Bay lên từ dòng đất
Câu thơ giới thiệu khá hồn nhiên, khiến cho người đọc hưng phấn chú ý, với cái tên êm dịu ngọt ngào: “Nơi gửi gắm yêu thương” là tập thơ đầu tay của nhà thơ Hoàng Minh Luyện.
Cuộc sống của con người đa dạng và phong phú, tâm tư tình cảm con người cũng phong phú đa dạng, mỗi người mỗi vẻ được thể hiện bằng những vần thơ cá biệt khác nhau. Với Minh Luyện lấy thơ là nơi gửi gắm yêu thương, gửi gắm những gì tốt đẹp nhất trong cuộc sống đời thường; không đắng cay không trăn trở không lỡ dở duyên tình… Có lẽ nhà thơ đã mãn nguyện tràn đầy hạnh phúc chăng? Hơn 50 bài thơ trình làng chủ yếu là thể thơ tự do còn lại lại là thơ lục bát các thể khác cũng không đáng kể; Tác giả đã thể hiện rõ nét chủ đề của tập thơ là “Nơi gửi gắm yêu thương” của mình với nội dung gửi gắm ở nhiều góc độ khác nhau.
Nhà thơ ca ngợi Quê hương đất nước con người Việt Nam; Tình yêu hạnh phúc gia đình và sâu đậm hơn là những ước mơ những cảm xúc riêng tư về tình người, tình thơ. Những nội dung đó trong thơ ca không mới, nó cũng không cũ khi nghệ thuật thể hiện của các nhà thơ biết đổi mới. Cảm xúc về quê hương tác giả gửi gắm vào con sông quê bằng những ký ức mặn mòi xa xưa:
(Con sông quê)
Năm tháng qua đi, cảnh vật đổi thay nhưng hình ảnh con sông quê vẫn đẹp mãi trong tâm hồn nhà thơ:
Chẳng những dòng sông mà cả hương lúa đồng quê cũng da diết sâu nặng trong lòng tác giả. Cái háo hức của phiên chợ Giá, sự vô tư hồn nhiên của tuổi mười lăm, niềm say mê với lễ hội mùa xuân, nỗi bâng khuâng trước cơn mưa rào mùa hạ… là những nỗi niềm sâu lắng của nhà thơ đối với quê hương:
(Tìm về)
(Tuổi mười lăm)
Và đây nữa:
Hồn mình đọng lại trong thơ đó
Một chút say thôi cũng đủ mong.
Con sông quê xưa, cây cầu Giá la đà
Trên cánh đồng Hưu, mẹ ngồi vơ dạ
Mênh mang một dải sông thơ
Đò ngang gác mái ngẩn ngơ giọng hò
(Tìm về)
Chợ Giá một tháng sáu phiên
Cô em xóm Trại có lên anh chờ…
Hay:
Má hồng đỏ lựng triền đê
Mắt em đựng cả chiều quê êm đềm…
Hội làng đã mở chưa em
Để anh gác mái thuyền xăm trở về
Khăn hồng một mảnh chung chiêng
Bơi trong ánh mắt ngả nghiêng sân đình.
(Bao mùa hát đúm)
Nhưng sâu đậm và mạnh mẽ nhất là những vần thơ tác giả viết về quê hương đổi mới ngày nay. Không da diết bâng khuâng hoài niệm thổn thức về quá khứ, mà hừng hực hào khí của cha ông thủơ trước, hiên ngang hùng vĩ của núi sông, ấm áp mặn nồng của tình đất, ngọt ngào tình người từ ngàn xưa, gấp gáp hối hả vươn tới của thời nay, tình yêu quê hương của tác giả như bốc cháy trong bài thơ:…
Tứ thơ bay lên
Sừng sững hiên ngang
Dãy Tràng Kênh hùng vĩ
Nhiệt điện Tam hưng
Xi măng Minh Đức
Thị trấn bừng lên
Mặt trời đỏ rực…
Theo con tàu vượt nẻo trùng dương…
(Viết từ Minh Đức)
Nhịp điệu bài thơ bừng lên rồi hạ xuống, nhẹ nhàng êm dịu, lắng đọng lại một tình yêu sâu thẳm, câu thơ yêu thương bay lên từ lòng đất mà nhà thơ đã “đào” được thật hay.
Đất nước con người trong thơ Chị cũng thắm đậm tình người, nhân ái yêu thương qua các bài: Nhớ về Anh, Nơi hát khúc quân hành, Đi vào huyền thoại, Viết về chị yêu thương… có những câu thơ làm ta suy tư trăn trở:
ở nơi đây một miền sương gió
Có bao giờ anh trăn trở cho anh
Một cái tên trên mộ vô danh
Một giấc ngủ yên lành bên đồng đội
(Nhớ về Anh)
Xin cảm ơn nhà thơ đã nhắc chúng ta hãy luôn nhớ về quá khứ, trang sử hào hùng của dân tộc; Và cả trong hiện tại tình yêu tổ quốc, lòng tự tôn dân tộc của nhà thơ cũng thật dứt khoát mãnh liệt:
Dẫu có phải ngàn đêm thức trắng
Tìm lại trong ta Tổ quốc yêu thương
Chiến công này không chỉ của riêng anh
Của cả chúng tôi người hâm mộ vô danh…
(Người hùng dân tộc)
Bài thơ khắc họa không khí say mê cuồng nhiệt chiến thắng của đội tuyển bóng đá Việt Nam rất chân thực, sôi động háo hức hạnh phúc, tự hào “Người hâm mộ vô danh” câu thơ thật hay và ý nghĩa. Trở về với đời thường với gia đình những vần thơ của tác giả lại khác hẳn, tươi tắn dịu hiền trừu mến yêu thương tràn đầy hạnh phúc:
Yêu thương ơn đức ông chồng
Bình yên biển lặng bến mong thuyền về
(Bến chờ)
Còn gì thương nhớ bằng khi Ông Bà phải xa đứa cháu yêu quý của mình, bâng khuâng không sao quên được, nỗi nhớ mong da diết:
Bống về Hà Nội xa xôi
Chiếc giường khoảng trống, chiếc nôi… ru giường
Mỗi ngày là mỗi nhớ thương
Bà ra của ngóng trông đường ai qua…
(Bống ơi)
Những vần thơ đó man mác nỗi buồn trong thương yêu nhưng cũng thật hạnh phúc. Cũng như bài “Mẹ Tôi” nhà thơ gửi gắm lòng mình vào những vần thơ thương cảm bùi ngùi, Mẹ đã đi xa những kỷ niệm xưa hiện về dồn dập xót thương, tưởng như mẹ vẫn còn đâu đây, ấn tượng nhất về mẹ của tác giả là miếng trầu cay là nỗi lận đận vì hiếm con trai, long đong vất vả cả đời vì chồng, vì con, như thân cò thân vạc lặn lội ven sông để nuôi con khôn lớn lên người. Nhà thơ thầm cảm ơn Mẹ, tự hào về mẹ bằng lòng kính trọng thương nhớ khôn nguôi:
Hương trầu ấm, lá trầu cay
Mùi thơm của mẹ tháng ngày theo con
Trước bàn thờ mẹ vong linh
Con têm dăm miếng trầu xinh dâng người.
(Mẹ Tôi)
Các bài viết về gia đình tuy không nhiều nhưng hồn thơ sâu nặng mặn mà, toát lên niềm hạnh phúc yên vui bình dị đầy hương vị yêu thương như các bài: Bến chờ, Sắc thu, Lòng Mẹ, Nơi Bố về, Ngất ngư hai đầu... hạnh phúc và vui sưóng, nhà thơ như thấy mình trẻ lại tuổi thanh xuân:
Các con mang về cho mẹ tuổi đôi mươi
Rồi mầm sống cứ vươn chồi xanh mãi
(Lòng mẹ)
Hay:…
Em sẽ dấu mùa thu đi mãi
Vít màu xanh nhuộm má tóc mềm…
(Sắc thu)
Nhưng khi buồn thì vần thơ của chị cũng day dứt đau thương, tím lịm trời chiều, chia sẻ nỗi niềm cay đắng mất con của người bạn:
Ráng chiều đỏ bóng hàng cau
Hoàng hôn nhuộm tím nỗi đau cuộc đời
Các con ơi ở đâu rồi
Sao không bên mẹ lúc trời bão giông?…
(Con ơi)
Lạc quan yêu đời và tình yêu cuộc sống thiết tha, đam mê thơ ca mãnh liệt tác giả nâng hồn thơ mình bay lên từ lòng đất Thủy Nguyên ấm áp mặn nồng. Những khát khao, những ước mơ cũng dội về theo mỗi bước chân bởi vì: người yêu thơ suốt đời đa cảm, chiếc lá vàng rơi cũng bảng lảng tâm hồn. Một dòng sông, một con đò, một nhành hoa dại, một vành trăng khuyết, một ánh mắt, một câu thơ, một lời nói cảm thông, Một mảnh trời riêng nhỏ bé mong manh… đã làm nhà thơ xao xuyến tâm hồn rạo rực trái tim, ẩn vào những vần thơ đa cảm trữ tình mơ mộng vấn vương như những bài:
Trăng, Tình si, Tình Anh, Giao thừa, Tình hoa dại, Có một dòng sông, Bàn tay ấy, Nếu phải xa nhau… Có những ý thơ hay và thật lãng mạn:
Sao không ghép lại hai vành khuyết
Có một vầng trăng sóng sánh xanh
(Trăng)
Hay:
Gieo hồn đắm đuối về phương ấy
Nỗi nhớ tình si khéo ngẩn ngơ
(Tình si)
Và cao hơn nữa khi:
Cầm bàn tay ấy trong tay
Nghe như trái đất ngừng quay trong mình
Nắng chiều gió nhẹ rung rinh
Ôi trong sâu thẳm phút mình nhìn nhau…
(Bàn tay ấy)
Tác giả biểu lộ tâm tư cũng khá tự nhiên và mãnh liệt:
Ai tương tư có một thời
Còn tôi ôm mộng cả đời tương tư
(Tương tư)
Tương tư là nỗi mong chờ thương nhớ trong tình yêu đôi lứa đơn phương của một người với một người, nó âm thầm da diết chưa biết bến bờ ra sao, nhưng thường cũng chỉ sảy ra trong một khoảng thời gian nhất định, nhưng với tác giả lại cả đời “Tương tư” đủ biết tâm hồn mơ mộng của nhà thơ bay cao biét chừng nào! Ngày nay khi cuộc sống vật chất ngày càng đầy đủ thì đời sống tinh thần, tình cảm con người cũng phát triển theo cao hơn nó như một phần không thể thiếu trong cuộc sống:
Không tình yêu tâm hồn như phiêu lãng
Nỗi buồn dày, trái đất tưởng ngừng quay.
(Vắng tình yêu)
Hạnh phúc đâu chỉ có cơm ngon và áo đẹp, nhưng con người bao giờ cũng khao khát vươn xa, đó cũng là lẽ thường trong cuộc sống, Bởi vậy nhà thơ cũng có lúc phải thừa nhận thực tế mà trăn trở day dứt trong lòng:
Đã bảo gói rồi, gói kỹ đem chôn
Lại bật nắp quan tài… Cho tình yêu trỗi dậy
Để đến nỗi phải:
ốm thật rồi… Khổ thật rồi…
Nước mắt chứa chan…
(Lập trình trái tim)
Thao thức nỗi lòng trăn trở giữa chung và riêng giấc ngủ đến thật là khó khăn, phải âm thầm nằm đếm một, hai, ba… rồi giấc ngủ yên lòng cũng đến vì:
Khoảng trời chung rộng lớn mênh mông
Ta nhỏ bé, khoảng trời riêng Hai, Một.
(Đếm)
Tất cả là lòng đam mê say đắm tình yêu thơ ca của tác giả mà thôi, khát khao, ước vọng, mơ mộng trong “Nơi gửi gắm yêu thương”cũng là tâm tư tình cảm chung của mọi người, tác giả đã đạt được về nội dung của tập thơ; Song về nghệ thuật nhìn chung câu thơ mượt mà chải chuốt, chọn lọc, ý tứ sâu sa, các bài thơ viết đều tay ít có bài thật nổi trội. Về từ ngữ có đôi chỗ cần cân nhắc chẳng hạn như:
Con sông quê xưa, cây cầu Giá la đà
Trong ca dao có câu: “Gió đưa cành trúc la đà” hay truyện Kiều của Nguyễn Du cũng có câu:
“Hải đường lả ngọn Đông Lân, Giọt sương gieo nặng cành xuân la đà”. Chỉ có cành lá mới bị gió thổi đung đưa lúc lên cao lúc xuống thấp chứ cây cầu Giá bằng gỗ dù cũ kỹ khi xưa cũng không thể đung đưa la đà được.
“Bến chờ” là bài thơ hay nói về niềm vui hạnh phúc gia đình, lời thơ lưu loát nhẹ nhàng, tả cảnh sinh động, nhưng câu: “Yêu thương ơn đức ông chồng” thì chưa hoà nhập đúng ý của bài thơ. Vì rằng ta còn nhớ ca dao xưa cũng có câu:
Ông ơi cho tôi mượn cái gàu sòng
Tôi tát nước cạn cứu đức ông chồng tôi lên
Câu “đức ông chồng” mang tính hài ước, mà nhà thơ lại không định hài ước trong bài “Bến chờ”. Nếu thay “ơn đức ông chồng” bằng “tình nghĩa vợ chồng” thì bài thơ hoàn hảo, chặt chẽ hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét