Kiếp sau tôi vẫn là người nghệ sĩ: Trịnh Công Sơn
Văn Cầm Hải
"Về Huế tháng 3. Trời đẹp. Ở Morin, nơi này xưa Charlie đã từng ở. Thấy
vui vì Huế như được phục sinh... sẽ nhận của Hải 1000 viên táplô dự định xây
nhà mới ở Huế”. Đó là những dòng chữ cuối cùng anh Sơn viết vào cuốn sổ tay của
tôi vào ngày 27/3/1998 trong lần cuối cùng anh trở lại Huế. Giờ đây, Charlie
Chaplin đã đi xa 22 năm và anh Sơn cũng vừa bước qua bóng mình và giờ này có lẽ
anh đang miên viễn hoà âm nơi nào đó trong xanh như dòng Hương trôi về biển lớn
vi vô, như anh từng ước ao rong chơi! Bất giác nhớ lại một vài lời với nhiều dự
cảm và ước mơ của anh Sơn về cái sống và cái chết trong cuộc phỏng vấn lịch sử-
lịch sử bởi theo anh Sơn đây là lần phỏng vấn dài nhất trong đời mà anh đã dành
và tôi đã có cách nay vừa tròn 3 năm về trước. Dưới đây chỉ là trích đoạn của
cuộc phỏng vấn đó.
VCH: Ca khúc nào của anh đã có những điểm nhìn mới mẻ về thân phận con người,
tình yêu cuộc sống, cái chết và sự giải thoát nếu nhìn từ phương diện triết học?
TCS: Một cõi đi về! Đây là một bài hát rất lạ, thực sự không dễ hiểu vì có
những câu trong bài hát này bản thân tôi cũng thấy khó giải thích. Viết thì viết
vậy nhưng để giải thích rõ ràng thì thật khó. Nhưng khi tôi gặp không ít ngườI
dù họ ít học, họ lại thích, hỏi họ có hiểu không thì họ trả lời không hiểu
nhưng họ lại cảm nhận được có một cái gì đó ở bên trong nên khi nghe, khi hát
lên thì có một điều gì đó chạm đến trái tim của mình. Tôi nghĩ trong nghệ thuật,
điều quan trọng nhất là làm thế nào để mở ra một con đường ngắn nhất đi từ trái
tim của mình đến trái tim của người mà không cần cắt nghĩa gì thêm.
VCH: Mở ra một con đường ngắn nhất từ trái tim mình đến trái tim người, nơi đâu
là cõi đi cõi về khởi sự cho đoạn đường ngắn nhất ấy?
TCS: Một cõi đi về là ý đồ chính của bài hát, ai cũng có một cõi đi về. Từ
hư vô người ta đến với cuộc sống và từ cuộc đời rong chơi một thời gian người
ta lại trở về với hư vô. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng có cảm nhận rất lạ là sau
khi nghe bài hát này anh không cảm thấy sợ chết nữa. Còn nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo
thì bỗng dưng hát Một cõi đi về khi cùng tôi đi trong nghĩa trang Ngự Bình viếng
mộ ba tôi. Tôi cho điều ấy là đúng vì ai cũng có cõi đi cõi về giống nhau cả nên
việc đến và đi tới cuộc đời rồi trở lại hư vô nó không còn hăm doạ con người,
không xa lạ với mọi người.
VCH: Cuộc đời là một kiếp rong chơi như "hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi
"giữa "ngọn gió hoang vu thổi suốt xuân thì". Mai sau anh mất rồi,
liệu anh còn đủ sức rong chơi bên kia thế giới nữa không?
TCS: Ai cũng mơ ước có điều đó, tôi tin như vậy nếu mình biết được có một
sự tiếp nối trong cuộc rong chơi đó. Có một sự tiếp nối ở một cõi, một thế giới
khác thì chắc là vui! Và tôi nghĩ thật sự có một cõi nào đó khác với cõi đời
này thì tất cả mọi người đều hy vọng được rong chơi mãi mãi.
TCS: Có thể là đúng ở chỗ địa lý theo tôi rất quan trọng. Tâm hồn của mình
ít nhiều nhờ một vùng đất đặc biết nào đó nuôi dưỡng, nó phả vào tâm hồn một điều
rất lạ và độc đáo. Âý nên có những giọng nói khác nhau ở mỗi vùng, thực sự
trong âm nhạc và nghệ thuật cũng vậy. Có nhiều người than phiền và trách tôi là
tại sao tôi ở Huế mà không viết gì về Huế cả. Tôi nói tất cả những bài hát của
tôi đều viết về Huế. Thường như bài hát Nhớ mùa thu Hà Nội, mình không phải là
người Hà Nội nên phải dùng từ "Hà Nội" để người ta biết mình viết về
vùng đất đó như những người không phải là đứa con của Huế thì hay dùng từ
"Huế" rất nhiều trong ca khúc của họ. Tôi không nói " Huế"
nhưng tất cả các bài hát của mình đều là "huế"cả. Ví như ở Huế có
"đường Âm hồn" mà trên thế giới này không nơi nào có được chứ đừng
nói ở Việt nam và mình đã viết ( Sơn dừng lại, vừa giải thích vừa hát bằng giọng
hát của người bị ốm ): đêm nghe gió than hoài, đêm nghe đất trở mình vì
mưa". Mưa Huế dễ sợ lắm, mưa có thể xáo trộn mọi trat tự đời thường.
" đêm nghe gió thở dài. đêm nghe tiếng khóc của bào thai". Chỉ có đường
Âm hồn mới có những hồn thai với những ngọn đèn leo lét trong am miếu như
" nghe trong tiếng thở dài, nghe lăng miếu trùng vây, nghe xa cách cuộc đời,
nghe lăng miếu cạnh đây". Chỉ có Huế mới có lăng miếu, chỉ có Huế mới có
tiếng thở dài rất buông trùm xa xôi. Tất cả những điều đó đều là Huế vậy cần gì
phải nhắc đến từ "Huế" nữa! Thậm chí Một cõi đi về cũng là Huế chứ
không thể ở chỗ khác mà viết được.
Còn ca sỹ Khánh Ly là một may mắn tình cờ, không phải riêng cho tôi mà còn cho
cả Khánh Ly. Lúc gặp Khánh Ly đang hát ở Đà Lạt, lúc đó Khánh Ly chưa nổi tiếng
nhưng tôi nghe qua giọng hát thấy phù hợp với những bài hài hát của mình đang
viết và lúc đó tôi chưa tìm ra ca sỹ nào ngoài Khánh Ly. Tôi đã mời Khánh Ly
hát và rõ ràng giọng hát của Khánh Ly rất hợp với những bài hát của mình. Từ
lúc đó Khánh Ly chỉ hát nhạc của tôi mà không hát nhạc người khác nữa. Đó cũng
là lý do cho phép mình tập trung viết cho giọng hát đó và từ đó Khánh Ly không
thể tách rời những bài hát của tôi cũng như những bài hát của tôi không thể thiếu
Khánh Ly.
VCH: Tôi nghĩ, nghệ sỹ bao giờ cũng có một nỗi ám ảnh nào đó rất sâu sắc trong
cuộc đời, nó xem như bệ phóng của sự sáng tạo...?
TCS: Nỗi ám ảnh lớn nhất, đeo đẳng tôi từ thuở còn nhỏ cho đến sau này vẫn luôn luôn bị ám ảnh là ái chết. Sự sống và sự chết trở thành một vấn đề lớn trong đời sống tinh thần của tôi. Có lẽ suy cho cùng từ đâu mà ra cái suy nghĩ đó là do tôi quá yêu cuộc sống, sợ mất nó. Mất mát một cái gì đó mà mình từng có trong cuộc đời, đã từng đi qua và đã từng tìm thấy như tình yêu, như cái gì đẹp nhất của cuộc sống sợ ngày nào sẽ mất đi. Sự mất mát và cái chết là nỗi ám ảnh lớn nhất đời tôi.
VCH: Anh Sơn, xem ra Huế là nơi gần gũi với cái chết nhưng anh lại trở về Huế và ước mong được nằm thanh thản với Huế. Có lẽ Huế vừa là nơi gần gũi cái chết và cũng là nơi gần gũi với sự giải thoát?
TCS: Đúng rồi! Chỗ nào sinh ra cái chết thì nó cũng sinh ra cái sống. Mình nghĩ đây là thời kỳ phục sinh, Huế được "sống lại", sống bền bỉ thì tốt biết bao nhiêu! Bởi vì một thành phố "sống lại "tất cả những gì, ai ở trong thành phố đó hoặc những ngành nghề nghệ thuật có cơ hội sống lại.
VCH: Anh cảm nhận cái chết ra sao sau lần bị bạo bệnh này?
TCS: Nói về cái chết thì cũng hơi lạ. Mình vừa thoát khỏi nó. Hôn mê suốt một ngày, thở bằng oxy nhưng đến lúc tỉnh dậy mọi người bảo ghi chép lại cảm tưởng nhưng thật sự trước và tới lúc hôn mê, mình nhìn thấy bạn bè, mình nói rất nhiều về những chuyện cũ cho đến lúc quên hết. Khi bình phục người ta rất hân hoan còn mình thấy đó là một giấc ngủ an nhiên. Có thể sự thản nhiên này làm mọi người thất vọng. Mình không thấy xa lạ sau khi từ cõi chết trở về. Không hiểu đây là trường hợp cá biệt hay không. Đối với mình, biên giới giữa cái chết và cái sống hình như chỉ là một sợi tóc mong manh. Cái chết và cái sống chắc gần gũi lắm, giống như trong lúc sống mà ngủ quên một tý là trở thành cái chết đến khi thức dậy lại trở thành cái sống. Nó là hai mặt của đời sống, mình có thể chết lúc nào cũng được. Cái quan trọng nhất là không thấy buồn trong lúc sống nên khi từ cõi chết trở về mình thấy yêu đời sống hơn trước, dè dặt trong cách đối xử nên tốt với cuộc sống này hơn để khi chết được yên tâm, không thắc mắc gì cả. Một cái chết như vậy cũng giống như cái sống. Nó không khác gì hơn!
VCH: Nghĩa là giữa chết và sống có một sự tiếp nối?
TCS: Chắc là có một sự tiếp nối bằng cách này hay cách nọ. Hoặc là nó miên viễn trôi đi biền biệt giống như sông nước. Cái sống và cái chết hoà lẫn vào nhau và trở thành một thực tại khác. Sống chết đến mức độ nào đó trở thành một thực tại nằm ngoài sự kiểm soát của ý muốn con người.
VCH: Anh có bao giờ hình dung ra thân xác và tâm hồn mình lúc ở bờ bên kia?
TCS: Chưa. Tại do lười biếng mà ra. Mình không bao giờ chuẩn bị trước cho
mình cái gì cả cho những ngày sắp tới như thể khi về Huế là cứ bỏ đồ đạc vào là
đi thôi.
VCH: Anh Sơn tại sao chúng ta cứ say sưa về cái chết thế nhỉ?
TCS: Quan tâm đến cái chết là vì một trong những lý do là đời sống quá nhiều bất trắc hoặc rơi vào những cạm bẩy của sự thất vọng nên người ta nghĩ đến cái chết nhiều. Nhưng cuối cùng, nghĩ đến cái chết nhiều là vì quá yêu cuộc sống. Mình không có quyền cho phép ai chết cả. Mình chỉ yêu nghệ thuật, cái gì thuộc phạm trù cái đẹp cái thiện thì tồn tại. Nhưng đó là cái riêng của mình chứ xã hội thì có cái xấu cái tốt, cái thiện cái ác, ai gieo gì gặt nấy. Mình không bao giờ lầm lỡ khi quyết định số phận mình. Ngay cả giải quyết số phận một ngọn cỏ cũng phải suy nghĩ, ngắt đi một bông hoa bên vệ đường cũng phải suy tư huống chi số phận con người quá lớn và chúng ta không có quyền quyết định số phận con người.
VCH: Nhưng cũng có người tự quyết định cái chết cho mình khi họ thấy chết là một sự thanh thản trong nhịp hò đưa linh thoát ra ngoài cõi ác thiện!
TCS: Chết là một sự trở về thì quá tốt trong lễ đón đầy hoa đầy quả. Khi đứa con hoang đi lạc trở về, làng xóm người ta cũng vui mừng. Có lẽ cũng có cha mẹ, làng mạc ở quê hương xa xưa đón chào. Như trong Quê nhà và lưu đày của A.Camus, sống là một sự lưu đày và chết là trở về. Với mình thì có một quê nhà khác. Những lúc mình buồn không hiểu vì sao mình buồn, có lẽ là nhớ quê nhà và quê nhà gần gũi nhất của mình là bào thai mẹ. Nằm trong bào thai đến hơn 9 tháng mới ra đời thì đôi lúc buồn nhớ là nhớ đến chỗ nằm trong bào thai đấy!
VCH: Thế nhưng A Camus lại có ý tưởng lạ lùng rằng ý nghĩ đầu tiên khi người ta sinh ra là tự tử!
TCS: Đó là thời kỳ của những xung đột lớn nhất trong đời sống hàng ngày. Người ta nói về phản kháng, tự tử. Phản kháng trở thành một model, ai mà không phản kháng thì không phải con người của thế kỷ 20! Có một thứ ngôn ngữ biện bạch cho quan niệm sống của mấy ông triết gia hiện sinh như A.Camus, J.P Sattre.
VCH: Trước ma lực ám ảnh của cái chết, anh có trở thành một người phản kháng theo điệu chơi của A.Camus trong đời sống hiện đại?
TCS: Có lẽ trong sâu xa của tâm hồn thì có một sự phản kháng triền miên, phản kháng theo kiểu âm thầm chứ không phải phản kháng theo kiểu nổi loạn đập phá. Bởi vì không thể đập phá được vì rằng đập phá thì tất cả những gì mình sợ mất mát sẽ chóng mất mát hơn. Có thể ở đây có một sự phản kháng tiềm tang trong suy nghĩ.
VCH: Nghe nhạc anh, nhiều lúc thấy đó là một dòng hiện sinh âm ỉ, nồng nàn...
TCS: Hiện sinh chân chính đâu phải xấu. Mình cho rằng bậc thượng thừa của hiện sinh chính là ông Phật. Tại vì Phật dạy ta phải thức tỉnh trong từng sát na của cuộc sống. Như khi anh và Hải uống ly bia này thì chúng ta hãy tận hưởng một cách trọn vẹn sự sung sướng của ly bia. Hoặc giả khi mình đói, mình ăn cơm mình phải tập trung và chén cơm vào miệng mới ngon. Thực tình, khi con ngườI mà thức tỉnh trong từng sát na một thì chủ nghĩa hiện sinh không là gì cả. Người này sống sống bình tĩnh trong trong từng sátna chứ không phải sống theo đời thường theo kiểu hiện sinh sống vội sống vàng.
VCH: Có ngày nào từ một cõi đi về , anh được phục sinh lúc ấy anh mơ ước anh là Sơn hay anh là ai, là ai...
TCS: Định mệnh cho phép mình được làm một người liên hệ mật thiết vớI nghệ thuật. Nếu có kiếp sau kiếp nào đi nữa thì mình cũng là người nghệ sỹ. Nghệ sỹ sống khoẻ, thoải mái trong cuộc đời này. Muốn yêu cỏ thì yêu cỏ, muốn yêu hoa thì yêu hoa. Tự do tự tại là con người của mình.
TCS: Nỗi ám ảnh lớn nhất, đeo đẳng tôi từ thuở còn nhỏ cho đến sau này vẫn luôn luôn bị ám ảnh là ái chết. Sự sống và sự chết trở thành một vấn đề lớn trong đời sống tinh thần của tôi. Có lẽ suy cho cùng từ đâu mà ra cái suy nghĩ đó là do tôi quá yêu cuộc sống, sợ mất nó. Mất mát một cái gì đó mà mình từng có trong cuộc đời, đã từng đi qua và đã từng tìm thấy như tình yêu, như cái gì đẹp nhất của cuộc sống sợ ngày nào sẽ mất đi. Sự mất mát và cái chết là nỗi ám ảnh lớn nhất đời tôi.
VCH: Anh Sơn, xem ra Huế là nơi gần gũi với cái chết nhưng anh lại trở về Huế và ước mong được nằm thanh thản với Huế. Có lẽ Huế vừa là nơi gần gũi cái chết và cũng là nơi gần gũi với sự giải thoát?
TCS: Đúng rồi! Chỗ nào sinh ra cái chết thì nó cũng sinh ra cái sống. Mình nghĩ đây là thời kỳ phục sinh, Huế được "sống lại", sống bền bỉ thì tốt biết bao nhiêu! Bởi vì một thành phố "sống lại "tất cả những gì, ai ở trong thành phố đó hoặc những ngành nghề nghệ thuật có cơ hội sống lại.
VCH: Anh cảm nhận cái chết ra sao sau lần bị bạo bệnh này?
TCS: Nói về cái chết thì cũng hơi lạ. Mình vừa thoát khỏi nó. Hôn mê suốt một ngày, thở bằng oxy nhưng đến lúc tỉnh dậy mọi người bảo ghi chép lại cảm tưởng nhưng thật sự trước và tới lúc hôn mê, mình nhìn thấy bạn bè, mình nói rất nhiều về những chuyện cũ cho đến lúc quên hết. Khi bình phục người ta rất hân hoan còn mình thấy đó là một giấc ngủ an nhiên. Có thể sự thản nhiên này làm mọi người thất vọng. Mình không thấy xa lạ sau khi từ cõi chết trở về. Không hiểu đây là trường hợp cá biệt hay không. Đối với mình, biên giới giữa cái chết và cái sống hình như chỉ là một sợi tóc mong manh. Cái chết và cái sống chắc gần gũi lắm, giống như trong lúc sống mà ngủ quên một tý là trở thành cái chết đến khi thức dậy lại trở thành cái sống. Nó là hai mặt của đời sống, mình có thể chết lúc nào cũng được. Cái quan trọng nhất là không thấy buồn trong lúc sống nên khi từ cõi chết trở về mình thấy yêu đời sống hơn trước, dè dặt trong cách đối xử nên tốt với cuộc sống này hơn để khi chết được yên tâm, không thắc mắc gì cả. Một cái chết như vậy cũng giống như cái sống. Nó không khác gì hơn!
VCH: Nghĩa là giữa chết và sống có một sự tiếp nối?
TCS: Chắc là có một sự tiếp nối bằng cách này hay cách nọ. Hoặc là nó miên viễn trôi đi biền biệt giống như sông nước. Cái sống và cái chết hoà lẫn vào nhau và trở thành một thực tại khác. Sống chết đến mức độ nào đó trở thành một thực tại nằm ngoài sự kiểm soát của ý muốn con người.
VCH: Anh Sơn tại sao chúng ta cứ say sưa về cái chết thế nhỉ?
TCS: Quan tâm đến cái chết là vì một trong những lý do là đời sống quá nhiều bất trắc hoặc rơi vào những cạm bẩy của sự thất vọng nên người ta nghĩ đến cái chết nhiều. Nhưng cuối cùng, nghĩ đến cái chết nhiều là vì quá yêu cuộc sống. Mình không có quyền cho phép ai chết cả. Mình chỉ yêu nghệ thuật, cái gì thuộc phạm trù cái đẹp cái thiện thì tồn tại. Nhưng đó là cái riêng của mình chứ xã hội thì có cái xấu cái tốt, cái thiện cái ác, ai gieo gì gặt nấy. Mình không bao giờ lầm lỡ khi quyết định số phận mình. Ngay cả giải quyết số phận một ngọn cỏ cũng phải suy nghĩ, ngắt đi một bông hoa bên vệ đường cũng phải suy tư huống chi số phận con người quá lớn và chúng ta không có quyền quyết định số phận con người.
VCH: Nhưng cũng có người tự quyết định cái chết cho mình khi họ thấy chết là một sự thanh thản trong nhịp hò đưa linh thoát ra ngoài cõi ác thiện!
TCS: Chết là một sự trở về thì quá tốt trong lễ đón đầy hoa đầy quả. Khi đứa con hoang đi lạc trở về, làng xóm người ta cũng vui mừng. Có lẽ cũng có cha mẹ, làng mạc ở quê hương xa xưa đón chào. Như trong Quê nhà và lưu đày của A.Camus, sống là một sự lưu đày và chết là trở về. Với mình thì có một quê nhà khác. Những lúc mình buồn không hiểu vì sao mình buồn, có lẽ là nhớ quê nhà và quê nhà gần gũi nhất của mình là bào thai mẹ. Nằm trong bào thai đến hơn 9 tháng mới ra đời thì đôi lúc buồn nhớ là nhớ đến chỗ nằm trong bào thai đấy!
VCH: Thế nhưng A Camus lại có ý tưởng lạ lùng rằng ý nghĩ đầu tiên khi người ta sinh ra là tự tử!
TCS: Đó là thời kỳ của những xung đột lớn nhất trong đời sống hàng ngày. Người ta nói về phản kháng, tự tử. Phản kháng trở thành một model, ai mà không phản kháng thì không phải con người của thế kỷ 20! Có một thứ ngôn ngữ biện bạch cho quan niệm sống của mấy ông triết gia hiện sinh như A.Camus, J.P Sattre.
VCH: Trước ma lực ám ảnh của cái chết, anh có trở thành một người phản kháng theo điệu chơi của A.Camus trong đời sống hiện đại?
TCS: Có lẽ trong sâu xa của tâm hồn thì có một sự phản kháng triền miên, phản kháng theo kiểu âm thầm chứ không phải phản kháng theo kiểu nổi loạn đập phá. Bởi vì không thể đập phá được vì rằng đập phá thì tất cả những gì mình sợ mất mát sẽ chóng mất mát hơn. Có thể ở đây có một sự phản kháng tiềm tang trong suy nghĩ.
VCH: Nghe nhạc anh, nhiều lúc thấy đó là một dòng hiện sinh âm ỉ, nồng nàn...
TCS: Hiện sinh chân chính đâu phải xấu. Mình cho rằng bậc thượng thừa của hiện sinh chính là ông Phật. Tại vì Phật dạy ta phải thức tỉnh trong từng sát na của cuộc sống. Như khi anh và Hải uống ly bia này thì chúng ta hãy tận hưởng một cách trọn vẹn sự sung sướng của ly bia. Hoặc giả khi mình đói, mình ăn cơm mình phải tập trung và chén cơm vào miệng mới ngon. Thực tình, khi con ngườI mà thức tỉnh trong từng sát na một thì chủ nghĩa hiện sinh không là gì cả. Người này sống sống bình tĩnh trong trong từng sátna chứ không phải sống theo đời thường theo kiểu hiện sinh sống vội sống vàng.
VCH: Có ngày nào từ một cõi đi về , anh được phục sinh lúc ấy anh mơ ước anh là Sơn hay anh là ai, là ai...
TCS: Định mệnh cho phép mình được làm một người liên hệ mật thiết vớI nghệ thuật. Nếu có kiếp sau kiếp nào đi nữa thì mình cũng là người nghệ sỹ. Nghệ sỹ sống khoẻ, thoải mái trong cuộc đời này. Muốn yêu cỏ thì yêu cỏ, muốn yêu hoa thì yêu hoa. Tự do tự tại là con người của mình.
Trịnh Công Sơn : Đạo Phật Trong Âm Nhạc
Hoà thượng Thích Tâm Thiện thực hiện - PV nhạc sĩ TCS
Có người phát biểu rằng, những bản nhạc của anh thường mang đậm triết lý nhà Phật?. Xin anh vui lòng cho biết ý kiến của mình.
TCS: Tôi là một Phật tử ở trong một gia đình có tôn giáo chính là Phật Giáo. Từ
những ngày còn trẻ tôi đã đọc kinh và thuộc kinh Phật. Thuở bé tôi hay đến chùa
vì thích sự yên tĩnh. Có những năm tháng nằm bệnh, đêm nào mẹ tôi cũng nhờ một
thầy đến nhà tụng kinh cầu an và tôi thường đi vào giấc ngủ êm đềm giữa những
câu kinh đó. Có thể vì một tuổi trẻ đã có cơ duyên đi qua những cổng nhà Phật
nên trong vô thức, bên cạnh những di sản văn hóa Đông Tây góp nhặt đuợc còn có
lời kinh kệ vô tình nằm ở đấy.
"Một cõi đi về" có thể nói là một bài hát thuyết phục được cả hai
"thế giới" trẻ và người lớn tuổi, xin anh cho biết về bối cảnh để bài
hát này ra đời?
TCS: Như tôi đã nói ở trên, thuở nhỏ tôi thích đến chùa vì sự tịch lặng thanh
khiết. Càng lớn tôi càng ít đi chùa và gần đây hầu như không có nhu cầu đó nữa.
Lý do đơn giản là tôi đã may mắn tìm thấy sự yên tĩnh đó ở trong bản thân mình.
Vì thế khi viết bài hát "Một cõi đi về" và nhiếu bài tương tự như thế,
tôi không phải nhờ đến một bối cảnh ngoại giới nào cả. Đó chỉ là một bài thơ nhỏ
tôi muốn hát về một cảnh giới mà trong mỗi người ai cũng có. Từ hư vô đến cuộc
đời. Và từ cuộc đời trở về lại với hư vô. Đi - về là một lộ trình quen thuộc của
cuộc sống mà ai cũng phải trãi qua. Đó là một trò chơi vừa vui thú vừa ngậm
ngùi mà tạo hóa đã bày ra cho con người và cho cả vạn vật. Một người bạn thân
là nhà văn khi nghe bài này đã nói với tôi: nghe bài này mình không còn cảm thấy
sợ chết nữa. Đó chỉ là một ý kiến. Điều tôi thành thật rất vui là giới trẻ có vẻ
cũng thích bài hát này. Tôi rất muốn nghe những ý kiến của họ.
Anh có thể cho biết những kinh gnhiệm của mình về Phật Giáo? Một tôn giáo như
htế nào? Đặc biệt là trong lãnh vực văn học nghệ thuật hay âm nhạc v.v...
TCS: Không hiểu sao, những năm gần đây tôi thường nghỉ về Phật Giáo như một tôn
giáo mang nhiều tính hiện sinh nhất. Bắt đầu bằng chữ sát-na, một đơn vị thời
gian siêu nhỏ. Phải biết sống hết mình trong mỗi sát-na của thực tại. Từ mỗi
cái ăn, cái uống, cái đi đứng, nắm ngồi. Không làm công việc này mà nghỉ đến
công việc khác. Với tôi đó cũng là Thiền, là một cách sống đích thực. Tôi vẫn
tiếp tục thực tập cách sống như thế hằng ngày.
Tôi đang cố gắng quên Phật Giáo như một tôn giáo. Tôi muốn đó là thứ triết học
siêu thoát mà ai cũng cần phải học, ngay cả những người thuộc tôn giáo khác. Mỗi
người phải nỗ lực để xây dựng cho bằng đuợc một ngôi chùa tĩnh lặng trong lòng
mình và nuôi lớn Phật tính trong chính bản thân thành một tượng đài vững chắc.
Nó sẽ giúp cho ta nhìn thế giới khác đi, nhìn cuộc sống khác đi. Với tôi Phật
Giáo là một triết học làm cho ta yêu đời hơn chứ không phải làm cho ta lãng
quên cuộc sống.
Anh có hành Thiền mỗi ngày không? Và thường anh bằng cách nào để vươn đến đỉnh
cao trong hứng cảm sáng tác? Đạo Phật có giúp gì việc đó không?
TCS: Tôi có cách hành Thiền riêng.
Không có giờ nhất định. Và thậm chí cũng không nghĩ là mình đang làm việc Thiền. Đó chỉ là một cách sống. Và sống Thiền trong mỗi sát-na. Ngồi trước một ly rượu hay trước một nhan sắc cũng vậy. Điều này hơi vi phạm giáo luật Phật Giáo, nhưng tôi là kẻ trần tục nên cứ tự cho phép mình như thế. Vả lại có nhiều con đường dẫn đến với Phật như gõ mõ tụng kinh, thắp hương cầu nguyện, tại sao tôi lại không dùng một phương tiện quen thuộc và gần gũi với mình nhất là ly rượu? Hơn nữa tôi không quan niệm tìm đến với Phật tính trong cõi riêng mình. Đó là quê hương, là chiếc ngai Phật.Tôi ngồi. Phật sẽ tràn ngập tôi và tôi sẽ tràn ngập Phật. Như một lũ con dũng mãnh đầy phù sa, mang theo trong nó những gì có thể nuôi dưỡng được cho một cõi "Ngộ" ra đời. "Thấy" và "Biết" và từ đó làm nảy sinh một nụ cười tủm tỉm, một thoáng cười "hàm tiếu" là La Joconde của Léonard de Vinci mới có thể trong muôn một so sánh được.
Không có giờ nhất định. Và thậm chí cũng không nghĩ là mình đang làm việc Thiền. Đó chỉ là một cách sống. Và sống Thiền trong mỗi sát-na. Ngồi trước một ly rượu hay trước một nhan sắc cũng vậy. Điều này hơi vi phạm giáo luật Phật Giáo, nhưng tôi là kẻ trần tục nên cứ tự cho phép mình như thế. Vả lại có nhiều con đường dẫn đến với Phật như gõ mõ tụng kinh, thắp hương cầu nguyện, tại sao tôi lại không dùng một phương tiện quen thuộc và gần gũi với mình nhất là ly rượu? Hơn nữa tôi không quan niệm tìm đến với Phật tính trong cõi riêng mình. Đó là quê hương, là chiếc ngai Phật.Tôi ngồi. Phật sẽ tràn ngập tôi và tôi sẽ tràn ngập Phật. Như một lũ con dũng mãnh đầy phù sa, mang theo trong nó những gì có thể nuôi dưỡng được cho một cõi "Ngộ" ra đời. "Thấy" và "Biết" và từ đó làm nảy sinh một nụ cười tủm tỉm, một thoáng cười "hàm tiếu" là La Joconde của Léonard de Vinci mới có thể trong muôn một so sánh được.
Cuối năm 1995 tôi có viết được một bài hát mà tôi rất thích và bạn bè ai cũng
thích. Đó là bài "Sóng về đâu". Bài này lấy cảm hứng từ câu kệ
"Gaté Gaté. Paragaté. Parasamgaté. Bodhi Savaha".
Tôi đang đi tìm một cách biểu hiện mới. Muốn vậy, khi sáng tác, tôi phải lãng
quên hiện hữu này để đi vào một thực tại, một thực tại phiêu bồng, ở đó không
có những xung đột trần tục của chữ nghĩa và những lý luận ngõ cụt không đâu.
Tôi đang tập hành Thiền về sự lãng quên. Lãng quên những gì không cần thiết cho
đời và cho chính bản thân mình.
Câu hỏi cuối cùng: "Làm sao em biết bia đá không đau, ngày sau sỏi đá cũng
cần có nhau". Anh có thể cho biết sự đồng cảm, cảm thức của mình khi hát
lên điều đó?
TCS: Mỗi sự vật, mỗi đồ vật, dù nhỏ dù lớn đều có hai giá trị, Valeur en soi và
Valeur pour soi. Tôi nhìn viên sõi từ ngày này qua tháng nọ và bỗng dưng tôi có
cảm giác là nó cũng có một thân phận và một nỗi buồn vui riêng của nó. Tôi là hạt
bụi và nó là viên sỏi có khác gì nhau đâu. Nếu tôi có thể buồn vì một đóa hoa
tàn thì vì sao tôi không thể cảm cảnh vì một viên sỏi lẻ loi này không có một
viên sỏi khác nằm cạnh bên.
Xin cám ơn nhạc sĩ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét