Tình đôi ngập ngừng tiến
thoái lưỡng nan
Mây bay khắp xứ chân mờ
cõi xa
Vàng phai nhè
nhẹ chiều hôm cửa nhà
Tiến thoái lưỡng nan đi
về lận đận
Ngày xưa lận đận tiến
thoái lưỡng nan
Mây bay khắp xứ chân mờ
cõi xa
Vàng phai nhè nhẹ chiều
hôm cửa nhà
Tiến thoái lưỡng nan đi
về lận đận
Ngày xưa lận đận không
biết về đâu
Về đâu cuối ngõ về đâu
cuối trời
Xa xăm tôi ngồi tôi tìm
giấc mơ
Xa xăm tôi ngồi tôi tìm
lại tôi
Tiến thoái lưỡng nan đi
về lận đận
Ngày nay lận đận là ....
giọt hư không
“Tiến thoái lưỡng nan” là một trong những ca khúc
ít được biết đến của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được sáng tác vào những năm cuối
đời. Chỉ mới thoáng nghe tựa
đề với bốn chữ Hán khó hiểu, khó hát, không thơ, không tình, không chất lãng
mạn khiến người nghe nửa tin nửa ngờ đó là đứa con tinh thần của nhạc sĩ họ
Trịnh. Nhưng nghe hết bài nhạc, thì vâng, người nghe biết ngay đó là anh, một
Trịnh Công Sơn phân vân khó định, cả đời trăn trở trong kiếp người, cả đời u
uất tìm cho mình một hướng đi!
Chung
chung,“tiến thoái lưỡng nan” là một tình trạng khó xử, một khoảnh thời gian
nhất thời, một trạng thái tâm lý rối bời, hồi hộp, hoang mang….
Nhưng sớm muộn gì rồi tình trạng đó cũng qua đi, người trong cuộc cần phải có
một quyết định, dù chưa chắc là tốt nhất, để giải quyết vấn đề. Bước chân ra
khỏi tình huống “tiến thoái
lưỡng nan”, một tiếng thở phào nhẹ nhõm được trút ra để trở về một đời bình
yên không sóng gió. Nhưng tình trạng “tiến
thoái lưỡng nan” trong bài
hát ở đây thì bất hạnh hơn. Đó là cả một kiếp người phải làm bạn với “tiến thoái lưỡng nan đi về lận
đận”. “Ngày xưa lận đận
không biết về đâu” mà ngày
nay vẫn không thôi hết “lận
đận là… giọt hư không”. Rồi ngày mai và
ngày sau ra sao? Người nghe thắc mắc tự hỏi, một ngày mai của tác giả có thôi
hết lận đận hay vẫn xa xăm mù mờ như “mây
bay khắp xứ, chân mờ cõi xa” mà
không biết là cõi nào, bay về đâu? Tại Trời bắt người lận đận hay tại tác giả
tự đày đọa mình lận đận trong những chuỗi ngày dài không biết “về đâu cuối ngõ, về đâu cuối
trời”?
Đã mang
lấy phận người phức tạp “điều
tôi muốn, thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét, thì tôi lại cứ làm”, Rm
7:15, chắc không ít thì nhiều ai cũng đã từng một lần trong đời trải qua tình
huống khó xử “tiến thoái lưỡng
nan”. Có kinh nghiệm đó mới thương cho tác giả phải sống cả đời với nó, lúc
nào cũng ray rứt, trăn trở. Cuộc đời như ảo ngay từ hiện tại, một mái nhà như
không thật trong nắng chiều hôm “vàng
phai nhè nhẹ”. Quá khứ thì xa xăm, ngày mai không có, hiện tại“là giọt
hư không”. Đó là thực hay mơ? Là ảo hay thực? Là tôi sống hay ai sống? Cuộc
sống chẳng lẽ bế tắc đến thế sao?
Những
tưởng rằng chỉ có Trịnh Công Sơn, người mang nặng thuyết Phật giáo “đời là bể khổ, tình là giây oan”,
mới trăn trở trong kiếp người không lối thoát đó. Nhưng sao, dù khác tôn giáo
và nhân sinh quan, tôi lại tìm thấy mình trong cái tâm tình khắc khoải mà lâu
nay mình chưa nhìn ra.
Đó là cảnh “tiến thoái lưỡng nan đi về lận đận” của kẻ
muốn sống an phận trong đời sống thiêng liêng nhưng dường như không ổn!
Sinh ra
và lớn lên trong gia đình
Công giáo, tôi giữ đạo phiên phiến đủ cho lương tâm khỏi áy náy. Một thánh lễ
vội vàng cho ngày Chúa nhật, ba Kinh Yên Chí vào ban đêm, một năm xưng tội một
lần. Thế là quá đủ để gọi là người Công giáo. Tôi không dám phạm tội trọng
nhưng cũng không ráng làm điều gì tốt hơn, chẳng muốn cho đi nhiều hơn và cũng
chẳng tha thiết để sống tốt hơn. Làm đủ như thế nhưng sao tôi không ngủ yên
được với những tiếng mời gọi thật nhỏ, thật sâu từ đâu đó trong sâu thẳm tâm
hồn mình. Tiếng gọi lúc thầm thì, lúc mãnh liệt khuấy động sự an phận của tâm
hồn, làm tôi thổn thức đứng ngồi không yên. Tiếng mời gọi này đòi hỏi phải có
một sự đáp trả mới chịu im tiếng, nhưng tôi lại không đủ can đảm. Không đủ can
đảm để có phút giây lắng đọng “xa
xăm tôi ngồi tôi tìm lại tôi”. Tiếng gọi oái ăm đó cứ tiếp tục réo gọi! Thế
là tôi bịt tai lại để sống!
Giữa cảnh
đời bon chen bát nháo, nếu biết gian manh, dối trá, khai gian thuế, lừa đảo…
thì cảnh đời tôi có thể khá hơn, gia đình
tôi có cuộc sống sung túc hơn. Nhưng khổ nỗi tôi lại không dám! Từ chối những
cuộc làm ăn bất chính, những mối tình vụng trộm… tôi lại nghe tiếng cười nhạo
từ bạn bè và người thân. Với họ, đó là chuyện thường tình, ai cũng làm, cả xã
hội đều làm, sao tôi lại ngập ngừng? Thiên Chúa nhân từ, chẳng lẽ để cả một đám
đông người xuống hoả ngục hết sao? Tôi lại bối rối không câu trả lời!
Đáp trả
lại tiếng gọi thiêng liêng từ trong lòng thì tôi không đủ can đảm, lùi lại để
sống buông thả, gian dối như bạn bè rủ rê thì tôi lại không dám. Tôi chẳng biết
mình đã sa chân vào thế “tiến
thoái lưỡng nan” từ hồi nào.
Như con thuyền xoay vòng vòng giữa dòng nước, không tiến mà cũng chẳng lùi, tôi
thấy phận người sao quá long đong khổ sở! Nếu sống khôn ngoan theo kiểu người
đời thì tôi đã giàu có và hạnh phúc hơn dù chỉ là hời hợt chóng qua, và như thế
tôi được đời này. Nếu sống thánh thiện, cho đi vì tha nhân tôi sẽ cảm nếm niềm
hạnh phúc thiêng liêng cho dù có sống khổ, sống nghèo, như thế tôi được đời
sau. Còn cái kiếp người “đi về
lận đận”, dở dở ương ương, nóng chẳng nóng, lạnh chẳng lạnh, chẳng tốt hơn
mà cũng chẳng xấu hơn, tôi không biết đời mình rồi sẽ “về đâu cuối ngõ, về đâu cuối
trời”? Sau ánh nắng “vàng phai nhè nhẹ” của một đời, tôi sẽ được gì, mất gì?
Có lẽ bị
dày vò hơn Trịnh Công Sơn vì tôi biết cuộc đời không phải “là giọt hư không”. Cuộc đời có
đích để đến, có ngày để trả lẽ, có ngày tôi sẽ phải đối mặt với Tiếng Gọi mà
tôi đã bịt tai không nghe! Bài nhạc “Tiến
thoái lưỡng nan” của Trịnh
Công Sơn bao trùm một bầu khí buồn bã, ảm đảm.
Nỗi buồn bất tận của cả đời
người sống trong kiếp “tiến
thoái lưỡng nan đi về lận đận”, chứ không là cái buồn nhất thời của kẻ bị
tình phụ, hay cái buồn nên thơ của người tình si. Ca sĩ Thanh Hà đã lột tả hết
cái tâm tình não nùng chán chường của bản nhạc với phần hoà âm của tiếng gõ mõ
chầm chậm đều đều như tiếng tụng kinh nơi cửa Phật, đưa hồn người vào một cảnh
bế tắc không lối thoát.
Khi lời
nhạc ngấm dần vào tâm, tôi bỗng giật mình tự hỏi chẳng lẽ cuộc đời mình rồi sẽ
thê lương như thế sao? Bế tắc đến vậy ư? Tôi là người Công Giáo mà, tôi có Chúa
Giêsu mà! Con Một Thiên Chúa đã bỏ trời xuống thế để trao ban lại cho tôi sự
sống mới, để rao giảng Tin Mừng Nước Chúa cho tôi, nhưng sao tôi vẫn chưa cảm nhận
được nỗi mừng vui đó? Tôi phải làm gì để có được niềm vui như Tin Mừng Chúa nói
đến? Tôi vẫn chưa hiểu được niềm vui trong ánh mắt của người nữ tu xinh xắn
đang chăm sóc những người cùi nơi miền núi nghèo hẻo lánh. Chưa thấu đáo được
niềm hạnh phúc của các linh mục trẻ đang quên mình phục vụ tha nhân. Chúa Giêsu
ơi, con phải làm gì để thoát cảnh “tiến
thoái lưỡng nan đi về lận đận” này?
Có lẽ
“nghe” không thì chưa đủ, vì tôi đã “nghe” Tin Mừng nhuần nhuyễn từ khi mới lọt
lòng mẹ. Nghe mãi mà có thấy hạnh phúc hơn đâu! Có lẽ cái tôi thiếu là “sống”!
Thiếu lòng can đảm để “sống” tinh thần Tin Mừng mà tôi chưa từng một lần dám
thử. Thiếu những giây phút lắng đọng giữa những tiếng ồn ào của thế gian xô bồ
để “xa xăm tôi ngồi tôi tìm
lại tôi”, mà người ta gọi là cầu nguyện. Thiếu mạnh dạn để đi theo Tiếng
Gọi đang kêu réo trong tâm hồn.
Theo http://www.suyniemhangngay.org/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét