"Bông hồng vàng" của Trịnh Công Sơn
Lại sắp 06 năm kỷ niệm ngày mất của cố nhạc sĩ Trịnh Công
Sơn, xin một lần nữa nhớ về cái khoảng trống đã bị bỏ lại. Cái khoảng trống vốn
đã được xây nên bằng âm nhạc, thơ ca, hội họa một cách thật trong trẻo, bao
dung....
Tôi vốn thích triết học và vì thế, tôi muốn đưa triết học vào những ca khúc cuả mình. Một thứ triết học nhẹ nhàng mà ai ai cũng có thể hiểu được như ca dao hoặc những lời ru của mẹ". (TRỊNH CÔNG SƠN).
Tôi vốn thích triết học và vì thế, tôi muốn đưa triết học vào những ca khúc cuả mình. Một thứ triết học nhẹ nhàng mà ai ai cũng có thể hiểu được như ca dao hoặc những lời ru của mẹ". (TRỊNH CÔNG SƠN).
"Thứ triết học nhẹ nhàng mà ai ai cũng có thể hiểu được"
đó chính là triết lý sống thiền, một triết lý đã ra đời và gắn liền với những mối
liên hệ đầy "căn duyên" giữa Trịnh Công Sơn và Phật giáo. Đó là một
triết lý về cách sống, về mối quan hệ giữa con người với bản thân và tạo vật, một
thứ triết học gần như vô hình, ẩn hiện lung linh, bàng bạc như những hạt bụi
vàng lấp lánh trong ca từ của Trịnh Công Sơn... Hãy sống thật bao dung... Với
Trịnh Công Sơn, "đức tính của con người khiến tôi cúi đầu kính phục có lẽ
là lòng vị tha", vì "giận hờn, trách móc mà làm gì bởi vì cuộc đời sẽ
xoá hết những vết bầm trong tâm hồn chúng ta nếu lòng ta biết độ lượng. Ta biết
tha thứ những điều nhỏ thì cuộc đời sẽ tha thứ cho ta những điều lớn hơn".
Và có lẽ, do trong ông luôn có điều răn của Phật: "Lễ vật lớn nhất của đời
người là sự bao dung" nên ông đã chọn cho mình thái độ thứ tha cho tất cả
những gì đã mang lại cho ông những nỗi bất hạnh, đớn đau, thậm chí cả niềm tuyệt
vọng trong cuộc sống: "Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời
đã tha thứ cho nhau"...và "Mỗi đêm, tôi nhìn trời đất để học về lòng
bao dung. Nhìn đường đi của kiến để học về sự nhẫn nhục. Sông vẫn chảy đời
sông, suối vẫn trôi đời suối. Đời người cũng để sống và hãy thả trôi những tỵ
hiềm"... ... với tấm lòng thanh thản "Tôi vốn thích triết học và vì
thế, tôi muốn đưa triết học vào những ca khúc cuả mình..." Nhưng hình như
để có thể sống bao dung, con người cần phải giữ cho lòng mình luôn thanh thản.
Đó là trạng thái khi con người biết vứt bỏ khỏi lòng mình mọi nỗi ưu tư, phiền
muộn, ham muốn, tỵ hiềm.
Đó là sự thanh thản của con người trước những đua tranh, được mất; là sự thanh thản khi con người nhận ra sự phù du, mỏng manh của cuộc đời; khi con người biết mỉm cười trước "cõi tạm" và biết nói "Thôi về đi, đường trần đâu có gì...". Vì xét cho cùng, ở cuối mỗi cuộc đua tranh vẫn sẽ là cảm giác: "Ôi phù du, từng tuổi xuân đã già, một ngày kia đến bờ, đời người như gió qua...". Đó cũng chính là sự thanh thản khi con người nhận ra bản chất "sắc không không sắc" của cuộc đời, và cũng chính ở trạng thái "ngộ" ra chân lý đó, con người sẽ có đủ sức mạnh để với một chữ "vô" sẽ vượt qua tất cả, như thông điệp ẩn tàng trong một bài kệ dành cho những kiếm khách thượng thừa trên đất Phù Tang: "Tâm vô ưu, thần bất động, khí uy dũng, kiếm vô chiêu". Nói khác đi, trong "triết học" của Trịnh Công Sơn, sự bao dung và lòng thanh thản chính là hai điều "bất biến" giúp con người đối mặt và vượt qua "vạn biến" ở đời... Hãy sống hết mình trong hiện tại, tin ở tương lai... Trịnh Công Sơn kêu gọi mọi người "phải biết sống hết mình trong mỗi sát na của thực tại. Từ mỗi cái ăn, cái uống, cái đi đứng nằm ngồi. Không làm công việc này, mà nghĩ đến công việc khác. Với tôi, đó cũng là thiền, là một cách sống đích thực. Tôi vẫn tiếp tục thực tập cách sống như thế hàng ngày". Vì sao vậy? Vì khi đó, con người mới có thể làm được cho mình và cho đời nhiều điều nhất, và cũng chỉ bằng cách đó, con người mới có thể "làm tròn đầy sự có mặt của mình" trên thế giới này – như cách nói của Trịnh Công Sơn. Không những phải sống hết mình trong hiện tại, con người còn cần phải nuôi dưỡng trong mình một niềm lạc quan vô tận, một niềm tin vô hạn ở tương lai và ngay cả trong những thời điểm tuyệt vọng nhất, con người vẫn phải biết "tin vào chính mình, tin vào cuộc đời vốn không thể khác..." Cùng với âm nhạc của mình. Trịnh Công Sơn luôn hiện diện trong cuộc sống với lời nhắn nhủ: "Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng" và "Hãy cứ vui như mọi ngày/ Bên trời còn nắng/ Lá trời còn xanh/ Phố còn người đông...", thậm chí khi đối diện với cái chết: "Dù thật lệ rơi, lòng không buồn mấy, giật mình tỉnh ra, ồ nắng lên rồi"... ... hòa hợp cùng đất trời Chân dung Trịnh Công Sơn qua nét cọ của danh họa Bùi Xuân Phái "Với ca khúc, tôi là người tình của thiên nhiên", Trịnh Công Sơn đã từng nói về mình như vậy. Thông qua những ca khúc của mình, ông đã bày tỏ với mọi người về một cách sống hài hòa cùng với thiên nhiên, sống hòa hợp với đất trời. Đó là trạng thái khi con người và thiên nhiên là một. Đó cũng chính là trạng thái khởi thuỷ của con người và thế giới khi "Thiên - Địa - Nhân" hợp nhất, một trạng thái giúp con người tồn tại và trở về "bản lai diện mục" của mình... Trong âm nhạc, Trịnh Công Sơn yêu từng ngọn cỏ, nghe được "lời tự tình" của gió", "tiếng trở mình" của đất và cả "tiếng khóc cười của những bào thai"... Cũng vì vậy, đôi khi ông thấy mình là lá cỏ, thành cơn gió, thành con thác đổ trong đêm...Và phải chăng, từ thuở bé, do thấm nhuần lời dạy của pho kinh cổ Upanishd: "Khi một lá cỏ bị cắt đứt, cả vũ trụ rung rinh", nên đến khi trưởng thành, ông đã nói: "Ngay cả giải quyết số phận một ngọn cỏ cũng phải suy nghĩ, ngắt đi một bông hoa bên vệ đường cũng phải suy tư huống chi là số phận con người quá lớn và chúng ta không có quyền quyết định số phận con người". Con người với cỏ hoa là một, không ai lớn hơn ai, không ai có thể thay thế cho ai và chỉ nên cùng nhau tồn tại trong thống nhất. Hình như Trịnh Công Sơn đã muốn nói với chúng ta về một cách sống hòa hợp với đất trời để trở thành một người tình của thiên nhiên như vậy. Hãy là một người tình cao thượng... "Ta không thể níu kéo một cái gì đã mất. Tình yêu khi muốn ra đi thì không có tiếng kèn nào đủ nhiệm màu để lôi về lại được. Tình yêu là tình yêu. Trong nó đã sẵn có mầm mống và sự hủy diệt"...Những bài hát của Trịnh Công Sơn luôn nhắn nhủ con người hãy là một người tình cao thượng. Cao thượng khi đang yêu và cao thượng khi đã chia lìa... Có lẽ, Trịnh Công Sơn là người tình "kiêu bạc" nhất và phải chăng vì thế mà ông đã trở thành người tình "đáng yêu" nhất trong âm nhạc Việt Nam? Không bi lụy, trách hờn, không van xin, kêu khóc... khi tình phụ, Trịnh Công Sơn vẫn "ru em dù đã chia xa", vẫn nở nụ cười buồn "áo xưa dù nhàu, cũng xin bạc đầu, gọi mãi tên nhau..." Nụ cười hiền lành thường trực trên gương mặt ông... Trịnh Công Sơn cũng có lẽ là người tình duy nhất dám "xin vỗ tay cho đều, khi tình trôi đã trôi xa...", dám "treo tình trên chiếc đinh không" để "phơi tình cho chóng khô mau", dám nhắn gửi người tình: "này em xin cứ phụ tôi. Đời sống quanh đây có vạn lời mời". Và mặc dù đã chia xa, vẫn mong em "môi son đừng biếng lười, cho ta còn mãi mãi chút mùi phấn hương bay..." Một người tình "tuyệt vời" như vậy, liệu mấy ai đủ can đảm nói tiếng giã từ?... ... Và yêu quê hương này bằng cả trái tim “Buổi chiều Orléans, bỗng nhiên tôi thương nhớ quê nhà quá. Có những cái đầu không bình tĩnh lắm sẽ trách móc tôi vì sao ở một nơi sung sướng như vầy mà vẫn nhớ quê. Than ôi, quê nhà chính là tôi rồi, tôi biết làm sao được..." Tôi thường tự hỏi, ngoài Trịnh Công Sơn ra, liệu còn ai có thể nói về tình cảm với quê nhà thấm thía vậy không? Từ trong nguồn cội, Trịnh Công Sơn đã yêu quê hương này bằng cả trái tim. Vì tình yêu đó, trong những năm tháng chiến tranh, ông đã rơi những "giọt nước mắt thương dân, dân mình phận long đong" và luôn mong đợi một ngày "chờ khô nước mắt, chờ đá reo ca, chờ áo cơm nuôi cho những trẻ con không nhà, chờ ngày Việt Nam thống nhất cho những tình thương vô bờ...". Cũng vì yêu đất nước này nên khi hòa bình lập lại, ông đã chọn cho mình một con đường "đến với anh em, đường đến với bạn bè" bởi "tôi chợt hiểu rằng vì sao tôi sống, vì đất nước này cần một trái tim..." Cũng vì yêu đất nước này, ông đã chọn trọn đời ở lại với quê hương, "như đứa con ngoan không tuyệt tình nổi với rẫy sắn, nương khoai, nơi có bà mẹ suốt đời mắt không sáng nổi một ngày trẩy hội... "Cũng vì tình yêu đó nên mặc dù đã sáu năm kể từ ngày vĩnh biệt chúng ta, Trịnh Công Sơn vẫn như đang có mặt trong ngày giỗ của mình, với ánh mắt nheo cười qua đôi kính cận, nụ cười hiền hòa và giọng Huế nhu mì: "này em trong mỗi con tim, nhớ mang quê hương của mình..." Như đoạn kết trong câu chuyện cảm động về người thợ kim hoàn đã âm thầm chắt chiu, gom góp những hạt bụi vàng làm thành món quà tặng người yêu dấu, những "hạt bụi vàng" mang thông điệp "sống thiền" trong lời ca và bài viết của Trịnh Công Sơn qua thời gian đã kết tinh thành một bông hồng vàng lộng lẫy như món quà cuối cùng ông dâng tặng cho đời... Tôi xin gọi đó là Bông hồng vàng của tình yêu và sự tỉnh thức, "Bông Hồng Vàng của Trịnh Công Sơn..."
Đó là sự thanh thản của con người trước những đua tranh, được mất; là sự thanh thản khi con người nhận ra sự phù du, mỏng manh của cuộc đời; khi con người biết mỉm cười trước "cõi tạm" và biết nói "Thôi về đi, đường trần đâu có gì...". Vì xét cho cùng, ở cuối mỗi cuộc đua tranh vẫn sẽ là cảm giác: "Ôi phù du, từng tuổi xuân đã già, một ngày kia đến bờ, đời người như gió qua...". Đó cũng chính là sự thanh thản khi con người nhận ra bản chất "sắc không không sắc" của cuộc đời, và cũng chính ở trạng thái "ngộ" ra chân lý đó, con người sẽ có đủ sức mạnh để với một chữ "vô" sẽ vượt qua tất cả, như thông điệp ẩn tàng trong một bài kệ dành cho những kiếm khách thượng thừa trên đất Phù Tang: "Tâm vô ưu, thần bất động, khí uy dũng, kiếm vô chiêu". Nói khác đi, trong "triết học" của Trịnh Công Sơn, sự bao dung và lòng thanh thản chính là hai điều "bất biến" giúp con người đối mặt và vượt qua "vạn biến" ở đời... Hãy sống hết mình trong hiện tại, tin ở tương lai... Trịnh Công Sơn kêu gọi mọi người "phải biết sống hết mình trong mỗi sát na của thực tại. Từ mỗi cái ăn, cái uống, cái đi đứng nằm ngồi. Không làm công việc này, mà nghĩ đến công việc khác. Với tôi, đó cũng là thiền, là một cách sống đích thực. Tôi vẫn tiếp tục thực tập cách sống như thế hàng ngày". Vì sao vậy? Vì khi đó, con người mới có thể làm được cho mình và cho đời nhiều điều nhất, và cũng chỉ bằng cách đó, con người mới có thể "làm tròn đầy sự có mặt của mình" trên thế giới này – như cách nói của Trịnh Công Sơn. Không những phải sống hết mình trong hiện tại, con người còn cần phải nuôi dưỡng trong mình một niềm lạc quan vô tận, một niềm tin vô hạn ở tương lai và ngay cả trong những thời điểm tuyệt vọng nhất, con người vẫn phải biết "tin vào chính mình, tin vào cuộc đời vốn không thể khác..." Cùng với âm nhạc của mình. Trịnh Công Sơn luôn hiện diện trong cuộc sống với lời nhắn nhủ: "Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng" và "Hãy cứ vui như mọi ngày/ Bên trời còn nắng/ Lá trời còn xanh/ Phố còn người đông...", thậm chí khi đối diện với cái chết: "Dù thật lệ rơi, lòng không buồn mấy, giật mình tỉnh ra, ồ nắng lên rồi"... ... hòa hợp cùng đất trời Chân dung Trịnh Công Sơn qua nét cọ của danh họa Bùi Xuân Phái "Với ca khúc, tôi là người tình của thiên nhiên", Trịnh Công Sơn đã từng nói về mình như vậy. Thông qua những ca khúc của mình, ông đã bày tỏ với mọi người về một cách sống hài hòa cùng với thiên nhiên, sống hòa hợp với đất trời. Đó là trạng thái khi con người và thiên nhiên là một. Đó cũng chính là trạng thái khởi thuỷ của con người và thế giới khi "Thiên - Địa - Nhân" hợp nhất, một trạng thái giúp con người tồn tại và trở về "bản lai diện mục" của mình... Trong âm nhạc, Trịnh Công Sơn yêu từng ngọn cỏ, nghe được "lời tự tình" của gió", "tiếng trở mình" của đất và cả "tiếng khóc cười của những bào thai"... Cũng vì vậy, đôi khi ông thấy mình là lá cỏ, thành cơn gió, thành con thác đổ trong đêm...Và phải chăng, từ thuở bé, do thấm nhuần lời dạy của pho kinh cổ Upanishd: "Khi một lá cỏ bị cắt đứt, cả vũ trụ rung rinh", nên đến khi trưởng thành, ông đã nói: "Ngay cả giải quyết số phận một ngọn cỏ cũng phải suy nghĩ, ngắt đi một bông hoa bên vệ đường cũng phải suy tư huống chi là số phận con người quá lớn và chúng ta không có quyền quyết định số phận con người". Con người với cỏ hoa là một, không ai lớn hơn ai, không ai có thể thay thế cho ai và chỉ nên cùng nhau tồn tại trong thống nhất. Hình như Trịnh Công Sơn đã muốn nói với chúng ta về một cách sống hòa hợp với đất trời để trở thành một người tình của thiên nhiên như vậy. Hãy là một người tình cao thượng... "Ta không thể níu kéo một cái gì đã mất. Tình yêu khi muốn ra đi thì không có tiếng kèn nào đủ nhiệm màu để lôi về lại được. Tình yêu là tình yêu. Trong nó đã sẵn có mầm mống và sự hủy diệt"...Những bài hát của Trịnh Công Sơn luôn nhắn nhủ con người hãy là một người tình cao thượng. Cao thượng khi đang yêu và cao thượng khi đã chia lìa... Có lẽ, Trịnh Công Sơn là người tình "kiêu bạc" nhất và phải chăng vì thế mà ông đã trở thành người tình "đáng yêu" nhất trong âm nhạc Việt Nam? Không bi lụy, trách hờn, không van xin, kêu khóc... khi tình phụ, Trịnh Công Sơn vẫn "ru em dù đã chia xa", vẫn nở nụ cười buồn "áo xưa dù nhàu, cũng xin bạc đầu, gọi mãi tên nhau..." Nụ cười hiền lành thường trực trên gương mặt ông... Trịnh Công Sơn cũng có lẽ là người tình duy nhất dám "xin vỗ tay cho đều, khi tình trôi đã trôi xa...", dám "treo tình trên chiếc đinh không" để "phơi tình cho chóng khô mau", dám nhắn gửi người tình: "này em xin cứ phụ tôi. Đời sống quanh đây có vạn lời mời". Và mặc dù đã chia xa, vẫn mong em "môi son đừng biếng lười, cho ta còn mãi mãi chút mùi phấn hương bay..." Một người tình "tuyệt vời" như vậy, liệu mấy ai đủ can đảm nói tiếng giã từ?... ... Và yêu quê hương này bằng cả trái tim “Buổi chiều Orléans, bỗng nhiên tôi thương nhớ quê nhà quá. Có những cái đầu không bình tĩnh lắm sẽ trách móc tôi vì sao ở một nơi sung sướng như vầy mà vẫn nhớ quê. Than ôi, quê nhà chính là tôi rồi, tôi biết làm sao được..." Tôi thường tự hỏi, ngoài Trịnh Công Sơn ra, liệu còn ai có thể nói về tình cảm với quê nhà thấm thía vậy không? Từ trong nguồn cội, Trịnh Công Sơn đã yêu quê hương này bằng cả trái tim. Vì tình yêu đó, trong những năm tháng chiến tranh, ông đã rơi những "giọt nước mắt thương dân, dân mình phận long đong" và luôn mong đợi một ngày "chờ khô nước mắt, chờ đá reo ca, chờ áo cơm nuôi cho những trẻ con không nhà, chờ ngày Việt Nam thống nhất cho những tình thương vô bờ...". Cũng vì yêu đất nước này nên khi hòa bình lập lại, ông đã chọn cho mình một con đường "đến với anh em, đường đến với bạn bè" bởi "tôi chợt hiểu rằng vì sao tôi sống, vì đất nước này cần một trái tim..." Cũng vì yêu đất nước này, ông đã chọn trọn đời ở lại với quê hương, "như đứa con ngoan không tuyệt tình nổi với rẫy sắn, nương khoai, nơi có bà mẹ suốt đời mắt không sáng nổi một ngày trẩy hội... "Cũng vì tình yêu đó nên mặc dù đã sáu năm kể từ ngày vĩnh biệt chúng ta, Trịnh Công Sơn vẫn như đang có mặt trong ngày giỗ của mình, với ánh mắt nheo cười qua đôi kính cận, nụ cười hiền hòa và giọng Huế nhu mì: "này em trong mỗi con tim, nhớ mang quê hương của mình..." Như đoạn kết trong câu chuyện cảm động về người thợ kim hoàn đã âm thầm chắt chiu, gom góp những hạt bụi vàng làm thành món quà tặng người yêu dấu, những "hạt bụi vàng" mang thông điệp "sống thiền" trong lời ca và bài viết của Trịnh Công Sơn qua thời gian đã kết tinh thành một bông hồng vàng lộng lẫy như món quà cuối cùng ông dâng tặng cho đời... Tôi xin gọi đó là Bông hồng vàng của tình yêu và sự tỉnh thức, "Bông Hồng Vàng của Trịnh Công Sơn..."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét