hàng cột nơi chính diện, nghe như tiếng chuông
đồng hồ đổ hồi báo hiệu giờ cuối cùng của kẻ tử tù đã tới.
Lúc đó, các cánh cửa nhà thờ Đức bà vẫn mở toang, cho thấy
bên trong vắng ngắt, hoang vu, tang tóc, không nến thắp mà cũng không tiếng người.
Cô gái tù đứng yên tại chỗ, đợi người ta lôi đi. Một lính tuần
cảnh cầm roi phải tới nhắc thày Sácmôluy chuyện đó, ông này suốt buổi lễ còn mải
ngắm nghía bức phù điêu ngoài cổng lớn, mà có người bảo nó mô tả vụ hiến tế
Abraham, kẻ lại nói đó là vụ thực hành điểm kim, mặt trời mọc được biểu hiện bằng
thiên đồng, ngọn lửa bằng bó củi, thợ điểm kim bằng Abraham.
Cũng khá vất và mới kéo ông ra khỏi sự ngắm nghía đó, nhưng rồi
ông cũng quay lại, và theo cánh tay ông ra hiệu, hai người mặc áo vàng, các trợ
thủ của đao phủ, lại gần cô gái Ai Cập để trói tay.
Lúc bước lên chiếc xe định mệnh để tới trạm dừng cuối củng,
cô gái khốn khổ bỗng nhiên như đau đớn luyến tiếc cuộc đời. Cô ngước cặp mắt đỏ
ngầu và khô cạn lên cao, nhìn mặt trời, nhìn đám mây bạc đây đó đứt đoạn các
hành thang, hình tam giác xanh lơ, rồi cô lại cúi nhìn quanh, nhìn mặt đất, đám
đông, nhà cửa... Đột nhiên, đang lúc người mặc áo vàng trói hai khuỷu tay, cô
thét lên tiếng kêu ghê gớm, tiếng kêu vui sướng. Trên bao lơn đằng kia, nơi góc
quảng trường, cô vừa nhìn thấy chàng, đúng chàng, người bạn tình, vị chúa tể của
cô, Phêbuýt, một biểu hiện khác của cuộc đời cô! Thẩm phán đã nói dối! Linh mục
đã nói dối! Đúng chàng, cô không thể nhầm được, chảng đứng kia, tuấn tú, tráng
kiện, mặc nhung phục chói ngời, đầu cắm lông chim, gươm đeo ngang sưòn!
- Phêbuýt! Phêbuýt của em! - Cô thét lên.
Và cô toan dang đôi cánh tay run rẩy sướng vui về phía chàng,
nhưng tay bị trói rồi.
Cô gái liền thấy viên đại úy cau mày, một cô gái đẹp đứng tựa
vào Phêbuýt nhìn chàng bằng cặp mắt tức giận và bĩu môi khinh bỉ, rồi Phêbuýt
nói gì đó cô không nghe thấy được, và hai người vội lui vào sau cánh cửa kính
bao lơn đang khép lại.
- Phêbuýt! - Cô kêu lên thất thanh, - anh có tin là như vậy
không?
Một ý nghĩ kinh khủng chợt đến với cô. Cô sực nhớ mình bị kết
tội giết một người là Phêbuýt Đờ Satôpe.
Cô từng chịu hết thảy cho tới lúc đó. Nhưng đòn sau cùng này
nặng quá. Cô ngã lăn ra ngất lịm trên mặt đường.
- Nào, khiêng nó lên xe rồi làm cho xong đi! - Sácmôluy nói.
Chưa ai chú ý nhìn thấy trong hành lang các tượng đức vua tạc
ngay trên vòm cổng lớn, một khán giả kỳ lạ từ nảy đến giờ vẫn quan sát hết sức
lạnh lùng, cổ vươn dài, khuôn mặt méo mó, nếu không mặc quần áo nửa đỏ nửa tím
thì mọi người đã tưởng đó là một trong dãy quái vật bằng đá từ sáu trăm năm nay
vẫn há mõm tuôn nước xuống các ống máng dài của nhà thờ. Khán giả đó không bỏ
qua tí gì về cảnh tượng diễn ra từ giữa trưa ở trước cổng nhà thờ Đức bà. Và
ngay lúc đầu, khi không ai nghĩ tới chuyện theo dõi, hắn đã buộc chặt vào cột
nhỏ trên hành lang một sợi dây thừng to có mấu, một đầu rủ lòng thòng chấm bậc
thềm. Xong xuôi, hắn lặng lẽ đứng nhìn, thỉnh thoảng lại huýt sáo khi con sáo
bay qua. Đột nhiên, đúng lúc các trợ thủ của đao phủ sắp sửa thi hành mệnh lệnh
thản nhiên của Sácmôluy, hắn liền trèo qua lan can hành lang, dùng tay, chân, đầu
gối bám ỉấy sợi thừng, rồi thấy hắn tụt xuống theo mặt tiền nhà thờ, như giọt
nước mưa chảy dọc tấm kính, chạy vụt tới bên hai tên đao phủ, nhanh như con mèo
từ mái nhảy xuống, đấm gục bọn chúng bằng hai quả tống thôi sơn, một tay nhấc
cô gái Ai Cập như trẻ con nhấc búp bê, rồi nhảy vọt một cái vào tận trong nhà
thờ, vừa nâng cô gái cao quá đầu vừa thét vang:
- Tị nạn!
Sự việc xảy ra nhanh đến nỗi, nếu là ban đêm, ta có thể thấy
hết như dưới ánh sáng một tia chớp giật.
- Tị nạn! Tị nạn! - Đám đông hò theo và ngàn vạn tiếng vỗ tay
làm con mắt độc nhỡn của Cadimôđô lóe lên vui sướng và kiêu hãnh.
Cô gái tù bị lay động liền thức tỉnh. Cô ngước mi mắt nhìn
Cadimmôđô rồi lập tức nhắm nghiền, như khiếp sợ kẻ cứu mình.
Sácmôluy cùng bọn đao phủ, củng đoản phòng vệ, đều chưng hửng.
Đúng thế, trong khu vực nhả thờ Đức bả, kẻ tử tù trở nên bất khả xâm phạm. Nhà
thờ là nơi ẩn náu. Mọi công lý loài người đều chấm dứt trên ngưỡng cửa.
Cadimôđô dửng lại trước cổng lớn. Hai bàn chân nó to bè đứng
trên nền đá nhà thd cũng vững chắc như đôi trụ cột nặng nề kiểu rôman. Cái đầu
to, rậm tóc, rụt xuống giữa đôi vai như đầu sư tử, vốn cũng có bờm và không có
cổ. Nó nâng cô gái toàn thân run rẩy, lơ lửng trên đôi tay chai sạn, như nâng tấm
vải trắng; nhưng nó nâng cô hết sức gượng nhẹ, tưởng chừng chỉ sợ làm cô tan vỡ
hoặc khô héo. Tựa hồ nó biết đây là một vật mỏng manh, hoàn mỹ và quý báu,
giành cho các bàn tay khác, chứ không phải cho tay nó. Đôi lúc, nó có vẻ không
dám đụng vào người cô, dủ bằng hơi thở. Rồi đột nhiên, nó ghì chặt cô trong
vòng tay, trên lồng ngực gồ ghề, như tải sản, như kho tảng, như bả mẹ ôm giữ đứa
con; con mắt quỷ sứ của nó cúi nhìn cô, chan chứa yêu thương, đau khổ và tội
nghiệp, rồi đột rhiên ngước lên lóe sáng. Thế là phụ nữ kẻ cười người khóc, đám
đông giậm chân vỗ tay thích thú, vì lúc đó Cadimôđô quả thực đẹp. Đứa con mồ
côi, đứa trẻ nhặt được, đồ bỏ đi, chính nó, đúng là đẹp thực, nó cảm thấy mình
cao cả và dũng mãnh, nó nhìn thẳng vào cái xã hội từng gạt bỏ nó, mà nó ngang
nhiên can thiệp vảo, nhìn thẳng vào cái công lý loài người đang nắm giữ con mồi
mà nay nó đã giành lại, tất cả bầy hổ đói nay đành chẳng có gì để nhai, bọn sai
nha, thẩm phán, đao phủ, tất cả lực lượng của nhà vua vừa bị nó đập tan, nó, một
kẻ hèn hạ, nhưng mang sức mạnh của Chúa.
Và lại, việc một con người dị dạng bảo hộ một con người khốn
khổ, một kẻ tử tủ được Cadimôđô cứu vớt thật là cảm động. Đó là hai nỗi đau khổ
cùng cực của thiên nhiên và xã hội đã gặp nhau và giúp đỡ nhau.
Nhưng sau vài phút đắc thắng, Cadimôđô đã vụt biến vầo trong
nhà thờ cùng gánh nặng trên tay, Dân chúng vốn ưa thích mọi hành động hào hiệp,
đưa mắt dõi theo hắn dưới vòm giáo đường u tối, luyến tiếc sao hắn sớm lẩn
tránh sự hoan hô.
Đột nhiên, mọi ngưòi lại thấy hắn xuất hiện ở một đầu hành
lang đặt tượng các vua Pháp, hắn chạy vụt như thằng điên, hai tay nâng cao chiến
lợi phẩm và kêu lên:
- Tị nạn!
Đám đông lại hoan hô rầm trời. Chạy hết hành lang, nó chui tọt
vào phía trong nhà thờ. Lát sau, nó lại xuất hiện trên sân thượng, vẫn ôm cô
gái Ai Cập trên tay, vẫn chạy như điên, vẫn la hét:
- TỊ nạn!
Đám đông lại hoan hô. Sau củng, nó xuất hiện lần thứ ba trên
đỉnh tháp chuông nhỏ, ở đó, nó như muốn kiêu hãnh đưa ra cho cả thành phố xem
con người nó vừa cứu thoát, và cái giọng oang oang, cái giọng rất ít ai được
nghe và chính nó không bao giờ nghe thấy, cuồng nhiệt cất lên ba lần, thấu tận
mây xanh:
- TỊ nạn! TỊ nạn! TỊ nạn!
- Nôen! Nôen! Dân chúng phía dưới cũng reo lên và tiếng hoan
hô vang dội vẳng sang tận bờ sông bên kia, làm kinh ngạc đám đông ở quảng trường
Grevơ củng mụ tu kín vẫn đang chờ đợi, mắt dán vào đài treo cổ.
QUYỂN CHÍN
I. CƠN SỐT
Clủđơ Phrôlô không còn ở trong nhả thờ, khi đứa con nuôi của
ông đột nhiên chặt đứt nút thòng lòng định mệnh mà vị phó chủ giáo khốn nạn đã
thòng vào cổ cô gái Ai Cập, đồng thời cũng tròng luôn vào cổ mình. Quay vào
phòng thay áo lễ, ông cởi bộ bạch y, áo lễ và khăn quàng trút hết vào tay gã hầu
lễ sững sờ, rồi theo cửa ngách tu viện ông lẻn ra ngoài, sai gã lái đò ở khu
Teranh chở ông sang tả ngạn sông Xen, rồi đi sâu vào các phố dốc ở Khu đại học,
cũng chẳng biết mình đi đâu, mỗi bước lại gặp lũ lượt từng đám đàn ông đàn bả
vui vẻ kéo về phía cầu Xanh Misen, hy vọng vẫn còn tới kịp để xem treo cổ con
phù thủy; ông phó chủ giáo mặt tái nhợt, ngơ ngác, còn bối rối, mủ quáng và dữ
tợn hơn cả con chim ăn đêm được thả ra vầ bị lũ trẻ đuổi bắt giữa ban ngày. Ông
không còn biết mình đang ở đâu đang nghĩ gì hoặc đang mơ. Ông đi, ông bước, ông
chạy, gặp phố nào sà vảo phố đó, không lựa chọn, luôn luôn bị quảng trường
Grevơ đẩy vê phía trước, cái quảng trường Grevơ khủng khiếp mà ông mơ hồ cảm thấy
sau lưng.
Cứ thế ông đi dọc quanh Xanhtơ Giơnơvievơ và cuối cùng theo cửa
ô Xanh Victo ra khỏi thành phố. Ồng tiếp tục chạy trốn, chừng nào quay lại còn
trông thấy dãy tháp vây quanh Khu đại học và nhà cửa lác đác ở vùng ngoại ô; rồi
cuối củng, khi một dải đất đã che khuất toàn bộ cái đô thành Paris ghê tởm, khi
tưởng mình đã ở ngoài xa trăm dặm, trên đồng ruộng, trên sa mạc, ông mới dừng lại
và xem ra mới thở được.
Đầu óc ông lúc đó dồn dập bao ý nghĩ khủng khiếp. Ông nhìn thấy
rõ tâm hồn mình và run sợ. Ông nhớ tới cô gái khốn khổ đã làm hại đời mình và bị
mình làm hại lại. Ông đưa mắt ngơ ngác dõi theo con đường đôi khúc khuỷu của định
mệnh đã buộc hai số phận họ phải đi theo, cho tới chỗ giao nhau, định mệnh liền
xô đẩy chúng va nhau đổ vỡ tan tành. Ong nghĩ tới sự điên rồ của những nguyện cầu
vĩnh cửu, sự hư danh của trinh bạch, khoa học, tôn giáo, đạo đức, sự vô ích của
Chúa. Ỏng vui sướng đắm mình trong các tư tưởng đen tối, và lúc đi sâu vào, liền
cảm thấy trong lòng bật lên tiếng cười của Xatăng.
Càng đào sâu tâm hồn như vậy, lúc nhận thấy tạo hóa dành sẵn
vị trí quá lớn cho dục vọng, ông cười cảng chua chát hơn. Ông khuấy đảo từ đáy
lòng lên tất cả hằn thủ, tất cả tàn ác của mình và nhận thấy, với con mắt lạnh
lùng của thầy thuốc khám con bệnh, sự hằn thù, sự tàn ác đó chỉ là tình yêu đọa
lạc; tình yêu, suối nguồn của mọi đức tính ở con người, sẽ biến thành thứ khủng
khiếp trong trái tim tu sĩ, và một người được cấu tạo như . ông, khi trở thành
linh mục cũng trở thành quỷ sứ. Rồi ông cười ghê rợn và đột nhiên mặt tái xanh
khi nhận xét khía cạnh bi thảm nhất của mối ham mê định mệnh, của tình yêu xói
lở, mang nọc độc, hằn học, quyết liệt, chỉ dẫn tới đài treo cổ cho người này và
địa ngục cho kẻ kia; cô gái bị xử tội, còn ông bị đày đọa.
Rồi ông lại cười vang khi nghĩ tới Phêbuýt còn sống; dù sao
viên đại úy vẫn sống, có vẻ hoạt bát và hớn hở, mặc bộ nhung phục cảng đẹp đẽ
hơn bao giờ, còn dẫn thêm cô' nhân tình mới đến xem treo cổ cô cũ. Nụ cười gằn
cảng tăng thêm khi ông nghĩ, trong số người ông muốn cho chết, chỉ có cô gái Ai
Cập, con người duy nhất không thoát khỏi tay ông.
Từ viên đại úy, ông nghĩ sang đám dân chúng và cảm thấy ghen
tuông một cách lạ thường. Ông nghĩ cả đám dân chúng nữa, toản thể dân chúng đã
nhìn rõ người đản bà ông yêu, gần như trần trụi trong tấm áo lót. Ong vặn vẹo
cánh tay khi nghĩ người đàn bà đó, mà chỉ riêng ông thấp thoáng nhìn thấy bóng
hình trong bóng tối cũng đủ tạo cho mình hạnh phúc tuyệt vdi, nay bị phơi trần
giữa ban ngày, ngay giữa trưa, cho tất cả dân chúng xem, ăn mặc như trong đêm
hoan lạc. Ông tức điên muốn phát khóc trước mọi bí ẩn ái tình đó bị chà đạp,
hoen ố, lột trần, hủy hoại mãi mãi. Ồng tức điên muốn phát khóc khi hình dung
bao con mắt bẩn thỉu đã được thỏa mãn nhìn qua chiếc áo lót tuột dải; cô gái
xinh đẹp, bông huệ trinh tiết, cái cốc trong trắng và khoái cảm mà ông chỉ dám
run run ghé môi, thế là biến thành cái bát công cộng, mả đám lê dân hạ tiện nhất
Paris, bọn ăn cắp, ăn mày, đầy tớ, kéo đến uống chung niềm khoái lạc trơ trẽn,
dơ bẩn và sa đọa.
Khi ông thử quan niệm về hạnh phúc mình có thể tìm thấy trên
trái đất, nếu cô ta không phải gái Bôhêmiêng, còn ông không là linh mục, nếu
Phêbuýt không tồn tại và cô gái không yêu y; khi ông hình dung một cuộc đời yên
ổn và yêu thương cũng có thể có với mình và giữa lúc này, ở đâu đó, trên trái đất,
vẫn có những cặp sống sung sướng, mê mải trò chuyện dài lâu dưới gốc cam, bên
con suối, trước ánh tà dương, dưới đêm sao; và nếu Chúa muốn vậy, ông cũng có
thể cùng cồ gái thành một cặp được hưởng phước lành, nghĩ vậy, trái tim ông liền
chìm tan trong yêu thương và tuyệt vọng.
Ôi! Nàng! Chính nàng! Ý tưởng cố định đó luôn trở lại dày vò
ông, cắn cấu cân não và xé nát ruột gan. Ông không luyến tiếc, không hối hận; tất
cả những gì đã làm, ông sẵn sàng làm tiếp; ông thích thấy cô gái trong bàn tay
đao phủ hơn trong cánh tay đại úy, nhưng ông đau khổ, ông đau khổ đến mức thỉnh
thoảng lại bứt từng nắm tóc xem nó đã bạc chưa.
Có lúc ông lại chợt nghĩ phải chăng đây chính là cái phút mà
sợi dây ghê tởm ông trông thấy sáng nay, đang thắt vòng nút thép quanh chiếc cổ
hết sức ẻo là và duyên dáng đó. Y nghĩ này làm mồ hôi ông toát ra khắp lỗ chân
lông.
Cũng có lúc, khi đang cười giễu quái gở chính bản thân mình,
ông hình dung Exmêranđa trong lần gặp đầu tiên, cô hoạt bát, vô tư, tươi cười,
đỏm dáng, nhảy nhót, bay bổng, nhịp nhàng và cả Exmêranđa trong ngày cuối cùng,
cô mặc áo lót, thòng lọng quanh cổ, đi chân không, thong thả leo lên cầu thang
cong queo của đài treo cổ, ông tưởng tượng hai cảnh tượng đó thế nào mà bỗng
thét lên khủng khiếp.
Trong cơn bão tố tuyệt vọng đang lay động, phá tan, giằng giật,
dìm cong, bứt rễ hết trong tâm hồn, ông vẫn nhìn cảnh vật chung quanh. Dưới
chân dăm con gà mái dùng mỏ tìm bới trong bụi cây, đản bọ hung óng ánh chạy dưới
nắng, trên đầu vài đám mây bông màu xám trôi trên nền trời xanh, cuối chân trời
tháp chuông tu viện Xanh Victo chọc thủng đường cong của ngọn đồi bằng mái nhọn
đá đen, còn gã thợ xay trên đồi Côpô huýt sáo đứng ngắm các cánh cối xay cẩn củ
quay. Toàn bộ cuộc sống linh hoạt, nền nếp, yên ổn, xảy ra chung quanh dưới
muôn ngàn hình thức, làm ông khó chịu. Ông lại tiếp tục chạy trốn.
Ông chạy khắp cánh đồng như vậy cho đến tối. Cuộc trốn chạy
khỏi thiên nhiên, đời sống, bản thân, mọi người, Chúa trời, khỏi tất cả, kéo
dài suốt ngày. Thỉnh thoảng ông nằm úp mặt xuống đất và lấy móng tay cào bứt
lúa non. Đôi lúc ông dừng lại trên một phố vắng trong làng và ý nghĩ day dứt chịu
không nổi làm ông phải giơ tay ôm lấy đầu để gắng giật nó ra khỏi vai và đập
nát trên nền đường.
Tới giờ mặt trời lặn, ông lại tự xem xét lần nữa và thấy mình
sắp điên. Cơn bão tố kéo dài trong người từ lúc ông hết cả hy vọng lẫn ý muốn cứu
cô gái Ai Cập, cơn bão đó không để sót lại trong lương tâm bất cứ một ý nghĩ
còn lành mạnh, một tư tưởng còn đứng vững nào. Lý trí ông nằm chết gí, gần như
hoàn toàn bị tiêu hủy. Trong óc chỉ còn lại hai hình ảnh rõ rệt: Exmêranđa và cột
treo cổ. Tất cả cái còn lại đều đen ngòm. Hai hình ảnh đó ráp lại và bày ra trước
mắt một cảnh tượng ghê rợn, ông càng dồn hết chú ý và suy nghĩ còn sót lại vảo
đó, lại càng thấy chúng to lớn mãi lên theo một tiến trình kinh khủng, một hình
ảnh càng thêm duyên dáng, quyến rũ, xinh đẹp, sáng ngdi, còn hình ảnh kia càng
thêm khủng khiếp; đến nỗi cuối cùng, ông thấy Exmêranđa như ngôi sao, còn giá
treo cổ như cánh tay khổng lồ trơ xương.
Một điều đáng chú ý, trong suốt thời gian bị dằn vặt, ông
không hề có ý nghĩ nghiêm túc muốn chết. Gã khốn nạn vốn như vậy. Y bám chặt lấy
sự sống. Có lẽ quả thực y vẫn nhìn thấy phía sau là địa ngục.
Trong khi đó, chiều cứ xuống dần. Con người còn sống bên
trong mơ hồ nghĩ tới chuyện quay về. Ông tưởng đang ở cách xa Paris; nhưng xem
lại phương hướng, ông chỉ thấy mình chỉ đi vòng quanh Khu đại học. Tháp nhọn
nhà thờ Xanh Xuynpixơ và ba tháp cao khác của nhà thờ Xanh Giécmanh Đề Prê nhô
lên ở trên đường chân trời phía bên phải. Ông đi về hướng đó. Khi nghe tiếng hô
đứng lại của những lính canh của tu viện trưởng ở chung quanh dãy ráo trô răng
cưa tại tu viện Xanh Giécmanh, ông quay lại, bước vảo con đường mòn trước mặt ở
giữa cối xay của tu viện và trại hủi của thị trấn, rồi lát sau đi tới vùng ven
Prê 0 Cléc. Khu đồng cỏ này nổi tiếng ồn ào suốt ngày đêm; đó là con giao long
của các hiệp sĩ tội nghiệp ở Xanh Giécmanh, quod monachis Sancti Germani
pratensis hydra fuit, clericis, nova semper dissidioram capita suscitantibus(1\
Phó chủ giáo sợ gặp ai quen ở đó; ông ngại tất cả mọi người; ông vừa lẩn tránh
khỏi Khu đại học, thị trấn Xanh Giécmanh nay ông định chỉ quay về phố lúc thật
khuya, ông đi dọc vùng Prê 0 Cléc, bước vảo con đường mòn vắng vẻ ngăn cách nó
với khu Điơ Nớp, rồi cuối cùng tới bờ sông. Tại đây, đức cha Clôđơ kiếm được
người lái đò, vỏi vài đơniê tiền Paris, bằng lòng chở ông ngược dòng
1. Quod monachis Sancti - Germani... suscitantibus: Đối với
các tu sĩ ở nhà thờ Xanh Giécmanh Đe Prê, nó là con giao long, bọn giáo sinh
luôn gây ra các van đề mới để tranh chấp.
Xen lên tận mũi đất Khu thành cũ, và để ông ghé lên mỏm đất
hoang này nối liền với khu vườn ngự uyển song song với cù lao Chú đưa bò qua
sông.
Con thuyền chòng chành đều đặn và tiếng sóng vỗ làm cha Clôđơ
khốn khổ gần như đờ đẫn cả người. Khi ngưdi lái đò đã rời xa, ông đứng thẫn thờ
trên bãi, nhìn ra phía trước và chỉ thấy cảnh vật qua những lay động phóng to.
Khiến ông thấy tất cả đều trở thảnh quái dị. Sự mệt mỏi sau nỗi đau khổ lớn gây
hậu quả đó trong tâm trí, vốn không phải chuyện hiếm.
Mặt trời khuất sau tòa tháp cao Nenlơ. Lúc này là hoàng hôn.
Nen trời trắng bệch, nước sông cũng trắng bệch. Giữa hai khoảng trắng, bờ tả ngạn
sông Xen ông đang chăm chú nhìn hiện lên sừng sững tối đen, rồi cứ nhỏ dần về
xa, lao vào màn sương chân trời như mũi tên đen. Bờ sông san sát nhà cửa, hiện
lên thành bóng dáng tối đen, nổi bật sẫm màu trên nền sáng của tròi nước. Đây
đó cửa sổ bắt đầu lóe sáng như miệng lò cháy đỏ. Cái tháp tưởng niệm đen bát
ngát đó tách biệt giữa hai khoảng trắng của nền trời và mặt sông, khá rộng ở chỗ
này, gây cho cha Clôđơ một cảm giác kỳ lạ, giống cảm giác của' người nằm ngửa
trên mặt đất dưới chân tháp chuông nhà thờ Xtraxbua, ngắm nhìn ngọn tháp nhọn
khổng lồ ở trên đầu chọc thẳng vào buổi chạng vạng hoảng hôn. Duy có điều ở
đây, Clôđơ đang đứng còn cái tháp tưởng niệm lại nằm; nhưng vì dòng sông phản
chiếu nền trời, kéo dài vực thẳm dưới chân ông, nên mỏm đất mênh mông tựa hồ
cũng táo bạo lao vút vào khoảng không hệt như mọi tháp nhọn nhà thờ; và cảm
giác cũng hệt như nhau. Cảm giác này cũng lại có vẻ gì thật kỳ lạ vầ sâu sắc
hơn, tưởng như đây đúng là tháp chuông nhà thờ Xtraxbua, nhưng tháp chuông nhà
thờ Xtraxbua cao hai dặm, một cái gì chưa từng có, vĩ đại, không ước lượng nổi,
một tòa kiến trúc mắt người chưa từng thấy, một tháp Baben. Ông khói trên nóc
nhà, lỗ châu mai trên tường thành, đầu hồi chạm trổ trên mái, tháp chuông nhà
thờ dòng Ôguyxtanh, tháp Nenlơ, mọi góc nhô cao làm sứt mẻ hình dáng trông
nghiêng của tháp tưởng niệm đồ sộ, càng làm tăng ảo giác, trêu chọc kỳ quặc con
mắt bằng đường nét lồi lõm của một công trình điêu khắc rậm rạp và kỳ ảo. Đang
trải qua ảo ảnh, Clôđơ tưởng nhìn thấy bằng cặp mắt thật, nhìn thấy lầu chuông
địa ngục; trăm ngàn ánh sáng rải khắp chiều cao chiếc tháp hãi hùng, đối với
ông cũng là từng ấy khung cửa của lò lửa mênh mông bên trong; tiếng nói, tiếng ồn
từ đó vẳng ra cũng là từng ấy tiếng kêu la, rên rỉ. Thế rồi ông đâm sợ, ông lấy
tay bịt tai để khỏi nghe thấy, quay lưng lại để khỏi nhìn thấy, rồi rảo bước
tránh xa khỏi huyễn tượng hãi hủng.
Nhưng huyễn tượng ở ngay trong ông.
Lúc quay vào phố, khách qua đường chen chúc trước quầng ánh
sáng các quầy hàng, khiến ông có .cảm tưởng chung quanh toàn những bóng ma đi
đi lại lại bất tận. Tai ông ù lên các tiếng động kỳ quặc. Đầu óc hỗn loạn ý định
ngông cuồng lạ lủng. Õng không thấy nhà cửa, đường phố, xe cộ, đàn ông đản bà,
mà chỉ thấy một mó hổ lốn các vật thể bất định, chúng kề sát bên nhau để hòa
tan lẫn lộn. Ớ đầu phố Hảng thùng, có một cửa hàng thực phẩm mà theo tục lệ
xưa, mái hiên được viền quanh bằng các vòng sắt tây có treo lủng lẳng một vòng
tròn những cây nến gỗ, chúng va chạm vào nhau trước gió, kêu lách cách như tiếng
sênh phách. Ông tưỏng nghe thấy một bó bộ xương người ở giảo đài Môngphôcông va
chạm nhau trong bóng tối.
- Ôi! - Ông thì thầm, gió đêm xô đẩy chúng va chạm nhau, hòa
lẫn tiếng xiềng với tiếng xương! - Cô ta có lẽ cũng ở đó, với bọn chúng.
Ông ngơ ngác không biết mình đang đi đâu. Được vài bước, ông
tới cầu Xanh Misen. Có ánh đèn nơi cửa sổ tầng trệt một nhà. Ông lại gần. Qua cửa
kính rạn vỡ, ông thấy căn phòng tồi tàn, gợi lên trong đầu một ký ức mơ hồ.
Trong gian phòng lờ md ánh đèn leo lét, một thanh niên tóc hung tươi tắn, nét mặt
vui vẻ, đang cười sằqg sặc ôm hôn cô gái ăn mặc rất lõa lồ. Và cạnh ngọn đèn, mụ
già ngồi quay chi, hát giọng thều thào. Vì tiếng cười chàng trai trẻ đứt quãng
nên bài hát của mụ già lõm bõm vẳng tới tai linh mục. Lòi ca thật tối nghĩa và
ghê rợn.
Grevơ, sủa lên, Grevơ, sôi sục!
Quay đi, quay đi, guồng chỉ,
Bện dây thùng cho đao phủ Dưới nhà ngang đang huýt gió Grevơ,
sủa lên, Grevơ, sôi sục.
Dây thừng gai thật ỉà đẹp!
Tù Ixy đến tận Văngvrơ Không gieo ỉúa, chỉ gieo gai.
Thằng ản cắp chẳng đánh cắp Dây thùng gai thật ỉà đẹp Grevơ,
sôi sục, Grevơ sủa lên!
Để ngắm con đĩ treo cổ Trên đài treo cô toét rả,
Con mắt lầ những cửa sổ Grevơ, sôi sục, Grevơ sủa lên!
Tới đó chàng trai cười và vuốt ve cô gái. Bà giả là mụ Phaluốcđen;
cô gái, đó là con đĩ; chàng trai, đó là Giăng, em trai ông.
Ông tiếp tục nhìn. Thà ngấm cảnh này còn hơn là cảnh khác.
Ông thấy Giăng tới cửa sổ cuối phòng, mở ra, nhìn phía bờ
sông lấp lánh trăm nghìn cửa sổ sáng đèn xa xa và nghe thấy y nói lúc khép cửa
lại:
- Ai ngờ thế mả tối rồi! Dân phố đã lên đèn còn Chúa ơn phước
đã thắp sao,
Rồi Giăng quay lại với cô gái đĩ, đập vỡ cái chai đặt trên
bàn, kêu lên:
- Mẹ kiếp! Cạn sạch rồi kia à! Anh hết nhẵn cả tiền! Idabô,
em yêu ơi, anh chỉ thích Giuypite khi nào ngài biến cặp vú trấng hếu của em
thành hai chai rượu đen ngòm, để anh ngày đêm bú rượu nho vùng Bônơ.
Câu pha trò thú vị làm cô gái đĩ cười vang, rồi Giăng đi ra.
Đức cha Clôđơ chỉ kịp nằm nhoài ra mặt đất để khỏi bị chú em
trông thấy, nhìn tận mặt và nhận ra. Cũng may phố xá tối om, còn cậu học trò
đang say. Tuy nhiên y cũng trông thấy phó chủ giáo nằm trên mặt đường lẩy bủn.
- Ô kìa! - Y nói, - cái lão này hôm nay chè chén thỏa thuê rồi.
Y lấy chân lay đức cha Clôđơ đang cố nín thở.
- Say khướt rồi, - Giăng nói. - Chà, hắn bí tỉ rồi. Cứ như
con đỉa nhả khỏi thủng rượu. Hắn lại hói đầu, - y cúi xuống nhìn và nói thêm: một
lão già! Forturate senext[105]’
Rồi đức cha thấy hắn bỏ đi và nói:
- Cũng thế thôi, lý trí là điều tốt đẹp, còn ông anh phó chủ
giáo của minh thật sung sướng được làm nhà hiền triết và lắm tiền.
Rồi phó chủ giáo đứng dậy và chạy một mạch về phía nhà thờ Đức
bà mà ông thấy dãy tháp đồ sộ nổi lên trong bóng đêm, phía trên mái nhà.
Vừa lúc hớt hải chạy tới quảng trường Sân nhà thờ, ông lủi lại
và không dám ngước nhìn tòa nhà bi thảm. Ồng khẽ kêu lên:
- Ôi! Có thật một chuyện như vậy đã xảy ra ở đây, hôm nay,
ngay buổi sáng này.
Tuy nhiên, ông vẫn lén nhìn nhà thờ. Mặt tiền tối om. Nền trời
phía sau lấp lánh sao. Vành trăng lưỡi liềm, vừa bay lên khỏi chân trời, lúc đó
dừng lại trên đĩnh tháp bên phải, và tựa con chim chói sáng, nó tới đậu lên dãy
lan can nổi hình lá tam diệp đen.
Cổng tu viện đóng kín. Nhưng phó chủ giáo lúc nào cũng mang
theo chìa khóa cửa tòa tháp có đặt phòng thí nghiệm của ông. Ông dùng chìa khóạ
đó để vảo nhà thờ.
Ông thấy bên trong tối om và lặng ngắt như dưới hang. Thấy từng
khối lớn bóng đen buông phủ khắp nơi thành mảng rộng, ông nhận ra các bức rèm của
buổi lễ ban sáng chưa được cất đi. Chiếc thánh giá lótn thêu chỉ bạc lấp lánh ở
phía xa tối om, rải rác vải chấm sáng, như dòng ngân hà trong đêm tối nhà mồ.
Dãy cửa sổ dài gian hát thánh ca để lộ góc trên hình cung nhọn ở phía trên tấm
rèm đen mà các khung kính màu, để lót ánh trăng, chỉ còn lại màu sắc mơ hồ của
ban đêm, thứ màu tím, màu trắng và màu xanh chỉ thấy trên sắc mặt người chết.
Nhìn thấy khắp chung quanh gian hát thánh ca toàn những chỏm nhọn tò vò tái nhợt
đó, phó chủ giáo tưởng trông thấy các mũ lễ của những giám mục bị tội đọa đày. Ồng
nhắm mắt và lúc mở mắt ra, tưởng như có một vòng tròn những bộ mặt tái nhợt
đang nhìn mình.
Ông liền chạy trốn khắp nhà thờ. Thế là tòa nhà tựa hồ cũng
chuyển động, ngọ nguậy, sống dậy, hoạt động, mỗi cột lớn liền biến thành cẳng
chân to tướng đang giậm thình thịch bằng chân cột đá to bản, tòa nhà thờ đồ sộ
chỉ còn là loài voi kỳ dị hít thở và bước đi với dãy cột làm chân, với hai tháp
làm vòi và tấm màn treo mênh mông màu đen làm chăn phủ lưng.
Như vậy, cơn sốt và cơn điên đã đạt tới cường độ ghê gớm, thế
giới bên ngoài, đối với kẻ xấu số, chỉ còn là thứ u ẩn mịt mùng trông thấy, sờ
thấy, ghê rợn.
Ông thấy dịu bớt trong chốc lát. Bước xuống ngăn xép cạnh
gian nhà hát kinh, ông chợt thấy ánh lửa đỏ sau hàng cột. Ông chạy đến như tới
một ngôi sao. Đó là ngọn đèn tù mủ ngày đêm soi sáng cuốn sách kinh cồng cộng của
nhà thờ Đức bả dưới tấm lưới sắt. Ông vồ lấy cuốn thánh kinh, hi vọng tìm thấy
niềm an ủi hoặc khuyến khích nào đó. Cuốn sách mở ra vào đoạn Giốp, khiến ông
chăm chú đọc: - "Rồi một lỉnh hon lướt qua trước mặt và ta nghe thấy một
hơi thở nhẹ, thế là khắp người ta nổi gai".
Đọc đoạn văn rùng rợn này, ông có cảm giác của người mủ bị
cái gậy vừa nhặt lên đâm trúng mình. Hai đầu gối rụng rời, ông khuỵu xuống nền
đá lát, nghĩ tới cô gái đã chết hồi ban ngày. Ông cảm thấy bao luồng khói quái
dị trôi qua và ập vào đầu óc, tưởng như đầu mình hóa thành ống khói địa ngục.
Hình như ông nằm đó rất lâu, không nghĩ ngợi gi, suy sụp và thụ động dưới bàn
tay ác quỷ. Mãi sau mới hơi lại sức, ông định tới náu mình trong tòa tháp, cạnh
gã Cadimôđô thân tín. Ông nhổm dậy và vì sợ, nên cầm lấy cây đèn nơi cuôn sách
kinh, để soi đường. Làm thế là phạm tội báng bổ; nhưng ông không để ý tới chuyện
vặt đó nữa.
Ồng thong thả leo cầu thang lên tháp, trong lòng thầm run sợ
là ánh đèn bí hiểm giữa đêm khuya, thấp thoáng qua tửng lỗ châu mai lên tới đỉnh
tháp chuông, có thể ló ra cho khách qua đường hiếm hoi trên sân trước nhà thờ
nhìn thấy.
Đột nhiên ông cảm thấy mát rượi trên mặt và đã lên tới trước
cửa dãy hành lang cao nhất. Không khí mát lạnh; mây vần vũ trên nền trời, từng
đám lớn trắng bệch nổi trôi, đè lên nhau, xóa mờ góc cạnh và giống băng trôi
trên sông mùa đông, vầng trăng lưỡi liềm sa vảo giữa đám mây như con thuyền
thiên giới mắc kẹt trong các tảng băng không trung.
Ồng nhìn xuống vằ đứng ngắm một lát, giữa hàng rào những cột
con nối liền hai tháp, xa xa qua tấm màn the sương khói, đám đông lặng lẽ các
mái nhà Paris, nhọn hoắt, hằng hà sa số, san sát và nhỏ bé như các đợt sóng
trên biển lặng đêm hè.
Ánh trăng chiếu yếu ớt khiến trời đất đều nhuốm màu tro.
Vừa lúc đó chuông đồng hồ cất giọng nhỏ và rè. Đúng nửa đêm.
Linh mục nhớ tới lúc giữa trưa. Đó là mười hai giờ đang trở lại. Ông thầm nói:
- Oi! Giờ đây cô gái chắc lạnh cứng rồi.
Đột nhiên, cơn gió thổi tắt đèn và gần như củng lúc, ông thây
xuất hiện ở góc tháp trước mặt một cái bóng, một hình trắng, một dáng người, một
đân bà. Ong rùng mình. Cạnh người đàn bà là con dê nhỏ kêu be be hòa củng tiếng
rên rỉ cuối cùng của chuông đồng hồ.
Ong trân tĩnh nhìn. Đúng cô gái.
Cô mặt tái xám, người tối sầm. Tóc xõa xuống vai như hồi
sáng. Nhưng không còn sợi thừng nơi cổ, tay không bị trói. Cô được tự do, cô đã
chết.
Cô mặc áo trắng, đầu phủ khăn trắng.
Cô bước lại phía ông, thong thả ngước nhìn trời. Con dê siêu
phàm theo sau. Ông thấy mình như hóa đá, nặng trĩu đến không chạy trốn nổi. Mỗi
bước cô tiến lên, ông lủi lại mỗi bước, cứ như vậy. Thê rồi ông tựa lưng vào
trong vòm. cầu thang tối om. Ong lạnh toát người khi nghĩ có thể cô cũng đi
theo vào; nếu cô bước vào, ông sẽ sợ đến chết ngất.
Quả nhiên cô tới trước cửa cầu thang, dừng lại giây lát, đăm
đăm nhìn vào bóng tối, nhưng không tỏ ra trông thấy linh mục, rồi đi thẳng. Ông
thấy cô cao hơn lúc sống; ông nhìn thấy ánh trăng qua tấm áo dải trắng; ông
nghe thấy hơi thở cô gái.
Cô gái đi rồi, ông mới xuống cầu thang, thong thả như dáng điệu
của bóng ma, tưởng chính mình cũng là bóng ma, ngơ ngác, tóc dựng đứng, tay vẫn
câm chiếc đèn tắt ngóm; vừa bước xuống bậc thang xoáy ốc, ông nghe rõ ràng bên
tai một giọng nói đang cười và nhắc lại:
"...Một linh hồn lướt qua trước mặt và ta nghe thấy một
hơi thở nhẹ, thế là khắp người ta nổi gai".
II. GÙ, CHỘT, THỌT
Môi thành phố thời trung cổ, cho mãi đến đòi vua Luy XII, mỗi
thành phố ở Pháp đều có nơi tị nạn. Giữa dòng thác lũ các luật hình và chế độ
tư pháp dã man đang tràn ngập đô thị, các nơi tị nạn đó là những hòn đảo nổi
trên mực nước của công lý con người. Bất kỳ tội phạm nào tới được đó đều thoát
nạn. Tại một vùng ngoại ô, số nơi tị nạn gần ngang số nơi treo cổ. Đó là sự lạm
dụng miễn tội bên cạnh sự lạm dụng cực hình, hai điều xấu gắng sửa đổi lẫn
nhau. Cung điện vua chúa, dinh thự vương công, nhất là thánh đường, đều có quyền
tị nạn. Đôi khi cả một thành phố mâ người ta cần di dân tới định cư, củng tạm
thdi được xem là nơi ẩn náu. Năm 1467 vua Luy XI đặt Paris thành nơi tị nạn.
Khi đã đặt chân vảo nơi tị nạn, kẻ phạm tội trở thầnh bất khả
xâm phạm; nhưng cần nhất là y đừng rằ khỏi nơi đó. Một bước rời khỏi thánh địa,
y rơi ngay xuống dòng thác lũ. Bánh xe khổ hình, đài treo cổ, cột treo người
canh gác cẩn mật quanh nơi ẩn náu và không ngớt rình mò con mồi như đàn cá mập
vây quanh COỊ1 tàu. Do đó ta từng thấy có những tội phạm bạc đầu trong tu viện,
trên cầu thang dinh thự, ngoài vưdn một tịnh xá, dưới cổng một giáo đường; như
vậy, nơi tị nạn cũng chỉ là nhà tù như mọi nhà tủ. Thỉnh thoảng cũng xảy ra một
án lệnh long trọng của pháp đình vi phạm nơi trú ẩn và trao trả tội phạm cho
đao phủ; nhưng chuyện này hiếm có. Các pháp đình thường e ngại những giám mục
và khi hai loại áo chùng đó đụng độ nhau, áo quan tòa thường thất thế trước áo
thày tu. Tuy nhiên đôi khi, như trong vụ bọn người ám sát Pơti Giăng, đao phủ
thành Paris, và trong vụ Emơri Rutxô, kẻ giết hại Giăng Vanlơrê, tòa án đã nhảy
qua đầu giáo hội và bất chấp việc thi hành các phán quyết của giáo hội; nhưng
trừ khi có án lệnh của pháp đình, nguy tai sẽ đến với bất cứ ai dám mang vũ khí
tới xâm phạm nơi tị nạn! Người ta đã biết cái chết ra sao của Rôbe Đờ Clécmông,
thống chế xứ Pháp và Giăng Đờ Salông, thống chế xứ Sămpanhơ; vậy mà sinh chuyện
chỉ vì một gã Peranh Mác, đầy tớ nhà đổi tiền, một tên sát nhân mạt kiếp; nhưng
hai ông thống chế đã phá cửa nhà thờ Xanh Mêri. Tội lỗi ở đó.
Cứ theo tục lệ cho biết, niềm tôn trọng bao quanh nơi ẩn náu
đến nỗi đôi khi lan tới cả súc vật. Aymoăng kể có con nai bị Đagôbe săn đuổi, tới
trú cạnh mộ thánh Đờni, đàn chó đành dừng lại sủa suông thôi.
Các nhà thờ thường có căn phòng nhỏ sẵn sảng tiếp nhận kẻ tới
nhờ cậyế Năm 1407, Nicôla Phìamen sai xây cất cho họ, dưới vòm mái nhà thờ Xanh
Giắc Đd La Busơri, một gian phòng tốn mất bốn đồng livrơ sáu xu mười sáu đơniê
tiên Paris.
Tại nhà thờ Đức bà, đó là căn phòng xây sát dưới mái của gian
bên, dưới dãy cột cuốn, nhìn sang tu viện, ngay đúng chỗ hiện nay vợ người canh
tháp làm thành khu vườn, so với vườn treo ở Babilon thì giống cây rau diếp so với
cây cọ, như mụ gác cổng so với nữ hoàng thần thoại Xêmiram.
Sau khi chạy hùng hục và đắc thắng qua các tháp và hành lanh,
Cadimôđô liền đặt Exmêranđa xuống đó. Suốt lúc chạy, cô gái không kịp hoàn hồn,
nửa mê nửa tỉnh, chẳng biết gì ngoài cảm giác đang lên cao, đang lơ lửng, đang
bay bổng, có gì đó nhấc cô lên khỏi mặt đất. Thỉnh thoảng, cô nghe thấy tiếng
cười giòn giã, giọng nói oang oang của Cadimôđô sát bên tai; cô hé mắt nhìn;
khi đó, trông xuống dưới, cô thoáng thấy Paris chi chít muôn nghìn mái đá đen
và mái ngói, như bức tranh ghép mảnh màu đỏ lẫn màu xanh còn trên đầu là bộ mặt
kinh khủng và tươi vui của Cadimôđô. Mí mắt cô liền khép lại; cô tưởng thế là hết,
mình đã bị xử khi đang ngất, và con quỷ dị dạng cầm giữ mệnh số đã lấy lại linh
hồn mình rồi đem đi. Cô không dám nhìn nó và phó mặc hết.
Nhưng khi gã kéo chuông đầu tóc rối bù và thở hổn hển đặt cô
vảo phòng trú ẩn, khi cảm thấy đôi bàn tay to lớn của hắn nhẹ nhàng cởi sợi dây
thừng xiết chặt cánh tay, cô liền cảm thấy như một luồng xô giật bỗng nhiên
đánh thức hành khách trên chiếc tàu biển bị va chạm giữa đêm đen. Y nghĩ cô
cũng bừng tỉnh và lần lượt trở lại trong đầu. Nhận ra mình đang ở trong nhả thờ
Đức bà, cô nhớ lại đã được giành khỏi bản tay đao phủ, nhớ Phêbuýt hãy còn sống,
nhớ Phêbuýt không yêu mình nữa; và hai ý nghĩ đó cùng đến một lúc với cô tội phạm
khốn nạn, ý nghĩ này nhuốm chua cay ý nghĩ kia, cô liền quay lại phía Cadimôđô
đang đứng trước mặt và làm cô hoảng sợ. Cô bảo hắn:
- Tại sao anh lại cứu tôi?
Hắn lo lắng nhìn cô như thử đoán xem cô bảo gì. Cô nhắc lại
câu hỏi. Thế là hắn nhìn cô hết sức buồn rầu rồi bỏ chạy.
Cô kinh ngạc ngồi lại.
Lát sau, nó quay lại, xách theo một gói rồi vứt xuông chân
cô. Đó là quần áo của các bả tử thiện đặt trên ngưỡng cửa nhà thò gửi cho cô.
Lúc đó, cô mới cúi nhìn người mình và thấy gần như trần trụi, bèn đỏ mặt. Sự sống
trở lại với cô.
Cadimôđô như bần thần trước vẻ e thẹn đó. Nó đưa bàn tay to rộng
lên che mắt rồi bỏ đi lần nữa, nhưng bước thong thả.
Cô gái vội mặc áo. Đó là chiếc áo dải trắng và tấm khăn voan
trắng. Một bộ áo nữ tu mới vào phục vụ tại bệnh viện.
Cô vừa mặc xong đă thấy Cadimôđô quay lại. Một tay nó xách
chiếc giỏ, còn tay kia cắp tấm đệm giường. Trong giỏ có chai rượu, bánh mì và
ít thức ăn, nó đặt giỏ xuống đất và bảo:
- Cô ăn đi.
Nó trải đệm xuống sản đá lát và bảo:
- Cô ngủ đi.
Bữa ăn này của nó, đệm giường này của nó, gã kéo chuông vừa đi
lấy mang về.
Cô gái Ai Cập ngước mắt nhìn nó để cảm ơn; nhưng cô không nói
được lời nào. Tên quỷ tội nghiệp quả thực kinh khủng. Cô rủng mình khiếp sợ cúi
đầu.
Lúc đó, nó mới nói:
- Tôi làm cô sợ. Tôi xấu lắm phải không? Cô đừng nhìn tôi nữa.
Chỉ nghe tôi nói thôi. - Ban ngày, cô ở đây; ban đêm, cô có thể dạo chơi khắp
nhà thờ. Nhưng cả ngày lẫn đêm đều không được ra khỏi nhà thd. Đi ra là mất mạng.
Họ sẽ giết cô, còn tôi sẽ chết.
Cô cảm động, ngửng đầu định trả lờiệ Nhưng nó đã biến mất.
Còn lại một mình, cô suy nghĩ về lời lẽ kỳ quặc của con người hầu như quái vật
và ngạc nhhiên về tiếng hắn nói rất khàn mà cũng hết sức dịu dàng.
Rồi cô nhìn gian phòng. Một căn buồng rộng chừng sáu bộ
vuông, với cửa sổ nhỏ và cửa ra vảo trên mặt phẳng hơi nghiêng của mái nhà bằng
đá dẹt. Nhiều ống máng hình đầu thú vật như cúi xuống ở chung quanh và vươn cổ
nhìn cô qua cửa sổ mái. Bên gờ mái, cô thấy trước mắt hầng ngàn ống khói đang bốc
khói từ mọi bếp lửa của đô thành Paris. Cảnh tượng nảy thật buồn rầu đối với
Exmêranđa tội nghiệp, một đứa con vô thừa nhận, bị kết án tử hình, một con
ngưdi khốn khổ, không Tổ quốc, không gia đình, không nhà cửa. Đang lúc ngẫm
nghĩ về nỗi cô độc của mình, đau xót hơn bao gid hết, cô bỗng thấy một cái đầu
lông lá xồm xoàm cọ vào tay, vào đầu gối. Cô giật mình (giờ đây cái gì củng làm
cô khiếp sợ) và nhìn xuống. Đó là con dê tội nghiệp, con Giali nhanh nhẹn, cũng
chạy thoát theo cô, khi Cadimôđô đánh tan đội lính canh của Sácmôluy, và từ
ngót một giờ nay, nó vẫn quấn quýt dưới chân cô mà chưa được cái nhìn đáp lại.
Cô gái Ai Cập hôn nó và bảo:
- Ôi! Giali, ta trót quên mi rồi! Hóa ra mi vẫn nhớ đến ta!
Ôi! Mi đâu phải đứa vô ơn, mi nhỉ!
Đồng thời, nhờ có bàn tay vô hình cất đi khối nặng từ lâu vẫn
đè nén giọt lệ trong tim, cô òa khóc; và nước mắt cảng tuôn chảy, cô cảng thấy
nó cuốn đi mọi cay đắng và chua chát nhất của đau khổ.
Tối đến, thấy trời đêm thật đẹp, ánh trăng thật dịu, cô liền
đi dạo một vòng trên hành lang cao nhất bao quanh nhà thờ. Cô cảm thấy nhẹ nhõm
đôi chút, khi từ trên cao này nhìn xuống, mặt đất sao có vẻ thật yên tĩnh.
III. ĐIẾC
Sáng sau, lúc tỉnh dậy, cô gái nhận ra mình đã ngủ. Điều kỳ lạ
làm cô ngạc nhiên. Đã từ lâu, cô mất ngủ. Một tia nắng sớm vui tươi lọt qua cửa
sổ mái, chiếu vào mặt cô. Cùng lúc với tia nắng, cô thấy ở cửa sổ một vật làm
cô khiếp sợ, khuôn mặt khốn khổ của Cadimôđô. Cô bất giác nhắm nghiền mắt,
nhưng vô ích; cô tưởng như vẩn nhìn thấy qua mí mắt hồng cái mặt nạ ma quỷ, chột
và rụng răng. Hai mắt vẫn nhắm, cô bỗng nghe thấy một giọng Ồm Ồm hết sức dịu
dàng:
- Cô đừng sợ. Tôi là bạn cô. Tôi tới nhìn cô ngủ. Như vậy đâu
có làm phiền gì cô, phải không, khi tới nhìn cô ngủ thế này? Tôi ở đây lúc cô
nhắm mắt thì có bận gì tới cô đâu? Bây giờ, tôi đi thôiễ Đó, tôi đứng lui ra
sau tường rồi. Cô mở mắt được rồi đấy.
Có cái gì còn than vãn hơn lời lẽ, đó là giọng điệu được cất
lên. Cô gái Ai Cập cảm động mở mắt. Quả nhiên, hắn không còn đứng trước cửa sổ.
Cô tới cửa sổ và thấy gã gủ tội nghiệp núp vào góc tưdng, dáng điệu thật đau khổ
và nhẫn nhục. Cô cố gắng nén nỗi ghê tởm do nó gây ra và dịu dàng gọi:
- Lại đây.
Thấy cặp mồi cô gái Ai Cập mấp máy, Cadimôđô lại tưởng là cô
đuổi mình; thế là nó đứng dậy và
khập khiễng bước đi, chậm chạp, đầu cúi xuống, không dám ngước
nhìn cô gái bằng con mắt đầy tuyệt vọng. Cô gọi to:
- Lại đây nào.
Nhưng nó tiếp tục đi xa. Cô bèn chạy ra khỏi phòng, đuổi theo
và cầm lấy cánh tay nó. Thấy cô gái sờ vào người mình, Cadimôđô run hết cả tay
chân. Nó ngước mắt van lơn rồi thấy cô kéo lại gần, mặt mày nó nở nang vui sướng
và yêu thương, cô định dẫn nó vào phòng, nhưng nó khăng khăng đứng lại ngoài cửa,
nói:
- Không, không, con cú không vào trong tổ sơn ca.
Cô gái bèn duyên dáng ngồi xuống tấm đệm,
con dê phủ phục dưới chân. Hai người yên lặng hồi lâu, lặng lẽ
nhìn nhau, nó ngắm bao vẻ kiều diễm, cô thấy bao nhiêu xấu xí. Mỗi lúc cô lại
phát hiện thêm một nét dị dạng mới ở Cadimôđô. Cô đưa mắt nhìn từ đôi đầu gối
khoèo tới chiếc lưng gù, từ lưng gù tới con mắt độc nhất. Cô không ngờ một con
người lại được đúc nặn vụng về đến như vậy lại có thật. Tuy nhiên, trên bấy
nhiêu thứ cô xiết bao buồn rầu và hiền dịu tỡát ra, khiến cô bắt đầu quen dần.
Nó lên tiếng đầu tiên:
- Vừa rồi cô bảo tôi quay lại à?
Cô gật đầu, đáp:
- Phải.
Nó hiểu ý gật đầu, ngập ngừng nói:
- Khốn khổ! Chả là... tôi bị điếc.
- Tội nghiệp! - Cô Bôhêmiêng thốt lên, vẻ đoái hoài thương hại.
Nó mỉm cưòi đau khổ:
- Cô thấy tôi chỉ còn thiếu cái đó là quá đủ, phải không? Phải,
tôi điếc. Tôi sinh ra như vậy. Thật kinh khủng, đúng không? Còn cô, cô đẹp quá!
Giọng nói của con người tội nghiệp có ý thức rất sâu sắc về nỗi
khổ của mình, khiến cô gái không thốt nổi lời nào. Và lại, có nói nó cũng không
nghe thấy. Nó nói tiếp:
- Chưa bao giờ tôi thấy mình xấu xí như bây giờ. Đem so sánh
với cô, tôi rất thương hại cho thân tôi, tôi chỉ là con quái vật khốn khổ đáng
thương! Chắc cô thấy tôi giống con thú phải không! - Còn cô, cô là tia nắng, giọt
sương, tiếng chim! - Tôi là cái gì ghê tởm; chẳng phải người, chẳng phải thú, một
thứ gì đó còn cứng rắn hơn, bị dày xéo dưới chân và dị dạng hơn cả hòn sỏi!
Rồi nó cười, tiếng cười đau đớn nhất trên đời. Nó nói tiếp:
- Phải, tôi điếc. Nhưng cô cứ nói vói tôi bằng cử chỉ dấu hiệu.
Tôi có ông chủ vẫn nói chuyện với tôi bằng cách đó. Với lại tôi biết được ý muốn
của cô qua cặp môi động đậy, qua con mắt nhìn.
- Nếu vậy, hãy nói tại sao anh cứu tôi, - cô gái mỉm cười, hỏi.
Nó chăm chú nhìn cô nói, rồi đáp:
- Tôi hiểu rồi. Cô hỏi tại sao tôi cứu cô. Cô đã quên có thằng
khốn nạn một đêm toan bắt cóc cô, một thằng khốn nạn mà ngay sáng hôm sau cô đã
cứu giúp nó trên đài bêu tù ô nhục. Giọt nước và chút lòng thương, như vậy đủ để
tôi đem cả cuộc đời trả nợ chưa xong. Cô đã quên thằng khốn nạn, còn nó, nó vẫn
nhớ.
Cô hết sức ái ngại nghe Ĩ1Ó nói. Một giọt nước mắt lăn trong
con mắt gã kéo chuông, nhưng không rơi xuống. Nó như gắng tự trọng để nuốt giọt
nước mắt. Khi hết lo giọt nước mắt sẽ rời, nó nói tiếp:
- Này cô, ở đây có những tòa tháp thật cao, một người rơi xuống
sẽ chết trưóc khi tới mặt đường; khi nào cô muốn tôi nhảy xuống, cũng chẳng cần
cô phải nói nửa câu, chỉ một tia mắt là đủ.
Nói rồi nó đứng lên. Dù cô Bôhêmiêng đau khổ đến đâu, con người
kỳ quặc vẫn gợi cho cô lòng xót thương. Cô ra hiệu cho nó ở lại. Nó đáp:
- Không, không. Tôi không nên ở lại quá lâu. Tôi không thoải
mái mỗi khi cô nhìn tôi. Chỉ vì thương hại mà cô không quay mặt đi. Tôi sẽ tới
chỗ nào có thể trông thấy cô mà cô không nhìn thấy tôi. Như vậy hơn.
Nó rút trong túi ra cái còi nhỏ bằng kim khí, nói:
- Cô cầm lấy, khi nào cần tôi, khi nào muốn tôi đến, khi nào
không quá khiếp sợ phải thấy tôi, cô cứ thổi cái còi nảy. Tôi nghe thấy tiếng
còi.
- Nó đặt chiếc còi xuống đất rồi bỏ chạy.
IV. SÀNH VÀ PHA LÊ
Ngày giờ qua đi.
Tâm hồn Exmêranđa dần dần trở lại bình thản. Nỗi đau quá độ
cũng như niềm vui quá độ là những thứ mãnh liệt không thể kéo dài. Trái tim con
người chẳng thể dừng mãi ở một cực điểm. Cô Bôhêmiêng đã quá nhiều đau khổ đến
nỗi chỉ còn lại nỗi ngạc nhiên.
Củng với sự yên ổn, niềm hy vọng cũng trở lại. Cô sống ngoài
lề xã hội, ngoài lề cuộc đời, nhưng mơ hồ cảm thấy có lẽ không phải không thể
trở lại đó. Cô như người chết còn dự phòng giữ lại chiếc chìa khóa cửa mồ.
Cô cảm thấy hình ảnh khủng khiếp bấy lâu ám ảnh mình xa dần.
Mọi bóng ma ghê rợn, Piera Toóctơruy, Giắc Sácmôluy, mờ dần trong trí óc, tất cả,
cả lão linh mục nữa.
Và lại, Phêbuýt còn sống, cô tin chắc như vậy, cô đã nhìn thấy
chàng. Cuộc sống của Phêbuýt là tất cả. Sau hàng loạt rung chuyển định mệnh làm
sụp đổ hết, trong người, cô chỉ thấy tâm hồn còn đứng vững có một thứ, một tình
cảm, đó là tình yêu đối với viên đại úy. Vĩ tình yêu như cái cây, tự nó mọc
lên, đâm sâu rễ vào tất cả bản thể ta và tiếp tục xanh tốt trên trái tim hoang
tàn.
Còn điều khó hiểu chính là say mê càng mủ quáng lại càng dai
dẳng. Không bao giờ nó bền vững bằng lúc tự nó không có lý do tồn tại.
Chắc hẳn Exmêranđa không phải không chua chát lúc nghĩ tới
viên đại úy. Thật ghê rợn khi chính chàng cũng mắc lừa, cũng tin vào sự việc vô
lý, cũng cho rằng chính cô, một người sẵn sàng hy sinh nghìn lần cho chàng, đã
đâm mình. Nhưng rốt cục, không nên quá oán trách chàng; chính cô chẳng thú nhận
tội lỗi đó sao? Chính cô, người đàn bà yếu đuối, chẳng khuất phục trước cực
hình đó ư? Mọi lỗi lầm đều tại cô. Đáng lẽ đành chịu nhổ móng tay còn hơn một lời
thú như vậy. Dù sao, chỉ cần gặp lại Phêbuýt một lần, một phút thôi, chỉ cần một
câu nói, một khóe mắt là đủ để chàng hết hiểu lầm, trở về với cô. Cô tin chắc
như vậy. Cô cũng tự khuây khỏa hão huyền về khối chuyện kỳ quặc, như sự tình cờ
có mặt của Phêbuýt vào hôm cô công khai tạ tội, về cô gái đứng cạnh chàng. Chắc
hẳn đây là em gái. Giải thích vô lý, nhưng cô chấp nhận, vì đang cần tin
Phêbuýt vẫn yêu mình và chỉ yêu có mình thôiẵ Chàng đã chẳng thề thốt với cô là
gì? Ngây thơ và cả tin như cô, còn cần gì hơn nữa? Và lại, trong vụ này, cứ xét
đoán bề ngoài, rõ ràng nó bất lợi cho cô hơn cho chàng. Cô đành chờ đợi. Cô hy
vọng.
Cũng nên nói thêm, nhà thờ, tòa nhà thò rộng lớn bao bọc cô
khắp chung quanh, che chở, cứu vớt cô, tự nó cũng là liều thuốc an thần kỳ diệu.
Đường nét trang trọng của kiến trúc, thái độ sùng bái của mọi vật vây quanh, tư
tưởng thiêng liêng và thanh tịnh, có thể nó toát ra từ mọi lỗ lông chân khối đá
vô hình dung tác động tới cô. Tòa nhả cũng còn vang dội bao tiếng động đầy ơn
phước và uy nghiêm, chúng xoa dịu tâm hồn cô bệnh não. Tiếng ca đều đều người
hành lễ, lời đáp của dân chúng với linh mục, lúc ngắc ngứ, lúc ồn ào, cửa kính
mầu nhịp nhảng rung rinh, đại phong cầm cất cao như trăm tiếng kèn đồng, ba
tháp chuông ngân vang như tổ ong to, cả dàn nhạc đó trỗi dậy một âm giai vĩ đại
luôn luôn lên bổng xuống trầm từ đám đông tới tháp chuông xóa nhòa mọi ký ức,
tưởng tượng đau khổ của cô. Nhất là giàn chuông, chúng hát ru cô. Đó là một thứ
từ trường" mãnh liệt mà các dụng cụ to lớn dâng thảnh đợt sóng cao để phủ
lên người cô.
Cho nên, mỗi lần mặt trời mọc, lại thấy cô nguôi dịu hơn, hít
thở điều hòa, bớt tái xanh, vết thương lòng càng được hàn gắn, vẻ mặt cô càng rạng
rỡ thêm nhan sắc và duyên dáng, tuy trầm tư và kín đáo hơn. Tính nết cũ cũng trở
lại, phần nào cả tính vui vẻ, cái bĩu môi xinh đẹp, lòng yêu thương con dê,
thói ham ca hát, nét e thẹn. Mỗi sáng, cô ý tứ nép vào góc phòng để thay áo, sợ
có ai trên các gác xép lân cận nhìn thấy qua cửa sổ.
Lúc nào bớt nhớ tới Phêbuýt, cô gái Ai Cập đôi khi cũng nghĩ
đến Cadimôđô. Đây là sợi dây duy nhất, mối quan hệ duy nhất, sự giao tiếp duy
nhất còn lại với mọi người, với kẻ sống. Thật tội nghiệp!
Cô còn cách biệt mọi người hơn cả Cadimôđô! Cô chẳng hiểu tí
gì về người bạn kỳ lạ mà tình cờ dẫn tới cho mình. Cô vẫn thầm trách, không có
được lòng biết ơn để nhắm mắt bỏ qua, nhưng quả tình cô không thể quen được với
gã kéo chuông khốn khổ. Hắn xấu quá.
Cô vẫn bỏ dưới đất chiếc còi hắn đưa. Không vì thế mà thỉnh
thoảng Cadimôđô không xuất hiện trong những ngày đầu. Khi hắn mang giỏ thức ăn
và vò nước tối, cô gắng sức không quá ghê tởm quay mặt đi, nhưng vẫn nhận thấy
từng cử chỉ nhỏ loại đó, thế là hắn buồn bã bỏ đi.
Một lần, hắn chợt tới lúc cô đang vuốt ve con Giali. Hắn đứng
tư lự hối lâu trước cái nhóm duyên dáng gồm con dê và cô gái Ai Cập. Sau củng,
lắc lư cái đầu nặng nề, méo mó hắn nói:
- Điều bất hạnh là tôi còn giống quá nhiều với con người. Tôi
chỉ mong được hoàn toàn là con vật như con dê nảy.
Cô ngạc nhiên ngước nhìn hắn. Đáp lại khóe mắt, hắn nói:
- 0! Tôi thừa hiểu tại sao rồi.
Và hắn bỏ đi.
Lần khác, hắn tới trước cửa buồng, mà không bao giờ hắn bước
vào giữa lúc Exmêranđa đang hát bài dân ca cổ Tây Ban Nha cô không hiểu lời,
nhưng nó luôn văng vẳng bên tai, vì các mụ Bôhêmiêng thường hát ru cô hồi nhỏ.
Nhìn thấy khuôn mặt gớm ghiếc đột nhiên xuất hiện giữa bài ca, cô gái ngừng bặt,
bất giác rủng mình sợ hãi. Gã kéo chuông khốn khổ quỳ xuống trước ngưỡng cửa và
chắp đôi tay to tướng, méo mó, ra vẻ van lơn, cất tiếng đau đớn nói:
- Ôi! Tôi van cô, xin cô hát nữa đi và đừng xua đuổi tôi.
Knông muốn làm hắn buồn lòng nên cô run rẩy hát tiếp khúc
tình ca. Rồi dần dần bớt sợ, cô đắm mình trọn vẹn vào cảm xúc của bài ca u sầu,
thê thiết đang hát. Còn hắn vẫn quỳ đó, chắp hai tay như cầu khấn, hắn chăm chú
nín thở, đăm đăm nhìn vảo tròng mắt sáng ngời của cô Bôhêmiêng. Tưởng như hắn
nghe bài hát trong mắt cô.
Lại một lần khác, hắn tới gặp cô, vẻ vụng về, nhút nhát, cố gắng
mãi mới thốt lên lời:
- Cô hãy nghe tôi, tôi có chuyện muốn nói.
Cô ra hiệu đang nghe hắnỗ Thế là hắn thở dài,
hé môi giây lát như sắp sửa nói, rồi nhìn cô, lắc đầu và
thong thả bỏ đi, tay ôm trán, để mặc cô gái Ai Cập ở lại sững sỡ.
Trong số hình thù ngộ nghĩnh chạm trổ trên tường, có một hình
người hắn ưa thích nhất và hình như thường trao đổi khóe mắt thân thiện với nó.
Một lần, cô gái Ai Cập nghe thấy hắn bảo hình người:
- Ôi! Sao ta không là đá như mi!
Thế rồi một hôm, vào buổi sáng, Exmêranđa bước ra tận gờ mái
và nhìn xuống quảng trường qua mái nhọn nhà thờ Xanh Giăng lơ Rông. Cadimôđô
cũng đứng đó, sau cô. Hắn tự ý đứng như vậy, hết sức tránh cho cô gái nỗi khổ
phải trông thấy hắn. Bỗng cô Bôhêmiêng run lên, nước mắt và ánh vui cùng lóe
sáng trong đôi mắt, cô quỳ xuống bên gờ mái, và hốt hoảng dang tay về phía quảng
trường kêu lên:
- Phêbuýt! Lại đây! Lại đây! Một câu, chỉ một câu thôi, trời
ơi! Phêbuýt! Phêbuýt! Phêbuýt!
Giọng nói, nét mặt, cử chỉ, toàn thân cô mang vẻ bi thảm của
kẻ đắm thuyền ra hiệu cấp cứu cho chiếc tàu vui vẻ đang chạy xa xa dưới ánh nắng
chân trdi.
Cadimôđô cúi nhìn xuống quảng trường và thấy đối tượng để âu
yếm và điên dại cầu xin đó là chàng trai trẻ, một đại úy, một ky sĩ tuấn tú
bóng lộn những vũ khí và trang sức đang ruổi ngựa ở đầu kia quảng trường và ngả
mũ có ngủ chào một tiểu thư diễm lệ tươi cười đứng trên bao lơn. Tất nhiên,
viên sĩ quan không thể nghe thấy cô gái khốn khổ gọi mình. Chảng ở quá xa.
Nhưng gã điếc tội nghiệp, chính hắn lại nghe thấy. Ngực hắn
nhô lên thở dài thườn thượt. Hắn quay lại. Trái tim phình to những giọt nước mắt
hắn cố nuốt vào; hai nắm tay co quắp va nhau trên đầu và khi rút về, mỗi bàn
tay đã có một nắm tóc đỏ quạch.
Cô gái Ai Cập không hề để ý tới hắn. Hắn nghiến răng khẽ nói:
- Trời đất ơi! Hóa ra phải như vậy! Chỉ cần có cái mã ngoài đẹp
đẽ là đủ!
Trong khi đó, cô gái vẫn quỳ và kêu lên xúc động lạ thưòng:
- Ôi! Chàng đang xuống ngựa kia kìa, - Chàng sắp bước vảo
nhà! Phêbuýt! - Chàng không nghe thấy ta gọi! - Phêbuýt! - Thật độc ác cái cô
kia, đi gọi chảng cùng lúc với ta! Phêbuýt! Phêbuýt!
Gã điếc nhìn cô. Hắn hiểu mọi bộ điệu đó. Mắt gã kéo chuông tội
nghiệp ứa lệ, nhưng nó không để chảy một giọt. Đột nhiên, nó khẽ kéo tay áo cô
gái. Cô quay lại. vẻ mặt nó bình tĩnh. Nó hỏi:
- Cô có muốn tôi đi tìm anh ta cho cô không?
Cô reo lên vui sướng:
- Ô! Đi đi! Đi ngay! Chạy mau! Nhanh lên! Ông đại úy đó! Dấn
chàng đến đây cho tôi! Tôi sẽ thương yêu anh!
Cô gái ôm hôn đầu gối nó. Nó bất giác lắc đầu đau khổ, thều
thào nói:
- Tôi sẽ dẫn anh ta tới cho cô.
Rồi nó quay đầu đi và rảo bước lao xuống cầu thang, nghẹn
ngào nức Ĩ1Ở.
Xuống tới quảng trường, nó chỉ thấy con tuấn mã buộc trước cửa
nhà Gôngđơlôriê. Viên đại úy vừa vào nhà.
Nó ngước nhìn lên nóc nhà thờ. Exmêranđa vẫn đứng đó, y
nguyên như cũ. Nó lắc đầu buồn bã ra hiệu cho cô. Rồi nó tựa lưng vào chiếc cột
mốc cạnh cổng nhà Gôngđơlôriê, định bụng chờ viên đại úy đi ra.
Trong nhà Gôngđơlôriê đây là ngày sau Tết trước hôn lễ.
Cadimôđô thấy rất nhiều người đi vào mà chẳng có ai đi.ra. Thinh thoảng, nó
nhìn lên nóc nhà thờ. Cô gái Ai Cập cũng đứng trơ như hắn. Một giám mã tới tháo
ngựa rồi dắt vào chuồng trong nhà.
Suốt một ngày qua đi như vậy, Cadimôđô cạnh cột mốc,
Exmêranđa trên nóc nhà. Phêbuýt chắc hẳn dưới chân Phlơ Đờ Lít.
Rồi đêm xuống; một đêm không trăng, một đêm tối mịt. Cadimôđô
mỏi m-ắt nhìn Exmêranđa. Lát sau chỉ còn là cái bóng trắng trong hoàng hôn; rồi
không thấy gì nữa. Mọi vật tan biến, mọi vật tối đen.
Cadimôđô thấy các cửa sổ ở mặt tiền nhà Gôngđdlôriê sáng
trưng từ trên xuống dưới. Hắn thấy mọi cửa kính khác trên quảng trường cũng lần
lượt thắp sáng, rồi hắn cũng thấy đèn tắt cho tới ngọn cuối cùng. Vì hắn đứng
nguyên vị trí đó suốt cả buổi tối. Viên sĩ quan không đi ra. Lúc những khách
qua đường cuối củng đã về nhà, lúc các cửa sổ mọi nhà khác đều tắt đèn,
Cadimôđô vẫn đứng đó hoàn toàn trơ trọi, hoàn toàn trong bóng tối. Hồi đó chưa
có đèn đêm trên sân trước nhả thờ Đức bà.
Tuy nhiên, cửa sổ nhà Gôngđơlôriê vẫn sáng đèn cho mãi tới
quá nửa đêm. Cadimôđô đứng im và chăm chú nhìn các cửa kính muôn màu trên đó in
bóng dáng qua lại đám đông linh hoạt đang khiêu vũ. Tiếng ồn ảo của đô thành
Paris yên ngủ tắt dần, nếu không điếc chắc nó đã nghe rõ hơn tiếng hội hè, tiếng
cười đùa và âm nhạc ở bên trong nhà Gôngđơlôriê.
Tới một gid sáng, khách khứa bắt đầu ra về. Cadimôđô lẫn
trong bóng đêm, thấy rõ bọn họ đi qua chiếc cổng sáng ánh đuốc. Không có ai là
viên đại úy.
Nó nặng trĩu ý nghĩ ưu phiền. Thỉnh thoảng lại ngước nhìn trời,
như kẻ buồn chán. Từng đám mây lớn đen kịt, nặng nề, rách rưới, loang lổ, rũ xuống
như chiếc võng nhiễu dưới vòm trời sao đêm. Trông giống các mạng nhện trên bầu
trời.
Trong một lúc như vậy, nó bỗng thấy bí mật mở ra chiếc cửa sổ
thấp ngoài bao lơn, mà lan can đá nổi bật trên đầu nó. Chiếc ciỉa kính mỏng
manh để lọt hai người bước ra, rồi nhẹ nhàng khép lại sau họ. Một đàn ông và một
đàn bà. Cũng khá khó khăn Cadimôđô mới nhận ra ngưdi đàn ông là viên đại úy đẹp
trai, còn người đàn bà là cô tiểu thư trẻ sáng nay nó trông thấy cũng đứng trên
bao lơn này chào đón viên sĩ quan. Quảng trường hoàn toàn tối mịt và tấm rèm
đôi đỏ tía, rủ xuống sau cửa lúc khép lại, đã che ánh sáng trong phòng không để
lọt ra bao lơn.
Chàng trai và cô gái hình như đang say sưa tâm sự hết sức âu
yếm, gã điếc đoán vậy vì không nghe thấy một lời nào họ nói. Cô gái hình như đã
để viên sĩ quan vòng tay ôm lấy mình nên chỉ chống cự lấy lệ khi chàng ghé môi
hôn. Đứng dưới đường, Cadimôđô được chứng kiến cảnh này, càng vui mắt khi nó
không định để ai nhìn thấy. Hắn cay đắng ngắm nhìn hạnh phúc đó, cảnh đẹp đó. Dủ
sao, ngay ở con người khốn khổ nảy, thiên nhiên không hề câm nín, cột xương sống
tuy cong queo tàn nhẫn, cũng biết run rẩy không kém bất cứ ai. Nó nghĩ tới thân
phận khốn nạn tạo hóa dành cho, mọi thứ: đàn bà, tình yêu, nhục dục sẽ vĩnh viễn
trôi qua trước mắt và nó chi được đứng nhìn vui sướng của kẻ khác. Nhưng đau
lòng nhất trong cảnh này, điều làm nó đã phẫn nộ lại còn bất bình, đó là nghĩ tới
cô gái Ai Cập sẽ đau khổ đến đâu nếu trông thấy cảnh đó. Cũng may đêm tối mịt,
còn Exmêranđa ở khá xa, nếu cô vẫn đứng nguyên chỗ cũ (nó tin chắc như vậy), và
ngay chính nó cũng chỉ lờ md phân biệt được cặp tình nhân trên bao lơn. Nghĩ vậy
nó tạm yên tâm.
Lúc này, cuộc trò chuyện giữa hai người trở nên sôi nổi hơn.
Cô thiếu nữ như van nài viên sĩ quan đừng đòi hỏi gì thêm, Cadimôđô chỉ thấy
trên đó những bàn tay xinh đẹp nắm lấy nhau, nụ cười trộn nước mắt, khóe mắt ngước
nhìn bầu trời sao của cô gái và cặp mắt nồng cháy của viên đại úy cúi nhìn cô.
May thay, vì cô gái bắt đầu chỉ còn chống cự rất yếu ớt, cánh
cửa bao lơn bỗng mở ra, một phu nhân già xuất hiện, cô gái hình như lúng túng,
viên sĩ quan ra vẻ bực bội và cả ba quay vào.
Lát sau, có tiếng ngựa giậm chân dưới cổng rồi ông đại úy bảnh
bao, khoác áo choảng đêm, phi nhanh qua mặt Cadimôđô.
Gã kéo chuông để chàng đi tới góc phố rồi mới chạy theo,
nhanh nhẹn như con khỉ, gọi to:
- Này! Ông đại úy!
Viên đại úy dừng lại.
- Tên vô lại này muốn gì đây? - Chàng nói, nhìn kỹ trong bóng
đêm cái dáng người khạng nạng đang khập khiễng chạy tới.
Khi đó, Cadimôđô đã tới nơi và vội nắm lấy dây cương nói:
- Đại úy hãy theo tôi, đằng kia có người muốn nói chuyện với
ông.
- Mẹ kiếp! - Phêbuýt cầu nhàu, con chim xù lông chết tiệt
này, hình như ta đã gặp ở đâu. - Ô hay, cái nhà bác này, có buông cương ra
không nào?
- Đại úy, - gã điếc đáp, - có phải đại úy hỏi ai muốn gặp ông
phải không?
- Ta bảo hãy buông ngựa ra, - Phêbuýt sốt ruột gắt. Thằng cha
dấm dớ nảy muốn gì mà cứ níu ngựa ngưửi ta? Dễ thường mày tưởng ngựa của tao là
cột treo cổ chắc?
Cadimôđô chẳng những không buông cương mầ còn tìm cách đẩy ngựa
quay đầu lại. Không hiểu vì sao đại úy lại chống cự, nó vội bảo:
- Đại úy, hãy tới đó, có cô gái đang chờ ông.
Nó cố nói thêm:
- Một cô yêu ông.
- Đồ lếu láo kỳ cục! - Đại úy nói, ai bảo ta cứ phải đến nhả
mọi cô gái yêu ta! Hoặc bảo là yêu ta! Đồ mặt cú vọ, liệu cô ta có giống mày
không? - Bảo kẻ sai mày đến đây lầ tao sắp cưởi vợ, và nó hãy cút đi cho sớm!
Cadimôđô tưởng chỉ nói một câu viên đại úy sẽ hết do dự bèn
kêu lên:
- Đức ông hãy nghe tôi, tới đó đi! Đây là cô gái Ai Cập ông vẫn
quen!
Quả nhiên câu nói tác động mạnh tới Phêbuýt, nhưng không phải
như gã điếc mong đợiử Ta còn nhớ viên sĩ quan tình tứ đã cùng Phlơ Đờ Lít sớm
lui vào trong nhà, trước khi Cadimôđô cứu thoát cô tử tù khỏi tay Sácmôluy. Từ
đó mỗi lần đến chơi nhầ Gôngđơlôriê, chàng không hề nhắc tới cô gái, vì nghĩ dù
sao cũng chỉ thêm khó chịu; còn về phía Phlơ Đờ Lít, cô thấy chẳng khôn ngoan
gì mà đi nói cho chàng biết cô gái Ai Cập vẫn còn sống. Cho nên Phêbuýt tưởng
Ximila tội nghiệp đã chết, mà như vậy cũng hai tháng rồi, chưa kể từ nãy đến giờ,
viên đại úy chợt nghĩ tới đêm khuya tối tăm, vẻ xấu dị thường củng giọng nói
đáy mồ của kẻ đưa tin kỳ quặc, giò giấc đã quá nửa đêm, phố vắng tanh như cái tối
chàng gặp con ma đội lốt thày tu, còn con ngựa thở phì phì nhìn Cadimôđô. Chàng
kêu lên, gần như hốt hoảng:
- Cô gái Ai Cập! Này, có phải từ dưới âm ty hiện lên đó
không?
Và bần tay chàng nắm lấy chuôi gươm.
- Nhanh, nhanh lên! - Gã điếc nói, tìm cách lôi con ngựa đi.
- Ớ đằng này!
Phêbuýt đạp ủng thật mạnh vào ngực hắn.
Mắt Cadimôđô lóe sáng. Nó nghiêng mình toan nhảy xổ vào viên
đại úy. Nhưng nó dừng lại, nói:
- Ôi! Sung sướng thay cho ông có được một người yêu ông!
Nó nhấn mạnh vào câu một người rồi buông dây cương, bảo:
-Thôi, đi đi!
Phêbuýt chửi đổng thúc ngựa chạy. Cadimôđô nhìn chàng lao vào
màn sương trên phố. Gã điếc thống khổ thầm nói:
- Ôi! Thế mà từ chối!
Nó trở về nhà thd Đức bà, thắp đèn và lên tháp. Đúng như nó
nghĩ, cô Bôhêmiêng vẫn đứng nguyên chỗ cũ.
Tữ thật xa thấy nó, cô vội chạy tới. Đôi bàn tay đẹp đau đớn
chắp lại, cô thốt lên:
- Có một mình thôi ư!
- Tôi không gặp ông ta, - Cadimôđô lạnh lủng
nói.
- Thì phải đợi suốt đêm chứ! - Cô tức giận gắt.
Hắn nhìn cử chỉ giận dữ của cô và hiểu mình
bị trách móc, liền cúi đầu, nói:
- Lần sau, tôi sẽ đợi lâu hơn.
- Cút đi! - Cô mắng.
Nó bỏ đi. Cô không bằng lòng nó. Nó mong được cô gái hành hạ
hơn làm phiền lòng cô. Nó giữ trọn vẹn nỗi đau cho riêng mình.
Từ hôm đó, cô không thấy nó nữa. Nó thôi không tới buồng cô.
Củng lắm chỉ thỉnh thoảng cô thoáng thấy trên đỉnh tháp bộ mặt gã kéo chuông
đang buồn rầu nhìn mình. Nhưng cô vừa trông thấy, hắn đã biến mất.
Nói thật tình, cô chẳng hề buồn về chuyện gã gủ khốn khổ cố
tình lánh mặt. Trong thâm tâm, cô còn cảm ơn nó. Và lại, Cadimôđô cũng không hề
có ảo tưởng gì về chuyện đó.
Cô không gặp nó nữa nhưng cảm thấy một vị thần hộ mệnh luôn
có mặt quanh mình. Thức ăn được bàn tay bí mật đưa tới lúc cô ngủ. Một sáng, cô
thấy chiếc lồng chim ở cửa sổ. Phía trên gian buồng, có một hình chạm trổ làm
cô sợ. Đã nhiều lần, cô tỏ vẻ sợ như vậy trước mặt Cadimôđô. Một sáng (vì mọi
việc đó đều làm vào ban đêm), cô không thấy nữa, có kẻ đập vỡ rồi. Người leo
lên tới hình chạm trổ đó đã phải liều mạng.
Đôi khi, buổi tối, cô nghe thấy một giọng ca nấp dưới mái che
gió tháp chuông, hát một điệu buồn và kỳ lạ để ru cô ngủ. Đó là những câu thơ
không vần, chỉ người điếc mới làm nổi.
Đừng nhìn khuôn mặt,
Hỡi cô gái, hãy nhìn trái tim,
Trái tim chàng đẹp trai lại thường méo mó Có những tim người
chẳng giữ mãi tình yêu Cô gái ơi, cây thông không đẹp,
Không đẹp bằng bạch dương
Nhưng nó giữ nguyên cành lá mùa đồng
Than ôi! Nó làm gì vô ích!
Cái gì không đẹp chẳng nên có mặt;
Sắc đẹp chỉ yêu sắc đẹp
Tháng tư tránh mặt tháng giêng
Sắc đẹp thì hoàn hảo
Sắc đẹp làm gì cũng được
Sắc đẹp là vật duy nhất không tồn tại
nửa chửng
Con quạ chỉ bay ban đêm Thiên nga bay cả đêm lẩn ngày.
Một sáng tỉnh dậy, cô thấy trên cửa sổ hai bình đầy hoa. Một
chiếc bình là pha lê rất đẹp, bóng lộn, nhưng rạn nứt. Nó rò chảy nước đã đổ đầy,
nên hoa trong bình héo úa. Chiếc kia là lọ sành, thô kệch và tầm thường, nhưng
còn nguyên nước, nên hoa vẫn tươi và đỏ hồng.
Không biết có phải chuyện cố ý hay không, nhưng Exmêranđa cầm
bó hoa héo và cài suốt ngày trên ngực.
Hôm đó cô không nghe thấy tiếng hát trên tháp.
Cô cũng chẳng buồn quan tâm đến chuyện đó. Suốt ngày cô ngồi
vuốt ve con Giali, theo dõi cổng nhà Gôngđơlôriê, thầm thì nói một mình về
Phêbuýt và bẻ vụn bánh mì cho chim én ăn.
Thế rồi cô hoàn toàn không còn gặp, không còn nghe thấy
Cadimôđô. Gã kéo chuông khốn khổ tựa hồ biến mất khỏi nhà thờ. Nhưng một đêm,
nhân lúc không ngủ được và đang nghĩ tới chàng đại úy đẹp trai, cô nghe thấy tiếng
thở gần buồng mình. Cô hoảng sợ, vùng dậy và thấy dưới ánh đèn trăng một đống dị
hình nằm ngang trước cửa. Đó là Cadimôđô nằm ngủ trên nền đá.
V. CHIẾC CHÌA KHÓA CỔNG ĐỎ
Lúc đó, do công chúng bàn tán, phó chủ giáo đã biết cô Ai Cập
được cứu thoát thần diệu thế nào. Khi hay tin, ông không biết mình cảm nghĩ gì,
ông đã quen với chuyện Exmêranđa chết rồi. Bằng cách đó, ông được yên thân, ông
đã chạm tới đáy tận cùng đau khổ. Trái tim con người (đức cha Clôđơ từng suy ngẫm
về vấn đề này) chỉ chứa nổi số lượng thất vọng nhất định. Khi miếng bọt biển đã
sũng nước, cả đại dương trản qua cũng không thể thấm thêm giọt lệ nào.
Nếu Exmêranđa đã chết rồi, miếng bọt biển đã sũng nước, mọi sự
coi là xong đối với đức cha Clôđơ trên trái đất nảy. Nhưng cảm thấy cô gái còn
sống, và cả Phêbuýt nữa, như vậy cực hình lại tiếp tục, củng những xúc động,
day dứt, cuộc sống. Mà Clôđơ thì chán hết mọi chuyện.
Khi biết tin, ông liền giam mình trong phòng riêng ở tu viện,
ông không dự cả hội nghị tăng đồ lẫn buổi lễ. Ông chẳng tiếp ai, kể cả đức giám
mục. Ông ẩn kín như vậy liền mấy tuần. Ai cũng tưởng ông ốm. Mà ốm thật.
Ông giam mình như thế để làm gì? Kẻ khốn khổ đang day dứt những
ý nghĩ nào? Liệu ông có giao chiến trận cuối cùng với niềm si mê ghê gớm của
mình không? Hoặc trù tính một kế hoạch cuối củng để giết chết cô gái và hủy hoại
mình?
Giăng, chú em yêu quý, đứa con nuông chiều của ông, một lần tới
trước buồng, gõ cửa, gắt gỏng, van nài, xưng tên hàng chục lần. Clôđơ vẫn không
mở cửa.
Suốt ngày ông dán mặt vầo khung kính cửa sổ. Tử cửa sô tu viện
náy, ông nhìn thấy buồng Exmêranđa, thường thấy cô gái với con dê, đôi khi có cả
Cadimôđô. Ồng theo dõi mọi săn sóc ti mỉ của gã điếc xấu xí, thái độ phục tùng
củng cử chỉ nhẹ nhàng và ngoan ngoãn của nó đối với cô gái Ai Cập. Do trí nhớ rất
tốt, chính trí nhớ là nỗi khổ của kẻ hay ghen, ông nhớ lại ánh mắt khác thường
của gã kéo chuông nhìn cô gái múa rong vào một buổi chiều trước đó. Ông tự hỏi
nguyên nhân nào xui khiến Cadimôđô cứu thoát cô gái. Ông chứng kiến vô số cảnh
sinh hoạt nho nhỏ giữa cô Bôhêmiêng và gã điếc, mà điệu bộ ra hiệu của cô, nhìn
từ xa và nhận xét bằng mối tình say đắm của ông, có vẻ rất âu yếm. Ông nghi ngại
tính khí kỳ quặc của đàn bà. Thế rồi, ông mơ hồ cảm thấy ghen tuông dấy lên
trong lòng, mối ghen không hề chờ đợi, mối ghen làm ông đỏ mặt vì xấu hổ và tức
giận. - Đối với viên đại úy thì cũng được, chứ còn đối với cái thằng này! - Ý
nghĩ đó làm đức cha Clôđơ bực bội trong lòng.
Đức cha Clôđơ trải qua những đêm khủng khiếp. Tứ ngày biết rõ
cô gái Ai Cập còn sống, những ý nghĩ lạnh lẽo dính dáng đến bóng ma, nhà mồ, từng
ám ảnh ông suốt một ngày, nay tan biến hết và xác thịt trở lại đòi hỏi. ông quằn
quại trên giường, như cảm thấy cô gái trẻ tóc nâu ở ngay sát bên mình.
Đêm đêm, óc tưởng tượng điên rồ khiến ông nghĩ ra đủ mọi dáng
điệu của Exmêranđa, làm cho mạch máu khắp người sôi lên. Ồng nhìn thấy cô gái nằm
trên ngưòi viên đại úy bị đâm, mắt cô nhắm nghiền, bộ ngực trần và đẹp hoen máu
Phêbuýt, vào lúc đang khoái lạc, khi phó chủ giáo gắn trên đôi môi cô tái nhợt
chiếc hôn mà cô gái khốn khổ tuy gần như chết, còn cảm thấy nóng bỏng. Ong nhớ
lúc cô gái bị bàn tay dã man của bọn khảo đả tha hồ lột trần và xỏ vào chiếc kẹp
chân vặn đinh ốc sắt cái bần chân bé nhỏ, cẳng chân thon thả, tròn, đầu gối mềm
mại, trắng ngần. Ống còn nhớ mãi cái đầu gối màu ngà duy nhất còn lại bên ngoài
chiếc dụng cụ ghê gớm của Toóctơruy. Cuối cùng, ông hình dung cảnh cô gái mặc
áo lót, cổ buộc sợi dây thừng, hai vai trần, đôi bàn chân không, hầu như trần
truồng, như ông đã trông thấy vào hôm cuối cùng. Các hình ảnh dâm dật làm ông nắm
chặt hai bàn tay và thấy một luồng run rẩy chạy dọc suốt xương sống.
Giữa một đêm loại đó, những hình ảnh như vậy hâm sôi tàn nhẫn
dòng máu thanh tân và tu sĩ, khiến đức cha Clôđơ phải ghì chặt gối, vội nhảy xuống
giường, khoác áo lễ ra ngoài áo ngủ, rồi ra khỏi phòng, tay cầm đèn, quần áo xốc
xếch, ngơ ngác, con mắt rực lửa.
Ông biết chỗ cất chiếc chìa khóa của cổng đỏ, nó từ tu viện
thông sang giáo đường, và như ta đã biết, ông luôn có trong người chiếc chìa
khóa để mở cửa cầu thang lên tháp.
VI. TIẾP THEO CHUYỆN CHIẾC CHÌA KHÓA CỔNG ĐỎ
Đêm đó Exmêranđa đang ngủ trong buồng, đẩy ắp lãng quên, hy vọng
củng ý nghĩ êm ái. Ngủ được hồi lâu, đang mơ thấy Phêbuýt như thường lệ, cô bỗng
nghe thấy có tiếng động quanh mình. Giấc ngủ chập chờn và lo ngại, giấc ngủ
loài chim. Hơi động là cô tỉnh ngay. Cô mở mắt. Đêm tối mịt. Tuy nhiên, cô vẫn
nhìn thấy ở cửa sổ một khuôn mặt đang nhìn mình. Ngọn đèn soi sáng bóng ma. Lúc
thấy Exmêranđa nhận ra mình, khuôn mặt liền thổi tắt đèn. Dù sao cô cũng kịp
thoáng nhận ra nó. Đôi mi mắt khiếp sợ khép lại. Cô thì thào tự nhủ:
- Oi! Lão linh mục!
Tất cả khổ đau quá khứ trở lại như tia chớp. Cô nằm vật xuống
giường, lạnh cứng.
Lát sau, cô thấy khắp người bị sờ soạng, liền bật ngồi dậy, tức
giận đến tỉnh hẳn ngủ.
Linh mục đã mò tới cạnh. Ông vòng hai tay ôm ghì lấy cô.
Cô muốn kêu lên nhưng không thốt ra lời.
Rồi bằng giọng run rẩy, trầm trầm vì quá tức giận và khiếp sợ,
cô nói:
- Cút đi, đồ quái vật! Cút đi, quân giết người!
Linh mục vừa thầm thì vửa hôn đôi vai cô gái:
- Ban đn cho tôi! Ban ơn cho tôi!
Exmêranđa đưa hai tay túm mái tóc sót lại trên
đầu hói y, cố đẩy lùi những cái hôn như thể vết cắn. Gã khốn
khổ vẫn lải nhải:
- Ban ơn cho tôi! Neu em biết tình yêu của tôi đối với em nhừ
thế nào! Như lửa đốt, như chì sôi, như trăm ngàn lưỡi dao trong tim tôi.
Rồi bằng sức lực phi thường, ông gạt được hai cánh tay cô
gái. Cô hoảng sợ, thét lên:
- Hãy buông ra, nếu không tao nhổ vào mặt mày! Ông đành buông
tay.
- Em sỉ nhục tôi đi, đánh đập tôi đi, tàn ác đi! Hãy làm bất
cứ điều gì muốn! Nhưng ban ơn cho tôi! Hãy yêu tôi!
Thế lầ cô gái đánh ông bằng tất cả sự hung hán của đứa trẻ.
Hai bàn tay xinh đẹp lên gân cào mạnh vào mặt ông.
- Cút đi, đồ quỷ dữ!
- Yêu tôi đi! Yêu tôi đi! Tội nghiệp!
Linh mục khốn nạn vừa kêu vừa chồm lên người cô gái, đáp lại
những cái tát bằng những vuốt ve.
Phút chốc, cô cảm thấy ông ta mạnh hơn mình. Ông nghiến răng
nói:
- Phải xong đi mới được!
Cô gái bị áp đảo, hổn hển, rã rời, trong cánh tay linh mục,
toan buông xuôi phó mặc. Cô cảm thấy bàn tay dâm dật sờ soạng khắp người, cố gắng
lần cuối, cô hết sức gảo to:
- Cứu tôi với? Cứu tôi với! Có con quỷ hút máu! Quỷ hút máu!
Chẳng ai chạy tới. Riêng con Giali thức dậy và hoảng hốt kêu
be be.
- Im đi! - Linh mục thở hổn hển nói.
Đột nhiên, trong lúc giãy giụa, bò lăn dưới sàn, bàn tay
Exmêranđa sờ phải một vật lạnh bằng kim khí. Chiếc còi của Cadimôđô. Cô run lên
vì hy vọng, vội vớ ngay lấy, đưa lên môi và mang hết hơi tần ra thổi. Tiếng còi
lanh lảnh, kêu rít, chói tai.
- Cái gì the! - Linh mục hỏi.
Gần như cùng lúc, ông cảm thấy một cánh tay mạnh mẽ nhấc bổng
mình lên; gian phòng tối om, không nhận ra ai đang tóm lấy mình, nhưng ông nghe
thấy tiếng hàm răng nghiến vào nhau tức giận, rồi chút ánh sáng leo lét trong
bóng tối cũng đủ để ông thấy một lưỡi dao lớn vung lên sáng loáng trên đầuỂ
Linh mục ngờ ngợ thoáng nhận ra bóng Cadimôđô. Ông đoán chừng
cũng chỉ có nó. Ông nhớ khi bước vào, đã vấp phải cái bọc đặt ngang phía ngoài,
ngay trước cửa. Nhưng kẻ mới tới chẳng hé răng nói nửa lời, nên ông chưa hiểu
ra sao. Ông nắm lấy cánh tay cầm dao, quát lên:
- Cadimôđô!
Trong lúc nguy khốn, ông quên Cadimôđô điếc.
Trong chớp mắt, linh mục đã bị quật ngã và thấy một đầu gối nặng
như chì đè lên ngực. Thấy đầu gối gồ ghề đó, ông nhận ra Cadimôđô. Nhưng biết
làm sao? Làm cách nào để hán nhận ra mình? Đêm tối khiến kẻ điếc thêm mù.
Ông lâm nguy. Cô gái không chút thương hại, như con hổ cái tức
giận, chẳng thèm can thiệp cứu ông. Lưỡi dao đang kề tận cổ, Phút giây thật
nguy ngập. Bỗng đối phương có vẻ do dự. Nó nói, giọng khàn khàn:
- Không nên để vấy máu lên người cô ta!
Đúng tiếng nói Cadimôđô.
Thế rồi linh mục cảm thấy bàn tay to nắm lấy bàn chân mình
kéo xềnh xệch khỏi phòng. Ông sẽ phải chết ở ngoài đó. May thay cho ông, mặt
trăng vừa mọc được một lúc.
Khi cả hai ra khỏi cửa phòng, ánh trăng mờ chiếu lên mặt linh
mục. Cadimôđô nhìn thẳng vào mặt ông, bỗng run sợ, buông linh mục ra và lủi lại.
Cô gái Ai Cập bước tới cửa phòng, ngạc nhiên khi nhìn thấy
hai vai trò đột nhiên thay đổi. Bây giờ tới lượt linh mục đe dọa, còn Cadimôđô
van xin.
Linh mục trút lên đầu thằng điếc đủ các cử chỉ tức giận và
trách mắng, hung hăng ra hiệu bắt nó rời đi.
Gã điếc cúi đầu, rồi tới quỳ xuống trước cửa phòng cô Ai Cập.
Nó nói, giọng trang nghiêm và nhẫn nhục:
- Bẩm đức ông, trước hết hãy giết tôi, rồi sau tủy đức ông muốn
làm gì thì làm.
Vừa nói, Ĩ1Ó vừa chìa dao cho linh mục. Linh mục tức điên nhảy
tới, nhưng cô gái nhanh tay hơn, giằng ngay lấy con dao khỏi tay Cadimôđô, rồi
cất tiếng cười vang giận dứ. Cô thách linh mục:
- Lại đây!
Cô vung lưỡi dao. Linh mục đứng đó lưỡng lự. Chắc chắn sẽ
đâm. Cô quát lên:
- Đồ hèn! Mày không dám lại gần nữa ư!
Rồi cô nói thêm, giọng lưỡi thật độc địa, biết rõ sẽ chọc thủng
tim linh mục bằng trăm ngàn mũi nhọn nung đỏ:
- Này! Ta biết chắc Phêbuýt chưa chết đâu!
Linh mục đạp Cadimôđô ngã lăn ra đất rồi tức
giận điên cuồng, lao đầu chạy xuống vòm cầu thang.
Ông đi rồi, Cadimôđô liền nhặt chiếc còi vừa cứu thoát cô Ai
Cập. Hắn đưa trả cô, nói:
- Còi gỉ rồi.
Rồi hắn bỏ cô đứng đó một mình.
Bàng hoảng trước cảnh ghê gớm vừa xảy ra, cô gái kiệt sức gục
xuống giường khóc nức nở. Chân trời của cô lại thê thảm.
Còn phía linh mục, ông dò dẫm quay về phòng.
Thế là rõ. Đức cha Clôđơ ghen với Cadimôđô.
Ông trầm ngâm nhắc lại câu nói tản nhẫn:
- Sẽ không ai chiếm được nàng!
QUYẾN MƯỜI
I. GRINGOA NẢY RA NHIỀU Ý KIẾN HAY LIÊN TIẾP TRÊN PHỐ
BECNAĐANH
Từ lúc Pie Gringoa thấy toàn bộ vụ án đã xoay chuyển ra sao
và chắc chắn sẽ có đủ cả dây thừng, chuyện treo cổ lẫn mọi trò phiền phức cho
các nhân vật chính của tấn hài kịch, chảng liền không thèm dây vào nữa. Chàng vẫn
sống với bọn ăn mày, vì xét cho cùng, đó là lũ bạn tốt nhất Paris, bọn ăn mày vẫn
tiếp tục quan tâm tới cô gái Ai Cập. Chàng thấy chuyện đó rất tự nhiên đối với
họ, những kẻ giống cô gái, không có viễn ảnh nào khác ngoài Sácmôluy và
Toóctơruy, những kẻ không cưỡi đôi cánh con thần mã Pêgadơ như chàng để phi vào
vùng tưởng tượng. Nghe họ trò chuyện, chàng biết cô vợ mới cưới theo tục đập vỡ
vò đang trốn tránh trong nhà thờ Đức bà và chàng rất lấy làm bằng lòng. Nhưng
ngay cả ý định tới thăm, chàng cũng không hề có. Thỉnh thoảng, chàng chỉ nhớ tới
con dê con, thế thôi. Và lại, ban ngày, chàng phải làm trò kiếm ăn, còn ban
đêm, lại miệt mài viết cuốn hồi ký để chống lại giám mục thành Paris, vì vẫn nhớ
mình từng bị té ướt hết bởi bánh xe cối xay lúa của tòa giám mục, mà chàng vẫn
còn thâm thù. Chàng cũng bận phê bình tác phẩm xuất sắc của Bôđry Lơ Rugiơ,
giám mục Noayông và Tuốcnay, cuốn De Cupa Petrarium(1>, do đó đâm ra ham
thích cuồng nhiệt khoa kiến trúc; khuynh hướng này đã thay thế cho niềm say mê
khoa điểm kim trong lòng chàng, mà thực ra nó cũng chỉ là hậu quả tự nhiên, vì
vẫn có mối liên hệ mật thiết giữa khoa điểm kim và khoa xây dựng. Gringoa đã đi
từ tình yêu một ý tưởng sang tình yêu hình thức của ý tưởng đó.
Một hôm, chàng dừng bước ở gần nhà thờ Xanh Giécmanh
L’Ôxeroa, ở góc một ngôi nhà mang tên Pho ƯẼvêcơ, đối diện với ngôi nhả khác
mang tên Pho Lơ Roa, tại ngôi nhà Pho ƯÊvêcơ có một nhà nguyện xinh xắn xây dựng
từ thế kỷ XIV, đầu hồi trông ra phố. Gringoa sùng bái ngắm nghía các điêu khắc ở
bên ngoài. Chàng đang ở vào phút hưởng thụ ích kỷ, tuyệt đối, cao cả, lúc nghệ
sĩ chỉ nhìn thấy có nghệ thuật ở trên đời và chi thấy cuộc đdi trong nghệ thuật.
Đột nhiên, chàng thấy một bàn tay trịnh trọng đặt lên vai. Chàng quay lại. Đó
là người bạn cũ, người thầy cũ, ngài phó chủ giáo.
Chàng ngạc nhiên. Đã lâu chàng không gặp phó chủ giáo và đức
cha Clôđơ vốn thuộc loại người trịnh trọng và đam mê mả sự gặp gỡ thường làm mất
thế thăng bằng ở một triết gia hoài nghi.
Phó chủ giáo nín lặng hồi lâu, trong lúc Gringoa tha hồ quan
sát ông ta. Chàng thấy đức cha Clôđơ thay đổi hẳn, trắng bệch như sáng mùa
đông, mắt trũng sâu, tóc bạc gần hết. Sau cùng, linh mục lên tiếng, giọng bình
tĩnh nhưng lạnh lùng:
- Thế nào, thảy Pie, vẫn khỏe chứ?
- Sức khỏe của tôi ư? - Gringoa đáp. - ờ, ờ cũng nhì nhằng.
Dù sao, về đại thể vẫn khá. Tôi được cái không làm gi quá mức. Thưa thày, hẳn
thày đã biết, theo Hipôcrát, bí quyết của sức khỏe là It est cibi, potus,
somni, Venus, omnia moderata sint[106].
- Thày Pie, thế thày không có mối lo nghĩ nào ư? - Phó chủ
giáo hỏi, nhìn chằm chằm Gringoa.
- Quả thực không.
- Thế bây giờ thày làm gì?
- Thưa thày, như thày đang thấy đó. Tôi ngắm các tảng đá được
cắt xén ra sao và cách thức chạm trổ bức phù điêu này.
Linh mục mĩm cười, nụ cười chua chát chỉ nhếch mép.
- Thế thày có thích thú không?
- Thật tuyệt diệu! - Gringoa thốt lên.
Rồi cúi xuống các hình điêu khắc với vẻ mặt rạng rỡ của kẻ
thuyết minh những hiện tượng sống, chảng nói:
- Chẳng hạn ngài có thấy các biến dạng của hình chạm nổi nảy
được thực hiện rất khéo léo, xinh xắn và công phu không? Hãy ngắm cây cột nhỏ
kia. Liệu ngài có thấy nóc cột nào có nổi chùm lá non tơ và được đục khéo tay
hơn không? Còn đây, ba hình chạm nổi của Giăng Mayơvanh. Cũng chưa phải các kiệt
tác hoàn mỹ nhất của thiên tầi vĩ đại đó. Tuy nhiên, vẻ hồn nhiên, địu dàng của
những khuôn mặt, sự vui tươi trong dáng điệu cùng nếp áo, vá tính hoa mỹ không
thể giải thích quyện vào mọi khuyết điểm, làm các pho tượng nhỏ trở nên rất vui
tươi và tinh tế, thậm chí hơi quá mức nữa. - Ngầi có thấy thật thú vị không?
- Có chứ! - Linh mục đáp.
- Và nếu ngài lại còn được ngắm phía bên trong nhà nguyện! -
Nhả thơ quen thói sốt sắng, ba hoa nói tiếp. - Toán điêu khắc là điêu khắc. Rậm
rì như cái lõi bắp cải! Hậu cung được xây dựng rất tôn nghiêm và đặc biệt, tôi
chưa từng thấy ở đâu như vạy!
Đức cha Clôđơ ngắt lời:
- Thế thày đang sung sướng lắm nhỉ?
Gringoa hăng hái đáp:
- Vâng, quả tình như vậy! Thoạt tiên tôi yêu đản bà rồi tôi
yêu súc vật. Bây giờ tôi yêu gạch đá.
Nó cũng thú vị như yêu súc vật, yêu đàn bà, mà còn bớt bất trắc
hơn.
Linh mục đưa tay xoa trán. Cử chỉ đó quen thuộc với ông.
- Đúng thế!
- Này! Còn nhiều cái khác hay lắm! - Chàng khoác tay linh mục
cứ để mặc dẫn đi, đưa ông vào tháp nhỏ cầu thang ở tòa nhả Pho L’Êvêcơ, nói tiếp:
- Đây mới thật là cầu thang! Mỗi lần thấy nó, tôi đều sung sướng.
Bậc thang này làm thật đơn giản và rất hiếm có ở Parisỗ Tất cả các bậc đều bào
tròn cạnh ở bên dưới, vẻ đẹp và đơn giản thể hiện ở bề mặt bậc thang, rộng một
bộ hoặc xấp xỉ, được bắt chéo, khớp mộng, lồng ghép, ràng buộc, chống đỡ, lắp
ráp với nhau và ăn khít thật vững vàng, đẹp mắt!
- Thế thày không ham muốn gì ư?
- Không.
- Cũng chẳng luyến tiếc gì sao?
- Chẳng luyến tiếc mà cũng không ham muốn. Tôi đã ổn định
xong cuộc đời tôi.
- Điều gì con người ổn định được, sự vật lại tới hủy hoại, -
Clôđơ nói.
- Tôi là triết gia hoài nghi đồ đệ của Piarông, cho nên luôn
giữ thế thăng bằng trong mọi việc, - Gringoa đáp.
- Thế thày kiếm ăn bằng cách nào?
- Tôi thỉnh thoảng cũng viết sử thi và bi kịch, nhưng kiếm
chác nhiều nhất là nhờ vẩo cái trò vè ngài biết đấy. Dùng răng đỡ từng chồng ghế.
- Nghề đó quá thô tục đối với triết gia.
- Cũng là để giữ cái thế thăng bằng, - Gringoa đáp. - Khi đã
có một tư tưởng, ở đâu ta cũng thấy lại Ĩ1Ó.
- Tôi biết, - phó chủ giáo đáp.
Nín lặng giây lát rồi linh mục lại hỏi:
- Nhưng chắc thày cũng khá khốn đốn?
- Khốn đốn thì có; còn đau khổ thì không.
Vừa lúc đó, có tiếng vó ngựa, rồi hai người trông
thấy ở đầu phố một đội cung thủ ngự lâm quân, giáo mác giơ
cao, sĩ quan đi đầu, đang diễu hành. Đoàn người ngựa thật lộng lẫy, gõ móng
vang dội mặt đường.
- Ngài nhìn viên sĩ quan ghê thế! - Gringoa bảo phó chủ giáo.
- Chả là ngờ ngợ có quen hắn.
- Tên hắn là gì?
- Hình như tên là Phêbuýt Đờ Satôpe, - Clôđơ
đáp.
- Phêbuýt! Cái tên khêu gợi tò mò! Còn có Phêbuýt khác, bá tước
Phoa. Tôi nhớ có quen một cô gái lúc nào cũng nhắc tới cái tên Phêbuýt.
- Ta đi thôi, - linh mục nói. - Tôi có chuyện muốn nói vói
thày.
Từ lúc đội quân đi qua, vẻ ngoài lạnh lủng của phó chủ giáo
hơi lộ ra xúc động. Ông bước đi. Gringoa đi theo, quen thói phục tùng ông ta,
như bất cứ ai từng một lần tiếp xúc với con người đầy uy lực đó. Họ lặng lẽ tới
phố Bécnađanh khá vắng vẻ. Đức cha Clôđơ dừng lại. Gringoa hỏi:
- Thưa thày, thày có chuyện gì cần dạy bảo?
- Thày có thấy bộ nhung phục của các kỵ sĩ ta vừa gặp, đẹp
hơn bộ quần áo của thày và của ta không? - Phó chủ giáo hỏi lại, vẻ suy nghĩ
thâm trầm.
Gringoa lắc đầu:
- Thú thực, tôi thích cái xác bướm vàng pha đỏ của tôi hơn bộ
vảy sắt thép đó. Vui sướng gì cái trò cứ vừa đi vừa làm ầm ĩ như ở bến sông phố
Hàng sắt đang động đất.
- Gringoa, hóa ra thày không bao giờ ao ước được như các công
tử tuấn tú mặc nhung phục đó ư?
- Ao ước gì mới được kia chứ, thưa ngài phó chủ giáo. Ao ước
sức lực, giáp trụ, kỷ luật của họ ư? Thà rách rưới mà có được triết học và tự
do vẫn hơn. Tôi thích làm đầu ruồi hơn đuôi sư tử.
- Thế thì kỳ lạ thật, - linh mục mơ màng nói.
- Một bộ đồng phục đẹp cũng đẹp lắm chứ.
Thấy ông tư lự, Gringoa liền bỏ đi ngắm nghía chiếc cổng một
nhà ở ngay cạnh. Chàng quay lại, vỗ tay đôm đốp:
- Thưa ngài phó chủ giáo, nếu ngài bớt quan tâm tới nhung phục
đẹp đẽ của chiến binh, tôi sẽ mời ngài tới xem cái cổng nhà kia. Tôi vẫn thường
nói, ngôi nhả của ông Ỏbry có chiếc cổng nguy nga nhất đời.
- Pie Gringoa, - phó chủ giáo hỏi, - thày từng làm gì cô múa
rong Ai Cập bé bỏng đó?
- Cô Exmêranđa ư? Ngài lái câu chuyện quá đột ngột đấy.
- Cô ta chẳng phải vợ thày đó sao?
- Vâng, theo tục đập vỡ vò. Chúng tôi là vợ chồng trong vòng
bốn năm. - Này, - Gringoa nói thêm, hơi giễu cợt nhìn phó chủ giáo, - xem ra
ngài luôn luôn nghĩ tới cô ta, phải không?
- Thế còn thày, thày không nghĩ tới cô ta nữa hay sao?
- ít thôi. - Tôi còn bận bao nhiêu việc! ... Lạy Chúa, con dê
con xinh quá!
- Cô Bôhêmiêng đã chẳng cứu sống thày đó ư?
- Ô, đúng thế.
- Vậy bây giờ cô ta ra sao? Thày đã làm gì cho cô ta?
- Lẽ ra không cần nói cho ngài biết. Hình như họ đã treo cổ
cô ta.
- Thày có tin chắc như vậy không?
- Tôi cũng không được biết chắc chắn. Khi thấy họ tính chuyện
treo cổ, tôi bèn chuồn thẳng.
- Thảy chỉ biết có vậy thôi ư?
- Khoan đã. Nghe họ nói cô ta trốn tránh vào nhà thờ Đức bà,
đang ở đó yên ổn; tôi cũng lấy làm mừng, nhưng cũng chưa tìm cách biêt được con
dê có trốn thoát với cô ta không, tất cả tôi chi biết có vậy thôi.
- Ta sẽ cho thày biết thêm, - đức cha Clôđơ thét lên, giọng
ông nói từ nãy vẫn trầm trầm, thong thả và gần như thì thầm, bỗng trở nên oang
oang. - Cô ta đúng là đang tị nạn trong nhà thờ Đức bà. Nhưng trong vòng ba
ngày nữa tòa án sẽ bắt lại cô ta, cô ta sẽ bị treo cổ ở quảng trường Grevơ. Đã
có trát bắt giữ của Tối cao pháp viện.
- Thế thì lôi thôi quá nhỉ, - Gringoa nói.
Trong chớp mắt, linh mục lại lạnh lủng và bình
thản như cũ. Nhà thơ hỏi:
- Nhưng ma quỷ nào đã bày trò yêu cầu hạ trát bắt lại? Để cho
Tối cao pháp viện yên thân không được hay sao? Để một cô gái khốn khổ ẩn náu dưới
vòm mái nhà thờ Đức bả cạnh tổ chim én có sao đâu?
- Trên đời này thiếu gì quỷ Xatăng, - phó chủ giáo đáp.
- Thật chẳng ra cái quái gì cả, - Gringoa nhận xét.
Nín lặng giây lát rồi phó chủ giáo lại hỏi:
- Như vậy là cô gái từng cứu sống thày, phải không?
- Cứu sống tôi ở chỗ lũ bạn ăn mày tốt bụng, chỉ suýt nữa tôi
bị treo cổ. Bây giờ chắc họ còn bực mình vì chuyện đó.
- Thế thày có muốn làm một việc gì đó để giúp cô gái không?
- Đức cha Clôđơ ạ, tôi chẳng có mong gì hơn, nhưng tôi sẽ bị
rắc rối vì cái vụ khốn kiếp này mất!
- Cần gìệf
- Ô! Cần gì ư? Thưa thày, thày quả là người tốt bụng! Nhưng
tôi đang bắt đầu viết hai tác phẩm lớn.
Linh mục vỗ trán. Mặc dừ làm ra vẻ bình thản, thinh thoảng một
cử chỉ hung bạo lại bộc lộ những quằn quại nội tâm của ông.
- Làm cách nào cứu cô gái?
Gringoa nói:
- Thưa thày, tôi xin trả lòi: It padell, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ có
nghĩa: Chúa là niềm hy vọng của ta.
- Làm cách nào cứu cô gái? - Clôđơ mơ màng nhắc lại.
Đến lượt Gringoa vỗ trán:
- Xin thày hãy nghe tôi. Tôi vốn giàu óc tưởng tượng. Tôi sẽ
tìm cách giúp thày. - Hay là ta xin nhà vua ân xá?
- Xin vua Luy XI? Xin ân xá?
- Chứ sao?
- Đi giật khúc xương trong miệng hổ!
Gringoa moi óc tìm biện pháp khác.
- Đây rồi! - Thày có muốn tôi gửi cho các bà mụ một lá đơn
báo tin cô gái đang có thai?
Câu hỏi làm tròng mắt sâu hõm của linh mục lóe sáng.
- Có thai! Đồ hề! Anh cũng dây vào chuyện đó
ư?
Gringoa hoảng sợ vì vẻ mặt phó chủ giáo. Chàng vội nói:
- Ô, không phải tôi! Vụ hôn nhân của chúng tôi là một
forismarilagiumw thực thụ. Tôi vẫn đứng ngoài cuộc. Nhưng dủ sao cũng sẽ được
gia hạn.
- Điên rồi! Láo lếu! Hãy câm mồm đi!
Gringoa cầu nhàu:
- Ngài không nên cáu kỉnh. Xin được một ân huệ thì có hại gì
cho ai đâu, hơn nữa còn khiến các bà mụ được lợi bốn chục đơniê tiền Paris, họ
đều là kẻ nghèo khổ.
Linh mục không thèm nghe Gringoa nói, khẽ thầm thì:
- Dủ sao cũng cần để cô ta ra khỏi đó. Bản án sẽ được thi
hành trong vòng ba ngày! Với lại, sẽ chẳng có án lệnh nào hết, cái thằng
Cadimôđô! Đàn bả có lắm ưa thích thật sa đọa.
Rồi ông nói to:
- Thảy Pie, ta suy nghĩ kỹ rồi, chỉ còn một cách cứu cô ta.
- Cách nào? Riêng tôi, chẳng còn thấy cách nào
hết.
1. Forismarilagium: Hôn nhân với người ngoài cuộc, (nghĩa là
hôn nhân tiến hành theo một pháp quyền và địa dịch quyền khác. Ở đây, Gringoa
đã đùa nghịch bẻ quẹo ý nghĩa luật pháp của từ này)
- Này, thày Pie, hãy nhớ thảy mang ơn cứu tử của cô gái. Ta sẽ
nói thẳng ý nghĩ của ta cho thày nghe. Nhà thờ bị canh giữ suốt ngày đêm. Chỉ
những ai được trông thấy có đi vào mới được phép đi ra. Cho nên thày có thể đi
vào. Thày cứ đến. Ta sẽ đưa thày tối gặp cô gái. Thày sẽ đổi quần áo với cô ta.
Cô ta sẽ mặc áo của thày còn thày mặc váy của cô ta.
- Cho tới đây thì tạm ổn, - triết gia nhận xét.
- Rồi sau ra sao?
- Sau đó ra sao ư? Cô ta sẽ đi ra với quần áo của thày, còn
thày ở lại với quần áo của cô ta. Thày có thể bị treo cổ, nhưng cô ta thoát nạn.
Gringoa gãi tai, vẻ hết sức nghiêm túc, nói:
- Chà! Đó là một ý kiến tự tôi không bao giờ có thể nghĩ ra.
Trước đề nghị bất ngờ của cha Clôđơ, khuôn mặt cởi mở và hòa
nhã của thi sĩ đột nhiên sa sầm, như một phong cảnh tươi vui ở Ý bỗng gặp cơn
gió vô tình thổi đám mây tới che khuất mặt trdi.
- Thế nào, Gringoa! Thày nghĩ sao về cách thức đó?
- Thưa thày, tôi nghĩ có lẽ tôi sẽ không bị treo cổ nhưng chắc
chắn cổ tôi sẽ bị treo.
- Cái đó không quan hệ gì tới chúng ta.
- Mẹ kiếp! - Gringoa văng tục.
- Cô gái từng cứu sống thày. Món nợ đó, thày phải trả.
- Thiếu gì món nợ khác tôi không trả!
- Thày Pie, nhất thiết thày phải làm việc đó.
Phó chủ giáo nói với vẻ ép buộc.
- Thưa đức cha Clôđơ, - thi sl khổ sở đáp, - xem ra ngài
khăng khăng giữ ý kiến đó và ngài lầm rồi. Tôi không hiểu tại sao tự mình lại
chịu treo cổ thay cho kẻ khác.
- Có gì mầ thày phải bám chặt lấy cuộc sống như vậy?
- Ô! Có hàng ngân lý do!
- Xin cho biết những lý do nầo?
- Những lý do nào ư? Không khí, bầu trời, buổi sáng buổi chiều,
đêm trăng, lũ bạn ăn mảy tốt bụng, những vụ cãi vã với gái điếm, các kiến trúc
đẹp thành Paris cần nghiên cứu, ba cuốn sách lớn phải viết xong, trong số đó có
một cuốn chống giám mục và các cối xay lúa của y, còn bao nhiêu thứ nữa, kể sao
cho xiết? Triết gia Anaxagôra từng nói ông ta sinh ra ở đời để ngắm mặt trdi.
Và lại, tôi được cái may mắn suốt đời từ sớm đến tối củng chung sống với một
thiên tài là tôi đây, như vậy quả là dễ chịu lắm rồi.
- Đồ đầu óc rỗng tuếch ! - Phó chủ giáo cằn nhằn. Này, ta hỏi,
cuộc sống mi thấy tươi đẹp như vậy, ai đã giữ gìn cho mi? Nhờ ai mi được hít thở
không khí, trông thấy bầu trời và còn mua vui cho đầu óc chim sơn cả của mi bằng
những mơ tưởng hão và trò điên rồ? Không có cô ta, nay mi đã ở đâu? Thế mà mi lại
muốn cô ta phải chết, chính cô ta là người từng cứu sống mi? Cứ để mặc cho cô
ta chết, một con người xinh đẹp, hiền dịu, đáng yêu, cần thiết để soi sáng thế
giới, còn thần thánh hơn cả Chúa! Trong khi mi chỉ là đứa dở khôn dở dại, một
phác thảo vô dụng, đồ cỏ cây tưởng mình biết đi đứng, tưởng mình biết nghĩ ngợi,
mi tiếp tục sống bằng cuộc đời ăn cắp được của cô ta, cũng vô ích như ngọn nến
giữa ban trưa? Nảo hãy biết xót thương, Gringoa! Đen lượt thày hãy biết độ lượng.
Chinh cô ta đã nêu gương trước.
Linh mục nói rất hăng. Mới đầu Gríngoa còn nghe ông nói với vẻ
lưỡng lự, rồi chàng mủi lòng và sau cùng mếu máo bi thảm, trông giống hệt khuôn
mặt trẻ sơ sinh đang đi tướt. Chàng lau nước mắt, nói:
- Ngài nói thật thống thiết. - Thôi được! Để tôi suy nghĩ
thêm. - Kể ra ý kiến của Ngài cũng thật kỳ quặc. - Nín lặng một lát sau rồi
chàng nói tiếp.
- Và chăng, biết đâu đấy? Chưa chừng họ không treo cổ tôi
cũng nên. Không phải cứ đính hôn là bao giờ cũng lấy nhau. Khi họ thấy tôi ở
trong phòng cô ta, ăn mặc lố lăng như vậy, nào váy, nào khăn, có khi họ sẽ cười
phá lên. Với lại, nếu họ treo cổ tôi, ái chả! Thì sợi thừng, cũng chỉ là một
cách như mọi cách chết hoặc đúng hơn không phải một cái chết như cái chết khác.
Đó là cái chết xứng đáng với bậc hiền giả suốt đời lao động, cái chết chẳng ra
ngô ra khoai gì cả, như tinh thần kẻ hoài nghi chân chính, cái chết thấm sâu chủ
nghĩa Piarông và tính do dự, chân không đến đất cật không đến trời, cứ lơ lửng
lưng chừng. Đó là cái chết của triết gia và định mệnh của tôi có lẽ như vậy. Chết
đúng như đã sống quả thật đẹp đẽ.
Linh mục ngắt lời chàng:
- Vậy đồng ý chứ?
- Tóm lại, chết là cái gì nhỉ? - Gringoa cuồng nhiệt nói tiếp.
- Một bước khó khăn, món thuế thông hành, sự di chuyển từ rất ít tới chẳng có
gì. Có ngưdi hỏi Xécxiđát, nhà hiền triết xứ Mêgalôpôlít, liệu ông có sẵn sàng
chết không. Sao lại không? Ông ta trả lời; vì sau khi chết tôi sẽ được gặp các
vĩ nhân, Pitago trong số triết gia Hêcatauýt trong số sử gia, Hôme trong số thi
sĩ, Olanhpơ trong số nhạc sĩ.
Phó chủ giáo chìa tay cho chảng:
- Như vậy đồng ý chứ? Mai thày tối nhé.
Cử chi đó làm Gringoa trở lại tích cực. Chàng nói với giọng
người vừa bừng tỉnh:
- Ô! Không đâu, đúng the! BỊ treo cổ! Chuyện phi lý quá. Tôi
không muốn.
- Nếu vậy thì vĩnh biệt!
Và phó chủ giáo khẽ rít lên:
- Ta sẽ gặp lại mi!
Gringoa thầm nghĩ: - Mình chẳng muốn gặp lại con người quái
quỉ này. Chảng vội đuổi theo đức cha Clôđơ, bảo:
- Này, ngài phó chủ giáo, giữa bạn cố tri với nhau, ta chẳng
nên giận dỗi! Ngài quan tâm tới cô gái, tôi muốn nói tới vợ tôi, như vậy tốt lắm.
Ngài chỉ nghĩ ra mưu kế để cô gái an toàn thoát khỏi nhà thờ Đức bà, nhưng cách
làm của ngài hết sức khó chịu đối với tôi, Gringoa. - Neu tôi có cách khác thì
sao? - Xin báo cho ngài biết, vừa ngay đây, tôi mới nảy ra một sáng kiến rất
sáng sủa. - Giá mà tôi nảy ra được ý kiến thích nghi, để cứu cô ta ra khỏi bước
khó khăn mà không tổn hại tới cái cổ của tôi bằng bất cự sợi dây thòng lọng nào
nhỉ? Ngài nghĩ sao? Như vậy liệu có vừa lòng ngài không? Có nhất thiết tôi phải
treo cổ mới đẹp ý ngài chăng?
Linh mục sốt ruột bứt cái khuy áo chùng.
- Sao lắm lời thế! Mi định dùng cách gì?
Gringoa đưa ngón tay trỏ sờ lên mũi vẻ suy
nghĩ thầm nhủ với mình:
- Phải, đúng thế. - Bọn ăn mày đều là người tốt. - Bộ lạc Ai
Cập yêu cô ta. - Chi cân một lời kêu gọi, họ sẽ đứng dậy hết. - Không gì dễ
dàng hơn. - Một vụ bạo động. - Nhân lúc lộn xộn, họ dễ dàng cướp cô gái đi. -
Ngay tối mai... - Họ không mong muốn gì hơn.
Linh mục lay người chàng hỏi:
- Cách gì? Nói mau.
Gringoa vui vẻ quay lại:
- Hãy để tôi yên nào! Ông không thấy tôi đang sáng tác đó hay
sao.
Chàng còn suy nghĩ thêm lát nữa. Rồi chàng vỗ tay thầm khen ý
kiến của mình và kêu lên:
- Tuyệt diệu! Chắc chắn thành công.
- Cách gì hả? - Clôđơ điên tiết, hỏi lại.
Gringoa hớn hở.
- Lại đây, tôi nói thầm cho ngài nghe. Đây là một phản kế thật
sự táo bạo, nó giải thoát cho tất cả chúng ta. Trời ơi! Phải thừa nhận tôi
không phải thằng ngốc.
Chàng bỏ lửng, hỏi:
- À này, con dê con có củng ở với cô gái không?
- Có. Quỷ tha ma bắt mi!
- Lẽ ra họ cũng treo cổ luôn cả nó phải không?
- Ta cần gì biết chuyện đó.
- Phải, họ sẽ có thể treo cổ nó. Tháng trước, họ đã thẳng tay
treo cổ con lợn cái. Gã đao phủ thích vụ đó lắm. Sau đó, chính hắn ăn thịt con
lợn. Treo cổ Giali xinh đẹp của tôi! Tội nghiệp con dê non bé bỏng!
Đức cha Clôđơ kêu lên:
- Khốn kiếp! Đao phủ chính là mi. Đồ hề, mi đã tìm ra được
cách cứu giúp nào hả? Hay phải dùng đến cái kẹp thai nhi mới khai sinh được cho
ý định của mi?
- Hay lắm, thưa thày! Đây rồi.
Gringoa ghé tai phó chủ giáo nói thầm, cặp mắt lo ngại liếc
nhìn suốt dãy phố, mặc dù không bóng người qua lại. Khi chảng nói xong, đức cha
Clôđơ liền cầm lấy tay chàng và lạnh lủng bảo:
- Thôi được. Mai nhé.
Gringoa đáp lại:
- Đen mai.
Trong khi phó chủ giáo đi một đường, chàng đi nẻo khác, thầm
nhủ:
- Thưa ngài Pie Gringoa, vụ này thật đáng kiêu hãnh. Bất chấp.
Không phải vì ta nhỏ mà ta sợ việc lớn. Nhà toán học Bitông vác cả con bò mộng
to tướng trên vai; chim chìa vôi, chim bông lau và chim tước cũng bay vượt đại
dương.
II. ĐI MÀ LÀM ĂN MÀY
Lúc về tới tu viện, phó chủ giáo gặp chú em Giăng Cối Xay đứng
trước cửa phòng, hắn đang đợi ông và để đỡ sốt ruột trong khi chờ đợi, hắn dùng
than vẽ lên tường khuôn mặt trông nghiêng của ông anh, được bổ sung chiếc mũi
quá khổ.
Đức cha Clôđơ chỉ liếc qua cậu em. ông đang mải lo nghĩ chuyện
khác. Bộ mặt tươi cười của thằng em ăn hại, mà vẻ niềm Ĩ1Ở đã bao lần làm tươi
tỉnh khuôn mặt u ám của linh mục, nay không còn đủ sức xua tan đám sương mủ mỗi
ngày càng phủ dày đặc trên linh hồn sa đọa, đầy xú khí và váng đọng. Giăng rụt
rè nói:
- Thưa anh, em tới thăm anh.
Phó chủ giáo cũng không thèm ngước mắt nhìn hắn hỏi:
- Rồi sau thì sao?
- Anh ơi, - gã vờ vĩnh nói, - anh rất tốt với em, anh lại thường
xuyên răn em rất phải, cho nên em luôn tìm đến anh.
- Rồi sao nữa?
- Chao ôi, anh ạ, anh rất có lý khi bảo em:
- Giăng! Giăng! cessat doctorum doctrina, discipu- lorum
discipỉina(ìì Giăng, hãy ngoan ngoãn, Giăng, hãy học hành cho giỏi, Giăng,
không được trốn ra khỏi trường nếu không có lý do chính đáng và chưa được phép
của thày giáo. Đừng đánh bọn người xứ Picarđi noli, joannes, verberare
picardos. Đừng chết mòn như con lửa vô học, quasi asinus illitteratus trên đống
rơm ở nhà trường. Giăng, hãy để mặc cho thày giáo trừng phạt. Giăng, tối tối
hãy đến nhà nguyện và hát một bài thánh ca đủ cả câu xướng lẫn câu tụng dâng
lên Đức bà vinh hiển, Maria Đồng Trinh. Chao ơi! Toàn lời răn dạy khôn ngoan!
- Rồi sao nữa?
- Anh ơi, trước mắt anh là một kẻ tội lỗi, một can phạm, một
tên khốn nạn, một thằng phóng đãng, một người quái gở! Anh thân yêu của em,
Giăng đã
1. Cessat doctorum doctrina, discipulorum discipỉina: Học
thuyết của các nhả bác học, kỷ luật của các qui phạm đang bị lỏng lẻo.
xéo đạp lên mọi lời khuyên nhủ quý hóa đó như rơm như rác. Em
đã bị trừng phạt nặng nề, và Chúa ơn phước thực hết sức công bằng. Chừng nào có
tiền là em rượu chè, vung phí, sống cuộc đời đàng điếm. Ôi! Chơi bời trác táng,
nhìn trước thì dễ chịu nhưng ngó phía sau lại quá xấu xa nhăn nhó! Nay em chẳng
còn một xu dính túi, em đã bán cả khăn trải bàn, áo lót lẫn khăn tay, hết thời
ăn chơi rồi! Ngọn đèn chói sáng đã tắt, giờ em chỉ còn lại cái bấc tẩm mỡ bò
xông khói lên mũi. Em uống nước lã. Em chồng chất hối hận và nợ nần.
- Còn gì nữa? - Phó chủ giáo hỏi.
- Chao ôi! Anh rất thương yêu của em, em muốn từ nay sống
đúng đắn hơn. Em đến gặp anh, lòng đầy ăn năn. Em muốn chuộc lỗi, Em xin thú tội.
Em tự đấm vào ngực thình thịch. Anh rất có lý khi muốn em trở nên cử nhân và phụ
giáo tại trường Toócsi. Bây giờ là lúc em cảm thấy đang hết sức sẵn sàng để làm
việc đó. Nhưng em hết cả mực, cần mua thêm mực; hết cả bút, cũng phải mua thêm
bút nữa, hết cả giấy, hết cả sách, đều cần mua cả. Em rất cần ít tiền để mua sắm
mọi thứ đó. Nên em đến xin anh, anh ơi, lòng đầy ăn năn.
- Đã hết chưa?
- Thưa hết, - gã học trò nói. - Em xin anh ít tiền.
- Tao không có.
Gã học trò liền nói, vừa nghiêm trang vừa kiên quyết:
- Nếu vậy, thưa anh, em rất tiếc phải thưa với anh có nơi người
ta đang đề nghị với em rất nhiều công việc tốt đẹp. Anh không muốn cho em tiền
ư?
- Không chứ gì? - Nếu vậy, em sẽ đi làm ăn mày.
Lúc nói câu quái gở này, hắn mang vẻ mặt thần Agiắe đang chờ
sấm sét giáng xuống đầu.
Phó chủ giáo lạnh lùng bảo:
- Thì đi mà lầm ăn mày.
Giăng cúi gập người xuống chào anh rồi huýt sáo, đi xuống cầu
thang tu viện.
Lúc đi qua sân tu viện, dưới cửa sổ buồng ông anh, hắn bỗng
nghe tiếng cửa sổ mở, liền ngẩng đầu và bộ mặt nghiêm nghị của phó chủ giáo thò
qua khung cửa. Đức cha Clôđơ bảo:
- Xéo ngay lập tức! Đây là món tiền cuối cùng tao cho mày.
Củng lúc, linh mục vứt xuống cho Giăng một túi tiền, làm trán
cậu học trò sưng vù và Giăng ra về, vừa bực tức vừa bằng lòng, như con chó bị
người ta ném cho cục xương lớn để đuổi đi.
III. VUI CHƠI MUÔN NĂM
Bạn đọc chắc chưa quên một phần khu vực Cung điện thần kỳ được
bức tường rào cổ của thảnh phố bao quanh, mà ngay từ thời đó, khá nhiều tòa
tháp đã bắt đầu đổ nát. Một tháp đó được bọn ăn mày biến thành nơi ăn chơi. Tầng
hầm là quán rượu, còn lại đều ở các tầng trên. Tòa tháp là nơi náo nhiệt nhất,
cho nên cũng là nơi ghê tởm nhất của xóm ăn mày. Một thứ tổ ong khổng lồ nhộn
nhạo suốt ngày đêm. Ban đêm, khi tất cả đám người sót lại của xóm ăn mày đâ say
ngủ, khi không còn khung cửa sổ nào sáng đèn trên các mặt tiền xám xịt chung
quanh quảng trường, khi không còn nghe thấy tiếng kêu thét vẳng ra từ dãy nhà
chen chúc, từ những tổ kiến nhung nhúc kẻ cắp, gái đĩ, trẻ con ăn cắp được đẻ
hoang, ta vẫn nhận ra tòa tháp vui nhộn do tiếng ồn ào và ánh đèn đỏ chói củng
lúc tỏa sáng từ các lỗ thông hơi, cửa sổ, vách tường rạn nứt, như thể chúng
thoát ra từ lỗ chân lông tòa tháp.
Vậy quán rượu ở dưới tầng hầm. Khách bước xuống bằng chiếc cửa
thấp và cầu thang thẳng đứng như câu thơ cổ điển mười hai âm. Trên cánh cửa,
thay cho tấm biển hàng là bức vẽ bôi bác tuyệt diệu những hình đồng xu mới và
gà giò đã làm thịt, bên dưới ghi một câu giễu cợt: Quán kẻ thỉnh chuông cầu
nguyện cho vong hồn.
Một tối, khi lệnh giới nghiêm đang vang lên từ khắp các tháp
chuông thành Paris, bọn lính tuần canh, nếu được phép bước vào Cung điện thần kỳ
ghê gớm, sẽ thấy quán ăn này ồn ào hơn mọi bữa, mọi người uống nhiều hơn và chửi
đổng nhiều hơn. Bên ngoài, trên quảng trường, nhiều nhóm người thì thào bàn
tán, như đang mưu mô việc gì lớn, và đây đó một gã ngồi xổm mài lưỡi dao ghê sợ
trên mặt đường.
Giữa lúc nảy, ngay trong quán rượu, rượu vầ cờ bạc là món giải
trí mãnh liệt để khuây khỏa mọi ý nghĩ đang bận tâm bọn ăn mày tối đó, cho nên
thật khó đoán nổi lũ nhậu nhoẹt đó đang bàn chuyện gì. Tuy nhiên, họ có vẻ vui
hơn ngày thường và thấy người nào củng kẹp một vũ khí sáng loáng giữa đôi chân,
nào dao quắm, búa rìu, gươm hai lưỡi to bản hoặc móc nhọn của cây súng cổ.
Gian buồng hình tròn, rất rộng, nhưng bàn kê san sát, khách uống
đông nghịt, cho nên tất cả những gì chứa trong quán rượu, nào đản ông, đản bà,
ghế dải, hũ bia, kẻ uống, kẻ ngủ, kẻ đánh bạc, người khỏe, người què cụt, hình
như chồng chất hỗn độn với đầy đủ về trật tự và hài hòa của đống vỏ sò. Dăm ngọn
đèn mỡ bò chiếu sáng trên dãy bần; nhưng ngọn đèn thật sự của quán rượu, đóng
vai trò chùm đèn treo trong rạp hát, đó là đống lửa. Căn hầm ẩm ướt đến mức lò
sưởi không bao giờ bị dập tắt, ngay cả giữa mùa hè; một lò sưởi vĩ đại, bên
ngoài chạm trổ, tua tủa những giá củi nặng nề bằng sắt và đồ dùng nấu nướng ngọn
lửa lớn nhóm bằng củi lẫn than bùn, giống cảnh ban đêm, trên đường lảng, ngọn lửa
lò rèn chiếu qua cửa sổ làm nổi bật bóng ma đỏ ối lên dãy tường trước mặt. Một
con chó lớn, ngồi nghiêm trang trên đống tro, quay trước đống than hồng một
xiên đầy chả nướng.
Dù hỗn độn đến đâu, mới thoạt nhìn, ta đã phân biệt được giữa
đám đông, ba nhóm chính, xúm quanh ba nhân vật mà bạn đọc biết rồi. Một trong
ba nhân vật đó, mặc kỳ quặc toàn quần áo tả tơi, sặc sỡ kiểu phương Đông, là
Matiat Hunggađi Xpicali, quận công Ai Cập và Bôhem. Gã vô lại ngồi trên bàn,
chân xếp vòng trong, ngón tay chỉ lên trời, đang lớn tiếng giảng dạy mọi bí quyết
ma thuật âm dương cho một lủ vây quanh há hốc mồm ngồi nghe. Một đám khác bâu
kín lấy người quen củ của chúng ta, đức vua oai hùng xứ Tuynơ, vũ khí đầy người.
Clôpanh Truiơphu, vẻ mặt rất nghiêm trang và nói khẽ, đang điều chỉnh sự tranh
cướp một thùng lớn vũ khí, được mở tung trước mặt, đầy ắp những rìu, kiếm, mũ sắt,
áo giáp, đủ loại giáo mác, cung tên, như nho táo tuôn ra từ cái sừng phong đăngệ
Mỗi người chọn lấy một cái trong đống vũ khí, kẻ lấy mũ trận, kẻ cầm gươm dài,
người nhặt kiếm ngắn có chuôi thập tự. Trẻ con cũng mang vũ khí, thậm chí bọn
què cả hai chân đều trang bị đầy đủ, chúng len lỏi dưới chân lũ uống rượu như
đàn bọ hung to gộc.
Cuối củng là đám cử tọa thứ ba, ồn ào nhất, vui vẻ và đông nhất,
ngồi chật hết dãy ghế cùng dãy bàn vây quanh một giọng nói the thé đang ba hoa
và chửi đổng, phát ra từ sau bộ áo giáp nặng nề, đầy đủ cả mũ lẫn đinh thúc ngựa.
Con người trang bị khắp mình như vậy, biến mất sau bộ giáp trụ, chỉ còn ló ra
chiếc mũi hếch, đỏ ửng, trâng tráo, mớ tóc hung, cặp môi hồng và đôi mắt táo tợn.
Dây lưng hắn đeo chi chít dao găm cùng mũi dùi, một thanh gươm lớn ngang sườn,
chiếc mỏ han gỉ đeo bên trái và một hũ lớn rượu vang trước mặt chưa kể còn cặp
kè bên phải một cô gái béo mập, quần áo xộc xệch. Mọi cái miệng vây quanh đều
cười đùa, văng tục, uống rượu.
Thêm vào đó khoảng hai chục nhóm nhỏ hơn, bọn gái đĩ và bọn
trai hầu bàn lăng xăng, đầu đội hũ rượu, bọn cờ bạc ngồi xổm quanh những hòn
bi, bần cờ, quân xúc xắc, mảnh da bò, bài lá vốn rất dễ cay cú, bọn ngồi cãi vã
trong góc nhà, bọn hôn nhau trong xó, như vậy ta sẽ có một ý niệm về tập thể
này, trên đó ánh sáng lay động của ngọn lửa lớn bập bùng làm nhảy múa muôn ngàn
bóng đen đồ sộ và ngộ nghĩnh trên tưdng quán rượu.
Còn tiếng động, quả đúng như ở bên trong quả chuông đang bay
bổng.
Chiếc chảo hứng mỡ sôi lép bép dòng mỡ đang rớt xuống như
mưa, tiếng xèo xèo không ngớt lấp đầy khoảng cách giữa vô vàn câu chuyện được
trao đổi suốt từ đầu tới cuối căn phòng.
Giữa đám ồn ào, mãi trong cùng quán rượu, một triết gia ngồi
trên ghế dải kê sát lò sưởi, y đang suy ngẫm, chân đặt trên đống tro, mắt nhìn
củi cháy. Chính Pie Gringoa.
Clôpanh Truiơphu bảo bọn tay chân dân tiếng lóng:
- Nào, mau lên! cầm lấy vũ khí, nhanh lên! Một giờ nữa thì
lên đường!
Một cô gái hát:
Chào cha chào mẹ!
Bọn người sau cùng dập tắt đống lửa. Hai gã đánh bài cãi
nhau. Tên mặt đỏ bừng, giơ nắm đấm trước mặt tên kia, thét lên:
- Con bồi! Tao hơn mày con chuồn. Mày có thể thay thế con bồi
chuồn trong cỗ bài bằng con vua.
- Khiếp! ở đây chật ních như các vị thánh ở Cayuvin! - Một gã
thét lên, giọng mũi biết ngay hắn là người Normanđi.
Quận công Ai Cập cất tiếng the thé bảo cử tọa:
- Này các con, những mụ phù thủy ở Pháp đi dự dạ hội không cần
cả chổi lẫn mỡ lợn và ngựa cưỡi, mà chỉ cần dăm câu thần chú. Những mụ phù thủy
ở Y bao giờ cũng có con dê đực đứng đợi trước cửa. Tất cả đều bảo nhau đi qua ống
khói để ra về.
Giọng nói gã trẻ tuổi kỳ quặc, giáp trụ từ đầu tới chân, át cả
tiếng ồn. Hắn thét lên:
- Nôen! Nôen! Hôm nay ỉà ngày đầu ta ra quân! Hành khất! Ta lầ
hành khất, hãy rót rượu cho ta!
- Hỡi các bạn, tôi là Giăng Phrôlô cối Xay, con nhà quý tộc.
Tôi cho rằng nếu Chúa trước đây đã là cảnh sát thì sau này sẽ là kẻ cướp. Anh
em ơi, chúng ta sắp tiến quân hùng dũng. Chúng ta là kẻ dũng cảm. Bao vây nhà
thờ, phá cửa, kéo cô gái xinh đẹp ra, cứu cô thoát khỏi bàn tay bọn thẩm phán,
phá tan tu viện, thiêu sống giám mục ngay trong tòa giám, chúng ta sẽ làm mọi
việc đó còn nhanh hơn thòi gian ông quận trưởng ăn xong thìa xúp. Ta có chính
nghĩa, ta sẽ cướp phá nhà thờ Đức bà, thế là xong. Ta treo cổ Cadimôđô. Hỡi các
cô, các cô có biết Cadimôđô không? Các cô thấy hắn thở hổn hển trên quả chuông
nhỏ vào một ngày đại lễ Chúa giáng lâm chưa? Trời ơi! Đẹp lắm! Trông như con quỷ
cưỡi trên cái mõm. - Hỡi các bạn, hãy nghe đây, tôi là hành khất tận đáy lòng,
tôi là dân nói lóng hết tâm hồn, tôi sinh ra đã là ăn mày. Trước đây tôi giàu lắm,
tôi đã chén hết của cải. Mẹ tôi muốn tôi trở thành sĩ quan, cha muốn tôi trở thảnh
trợ tế, cô muốn tôi thành cố vấn tòa án phúc thẩm, bà nội muốn tôi thành quản
ngân khố đoản y. Còn tôi, tôi tự trở thành ăn mày. Tôi nói chuyện đó với cha,
ông ấy rủa toẹt ngay vào mặt; tôi nói với mẹ, bà già liền khóc lóc đến sùi cả bọt
mép, như thanh củi đang cháy trong lò. Vui chơi muôn năm! Tôi đúng là gã phá sạch!
Bà bạn chủ quán ơi, thêm rượu nữa đi! vẫn còn tiền đây. Tôi chán món rượu nho
Xuyren lắm rồi. Ngứa họng lắm. Mẹ kiếp, thà súc miệng bằng cái giỏ mây còn hơn!
Trong lúc đó, đám đông cười vang lên hoan hô, và thấy khắp
chung quanh càng ầm ĩ hơn, gã học trò liền gào to:
- Ôi! Hiệu quả mới tốt đẹp làm sao! Populi debacchatlis
polulosa đebacchatis(1>.
Thế rồi hắn cất tiếng hát, mắt như chìm đắm mơ mảng giọng như
thày tu tụng kinh chiều:
- Quae cantica! quae organa! Que catiỉenae! quae mélodiae hic
sine fìne decantan tur! sonant melliũua hymnorum organa, suavisima angeỉorum
melodia, cantica canticorum miraì...
Hắn ngừng hát, gọi:
- Mụ chủ quán chết tiệt đâu rồi, dọn bữa tối
cho ta.
Rồi không khí gần như tạm yên giây lát, tuy vẫn vang lên tiếng
nói the thé của quận công Ai Cập đến lượt mình dạy bảo lũ Bôhêmiêng:
Con cầy hương tên là Aduyn, con cáo tên là Chân Xanh hoặc Luồn
Rừng, con sói tên là Chân Xám hoặc Chân Vàng, con gấu tên là Ông Già hoặc Ông Nội.
- Cái mũ con quỷ lùn giúp ta tầng hình và nhìn thấy vật vô hình. - Con cóc nào
rửa tội đều phải mặc áo nhung đỏ hoặc nhung đen, cổ đeo lục lạc, hai chân cũng
đeo lục lạc. Cha đỡ đầu giữ đầu,
1. Populi debacchatis populosa debachatis!: Của đám dân chúng
nổi khủng niềm hân hoan đông đúc.
2. Quae cantica! quae organaỉ... canticorum miraì: Ôi tụng
ca! Ôi nhạc cụ! Ôi ca khúc! Ôi giai điệu họ hát ở đây bất tuyệt! Đang ngân
vang, dịu ngọt như mật, các dụng cụ của thánh ca, giai điệu hết sức nồng nàn
cùa thiên thẩn, các nhã ca tuyệt diệu.
mẹ đỡ đầu giữ mông. - Quỷ Xiđragadom hóa phép bắt con gái nhảy
múa trần truồng.
Giăng ngắt lòi:
- Hay quá! Tao muốn lầ quỷ Xiđragadom!
Trong khi đó, bọn hành khất vẫn tiếp tục đeo
khí giới, vẫn thầm thì ở góc quán đằng kia. Một gã Bôhêmiêng
nói:
- Tội nghiệp cho Exmêranđa! - Nó là chị em của chúng ta, phải
cứu nó ra khỏi đó.
- Thế nó vẫn còn ở trong nhà thờ Đức bà ư? - Tên ăn mày có bộ
mặt Do Thái hỏi.
- Chả ở đó thì ở đâu!
- Neu vậy, hỡi các bạn, ta tới nhà thờ Đức bà. Tên ăn mày reo
lên. - Nhất là ở nhà nguyện các thánh Phêrêon và Pheruyxiông lại có hai pho tượng
bằng vàng, một tượng thánh Giăng Baptixtơ, một tượng thánh Ăngtoan, cả hai cân
nặng mười bảy mác mười lăm extelinh vầng, lại còn các nịt chân tượng bằng bạc mạ
vàng, nặng mười bảy mác năm ôngxơ, tao biết rõ lắm. Tao là thợ kim hoàn.
Lúc đó, họ dọn bữa ăn tối cho Giăng. Hắn kêu lên, ngả người
vào ngực cô gái điếm ngồi cạnh:
- Nhân danh thánh Vun Đờ Luycơ, mà dân chúng quen gọi là
thánh Gôgơluy, ta hoàn toàn sung sướng. Trước mặt là thằng ngốc đang nhìn ta bằng
bộ mặt nhẵn nhụi của một thân vương. Bên trái là tên khác có bộ răng dài ngoẵng
che lấp cả cằm. Ta lại giống thống chế Giê trong trận vây hãm thành Pôngtoa,
cánh phải của ta dựa vào ngọn đồi. - Tiên sư anh bạn! Xem ra anh bạn đúng là thằng
bán bóng đánh phết, thế mà anh dám tới ngồi cạnh ta! Này bạn, ta là quý tộc.
Buôn bán đâu có sánh vai với quý tộc được. Hãy xéo đi chỗ khác. - Này! Lủ kia!
Đừng choảng nhau! Kia, Baptixtơ Crôcơ Oadông, cậu có cái mũi đẹp thế kia, nỡ
nào thí nó cho mấy quả đấm to tướng của thằng cha thô bỉ! Đồ ngốc! Non cuiquan
datum est habere nasum{1> - Em quả là thần diệu, Giacơlin Sứt Tai, chỉ đáng
tiếc em chẳng có sợi tóc nào. - Này! Tên ta là Giăng Phrôlô, còn anh của ta là
phó chủ giáo. Thây kệ! Những gì ta nói đều đúng sự thật. Trở thành ăn mày, ta
đã vui lòng tử chối một nửa tòa nhà trên thiên đường mà ông anh từng hứa với
ta. Dimidiam domum in paradiso{2>. Ta nói đúng như văn bản. Ta có lãnh địa ở
phố Tiarơsáp, bao nhiêu đàn bà đều mê ta hết, điều đó thật đúng như thánh Eloa
là một thợ kim hoàn tài giỏi; thật đúng như năm nghề của đô thành tốt đẹp Paris
là nghề thuộc da, nghề làm da trắng, nghề làm yên cương, nghề làm túi da và nghề
mài láng da; thật đúng như thánh Lôrăng từng bị thiêu sống củng các vỏ trứng. Hỡi
các bạn, xin thề với các bạn.
1. Non cuiquan datum est habere nasum: Chảng phải bất cứ ai
cũng có nổi một cái mũi như vậy.
2. Dimidiam domum in paradiso: Một nửa tòa nhà trên thiên đường.
Nếu tôi nói điêu thì suốt năm Tôi sẽ uống toàn ớt cay hăng.
Hỡi cô em xinh đẹp, ngoài kia có trăng, em thử nhìn qua lỗ
thông hơi xem có phải gió đang thổi tan mây. Như ta đang làm như vậy. Với cái cổ
áo của em. - Các cô gái! Hãy xỉ mũi cho trẻ và gạt tần bấc đèa. - Thánh thần
ơi! Ta ăn gì thế này hả Thượng đe! Này mụ chủ chứa! Không thấy tóc trên đầu lũ
gái đĩ nhưng lại có tóc trong món trứng tráng. Mụ giầ ơi! Ta thích món trứng
tráng hói đầu hơn. Ma quỷ làm cho mũi mụ tẹt! - Đẹp thay khách sạn Ma vương,
nơi gái đĩ dùng nĩa để chải đầu!
Nói xong Giăng đập dĩa xuống bán và hát ông ổng:
Nhân danh máu Chúa!
Ta đây chẳng có Cả luật pháp, đức tin Lẩn hếp ìửa, nhả ở Chẳng
vua Chẳng Chúa!
Trong khi đó, Clôpanh Truiơphu đã phân phát xong vũ khí. Hắn
lại gần Gringoa, đang như chìm đắm mơ màng, hai chân gác lên giá củi. Đức vua xứ
Tuynơ hỏi:
- Bạn Pie ơi, bạn đang suy nghĩ gì thế?
Gringoa quay lại, mỉm cười buồn:
- Thưa đại vương thân mến, tôi thích lửa, Không phải chỉ vì
lý do tầm thường là lửa sưởi ấm chân hoặc nấu chín súp, mà vì nó tóe tia lửa.
Đôi khi tôi ngồi hàng giờ ngắm tia lửa. Tôi khám phá hàng nghìn chuyện qua những
ngôi sao lấm tấm trên nền đen lò sưởi. Các ngôi sao đó cũng là các thế giới.
Gã hành khất nói:
- Có trời mả hiểu nổi. Anh có biết mấy giờ rồi không?
Gringoa đáp:
- Tôi không biết.
Clôpanh bèn lại gần quận công Ai Cập:
- Bạn Matiat ơi, thời khắc nảy xem ra không thuận lợi. Nghe
nói vua Luy XI đang ở Paris.
- Càng thêm lý do để cứu cô em chúng ta khỏi nanh vuốt hắn, -
lão Bôhêmiêng đáp.
Vua xứ Tuy nơ nói:
- Matíat, lời bạn nói xứng đáng kẻ nam nhi. Và lại, ta sẽ làm
rất nhanh. Không lo có chuyện kháng cự ở trong nhà thờ. Bọn tu sĩ nhát như cáy,
còn ta thì hùng mạnh. Ngày mai, lũ nhân viên tối cao pháp viện tới tìm cô ta sẽ
trơ mắt ra. Kệ xác chúng nó! Ta không thể để chúng treo cổ cô gái xinh đẹp!
Clôpanh ra khỏi quán.
Củng lúc đó, Giăng thét khản cả tiếng:
- Ta ăn, ta uống, ta say, ta là Giuypite! - Này, Pie ƯAxommơ,
nếu còn nhìn tao như vậy, tao sẽ búng ngón tay phủi bụi mũi mày.
về phần Gringoa, buộc không thể trầm tư mặc tưởng được nữa,
chàng đảnh quay ra quan sát cái cảnh ồn ảo, hỗn độn ở chung quanh và lẩm bẩm:
Luxuríosa res vinum et tumuỉtuosa ebrietas[107] Chao ôi! Ta không uống rượu là
rất eó lý, thánh Bơnoa từng nói câu tuyệt cú: Vinum apostatarejacit
sapientes[108].
Lúc đó, Clôpanh quay vào và thét lên như sấm.
- Nửa đêm!
Nghe câu đó, hiệu nghiệm như lệnh lên ngựa đối với đội quân tạm
nghỉ, tất cả bọn ăn mày, đần ông, đàn bà, trẻ con lủ lượt kéo nhau ra khỏi
quán, tiếng vũ khí và kim loại loảng xoảng.
Trăng mờ sau đám mây che.
Cung điện thần kỳ hoàn toàn tối om. Không một ánh đèn. Tuy
nhiên chẳng hề vắng bóng người. Thấy rõ một đám đản ông đàn bà đang thì thào.
Nghe tiếng họ lao xao và đủ mọi thứ khí giới lấp loáng trong bóng đêm. Clôpanh
đứng trên tảng đá lỏn, thét lên:
- Dân tiếng lóng, đứng vào hảng! Dân Ai Cập, đứng vào hàng!
Dân Galiê, đứng vảo hàng!
Có sự chuyển động trong bóng tối. Đám đông mênh mông đang xếp
thảnh hàng ngũ. Vài phút sau, vua xứ Tuynơ lại cất tiếng:
- Bây giờ hãy im lặng kéo qua Pari! Mật khẩu là: Đoàn kết ngạo
đời! Tới nhà thờ Đức bà mới được thắp đuốc! Tiến lên!.
Mười phút sau, các kỵ binh tuần cảnh hoảng sợ bỏ chạy trước một
đoàn người dày đặc đen ngòm và câm lặng đang xuôi về phía cầu Hối đoái, qua các
dãy phố quanh co tỏa ra ngang dọc khắp khu phố Chợ rộng lớn.
IV. NGƯỜI BẠN VỤNG VỀ
Cũng đêm đó, Cadimôđô không ngủ. Nó vừa đi tuần lần cuối
trong nhà thờ. Lúc đóng cửa, nó không nhận thấy phó chủ giáo tới gần và tỏ vẻ bực
mình khi thấy nó cài then và khóa cẩn thận bộ gióng sắt lớn, khiến cánh cửa to
rộng vững chắc như tường thảnh. Đức cha Clôđơ còn có vẻ bận rộn hơn thường lệ.
Và lại, từ sau vụ xảy ra ban đềm trong căn phòng, ông luôn hành hạ Cadimôđô,
nhưng tha hồ bạc đãi Ĩ1Ó, thậm chí đôi khi còn đánh đập nữa, vẫn không gì lay
chuyển nổi thái độ phục tùng, nhẫn nại, chịu đựng hết lòng của gã kéo chuông
trung thành. Phó chủ giáo làm gì, nó cũng chịu đựng hết, dù chửi mắng, hăm dọa,
đánh đập, nó không hé một câu trách móc, không thốt nửa lời thở than. Cùng lắm
nó chỉ lo ngại nhìn theo khi đức cha Clôđơ leo thang lên tháp, nhưng chính phó
chủ giáo cũng tránh mặt cô gái Ai Cập.
Vậy đêm đó, sau khi liếc nhìn dãy chuông tội nghiệp bị bỏ rơi
bấy lâu, nào Giắccơlin, nào Mari, nào Tibôn, Cadimôđô leo lên tận đỉnh ngọn
tháp phía bắc, rồi từ đó, đứng ngắm nhìn Paris, sau khi đặt chiếc đèn lồng mờ
đóng kín trên mái nhà bằng chì. Như đã nói ở trên, đêm đó rất tối trời. Paris hồi
đó hầu như không có đèn đường, trông như một đống lộn xộn các khối đen, đây đó
cắt ngang bởi con sông Xen trắng đục lượn vòng, Cadimôđô chỉ trông thấy ánh đèn
ở cửa sổ một nhà xa xa, mà hình thủ mơ hồ và tối sẫm nổi bật trên dãy mái, về
phía cổng Xanh Ăngtoan. Ớ đó cũng còn người đang thức.
Trong khi con mắt độc nhỡn thẫn thờ nhìn phía chân trời mù
sương và tối đêm, gã kéo chuông bỗng cảm thấy thâm tâm lo ngại một cách khó
nói. Từ vài hôm nay nó vẫn đề phòng. Nó luồn thấy lảng vảng quanh nhà thờ những
bọn đàn ông mặt mũi hằm hè đang chăm chú theo dõi chỗ tị nạn của cô gái. Nó
nghĩ có lẽ họ mưu mô để làm hại cô gái ẩn náu khốn khổ. Nó tưởng đâu dân chúng
cũng thù ghét cô như thủ ghét nó và rất có thể sắp xảy ra chuyện gì. Cho nên nó
đứng trên tháp chuông, canh gác, mơ màng trong xó mộng mơ, như Rabơle từng nói,
mắt hết nhìn căn buồng cô gái lại nhìn Paris, canh phòng cẩn mật như con chó
ngoan, đầu óc đầy nghi ngại.
Đột nhiên, đang chăm chú theo dõi đô thành rộng lớn bằng con
mắt mà tạo hóa, như muốn bù trừ, đã phú cho rất tinh tường, gần như thay thế được
các giác quan khác bị thiếu ở Cadimôđô, nó thấy tựa hồ hình bóng khúc bờ sông ở
phố Hàng da cũ có gì khác lạ, nơi đó đang chuyển động, đường nét của dãy lan
can nổi lên đen sẫm trên nền sông trắng mờ không thẳng tuột và bất động như
trên các khúc bờ sông khác, mà uốn lượn trước mắt như sóng gợn mặt sông hoặc đầu
ngưừi của đám đông đang đi.
Nó lấy làm kỳ lạ, bèn chăm chú hơn. Sự di chuyển như hướng về
Khu thành cũ. Cũng không le lói chút ánh sáng nào. Các khối đó dừng lại một lát
trên bờ sông, rồi dần dần chảy đi, như thể cái đám vừa đi ngang đó đang lao vảo
phía trong hòn đảo, rồi biến mất hẳn, và đường nét bờ sông trở lại thẳng tuột
và bất động.
Đang lúc Cadimôđô còn phân vân chưa hiểu, hắn lại thấy sự
chuyển động hình như tái hiện trên phố Sân nhà thờ, chạy dài giữa Khu thầnh cũ,
vuông góc với mặt tiền của nhà thờ Đức bà. Sau cùng, tuy đêm tối mịt mù, hắn vẫn
thấy được đoạn đầu của một đoản người từ phố đó đổ ra, rồi phút chốc một đám
đông mả trong đêm tối không thể phân biệt được gì hơn là một đám đông, tràn lan
khắp quảng trường.
Cảnh tượng thật đáng sợ. Chắc hẳn đám rước kỳ quặc đó, tựa hồ
rất chú ý lẩn lút trong đêm tối mịt, cũng gắng hết sức giữ im lặng. Tuy nhiên
văng vẳng vẫn có tiếng động, dù chỉ tiếng bước chân. Nhưng tiếng động đó không thể
lọt vào tai gã điếc và đám đông kịt mà nó chỉ trông thấy lờ mờ và chẳng nghe thấy
gì hết, vẫn di động và tiến lại gần, khiến nó có cảm tưởng như đây là một đám
đông các xác chết, câm lặng, không sờ mó nổi, mất hút trong sương khói. Nó tựa
hồ thấy tiến lại một đám sương mù dầy đặc người, thấy bóng đen động đậy trong
bóng đêm.
Thế là nó đâm lo, đầu óc sực nghĩ đây là một âm mưu làm hại
cô gái Ai Cập. Nó mơ hồ cảm thấy mình đang tiến gần tới một hoàn cảnh bạo động.
Giữa lúc nguy kịch, nó hỏi ý kiến chính mình, bằng suy luận sáng suốt và khá
nhanh chóng, không thể ngd ở một đầu óc quá xộc xệch như vậy. Có cần đánh thức
cô gái Ai Cập dậy không? Giúp cô trốn đi? Bằng cách nào? Đưdng phố đã kín người,
nhà thờ lại tựa lưng ra sông. Không có thuyền! Hết lối thoát! - Chỉ còn cách liều
mình đến chết ở trước cửa nhà thờ, ít nhất cũng chống cự tới lúc có người đến
giải cứu, nếu may mà có được, và không phá giấc ngủ của Exmêranđa. Cô gái khốn
khổ vẫn sẽ tỉnh giấc khá sớm để mà chết. Quyết định xong như vậy, nó bắt đầu quan
sát kẻ địch bình tĩnh hơn.
Đám đông như mỗi lúc một đông thêm trên phố Sân nhà thờ. Tuy
nhiên, nó đoán đám đông rất ít làm ồn, vì các cửa sổ trên phố và quanh quảng
trường vân đóng kín. Đột nhiên ánh lửa lóe lên, rồi phút chốc bảy tám cây đuốc
được thắp sáng, chuyền đi trên đầu, ngọn lửa bùng cháy lay động trong bóng đêm.
Thế là Cadimôđô nhìn thấy rành rành trên phố Sân nhà thờ nhấp nhô một bầy khủng
khiếp đản ông đàn bà áo quần rách rưới, tay mang liềm hái, giáo mác, dao quắm,
lấp loáng muôn ngàn mũi nhọn. Đây đó, những đinh ba đen sì làm thành những cặp
sừng trên các mặt mũi gớm ghiếc. Nó loáng thoáng nhớ lại đám dân chúng này và
hình như nhận ra những bộ mặt dăm tháng trước đây từng chào mừng nó, Cuồng đãng
giáo hoàng. Một gã, tay cầm đuốc, tay cầm roi da, trèo lên cột mốc và có vẻ
đang kêu gọi. Đồng thdi, đội quân kỳ quái hơi di chuyển, như đang chiếm lĩnh
các vị trí quanh nhà thd. Cadimôđô cầm đèn lồng và đi xuống sân thượng ở giữa
các tháp, để nhìn gần hơn và tìm cách phòng ngự.
Clôpanh Truiơphu đi tới cổng lớn nhà thd Đức bà, quả nhiên hắn
đang triển khai đội hình chiến đấu. Mặc dù không chờ đợi bất cứ sự kháng cự
nào, với tư cách vị tư lệnh thận trọng, hắn muốn giữ vững trật tự để sẵn sàng đối
phó khi cần thiết, chống lại một cuộc tấn công bất ngờ của lính tuần hoặc lính
kích thủ. Cho nên hắn đã bố trí đội quân theo phương thức mà nhìn từ trên cao
và từ xa, ta có thể nói đó là thế tam giác của trận Ecnômơ, thế đầu lợn của Alếchxăngđrơ
hoặc thế cắm chốt nổi tiếng của Guyxtavơ Ađonphơ. Cạnh đáy của tam giác đó dựa
vào phía cuối quảng trường, có thể án ngữ phố Sân nhà thờ; một cạnh trông sang
nhà thương, cạnh kia trông ra phố Xanh Pie 0 Bơ. Clôpanh Truiơphu đứng ở góc đỉnh,
củng quận công Ai Cập, anh bạn Giảng và bọn ăn mày giả động kinh hung hăng nhất.
Ở các thành phố thời trung cổ, một hành động như vụ lũ ăn mày
hiện giờ đang làm tại nhà thờ Đức bà, không phải là chuyện quá hiếm. Cái bây giờ
ta gọi là cảnh sát thời đó chưa có. Tại các đô thị đông dân, nhất là ở thủ đô,
không hề có chính quyền trung ương, duy nhất, điều hòa. Chế độ phong kiến xây dựng
một mớ hàng ngàn lãnh địa, chúng chia cắt đô thị thành biệt khu đủ mọi kiểu và
đủ mọi cỡ. Từ đó hàng ngàn cảnh sát đối nghịch nhau, tức là chẳng có cảnh sát
gì cả. Chẳng hạn, ở Paris, ngoại trừ một trăm bốn mươi mốt lãnh chúa cai quản
khu đất tô, còn có hăm nhăm lãnh chúa cai quản pháp lý và đất thu tô, từ giám mục
Paris sở hữu một trăm linh năm phố, tới tu viện trưởng nhà thờ Đức bả Đe Săng sở
hữu bốn phố. Tất cả các nhà tư pháp phong kiến này chỉ thửa nhận trên danh
nghĩa quyền lực bá chủ của nhà vua. Tất cả đều có quyền lực đối với đường sá
trong lãnh địa. Tất cả đều làm chủ lánh địa của mình. Vua Luy XI, người thợ
không biết mệt từng phóng tay mở đầu sự phá hủy tòa lâu đài phong kiến, được
Risơliơ và Luy XIV tiếp tục duy trì sự có lợi cho quyền lực nhà vua và được
Mirabô hoàn thành sự có lợi cho dân chúng, vua Luy XI đã hết sức cố gắng chọc
thủng hệ thống lãnh địa đang bao trủm lên Paris, mạnh mẽ tung ra một cách rất
ngang ngược hai hoặc ba đạo dụ về cảnh sát tổng quản. Do đó, năm 1465, có lệnh
cho dân chúng ban đêm phải thắp đèn trước cửa và nhốt chó, ai trái lệnh sẽ bị xử
giảo; cũng năm đó, lệnh lại ban xuống là buổi tối, cấm mọi người mang dao găm
hoặc vũ khí tấn công đi ra phố. Nhưng chỉ được ít lâu, mọi cố gắng về luật lệ
thành phố đều rơi vào quên lãng. Thị dân để mặc gió thổi tắt đèn trên cửa sổ và
chó cứ việc thả rông; xích sắt chỉ dăng ra khi có thiết quân luật; lệnh cấm đeo
dao găm không đem tới thay đổi nào khác ngoài việc đổi tên phố xẻo mõm thành phố
xẻo cổ, đúng là có tiến bộ rõ ràng. Nền móng xưa cũ của luật lệ phong kiến vẫn
đứng vững; một mớ hỗn độn mênh mông các quyền pháp quan và quyền lãnh chúa chồng
chéo nhau trên thành phố, vướng víu, lẫn lộn, xen kẽ lung tung, cái nọ chen lẫn
cái kia; một rừng vô ích những tuần cảnh, phó tuần cảnh và phản tuần cảnh, để lọt
lưới cả kẻ cướp vũ trang, bọn cưỡng đoạt lẫn lũ phản lòạn. Trong cảnh hỗn độn
này, chẳng phải là sự kiện kỳ lạ khi một bộ phận dân chúng kéo tới cướp phá một
lâu đài, một dinh thự, một tòa nhà, trong các khu phố đông dân nhất. Trong số lớn
trường hợp, các láng giềng chỉ can thiệp khi sự cướp phá lan tới nhà mình. Họ bịt
tai trước tiếng súng, đóng kín cửa sổ, chặn kỹ cửa ra vào, để mặc cho vụ tranh
chấp tự chấm dứt, có hoặc không có lính tuần cảnh xen vào, rồi sáng hôm sau,
người người kháo khắp Paris:
- Đêm qua, Êchiên Bácbét bị cướp phá.
- Thống chế Clecmông bị chúng tóm được, V.V..
Cho nên, không chỉ riêng hoàng cung, điện Luvrơ, tòa Pháp đỉnh,
pháo đài Baxtiơ, lâu đài Tuốcnen, mà ngay cả các tư dinh bình thường của lãnh
chúa, dinh Tiểu Buốcbông, lâu đài Xăng, lâu đầi Angulêm v.v... cũng đục lỗ châu
mai ở tường và xây lỗ ném đá trên cổng. Các nhà thờ tự vệ bằng tư cách thánh
thiện. Tuy nhiên cũng có cái được phòng thủ vững chắc, trong số đó không có nhả
thờ Đức bà. Tu viện trưởng ở Xanh Giécmanh Đề Prê cũng đục lỗ châu mai như một
nam tước và ông có sẵn đồng dùng đúc súng nhiều hơn để đúc chuông. Tới năm
1610, vẫn còn thấy pháo đài của tu viện đó. Bây giờ chỉ còn lại tòa nhầ thờ.
Ta trỏ lại với nhà thờ Đức bà.
Khi những chuẩn bị đầu tiên đã xong, và ta phải khen ngợi là
kỷ luật hành khất khiến các mệnh lệnh của Clôpanh được thi hành lặng lẽ và hết
sức chuẩn xác, vị chỉ huy xứng đáng của lũ cướp liền leo lên bờ tường thấp
quanh sân nhả thờ, rồi cất giọng khàn khàn, cáu kinh, hắn quay mặt về phía nhà
thd, tay vung ngọn đuốc phần phật cháy sáng trong gió và luôn bị khói bốc lên
che khuất, làm mặt tiền đỏ ối của tòa nhầ thờ khi ẩn khi hiện trước mắt mọi người.
- Hỡi Luy Đờ Bômông, giám mục Paris, cố vấn tối cao pháp viện,
hãy nghe đây, ta là Clôpanh Truiơphu, vua xứ Tuynơ, Khất cái đại vương Côexrơ,
quốc vương dân tiếng lóng, giám mục bọn cuồng đãng, ta tuyên bố: - Cô em gái của
ta, bị kết tội oan vì ma thuật, đang trú ẩn và được an toàn; nhưng pháp đình muốn
bắt lại cô gái và người đã bằng lòng; do đó ngày mai, chúng sẽ treo cổ cô ta tại
quảng trường Grevơ nếu Chúa và dân hành khất không có mặt lúc này. Vì vậy, hỡi
giám mục, bọn ta kêu gọi ngươi. Nếu nhà thờ của ngươi thiêng liêng thì cô em chúng
ta cũng bất khả xâm phạm, nếu cô em chúng ta không bất khả xâm phạm, thì nhà thờ
của ngươi cũng chẳng thiêng liêng gì cả. Cho nên ta hạ lệnh cho ngươi phải trao
trả cô gái, nếu ngươi muốn cứu vãn nhà thờ, bằng không ta vẫn giành lại cô gái
mà còn cướp phá nhà thờ. Như thế càng hay. Để làm bằng cho lòi ta vừa nói, ta cắm
cờ hiệu tại đây, xin Chúa bảo vệ cho ngươi, hỡi giám mục thành Paris.
Chẳng may Cadimôđô lại không nghe thấy những lời lẽ được
tuyên bố một cách oai nghiêm, buồn bã và man rợ. Một gã ăn mày đưa cờ hiệu cho
Clôpanh, hắn trịnh trọng cắm giữa hai phiến đá lát đường. Đó là cây đinh ba có
xiên tảng thịt chết đuối đẫm máuế
Nói xong, vua xứ Tuynơ quay lại và đưa mắt nhìn đoàn quân, một
đám đông hung dữ, mắt sáng quắc chẳng kém gì mũi giáo. Ngừng lại giây lát rồi hắn
thét lên:
- Tiến lên, hỡi các con! Bắt tay vảo việc đi, những kẻ sừng sỏ!
Ba chục gã đàn ông lực lưỡng, tay chân phục phịch, vẻ mặt thợ
khóa, bước ra khỏi hàng, vai vác búa, kìm và gióng sắt. Họ tiến tới cửa chính
nhà thờ, bước lên bậc thềm, rồi sau đó thấy cả bọn ngồi xổm dưới vòm tò vò,
dùng kìm và đòn bẩy nậy cửa. Một đám ăn mày theo sau để giúp đỡ hoặc xem chơi.
Mưòi bậc thềm trước cửa chính đông đặc người.
Nhưng cánh cửa vẫn khép chặt. Một gã nói:
- Ma quỷ! Cửa vững chắc và cứng đầu quá!
- Nó già quá, da thịt thành chai mất rồi, - gã khác nói.
- Cố gắng lên các bạn! - Clôpanh thúc giục. - Ta đặt cuộc cái
đầu ta lấy chiếc giày là các bạn sắp phá được cửa, mang cô gái ra và dọn sạch
tòa chính diện trước khi có gã phụ thủ nào thức dậy. Kìa! Xem chừng ổ khóa đã
lung lay.
Clôpanh bị ngắt lời bởi tiếng ầm kinh khủng ngay lúc đó vang
dội sau lưng. Hắn quay lại. Một xầ gỗ rất lớn vừa từ trên trời rơi xuống, đè bẹp
khoảng một tá ăn mày trên bực thềm nhà thờ, rồi văng ra mặt đường kêu vang như
tiếng trái phá, rải rác còn làm gãy thêm chân tay bọn ăn mảy, chúng đang kinh
khủng thét lên và giãn ra. Trong chớp mắt, khu có tường rào trong sân nhà thờ
đâm vắng ngắt. Đám sừng sỏ tuy được vòm cửa tò vò khoét sâu che chở, vẫn phải rời
cửa. Chính Clôpanh cũng lùi lại khá xa nhà thờ. Giăng kêu lên:
- May quá mình lại thoát nạn! Ghê thật, nghe thấy cả tiếng
gió rít! Nhưng Pie ƯAxommơ bị đè bẹp om xương!
Khó tả nổi sự ngạc nhiên lẫn nỗi hãi hùng rơi xuống đầu lủ cướp
theo cây xà gỗ. Chúng ngước mắt lên trời đứng lặng hồi lâu, khiếp sợ khúc gỗ đó
hơn hai vạn cung thủ ngự lâm.
- Ma quỷ! - Quận công Ai Cập làu bàu, - đúng là có hơi hướm
ma thuật!
- Chính mặt trăng ném thanh củi đó xuống đầu mình, - Ađry Lơ
Rugiơ nói.
- Nếu thế, mặt trăng là bạn thân của Đức bà!
- Phrăngxoa Săngtơruyn nói.
- Kệ mẹ giáo hoàng! - Clôpanh thét lên, chúng mày sao ngu
the!
Nhưng hắn không giải thích nổi tại sao khúc gỗ lại rơi như vậy.
Lúc đó, chẳng ai trông thấy gì trên mặt tiền nhả thờ, ánh đuốc
không chiếu tới trên cao. Khúc gỗ nặng nằm lăn giữa nhà thờ và chỉ nghe thấy tiếng
rên rỉ của những kẻ khốn nạn bị khúc gỗ giáng xuống đầu tiên, bụng đứt làm đôi
trên cạnh đá bậc thềm.
Phút bàng hoàng đầu tiên qua đi, vua xứ Tuynơ í cuối củng tìm
được câu giải thích tạm phù hợp với đồng bọn:
- Mõm chúa! Bọn tu sĩ dám chống cự ư? Nếu thế phải phá sạch!
Phá sạch!
- Phá sạch! - Đám đông giận dữ hò reo. Rồi CUĨ)Ơ nỏ, súng ống
tua tủa bắn vào mặt tiền nhà thờ.
Nghe tiếng nổ, dân cư yên ổn ở các nhà xung quanh mới thức dậy,
cửa sổ liền mở ra, và các đầu đội mũ ngủ cùng tay cầm đèn, hiện ra nơi khung cửa.
Clôpanh thét lên:
- Bắn vảo cửa sổ!
Các củra sổ lập tức khép lại và bọn thị dân tội nghiệp vừa mới
kịp hoảng hốt liếc nhìn cảnh tượng sáng bập bủng và ồn ào, đã sợ toát mồ hôi
quay ngay vào với vợ, thầm hỏi không biết có phải đại hội phủ thủy bây giờ họp ở
giữa sân nhà thờ Đức bà, hoặc lại xảy ra chuyện tấn công của dân Buốcgônhơ như
hồi năm 64. Trong khi những ông chồng nghĩ tới cướp bóc, các bà vợ lại lo bị
hãm hiếp, sợ run lên.
- Phá sạch! - Dân tiếng lóng thét lên. Nhưng không dám lại gần.
Chúng nhìn nhà thờ, nhìn khúc gỗ. Khúc gỗ vẫn nằm trơ đó. Tòa nhà thờ vẫn giữ vẻ
bình yên và vắng vẻ, nhưng có gì đó làm lũ ăn mày lạnh gáy. Truiơphu thét lên:
- Bắt tay vào đi chứ, hỡi các tay sừng sỏ! Phải phá cửa.
Không ai nhúc nhích. Clôpanh nói:
- Đồ mặt mo! Ai lại đi sợ cái xà gỗ bao giờ.
Một lão già sững sỏ đáp lời:
- Ông chỉ huy ạ, không phải bọn tôi ngán cái xà gỗ, mà là
cánh cửa chằng chịt toàn gióng sắt. Dùng kìm chẳng ăn thua gì.
- Thế các anh cần những gì để phá cửa nào? - Clôpanh hỏi.
- Phải rồi, cần một cây chày húc.
Vua xứ Tuynơ gan dạ chạy tới khúc gỗ ghê gớm, đạp chân lên và
quát:
- Chày húc đây rồi, bọn tu sĩ gửi tới cho các anh đó.
Rồi hắn giễu cợt chào ngôi nhà thờ:
- Cảm ơn các tu sĩ nhé!
Cử chỉ huênh hoang này đạt hiệu quả tốt, vẻ ghê rợn của khúc
gỗ biến mất. Bọn hành khất lấy lại can đảm; lát sau, cây xà nặng được hai trăm
cánh tay vạm vỡ nhấc lên nhẹ bỗng như chiếc lông, ầm ầm lao tới phóng vào cánh
cửa lớn mọi người đã thử tìm cách phá. Trước cảnh tượng đó, dưới ánh sáng lờ
md, những cây đuốc thưa thớt của bọn ăn mày chiếu lên quảng trường, với khúc gỗ
dài do đám đông vác, chạy lao về phía nhà thờ, ta tưởng như trông thấy một con
vật khổng lồ ngàn chân đang cắm đầu xông tới tấn công mụ khổng lồ bằng đá.
Cây xả vừa húc vào, chiếc cửa một nửa bằng kim khí vang lên
như cái trống đồ sộ; cửa không bị vỡ, nhưng toàn bộ ngôi nhả thờ rung chuyển,
các hang hốc sâu thẳm của tòa nhả ầm vang. Cùng lúc, từ trên nóc mặt tiền nhà
thờ, những tảng đá to rơi như mưa xuống đầu bọn tấn công. Giăng thét lên:
- Ma quỷ! Những tòa tháp cũng lay đổ các lan can roi xuống đầu
bọn ta đó ư?
Nhưng đang đà tiến lên, lại được vua xứ Tuynơ dám nêu gương,
và đúng là giám mục đã chống cự, cho nên mọi người càng hùng hổ phá cửa mạnh
hơn, bất chấp đá rơi xuống vỡ đầu xẻ tai khắp bên phải, bên trái.
Đáng chú ý là tất cả đá đều rơi xuống từng tảng một nhưng rất
liền nhau. Dân tiếng lóng bao giờ cũng bị trúng hai hòn một lúc, một trúng chân,
một trúng đầu. Rất ít kẻ chỉ trúng một hòn và đã có một đống lớn kẻ bị giết, kẻ
bị thương, đang máu chảy hoặc ngắc ngoài nằm dưới chân bọn cướp phá, giờ đây
chúng đang điên cuồng thay phiên nhau liên tiếp. Cây gỗ dải tiếp tục nện vào
cánh cửa đều đặn như chiếc dùi gõ chuông, đá vẫn rơi như mưa, cửa vẫn gầm thét.
Có lẽ bạn đọc không hề phỏng đoán cuộc chống cự bất ngd, làm
bọn ăn mày phải bực tức, lại do Cadimôđô gây ra.
Sự tình cờ chẳng may đã tiếp tay cho gã điếc chân thực.
Khi xuống tới sân thượng ở giữa các tháp, đầu óc nó còn rối
mù. Vài phút đầu, nó chạy dọc hành lang, chạy đi chạy lại như thằng điên, từ
trên cao nhìn xuống đám đông đặc hành khất đang sẵn sảng xông vào nhả thờ, cầu
nguyện cả ma quỷ lẩn Chúa cứu vớt cô gái Ai Cập. Nó sực nghĩ phải leo lên gác
chuông phía nam và kéo chuông cấp báo; nhưng trước khi kịp rung chuông, trước
khi tiếng của Mari kịp reo lên một lần, cửa nhà thờ đã chẳng thừa mười lần thời
giờ để bị phá vỡ rồi hay sao? Vừa đúng lúc đó, bọn sừng sỏ mang đồ nghề thợ
khóa xông vào cửa. Phải làm gì đây?
Đột nhiên nó sực nhớ suốt ngày hôm đó, bọn thợ nề đã sửa chữa
bức tường, các dui mè cùng mái nhà của tòa tháp phía nam. Đúng là một tia sáng
lóe lên. Tường bằng đá, mái bằng chì, dui mè bàng gỗ. Những dui mè kỳ diệu đó,
rất rậm rạp đến nỗi được gọi là khu rừng.
Cadimôđô chạy tới tòa tháp. Các phòng dưới quả nhiên chất đống
đầy vật liệu. Có từng đống đá tảng, từng cuộn chì lá, từng bó dui mè, những xà
gỗ lớn đã cưa sẵn, từng đống vôi vữa. Một kho vũ khí đầy đủ.
Thời gian cấp bách. Kìm búa đang ra tay ở phía dưới. Với sức
lực tăng gấp bội vì nguy cấp, nó nhấc cây xà nặng nhất, tuồn qua cửa sổ rồi đỡ
lấy bên ngoài tháp, ghếch nó lên góc lan can bao quanh sân thượng và thả rơi xuống
vực sâu cây xà đồ sộ, rơi từ trên cao một trăm sáu mươi bộ, quệt vào tường nhà
làm vỡ các điêu khắc, quay lộn nhiều vòng như cánh cối xay bị văng ra giữa khoảng
không. Cuối cùng, cây xầ chạm đất, tiếng thét thảm thiết vang lên và cây xà đen
ngòm nảy bật trên mặt đường, giống như con rắn quăng mình.
Cadimôđô thấy bọn ăn mày chạy tán loạn lúc cây gỗ rơi xuống,
như đống tro bị đứa trẻ thổi phù. Nó lợi dụng bọn ăn mầy đang hoảng sợ và đang
mê tín nhìn cây trùy từ trên trời rơi xuống, đang bắn tới tấp nào tên nào đạn,
làm mủ mắt các vị thánh bằng đá ở ngoài cổng, Cadimôđô lặng lẽ chất đống vôi vữa,
đá cục, đá tảng, cho tới túi đồ nghề của thợ nề, lên trên thânh lan can, nơi
cây xà vừa lao xuống.
Cho nên, khi bọn chúng bắt đầu phá cửa lớn, trận mưa đá liền
rơi xuống và chúng tưởng tòa nhâ thờ tự hủy hoại để trút xuống đầu chúng.
Ai trông thấy Cadimôđô lúc đó, hẳn phải khiếp sợ. Ngoài đạn
dược đã tích trữ trên lan can, nó còn xếp một đống đá ngay trên sân thượng. Khi
đá chất trên bờ lan can đã ném hết, nó lấy đá trong đống lớn. Lúc đó, nó hết cúi
xuống lại đứng lên, đứng lên lại cúi xuống, vô củng khẩn trương. Cái đầụ quỷ to
tướng thò ra ngoài lan can rồi một tảng đá lớn rơi xuống, lại một tảng đá nửa,
thêm tảng nữa. Thỉnh thoảng nó theo dõi một tảng đá rơi xuống rất đẹp và khi tảng
đá giết được nhiều người, nó thốt lên:
- Khá lắm!
Tuy nhiên, bọn hành khất không nản lòng. Đã dăm chục lần,
cánh cửa dày bị chúng đập phá rung chuyển dưới sức nặng của cây chày húc gỗ sồi
được nhân lên bởi sức mạnh hảng trăm con người. Cánh cửa rạn nứt, hình chạm trổ
vỡ tan từng mảnh. Bản lề cứ mỗi lần lay động lại nảy tung cả chốt, ván rời rã,
gỗ vụn như cám nghiến giữa nẹp sắt. May mắn cho Cadimôđô, chiếc cửa nhiều sắt
hơn gỗ.
Nhưng nó cảm thấy chiếc cửa lớn đang lảo đảo. Tuy nó không
nghe thấy, mỗi đòn chày húc vẫn cùng lúc vang dội vào mọi hang hốc nhà thd và
ruột gan nó. Từ trên cao, nó thấy bọn ăn mày, rất hăng say và căm giận, đang
giơ nắm đấm để đe dọa mặt tiền nhà thờ tối om và nó ao ước có được cho cô gái
Ai Cập và cho nó, đôi cánh của đàn cú đang lũ lượt bay đi trốn ở ngay trên đầu.
Trận mưa đá tảng không đủ sức đẩy lủi đám tấn công.
Giữa lúc hãi hùng, nó nhận thấy, ngay sát dưới dãy lan can nó
vừa đè bẹp lũ dân tiếng lóng, hai ống máng dài bằng đá chĩa đúng bên trên cửa lớn.
Lỗ thông xuống hai ống máng ở ngay nền bên trên sân thượng. Ý định liền nảy ra.
Nó chạy đi lấy bó củi chất trong buồng riêng, rồi chất lên bó củi thật nhiều bó
dui mè và cuộn chì lá, những đạn dược chưa dùng tới, rồi sau khi sắp xếp cái lò
lửa đâu vào đấy ở ngay trước miệng hai ống máng, nó bèn dùng đèn lồng để nhóm lửa.
Khi đó, đá không còn rơi xuống, bọn ãn mày thôi chẳng ngước
nhìn lên trên nữa. Bọn cướp hối hả như bầy chó săn dồn đuổi lợn rừng ở trong ổ,
đang ồn ảo túm tụm xung quanh cửa lớn đã bị chày húc phá gần vỡ nhưng vẫn còn đứng
vững. Chúng run lên chờ đợi đòn húc mạnh nhất, ngọn đòn phá tung cửa. Khi nào cửa
mở ra, chỉ ai đứng gần nhất mới có thể lao vào trước nhất, lao vào tòa nhà thờ
lớn giàu sang này, một cái bể chứa rộng bát ngát được chồng chất đủ mọi của cải
của từ ba thế kỷ. Chúng rú lên sung sướng và thèm thuồng, để nhắc nhau nhớ tới
các thánh giá đẹp bằng bạc, áo lễ đẹp bằng gấm, ngôi mộ đẹp mạ vàng, trang trí
lộng lẫy ở gian hát kinh, các ngày lễ huy hoảng, đêm Giáng sinh tưng bừng đuốc
sáng, ngày Phục sinh chói ngời ánh nắng, mọi ngày lễ long trọng rạng rỡ mà hòm
thánh tích, giá đèn nến, bình thánh thể, khám thờ, rương thánh cốt, lổn nhổn
trên bàn thờ như lớp vỏ kim cương. Quả tình, trong dịp tốt đẹp này, ăn mày giả
hủi, giả sâu quảng, ăn mày trùm sỏ và giả bị bỏng đang nghĩ tới chuyện cướp bóc
nhả thờ Đức bà hơn là giải cứu cô gái Ai Cập. Thậm chí ta sẵn sàng tin rằng đối
với nhiều tên trong bọn, Exmêranđa chỉ là cái cớ, nếu kẻ cướp cũng cần mượn cớ.
Đột nhiên, đúng lúc bọn chúng xúm lại quanh cây chày húc để
ra tay lần cuối, ai nấy nín thở, lên gân dồn hết sức lực vào miếng đòn quyết định,
một tiếng thét còn khủng khiếp hơn cả tiếng thét từng bật ra rồi tắt lịm dưới
cây xả, vang lên giữa bọn chúng. Những kẻ không thét lên, những kẻ còn sống, đứng
nhìn. - Hai dòng chì lỏng từ phía trên nhả thờ đang rót xuống chỗ đông nhất của
đám người. Cái biển người xẹp xuống dưới dòng chì kim khí sôi sục, rồi ở hai
nơi rót xuống, nó tạo thành hai lỗ đen ngòm và bốc khói trong đám đông, y hệt
nước nóng rót xuống tuyết. Tại đó đang giãy giụa những kẻ ngắc ngoài gần cháy
thảnh than và rên la đau đớn. Chung quanh hai dòng chính còn vô vàn các giọt của
trận mưa kinh khủng đang vung vãi trên đám người công hãm và chui vào sọ như
mũi khoan lửa. Đây là loạt đạn nặng nề bắn hàng ngàn viên chì lỏng vào lủ người
khốn nạn.
Tiếng thét thật thê thảm. Họ bỏ chạy toán loạn, vứt luôn cây
xà lên xác chết, cả kẻ gan dạ lẫn người nhút nhát nhất, và lần thứ hai, sân nhả
thờ lại không còn bóng người.
Mọi cặp mắt đều ngước nhìn phía trên cao tòa nhà thờ. Điều họ
trông thấy thật kỳ lạ. Trên nóc hành lang cao nhất, cao hơn cả cửa sổ hoa thị
chính giữa, có ngọn lửa lớn đang bốc lên giữa hai tháp chuông với tia lửa cuồn
cuộn, một ngọn lửa lớn cháy phần phật và ngùn ngụt, gió thỉnh thoảng lại tạt đi
một mảng lửa củng đám khói. Phía dưới ngọn lửa, phía dưới dãy lan can tối đen
trổ lá tam điệp đỏ rực, hai ống máng há mõm quái vật không ngớt khạc nhổ trận
mưa bỏng cháy, với hai dòng sáng bạc nổi bật trên bóng tối của mặt tiền phía dưới.
Càng gẩn mặt đất, hai dòng chì lỏng càng bắn tung tóe ra, như nước phun từ trăm
ngàn lỗ hoa sen thùng tưới. Bên trên ngọn lửa, các tòa tháp đồ sộ, mỗi tháp bày
ra hai bộ mặt sống sượng và trâng tráo, một bộ mặt đen ngòm, một bộ mặt đỏ rực,
chúng như càng to lớn với cái bóng vĩ đại hất trên nền trời. Vô vàn điêu khắc
hình quỷ sứ và rồng càng có vẻ rùng rợn. Anh lửa bập bủng khiến chúng ngọ nguậy
trước mắt, có mãng xà như đang cười, ống máng tựa hồ văng vẳng tiếng sủa, con kỳ
nhông như đang thổi lửa, quái vật hắt hơi trong đám khói. Và giữa đám quái vật
được ngọn lửa cùng tiếng ồn đánh thức khỏi giấc ngủ đá, còn một quái vật khác
đang đi, thỉnh thoảng thấy nó lướt ngang qua nền đỏ rực của đống lửa như con
dơi bay qua ngọn đèn.
Ngọn hải đăng kỳ dị này chắc hẳn làm thức dậy từ xa gã tiều
phu trên dãy đồi Bixêtrơ, y hoảng sợ nhìn cái bóng đen khổng lồ của các tháp
nhà thờ Đức bà lảo đảo trên đám thạch thảo.
Lũ hành khất kinh hoàng nín lặng, trong khi đó chỉ còn nghe
thấy tiếng kêu cấp cứu của các tu sĩ bị giam hãm trong tu viện và còn hoảng sợ
hơn cả đàn ngựa bị nhốt trong chuồng đang cháy, tiếng cửa sổ len lén mở vội rồi
lập tức khép lại, tiếng lục đục thu dọn trong các nhà và trong nhà thương, tiếng
gió thổi lửa, tiếng rên cuối cùng của bọn người ngoắc ngoài và tiếng trận mưa
chì rào rảo không ngớt trên mặt đường.
Lúc đó, bọn trùm ăn mày đã rút về dưới cổng nhà Gôngđơlôriê để
bàn bạc. Quận công Ai Cập ngồi trên cột mốc ngắm nhìn bằng niềm run sợ thành
kính đống lửa ma quái đang chói lọi ở trên cao hai trăm bộ. Clôpanh Truiơphu
căm giận nắm tay to, lẩm bẩm:
- Không sao vào nổi!
- Một nhà thờ cổ quái đản! - Lão già Bôhêmiêng Matiat Hungadi
Xpicali làu bàu.
- Thề có bộ ria giáo hoàng, - một gã tinh quái tóc hoa râm từng
đi lính nói tiếp, - các ống máng nhà thờ này khạc nhổ chì lỏng vào mặt ta còn
hơn cả lỗ ném đá ở Lectuarơ.
- Các ngươi có thấy con quỷ đang đi qua đi lại trước ngọn lửa
không? - Quận công Ai Cập hỏi.
- Mẹ kiếp, - Clôpanh thốt lên, - đúng là gã kéo chuông chết
tiệt, thằng Cadimôđồ.
Lão Bôhêmiêng lắc đầu, nói:
- Theo ta, đó chính là quỷ Xápnắc, vị đại hầu tước quỷ dữ nơi
pháo đài. Nó khoác hình thù tên lính đeo vũ khí, đầu sư tử. Đôi khi nó cưỡi con
ngựa xấu xí. Nó biến người thành đá rồi dùng để xây tháp. Nó chỉ huy năm mươi
đoàn quân. Đúng là nó. Ta nhận ra rồi. Thỉnh thoảng nó còn mặc áo kim tuyến rất
đẹp thêu hoa kiểu Thổ Nhĩ Kỳ.
- Benlơrinhơ Đờ Lêtoan đâu rồi? - Clôpanh hỏi.
- Nó chết rồi, - một mụ ăn mày đáp.
Angđry Lơ Rugiơ cười ngây ngô, nói:
- Nhà thờ Đức bà làm nhà thương thêm bận việc.
- Thế không có cách nào phá được chiếc cửa ư?
- Vua xứ Tuynơ giậm chân, quát hỏi.
Quận công Ai Cập buồn rầu chỉ cho hắn thấy hai dòng suối chì
bỏng đang không ngừng rạch lên mặt tiền đen ngòm, như hai guồng chỉ dài lân
tinh. Rồi y thở dài nhận xét:
- Đã từng có những nhà thờ tự bảo vệ lấy mình như vậy. Cách
đây bốn chục năm, nhà thờ Xanhtơ Xôphi ở Côngxtăngtinôplơ ba lần liền quẳng lá
cờ lưỡi liềm của Mahôm xuống đất bằng cách lắc lư vòm mái, tức cái đầu. Ghiôm Đờ
Paris, người xây nhà thd này, là tay quỷ thuật.
- Chẳng lẽ ta đành thảm hại rút lui như lũ vật vờ lang thang
hay sao? - Clôpanh hỏi. - Đành phó mặc cô em ta cho lũ sói quàng khăn đỏ đi
treo cổ ngày mai ư!
- Lại còn chính điện, có tới hàng xe vàng bạc!
- Một gã ăn mày rất tiếc tác giả không biết tên xen vào.
- Thật mặt mo! - Truiơphu văng ra.
- Ta cứ thử lần nữa xem sao, - gã ăn mày nói. Matiat Hungađi
lắc đầu nói:
- Không vào đằng cửa được đâu. Phải tìm ra chỗ sơ hở trong bộ
giáp của con mụ già quỷ này. Một lỗ hổng, một cửa ngách ngụy trang, một kẽ hở
nào đó.
- Có ai thông thạo đường lối nhỉ? - Clôpanh hỏi.
- Tôi quay lại đó vậy. Này, cậu học trò Giăng giáp trụ đầy
mình đâu rồi?
- Có lẽ chết rồi, - có người đáp. - Không nghe thấy nó cười nữa.
Vua xứ Tuynơ cau mảy:
- Đảnh vậy. Dưới bộ giáp sắt, hắn có tấm lòng vàng.
- Thế còn thầy Pie Gringoa?
- Báo cáo chỉ huy Clôpanh, - Anđry Lơ Rugiơ đáp, - hắn lẩn trốn
từ lúc ta mới đến cầu Hối đoái.
Clôpanh giậm chân, nói:
- Tổ cha nó! Chính nó xúi giục rồi lại bỏ mặc bọn ta giữa lúc
lâm sự! Quân bẻm mép hèn nhát, chỉ đáng đội giày lên đầu!
- Báo cáo chỉ huy Clôpanh, - Anđry Lơ Rugiơ nhìn về phố Sân
nhà thờ rồi reo lên, - cậu học trò kia rồi.
- Tạ ơn Diêm vương! - Clôpanh nói. - Nhưng nó kéo theo cái
quái quỷ gì thế kia?
Đúng là Giăng đang gắng sức chạy nhanh trong phạm vi bộ áo nặng
nề hiệp sĩ cho phép, cùng chiếc thang dài cặm cụi kéo lê trên mặt đường, vất và
hơn con kiến tha ngọn cỏ dài hơn hai chục lần. Cậu học trò reo lên:
- Thắng lợi rồi! Te Deum[109]/ Đây là chiếc thang của phu
khuârị vác ở bến cảng Xanh Lanđry.
Clôpanh bước lại gần:
- Cậu bé! Mẹ kiếp, chứ cậu định dùng cái thang này làm gì?
- Tôi lấy được rồi. - Giăng thở hổn hển đáp. - Tôi biết thang
cất ở đâu. Dưới hầm nhà ông trung úy. ở đó có con bé tôi quen, nó thấy tôi đẹp
trai như thần Cuypiđô. - Tôi liền lợi dụng con bé để lấy thang, cần đếch gì, thế
là tôi lấy được! Con bé mặc độc chiếc áo lót ra mở cửa cho tôi.
- Phải, - Clôpanh đáp, - nhưng cậu định dùng cái thang này
làm gì?
Giăng nhìn bằng con mắt tinh quái và giỏi giang, bật ngón tay
kêu tanh tách. Lúc đó, hắn thật cao cả. Hắn đội chiếc mũ sắt diêm dúa của thế kỷ
mười lăm, làm đối phương phải hoảng sợ trước cái hình thù quái vật trên chóp.
Chiếc mũ tua đâm ra mười cái mỏ bằng sắt, khiến Giăng có thể tranh giành được
hình dung từ ghê gớm Dekémboỉoề[110] dành cho chiến thuyền của Netxto trong thơ
Hôme.
- Hỡi đức vua cao cả xứ Tuynơ, tôi định làm gì ư? Ngài có thể
trông thấy dãy tượng mặt mũi ngu ngốc ở phía trên ba chiếc cửa lớn đằng kia
không?
- Có. Rồi sao?
- Đó là hành lang các tượng vua Pháp.
- Thế thì dính dáng gì đến ta? - Clôpanh nói.
- Khoan đã! ơ cuôi hành lang có cái cửa chỉ cài then thôi,
tôi leo thang lên đó, thế là vào được nhà thờ.
- Cậu bé, hãy để ta leo lên trước.
- Không được đâu, anh bạn ơi, cái thang này là của tôi. Hãy
đi theo tôi, bạn sẽ trèo lên sau.
- Diêm vương bóp cổ chú mày! - Clôpanh càu nhàu rủa. - Tao
không muốn đi sau ai cả.
- Nếu vậy, Clôpanh, hãy đi kiếm chiếc thang khác! - Giăng chạy
qua quảng trường, kéo lê chiếc thang và gào to. - Hỡi các con, hãy theo ta!
Lát sau, chiếc thang được dựng lên và tựa vào lan can của dãy
hành lang dưới, ngay trên cánh cửa nách. Đám ăn mày hò reo ầm ĩ, chen chúc dưới
chân thang để leo lên. Nhưng Giăng giữ vững đặc quyền và đặt chân trước tiến
lên gióng thang. Chặng đường leo lên cũng khá dải. Hành lang các tượng vua Pháp
hiện nay cao cách mặt đưòng khoảng sáu chục bộ. Mười một bậc thềm lại nâng nó
lên cao hơn. Giăng thong thả, khá lúng túng vì bộ áo giáp nặng, một tay vịn
thang, tay kia cầm nỏ. Lên tới lưng chừng, nó buồn rầu nhìn đám dân tiếng lóng
tội nghiệp nằm chết la liệt dưới thềm. Nó nói:
- Than ôi! Đúng là đống xác người xứng đáng với chương năm bản
anh hùng ca Iliát.
Rồi nó tiếp tục leo. Bọn ăn mầy theo sau. Mỗi gióng thang một
đứa. Cứ nhìn dãy lưng giáp trụ uốn lượn leo trên trong bóng tối, có thể nói đó
là con rắn vảy thép ngóc dậy tấn công nhả thờ. Giăng làm thành cái đầu, đang
huýt sáo, càng tăng vẻ ảo ảnh.
Cuối cùng, cậu học trò lên tới bao lơn hành lang vầ nhanh nhẹn
leo qua, trước tiếng hoan hô của tất cả đám ăn mày. Đã làm chủ được thành trì,
hắn thét lên vui sướng rồi đột nhiên dừng lại khiếp đảm, Hắn vủa thoáng thấy,
sau bức tượng vua, Cadimôđô núp trong bóng tối, con mắt sáng quắc.
Trước khi kẻ tấn công thứ hai kịp đặt chân lên hành lang, gã
gù ghê gớm nhảy xổ tới đầu thang, lẳng lặng đưa đôi bàn tay vạm vỡ nắm lấy hai
gióng thang nhấc lên, đẩy xa tường, giữa tiếng kêu gào thảm thiết, lắc lư một
lát chiếc thang dài uốn cong, dày đặc ăn mày từ trên rơi xuống dưới, rồi đột
nhiên, với sức mạnh phi thường, nó hất cả chùm người xuống quảng trường. Có một
khoảnh khắc mà kẻ kiên định nhất cũng phải hồi hộp. Chiếc thang bị hất ra sau,
dựng thẳng và đứng im giây lát, có vẻ do dự rồi lắc lư và đột nhiên vẽ một vòng
cung khủng khiếp tám mươi bộ đường bán kính, đổ sập xuống mặt đất củng lũ kẻ cướp
bám đầy, nhanh hơn chiếc cầu treo đứt xích. Tiếng người rủa rền vang rồi tất cả
im lặng, chi vài kẻ bị thương khốn nạn bò lê ra khỏi đống người chết,
Tiếng rên la đau đớn vầ căm giận trong đám người tấn công đã
thay cho tiếng thét chiến thắng ban đầu. Cadimôđô chống khuỷu tay lên lan can,
lạnh lùng đứng nhìn. Trông nó như ông vua già đầu bù đứng trước cửa sổ.
w
Còn Giăng Phrôlô, hắn đang lâm vào hoàn cảnh nguy kịch. Hắn ở
trên hành lang củng gã kéo chuông ghê gớm, trơ trọi, cách xa đồng bọn bởi bức
tường thẳng đứng cao tám mươi bộ. Lúc Cadimôđô hất chiếc thang, cậu học trò chạy
vội tới cửa ngách, tưởng vẫn mở sẵn. Nhưng không. Lúc vảo hành lang, gã gù đã
đóng lại. Giăng liền nấp sau một tượng vua bằng đá, không dám thở mạnh, đăm đăm
nhìn gã gù quái dị bằng vẻ mặt hốt hoảng, giống hệt một người tằng tịu với vợ
lâo gác vườn thú, một tối đến nơi hẹn hò tình tự, đã leo lầm tường và đột nhiên
chạm trán ngay với con gấu trắng toát.
Thoạt đầu, gã điếc không để ý tới hắn; nhưng rôi sau nó quay
đầu lại và bất thần đứng thẳng lên. Nó vừa thoáng thấy cậu học trò.
Giăng chờ đợi vụ xô xát mạnh, nhưng gã điêc vẫn đứng yên; nó
quay hẳn người lại và nhìn cậu học trò. Giăng nói:
- Ha, ha! Mày giương con mắt chột buồn thảm nhìn gì tao vậy?
Vừa nói cậu bé tinh quái vừa lén sửa soạn cây nỏ. Giăng thét
lên:
- Cadimôđô! Tao sẽ đổi biệt hiệu cho mày. Từ nay mày sẽ mang
tên thằng mù.
Mũi tên lao đi. Mũi tên có đuôi xoáy rít trong gió và cắm phập
vào cánh tay trái gã mù. Cadimôđô chẳng thèm quan tâm hơn vết xước của vua
Pharamông. Nó rút mũi tên khỏi cánh tay và thản nhiên bẻ đôi
trên đầu gối to bè. Rồi nó cũng chẳng buồn vứt đi mả buông rơi luôn hai mẩu tên
xuống đất. Nhưng Giăng không còn kịp bắn phát thứ hai. Bẻ gãy xong mũi tên,
Cadimôđô thở phì phò, nhảy vọt như châu chấu, vồ lấy cậu học trò khiến bộ giáp
trụ bẹp gí luôn vào tưdng.
Thế là trong cảnh tranh tối tranh sáng bập bùng lửa đuốc, mọi
người thoáng thấy một chuyện khủng khiếp.
Cadimôđô giơ tay trái nắm chặt lấy hai cánh tay Giăng, y
không còn vùng vẫy vì biết nguy đến nơi rồi. Còn tay phải, gã điếc lặng lẽ, với
vẻ chậm chạp rùng rợn, lần lượt lột từng mảnh giáp trụ, cả thanh gươm, những
dao găm, chiếc mũ, các mảnh giáp che thân, che cánh tay. Tưởng như con khỉ tước
vỏ quả bồ đào. Cadimôđô vứt xuống chân từng mảnh từng mảnh vỏ thép của cậu học
trò.
Khi cậu học trò thấy mình bị tước vũ khí và lột giáp trụ, yếu
đuối và trần trụi trong hai bàn tay ghê gớm, y không thèm nói với thằng điếc,
mà trâng tráo cười ngay vào mặt nó, rồi với vẻ vô tư liều lĩnh của đứa trẻ mười
sáu tuổi, y hát bài ca đang thịnh hành:
Thành phố Cămbre Phục sức đẹp ghê Maraphanh cướp sạch...
Nó không kịp hát hết bài. Mọi ngưdi thấy Cadimôđô đứng trên
lan can hành lang, chỉ độc một tay nắm cả hai chân cậu học trò, vung tròn trên
vực thẳm như chiếc súng cao su. Rồi nghe thấy như tiếng hộp xương đập vỡ vào tường
và trông thấy một vật rơi xuống, tới lưng chừng một phần ba khoảng rơi thì mắc
vào gờ kiến trúc nhô ra. Xác chết lủng lẳng trên đó, gập làm đôi, sông lưng gãy
gập, sọ não rỗng không.
Tiếng thét khủng khiếp vang lên từ đám ăn mảy. Clôpanh thét lớn:
- Hãy trả thủ!
- Phá sạch! - Đám đông đáp lời.
- Xung phong! Xung phong!
Thế là bắt đầu tiếng gào thét kỳ lạ, lẫn lộn đủ mọi thứ ngôn
ngữ, thổ âm, giọng điệu. Cái chết của cậu học trò khốn nạn làm đám đông hăng
hái điên cuồng. Họ đâm xấu hổ và càng tức giận vì bị thằng gù ngăn cản quá lâu
trước tòa nhà thò. Phẫn nộ khiến họ tìm ra thang, tăng thêm đuốc và dăm phút
sau, Cadimôđô hốt hoảng thấy cái tổ kiến khủng khiếp tử bốn phía dâng lên tấn
công nhà thờ Đức bả. Kẻ không có thang mang theo dây thừng thắt nút, kẻ không có
dây thừng bám bờ kiến trúc leo lên. Người nọ níu lấy áo rách người kia. Không
cách nào kháng cự nổi những bộ mặt kinh sợ đang dâng lên như nước thủy triều.
Căm giận làm đỏ gay các khuôn mặt hung dữ; những vẩng trán đen nhẻm ròng ròng mồ
hôi; mắt ai củng nảy lửa. Mọi khuôn mặt nhăn nhó, gớm ghiếc đó bao vây
Cadimôđô. Tưởng như một nhà thờ nào đó phái tới tấn công nhà thd Đức bà bằng lũ
quái vật chó ngao, quỷ sứ, linh vật điêu khắc kỳ dị nhất. Trông như lớp quái vật
sống bao phủ lên các quái vật bằng đá trên mặt tiền giáo đường.
Trong khi đó, quảng trường lấp lánh nghìn ngọn lửa đuốc. Cảnh
tượng hỗn loạn này, từ nãy đến giờ vẫn chìm đắm trong bóng tối, đột nhiên rực
sáng sân nhà thờ chói lọi và tỏa sáng lên tận trời. Đống lửa nhóm sáng trên sân
thượng chót vót vẫn cháy và chiếu sáng tận xa ngoài thành phố. Bóng đen khổng lồ
hai tòa tháp, đổ dải xa xa trên mái nhả của đô thành Paris, hiện trên ánh lửa
như vết rách lớn tối om. Thành phố như đang xúc động. Tiếng chuông cấp báo xa
xa rền rĩ. Bọn ăn mày gào thét, hổn hển, chửi rủa, leo trèo, còn Cadimôđô, bất
lực trước bấy nhiêu địch thủ, run sợ cho cô gái Ai Cập, nhìn thấy các khuôn mặt
hung dữ mỗi lúc càng tiến gần hành lang, nó cầu trời ban phép lạ và đành khoanh
tay tuyệt vọng.
V. NƠI TƯ THẨT MÀ NGÀI LUY PHÁP QUỐC TỚI CẦU KINH
Bạn đọc hẳn chưa quên, một lát trước khi nhìn thấy đám đông
ăn mày ban đêm, lúc đứng trên đỉnh tháp chuông quan sát đô thành Paris,
Cadimôđô thấy chỉ còn le lói một ánh đèn, lóe sáng ở cửa kính tầng gác cao nhất
của dinh thự cao vút và tối om, cạnh cổng Xanh Ăngtoan. Dinh thự này là tòa
Baxtiơ. Anh sáng đó là ngọn đèn của Luy XI.
Đúng là vua Luy XI đang ở Paris từ hai hôm nay. Ngày kia, ông
sẽ quay trở về tòa thành Môngtin Le Tua. Chỉ thỉnh thoảng ông mới xuất hiện ngắn
ngày tại đô thành Paris tốt lành, cảm thấy ở xung quanh mình còn quá ít bẫy ngầm,
đài treo cổ và cung thủ người Ê cốt.
Hôm đó, ông tới ngủ tại Baxtiơ. Căn phòng lớn rộng năm trượng
vuông tại điện Luvrơ, với lò sưởi lớn chồng chất mười hai con thú vật lớn và mười
ba nhà đại tiên tri, cùng chiếc giường lớn, rộng mười một, dài mười hai bộ, ít
vừa ý ông. Ông lạc lõng giữa mọi huy hoảng đó. Ông vua chính cống thị dân này
thích tòa Baxtiơ vững mạnh hơn điện Luvrơ.
Gian phòng nhỏ mà nhà vua giữ lại trong nhà ngục quốc gia nổi
tiếng này cũng khá rộng và chiếm tầng gác cao nhất của tòa tháp nhỏ xây trong vọng
lâu. Phòng hình tròn, trải chiếu rơm bóng loáng, trần bắc xà ngang điểm hoa huệ
bằng thiếc mạ vàng, khe giữa xà tô màu, tường nẹp toàn gỗ đính hoa hồng bằng
thiếc và sơn màu xanh lá cây tươi đẹp, màu vàng tươi lẫn màu chàm tinh khiết.
Phòng có độc một cửa sổ, thứ khung cửa dài hình cung nhọn, bịt
lưới dây đồng và chấn song sắt, lại còn tối thêm vì những cửa kính màu đẹp đẽ,
vẽ huy hiệu nhà vua và hoàng hậu, mỗi tấm trị giá hăm hai xu.
Phòng chỉ có một lối vào, thứ cửa ra vảo kiểu mới, vòm tò vò
hạ thấp, bên trong treo thảm, còn bên ngoài có cửa ngăn bằng gỗ Ái Nhĩ Lan, loại
công trình mỏng manh của thợ mộc được đẽo gọt cầu kỳ cách đây một trăm năm mươi
năm còn thấy ở vô số căn nhà cổ. "Mặc dù nó chỉ làm cho tòa nhà thêm méo
mó và vướng víu, - sử gia Xôvan thất vọng than, - nhưng các cụ không hề muốn
phá bỏ và cố gìn giữ, bất chấp mọi người”.
Trong phòng, không hề thấy đồ đạc vẫn còn có trong các nhả
bình thường, chẳng có ghế dài, các giá hoặc khuôn, chẳng có ghế đẩu tầm thường
hình thừng hoặc ghế đẩu xinh đẹp có trụ ngang trụ dọc đỡ, giá mỗi chiếc bốn xu.
Chỉ thấy độc chiếc ghế tựa, gập lại được và có tay tì, khá lộng lẫy. Gỗ sơn vẽ
hoa hồng trên nền đỏ, đệm ngồi bọc da màu tím, quây riềm dải bàng lụa và chi
chít hàng nghìn đinh vàng. Sự cô độc của chiếc ghế tỏ rõ chỉ một người duy nhất
được phép ngồi trong phòng này. Cạnh ghế và ngay sát cửa sổ, có cái bàn trải thảm
thêu hình chim. Trên bàn, một bình mực dây đầy mực, vài tờ giấy da, dăm quản
bút và cái hũ bằng bạc chạm. Xa hơn chút nửa là lò sưởi nhỏ, chiếc ghế quỳ cầu
kinh bọc nhung đỏ, gồ lên các múi kim tuyến. Sau cùng, ở cuối phòng, chiếc giường
giản dị phủ gấm vàng tươi pha hồng nhạt, chẳng chút vàng son lòe loẹt: riềm viền
cũng không diêm dúa. Chính chiếc giường nảy, nổi tiếng vì chứa đựng các giấc ngủ
hoặc mất ngủ của vua Luy XI, cách đây hai trăm năm, ta vẫn có thể ngắm nghía ở
nhà một vị cố vấn quốc gia, nơi đây nó được nhìn ngắm bởi vị lão phu nhân Pilu,
nổi danh trong cuốn truyện Xiruýt dưới cái tên Arixiđi và Luân lý sinh động.
Căn phòng được mệnh danh "nơi tư thất mà ngài Luy Pháp
quốc tới cầu kinh" là như vậy.
Lúc tác giả dẫn bạn đọc bước vào phòng, tư thất nơi đây tối
om. Lệnh giới nghiêm đã vang lên từ một giờ trước đây, lúc này trời đã khuya và
chỉ còn cây nến cháy leo lét đặt trên bàn, để soi sáng năm nhân vật thành từng
nhóm tản mạn trong phòng.
Người thứ nhất ánh nến soi sáng là một lãnh chúa lộng lẫy
trong chiếc quần chẽn ngắn và áo nịt hồng thêu ngân tuyến, ngoài khoác áo
choàng bằng dạ kim tuyến thêu chỉ đen. Bộ quần áo choáng lộn lấp lánh ánh nến,
hầu như láng bóng khắp mọi nếp. Người mặc nó đeo trên ngực các huy hiệu thêu sặc
sỡ; chiếc lon hình chữ V lộn ngược, ở đầu nhọn có thêu con hoẵng chạy ngang
qua. Huy hiệu còn kèm thêm ở bên phải một cành trám, ở bên trái một cặp sừng hoẵng.
Ngưdi đó đeo ở dây lưng một đoản kiếm quý, chuôi sơn son chạm hình ngủ mũ võ
quan và đính hình mủ miện bá tước. Ông ta có vẻ bực bội, nét mặt kiêu kỳ, đầu
ngẩng cao. Thoạt nhìn, ta thấy vẻ thật hách dịch, nhìn kỹ còn thêm vẻ xảo quyệt.
Ông ta để đầu trần, tay cầm tập hồ sơ dài, đứng sau chiếc ghế
có tay tì đang ngồi một nhân vật ăn mặc rất xềnh xoàng, thân hình vặn vẹo cúi gập
xuống, đầu gối gác lên nhau, khuỷu tay tì lên bàn. Quả thực, ta hãy thử hình
dung, trên chiếc ghế đồ sộ lót da Coócđu, là cặp xương bánh chè vòng kiềng, cặp
đủi khẳng khiu mặc chiếc quần len dệt tồi tàn màu đen, khoác trên người chiếc
áo choảng bằng vải lụa lót lông mà lông còn ít hơn da; cuối cùng ngất ngưởng
trên đầu chiếc mũ cũ bèo nhèo bằng thứ dạ đen xấu nhất, viền một vòng tròn các
tượng nhỏ bằng chì. Cùng với chiếc mũ lót bẩn không để thò ra sợi tóc nào, đó
là tất cả những gi phân biệt được ở nhân vật đang ngồi đấy. Ông cúi gục đầu xuống
ngực, đến nỗi không nhìn thấy khuôn mặt phủ đầy bóng tối, trừ đầu mũi được ánh
nến soi sáng, mà mũi hẳn phải dài. Nhìn bàn tay gầy guộc nhăn nheo, ta đoán ông
đã già. Đó là vua Luy XI.
Sau họ vài bước, hai người đản ông ăn mặc kiểu xứ Phlăngđrơ
đang thì thầm trò chuyện, họ không lấp hẳn trong bóng tối, cho nên những ai
tham dự buổi trình diễn vở kịch thánh sử của Gringoa, có thể nhận ra đó là hai
trong số sứ thần chủ yếu xứ Phlăngđrơ, Ghiôm Rym, viên tổng trấn sắc sảo thành
Găng và Giắc Côppơnôlơ, gã lái quần chẽn bình dân. Ta còn nhó hai người nảy từng
tham dự vào hoạt động chính trị bí mật của Luy XI.
Sau cùng, ở cuối phòng, gần cửa ra vào, đứng trong bóng tối
im phăng phắc như pho tượng, một người vạm vỡ chân tay ngắn mập, mặc giáp trụ
quân nhân, khoác áo choàng thêu huy hiệu, mặt vuông, cặp mắt sát đỉnh đầu, mồm
rộng ngoác, đôi tai khuất sau hai mái tóc bẹt phủ rộng, trán thấp tịt, trông
như nửa chó nửa hùm.
Tất cả đều đầu trần, trừ nhà vua.
Vị lãnh chúa đứng cạnh vua đang đọc một tập ghi chép dài mà
hoàng thượng có vẻ chăm chú nghe. Hai người Phlăngđrơ thì thầm:
- Mẹ kiếp! - Côppơnôlơ càu nhàu, - tôi đứng mãi mỏi cả cẳng,
ơ đây không còn chiếc ghế nào ư?
Rym lắc đầu trả lời, kèm thêm nụ cười lo ngại.
- Mẹ kiếp! - Côppơnôlơ lại nói, khổ sở vì buộc phải nói khẽ,
- tôi chỉ thèm ngồi bệt xuống đất, hai chân xếp vòng tròn kiểu lái quần chẽn, hệt
như ở trong tiệm tối.
- Thày Giắc ạ, đừng nên làm thế!
- Chao ôi, thày Ghiôm ơi, hóa ra ở đây chỉ được phép đứng thôi
à?
- Hoặc quỳ củng được, - Rym đáp.
Vừa lúc đó, nhà vua lên tiếng, Họ nín lặng,
- Năm mươi xu cho áo dài của quân hầu vầ mười hai đồng livrơ
cho áo khoác của giáo sinh hoàng gia! Thế kia đấy! Vàng cứ việc đổ ra hàng tấn!
Ôliviê, nhà ngươi điên đấy ư?
Ông giả vừa nói vừa ngửng đầu lên. Quanh cổ ông lấp lánh chuỗi
hạt vỏ trai Xanh Misen bằng vàng. Ngọn nến chiếu thẳng vảo giữa khuôn mặt trông
nghiêng gầy gò và u ám. Ông giật tập giấy khỏi tay viên quan.
- Các ngươi lầm ta phá sản! - ông quát lên, đưa cặp mắt hõm
sâu nhìn vào cuốn sổ. - Thế này là thế nào? Sao lại cần đến lắm người như thế
này? Hai thày tư tế, mỗi ngưdi mười đồng livrơ một tháng và một giáo sinh nhà
nguyện với một trăm xu! Một hầu phòng, mỗi năm chín mươi đồng. Bốn ngự thiện, mỗi
người mỗi năm một trăm hai chục đồng! Một lính canh, một coi vườn, một trồng liễu,
một nấu bếp, một thủ kho vũ khí, hai mã phu, mỗi tháng mười đồng một đứa! Hai
phụ bếp với tám đồng! Một giám mã và hai phụ việc, mỗi tháng hăm tư đồng! Một
phu khuân vác, một thợ bánh ngọt, một thợ bánh mì, hai phu xe, mỗi người sáu
mươi đồng một năm. Còn thợ rèn, trăm hai mươi đồng! Lại trưởng phòng ngân khố,
nghìn hai trăm đồng, rồi kiểm soát viên, năm trăm! Ta không còn hiếu ra làm sao
nữa! Thật điên rồ! Lương bổng của lũ gia nhân đẩy nước Pháp đến chỗ phung phí!
Bao tiền của cất giấu ở điện Luvrơ sẽ tan chảy dưới ngọn lửa tiêu xài như vậy!
Ta đến bán cả bát đĩa đi mất! Rồi sang năm, nếu nhờ ơn Chúa và Đức bà (nói đến
đây, ông nhấc mũ lên) để ta còn sống, ta sẽ uống nước thuốc sắc trong cái hũ bằng
thiếc!
Ông vừa nói vữa nhìn cái hũ bạc óng ánh trên bản. Ống ho rồi
nói tiếp:
- Thầy Ôliviê, các ông hoàng thân ngự trị ở lãnh địa lớn, như
quốc vương và hoàng đế, không nên tạo đời sống xa hoa trong nhà; vì tử đó, ngọn
lửa này lan đi các tỉnh. Cho nên, thảy Ôliviê, hãy nhớ như vậy. Chi tiêu của ta
tăng lên hằng năm. Điều này làm ta bất bình. Thế đấy, Chúa ơi là Chúa! Tới năm
79, chi tiêu chưa hề vượt quá băm sáu nghìn đồng, Năm 80, nó lên tới bốn mươi
ba nghìn sáu trăm mười chín đồng, - ta còn nhớ rõ con số trong đầu, - năm 81,
sáu mươi sáu nghìn sáu trăm tám mươi đồng; còn năm náy, nào ai ngờ lại lên tới
tám mươi nghìn đồng! Trong bốn năm mà tăng lên gấp đôi! Thật kinh khủng!
Ông dừng lại, thở hổn hển rồi giận dữ nói tiếp:
- Ta chỉ thấy chung quanh toàn kẻ phát phì trên sự gày còm của
ta! Các ngươi hút hết tiền bạc tử mỗi lỗ chân lông của ta!
Ai nấy nín lặng. Cơn thịnh nộ này thật không nén nổi. Ông nói
tiếp:
- Như bản thỉnh cầu bằng tiếng Latinh này của lãnh địa Pháp,
đòi chúng ta khôi phục cái mả họ gọi là chức vụ trọng trách của hoàng gia! Đúng
là trọng trách! Nặng đến sụn lưng! Ô! Thưa quý vị, các ngài £>ảo ta không phải
là một vị vua, để trị vì dapifero nullo, buticulario nulỉo!(lì Chúa ơi là Chúa!
Rồi ta sẽ cho các người biết xem ta có phải là vua không!
Tới đây, ông mỉm cười với ý thức về quyền lực của mình, cơn
giận nguôi đi, và ông quay lại bảo bọn người xứ Phlăngđrơ:
- Ông thấy chưa, ông bạn Ghiôm? Quan ngự thiện, quan tửu
giám, quan thị vệ, quan nội giám không bằng bất cứ tên nô bộc nào. - Ông bạn
Côppơnôlơ, hãy nhớ lấy bọn họ không được việc gì hết. Nhìn họ quây lấy nhà vua
một cách vô dụng như vậy, ta có cảm tưởng đây là tứ vị trứ giả kinh Tân ước vây
quanh cái mặt chữ số của chiếc đồng hồ lớn ở tòa Pháp đình mà Philip Briơ vừa
tô mới lại. Họ toàn mạ vảng nhưng lại không chỉ giờ, còn cái kim thì không thèm
để ý tới họ.
Ông tư lự giây lát rồi lắc cái đầu già nua, nói tiếp:
- Ô! Ô! Lạy Đức mẹ, ta không phải Philip Briơ, cho nên ta sẽ
không mạ vàng lại các đại chư hầu. Ta đồng ý với vua Eđua: hãy cứu vớt dân
chúng và tiêu diệt lãnh chúa. - Ôlivie, đọc tiếp đi.
Nhân vật vừa được gọi tên, hai tay cầm cuốn sổ, cao giọng đọc
tiếp:
1. Dapiỉero nuìlo, buticulario nuìlo: Chẳng có quan ngự thiện
lẫn quan tửu giám.
- "...Cho Ađam Tơnông, lục sự chưởng ấn tòa đô chính
Paris, chi về số bạc, tiền công đúc và công khắc những con dấu mới làm thay cho
các con dấu trước, nay đã cũ và mòn, không thể dùng được nữa.
- Mười hai đồng livrơ tiền Paris.
Cho Ghiôm Phrerơ, số tiền bốn đồng xu tiền Paris, về chi phí
và tiền lương chăm sóc và nuôi dưỡng đàn bồ câu của hai chuồng chim ở cung Tuốcnen,
trong các tháng giêng, tháng hai và tháng ba năm. nay, và kèm theo đã phát bảy
đấu lúa mạch.
Cho một tu sĩ dòng Phrăngxicanh làm lễ thú tội cho một tội phạm,
bốn xu tiền Paris.
Nhà vua lặng lẽ lắng nghe. Thỉnh thoảng ông lại ho sù sụ. Lúc
đó ông nâng cái hũ lên môi và nhăn mặt uống một ngụm.
- "Trong năm nay, theo lệnh tòa án đã rao bằng tủ và khắp
các ngã tư Paris năm mươi sáu lần, - khoản chi cần thanh toán.
Chi về khoản đã lục lọi và tìm kiếm ở vài nơi, cả trong lẫn
ngoài thành Paris, số tiền nghe nói được cất giấu ở đó, nhưng không tìm thấy gì
cả, - bốn mươi nhăm đồng livrơ tiền Paris".
- Chôn một đồng êquy để moi một xu! - Nhà vua nói.
- "...về khoản lắp ở cung Tuốcnen sáu tấm kính trắng
thay vào chỗ cái lồng sắt, mười ba xu. - về khoản đã làm và đã giao, theo lệnh
đức vua, vào ngày quái dị, bốn huy chương mang huy hiệu quốc
vương, chung quanh đính mũ hoa hồng, sáu đồng. - về khoản hai
cánh tay áo mới cho chiếc áo cũ của đức vua, hai mươi xu. - về khoản một hộp mõ
để bôi ủng của đức vua, mười lăm đơniê. - Một cái chuồng mới tinh để nuôi đàn lợn
đen của đức vua, ba mươi đồng livrơ tiền Paris. Các ván ngăn, ván sàn và cửa sập
làm để nhốt đàn sư tử ở Xanh Pôn, hăm hai đồng livrơ".
- Những con thú đó quả là đắt, - vua Luy XI nói. - Không sao!
Đúng là sự huy hoàng lộng lẫy kiểu đế vương. Có một con sư tử lớn màu hung, ta
yêu vì nó ngoan lắm. Thày Ghiôm, thày đã nhìn thấy nó chiía? - Các quốc vương đều
cần phải có đàn súc vật kỳ diệu đó. Đối với vua chúa chúng ta, chó phải là sư tử
và m.èí> phải là hổ. Sự vĩ đại hợp với vương miện. Vảo thời đa thần giáo của
Giuypite, khi dân. chúng cúng vào nhà thờ trăm con bò và trăm con cừu, các
hoàng đế lại cúng trăm sư tử và trăm đại bàng. Như thế quả là dữ dội và tuyệt đẹp.
Các vua Pháp luôn có tiếng gầm thét đó quanh ngai. Dù sao cũng phải công bằng mầ
thấy ta tiêu ít tiền hơn họ, ta còn khiêm tốn hơn nhiều trong việc nuôi sư tử,
gấu, voi và báo. Thày Ôliviê, đọc tiếp đi. Ta muốn nói điều đó với các bạn người
Phlăngđrơ.
Ghiôm Rym cúi rạp người, còn Côppơnôlơ với khuôn mặt quàu quạu,
trông giống con gấu hoàng thượng vừa nhắc đến. Nhà vua không lưu ý tới. Ngài vừa
ghé môi vào hũ, rồi lại nhổ ngụm thuốc ra nói:
674
- Ui chao! Nước thuốc sắc đắng quá!
Viên quan đang đọc cứ tiếp tục:
- "về khoản nuôi một tên bộ hành vô lại, bị nhốt từ sáu
tháng nay, tại nhà ngục ở trại lột da thú, trong khi chd đợi xét xử ra sao. -
Sáu đồng bốn xu".
- Thế này là thế nào? - Đức vua ngắt lời. - Nuôi dưỡng đứa phải
treo cổ! Chúa ơi là Chúa! Ta sẽ không chi thêm một xu để nuôi nó. - Ồliviê, nhà
ngươi hãy bàn bạc với ông Extutơvin và ngay tối nay, phải chuẩn bị làm lễ kết
hôn cho gã si tình đó vói giá treo cổ. - Đọc tiếp đi.
Ổliviê lấy ngón tay vạch vào mục gã bộ hành vô lại rồi đọc tiếp.
- "Chi cho Hăngriet Cudanh, đao phủ của tòa án Paris, số
tiền sáu mươi xu tiền Paris, như đức ông đô trưởng Paris đã quyết định kinh phí
và cho chi, để mua, cũng theo lệnh ngài đô trưởng kể trên, một thanh gươm lớn rộng
bản, dùng để hành hình và chặt đầu những kẻ bị tòa án khép vào tội nặng, và tòa
án cho làm vỏ gươm cùng mọi thứ kèm theo; đồng thời còn cho tu sửa và thay vỏ
thanh gươm cũ, bị đập vỡ và sứt mẻ trong khi hành hình ông Luy Đd Luydămbua, thật
trọn vẹn hơn điều có thể diễn ra..."
Nhà vua ngắt lời:
- Thôi được rồi. Ta rất vui lòng chi số tiền nảy. Đó là khoản
chi ta không đếm xỉa tới. Ta chưa hề bao giờ tiếc những món tiền như vậy. - Đọc
tiếp đi.
- "Về khoản làm lại cái cũi lớn..."
- A! - Nhà vua reo lên, hai tay chống vào tay ghế tựa, - ta
biết rõ ta đến tòa thành Baxtiơ nảy để làm gì. - Khoan đã thày Ôliviê. Ta muốn
đích thân xem cái cũi. Nhà ngươi sẽ đọc khoản tiền chi phí trong lúc ta xem
xét. - Mời các vị xứ Phlăngđrơ củng tới xem. Kỳ lạ lắm.
Rồi ông đứng dậy, vịn tay vào cánh tay ngưòi tiếp chuyện, ra
hiệu cho một kẻ như câm đang đứng trước cửa đi trước rồi cho hai vị người
Phlăngđrơ theo sau, và bước ra khỏi phòng.
ở ngoài cửa tư thất, đoàn vua quan còn tuyển thêm lũ quân
lính lỉnh kỉnh toàn sắt thép và các thị đồng mảnh khảnh cầm đuốc. Đoàn người đi
một lát ở bên trong tòa tháp tối tăm, đầy cầu thang và hành lang trổ vào tận
trong tường. Quan trấn phủ pháo đài Baxtiơ đi đầu và cho mỏ các cửa xép trước mặt
ông vua già ốm yếu vầ lòng khòng, vừa đi vừa ho.
Tới mỗi cửa xép, mọi cái đầu đều buộc phải cúi xuống, trừ cái
đầu ông già đã gục xuống vì tuổi tác.
- Hừm! - Ông nghiến lợi nói, vì đã rụng hết răng, - chúng ta
đều gần kề cửa mả rồi. Cửa thấp thì phải cúi đầu chui qua.
Cuối cùng, sau khi bước qua cửa xép cuối cùng, chằng chịt 0
khóa, mà phải mất đến một khắc mới mở xong, họ bước vào gian phòng cao rộng,
vòm hình cung nhọn, và nhìn thấy ở giữa, dưới ánh đuốc, một khối hình hộp vuông
đồ sộ, nặng nề, bằng gạch, sắt và gỗ. Bên trong rỗng không. Đây là một trong những
củi nổi tiếng nhốt tù quốc gia, vẫn được gọi là con gái đức vua. Thành cũi có
hai hoặc ba cửa sổ nhỏ, song sắt đan dầy san sát đến nỗi không nhìn thấy kính cửa.
Cửa ra vào là phiến đá dẹt lớn như ở phần mộ. Nó thuộc loại cửa chỉ dùng để đi
vào thôi. Có điều ở đây, người chết lại là kẻ sống.
Nhả vua bước thong thả quanh tòa nhà nhỏ, vừa ngắm nghía kỹ
càng, trong khi thày Ôliviê theo sau, đọc to trang sổ ghi chép:
- "về khoản làm như mới một cũi gỗ xà to, khung cửa và đầu
rui, chín bộ chiều dọc, tám bộ chiều ngang, bảy bộ chiều cao giữa sàn và trần,
bảo nhẵn và nẹp gióng sắt lớn, cũi dựng ở gian phòng vốn thuộc một trong dãy
tháp của thành lũy Xanh Angtoan, trong cũi này đang giam giữ, theo lệnh hoàng
thượng quốc vương, một tù nhân trước đây ở trong cái cũi cũ kỹ, điêu tàn, xiêu
vẹo. - Đã dùng vào cái cũi mới này chín mươi sáu xà ngang và năm mươi hai xả dọc,
mười đầu rui dài ba trượng và đã mượn mưòi chín thợ mộc để xẻ gỗ, cưa bào tất cả
số gỗ đó, ở ngoài sân pháo đài Baxtiơ, trong hai mươi ngày...".
- Lõi gỗ sồi này khá tốt, - nhà vua nói, - gõ tay vào cái xà.
- "... Đã dùng vào cái cũi này, - viên quan đọc tiếp -
hai trăm hai mươi gióng sắt lớn, dài chín bộ và tám bộ, số gióng thêm vào dài
trung bình, với khoanh đệm, bản lề và gióng phụ dùng cho gióng sắt kể trên, tất
cả số sắt đó nặng ba nghìn bảy trăm băm nhăm cân, ngoài ra còn tám vòng sắt lớn
dùng để ghép cũi, với đinh móc và đinh mũ, tất cả nặng hai trăm mười tám cân sắt,
chưa kể số sắt làm lưới che cửa sổ gian phòng đặt cũi, các song sắt ở cửa ra
vào gian phòng và mọi thứ khác..."
- Đến là lắm sắt để giam giữ một đầu óc nông nổi! - Nhà vua
nói.
- "Tất cả trị giá ba trăm mười bảy livrơ năm xu bảy
đơniê”.
- Chúa ơi là Chúa! - Nhà vua thốt lên.
Trước câu rủa quen thuộc của vua Luy XI, hình như có người sực
tỉnh, tiếng xiềng cọ vào sàn loảng xoảng vang âm, rồi một giọng yếu ớt như tự
đáy mồ vẳng tới:
- Tâu hoàng thượng! Tâu hoàng thượng! Xin bệ hạ tha cho kẻ hạ
thần!
Không trông thấy người nói đó.
- Ba trăm mười bảy livrơ nămi xu bảy đơniê! - Vua Luy XI nhắc
lạiề
Giọng nói rên rỉ từ trong cũi vẳng ra làm mọi người lạnh gáy,
kể cả Ôliviê. Chỉ mình nhà vua có vẻ không nghe thấy. Theo lệnh đức vua, thày
ôliviê đọc tiếp và hoàng thượng tiếp tục lạnh lủng quan sát cái cũi.
- "... Ngoài ra, còn trả cho một thợ nề công khoét lỗ để
đặt song cửa sổ và sàn gian phòng đặt cũi, vì sàn nhà không chịu nổi sức nặng của
cũi, hăm bảy livrơ mười bốn xu tiền Paris..."
Giọng nói lại tiếp tục van vỉ:
- Tâu hoàng thượng! Xin tha cho hạ thần! Thần xin thế chính
ngài giáo chủ Angiê đã phản bội, chứ không phải hạ thần.
- Gã thợ nề thật vụng! - Nhả vua nói. - Ôliviê, tiếp tục đi.
Ồliviê đọc tiếp:
- "... Chi cho một thợ mộc, về cửa sổ, giường nằm, ghế đột
lỗ và các thứ khác, hai mươi livrơ hai xu tiền Paris..."
Giọng nói cũng tiếp tục:
- Chao ôi! Tâu hoàng thượng! Xin bệ hạ hãy nghe hạ thần. Thần
kháng nghị với bệ hạ là không phải thần đã viết điều đó cho đức ông Guyen, mà
chính ngài giáo chủ La Baluy!
- Gã thợ mộc tính tiền công đắt quá, - nhà vua nhận xét. -
Xong rồi chứ?
- Tâu hoàng thượng, chưa - "... Chi cho một thợ kính, về
các kính của gian phòng kể trên, bốn mươi sáu xu tám đơniê tiền Paris".
- Tâu hoàng thượng, xin tha cho hạ thần! Thế còn chưa đủ hay
sao, sau khi họ đem tất cả của cải của thần giao cho các thẩm phán, giao cả tủ
bát đĩa cho ngài Toócxi, tủ sách cho thảy Pie Đorion, các tấm thảm cho thống đốc
xứ Ruxiông? Thần bị oan. Thế là mười bốn năm trời, hạ thần nằm rét run trong
cũi sắt. Tâu hoàng thượng, xin tha cho hạ thần! Bệ hạ sẽ được hưởng ân đức trên
thiên đường.
- Thày Ôliviê, - nhà vua hỏi, - tổng cộng là bao nhiêu?
- Ba trăm sáu mươi bảy livrơ tám xu đơniê tiền Paris.
- Lạy Đức mẹ! - Nhà vua thốt lên. - Cái cũi này đắt quá chừng.
Ông giằng lấy cuốn sổ trong tay thày Ôliviê, rồi bấm đốt ngón
tay nhẩm tính, hết nhìn trang giấy lại nhìn cái cũi. Trong lúc đó, tiếng người
tù vẫn nức nở. Nghe nó thật hãi hùng trong bóng tối và mọi người nhìn nhau tái
mặt.
- Tâu hoàng thượng, mười bốn năm! Thế là mười bốn năm rồi! Kể
từ tháng tư năm 1469. Nhân danh Đức mẹ thánh thần của Chúa, tâu hoàng thượng,
xin hãy nghe hạ thần! Trong suốt thời gian đó, bệ hạ được hưởng khí ấm mặt trời.
Còn hạ thần, yếu đuối thế này, liệu bao giờ còn được trông thấy ánh sáng ban ngảy?
Tâu hoàng thượng, xin tha cho hạ thần! Cầu xin bệ hạ khoan dung. Lòng nhân từ độ
lượng là đức tính tốt đẹp của vua chúa, nó ngăn chặn mọi cdn thịnh nộ tràn lan.
Tâu hoảng thượng, chả lẽ bệ hạ lại tin rằng, vào lúc lâm chung, một đức vua có
thể hoàn toàn mãn nguyện là đã không tha thứ bất cứ một vụ oán thù nào? Và lại,
tâu hoàng thượng, hạ thần không hề phản bội bệ hạ, đó chính là Angiê. Mà chân hạ
thần lại đeo xiềng rât nặng. Đầu dây xích còn buộc hòn sắt to, nặng hơn rất nhiều
so với bình thường. Ôi! Tâu hoàng thượng! Cúi xin bệ hạ rủ lòng thương!
- ôliviê, - nhà vua lắc đầu nói, - ta thấy họ tính mỗi đấu vữa
hai mươi xu, đáng lẽ chỉ đáng giá mười hai xu, ngươi hãy làm lại bản thanh toán
này.
Nhả vua quay lưng lại cũi định ra khỏi phòng. Kẻ tủ nhân khốn
khổ thấy ánh đuốc và tiếng nói rời xa, biết nhà vua đã bỏ đi. Hắn tuyệt vọng
gào lên:
- Hoảng thượng! Hoàng thượng!
Cánh cửa đóng lại. Hắn không còn trông thấy gì và chỉ còn
nghe cái giọng khàn khàn của giám mục hát vào tai khúc ca:
Thày Giăng Baluy Tịt mù hết thấỷ Giáo khu của mình!
Ông Vécđoong Chẳng còn xứ đạo;
Tất cả đi tong.
Nhả vua lặng lẽ đi lên tư thất và đoàn người theo gót, hãi
hùng vì tiếng rên rỉ cuối cùng của tù nhân. Đột nhiên, hoàng thượng quay lại
phía viên thống lĩnh pháo đài Baxtiơ, hỏi:
- A này, trong cái củi có ai không đấy nhỉ?
- Ôi chao, tâu hoàng thượng! - Viên thống lĩnh sững sờ đáp lại
câu hỏi.
- Ai thế vậy?
- Ông giám mục Vécđoong.
Nhà vua biết rõ điều đó hơn ai. Nhưng ngài cứ giả tảng như vậy.
- À! - Nhả vua nói, vẻ hồn hiên như lần đầu nghĩ tói.- Ghiôm
Đờ Harăngcua, bạn thân của ông giáo chủ La Baluy. Một giám mục quỷ quái ra trò.
Lát sau, cánh cửa tư thất mở ra rồi khép vào sau lưng năm
nhân vật mà các bạn đọc đã thấy từ đầu chương truyện này, họ trở về chỗ củ
trong phòng, tiếp tục chuyện thầm thì, kẻ đứng người ngồi.
Trong lúc vắng mặt nhà vua, ngưòi ta đã đặt trên bàn các công
văn và nhà vua tự tay mở dấu niêm phong. Rồi nhà vua đọc nhanh hết bức nảy sang
bức khác, ra hiệu cho thảy Ôliviê, có vẻ như đóng vai trò thượng thư cạnh ngài,
cầm lấy quản bút, rồi không cho biết nội dung các thư tín, bắt đầu khẽ đọc cho
ông viết trả lời, ông này quỳ viết trước bàn, khá bất tiện.
Ghiôm Rym chăm chú quan sát.
Đức vua nói rất khẽ, hai người Phlăngđrơ không nghe thấy những
câu ngài đọc, ngoài dăm ba đoạn rời rạc và trúc trắc đó đây, chẳng hạn: - Duy
trì các vùng trù phú bằng thương mại và các vùng càn cỗi bằng cơ xưởng thu
công... - Cho bọn lãnh chúa Anh nếm mùi bốn khẩu thần công của ta, khẩu Luân
Đôn, khẩu Brabăng, khẩu Bua Ăng Brétxơ, khẩu Xanh Ôme... - Pháp binh là nguyên
nhân mà hiện nay chiến tranh tiến hành được chính xác hơn...
- Gửi Ô.Brétxuya, bạn thân của ta... - Các quân đội không hề
hòa đàm mà lại không có cống vật... - Vân vân.
Một lần nữa, ngài lớn tiếng thốt lên:
- Chúa ơi là Chúa! Đức vua ở Xisin lại niêm phong thư tín bằng
sáp vảng, như một ông vua Pháp quốc. Có lẽ chúng ta đã sai lầm để ông ta làm
như thế. Ông em họ Buốcgônhơ của ta không phân phát quốc huy vối nền vẽ cái mõm
ba hoa. Sự vĩ đại của các dòng họ được bảo đảm bằng các đặc quyền nguyên vẹn.
Hãy ghi lại điều đó, ông bạn Ôliviê.
Một lần khác, ông lại nói:
- Ôi! Ôi! Bức thư quan trọng! Ông anh hoàng đế của ta đòi hỏi
những gì thế này? - Rồi ông đọc lá thư, vừa đọc vừa thốt lên. - Tất nhiên! Nước
Đức vĩ đại và hùng cường đến mức khó tưởng tượng nổi.
- Nhưng chúng ta cũng không quên câu tục ngữ cổ: bá tước đẹp
nhất là Phlăngđrơ; công quốc đẹp nhất là Milăng; vương quốc đẹp nhất là Pháp -
Phải không, các ngài xứ Phlăngđrơ?
Lần này, Côppơnôlơ nghiêng mình thi lễ Ghiôm Rym. Lòng ái quốc
của ông lái quần chẽn được mơn trớn.
Lá thư cuối cùng làm ông vua Luy XI cau mày.
- Thế này là thế nào? - Ông thốt lên. - Những lời khiếu nại
và tố cáo về các quân doanh ở Picácđi! Oliviê, nhà ngươi viết ngay cho ngài thống
chế Ruôm,
- là kỷ luật đang bị buông lỏng. - Là các cảnh binh ngự lâm,
các quý tộc chư hầu, các cung thủ, các thị vệ, đang gây vô vàn đau khổ cho đám
lê dân. - Là quân quan không những xâm phạm của cải sẵn có ở trong nhà nông dân
mà còn dùng roi vọt hoặc câu liêm đánh đập tàn nhẫn để bắt họ ra tĩnh tìm kiếm
rượu chát, cá, thực phẩm, củng mọi hành động hà lạm khác. - Là đức vua biết rõ
chuyện đó. - Là ta yêu cầu bảo vệ nhân dân khỏi mọi phiền nhiễu, trộm cắp và cướp
bóc. - Đó là ý muốn của ta, nhờ Đức mẹ! - Ngoài ra, ta không bằng lòng để bất cứ
gã kép đàn, thợ cạo hoặc lính tráng nào được mặc như ông hoàng, nào nhung, nào
lụa và nhẫn vảng.
- Là các trò xa xỉ đều đáng ghét đối với Chúa. - Là chúng ta,
những người quý tộc, chúng ta vui lòng mặc áo bằng dạ giá mười sáu xu một thước
Paris.
- Là tất cả quý ngài hạ tiện cũng có thể hạ mình xuống tới
đó. - Hãy truyền phán và hạ lệnh. - Cho ngài Ruôm, bạn của ta. - Xong.
Ông đọc to nội dung để viết bức thư đó, giọng cương quyết và
nhát gững. Ông vửa đọc xong, cửa bỗng mở ra và một nhân vật mới bước vảo, hoảng
hốt lao vào trong phòng, kêu lên:
- Tâu hoảng thượng! Tâu hoàng thượng! Dân chúng đang nối loạn
ở Paris!
Khuôn mặt nghiêm nghị của vua Luy XI co rúm; những nỗi xúc động
lộ ra vụt thoáng qua như tia chớp. Ông trấn tĩnh và nói với vẻ nghiêm khắc bình
thản:
- Này ông bạn Giắc, ông vào đường đột quá
đấy!
- Tâu hoàng thượng! Tâu hoàng thượng! Có vụ nổi loạn! - Ông bạn
Giắc thở hổn hển nói tiếp.
Nhà vua liền đứng dậy, nắm chặt cánh tay ông ta và nói thầm
vào tai, để mình ông ta nghe thôi, vừa cố nén giận và đưa mắt liếc nhìn hai người
Phlăngđrơ:
- Người câm đi hoặc nói khẽ chứ!
Kẻ mới tới hiểu ra và khẽ kể lại câu chuyện hãi hùng cho nhà
vua đang bình tĩnh nghe, trong khi Ghiôm Rym ra hiệu để Côppơnôlơ chú ý tới vẻ
mặt và bộ quần áo của vị khách mới tới, từ cái mũ nhọn lót lông Caputia, ỉourrata,
cái áo choảng ngắn, epitogia curta(1\ đến cái áo dài nhung đen, chứng tỏ đây là
một chánh tòa thẩm kế viện.
Nhân vật này vừa mới giảng giải đôi câu cho nhà vua nghe, Luy
XI đã phá ra cười, kêu lên:
- Ông bạn Côchiê ơi! Cứ việc nói to lên xem nào! Làm gì phải
thầm thì như vậy? Đức mẹ chứng giám chúng ta không có gì phải giấu giếm các ông
bạn tốt người Phlăngđrơ này.
- Nhưng, tâu hoảng thượng...
- Cứ nói to lên!
"Ông bạn Côchiê" sững sờ đến câm lặng.
1. Hai câu Latinh này đã được tác giả dịch bằng câu viết kề
ngay trước.
- Nào, nói đi, ông bạn, nhà vua bảo, thế là có vụ phản loạn của
dân chúng trong đô thành Paris êm đẹp của chúng ta chứ gì?
- Tâu hoàng thượng, đúng thế.
- Và theo lời ông, họ đang nổi lên để chống lại ngài pháp
quan Tòa pháp đình?
- Hình như vậy, - ông bạn đáp ấp úng, còn đang rất sững sờ
trước sự thay đổi đột ngột và khó hiểu vừa diễn ra trong đầu óc nhà vua.
Vua Luy XI hỏi tiếp:
- Thế đội tuần canh gặp đám đông ở đâu?
- Họ đang kéo đi từ Phường ăn mày lớn tói cầu Hối đoái. Chính
hạ thần cũng gặp bọn chúng trong lúc đang tới đây theo lệnh hoảng thượng. Thần
nghe thấy có kẻ hô to: Đả đảo pháp quan Tòa pháp đình!
- Thế bọn chúng chống lại pháp quan vì nỗi oan ức gì?
- Ôi! Vì ông ta là lãnh chúa của bọn chúng.
- Thực ư!
- Tâu hoàng thượng, đúng vậy. Đó là bọn vô lại ở Cung điện thần
kỳ. Đã từ lâu bọn chúng kêu ca về viên pháp quan, mà bọn chúng là chư hầu.
Chúng không muốn thừa nhận ông ta làm quan xét xử hoặc quan lộ chính.
- Ái dà! - Nhà vua nói, mĩm cười thỏa mãn nhưng gắng nén lại.
- Trong tất cả đơn thỉnh nguyện gửi tới tối cao pháp viện,
ông bạn Giắc nói tiếp, chúng chỉ thừa nhận hai vị chủ nhân, đó là hoàng thượng
và Chúa của chúng, mà theo hạ thần, có lẽ là . quỷ sứ.
- Khà! Khà! - Nhà vua thốt lên.
Ong xoa tay, cười cái cười nội tâm làm rạng rỡ mặt mày. Ông
không thể giấu giếm niềm vui, dù đôi lúc gắng nén lại. Không ai hiểu tại sao,
ngay cả thày Ôliviê! Ông nín lặng hồi lâu, vẻ tư lự, nhưng thỏa mãn.
- Bọn chúng có mạnh không? - Đột nhiên ông
hỏi.
- Tâu hoàng thượng, chắc phải mạnh, ông bạn Giắc trả lời.
- Bao nhiêu người?
- ít nhất sáu nghìn.
Nhà vua buột miệng nói: Tốt lắm! Rồi hỏi:
- Họ có mang khí giới không?
- Có liềm hái, giáo mác, súng ống, cuốc xẻng. Đủ loại khí giới
khá dữ dội.
Nhà vua có vẻ không hề lo ngại về bản liệt kê này. Ông bạn Giắc
thấy cần nói thêm:
- Nếu hoàng thượng không lập tức chi viện cho pháp quan, ông
ta lâm nguy mất.
- Ta sẽ chi viện, nhà vua nói với vẻ nghiêm trang giả dối. Tốt
lắm. Chắc chắn ta sẽ chi viện. Ngài pháp quan là bạn ta. Sáu nghìn! Lũ ngợm đó
rất gan dạ. Sự táo tợn thật tuyệt diệu, khiến ta rất tức giận. Nhưng tối nay
quanh ta còn lại quá ít người. Đe đến sáng mai vẫn còn kịp.
Ông bạn Giắc kêu lên:
- Tâu hoàng thượng, phải ngay bây giò! Chỉ cần một phần hai
mươi thời gian là đủ để chúng cướp phá sạch pháp đình, xâm phạm lãnh địa và
treo cổ pháp quan. Tâu hoàng thượng, vì Chúa, xin bệ hạ hãy chi viện trước sáng
mai.
Nhà vua nhìn thẳng vào mặt ông ta:
- Ta đã nói với ngươi là sáng mai.
Cái nhìn này không ai dám cãi lại.
Nín lặng giây lát, vua Luy XI lại cất tiếng:
- Ông bạn Giắc, chắc ông biết rõ điều nảy chứ? Xưa kia... -
Nhà vua chữa lại: - Hiện nay, quyền quản hạt phong kiến của pháp quan ra sao?
- Tâu hoàng thượng, pháp quan Tòa pháp đình cai quản từ phố
Trục cán vải tới phố Hàng rau, quảng trường Xanh Misen và các nơi gọi nôm na là
Muyarô, kề sát nhà thờ Đức bà Đề Săng (nghe câu này, vua Luy XI nâng vành mũ
lên), ở đó dinh thự có mười ba chiếc, cộng với Cung điện thần kỳ, cộng với cả
con đường bắt đầu chạy từ Trại hủi và chấm dứt ở cổng Xanh Giắc. ớ mọi nơi khác
nhau này, ông ta là quan lộ chính, quan ngự sử tối cao, trung thẩm và sơ thẩm,
toàn quyền lãnh chúa.
- Ái chà! - Nhà vua thốt lên, đưa tay phải gãi tay trái, thế
là chiếm mất một mảng lớn đô thành của ta! Chà! Ngài pháp quan từng là vua của
cả một mảng đất đai đó.
Lần này, ông không hề dừng lại. Ông nói tiếp, mơ mộng và như
thầm nhủ với mình.
- Tuyệt thật, ngài pháp quan ạ! Thế là ông ngoạm cả một miếng
ngon lành Paris của ta.
Đột nhiên, ông nổi khủng:
- Chúa ơi là Chúa! Cả lũ người tự nhận là quan lộ chính, quan
ngự sử, lãnh chúa và chủ nhân ở ta là cái quái quỷ gì vậy? Bọn chúng ở đường nào
cũng có quyền thu thuế thông hành, ngã tư nào cũng có tòa án và đao phủ giữa
nhân dân? Đến nỗi giống như người Hi Lạp, tưởng có bao nhiêu suối nước là có bấy
nhiêu vị thần và người Ba Tư cũng có từng ấy vị thần với từng ấy ngôi sao nhìn
thấy, còn ngưdi Pháp trông thấy bao nhiêu đài treo cổ thì đếm đủ bấy nhiêu vị
vua! Trời ơi! Việc này thật xấu xa và ta ghét sự hỗn độn. Ta rất muốn biết có
phải nhờ ơn Chúa mà Paris có một quan lộ chính khác ngoài nhà vua, một tòa án
khác ngoài tối cao pháp viện, một hoàng đế khác ngoài ta ở cái đế quốc này! Bằng
tất cả tâm hồn, ta tin chắc rồi nhất định sẽ tới ngày nước Pháp chỉ có một ông
vua, một lãnh chúa, một thẩm phán, một kẻ chặt đầu, như trên thiên đường chỉ có
một mình Chúa!
Ồng lại khẽ nhấc mũ vải và nói tiếp, vẫn mơ mộng, với dáng vẻ
cùng giọng nói của kẻ đi săn đang xua đuổi và thả đàn chó ra:
- Tốt lắm! Dân chúng của ta ơi! Dũng cảm lắm! Hãy đánh gục bọn
ngụy lãnh chúa đó! Hãy ra tay!
Xuỵt! Xuỵt! Hãy cướp bóc, treo cổ, phá sạch bọn chúng!... 0!
Hỡi quý vị lãnh chúa, các ngươi muốn làm vua ư? Tiến lên! Dân chúng! Tiến lên.
Đến đây, ông đột nhiên dừng lại, cắn môi như tìm lại các ý
nghĩ chợt lãng quên, con mắt sắc sảo lần lượt soi mói từng kẻ trong số năm người
vây quanh và đột nhiên hai tay cầm chiếc mũ rôi nhìn thẳng vào nó, bảo:
- Ô! Ta sẽ đốt cháy ngươi nếu ngươi biết đầu óc ta đang nghĩ
gì.
Rồi lại nhìn khắp chung quanh bằng cặp mắt chăm chú và lo ngại
của con cáo bí mật quay về hang, ông nói:
- Không sao! Ta sẽ cứu trợ ngài pháp quan. Chỉ đáng tiếc lúc
này ở đây, ta có quá ít quân lính để chống lại từng ấy dân chúng. Đành phải đợi
đến mai. Ta tái lập trật tự ở Khu thành cũ và thẳng tay treo cổ tất cả bọn tóm
được.
- Tâu hoàng thượng. - Ông bạn Côchiê nói, - trong cơn bối rối
ban đầu, thần quên bẵng đội tuần canh bắt giữ hai gã đi tụt hậu trong bọn. Nếu
hoàng thượng cần gặp thì chúng nó đang ở đây.
- Còn nếu gì nữa kia chứ! - Nhà vua thét lên. Lạ thật! Chúa
ơi là Chúa! Việc như vậy mà nhà ngươi quên ư? - Này, Ôliviê, nhà ngươi chạy
nhanh lên! Dẩn chúng vào đây.
Thày Ôliviê đi ra và lát sau quay vào cùng hai tủ nhân, chúng
đi giữa các cung thủ ngự lâm. Gã thứ nhất có khuôn mặt to bè đần độn, nát rượu
và ngơ ngác. Quần áo rách bươm, nó bước khuỵu đầu gối và kéo lê chân. Gã thứ
hai có khuôn mặt tái xanh và tươi cười mả bạn đọc biết rồi.
Nhà vua lặng lẽ quan sát hai đứa giây lát rồi đột nhiên hỏi
tên thứ nhất:
- Tên nhà ngươi là gì?
- Giephroa Panhxơbuốc.
- Nghề nghiệp?
- Hành khất.
- Nhà ngươi đi theo đám phiến loạn tội lỗi đó để làm gì?
Gã ăn mày nhìn nhà vua, hai cánh tay đu đưa, vẻ ngu dại. Đó
là loại đầu óc xộc xệch mà trí thông minh cũng gần thoải mái như ánh sáng dưới
cái chụp tắt lửa. Nó đáp:
- Tôi không biết, thấy ngưdi ta kéo đi thì tôi cũng đi theo.
- Chúng mày định kéo đi đánh phá bi ổi và cướp bóc pháp quan
Tòa pháp đình, vị lãnh chúa của chúng mày phải không?
- Tôi chi biết họ kéo tới nhà ai đó để cướp cái gì đó. Có thế
thôi.
Một tên lính đưa cho nhà vua xem con dao quắm tịch thu của gã
ăn mày.
- Mày có nhận ra khí giới này không? - Nhà vua hỏi.
- Có, đây là con dao quắm của tôi. Tôi là dân trồng nho.
- Thế mày có nhận ra người này lầ đồng bọn với mảy không? -
Vua Luy XI hỏi thêm, chỉ gă tù kia.
- Không. Tôi không hề quen nó.
- Thôi đủ rồi, - nhà vua nói. Và đưa ngón tay vẫy nhân vật
câm lặng vẫn đứng bất động gần cửa ra vào, mà chúng tôi giới thiệu củng bạn đọc:
- Anh bạn Trixtăng, đây là một người dành cho anh.
Trixtăng ƯEcmitơ cúi rạp người. Hắn khẽ ra lệnh cho hai cung
thủ dẫn tên ăn mày tội nghiệp đi.
Lúc này, nhà vua lại gần gã tù thứ hai đang mồ hôi nhỏ giọt.
- Tên nhà ngươi là gì?
- Tâu hoàng thượng, Pie Gringoa.
- Nghề nghiệp?
- Tâu hoàng thượng. Triết gia.
- Quân lếu láo, tại sao nhà ngươi dám tới bao vây ngài pháp
quan Tòa pháp đình bạn ta và nhà ngươi nói sao về vụ dân chúng phản loạn này.
- Tâu hoàng thượng, tôi không tham gia vụ đó.
- Thật ư! Đồ khố rách, thế nhà ngươi chả bị đội tuần canh bắt
được trong đám côn đồ đó sao?
- Tâu hoàng thượng, không phải như vậy, có chuvện nhầm lẫn.
Đúng là định mệnh. Tôi viết bi kịch. Tâu hoàng thượng, xin bệ hạ nghe tôi. Tôi
là nhà thơ. Chính những nỗi 11 sầu khiến những kẻ làm nghề như tôi lang thang
ngoài phố ban đêm. Tối nay, tôi đi qua đó. Hoàn toàn do tình cờ. Họ đã bắt lầm
tôi. Tôi không dính dáng gì đến cơn bão tô dân sự này. Hoàng thượng cũng thấy
tên ăn mày không quen tôi. Tôi cắn rơm cắn cỏ van xin bệ hạ..
- Câm mồm đi! - Nhà vua nói giữa hai ngụm nước thuốc sắc. -
Nhà ngươi làm ta đinh tai nhức óc.
Trixtăng L’Ecmitơ tiến lên và chỉ Gringoa:
- Tâu hoàng thượng, có thể treo cổ cả tên này chứ?
Đây là câu nói đầu tiên của hắn tuôn ra.
- 0! - Nhà vua hững hờ đáp. - Ta cũng không thấy gì là phiền
nhiễu.
- Còn tôi, tôi rất lấy làm phiền đấy ạ! - Grin- goa nói.
Vị triết gia lúc này tái mét mặt hơn quả trám xanh. Y nhìn
nét mặt lạnh lủng, hờ hững của nhà vua và thấy không còn chút hy vọng nào khác
ngoầi thái độ hết sức lâm ly, nên vội quỳ ngay dưới chân vua Luy XI rồi van xin
bằng cử chỉ tuyệt vọng:
- Tâu hoàng thượng! Cúi xin bệ hạ nghe tôi. Tâu hoàng thượng!
Cúi xin bệ hạ đừng vội ra uy sấm sét với kẻ hèn mọn như tôi. Búa rìu thiên lôi
không thèm giáng xuống cây rau diếp. Tâu hoàng thượng, bệ hạ là đấng quân vương
khoan dung đại lượng rất mực hủng cường, xin rủ lòng thương một kẻ lương thiện
nghèo hèn, vốn chẳng thể thổi bủng cơn phiến loạn như tảng băng chẳng thể làm bật
lửa! Tâu hoàng thượng muôn vàn độ lượng, sự ôn nhu là đức tinh của sư tử và vua
chúa. Chao ôi! Tính khắc nghiệt chỉ làm mọi người hoảng sợ, cđn gió bấc lồng lộng
không làm khách bộ hành cởi áo choảng, còn mặt trời chiếu sáng sẽ dần dần làm
ngưòi ta nóng bức đến nỗi phải mặc độc manh áo lót. Tâu hoàng thượng, bệ hạ là
mặt trời. Cúi xin đức quốc vương chủ nhân và chúa tể của tôi soi xét, tôi không
phải kẻ đồng bọn với lũ ăn mày, ăn cắp và phá rối trật tự. Phiến loạn và cướp
bóc vốn không thuộc đoàn tủy tòng của Apôlô. Tôi không phải kẻ chịu húc đầu vào
đám đông nhung nhúc đang nổ tung thành của hoàng thượng. Giống như lòng ghen
tuông của chồng vì danh dự của vợ, lòng cảm kích của con vì tình yêu thương của
bố, một chư hầu phải có tấm lòng đó vì vinh quang đức vua của mình, hắn phải
khô héo tâm can vì nhiệt tâm đối với dòng họ, vì sự tăng cường đối với nhiệm vụ.
Mọi ham mê khác lôi cuốn hắn đều chỉ là điên rồ. Tâu hoàng thượng, đó là các
châm ngôn quốc gia của tôi. Cho nên xin đửng coi tôi là kẻ phiến loạn hoặc quân
ăn cướp, chỉ vì manh áo của tôi đã sờn khuỷu tay. Tâu hoàng thượng, nếu bệ hạ
tha cho, tôi xin quỳ đến mòn đầu gối quần để đêm ngày cầu Chúa cho bệ hạ! Chao
ôi! Quả thực tôi chẳng giảu có phi thường. Ke ra còn hơi nghèo nữa. Nhưng không
phải vì thế mà xấu xa. Đó không phải lỗi tại tôi. Ai nấy đều biết, của nhiều tiền
lắm không phải kiếm được từ văn chương của các kẻ chuyên vùi đầu vào sách hay vở
tốt, thường chẳng đủ lửa sưởi mùa đông. Riêng nghề luật sư đã thu hết thóc lúa
và chỉ để lại rơm rác cho các nghề khoa học khác. Có tới bốn mươi câu tục ngữ
hay tuyệt về tấm áo rách của triết gia. Ôi! Tâu hoàng thượng! Đức khoan dung là
ánh sáng duy nhất có thể soi sáng nội tâm của một tâm hồn lớn. Không có nó, chỉ
còn bọn mù lòa dò dẫm đi tìm Chúa. Lòng độ lượng, cũng giống đức khoan dung, tạo
tình yêu cho quần thần, đó là kẻ hộ vệ mạnh nhất cho bản thân quốc vương. Một
người về mọi phương diện đều rạng rỡ như hoàng thượng, đâu đếm xỉa gì đến chuyện
có thêm một kẻ tội nghiệp trên trái đất, một triết gia oan uổng tội nghiệp, lặn
lội trong bóng tối tai ương, với túi tiền rỗng tuếch kêu vang trên cái bụng rỗng
không! Tâu hoàng thượng, hơn nữa tôi còn là trí thức. Các vị vua lớn tự cài
thêm ngọc vảo mũ miện vì đã che chở văn chương. Hécquyn không chê cái danh hiệu
Muyxađetơ[111]. Matiat Coócvanh sủng ái Giăng Đò Môngroayan, vật trang sức của
toán học. Che chở văn chương mả lại treo cổ trí thức, đó quả là một cách thức tồi
tệ. Alêchxăngđrơ sẽ hết sức nhơ nhuốc nếu sai treo cổ Arixtôtêlét! Hành động đó
sẽ không phải cái nốt ruồi nhỏ làm đẹp thêm khuôn mặt danh vọng của ông ta,
đúng là vết lở loét quỷ quái làm biến dạng mặt mày. Tâu hoàng thượng! Tôi đã
làm bài chúc hôn thi vô cùng kịp thời để dâng công nương xứ Phlăngđrơ và điện hạ
thái tử rất mực anh minh. Cái đó đâu phải của một kẻ xúc giục phiến loạn, Hoàng
thượng đã thấy tôi không phải là tên văn sĩ quèn, tôi học hânh xuất sắc và có nhiều
tài hùng biện bẩm sinh. Tâu hoàng thượng, cúi xin bệ hạ tha cho tôi. Làm như vậy,,
bệ hạ sẽ dâng lên Đức mẹ một hành động đẹp lòng Người và xin thú thực, tôi vô
cùng sợ hãi với ý nghĩ bị treo cổ!
Chàng Gringoa thất đảm vừa nói vừa hôn đôi giày nhà vua, và
Ghiôm Rym khẽ bảo Côppơnôlô:
- Hắn quỳ sát đất như thế kia là rất khôn. Vua chúa giống thần
Duypite ở Cretơ, họ chỉ có tai ở chân.
Còn ông lái quẩn chẽn chẳng chút quan tâm đến Giuypite ở
Cretơ, mỉm cười nhếch mép, mắt đăm đăm nhìn Gringoa, đáp:
- Ô! Sao mà thú vị thế kia! Tôi tưởng đang nghe chưởng ấn
quan Huygônét cầu xin tha tội.
Cuối củng, khi Gringoa thở hổn hển đã ngừng lời, chàng liền
run rẩy ngẩng đầu nhìn nhà vua đang lấy móng tay cạo vết bẩn ở đầu gối quần. Rồi
hoàng thượng cầm hũ thuốc sắc uống một ngụm. Nhưng người vẫn không nói nửa lời
và thái độ im lặng đó lầm Gringoa lo sợ. Sau củng nhà vua nhìn y và bảo:
- Cái gã này mới thật lắm mồm lắm miệng!
Rồi ông quay lại bảo Trixtăng L’Ecmitơ:
- Thôi, thả nó ra!
Gringoa ngã ngửa ra, sướng đến phát điên.
- Tha hắn ư? - Trixtăng càu nhàu. Hay là hoảng thượng hãy
giam Ĩ1Ó ít lâu trong cũi.
- Này anh bạn, - vua Luy XI nói, - thế nhà ngươi tưởng ta làm
những cái cũi trị giá ba trăm sáu mươi bảy đồng livrơ tám xu ba đơniê để dành
cho loại chim này ư? - Ngươi hãy lập tức thả đồ khố rách này ra (vua Luy XI
thích dùng từ này, cùng với Chúa ơi là Chúa, chúng họp thânh cái thực chất về
tính vui vẻ của Ngài) rồi cho nó trận đòn trước khi tống cổ đi!
- 0! - Gringoa reo lên, - thế mới là đức vua vĩ
đại!
Và sợ nhà vua đổi ý, chàng vội chạy ra cửa Trixtăng vừa mở ra
khá miễn cưỡng. Bọn lính cũng ra theo, đấm chàng túi bụi, đẩy đi phía trước,
còn Gringoa chịu đựng như một triết gia khắc kỷ chân chính.
Từ lúc cuộc nổi loạn chống lại pháp quan được báo cho biết,
nhà vua tỏ ra vui vẻ mọi mặt. Sự khoan dung bất thường này là dấu hiệu đáng kể
của thái độ đó, Trixtăng L’Ecmitơ đứng trong xó, mặt mũi cau có, như con chó gộc
đã trông thấy mà không được gì cả.
Lúc đó, nhà vua vui vẻ gõ nhịp ngón tay lên tay tì ở ghế,
theo điệu quân hành Pông Ôđơme. Ông là một quốc vương trí trá nhưng biết giấu
kín nỗi khổ tâm hơn niềm vui. Đôi khi các biểu lộ vui thích bên ngoài đối với mỗi
tin mừng tỏ ra rất quá trớn: như lần tử trận của Sáclơ Quả cảm, tới mức hiến cả
dãy lan can bằng bạc cho nhả thờ Xanh Máctanh ở Tua; hoặc lần làm lê đăng
quang, tới mức quên cả lệnh cử hành tang lễ vua cha.
- Ầ, tâu hoảng thượng! - Giấc Côchiê bỗng thốt lên, - thế còn
chỗ đau nhói khiến bệ hạ phải gọi thần vào chầu, hiện giờ ra sao?
- Ô! - Nhà vua đáp, - ông bạn ạ, quả tình ta đau lắm. Tai ta
kêu vo vo, còn ngực đau rát như châm lửa.
Côchiê cầm bản tay nhà vua và xem mạch, vẻ mặt tự đắc.
- Côppơnôlơ xem kìa, - Rym khẽ bảo: - Đây là nhà vua ở giữa
Côchiê và Trixtăng. Tất cả triều đình ông ta chỉ có vậy. Một thày thuốc cho
mình, một đao phủ cho kẻ khác.
Cảng xem mạch, Côchiê cảng có vẻ hốt hoảng. Luy XI hơi lo ngại
nhìn ông. Côchiê bỗng tối sầm ngay mặt. Con người trung thực này chẳng có đất
đai thu tô nào khác ngoài bệnh tật nhà vua. Ông gắng trục lợi đến cùng.
- Ôi! Ôi! Cuối củng ông lẩm bẩm, - bệnh tình quả thật trầm trọng
đấy.
- Sao? - Nhà vua lo ngại hỏi.
- Pulsus crever, anhelans, crepitans, irrégu- laris[112], -
quan ngự y tiếp tục lẩm bẩm.
- Chúa ơi là Chúa!
- Chỉ ba ngày nữa, kiểu nàv có thể lâm nguy.
- Lạy Đức mẹ! - Nhà vua thốt lên. - Vậy thuốc men ra sao, ông
bạn?
- Tâu hoàng thượng, thần đã nghĩ tới rồi.
Ông bảo nhà vua thè lưỡi cho xem, lắc đầu quảy
quạy, nhăn mặt, rồi đang làm bộ làm tịch như vậy, đột nhiên
nói:
- À, tâu hoàng thượng, xin thưa với bệ hạ, hiện nay đang khuyết
chân thu thuế vương quyền, mà thần lại có thằng cháu.
- Ông bạn Giắc ạ, ta sẽ bổ nhiệm cháu ngươi vào chân đó, -
nhà vua đáp; - nhưng hãy dập tắt lò lửa trong ngực ta đi.
- Bệ hạ đã khoan dung như vậy, - quan ngự y nói tiếp, - hẳn bệ
hạ sẽ không từ chối giúp đỡ hạ thần đôi chút đối với tòa nhà của hạ thần ở phố
Xanh Angđrê Đề A.
- Hừm! - Nhà vua nói.
- Thần hết sạch tiền rồi, - viên bác sĩ nói tiếp,
- và thật đáng tiếc nếu nhầ lại không có mái. Không phải là
mái cho tòa nhả đâu, tòa nhà vốn giản dị và rất thị dân, mà cho các bức tranh của
Giăng
Phuốcbôn, để tô điểm lớp gỗ phủ tường, tranh vẽ nữ thần Đian
bay lơ lửng giữa trời, nhưng tuyệt diệu, thật dịu dàng, thật tế nhị, cử chỉ thật
hồn nhiên, đầu tóc chải thật đẹp và đội mũ miện hình trăng khuyết, da thịt thật
trắng ngần đến gợi thèm muốn cho những ai nhìn nàng một cách quá tò mồ. Có cả
tranh nữ thần Sêrét. Cũng là vị thần đẹp tuyệt trần. Nàng ngồi trên bó lúa, đầu
đội chiếc vòng bông lúa xinh xắn tết củng cây củ hạ và các loài hoa. Không gì
tình tứ bằng đôi mắt, tròn trĩnh bằng cặp đủi, cao thượng bằng cử chỉ, óng ả bằng
chiếc váy của nàng. Đó là một trong số những giai nhân ngây thơ và hoản thiện
nhát mà chiếc bút vẽ đã sáng tạo ra.
- Đồ đao phủ! - Vua Luy XI làu bàu, - thế nhà ngươi muốn gì?
- Tâu hoảng thượng, hạ thần cần có mái che cho các bức tranh,
và tuy chẳng đáng là bao, nhưng thần hết sạch cả tiền.
- Thế cái mái nhà của nhà ngươi tốn hết bao nhiêu?
- Chả là... một cái mái bằng đồng, được trang trí tỉ mỉ và mạ
vầng, nhiêu nhất cũng chỉ hai nghìn đồng livrơ là củng.
- Ôi chao! Quân giết người! - Nhà vua thốt lên. - Mỗi cái
răng hắn nhổ cho ta phải là một viên kim cương.
- Liệu thần có được cái mái đó không? - Côchiê hỏi.
- Ừ! Thôi xéo đi, nhưng hãy chữa khỏi cho ta.
Giắc Côchiê cúi gập người xuống thi lễ và nói:
- Tâu hoàng thượng, một thang thuốc tiêu tán sẽ chữa khỏi cho
bệ hạ. Thần sẽ dán lên lưng bệ hạ lá cao lớn khác chế bằng sáp ong, đất sét làm
thuốc, lòng trắng trứng, dầu và dấm. Bệ hạ cứ uống tiếp thuốc sắc và thần xin
chữa khỏi cho bệ hạ.
Cây đèn tỏa sáng không chỉ nhử tới độc một con mồi, thày
Ôliviê thấy nhà vua đang lúc hào phóng và tưởng dịp may, cũng sán lại gần:
- Tâu hoảng thượng...
- Lại còn gì nữa thế này? Vua Luy XI hỏi.
- Tâu hoàng thượng, chắc bệ hạ biết thày Ximông Rađanh đã từ
trần?
- Thế thì sao?
- Tâu hoàng thượng, chức vụ đó hiện nay còn khuyết.
Vừa nói, bộ mặt kiêu kỳ của thày Ôliviê đang từ ngang bướng
chuyển sang khúm núm. Đó là vẻ thay đổi duy nhất có thể có ở một bộ mặt đình thần.
Nhả vua nhìn thẳng vào mặt ông ta và nói, giọng cộc ỉốc:
- Ta hiểu rồi.
Nhà vua nói tiếp:
- Thảy Ôliviê, thống chế Buxicô từng nói: Ân huệ đều do vua
ban, dân chài đều nhd ở biển. Ta thấy ngươi cũng đồng ý với ngài Buxicô. Bây giờ,
hãy nghe đây. Ta còn nhớ kỹ. Năm 68, ta cho ngươi làm hầu phòng, năm 69, làm
giám thủ cung điện ở cầu Xanh Clu với số lương một trăm đồng livrơ tiền Tua (nhả
ngươi lại muốn tiền Paris). Tháng mưòi một năm 73, bằng thư chuyển cho
Giécgiôn, ta cử người làm giám thị rừng Vanhxen, chứ không phải kỵ sĩ Ginbe
Aclơ; năm 75, làm tài phán quan rừng Ruvray Lê Xanh Clu, thay thế cho Giắc Le
Merơ; năm 78, bằng công thư quốc vương đóng hai lần ấn tín sáp xanh, ta ban ân
qui định cho ngươi và vợ ngươi một khoản lợi tức mười đồng livrơ tiền Paris,
trên quảng trường thương nhân, tại trường học Xanh Giécmanh, năm 79, ta cử
ngươi làm tải phán quan rừng Xơna, chứ không phải gã Giăng Đaidơ tội nghiệp; rồi
chỉ huy trưởng lâu đài Lôsd; rồi tổng quản ở Xanh Căngtanh; rồi chỉ huy trưởng ở
Pông Đò Mơlăng, mầ ngươi tự xưng bá tước. Trong số năm xu tiền phạt bất cứ tên
thợ cạo mặt vào ngày hội cũng phải nộp, có ba xu cho ngươi, còn ta được phần
thùa của nhà ngươi. Ta rất muốn cải cái tên Ác nhẵn của nhà ngươi, nó giống hệt
bộ mặt nhà ngươi. Năm 74, bất kể giói quý tộc hết sức bất bình ta ban cho nhả
ngươi các huy hiệu muôn màu, làm bộ ngực ngươi sặc sỡ như lông công. Chúa ơi là
Chúa! Nhà ngươi chưa đủ no hay sao? Mẻ lưối chưa đủ vớ bẫm và kỳ diệu ư? Thế
nhà ngươi không sợ thêm một con cá hồi nữa, có thể đắm thuyền ư? Ông bạn ơi,
tính kiêu ngạo sẽ làm hại ông đấy. Sự lụn bại và nhục nhã luôn bám gót tính
kiêu ngạo. Ngươi hãy suy nghĩ điều đó và im mồm đi.
Những lời nói bằng giọng khiêm khắc làm khuôn mặt bực tức của
thày Ôliviê trở lại bướng bỉnh.
- Thôi được, - ông lẩm bẩm khá to, - rõ ràng hôm nay nhà vua
đang ốm. Người ban cho thày thuốc tất cả mọi thứ.
Luy XI không hề tức giận trước câu nói hỗn, nói tiếp dịu dàng
hơn:
- À, ta còn quên đã cử ngươi làm sứ thần ở Giăng, cạnh lệnh
bà Mari. - Đúng thế, thưa quý vị, nhà vua quay lại phía người Phlăngđrơ, nói
thêm, ông ta từng làm sứ thần.
- Thôi, ông bạn ơi, nhà vua nói tiếp với thày Ôliviê, chẳng
nên giận nhau nữa, ta là bạn cũ của nhau. Khuya lắm rồi đấy. Công việc thế là
xong. Ngươi hãy cạo mặt cho ta.
Bạn đọc chắc không phải đợi đến đây mới nhận ra thầy Ôliviê
chính là gã Phigarô(1> ghê gớm mà mệnh trời, kẻ tạo tác vĩ đại mọi tấn kịch,
đã xen lẫn rất nghệ sĩ vảo tấn hài kịch dài dặc và đẫm máu của vua Luy XI.
Không phải ở đây là nơi chúng tôi định phát triển khuôn mặt kỳ quặc này. Gã thợ
cạo của nhà vua có ba cái tên. Ớ triều đình, mọi người kính cẩn gọi y lầ Ôliviê
Con hoẵng; trong dân chúng, là Ôliviê Quỷ sứ. Còn tên thật y là Ôliviê Ác nhân.
Ôliviê Ác nhân đảnh đứng im. Giận dỗi với nhà vua, căm tức
nhìn Giắc Côchiê.
- Phải, phải! Quan ngự y! - Ông nói lí nhi.
- Phải! Đúng thế, quan ngự y, - vua Luy nói tiếp VỚI vẻ hiền
lành kỳ lạ, - quan ngự y còn có thế lực hơn cả nhà ngươi. Rất dễ hiểu thôi. Hắn
nắm giữ toàn bộ thân thể ta còn nhà ngươi chỉ mới giữ được cái cằm. Thôi, anh
thợ cạo tội nghiệp, rồi đâu sẽ vào đó. Nhầ ngươi sẽ nói sao và sẽ làm ăn thế
nào, nếu ta là vị vua như vua Sinpêrich chỉ quen cử chi một tay vuốt râú? -
Nào, anh bạn ơi, hãy lâm việc của anh đi, cạo mặt cho ta. Hãy đi lấy đồ nghề lại
đây,
Ôliviê thấy nhà vua ngả sang pha trò và cũng chẳng có cách
nào chọc tức Ngài nữa, liền làu bàu đi ra để chấp hành mệnh lệnh.
Nhà vua đứng dậy, lại gần cửa sổ, rồi đột nhiên mở toang, vẻ
vô củng xúc động:
- Ô kìa! - Ông reo lên, vỗ tay, - vòm trời trên Khu thành cũ
đỏ rực hẳn lên, Đó là Viện pháp quan đang bốc cháy. Chỉ có thể như vậy. ôi! Thần
dân tốt lảnh của ta! Thế là cuối củng đã giúp ta lật đổ các lãnh địa!
Rồi quay sang phía những người Phlăngđrơ:
- Các vị lại đây mà xem. Có phải lửa đang bững cháy kia
không?
Hai người thành Găng lại gần.
- Lửa cháy to lắm, - Ghiôm Rym nóiỂ
- 0! - Côppơnôlơ xen vào, cặp mắt đột nhiên lóe sáng, - cảnh
này làm tôi sực nhớ tới vụ đốt cháy nhà lãnh chúa Himbéccnaỗ Ớ đó hẳn đang có vụ
nổi loạn lớn.
- Thày Côppơnôlơ, thày tin như vậy ư? - Và cái nhìn của nhà
vua Luy XI cũng vui vẻ không kém gì cặp mắt gã lái quần chẽn. - Có phải rất khó
chống cự lại không?
- Lạy Chúa! Tâu hoàng thượng! Bệ hạ sẽ bị tiêu hao vào đó khá
nhiều binh đội đấy!
- 0! Ta ấy ư! Đó là chuyện khác, - nhà vua nói. - Neu như ta
muốn!...
Gã lái quần chẽn bạo dạn đáp lại:
- Neu cuộc nổi loạn này lại đúng như tôi phỏng đoán, tâu
hoàng thượng, bệ hạ dù có muốn cũng chẳng được!
- Ông bạn ơi, - vua Luy XI nói, - với hai đội ngự lâm quân của
ta củng một loạt súng thần công, ta sẽ 'dễ dàng trị xong bọn dân chúng cùng
đinh.
Bất chấp Ghiôm Rym đang ra hiệu can mình, ông lái quần chẽn
có vẻ quyết định đương đầu với nhà vua.
- Tâu hoàng thượng, bọn Thụy Sĩ cũng là tụi cùng đinh. Ngài
quận công Buốcgônhơ là đại quý tộc, nên ngài coi thường bọn khốn kiếp đó. Tâu
hoàng thượng, trong trận chiến đấu ở Giăngxông, ông ta hô vang: Hỡi lính pháo
thủ! Nhằm bọn vô lại, bắn! Và ông ta còn mang thánh Gioóc ra thề thốt. Nhưng
trưởng quan tư pháp Sácnasơtan đã vác chùy và dẫn dân chúng lao vào vị quận
công đẹp đẽ, cho nên khi vấp phải các nông dân da trâu, đội quân hào nhoáng của
xứ Buốcgônhơ tan tành như miếng kính bị hòn sỏi ném vỡ. Nơi đó, vô khối hiệp sĩ
bị bọn vô lại giết chết, và còn thấy cả ngài Satô Guyông vị lãnh chúa lớn nhất
xứ Buốcgônhơ bị chết cùng con ngựa lớn màu xám nhạt ở cánh đồng cỏ nhỏ nơi đầm
lầy.
- Ông bạn ạ, - nhà vua nói, - ngươi kể về một trận chiến đấu.
Còn đâỳ là cuộc nổi loạn. Nên ta sẽ thắng khi ta thấy cần phải cau mầy.
Ông lái lạnh lùng cãi lại:
- Tâu hoàng thượng, có thể như vậy. Trong trưòng hợp này, có
nghĩa là dân chúng chưa tới hồi gặp vận.
Ghiôm Rym thấy cần phải can thiệp:
- Thày Côppơnôlô, thày đang nói chuyện với một đức vua hùng
cường.
- Tôi biết chứ, ông lái quần chẽn nghiêm trang đáp.
- Ông bạn Rym của ta, - nhà vua nói, - cứ để ông ta nói. Ta
thích cách nói thẳng đó. Phụ hoàng Sáclơ VII của ta từng nói, chân lý bị ốm yếu
rồi. Còn ta, ta lại tin nó đã chết hẳn và không còn tìm đầu ra kẻ bộc lộ tâm
tình. Thảy Côppơnôlơ chứng tỏ ta đã lầm.
Nhà vua liền thân mật đặt tay lên vai Côppơnôlơ:
- Thày Giắc, thày bảo sao?
- Tâu hoàng thượng, tôi nói bệ hạ có lẽ đã nói đúng và dân
chúng ở đây chưa tới lúc gặp vận.
Vua Luy XI soi mói nhìn ông ta:
- Thế thày bảo cái vận đó bao giờ tới?
- Rồi bệ hạ sẽ thấy nó tới.
- Nhưng thưa thày, xin cho biết vào giờ nào kia chứ?
Côppơnôlơ điềm đạm một cách bình thản và cục mịch như thường,
dẫn nhà vua lại gần cửa sổ.
- Tâu hoàng thượng, thế nảy nhé! Ở đây có tháp canh, gác
chuông, súng thần công, thị dân, binh lính. Khi nào gác chuông rền vang, súng nổ
đì đùng, tháp canh sập đổ ầm ầm, thị dân củng binh lính gáo thét và giết hại lẫn
nhau, đó là cái vận đã tới.
Khuôn mặt vua Luy trở nên u ám và mơ mộng. Ngài lặng thinh hồi
lâu rồi nhẹ nhàng vỗ vào bức tường dày dặn của tháp canh, như vỗ vào mông con
ngựa chiến, nói:
- 0, không! Hỡi pháo đài Baxtiơ tốt đẹp của ta, mi sẽ không sụp
đổ dễ dàng như vậy phải không?
Rồi ngài đột ngột quay phắt lại phía ngưòi Phlăngđrơ gan dạ,
hỏi:
- Thày Giắc, thày đã thấy một cuộc phiến loạn bao giò chưa?
- Chính tôi từng gây ra vụ đó, - ông lái quần chẽn nói,
- Thày lầm cách nào để gây ra được một vụ phiến loạn, - nhà
vua hỏi.
- 0! Có khó khăn gì lắm đâu, - Côppơnôlơ đáp.
- Có tới hàng trăm cách. Thoạt tiên trong thành phố phải có sự
bất bình. Điều này cũng không hiếm. Rồi đến tính khí cư dân. Người dân thành
Găng đều sẵn sàng nổi loạn. Họ bao giò cũng yêu mến con cái vua chúa, còn đối với
chính vua chúa thì không bao gid. Thế rồi, thí dụ, vảo một buổi sáng, họ kéo
vào cửa hiệu tôi, bảo tôi: Này bác Côppơnôlơ, có chuyện này, có chuyện Ĩ1Ọ, lệnh
bà xứ Phlăngđrơ định cứu các quan thượng thư, ông đại pháp quan tăng gấp đôi tiền
thuế hái táo hoặc một chuyện khác. Tha hồ tủy thích. Còn tôi, tôi bỏ dở công việc
để đó, tôi ra khỏi cửa hàng và tới giữa phố, rồi kêu lên: Phá sạch! Ớ đó lúc
nào cũng sẵn dăm cái thủng rượu thủng. Tôi trèo lên và nói to dăm câu sực nghĩ
ra, những câu sẵn có trong lòng; mà khí người ta xuất thân từ dân chúng, tâu hoảng
thượng, thì lúc nào cũng có cái gì đó ở trong lòng. Thế là họ tụ tập lại, họ hò
hét, nổi hiệu báo động, họ tước vũ khí của binh lính để trang bị cho lê dân,
dân chợ búa hủa theo và thế là kéo đi! Sự thể rồi sẽ mãi mãi như vậy, chừng nào
còn lãnh chúa trong lãnh địa, còn thị dân trong thị trấn và còn dân quê ở nhà
quê.
- Thế các ông nổi loạn để chống ai? - Nhà vua hỏi. - Chống
các pháp quan? Chống các lãnh chúa?
- Đôi khi như vậy. Tủy theo trường hợp. Cũng có lúc chống cả
quận công, thỉnh thoảng thôi.
Luy XI lại ghế ngồi và mỉm cười nói:
- Hà! ở đây, chúng nó mới chống pháp quan thôi.
Lúc đó, Oliviê Con hoẵng quay vào. Y dẫn theo hai thị đồng
bưng đồ cạo mặt cho nhà vua, nhưng Luy XI ngạc nhiên thấy ngoài ra y còn dẫn
thêm cả đô trưởng Paris và hiệp sĩ tuần cảnh, cả hai có vẻ hốt hoảng. Ông thợ cạo
cáu kỉnh cũng có vẻ hốt hoảng, nhưng lại ngầm thích thú. Chính ông lên tiếng:
- Tâu hoàng thượng, xin tha tội cho hạ thần đã mang tói cái
tin chẳng lành cho bệ hạ.
Nhà vua vội quay phắt lại, các chân ghế làm rách cả manh chiếu
trải sàn:
- Ngươi nói cái gì thế?
- Tâu hoàng thượng, - Ôliviê Con hoẵng nói tiếp với vẻ mặt độc
ác của kẻ vui sướng được giáng một đòn mạnh mẽ, - đám dân chúng phiến loạn
không phải tấn công viên pháp quan Tòa pháp chính.
- Thế tấn công ai?
- Tâu hoàng thượng, tấn công bệ hạ.
Ống vua già vụt đứng dậy, thẳng tắp như chàng trai trẻ:
- Ồliviê, ngươi nói rõ xem nào! Nói rõ ra! Và hãy liệu cho thủ
cấp nhả ngươi, anh bạn ạ, vì ta thề trước thánh giá Xanh Lô là giờ phút này mà
ngươi còn dám nói dối ta thì lưỡi gươm từng chém đầu đức ông Luydămbua cũng
chưa đến nỗi quá sứt mẻ để không chặt nổi đầu ngươi!
Lời thề thật khủng khiếp. Luy XI suốt đời chỉ thề trước thánh
giá Xanh Lô có hai lần.
Ồliviê mở mồm định nói:
- Tâu hoàng thượng...
- Ngươi hãy quỳ xuống! - Nhà vua tàn nhẫn ngắt lòi -
Trixtăng, khanh giám sát hắn.
Ôliviê quỳ xuống và lạnh lủng nói:
- Tâu hoàng thượng, một con phù thủy bị tối cao pháp viện của
bệ hạ khép tội tử hình. Nó trốn tránh trong nhà thờ Đức bà. Dân chúng muốn cướp
lại nó bằng vũ lực. Ngài đô trưởng và ngài hiệp sĩ tuần cảnh vừa ở cuộc bạo động
tới, đang có mặt tại đây để cải chính nếu hạ thần dám nói sai sự thật. Chính
nhà thờ Đức bà bị dân chúng vây hãm.
- Ái chà? - Nhà vua khẽ thốt lên, mặt tái mét và tức run lên.
- Ôi Đức bà! Chúng nó vây hãm thánh đường của Người, Đức bà, nữ thánh hộ mệnh từ
bi của ta! Cho khanh đứng dậy, Ôliviê. Khanh nói đúng. Ta sẽ cử khanh vào chức
vụ của Ximông Rađanh. Khanh nói đúng. Chính họ tiến công ta. Con phù thủy ở dưới
quyền bảo trợ của nhà thd, còn nhà thờ lại ở dưới quyền bảo trợ của ta. Thế mả
ta lại tưởng là chuyện của pháp quan! Hóa ra chúng nó chống lại ta!
Thế rồi trẻ hẳn lại vì phẫn nộ, nhà vua rảo bưóc quanh phòng.
Ngài không cười nữa, trông Ngài thật ghê gớm, Ngài đi đi lại lại, như con cáo
đã biến thành con sói, Ngài gần như nghẹt thở vì không thốt lên lời, cặp môi mấp
máy, và đôi bàn tay gầy guộc nắm chặt lại. Đột nhiên Ngài ngửng đầu, con mắt
sâu trũng như sáng rực và giọng nói vang lên tựa kèn đồng:
- Trixtăng, hãy hạ thủ! Hạ thủ ngay bọn khốn kiếp! Ông bạn
Trixtăng, hãy đi đi! Giết sạch! Giết sạch!
Cơn thịnh nộ qua đi, Ngài lại ngồi xuống và nói, giọng căm giận
lạnh lùng và nén chặt:
- Lại đây, Trixtăng! - Cạnh đây. Trong tòa Baxtiơ này, hiện
có năm mươi lính thương thủ của tử tước Gíp, thế là thành ra ba trăm ngựa,
khanh hãy điều đi. Cả đội cung thủ ngự lâm của ông Satôpe nữa, khanh cũng điều
đi. Tại điện Xanh Pôn khanh sẽ gặp bốn mươi cung thủ đội tân cận vệ của ngài
thái tử, khanh cũng điều đi; với tất cả bon đó, khanh hãy chạy ngay lại nhả thd
Đức bà. - Ô! Hỡi quý vị lê dân thảnh Paris, như vậy là quý vị nằm chắn ngang cả
vương quyền của nước Pháp, cả đức thiêng liêng của nhà thò Đức bà và cả nền hòa
bình của quốc gia này! - Trixtăng, hãy tiêu diệt! Tiêu diệt! Còn đứa nào sống
sót, đưa nốt lên đoạn đầu đài, Môngphôcông.
Trixtăng cúi rạp người:
- Tâu hoàng thượng, xin tuân lệnh!
Y nín lặng giây lát rồi hỏi thêm:
- Thế còn con phù thủy, phải làm gì?
Câu hỏi làm nhà vua suy nghĩ. Rồi Ngài phán:
- Ừ! Con phù thủy! - Ông Extutơvin, thế dân chúng định làm gì
con mụ đó!
- Tâu hoàng thượng, - đô trưởng Paris đáp, - hạ thần thiển
nghĩ, nếu dân chúng kéo tới để lôi nó ra khỏi nơi tị nạn trong nhà thờ Đức bà,
đó là sự miễn tội làm họ tức tối nên họ muốn treo cổ nó.
Nhà vua có vẻ suy nghĩ rất kỹ rồi bảo Trixtăng L’Ecmitơ:
- Nếu vậy, ông bạn hãy tiêu diệt dân chúng và treo cổ con phù
thủy.
- Đúng như thế đấy, - Rym khẽ nói với Coppơnôlơ,
- trừng trị dân chúng dám mong muốn rồi làm theo điều họ mong
muốn.
- Tâu hoàng thượng, thần đã rõ, - Trixtăng đáp. -Nếu con phủ
thủy vẫn còn ở trong nhà thờ Đức bà, liệu có nên bắt nó ở đó, bất kể quyền tị nạn.
- Chúa ơi là Chúa, quyền tị nạn ư! - Nhà vua vừa nói vừa gãi
tai. - Dù sao vẩn cứ phải treo cổ con đàn bà.
Tới đây, như nảy ra ý nghĩ bất ngờ, nhà vua liền quỳ ngay xuống
trước ghế tựa, bỏ mũ ra, đặt lên chỗ ngồi, rồi sủng bái ngắm nhìn một trong những
đạo bùa bằng chì đeo đầy mũ:
- Ôi! - Nhà vua chắp hai tay khấn, - lạy Đức bà Paris, vị thần
chủ ân đức hãy tha tội cho con. Con chỉ xin làm một lần nảy thôi. Phải chừng phạt
con tội phạm. Lạy Đức mẹ đồng trinh, thần hộ mệnh từ bi của con, con xin cam
đoan là con phù thủy không xứng đáng được Đức mẹ rộng thương che chở. Lạy Đức mẹ,
hẳn Đức mẹ củng biết nhiều quốc vương rất mộ đạo đã từng vi phạm đặc quyền của
nhà thờ chỉ vì vinh hiển của Chúa và nhu cầu của quốc gia. Xanh Huygơ, giám mục
Anh quốc, đã cho phép vua Eđuốc bắt gã phủ thủy ngay trong nhà thờ. Xanh Luy
Pháp quốc vương sư của con, cũng vì mục đích đó mà xâm phạm nhà thờ của Đức cha
thần thánh Pôn; còn hoàng tứ Anphôngxơ, con vua xứ Giêrudalem, cũng xâm phạm
ngay cả nhá thờ Xanh Xêpuyncrơ. Lạy Đức bà Paris, vậy xin hãy tha tội cho con lần
này. Con sẽ không tái phạm và sẽ xin cúng dâng một pho tượng Đức bà thật đẹp bằng
bạc, giống pho tượng năm ngoái con cúng vào nhà thờ Đức bả Ecuit. Amen!
Nhà vua làm dấu thánh giá rồi đứng dậy, đội mũ và bảo
Trixtăng:
- Hiền khanh, hãy mau chân lên. Mang cả ông Satôpe đi theo.
Khanh nổi hiệu lệnh cấp báo. Rồi tiêu diệt đám dân đen. Và treo cổ con phù thủy.
Thế là xong. Mà ta muốn chính khanh phải tự tay truy lùng nó để hành hình, rồi
khanh sẽ tâu lên ta rõ. - Này, Ôliviê, đêm nay ta không ngủ. Cạo mặt cho ta đi.
Trixtăng UEcmitơ cúi đầu thi lễ và đi ra. Nhà vua liền xua
tay từ biệt Rym và Côppơnôlơ:
- Hỡi quý vị hiền hữu xứ Phlăngđrơ, cầu Chúa phủ hộ cho quý vị.
Hãy tạm đi nghĩ một lát. Đêm đã khuya và chúng ta đang gần buổi sớm hơn buổi tối.
Cả hai lui ra và trên đường trở về phòng riêng, dưới sự hướng
dẫn của quan trấn thủ tòa Baxtiơ, Côppơnôlơ bảo với Ghiôm Rym:
- Hừm! Tôi chán ngấy cái ông vua ho sủ sụ này! Tôi tàng thấy
Sáclơ Đd Buốcgônhơ say rượu, nhưng ông ta còn không độc ác bằng Luy XI ốm yếu
này.
- Thảy Giắc ơi, - Rym đáp, - chả lầ vua chúa thường có rượu
nho ít độc ác hơn rượu thuốc sắc.
VI. ĐOẢN KIẾM NGẠO ĐỜI
Ra khỏi tòa Baxtiơ, Gringoa xuôi xuống phố Xanh Ăngtoan, đi
nhanh như ngựa sổng chuồng. Đến cửa ô Bôđoayê, chàng tới thẳng cây thập tự bằng
đá dựng giữa quảng trường, nhưng trong đêm tối, chàng đã nhìn ra khuôn mặt của
một người mặc áo, đội mũ đen tuyền đang ngồi trên bậc thềm cây thập tự.
- Có phải thày đó không? - Gringoa hỏi.
Người ưiặc đồ thâm đứng dậy.
- Đồ chết dẫm! Thày làm tôi sốt cả ruột, thày Gringoa ạ. Người
gác trên tháp Xanh Giécve vừa rao lên một giờ rưỡi sáng rồi.
- Ô! - Gringoa đáp, - đâu phải lỗi tại tôi, mà lỗi ở lính tuần
canh của nhà vua. Tôi vừa thoát chết! Chỉ thiếu chút nữa, lại bị treo cổ. Cũng
là cái số tiền định của tôi.
- Thày thì thiếu lỡ đủ thứ, người kia nóiử Nhưng thôi, ta đi
nhanh lên. Anh có biết mật khẩu không?
- Liệu thày có ngờ tôi đã yết kiến nhà vua không. Tôi vừa ở
đó ra. Người mặc quần chẽn vải tơ bông. Thật là một cuộc phiêu lưu.
- Ô! Sao lắm chuyện dông dài thế! Chuyện phiêu lưu của anh
thì dính dáng gì đến ta? Anh có biết mật khẩu của bọn hành khất không?
- Biết chứ. Xin cứ yên tâm. Đoản kiếm ngạo đời.
- Tốt lắm. Nếu không, chẳng thể tói được nhà thờ. Bọn ăn mày
đang ngăn đường. Củng may hình như chúng vấp phải sức kháng cự. Có lẽ ta còn đến
kịp.
- Thưa thảy, vâng. Nhưng làm cách nào vào được nhà thờ?
- Ta có chìa khóa cửa tháp.
- Thế sẽ ra bằng cách nào.
- Đằng sau tu viện, có cái cửa nhỏ mở ra khu Teranh, rồi từ
đó ra sông. Ta có chìa khóa cửa đó và sáng nay, ta đã neo sẵn con thuyền gần đấy.
- May quá, chỉ thiếu chút nữa tôi bị treo cổ! Gringoa lại
nói.
- Thôi, nhanh lên! - Người kia nói.
Cả hai rảo bước đi về Khu thành cũ.
VII. SATÔPE TỚI CỨU VIỆN
Chắc bạn đọc còn nhớ tới hoàn cảnh nguy cấp của Cadimôđô hồi
nãy, gã điếc gan dạ, bị vây tứ phía, nếu chưa mất hết dũng khí, ít nhất cũng
tuyệt đường hy vọng là cứu thoát, không phải nó, nó không nghĩ đến bản thân, mà
cứu thoát cô gái Ai Cập. Nó chạy thục mạng lên hành lang. Nhà thd Đức bà sắp bị
bọn hành khất chiếm lĩnh. Đột nhiên, tiếng vó ngựa dồn dập bỗng vang dội từ các
phố lân cận, rồi với một dãy dầi đuốc và một đoàn dày đặc kỵ binh buông lỏng
dây cương, mũi giáo chĩa tới, các tiếng động điên cuồng tràn vảo quảng trường
như bão táp: Pháp quốc! Pháp quốc! Đánh tan lũ dân hèn! Satôpe tới cứu viện!
Đoàn hiến binh! Đoàn hiến binh!
Bọn hành khất khiếp hãi vội quay đầu lại.
Cadimôđô vốn không nghe thấy gì cả, chi thấy gươm tuốt trần,
đuốc lửa, mũi giáo, cả đoản quân kỵ mã hắn nhận ra người đi đầu là đại úy
Phêbuýt; hắn thấy bọn hành khất rối loạn, một số kinh hãi, bọn gan dạ hơn cũng
lúng túng, và nhờ cuộc chi viện bất ngờ, hắn lấy lại sức lực dồi dào đến mức
đánh bật ra khỏi nhà thd bọn tấn công đầu tiên đã trèo được lên hành lang.
Quả thực đây là quân đội nhà vua đã ập tới.
Bọn hành khất chiến đấu dũng cảm. Chúng chống cự tuyệt vọng.
Bị đánh ngang sườn từ phố Xanh Pie Ô Bơ và thọc hậu từ phố Sân nhà thờ, bị dồn
về phía nhà thờ Đức bà mà chúng còn vây hãm và Cadimôđô đang kháng cự, vừa là kẻ
tấn công và bị tấn công, chúng lâm vào hoàn cảnh kỳ lạ, giống hồi xưa kia, vào
năm 1640, trong lần vây thành Tuyranh nổi tiếng của bá tước Hăngri Đờ Hacua, bị
kẹt giữa quốc vương Tôma Đờ Xavoa mà ông đang tấn công và hầu tước Lơganê đang
vây hãm ông, Taurinum obsessor idem et obsessus(1J, như đã được ghi trong văn
bia.
Cuộc giao tranh thật khủng khiếp. Thịt chó sói có răng chó
săn, như sử gia p. Matiơ từng nói. Đoàn ky binh ngự lâm, ở giữa là Phêbuýt Đờ
Satôpe đang chiến đấu dũng cảm, không hề nương tay, hết đâm lại chém loạn xạ. Bọn
hành khất, trang bị kém cỏi, tức sủi bọt mép, xoay ra cắn cấu. Đàn ông, đàn bà,
trẻ con lăn xả vào mông, vào cổ ngựa, rồi bấu chặt lấy như mèo bằng hàm răng củng
móng nhọn chân tay. Có kẻ vung đuốc đập vào mặt cung thủ. Bọn khác thọc câu
liêm sắt để móc cổ kỵ binh rồi lôi tuột xuống. Họ xé xác kẻ ngã ngựa.
Nổi bật là một gã cầm lưỡi hái lớn sáng loáng và đang lia cụt
chân ngựa mãi không thôi. Trông hắn thật khủng khiếp. Hắn hát một bài bằng giọng
mũi, không ngừng vung lưỡi hái ra rồi lại quơ về. Mỗi lần như vậy, hắn rải ra
chung quanh một vòng rộng các chân ngựa bị phạt đứt. Cứ thế hắn tiến vào giữa
đám người ngựa dày đặc nhất, với vẻ chậm chạp thản nhiên, cái đầu lắc lư và hơi
thở đều đặn, của một thợ hái bắt đầu gặt cánh đồng lúaể Đó là Clôpanh Truiơphu.
Một loạt đạn hỏa mai liền hạ hắn.
Lúc này, các cửa sổ lại mở ra. Những kẻ lân bang, nghe tiếng
thét xung trận của quân lính nhà vua, cũng tham gia trận đánh, và từ mọi tầng
gác, đạn bắn như mưa xuống bọn hành khất. Sân nhà thờ khói phủ dày đặc, chằng
chịt tia lửa đạn súng trường. Trong màn khói thấp thoáng hiện lên mặt tiền nhà
thò Đức bà củng nhà thương đổ nát, với dăm khuôn mặt bệnh nhân hốc hác, đang đứng
nhìn từ trên nóc nhà lỗ chỗ cửa mái.
Cuối cùng, bọn hành khất chịu thua. Mệt chán, thiếu vũ khí tốt,
hốt hoảng vì bị bất ngờ, rồi loạt đạn từ trên cửa sổ, vụ tiến đánh dũng mãnh của
quân lính nhà vua, tất cả đã đánh quỵ họ. Chúng liều chọc thủng vòng vây của
quân tấn công và chạy trốn khắp ngả, để lại trên nhà thờ một đống ngổn ngang
xác chết.
Khi Cadimôđô, từ nãy vẫn không ngừng chiến đấu một phút nào,
trông thấy chúng bỏ chạy, hắn liền quỳ xuống và giơ hai tay lên tròi; rồi sướng
như điên, hắn chạy đi, thoăn thoắt leo nhanh như chim bay lên căn phòng mà hắn
đã vô cùng liều mạng chống trả mọi cuộc đột nhập. Giò đây, hắn chỉ còn một ý
nghĩ, đó là quỳ gối trước mặt người hắn vừa cứu thoát lần thứ hai.
Khi bước vào phòng, hắn thấy chẳng còn ai.
QUYẾN MƯỜI MỘT
I. CHIẾC GIÀY NHỎ
Lúc bọn hánh khất tấn công nhá thd, Exmêranđa đang ngủ.
Lát sau, tiếng ồn ào mỗi lúc một lớn ở chung quanh tòa nhà và
tiếng be be lo sợ của con dê thức tỉnh trước, làm cô thức giấc. Cô ngồi nhỏm dậy,
lắng tai nghe, đưa mắt nhìn, rồi sợ hãi vì ánh lửa và tiếng động, cô lao ra khỏi
phòng để xem sao. Quang cảnh nơi quảng trường, hình ảnh đang khuấy động dưới
đó, vẻ hỗn độn của cuộc tấn công ban đêm, đám đồng gớm ghiếc nhảy nhót như bầy ếch
nhái nhung nhúc, nửa mò nửa tỏ trong bóng tối, tiếng kêu ì ộp của đám đông khàn
khàn, dăm ngọn đuốc cháy đỏ chạy đi chạy lại và đan chéo trong bóng đêm như ánh
lửa ma trơi rạch ngang mặt đầm lầy mù sương, tất cả cảnh tượng này khiến cô có
cảm tưởng một trận chiến đấu bí hiểm đang xảy ra giữa các hồn ma của dạ hội phủ
thủy với các quái vật bằng đá của nhà thờ. Ngay từ bé đã sớm hấp thụ mọi mê tín
của bộ lạc Bôhêmiêng, ý nghi đầu tiên của cô là mình đang bắt gặp các nhân vật
kỳ dị vốn chỉ xuất hiện vào ban đêm, để tác oai tác quái. Thế là cô hốt hoảng
chạy vào ẩn trong phòng, hy vọng chiếc giường sẽ dẫn vào cơn ác mộng còn bớt ghê
rợn hơnỗ
Tuy nhiên, các ám ảnh sợ hãi đầu tiên cũng dần dần tiêu tan;
nghe tiếng động mỗi lúc cảng to hơn và dựa vào nhiều dấu hiệu thực tế khác, cô
cảm thây không phải bóng ma, mà chính bọn người thật đang bao vây mình. Thế là
cơn sợ không tăng lên mà đổi khác. Cô nghĩ tới khả năng xảy ra nổi loạn của dân
chúng để bắt cô ra khỏi nơi tị nạn. Ý nghĩ một lần nữa lại mất đi đời sống, niềm
hy vọng, Phêbuýt, mà cô luôn thấy thấp thoáng trong tương lai, sự trống rỗng
sâu thẳm trong nỗi yếu đuối của mình, sự hết đường trốn chạy, không nơi nương tựa,
nỗi chán chường, niềm cô đơn, mọi ý nghĩ đó cùng trăm ngàn ý nghĩ khác làm cô
đau khổ. Cô quỳ xuống, gục đầu lên giường, chắp hai tay trên đầu, đầy lo âu củng
run sợ, tuy là gái Ai Cập, sủng bái ngẫu tượng và vô thần, cô vẫn nức nở cầu
xin ân sủng của Chúa cứu thế ban phước và van xin Đức bà đang cho cô trú ngụ. Bởi
vì, dừ chẳng tín ngưỡng gì, vẫn có những lúc trong cuộc đời người ta tin vào đạo
giáo của nơi đền miếu đang tầm tay với.
Cô quỳ như vậy rất lâu, thực ra run sợ nhiều hơn cầu nguyện,
lạnh cứng vì hơi hướm mỗi lúc xích lại gần của đám đông hung hãn, cô chẳng hiểu
tí gì về vụ nổi loạn, cô không biết mọi người đang âm mưu gì, đang làm gì, đang
muốn gì, nhưng vẫn linh cảm thấy một kết cục ghê gớm.
Đang lúc lo sợ, cô bỗng nghe tiếng người bước lại gần. Cô
quay lại. Hai người đàn ông, một người xách đèn lồng, vừa bước vào phòng.
Cô khẽ kêu lên.
- Đừng sợ, tôi đây mà, - một giọng nói không xa lạ với cô cất
lên.
- Ai đấy? Ông là ai? - Cô hỏi.
- Pie Gringoa.
Cái tên làm cô yên tâm. Cô ngước mắt nhìn và quả nhiên nhận
ra nhà thơ. Nhưng cạnh chàng còn một người mặc đồ thâm và trùm kín từ đầu tới
chân, đứng lặng thinh, khiến cô lấy làm lạ.
- Chà! Con Giali còn nhận ra tôi trước cô! - Gringoa nói giọng
trách móc.
Quả thật, con dê không chờ Gringoa phải xưng tên. Chàng vừa
bước chân vào, nó đã âu yếm cọ mình vào đầu gối chàng, phủ đầy người thi sĩ nhứng
vuốt ve và lông trắng, vì nó đang thời kỳ rụng lông. Gringoa cũng vuốt ve lại
nó.
- Ai củng đi với anh thế? - Cô gái Ai Cập hỏi
nhỏ.
- Cô cứ yên tâm. - Gringoa đáp. - Đây là anh
bạn.
Nói xong triết gia liền đặt chiếc đèn xuống đất, ngồi xổm
trên nền đá lát, rồi ôm ghì con Giali trong vòng tay và thích thú reo lên:
- Ô! Con vật thật xinh đẹp, có lẽ dễ thương vì sạch sẽ hơn vì
béo tốt, nhưng nó tinh khôn, tế nhị và học thức như một giáo sư văn phạm! Nào,
Giali của ta, mày chưa quên các trò tài tình đấy chứ? Thày Giắc Sácmôluy đi đứng
ra sao nào?
Người mặc áo thâm không để chàng nói hết. Y lại .gần Gringoa
và đẩy mạnh vai chàng. Gringoa đứng dậy nói:
- Quả thực tôi quên bẵng chúng ta đang vội. - Tuy nhiên, thưa
thầy, đó cũng không phải lý do để thày bức bách người ta như vậy. - Cô em xinh
đẹp thân yêu của tôi, đời sống của cô và cả Giali nữa đang bị đe dọa. Họ muốn bắt
lại cô. Chúng tôi là bạn, chúng tôi đến đây để cứu cô. Hãy đi theo chúng tôi.
- Có thật không? - Cô hốt hoảng kêu lên.
- Thật, đúng như vậy. Cô đi ngay thôi!
- Tôi xin sẵn sàng, - cô lắp bắp nói. - Nhưng sao ông bạn của
anh không nói gì cả?
- À! - Gringoa nói, - chả là ông bố và bà mẹ anh ta đều là những
kẻ ngông nghênh nên mới sinh ra anh ta tính khí tẩm ngẩm như vậy.
Cô đảnh bằng lòng với lời giải thích. Gringoa dắt tay cô, còn
anh bạn xách đèn đi trước. Nỗi sợ làm cô gái bàng hoàng. Cô cứ để mặc cho"
họ dẫn đi. Con dê nhảy nhót theo sau, rất vui sướng được gặp lại Gringoa, cứ
rúc sừng vào chân khiến chàng mấy lần loạng choạng. Mỗi bận suýt ngã, triết gia
lại nói:
- Sự đời như vậy, lắm khi kẻ làm ta vấp ngã lại chính là người
bạn thân nhất!
Họ nhanh chóng xuống cầu thang trong tháp, đi qua nhà thờ tối
om và vắng ngắt, nhưng đang âm vang tiếng ồn bên ngoài, tạo thành cảnh trái ngược
kinh sợ, rồi ra ngoài sân tu viện bằng cổng đỏ. Tu viện bỏ không, tu sĩ kéo
nhau trốn sang tòa giám mục để cùng cầu nguyện chung; sân cũng vắng ngắt, dăm
tên hầu hoảng sợ núp vào xó tối. Họ tới cái cửa trong sân mở ra khu Teranh. Người
mặc áo thâm dùng chìa khóa có sẵn mở cửa. Bạn đọc đều biết khu Teranh là mỏm đất
có tường vây ở phía Khu thành cũ, thuộc quyền sở hữu của tăng hội nhà thờ Đức
bà, ở cuối hòn đảo về phía đông, đằng sau nhà thờ. Họ thấy khu vực này cũng
hoàn toàn vắng vẻ. Ớ đây không khí đã bớt ồn. Tiếng hò hét tấn công của đám
hành khất vẳng tới mơ hồ hơn và bớt ầm ĩ. Gió mát thổi theo dòng nước, lay động
cành lá của cái cây duy nhất được trồng ở đầu mỏm khu Teranh, với tiếng rì rào
nghe đã rõ. Tuy nhiên, họ vẫn còn kề bên nguy hiểm. Bên trong tòa giám mục rõ
ràng đang hết sức rối loạn. Khối nhà tối đen bị rạch toàn ánh đèn chạy hết cửa
sổ này sang cửa sổ khác, như khi ta vừa đốt giấy xong, còn lại một mớ tro xám
mà tàn lửa uốn lượn thành muôn đường nét kỳ quặc. Bên cạnh, các tháp to cao của
nhà thờ, nhìn từ đằng sau củng với gian chính điện dài, trên đó dựng sừng sững
các tòa tháp, in bóng đen ngòm lên nền đỏ mênh mông của ánh lửa chói chang sân
nhà thờ, giống như hai cái giá để củi vĩ đại trước lò lửa của người khổng lồ độc
nhỡn.
Những gì nhìn thấy từ mọi phía ở Paris đều lay động trước mắt
trong cảnh tranh tối tranh sáng. Họa sĩ Rămbrăng có những bức tranh vẽ nền như
vậy.
Người đản ông xách đèn đi thẳng tới mỏm khu đất. ơ đây, ngay
sát mí nước, còn lại các mảnh vụn mọt ruỗng của chiếc hàng rảo bằng cọc ken
dóng ngang, mọc bám vào đó là cây nho thấp với dăm cảnh khẳng khiu xòe ra như
các ngón một bàn tay mở rộng. Phía sau, dưới bóng tối giàn nho, có giấu chiếc
thuyền nhỏ. Người đàn ông ra hiệu cho Gringoa và cô bạn bước xuống. Con dê chạy
theo sau. Người đàn ông xuống sau cùng. Rồi y cắt dây neo, dùng gậy dài có móc
đẩy thuyền ra xa bờ, cầm hai mái chèo và ngồi xuống đằng mũi, cố sức chèo ra giữa
dòng. Con sông Xen chảy rất xiết ở khúc này, cho nên y khá vất và mới rời xa được
đầu mỏm hòn đảo.
Khi bước xuống thuyền, việc quan tâm đầu tiên của Gringoa là
đặt con dê lên đầu gối. Chàng ngồi đằng lái, còn cô gái mà kẻ lạ mặt làm cho phải
thấp thỏm lo ngại, cô tới ngồi sát ngay cạnh nhà thơ.
Khi triết gia cảm thấy con thuyền chuyển động, chàng vỗ tay
và hôn vào giữa cặp sừng con Giali, rồi nói:
- Ô! Thế là cả bốn chúng ta đều thoát nạn. Chàng lại nói tiếp,
với vẻ mặt nhà tư tưởng thâm thúy.
- Đôi khi nhò may mắn, lắm lúc nhờ mưu mẹo, người ta đạt tới
kết quả tốt đẹp của những mưu toan lớn.
Chiếc thuyền từ từ bơi sang hữu ngạn. Cô gái ngấm ngầm khiếp
sợ quan sát ngưdi lạ mặt. Y đã cẩn thận che kín ánh đèn mờ. Trong bóng đêm,
nhìn hắn ngồi trước mũi thuyền thấp thoáng như bóng ma. Chiếc mũ trủm đầu, vẫn
kéo sụp xuống, làm thành thứ mặt nạ, và mỗi lần hắn dang hai cánh tay để chèo,
hai tay áo thâm rộng lại rủ xuống, trông cứ như đôi cánh lớn con dơi. Hơn nữa,
hắn
không có tiêng động nào khác ngoài tiêng mái chèo khuấy nước,
xen lẫn muôn ngàn tiếng róc rách của sóng vỗ mạn thuyền. Gringoa đột nhiên reo
lên.
- Chao ôi! Chúng ta nhẹ nhàng và vui tươi như đàn bướm! Chúng
ta lặng lẽ như môn đồ Pitago hoặc loài cá! Chúa ơi là Chúa! Nầy các bạn, tôi rất
thèm có người để nói chuyện. - Giọng nói con người là thứ âm nhạc cho lỗ tai
con ngưdi. Không phải tôi nói câu đó đâu mà Điđimơ Đ’Alếchxăngđri, đó đúng lầ
câu nói trứ danh. - Đã đánh Điđimơ Đ’Alếchxăngđri không phải triết gia tầm thường.
Một lòi thôi, hỡi cô em xinh đẹp! Hãy nói với tôi đi, tôi van cô, chỉ một lời
thôi. À này, cô có lối bĩu
726
môi buồn cười đến kỳ lạ; cô vẫn làm thế luôn à? Cô bạn ơi, cô
có biết là tối cao pháp viện có toàn quyền cai quản mọi nơi tị nạn và cô sẽ bị
nguy to nếu còn ở lại căn phòng trong nhà thờ Đức bả không? Than ôi! Con chim
nhỏ chuyên xỉa răng cá sấu đang làm tổ trong mõm cá sấu. - Thày ơi, kìa vầng
trăng lại ló ra. - Miễn đừng ai trông thấy chúng ta! - Chúng ta cứu cô nương là
một việc đáng khen, nhưng nếu bị bắt, ta sẽ bị treo cổ theo lệnh đức vua. Than
ôi! Hành động con người đều có hai quai. Việc anh làm được ca ngợi thì tôi bị kết
tội. Kẻ khâm phục Xêda lại nguyền rủa Catilina. Có phải thế không, thưa thày?
Thày thấy triết lý đó thế nào? Còn tôi, tôi có được triết lý theo bản năng do tự
nhiên, ut apes geometriam[113]. - Thôi vậy, chẳng ai trả lời ta cả. Cả hai vị đều
đang bực bội đây! Ta đành nói chuyện một mình. Cái mà trong bi kịch gọi là độc
thoại. - Chúa ơi là Chúa! - Xin báo để các vị rõ, tôi vừa được yết kiến đức vua
Luy XI, nên còn nhớ câu chửi thề đó. - Cho nên Chúa ơi là Chúa! ở Khu thành cũ,
chúng nó vẫn còn hò hét ghê quá. - Ông vua già này thật đê tiện, độc ác. Khắp
ngưdi quấn đầy lông thú. Ông ta vẫn nợ tôi tiền công viết thiên chúc hôn thi,
thế mà tối nay còn suýt định treo cổ tôi, như vậy quả rất phiền cho tôi. - Ông
ta keo kiệt đối với người có tài. Lẽ ra ông ta phải đọc hết
bốn cuốn sách của Xanviêng Đờ Clônhơ Adversus avaritiam(1\ Thực
ra, ông vua này hẹp hòi trong cách đối xử với nhà văn, mà còn có nhiều hành vi
bạo ngược rất dã man. Đúng là miếng bọt biển để hút bạc, được đặt lên đầu dân
chúng. Tính hà tiện của ông ta là cái lá lách sưng tấy trong khi mọi bộ phận gầy
teo. Cho nên mọi lời kêu ca trước đời sống khó khan đều trở thành câu chửi thầm
nhà vua. Dưới triều đại ông vua hiền từ mộ đạo này, các giàn giá nứt gãy vì người
bị treo cổ, các thớt chặt đầu mục nát vì máu đọng, các nhà tù rạn vỡ như những
bụng đầy căng. Ông vua này một tay vơ tiền, một tay treo cổ. Là ngưòi đại lý của
bầ Thu thuế và ông Treo cổ. Các vị to đầu bị tước mất chức vị còn kẻ hèn luôn
gánh chịu mọi đè nén mới. Một ông vua quá quắt. Tôi không ưa cái nhà vua này.
Thế còn thày thì sao?
Người mặc đồ thâm cứ để mặc nhà thơ ba hoa cứ việc tha hồ chi
trích. Y tiếp tục chèo chống với dòng nước cuồn cuộn chảy xiết, ngăn cách đuôi
lái của Khu thảnh cũ với đầu mũi của đảo Đức bả, nay gọi là đảo Xanh Luy. Bỗng
nhiên, Gringoa lại hỏi:
- À này, thưa thày! Lúc chúng ta vượt qua bọn hành khất điên
cuồng tới sân nhả thờ, đức ông có để ý tới cậu bé quỷ quái tội nghiệp đang bị
thằng điếc của ngài quật vỡ sọ trên lan can của hành lang các vua không? Mắt
tôi kém nên không nhận ra được. Ngài có biết đó lầ ai không?
Người lạ mặt không đáp nửa lời. Nhưng y đột nhiên ngừng chèo,
hai cánh tay rũ xuống như bị gãy, đầu cúi gục trên ngực và Exmêranđa nghe thấy
y thở dài run rẩy. về phần cô gái cũng rùng mình. Cô từng nghe thấy tiếng thở
dài này.
Chiếc thuyền bị bỏ mặc, trôi theo dòng nước một lát. Nhưng cuối
cùng người mặc áo thâm ngồi thẳng dậy, cầm mái chèo, tiếp tục bơi ngược dòng.
Y vượt mũi đất ở đảo Đức bà vâ tiến về phía Bến cỏ. Gringoa bảo:
- A! Nhà Bácbô kia rồi. Nảy thảy ơi, thày hãy nhìn xem khu
nhà mái đen làm thành góc cạnh kỳ lạ ở đằng kia, dưới đám mây thấp, lê thê, lộn
xộn và xám bẩn, nơi mặt trăng nát bét và nhòe nhoẹt như lòng đỏ quả trứng đã vỡ
vỏ. - Tòa nhà thật đẹp. ơ đó có nhà nguyện với vòm trần nhỏ đầy trang trí chạm
trổ rất khéo. Phía trên thày có thể thấy cái gác chuông trổ cửa rất tinh vi.
Cũng có cả khu vườn đẹp mắt, gồm cái ao, chuồng chim, cây cảnh, sân chơi vồ, mê
cung, chuồng thú dữ và vô số đường lối rậm rạp rất thuận tiện cho thẩn Vệ nữ. Lại
còn thứ cây đểu giả gọi là cây dâm đãng, từng phục vụ cho nhục dục của một quận
chúa nổi danh củng một nguyên soái Pháp lịch thiệp và dí dỏm. - Than ôi! Bọn
triết gia nghèo khổ chúng ta, nếu đem so sánh với một nguyên soái, chẳng khác
gì luống cải bắp và su hảo bên cạnh vườn ngự uyển ở điện Luvrơ. Dù sao cũng bất
cần! Cuộc sống COĨ1 người đối với ông lớn cũng như đối với ta, đều lẫn lộn cả tốt
và xấu. Nỗi khổ luôn ở cạnh niềm vui, câu thơ vế dài cạnh câu thơ vế ngắn. -
Thưa thày, tôi xin kể cho thầy nghe sự tích tòa nhà Bácbô này. Câu chuyện kết
thúc thật bi thảm. Đó là năm 1319, dưới triều đại Philip V, một vua Pháp trị vì
lâu nhất. Luân lý câu chuyện là các cám dỗ xác thịt đều độc hại và gian ác. Đừng
nên quá chăm chú ngắm nhìn cô vợ người hàng xóm, dù giác quan ta có mê mẩn nhan
sắc cô ta đến đâu. Gian dâm là một ý tưởng rất phóng túng. Ngoại tình là sự tò
mò về khoái lạc của kẻ khác... - 0 kìa! Phía đó lại càng ồn ào hơn nữa!
Quả thực tiếng ồn ào càng tăng hơn ở chung quanh nhà thờ Đức
bà. Họ lắng nghe. Nghe thấy khá rõ tiếng hò reo chiến thắng. Đột nhiên, hằng
trăm ngọn đuốc soi lấp lánh mũ sắt quân lính, tràn vảo nhà thò, tỏa đi khắp các
tầng gác, các tháp, hành lang, vòm mái. Dãy đuốc hình như đang tìm kiếm gi đó;
chẳng bao lâu tiếng reo hò từ xa vẳng lại rõ ràng tới tai kẻ chạy trốn:
- Con bé Ai Cập! Con phù thủy! Giết chết con bé Ai Cập!
Cô gái khốn khổ vùi đầu vào hai bản tay, còn kẻ lạ mặt ra sức
chèo vào bờ. Trong lúc đó, vị triết gia suy nghĩ. Chàng ôm ghì con dê trong
vòng tay và nhẹ nhàng tránh xa cô Bôhêmiêng ngồi sát lại, như chàng là nơi tị nạn
duy nhất còn lại.
Rõ ràng Gringoa đang ở vào tình trạng do dự ghê gớm. Chàng
nghĩ, chiếu theo luật lệ hiện hành, nếu bị bắt lại, cả con dê cũng bị treo cổ,
mà như vậy, sẽ rất tai hại, thật tội nghiệp cho Giali! Quả thực hơi quá nhiều
khi có tới hai tội nhân cứ níu chặt lấy chàng; dù sao ngưdi bạn cùng đi cũng
không mong gì hơn được chăm lo cô gái Ai Cập. Chàng tiến hành đấu tranh tư tưởng
mãnh liệt, trong đó, như thần Giuypite ở trường ca Iliát, chàng lần lượt cân nhắc
giữa cô gái Ai Cập và con dê; rồi chàng cũng lần lượt nhìn cả hai, cặp mắt rưng
rưng lệ, lẩm bẩm trong miệng:
- Dù sao ta cũng không cứu nổi cả hai.
Cuối củng, thuyền xô mạnh báo hiệu đã cập bến. Khu thành cũ vẫn
vang lên tiếng ầm ầm rủng rợn. Kẻ lạ mặt đứng dậy, tới gần cô gái, định đỡ tay
dìu lên bờ. Cô đẩy ra và níu lấy tay áo Gringoa, còn chàng đang mải lo cho con
dê nên cũng gần như đẩy cô ra. Thế là cô nhảy ra khỏi thuyền một mình. Cô rất bối
rối, không biết mình đang làm gì, sẽ đi đâu. Cô đứng sững sờ như vậy một lát
nhìn dòng nước chảy. Khi hoàn hồn đôi chút, chỉ còn mình cô trên bến với ngưdi
khách lạ. Hình như Gringoa lợi dụng lúc lên bờ để cùng con dê chuồn thẳng vào
dãy nhả ở trên pho Kho thóc bên sông.
Cô gái Ai Cập tội nghiệp sợ run khi thấy chi còn lại một mình
với người lạ mặt. Cô muốn nói, muốn kêu lên, muốn gọi Gringoa, nhưng lưỡi cứng
đơ trong miệng và khồng tiếng nào lọt qua khỏi môi. Bỗng nhiên cô cảm thấy bàn
tay người khách lạ nắm lấy tay mình. Một bàn tay lạnh giá và mạnh mẽ. Răng đánh
cầm cập, mặt cô tái hơn cả ánh trăng đang chiếu. Ngưdi kia chẳng nói nửa lời. Y
dắt tay cô gái rảo bước đi ngược lên quảng trường Grevơ. Lúc đó, cô gái mơ hồ cảm
thấy định mệnh là sức mạnh không cưỡng nổi. Cô kiệt lực, để mặc cho lôi đi, cô
chạy khi người kia chỉ rảo bước. Bò sông đoạn này dốc ngược. Nhưng cô lại thấy
như mình đang tuột xuống.
Cô nhìn tứ phía. Không bóng người qua lại. Bờ sông vắng tanh
vắng ngắt. Cô chi nghe thấy tiếng động, chỉ trông thấy có người hoạt động ở Khu
thành cũ ồn ào vầ đỏ ối, ngăn cách bằng độc một nhánh sông Xen, nơi tên cô vẳng
tới xen lẫn cùng tiếng hô đòi giết. Phần còn lại của Paris tỏa ra xung quanh
thành từng khối lớn bóng tối.
Lúc đó, kẻ lạ mặt vẫn cứ lặng lẽ và rảo bước lôi cô đi. Trong
ký ức, cô không nhận ra một nơi nào đi ngang qua. Tới trước một khung cửa sổ
sáng đèn, cô ráng sức đột nhiên đứng sững lại và kêu lên:
- Cứu tôi vói!
Người thị dân có khung cửa sổ liền mở cửa, hắn mặc áo lót,
tay cầm đèn, ló đầu ra, nhìn bờ sông với vẻ mặt ngơ ngác, nói gì đó cô không
nghe thấy rồi khép cửa lại. Tia sáng hy vọng cuối củng đành tắt ngấm.
Người mặc đồ thâm không hé nửa ldi, vẫn nắm chặt tay cô và
càng rảo bước nhanh hơn. Cô không kháng cự nữa mà rã rời bước theo.
Thỉnh thoảng, gắng lấy lại chút ít sức lực, cô hỏi giọng đứt
đoạn vì mặt đường gập ghềnh và chạy mệt đến đứt hơi:
- Ông là ai? Ông là ai?
Người kia không trả lời.
Cứ như vậy, hai người chạy dọc theo bờ sông tới một quảng trường
khá rộng. Trời md sáng ánh trăng. Đây quảng trường Grevơ. Ớ giữa sừng sững dựng
lên một loại thập tự đen. Đó là đài treo cổ. Cô nhận ra tất cả và biết mình
đang ở đâu.
Người kia dừng bước, quay lại phía cô và nhấc mũ trùm đầu.
- Ôi! - Cô sợ hãi nói lắp bắp, - ta biết trước, lại vẫn hắn
ta.
Đó là linh mục. Trông ông hệt như cái bóng ma của ông, do hiệu
quả của ánh trăng. Dưới ánh trăng, hình như chỉ nhìn thấy bóng ma của sự vật.
- Em nghe đây, - ông bảo cô; còn cô run lên trước âm thanh giọng
nói thê thảm đã từ lâu không nghe thấy. Ong nói tiếp. Nói ngập ngừng từng câu
ngắn và thở hổn hển, giọng run rẩy chứng tỏ lòng ông xúc động sâu xa. - Em nghe
đây. Chúng ta đang ở đây. Ta sẽ nói chuyện với em. Đây quảng trường Grevơ. Chốn
này là điểm tột cùng. Định mệnh trao chúng ta cho nhau. Ta sẽ quyết định đòi
em, còn em quyết định linh hồn ta. Đây là một quảng trường và một đêm mà vượt
ra khỏi, ta sẽ không còn nhìn thấy gì hết. Vậy hãy nghe. Tôi sẽ nói với em...
Trước hết, đừng nhắc đến cái tên Phêbuýt. (Vừa nói, ông vừa đi đi lại lại, như
ngưdi không thể đứng yên một chỗ, và kéo cô đi theo). Đừng nhắc đến tên hắn với
taỗ Em hiểu chứ? Neu em nhắc tới tên đó, ta không biết mình sẽ lầm gì, nhưng chắc
phải ghê gớm.
Nói xong, như một vật lấy lại được thăng bằng, ông đứng im.
Nhưng lời nói vẫn không bớt xao xuyến. Giọng nói mỗi lúc một nhỏ hơn.
- Đừng ngoảnh mặt đi như vậy. Em hãy nghe tôi. Việc này hệ trọng.
Trước hết, sự việc đã xảy ra như sau. - Xin thề với em đây không phải chuyện
đùa. - Tôi vừa nói gì với em thế nhỉ? Hãy nhắc cho tôi nhớ lại nào! À! - Tối
cao pháp viện vừa ra án lệnh bắt em, để đưa em ra pháp trường. Ta vữa cứu em
thoát khỏi tay chúng. Nhưng chúng vẫn truy nã em kia kìa. Em nhìn xem.
Ông giơ tay chỉ về phía Khu thành cũ. Quả nhiên, cuộc khám
xét hình như vẫn tiếp tục. Tiếng ồn ảo tiến lại gần. Tòa tháp ở nhà viên trung
úy, đối diện với quảng trường Grevơ đang ầm ầm và sáng rực, rồi thấy binh lính
chạy trên đường bò sông kia, vừa vung đuốc vừa hò hét:
- Con bé Ai Cập! Con bé Ai Cập đâu rồi! Giết! Giết!
- Em thấy rõ chúng đang đuổi bắt em, và tôi không nói dối.
Tôi, tôi yêu em. - Đừng mở miệng, đừng nói gì vội, nếu chỉ để nói em ghét tôi.
Tôi quyết định không nghe những câu đó. - Tôi vừa cứu em. - Hãy để tôi nói hết.
Tôi có thể cứu em hoàn toàn. Tôi đã chuẩn bị đầy đủ. Tủy em muốn hay không. Em
muốn gì, tôi cũng sẽ làm được.
Ông ngừng ngay lại.
- Không, đáng lẽ không nên nói như vậy.
Rồi ông chạy đi, kéo cả cô gái chạy theo, vì vẫn không chịu
buông tay cô, ông đi thẳng tới đài treo cổ và chỉ cho cô gái xem, lạnh lừng bảo:
- Cô hãy chọn giữa nó và ta.
Cô giằng khỏi tay ông, và gục xuống chân đài treo cổ, ôm chầm
lấy nơi nương tựa chết chóc này. Rồi cô hơi ngoái khuôn mặt xinh đẹp nhìn lại,
nhìn linh mục qua vai mình. Trông như Đức mẹ đồng trinh dưới chân cây thánh
giá. Linh mục đứng im phăng phắc, ngón tay vẫn chỉ lên đài treo cổ, giữ nguyên
cử chỉ đó, như pho tượng.
Cuối cùng, cô gái Ai Cập bảo ông:
- Tôi còn thấy nó không ghê tởm bằng ông.
Ông liền từ từ buông tay xuống và nhìn mặt
đường, vẻ vô cùng đau khổ, khẽ thầm thì:
- Nếu những phiến đá nảy biết nói, phải, chúng sẽ bảo đây một
con người rất bất hạnh.
Ông nói tiếp. Cô gái quỳ trước đài treo cổ, khuất sau mớ tóc
dài, để mặc ông nói, không ngắt lời. Giờ đây, giọng ông than vãn và dịu dàng, đối
lập đau đớn với vẻ mặt khắc nghiệt và kiêu kỳ.
- Tôi, tôi yêu em. Chao ôi! Điều đó tuy vậy mà rất đúng. Hóa
ra không gì thoát khỏi ngọn lửa đang đốt cháy tâm can ta! Than ôi! Cô em ơi, suốt
ngày đêm, đúng thế, suốt ngày đêm, như vậy vẫn không xứng đáng một chút tình
thương nào hay sao? Một mối tình thâu đêm suốt sáng, một cực hình, em ạ.
- Trời! Ta vô cùng đau khổ, hỡi cô em tội nghiệp! - Em hãy
tin đây là điều đáng thương. Em cũng thấy tôi đang dịu dàng nói với emỗ Tôi rất
muốn em không còn ghê sợ tôi. - Và lại, một người đàn ông yêu một người đàn bà,
đâu phải lỗi tại hắn! Ôi! Lạy Chúa!
- Sao hả? Em sẽ không bao giờ tha thứ cho tôi ư? Em sẽ thù
ghét tôi mãi mãi? Thế là hết! Chính vì thế mà tôi trở nên tàn ác em thấy không,
và tôi ghê tởm chính mình! - Em cũng không thèm nhìn tôi! Có lẽ em đang nghĩ tới
chuyện khác, còn tôi đang run rẩy đứng đây nói vói em, trên ranh giới của sự
vĩnh cửu cho cả hai ta! - cần nhất đừng nhắc tới tên sĩ quan! - Phải, tôi sẽ quỳ
dưới chân em, phải! Tôi sẽ hôn, không phải bàn chân, phải! Tôi sẽ khóc nức nở
như đứa trẻ, tôi sẽ rút khỏi lồng ngực không phải lời nói, mả trái tim, ruột
gan, để nói tôi yêu em, nhưng tất cả, tất cả đều vô ích! - Mặc dù tâm hồn tôi
chỉ toàn hiền dịu và khoan dung, trông em lồ lộ vẻ đẹp dịu dàng đẹp đẽ nhất,
toàn thể con ngưdi em đều ngát hương hiền hậu, nhân từ và duyên dáng. Than ôi!
Em chỉ độc ác với riêng tôi thôi! Ôi! Định mệnh sao tàn nhẫn!
Ông lấy tay che mặt. Cô gái nghe ông khóc. Đây là lần đầu. Đứng
sững và run lên vì nức nở như vậy, trông ông còn thảm hại và nhục nhã hơn lúc
quỳ. Ông cứ khóc như vậy một lát. Giọt nước mắt đầu tiên vừa khô, ông liền nói:
- Thôi! Ta chẳng cần biết nói gì hơn. Mặc dủ ta đã nghĩ kỹ những
điều phải nói với em. Bây giờ ta run rẩy, lập cập, ta nhụt chí vào phút quyết định,
ta cảm thấy cái gì cao cả đang bao trùm chúng ta, và ta ấp úng? Ôi! Ta sẽ ngã gục
xuống lề đường nếu em không thương ta, không thương em. Đừng nên kết án cả hai
chúng ta. Neu em biết ta yêu em chừng nào! Tim ta là trái tim như thế nào! Ôi!
Bao nhiêu đạo đức vứt đi hết! Ta tuyệt vọng thí bỏ cả chính bản thân ta! Là bác
học, ta nhạo báng khoa học; là quý tộc, ta xé nát tên tuổi; là linh mục, ta lấy
sách kinh làm chiếc gối dâm dật, ta nhổ toẹt vào giữa mặt đức cha của ta! Tất cả
chỉ vì em, hỡi kẻ bỏ bùa yêu! Để xứng đáng hơn với hỏa ngục của em! Thế mà em
không thèm đoái hoài tới kẻ đọa đày! Ôi! Ta sẽ nói hết cho em nghe! Nói nữa, những
chuyện còn khủng khiếp hơn, ôi! Khủng khiếp hơn...
Lúc nói mấy câu cuối, vẻ mặt ông trở nên hoàn toàn ngơ ngác.
Ông nín lặng giây lát, rồi nói tiếp, như tự nhủ với minh, giọng thật to:
- Cain, ngươi đã làm gì em của ngươi?
Ông lại nín lặng lát nữa, rồi nói tiếp:
- Hỡi Thượng đế, con đã làm gì ư? Con đã đón nhận, dạy dỗ,
nuôi nấng, yêu thương nó, nâng niu chiều chuộng và đã giết nó! Vâng, hỡi Thượng
đế, đúng là vừa rồi trước mặt con, họ đã đập vỡ sọ nó trên bờ đá tòa nhà của
Thượng đế, mà như vậy do tại con, tại người đàn bả này, tại cô ta...
Cặp mắt ông ngơ ngác. Giọng nói lịm dần, ông lắp lại như cái
máy vài câu cuối củng, cách quãng khá lâu, như tiếng chuông ngân dải lần cuối.
- Tại cô ta... Tại cô ta...
Rồi cái lưỡi không còn phát ra âm thanh nào nghe rõ, tuy môi
vẫn mấp máy. Bỗng nhiên ông gục xuống như một vật sụp đổ, rồi lăn ra đất, đầu
rúc vào đầu gối.
Tiếng sột soạt của cô gái đang rút chân khỏi người ông đè
lên, làm ông bừng tỉnh. Ông từ từ đưa tay vuốt đôi má hóp và hốt hoảng nhìn
ngón tay ướt đẫm hồi lâu:
- Sao lại thế này! - Ông thầm thì. - Ta khóc ư?
Rồi bất thần ông quay lại phía cô gái Ai Cập với vẻ hãi hùng
khôn tả:
1. Cain, ngươi đã làm gỉ em cùa ngươi? : Đây là câu Chúa hỏi
Cain, con trai cả của Adong và Eva, sau khi nó giết chết em trai là Aben, vì
ghen tức.
- Chao ôi! Em lạnh lùng nhìn tôi khóc! Hỡi cô em, em có biết
giọt nước mắt này chính là phún thạch? Có thật thế không, đối với con người
mình ghét, không gì khiến mình mủi lòng? Em sẽ thấy tôi chết, em sẽ cười. Ôi!
Còn tôi, tôi không muốn nhìn em chết! Một lời thôi! Chỉ còn một lời tha thứ duy
nhất! Đừng nói em yêu tôi, chỉ cần nói em vui lòng tha thứ, thế là đủ, tôi sẽ cứu
em. Nếu không... Ôi! thdi giờ trôi qua, ta nhân danh tất cả những gì thiêng
liêng để van xin em điều đó, đừng đợi ta trở lại thành đá như đài treo cổ này,
nó cũng đang đòi hỏi em! Hãy nghĩ ta đang nắm trong tay cả hai vận mệnh chúng
ta, ta đang mất trí, một điều kinh khủng. Ta có thể để mặc cho đổ vỡ hết và hỡi
cô em khốn khổ, dưới chân chúng ta là vực thẳm không đáy, nơi đó sự rơi ngã của
ta sẽ đời đời đuổi theo sự rơi ngã của em! Chỉ một lời tử tế! Hãy nói một lời!
Một lời thôi!
Cô mở miệng để trả lời. Ông vội quỳ xuống trước mặt cô để yêu
quý đón nhận lời nói, có thể dịu dàng, sắp thốt khỏi đôi môi. Cô bảo ông:
- Ông là đồ sát nhân!
Linh mục giận dữ ôm lấy cô gái và cười thét lên ghê rợn rồi
nói:
- Đúng the! Sát nhân! Ta sẽ chiếm đoạt em. Em không muốn ta
làm nô lệ, ta sẽ là chủ nhân của em. Ta chiếm đoạt em. Ta có nơi ẩn náu, ta sẽ
lôi em tới đó. Em sẽ theo ta, nhất định phải theo ta, nếu không ta sẽ nộp em
cho chúng! Hỡi người đẹp, hoặc chết, hoặc thuộc về sát nhân! Mà ngay đêm nay,
em nghe rõ rồi chứ? Nào! Vui lên đi! Nào! Hôn ta đi, hỡi cô điên! Hoặc nằm dưới
mồ, hoặc nằm trên giường của ta.
Mắt ông long lanh vẩn đục và điên cuồng. Cái miệng dâm dật
làm đỏ ửng cổ cô gái. Cô giẫy giụa trong vòng tay ông. Ông sùi bọt mép hôn cô tới
tấp. Cô thét lên:
- Đồ quỷ sứ, đừng cắn ta! Ôi! Đồ thày tu bẩn thỉu gớm ghiếc!
Buông ra! Neu không ta bứt mớ tóc hoa râm khốn nạn của ngươi rồi ném đầy mặt
ngươi!
Ông đỏ mặt, tái mét, rồi buông cô ra và hằm hằm nhìn cô. Cô
tưởng mình thắng thế, nói tiếp:
- Ta nói cho ngươi biết ta thuộc về Phêbuýt của ta, ta chỉ
yêu Phêbuýt, chỉ Phêbuýt đẹp trai! Còn ngươi, linh mục, ngươi giả rồi! Ngươi thật
xấu xí! Cut đi!
Ông thét lên lanh lảnh, như kẻ khốn khổ bị in dấu nung đỏ,
nghiến răng ken két nói:
- Thế thì mi phải chết!
Cô nhìn con mắt ông ghê rợn và định chạy trốn. Ồng liền tóm lấy
cô, xô mạnh và quật ngã xuống đất, rồi rảo bước đi nhanh về phía góc tháp Rôlăng,
nắm lấy đôi bàn tay đẹp kéo lê cô gái theo sau.
Tới đó ông quay lại hỏi cô:
- Một lần cuối, mi có muốn về với ta không?
Cô gái thét lớn:
- Không.
Ông bèn gọi to:
- Guyđuylơ! Guyđuylơ! Con bé Ai Cập đây này! Mụ hãy trả thù
đi.
Cô gái đột nhiên cảm thấy bị nắm chặt ở khuỷu tay. Cô đưa mắt
nhìn. Đó là một cánh tay gầy trơ xương thò qua cửa sổ trên tường và nắm chặt lấy
cô như bần tay sắt.
- Giữ chặt lấy nó! - Linh mục nói. - Con Ai Cập bỏ trốn. Đừng
thả nó ra. Để ta đi gọi tuần cảnh. Mụ sẽ được xem nó treo cổ.
Tiếng cười sằng sặc từ phía trong tường đáp lại câu nói đẫm
máu.
- Ha! Ha! Ha!
Cô gái Ai Cập thấy linh mục chạy xa dần về phía cầu Đức bả.
Có tiếng vó ngựa phi đằng đó.
Cô gái nhận ra mụ tu kín độc ác. Sợ run lên, cô cố vùng ra.
Cô giằng giật, giãy giụa nhiều lần như kẻ tuyệt vọng và sắp chết, nhưng mụ kia
vẫn giữ chặt với sức mạnh khác thưòng. Các ngón tay khẳng khiu và gầy trơ xương
làm cô đau đớn, bấu chặt lấy da thịt và thít lại vòng quanh. Tưởng như bàn tay
đóng đinh vảo cánh tay cô. Còn hơn dây xích, còn hơn cái xiềng, còn hơn còng sắt,
đây là gọng kìm thông minh và sinh động từ trong tường thò ra.
Kiệt lực, cô ngã người vào vách tường và lúc đó, nỗi sợ chết
mới xâm chiếm. Cô nghĩ đến vẻ đẹp cuộc sống, tuổi xuân, khung trời, cảnh vật
thiên nhiên, tình yêu, Phêbuýt, tất cả những gì đang tới gần, nghĩ đến linh mục
đang tố giác, đao phủ sắp tới, đài treo cổ đây kia. Thế là cô thấy nỗi sợ dâng
; lên rợn chân tóc và nghe tiếng cười rủng rợn của mụ tu kín đang khẽ bảo:
- Ha! Ha! Ha! Mày sắp bị treo cổ!
Cô ngắc ngoài quay lại cửa sổ và thấy bộ mặt hung iiãn của mụ
tu dòng Túi sau chấn song. Cô gần như hết hồn, hỏi:
- Tôi có làm gì bà đâu?
Mụ tu kín không trả lời, chỉ lẩm bẩm một giọng véo von, cáu kỉnh
và giễu cợt:
- Con gái Ai Cập! Con gái Ai Cập! Con gái Ai Cập!
Cô Exmêranđa khốn khổ đành gục mặt dưới
mớ tóc xõa, biết mình đang đứng trước không phải một con người.
Bỗng nhiên mụ tu kín thét lên, tựa hồ câu hỏi của cô gái Ai Cập
mãi lúc đó mới lọt thấm đầu óc:
- Mảy bảo mày có làm gì tao đâu, phải không? Chà, con bé Ai Cập;
mảy đã làm gì tao ư? _Này! Hãy nghe đây! - Tao từng có một đứa con, chính tao
đây! Mày thấy chưa? Tao đã từng có một đứa con! Một đứa con, mày hiểu chưa! Một
con bé xinh xắn! - Bé Anhe của ta, - mụ ngơ ngác nói tiếp và hôn vật gì đó
trong bóng tối. - Thế mà, mày biết không con bé Ai Cập kia, họ bắt mất con tao,
họ ăn cắp con tao, họ ăn thịt con tao. Mày đã làm tao như thế đó.
Cô gái trả lời như cừu non:
- Chao ôi! Lúc đó dễ thường tôi chưa sinh ra!
- Ô, không! - Mụ tu kín nói, - mày phải sinh ra rồi. Lúc đó
đã có mày. Con tao giờ cũng trạc tuổi mày! Vậy đó! - Thế mà mười lăm năm tao ở
đây, mười lăm năm tao đau khổ, mười lăm năm tao cầu nguyện, mười lăm năm tao đập
đầu vào bốn bức tường. - Tao nói cho mày biết, chính các mụ Ai Cập đã bắt con
tao, mày nghe rõ chưa, rồi dùng răng nhai thịt nó. - Mày có tình cảm không? Mày
có hình dung nổi thế nầo là một đứa con biết đùa, một đứa con biết bú, một đứa
con biết ngủ. Ngây thơ biết bao! - Như thế đó, vậy mà chúng lấy mất mọi thứ đó
của tao, chúng giết tao! Chúa ơn phước biết rõ điều này! Hôm nay, đến lượt tao,
tao sẽ ăn thịt con bé Ai Cập. - 0! Neu không có chấn song ngăn cản, tao đã cắn
thịt mầy rồi. Cái đầu tao to quá! - Tội nghiệp con bé! Giữa lúc nó đang ngủ! Mà
nếu chúng có làm con bé thức giấc lúc bắt đi, con bé có tha hồ kêu gào thì ta
cũng không có ở đấy! - Hừ! Hỡi bọn mẹ Ai Cập, các ngươi ăn thịt con ta! Hãy tới
đây xem đến lượt con của ngươi.
Thế rồi mụ cất tiếng cười hoặc nghiến răng, hai cái đó giống
hệt nhau trên khuôn mặt hung hãn. Bình minh bắt đầu ló rạng. Anh phản chiếu xám
tro mơ hồ soi sáng cảnh tượng này và đài treo cổ càng hiện rõ trên quảng trường,
về phía bên kia, gần cẩu Đức bà, cô tội nhân khốn khổ tưởng nghe tiếng vó ngựa
lại gần. Cô chắp tay, quỳ xuống, tóc rối bù, hốt hoảng, sợ đến thất thần, kêu
lên:
- Bà ơi! Bà ơi! Bà hãy rủ lòng thương cháu. Họ đang tới đây.
Cháu có làm gì bà đâu. Chả lẽ bà lại muốn nhìn cháu chết thảm khốc trước mắt bà
hay sao? Cháu tin chắc bà giàu lòng thương người. Khủng khiếp quá. Hãy để cháu
chạy trốn. Buông cháu ra nào! Cnáu van bà! Cháu không muốn chết như thế này!
- Hãy trả con tao! - Mụ tu kín nói.
- Cháu van bà! Hãy thương cháu!
- Trả con tao đây?
- Tròi ơi, buông tôi ra nào!
- Trả con tao đây!
Một lần nữa cô gái lại rũ xuống, kiệt lực, rã rời, cặp mắt mờ
đi như người nằm dưới huyệt. Cô lắp bắp nói:
- Chao ôi! Bà tìm con bà. Còn tôi lại tìm bố mẹ tôi.
- Hãy trả lại con Anhe của tao! - Mụ Guyđuylơ tiếp tục đòi, -
Mày không biết nó ở đâu à? Nếu thế thì chết đi! - Tao nói cho mày biết. Trước
kia tao làm đĩ, tao đã có con, họ bắt mất con tao. - Chính các mụ Ai Cập. Mày
thấy rõ mày phải chết rồi chứ. Khi con mẹ Ai Cập của mày tới đòi mày, tao sẽ bảo:
Này bà mẹ, hãy nhìn lên đài treo cổ! - Hoặc hãy trả con tao. - Mày có biết con
bé của tao, nó ở đâu không? Đây, tao cho mảy xem cái này. Đây, chiếc giày của
nó, tất cả tao chỉ còn lại có thế nảy. Mày có biết chiếc kia ở đâu không? Nếu mảy
biết, hãy bảo tao; thì củng trời cuối đất, tao cũng sẽ lê gối đi tìm nó,
Vừa nói, mụ vừa thò cánh tay kia qua cửa sổ giơ cho cô gái Ai
Cập xem chiếc giày thêu xinh xắn. Trời đã đủ sáng để nhìn rõ hình dáng và màu sắc.
Cô gái giật mình nói:
- Cho tôi xem chiếc giầy. Trời ơi! Tròi ơi! - Đồng thdi, cô
đưa bần tay còn tự do ra vội vàng mở cái túi nhỏ đính hạt cưdm vẫn đeo ở cổ.
- Thôi! Thôi đi! - Mụ Guyđuylơ làu bàu, mày cứ việc lục lọi
cái túi bùa ngài ma quỷ của mày!
Đột nhiên mụ nín bặt, toàn thân run rẩy, vầ thét lên một tiếng
thốt tự đáy lòng:
- Con tôi!
Cô gái Ai Cập vừa rút trong túi ra chiếc giày xinh xắn hoàn
toàn giống hệt chiếc kia. Chiếc giày nhỏ đính kèm mảnh da dê, trên có viết câu
sấm như sau:
Chiếc giày giống hệt tìm xong Dang tay mẹ đón thong dong con
về.
Trong khoảng thời gian còn nhanh hơn tia chớp, mụ tu kín so
xong hai chiếc giày, đọc xong lòi ghi trên mảnh da và áp khuôn mặt sáng ngời niềm
sung sướng thiên đường vào chấn song cửa sổ, mụ kêu lên:
- Con tôi! Con tôi!
- Mẹ ơi! - Cô gái Ai Cập đáp lại.
Đoạn này, tác giả xin phép miễn miêu tả thêm.
Bức tường và hàng chấn song ngăn cách hai người. Mụ tu kín
kêu lên:
- Ôi bức tường này! Ôi! Nhìn thấy con mà không được ôm hôn!
Đưa tay con đây! Đưa tay con đây!
Cô gái thò tay qua cửa sổ, mụ tu kín vồ lấy bàn tay, áp môi
lên, rồi đứng đó, chìm đắm trong chiếc hôn, không biểu lộ sự sống nào ngoài tiếng
thổn thức thỉnh thoảng lay động đôi hông. Lúc này mụ khóc, nước mắt tuôn như suối,
lặng lẽ, trong bóng tối, như trận mưa đêm. Người mẹ khốn khổ dốc đầm đìa lên
bàn tay ỳêu quý cả một giếng đen ngòm và sâu thẳm nước mắt có sẵn trong người,
mà từ mười lăm năm nay bao nhiêu đau khổ đã từng giọt từng giọt ngấm đọng lại.
Đột nhiên, mụ đứng thẳng người, rẽ mớ tóc dài điểm bạc xõa
trên trán, rồi không nói một lời, dùng hai tay lay mạnh chấn song gian buồng
còn hung hăng hơn sư tử cái. Chấn song vẫn không suy suyển. Mụ liền lại góc
phòng bê tảng đá lớn vẫn dùng làm gối, rồi lao vào chấn song rất mạnh khiến một
thanh sắt tóe lửa gẫy đôi. Lượt ném thứ hai làm chiếc thập tự cũ bằng sắt chắn
ngang khung cửa văng hẳn ra. Mụ lại đưa hai tay bẻ nốt và nới rộng các mẩu chấn
song gãy han gỉ. Có đôi lúc bàn tay đàn bà cũng mạnh mẽ phi thường.
Chưa đầy một phút, lối vảo đã mở ra, mụ liền ôm ngang lưng
con gái kéo vào phòng:
- Vào đây! Để mẹ vớt con lên khỏi vực thẳm! - Mụ nói lẩm bẩm.
Khi cô đã ở trong phòng, mụ liền nhẹ nhàng đặt xuống đất, rồi
lại ôm lấy và bế trong tay như vẫn còn là con Anhe bé bỏng, mụ đi lại trong
phòng chật hẹp, say sưa, điên dại, vui sướng, gào thét, ca hát, hôn con gái,
nói chuyện với nó, hết cười vang, lại òa khóc, tất cả cùng một lúc và thật hăng
say. Mụ nói:
- Con tôi! Con tôi? Con tôi đây, chính nó đây rồi! Chúa ơn
phước đã trả lại nó cho tôi. Này các ngưòi! Lại cả đây mà xem! Có ai ở đó mà
xem tôi đang có con đây này! Lạy chúa Giêsu. Con tôi xinh đẹp quá! Hỡi Chúa ơn
phước, Chúa bắt con chờ đợi nó mười lăm năm trời, nhưng cốt để nó trở nên xinh
đẹp vì con. - Các mụ Ai Cập hóa ra không ăn thịt nó! Ai nói vậy thế không biết?
Con gái bé bỏng của mẹ! Con gái bé bỏng của mẹ! Hôn mẹ đi! Các mụ Ai Cập tốt bụng!
Mẹ quý họ. - Đúng con đây rồi. Thế ra vì vậy mà tim mẹ nhảy nhót mỗi lần con đi
qua. Mẹ cứ tưởng đó là do thủ hận! Hãy tha thứ cho mẹ. Anhe của mẹ, tha thứ cho
mẹ. Chắc con thấy mẹ độc ác lắm phải không? Mẹ yêu con.
- Cái vệt nhỏ trên cổ con, vẫn còn đấy chứ? Để mẹ xem nào. vẫn
còn. Ôi! Con đẹp quá! Chính ta đã tạo ra cặp mắt to của con đó, tiểu thư ạ. Hôn
mẹ đi, mẹ yêu con. Cứ mặc kệ cho mọi bà mẹ khác có con, bây giờ ta bất chấp bọn
họ. Họ cứ việc tới đây. Con gái ta đây. cổ nó, mắt nó, tóc nó, tay nó đây này.
Đố mà tìm được cái gì đẹp hơn. Ô! Ta cam đoan với các người, sẽ khối kẻ mê nó,
mê con bé này! Ta đã khóc suốt mười làm năm. Tất cả nhan sắc ta bỏ ra đi, còn
con ta đã trở lại. Hôn mẹ đi!
Mụ còn nói với con ngàn lời lạ lùng, mà giọng nói tạo nên tất
cả vẻ đẹp, vén xiêm áo con gái khiến cô phải đỏ mặt, đưa tay vuốt mái tóc như
tơ, hôn bàn chân, đầu gối, vừng trán, cặp mắt cô, mê mẩn hết thảy. Cô gái để tủy
ý mẹ, chỉ thỉnh thoảng thốt lên rất khẽ và vô cùng âu yếm:
- Mẹ ơi!
- Con thấy không, con gái của mẹ, - mụ tu kín nói, mỗi câu lại
ngắt bằng cái hôn, - con thấy không, mẹ rất yêu con. Chúng ta sẽ đi khỏi đây.
Chúng ta sẽ rất sung sướng. Mẹ được thừa hưởng chút ít ở Remx, tại quê nhà. Con
biết Remx chứ? 0 không! Con không biết được, hồi đó con còn bé quá! Con có biết
lúc mới bốn tháng, con xinh lắm không. Đôi chân xinh xắn khiến có kẻ tò mò đi tử
ơpênay cách đó bảy dặm, để tới xem! Chúng ta sẽ có một thửa ruộng, một căn nhà.
Mẹ sẽ để con ngủ cùng giường với mẹ. Lạy Chúa! Lạy Chúa! Ai ngờ lại được như thế
này? Tôi tìm thấy con tôi rồi.
- Mẹ ơi! - Cô gái nói, cuối cùng đã lấy lại nghị lực để cất lời
giữa cơn xúc động, - bà Ai Cập nói cho con biết trước như thế này. Có một bà Ai
Cập hiền từ của bọn con, vừa chết năm ngoái, vẫn luôn chăm sóc con như vú nuôi.
Chính bà ấy đeo cái túi này vào cổ con. Bà ấy vẫn thường bảo: - Con ơi, hãy giữ
kỹ đồ trang sức này. Của quý đấy. Nó sẽ giúp con tìm lại được mẹ. Con đeo mẹ
con trên cổ đấy. - Bả Ai Cập tiên đoán đúng!
Mụ tu dòng Túi lại ghì chặt cô con trong vòng
tay.
- Lại đây, cho mẹ hôn con! Con nói chuyện dễ thương quá. Khi
nào về đến quê, mẹ con ta sẽ cúng dâng đôi giầy xinh xắn để xỏ chân cho Chúa hải
đồng trong nhả thờ. Ta phải tạ ơn Đức mẹ đồng trinh ƠĨ1 phước. Trời ơi! Giọng
con sao hay thế! Nghe con nói lúc vừa rồi, cứ như tiếng nhạc! Ôi! Lạy Chúa tối
cao! Tôi đã tìm được con gái tôi! Thật chuyện không thể ngờ! Không ai bỗng dưng
lại chết, vì tôi chưa chết vì vui sướng.
Rồi mụ lại vỗ tay, cười vầ kêu lên:
- Mẹ con ta sẽ sung sướng!
Giừa lúc đó, căn phòng ầm vang tiếng khí giới loảng xoảng và
tiếng ngựa phi, hình như từ cầu Đức bà phóng tới và mỗi lúc tiến gần trên đường
bờ sông. Cô gái Ai Cập hốt hoảng gieo ngưdi vảo cánh tay mụ tu dòng Túi:
- Cứu con với! Cứu con với! Mẹ ơi! Chúng nó đang tới kia kìa!
Mụ tu kín tái mặt:
- Trời ơi! Con nói gì vậy? Ta quên mất! Họ đang truy nã con!
Thế con đã làm gì nên tội?
- Con Qũng không biết nữa, - cô bé khốn khổ đáp, - nhưng con
bị xử tử hình.
- Tử hình! - Mụ Guyđuylơ nói, loạng choạng như bị sét đánh. -
Tử hình! - Mụ từ từ nhắc lại và chằm chằm nhìn con gái.
- Vâng mẹ ơi, - cô gái cuống cuồng nói, - họ muốn giết con.
Chúng tới bắt con đó! Giá treo cổ kia dành cho con! Cứu con với! Cứu con với!
Chúng tới đấy! Cứu con vói!
Mụ tu kín đứng lặng hồi lâu như hóa đá, rồi lắc đầu ra vẻ
nghi ngờ và đột nhiên phá ra cười, nhưng là tiếng cười ghê rợn nay trở lại:
- Hô! Hô! Không! Con nói mê sảng đấy thôi. À mà phải! Ta đã mất
nó, như vậy suốt mười lăm năm, rồi ta lại tìm thấy nó, và như vậy chỉ trong một
phút. Rồi họ lại bắt mất nó của ta! Và bây giờ lúc nó đang đẹp, đang lớn, nó
trò chuyện với ta, nó yêu ta, đúng bây giờ là lúc họ tới ăn thịt con ta, ngay
trước mắt ta, mẹ của nó! 0 không! Chuyện đó không thể được. Chúa ơn phước không
cho phép làm như vậy.
Tới đây, tiếng chân ngựa như dừng lại, có tiếng ai nói từ xa:
- Bẩm ngài Trixtăng, ở đây kia ạ! Linh mục bảo ta sẽ thấy nó ở
Hang chuột.
Tiếng chân ngựa lại vang lên.
Mụ tu kín đứng thẳng dậy, thét lên thất vọng:
- Trốn đi! Trốn đi, con ơi! Mẹ hiểu ra rồi. Con nói đúng đấy.
Con chết mất! Khủng khiếp! Tai họa! Trốn đi con.
Mụ thò đầu qua cửa sổ rồi thụt ngay lại.
- Hãy ở lại, - mụ khẽ nói, giọng cụt lủn và thê thảm, run rẩy
nắm chặt bàn tay của cô con gái chín vía còn ba! - ơ lại đây! Hãy nín thở!
Ngoài kia nhan nhản lính tráng. Con không ra thoát được đâu. Trời sáng rõ rồi.
Mắt mụ ráo hoảnh và đỏ ngầu. Mụ nín lặng một lát. Mụ rảo bước
quanh phòng và thỉnh thoảng dừng lại để bứt từng nắm tóc điểm bạc rồi nghiến
răng cắn đứt.
Bỗng mụ nói:
- Chúng đang lại gần. Mẹ sẽ nói chuyện với họ. Con trốn ngay
vảo góc kia. Chúng không nhìn thấy đâu. Mẹ sẽ bảo họ con chạy trốn rồi, mẹ thả
con ra, đúng thế!
Mụ vẫn bế con gái trong tay nên vội đặt cô vảo góc phòng, bên
ngoài không trông thấy. Mụ đặt con gái ngồi xổm, sắp xếp cẩn thận để cả chân lẫn
tay không lộ ra ngoài bóng tối, gỡ mái tóc đen phủ lên áo trắng để che giấu, đặt
trước mặt cô cái hũ và phiến đá, các đồ đạc duy nhất mụ có, nghĩ rằng cái hũ và
phiến đá che khuất cô gái. sắp xếp xong xuôi, bình tĩnh hơn, mụ liền quỳ xuống
và cầu nguyện. Buổi sớm mai vừa hé rạng còn để lại nhiều bóng tối trong Hang
chuột.
Ngay lúc đó, tiếng linh mục, tiếng nói địa ngục, cất lên ngay
cạnh căn phòng:
- ở đây kia mả, đại úy Phêbuýt Đờ Satôpe!
Nghe đến cái tên, nghe giọng nói đó, Exmêranđa
núp trong xó, bèn cựa quậy. Mụ Guyđuylơ bảo:
- Đừng động đậy!
Mụ vừa dứt lời, một đám đông ngưdi ngựa, gươm giáo đã dừng lại
quanh phòng. Người mẹ vội đứng dậy và tới chắn ngay trước cửa sổ che lấp. Mụ thấy
một toán lớn lính tráng mang vũ khí, cả đi bộ lẫn đi ngựa, dàn ra trên quảng
trường Grevơ. Người chỉ huy xuống ngựa và bưôc lại phía mụ.
- Mụ già, - người có khuôn mặt hung ác đó nói, bọn ta tìm bắt
con phù thủy để treo cổ: có người mách mụ giữ nó.
Người mẹ tội nghiệp cố ra vẻ thản nhiên, đáp:
- Tôi chẳng hiểu ý ông định nói gì.
Người kia lại nói:
- Mẹ kiếp! Cái lão phó chủ giáo hớt ha hớt hải đó nói gì lạ vậy!
Lão ta đâu rồi?
- Bẩm đức ông, ông ấy đi mất rồi, - một tên lính thưa.
- Này, mụ già điên kia, - viên chỉ huy lại hỏi,
- đừng nói dối đấy nhé. Họ giao cho mụ giứ con phù thủy. Mụ
làm gì nó rồi?
Mụ tu kín không muốn chối hết, sợ gây nghi ngờ, nên trả lời bằng
giọng thành thật và càu nhàu:
- Nếu ông định nói đứa con gái to lớn lúc nãy họ giúi vào tay
tôi, thì xin thưa nó đã cắn tôi nên tôi phải thả nó ra. Thế thôi, xin ông để
tôi yên.
Viên chỉ huy cau mặt chán ngán, lại nói:
- Đửng nói dối ta đấy, hỡi con mụ già. Ta là Trixtăng
L’Ecmitơ và bạn của đức vua. Trixtăng L’Ecmitơ, mụ nghe ra chưa?
Ông ta nhìn quanh quảng trường Grevơ, nói thêm:
- Đó là một cái tên có tiếng vang ở đây.
Mụ Guyđuylơ đã hơi hy vọng đáp:
- Ông có là Xatăng ƯEcmitơ đi nữa, tôi cũng chẳng biết nói gì
hơn, mà cũng chẳng sợ ông đâu.
- Mẹ kiếp! - Trixtăng nói, - con mụ thật lắm mồm! Chà thế là
con bé phủ thủy trốn mất rồi! Thế nó trốn theo ngã nào?
Mụ Guyđuylơ hd hững đáp:
- Hình như phía phố Hàng cừu thì phải.
Trixtăng quay đầu và ra hiệu cho đoàn quân
chuẩn bị lại lên đường. Mụ tu kín thở phào. Bỗng một tên cung
thủ nói:
- Bẩm đức ông, xin ngài hỏi mụ già lẩm cẩm lại xem tại sao chấn
song cửa sổ lại gãy tan thế kia.
Câu hỏi làm nỗi sợ trở lại trái tim người mẹ khốn khổ. Tuy
nhiên mụ vẫn chưa hết nhanh trí, lắp bắp nói:
- Xưa nay nó vẫn thế.
- Hừ! - Tên cung thủ nói, - mới hôm qua nó còn là cây thập tự
đen thật đẹp, ai thấy cũng phải ngưỡng mộ.
Trixtăng liếc nhìn mụ tu kín.
- Xem ra con mụ có vẻ lúng túng!
Mụ già bất hạnh cảm thấy tất cả tùy thuộc vào sự bình tĩnh của
mình nên lòng dạ đang chết lịm mầ vẫn phải cưòi cợt. Các bầ mẹ vốn có sức mạnh
này. Mụ bảo:
- Chà, cái lão này say rồi. Từ hơn một năm nay, đuôi chiếc xe
ngựa chở đá đâm vào cửa sổ vầ làm đổ cả chấn song. Thậm chí tôi còn chửi gã
đánh xe!
- Đúng thế, bữa đó tôi cũng ở đây, - một người khác nói.
ở đâu chẳng luôn có người cái gì cũng biết. Lời làm chứng bất
ngờ của gã cung thủ làm mụ tu kín hoàn hồn, câu lục vấn làm mụ như đi trên lưỡi
dao để vượt qua ngục thẳm.
Nhưng mụ vẫn bị dồn vào cảnh nối tiếp liên tục cả hy vọng lẫn
hoảng sợ.
- Nếu xe ngựa đâm phải, - tên lính hầu đầu tiên nói, - các
khúc chấn song phải bẻ quặt vào trong, chứ đâu lại uốn cong ra ngoài.
- Ờ! Ờ! - Trixtăng bảo tên lính, - mày thính mũi như điều tra
viên ở tòa Satơtê. Mụ già, hãy trả lời câu nói đó đi.
- Trdi ơi! - Mụ thốt lên, bị dồn đến cùng đường và giọng nói
cố nén nhưng vẫn nghẹn ngào nước mắt, - bẩm đức ông, tôi xin thề đúng là chiếc
xe ngựa lám gãy chấn song. Ngài vừa nghe thấy anh này nói đã nhìn thấy như vậy.
Và lại, chuyện này có dính dáng gì đến con bé Ai Cập đâu!
- Hừ! - Trixtăng càu nhàu nói.
- Lạ quá! - Chú lính thích thú trước lòi khen của quan chưởng
quán hiến binh, nói tiếp, - các vết sắt hãy còn mới nguyên.
Trixtăng gật đầu. Người mẹ tái mặt.
- Mụ bảo chiếc xe đâm được bao lâu rồi?
- Bẩm đức ông, một tháng, có khi mười lăm ngày. Tôi cũng chẳng
còn nhớ nữa.
- Lúc đầu, mụ bảo hơn một năm, - tên lính nhận xét.
- Có chuyện mờ ám đây! - Viên chưởng quản nói.
- Bẩm đức ông, - mụ kêu lên, vẫn dán chặt vào khung cửa và lo
sợ sự nghi hoặc có thể khiến họ thò đầu nhìn vầo bên trong phòng, bẩní đức ông,
tôi xin thề chính chiếc xe làm gãy chấn song. Nhân danh các thiên thẩn thánh
thiện trên thiên đường, tôi xin thề như vậy. Neu không phải chiếc xe ngựa, tôi
xin nguyện đời đời bị đày đọa và xin khước từ cả Chúa!
- Mụ thề thốt sao mà hăng hái làm vậy! - Trixtăng nói, liếc
nhìn soi mói.
Người đàn bà tội nghiệp thấy mỗi lúc một mất bình tĩnh. Do đó
đã xử sự vụng về và kinh hãi hiểu mình không nói những điều cần nói.
Tới đây, một tên lính khác chạy tới, kêu lên:
- Bẩm đức ông, mụ già lẩm cẩm nói dối. Con phù thủy không chạy
trốn theo phố Hàng cừu. Dây xích chắn đường vẫn giăng suốt đêm và người gác
xích không thấy ai đi qua.
Khuôn mặt Trixtăng mỗi lúc một u ám, y hỏi mụ tu kín:
- Mụ nói sao về chuyện đó?
Mụ vẫn gắng đương đầu với biến cố mới:
- Bẩm đức ông, nào tôi biết đâu mình cũng có thể nhầm. Tôi
nghĩ có thể nó sang bên kia sông.
- Phía đó ngược chiều, - viên chưởng quản nói. Và lại chẳng dại
gì nó quay về Khu thành cũ, nơi họ đang truy nã. Mụ già, mụ nói láo!
- Hơn nữa, - tên lính đầu tiên nói, - cả bờ bên này và bờ bên
kia đều không có thuyền.
- Nó có thể bơi sang, - mụ tu kín cãi, chống đỡ từng bước đến
củng.
- Đàn bà cũng bơi được ư? - Tên lính hỏi.
- Mẹ kiếp! Mụ già! Mụ già nói láo! Nói láo! - Trixtăng nổi giận
quát. - Tao rất muốn bỏ mặc con phù thủy để bắt mày trước. Có lẽ chỉ một khắc
tra hỏi là lôi được sự thật ở cổ họng mụ ra thôi! Hãy đi theo ta.
Mụ sốt sắng tóm ngay lấy câu nói:
- Bẩm đức ông, xin tủy ngài. Cứ việc thi hành, thi hành ngay
đi. Tra hỏi ư, tôi rất sẵn sảng. Cứ dẫn tôi đi. Nhanh lên, nhanh lên! Ta đi
ngay lập tức. - Trong lúc đó, - mụ thầm nghĩ, - con gái ta sẽ trốn thoát.
- Đồ chết tiệt! - Viên chưởng quản nói, - sao thèm khát ăn
đòn thế! Tao không còn hiểu con mụ điên nảy ra sao.
Một gã tuần cảnh già, tóc hoa râm, ra khỏi hảng bảo viên chưởng
quản:
- Bẩm đức ông, quả thật mụ ấy điên! Nếu mụ thả con bé Ai Cập,
thì không phải lỗi ở mụ, vì mụ chẳng ưa gì bọn Ai Cập. Đã mười lăm năm nay, tôi
lồm lính tuần cảnh, nên tối nào cũng nghe thấy mụ nguyền rủa không ngớt lời bọn
đàn bả Bôhêmiêng. Neu người mà ta đuổi bắt, theo như tôi hiểu, là con múa rong
có con dê thì mụ này lại thù ghét nó nhất.
Guyđuylơ cố nói thêm:
- Thù ghét nó nhất.
Lời làm chứng đồng thanh của bọn tuần cảnh xác nhận lời nói của
gã cảnh binh già với chưởng quản. Trixtăng L/Ecmitơ thất vọng vì không moi được
gì ở mụ tu kín, bèn quay lưng lại và mụ vô cùng lo ngại nhìn y thong dong bước
về phía con ngựa. Y lẩm bẩm nói:
- Thôi, lên đường! Lại tiếp tục điều tra. Cái con Ai Cập còn
chưa bị treo cổ thi tao chưa thể ngủ yên.
Tuy nhiên, y vẫn còn lưỡng lự giây lát trước khi lên ngựa.
Guyđuylơ hồi hộp giữa sống và chết, khi nhìn thấy y dạo quanh quảng trưởng với
bộ mặt đăm chiêu của con chó săn đánh hơi thấy hang 0 con mồi gần đâu đây và
không chịu bỏ đi. Cuối cùng, y lắc đầu và nhảy lên yên. Trái tim se thắt ghê gớm
của Guyđuylơ nở ra và mụ liếc nhìn con gái, mà từ lúc có bọn lính, mụ không hề
dám ngó tới, và khẽ nói:
- Thoát nạn.
Suốt thdi gian nảy, cô bé khốn khổ vẫn núp trong xó, không
dám thở, không dám cựa quậy, nghĩ về cái chết đang sừng sững trước mặt. Cô
không bỏ sót tí gì về cảnh tượng giữa Guyđuylơ củng Trixtăng, và mỗi sự hãi
hùng của mẹ đều dội sang cô. Cô nghe mọi rạn nứt liện tiếp của sợi dây treo cổ
lơ lửng trên vực thẳm, hàng dăm chục lần cô tưởng nhìn thấy nó đứt phựt, rồi cuối
cùng, bây giờ cô mới bắt đầu được thở và cảm thấy hai chân đứng vững trên mặt đất.
Lúc đó, cô nghe thấy một giọng nói với viên chưởng quản.
- Dấm dớ! Thưa ngài chưởng quản, công việc của quân nhân
chúng tôi không phải là đi treo cổ bọn phù thủy. Lũ dân chúng đốn mạt thoát lui
rồi. Thôi, tôi mặc ông lo liệu một mình. Chắc ông cũng đồng ý tôi phải quay về
với đội quân của mình, vi hiện nay nó không có ai chỉ huy.
Giọng nói đó của Phêbuýt Đờ Satôpe. Thật khó tả nổi tâm trạng
cô gái lúc nầy. Chảng đang đứng đó, người bạn tình, người che chở, nguồn nương
tựa, nơi trú ẩn, chàng Phêbuýt của cô! Cô đứng dậy và trước khi ngưdi mẹ kịp
ngăn lại, cô đã lao ra cửa sổ gào lên:
- Phêbuýt! Phêbuýt của em, cứu em với!
Phêbuýt không còn ở đó. Chàng vừa phi ngựa ngoặt sang góc phố
Hàng dao. Nhưng Trixtăng chưa đi.
Mụ tu kín gầm lên nhảy xổ vào đứa con. Mụ giật mạnh cô về
phía sau, móng tay bấm sâu vào cổ. Con hổ mẹ cũng giữ con hăng đến như vậy.
Nhưng quá muộn, Trixtăng nhìn thấy.
- He! He! - Y cười to, lộ hai hàm răng khiến cái miệng giống
hệt mõm sói, - hai con chuột trong cái bẫy chuột!
- Tôi vẫn nghi như vậy mả, - tên lính nói.
Trixtăng vỗ vai hắn:
- Mày là con mèo tốt! Này, - y hỏi thêm, - Hăngriet Cudanh
đâu rồi.
Một người bước ra khỏi hàng, cả quần áo lẫn mặt mũi đều không
có vẻ gì là linh. Hắn mặc bộ quần áo nửa xám nửa nâu, tóc chải bẹt, tay áo bằng
da, bàn tay to cầm cuộn thừng. Người này luôn đi theo Trixtăng còn Trixtăng
luôn đi theo vua Luy XI.
- Này bạn, - Trixtăng L’Ecmitơ nói, - ta phỏng chủng con phù
thủy ta đang lùng bắt ở kia rồi. Anh hãy treo cổ nó cho ta. Có mang theo thang
không?
- Đã có một cái đằng kia, dưới gian chứa xe Nhà cột, - hắn
đáp. - Có phải ta sẽ thi hành trên pháp trường kia không? - Hắn hỏi, chỉ đài
treo cổ bằng đá.
- Phải.
- 0 hô! - Hắn cười to, còn thú vật hơn cả tiếng cười của viên
chưởng quản, - tiện đường quá đi mất.
- Nhanh lên! - Trixtảng nói. - Sau đó rồi hãy cười.
Trong khi đó, từ lúc Trixtăng nhìn thấy con gái và mọi hy vọng
đều tiêu tan, mụ tu kín vẫn chưa nói nửa lời. Mụ đẩy ngã cô gái Ai Cập gần bất
tỉnh vào góc phòng, rồi đứng chắn ở cửa sổ, hai tay bấu vào góc khung cửa như
đôi móng vuốt. Trong tư thế này, mụ ngang nhiên nhìn khắp lượt bọn lính, con mắt
trở lại hung dữ và điên dại. Khi Hăngriet Cudanh lại gần phòng, mụ nhìn bằng vẻ
mặt man rợ khiến hắn phải lùi lại:
- Bẩm đức ông, - hắn quay về và hỏi Trixtăng,
- phải bắt đứa nào kia ạ?
- Đứa con gái.
- Càng may. Vì con mụ già xem ra khó chơi
lắm.
- Tội nghiệp cô bé múa rong có con dê! - Lão tuần cảnh già thốt
lên.
Hăngriet Cudanh lại gần cửa sổ. Cách nhìn của bà mẹ làm hắn cụp
mắt. Hắn rụt rè nói:
- Thưa bà...
Mụ ngắt lời, giọng rất khẽ và hung dữ:
- Mày muốn gì?
- Tôi không đụng đến bà, - hắn nói, - và chỉ cần đứa kia.
- Đứa nào?
- Đứa con gái.
Mụ lắc đầu, thét lên:
- Không có ai! Không có ai! Không có ai hết!
- Có chứ! - Tên đao phủ nói, - bà cũng thừa biết là có. Thôi
để tôi bắt con bé. Tôi không muốn làm hại gì đến bà đâu.
Mụ nói, cười gằn kỳ quặc:
- A! Mày không muốn làm gì hại đến tao ư!
- Này bà, để yên cho tôi bắt nó; ý muốn của quan lớn chưởng
quản đấy.
Mụ vẫn điên khùng nhắc lại:
- Không có ai hết!
- Tôi bảo với bà là có! - Tên đao phủ cãi lại. - Tất cả chúng
tôi đều trông thấy có hai người.
- Thử nhìn lại xem! - Mụ tu kín cười gằn nói.
- Thò đầu qua cửa sổ đi.
Tên đao phủ ngắm móng tay bà mẹ và không dám.
- Nhanh lên! - Trixtăng quát, vừa dàn xong quân bao vây quanh
Hang chuột vừa cưỡi ngựa đứng cạnh đải treo cổ.
Hăngriet Cudanh lại quay về gặp viên chưởng quản lần nữa, hết
sức lúng túng. Hắn vứt cuộn thừng xuống đất, vụng về mân mê mủ trong tay hỏi:
- Bẩm đức ông, vào bằng ngả nào bây giờ?
- Đằng cửa ra vào.
- Bẩm không có ạ.
- Đằng cửa sổ vậy.
- Nhưng nó hẹp quá.
- Thì phá rộng ra, - Trixtăng điên tiết nói. - Nhà ngươi
không có cuốc hay sao?
Từ trong hang người mẹ. vẫn đứng sững, quan sát. Mụ hết hy vọng,
không còn biết mình muốn gì, nhưng chỉ không muốn họ bắt con gái.
Hăngriet Cudanh đi lấy hòm dụng cụ của phu chôn cất để ở gian
chứa xe Nhà cột. Hắn cũng lôi ra cây thang xếp, lập tức đem tới dựng cạnh đài
treo cổ. Năm sáu hiến binh cầm cuốc chim và đòn bẩy, rồi Trixtăng cùng đi với họ
tới cửa sổ. Viên chưởng quản nghiêm giọng nói:
- Mụ già, hãy vui lòng trao con bé cho ta.
Mụ nhìn y như không hiểu gì cả.
- Mẹ kiếp! - Trixtăng nói, - tại sao mụ lại ngăn cản việc
treo cổ con phủ thủy theo ý muốn nhà vua?
Mụ già khốn khổ lại cười lên dữ tợn:
- Tại sao ư? Vì nó là con ta.
Giọng điệu mụ nói câu này khiến ngay cả Hãngíiet Cudanh cũng
phải rùng mình.
- Thật đáng tiếc, - viên chưởng quản nói. - Nhưng đây là ý muốn
nhà vua.
Mụ thét lên, càng cưòi hung dữ hơn:
- Ta cần gì đến thứ vua chúa của nhà ngươi? Ta đã bảo đây là
con ta.
- Phá tường, - Trixtăng nóiẾ
Muốn mở lối vào đủ rộng, chỉ cần phá hàng đá xây dưới cửa sổ.
Khi ngưdi mẹ nghe tiếng cuốc và đòn bẩy phá thành trì của mình, mụ thét lên ghê
rợn, rồi thoăn thoắt chạy lồng như điên quanh phòng, theo thói quen của thú dữ
nhốt trong chuồng tạo ra cho mụ. Mụ không nói gi nữa nhưng hai mắt đỏ ngầu. Bọn
lính lạnh ớn tận đáy lòng.
Đột nhiên mụ vớ lấy đá, cười sằng sặc dùng cả hai tay ném vào
bọn người đang làm. Vì run tay, phiến đá ném chệch không trúng ai và lăn tới
chân ngựa Trixtăng. Mụ nghiến răng kèn kẹt.
Lúc này, tuy mặt trời chưa mọc, bên ngoài cửa đã sáng rõ, màu
hồng đẹp đẽ, tươi vui nhuộm các ống khói lỏ sưởi cũ kỹ, ruỗng mọt của Nhà cột.
Giờ phút này, các cửa sổ thức dậy sớm nhất của đô thảnh lớn đang vui vẻ mở
toang trên nóc nhà. Mấy người dân quê, dăm kẻ bán hoa quả cưỡi lửa đi chợ, bắt
đầu đi ngang qua quảng trường Grevơ, họ dừng lại giây lát trước đám lính tụ tập
quanh Hang chuột, ngạc nhiên nhìn chúng rồi đi thẳng.
Mụ tu kín tới ngồi cạnh con gái, lấy thân mình che chở, chắn
ngang trước mặt, mắt ngó đăm đăm,
lắng nghe cô bé tội nghiệp không còn cựa quậy, chỉ khẽ thầm
thì độc một câu: Phêbuýt! Phêbuýt! Công việc phá cửa càng tiến thêm, bà mẹ bất
giác càng lùi lại và đẩy mãi cô gái sát tường. Bỗng mụ tu kín nhìn thấy tảng đá
rung chuyển (vì mụ vẫn canh chừng và không rời mắt khỏi đó) và nghe tiếng
Trixtăng đang đốc thúc mọi người làm việc. Thế là mụ tỉnh cơn suy sụp kéo dài từ
nãy đến giờ, rồi thét lên, giọng nói khi điếc tai như tiếng cưa, lúc lúng búng
như mọi lời nguyền rủa đêu tụ lại trên môi để bung ra một lượt:
- Hô! Hô! Hô! Thật ghê tởm! Các ngưdi đều là kẻ cướp! Có thật
các người định bắt con ta không? Ta đã bảo nó là con ta! Ôi! Lũ hèn nhát! Ôi!
Lũ đao phủ tôi tớ! Lũ sát nhân đê tiện khốn nạn! Cứu tôi với! Cứu tôi với!
Cháy! Chẳng lẽ chúng cướp trắng con ta như vậy sao? Thế này còn gọi là có Chúa
ơn phước gì nữa?
Rồi quay sang nói với Trixtăng, mụ sùi bọt mép, con mắt ngơ
ngác, bò bốn cẳng như con báo, vẻ hung dữ:
- Thử lại gần đây mà bắt con ta đi! Hóa ra mày không hiểu mụ
đàn bà này đã nói đây là con gái mụ? Mày có hiểu thế nào là đứa con đẻ đứt ruột
không? Này! Con sói rừng, mày có bao giờ chung sống với con sói cái của mày
không? Có bao giờ mày có sói con không? Và nếu mầy có con, khi chúng gào lên,
chẳng lẽ trong bụng mày không thấy gì nôn nao hay sao?
764
- Hạ phiến đá xuống, - Trixtăng nói, - nó long ra rồiệ
Đòn bẩy nậy bật bệ đá nặng rời ra. Như đã nói, đây là thành
lũy cuối cùng của người mẹ. Mụ nằm lăn lên trên, định giữ lấy, đưa móng tay cào
cấu tảng đá, nhưng cả khối nặng chuyển động bởi sáu người đàn ông rời khỏi tay
mụ và từ từ tuột theo gióng sắt đòn bẩy rơi xuống đất.
Thấy lối vảo đã mở, người mẹ nằm lăn ra chắn ngang khung cửa,
lấy thân mình lấp cửa mở, vặn cánh tay, đập đầu xuống sàn đá lát và gảo lên bằng
giọng khàn khàn mệt mỏi nghe không rõ:
- Cứu tôi với! Cháy! Cháy!
- Bây giờ bắt con bé đi, - Trixtăng vẩn lạnh lùng nói.
Người mẹ nhìn bọn lính bằng con mắt quá ghê gớm, khiến chúng
muốn lùi hơn xông lên.
- Náo nhanh lên, - viên chưởng quản giục. Hăngriet Cudanh,
vào đi!
Không ai tiến một bước.
Viên chưởng quản chửi đổng:
- Mẹ kiếp! Thế mà cũng gọi là binh sĩ! Đi sợ con đản bà!
- Bẩm đức ông, - Hăngriet cãi, - ngài gọi thế nảy là con đàn
bà ư?
- Nó có cái bờm sư tử! - Tên khác nói.
- Nào nhanh lên! - Viên chưởng quản đốc thúc, cửa mở cũng khá
rộng. - Hãy dàn hàng ba cùng
tiến vào, như lần mở đột phá khẩu ở Pôngtoadơ. Đồ chết giẫm,
kết thúc đi chứ! Thằng nào lùi lại, tao chém đứt đôi!
BỊ kẹp giữa viên chưởng quản và bà mẹ, cả hai củng đe dọa, bọn
lính do dự một lát đành phải quyết tâm, tiến tới Hang chuột.
Khi nhìn thấy thế, mụ tu kín quỳ phắt dậy, vén tóc khỏi xõa
xuống mặt, rồi buông hai tay gầy guộc và sứt sẹo đặt lên đủi. Thế rồi đôi mắt
tuôn chảy từng giọt từng giọt lớn nước mắt, chúng lần theo vết nhăn dọc má như
dòng nước chảy theo dòng suối đã đàoỗ Đồng thời mụ cất tiếng nói bằng giọng hết
sức van xin, hiền dịu, cam chịu và xót xa đến nỗi chung quanh Trixtăng nhiều
tên hiến binh già từng ăn thịt người không tanh cũng phải lau nước mắt.
- Bẩm đức ông! Thưa các ngài cảnh binh, cho tôi nói một lời!
Câu chuyện này, tôi nhất thiết phải kể với các ông. Nó là con tôi, các ông thấy
đó, đứa con gái nhỏ thân yêu tôi đã thất lạc! Xin nghe tôi kể. Đây là một sự
tích. Các ông có biết, tôi vốn
quen thân các ngài cảnh binh. Họ luôn luôn tốt với tôi, ngay
từ thời lũ trẻ con cứ đuổi theo tôi ném đá, chỉ vì tôi sống nghề đĩ điếm. Phải
không, khi đã rõ câu chuyện, các ông sẽ tha cho tôi! Tôi vốn [à gái giang hồ
nghèo khổ. Chính các mụ Bôhêmiêng đã ăn cắp con tôi. Nhưng tôi vẫn giữ được chiếc
giày của nó qua mười lăm năm. Đây, các ông xem. Chân nó xinh như thế này. Tại
Remx! Cô
'66
Săngtơphlơri, phố Phonlơ Pen! Có khi các ông cũng từng biết
cô ta. Tôi đấy. Vào thời các ông còn trai trẻ, hồi đó thdi buổi thật đẹp đẽ. Mọi
người sống vui vẻ. Thưa quý vị đức ông, các ngài sẽ thương tôi, phải không? Các
mụ Ai Cập đã đánh cắp con tôi, giấu nó suốt mưòi ỉăm năm trdi. Tôi tưởng nó chết
rồi. Các bạn thân quý, hãy hình dung là tôi tưởng nó chết rồi. Tôi ở đây mười
lăm năm, trong hầm này, mùa đông không lò sưởi, sống như vậy, thật khổ cực. Chiếc
giày quý báu xinh xắn tội nghiệp! Tôi kêu van mãi khiến Chúa đầy ơn phước cũng
nghe thấu. Đêm qua, Chúa đã trả lại con cho tôi. Phép lạ của Chúa lòng lành.
Con tôi chưa chết. Tôi tin chắc các ông sẽ không bắt mất nó của tôi. Giá như bắt
tôi thì chẳng nói làm gì, nhưng nó, một con bé mới mười sáu tuổi đầu! Hãy để nó
có thời gian ngắm nhìn mặt trời! - Nó làm gì nên tội! Chẳng làm gì hết. Cả tôi
cũng vậy. Xin các ông hiểu cho, tôi chỉ có mình nó, tôi già rồi, đây là ơn phước
của Đức mẹ đồng trinh ban cho tôi. Và lại, tất cả các ông đều rất tốt bụng! Trước
đây, các ông không biết nó là con tôi, bây giờ thì biiết rồi. Ôi! Tôi thương
con tôi! Bẩm quan lớn chưởng quản, thả tôi bị thủng ruột còn hơn nó bị xước
tay! Chính ngài là người có vẻ quyền cao đức độ! Có đúng điều tôi vừa nói đã
làm rõ vấn đề với ngài? ôi! Bẩm đức ông, nếu ngài tửng có một bà mẹ! Ngài là
người chỉ huy, xin ngài hãy tha cho con tôi! Tôi quỳ gối cầu xin ngài như cầu
xin đức Chúa Giêsu cứu the! Thưa các ngài,
tôi không xin xỏ thêm bất cứ ai điều gì, tôi quê ở Remx, tôi
có thửa ruộng nhỏ của ông chú Mahiet Prađông để lại. Tôi không phải đứa ăn mày.
Tôi không muốn gì hết, tôi chỉ muốn có con tôi! Ôi! Tôi muốn giữ lấy con tôi!
Chúa ơn phước, vốn là Đấng chúa tể không phải vô cớ trả lại con cho tôi! Đức
vua! Ngài bảo là đức vua! Nhưng đức vua đâu thích thú gì nếu họ giết đứa con nhỏ
của tôi? Và lại đức vua vốn hiền! Nó là con tôi! Con gái của tôi! Nó không phải
là của nhà vua! Không phải của các ông! Tôi muốn đi khỏi đây! Mẹ con tôi muốn
đi khỏi đây! Tóm lại, hai người đàn bà qua đường, một người là mẹ, người kia là
con, cứ để họ đi qua! Hãy để mẹ con tôi ra đi! Chúng tôi ở Remx. Ôi! Các ngài cảnh
binh, các ngài tốt lắm, tôi quý mến tất cả các ngài. Các ngài sẽ không bắt đứa
con thân yêu của tôi. Không thể được! Có phải hoàn toàn không thể được phải
không? Con tôi! Con tôi!
Tác giả không có ý định miêu tả cử chỉ, giọng nói, dòng lệ nuốt
vào lúc nói năng, hai bần tay chắp lại rồi uốn vặn, nụ cười thảm hại, cái nhìn
chìm đắm, tiếng rên la, tiếng thở dài, tiếng thét khốn khổ và não lòng xen lẫn
lời nói lộn xộn, điên dại và đứt quãng của mụ. Khi mụ nói xong, Trixtăng
L/Ecmitd cau mày, cốt giấu giọt lệ đang chảy trong con mắt cọp. Nhưng y vượt
qua phút yếu đuối và nói cộc lốc:
- Nhà vua muốn thế!
Rồi y ghé tai Hăngriet Cudanh, khẽ bảo:
- Làm nhanh cho xong đi!
Viên chưởng quản ghê gớm hình như cảm thấy ngay lòng mình
cũng phải xao xuyến.
Tên đao phủ và bốn cảnh binh xông vào phòng. Bà mẹ không hề
kháng cự, chỉ bò lê tới con gái và ôm chầm lấy. Cô gái Ai Cập thấy bọn lính lại
gần, cái chết hãi hùng làm cô sực tỉnh.
- Mẹ ơi! - Cô thét gọi, giọng vô cùng thống thiết.
- Mẹ ơi! Chúng nó tới! Che chở cho con!
- ử, con yêu dấu của mẹ, mẹ che chở cho con!
- Bà mẹ đáp, giọng hết hơi, rồi ôm chặt con, hôn hít nó. Cả
hai nằm dưới đất, mẹ che cho con, tạo nên cảnh tượng thật thương tâm.
Hăngriet Cudanh nắm lấy ngang người cô gái, phía dưới đôi vai
đẹp. Lúc cảm thấy bàn tay đụng vảo mình, cô kêu lên: Ôi! Rồi ngất xỉu. Tên đao
phủ nước mắt lã chã từng giọt lớn rơi xuống cô gái, muốn bế xốc cô trên tay. Y
tìm cách gỡ bà mẹ. Có thể nói bà đã khép kín vòng tay quanh lưng cô gái, nhưng
không sao tách rời ra vì bà cứ níu chặt lấy con. Hăngriet Cudanh liền kéo lê cô
gái khỏi phòng, lôi theo cả bà mẹ. Hai mắt bà cũng nhắm nghiềnỗ
Lúc này, mặt tròi đã mọc và trên quảng trường, một đám khá
đông dân chúng đứng xa xa nhìn hai người bị kéo lê trên mặt đưdng tới đài treo
cổ. Vì đây là kiểu cách hành hình của chưởng quản Trixtăng. Y thích vẽ chuyện
ngăn cấm kẻ tò mò lại gần.
Không một ai trên các cửa sổ. Chỉ thấy xa xa, trên ngọn của một
trong những tháp nhà thờ Đức bà khống chế quảng trường Grevơ, hai người đàn ông
nổi bật bóng đen trên nền trời trong sáng ban mai, hình như họ đang dòm ngó.
Hăngriet Cudanh dừng lại cùng với hai người bị hắn kéo lê tới
chân chiếc thang định mệnh, rồi thở không ra hơi vì sự việc làm hắn quá thương
tâm, hắn thòng sợi thừng quanh chiếc cổ yêu kiều của cô gái. Cô bé khốn khổ cảm
thấy sợi gai khủng khiếp đụng vào da thịt. Cô mở mắt nhìn và thấy cánh tay trơ
xương của đài treo cổ bàng đá, giơ ngang trên đau. Cô liền giãy giụa vá gào to
thảm thiết:
- Không! Không! Tôi không muốn thế!
Bà mẹ đang vùi đầu .lấp sau mớ quần áo của con không nói một
lời; chỉ thấy toàn thân bà run rẩy và nghe bà hôn con tới tấp. Tên đao phủ liền
lợi dụng lúc này để vội vã gỡ đôi cánh tay bà đang ghì chặt tội nhân. Vì kiệt lực
hoặc tuyệt vọng, bầ đành buông ra. Hắn liền vác cô gái lên vai, con người xinh
đẹp gập đôi người rũ xuống thật duyên dáng cạnh đầu hắn to lớn. Rồi hắn đặt
chân vào bậc thang trèo lên.
Vừa lúc đó, bà mẹ đang ngồi xổm trên mặt đường, liền mở to
đôi mắt. Không một tiếng kêu, bà vùng dậy với vẻ mặt kinh khủng, rồi như thú vồ
mồi, bà nhảy bổ vào cắn bàn tay gã đao phủ. Thật nhanh như tia chớp. Tên đao phủ
thét lên đau đớn. Mọi người chạy tới. Khó khăn lắm mới rút được bàn tay đẫm máu
giữa hàm răng bầ mẹ. Bả nín lặng hoàn toàn. Họ xô bà thật mạnh và thấy đầu bà
va mạnh xuống mặt đưdng. Họ nhấc bà lên. Bà lại gục xuống. Hóa ra bà đã chết.
Tên đao phủ vẫn không buông cô gái, leo tiếp lên thang.
II. LA CREATURA BELLA BIANCO VESTITA (ĐANTÊ)[114]
Khi Cadimôđô thấy gian buồng rỗng không, cô gái Ai Cập không
còn đó, giữa lúc nó đang bảo vệ cô, người ta tới bắt cô đi rồi, nó liền vò đầu
bứt tai và giậm chân kinh ngạc đau khổ. Rồi nó chạy khắp nhà thờ, tìm cô
Bôhêmiêng, gào lên quái đản ỏ một góc tường, rứt mó tóc đỏ quạch vứt tung xuống
sản. Đúng lúc này, các cung thủ ngự lâm chiến thắng kéo vào nhà thò, cũng tìm
kiếm cô gái Ai Cập. Cadimôđô liền giúp họ, thằng điếc tội nghiệp đâu ngờ ý định
tàn ác của họ; nó vẫn tưởng kẻ thủ của cô gái Ai Cập là bọn ăn mày. Nó đích
thân dẫn Trixtăng L’Ecmitơ sục sạo khắp xó xỉnh có thể ẩn nấp. Mở toang các cửa
bí mật, những bàn thờ hai đáy, những hậu kho đồ thánh. Neu cô gái khốn khổ còn
đó, chính nó đã nộp cô rồi. Khi sự mệt mỏi vì không tìm thấy gì đã làm Trixtăng
chán nản, Cadimôđô vẫn tìm kiếm một mình. Nó sục sạo hai mươi lần, một trăm lần
khắp nhà thờ, hết dọc lại ngang, kêu gọi hò hét; đánh hơi, rình mò, lục lọi,
chui đầu vào khắp xó xỉnh, đưa đuốc soi khắp vòm mái, tuyệt vọng, điên cuồng.
Con trống mât con mái cũng không gầm thét và ngơ ngác đến như vậy. Cuối cùng,
khi biết chắc, rất chắc cô gái không còn ở đó, thế là hết, họ đã bắt cóc cô, nó
thong thả leo lên cầu thang trong tháp, cái cầu thang nó từng trèo lên hết sức
phấn khởi và đắc thắng vảo hôm cứu được cô. Nó đi qua chốn cũ, đầu gục xuống,
không nói năng, không khóc lóc, gần như ngừng thở. Nhà thờ lại hoang vắng và
rơi vào im lặng như cũ. Bọn cung thủ đã kéo đi để truy lùng con phù thủy ngoài
Khu thành cũ. Còn lại một mình trong nhà thờ bát ngát, trước đó một lúc còn bị
vầy hãm và ồn ào, Cadimôđô quay về buồng cô gái Ai Cập từng ngủ bao tuần lễ được
nó canh gác. Lúc tới gần, hắn tưởng có thể sắp gặp lại cô. Đen chỗ ngoặt hành
lang trông xuống mái nhà gian bên giáo đường, nó thấy căn buồng hẹp với cửa sổ
con và cửa ra vào nhỏ, núp dưới vòm lớn xây cuốn như tổ chim dưới cành cây, con
người tội nghiệp muốn ngất đi, đành tựa vào cột cho khỏi ngã. Nó tưởng tượng cô
gái có thể đã quay lại, chắc một thần linh thánh thiện đưa cô trở về, căn buồng
quá yên tĩnh, quá an toàn và quá xinh đẹp, nên nhất định cô phải ở đó, rồi nó
không dám tiến thêm bước nữa, chỉ sợ vỡ mộng. Nó thầm nhủ:
- Phải, có lẽ cô ấy đang ngủ hoặc đang cầu nguyện. Không nên
quấy rối cô ấy.
Cuối cùng, lấy hết can đảm, nó rón rén bước tới, nhìn xem, rồi
bước vào. Trống rỗng! Căn buồng vẫn trống rỗng. Gã điếc thong thả đi một vòng,
nhấc giường lên và nhìn xuống dưới, như cô gái có thể ẩn trốn giữa sàn đá lát
và tấm đệm, rồi lắc đầu và đừng sững sờ. Bỗng nó giận dữ lấy chân dập tắt bó đuốc
rồi không một lời, không tiếng thở dài, nó chạy thật nhanh húc đầu vào tường và
lăn ra sàn bất tỉnh.
Lúc hồi tỉnh, nó nhảy lên giường, lăn tròn trên đó, điên dại
hôn chỗ nằm còn ấm hơi cô gái từng nằm ngủ, nó nằm vài phút, bất động như sắp tắt
thở; rồi đứng dậy, mồ hôi đầm đìa, hổn hển, thất thần, nó đập đầu vảo tường đều
đặn đến khủng khiếp như quả lắc chuông và kiên quyết như người chỉ muốn vỡ sọ.
Rồi nó lại gục xuống lần thứ hai, kiệt lực; nó lê gối ra khỏi buồng và ngồi xổm
trước cửa, vẻ ngỡ ngàng. Nó ngồi như vậy hơn một giờ không cử động, mắt đăm đăm
nhìn vào căn buồng trống vắng, còn u uất và tư lự hơn cả bà mẹ ngồi giữa cái
nôi rỗng và chiếc áo quan dày. Nó không hé nửa lời; chỉ lâu lâu, nó mới nức nở
rung động mạnh mẽ khắp người, nhưng là tiếng nức nở không nưóc mắt, như tia chớp
mùa hè không gây tiếng sấm.
Hình như lúc đó, lục tìm sâu trong cơn mơ mộng lẻ loi xem ai
có thể là kẻ cướp đoạt bất ngd cô gái Ai Cập, nó liền nghĩ đến phó chủ giáo. Nó
sực nhớ đức cha Clôđơ có riêng một chìa khóa cầu thang dẫn tới buồng cô gái,
Ĩ1Ó nhớ lại những đêm ông mò mẫm cô ta, lần đầu chính nó, Cadimôđô, đã giúp
ông, lần sau thì ngăn cản. Nó nhớ lại trăm nghìn chi tiết và sau đó, không nghi
ngd gì nữa, chính phó chủ giáo đã cướp cô gái Ai Cập của nó. Tuy nhiên, lòng
kính trọng linh mục, sự biết ơn, tận tụy, yêu quý con người đó đã mọc rễ sâu
trong tim đến mức, ngay lúc này, nó cũng cưỡng lại mọi móng vuốt của ghen tuông
và thất vọng.
Nó nghĩ phó chủ giáo đã làm việc đó, và cơn giận bầm gan tím
ruột đến một còn một mất sẽ nổi dậy chống lại bất cứ kẻ nào khác, nhưng vì đây
lại là Clôđơ Phrôlô, cho nên cơn giận của gã điếc khốn nạn liền biến thành đau
khổ gấp bội.
Đang lúc suy nghĩ miên man về linh mục và bình minh bắt đầu
chiếu sáng các vòm xây cuốn, nó bỗng nhìn thấy ở tầng gác trên nhả thờ, nơi
khúc ngoặt của lan can bên ngoài bao quanh hậu cung, một người đang đi. Người
đó đi lại phía nó. Nó đã nhận ra. Đó là phó chủ giáo Clôđơ đi thong thả và
nghiêm trang. Ông bựớc đi mả không nhìn phía trước, tuy tiến thẳng tới tòa tháp
phía bắc nhưng lại quay mặt trông nghiêng để nhìn về phía hữu ngạn sông Xen, đầu
ngẩng cao như đang cố nhìn xem có gì đó qua các mái nhà. Con cú thường có điệu
bộ nhìn nghiêng như vậy. Nó bay về một nơi nhưng lại nhìn nưi khác. Linh mục đi
ngay trên đầu Cadimôđô mà không nhìn thấy nó.
Gã điếc sững sờ trước sự xuất hiện đột ngột này, nó thấy linh
mục bước vào cửa cầu thang tòa tháp phía bắc. Bạn đọc đã biết, đứng trên tháp
này, có thể nhìn thấy tòa Đô chính. Cadimôđô đứng dậy và đi theo phó chủ giáo.
Cadimôđô leo lên cầu thang tòa tháp để mà leo thế thôi, để
xem linh mục leo lên đó làm gì. Tóm lại, gã kéo chuông khốn khổ không biết
chính hắn, Cadimôđô, sẽ phải làm gì, sẽ phải nói gì, đang muốn gi. Nó đang hết
sức tức giận và sợ sệt. Phó chủ giáo và cô gái Ai Cập xung đột trong lòng nó.
Lên tới đỉnh tháp, trước khi từ bóng tối cầu thang bước ra
sân thượng, nó cẩn thận quan sát xem linh mục đứng đâu. Ông đang quay lưng lại.
Một hàng lan can trổ thủng bao quanh sân thượng tháp chuông. Linh mục đang chăm
chú nhìn xuống phố, tì ngực vảo một góc của bốn mặt lan can trông thẳng xuống cầu
Đức bà.
Cadimôđô rón rén bước tói sau linh mục, xem ông ta nhìn gì.
Linh mục mải chăm chú việc khác nên không hề nghe thấy gã điếc bưóc tới gần.
Cảnh tượng Paris thật huy hoảng và quyến rũ, nhất là Paris
lúc này, nhìn từ trên đỉnh tháp nhà. thờ Đức bà đang chói chang nắng mới của một
sớm mai hè. Hôm đó có lẽ đang vào tháng bảy. Bầu trời hoàn toàn êm ả. Đây đó
vài ngôi sao muộn tắt dần, có một ngôi sao sáng chói trên bầu trời trong vắt
phía đông. Mặt trời đang mọc, Paris bắt đầu hoạt động. Ánh sáng rất trắng và rất
trong làm nổi bật chói ngời trước mắt mọi bình diện của hàng nghìn ngôi nhả bày
ra ở phương Đông. Bóng râm đồ sộ các tháp chuông trải từ nóc nhà này sang nóc
nhà khác, từ đầu tới cuối đô thành lớn. Có khu phố đã vang tiếng nói và gây ồn
ào. Đây tiếng chuông, kia tiếng búa, xa hơn tiếng xe ngựa chạy lộc cộc. Đó đây
vài làn khói tỏa lan trên khắp mặt mái nhà, như bốc lên từ khe hở một mỏ lưu
hoàng bát ngát. Dòng sông gợn sóng xô vảo bao trụ cầu, bao mỏm củ lao, lóng
lánh ngấm nước sáng bạc. Chung quanh thành phố, phía ngoài tường thành, tẩm mắt
mất hút vảo vòng tròn lớn các đám sương mù dày xốp, qua đó mơ hồ hiện lên đường
nét nhòe nhoẹt các cánh đồng và nếp cong duyên dáng các ngọn đồi. Đủ thứ tiếng
rì rầm trôi nổi tản mát trên thành phố còn ngái ngủ. về hướng đông, gió sớm ban
mai xua đuổi qua bầu trời vài cụm bông trắng được rứt ra khỏi lớp lông sương mù
trên đồi,
Trong sân nhà thờ, vải mụ đàn bà cầm hũ sừa, ngạc nhiên chỉ
trỏ cho nhau cảnh hoang tàn kỳ lạ của cổng lớn nhà thờ Đức bà và hai dòng suối
chì đã đông cứng ở giữa các khe hở của gạch men. Đó là tất cả những gì còn lại
của vụ lộn xộn đêm qua. Đống lửa do Cadimôđô đốt lên giữa hai tháp đã tắt ngấm.
Trixtăng đã thu dọn xong quảng trường và cho vứt xác người chết xuống sông Xen.
Các vua như Luy XI rất chú ý nhanh chóng cọ sạch mặt đường sau một vụ tàn sát.
Phía ngoài dãy lan can tòa tháp, ngay dưới chỗ linh mục dừng
lại, một ống máng bằng đá đẽo gọt kỳ quặc thường tua tủa trên các dinh thự kiểu
gôtích, và giữa kẽ nứt của ống máng, hai cây đinh hương trổ hoa, lay động và
càng thêm sinh động trước gió thổi, phất phơ như chào đón. Trên cao, phía trên
các tháp, tít trên trời, văng vẳng tiếng chim hót nho nhỏ.
Nhưng linh mục không nghe, không nhìn thấy mọi thứ đó. Ông
thuộc loại người không biết có buổi sáng, chim muông, hoa cỏ. Trong vùng chân
trời bát ngát với bao cảnh sắc chung quanh, ông chỉ tập trung ngắm nhìn một điểm
duy nhất.
Cadimôđô sốt ruột muốn hỏi ngay ông ta đã làm gì cô gái Ai Cập.
Nhưng phó chủ giáo lúc này hình như đứng ngoài cuộc đời. Rõ ràng ông đang ở vào
giây phút mãnh liệt của cuộc sống mà mặt đất có sụt lở ông cũng không biết. Cặp
mắt đăm đăm không rời một nơi nào đó, ông đứng bất động và lặng im; sự lặng im
và bất động mang vẻ gì đó rất ghê gớm, khiến gã kéo chuông man rợ phải run lên
và không dám đụng tới. Tuy nhiên, đây cũng là một cách dò hỏi phó chủ giáo, nó
dõi theo hướng nhìn ông, và do đó, con mắt của gã điếc khốn khổ chiếu xuống quảng
trường Grevơ.
Thế là nó nhìn thấy cái linh mục đang nhìn. Chiếc thang dựng
cạnh đài treo cổ thường trực. Trên quảng trường, có dăm ba người dân và rất nhiều
lính tráng. Một người kéo lê trên mặt đường một hình thù trắng với một hình thủ
đen bám theo. Ngưdi đó dừng lại dưới chân đài treo cổ.
Tới đây xảy ra chuyện gì đó khiến Cadimôđô nhìn không rõ. Chẳng
phải vì con mắt độc nhỡn không còn giữ được tầm nhìn xa, mà chỉ vì một đám đông
lính tráng ngăn trở không để nhìn thấy hết. Hơn nữa, lúc đó mặt trời ló ra, một
luồng ánh sang rực rỡ chan hòa bên trên chân trời, tưởng như mọi vật nhọn ở
Paris, tháp chuông, ống khói lò sưởi, hồi nhà, cùng bốc lửa một lượt.
Khi đó, người kia bắt đầu leo thang, Cadimôđô nhìn thấy hắn
thật rõ. Hắn vác trên vai một người đần bà, một cô gái mặc đồ trắng, cổ tròng
thòng lọng. Cadimôđô nhận ra cô gái. Đó là nàng.
Người kia cứ thế leo lên tới đầu thang, ở đó, hắn sửa lại
thòng lọng. Còn ở đây, để nhìn cho rõ, linh mục quỳ lên thành lan can.
Bỗng người kia dùng gót chân hất mạnh chiếc thang, còn
Cadimôđô tủ nãy đến giờ nghẹt thở, nhìn thấy lủng lẳng nơi đầu sợi thừng, cách
mặt đất hai trượng, cô gái khốn khổ với người kia ngồi xổm hai chân trên vai
cô. Sợi thừng quay tròn vài vòng và Cadimôđô thấy thân thể cô gái quằn quại
giãy lên kinh khủng, về phần linh mục, cổ nghển cao, mắt trố ra, ông ngắm nhìn
cái cặp ghê rợn người đàn ông và cô gái, con nhện và con mồi.
Giữa lúc khủng khiếp nhất, một tiếng cười ma quỷ, tiếng cười
chỉ có thể có khi không còn là người, bật ra trên khuôn mặt tái xám của linh mục.
Cadimôđô không nghe tiếng cười, nhưng nó trông thấy. Gã kéo chuông lủi lại vài
bước sau lưng phó chủ giáo rồi bất thình lình nó điên cuồng lao tới, xô hai bàn
tay to lớn vào lưng ông, đẩy ngã xuống cái vực thẳm ông đang cúi nhìn.
Linh mục thét lên:
- Chết tôi rồi!
Và rơi xuống.
Ông máng ngay bên dưới cản ông lại. Ông bám ngay vào bằng đôi
bàn tay tuyệt vọng và lúc mở mồm định kêu tiếng thứ hai, ông thấy ngay trên đầu,
nơi thành lan can, khuôn mặt ghê gớm và thủ hằn của Cadimôđô. Ông liền nín bặt.
Vực thẳm ở ngay dưới chân. Sẽ từ trên cao hơn hai trăm bộ rơi
xuống mặt đường. Trong hoàn cảnh khủng khiếp này, phó chủ giáo không nói một lời,
không kêu một tiếng, ông chỉ cố gắng phi thường để bấu víu lấy ống máng mà leo
lên. Nhưng tay ông không bám được vào đá, còn chân đạp vào vách tường xám xịt cứ
trượt đi. Những ai đã trèo lên các tháp nhà thờ Đức bà đều biết ngay dưới dãy
lan can có một gờ đá lồi ra. Ông phó chủ giáo khốn nạn vùng vẫy cố sức bám lấy
cái góc lõm vào đó. Ông không vật lộn với một bức tường thẳng đứng, mà là bức
tường dốc chéo hụt chân.
Chỉ cần chìa tay, Cadimôđô kéo ông lên khỏi vực ngay, nhưng
nó cũng chẳng thèm nhìn ông nữa. Nó đang mải nhìn quảng trường Grevơ. Nhìn đài
treo cổ. Nhìn cô gái Ai Cập. Tì khuỷu tay lên thảnh lan can, đúng chỗ phó chủ
giáo vừa đứng khi nãy, gã điếc đứng đó, không rời mắt khỏi vật duy nhất hiện có
trên đời lúc này đối với nó, nó bất động và câm lặng như kẻ bị sét đánh và một
suối nước mắt dải lặng lẽ chảy ra từ con mắt cho đến nay mới nhỏ một giọt lệ
duy nhất.
Trong khi đó, phó chủ giáo thở dốc. Cái trán hói đầm đìa mồ
hôi, các móng tay ứa máu bám vào vách đá, đầu gối sây sước cọ vào tường. Ồng
nghe thấy tấm áo chùng vướng vào ống máng rách toạc và tuột chỉ mỗi lần cựa quậy.
Tai hại hơn, ống máng lại tận cùng bằng một ống bằng chì, nó oằn xuống dưới sức
nặng người ông. Phó chủ giáo cảm thấy cái ống tử từ cong xuống. Con người khốn
nạn thầm nhủ, khi nào tay ông mệt mỏi rã rdi, lúc áo chủng đã rách, ống máng
cong hẳn xuống, nhất định ông sẽ ngã và ông sợ hãi đau thắt ruột gan. Thỉnh thoảng
ông ngơ ngác nhìn một mặt phang nhỏ hẹp chừng mười bộ ở dưới, do các điêu khắc
lồi tạo nên và trong thâm tâm cùng quẫn, ông câu trời được kết thúc cuộc đời
trên khoảng hẹp hai bộ vuông nảy, dủ ở đó cả trăm năm. Lần khác, ông nhìn xuống
quảng trường dưới chân, xuống vực thẳm; ông ngẩng đẩu lên, nhắm tịt hai mắt,
tóc dựng ngược.
Thật ghê rợn sự im lặng của hai người. Trong khi phó chủ giáo
ngắc ngoài khủng khiếp cách đó mấy bộ. Cadimôđô khóc và nhìn xuống quảng trường
Grevơ. Phó chủ giáo thấy càng vùng vẫy càng làm lung lay chỗ bấu víu mỏng manh
cuối cùng, nên định bụng thôi không giãy giụa. Ồng ở đó, ôm lấy máng, thở không
ra hơi, không cựa quậy, không còn cử động nào khác ngoài nhịp bụng tự nhiên co
thắt như khi ngủ mê thấy mình ngã xuống. Cặp mắt chăm chú mở to một cách bệnh tật
và kinh ngạc. Rồi dần dần, ông mất thế, ngón tay trơn tuột trên ống máng, mỗi
lúc một cảrxi thấy cánh tay yếu thêm, thân mình nặng hưn, ống chì đỡ ông cứ từng
tí cong mãi xuống vực thẳm. Ông nhìn phía dưới, như một vật khủng khiếp, mái
nhà thờ Xanh Giăng Lơ Rông, bé xíu như quân bài gập đôi. Ông lần lượt nhìn từng
pho tượng thản nhiên trên tháp, cũng treo lơ lửng như ông trên miệng vực thẳm,
nhưng tự nó không khiếp sợ và cũng không biết thương hại ông. Chung quanh toàn
đá; trước mắt là quái vật há mõm, phía dưới, tít xa xa, nơi quảng trưòng, là mặt
đường; ở trên đầu là Cadimôđô đang khóc.
Trên sân nhả thờ, vài nhóm người tò mò đang thản nhiên đoán
xem thằng điên nào lại chơi đùa
kỳ quặc như vậy. Linh mục nghe họ nói, vì giọng họ lanh lảnh,
rõ ràng, vang tới tận tai:
- Nó đến ngã gẫy cổ mất!
Cadimôđô vẫn khóc
Cuối cùng sùi bọt mép vì tức giận và kinh hoàng, phó chủ giáo
hiểu mọi sự đều vô ích. Tuy nhiên, ông thu tất cả tàn lực để cố gắng lần cuối.
Ông bám chặt ống máng, ấn đầu gối vào tường, tay bám khe đá và có lẽ lao lên được
một bộ; nhưng chấn động đó đột nhiên làm cong veo cái vòi ống chì ông vẫn bám
vào. Đồng thời tấm áo chùng rách toạc. Thế là cảm thấy hết nơi bấu víu, chỉ còn
đôi bàn tay cứng đơ và rã rời đang bám vào cái gi đó, con người bất hạnh liền
nhắm mắt và buông tay khỏi ống máng. Ông rơi xuống.
Cadimôđô nhìn ông ngã.
Ngã cao như vậy không mấy khi rơi thẳng xuống. Phó chủ giáo bị
ném vào khoảng không, thoạt đầu chúc đầu xuống và hai tay dang ra, rồi lộn mấy
ngưdi bất hạnh bắt đầu bị giập nát. Tuy nhiên, ông
vẫn chưa chết khi rơi xuống. Gã kéo chuông thấy ông còn cố
đưa móng tay bám lấy đầu hồi nhà. Nhưng mái quá dốc mà ông không còn sức. Ông
lăn lông lốc trên mái như hòn ngói rời ra và rơi xuống nảy trên mặt đường, ơ
đó, ông hêt cựa quậy.
Cadimôđô liền ngước mắt nhìn về phía cô gái Ai Cập, hắn thấy
tấm thân treo lủng lẳng trên đài treo cổ, xa xa, đang run rẩy sau tấm áo trắng
với những co giật giẫy chết cuối cùng, rồi lại cúi nhìn phó chủ giáo nằm sóng
soài dưới chân tháp không còn hình thù con người, và nó nấc lên làm nhô lồng ngực
sằu thẳm, nói:
- Ôi! Đó là tất cả những gì ta yêu quý!
III. ĐÁM CƯỚI CỦA PHÊBUÝT
Xế chiều hôm đó, khi các phái viên tư pháp của đức giám mục tới
nhặt chiếc xác giập nát của phó chủ giáo trên mặt đường của sân nhà thờ,
Cadimôđô đã biến khỏi nhà thờ Đức bà.
Có nhiều tin đồn về vụ này. Ai cũng tin cái ngày đó đã tới, lúc
Cadimôđô, tức quỷ sứ, phải bắt đi Clôđơ Phrôlô, tức phù thủy, theo đúng lời cam
kết của chúng với nhau. Họ cho rằng nó phải đập nát thân xác để chiếm lấy linh
hồn, như con khỉ phải đập vỡ cái vỏ để ăn cái nhân của quả bồ đào.
Cho nên phó chủ giáo không được chôn cất nơi đất thánh.
Vua Luy XI băng hà vào năm sau, tháng tám năm 1483.
Còn Pie Gringoa, chàng cứu được con dê và thành công về bi kịch.
Hình như sau khi nếm mùi các môn chiêm tinh, triết học, kiến trúc, luyện đan, đủ
mọi thứ điên rồ, chàng lại quay về với bi kịch, cái
trò điên rồ nhất. Nói như Gringoa đó là đã thực hiện một kết
thúc bi kịch, về vấn đề các thắng lợi kịch trường của chàng, sau đây là những
điều đọc thấy ngay tử năm 1483 trong sổ sách của pháp quan tòa giám mục:
"Trả cho Giăng Mácsang và Pie Gringoa, thợ mộc và soạn giả, đã dựng và soạn
vở thánh kịch diễn tại lâu đài Satơlê ở Paris, nhân dịp vị khâm sứ của giáo
hoàng tới viếng thăm, đã đạo diễn các nhân vật được phục trang và ăn mặc theo
đúng yêu cầu của vở thánh kịch kể trên, đồng thời lại xây dựng các giàn giáo
trang trí cần thiết, về mọi việc đó, chỉ một trăm đồng livrơ".
Còn Phêbuýt Đờ Satôpe cũng thực hiện một kết thúc bi kịch,
chàng cưới vợ.
IV. ĐÁM CƯỚI CỦA CADIMÔĐÔ
Chúng tôi vừa kể Cadimôđô đã biến khỏi nhà thờ vào hôm cô gái
Ai Cập và vị phó chủ giáo chết. Quả thực mọi người không gặp nó nữa, không biết
rồi sau nó ra sao.
Ngay đêm hôm Exmêranđa bị xử tử, các phu chôn cất đã gỡ xác
cô từ trên giảo đài xuống, rồi theo thường lệ, đưa tới hầm chứa xác ở
Môngphôcông.
Theo lời sử gia Xôvan, Môngphôcông là "đài treo cổ cổ nhất
và đẹp nhất của vương quốc". Giữa hai khu ngoại ô Tămplơ và Xanh Máctanh,
cách tường thành Paris khoảng trăm sáu mươi trượng, cách pháo đài Cuatiơ vài tầm
tên bắn, trên ngọn đồi thấp, thoai thoải, khá cao để có thể nhìn thấy từ vài dặm
chung quanh, người ta thấy một tòa kiến trúc xây dựng kỳ quặc, trông khá giống
một cự thạch bi của người Xentơ, nơi họ cũng thường tới cúng tế.
Ta thử hình dung, trên đỉnh một nấm tròn thạch cao, có khối
đá xây lớn hình chữ nhật, cao mười lăm bộ, ngang ba mươi, dọc bốn mươi, có cửa
vào, lan can bên ngoài và sân thượng; trên sân thượng là mười sáu cột lớn bằng
đá nhám, dựng sừng sững, cao ba mươi bộ, xếp thành hàng xung quanh ba mặt trong
bốn mặt của khối đá xây đã trồng dãy cột đó, các nóc cột được nối liền bằng các
xà lớn treo dây xích cách quãng đều nhau, tất cả dây xích đó đều lủng lẳng bộ
xương người; quanh đó, trên cánh đồng, một thập tự bằng đá và hai đài treo cổ
khác, kém bề thế hơn, giống nhánh phụ mọc quanh cành chính; trên mọi cái đó,
trên trời đàn quạ không ngớt bay lượn. Đó là Môngphôcông.
vấo cuối thế kỷ mười lăm, tòa giảo đài ghê gớm này, được dựng
lên từ năm 1328, đã điêu tản lắm rồi. Xà gỗ mọt ruỗng, dây xích han gỉ, cột đá
xanh rêu. Bệ đá tảng rạn nứt khắp các mạch vữa, cỏ mọc lan trên sân thượng
không người đặt chân tới. Tòa kiến trúc in lên nền trời một bóng dáng thê
lương; nhất là ban đêm, lúc có chút ánh trăng chiếu xuống các sọ người trắng hếu
hoặc khi trận gió bấc ban đêm cọ xát dây xích lẫn xương người vào nhau, làm lay
động tất cả trong bóng tối. Chỉ cần giảo đài có mặt ở đó cũng đủ làm khắp chung
quanh trở thành nơi chốn rủng rợn.
Khối đá xây, làm nền cho tòa kiến trúc gớm ghiếc, trống rỗng
bên trong. Người ta xây thành cái hầm rộng, cửa đóng là một rào sắt cũ đã long
ra, nơi đây không chỉ vứt vào mảnh vụn xác người rơi rụng từ các dây xích ở
Môngphôcông, mà tất cả xác kẻ khốn nạn bị xử tử ở các giảo đài thường trực khác
tại Paris. Trong hầm chứa xác thăm thẳm, nơi bao tro bụi con người và bao tội
ác cùng mục nát bên nhau, lắm kẻ quyền cao chức trọng ở thế gian, lắm kẻ oan ức
đã theo nhau tới đây gửi nắm xương tàn, tử Anggherăng Đờ Marinhi, người mở hảng
cho Môngphôcông và là kẻ chính trực, tới đô đốc Côlinhi, người đóng cửa giảo
đài và cũng là kẻ chính trực.
Còn về vụ mất tích bí mật của Cadimôđô, sau đây là tất cả những
gì chúng tôi khám phá được.
Khoảng hai năm hoặc mười tám tháng sau các sự kiện kêt thúc
câu chuyện này, lúc người ta tới căn hầm ở Môngphôcông để tìm xác Ôliviê Con
hoang vửa bị treo cổ hai ngày trước và được vua Sáclơ VII ban ân cho phép chôn
cất mồ yên mả đẹp ở Xanh Lôrăng, giữa các khung xương ghê rợn, họ thấy có một bộ
xương ôm ghì lấy thật kỳ quặc một bộ khác. Một trong hai bộ xương, vốn là đàn
bà, còn sót lại vài mảnh vụn áo dài bằng thứ vải trước kia màu trắng, quanh cổ
đeo chuỗi hạt trân châu củng chiếc túi con bàng lụa, đính hạt cườm xanh, mở
toang và rỗng không. Đồ vật chẳng đáng gì nên tên đao phủ có lẽ không thèm lấy.
Bộ xương kia ôm ghì lấy bộ xương này là đàn ông. Người ta thấy cột xương sống
nó cong lệch, đầu rụt xuống, giữa xương bả vai và chân nọ ngắn hơn chân kia, vì
không hề có vết gãy ở xương sống gáy, cho nên rõ ràng nó không bị treo cổ. Vậy
người có bộ xương này đã tới đó, rồi chết ở đó. Khi người ta định gỡ ra khỏi bộ
xương nó đang ôm chặt, nó liền tan thành bụi.
1. Trích đoạn một câu thư của Horaxơ.
1. Đômơri (1776 - 1832): Tướng Pháp, năm 1814, chịu trách nhiệm
bảo vệ Vanhxen.
1.Cung Tuylơri... Philibe Đơloócmơ; Tuylơri là cung vua cũ ở
Pháp, do kiến trúc sư Đơloómơ (1510 - 1570) bắt đầu xây từ năm 1564. Cung bị
cháy năm 1871 và sau đó bị phá hủy hoàn toàn.
2.Moralitê, xôti và phấcxơ hay tuyệt: morallité là một loại
hình sân khấu thời trung cổ, đề tài tôn giáo, nhân vật là biểu tượng.
Xôti: Loại hinh sân khấu, nhân vật đều cuồng dại.
Phácxơ: Loại hình sân khấu, nhân vật là hề.
3.Ngày Lễ vua và Hội cuồng đãng: Ngày lễ vua tức là ngày lễ
Chúa hiến hiện, mùng 6 tháng giêng hàng năm.
Hội cuồng đãng là một ngày hội thời trung cổ, sau này bị thủ
tiêu vì thói tục quá trớn.
1. Patruy (1604-1681) luật sư Pháp, bạn thân của Boalô. Bài
chúc từ óng đọc lúc được vào Viện hàn lâm hay đến nỗi, từ đó về sau, thành lệ
ai được bầu vào Viện, đều phải có diễn văn cảm tạ như vậy.
1. Lơconuy: tên người này, Lecornu, còn có nghĩa là người mọc
sững.
2. Cornutus et hirsutus: đầu mọc sửng và tóc bdm xờm.
1. Tybulde ad dados: Hỡi Tibô, hỡi quân xúc xắc.
2. Seu de pellibus grisis íòurratis: Hoặc lót da màu xám.
1. Quatuor denarios: Bốn đồng đơniê.
2. Aut unum bombum: Hoặc một quả bom.
3. Post équitem sedet atra cura: Sau lưng ky sì đang ngồi, nỗi
lo buồn đen tối. (một câu thơ của Horaxơ).
1. Stare in dimidio rerum: Thường thường bậc trung bình.
1. Hôme: nhà thơ Hy Lạp (thế kỷ 9 trưốc công nguyên) được*
coi ]à tác giả của các trường ca Iliat và Ôđyxê.
1. Alarabes de cavallo... buen échar: Kỵ sĩ Á Rập - Cử động bất
lực - Đeo gươm, còn cổ - Đeo nỏ bắn tài.
1. Tota vía, cheminum et viaria: Tất cả các đường ngang ngõ tắt
và lối đi.
1. La buona mancia, signor! Labuona mancial: Bố thí cho con,
lậy ngài! Bố thì cho con (tiếng Ý).
1. Senor caballero, para comprar un pedaso de pan\: Ngài hiệp
sĩ, cho con đủ mua miếng bánh (tiếng Tây Ban Nha).
2. Facitote caritatem: Bố thí cho con.
1. Ondé vas, hombre!: Anh kìa, đi đâu đấy? (tiếng Tây Ban
Nha).
1. Xtradivariúyt (1643-1737): thợ đàn nổi tiếng người Ý.
2. Hombre, quita tu sombrero: Anh kia, bỏ mũ xuống (tiếng Tây
Ban Nha).
1. Simerơ: quái vật thần thoại, nửa sư tử, nửa dê, đuôi rồng,
miệng phun lửa, bị Benlêrôphông cưỡi trên thần mã Pêgađơ giết chết.
1. Quando las pintadas aves - Madas stán, ayla tierra....:
Khi đàn chim sặc sỡ - Đều im tiếng, còn trái đất.
1. Iỉiát: Trường ca của nhả thơ Hy lạp, Hômerơ, gồm 24 ca
khúc, kể lại chuyện chiến đấu trước thành troa.
Rômăngxêrô: tuyển tập dân ca Tây Ban Nha, thuộc thời kỳ tiền
cổ điển, kể lại những phong tục cổ xưa nhất của đất nưốc.
1. Văngđan: Một chi giống người Giécmanh cố.
1. Tháp Baben: Cái tháp cao dần ở trong Kinh thánh. Con Nôê định
xây tháp ấy lên tận trời, song Thượng đế lầm cho những ngưòi leo tháp ấy nói
sai tiếng, không hiểu nhau, nên thất bại.
2. Pendent opera interrupta: Công trình dở dang vẫn đình chì.
1. Vùng Rôman: V.Hugo chú thích: "Cũng thuộc vùng này
còn có các tên gọi là Lómbácđi, Xắcxông và Bidăngxơ, tùy theo địa phương, khí hậu
và chủng loại. Đó là bốn nền kiến trúc chị em và song hành, mỗi cái đều có đặc
tính riêng, nhưng cũng xuất phát chung một nguyên tắc là hình cung tròn.
Facies non omnibus una,
Non diversa ỉamen, qualem, atc"
(Hai câu thơ tình này trích trong cuốn Biến hóa của nhà thơ
Oviđơ, có nghĩa là:
Vẻ ngoài không giong nhau ở mọi cái Mặc dù không khác nhau,
kê như, vân vân).
1... vùng Phục hưng: V.Hugo chú thích; "phần chóp tháp
chuông này vốn là phần đã bị sét thiêu cháy năm 1823".
1. Carcer Glaucini: 0 đây, V.Hugo gán cho nhà thd Xanh Đờni
Đuy Pa những điều mà sử gia Đuy Brơn kể về nhà thở Xanh Đờni La Sactrơ sẽ được
xây dựng trên miếng đất cũ của nhà ngục Xanh Đởni, còn được gọi là Cacrcer
Glaucini (nhả ngục Glôxini).
1. Épitaphium Ludovici Grossi: Văn bia của Luy Lơ Grô.
1. Métxido: Tháng mười của cộng hòa lịch nước Pháp.
1. Altare pigrorum: Bàn thd của bọn lười.
2. Rixa príma causa vi num optinum potatum: Nguyên nhân đầu
tiên của vụ đánh nhau: rượu nho ngon nhất đã đêm ra uống.
1. Ubi deíuil orbis: ơ đó dừng lại cái vòng tròn (tức cái
vòng tròn kiến thức nói ở đầu câu).
2. Fas: Hợp pháp; Nefas: Bất chính
1. Aliquae magnates mulieres quae sine scandalo evilari non
possunt: Vài bà lốn mà nếu gạt ra thì sẽ sinh chuyện.
1. Abbras beati Martini: Tu viện trưởng ở Xanh Máctanh.
1. Alabri côchie: Cây mơ, tiếng Pháp là: Vabricotier. Viết
tách rời, theo kiểu chơi chữ, sẽ thành: A l’abri-cotier, có nghĩa là nhả ông
Côchiê.
1. Hipôcratét: Thầy thuốc giỏi nhất thdi cổ đại (460- khoảng
377 trước công nguyên).
1. Credo in Deum: Tin vào Chúa.
Dominum nostrum: Chúa của chúng ta.
1. Erras, amice Claudi: Nhầm rồi, ông bạn Clôđơ ơi.
2. Peristera: Từ Hy Lạp cổ nảy có hai nghĩa: 1) bồ câu; 2) cỏ
roi ngựa.
2. Dignitas quae cum non exigua... conjuncta ét! Chức tước có
kèm theo quyền hành cảnh sát to lớn và nhiều quyền lợi củng đặc quyền.
1. Liên ổoản bảo vệ công ích: nhân danh "công ích",
vào cuối năm 1464, nhiều chư hầu liên minh với nhau để chống lại vua Luy XI.
Nhà vua tạm thời chịu thua và ký hiệp ước Côngplăng, nhưng sau đó đã giành lại
những thứ đã nhượng bộ.
1Ể In prima instantia: được xét xử trước tiên.
1. Lex duri carminis: Văn bản pháp luật vốn nghiêm khắc.
1. Hercle!. Ôi Hecquyn! (tiếng rủa).
2. Forte scutum, saỉus ducum: Huy hiệu lớn, lời chào của các
thủ lĩnh.
3. Tuum est: (lâu đài nảy) là của bạn.
2. Bả Nữ đồng trinh: Tức Gian Đa, nữ anh hùng cứu quốc người
Pháp (1412 - 1431) bị quân xâm lược Anh thiêu sống tại Ruăng.
1. Săngtơphlơri: Tiếng Pháp có nghĩa là ca hát nở hoa.
2. Concedo: Đông ý như vậy.
1. Pater: Đức Chúa cha.
Ave Maria: Lạy đức bà Maria.
Credo in Decum patrem omnipotentem: Tôi tin ở Chúa, Đức Chúa
cha quyền uy tuyệt đối.
1. Veramente, queste rotisserie sono cosa stupenda: Quả thật,
các hàng thịt quay đó là điều khủng khiếp.
1. Emen - hêtẵngỉ: Đó và kia! Xigiêani: Tên một vị thần.
1. Quibusdam marmosetis: dăm đứa ranh con.
1. Per ipsum, et cum ipso, et in ipso!: do đó, và cùng nó và ở
nó. (Câu này cùng với các câu Emen - hêtan! Hax, pax, max! Och! Ochĩ... đều là
các câu thần chú, dùng đê đi dự dạ hội phù thủy, cùm quỷ sứ, chống vết thương
chó dại, đuổi rận...).
1. Nudus vinctus... per pedes: trần truồng, bị chói chặt,
trăm đồng tiền phạt, treo lộn đầu.
1. Diaỉogus de energia et operatione doemonum: Đối thoại về
năng lượng và hoạt động của quỷ sứ.
Misen Pxenluýt (1018 - 1078) chính khách vầ nhà văn xứ
Bidăngx(í, được coi là đại bác học đương thời.
1. Nallus en im locus sine genio est: vì chẳng có nơi nào mà
lại không có thiên tài.
Xécviuýt Honioratuýt: Nhà ngữ pháp học và bình chú cổ văn Hy
Lạp vào thế kỷ IV.
1. Te Deum Laudamusì: Lạy Chúa, xin ngợi khen Người!
1. Sub conservatione formae speciíĩcae salva anima: dưới sự bảo
tồn của hình thức đặc biệt, linh hồn giữ được nguyên vẹn.
Raymông Luylơ (1235-1315) tu sĩ Tây Ban Nha, nhà văn và nhà
luyện đan, tác giả cuốn Arc magna (Nghệ thuật lớn) trình bày phương pháp suy luận
được xem là rất lôgích, hết sức xác đáng, một cuốn sách rất kỳ lạ về triết học
kinh viện.
1. Một câu đố chữ: quán Cô học, tiếng Pháp là La Vieille
Science. Nếu đọc theo lối chiết tự sẽ thành câu đồng âm khác nghĩa là: bà già
(la vieille) cưa (scie) cái quai (anse).
1. Coníiteor: Tôi xin thú tội
1. De Ẽguris régularibus et irregularibus: các hình ảnh (tu từ)
bình thường và bất bình thường.
1. Đồng êquy: giá trị đồng tiền Pháp thời đó như sau:
1 đồng êquy bằng ba đồng livrơ (cũng có êquy bằng 6 livrơ); đồng
livrơ, nay là đồng phrăng, tùy nơi tủy lúc định giá khác nhau.
1 livrơ hoặc phrăng bằng 20 xu.
1. Indeo, Domni, coram stryga.... executatae sint!: Cho nén,
thưa quý ngài, trước sự có mặt của con ma cà rồng đích thực, tội ác đã rõ ràng,
ý định phạm tội có sẵn, nhân danh giáo đường thần thánh Đức bà Paris, có toàn
quyền quy định di sản, xét xử mọi việc, cả đại hình lẫn tiểu hình, trong cái cù
lao không một vết nhơ của Khu thành cũ này, do nội dung của những cái hiện diện,
chúng tôi tuyên bố yêu cầu, thứ nhất, một số tiền bồi thường; thứ hai, phải chuộc
tội trước cổng lớn nhà thđ Đức bà; thứ ba, một phán quyết theo đó, hoặc trên quảng
trường thông thường vẫn gọi là Grevơ, hoặc trên quãng cù lao đi ra sông Xen, gần
đầu mỏm vưdn uyển, con ma cà rồng này và con dê của nó phải được hành hình!
1. Lasciate ogni speranza: Hãy bỏ lại mọi hy vọng (trích đoạn
một câu khắc trên cổng địa ngụt-, trong chương Địa ngục, của cuốn Thần khúc của
Đantê).
1. Cái đuôi: Cơ Ảng Bri tiếng Pháp là Queue-en-Brie; queue
'là cái đuôi.
1. ...Non timebo millia... salvum me fac, Deus! Ta sẽ không hề
sợ hàng ngàn con ngưởi đang vây quanh ta; hỡi thượng đế, hãy đứng dậy; lạy
Chúa, hãy cứu vớt con, ...Salvum me fac... animam mean: Lạy Chúa, hãy cứu vớt
con, vì nước ngấm tận linh hồn con rồi.
1. De ventre inĩeri... circum dedit me: Từ lòng địa ngục, ta
kêu lên và ngươi đã nghe thấy tiếng gọi của ta. Và ngươi đã vứt ta xuống vực thẳm
giữa lòng biển cả, rồi sóng nước bao quanh ta.
2. Kyric Eleison: Lạy Chúa, hãy thương xót chúng con.
1. It est cibi, potus, somni, Venus, omnia moderata sint: Miễn
là thức ăn, thức uống, giấc ngủ, Vệ nữ, mọi cái đều phải điều độ.
1. Phigarô: Nhân vật hài kịch của nhà văn Pháp Bômácse
(1732-1799) giữ vai chính trong các vở Người thợ cạo thành Xêviơ và Đám cưới
Phigarô. Y là thợ cạo cho bá tước Anmaviva, rất thông minh, khéo léo, mưu mẹo,
thích chỉ trích và chế giễu cay chua mọi thói hư tật xấu của chế độ cũ, tượng
trưng cho giới bình dân chống lại mọi đặc quyền quý tộc.
1. Taurinum obsessor idem et obsessus: Tấn công thành Tuyranh
đồng thời bị vây hãm.
1. Adversus avaritiam: chống keo kiệt - Đây là tên một tác phẩm
trào phúng chế giễu lối sống xa hoa của người La Mã, do linh mục Xaviêng
(390-484) viết.
Chú thích:
[1] Lần xuất bản năm 1832 gồm hai tập.
[2] Trích đoạn một câu thơ của Horace.
[1] Đômơrin (1776 – 1832): Tướng Pháp, năm1814, chịu trách
nhiệm bảo vệ Vanhxen.
[2] Cung Tuylơri … Philipbe Đơloócmơ (1510 – 1570) bắt đầu
xây từ năm 1564. Cung bị cháy năm 1871 và sau đó bị phá hủy hoàn toàn.
[1] Bàn chuyện hôn nhân giữa Thái tử và Margơrít Đờ
Phlăngđrơ; Margơrít Đờ Plăngđrơ hoặc Margơrít Đ’Ôtrisơ, lúc này mới ba tuổi, là
con gái hoàng đế La Mã Nhật nhĩ man Mắcximiliêng I, người đã giao tranh với vua
Pháp Luy XI và đã nhường cho vua Pháp hai xứ Picarđi và Buôcgônhơ theo hiệp ước
Arát.
Thái tử là con vua Luy XI, sau thành vua Sáclơ VIII, lúc nảy
mười hai tuổi. Hiệp ước Arát đã tạo cơ hội cho hai bên đính hôn lúc này, nhưng
về sau, Sáclơ VIII đã khước hôn.
[2] Moralitê, xôti và phácxơ hay tuyệt: Môralitê là một loại
hình sân khấu thời trung cổ, đề tài tôn giáo, nhân vật là biểu tượng.
Xôti:Loại hình sân khấu, nhân vật đều cuồng dại.
Phácxơ: Loại hình sân khấu, nhân vật là hề.
[3] Ngày Lễ Vua và Hội Cuồng đãng: Ngày lễ vua tức là ngày
Chúa hiển hiện, mùng 6 tháng giêng hàng năm.
Hội Cuồng đãng là một ngày hội thời trung cổ, sau này bị thủ
tiêu vì thói tục quá trớn.
[4] Lễ trồng cây tháng năm: Lễ này tổ chức ngày đầu tháng, trồng
cây xanh tốt, có tết dải lụa, trước nhà, để chúc mừng chủ nhà.
[5] Mixtera: Loại kịch lấy đề tài tôn giáo.
[1] V. Hugo chú thích: "Từ gôtích, với ý nghĩa thường
dùng, hoàn toàn không chính xác, nhưng hoàn toàn được thừa nhận. Do đó, ta cũng
tiếp nhận và như mọi người, ta dùng nó để chỉ nền kiến trúc của nửa sau thời
trung cổ, lấy vòng cung nhọn làm nguyên tắc, nó tiếp nối nền kiến trúc của thời
kỳ đầu, lấy vòng cung tròn làm mẫu mực".
[1] Giăng Vô Thổ (1167 - 1216): Vua nước Anh từ 1199 đến
1216. Hồi trẻ, ông nổi loạn chống lại vua cha, rồi giết cháu để cướp ngôi, bị
vua Pháp Philip Ôguýt kiện ở tòa Nguyên lảo nghị viện, ông bị kết án mất quyền
cai quản các thái ấp ở Pháp, ông định giành lại nhưng bị thua trận. Trở về nước
Anh, ông đành ban quyền tự do cho các quý tộc và thị dân tư sản.
[1] Gargăngtuya: nhân vật chính trong cuốn sách cùng tên của
Rabơle (1534), là người khổng lồ rất tham ăn.
[1] Vào thời trung cổ ở Pháp, tùy theo cách xưng hô mà ta có
thể phân biệt nhân vật thuộc giai tầng nào. Nếu gọi là maître, ở đây tạm dịch
là thày, bất kể làm nghề nghiệp gi, nhân vật đều thuộc về một hội đoàn tôn giáo
nào đó. Nếu gọi là messire, ở đây tạm dịch là ông, thì nhân vật là thế tục. Còn
madame, ở đây tạm dịch là lệnh bà hoặc bà, phu nhân dành cho đàn bà quý tộc, dù
có hoặc chưa có chồng. Còn đàn bà thuộc giới thị dân thì gọi là mademoiselle, ở
đây tạm dịch là chị hoặc cô hoặc mụ.
[4] Tybulde aleator: Hỡi Tibô, tay chơi xúc xắc.
[5] Gilbertus de Soliaco: Ginbe Đờ Xuyly.
[6] Saturnalitias milimus ecce nuces: "Hãy xem đây, ta
ném cho người các quả hồ đào ngày hội phóng đãng". Đây là một câu trong tập
Thơ phúng thích của Mácxin, nhà thơ Y (khoảng năm 40-104). Trong các ngày hội
phóng đâng tế thần Xatuyanơ ở La Mã, người ta lấy hồ đào ném nhau.
[7] Cum tunicus grisis: Với tấm áo cánh mầu xám.
[8] Nec deus intersit: Đây là câu thơ trong tập Nghệ thuật
thi ca của Horaxơ;
[9] Êvoe, Jupiter! Plaudite, cives! Êvoê Giuyptiel Hỡi các
công dân, hãy hoan hô. (Ẻvoê là tiếng hò reo, hoan hô của các nữ tu thờ thần rượu
vang Bacquýt khi làm lễ tế thần. Giuypite là vi thần đứng đầu các than linh).
[10] Nôen! Nôen! là tiếng hoan hô của dân chúng ngày xưa trước
các sự kiện, nhất là thắng lợi chính trị.
[11] Arian: Theo thần thoại Hy Lạp, Arian là con gái Minô, đã
cho Têdê sợi chì, nhd đó chảng ra khỏi mê cung, sau khi giết được quái vật
Minôtơrô. Đen nay, thành ngữ Sợi chỉ Arian ám chỉ phương tiện hướng dẫn ta, ngọn
đuốc soi sáng trí tuệ ta.
[12] Saripdơ và Xyla: là xoáy nước và đá ngầm nổi tiếng ở eo
biển Mexin, khiến các thủy thủ xưa kia rất khiếp sợ, vì tránh được cái này thì
lại xô vào cái kia. Thành ngữ: Rơi tử Saripdơ sang Xyla có nghĩa như tránh vỏ
dưa, gặp vỏ dừa.
[13] Bibamus papaliter: Ta cùng uống như đức giáo hoàng.
[14] Timángtơ: họa sĩ Hy Lạp (thế kỷ 4 trước công nguyên) tác
giả bức tranh Lễ hiến tế Iphigiêni, có vẽ nhân vật Agamennông phủ vải che mặt.
[15] Tơniê: Họa sĩ xứ Phlảngđrơ, gồm hai cha con, Tơniê già:
(1582-1649) và Tơniê trẻ (1610-1690) chuyên vẽ cảnh sinh hoạt bình dân xứ
Phlăngđrơ, nơi quán rượu, hội chợ... với tính hiện thực mạnh mẽ.
[16] Xôvơ... Biô: Giôdép Xôvơ (1653-1716): Nhà toán học và vật
lý học Pháp, dù điếc, đã phát minh ra môn âm nhạc âm hưởng học. Giăng Báptixtơ
(1774-1862): nhà vật lv và thiên văn học Pháp.
[17] Am chỉ Napôlêông Bônapartơ.
[18] Pôlyphem: Nhân vật thần thoại, nổi tiếng nhất trong bọn
khổng lồ độc nhỡn, bị Uylixơ đâm mù mắt.
[19] Nadông-. còn gọi là Ôviđơ (Publius Ovidius Naso - 43 trước
công nguyên - 17 sau công nguyên) nhà thơ Latinh, tác giả các tập Biến hóa, Nghệ
thuật yêu thương. Ông là bạn của các nhà thơ Viêcgilơ và Horaxơ. Được vua Ỏguyxtơ
che chở rồi thất sủng, và chết trong lúc bị lưu đầy, không phải ở Mátxcơva như
V.Hugo viết ở đây, mả tại Tômi, một thành phố của xứ Mêdi, tức Côngx- tăngda của
Rumani ngày nay.
[20] Besos para golpes: Cái hôn trả nợ trận đòn.
[21] Ăngđaludi: Một vùng ở miền Nam Tây Ban Nha.
[22] Dân Bôhêmiêng-. Những người dân lang thang, mà người ta
tưởng là quê quán ở Bôhêm, một vùng ở Tiệp Khắc, sống độ nhật bằng nghề bói
toán, ăn xin, ca múa rong, quỷ thuật... Họ còn được gọi bằng những tên khác nữa,
như dân di gan hoặc ditan, dân danhgara danhgarô danhgari (theo tiếng Ý) và
trong cuốn truyện này là dân Ai Cập (mặc dù họ không phải người nước Ai Cập).
[23] Un coữe de gran riqueza... de espantar: cái hòm đắt tiền.
Làm bằng cái cột - Cờ mới ở trong - Vẽ hình khủng khiếp.
[24] Gaỉilê: Một vùng d bắc xứ Palextin.
[25] Hécmét: Hécmét Trimêgixtơ là tên Hy Lạp của thần Ai Cập
Thôi, tác giả của tác phẩm huyền bí về phủ thủy, chiêm tinh, luyện đan.
[26] Nicôla Phaìamen: Một nhà văn cử khôi ở Khu đại học Paris
(1330 - 1418) khá giàu, từng cúng nhiều của cải vào nhà thờ Xanh Giắc Đờ La
Busơri. Do đó dân chúng hư truyền là ông tim ra bí mật phép luyện đan, nên mới
giàu có như vậy.
[27] Salve, salve, marisstella!: Cứu khổ cứu nạn, hỡi ngôi
sao biển.
[28] Vuyncanh: Thần lửa và kim khí của ngưdi La Mã, con trai
thần Guypite vá Giuynông, chồng của thần Vệ nữ. Sinh ra vốn xấu xí, cổ quái,
Vuyncanh bị mẹ đẩy tử đỉnh núi Ỏlanhpơ ngã xuống đảo Lennốt, nên bị què chân.
Thần lập bễ lò rèn dưới chân núi lửa Etna, cùng bọn khổng lồ độc nhỡn Xiclôpơ,
làm ra sét cho Guypite.
[29] Cung điện thần kỳ: Một khu phố của Paris cổ, khoảng giữa
các khu phố Chợ và ngoại ô Xanh Đơni hiện nay, trên mảnh đất của các phố
Đamietơ và phố Lò rèn, gần phố Rêômuya. Bọn ăn mày tụ tập ở đó cho tới năm 1656
thì bị vua Luy XIV đuổi đi. Cái tên Cung điện thần kỳ được đặt ra để chế giễu bọn
ăn mầy dưới quyền cai quản của vua ăn mày xưng danh Côexrơ đại vương; (...)
[30] Satơlê: trụ sở của các đại diện Pháp đình hoàng gia ở
Paris.
[31] Miken Angiơ (1475 - 1564): họa sĩ Ý. Calô (1592 - 1635):
họa sĩ Pháp.
[32] Edôpuýt, H.meruýt, Mecquyariúyt: Đây là tiếng Latính của
các tên thường gọi là Êdốp, Hômerơ, Mécquya.
Edốp (thế kỷ 9 trước công nguyên)'. Nhả thơ ngụ ngôn Hy Lạp.
Hômerơ (thế kỷ 9 trước công nguyên): Nhà thơ Hy Lạp. Mécquya: Thẩn hùng biện,
thương mại và trộm cắp.
[33] Et omnia in phiỉosophia, omnes in philosopho
continentur: Và triết học chứa đủ mọi thứ, triết gia chứa đủ hạng người.
[34] Quypiđô: Thần Ái tình của người La Mã.
[35] Micrômêgát: Nhân vật khổng lồ, cao tám dặm, của cuốn
truyện triết lý cùng tên của Vonte (1752), từ sao Xiriúyt tới thăm trái đất.
[36] Tempus, edax homo edacior: Thời gian gặm mòn, con người
gặm mòn nhiều hơn.
[37] Quae moỉe sua terrorem incutit spectantibus: Mà khối lượng
của nó làm người xem phải khiếp sợ.
[38] Vitruyvơ: Kiến trúc sư La Mã (Thế kỷ 1 trước công
nguyên) tác giả cuốn Ve kiến trúc, rất có giá trị về nhận định tình hình kiến
trúc thời đó.
Vignôỉơ (1507-1573); Kiến trúc sư Ý, nổi tiếng về cuốn Bàn về
năm loại kiến trúc.
[39] Pảrtênông: Một ngôi đền nổi tiếng ở Aten (Hy lạp) thời cổ
đại.
[40] Erôxtratơ: Một người dân ngu dốt ở thành Êphedơ muốn bắt
chước kẻ chinh phục, lưu danh thiên cổ bằng hành động phá hoại ghê gớm là đốt
cháy đền Đian ở Êphedơ. Một trong bảy kỳ quan của thế giới. Tên hắn bị cấm
không được nhắc đến.
[41] "Còn tuyệt hơn là chiều dài, chiểu rộng, chiều cáo
và kiến trúc"! V.Hugo chú thích như sau: "Lịch sử Pháp quốc giáo hội,
quyển 2, hồi 3, trang 130, phầnl".
[42] Cận đế quốc hoặc đế quốc Bigiăngxơn là tên gọi đế quốc
La Mã, bắt đầu từ vua Côngxtãngtin và đế quốc Phương Đông, bắt đầu từ vua
Têođô, cho tới khi quân Thổ Nhĩ Kỳ chiếm được Côngx- tăngtinôp vào năm 1453.
[43] Cáclôvanhgiêng: hoặc Carôlanhgiêng, dòng vua thứ hai của
nước Pháp (751-987) lấy tên là Sáclơmanhơ, bắt đầu tử Pêpanh Lơ Brép tới Luy V.
[44] Phỏng dịch câu thơ tiếng Pháp nguyên văn là: Le mur
murant Paris rend Paris murmurant.
[45] Civibus íideỉitas in reges... privilegia: Sự trung thành
với nhà vua, tuy ngắt quãng vài cuộc nổi loạn, đã tạo cho các công nhân nhiều đặc
quyền.
[46] Với cung Tuylơri: V. Hugo chú thích: "Chúng tôi rất
đau lòng và căm giận thấy người ta đang tìm cách mở rộng, tu sửa, tái tạo, có
nghĩa là phá hoại tòa lâu đài kỳ diệu đó. Các kiến trúc sư ngày nay có bàn tay
quá vụng về để sờ vào các công trình tê nhị thời Phục hưng. Chúng tôi vẫn hy vọng
họ không dám làm như vậy. Và lại, việc phá hủy cung Tuylơri giờ đây không chỉ
là một hành động tần bạo khiến ngay kẻ phá hoại đền đài đang say rượu cũng phải
đò mặt, mả đó còn là một cử chỉ phản bội. Cung Tuylơri nay không chì là một kiến
trúc nghệ thuật của thế kỷ 16 mà còn là một trang sử của thế kỷ XIX. Tòa lâu
đài đó nay không còn của nhà vua, mà thuộc về nhân dân. Hãy để nó y nguyên như
vậy. Cuộc Cách mạng của chúng ta đã hai lần in dấu vết lên trán nó. Trên một cửa
hai mặt tiền, có vết trái phá ngày 10 (...)
(...) tháng tám; còn trên mặt kia, có vết trái phá ngày 29
tháng bảy. Nó trở thành thiêng liêng.
Paris, ngày 7 tháng tư năm 1831 (chú thích ìần xuất bản thứ
năm)
[47] Lơtarơ: Chủ nhật thứ tư trong tuần chay, về tháng ba.
[48] Dare aìapas et capillos laniare: Cho những cái tát và rứt
tóc mình (định thức của Matiơ Paris về một cuộc nổi loạn học trò vào năm 1229).
[49] Cappeỉles: Áo khoác ngắn.
[50] Azurini coloris et bruni: Mặc áo xanh da trời và tím.
[51] Immanis... ipse: Một bầy súc vật kỳ quái, kẻ chăn dắt lại
còn kỳ quái hơn.
[52] Malus puer robustus: Đứa trẻ khỏe mạnh thường độc ác.
[53] Axtonphơ: Hoàng tử trong thần thoại Anh, một hiệp sĩ của
truyện Rôlăng nổi giận của Ariôxtơ. Một tiên nữ tặng chàng chiếc kèn săn
"tiếng kêu đinh tai nhức óc không một sinh vật nào chịu nổi".
[54] Quasi classico excilati: Như được tiếng kèn thúc giục.
[55] Ad cupam Nostrae Dominae: Nước thánh ở nhà thở Đức bà.
[56] Hugo ĐờBơdảngxông: V. Hugo chú thích: "Hugo II de
Bisucico, 1326-1332".
[57] Ad omnem tonum: ở đủ các giọng.
[58] Eia! Eia! Claudius cum claudo!: Đi đi! Đi đi thôi! Hỡi
Clôđơ và gã thọt!
[59] De praedestinatione et libero arbitrio-. Bàn về thuyết
tiền định và tự do ý chí.
[60] Exquyỉapcr. thần y học, không những chữa bệnh mà còn biết
cải tử hoàn sinh. Theo lòi khẩn cầu của diêm vương Plutông, do ngại âm phủ ngày
cảng vắng vẻ, Giuypite ghen tức đả sai thần sét đánh chết Exquylapơ.
[61] Giămbỉicơ. Triết gia Hy Lạp (183 - 233) nghiên cứu các tập
quán Ai Cập và Canđê, rất được khoa huyền bí ưa chuộng.
[62] Epiđôruýt: Một thành phố ở Hy Lạp cổ, trên bở biển Ẻgiê,
có đền thờ Exquylapơ.
Canđê: Tên cổ của xứ Babilôni, gồm miền Nam của vùng
Mêdôpônami tức Lưỡng hà, nay là nước Irắc.
Epiđôruýt và Canđê ở đây ám chỉ y học và chiêm tinh.
[63] Xương quai xanh: Hoặc thìa khóa nhỏ, là tên một cuốn
sách phương thuật, đã nhầm lẫn gán cho vua Xalômông (trị vì khoảng năm 970 -
935 trước công nguyên, ở Do Thái).
[64] Gỉossa in epistolas D. Pauli..: Bình luận các sứ đồ thư
của thánh Pôn. Nuyrămbe, tại nhà in Angtoan Côbuyagiơ, 1474.
[65] Abbas beati Martini... insede thesaurarii. Tu viện trưởng
nhà thờ Xanh Máctanh, tức vua nước Pháp, vốn có do tập quán tu sĩ; ông ta được
hưởng món thánh lộc ít ỏi mà thánh Vơnăng được hưởng và phải nhậm chức tại nhiệm
sà của viên quản lý ngân khố.
[66] Quia nominor leo: Bởi vì ta tên là sư tử (một câu thơ của
nhà thơ ngụ ngôn Latinh Pheđrơ).
[67] Erat enim... (Gìaber Radulphus): Câu này đã được tác giả
dịch ra bằng câu kề ngay ở trên.
Glabơ Rađuynphuyt sinh ra ở Ôxerơ (Pháp) vào cuối thế kỷ X,
chết năm 1050, là tác giả tập Biên niên sử gồm năm cuốn ghi lại sự việc các năm
từ 900 đến 1046.
[68] Năm có sao chổi: V.Hugo chú thích: "Ngôi sao chổi nảy,
mà Giáo hoàng Calixtơ, chú của Boócgia, ra lệnh cầu nguyện công cộng, cũng là
ngôi sao sẽ mọc lại vào năm 1835".
[69] Auditores Castelleti: thẩm phán tòa Satơlê.
[70] Cao mười một bộ: V. Hugo chú thích: "Sổ điền địa,
1383".
[71] Corpus Christi: Mình của Chúa! (tiếng rủa).
[72] In praejudictum meretricis: Làm thiệt hại cho một gái
giang hồ.
[73] Magna voce per umbras: Câu này là trích đoạn trong tập sử
thi Enêiđơ của Viagilơ (71 - 19 trưác công nguyên): Admonel et magna testatur
voce per umbrax: báo trước và lớn tiếng bảo họ làm chứng cho trong bóng tối.
[74] Sileto et spera: Hãy im miệng và hy vọng.
[75] Tu, ora: Nhà ngươi, hãy cầu nguyện.
[76] Ludovico Magno: "Tặng Luy Đại đế", lời ghi bằng
tiếng Latinh ở cổng Xanh Đdni.
[77] Hang chuột: Tiếng Pháp là Trou aux Rast, gần đồng âm với
tiếng Latinh TU, ORA.
lẵ Non passibus aequis: Bước đi thất thểu.
[78] Tăngtan: Vua xứ Lyđi. Khi thần thánh đến thăm, muốn thử
phép linh thiêng, Tăngtan cắt chân tay con trai là Pêlốp đê lầm thức ăn mời thần
thánh. Thần Giuypite đầy ông xuống âm ti, bắt suốt đời nhịn đói, nhịn khát.
Tăngtan được biểu hiện bằng hình ảnh đứng giữa dòng sông, cứ định uống nước thì
nước lại rớt khỏi miệng, đứng dưới gốc cây, cứ định hái quả thì cành lại vươn
lên cao. Văn học dủng điển tích này để chỉ những tham vọng gần đạt tới lại bị
thất bại.
[79] Danhgari: Tức Bôhêmiêng hoặc người Ai Cập.
[80] Ale te ipsam: Mày hãy tự nuôi thân.
[81] Solus cum sola non cogilabuntur orare Pater noster: Một
mình hắn với cô ta, khó mà tin rằng hai đứa cùng đọc kinh Lạy cha.
[82] Quemadmodum: Cũng ví như.
[83] Spira, spera: Thổi đi, hy vọng.
[84] Unde? inde: Từ đâu? Từ đó?
Homo homini monstrum: người là quái vật với người.
Astra castra, nomen, numen: Tinh tú, doanh trại, tên tuổi, thần
thánh.
Mégha biblion, mégha kakón: cuốn sách lớn, tội lỗi lớn (nhà
in không có loại chữ Hy Lạp này, nên dịch giả tạm ghi lại đại khái ồ đây).
Sapere ande: dám hiểu biết.
Flat ubi vult: (linh hồn) thổi tùy nơi nó muốn.
Anaghkophaghia: chế độ kiêng khem, như chế độ của các lực sĩ.
Coelestrem dominum terrestrem dicite domnum: Chúa trời gọi là
dominum, Chúa đât gọi là domnum.
[85] Manu: có nghĩa là Nhá tư tưởng, Người điển hình, tức
Svayambuna, người được coi là tác giả cuốn Kinh đạo lý Ma nu của ấn Độ, trình
bày các nguyên lý đạo giáo Bàlamôn và có nhiều chỉ dẩn quý giá về nền văn minh
Ariát, kể từ khi thành hình tại châu thổ sông Hằng.
Dôroaxtrơ: hoặc Đaratuxtra (khoảng 660-583) nhà cải cách đạo
Ba Tư cổ đại.
[86] Averôe: Thày thuốc và triết gia Arập nổi tiếng
(1126-1198) sinh tại Ọoócdu. Học thuyết của ông nghiêng về duy vật và phiếm thần
luận nên bị lên án bỏi Khu đại học Paris và Tòa thánh.
[87] Caxiôdo: Văn sĩ Latinh, chính trị gia dưới thdi
Têôđôrích, vua dân Gốt (468 - sau 552).
[88] Fatum: Định mệnh.
[89] Tunicam dechiraverunt: áo dài bị xé rách. tunicam: áo
dài. cappettam: áo khoác.
[90] Graecum est, non ìegitur: đó là tiếng Hy Lạp, người ta
không đọc nữa.
[91] Cum meo laquasio: có kẻ hầu.
[92] Pie ƯAtxommơ và Baptixtơ Crôcơ - Oadông: (Pierre
1’Assommeur et Baptiste Croque - Oison) có nghla như là: Pie kẻ đánh chết ngxrời
và Baptixtơ nhai ngỗng con.
[93] Qui non laborat non manducet; Ai không làm, không ăn.
[94] Adoorsum stimulos... pedicas, boias: Xiên nhọn, sắt
nung, thập tự, vòng kép. Dây trói, xích chằng, nhà tù, xiềng, gông, cùm kẹp.
[95] Stryga vel masca: Ma cà rồng hoặc mặt nạ.
[96] Các câu tiếng Latinh này đã được tác giả dịch bằng các
câu viết kể trên.
[97] Các câu tiếng Latinh này đã được tác giả dịch bằng các
câu viết kể trên.
[98] Olim truncus íĩculnus: Xưa kia, tôi là thân cây và.
[99] Eduensis épiscopus: giám mục Otoong.
[100] xu bằng 15 đơniê, hoặc 5 xãngtim (tiền Pariss cao hơn
tiền Tua, nên 1 xu tiền Paris bằng 15 đơnniê, còn 1 xu tiền Tua chỉ bằng 12
đơniê).
1 đuđanh bằng 1 xu tiền Tua, tức 12 đơniê.
[101] Eheu! Bassa latinitas!: Chao ôi! Thứ tiếng Latinh đê tiện.
[102] Nego: Tôi khước từ điều đó.
[103] I nune, anima anceps, et sit tibi Deus misericors! Hỡi
linh hồn bất định, bây giờ hãy đi đi, và cầu Chúa từ bi thương xót ngươi.
[104] Omnes gurgites... transierunt! Mọi gió xoáy, sóng dâng
của ngươi đều trần qua ta.
[105] Fortur ate senex: Lão già sung sướng thay!
[106] De cupa Petrarium: về việc xẻ đá.
[107] Luxuriosa res vinum et tumultuosa ebrietas: Rượu vang
và cơn say cuồng loạn đều là trò dâm dật.
[108] Vinum apostatare facit sapientes: Rượu vang khiến ngay
cả các hiền triết cũng bội giáo.
[109] Te Deum: Lạy Chúa.
[110] Dekémbolos: Vũ trang mười mũi nhọn ở mũi thuyền (tiếng
Hy Lạp).
[111] Muyxađetơ: Kẻ hướng dẩn các nữ thần nghệ thuật.
[112] Pulsus crever, anhelans, crepitans, irrégularis: mạch đập
nhanh, hổn hển, thình thịch, không đều.
[113] Ut apes geometriam: Như bình lọc đối với loài ong.
[114] La creatura bella bianco vestita (Dantê): Cô gái xinh đẹp
mặc đồ trắng - Đây là câu thơ của Đantê.
13/10/2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét